BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Hồng
TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM
TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG
TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Hồng
TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM
TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG
TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHỆ
Chuyên
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần tĩnh điện - Chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành : LL&PP Dạy học Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Là học viên cao học khóa 19, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Ban giám hiệu trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học.
- Ban chủ nhiệm Khoa Vật lý.
Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm luận văn.
Cảm ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập.
Cảm ơn các đồng nghiệp, các em sinh viên đã đóng góp ý kiến cho luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tiến sĩ Phạm Thế Dân đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn hội đồng chấm luận văn cao học. Một lần nữa kính
chúc sức khỏe đến các thầy cô.
MỤC LỤC
0T0TLỜI CẢM ƠN0T0T .................................................................................................. 1
0T0TMỤC LỤC0T0T ........................................................................................................ 2
0T0TPHẦN MỞ ĐẦU0T0T .............................................................................................. 1
0T0T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 0T0T ................................................................................................ 1
0T0T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU0T0T ......................................................................................... 3
0T0T3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC0T0T ......................................................................................... 3
0T0T4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU0T0T ......................................................................................... 3
0T0T5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU0T0T ..................................................................................... 3
0T0T6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU0T0T ........................................................................................... 3
0T0T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T0T ................................................................................ 4
0T0T8.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN0T0T .................................................................................... 4
0T0TChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC
TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO
ĐẲNG.0T0T ............................................................................................................... 5
0T0T1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm0T0T ...................................... 5
0T0T1.1.1. Cơ sở triết học0T0T .................................................................................................... 5
0T0T1.1.2. Cơ sở xã hội học0T0T ................................................................................................. 6
0T0T1.1.3. Cơ sở tâm lý - giáo dục học 0T0T ................................................................................ 6
0T0T1.2. Các hình thức tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học [17].0T0T ........................ 8
0T0T1.2.1. Làm việc theo cặp hai sinh viên (Pai work)0T0T ....................................................... 8
0T0T1.2.2. Làm việc theo nhóm 6-7 sinh viên (group work)0T0T ................................................ 8
0T0T1.2.3. Nhóm tổ chức theo kiểu ghép nhóm. (Jipsaw)0T0T .................................................... 8
0T0T1.2.4 - Nhóm tổ chức theo kiểu kim tự tháp (Pyramid)0T0T ................................................ 9
0T0T1.2.5 – Nhóm tổ chức theo kiểu hoạt động trà trộn (Mingling Activites)0T0T .................... 9
0T0T1.3. Quy trình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm0T0T ....................................................... 10
0T0T1.3.1. Xác định mục tiêu dạy học.0T0T .............................................................................. 10
0T0T1.3.2. Thành lập nhóm. 0T0T ............................................................................................... 10
0T0T1.3.3. Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học.0T0T ......................................................... 12
0T0T1.3.4. Theo dõi và điều chỉnh tiến trình học tập theo nhóm0T0T ....................................... 13
0T0T1.3.5. Tổ chức thảo luận và đánh giá kết quả làm việc nhóm0T0T .................................... 14
0T0T1.4. Kết luận chương một 0T0T ................................................................................................ 14
0T0TChương 2. TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG
DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN - CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI
CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ.0T0T ........................... 16
0T0T2.1. Bộ môn Vật lý đại cương2 trong chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Công
nghệ. 0T0T ................................................................................................................................ 16
0T0T2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của môn Vật lý đại cương 2.0T0T .............................. 16
0T0T2.1.2. Mục tiêu của môn học Vật lý đại cương 2.0T0T ..................................................... 18
0T0T2.1.3. Nhiệm vụ của môn học vật lý đại cương ở trường cao đẳng0T0T ........................... 18
0T0T2.2. Phần Tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công
nghệ. 0T0T ................................................................................................................................ 21
0T0T2.2.1. Nội dung chương trình phần Tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại cương
của trường Cao đẳng Công nghệ [4],[10],[27].0T0T ........................................................ 21
0T0T2.2.2 Sơ lược về cấu trúc nội dung các bài học phần tĩnh điện.[4], [10, [27]0T0T................ 23
0T0T2.2.3. Mục tiêu cụ thể của các bài học phần Tĩnh điện của trường Cao đẳng Công
nghệ [26].0T0T ................................................................................................................... 29
0T0T2.3. Hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện của
trường Cao đẳng Công nghệ. 0T0T .......................................................................................... 32
0T0T2.4. Hệ thống các nhiệm vụ học tập trong dạy học phần Tĩnh điện của trường Cao đẳng
Công nghệ.[4], [10], [27] 0T0T ............................................................................................... 34
0T0T2.4.1. Phiếu học tập số 1.0T0T ........................................................................................... 34
0T0T2.4.2. Phiếu học tập số 20T0T ............................................................................................ 39
0T0T2.4.3. Phiếu học tập số 3.0T0T ........................................................................................... 48
0T0T2.4.4. Phiếu học tập số 40T0T ............................................................................................ 54
0T0T2.4.5. Phiếu học tập số 50T0T ............................................................................................ 58
0T0T2.4.6. Phiếu học tập số 6.0T0T ........................................................................................... 62
0T0T2.5. Tiến trình dạy các bài học phần tĩnh điện0T0T ................................................................ 63
0T0T2.5.1. Bài 1. Điện tích – Tương tác giữa các điện tích (1 tiết)0T0T .................................. 63
0T0T2.5.2. Bài 2. Điện trường (3 tiết)0T0T ................................................................................ 64
0T0T2.5.3. Bài 3. Đường sức – Điện thông (3 tiết)0T0T ............................................................ 66
0T0T2.5.4. Bài 4. Điện thế - Hiệu điện thế (3 tiết)0T0T ............................................................. 68
0T0T2.5.5. Bài 5. Vật dẫn trong điện trường (3 tiết)0T0T .......................................................... 69
0T0T2.5.6. Bài 6. Điện môi trong điện trường (3 tiết)0T0T ....................................................... 71
0T0T2.6. Kết luận chương hai 0T0T ................................................................................................. 72
0T0Tchương 3. THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO
NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG .0T0T ............................................................................... 74
0T0T3. 1. Mục đích, nội dungvà đối tượng thực nghiệm sư phạm0T0T ......................................... 74
0T0T3. 1. 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm0T0T ...................................................................... 74
0T0T3. 1. 2. Nội dung thực nghiệm sư phạm. 0T0T ..................................................................... 74
0T0T3. 1. 3. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng0T0T ............................................................. 74
0T0T3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm0T0T ............................................. 75
0T0T3.2.1. Xác định chuẩn và thang đánh giá [26] 0T0T ........................................................... 75
0T0T3.2.2. Đánh giá kết quả tác động sư phạm0T0T ................................................................. 77
0T0T3.3. Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm0T0T ................................................................ 77
0T0T3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm0T0T .................................................................................. 79
0T0T3.4.1. Kết quả trình bày trước lớp0T0T .............................................................................. 79
0T0T3.4.2. Kết quả các phiếu học tập0T0T ............................................................................... 80
0T0T3.4.3 – Kết quả các bài kiểm tra0T0T ................................................................................. 80
0T0T3.5. Kết luận chương ba0T0T .................................................................................................. 90
0T0TKẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN0T0T .................................................... 92
0T0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T0T ........................................................................... 93
0T0TPHỤ LỤC0T0T ....................................................................................................... 96
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế dạy học đại học, cao đẳng có một vấn đề là khối lượng kiến thức thì
nhiều và không ngừng tăng lên, làm thế nào để tăng chất lượng và hiệu quả của quá
trình dạy học mà không cần phải tăng thời gian đào tạo.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng ở nước ta trong bối cảnh
hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được
Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục rất quan tâm và đã thể hiện
trong nhiều văn bản quan trọng. Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là
sinh viên đại học”[32]. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 ban hành
theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ
cũng có nêu rõ yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là: “Chuyển
từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học
chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp
tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp;
phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học
sinh, sinh viên trong quá trình học tập”[6].
Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy “Người học chỉ có thể
nhớ được 5% kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng
thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe
và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, người học có thể nhớ
được 55%. Nếu người học được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp
thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có
thể nhớ tới được 90%”[9]. Rõ ràng học tập theo nhóm giúp cho khả năng làm việc
với người khác cũng như khả năng tích cực nhận thức tốt hơn. Mô hình học tập theo
2
nhóm là mô hình học tập tiên tiến có thể phát huy hiệu quả làm việc nhóm trong học
tập của sinh viên. Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học
áp dụng phương pháp hoạt động nhóm. “Đây là một hình thức dạy học nêu cao tinh
thần tự giác, trách nhiệm, chủ động sáng tạo, rèn luyện khả năng tư duy tích cực và
kích thích hứng thú cho sinh viên, nó có tác dụng rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm,
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm”[7].
Vì vậy dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học cần được áp dụng rộng rãi
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Hình thức này cũng
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của xã hội là đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giỏi
kiến thức mà còn phải giỏi về kĩ năng.
Môn Vật lý đại cương có nhiều thuận lợi để tổ chức sinh viên học tập theo
nhóm. Hơn nữa các trường đại học và cao đẳng nước ta đang trong lộ trình chuyển
sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo học chế này, thời lượng cho môn
học giảm xuống, trong khi lượng kiến thức thì không ngừng tăng lên vì vậy tổ chức
cho sinh viên học theo nhóm là rất cần thiết.
Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học được sử dụng
rộng rãi ở các nước có nền giáo dục đại học phát triển, nhưng ở nước ta, hình thức
dạy học này còn ít được phổ biến và vận dụng. Gần đây, hình thức này mới được
nói tới trong các tài liệu về phương pháp dạy học ở đại học và việc vận dụng mới
bắt đầu được quan tâm. Tuy nhiên trong dạy học môn Vật lý đại cương ở trường
Cao đẳng Công nghệ thì chưa có công trình nào nghiên cứu về việc áp dụng hình
thức tổ chức dạy học theo nhóm.
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn như trên, tôi chọn đề tài “ Tổ
chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện – Chương trình
Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ ”.
3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện
– chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu giáo viên xác định được hệ thống các nhiệm vụ học tập và tổ chức sinh viên
học theo nhóm một cách phù hợp thì sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao được
hiệu quả dạy học môn Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu kĩ thuật dạy và học theo nhóm .
4.2. Nghiên cứu nội dung chương trình dạy học vật lý đại cương nói chung và
phần tĩnh điện nói riêng trên cơ sở đó xác định được mục tiêu mà sinh viên cần đạt
được.
4.3. Thực nghiệm sư phạm về tổ chức sinh viên học theo nhóm.
4.5. Phân tích kết quả học tập của sinh viên sau quá trình tổ chức sinh viên học
theo nhóm. Từ đó có kết luận và đề xuất ý kiến về mặt thuận lợi, khó khăn và cách
khắc phục.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.1. Quá trình dạy học phần tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại cương ở
trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
5.2. Cách tổ chức dạy học theo nhóm .
5.3. Sinh viên khoa cơ khí trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tổ chức cho sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần tĩnh điện – Chương
trình Vật lý đại cương cho sinh viên khóa 10 khoa cơ khí ngành chế tạo máy của
trường Cao đẳng Công nghệ Thủ đức.
4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
dưới đây.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
7.2. Phương pháp thực nghiệm.
7.3. Thống kê toán học.
8.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và
phần phụ lục. Các chương nội dung là:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học ở
trường Đại học và Cao đẳng.
Chương 2. Tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện –
Chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng công nghệ.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP
THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG.
1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm
1.1.1. Cơ sở triết học
Theo nguyên lí về mối liên hệ phổ biến (một trong hai nguyên lí cơ bản của
phép duy vật biện chứng) mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau và không loại trừ một lĩnh vực nào. Triết học duy vật biện
chứng khẳng định mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều vận động
và phát triển không ngừng. Nguyên nhân của sự vận động, phát triển này là sự nảy
sinh và giải quyết liên tục các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài.
“Học là quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn bên trong
và bên ngoài trong bản thân mỗi người học. Theo quy luật phát triển chung, ngoại
lực dù có mạnh đến đâu thì cũng vẫn chỉ là sự thúc đẩy hỗ trợ, nội lực mới là yếu tố
quyết định. Vì vậy trong dạy học, người học phải là chủ thể tích cực, tự giác của
hoạt động học tập, tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt động của mình. Nói
cách khác người học và phải biết cách tự học. Tuy nhiên, việc tự học khó có thể có
kết quả nếu thiếu sự hướng dẫn tổ chức của người dạy và sự hợp tác với các bạn
cùng học. Do đó, trong dạy học cần biết kết hợp giữa cá nhân hóa và xã hội hóa
nhằm tiến tới trình độ cao nhất của sự phát triển”[7].
Mỗi cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn
thể, cá nhân không tồn tại một cách đích thực nếu không gắn với một tập thể nhất
định. Mối quan hệ giữa cá nhân và tâp thể là mối quan hệ về lợi ích. Vì vậy là sợi
dây liên kết cá nhân và tập thể. Trong quá trình vận động và phát triển của cá nhân
và tập thể tất nhiên sẽ có mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập
thể; mâu thuẫn chính là động lực thúc đẩy sự phát triển nên cần phát hiện nguyên
nhân dẫn đến mâu thuẫn một cách kịp thời để giải quyết. Cơ sở để giải quyết mâu
thuẫn là sự kết hợp hài hòa giữa cá nhân và tập thể, ý thức và trách nhiệm của mỗi
cá nhân trước tập thể. Vì vậy, dạy học theo nhóm cũng cần dựa trên nguyên lý về
mối liên hệ của phép duy vật biện chứng
6
1.1.2. Cơ sở xã hội học
Giáo dục, về bản chất, là quá trình xã hội hóa cá nhân, không có xã hội hóa thì
không có cá nhân hóa và mối quan hệ biện chứng. Nhóm nhỏ là nơi giao lưu giữa
các tác động từ xã hội đến các cá nhân và các tác động phản hồi từ các cá nhân trở
lại xã hội. Một phần lớn các tác động của xã hội đã khúc xạ qua nhóm nhỏ rồi tỏa
tác dụng điều chỉnh đến cá nhân, đồng thời qua đó các quá trình tâm lí cá nhân được
hình thành. Trong nhóm nhỏ, nhu cầu thực tiễn được phản ánh đã góp phần làm
thay đổi các chuẩn mực xã hội. Như vậy, nhóm nhỏ là nơi diễn ra quá trình xã hội
hóa từng cá nhân. Nhóm nhỏ có vai trò như sau[7], [23]:
- Nhóm nhỏ là môi trường nuôi dưỡng cá nhân, là sợi dây liên lạc chặt chẽ giữa cá
nhân và xã hội, là nơi thi hành những nhiệm vụ mà xã hội đòi hỏi ở mỗi cá nhân,
nơi khuyến khích cá nhân làm việc.
- Nhóm nhỏ là nơi chú trọng đến tính toàn diện của con người, nêu rõ ưu, khuyết
điểm của họ. Nhóm lớn và xã hội đưa ra những luật lệ chung, tổng quát, còn nhóm
nhỏ cụ thể hóa các yêu cầu ấy sao cho phù hợp với cá nhân, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ
định hướng hành vi hàng ngày mà vẫn giữ được tinh thần cơ bản của luật lệ chung.
- Nhóm nhỏ duy trì tinh thần đoàn kết nhờ vào sự xâm nhập lẫn nhau giữa kết cấu
chính thức và kết cấu không chính thức.
Vì tính chất xã hội như đã nói trên mà nhóm nhỏ đã được sử dụng từ lâu trong dạy
học và và coi là môi trường giúp cho người học lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ,
hình thành nhân cách, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
1.1.3. Cơ sở tâm lý - giáo dục học
Hiểu được đặc điểm tâm lí của người học giữ vai trò quan trọng trong quá trình
dạy học. Vì vậy, giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lí của đối tượng để
lựa chọn và xây dựng những phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học phù
hợp.
Những câu thành ngữ như: “ học thầy không tày học bạn” ; “ Một cây làm chẳng
nên non/ Ba cây chụm lại thành hòn núi cao” được truyền tụng từ lâu ở nước ta đã
cho thấy việc học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng học, cùng làm
7
chung một công việc là rất quan trọng trong dạy học và đã được quan tâm từ xa xưa
trong nền giáo dục nước nhà. Các lớp học của của các thầy đồ xưa là minh chứng cụ
thể cho điều đó. Tuy nhiên, việc tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu về lý luận của
việc học theo nhóm ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức.
Trên thế giới, những học thuyết về tâm lý – giáo dục là cơ sở của tổ chức dạy học
theo nhóm là[7], [23], [15]:
- Thuyết học tập mang tính xã hội: tư tưởng chính của thuyết này là khi các cá
nhân làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc
đẩy họ hoạt động tích cực hơn để giúp nhóm và qua đó giúp chính mình đạt đến
thành công.
- Thuyết “ giải quyết mâu thuẫn” của Piagie: theo Piagie, để thúc đẩy sự phát
triển trí tuệ cho học sinh, giáo viên thường sắp đặt từng đôi học sinh thành một
nhóm, trong đó mỗi em có quan điểm đối lập với em kia về câu trả lời cho một số
bài tập. Giáo viên yêu cầu từng cặp hai học sinh hoạt động cùng nhau cho đến khi
nhất trí hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học.
- Thuyết hợp tác tập thể của Vưgôtxky: theo Vưgôtxky, mọi chức năng tâm lý
cao cấp đều có nguồn gốc xã hội và xuất hiện trước hết ở cấp độ liên cá nhân, trước
khi được chuyển vào trong và tồn tại ở cấp độ cá nhân. Vưgôtxky đã đưa ra khái
niệm “vùng phát triển gần” được hiểu là vùng nằm giữa trình độ hiện tại ( đã đạt
được) của trẻ với mức độ mà trẻ có thể đạt được nhờ sự trợ giúp, cộng tác của
người lớn hay bạn bè.
- Thuyết khoa học nhận thức mới “dạy lẫn nhau” của Palinsca và Brown: tư
tưởng chủ yếu mà các nhà sư phạm này đưa ra là sự thay phiên nhau trong vai trò
người dạy và người học của những người cùng học khi nghiên cứu tài liệu học tập.
Lúc đầu giáo viên làm mẫu, đưa ra cách thức nêu vấn đề , đặt câu hỏi, cách tóm tắt,
cách phân tích làm sáng tỏ vấn đề..., học sinh học cách làm của giáo viên và áp
dụng vào trong nhóm của mình. Các thành viên khác của nhóm tham gia vào quá
trình thảo luận bằng cách nêu ra các câu hỏi, trả lời chúng, bình luận, tìm kiếm
những từ ngữ chính xác, thích hợp, khái quát và rút ra những kết luận.
8
- Theo quan điểm hoạt động: tổ chức cho học sinh học hợp tác sẽ tạo điều kiện
cho các em có nhiều cơ hội học tập hơn và hoạt động giao lưu sẽ làm cho học sinh
hứng thú học tập hơn. Dạy học chính là quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt
động khác nhau để học sinh được hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và
hình thành nhân cách. Do bản chất của quá trình dạy học là quá trình hợp tác nên
quá trình dạy học là quá trình hoạt động xã hội với một chỉnh thể thống nhất của
một hệ thống trong môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
1.2. Các hình thức tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học [17].
1.2.1. Làm việc theo cặp hai sinh viên (Pai work)
Đây là hình thức sinh viên trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống
giáo viên đưa ra. Trong quá trình giải quyết tình huống, sinh viên sẽ thu nhận kiến
thức một cách tích cực. Ở hình thức học tập này, sinh viên chia sẻ thảo luận những
thông tin mình có với bạn cùng nhóm để thu được kiến thức đầy đủ.
1.2.2. Làm việc theo nhóm 6-7 sinh viên (group work)
Đối với hình thức làm việc theo nhóm này, giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm,
mỗi nhóm gồm 6-7 sinh viên. Các nhóm sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ mà
giáo viên đặt ra cho nhóm. Có hai loại hình tổ chức hoạt động cho các nhóm sinh
viên là hoạt động trao đổi và hoạt động so sánh.
Trong hoạt động trao đổi, các nhóm giải quyết các nhiệm vụ khác nhau, sau đó trao
đổi cách giải quyết của nhóm mình với các nhóm khác. Hoạt động trao đổi thường
được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần giải quyết trong một thời gian
ngắn.
Trong hoạt động so sánh các nhóm cùng giải quyết một nhiệm vụ sau đó so sánh
cách giải quyết của các nhóm khác nhau. Hoạt động so sánh thường được sử dụng
cho những bài học có dung lượng không lớn.
1.2.3. Nhóm tổ chức theo kiểu ghép nhóm. (Jipsaw)
Ở hình thức tổ chức học nhóm này có sự luân chuyển sinh viên trong các nhóm.
Trước tiên, GV chia lớp thành nhiều nhóm, giả dụ 5 nhóm, mỗi nhóm 6 SV. Nhóm
1 gồm 6 sinh viên mang số 1: 111111, nhóm 2 gồm 6 SV mang số 2: 222222. các
9
nhóm 3,4,5 tương tự như vậy. Mỗi nhóm có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khác
nhau của một bài học, mỗi thành viên trong nhóm đều phải ghi chép cách giải quyết
vấn đề và kết quả thu được. Sau đó, giáo viên tách các thành viên trong nhóm để lập
5 nhóm mới, mỗi nhóm thành 6 thành viên 123456 của các nhóm cũ, các thành viên
này trở thành đại sứ cho các nhóm cũ của mình trong nhóm mới. Họ phải thông báo
nhiệm vụ, cách giải quyết vấn đề và kết quả đạt được của nhóm cũ trong nhóm mới.
Ưu điểm của ghép nhóm là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ do tất cả các
thành viên đảm nhận chứ không phải chỉ do một sinh viên khá, giỏi đảm nhận. Mỗi
sinh viên sẽ mang một mảng thông tin để lắp ghép thành một thông tin hoàn chỉnh
và sẽ không có một sinh viên nào đứng ngoài hoạt động của lớp học. Cách học này
góp phần làm tăng sự tự tin cho các thành viên trong nhóm. Nếu trong nhóm cũ, ưu
thế thuộc về các SV khá, giỏi thì trong nhóm mới, mỗi thành viên đều có vai trò
thực sự.
1.2.4 - Nhóm tổ chức theo kiểu kim tự tháp (Pyramid)
Đây là cách tổng hợp ý kiến của tập thể lớp học về một vấn đề của bài học, đầu
tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các sinh viên làm việc độc lập. Sau đó ghép hai
sinh viên thành một cặp để các sinh viên chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến các cặp sẽ
hợp lại thành nhóm bốn người và tiếp tục trao đổi ý kiến. Sau đó nhóm bốn người
sẽ hợp thành nhóm tám, rồi nhóm mười sáu,...Cuối cùng cả lớp sẽ có một bản tổng
kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Như vậy bất kì
ý kiến của cá nhân nào cũng đều phải dựa trên ý kiến của số đông. Hình thức học
tập này thể hiện tính dân chủ trong dạy học và dựa trên nguyên tắc tương hỗ. Cách
học này giúp sinh viên nhận ra rằng ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân, mỗi sinh
viên sẽ học được nhiều điều hay từ các bạn
1.2.5 – Nhóm tổ chức theo kiểu hoạt động trà trộn (Mingling Activites)
Trong hình thức này tất cả sinh viên đều phải đứng dậy và di chuyển trong lớp
để thu thập thông tin từ các thành viên khác của lớp. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố
định làm cho các sinh viên năng động hơn. Đối với sinh viên yếu thì đây là cơ hội
cho họ học hỏi nhiều người khác nhau đối với cùng một câu hỏi mà không cảm thấy
10
ngại ngùng xấu hổ. Sinh viên sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý
kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà
trộn là kiểu “trưng cầu ý kiến” và “khảo sát ý kiến” trong tập thể
1.3. Quy trình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm
Để tổ chức sinh viên học tập theo nhóm, quá trình dạy học cần được xây dựng
theo các bước sau đây[7], [31] .
1.3.1. Xác định mục tiêu dạy học.
Có hai loại mục tiêu cần xác định rõ trước khi dạy một bài học là mục tiêu về tri
thức kĩ năng và mục tiêu về kĩ năng làm việc theo nhóm. Việc xác định rõ mục tiêu
dạy học cho phép xác định đúng nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.
1.3.2. Thành lập nhóm.
Sau khi xác định mục tiêu của bài học, giáo viên cần quyết định hình thức tổ
chức nhóm. Khi lựa chọn quy mô của nhóm, giảng viên cần xem xét các yếu tố sau
đây:
- Nếu số lượng thành viên trong nhóm lớn thì đòi hỏi phạm vi, năng lực và hành
động trí tuệ để lĩnh hội kiến thức cũng tăng. Số lượng sinh viên càng nhiều thì cơ
hội có sinh viên nhiều năng lực tham gia vào thực hiện nhiệm vụ càng tăng.
- Nếu nhóm có nhiều thành viên có năng lực tham gia nhưng kĩ năng làm việc
nhóm yếu thì khó có điều kiện để nhiều sinh viên tham gia hoạt động được. Hơn
nữa, có rất nhiều kĩ năng làm việc nhóm cần được hình thành trong quá trình làm
việc sẽ không có thời gian luyện tập.
- Nội dung bài học cũng như các tư liệu, phương tiện học tập có ảnh hưởng
quyết định đến việc xác định quy mô của nhóm.
- Thời gian càng ít thì quy mô nhóm càng nhỏ. Nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn vì
thời gian tổ chức nhóm được rút ngắn, mọi thành viên nhóm sẽ có trách nhiệm hơn
và khoảng cách giữa các thành viên càng nhỏ lại.
- Trong giai đoạn đầu của việc hình thành kĩ năng làm việc nhóm nên bắt đầu từ
nhóm nhỏ hoặc đôi một. Khi sinh viên đã có kinh nghiệm, kĩ năng nhất định thì quy
mô của nhóm sẽ tăng dần lên. Nếu nhóm có số lượng lớn thì nhiều sinh viên sẽ thụ
11
động hoặc chỉ tương tác với một hay hai thành viên bên cạnh. Trong quá trình hoạt
động nhóm giáo viên cần tạo điều kiện để các sinh viên tham gia vào các hoạt động
với vai trò quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định đó, để cùng hưởng
vui, buồn với các kết quả của mình và vì vậy cần có thời gian để thích ứng với các
hoạt động nhóm. Nhóm có các thành viên càng đa dạng về tính cách và năng lực thì
hiệu quả hoạt động nhóm càng cao. Với nhóm như vậy thì mỗi vấn đề cần giải
quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc, tính toán toàn diện hơn.
- Một sinh viên được xếp lần lượt ở các nhóm khác nhau để._. được làm việc theo
nhóm với tất cả các bạn trong lớp là điều hết sức có ý nghĩa. Điều này sẽ tạo ra ở
các bạn sinh viên cảm nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp tác mang lại cho họ
nhiều cơ hội để thực hành các kĩ năng cần thiết khi hoạt động trong các nhóm mới.
- Các thành viên của các nhóm phải được ngồi gần nhau sao cho các em có thể
dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt và sự
trao đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm
khác. Tốt nhất là cho các thành viên của nhóm ngồi thành vòng kín. Điều này sẽ
làm cho sinh viên tích cực hơn, chủ động hơn, trách nhiệm hơn trong hoạt động.
Với cách sắp xếp như vậy, sinh viên cũng có cơ hội để khuyến khích, động viên,
giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc theo nhóm.
- Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt
động của nhóm các thành viên trong nhóm cần thay đổi vị trí cho nhau, tránh tình
trạng chỉ đóng một vai trò trong một thời gian quá lâu. Nhiệm vụ các thành viên
trong nhóm có thể bao gồm :
+ Điều khiển nhóm: Hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động, giải
thích rõ nhiệm vụ của nhóm, tóm tắt, kiểm tra lại xem mọi thành viên đã hiểu vấn
đề chưa, giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình hoạt động của nhóm. Sinh viên
giữ vai trò này cần có năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lý, giám sát và hướng
dẫn bạn.
+ Thư ký: ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến..
+ Báo cáo: thay mặt nhóm báo cáo kết quả.
12
+ Khuyến khích: động viên mọi thành viên tham gia, nhắc nhở những thành viên
“ lười nhác”, “lắm lời” trong nhóm để đảm bảo mọi thành viên trong nhóm đều phải
tham gia và được đóng góp vào công việc của nhóm.
+ Theo dõi và phân bố thời gian: đánh giá sự tham gia của mọi thành viên trong
nhóm và thông báo thời gian hoạt động cho nhóm để tránh bị cháy giờ.
1.3.3. Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học.
Khi tổ chức học tập theo nhóm, giảng viên phải giải thích để các nhóm hiểu rõ
mục tiêu và nhiệm vụ học tập được giao. Khi đó giảng viên cần chú ý một số điểm
sau đây:
- Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ học tập phải dựa trên những kiến thức đã được
học và những thông tin người học đã biết. Việc giải thích kết quả sẽ đạt được sau
bài học sẽ làm tăng hứng thú học tập cho người học, làm cho họ chú ý hơn vào
những khái niệm và thông tin có liên quan trong suốt tiến trình của bài học.
- Làm rõ nội hàm các khái niệm có liên quan, giải thích tiến trình cần tuân thủ,
đưa ra các ví dụ giúp người học hiểu kiến thức, kĩ năng cần phải học và thực hành
để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để thúc đẩy tính tích cực lĩnh hội nội dung bài
học, giáo viên cần chỉ ra những yếu tố trong tâm của bài học khiến nó khác với bài
học trước đó.
- Giao nhiệm vụ sao cho người học hiểu rõ việc phải làm. Khi đó ngôn từ của
giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo cho người học hiểu rõ, tránh nhầm lẫn
sau này. Khi học tập theo nhóm, những thành viên của nhóm không hiểu nhiệm vụ
của mình có thể hỏi lại bạn cùng nhóm. Đây là điều kiện tốt để người học nắm
nhiệm vụ tốt hơn và tiết kiệm thời gian học tập. Đó cũng chính là ưu điểm của cách
học theo nhóm.
- Cần có những câu hỏi phụ để kiểm tra xem người học đã hiểu nhiệm vụ được
giao hay chưa. Những câu hỏi như thế đảm bảo cho sự trao đổi hai chiều, đảm bảo
cho việc giao nhiệm vụ sẽ được thực hiện có hiệu quả và chuẩn bị tâm lý để người
học sẵn sàng bắt tay vào thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
13
1.3.4. Theo dõi và điều chỉnh tiến trình học tập theo nhóm
Để hoạt động nhóm có hiệu quả, trong quá trình tổ chức học tập theo nhóm, giáo
viên cần quan tâm chú ý tới một số việc sau:
- Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực giữa các thành viên trong
nhóm vì thiếu yếu tố này thì việc hợp tác nhóm sẽ không thành công. Để tập trung
sự nỗ lực hợp tác của thành viên của nhóm, cần xuất phát từ việc hình thành mục
tiêu chung của cả nhóm và tổ chức hoạt động của mỗi thành viên xoay quanh mục
tiêu chung đó. Để đảm bảo cả nhóm hoạt động có hiệu quả nhằm hoàn thành mục
tiêu chung, cần dựa vào những năng lực khác nhau của mỗi thành viên để giao
nhiệm vụ cho mỗi thành viên của nhóm sao cho họ phải nỗ lực và biết phối hợp với
nhau mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Một số thủ thuật để xây dựng sự phụ thuộc
tích cực là:
- Đánh giá bằng điểm số cho hoạt động của nhóm bằng cách cộng điểm của từng
thành viên trong nhóm rồi chia trung bình.
- Chọn một cách ngẫu nhiên bài làm hay sản phẩm của một thành viên trong
nhóm để đánh giá và coi đó là điểm của cả nhóm.
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm và cho điểm thưởng đối với nhóm hoàn thành
nhiệm vụ tốt hơn.
- Quan sát các hành vi của các thành viên trong nhóm và có biện pháp can thiệp,
hỗ trợ kịp thời vào công việc của nhóm.
- Bồi dưỡng các kĩ năng hợp tác cho người học. Kĩ năng hợp tác là một kĩ năng
quan trọng đối với con người trong hoạt động học tập và làm việc nói chung, vì hầu
hết các mối quan hệ giữa con người với nhau là quan hệ hợp tác. Mọi kĩ năng liên
quan đến cá nhân, nhóm và các kĩ năng tổ chức đều có thể được coi là kĩ năng hợp
tác. Đối với hoạt động học tập theo nhóm thì các kĩ năng cơ bản nhất và quan trong
nhất bao gồm:
+ Nhóm kĩ năng hình thành nhóm: tham gia nhanh vào nhóm và không gây ồn ào;
tham gia hoạt động nhóm trong cả quá trình; chú ý vào công việc và lờ đi những
14
việc làm mình mất chú ý; giao tiếp đủ không gây ảnh hưởng đến nhóm khác; thực
hiện các công việc của nhóm theo đúng trình tự đã đề ra.
+ Nhóm các kĩ năng giao tiếp như: truyền đạt và tiếp nhận thông tin.
+ Nhóm các kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau: Bày
tỏ sự ủng hộ, giúp đỡ hay yêu cầu sự giúp đỡ từ thành viên khác của nhóm; trân
trọng thành quả của nhóm; tiếp sức cho nhóm.
+ Nhóm các kỹ năng cần thiết cho việc tổ chức và xúc tiến các cuộc tranh luận
như: kiềm chế bực tức, thể hiện ý kiến bất đồng mà không làm xúc phạm người
khác; phản đối một cách nhẹ nhàng không chỉ trích.
+ Giải quyết các mối bất đồng xuất hiện giữa các thành viên trong các nhóm khi
tranh luận.
1.3.5. Tổ chức thảo luận và đánh giá kết quả làm việc nhóm
Đây là công việc nhất thiết phải làm khi tổ chức học tập theo nhóm.
Tùy theo hình thức tổ chức và nhiệm vụ đã giao cho các nhóm mà giáo viên có thể
yêu cầu tất cả các nhóm hay chỉ có một vài nhóm trình bày kết quả làm việc theo
nhóm.
Việc đánh giá kết quả làm việc theo nhóm có thể căn cứ vào kết quả trình bày của
người đại diện cho nhóm hay kết quả trình bày của một số người trong nhóm.
1.4. Kết luận chương một
Ở chương một này chúng tôi đã thực hiện được những việc sau đây:
Một là xác định được cơ sở lý luận của việc tổ chức sinh viên học tập theo
nhóm: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “... thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn
mù quáng”, cơ sở lý luận đã giúp cho chúng ta tin tưởng việc tổ chức sinh viên học
tập theo nhóm không phải là việc làm mù quáng, tự phát mà là một việc làm đã
được nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm nghiên cứu và ứng dụng.
Hai là trình bày được các hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong
dạy học: Biết được các hình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm giúp chúng ta lựa
chọn được hình thức tổ chức phù hợp với môn học, đặc điểm sinh viên và điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường.
15
Ba là xác định được quy trình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm: Quy trình tổ
chức sinh viên học tập theo nhóm giúp chúng ta hình dung được để tổ chức sinh
viên học tập theo nhóm ta sẽ phải làm những gì và làm như thế nào.
Những việc làm ở chương một là cơ sở không thể thiếu trước khi thực hiện các
chương tiếp theo.
16
Chương 2. TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY
HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN - CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ.
2.1. Bộ môn Vật lý đại cương2 trong chương trình đào tạo của trường Cao đẳng
Công nghệ.
2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của môn Vật lý đại cương 2.
Môn Vật lý đại cương 2 trong chương trình vật lý đại cương của trường Cao
đẳng Công nghệ gồm hai phần điện học và từ học. Điện học và từ học có lịch sử
phát triển khá sớm và đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có thể kể đến
một số thành tựu sau đây [11], [28]:
Danh từ “điện” bắt nguồn từ chữ Hy lạp là elctron (hổ phách). Hổ phách đã
được cọ xát có khả năng hút được các vật nhẹ. Hiện tượng này đã được phát hiện từ
thời cổ Hy lạp. Danh từ “từ” bắt nguồn từ tên gọi thành phố Manhêzia ở Tiểu Á,
gần đó người ta phám phá được quặng sắt manhêtit (FeO – FeRR2RRORR3RR) có tính chất hút
được các vật bằng sắt. Học thuyết về điện và từ được tách thành các phần:
- Học thuyết về các điện tích đứng yên và các điện trường không đổi có liên hệ
với chúng gọi là tĩnh điện học.
- Học thuyết về các điện tích chuyển động đều nghiên cứu dòng điện một chiều
và từ học
- Học thuyết về các điện tích chuyển động không đều và các trường biến thiên
do chúng tạo nên nghiên cứu dòng điện biến thiên và điện động lực học hay lý
thuyết về trường điện từ.
Từ thế kỉ XVI một số nhà bác học đã bắt đầu nghiên cứu những tương tác tĩnh
điện đơn giản nhất (mang tính định tính). Các nhà bác học đã đưa ra thuyết “chất
lỏng điện” và “chất lỏng từ” để giải thích các hiện tượng về điện và từ. Nội dung
các thuyết này dựa trên nền tảng cơ học cổ điển của Newton như lực tương tác giữa
hai “chất lỏng điện” và hai “chất lỏng từ” nằm trên đường thẳng nối các phần tử đó.
Vào năm 1820, Oersted đã thực hiện thí nghiệm chứng tỏ dòng điện gây ra
tương tác từ lên kim nam châm. Hơn thế nữa, lực giữa cực từ và những phần tử nhỏ
17
của sợi dây mà dòng điện chạy qua không nằm trên đường thẳng nối giữa chúng,
lực này lại vuông góc với đường đó. Kết quả này ngược với các luận điểm của
thuyết “chất lỏng điện” và “ chất lỏng từ”. Tiếp theo đó, thí nghiệm của Lorentz đã
khẳng định, độ lớn của lực từ còn phụ thuộc vào vận tốc các điện tích. Còn quan
điểm của cơ học cổ điển lại cho rằng các lực chỉ phụ thuộc vào khoảng cách chứ
không phụ thuộc vận tốc. Các thí nghiệm trên đã làm lung lay niềm tin vào những
thuyết dựa trên nền tảng của cơ học cổ điển. Về vấn đề này, Einstein đã viết “chiếc
nam châm nhỏ xíu đã làm đổ vỡ những thuyết cơ học có vẻ như được xây dựng
vững chắc và thành công” [1]. Sự đổ vỡ của thuyết “chất lỏng điện” và thuyết “chất
lỏng từ” đã sản sinh ra một thuyết mới. Sau đó hơn mười năm, thí nghiệm nổi tiếng
của Faraday đã khẳng định “từ trường biến thiên sinh ra dòng điện”. Kết quả của
những thí nghiệm trên đã làm sản sinh ra một thuyết mới là thuyết trường điện từ.
Maxwell đã cho rằng mối quan hệ trong các thí nghiệm trên không chỉ đơn thuần là
mối quan hệ giữa dòng điện và nam châm mà là mối quan hệ giữa điện trường và từ
trường. Từ đó ông đã xây dựng hai nền tảng cơ bản của thuyết trường điện từ:
- Mọi từ trường biến thiên theo thời gian đều sinh ra một điện trường xoáy.
- Ngược lại, mọi điện trường biến thiên theo thời gian đều sinh ra từ trường biến
thiên.
Các luận điểm trên được mô tả bằng các hệ phương trình Maxwell. Những nét
đặc trưng của hệ phương trình Maxwell thể hiện cả trong phương trình của vật lý
học hiện đại. Các phương trình của Maxwell là những định luật biểu diễn cấu trúc
trường. Từ các luận điểm trên, Maxwell đã thống nhất điện trường và từ trường
thành một trường duy nhất là trường điện từ. Trường điện từ lan truyền trong
không gian dưới dạng sóng điện từ. Đó là sự thống nhất vĩ đại và là một trong
những thành công lớn nhất của khoa học thế kỉ XIX. Lý thuyết của Maxwell cũng
đã chứng minh được rằng: sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc
bằng vận tốc ánh sáng. Thí nghiệm của Hertz đã chứng minh sự tồn tại của sóng
điện từ bằng thực nghiệm và xác nhận rằng vận tốc của nó bằng vận tốc ánh sáng.
18
Ngày nay chúng ta đã chứng kiến sự phát và thu sóng điện từ như thu phát sóng
radio, truyền hình, viễn thông…Lý thuyết của Maxwell đã thành công rực rỡ.
Những thành tựu của điện học và từ học đã được ứng dụng rộng rãi trong các
ngành khoa học, kĩ thuật và cuộc sống hàng ngày. Chính nhờ những kết quả nghiên
cứu đó đã giúp cho khoa học và kĩ thuật có bước tiến nhảy vọt. Có thể nói mỗi bài
học mỗi chương của điện đại cương đều có ứng dụng gắn liền với cuộc sống hàng
ngày của con người.
2.1.2. Mục tiêu của môn học Vật lý đại cương 2.
Chương trình Vật lý đại cương của trường cao đẳng công nghệ được chia làm
bảy chương: điện trường tĩnh, vật dẫn trong điện trường, điện môi trong điện
trường, dòng điện không đổi, từ trường của dòng điện không đổi, hiện tượng cảm
ứng điện từ, điện từ trường.
Sau khi học học phần Vật lý đại cương 2 sinh viên có khả năng:
-Kiến thức: Phát biểu được các khái niệm, các định luật, các nguyên lí, các hiện
tượng vật lý liên quan đến phần điện- từ.
- Kĩ năng: Giải thích các hiện tượng vật lý trong đời sống hàng ngày liên quan
đến phần điện từ. Vận dụng kiến thức để giải các bài toán điện – từ. Vận dụng
nguyên lý, phương pháp luận chung để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được
đào tạo.
- Thái độ: Tinh thần ham tìm tòi nghiên cứu, hình thành thế giới quan và nhân
sinh quan.
2.1.3. Nhiệm vụ của môn học vật lý đại cương ở trường cao đẳng
Để thực hiện được những mục tiêu chung trên đây bộ môn vật lý ở đại cương
cần thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Nhiện vụ 1. Xây dựng hệ thống tri thức vật lý cho sinh viên.
Tri thức vật lý có ba loại là khái niệm vật lý, định luật vật lý và thuyết vật lý.
Mọi tri thức vật lý đều có thể xếp vào một trong ba dạng tri thức ấy. Tuy nhiên đôi
lúc sự phân biệt chúng không hoàn toàn rõ ràng. Nhiều lúc do thói quen và do lịch
sử để lại có tri thức không chỉ xếp vào một mà vào hai dạng nói trên. Vậy xây dựng
19
hệ thống tri thức cho sinh viên chính là xây dựng hệ thống các khái niệm, định luật
và thuyết vật lý. Các khái niệm vật lý như những viên gạch, các định luật vật lý như
chất keo gắn kết các khái niệm còn các thuyết vật lý như toàn bộ khung tòa lâu đài
vật lý học.
Nhiệm vụ 2. Hình thành và phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên.
- Hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để
diễn đạt tư tưởng vật lý, để mô tả chính xác các sự kiện để giải thích các hiện tượng
và quá trình tự nhiên. Kĩ năng ghi chép trình bày bài học vật lý, kĩ năng lưu trữ
thông tin, kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nhóm, kĩ năng diễn giải thông tin trong
những công thức toán học.
- Hình thành và phát triển các thao tác tư duy sau:
+Quan sát các sự kiện và hiện tượng một cách có chủ định có mục đích.
+Mô tả và giải thích hiện tượng một cách chân thực và chính xác súc tích và đầy
đủ.
+Phán đoán sự tiến triển của hiện thực một cách có căn cứ.
+Phân tích các sự kiện so sánh tổng hợp các kết quả nghiên cứu. Từ đó biết suy
luận để tổng kết và rút ra kết luận theo các con đường khác nhau: qui nạp hoặc diễn
dịch.
+ Khái quát hóa, trìu trượng hóa trên những cơ sở những kết quả đã thu thập và
đã xử lý.
+ Vận dụng tri thức vào việc giải quyết những nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra.
- Hình thành phát triển tư duy logic biện chứng: cụ thể là phải tập cho sinh viên
thói quen xem xét sự kiện hiện tượng trong mối tương hỗ với thế giới xung quanh,
trong mối liên hệ nhân quả trong sự tồn tại đấu tranh thống nhất giữa các yếu tố đối
lập.
- Hình thành và phát triển năng lực vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu của vật lý học trong việc giải quyết những bài toán cụ thể. Các phương pháp
chủ yếu đó là phương pháp thực nghiệm phương pháp mô hình hóa và phương pháp
lý thuyết. Khi vận dụng những phương pháp đó vào giảng dạy các đề tài cụ thể
20
giảng viên cần rèn luyện cho sinh viên từng thao tác tư duy trí óc và các kĩ năng
thực hành, năng lực tư duy ngôn ngữ....
Nhiệm vụ 3: Giáo dục tư tưởng và hình thành nhân cách cho sinh viên
- Giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên
+ Hình thành cho học sinh những quan điểm duy vật biện chứng.
+ Bài trừ các quan điểm duy tâm siêu hình.
- Giáo dục nhân cách cho sinh viên trong dạy học vật lý: Nhiệm vụ của giáo
dục là phải đạt tới sự hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên, tức là đào
tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có tri thức và có đạo đức. Một số nét cơ
bản của đạo đức của thế hệ sinh viên cần được hình thành trong dạy học bộ môn vật
lý là:
+ Sinh viên có niềm tin vào năng lực nhận thức thế giới tự nhiên ngày càng
sâu sắc.
+ Đối với các hiện tượng thuộc lĩnh vực tâm linh cần phải chứng minh một
cách có khoa học.
+ Có sự yêu thích môn vật lý nói riêng và tình yêu khoa học nói chung.
+ Có sự chân thực và sự phê phán đối với các hành động sai trái trong học tập.
Nhiệm vụ 4: Giaó dục kỹ thuật tổng hợp cho sinh viên.
Môn vật lý phải cung cấp cho sinh viên những hiểu biết có tính chất nguyên
lý về các nền sản xuất, các nền kĩ nghệ đang tồn tại trong xã hội khi giảng dạy các
phần vật lý tương ứng với chúng. Ví dụ : khi giảng dạy phần cơ học cần làm sáng tỏ
các nguyên tắc vật lý được đem ứng dụng trong kĩ thuật cơ khi hóa, các nguyên tắc
hoạt động của các thiết bị cơ khí trong đời sống, xây dựng, giao thông....phần nhiệt
học, học sinh phải nắm được các nguyên lý vận hành máy nhiệt và cơ chế khai thác
sử dụng năng lượng nhiệt vào các dây chuyền sản xuất và đời sống. Tương tự như
21
vậy cho các nguyên tắc của nền sản xuất điện khí hóa, các dây chuyền vận hành
năng lượng điện....
2.2. Phần Tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng
Công nghệ.
“Tương tác điện từ liên kết các electron và hạt nhân với nhau để tạo nên nguyên
tử, chúng cũng liên kết các nguyên tử lại với nhau để tạo nên phân tử và chúng cũng
liên kết các nguyên tử với nhau để tạo thành vật thể vĩ mô. Các thành phần tạo nên
cơ thể chúng ta, tức các nguyên tử và phân tử của nó cũng được liên kết với nhau
bởi lực điện từ. Nhiều hiện tượng chúng ta nhìn thấy xảy ra xung quanh thực chất là
kết quả của các lực điện từ. Thuật ngữ điện từ luôn luôn kết hợp với nhau. Vì hai
hiệu ứng điện và từ đều gắn với một thuộc tính của vật chất, thuộc tính mà ta gọi là
điện tích. Mặc dù các hiện tượng điện và từ có quan hệ mật thiết với nhau, mối gắn
kết ấy không phải là không thể tách rời. Nếu chúng ta tiến hành nghiên cứu các điện
tích ở trạng thái nghỉ, và chúng ta giữ nguyên trạng thái nghỉ đó (tĩnh điện), thì
chúng ta có thể tách điện ra khỏi từ” [10] .
Tĩnh điện học là phần điện học nghiên cứu sự tương tác và điều kiện cân bằng
của các hạt (các vật) mang điện ở trạng thái đứng yên đối với hệ quy chiếu quán
tính. Định luật Coulomb là cơ sở của tĩnh điện học. Nội dung chủ yếu của tĩnh điện
học là định luật Coulomb, các khái niệm cơ bản như điện tích, điện trường, những
đặc trưng cơ bản của trường tĩnh điện (cường độ điện trường và điện thế) và thuyết
electron cổ điển.
2.2.1. Nội dung chương trình phần Tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại
cương của trường Cao đẳng Công nghệ [4],[10],[27].
Phần tĩnh điện trong chương trình vật lý đại cương của trường cao đẳng công
nghệ gồm ba chương Điện trường tĩnh, Vật dẫn trong điện trường , Điện môi trong
điện trường. Ba chương này chia làm sáu bài học với nội dung kiến thức mỗi bài
được thể hiện ở bảng sau:
22
Bài học Nội dung kiến thức
1. Điện tích. Tương tác
giữa các điện tích.
Điện tích. Định luật bảo toàn toàn điện tích
Định luật Coulomb
2. Điện trường Khái niệm điện trường, vecto cường độ điện trường.
Vecto cường độ điện trường do hệ điện tích điểm gây ra.
3. Đường sức – điện thông Đường sức điện trường- Điện thông
Vec tơ điện cảm – Thông lượng điện cảm
Định lý Ostrogradski- Gauss
4.Điện thế. Hiệu điện thế Công của lực tĩnh điện. Điện thế và hiệu điện thế
Mặt đẳng thế
Liên hệ giữa vecto cường độ điện trường và điện thế.
Thế năng của hệ điện tích
5. Vật dẫn trong điện trường Điều kiện cân bằng tĩnh điện. Tính chất của vật dẫn
mang điện.
Hiện tượng hưởng ứng điện
Điện dung của một vật dẫn cô lập
Hệ vật dẫn tích điện cân bằng. Tụ điện
6. Điện môi trong điện trường Khái niệm chất điện môi.
Phân loại chất điện môi
Giải thích sự phân cực của chất điện môi trong điện
trường
Điện trường trong điện môi
23
2.2.2 Sơ lược về cấu trúc nội dung các bài học phần tĩnh điện.[4], [10, [27]
BÀI 1
ĐIỆN TÍCH – TƯƠNG
TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN
TÍCH
Điện tích
Vật nhiễm điện Điện tích
nguyên tố
Định luật
Coulomb
Nội dung định
luật
Nguyên lý
chồng chất lực
điện
Vật nhiễm điện
âm
Vật nhiễm điện
dương
Điện tích
nguyên tố âm
Điện tích
nguyên tố
dương
Vật trung hòa
điện
Định luật bảo
toàn điện tích
Điện tích điểm
Điện tích của
một vật nhiễm
điện
24
BÀI 2
ĐIỆN TRƯỜNG
Khái niệm điện
trường
Véc tơ cường độ điện
trường
Véc tơ cường độ điện
trường do một điện
tích điểm gây ra
Nguyên lý chồng chất
điện trường
Véc tơ cường độ điện
trường do một hệ n
điện tích điểm phân
bố rời rạc gây ra
Véc tơ cường độ điện
trường do một vật
tích điện gây ra
25
BÀI 3
ĐƯỜNG
SỨC – ĐIỆN
THÔNG
Đường sức
điện trường
Điện thông
( thông lượng
điện trường)
Véc tơ điện
cảm
Thông lượng
điện cảm
Định lý
O - G
Định lý
O - G
Tính chất
26
BÀI 4
ĐIỆN THẾ
- HIỆU
ĐIỆN THẾ
Công của
lực điện
trường
Thế năng
của điện tích
trong điện
trường
Điện thế
Hiệu điện
thế
Điện thế gây
bởi một điện
tích điểm
Điện thế gây
bởi một hệ
điện tích
điểm
Mặt đẳng
thế
Mối liên hệ
giữa cường
độ điện
trường và
điện thế
Lưu số của
véc tơ cường
độ điện
trường
27
BÀI 5
VẬT DẪN
TRONG ĐIỆN
TRƯỜNG
Vật dẫn cân bằng
tĩnh điện
Vật dẫn cô lập về
điện
Tụ điện
Tính chất
Điện dung của
vật dẫn cô lập về
điện
Điện dung của tụ
điện
Hiện tượng mũi
nhọn
Hiện tượng nối
đất
Hiện tượng điện
hưởng
Ghép tụ điện
Năng lượng tụ
điện
Năng lượng điện
trường
28
BÀI 6
ĐIỆN MÔI TRONG
ĐIỆN TRƯỜNG
Hiện tượng phân cực điện
môi
Điện trường trong điện môi
Sự phân cực của phân tử
Điện trường trong lòng điện
môi
Điện môi trong điện trường
ngoài
Giải thích sự phân cực điện
môi
Véc tơ phân cực điện môi
Điện trường ở mặt phân cách
chất điện môi
29
2.2.3. Mục tiêu cụ thể của các bài học phần Tĩnh điện của trường Cao đẳng
Công nghệ [26].
Bài học Trình độ biết (nhớ) Trình độ hiểu (áp
dụng tình huống
quen thuộc)
Trình độ vận dụng
linh hoạt (giải quyết
vấn đề mới)
1. Điện
tích.
Tương tác
giữa các
điện tích.
Biết khi nào một vật
tích điện được xem
là điện tích điểm.
Biết điện tích nhỏ
nhất có giá trị
e=1,6.10PP-19PP C là điện
tích nguyên tố.
Biết điện tích của
một vật nhiễm điện
là q= n|e|.
Biết một vật khi nào
được xem là cô lập
về điện.
Biết biểu thức tổng
quát của định luật
Coulomb trong môi
trường.
1 2 12
12 2 .
q q rF k
r r
uuruur
Biết lực tương tác
của một hệ điện tích
tuân theo nguyên lý
chồng chất.
Hiểu được tính chất
của điện tích là tính
chất “ lượng tử hóa”
không thể có một vật
có điện tích q ne.
Hiểu được tổng hợp
lực tương tác tĩnh điện
của 2,3 điện tích điểm
đặt ở những vị trí
khác nhau tác dụng lên
một điện tích điểm
khác.
Giải thích được
nguyên nhân chính khi
hai vật cọ xát lên nhau
thì xuất hiện điện tích.
Vận dụng tính lực
tương tác của nhiều
điện tích điểm đặt ở vị
trí khác nhau tác dụng
lên một điện tích điểm.
Vận dụng lực tương
tác điện tích để xác
định điều kiện cân
bằng lực tĩnh điện của
một hệ hai, ba điện
tích điểm.
30
2. Điện
trường
Biết điện trường là
dạng vật chất đặc
biệt bao quanh mỗi
điện tích, nó tác
dụng lực lên mọi
điện tích đặt trong
nó.
Biết vecto cường độ
điện trường
0
FE
q
urur
(
qRR0RR là điện tích thử
đặt tại điểm ta xét)
Hiểu được tính chất
của lưỡng cực điện đặt
trong điện trường
thông qua việc giải
thích hiện tượng vật
tích điện hút các vật
nhẹ.
Vận dụng tính cường
độ điện trường do
nhiều điện tích điểm
đặt ở vị trí khác nhau
gây ra tại một điểm.
3. Đường
sức - Điện
thông
Biết mô hình đường
sức.
Biết các tính chất
của đường sức điện
trường.
Biết khái niệm điện
thông: E
S
Ed S ur ur
Biết định lý O-G:
0
1
i
i
Ed S q
ur ur
Ñ
Hiểu định lý O-G: qua
việc tính thông lượng
điện qua một mặt S đã
cho.
Tính cường độ điện
trường do 2 điện tích
điểm gây ra tại các
điểm cho trước.
Vận dụng kiến thức
mặt gauss thông qua
định lí O-G, nhận diện
mặt kín đối xứng phức
tạp.
Vận dụng tính chất của
cường độ điện trường
do một điện tích điểm
gây nên để tính cường
độ điện trường tại các
điểm khác xung quanh
điện tích đó.
Tính cường độ điện
trường do các vật tích
điện gây ra tại các
điểm cho trước.
31
4. Điện
thế. Hiệu
điện thế
Biết được thế năng
của điện tích trong
điện trường bằng
công của lực tĩnh
điện cần thiết để đưa
điện tích đó từ điểm
đang xét ra xa vô
cực.
Biết tính chất mặt
đẳng thế.
Hiểu được công cần
thiết để đưa điện tích
từ điểm đang xét ra xa
vô cùng chính bằng
hiệu thế năng tương
tác của hai điện tích.
Hiểu được công của
lực điện trường tĩnh
khi dịch chuyển điện
tích q theo một đường
cong bất kì từ điểm A
đến điểm B có cùng
điện thế.
Hiểu mặt đẳng thế
trong trường hợp điện
trường đều.
Tính được điện thế của
một điện tích điểm đặt
trong điện trường.
Hiểu được tính chất
vecto của điện trường
và tính chất vô hướng
của điện thế.
Vận dụng kiến thức
thế năng tương tác
điện và kiến thức cơ
học để giải bài toán
điện tích chuyển động
trong điện trường.
Vận dụng tính thế
năng tương tác của
một hệ điện tích.
Tính điện thế của một
vật tích điện gây ra tại
một điểm bất kì.
Vận dụng định lý O-G
để tính điện thế và
điện trường của một
điện môi tích điện.
Tính hiệu điện thế hai
mặt phẳng tích điện
đặt song song.
Tính hiệu điện thế tại
hai điểm trong một vật
tích điện đều.
5. Vật dẫn
trong điện
trường
Biết được điện dung
của một vật dẫn cô
lập.
Biết tụ điện có cấu
tạo như thế nào? Đơn
vị của điện dung.
Tính được điện dung
của một số vật dẫn cô
lập về điện.
Tính vecto cường độ
điện trường tại mọi
điểm bên trong vật dẫn.
Vận dụng tính chất
đẳng thế của một vật
dẫn cô lập để giải bài
toán.
Tính được năng lượng
dự trữ trong tụ điện.
32
Biết được điều kiện
cân bằng điện của
vật dẫn.
Tính được điện tích
trên mỗi bản tụ điện.
Trả lời được các câu
hỏi tại sao cột thu lôi
chống được sét? Tại
sao dây nối micro với
ampli, dây nối đầu
viđêô với màn
hình...phải có lưới bọc
thép quanh.
6. Điện
môi trong
điện
trường
Biết thế nào là hiện
tượng phân cực điện
môi.
Biết cấu trúc phân tử
của chất điện môi.
Hiểu được quá trình
phân cực ở các chất
điện môi.
Áp dụng kiến thức bài
học để giải thích hoạt
động nấu chín thức ăn
của lò vi sóng và một
số thiết bị có nguyên
lý hoạt động tương tự.
2.3. Hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh
điện của trường Cao đẳng Công nghệ.
Sự kết hợp xen kẽ hình thức cặp 2 sinh viên và nhóm 6-7 sinh viên trong các tiết
học trên lớp là phù hợp nhất với thời gian cho phép. Ở đây, lớp học được chia thành
một số nhóm, mỗi nhóm từ 6-7 sinh viên, trong mỗi nhóm lại chia thành 2 hay 3 cặp
sinh viên. Trong mỗi bài học các nhóm đều được phát phiếu học tập và được nhắc
lại hình thức hoạt động. Công việc giao cho nhóm lớn được chia cho từng nhóm
nhỏ. Sau thời gian đọc nghiên cứu tài liệu để hoàn thành phần công việc được giao,
các nhóm nhỏ này trình bày kết quả thực hiện công việc của mình trước nhóm lớn,
theo thứ tự các nhiệm vụ ghi trong phiếu học tập, các nhóm lớn trình bày kết quả
trước lớp, sau đó nhận xét bài làm của nhóm khác. Nếu nhiệm vụ khó, giảng viên
gợi ý hướng dẫn thêm. Sau mỗi nhiệm vụ giảng viên khái quát lại nội dung cần ghi
nhớ. Giảng viên chấm điểm trình bày và điểm nhận xét. Vì thời gian trên lớp là hạn
chế nên không thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trong phiếu học tập ngay trên lớp.
33
Những nhiệm vụ còn lại các nhóm sẽ hoạt động nhóm ngoài lớp. Trong phiếu học
tập đã có sẵn các gợi ý hướng dẫn của giảng viên nhưng nếu các nhóm vẫn không
thực hiện được thì có thể gọi điện yêu cầu sự giúp đỡ thêm của giảng viên. Khi đã
hoàn thành tất cả các nhiệm vụ các nhóm nạp lại phiếu học tập để giảng viên đánh
giá sửa sai kịp thời.
Sau đây là một số gợi ý hướng dẫn của giảng viên nhằm giúp sinh viên thực hiện
tốt các nhiệm vụ học tập[22]:
- Lý thuyết: Trình bày ngắn gọn súc tích các nội dung chính trong các bảng ở
phiếu học tập.
- Bài tập: Giải các bài tập theo đúng trình tự sau:
Bước 1. Hiểu đề bài:
+ Bài toán nói gì ? Cái gì là dữ kiện ? Cái gì phải tìm ?
+ Có thể phát biểu bài toán theo một cách khác ?
+ Vẽ hình, sử dụng các kí hiệu thích hợp.
+ Có thể tìm mối liên hệ giữa bài toán đã cho và một bài toán khác mà ta đã biết
cách giải không ?
Bước 2. Tìm con đường đi từ cái chưa biết đến cái đã cho bằng cách :
+ Phát biểu các quan hệ giữa cái đã cho và cái chưa biết.
+ Biến đổi các yếu tố chưa biết. Thử đưa vào các ẩn mới, gần các dữ kiện bài
toán hơn.
+ Chỉ giải một phần bài toán đã thỏa mãn một phần các điều kiện thôi : khi đó
cái chưa biết được xác định đến mức độ nào ?
+ Sử dụng sự tương tự.
Bước 3. Thực hiện bài giải
Bước 4. Kiểm tra lại lời giải và biện luận kết quả
+ Kết quả có đúng không ? Vì sao ?
+ Có cách giải khác để đi đến cùng kết quả đó không ?
+ Có con đường nào ngắn hơn không ?
+ Trên con đường đã đi có thể có thêm những kết quả nào khác nữa không?
34
2.4. Hệ thống các nhiệm vụ học tập trong dạy học phần Tĩnh điện của trường
Cao đẳng Công nghệ.[4], [10], [27]
2.4.1. Phiếu h._.hứng là không có sự khác biệt.
Việc thực nghiệm được tiến hành trong những điều kiện học tập bình thường,
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được học cùng một môn học do cùng một giáo
viên giảng dạy với cùng một chương trình và khối lượng kiến thức như nhau. Điểm
khác nhau là lớp thực nghiệm được trang bị những kĩ năng và phương pháp học
nhóm, các nhóm được phát phiếu học tập trong đó có các gợi ý để sinh viên thực
hiện. Trong lớp các nhóm tự nghiên cứu tài liệu theo các gợi ý của giảng viên và
hoàn thành một số nhiệm vụ, các nhiệm vụ còn lại các nhóm hoàn thành ở ngoài
lớp. Còn lớp đối chứng sinh viên lên lớp nghe giảng, ghi chép và được giao bài tập
về nhà. Bài tập trong phiếu học tập và bài tập giao cho sinh viên lớp đối chứng đều
được lấy từ cùng một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Bài kiểm tra cuối chương của
các lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá theo cùng một hệ thống chuẩn và
thang đánh giá như nhau
3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Xác định chuẩn và thang đánh giá [26]
Để đánh giá tri thức, kĩ năng của sinh viên, đề tài đã sử dụng thang đánh giá 10
bậc thang được sử dụng trong các trường đại học. Đề kiểm tra được lấy trong ngân
hàng đề thi môn vật lý. Hình thức thi là trắc nghiệm khách quan để đánh giá thuận
tiện và khách quan.
76
Điểm thi được đánh giá theo mức độ sau:
- giỏi: điểm 9 và 10
- khá: điểm 7 và 8
- trung bình: điểm 5 và 6
- yếu: dưới 5
Số lượng sinh viên mỗi mức được tính ra tỉ lệ phần trăm trong các bảng để so
sánh, đối chiếu để phân tích về mặt định lượng kết quả nắm tri thức của sinh
viên.
Khi nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số công thức sau:
Điểm trung bình cộng được tính theo công thức:
1
n
i i
i
n x
X
n
Trong đó: xRRiRR là giá trị điểm số
nRRiRR là tần số của xRRi
n là số sinh viên
Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:
21 ( ) .
1 i i
S x X n
n
Hệ số biến thiên được tính theo công thức:
100%SV
X
Kiểm định sự khác nhau giữa các giá trị trung bình được tính theo công thức
1 2
2 2
1 2
1 2
d
X Xt
S S
n n
Tìm giá trị t (trong bảng phân phối student) với bậc tự do df= nRR1RR+nRR2RR -2
- Nếu tRRd RR> t thì sự khác nhau giữa tnX và dcX là có ý nghĩa.
- Nếu tRRd RR< t thì sự khác nhau giữa tnX và dcX là chưa đủ ý nghĩa.
77
3.2.2. Đánh giá kết quả tác động sư phạm
Để đánh giá kết quả quá trình tổ chức hoạt động học theo nhóm của sinh viên
lớp thực nghiệm, chúng tôi căn cứ vào ba hình thức đánh giá:
Một là đánh giá khả năng trình bày trước lớp.
Hai là đánh giá kết quả làm việc trong phiếu học tập.
Ba là đánh giá bằng bài kiểm tra cuối chương.
Hai hình thức đánh giá một và hai nhằm mục đích đánh giá quá trình tác động sư
phạm đối với lớp thực nghiệm.
Hình thức thứ ba nhằm mục đích so sánh được tác động của việc học tập theo
nhóm và dạy học truyền thống.
3.3. Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm
Quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy:
- Sinh viên hứng thú với hình thức tổ chức học tập theo nhóm
- Các nhóm sinh viên làm việc nghiêm túc, tranh luận sôi nổi để hiểu đúng
những điều được trình bày trong giáo trình và hoàn thành gần hết các nhiệm vụ
được giao.
- Sau khi phân bố thời lượng để tiến hành thực nghiệm thì các tiết dạy trên lớp
đã tiến hành theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên quá trình thực nghiệm đã gặp phải một số vấn đề sau:
- Trong buổi học thực nghiệm đầu tiên sinh viên chưa kịp chuẩn bị tài liệu học
do đó không thể thực hiện đúng tiến trình giảng viên đã xây dựng. Cách xử lý là
phôtô các tài liệu liệu liên quan đến bài học phát cho các nhóm. Nhờ đó buổi học
diễn ra như dự kiến.
- Một số sinh viên “lười” không những không chịu tham gia nghiên cứu tài liệu
mà còn làm việc riêng gây mất trật tự trong lớp học. Cách xử lý là giảng viên đưa ra
quy định là nếu trong nhóm có thành viên làm việc riêng, bị giảng viên nhắc nhở
lần thứ nhất trừ 25%, lần thứ hai trừ 50%, lần thứ ba trừ 75% số điểm đạt được của
nhóm trong buổi học đó. Kết quả cho thấy các sinh viên trong nhóm đã nhắc nhở
nhau làm việc vì lợi ích chung của nhóm, số thành viên “lười” giảm rõ rệt.
78
- Một số sinh viên đặt vấn đề với giảng viên là giữa sinh viên tích cực và sinh
viên kém tích cực (nghỉ học nhiều, ít phát biểu ý kiến) thì điểm hoạt động nhóm có
giống nhau không. Cách xử lý là để cho mỗi nhóm tự đánh giá mức độ hoạt động
của các thành viên nhóm mình, giảng viên căn cứ vào đánh giá đó và kết quả làm
việc của nhóm để tính điểm cho từng thành viên một cách công bằng nhất.
- Phiếu học tập số 1 về điện tích – tương tác giữa các điện tích: các nhóm làm
được hầu hết các câu lí thuyết và bài tập tính toán đơn giản. Tuy nhiên ở các bài tập
yêu cầu kĩ năng suy luận thì một số nhóm không giải thích được. Cách xử lý là cho
một vài nhóm giải lên bảng sau đó giảng viên nhận xét.
- Phiếu học tập số 2 về điện trường: khi tính toán cường độ điện trường do 1
điện tích điểm gây ra thì các em làm rất tốt nhưng khi có hai điện tích điểm trở lên
thì các nhóm tỏ ra rất lúng túng do kiến thức toán vec tơ không được tốt. giảng viên
đã nhắc lại các phép tính cộng vec tơ rồi cho một vài nhóm giải lên bảng sau đó
giảng viên nhận xét.
- Phiếu học tập số 3 về đường sức điện thông: trong phần này có một số khái
niệm như thông lượng điện trường, vec tơ điện cảm, thông lượng điện cảm, định lý
O – G, các bước để giải bài toán sử dụng định lý O – G là những kiến thức sinh
viên chưa được biết đến nên giảng viên giảng và phân tích trước khi cho các em
hoạt động nhóm. Phần bài tập các em còn tỏ ra lung túng khi xác định mặt kín (S)
để giải các bài tập xác định cường độ điện trường do các vật tích điện gây ra do đó
giảng viên đã trình bày một vài ví dụ minh họa để các nhóm vận dụng giải các bài
tập tương tự.
- Phiếu học tập số 4 về điện thế - hiệu điện thế: phần này các kiến thức không có
gì mới, tuy nhiên do có rất nhiều công thức dài và khó nhớ. Giảng viên đã hướng
dẫn các nhóm cách để tự suy ra các công thức tránh tình trạng ghi nhớ máy móc.
- Phiếu học tập số 5 về vật dẫn trong điện trường: phần này là một phần tương
đối khó nên giảng viên đã giảng giải phân tích làm rõ một số khái niệm như vật dẫn
cân bằng tĩnh điện, tính chất, ứng dụng của vật dẫn cân bằng tĩnh điện, vật dẫn cô
lập về điện, hiện tượng điện hưởng trước khi cho sinh viên hoạt động nhóm. Sinh
79
viên đặc biệt thích quan tâm tìm hiểu các ứng dụng của vật dẫn cân bằng tĩnh điện
như màn điện, gió điện, hiệu ứng mũi nhọn.
- Phiếu học tập số 6 về điện môi trong điện trường: khi giải thích quá trình phân
cực ở chất điện môi một số nhóm đã giải thích được sự phân cực điện môi: “ do tác
động của điện trường ngoài nếu là điện môi không tự phân cực mỗi phân tử điện
môi trở thành một lưỡng cực điện ( còn ở điện môi tự phân cực khi chưa đặt vào
điện trường ngoài mỗi phân tử đã là một lưỡng cực điện nhưng sắp xếp hỗn độn)
các lưỡng cực điện nằm dọc theo điện trường làm xuất hiện các điện tích trái dấu
trên mặt giới hạn tấm điện môi gây ra sự phân cực ở chất điện môi”. Hầu hết các
nhóm so sánh được hiện tượng phân cực điện môi và hiện tượng điện hưởng.
Dù dạy học theo hình thức nào thì cũng không thể tránh khỏi những vấn đề mà
giáo viên không lường trước được do vậy đòi hỏi giáo viên phải biết linh hoạt trong
xử lý tình huống sao cho hợp tình hợp lý.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Kết quả trình bày trước lớp
Các nhóm sau khi đọc nghiên cứu tài liệu thì cử đại diện trình bày kết quả làm
việc của nhóm lên bảng, tiếp theo cử đại diện nhận xét bài làm của nhóm khác.
Giảng viên chấm điểm trình bày và điểm nhận xét theo thang điểm 10. Cuối buổi
tổng hợp số điểm đạt được của nhóm chia cho số nhiệm vụ được giao. Kết quả trình
bày của các nhóm trong các buổi thực nghiệm được tổng hợp ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả trình bày trước lớp của lớp thực nghiệm
Nhóm
Ngày
1 2 3 4 5
11/3 8 7 5 8 6
18/3 6 8 6 8 8
25/3 6 6 6 5 7
1/4 6 6 6 7 5
8/4 7 6 5 7 8
15/4 5 6 5 8 7
22/4 7 7 7 6 6
80
3.4.2. Kết quả các phiếu học tập
Sau buổi học trên lớp, những nhiệm vụ chưa hoàn thành các nhóm tiếp tục
hoạt động ngoài lớp để nạp phiếu học tập vào buổi học tiếp theo. Giảng viên chấm
điểm các phiếu học tập của các nhóm, kịp thời phát hiện những chỗ còn yếu có biện
pháp giúp đỡ phù hợp. Kết quả các phiếu học tập được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả các phiếu học tập của lớp thực nghiệm
Nhóm
Phiếu
1 2 3 4 5
1 8 6 7 9 8
2 7 6 5 8 7
3 7 6 7 5 8
4 8 5 5 7 6
5 7 7 6 8 8
6 8 7 7 9 8
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm đối với lớp thực nghiệm chúng tôi nhận
thấy giáo viên đã xác định được hệ thống các yêu cầu học tập và tổ chức sinh viên
học theo nhóm một cách phù hợp. Hầu hết sinh viên các nhóm ở lớp thực nghiệm
đã học tập nghiêm túc.
3.4.3 – Kết quả các bài kiểm tra
Sau một thời gian tiến hành các tác động sư phạm theo những phương hướng đã
trình bày ở trên. Chúng tôi đã yêu cầu các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm
bài kiểm tra. Bài kiểm tra gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là
60 phút, nội dung bài kiểm tra hoàn toàn bảo mật. Bài kiểm tra được hai giáo viên
chấm điểm độc lập.
3.4.3.1. Nội dung bài kiểm tra
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong tự nhiên tồn tại hai loại điện tích: dương và âm.
81
B. Điện tích nguyên tố là điện tích có giá trị nhỏ nhất.
C. Một chất điểm tích điện được gọi là điện tích điểm.
D. Hai vật kim loại mang điện dương và âm mà chạm nhau thì sẽ trở thành hai vật
trung hòa về điện.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
B. Tương tác giữa các điện tích điểm tuân theo định luật Faraday.
C. Điện tích của một hệ cô lập luôn không đổi.
D. Điện tích của electron là điện tích nguyên tố.
Câu 3. Chọn đáp án đúng. Hai quả cầu kim loại tích điện trái dấu, treo trên hai
sợi chỉ mảnh. Cho chúng chạm nhau rồi lại tách ra xa nhau thì hai quả cầu sẽ:
A. Hút nhau, vì chúng tích điện trái dấu.
B. Đẩy nhau, vì chúng tích điện cùng dấu.
C. Không tương tác với nhau, vì chúng trung hòa về điện.
D. Hoặc đẩy nhau hoặc không tương tác với nhau nữa.
Câu 4. Chọn đáp án đúng. Quả cầu kim loại A tích điện dương +8C, quả cầu B
tích điện âm -2C. Cho chúng chạm nhau rồi tách xa nhau thì điện tích lúc sau của
A,B có thể nhận các giá trị nào trong các trường hợp sau:
A. +5C,+5C B. +2C,+4C C.-3C,+9C D. Chúng trung hòa về điện.
Câu 5. Chọn đáp án đúng. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau, tích điện
qRR1RR=2 C; qRR2RR=-4 C, đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một
lực FRR1RR=16N. Nếu cho chúng chạm nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng:
A. Không tương tác với nhau nữa. C. Đẩy nhau một lực FRR2RR=2 N.
B. Hút nhau một lực FRR2RR=2 N D. Tương tác nhau một lực FRR2RR 2N.
Câu 6. Chọn đáp án đúng. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm sẽ thay đổi thế
nào nếu ta cho độ lớn mỗi điện tích tăng lên gấp đôi, đồng thời khoảng cách giữa
chúng cũng tăng lên gấp đôi.
A. Tăng gấp đôi B. Giảm một nửa C. Không đổi D. Tăng gấp bốn lần
82
Câu 7. Chọn đáp án đúng. Hai điện tích điểm qRR1RR=3 C và qRR2RR=12 C đặt cách
nhau một khoảng 30 cm trong không khí thì tương tác với nhau một lực bao nhiêu
niu tơn?
A. 0,36 N B. 3,6 N C. 0,036 N D. 36 N
Câu 8. Cho vật A đã nhiễm điện (+) tiếp xúc với vật B chưa nhiễm điện rồi tách
ra thì B nhiễm điện +q. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Một số điện tích (+) đã chạy từ A sang B.
B. Điện tích của A còn lại là –q.
C. Một số điện tích âm đã chạy từ B sang A.
D. Có cả điện tích (+) chạy từ A sang B và điện tích âm chạy từ B sang A.
Câu 9. Chọn đáp án đúng. Đặt cố định hai điện tích điểm cách nhau 30 cm trong
không khí thì chúng hút nhau bởi lực 1,2 N. Biết qRR1RR=+4,0 C . Điện tích qRR2RR là:
A. +3,0 C B. +9,0 C C. – 3,0 C D. -6,0 C
Câu 10. Chọn đáp án đúng. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm sẽ thay đổi
thế nào nếu đưa chúng từ không khí vào dầu có hệ số điện môi =4 đồng thời giảm
khoảng cách giữa chúng còn một nửa?
A. Tăng 16 lần B. Không đổi C. Còn một nửa D. Tăng 64 lần
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ điện trường tại điểm
M, do điện tích điểm Q gây ra?
A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ Q đến M.
B. Phụ thuộc vào giá trị điện tích thử q đặt vào M
C. Hướng ra xa Q nếu Q>0 D. Hướng ra xa Q nếu Q<0
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vec tơ cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương
diện tác dụng lực.
B. Trong môi trường điện môi có hằng số điện môi , cường độ điện trường giảm
lần so với chân không.
C. Đơn vị đo cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m)
D. Cả A, B, C đều đúng
83
Câu 13. khi nói về đặc điểm của vecto cường độ điện trường do điện tích điểm
Q gây ra tại điểm M, Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có phương là đường thẳng QM.
B. Có chiều hướng ra xa Q nếu Q>0, hướng gần Q nếu Q<0.
C. Có độ lớn tỉ lệ nghích với khoảng cách giữa Q và M.
D. Có điểm đặt tại M.
Câu 14. Điện tích Q = - 5 C đặt trong không khí. Độ lớn của vecto cường độ
điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M cách nó 30 cm có giá trị nào sau đây?
A. 1500 kV/m B. 500 kV/m C. 1500 V/m D. 500 V/m
Câu 15. Chọn đáp án đúng. Hai điểm A và B cách nhau một khoảng r trong
không khí. Người ta lần lượt đặt tại A các điện tích cùng dấu qRR1RR và qRR2RR thì thấy
cường độ điện trường tại B là ERR1RR=100 kV/m và ERR2RR=80 kV/m. Nếu đặt đặt đồng thời
tại A hai điện tích trên thì cường độ điện trường tại B là:
A. 20 kV/m B. 90 kV/m C. 180 kV/m D. 0 kV/m
Câu 16. Chọn đáp án đúng. Hai điện tích điểm QRR1RR=8 C , QRR2RR= - 6 C đặt tại hai
điểm A,B cách nhau 10 cm trong không khí. Tính độ lớn vec tơ cường độ điện
trường do hai điện tích này gây ra tại điểm M, Biết MA= 10 cm, MB = 20 cm.
A. 3,6 .10PP6PP V/m B. 7,2 .10PP6PP V/m C. 5,85 .10PP6PP V/m D. 0 V/m
Câu 17. Hai điện tích QRR1RR, QRR2RR lần lượt gây ra tại M các vec tơ cường độ điện
trường 1E
uur
và 2E
uur
. phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vec tơ cường độ điện
trường tổng hợp tại M?
A. 1 2E E E
ur uur uur
nếu QRR1RR, QRR2RR cùng dấu. B. Luôn tính theo công thức : 1 2E E E
ur uur uur
C. 1 2E E E
ur uur uur
nếu QRR1RR, QRR2RR trái dấu. D. E = ERR1RR + ERR2
Câu 18. Khi nói về mật độ điện tích khối dq
dV
, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Là điện tích chứa trong một đơn vị thể tích tại điểm khảo sát.
B. Có thể âm hoặc dương và có thể thay đổi tùy theo vị trí khảo sát.
C. Đơn vị đo trong hệ SI là cu lông trên mét khối (C/mPP3PP).
D. Cả A, B, C đều đúng.
84
Câu 19. Một vòng dây tròn, bán kính R tích điện đều với điện tích tổng cộng là
Q, đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại tâm vòng dây được tính theo biểu
thức nào sau đây?
A. 2
.k Q
E
R
B.
2
.
2
k Q
E
R
C.
2
.
2 2
k Q
E
R
D. E = 0.
Câu 20. Chọn đáp án đúng. Đặt điện tích –Q cố định tại gốc hệ tọa độ Oxy. So
sánh độ lớn E của vec tơ cường độ điện trường tại hai điểm A(5,0); B(-2, -3).
A. ERRARR =ERRB RRB. ERRARR > ERRB RRC. ERRARR < ERRB RRD. ERRARR = 2ERRB
Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thông lượng của vec tơ cường độ điện trường gởi qua mặt (S) gọi là điện thông.
B. Điện thông là đại lượng vô hướng có thể dương, âm hoặc bằng không.
C. Điện thông gởi qua một mặt (S) bất kì luôn bằng không.
D. Trong hệ SI, đơn vị đo điện thông là vôn mét (Vm).
Câu 22. Biểu thức nào sau đây dùng để tính thông lượng điện trường gởi qua
mặt (S) bất kì?
A. .E
S
E d S uur ur B. .E
S
E d S uur urÑ C. .Ed E d S uur ur D. ( )
0
1
E itrong Sq
Câu 23. Chọn đáp án đúng. Trong hệ SI, đơn vị đo điện cảm là:
A. Vôn trên mét (V/m). B. Cu lông trên mét vuông (C/mPP2PP)
C. Vôn mét (Vm) D. Cu lông (C)
Câu 24. Mặt phẳng (P) rộng vô hạn, tích điện đều với mật độ điện mặt , đặt
trong không khí. Điện trường do mặt phẳng này gây ra tại những điểm ngoài mặt
phẳng đó có đặc điểm gì?
A. Là điện trường đều. B. Tại mọi điểm, Eur luôn vuông góc với (P)
C. Có độ lớn
02
E D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25. Lần lượt đặt hai điện tích QRR1RR=2QRR2 RR vào một mặt cầu. So sánh trị số
thông lượng cảm ứng điện gửi qua mặt cầu đó.
A.
1 2
8D D B. 1 24D D C. 2 18D D D. 1 22D D
85
Câu 26. Chọn đáp án đúng. Ba điện tích điểm qRR1RR= -10PP-8PP C, qRR2RR= -+2.10PP-8PP C, qRR1RR=
+3.10PP-8PP C ở trong mặt cầu bán kính 50 cm. Thông lượng điện cảm qua mặt cầu là:
A. +4.10PP-8PP C B. +2.10 PP-8PP C C. – 5. 10 PP-8PP Vm D. + 4. 10PP-8PP Vm
Câu 27. Chọn đáp án đúng. Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích
thử q trong điện trường, từ điểm M đến điểm N có đặc điểm:
A. Không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo. B. Tỉ lệ với q
C. Luôn bằng không nếu M trùng N. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28. Điện tích Q= -5 C đặt yên trong không khí. Điện tích q= +8 C di
chuyển trên đường tròn tâm Q, từ M cách Q 40 cm, đến điểm N cách M 20 cm.
Tính công của lực điện trường trong dịch chuyển đó.
A. 0,9J B. -0,9J C. -0,3J D. 0J
Câu 29. Điện tích Q> 0. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Càng xa điện tích Q, điện thế càng giảm
B. Càng xa điện tích Q, điện thế càng tăng
C. Điện thế tại những điểm ở xa Q có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện thế tại những
điểm gần Q, tùy vào gốc điện thế mà ta chọn.
D. Điện trường do Q gây ra là điện trường đều
Câu 30. Một quả cầu kim loại có bán kính R= 50 cm, đặt trong không khí, được
tích điện Q= 5.10PP-6PP C. Tính điện thế tại tâm của quả cầu, chọn gốc điện thế ở vô
cùng.
A. 9.10 PP5PP V B. 9. 10 PP4PPV C. 18.10PP4 PPV D. 0 V
Câu 31. Một tụ điện có điện dung CRR1RR= 2 F được mắc vào nguồn U=20V. Tính
năng lượng của tụ.
A. 4 J. B. 4 mJ C. 40 J D. 0,4 mJ
Câu 32. Chọn đáp án đúng. Tụ điện phẳng không khí được tích điện Q, rồi ngắt
ra khỏi nguồn. Ta cho hai bản tụ rời xa nhau một chút thì:
A. Điện tích Q của tụ không đổi. B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ không đổi.
C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng. D. Cường độ điện trường trong lòng tụ điện tăng.
86
Câu 33. Tại điểm nào dưới đây không có điện trường?
A. Ở ngoài, gần quả cầu bằng cao su nhiễm điện.
B. Ở trong lòng quả cầu bằng chất dẻo nhiễm điện.
C. Ở ngoài, gần quả cầu thép nhiễm điện.
D. Ở trong lòng quả cầu bằng thép nhiễm điện.
Câu 34. Chọn đáp án đúng. Đặt thỏi thép chưa nhiễm điện vào điện trường thì:
A. Ở trong lõi, cường độ điện trường E=0 B. Điện thế ở trong lõi cao hơn bề mặt
C. Điện tích phân bố khắp thể tích. D. Tổng điện tích của thỏi thép khác
không
Câu 35. Hai tụ điện được nạp điện tích Q như nhau. Nhận xét nào sau đây là
đúng?
A. Chúng cùng điện dung. B. Chúng có cùng hiệu điện thế giữa hai
bản.
C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn thì hiệu điện thế lớn hơn.
D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn thì hiệu điện thế nhỏ hơn.
Câu 36. Hai tụ điện có điện dung CRR1RR> CRR2. RR Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi mắc chúng song song vào một nguồn thì QRR1RR=QRR2RR.
B. Khi mắc chúng nối tiếp vào một nguồn thì QRR1RR> QRR2RR.
C. Khi mắc chúng nối tiếp vào một nguồn thì URR1RR< URR2RR.
D. Khi mắc chúng song song vào một nguồn thì QRR1RR< QRR2RR.
Câu 37. Khi tụ điện đã tích điện đến hiệu điện thế U, muốn năng lượng điện
trường tăng gấp đôi thì phải tăng hiệu điện thế lên mấy lần?
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 0,5 lần D. 2 lần
Câu 38. Chọn đáp án đúng. Tích điện cho tụ điện phẳng. Gọi Q, U, E lần lượt
là điện tích của tụ điện, hiệu điện thế giữa hai bản, cường độ điện trường giữa hai
bản. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi nhúng ngập vào điện môi lỏng thì:
A. Q tăng, U giảm, E không đổi. B. Q giảm, U tăng, E tăng
C. Q không đổi, U giảm, E không đổi. D. Q không đổi, U giảm, E giảm.
87
Câu 39. Chọn đáp án đúng. Đặt một cái hộp rỗng bằng nhôm vào điện trường thì:
A. Điện trường trong hộp (phần không khí) mạnh hơn ở vỏ (phần nhôm).
B. Điện trường trong hộp (phần không khí) yếu hơn ở vỏ (phần nhôm).
C. Điện thế trong hộp (phần không khí) thấp hơn ở vỏ (phần nhôm).
D. Điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài của vỏ hộp.
Câu 40. Quả cầu kim loại rỗng, bán kính 10 cm, tích điện Q= 6 C, đặt trong
không khí. Tính cường độ điện trường E và điện thế V tại tâm của quả cầu, chọn
gốc điện thế ở vô cùng.
A. E= 5,4.10 PP6PP V/m và V= 5,4.10 PP6PP V B. E= 5,4.10 PP6PP V/m và V= 5,4.10PP5PP V
C. E= 0 V/m và V= 0 V D. E= 0 V/m và V= 5,4.10PP5PP V
3.4.3.2. Xử lý kết quả bài kiểm tra
Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được tổng hợp ở bảng 3.5.
UUBảng 3.5: Kết quả bài kiểm tra.
ĐIỂM 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp thực nghiệm 0 1 1 1 7 10 11 2
Lớp đối chứng 1 2 10 12 7 1 0 0
Phân tích kết quả trên thu được các giá trị ở bảng 3.6 và bảng 3.7
UUBảng 3.6: Phân tích kết quả bài kiểm tra.
Lớp Mức độ (tỉ lệ %) Tham số
Giỏi Khá TB Yếu X S V(%)
Thực nghiệm 39,4 51,5 6,1 3,0 7,97 1,77 22,21
Đối chứng 0,0 24,2 66,7 9,1 5,75 1,05 18,26
88
UUBảng 3.7: Tần suất và tần suất lũy tích.
Điểm XRRi Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Tần
số
nRRi
Tần
suất
i (%)
Tần suất
Lũy
tích
WRRiRR (XRRiRR)(%)
Tần
số
nRRi
Tần
suất
i (%)
Tần suất
Lũy
tích
WRRiRR (XRRiRR)
(%)
0 0 0 100 0 0 100
1 0 0 100 0 0 100
2 0 0 100 0 0 100
3 0 0 100 1 3,03 100
4 1 3,03 100 2 6,10 96,97
5 1 3,03 96,97 10 30,30 90,91
6 1 3,03 93,94 12 36,40 60,61
7 7 21,21 90,91 7 21,21 24,21
8 10 30,30 69,70 1 3,03 3,03
9 11 33,33 39,40 0 0 3,03
10 2 6,06 6,06 0 0 3,03
Tổng 33 100 33 100
Từ bảng tần suất và tần suất lũy tích ta có thể lập được các biểu đồ sau đây để
đối chiếu kết quả bài thi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
89
BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SỐ ĐIỂM CỦA LỚP ĐC VÀ LỚP TN
0
2
4
6
8
10
12
14
Điểm số
Số
h
ọc
s
in
h
đạ
t đ
iểm
X
i
tn
đc
tn 0 1 1 1 7 10 11 2
đc 1 2 10 12 7 1 0 0
3 4 5 6 7 8 9 10
ĐƯỜNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
Điểm số
số
%
s
v
đạ
t đ
iểm
X
i
tn
đc
tn 0% 3.03% 3.03% 3.03% 21.21 30.30 33.33 6.06%
đc 3.03% 6.06% 30.30 36.36 21.21 3.03% 0% 0%
3 4 5 6 7 8 9 10
90
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG PHẦN BỐ TẦN SUẤT LŨY TÍCH
0
20
40
60
80
100
120
Điểm số
số
%
s
v
đạ
t đ
iểm
tr
ên
X
i
tn
dc
tn 100 100 96.97 93.94 90.91 69.7 39.4 6.06
dc 100 96.97 90.91 60.61 24.21 3.03 3.03 3.03
3 4 5 6 7 8 9 10
Chú thích: tn là lớp thực nghiệm, dc là lớp đối chứng
Xử lý kết quả bài kiểm tra:
- Tỉ lệ sinh viên có điểm kiểm tra dưới trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn
lớp đối chứng là 6,1%.
- Tỉ lệ sinh viên đạt loại giỏi của lớp thực nghiệm lớn hơn lớp đối chứng là 39,4
%.
- Tỉ lệ sinh viên có điểm kiểm tra đạt loại khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp
đối chứng là 27,3 %.
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 2,22 điểm.
- Hệ số biến thiên của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 3,95 %.
So sánh sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
cho kết quả đại lượng kiểm định tRRdRR= 6,166 mà theo bảng phân phối student với df=
nRR1RR+nRR2RR -2= 33+33-2=64 thì t = 2,656.
Như vậy kết quả nắm tri thức giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý
nghĩa xác suất sai =0,005%.
3.5. Kết luận chương ba
Ở chương ba này chúng tôi đã thực hiện được những việc sau đây:
91
- Xác định được mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm.
- Xác định được chuẩn và thang đánh giá.
- Tiến hành tác động sư phạm đối với lớp thực nghiệm theo hình thức hoạt động
đã trình bày ở chương hai.
- Nhận xét được quá trình thực nghiệm sư phạm.
- Soạn được một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan gồm 40 câu phần tĩnh
điện.
- Phân tích được kết quả bài kiểm tra.
Sau quá trình thực nghiệm tổ chức sinh viên học tập theo nhóm phần tĩnh điện -
Chương trình vật lý đại cương và phân tích kết quả chúng tôi nhận thấy quá trình
thực nghiệm diễn ra nghiêm túc, sử dụng phương pháp đánh giá có khoa học, việc
đánh giá kết quả là khách quan. Kết quả phân tích cho thấy dạy học theo nhóm đã
góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy học.
92
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN
Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày trên đây, chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
Việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học Vật lý đại cương là cần
thiết. Sự phối hợp các hình thức tổ chức nhóm 2 sinh viên và nhóm 6-7 sinh viên
trong giờ học để học tập nghiên cứu là có tính khả thi. Sinh viên vừa nắm vững kiến
thức và kỹ năng trong môn học vừa được rèn luyện các kĩ năng tổ chức và làm việc
theo nhóm. Tuy nhiên việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm đòi hỏi phải dành
nhiều thời gian, công sức hơn và phương tiện phục vụ cho dạy và học cũng phải
được trang bị phù hợp. Thực tế hiện nay, hệ thống bàn ghế trong phòng học không
phù hợp cho việc tổ chức học tập theo nhóm. Thư viện chưa đủ cho sinh viên tìm
kiếm tư liệu tham khảo. Ngoài giờ học trên lớp sinh viên còn phải đi làm thêm nên
việc học nhóm ngoài lớp tương đối khó khăn. Động cơ học tập và rèn luyện của
sinh viên chưa mạnh mẽ, kĩ năng học tập theo nhóm còn yếu. Giảng viên và nhà
trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của sinh viên. Để khắc phục thực
trạng trên cần có sự phối hợp giữa nhà trường, giảng viên và sinh viên. Phía nhà
trường cần trang bị điều kiện học tập đầy đủ và phù hợp, cần quan tâm bồi dưỡng kĩ
năng làm việc nhóm thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, cần có chế độ khuyến
khích hợp lý đối với các sinh viên có kết quả học tập tốt. Phía giảng viên cần thiết
kế chương trình học theo hướng dạy học theo nhóm, trong quá trình giảng dạy
giảng viên phải thường xuyên kiểm tra đánh giá để điều chỉnh kịp thời chương trình
giảng dạy và thường xuyên giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên. Phía
sinh viên cần rèn luyện kĩ năng học tập nghiên cứu, kĩ năng làm việc nhóm, biết sắp
xếp thời gian biểu hợp lý và có thái độ học tập nghiêm túc.
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Anhstanh, L. Infen, Sự tiến triển của vật lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội, 1972.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục
đại học, Tp Hồ Chí Minh, 2008.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn
2006 – 2020, Hà Nội, 2005.
4. Lương Duyên Bình, Vật lý đại cương, Tập 2, NXB Giáo dục, 2005.
5. Lương Duyên Bình, Bài tập Vật lý đại cương, Tập 2, NXB Giáo dục, 2005.
6. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục, Hà nội, 2002.
7. Phạm Thế Dân, Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn phân
tích chương trình vật lý trung học phổ thông, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên
cứu khoa học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2008.
8. Ngô Thị Dung, “Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học
sinh”, Tạp chí Giáo dục, Số 46, 2002.
9. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, “Các giai đoạn và yêu cầu học tập hợp tác của sinh
viên”, Tạp chí Giáo dục, Số 267, 2011
10. Trần Ngọc Hợi (chủ biên), Phạm Văn Thiều, Vật lí đại cương các nguyên lí và
ứng dụng, Tập hai, NXB Giáo dục, 2005.
11. N.I.Kariakin, K.N.Buxtrôv, P.X.Kirêêv, Sách tra cứu tóm tắt về vật lý. NXB
Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, 1978.
12. Đỗ Thị Minh Liên, “Thảo luận nhóm – Một hình thức đổi mới dạy và học ở
đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 89, 2004.
13. Phan Trọng Luận, “Về khái niệm học sinh là trung tâm” Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục, Số 2, 1995.
14. Luật Giáo dục và Văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia , Hà
nội, 2000.
15. Hoàng Lê Minh, Tổ chức dạy học hợp tác môn Toán ở trường Trung học phổ
thông, Luận án tiến sĩ, 2007.
94
16. Lưu Xuân Mới, Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục, 2000.
17. Nguyễn Thị Hồng Nam, “Tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học theo hình
thức thảo luận nhóm”, Tạp chí Giáo dục, Số 26, 2002.
18. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005.
19. Lê Đức Ngọc, Giáo dục đại học – Phương pháp dạy và học, NXB ĐHQG, Hà
Nội, 2005
20. Vũ Oanh, “Phấn đấu xây dựng xã hội học tập theo định hướng chiếm lược của
đại hội IX”, Tạp chí Dạy – tự học, Số 23, 2002.
21. Trần Phương, “Sinh viên học như thế nào”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, Số
2, 2002.
22. G. Polya, Giải bài toán như thế nào, NXB Giáo dục, 1997 (người dịch Hồ
Thuần – Bùi Tường )
23. J. Piaget, Tâm lí học và giáo dục học, NXB Giáo dục, 2001.
24. Lê Văn Tạc, “Một số vấn đề về cơ sở lí luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí Giáo
dục, Số 81, 2004.
25. Nguyễn Văn Tân, “Một số kết quả nghiên cứu kĩ năng tự tổ chức hoạt động
học tập của sinh viên”, Thông tin khoa học giáo dục, Số 25, 1991.
26. Trần Văn Thạnh, Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi khách quan nhiều
lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần Tĩnh điện trong chương
trình Vật lý đại cương của sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học An Giang,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2003
27. Nguyễn Hữu Thọ, Điện học đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh, 2009.
28. Trương Đình Tòa, Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học
của sinh viên khoa lí trong quá trình giảng dạy môn điện đại cương, Luận văn
thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2003.
29. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Qúa trình dạy - tự học, NXB Giáo dục Hà
Nội, 1999.
95
30. Dương Thiệu Tống, Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu Giáo dục, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2003.
31. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB Giáo
dục, 2007.
32. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
96
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
97
98
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA CÁC NHÓM SINH VIÊN
99
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ LÀM BÀI KIỂM TRA CỦA MỘT SỐ SINH
VIÊN
100
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5248.pdf