Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của Tiểu đoàn bộ binh

Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của Tiểu đoàn bộ binh Mở đầu Công tác hậu cần thường xuyên của dBB là một trong các công tác của đơn vị. Có nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ kịp thời mọi mặt về hậu cần cho đơn vị huấn luyện,xây dựng,SSCĐ và nâng cao đời sống bộ đội. Tiến hành công tác hậu cần thường xuyên ở dBB là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ. Trong đó cán bộ, nhân viên hậu cần là lực lượng nòng cốt. Để hoàn thành cộng tác hậu cần với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao đò

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của Tiểu đoàn bộ binh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hỏỉ công tác tổ chức, điều khiển, phối hợp... giữa các lực lượng, các mặt hoạt động hậu cần theo mục tiêu nhất định phải được tiến hành một cách khoa học. Yêu cầu đặt ra cho hậu cần Tiểu đoàn là phải thực hiện tốt công tác KHHC. Công tác kế hoách hậu cần gồm hai quá trình: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch.Lập kế hoạch là quá trình đầu tiên, tuy nhiên KHHC có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tổ chức thực hiện. Đây là giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng, là khâu trung tâm có ý nghĩa quyết định đến kết quả công tác bảo đảm hậu cần cho mọi nhiệm vụ của đơn vị. Một số đơn vị, đặc biệt là cấp Tiểu đoàn việc tổ chức thực hiện KHHC còn có những bất cập. Tiến hành công tác hậu cần thường xuyên hiện nay phải chịu những tác động cả tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gây ra sự lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ xung hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn trong tổ chức thực hiện KHHC thưòng xuyên năm ở dBB, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Từ những vấn đền về lý luận và thực tiễn đó, đề tài khoá luận “Tổ chức thực hiện Kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của dBB” được đặt ra nghiên cứu cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm củng cố, nâng cao nhận thức lý luận công tác kế hoạch hậu cần ở dBB, rèn luyện khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo trong huấn luyện và tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên ở Tiểu đoàn. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên năm của dBB. Từ đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên năm của dBB. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên năm của dBB biên chế đủ quân với trang bị hiện có, địa bàn đóng quân ở địa hình trung du, Tiểu đoàn làm nhiệm vụ huấn luyện xây dựng đơn vị, sẵn sàng chiến đấu, đồng thời sẵn sàng nhận nhiệm vụ khác khi cấp trên giao cho. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoá luận sử dụng các phương pháp cụ thể khác như:L Logic lịch sử, khảo sát thực tiễn, thống kê, xem xét phân tích một cách khoa học các vấn đề đặt ra Kết cấu khoá luận: Ngoài mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu làm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch hậu cần thường xuyên năm của dBB Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận Để giải quết một công việc mỗi người có một cách thức và phương pháp khác nhau. Năng suất và chất lượng của các hoạt dộng có cao hay không phụ thuộc vào tính khoa học của cách tiến hành. Do đó chú trọng tới việc tính toán, sắp đặt các công việc dự định làm một cách khoa học thì khi tổ chức thực hiện sẽ nâng cao được kết quả. Vì vậy để chủ động, khi làm bất cứ việc gì cũng phải có kế hoạch, tuy theo đặc điểm tình hình của mỗi nhiệm vụ mà phương thức này ngày càng được bổ sung hoàn chủnh và áp dụng linh hoạt, sáng tạo hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Khi tổ chức thực hiện không được tuỳ tiện mà phải căn cứ vào mức độ, tầm quan trọng để sắp xếp việc gì cần làm trước, việc gì làm sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác kế hoạch, theo Người: “Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít. Kế hoạch lại phải đi đôi với phân công cho khéo....” Như vậy muốn tránh việc phải bỏ công sức nhiều mà kết quả thu ít, tiêu tốn nhiều thời gian vô ích thì trước tiên phải có kế hoạch làm việc cụ thể. Nhưng chỉ xây dựng được kế hoạch thì chưa đủ, “Kế hoạch lại phải đi đôi với phân công cho khéo” nghĩa là trên cơ sở kế hoạch đã được xác định phải tổ chức thực hiện cho khéo léo, hợp lý. Lập kế hoạch phải gắn với tổ chức thực hiện kế hoặc, đó là hai bước không thể tách rời nhau. Tổ chức thực hiện kế hoạch vừa là nghệ thuật trong sắp đặt bố trí công việc, cũng là thể hiện sự tinh tế trong dùng người và sử dụng nhân lực. Với ý nghĩa như vậy, trong qua trình xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch luôn được lãnh đạo chỉ huy các cấp quan tâm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng, các bộ phận hoàn thành thắng lợi kế hoạch đã xác định. Để thúc đẩy sự phát triển, mỗi quốc gia cũng đặt ra kế hoạch cho sự tăng trưởng kinh tế. Có thể là kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn, trong đó chia ra làm các giai đoạn 5 năm, 10 năm... ở vĩ mô là như vậy, còn ở tầm vi mô các doanh nghiệp cũng tự đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh có sự hoạch định cụ thể ở từng khâu, từng bước đi. Đảng ta đã xác định để phát triển nền kinh tế của đất nước thì việc đề ra kế hoạch và thực hiện cho tốt kế hoạch đó là một trong những biện pháp rất cần thiết. Trong đó tổ chức thực hiện kế hoạch có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra. Tại hội nghị phổ biến kế hoạch nhà nước năm 1965, Bác Hồ chỉ rõ “Đặt ra kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, nhưng đó mới chỉ là bước đầu, kế hoạch mười phần thì biện pháp cụ thể phải hai mươi phần, chỉ đạo sát sao phải ba mươi phần...” Cho thấy tổ chức thực hiện kế hoạch thành công không phải là dễ dàng, yêu cầu phải có sự đầu tư to lớn vef nhiều mặt và nỗ lực lớn gấp nhiều lần. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch là hai mặt của một vấn đề, là điều kiện cần và đủ của công tác kế hoạch.Công việc gì cũng vậy, dù kế hoạch đề ra hợp lý nhưng khi thực hiện không chủ động linh hoạt sẽ bị mất cân đối. Đặt ra vấn đề phải nâng cao chất lượng lập kế hoạch, đồng thời cũng phải tích cực nghiên cứu tìm ra những giải pháp hay trong thực hiện kế hoạch sao cho kết quả đạt được có tính ổn định và vững chắc. Công tác hậu cần là một bộ phận công tác quân sự của Đảng. Tiến hành công tác hậu cần là yêu cầu khách quan nhằm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ hậu cần góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của đơn vị. Trong quân đội, công tác hậu cần thực chất là những hoạt động kinh tế tring lĩnh vực quân sự. Tiến hành có hiệu quả công tác kế hoạch là một trong những vấn đề rất quan trọng để ngành hậu cần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm. Quân đội ta do Đảng và Bác thành lập, giáo dục và rèn luyện. Người rất quan tâm đến xây dựng các tổ chức trong quân đội vững mạnh, trong đó có tổ chức hậu cần. Quá trình lãnh đạo quân đội ta, Bác rất quan tâm nhắc nhở cán bộ hậu cần phải tiến hành tốt công tác kế hoạch. Năm 1951, trong thư gửi lớp cán bộ cung cấp Bác đã chỉ rõ những điều kiện cần thiết của người cán bộ hậu cần, trong đó “Phải có kế hoạch đầy đủ, sổ sách rành mạch”; “Phải khéo áp dụng những điều đã học và những kinh nghiệm đã có và sẽ có”, người làm công tác hậu cần phải có kế hoạch, luôn nắm chắc mọi mặt, tính toán dự kiến trước tình hình. Khi thực hiện phải tháo vát, phát huy trí tuệ sáng kiến điều đó thể hiện phong cách làm việc có kế hoạch. Xây dựng quân đội ngày càng chính quy thì tính kế hoạch trong thực hiện nhiệm vụ phải được đề cao và được cụ thể hoá ở chức trách từng người trên từng cương vị. ở dBB, trách nhiệm tổ chức thực hiện KHHC thuộc về người chỉ huy . Là người giúp chỉ huy tiểu đoàn, chức trách của TLHC/d cũng quy định rõ TLHC/d phải “Tổ chức thực hiện KHHC đã được Tiểu đoàn phê duyệt....” Tính kế hoạch là một yêu cầu tất yếu khách quan của mọi hoạt động quân sự đồng thời cũng là một yêu cầu về tác phong công tác khoa học của mỗi cán bộ Quân đội nói chung, cán bộ hậu cần nói riêng. Như lời Bác căn dặn: “Khi đi vào thực hiện thì mỗi ngành, mỗi nghề phải rất tỉ mỉ, chu đáo, thật sát sao với mỗi cơ sở.” Cùng với quá trình dìu dắt quân đội ta trưởng thành, Đảng ta luôn khẳng định “Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam, tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt” đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Vì thế ngành hậu cần Quân đội luôn phải thực hiện theo những tư tưởng chỉ đạo công tác hậu cần của Đảng. Quân đội ta đang được xây dựng chính quy, có hệ thống điều lệnh, điều lệ hoàn chỉnh. Hoạt động hậu cần cũng tuân theo sự điều chỉnh của hệ thống điều lệnh, điều lệ Quân đội. Thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế hoạch trong thực hiện nhiệm vụ của ngành hậu cần Quân đội. Các văn bản quy định việc tiến hành công tác kế hoạch đã được xây dựng để áp dụng trong toàn quân như: Điều 20- Điều lệ công tác hậu cần, điều 12 đến điều 29 điều lệ công tác tham mưu hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý tạo sự thống nhất trong thực hiện công tác kế hoạch. KHHC là sự cụ thể hoá chế độ, tiêu chuẩn, quy định của Quân đội, chỉ thị Nghị quyết của cấp trên bằng hệ thống chỉ tiêu biện pháp thực hiện các mặt công tác hậu cần. Trong Nghị quyết của Đảng uỷ các cấp đều chỉ rõ phải thực hiện tốt công tác kế hoạch, chú trọngvào tổ chức thực hiện kế hoạch. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng có quyết định 475 ngày 19/12/1992 quy định rõ trách nhiệm người chỉ huy đơn vị đối với công tác hậu cần “Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước chỉ huy các cấp về công tác hậu cần, tài chính, phỉa coi việc chỉ huy chỉ đạo công tác hậu cần như chỉ huy chỉ đạo chiến đấu và huấn luyện xây dựng đơn vị, không để sơ hở trong công tác quản lý hậu cần tài chính... ảnh hưởng tới đời sống bộ đội.” KHHC là công cụ chủ yếu để tiến hành công tác hậu cần, là khâu trung tâm của công tác tham mưu hậu cần. Tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên ở dBB với yêu cầu ngày càng cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đơn vị trong tình hình mới. Trong khi quá trình thực hiện luôn phải chịu tác động từ nhiều yếu tố, khó khăn trong giải quyết các phát sinh. Đặt ra những vấn đề đối với người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, cán bộ nhân viên phân đội hậu cần, cơ quan hậu cần cấp trên... Phải có những biện pháp tích cực chủ động, sáng tạo để giải quyết các mâu thuẫn, cân đối kịp thời,khắc phục khó khăn thúc đẩy nhanh tốc độ thực hiện kế hoạch. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Qua khảo sát thực tế kinh nghiệm công tác thực hiện KHHC thường xuyên năm của các dBB của CBB148/fBB316/qh2 đã cho thấy nhiều mặt tích cực và hiệu quả. Nhưng vẫn bộc lộ một số nhược điểm cần nghiên cứu khắc phục. 1.2.1 Về việc phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch Hầu hết các đơn vị đều chủ động trong công tác tổ chức thực hiện KHHC. Kế hoạch sau khi được chỉ huy Tiểu đoàn phê chuẩn đã được phổ biến rộng rãi trong Tiểu đoàn, làm cơ sở để mọi người quán triệt đầy đủ nội dung, yêu cầu của kế hoạch, phù hợp với từng đối tượng. Một số nội dung kế hoạch được đưa vào giáo án huấn luyện hậu cần. Nên đa số cán bộ chiến sĩ nắm được chỉ tiêu kế hoạch, các định mức, tiêu chuẩn thuộc quyền lợi cá nhân, từ đó tham gia tích cực vào quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Quá trình thực hiện TLHC/d là người trực tiếp hiệp đồng với các lực lượng, đơn vị có liên quan như: hậu cần cấp trên, hậu cần tại chỗ, cán bộ chỉ huy các phân đội, trợ lý chính trị, trợ lý tham mưu và nhân viên phân đội hậu cần. Thông thương quá trình hiệp đồng được diễn ra ngay từ khi nhận nhiệm vụ hậu cần và diễn ra liên tục đến kết thúc thực hiện kế hoạch. Thông qua các buổi giao ban, hội nghị hiệp đồng trực tiếp tuỳ theo nội dung công việc và điều kiện của đơn vị. Nên cơ bản công việc phối hợp nhịp nhàng ăn khớp, không để xảy ra sai sót lớn Tuy nhiên trong khi triển khai thực hiện KHHC còn một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ và khoa học. Có dBB xác định nội dung phương pháp, thời cơ phổ biến và tổ chức hiệp đồng thực hiện KHHC còn chưa hợp lý nên còn có một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa nắm chắc được kế hoạch. Một số thành phần có liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện chưa nắm rõ nội dung, chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được phân công gây trở ngại cho công tác thực hiện. Vì vậy, phổ biến và triển khai thực hiện kế hoạch phải luôn được duy trì và thực hiện tốt để mọi người nắm chắc kế hoạch đề cao được trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của đơn vị trong tổ chức thực hiện KHHC. 1.2.2 Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch Đa số các đơn vị nhận thức được đây là bước quan trọng, có tính quyết định đến kết quả thực hiện KHHC nên đã làm tốt việc theo dõi đôn đốc thực hiện các mặt công tác hậu cần. Các dBB đã tổ chức theo dõi thường xuyên, đôn đốc kịp thời, kiểm tra sát sao và phân cấp cụ thể, liên tục bám sát các hoạt động để có biện pháp giúp đỡ. Việc kiểm tra đã bảo đảm tính chính xác, khách quan toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Giúp chỉ huy Tiểu đoàn và phân đội hậu cần nắm chắc diễn biến quá trình tổ chức thực hiện KHHC để đánh giá đúng đắn kết quả, kịp thời có các biện pháp giúp đỡ một cách thiết thực. Đồng thời phát hiện những khâu yếu hoặc khó khăn để có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kế hoạch. Nhưng cũng có lúc xác định nội dung, hình thức tổ chức kiểm tra còn chưa hợp lý, đánh giá nguyên nhân không đầy đủ nêu biện pháp giải quyết chưa sát sao với tình hình thực tế. Có nơi công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chưa được làm thường xuyên hoặc có làm nhưng mang nhiều tính hình thức, không thực sự, thực tế, hiệu quả đem lại thấp. Khâu kiểm tra ở một số đơn vị chưa đi vào nề nếp, kiểm tra còn qua loa kiểu hình thức chưa rút được những điểm yếu cần khắc phục do đó biện pháp đề ra thiếu cụ thể. Đây là điều kiện để cho những tiêu cực phát sinh. Nếu trợ lý hậu cần thiếu trách nhiệm, người chỉ huy thiếu sâu sát kiểm tra, đôn đốc để dẫn đến hiện tượng tham ô, lãng phí hoặc thiếu tích cực trong tổ chức thực hiện KHHC. Do vậy phải phát huy tinh thần trách nhiệm của đông đảo cán bộ,chiến sĩ trong Tiểu đoàn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch. Thực hiện tốt hơn nữa và hoàn thiện nội dung theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để nâng cao chất lượng thực hiện KHHC. 1.2.3 Về vấn đè giải quyết phát sinh trong kỳ kế hoạch KHHC khi được lập đã dự kiến trước nhiều tình huống có thể xảy ra. Hầu hết các vấn đề phát sinh đã được dự kiến trước nên biện pháp khắc phục nhanh chóng. Các dBB đã phát huy được quan điểm “Tự lực tự cường” nỗ lực khắc phục những điểm mất cân đối. Trường hợp quá khó khăn không có khả năng giải quyết thường được cấp trên giúp đỡ, nên ít có trường hợp phải điều chỉnh kế hoạch. Tuy nhiên, khi những phát sinh nằm ngoài dự kiến thì nhiều đơn vị còn lúng túng không có biện pháp xử lý kịp thời nên hiệu quả đạt được còn thấp. Nguyên nhân một phần là do chế độ hội ý, báo cáo hàng ngày không thường xuyên, chưa đi vào nề nếp. Biện pháp giải quyết phát sinh, mất cân đối còn chưa khoa học, chưa tận dụng và phát huy hết trí tuệ, nhân lực, phương tiện hiện có. Một số cán bộ, nhân viên hậu cần chưa tích cực, chủ động trong việc thực hiện kế hoạch, còn trông chờ, ỷ nại vào cấp trên. Một số nơi dã lợi dụng những khó khăn phức tạp để xin hạ thấp chỉ tiêu hoặc tự ý điều chỉnh kế hoạc. Có những phần tử cơ hội lợi dụng đơn vị đang gặp những vấn đề mất cân đối để xin kinh phí, xin thêm vật tư qua đó trục lợi cho cá nhân. Những hạn chế đó cần phải có những biện pháp khắc phục để thực hiện thành công kế hoạch. 1.2.4 Về sơ kết, tổng kết quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch Hiện nay các dBB rất chú trọng công tác sơ kết và tổng kết thực hiện KHHC. Các hoạt động này đã được duy trì thành nề nếp. Các số liệu cùng với các hoạt động diễn ra trong kỳ kế hoạch đã được ghi chép lại cẩn thận có hệ thống sổ sách mẫu biểu riêng. Đó là cơ sở để báo cáo lên người chỉ huy đơn vị và các cơ quan hậu cần cấp trên, đồng thời là tư liệu sử dụng cho sơ kết và tổng kết theo từng giai đoạn. Trong các hội nghị sơ kết, tổng kết đã làm tốt việc rà soát lại thực hiện kế hoạch tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những phương hướng, biện pháp thực hiện tiếp theo. Điểm hạn chế ở đây là việc báo cáo chưa đều, chưa đầy đủ, số liệu báo cáo chưa hoàn toàn chính xác. Tổ chức đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm thực hiện các mặt công tác hậu cần chất lượng chưa cao. Việc đánh giá rút kinh nghiệm trong nội bộ phân đội hậu cần đôi khi còn có sự nể nang, tính đấu tranh còn hạn chế. Nhiều đơn vị chỉ đi vào đánh giá các con số đơn thuần mà chưa so sánh rút ra ý nghĩa cho nên biện pháp đề ra không cụ thể, không sát thực tế. TLHC/d chưa phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho người chỉ huy trong nhận định đánh giá tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch. Tóm lại, những vấn đề bất cập trong công tác tổ chức thực hiện KHHC đã nêu ở trên đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục có hiệu quả. Đây là vấn đề vừa có lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu nhằm bổ sung hoàn thiện lý luận tổ chức thực hiện KHHC, góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn công tác hậu cần ở đơn vị. 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên năm của dBB Nhiệm vụ của đơn vị và khả năng của hậu cần Tiểu đoàn Nhiệm vụ của đơn vị Các hoạt động bảo đảm hậu cần ở đơn vị nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Do đó nhiệm vụ của đơn vị là yếu tố ảnh hưởng thường xuyên trực tiếp đến tổ chức thực hiện KHHC. Mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ riêng cho nên KHHC khi xây dựng phải phục vụ cho nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của đơn vị và kế hoạch quân sự của người chỉ huy. Quá trình tổ chức thực hiện phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời nhu câud hậu cần cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay hầu hết các dBB thường phải thực hiện đông thời nhiều nhiệm vụ. Ngoài nhiệm vụ chính trị trung tâm là huấn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, SSCĐ và chiến đấu thắng lợi còn có các nhiệm vụ khác như: xây dựng củng cố đơn vị, đẩy mạnh xây dựng đơn vị chính quy, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống bộ đội....Trong từng giai đoạn cũng có những nhiệm vụ riêng, cụ thể như: Tuyển quân, huấn luyện tân binh, hành quân dã ngoại, diễn tập...Đồng thời đơn vị cũng phải tham gia vào một số hoạt động của địa phương nơi đóng quân như: Phòng chống thiên tai, tham gia cứu hộ cứu nạn, giúp nhân dân làm các công trình kinh tế xã hội.. và một số nhiệm vụ khác. Có nhiệm vụ được tiến hành riêng rẽ nhưng thường các nhiệm vụ được tiến hành đồng thời một lúc. Trong khi mỗi nhiệm vụ lại có yêu cầu bảo đảm khác nhau, đòi hỏi chất lượng cao, tiến hành bảo đảm đồng thời trên tất cả các mặt. Nhiều yếu tố trong quá trình lập kế hoạch chưa thể dự kiến hết được ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện sau này. Số lượng công việc nhiều, nhu cầu bảo đảm lớn, yêu cầu chất lượng cao... Đây là những yếu tố có tác động không nhỏ đến việc lập kế hoạch và nhất là trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ví dụ: Khối lượng vật chất bảo đảm cho ăn thường xuyên ở dBB4/cBB148/fBB316/qk2 ttrong năm 2004: Gạo: 108(T) Đậu phụ: 12,96(T) Nước mắm: 4320(l) Thịt: 24,48(T) Trứng vịt: 7,2(T) Muối iot: 4,32(T) Cá: 8,64(T) Dầu rán: 1440(l) Mì chính: 2,88(T) Rau xanh: 57,6(T) Bách hoá: 15000(xuất) Than đốt: 79,2(T) Đây mới chỉ là nội dung bảo đảm âưn không thường xuyên, ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác: mặc, ở, điện nước sinh hoạt... nhu cầu cũng rất lớn. Nhơ vậy, tổ chức thực hiện KHHC cho dBB thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ xuyên suốt của hậu cần Tiểu đoàn trong bất cứ hoàn cảnh nào. 1.3.1.2. Khả năng hậu cần của Tiểu đoàn Hậu cần Tiểu đoàn là khâu cuối cùng, trực tiếp bảo đảm các mặt về hậu cần cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Công tác hậu cần thường xuyên ở dBB trực tiếp thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về hậu cần mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giành cho cán bộ chiến sĩ. Công tác hậu cần thường xuyên còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt, tâm tư tình cảm của bộ đội nhất là đối với chiến sĩ mới. Nhu cầu bảo dảm lớn, tính chất phức tạp, trong khi khả năng của hậu cần Tiểu đoàn có hạn. Thông thường Trung đoàn bảo đảm cho Tiểu đoàn chủ yếu là các loại vật chất, hiện vật như: lương thực, thực phẩm, quân trang quân dụng... Do đó, khả năng bảo đảm hậu cần Tiểu đoàn phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch bảo đảm vật chất của trên, làm cho tính chủ động của hậu cần Tiểu đoàn không cao. Vào những giai đoạn quan trọng trong kỳ kế hoạch như: tuyển quân, đi dã ngoại dài ngày, diễn tập... nhiều khi vật chất cấp xuống thường khôngđủ ngay một lúc mà phải chia làm nhiều đợt. Ví dụ ở dBB56/cBB148/fBB316/QK2, quân binh cấp đợt một chỉ đủ 95%, số còn lại gồm cả quân trang chưa đúng cỡ số phải đợi thời gian sau mới cấp bổ sung đủ, hàng năm một số mặt hàng quân trang của quân nhân chuyên nghiệp phải nợ lại. Kinh phí banưg tiền mặt ở dBB cũng có hạn, chỉ sử dụng vào những nội dung chi tiêu nhỏ. Những công việc yêu cầu khả năng tài chính lớn như: sửa chữa củng cố doanh trại, mua sắm trang thiết bị mới hiện đại thì phải chờ xin kinh phí của trên. Vì vậy, về tiến bộ thời gian công việc bị kéo dài khả năng đổi mới và nâng cao năng lực phục vụ hạn chế. Nguồn qỹu vốn ở dBB rất hạn hẹp, phần lớn nguồn thu là từ tăng gia sản suất, một số đơn vị có thu thêm từ hoạt động làm kinh tế tuy nhiên cũng không nhiều. Sau khi trừ chi phí phần lãi đa số phục vụ cho bữa ăn bộ đội, phần ít còn lại đưa vào quỹ Tiểu đoàn. Nên chủ yếu chi cho những nhiệm vụ quan trong trước mắt như: mua sắm vật chất phục vụ công tác huấn luyện (tre, gỗ làm bia bảng), bổ sung số DCCD bị thất thoát... Khả năng bảo đảm của hậu cần Tiểu đoàn có hạn, gần đây mới chỉ bảo đảm được nhu cầu sinh hoạt: ăn, mặc, ở tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. Nhu cầu kinh phí còn thiếu, ví dụ: kinh phí xây dựng cơ bản, sửa chữa nhà cửa, mua sắm doanh cụ phục vụ cho bộ đội. Đơn vị vẫn phải sử dụng cơ sở vật chất cũ, lạc hậu, nhất là các đơn vị đóng quân ở trung du, miền núi. Ví dụ: dBB6/cBB148/fBB316, toàn bộ nhà ở của đơn vị được xây dựng từ những năm 1960, công trình vệ sinh chưa có tự hoại. Do các công trình đã xuống cấp ảnh hưởng đến sinh hoạt của bộ đội nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Một số dBB chưa cso bể nước công cộng, bộ đội tự đào giếng để lấy nước sinh hoạt. Vào mùa khô giếng cạn, nguồn nước bị ô nhiễm, việc khắc phục rất khó khăn, nhất là việc bảo đảm nước ăn, uống cho bộ đội. Tình trạng nhà ăn, nhà bếp đã xuống cấp, DCCD thiếu đồng bộ, ít có trang thiết bị hiện đại cũng làm giảm chất lượng bảo đảm. Hiện nay, quân đội ta đang đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ để kiện toàn bộ máy, tổ chức biên chế. Nhưng hiện tại số lượng còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu. Nhiệm vụ hậu cần nặng nhưng lực lượng hậu cần ở Tiểu đoàn có hạn chỉ có TLHC/d và một số nhân viên, chiến sĩ, bộ phận phục vụ nhà ăn, nhà bếp. Khi đội ngũ nhân viên hậu cần thiếu, TLHC/d được phân công kiêm nhiệm vụ quản lý trung đội trưởng vận tải bộ. Nhiều dBB không có trung cấp nấu ăn, đại bộ phận y tá, nuôi quân là chiến sĩ nghĩa vụ, chuyên môn có hạn, có khi chỉ đào tạo ngắn hạn ở trường quân sự của Quân khu, Quân đoàn. Khi thành thạo công việc thì đến niên hạn xuất ngũ. Các nhân viên chuyên môn nhận thức chính trị còn nhiều hạn chế nên quán triệt chưa đầy đủ các quan điểm của Đảng về công tác hậu cần. Vì thế vận dụng vào tổ chứ thực hiện KHHC còn chậm, chưa đem lại hiệu quả rõ rệt, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. 1.3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi đóng quân Tình hình kinh tế xã hội của địa phương phát triển nhanh hay chậm đều có ảnh hưởng đến quá trinh bảo đảm hậu cần thường xuyên. Mỗi vùng miền trên đất nước ta có khả năng phát triển kinh tế khác nhau. Các dBB đóng quân ở vùng trung du, miền núi, nơi đây điều kiện kinh tế xã hội phát triển chậm so với đồng bằng ven biển. Do vậy, tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên của Tiểu đoàn có những khó khăn, nhất là bảo đảm ăn, công tác vận tải, bảo đảm sưc khoẻ, không thuận lợi cho công tác khai thác tạo nguồn, vận chuyển và quản lý. Địa phương có nền kinh tế xã hội phát triển là điều kiện thuận lợi cho hậu cần Tiểu đoàn trong việc khai thác, bảo đảm vật chất hậucần tại chỗ. Tại đây hàng hoá nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú, chất lượng ngày càng hoàn thiện. Điều đó tạo ra khả năng lựa chọn các loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu của đơn vị, đỡ tốn kinh phí vận chuyển. Như vậy sẽ có lợi rất nhiều về yếu tố thời gian trong thực hiện kế hoạch. Mỗi địa phương lại có một thế mạnh riêng, tận dụng được ưu thế sẵn có của địa phương giúp nâng cao chất lượng bảo đảm của hậu cần Tiểu đoàn. Ngược lại, những địa phương kinh tế xã hội kém phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn đơn vị sẽ gặp khó khăn để hoàn thành kế hoạch. DBB đóng quân ở vùng trung du, điều kiện kinh tế xã hội phát triển còn ở mức độ thấp, mạng đường giao thông vận tải chưa nhiều. Tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định, tuy nhiên trình độ dân trí thấp. Đây là yếu tố dễ bị kẻ xấu lợi dụng để kích động chia rẽ gây mất ổn định. Địa hình thời tiết cũng ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện KHHC thường xuyên, nhất là công tácTGSX, xây dựng cơ bản và bảo đảm sức khoẻ bộ đội. ở địa hình trung du đồi núi nhiều, đất đai rộng, thuận lợi cho trồng trọt nhất là cây công nghiệp, nông sản và chăn nuôi gia súc gia cầm. Một số dBB đóng quân vùng đất thấp, vùng trũng vào mùa mưa để bị ngập lụt ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của đơn vị. Ví dụ dBB4, dBB5, dBB6/ eBB148/ fBB316 một số năm gần đây thường xuyên sẵn sàng cơ động di chuyển đơn vị đi nơi khác để tránh ngập lụt khi mùa khô về. Đất bị ngập làm cho các công trình bị xuống cấp nhanh, đất canh tác phải bỏ dỡ, hầu hết các chỉ tiêu về rau xanh và chăn nuôi trong kế hoạch khi thực hiện phải điều chỉnh. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải biết tận dụng ưu thế của địa hình thời tiết, phát huy tiềm năng thé mạnh của địa phương để khai thác tạo nguồn ổn định. Đồng thời chủ động khăc phục các mặt khó khăn do các yếu tố trên gây ra để tổ chư=cs thực KHHC thường xuyên đạt hiệu quả cao nhất. Phương thức bảo đảm và sự tác động của cơ chế thị trường Do có đường lối đúng đắn, nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển khá cao và ổn định, mọi mặt đời sống xã hội đang từng bước chuyển mình thay da đổi thịt khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Điều đó chứng tỏ sự thành công trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với những bước tiến vững chắc, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, vật chất hàng hoá đa dạng, chủng loại phong phú, chất lượng ngày càng tăng lên là điều kiện thuận lợi để hậu cần Tiểu đoàn khai thác bảo đảm cho đơn vị. Việc tìm kiếm nguồn hàng cũng không còn nhiều khó khăn, hình thức mua bán cũng nhanh chóng thuận tiện hơn. Với sự năng động của các cơ sở sản xuất kinh doanh họ có thể đến tận nơi để tiếp thị giới thiệu mặt hàng, những thông số về chất lượng, số lượng, giá ttrị sản phẩm được bảo đảm tốt. Vì vậy dBB có thể lựa chọn đối tác mua bán phù hợp nhất, lựa chọn được sản phẩm tốt, giá cả phù hợp. Tạo ra sự chủ động trong bảo đảm cho đơn vị. Trước đây khi nền kinh tế còn khó khăn, mọi nhu cầu của dBB được trên bảo đảm hiện vật. Ngày nay một số mặt hàng, Tiểu đoàn đã được phân cấp khai thác tại chỗ. Ví dụ. Trong bảo đảm ăn hậu cần Tiểu đoàn có thể chủ động về nguồn gia vị, trứng hoặc cá...Nhiều chế độ tiêu chuẩn của bộ đội được bảo đảm bằng tiền thay cho hiện vật như trước đây như: tiền ăn ốm, tiêu chuẩn bách hoá...Nhờ đó đã giảm bớt được các công đoạn vận chuyển, bốc xếp, chứa đựng bảo quản hạn chế mất mát hao hụt đời sống bộ đội được nâng cao rõ rệt. Phương thức bảo đảm đã tạo ra sự linh hoạt chủ động của hậu cần Tiểu đoàn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện KHHC. Phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đơn vị về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần. Cơ chế tiền tệ cũng là động liực thúc đẩy các hoạt động bảo đảm hậu cần, sự thi đua khen thưởng, động viên kịp thời khuyến khích đơn vị trong TGSX, từng bộ phận phát huy tinh thần trách nhiệm trong nhiệm vụ bảo đảm của mình, giúp đơn vị tận dụng được ưu thế về nguồn nhân lực để tham gia các hoạt động kinh tế ở địa phương nơi đóng quân, trong việc khai thác vật chất bảo đảm hậu cần thông qua các hợp đồng kinh tế. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế hoạt động hậu cần trong Tiểu đoàn được người chỉ huy quan tâm nhiều hơn, động viên được đông đảo cán bộ chiến sĩ tích cực tự giác tham gia tổ chức thực hiện KHHC. Vì được tham gia vào các hoạt động kinh tế, phải liên hệ tiếp xúc với các ban ngành trong và ngoài quân đội giúp cho cán bộ hậu cần Tiểu đoàn có được tính năng động. Đồng thời học hỏi tiếp thu được kiến thức khoa học kỹ thuật cần thiết để vân dụng vào hoạt động bảo đảm tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt đóng góp tích cực vào việc hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên cơ chế thị trường cũng nảy sinh những tiêu cực, quá trình thực hiện KHHC phải tính đến yếu tố này. Giá cả thị trường là sự gặp nhau giữa cung và cầu, kết quả của sự thoả thuận, thương lượng giữa người bán và người mua cho nên nó dễ biến động. Khi giá cả tăng giảm thất thường sẽ ảnh hưởng đến kết quả bảo đảm cho đơn vị, thấy rõ rệt nhất là trong bữa ăn bộ đội. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên cũng chưa tác động từ bên ngoài. Chi phí cho Quân đội phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế trong nước vì thế cũng bị ảnh hưởng theo. Khi đất nước có lạm phát tăng nhanh thì mức tiền ăn, lương cơ bản có tăng cũng chỉ bù trượt giá. Thực tế chất lượng bảo đảm cho đời sống cũng không tăng lên bao nhiêu. Cho nên việc tổ chức thực hiện kế hoạch gặp nhiều khí khăn phức tạp. Trong nền kinh tế thụ trường nhiều cơ sở kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh, để có thêm nhiều lợi nhuận bất chấp vấn đề đạo đức, tiêu thụ sản phẩm bằng mọi giá, sản xuất tiêu thụ hàng giả, hàng hoá kém phẩm chất. Nếu cán bộ hậu cần kém về năng lực, phẩm chất đạo đức sẽ dễ bị cám dỗ vật chất dẫn đến vi phạm nguyên tắc. Cũng có những cán bộ nhân viên hậu cần bị đồng tiền làm mê hoặc dẫn đến những hành vi tham ô, lãng phí, bớt xén chế độ tiêu chuẩn gây ra tác động xấu ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Như vậy ngoài những mặt tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện KHHC thường xuyên của dBB. Vấn đề đó đặt ra cho hậu cần Tiểu đoàn phải nắm được mặt trái của cơ chế thị trường để có biện pháp quản lý phù hợp.Đồng thời giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị của những người làm công tác hậu cần trong Tiểu đoàn, góp phần ổn định và nâng cao c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0148.doc
Tài liệu liên quan