676
TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN MAY
Phan Ngọc Hân, Vũ Thị Kim Thu, Phan Thị Thảo Quyên,
Phan Thị Thúy Uyên, Nguyễn Thị Bích Thuận
Khoa Kiến Trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ
TÓM TẮT
Thiết kế dây chuyền may là tập hợp những người cùng tham gia sản xuất trong phân xưởng nhưng
mỗi người được phân công làm chuyên một việc. Người làm sau làm tiếp công việc của người làm
trước để cuối cùng hoàn thành một sản phẩm với thời gian ngắn n
7 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức sản xuất dây chuyền may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất. Muốn nâng cao năng suất
thì việc thiết kế chuyền may phải phù hợp quy trình lắp ráp sản phẩm, tay nghề công nhân để thời
gian thoát chuyền là ngắn nhất. Trong bài báo nhóm tác giả giới thiệu các loại dây chuyền may và
các nguyên tắc khi bố trí công cụ, dụng cụ, bố trí phân xưởng sản xuất.
Từ khóa: Dây chuyền may, dây chuyền dọc, dây chuyền ngang, dây chuyền bó, dây chuyền treo.
1 CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN MAY
1.1 Dây chuyền hàng dọc
Cách phân bố sản xuất theo quy trình lắp ráp sản phẩm được chia thành nhiều bước công việc.
Các bước công việc này được thực hiện tiếp diễn theo thứ tự lắp ráp hợp lý, tránh sự quay trở lại của
bán thành phẩm. Nguyên tắc: Sắp đặt máy không theo chủng loại máy mà theo quy trình lắp ráp.
Chi tiết sản phẩm di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên thùng con ở máy, trên giá đỡ hay băng
chuyền. Công nhân đi lấy chi tiết may phải mở bó xem kỹ có cùng một bó không, may xong bó lại.
Cần có một lượng hàng dự trữ trên chuyền để tránh sự chờ đợi của người công nhân vì nhịp độ của
mỗi người không đều nhau. Công nhân phụ thuộc vào nhau từ người này sang người khác.
Ưu điểm: Diễn tiến hợp lý của các công đoạn về phía trước, không quay lại. Thời gian ra chuyền
ngắn. Năng suất đều trong sản xuất. Chuyên môn hóa công nhân đào tạo nhanh. Kiểm tra tiến độ
sản xuất dễ dàng, dễ điều chuyền. Tiết kiệm thời gian vì cân đối chặt chẽ. Giảm bớt người điều
hàng, công nhân tự lấy hàng từ vị trí này đến vị trí khác gần nhau, không phải bê xa. Lượng hàng
trên chuyền giảm. Dễ cơ giới hóa quá trình sản xuất.
Nhược điểm: Yêu cầu phải cân đối các vị trí làm việc cao. Chênh lệch giữa các vị trí làm việc tối
đa là 5%. Bắt buộc phải tôn trọng tuyệt đối quy trình công nghệ. Bị xáo trộn chuyền vì những công
nhân vắng mặt, cần thợ dự trữ giỏi, biết may nhiều bộ phận gọi là thợ chạy chuyền. Công việc
nhàm chán đới với công nhân vì phải luôn luôn làm một bộ phận. Cần một diện tích lớn, diện tích
trung bình của một người công nhân từ 4 đến 5m2. Phải có người điều hành theo dõi chuyền,
bám sát cân đối giữa các vị trí làm việc, bổ sung điều chỉnh sau 2 giờ đồng hồ sản xuất để sản
lượng ra đều.
677
Hình 1. Kiểu bố trí dây chuyền dọc
1.2 Dây chuyền hàng ngang
Tương tự như dây chuyền hàng dọc, thích hợp cho xưởng các diện tích ngắn. Các vị trí làm việc
được chuyển hàng theo hàng ngang, hết hàng này mới chuyền lên hàng trên, nhìn tổng quát vẫn
là hàng dọc.
Hình 2. Kiểu bố trí dây chuyền ngang
1.3 Dây chuyền bó
Công việc được thực hiện theo bó, các lớp chi tiết có một hay nhiều thao tác cùng một giá trị thời
gian được cột thành một bó. Những bó này được phân bổ cho công nhân tùy theo thứ tự hợp lý của
678
quy trình may. Sao đó lại tập trung lại, kiểm tra và phân bổ tiếp. Phân chia chia công việc: cân đối
được thực hiện như dậy chuyền dọc và theo bó. Công việc phải điều hòa và đồng bộ trong những vị
trí làm việc (sức làm của những vị trí làm việc phải bằng nhau, chênh lệch từ 5 - 10%), công nhân
độc lập với nhau. Có người kiểm tra đếm những bó đến và mang đến cho những vị trí làm việc
khác. Công nhân được tập trung thành những bộ phận theo loại công việc hoặc theo chi tiết của
sản phẩm. Số người kiểm tra tùy theo số công nhân và số nhóm. Một người kiểm tra sẽ phân bổ
cho 4 đến 10 công nhân. Con số này tùy thuộc tính đơn giản hay phức tạp của sản phẩm, số mã
hàng được may cùng một lần. Người kiểm tra sẽ giao những bó từ bộ phận trước và sau khi kiểm
tra, giao cho công nhân tiếp theo. Công nhân trong cùng một nhóm không bắt buộc phải nhận
những bó hàng cùng một lúc. Bó được đi từ nhóm này sang nhóm khác. Chú ý 1 bó may xong bởi 1
công nhân, được người kiểm tra lấy đi kiểm tra. Bó này có thể giao cho công nhân ở nhóm tiếp theo
hoặc cho công nhân của nhóm đã thực hiện bó này.
Ưu điểm: Diện tích đặt máy nhỏ từ 3,7 - 4,5 m2. Diễn tiến hợp lý của những thao tác lắp ráp. Kiểm
tra thường xuyên giảm bớt những sai sót. Ít bị lẫn lộn sản phẩm và cỡ vóc. Công nhân may nhanh
có thể nhận thêm nên có thu nhập cao. Thiết kế chuyền ít thay đổi. Thời gian sử dụng máy tối đa.
Nhược điểm: Sản phẩm đang làm và chờ đợi nhiều vì phải làm theo bó. Thời gian ra chuyền
tương đối dài. Kiểm tra và phân bổ cần người cho mỗi nhóm, do đó tốn nhiều lao động. Cần nhiều
bàn để nhận và kiểm tra. Thiết kế chuyền may những sản phẩm phức tạp cần diện tích lớn. Lưu ý:
Năng suất cao ở dây chuyền này đạt được khi những vị trí làm việc của bộ phận may sản xuất
đồng bộ và người kiểm tra, phân bổ làm việc đúng yêu cầu. Thích hợp với những mặt bằng rộng và
có nhiều mã hàng cùng sử dụng một số máy chuyên dùng phù hợp.
Hình 3: Kiểu bố trí dây chuyền bó
1.4 Dây chuyền cụm
Dây chuyền sản xuất này thường dùng trong những xí nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau,
sản lượng nhỏ hoặc lớn.
679
Tính chất: Phân xưởng được chia thành nhóm theo từng loại công việc hoặc theo từng loại máy.
Nhóm máy 1 kim có thể gồm một bộ phận những máy may may những đường may ngắn và một
bộ phận chuyên may những đường may dài.
Vai trò của cụm: Thực hiện các bước công việc của nhóm. Công nhân làm nhiều bước công việc.
Vị trí công nhân: Mỗi người trong cụm đều độc lập, cụm này độc lập với cụm kia và dưới sự chỉ đạo
của trưởng nhóm.
Phân bố công việc: Một số chi tiết bán thành phẩm giống nhau được cột thành bó từ 25 - 30 chi
tiết. Công nhân nhận một bó để may, hết bó này nhận bó khác. Cần các loại xe nhỏ có bánh xe
đẩy để đem hàng đến, có chỗ chất hàng và điều hàng đi. Cân đối: Giữa các bước công việc được
làm dần dần theo NĐSX của nhóm. Quản đốc có vai trò cân đối, điều hành tiến độ thực hiện giữa
các cụm để bảo đảm hàng ra đều, cân đối nhịp nhàng.
Ưu điểm: Rất mềm dẻo trong sản xuất. Thiết kế chuyền cố định. Chỉ cần diện tích nhỏ cho một máy
(3,7 m2). Lượng hàng trên chuyền quá lớn cho phép công nhân bắt kịp thời gian đã mất trong nhiều
công đoạn. Tay nghề công nhân cao, do đó được khuyến khích bằng lương cao. Hậu quả của số
công nhân vắng mặt ít bị ảnh hưởng, công nhân không phụ thuộc vào nhau giữa người này và
người kia. Tiết kiệm thời gian đi lại của công nhân vì có người đem hàng đến và lấy hàng đi. Sử
dụng tiết kiệm tối đa vì lượng hàng cho mỗi vị trí nhiều, không có thời gian chờ đợi vô ích.
Nhược điểm: Lượng hàng trong chuyền nhiều. Độc lập giữa các vị trí làm việc do đó không cần
trình tự lắp ráp sản phẩm, bắt buộc phải bố trí thêm người lấy hàng đi. Không thể cân đối tương
xứng giữa các vị trí làm việc trong nhóm. Kiểm tra công đoạn khó. Cần có nhiều bàn để nhận số
hàng may xong và phân bố cho nhóm khác. Thời gian hàng ra chuyền tương đối chậm vì lượng
hàng trên chuyền nhiều. Thời gian giao hàng ít chính xác vì năng suất biến động của công nhân.
Cần thời gian dài để đào tạo công nhân. Công nhân có trình độ cao và không chuyên môn hóa.
Đ i hỏi người quản đốc giỏi về kỹ thuật cũng như về quy luật tổ chức sản xuất.
Hình 4. Kiểu bố trí dây chuyền cụm
680
1.5 Các kiểu dây chuyền khác
Hệ thống sản xuất dạng tự động hóa - hệ thống treo hanger: Là một dây chuyền treo tự
động hiện đại, hiện nay ở các công ty Việt Tiến, Thành Công đã được trang bị. Bán thành phẩm di
chuyển từng chiếc, khoảng cách giữa các máy là 1500 – 1800 mm.
Hình 5. Chuyền treo tự động
Cấu tạo: Cơ cấu của chuyền sơ mi tay dài có 31 trạm: 1 trạm điều khiển, 1 trạm vào (loading), 1
trạm ra và 31 trạm tương ứng với 31 máy chuyên dùng hiện đại. Và để phục vụ cho chuyền hanger
có 1 tổ chi tiết gồm 82 lao động (Bảng 1).
Bảng 1. Bố trí các trạm của chuyền treo
Công đoạn Tên công đoạn Trạm thực hiện tương ứng với máy
I Loading 1
II May và lộn vai con 1 2 3
III Diễu vai con 5
IV Tra tay VS vòng nách 7 8 9
V VS sườn 10 11 12
VI Tra tay và lại mũi 13 14 15
VII Mí cổ và quay đầu 6 16 17 18 19 20 21
VIII Gọt may lai bầu 23 24 25
IX Tra manchette 22 26 27 28 29 30 31 32
X Trạm ra 33
681
Các kiểu dây chuyền của Liên Xô:
Liên hợp (hàng dọc): Bán thành phẩm đi theo đường thẳng hoặc đi theo đường ziczac. Rải hàng
từng cái hay theo bó, nhịp tự do, thường năng suất nhỏ để may các mặt hàng ổn định có thời gian
thực hiện thấp, cài hàng theo liên tiếp. Đây là kiểu chuyền đơn giản nhất và hiệu quả thấp nhất.
Băng chuyền với nhịp chặt chẽ: Rải hàng từng cái theo chu kỳ, liên tiếp hay tổng hợp, bán
thành phẩm chuyển động theo đường thẳng. Năng suất trung bình hay lớn thường sử dụng với các
mặt hàng có thời gian và kích thước lớn, mặt hàng ổn định.
Băng chuyền với nhịp tự do: Cài hàng liên tiếp, chu kỳ, bán thành phẩm di chuyển theo đường
thẳng hay đường tròn trong các hộp con, các xe con trên băng chuyền. Băng chuyền với đường
chuyền bán thành phẩm là thẳng được áp dụng ở khu vực lắp ráp khi may các mặt hàng có sản
lượng lớn như quần âu, áo sơ mi, áo gió. Băng chuyền đường vòng thì bán thành phẩm chuyển
động trong vòng khép kín và được đặt trong các thùng nhỏ, thường được áp dụng may các mặt
hàng áo đầm, áo nữ. Thỉnh thoảng kiểu chuyền này được sử dụng ở khu vực may chi tiết với các
mặt hàng mặc ngoài.
Nhóm liên hợp: Được chia theo các nhóm chuyên môn để may các chi tiết riêng biệt. Công nhân
được bố trí theo nhóm và chuyên môn hóa cao. Cài hàng có thể theo 3 cách: liên tiếp, chu kỳ và
tổng hợp, cài hàng từng bó, nhịp tự do, bán thành phẩm được đưa theo các phương tiện khác
nhau. Thường được sử dụng để làm các mặt hàng ổn định có kích thước nhỏ (chuyền trung bình và
lớn) và áp dụng ở khu vực may chi tiết đối với các mặt hàng mặt ngoài.
2 CÁC NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ DÂY CHUYỀN MAY HỢP LÝ
2.1 Nguyên tắc bố trí phân xưởng
Hình 6. Vùng làm việc
Tất cả vải, nguyên phụ liệu, công cụ, dụng cụ nên được bố trí vào nơi được quy định trước. Bố trí vải,
dụng cụ và vùng kiểm soát sao cho chúng nằm trong vùng làm việc bình thường và trước mặt công
nhân. Nên sử dụng và bố trí bàn trượt để chuyển các chi tiết may sao cho công nhân kế tiếp không
phải di chuyển và dời đổi vị trí của hàng trước khi may. Nên sử dụng thiết bị để tuôn bán thành
phẩm sau khi may. Vải và dụng cụ nên được bố trí theo thứ tự hợp lý để tương thích với các di
682
chuyển của cơ thể. Luôn duy trì và đảm bảo chất lượng ánh sáng về hướng chiếu và cường độ thích
hợp. Nên điều chỉnh độ cao băng ghế hoặc ghế đơn vừa thấp hơn khủyu tay và đầu gối của mỗi
công nhân để họ có thể ngồi và làm việc thoải mái. Ghế nên được thiết kế dạng đơn lẻ mỗi công
nhân có thể thao tác một cách dễ dàng nhất theo các cử động. Thiết kế màu sắc trong xưởng sao
cho công nhân có thể quan sát các vật xung quanh một cách dễ dàng nhất để tránh mỏi mắt và
giảm mệt mỏi. Luôn duy trì nhiệt độ, độ ẩm và sự thông gió ở một mức độ phù hợp nhất để công
nhân có thể thích nghi tốt với môi trường làm việc.
2.2 Nguyên tắc bố trí công cụ và dụng cụ
Việc bằng tay nên được thiết kế sử dụng cử gá lắp hoặc các thiết bị điều khiển bằng chân. Hai tay
nhiều dụng cụ nên được kết hợp thành một. Các công cụ, dụng cụ và vải nên được bố trí vào một
nơi được quy định trước.
3 KẾT LUẬN
Tùy theo quy mô, diện tích phân xưởng, chủng loại sản phẩm, máy móc thiết bị, tay nghề công
nhân mà thiết kế dây chuyền may cho phù hợp. Bên cạnh đó việc bố trí công cụ, dụng cụ phải hợp
lý để thiết kế dây chuyền hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Công nghệ dệt may, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.
[2] TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS. Nguyễn Thị Thanh Trúc, Giáo tình Công nghệ
may 5, NXB Thống kê.
[3] ThS. Trần Thanh Hương, Giáo tình Cơ sở sản xuất may công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia
TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_san_xuat_day_chuyen_may.pdf