Tổ chức lao động và Kế toán tiền lương ở Công ty Thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc

lời nói đầu Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá loài người lao động của con người còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tạivà phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Một doanh nghiệp, một xã hội được coi là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Như vậy trong các chiến lược kinh doanhcủa một doanh nghiệp, yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động ch

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức lao động và Kế toán tiền lương ở Công ty Thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đâylà các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từng thành viên. Có thể nói rằng tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong số ít vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy việc hoạchtoán phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm, tính toán đúng và phân phối kịp thời tiền lương cho người lao đốngẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, tăng năng xuất lao động và cải thiện đời sống người lao động. Là một doanh nghiệp nhà nước nên đói với Công ty Thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hoạch toán đủ và thanh toán kịp thời càng cần thiết hơn. Nhận thức được vấn đề trên, cùng với sự giúp đỡ của các cô, các chú, anh, chị trong cơ quan và phòng kế toán, cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Lê Ngọc Giản, em xin chọn đề tài: "Tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở Công ty Thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc". Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về, kế toán tiền lươngvà các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Phần II: Thựic tế công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương tại Công ty Thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc. Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương tại Công ty Thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc. Do thời gian thực tập có hạn và phần kiến thức còn nhiều hạn chế, nên bài nên bài chuyên đề này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của các thầy, cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Phần I: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. I. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 1- Lao động, tiền lương và ý nghĩa của việc quản lý lao động. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm cách kết hợp tối đa hoá tiền lương cho công nhân viên và việc tối thiểu hoá chi phí về lao động. Do đó việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm cần thiết phải tiết kiệm chi phí về lao động. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống, do đó hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doah nghiệp. Chi phí về lao động trong doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương. Tiền lương hay tiền công là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương (tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện. Xét về mặt kinh tế, tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất được biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng của họ. Tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí về vật liệu. Do vậy, quản lý hạch toán tốt chi phí nhân công sẽ góp phần làm hạ thấp chi phí sản xuất và thực hiện tốt các hình thức trả lương sẽ có tác động kích thích người lao động hăng hái và đem lại kết quả lao động cao. Xét về mặt chính trị xã hội, tiền lương thể hiện mối quan hệ phân phối, quan hệ sản xuất xã hội. Do đó, trong những chứng mực nhất định thì mối quan hệ này chuyển hoá thành quan hệ chính trị như : đình công, bạo loạn, đảo chính… gây nên sáo trộn về chính trị mất ổn định. Trên thực tế người lao động không quan tâm đến tiền lương nhiều hay ít mà họ chỉ quan tâm đến khối lượng tự nhiên sinh hoạt và dịch vụ họ nhận được thông qua tiền lương. Như vậy, tiền lương được chia làm hai dạng: tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là một số tiền thực tế mà người lao động nhận được tuy nhiên giá cả hàng hoá ở mỗi khu vực, mỗi thời điểm là khác nha nên với cùng một số tiền lương người lao động sẽ nua được số hàng hoá dịch vụ không giống nhau. Điều này làm nảy sinh khái niệm tiền lương thực tế. Tiền lương thực tế được sử dụng để xác định số lượng hàng hoá tiêu dùng người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa của họ. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố sau: + Tổng số tiền nhận được (tiền lương danh nghĩa) + Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ Sự phụ thuộc này có thể biểu hiện theo công thức sau: Tiền lương thực tế = Từ công thức trên ta thấy rằng tiền lương thực tế của người lao động tăng lên khi chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn chỉ số giá cả. Chức năng của tiền lương là tái sản xuất sức lao động nên bên cạnh tiền lương danh nghĩa doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tiền lương thực tế. Tiền lương trong cơ chế mới tuân theo quy luật cung cầu của thị trường sức lao động, chịu sự điều tiết của nhà nước, hình thành thông qua việc ký kết hợp đồng lao động và luật công đoàn. Ngoài tiền lương được hưởng sự phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi tập thể trong xã hội, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động. Theo chế độ tài chính hiẹn hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH dược trích lập để tài trợ cho trường hợ cán bộ công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sưc lao động như : ốm đau, thai sản lao động, mất sức nghỉ hưu… BHYT để tài chợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. KPCĐ chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản trích lập các khoản quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm. Việc tính toán chi phí về lao động sống phai trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động, sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại tính đúng thù lao lao động, thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao dộng quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động, mặt khác thúc đẩy việc sử dụng lao động hợp lý có hiệu quả. Để tạo điều kiện cho quản lý, huy động sử dụng hợp lý lao động, cần thiết phân loại cong nhân viên của doanh nghiệp. Lực lượng lao động tại doanh nghiệp bao gồm: công nhân viên trong danh sách và công nhân viên ngoài danh sách. - Công nhân viên trong danh sách: là những người đượcđăng ký trong danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. Công nhân viên trong danh sách được phân chia thành các loại lao động khác nhau theo hai tiêu thức sau; + Căn cứ vào tính liên tục của thời gian làm việc; Công nhân viên thường xuyên: là người được tuyển dngj chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa được tuyển dụng chính thức nhưng làm việc thường xuyên và liên tục. Công nhân viên tạm thời: là những người làm việc theo hợp đồng trong đó có quy định rõ thời hạn làm việc. + Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuât; Công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản; Bao gồm toàn bộ lao dộng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Công nhân sản xuất học nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Công nhân viên thuộc các hoạt độngkhác: gồm số lao động hoạt động trong lĩnh vực khác của doanh nghiệp như công nhân viên xây dựng cơ bản, công nhân viên vân tải, công nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, căng tin, nhà ăn.. - Công nhân viên ngoài danh sách: Là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý và trả lương của doanh nghiệp. Họ là những người do đơn vị khác gửi đến như thợ học nnghề, sinh viên thực tập, cán bộ chuyên trách đoàn thể, phạm nhân lao động cải tạo.. Tuy nhiên, số công nhân viên ngoài danh sách chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong lực lượng lao động nên doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến công nhân viên trong danh sách. Việc quản lý, huy động, sử dụng lao động hợp lý, phát huy được trình độ chuyên môn tay nghề của công nhân viên là một trong các vấn đề được doanh nghiệp quan tâm thường xuyên. Để làm được điều này , các doanh nghiệp cần phải quản lý lao động theo trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề của từng công nhân viên để có sự phân công sắp xếp lao dộng hợp lý. 2- Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương và các khoản trích theo lương là vấn đề quan tâm dặc biệt của cả người lao động và doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp công tác kế toán tiền lương hoàn thành, tốt nhiệm vụ của mình phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp, góp phần tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương vầ các khoản trích theo lương có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương. trợ cấp BHXH, và việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH. - Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương (tiền công)BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương và BHXH. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, BHXH đúng chế độ. - Định kỳ lập áo cáo về lao động, tiền lương và BHXH, phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý, sử dụng quỹ tiền lương quỹ BHXH. Đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng xuất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao dộng, tiền lơng và BHXH. cung cấp những thông tin cần thiết cho các bộ phận liên quan. II. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ. 1. các hình thưc tiền lương; Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụn hai chế độ trả lương cơ bản: Chế độ trả lương theo thời gian làm việc và chế độ trả lương theo khối lượng sản phẩm. Tương ứng với 2 chế độ tra rlương đó là 2 hình thức tiền lương cơ bản: - Hình thức tiền lương thời gian. - Hình thức tiền lương sản phẩm. 1.1. hình thức tiền lương sản phẩm. Là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kyc thuật và thang lương của người lao động. Hình thức trả lương này thường áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính, những người làm công tác quản lý trong doanh nghiệp hoặc các đối tượng lao động mà kết quả lao động của họ không xác định được bằng sản phẩm cụ thể. Theo hình thức này tiền lương được tính như sau: = x Tiền lương thời gian tính theo đơn giá tiền lương cố định còn được gọi là tiền lương thời gian giản đơn. Tiền lương thời gian giản đơn nếu kết hợp thêm tiền thưởng (vì đảm bảo ngày công, giờ công..) tạo nen dạng tiền lương thời gian có thưởng. Để tính lương thời gian phải theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc và phải có đơn giá tiền lương thời gian cụ thể. a. Tiền lương thời gian giản đơn: Đây là hình thức tiền lương thời gian áp dụngdown giá lương cố định theo chế độ hiện hành lương thời gian được tính như sau: Lương thâng: Mức lương= Mức lương tối thiểu x x Theo quy định hiện hành mức lương tối thiểu đối với công nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp trong nước là 290.000 đ/ tháng, quyết định số 188/1999 QĐ- TG ngày 04/10/1999 về gnày lao động trong một tháng là 22 ngày, số giờ làm việc trong một ngày là 08 tiếng. Lương ngày: Mức lương= x Số ngày làm việc thực tế. Lương giờ: Mưc lương = x Số giờ làm việc thực tế b. Tiền lương thời gian có thưởng. Thực chất của hình thức này là kết hợp giữ tiền lương thời gian giản đơn với tiên lương khi đảm bảo vượt các chỉ tiêu quy định như: Tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất, lao động hay đảm bảo giờ công, ngày công. Các doanh nghiệp thường chỉ áp dụng hình thức tiền lương thời gian cho những loại công việc chưa xây dựng được định mức laođộng, chưa có đơn giá lương sản phẩm (công việc hành chính, tạp vụ..), vì bản thân hình thức tiền lương này còn những hạn chế lớn: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao đông, chưa gắn liền lương với kết quả và chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích được người lao động quan tâm đến kết quả lao động. Vì vậy để khắc phục bớt những hạn chế này, ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thờ gian làm việc, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc của công nhân viên, kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý. 1.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm. Là hình thức tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng, sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng, quy định giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm công việc đó. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu hạch toán kết quả lao động (ví dụ: phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành..) và đơn giá tiền lương mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại sản phẩm, công việc. Cụ thể là: = x So với hình thức tiền lơng thời gian, hình thức tiền lương sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn. Đó là quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lợng lo động, gắn chặt tiền lương với kết quả sản xuất của người lao động. do đó kích thích họ tăng năng suất lao động, khuyến khích công nhân phát huy hết khả năng sáng tạo của mình cải tiến kỹ thuật. Vì vậy hnhf thức này được sử dụng rộng dãi với nhiều hình thức cụ thể khác nhau: Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất ssnr phẩm gọi tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm, gọi là tiền lơng snả phẩm gián tiếp. Tuỳ theo yêu cầu cần kích thích người lao dộng để nâng cao chất lượng tiền lương sản phẩm, sản lượng hay đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà có thể áp dụng các đơn giá tiền lương sản phẩm khác nhau. - Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế (còn gọi là tiền lương sản phẩm giản đơn). Hình thức này chỉa áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm. Tiền lương = Sản lượng thực tế x Đơn giá tiền lương. Trong đó dơn giá tiền lư[ng là cố định và được tính theo công thưc. Đơn giá tiền lương = - Tiền lươgn tính theo sản phẩm gián tiếp: Căn cứ vào kết quả lao động của công nhân để tính trả lương cho công nhân phục vụ việc. - Tiền lương sản phẩm tập thể: Cách trả lương này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân thực hiện như lắp ráp thiết bị,sản xuất các bộ phận, làm việc theo dây truyền. Do sản lượng của công nhân không trực tiếp quyết định đến tiền lương của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. Trong hìn thức trả lư[ng này cần tổ chức theo dõi mức độ tham gia của tưng cá nhân trong tập thể và vận dụng cách chia lương phù hợp (chia theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật hay chia theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật với bình điểm, bình loại). - Tiền lương sản phẩm có thưởng. Là hình thức tiền lương theo sản phẩm kết hợp với tiền thưởng khi người lao động hoàn thành hoặc vượt mức cac chỉ tiêu quy định về tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến. Theo hình thức này, ngoài tiền lương tính theo sản phẩm còn tuỳ theo mức độ vượt mưc sản phẩm để tính thêm một khoản tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến, áp dụng khi cần đẩy mạnh tốc độ sản xuất. - Tiền lương khoán sản phẩm. Theo hình thức này người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian và chất lượng quy định đối với loại công việc này. Hình thức tiền lương sản phẩm rất có ưu điểm: đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động do đó kích thích người lao dộng quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng xuất lao động, tăng sản phẩm xã hội. Vì vậy hình thức tiền lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi. Sử dụng hợp lý hình thức tiền lương cũng là một trong các điều kiện để huy động sử dụng có hiệu quả lao động, tiết kiêm chi phí về lao động. 1.3 Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Tại các doanh nghiệp sản xuấ mang tónh thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, dịch vụ, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản trích phải trả, cáhc tính như sau: = x = x 100 Cũng có thẻ trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiêng lương phép kế lhoạch của công nhân trực tiếp sản xuất một cáhc hợp lý. 2. Quỹ tiền lương : Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương gồm các khoản : - Tiền lương hàng tháng, ngày theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương khoán. - Tiền lương trả cho người lao động toạ ra sản phẩm bảng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc đi làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội. - Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép đnhj kỳ, nghỉ phép theo chế độ của Nhà nước. - Tiền lương trả cho người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế. - Các loại phụ cấp làm thêm giờ.. - Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên. Ngoài ra, trong quỹ tièn lương kế hoạch còn được tính cả các khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Về phương diện hạch toán tiền lương công nhân viên trong doanh nghiệp được chia thành hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồ tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực,..). - Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ được hưởng lương theo quy định của chế độ. ý nghĩa của việc phân chia tiền lương: có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện công tác kê toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm. Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp trong qua hệ với việc thực hiện kế hoach sản xuát kinh doanh của doanh nghiẹp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương, thúc đẩy tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 3. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. 3.1. Quỹ BHXH. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí quỹ lao động sản xuất của doanh nghiệp. Theo chế độ quy định, việc trích lập quỹ BHXH được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Quỹ BHXH được thiết lập để tạo ra nguồn gốc tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu… Quỹ BHXH được phân cấp quản lý sử dụng như sau: Một bộ phận được nộp lên cơ quan quản ý chuyên môn để chi cho các trường hợp quy định như nghỉ hưu mất sức … Một bộ phận khác được dùng để chi tiêu trực tiếp tại doanh nghiệp trong những trường hợp nhất định như ốm đau, thai sản… Theo nghị định 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính Phủ, chính sách BHXH được áp dụng đối với tất cả lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, tất cả các thành viên trong xã hội, người có thun nhập cao hoặc có điều kiện tham gia BHXH để được hưởng trợ cấp BHXH, cao hơn. Đồng thời chế độ BHXH còn quy định nghĩa vụ đóng góp cho những người được hưởng chế độ ưu đãi. Số tiền mà các thành viên trong xã hội đong góp hình thành quỹ BHXH. Theo nghị định 43/ CP ngày 22/6/93, quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, của người lao động và một phần hỗ trợ của nhà nước. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH phải thống nhất theo chế độ của Nhà nước và theo nghuyên tắc hạch toán độc lập. Quỹ BHXH tại doanh nghiệp được xác định như sau: Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh tế lương tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu trong các trường hợp ngừi lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ qan BHXH quan rlý , cụ thể như sau: - Chi trợ cấp ốm đau cho người lao động bị ốm đau tai nạ phải nghỉ việc, tiền trợ cấp bằng 75% tiền lương. - Chi chế độ trợ cấp thai sản cho người lao động, tiền trợ cấp bằng 100% tiền lương cộng với một tháng lương khi sinh con. - Chi chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi họ bị tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp. Tiền trợ cấp bằng 100% trong suốt quá trình điều trị, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số chế độ khác. - Chi chế độ hưu trí cho người lao động đủ tiêu chuẩn khi họ về hưu theo nghị định 43/ CP ngày 22/6/93. - Chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động khi người lao động bị chết. Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở tài khoản của người lao động Bộ tài chính thông qua hệ thống tổ chức BHXH theo ngành dọc từ cơ qan BHXH quận (huyện), tỉnh (thành phố) đến quỹ BHXH tại Bộ lao động - Thương binh và xã hội. Việc chi trả các chế độ BHXH, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đảm nhiệm, các chế độ về tử tuất chi do Lao động - Thương binh và xã hội quản lý thực hiện. 3.2. Quỹ BHYT; BHYT thực chất là sự trợ cấp vê y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp họ một phần nào đó tiền khám , chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc thang. Về đối tượng, BHYT áp dụng cho những người tham gia đóng góp BHYT thông qua việc mua bảo hiểm trong đó chủ yếu là người lao động. Theo chế đọ tài chính hiện hành thì quỹ BHYT được hình thành từ hai nguồn. 2% quỹ tiền lương cơ bản được trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do người sử dụng lao động chịu. 1% là phần đóng góp từ người lao động. doanh nghiệp phải nộp 100% quỹ BHYT cho cơ quan quản lý quỹ. Do vậy quỹ BHYT thuộc quyền qunả lý của cơ quan BHYT, việc trợ cấp BHYT thông qua hệ thống y tế. 3.3. KPCĐ. Công đoàn là một tổ chức của đoàn thể đại diện cho người lao động, nói lên tiếng nói chung của người la động, đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đồng thời công đoàn cũng là người trực tiếp hướng dẫn thái độ của người lao động đối với công việc, với người sử dụng lao động. KPCĐ được hình thành do việc trích lập và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ 2% trêtổng số lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Quỹ KPCĐ phải nộp 50% lên công đoàn cấp trên, còn 50% để lại công đoàn cơ sở để tổ chức các hoạt động tập thể, chăm lo đời sống tinh thần ho người lao động. Ngoài ra công ty còn trích 2% trên tổng tiền lương của những lao động có hợp đồng ngắn hạn hoặc hợp đồng thời vụ đưa vào quỹ công đoàn của công ty. III. Hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp BHXH phải trả. 1. hạch toán lao động. Nội dung của hạch toán lao động là hach toán số lượng lao động thời gian lao động và kết quả lao động. 1.1.. Hạch toán số lượng lao động. Là hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc và theo trình độ tay nghề. Việc hạch toán về số lượng lao động thường được thực hiện trên sổ danh sách lao động của doanh nghiệp do phòng lao động theo dõi. Danh sách lao động có thể được lập chug cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bỏ sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. 1.2. Hạch toán thời gian lao động. Là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Hạch toán thời gian lao động phục vụ cho việc quản lý tình hình sử dụng - thời gian lao động, làm cơ sở để tính lương với bộ phận lao động hưởng lương thời gian, chứng từ hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. 1.3. Hạch toán kết quả lao động. Mục đích của hạch toán này là phản ánh, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên biểu hiện bằng số lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Để hạch toán, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nha tuỳ theo laọi hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như: tên công nhân, tên công việc, tên sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn chất lượng công việc hoàn thành. Chứng từ hạch toán thường sử dụng là phiếu xác nhận sản phẩm và công việc đã hoàn thành, hợp đồng làm khoán… hạch toán kết quả lao động là cơ sở để tính tiền lương theo sản phẩm cho người hoặc bộ phận hưởng lương theo sản phẩm. 2. Tính tiền lương và trợ cấp BHXH. Hàng tháng doanh nghiệp tính tiền lương và trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên trên cơ sở các chứng từ hạch toán về lao động và chính sách chế độ về phòng lao động tiền lương và BHXH mà Nhà nước đã ban hành. Việc tính lương do phòng kế toán của doanh nghiệp hoặc có theer được thực hiện ở từng bộ phận của doanh nghiệp sau đó gửi giấy tờ về phòng kế toán để tổng hợp. Để phản ánh các khoản tiền lương, trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên kế toán sử dụng bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. Trên bảng cần phải ghi rõ từng khoản lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền ngừi lao động còn được lĩnh. Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 2 - LĐTL) lập cho từng bộ phận và là cơ sở để tổng hợp lập bảng phân bổ tiền lương, trích BHXH của doanh nghiệp hàng tháng, là căn cứ để chi trả tiền lương cho công nhân viên. Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04 - LĐTL) thường lập cho từng bộ phận hoặc cho cả doanh nghiệp, là căn cứ để chi trả BHXH cho người được hưởng. Việc chi trả lương và các khoản trích khác cho công nhân viên phải được thực hiện đúng quy định, đảm bảo đúng định kỳ, đầy đủ và trực tiếp cho người lao động. công nhân viên khi nhận tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH cũng cần kiểm tra các khoản được hưởng, các khoản bị khấu trừ và có trách nhiệm ký nhận đầy đủ vào "Bảng thanh toán lương". Việc tính lương và trợ cấp BHXH đực biểu hiện thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ tính lương và bHXH Chứng từ về BHXH (BHXH trả thay lương) Chứng từ về tiền lương Chứng từ hạch toán lao động Tính tiền lương thời gian Tính tiền lương sản phẩm Bảng thanh toán lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền lương Thanh toán tiền lương và BHXH (chi trả + khấu trừ) IV- Kế toán tổng hợp tiền lương: 1. Chứng từ và tài khoản kế toán: 1.1 Chứng từ kế toán: Các chứng từ hạch toán về tiền lương chủ yếu là các chứng từ về tính toán tiền lương, thanh toán tiền lương như: - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 - LĐTL). Cơ sở để lập bảng này là bảng chấm công (bảng số:), phiếu xác nhận sản phẩm và công việc này là quyết định khen thưởng. - Các phiếu chi, các chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừ trích nộp liên quan. Các chứng từ trên có thể được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp ghi sổ. 1.2. Tài khoản kế toán. Kế toán tiền lương sử dụng chủ yếu các tài khoản sau; - Tài khoản 34 "phải trả công nhân viên" Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản phải trả về tình hìn thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu và nộidung phản ánh của TK334: Bên nợ: Các khoản tiền lương( tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã từng cho công nhân viên. Các khảon khấu trừ vào tiền lương (tiền công) của công nhân viên. Bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả công nhân viên. Số dư bên có: Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả công nhân viên. Tài khoản 334 có thể có số dư bên nợ trong các trường hợp cá biệt; số dư bên nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã trả qua số phải trả về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác cho công nhân viên. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo hai nội dung: thanh toán tièn lương và thanh toán các khoản khác. Ngoài các tài khoản 334 kế toán tiền lương còn sử dụng các tài khoản: TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung" tài khoản 641 "chi phí bán hàng", tài khoản 642 "chi phí quản lý doanh nghiệp ".. Những tài khoản này dùng để lập và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân viên vào tài khoản tính giá thành và cấctì khoản xác định kết quả kinh doanh. 2. Kế toán tổng hợp tiền lơng. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng theo từng đối tượng sử dụng. Nếu doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép thì căn cứ vào tiền lương trích và tỷ lệ trích trước để ghi vào tài khoản 335 "chi phí phải trả". Các số liệu tổng hợp về tiền lương, phân bổ tiền lương. Các khoản trích trước được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi sổ kế toán cho các đối tượng liên quan. Trình tự hạch toán._. (sơ đồ số 02) Sơ đồ 2 Sơ đồ kế toán tiền lương TK334 TK627,641,642 TK141,138,338 (1) (5) (3 TK3383 (2) TK431 (4c) (4b) (4b) (4a) TK622 TK335 (8) (9) (7) (6) TK338 TK111,112 TK333 (1): Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả công nhân viên (2): Tiền lương trả cho công nhân viên (3): BHXH phải trả công nhân viên. (4a): Số tiền lương nghr phép thực tế phải trả công nhân viên. (4b): Tiền lương nghỉ phép thực tế tính vào chi phí. (4c): Tiền lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất. (5): Các khoản khấu trừ, vào tiền lương và thu nhập của công nhân viên. (6): Thuế thu nhập mà công nhân viên phải nộp cho nhà nước. (7): Doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên . (9): công ty thanh toán tiền lương giữ hộ. V. Kế toán các khoản trích theo lương. 1. Chứng từ và tài khoản kê toán. 1.1. Chứng từ. Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ chủ yếu sử dụng các chứng từ về tính toán và thanh toán BHXH (Mẫu số 04- LĐTL) cơ sở để lập bảng này là phiếu nghỉ hưởng, trợ cấp BHXH, biên bản về tai nạn lao động. - Các phiếu chi, chứng từ, tài liệu khác về các khoản khấu trừ, trích nộp liên quan. Các chứng từ trên có thể là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổn hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán. 1.2. Tài khoản kế toán. kế toán các khoản trích theo lương sử dụng tài khoản 338. Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 338. Bên nợ: Tình hình chi tiêu BHXH, BHYT, KPCĐ của doanh nghiệp . Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên (ốm đau, thai sản..). Chi phí KPCĐ tại công doàn cơ sở. Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên môn. Bên có: Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ. số dư bên có: số còn phải trả ,phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ. Nội dung của các khoản phải trả, phải nộp khác rất phong phú ; Khoản phải nộp cho cơ quan pháp luật về lệ nphí toà án, tiền nuôi con khi li dị , phải trả về vay mượn tạm thời vật tư tiền vôn,.. Trong các khoản phải trả, phải nộp khác cs những khoản liên quan trực tiếp đến công nhân viên, gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Việc phản nảh tình hình trích và thanh toán các khoản BHXH, BHYT, KPCSS cũng được thực hiện trên tài khoản 338 "phải trả, phải nộp khac", ở các tài khoản cấp 2. + TK 3382- KPCĐ + TK 3383 - BHXH. + TK 3384 - BHYT. Trong đó nội dung trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và BHXH trừ vào lương công nhân viên được phản ảnh ở bên có, tình hình chi tiêu KPCĐ, tính trả BHXH cho công nhân viên và nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý chuyên môn được ghi vào bên Nợ. Số còn lại phải trả nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc số dư bên có. 2. Kế toán tổng hợp các khoản trích thưo lương. Các khoản trích theo lương bổ xung cho chế độ tiền lương nhằm thoả mãn nhu cầu của lao động. Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương là công cụ phục vụ cho sự điều hành, quản lý quỹ lương, giúp các nhà quản lý sử dụng công cụ tiền lương có hiệu quả nhất. sơ đồ: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương. (4) (3) (7) TK112 TK112 (2) (6) (1) (5) TK112 TK112 TK622,27,641,642 TK3382,3383,3384 TK334 TK112 (1): Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định 19%. (2): Khấu trừ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 6%. (3): Công nhân viên nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. (4): Cấp trên cấp BHXH cho đơn vị. (5): Đầu kỳ nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý. (6): Tính ra số BHXH thanh toán tại dơn vị. (7): Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị. Có thể nói tiền lưng và các khoản trích theo lương là hai vấn đề có liên quan VI. Sổ sách kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Tính tiền lương và trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp người lao động, hàng tháng kê toán doanh nghiệp phải lập bảng "bảng thanh toán tiền lương" (Mẫu số 02 - LĐTL) cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất các phòng ban căn cứ vào kết quả cảu tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ tưng khoản tiền lương (lương theo sản phẩm, lương thưo thời gian), các lhoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và sổ tiền lương người lao động còn được lĩnh. Khoản thanh toán về trợ cấp BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kê toán trưởng kiểm tra xác nhận và ký, giám đốc duyệt y, "Bảng thanh toán tiền lương" và "Bảng thanh toán BHXH" sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho ngừi lao động , việc thanh toán lương và các khoản khác cho ngừi lao động được hcia làm hai kỳ: Kỳ I tạm ứng và kỳ II sẽ là nhận số còn lại sau khi đã tạm trừ đi các khoản đã khấu trừ và thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ, báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ. 2. Tổ chức ghi sổ kế toán. Sổ kế toán tổng hợp sử dụng in ghi chép kế toán phụ thuộc vào hình thức tổ chức kếtoán mà đơn vị áp dụng, các hình thức tổ chức sổ kế toán phải đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả đặc điểm của doanh nghiệp. có 4 hình thức tổ chức ghi sổ kế toán. a) Hình thức nhật ký chung. (xem sơ đồ số 4). Kê toán căn cứ vào các chứng từ gốc là bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng và các chứng từ thanh toán để vào nhật ký chung sau đó vào sổ cái các TK334,TK338. Có thể khái quát quy trình hạch toán như sau: Sơ đồ số 4 : Chứng từ gốc - Bảng thanh toán lương. - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán thưởng Nhật ký chung Sổ cái TK334,335,338 Báo cáo Bảng CĐPS b. Hình thức Nhật ký sổ cái (xem sơ đồ số 5). Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền lương, và các chứng từ thanh toán ghi vào nhật ký sổ cái. Sơ đồ số 5: Nhật ký sổ cái Chứng từ gốc. - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng thanh toán tiền thưởng. - Bảng thanh toán BHXH. - Chứng từ thanh toán. c. Hình thức chứng từ ghi sổ :(xem sơ đồ số 6). áp dụng trong các doanh nhgiệp vừa và nhỏ. Yêu cầu quản lý không cao, số lượng tài khoản sử dụng không nhiều, trình độ nhân viên kế toán cao, áp dụng bằng tay hoặc bừng máy. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc (bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng ghi vào chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái các tài khoản 334, tài khoản 338 ). Khái quát trình tự hạch toán như sau: Sơ đồ số 6: Báo cáo Bảng CĐPS Sổ đăng ký CT- GS Sổ cái TK334,338 Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng thanh tiền thưởng. - Bảng thanh toán BHXH. - Chứng từ thanh toán d. Hình thức nhật ký chứng từ (xem sơ đồ số 7) áp dụng trong những doanh nghiệp coa quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, số lượng tài khoản sử dụng lớn yêu cầu quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán cao, đồng đều chủ yếu ghi bằng tay. Từ các chứng từ gốc (bảng thanh toán lưng, thưởng, BHXH) kế toán vào nhật ký chứng từ, sau đó vào sổ cái các TK334,338. Sơ đồ số 7: Khái quát quy trình hạch toán như sau: Chứng từ thanh toán Bảng kê 4,5,6 Nhật ký CT số 7 CNK-CT liên quan Sổ cái TK334,35,338 Báo cáo Tóm lại: Bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng phải có yếu tố lao động và bất cứ sản phẩm nào hoàn thành trong đó có giá trị sức lao động.Tiền lương và các khoản trích theo lương là biểu hiện băng tiền của giá cả sức lao động. Mà tiền lương chính là để phân phối cho người lao động theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động, tiền lương mang một ý nghĩa tích cực tạo ra sự công bằng trong phân phối thu nhập quốc dân, tiền lương đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của người lao động. Chính vì thế mà vấn đề hạch toán tiền lương và quản lý lo động là khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Phần II. Thực tế công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở công ty thơng mại tổng hợp vĩnh phúc. I. Đặc điểm tình hình chung của công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị. Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc có trụ sở chính đặt tại Rừng Lim- Ngô Quyền- Vĩnh yên- Vĩnh Phúc. Tháng 4 - 1993 khi chưa tách tỉnh có tên gọi là "công ty thương mại Tam Đảo Vĩnh Phúc" được thành lập trên cơ sở sát nhập của các cửa hàng. Cửa hàng thương nghiệp vân Hội Cửa hàng thưng nghiệp Tam Canh. Cửa hàng thương nghiệp Tam Dương. Cửa hàng thương nghiệp Lập thạch. Từ năm 1993-1996 công ty thương mại Tam Đảo trực thuộc sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc là một doanh nghiệp Nhà nước kih doanh tổng hợp phát triển và đóng góp tích cực vào sự đi lên của nghành thương mại du lịch Vĩnh Phúc. Năm 1997 Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số 297/QĐ- UB ngày 31/03/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở sát nhập cửa hàng thương mại Vĩnh yên và công ty thương mại Tam Đảo với tổng số là 138 cán bộ công nhân viên. Công ty thưng mại tổng hợp Vĩnh Phúc được ra đời sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, trong điều kiện vừa củng cố ổn định tổ chức vừa phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn thành kế hoạch UBND tỉnh giao cho công ty. Thực tế công ty mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 1997 và được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh uỷ và UBND tỉnh của các sở chức năng nhất là sự chỉ đạo trực tiếp của sở thương mại du lịch, sự giúp đỡ nhiệt tình của cục quản lý doanh nghiệp, của sở kế hoạch và đầu tư vĩnh phúc. Đó là những thuạn lợi cơ bản giúp cho công ty vượt qua được nhưng khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được gaio, đồng thời với tinh thần tự cường, chủ động sáng tạo và những phấn đấu hết sức cố gắng, nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty ngày càng phát triển và càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc là tổ chức kinh doanh thương mại, hạch toán ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng và chịu sự quản lý của sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc. 2.1. Chức năng. là một tổ chức kinh doanh thương mại lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, trực thuộc sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc, công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc có chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông vận tải hàng hoá, là một đơn vị trung gian kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng hoạt động theo cơ chế thị trường và hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc và sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc giao cho với ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 111641 do sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc cấp ngày 02/04/1997. 2.2. Nhiệm vụ: Với những chức năng cơ bản trên công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Tổ chức thu mua hàng hoá tại cơ sở gia công chế biến. - Tổ chức bảo quản dự trữ hàng hoá, đảm bảo cho lưu thông hàng hoá được thường xuyên liên tục và ổn định giá cả thị trường. - Kinh doanh, bán buôn bán lẻ các loại hàng hoá tiêu dùng, tư liệu sản xuất, thiết bị phương tiện đi lại… cho các cơ sở sanr xuất kinh doanh, cá nhân. - Làm nghĩa vụ nộp nghận sách với Nhà nước thông qua các chỉ tiêu nộp ngân sách đối với nhà nước hàng năm. - Tổ chức liên, liên kết làm đại lý cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân trong và ngoài nước. - Tổ chức lưu thông, cung cấp các mặt hàng ưu đãi cho miền núi do Nhà nước chỉ đạo và điều tiết. - Thực hiện văn minh thương nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty và không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty. Ngoài ra công ty còn bố trí sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả mở rộng các hình thức khoán thu theo định mức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chế độ chính sách tổ chức các phong trào thi đua chống các biểu hiện tiêu cực tham nhũng buôn lậu trong công ty. Bảng số 01: Kết quả hoạt động kinh doanh. STT chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A Tổng doanh thu Trđ 186742 194952 208480 B Chỉ tiêu lao động tiền lương 1 Tổng số lao động Người 196 205 220 2 Tổng quỹ lương Trđ 1125,152 1.356,6 1547,4 3 Lương bình quân (người / tháng) Đồng 456.000 510.1356,6 619.000 C Chỉ tiêu tài chính 1 Lợi nhuận trước thuế Trđ 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ Đánh giá Biểu đồ lương bình quân. Nhận xét : Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đò lương bình quan ta thấy công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển cùng với đội ngũ công nhân viên ngày càng giỏi với trình độ chuyên môn của mình. 3. Mạng lưới kinh doanh. Sơ đồ số 08: mạng lưới kinh doanh Công ty Công ty Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên các cửa hàng 4. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy : * Về tình hình lao động; Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty hiện nay là 220 người trong đó có 92 người là nam và 128người là nữ. Công ty có vị trí rất thuận lợi trong kinh doanh, được sự quan tâm lãnh đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc , sự giúp đỡ hiệu quả của các ngành trong tỉnh và của thị uỷ UBND thi xã Vĩnh Yên, đặc biệt được sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám hiệu sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc và sự cố gắng của 220 cán bộ Đảng viên, nhân viên cho nên công ty cơ bản hoan thành các chỉ tiêu chủ yếu mà UBND tỉnh và sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc giao cho, đã đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên ngày một hoàn thiện hơn và nâng cao. * Về tổ chức Bộ máy: Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc sở thương mại du lịch Vĩnh phúc có tổ chức bộ máy tính giảm, gọn nhẹ cơ cấu tổ chức công ty gồm; - Ban giám đốc gồm có: một giám đốc và 3 phó giám đốc. + Giám đốc: là người đứng đầu công ty có thẩm quyền cao nhất, là người được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý và điều hành công ty, phải chịu trách nhiệm kinh doanh của công ty, theo đúng pháp luật, chấp hành nghiem chỉnh các chính sách, chế độ của nhà nước. + Phó giám đốc; Là người giúp việc của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được phân công, phó giám đốc là ngơươù có thẩm quyền ra lệnh cho các phòng ban chức năng và các trung tâm vê những phần việc liên quan đến trách nhiệm của minh. . Phó giám đốc 1: Phụ trách tổng thể. . Phó giám đốc2: Phụ trách về vốn. . Phó giám đốc 3: Phụ trách về vấn đề kinh doanh. - Các phòng ban chức năng giúp việc: + Phòng kinh doanh xuất- nhập khẩu có chức năng giúp giám đôc công ty từ công tác chuẩn bị đến công tác triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác các nguồn hàng và địa điểm tiêu thụ hàng hoá, tổ chức phát triển mạng lưới kinh doanh của công ty như: mạng lứi bán hàng, đại lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá. + Phòng tổ chức hành chính quản lý về tiền mặt nhân sự tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác của công nhân viên. + Phòng kế toán quản lý toàn bộ vốn của công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, thông qua việc giám đốc bằng tiền để giúp cho giám đốc nắm được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời phải phản ánh ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty vào các sổ sách có liên quan theo đúng chế độ của nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch khai thác thị trường có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giám sát hướng dẫn nghiệp vụ đối với hệ thống kế toán trong công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty thương mại tổng hợp vĩnh Phúc 5. đặc điểm vấn đề kinh doanh: vốn của công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc được hình thành chủ yếu do vốn vay ngân hàng và từ các nguồn khác, công ty có trách nhiệm trả gốc và lãi ngân hàng. Tổng vốn của công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc tính đến thời điểm Quý I/ năm 2003 là :5.617.450.000đ. trong đó: Vốn lưu động : 3.772.215.000đ Vốn cố định : 1.845.235.000đ. 6 . Tổ chức công tác kê toán và bộ máy kế toán. 6.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc tổ chức theo hình thức kê toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán công t. Tại các đơn vị trực thuộc công ty có bộ phận kế toán thống kê, các đơn vị trực thuộc gửi quyết toán lên công ty vào ngày 25 hàng tháng. Sơ đồ 10 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán thống kê Kế toán thanh toán tiền lương Kế toán tiền mặt thanh toán công nợng Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kế toán thống kê các đơn vị trực thuộc Kế toán trưởng của công ty chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc các nhân viên kế toán trong phòng, hàng quý có nhiệm vụ lập báo cáo và duyệt các báo cáo đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà nước về thông tin kinh tế do mình cung cấp. - Kế toán tổng hợp : Tổng hợp các tài khoản của công ty và các đơn vị trực thuộc. - Theo dõi việc kê khai thuế GTGT của công ty và các trung tâm, đôn đốc các trung tâm nộp thuế thời hạn. - kế toán tài sản cố định : có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động , tính trích khấu hao của tài sản cố định của công ty hiện có. - Kế toán thanh toán tiền lương : có nhiệm vụ tính toán và thanh toán tiền lương , BHXH, BHYT, thống kê lao động tiền lương. - Kế toán ngân hàng: theo trên TK 112 : tiền gửi ngân hàng - Kế toand tiền mặt kiêm thanh toán công nợ : chịu trách nhiệm về phiếu thu , phiếu chi tiền mặt phát sinh và thanh toán các khoản công nợ - Thủ quỹ : có nhiệm vụ thu , chi tiền mặt ở công ty. 6.2. Tổ chức sổ sách kế toán: Hiện nay ở công ty áp dụng hình thức kế toán nhận ký chứng từ. Hình thức này hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công, để chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao. Do đó công ty đã áp dụng hình thức này. Toàn bộ công tác kế toán từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp, lập báo cáo kiểm tra đều thực hiện ở phòng kế toán ở công ty, kế toán đạt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12, để quản lý có hiệu quả thì phòng kế toán của công ty phải có mối quan hệ mật thiết với các phòng ban khác ở công ty. Sổ sách trong hình thức này gồm có: - Sổ nhật ký chứng từ : Nhật ký chứng từ được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tônge hợp cấn đối. NKCT được mở theo số phát sinh bên có của tài khoản đối ứng với bên nợ các tài khoản liên quan. Kết hợp giữa ghi theo thời gian và hệ thống giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích. - Sổ cái : Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm : số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên nợ của tài khoản đối ứng với bên có của TK liên quan. Các chứng từ sử dụng gồm có: + Bảng chấm công + Bảng thanh toán lương. + Phiếu thu, chi. + Phiếu nghỉ ốm. + Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, bảng trích BHXH. Hình thức nhật ký chứng từ của công ty Chứng từ gốc Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bnảg kê Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu kiểm tra II. thực trạng về tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở công ty thương mại tổng hợp vĩnh phúc 1. công tác tổ quản lý chung về tổ chức lao động và kế toán và tiền lương ở công ty thương mại vĩnh phúc. 1.1. Đặc điểm của đối tượng : đối tượng của côngn tác quản lý tiền lương và các khoản phải trích theo lương chính là lực lượng lao động và tiền lương của công ty , muốn phản ánh đúng về bản chất tiền lương thì phải xuất phát từ người lao động , nếu người lao động làm càng nhiều ( nhưng phải có hiệu quả) thì hưởng tiền lương càng cao và ngược lại , công ty muốn sáng tạo của người lao động . 1.2. Tình hình chung về công tác quản lý. Công ty thương mại tổng hợp vĩnh phúc là doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu mua và bán , số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 220 người. Để quản lý về mặt số lượng , doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động( lập cho toàn công ty và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng lao động hợp lý trong công ty phần nào thông qua bảng cơ cấu lao động sau: Bảng số 2 Cơ cấu lao động ở công ty STT Phân loại Số lượng Tỷ trọng % I Tổng số lao động 220 100 1 Theo giới tính - Nam 92 41,8 - Nữ 128 58,2 2 Theo hình thức làm việc - Lao động gián tiếp 45 20,5 - Lao động trực tiếp 175 79,5 3 Theo trình độ - Đại học trở lên 121 55 - Trung cấp và cao đẳng 38 17,3 - Tốt nghiệp PTTH 61 27,7 II Lao động là Đảng viên 56 25,5 III Độ tuổi - Dưới 30 tuổi 75 34,1 - Từ 31 - 45 92 41,8 - Từ 46 - 55 53 24,1 Qua những số trong bảng trên đây có thể thấy rằng công tác quản lý lao động trong công ty rất chặt chẽ. Chất lượng lao động ngày càng cao tỷ lệ lao động, có tình độ đại học và trên đại học là 55%, được bố trí sắp xếp hợp lý với khả năng trình độ từ cơ quan công ty đến các trung tâm; với đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm nên đã đưa công ty phát triển khá mạnh. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ 79,5%. Các công nhân viên có tay nghề thành thạo về kinh doanh buôn bán, đã có kinh nghiệm trong nhiều năm công tác cho nên những năm gần đây công ty luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao và ngày càng trên đà phát triển. Việc quản lý lao động ở công ty không chỉ thực hiện ở phòng tổ chức hành chính mà còn ở dưới các bộ phận. Các bộ phận có nhiệm vụ nắm rõ qulân sóo hàng ngày, tình hình nghỉ phép, nghỉ ốm... của từng người lao động. Cuối tháng các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo lên phòng tổ chức hành chính, từ các báo cáo này cuối năm phòng tổ chức hành chính lập “báo cáo lao động” trong năm của toàn công ty. 1.3. Nguyên tắc chung trả lương cho cán bộ công nhân viên: Việc trả lương trong công ty phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Việc trả lương theo đúng quy định của Nhà nước. Lương cho cán bộ công nhân viên không thấp hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định. - Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các cán bộ công nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp được hưởng theo số lương riêng của công ty (hệ số này căn cứ vào tay nghề chuyên môn và thời gian công tác) dựa trên cấp bậc công việc đang làm và các chỉ tiêu kế haọch được giao. - Chế độ lương khoán trên doanh số gắn liền với nhiệm vụ của người lao động với doanh thu của đơn vị trên cơ sở quỹ lương, được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức hưởng theo doanh thu nếu bán được nhiều thì hưởng nhiều và ngược lại. Công nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo được thực hiện chế độ lương khoán, lương thời gian và được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành. 2. Hình thức trả lương và các phương pháp tính toán, phân bổ tiền lương ở công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc. Hiện nay theo chế độ kế toán hiện hành có rất nhiều hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên và người lao động. Nhưng tại công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc áp dụng theo hình thức trả lương sau: 2.1. Lương khoán trên doanh số tập thể: * Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho một đơn vị trực thuộc công ty như: Các trung tâm, kế toán căn cứ vào doanh thu, lượng bán được trong tháng và bảng chấm công của các công nhân viene để tính và trả lương. hàng ngày cửa hàng trưởng căn cứ vào thành thạo tay nghề cũng như nghệ thuật bán hàng của nhân viên để phân công công tác bán hàng sao cho hợp lý để mang lại sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Cuối ngày bán cửa hàng trưởng chấm công và tổng hợp doanh số bán của từngd loại mặt hàng. Cuối tháng tổng kết vào bảng chấm công và tổng hợp doanh số bán gửi lên phòng kế toán để tính và trả lương. - Chứng từ xác định tiền lương là dựa vào bảng tổng hợp doanh số bán chỉ tiêu kế hoạch và bảng chấm công. + Chỉ tiêu kế hoạch l à do công ty giao cho các trung tâm, cửa hàng nếu cửa hàng nào vượt quá chỉ tiêu kế hoạch sẽ được thưởng 0,2% doanh số bán và ngược lại sẽ bị trừ, phần khen thưởng thi đua. + Bảng chấm công: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngừng việc, nghỉ BHXH để căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong công ty. + Bảng tổng doanh số bán: Dùng để ghi chép phản ánh quá trình bán hàng trong tháng. Tính lương phải trả cho nhân viên: Tiền lương = Trong đó: = x Doanh số bán = khối lượng bán x đơn giá. Bảng số 3 Đơn giá khoán cho từng loại mặt hàng. Đơn giá khoán Loại mặt hàng 0,001 Các loại xe máy như: Wave à, Future 0,008 Điện gia dụng như: tủ lạnh, tivi, quạt điện... 0,01 Xi măng sắt thép, các loại mũ bảo hiểm 0,02 Các loại dầu nhờn Bảng số 4: chỉ tiêu kế hoạch cho tháng 3/2003. trung tâm điện máy - cửa hàng số 1 Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Xe Wave à Chiếc 315 10.900.000 3.433.500.000 Xe Future Chiếc 60 213.990.000 1.439.400.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 375 80.000 30.000.000 Dầu nhờn Hộp 600 22.000 13.200.000 Cộng 4.916.100.000 Bảng số 5: Bảng chấm công Bảng số 6 Trung tâm điện máy Vĩnh Yên cửa hàng số 1 Bảng tổng hợp doanh số bán Tháng 3/ 2003 Ngày Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Từ 1 - 5 Xe Wave à Chiếc 65 10.900.000 708.500.0000 Xe Future Chiếc 8 23.990.000 191.920.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 76 80.000 6.080.000 Dầu nhờn Hộp 90 22.000 1.980.000 Từ 6 -10 Xe Wave à Chiếc 62 10.900.000 675.800.000 Xe Future Chiếc 9 23.990.000 215.910.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 68 80.000 5.440.000 Dầu nhờn Hộp 85 22.000 1.870.000 Từ 11 -15 Xe Wave à Chiếc 48 10.900.000 523.200.000 Xe Future Chiếc 14 23.990.000 335.860.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 68 80.000 5.440.000 Dầu nhờn Hộp 69 22.000 1.518.000 Từ 16 -20 Xe Wave à Chiếc 54 10.900.000 588.600.000 Xe Future Chiếc 12 23.990.000 287.880.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 65 80.000 5.200.000 Dầu nhờn Hộp 70 22.000 1.540.000 Từ 21 -25 Xe Wave à Chiếc 52 10.900.000 566.800.000 Xe Future Chiếc 11 23.990.000 263.890.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 62 80.000 4.960.000 Dầu nhờn Hộp 59 22.000 1.298.000 Từ 26 -30 Xe Wave à Chiếc 47 10.900.000 512.300.000 Xe Future Chiếc 7 23990.000 167.930.00 Mũ bảo hiểm Chiếc 47 80.000 3.760.000 Dầu nhờn Hộp 120 22.000 2.640.000 Cộng 5.080.316.000 Sau lập bảng chấm công và tổng hợp doanh sóo bán kế toán tính lương và trả lương cho công nhân viên. * Tính lương nghỉ phép: Trong tháng có 2 nhân viên đi họp và việc công nhưng đều hưởng lương, ta tính lương cho 2 nhân viên đó như sau: Lương họp (việc công) = x Số ngày họp (việc công) Anh Trần Anh Tuấn trong tháng nghỉ 3 ngày việc cong nên lương việc công là: Lương việc công = x 3 = 73.950đ. Anh Dương Hồng Minh nghỉ 2 ngày đi họp Lương họp = x 2 = 47.400 * Tính lương bình quân của cả cửa hàng: Sau khi dựa vào tổng hợp doanh bán kế toán tiền lương sẽ tính được tổng lương cho cả cửa hàng: Xe Wave à = 3.575.200.000 x 0,001 = 3.575.200đ Xe Futere = 1.463.390.000 x 0,001 = 1.463.390đ Mũ bảo hiểm = 30.880.000 x 0,01 = 308.800đ Dầu nhờn = 10.846.000 x 0,02 = 216.920đ Tổng cộng 5.564.310đ = = 21.651đ Tiền lương khoán của anh Trần Anh Tuấn = 21.651 x 27 = 584.577đ. Tương tự cũng tính đối với các nhân viên khác. Do Trần Anh Tuấn là cửa hàng trưởng nên được hưởng lương trách nhiệm là 2% tổng doanh thu. Lương trách nhiệm: 2 x 5.564.310 = 111290đ. * Tính lương do vượt quá chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra: Do cửa hàng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nên được hưởng tiền thưởng cho cả cửa hàng là: 5.080.316.000 = 4.916.100.000 = 164.216.000đ. = 36.500đ. Vậy ta tính được tổng số tiền lương được lĩnh cả tháng của từng nhân viên: * Anh Trần Anh Tuấn có tổng số lương là: 73.950 + 584.577 + 111.290 + 36.500 = 806.317đ. Các khoản BYT, BHXH trừ vào lương: Nộp 1% BHYT = 1% x 290.000 x 2,55 = 7.395 Nộp 5% BHXH = 5% x 290.000 x 2,55 = 36.975 Tổng 44.370 Tổng lương thực lĩnh của Trần Anh Tuấn là: 806.317 - 44.370 = 761.947đ. Từ đó ta lập bảng thanh toán tiền lương cho cả cửa hàng như sau: Bảng 7: Bảng thanh toán tiền lương 2.2. Hình thức trả lương theo thời gian. * Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho những người làm công tác quản lý, công tác hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: Các cán bộ phòng ban, công nhân viên văn phòng... * Công thức tính lương trả cho người lao động: Tiền lương = x SNLV Trong đó: 290.000: mức lương tối thiểu HSL: hệ số lương PCTN: phụ cấp trách nhiệm do công ty quy định NSLV: số ngày làm việc thực tế Phụ cấp trách nhiệm tính cho người lao động được căn vào chức vụ công việc, trình độ chuyên môn của người lao động do công ty quy định. * Quy định phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên quản lý: Bảng số 8 Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên quản lý PCTN Chức danh quản lý 1,0 Giám đốc công ty 0,7 Phó giám đốc, chủ tịch công đoàn 0,5 Giám đốc các trung tâm, trưởng phòng, kế toán trưởng 0,3 Phó giám đốc các trung tâm, phó phòng * Đồng thời công ty còn trả lương theo các trường hợp sau: - Nghỉ lễ tết theo quy định của Nhà nước, nghỉ phép được trả lương cơ bản không hệ số của công ty. - Trong trường hợp phải ngừng việc do khách quan mang lại như: mất điện... thì người lao động được trả 100% lương (phải có biên bản bên phòng kỹ thuật và giám đốc duyệt mới được thanh toán lương) - Ngoài ra công ty còn áp dụng các hình thức khen thưởng cho người lao động như trong quá trình làm việc cán bộ công nhân viên quản lý đưa ra các biện pháp bán hàng hữu hiệu, tìm được các nguồn tiêu thụ hàng hoá mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Khen thưởng từ 40.000 - 60.000 đồng/người. - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương. - Phiếu chi. Bảng thanh toán lương: dùng để thanh toán tiền lương, phân phối cho người lao động theo mức lương quy định. ở những bộ phận này hàng tháng mỗi phòng có một bảng chấm công riêng, trưởng phòng,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT462.doc
Tài liệu liên quan