Lời mở đầu
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn tham gia vào các hoạt động của xã hội trong đó bao gồm cả hoạt động kinh tế. Ta có thể hiểu hoạt động kinh tế là hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hoạt động này giúp cho con người tồn tại và ngày càng phát triển. Khi nói đến một công ty hay một tổ chức kinh tế ta không thể không nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty, mỗi tổ chức con người đóng vai trò là nhâ
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí Công ty cơ khí chế tạo Hải phòng nâng cao năng suất lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Con người tham gia vào quá trình lao động. Tuy nhiên để kết quả lao động đạt hiệu quả cao thì một việc không thể thiếu đó là tổ chức lao động một cách có khoa học, có cơ sở.
Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng là công ty Nhà nước về cơ khí, sản xuất các máy công cụ đáp ứng nhu cầu trong nước. Công ty cũng đã từng bước thực hiện việc tổ chức lao động một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và sự trông đợi của cán bộ công nhân trong công ty.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực tập tại Công ty tôi nhận thấy việc tổ chức lao động tại công ty nói chung, phân xưởng cơ khí nói riêng đang có một số vấn đề đang tồn tại. Việc chuyên môn hoá lao động còn chưa sâu, đa số là sản xuất nhỏ hàng loạt. Cơ sở, trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu. Điều kiện lao động chưa thực sự đảm bảo cho người lao động. Vấn đề kỷ luật đối với người lao động và các vấn đề khác như: phương pháp lao động, công tác định mức lao động. Do vậy chuyên đề thực tập này sẽ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của công tác tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng nhằm tìm hiểu, đánh giá những vấn đề nêu trên. Từ đó đề xuất các giải pháp cho công ty nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động, tăng năng suất lao động, đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn
Cơ sở để đánh giá ở đây là việc khảo sát thời gian làm việc của công nhân bằng chụp ảnh nơi làm việc của cá nhân và nhóm lao động. Đồng thời còn áp dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và các phương pháp nghiên cứu khác như: sử dụng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước, các phương pháp xã hội học, quan sát…
Kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - công ty cơ khí chế tạo Hải phòng.
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - công ty cơ khí chế tạo Hải phòng.
Với sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s Nguyễn Vân Thuỳ Anh cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú phòng Tổ chức, phân xưởng cơ khí và các cán bộ, công nhân khác trong công ty cơ khí chế tạo Hải phòng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Tôi rất mong sự đóng góp chân thành của mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Lý luận chung về tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp
Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học.
Tổ chức lao động:
Lao động: là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó diễn ra theo một quá trình và nhằm hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định.
Quá trình lao động: là quá trình tác động của con người lên đối tượng lao động, là tổng thể những hoạt động của con người, nhằm hoàn thành một số nhiệm vụ sản xuất nhất định, được thể hiện tại nơi làm việc.
Quá trình sản xuất: là khái niệm rộng hơn quá trình lao động. Quá trình sản xuất bao gồm một tổng thể nhất định các quá trình lao động và các quá trình tự nhiên. Nhiệm vụ của tổ chức sản xuất không chỉ sử dụng hợp lý nhất lao động sống mà còn nghiên cứu sử dụng hợp lý các yếu tố vật chất của sản xuất. Do đó tổ chức sản xuất được hiểu là quá trình đảm bảo sự kết hợp sức lao động với các tư liệu sản xuất nhằm đạt một mục đích của sản xuất.
Tổ chức lao động: là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất.
Tổ chức lao động khác với tổ chức sản xuất ở chỗ: tổ chức lao động đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của lao động sống còn tổ chức sản xuất là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động, các điều kiện vật chất kỹ thuật đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, ổn định, nhịp nhàng, kinh tế.
Tổ chức lao động khoa học
Khái niệm:
Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Sự khác nhau giữa tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học:
Tổ chức lao động khoa học khác với tổ chức lao động nói chung không phải ở nội dung mà là ở phương pháp, cách giải quyết và mức độ phân tích khoa học các vấn đề. Tổ chức lao động khoa học chính là tổ chức lao động ở trình độ cao hơn so với tổ chức lao động hiện hành. Tổ chức lao động khoa học cần phải được áp dụng ở mọi nơi mà có hoạt động lao động của con người như: quá trình lao động sản xuất, lĩnh vực lãnh đạo và quản lỹ sản xuất, trong thiết kế, vận chuyển, sửa chữa…
Mục đích, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học:
Mục đích của tổ chức lao động khoa học là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động và phát triển toàn diện con người lao động, góp phần củng cố các mối quan hệ giữa những người lao động và phát triển các tập thể lao động.
Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong sản xuất có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và xã hội. Nó cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có. Tổ chức lao động khoa học còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khẻo cho người lao động và phát triển toàn diện con người, thu hút con người tự giác tham gia vào lao động.
Các nguyên tắc áp dụng tổ chức lao động khoa học:
Tính khoa học: đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động khoa học trước hết phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
Tính tổng hợp: đòi hỏi các sự việc và vấn đề phải được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa bộ phận với toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt, không tách rời, không kết luận phiến diện.
Tính đồng bộ: đòi hỏi khi thực hiện biện pháp, phải triển khai giải quyết một cách có đồng bộ các vấn đề có liên quan.
Tính kế hoạch: đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động khoa học phải được kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học và có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế hoạch của doanh nghiệp.
Tính quần chúng: khi xây dựng và áp dụng biện pháp tổ chức lao động khoa học phải thu hút được sự tự giác tham gia của quần chúng, phát triển và tận dụng được các sáng kiến sáng tạo của quần chúng.
Cơ sở của phương pháp tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp.
Sự phân chia quá trình sản xuất.
Phân loại quá trình sản xuất:
Cách phân loại theo trình độ kỹ thuật hoá có ý nghĩa quan trọng đến tổ chức lao động. Trình độ kỹ thuật hoá của sản xuất có tác dụng quyết định tính chất, nội dung của công việc, phương pháp thực hiện công việc cũng như hao phí thời gian lao động để thực hiện công việc đó.
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, quá trình sản xuất được phân chia thành nhiều loại khác nhau. (Bảng dưới)
Tiêu thức
Các quá trình
Theo ý nghĩa và tính chất của sản phẩm chế tạo.
Chính
Phụ
Theo loại hình sản xuất.
Đơn chiếc
Hàng loạt nhỏ
Hàng loạt vừa
Hàng loạt lớn
Hàng khối
Theo tính chất nguyên vật liệu được dùng.
Gia công kim loại
Chế biến gỗ
Chế biến lương thực v.v…
Theo tính liên tục của quá trình.
Gián đoạn
Liên tục
Theo đặc điểm và nội dung của quá trình.
Khai thác
Chế biến
Lý hoá
Nhiệt năng v.v…
Theo trình độ kỹ thuật hoá
Tay (thủ công)
Tay máy
Máy
Tự động hoá
Tổ hợp
Theo sự tổ chức các quá trình
Cá nhân
Tập thể
Phân chia quá trình sản xuất thành các quá trình bộ phận:
Quá trình sản xuất trước hết được phân chia thành các quá trình bộ phận. Quá trình bộ phận được hiểu là bộ phận đồng nhất và kết thực về phương diện công nghệ của quá trình sản xuất. Quá trình bộ phận có thể là quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm hoặc cũng có thể là các quá trình phục vụ sản xuất. (Sơ đồ)
Mặt công nghệ
Mặt lao động
Quá trình sản xuất
Quá trình bộ phận
Bước công việc
Thao tác lao động
Động tác lao động
Cử động lao động
Giai đoạn chuyển tiếp
Bước chuyển tiếp
Về mặt công nghệ, quá trình bộ phận được phân chia thành các bước công việc.
Bước công việc: là một phần của quá trình sản xuất bao gồm các công việc kế tiếp nhau được thực hiện bởi một hay nhóm công nhân trên một đối tượng lao động nhất định tại một nơi làm việc nhất định.
Giai đoạn chuyển tiếp: là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc. Nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công.
Bước chuyển tiếp: là phần việc như nhau lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp
Phân chia về mặt lao động: bước công việc được phân chia thành các thao tác.
Thao tác: là tổ hợp hoạt động của các công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ, thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi tính mục đích.
Động tác: là bộ phận nhỏ của thao tác biểu thị bằng những cử động tay chân và thân thể của công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó.
Cử động: là hành động nhỏ nhất của con người, không thể phân chia được nữa và được diễn ra một cách không gián đoạn, không có sự đổi hướng.
Vậy phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận cho phép phân tích khoa học trong quá trình sản xuất về cả mặt công nghệ và về mặt lao động. Trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp rút ngắn độ dài của chu kỳ sản phẩm, cho phép dự kiến kết cấu và trình tự hợp lý các hoạt động lao động để thực hiện bước công việc, nghiên cứu các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học.
Thời gian làm việc và các phương pháp khảo sát thời gian làm việc.
Khái niệm và phân loại thời gian làm việc:
Một trong những cơ sở của tổ chức lao động khoa học là nghiên cứu một cách có hệ thống việc sử dụng thời gian lao động nhằm xác định hao phí thời gian có ích, thời gian lãng phí. Do vậy phải phân loại hao phí thời gian làm việc.
Thời gian làm việc là độ dài thời gian được quy định trong đó người lao động phải bảo đảm để thực hiện công việc được giao. Thời gian làm việc được phân chia thành các loại hao phí sau:
Thời gian chuẩn kết (CK): là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện công việc được giao và mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành công việc đó.
Thời gian tác nghiệp (TN): là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc, làm thay đổi đối tượng lao động. Nó được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm. Thời gian tác nghiệp có thể bao gồm thời gian chính (thời gian máy) và thời gian phụ (thời gian tay).
Thời gian phục vụ (PV): là thời gian hao phí để trong coi và đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc. Thời gian phục vụ được chia thành thời gian phục vụ tổ chức (PVTC) và thời gian phục vụ kỹ thuật (PVKT). Thời gian phục vụ cũng có thể trùng với thời gian chính.
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (NCNN): là thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong suốt ca làm việc và thời gian ngừng việc để giải quyết các nhu cầu sinh lý tự nhiên như uống nước, đại, tiểu tiện…
Để khảo sát thời gian làm việc người ta dùng phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc.
Chụp ảnh thời gian làm việc:
Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian làm việc của công nhân trong thời gian nhất định, có thể là trong ca làm việc hoặc thời gian công nhân hoàn thành một công việc.
Chụp ảnh thời gian làm việc thường nhằm các mục đích sau :
- Phân tích sử dụng thời gian làm việc hiện hành, phát hiện các thời gian lãng phí, tìm ra nguyên nhân và biện pháp nhằm loại trừ chúng
- Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn thời gian chuẩn kết, phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết.
- Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thời gian của những người lao động tiên tiến và phổ biến rộng rãi trong công nhân. Lấy tài liệu để tổ chức lao động, tổ chức sản xuất.
Chụp ảnh thời gian làm việc có những hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, loại hình sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để áp dụng như : chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, chụp ảnh tổ, nhóm ngày làm việc, tự chụp ảnh…
Chụp ảnh ca làm việc cá nhân: là hình thức ghi lại toàn bộ các hoạt động và hao phí thời gian của một công nhân hay một thiết bị trong ngày ( ca ) làm việc.
Ưu điểm: Hình thức khảo sát này cho phép ghi đầy đủ tỷ mỉ các hoạt động của người công nhân hoặc thiết bị cho phép phát hiện các lãng phí thời gian trông thấy và không trông thấy, đề ra các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật hợp lý, đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện mức nâng cao chất lượng, mức hiện có và xây dựng các mức có căn cứ khoa học.
Nhược điểm: Phương pháp này tốn rất nhiều thời gian
Chụp ảnh tổ, nhóm ngày làm việc: là hình thức khảo sát nhằm nghiên cứu những thời gian làm việc đồng thời của nhóm, tổ, người làm việc hoặc nhóm máy. Do đối tượng khảo sát không phải là một, mà là một số người nên không thể theo dõi, ghi liên tục, tỉ mỉ, các thời gian hao phí như chụp ảnh cá nhân, mà phải theo dõi qua khoảng cách thời gian. Khoảng cách dài hay ngắn phụ thuộc số lượng, đối tượng khảo sát.
Ưu điểm: Trong cùng một lúc theo dõi, quan sát được nhiều người, máy. Việc ghi chép, phân tích đơn giản.
Nhược điểm: Phương pháp khảo sát này do không ghi chép được liên tục mà phải qua khoảng thời gian. Nên không ghi hết hao phí, do đó không đề ra được biện pháp cụ thể của từng lãng phí.
Tự chụp ảnh: là hình thức khảo sát trong đó công nhân tự ghi lai việc sử dụng thời gian làm việc của chính mình, nêu nguyên nhân của những lãng phí và đề nghị những biện pháp để khắc phục chúng.
Các bước tiến hành chụp ảnh ca làm việc:
- Bước chuẩn bị : tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát tiến hành một trong những nội dung chuẩn bị sau :
+ Chọn đối tượng quan sát và giải thích cho đối tượng biết rõ mục đích chụp ảnh. (Tuỳ thuộc vào mục đích khảo sát mà chọn đối tượng là một công nhân, nhóm công nhân hay bộ phận lớn hoặc cả doanh nghiệp hay toàn bộ thiết bị).
+ Chuẩn bị chọn điều kiện tổ chức kỹ thuật sản xuất bộ phận tiến hành khảo sát.
+ Chuẩn bị mẫu khảo sát
+ Chuẩn bị phương tiện ghi chép
+ Chọn nơi đứng để quan sát, hành trình để quan sát, số lần quan sát, thời giam của một lần quan sát, thời điểm bắt đầu của một lần khảo sát.
- Bước tiến hành khảo sát : người quan sát bắt đầu theo dõi và ghi vào phiếu quan sát những hiện tượng hao phí cần nghiên cưú. Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà cách ghi, thời gian ghi, số lần ghi, hao phí cần ghi có cách khác nhau.
- Bước phân tích : từ kết quả của bước trên ta xác định độ dài thời gian của hao phí sau đó tiến hành phân loại rồi tổng hợp hao phí theo từng loại.
- Bước kết luận : Qua kết quả của các bước trên đi đều đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc ( tỷ trọng thời gian làm việc có ích, thời gian tác nghiệp, thời gian may ) trong ngày. Thời gian lãng phí trông thấy và không trông thấy. Nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục.
So sánh thời gian hao phí thực tế và thời gian định mức dự tính thời gian hợp lý mức, tính khả năng tiết kiệm thời gian, khả năng tăng năng suất lao động do sử dụng hợp lý thời gian lao động.
Bấm giờ bước công việc:
Bấm giờ bước công việc là phương pháp khảo sát nghiên cứu thời gian hao phí để thực hiện các bộ phận bước công việc thường lặp đi lặp lại trong ngày làm việc, với số lần khảo sát nhất định tuỳ thuộc mức độ chính xác của tài liệu khảo sát, yêu cầu từng loại hình sản xuất cụ thể.
Bấm giờ không nghiên cứu toàn bộ các hoạt động của công nhân trong ca làm việc mà chỉ nghiên cứu đi sâu một bước công việc hay nhóm thao tác thường lặp lại trong các ca làm việc.
Mục đích của bấm giờ thời gian làm việc
- Xác định chính xác thời gian hao phí khi thực hiện các yếu tố hoàn thành phần của bước công nghệ ( thao tác, động tác, cử động )
- Nghiên cứu loại bỏ các lãng phí, nghiên cứu các phương pháp làm việc tiên tiến để phổ biến rộng rãi trong công nhân.
- Cung cấp tài liệu cơ sở để xây dựng mức hoặc tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động.
Thông qua bấm giờ ta có thể nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc, thiết bị, tổ chức phục vụ nơi làm việc, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng để tăng năng suất lao động.
Có hai hình thức bấm giờ là bấm giờ liên tục theo thời gian hiện tại và bấm giờ liên tục theo thời gian chọn lọc.
+ Bấm giờ liên tục theo thời gian hiện tại : là hình thức khảo sát trong đó bước công việc nghiên cứu được diễn ra liên tục ( tức là được lặp lại liên tục theo thời gian hiện tại )
+ Bấm giờ theo thời gian chọn lọc : là phương pháp nghiên cứu một thao tác hay một nhóm thao tác của bước công việc tức là nghiên cứu sự lặp đi lặp lại qua khoảng thời gian
Phương pháp bấm giờ theo thời gian hiện tại có độ chính xác cao hơn bấm giờ theo thời gian chọn lọc vì việc khảo sát tiến hành liên tục không bị gián đoạn
Bấm thời gian làm việc bao gồm các bước sau :
+ Bước chuẩn bị : trước khi tiến hành khảo sát cần phải lựa chọn đối tượng khảo sát, nghiên cứu bước công việc chia bước công việc hay các bộ phận hợp thành, các thao tác. Người khảo sát phải nắm được đặc điểm tình hình công nhân, tình hình máy móc thiết bị, dụng cụ, vật liệu, tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc, tiến hành cải tiến cần thiết tùy theo mục đích của bấm giờ. Cần thiết phải xác định số lần bấm giờ sao cho đảm bảo độ chính xác tài liệu.
+ Bước tiến hành : sau khi đã chuẩn bị được các điều kiện cần thiết, dụng cụ, thiết bị ta tiến hành khảo sát.
Ghi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận bước công việc hay thao tác. Nếu bấm giờ liên tục thì thời gian kết thúc của bộ phận trước cũng là thời gian bắt đầu của bộ phận tiếp theo.
+ Bước phân tích kết quả khảo sát.
Một số nội dung của tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp:
Phân công lao động và hiệp tác lao động.
Phân công lao động:
Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ.
Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất, tăng năng suất lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá được công nhân, chuyên môn hoá được công cụ lao động, cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng có năng suất lao động cao, người công nhân có thể làm một loạt bước công việc, không mất thời gian vào việc điều chỉnh lại thiết bị, thay dụng cụ để làm những công việc khác nhau. Nhờ chuyên môn hoá giới hạn được phạm vi hoạt động, người lao động sẽ nhanh chóng quen với công việc…
Trong nội bộ xí nghiệp, phân công lao động được thực hiện trên cả 3 mặt: theo vai trò, vị trí của từng loại công việc đối với quá trình sản xuất sản phẩm, theo tính chất công nghệ của sự thực hiện công việc và theo mức độ phức tạp của công việc. Do vậy phân công lao động gồm các hình thức:
Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định, căn cứ vào chức năng chính của xí nghiệp. Phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động chung trong toàn xí nghiệp. Toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
Công nhân chính: là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc đứng máy.
Công nhân phụ: là những người thực hiện các chức năng phụ trong sản xuất chính, sản xuất phụ và phụ trợ. Đó là những người không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhưng bằng lao động của mình đảm bảo cho hoạt động sản xuất được bình thường.
Nhân viên quản lý sản xuất bao gồm: nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý kỹ thuật, nhân viên quản lý hành chính.
Học viên học nghề: là những người học tập sản xuất, tham gia sản xuất dưới sự hướng dẫn của công nhân hành nghề.
Phân công lao động theo công nghệ: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất công nghệ của công nghẹe thực hiện chúng. Tuỳ theo mức độ chuyên môn hoá lao động mà phân công lao động lại được chia thành những hình thức khác nhau:
Phân công lao động theo đối tượng: đó là hình thức phân công trong đó một công nhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổ hợp các công việc tương đối trọn vẹn, chuyên chế tạo một sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định của sản phẩm.
Phân công lao động theo bước công việc: là hình thức phân công trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện một hay vài bước công việc trong chế tạo ra sản phẩm hoặc chi tiết.
Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của nó. Hình thức này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc.
Hiệp tác lao động.
C.Mác định nghĩa hiệp tác lao động: "hình thức lao động mà trong đó nhiều người làm việc cạnh nhau một cách có kế hoạch và trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình khác nhau nhưng lại liên hệ với nhau gọi là hiệp tác lao động".
Trong xí nghiệp công nghiệp có sự hiệp tác về không gian và thời gian.
Về không gian có các hình thức: hiệp tác giữa các phân xưởng chuyên môn hoá, hiệp tác giữa các bộ phận chuyên môn hoá trong phân xưởng, hiệp tác giữa những người lao động với nhau trong tổ sản xuất.
Hình thức tổ sản xuất thể hiện rõ nét sự hiệp tác lao động trong xí nghiệp. Tổ sản xuất thường chia thành 2 loại: tổ sản xuất chuyên môn hoá và tổ sản xuất tổng hợp. Tổ sản xuất chuyên môn hoá gồm những công nhân cùng nghề hoàn thành những công việc có quy trình công nghệ giống nhau. Tổ sản xuất tổng hợp bao gồm những công nhân có các nghề khác nhau, nhưng cùng hoàn thành tất cả các bước công việc của quá trình sản xuất.
Về mặt thời gian hiệp tác lao động là sự tổ chức giữa các ca làm việc trong một ngày đêm.
Hợp lý hoá phương pháp và thao tác lao động:
Trong sản xuất, để hoàn thành những công việc giống nhau trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật như nhau, các công việc khác nhau thường cho kết quả lao động khác nhau. Nguyên nhân của sự chênh lệch ấy là sự khác nhau về phương pháp và thao tác lao động cá nhân. Để nâng cao năng suất lao động, cần thiết phải nghiên cứu hợp lý hoá phương pháp và thao tác lao động và phổ biến rộng rãi cho công nhân.
Phương pháp lao động và ý nghĩa của việc áp dụng các phương pháp lao động.
Việc nghiên cứu phương pháp lao động hợp lý có thể được thực hiện dựa trên phân tích, họp lý hoá phương pháp lao động của một công nhân tiên tiến.
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã xác định.
Nơi làm việc được phân loại theo các tiêu thức sau:
Theo trình độ cơ khí hoá, nơi làm việc được chia thành nơi làm việc thủ công, nơi làm việc cơ khí hoá và nơi làm việc tự động.
Theo số lượng người làm việc, nơi làm việc được chia thành nơi làm việc cá nhân và nơi làm việc tập thể.
Theo số lượng máy móc thiết bị nơi làm việc được chia thành nơi làm việc tổng hợp, nơi làm việc chuyên môn hoá.
Theo tính chất ổn định của vị trí: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc cố định, nơi làm việc di động hoặc nơi làm việc trong nhà, nơi làm việc ngoài trời, nơi làm việc dưới đất, nơi làm việc trên cao.
Nơi làm việc có một vai trò quan trọng trong xí nghiệp. Nó là nơi diễn ra quá trình lao động. Tại đây cũng diễn ra sự biến đổi về lý học hay sinh học của đối tượng lao động để trở thành sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất. Nơi làm việc còn là nơi thể hiện kết quả cuối cùng của mọi hoạt động về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong xí nghiệp. Muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc.
Nhiệm vụ của tổ chức và phục vụ nơi làm việc là:
Tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng suất cao.
Bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng.
Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động.
Bảo đảm khả năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.
Tổ chức nơi làm việc:
Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế cho nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định.
Tổ chức nơi làm việc gồm 3 nội dung chủ yếu là: thiết kế nơi làm việc, trang bị và bố trí nơi làm việc.
Việc thiết kế nơi làm việc được tiến hành theo các trình tự sau:
Chọn các thiết bị phụ, các loại dụng cụ đồ gia công nghệ, các trang bị tổ chức phù hợp.
Chọn phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho tưng nơi làm việc cụ thể.
Thiết kế các phương pháp và thao tác lao động hợp lý, tạo các tư thế lao động thuận lợi.
Xây dựng hệ thống phục vụ theo từng chức năng.
Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc như: số lượng công nhân tại nơi làm việc, lượng sản phẩm được sản xuất…
Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc.
Trang bị nơi làm việc.
Trang bị nơi làm việc là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ… cho nơi làm việc theo yêu cầu của sản xuất và chức năng lao động.
Trang bị nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Nơi làm việc cần được cần được trang bị các loại sau:
Các thiết bị chính: là những thiết bị mà người công nhân dùng để trực tiếp tác động vào đối tượng lao động.
Các thiết bị phụ: là các thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện quá trình lao động với hiệu quả cao hơn. các thiết bị phụ có thể là các thiết bị bốc xếp, thiết bị vận chuyển như cầu trục, palăng, xe đẩy, xe nâng hạ, băng truyền…
Các trang bị công nghệ gồm các loại dụng cụ kẹp đồ gá, dụng cụ đo kiểm tra, dụng cụ cắt
Các trang bị tổ chức bao gồm bàn, ghế, tủ, giá đỡ, bục đứng…
Các thiết bị thông tin liên lạc.
Các thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp phục vụ sinh hoạt gồm: các loại lưới, tấm chắn bảo vệ; các thiết bị thông gió, chiếu sáng; các phương tiện phục vụ sinh hoạt…
Bố trí nơi làm việc.
Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Có 3 dạng bố trí như sau:
Bố trí chung là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc.
Bố trí bộ phận là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở từng nơi làm việc.
Bố trí riêng biệt là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá trong từng yếu tố trang bị.
Bố trí nơi làm việc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Xác định đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ sản xuất ngắn nhất.
Phải phù hợp với thị lực của con người
Tạo được tư thế làm việc hợp lý.
Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm động tác của công nhân.
Đảm bảo an toàn lao động và thẩm mỹ trong sản xuất.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Trong quá trình sản xuất, các phương tiện vật chất chuyển từng phần hoặc toàn phần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Nhằm duy trì sự liên tục không ngừng quá trình đó, phục vụ nơi làm việc có vai trò rất quan trọng.
Phục vụ nơi làm việc được khái quát thành các chức năng chính sau:
Phục vụ chuẩn bị sản xuất bao gồm việc giao nhiệm vụ cho sản xuất cho từng nơi làm việc, chuẩn bị các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật, chuẩn bị các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết…
Phục vụ dụng cụ bao gồm cung cấp cho nơi làm việc các loại dụng cụ đồng thời thực hiện cả việc bảo quản, theo dõi tình hình, kiểm tra chất lượng, sửa chữa dụng cụ khi cần thiết.
Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ gồm chuyển đến nơi làm việc tất cả các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho sản xuất như: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ, phế liệu, phế phẩm…
Phục vụ năng lượng: đảm bảo cung cấp cho nơi làm việc các yêu cầu về năng lượng như điện, hơi khí nén, xăng dầu, hơi nước, nước…
Phục vụ và điều chỉnh, sửa chữa nhằm khôi phục khả năng hoạt động của thiết bị.
Phục vụ kiểm tra gồm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm, kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ…
Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc.
Phục vụ sinh hoạt, văn hoá tại nơi làm việc.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc cũng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất. Nó cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành lao động. Do vậy tổ chức phục vụ nơi làm việc không thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản xuất nào.
Tuỳ theo đặc điểm của loại hình sản xuất, theo số lượng các nhu cầu phục vụ và tính ổn định của nó mà xí nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức tổ chức phục vụ:
Phục vụ tập trung là hình thức trong đó tất cả các nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do các trung tâm phục vụ đáp ứng.
Phục vụ phân tán là hình thức phục vụ trong đó các chức năng phục vụ không tập trung thành các trung tâm mà các phân xưởng, bộ phận sản xuất, tổ sản xuất tự đảm nhiệm lấy việc phục vụ của mình.
Phục vụ hỗn hợp là hình thức phục vụ trong đó có chức năng thì phục vụ tập trung, có chức năng thì phục vụ phân tán.
Tổ chức phục vu nơi làm việc được xem xét đánh giá bằng 2 cách:
Dựa vào kết quả phục vụ: tổn thất thời gian do chờ đợi phục vụ, tổng công suất của máy móc thiết bị không được sử dụng do phục vụ không tốt.
Dựa vào nguyên nhân: căn cứ vào tình hình thực tế của công tác phục vụ như tổ chức lao động phục vụ, hình thức phục vụ, chế độ phục vụ để xem xét.
Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi.
Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.
Điều kiện lao động thực tế rất phong phú và đa dạng.._. Tuy nhiên điều kiện lao động được phân thành 5 nhóm: nhóm điều kiện tâm lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm điều kiện chế độ làm việc nghỉ ngơi.
Điều kiện lao động, các nhóm nhân tố của điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi.
Kỷ luật lao động và tổ chức các phong trào thi đua.
Kỷ luật lao động:
Khái niệm kỷ luật lao động là một khái niệm rộng bao hàm kỷ luật về lao động, kỷ luật về quy trình công nghệ, kỷ luật về sản xuất.
Về mặt lao động: kỷ luật lao động là sự chấp hành và thực hiện một cách tự nguyện, tự giác các chế độ ngày làm việc của công nhân viên.
Về mặt công nghệ: kỷ luật lao động là sự chấp hành một cách chính xác các quy trình công nghệ, các chế độ làm việc của máy móc thiết bị, các quy trình vận hành…
Về mặt sản xuất: kỷ luật lao động là sự thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sản xuất được giao có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư…; là sự chấp hành một cách vô điều kiện các chỉ thị, mệnh lệnh về sản xuất, chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh sản xuất…
Kỷ luật lao động có vai trò rất to lớn trong sản xuất. Bất kỳ một nền sản xuất nào cũng không thể thiếu được kỷ luật lao động. Để đạt được mục đích cuối cùng thì phải thống nhất mọi cố gắng của công nhân, phải tạo ra một trật tự cần thiết và phối hợp hành động của mọi người tham gia vào quá trình.
Trong xí nghiệp xã hội chủ nghĩa có hai loại biện pháp tác động nhằm duy trì kỷ luật lao động:
Thứ nhất là các biện pháp tác động đến người công nhân vi phạm kỷ luật lao động. Biện pháp này bao gồm giáo dục thuyết phục người vi phạm kỷ luật, phê bình, cảnh cáo, chuyển công tác, buộc thôi việc…tuỳ vào mức độ nặng nhẹ và mức độ tái phạm mà áp dụng các hình thức kỷ luật hợp lý.
Thứ hai là công tác tổ chức lao động khoa học. Kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc là cơ sở để thực hiện các biện pháp tổ chức lao động khoa học khác. Đồng thời tổ chức lao động khoa học là điều kiện, là phương tiện để củng cố kỷ luật lao động.
Tổ chức thi đua:
Trong xã hội chủ nghĩa thi đua được sử dụng rất nhiều trong sản xuất. Thi đua là động lực mạnh mẽ và có hiệu quả để xây dựng xã hội chủ nghĩa, là phương tiện để củng cố kỷ luật lao động và là phương tiện có hiệu lực nhất để phát huy sáng kiến, kích thích sáng tạo của nhân dân lao động. Thi đua góp phần nâng cao năng suất lao động, giáo dục đào tạo con người và tạo điều kiện phát triển con người một cách toàn diện.
Thi dua có các hình thức như: thi đua cá nhân, thi đua tập thể
Định mức lao động
Mức lao động
Trong thực tế tổ chức lao động được coi là khoa học khi “Tổ chức được dựa trên cơ sở những thành tựu đạt được của khoa học kỹ thuật và những kinh nghiệm sản xuất ” tiến bộ được áp dụng một cách có hệ thống cho phép kết hợp một cách tốt nhất kỹ thuật với con người trong quá trình sản xuất thống nhất. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tư, lao động, tăng năng suất lao động không ngừng và giữ gìn sức khẻo con người cũng như thúc đẩy sự chuyển hoá dần dần lao động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống.
ở mỗi công ty, mỗi tổ chức kinh tế nhất định có thể có nhiều loại mức khác nhau cho quá trình sản xuất như : Mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu, mức lao động.. Các loại mức này là cơ sở cho hạch toán kinh tế, tổ chức lao động và tổ chức lao động trong công ty.
Mức lao động là những đại lượng hao phí lao động để hoàn thành một công việc nào đó quy định cho một người hoặc một nhóm người có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc được giao trong điều kiện kỹ thuật nhất định.
Mức lao động là thước đo hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Nó thay đổi cùng với sự phát triển của trình độ áp dụng kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, mức lao động hợp lý hay không hợp lý ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các dạng mức thường sử dụng như : mức thời gian, mức sản lượng, mức thời gian phục vụ, mức phục vụ....
Các dạng mức lao động
Mức thời gian : là số lượng thời gian cần thiết được quy định để hoặc một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định hoàn thành công việc này hay công việc khác trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức sản lượng : là số lượng sản phẩm được quy định để công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phải hoàn thành trong đơn vị thời gian với những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức thời gian phục vụ : là một trong những biểu hiện biến dạng của mức thời gian. Đó là số lượng thời gian được quy định để một hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phục vụ trong đơn vị thiết bị, đơn vị diện tích sản xuất trong những điều kiện và tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức phục vụ : là số lưọng đơn vị thiết bị được quy định để một hay một nhóm công nhân phải phục vụ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Các phương pháp định mức lao động.
Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được quy định cho toàn bộ bước công việc. Nhóm này gồm 4 phương pháp : Thống kê, kinh nghiệm, dân chủ bình nghị và so sánh điển hình.
Phương pháp thống kê : là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu thống kê đạt được của thời kỳ đã qua và thời gian hao phí để thực hiện bước công việc hoặc sản lượng.
Phương pháp kinh nghiệm : Là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm chủ quan đã tích luỹ được của cán bộ định mức, quản đốc phân xưởng hoặc những công nhân trong sản xuất.
Phương pháp dân chủ bình nghị : Là phương pháp xây dựng mức hao phí trên mức điển hình. Mức điển hình là mức xây dựng có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích) đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống nhau, nhưng khác nhau về kích cỡ…
Nội dung của phương pháp này gồm :
Phân các bước công việc phải hoàn thành ra từng nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm chọn 1 hay một số bước công việc tiêu biểu cho cả nhóm gọi là bước công việc điển hình.
Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý cho bước công việc điển hình quy trình công nghệ này là quy trình công nghệ điển hình cho cả nhóm.
Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước điển hình
Mức kỹ thuật lao động của mỗi bước công việc cùng nhóm được xác định bằng cách so sánh với mức của bước công việc điển hình theo hệ số số hiệu chỉnh đã được định sẵn.
Phương pháp này thường được áp dụng trong hàng loạt sản xuất nhỏ, đơn chiếc. Mức độ chính xác của mức đựơc xác định bằng phương pháp này phụ thuộc vào việc phân nhóm công việc cần định mức, đại diện cho nhóm và xác định hệ số điều chỉnh chính xác. Xây dựng mức bằng phương pháp này ít tốn công sức nhưng mức độ chính xác lại không cao.
Phương pháp phân tích: Là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỷ mỷ quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp hoàn thiện qúa trình lao động như : quy định chế độ làm việc có hiệu quả hơn của máy móc thiết bị, sử dụng vào các phương pháp và thao tác hợp lý... đồng thời loại trừ những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động... Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính khoa học đó xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố, và mức thời gian cho cả bước công việc nói chung. Khi sử dụng phương pháp phân tích cần phải có các điều kiện. Tổ chức kỹ thuật phải ổn định cán bộ định mức phải biết nhiệm vụ và am hiểu về kỹ thuật.
Phương pháp phân tích tính toán : Chủ yếu dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn hoặc các công thức thực nghiệm biểu hiện sự phụ thuộc của thời gian hao phí với các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp này gồm có nội dung sau :
Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành bộ phận bước công việc.
+ Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn xác định thời hạn từng bộ phận của bước công việc và các loại thời gian trong ca (chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết).
+Xác định mức thời gian, mức sản lượng
Phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu, chứng từ kỹ thuật, tiêu chuẩn để xác định các loại thời gian hao phí. Cán bộ định mức phải nắm vững nhiệm vụ thành thạo về kỹ thuật. Phương pháp này chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Nên áp dụng thích hợp vào sản xuất hàng loạt vì nó cho phép xây dựng mức nhanh, tốn ít công sức đảm bảo chính xác và đồng nhất của mức.
Phương pháp phân tích khảo sát : Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc và chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ.
Qua chụp ảnh hoặc bấm giờ trực tiếp ở nơi làm việc thu được những tài liệu phản ánh toàn bộ thời gian hoạt động của công nhân hay thiết bị trong ca làm việc, trong đó công việc lớn nhất thường lặp đi lặp lại trong ngày (tác nghiệp) được nghiên cứu tỷ mỉ từng bộ phận cấu thành (thao tác, động tác, phương pháp thực hiện chúng) và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện chúng.
Qua khảo sát phát hiện ra những thời gian hao phí trông thấy và không trông thấy, những nguyên nhân gây ra, trên cơ sở đó mà đề ra những biện pháp khắc phục.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc. Nó cho phép không chỉ xây dựng những mức lao động có căn cứ khoa học mà góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất và quản lý để phổ biến rộng rãi trong công nhân.Mức xây dựng theo phương pháp này có độ chính xác cao, tuy nhiên tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định. Thích hợp với điều kiện sản xuất hàng loạt lớn. Trong sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ chỉ áp dụng cho những khâu sản xuất có tính chất hàng loạt. Hoặc để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc nghiên cứu phương pháp và thao tác làm việc tiên tiến.
Phương pháp nghiên cứu.
Để đánh giá công tác tổ chức lao động khoa học, sử dụng các phương pháp như sử dụng các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước, các thiết kế mẫu, phân tích thời gian làm việc của người lao động, phương pháp xã hội học, phương pháp toán học và thống kê. Tuy nhiên trong chuyên để này em sẽ chủ yếu phân tích thời gian làm việc của người lao động thông qua việc khảo sát thời gian làm việc của họ. Sau khi có được các phiếu chụp ảnh nơi làm việc sẽ tổng hợp thời gian làm việc của họ theo các loại hao phí khác nhau. Qua đó xác định các hệ số sử dụng thời gian làm việc có ích, tỷ lệ thời gian tác nghiệp và hệ số sử dụng thời gian lãng phí của người công nhân.
Hệ số sử dụng thời gian làm việc có ích của công nhân:
Hệ số sử dụng thời gian làm việc lãng phí của công nhân:
Tỷ lệ thời gian tác nghiệp trong ca làm việc:
Thời gian lãng phí xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy cần tìm hiều các nguyên nhân sâu xa của nó và có những giải pháp để hoàn thiện nhằm giảm bớt thời gian lãng phí. Thực hiện cân đối lại thời gian làm việc của người lao động cho hợp lý. Khi hợp lý hoá thời gian lao động này sẽ làm tăng thời gian tác nghiệp. Vì vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao hơn. Khả năng tăng năng suất lao động sẽ được tính như sau:
Các giải pháp về tổ chức lao động khoa học sẽ nhằm làm cho tỷ lệ thời gian tác nghiệp đặc biệt là thời gian máy tăng cao nhất và hạn chế sử dụng thời gian làm việc vào những công việc lãng phí. Qua đó sẽ năng suất lao động sẽ được tăng lên.
Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí công ty cổ phần cơ khí chế tạo hải phòng
Tổng quan về công ty cơ khí chế tạo hải phòng.
Sự hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng
Tên quốc tế: Hai phong Machinery Manufacturing j.s.c
Địa chỉ: 150 Tô Hiệu - Quận Lê Chân - TP. Hải Phòng
Giai đoạn 1959 - 1970:
Ngày 10/9/1959 UBHC Thành phố Hải Phòng ra quyết định thành lập Xí nghiệp Cơ khí kiến thiết thuộc ngành công nghiệp địa phương. Xí nghiệp ra đời từ 4 công ty tư nhân nhỏ và yếu: Công ty đúc kiến thiết, xưởng Trần Khắc Tiên, Công ty Túc Thành, Công ty Hoàng Chu An. Từ một xí nghiệp công tư hợp danh nhanh chóng trở thành xí nghiệp quốc doanh vào cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960 - 1965. 1965 - 1970 Xí nghiệp được Nhà nước đầu tư lớn nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy trong thời gian này Nhà máy đã trở thành một trong những Nhà máy cơ khí phát triển nhất ở Hải phòng.
Giai đoạn từ năm 1970 - 1973:
Từ năm 1970 một bộ phận lớn của xí nghiệp cơ khí 19/8 giải thể và nhập vào xí nghiệp cơ khí kiến thiết. Do đó năng lực của Xí nghiệp đã được tăng cường cả về lao động (gần 1000 lao động), tài sản cố định. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh của Xí nghiệp. Đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc (1964 - 1972) Xí nghiệp không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất đã được Thành phố giao cho mà trong cả chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhờ những thành tích xuất sắc đó, 12/8/1968 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm và động viên tinh thần toàn Xí nghiệp. Kỷ niệm 10 năm thành lập, ngày10/9/1969, Xí nghiệp đã đón nhận huân chương lao động hạng ba và huân chương chiến công hạng ba do Nhà nước trao tặng.
Giai đoạn 1973 - 1985:
Giai đoạn này Xí nghiệp tiếp tục phát triển trong hòa bình theo cơ chế tập trung bao cấp. Các mặt hoạt động, phong trào công nhân lao động tiếp tục giữ vững và được đẩy mạnh. Xí nghiệp liên tục trong nhiều năm là lá cờ đầu về mọi mặt ở Hải phòng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, lao động của Xí nghiệp đã giảm dần chỉ còn hơn 580 lao động. Ngày 10/9/1974, Xí nghiệp đón nhận huân chương lao động hạng ba lần thứ 2. Ngày10/9/1978, Xí nghiệp vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng nhì. Tháng 11/1983, Xí nghiệp cơ khí kiến thiết đổi thành Nhà máy cơ khí chế tạo Hải phòng, trực thuộc ngành công nghiệp Hải phòng. Ngày 10/9/1985, Nhà máy đón nhận huân chương lao động hạng nhất.
Giai đoạn từ 1986 đến nay:
Thực hiện chủ trương đường lối mới của Đảng và Nhà nước, Nhà máy đã từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá: sản phẩm ngày càng đa dạng, đa phương hoá thị trường. Nhà máy có sự đổi mới về mọi mặt: phương án sản phẩm, thị trường, thiết kế, công nghệ, chất lượng sản phẩm, sự đầu tư, tổ chức sản xuất.
Nói đến sản xuất hàng hoá là nói đến thị trường tiêu thụ, và thị trường có quan hệ mật thiết với quan hệ sản xuất, phương hướng sản xuất, đầu tư tài chính chính sách giá cả, quảng cáo bán hàng, uy tín sản phẩm.Từ khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm , Công ty Cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng cho đến nay cũng đã và đang sản xuất nhiều loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường, nhìn chung công ty đã có 3 nhóm khách hàng chính trên thị trường đó là :
Các doanh nghiệp quốc doanh mua sản phẩm máy công cụ nhằm mục đích sản xuất nên đòi hỏi rất cao về chất lượng và độ chính xác lớn, lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường này chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Nhóm khách hàng thuộc khu vực tư nhân và cá nhân người tiêu dùng, đây là thị trường nhỏ của công ty nhưng lại có xu hướng tiến triển tốt trong tương lai. Công ty có thể thu hồi vốn nhanh chóng , đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng cao tỷ lệ tiêu thụ, giá cả ổn định. Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng các loại phụ tùng của hàng tiêu dùng. Từ năm 2002, Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy cho công ty Honda Việt Nam. Đây là một hợp đồng có ý nghĩa cho việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cao cho người lao động.
Công ty còn mở rộng thị trường ra nước ngoài như Đài loan, Thái lan... Từ năm 1989 Nhà máy xuất khẩu được nhiều máy công cụ cỡ nhỏ sang Liên Xô cũ, Thái Lan, Đài Loan. Trong năm 2001, do kinh tế thế giới suy giảm, giá cả máy công cụ xuất khẩu luôn giảm (giảm tới 25%) nên cạnh tranh tiêu thụ máy công cụ rất gay gắt, khả năng xuất khẩu máy công cụ sang Đài loan và Thái lan giảm nhiều.
Trong năm 2003 Nhà máy đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn, xuất phát từ nhiều hướng như: giá cả nguyên vật liệu, thị trường, nội bộ Nhà máy khi chuẩn bị bước vào cổ phần hoá.
Theo Quyết định số 188/2003/QĐ - BCN ngày 14/11/2003 của Bộ công nghiệp chuyển Nhà máy thành Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng. Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất đã họp ngày 30/12/2003.
Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy hiện nay bao gồm:
Máy công cụ cỡ nhỏ và vừa như:
Máy tiện các loại T12L, T14B, T370x800
Máy tiện cao tốc SS25, SD45.
Máy khoan phay KF70, KF120.
Cối trộn CT1500B
Phụ tùng các máy công cụ như: Hộp số cối trộn CT1500B, Bộ bàn dao máy tiện cao tốc.
Phụ tùng xe máy các loại Honda, Wave, Dream.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty được tổ chức theo cơ cấu của một công ty cổ phần. Hội đồng quản trị đóng chức năng quan trọng lãnh đạo công ty. Thành phần của hội đồng quản trị gồm: 1 chủ tịch hội đồng quản trị và các uỷ viên. Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị là Ban kiểm soát gồm trưởng ban và các uỷ viên.
Đứng đầu bộ máy điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh là Giám đốc công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc.
Phó giám đốc thường trực có chức năng trực tiếp tham mưu, chỉ đạo cho giám đốc những công việc có tính cần thiết đặc biệt cần giải quyết đối với công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật có chức năng giúp giám đốc quản lí các lĩnh vực kĩ thuật khoa học công nghệ và môi trường , bào hộ lao động , vệ sinh công nghiệp và quản lí chất lượng sản phẩm. Do đó phó giám đốc kỹ thuật đề ra các giải pháp kĩ thuật và xử lí các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. Có quyền đình chỉ và báo cáo với giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng trong quy định, quy trình gây mất an toàn lao động.
Phó giám đốc sản xuất sẽ tham gia điều hành quá trình sản xuất tại công ty, việc thực hiện các kế hoạch sản xuất tại các phân xưởng, giúp cho guồng máy sản xuất hoạt động liên tục, đạt hiệu quả cao.
Bộ máy quản lý và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm 8 phòng ban: tài vụ, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng hành chính, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng cung tiêu, phòng sản phẩm mới, phòng KCS, phòng tổng hợp.
Giám đốc
Hội đồng quản trị
Ban kiểm sát
PGĐ thường trực
Chuyên gia đánh giá nội bộ
Đại diện lãnh đạo (QMR)
PGĐ kỹ thuật
PGĐ sản xuất
Tổ tiện sd
Tổ tiện 1,2
Tổ phay
Tổ phục vụ
Tổ doa mài
Tổ khoan doa
Tổ tiện CNC
Tổ mài
Tổ cơ
Tổ phục vụ
Tổ nhiệt luyện
Tổ điện
Kho p.xưởng
Tổ hàn
Tổ đ.dập 1,2,3
Tổ cơ khí 1,2,3
Tổ vận chuyển
Tổ phục vụ
Tổ sắt 1,2,3
Tổ lắp ráp 1,2
Tổ tạo phôi
Tổ phục vụ
Tổ sơn
PX. Cơ khí
PX. Lắp ráp
PX. đột dập
PX. Dụng cụ
PX. Cơ điện
P. tài vụ
P. tổ chức
P. sản phẩm mới
P. Hành chính
P. Cung tiêu
P. kỹ thuật sản xuất
P. KCS
P. tổng hợp
Phòng tài vụ có chức năng giúp đỡ cho giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp theo cơ chế của Nhà nước ban hành
Phòng tổ chức có chức năng giúp đỡ giám đốc ra các quyết định quy định, nội quy, quy chế về lao động tiền lương, tổ chức nhân sự và giải quyết các vấn đề chính sách xã hội theo quyết định của giám đốc.
Phòng kỹ thuật sản xuất nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công tác thiết kế công nghệ của công ty ,và đưa công tác quản lí khoa học kĩ thuật của công ty vào nề nếp.
Phòng sản phẩm mới có chức năng nghiên cứu thiết kế các loại sản phẩm mà công ty mới nhận hợp đồng, chịu trách nhiệm về mẫu mã sản phẩm.
Phòng KCS có chức năng thực hiện kiểm tra giám sát, theo dõi tiến độ chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong phạm vi hoạt động sản xuất của công ty. Đồng thời báo cáo kịp thời các hoạt động liên quan.
Phòng tổng hợp thực hiện việc cân đối khả năng thực tế về vật tư, thiết bị lao động, dụng cụ, lập kế hoạch và điều độ sản xuất.
Bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm 5 phân xưởng: phân xưởng cơ khí, phân xưởng dụng cụ, phân xưởng đột dập, phân xưởng lắp ráp, phân xưởng cơ điện. Lãnh đạo các phân xưởng là các quản đốc và phó quản đốc giúp việc cho quản đốc.
Đặc điểm về lao động
Trong những năm trở lại đây với xu hướng cổ phần hoá, giảm thiểu số người lao động nên lao động tại công ty từ năm 2002 đến nay giảm nhiều. Từ con số 580 người còn 419 người hiện nay. Và cơ cấu lao động cũng có những thay đổi nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu sản xuất thực tế hiện nay.
Bảng: cơ cấu lao động tại công ty cổ phần cơ khí chế tạo hải phòng theo độ tuổi lao động, theo giới tính và theo loại hợp đồng lao động.
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
II. Về độ tuổi lao động
18 – 29
231
48.94
221
52.74
30 – 44
144
30.51
123
29.36
45 – 60
97
20.55
74
17.66
Trên 60
0
0
1
0.24
III. Về giới tính
Nam
358
75.85
313
74.70
Nữ
114
24.15
106
25.30
IV. Theo loại hợp đồng
Không xác định thời hạn
338
71.61
259
61.81
Thời hạn từ 1 đến 3 năm
134
28.39
127
30.31
Thời vụ
0
0
33
7.88
Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương.
Nhìn vào cơ cấu lao động theo độ tuổi ta có thể nhận thấy lực lượng lao động tại công ty là đội ngũ trẻ. Năm 2003 số người từ 18 - 29 tuổi là 231 người (chiếm 48,94%) thì đến năm 2004 con số này là 221 người (chiếm52,74%). Tuổi bình quân lao động trong công ty đã giảm xuống (từ 30 tuổi còn 29 tuổi). Như vậy lao động hiện nay đang có xu hướng trẻ hoá. Điều này hoàn toàn thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng về sự phát triển khoa học công nghệ ứng dụng. Về giới tính, số lao động cả nam và nữ có giảm đi nhưng về cơ cấu không có sự thay đổi đáng kể. Điều này là do đặc điểm về sản xuất trong công ty không thay đổi. Năm 2004 công ty đã ký nhiều hợp đồng lao động thời vụ hơn (33 chiếm 7,88 số hợp đồng lao động toàn công ty) và hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã giảm nhiều từ 71,61% năm 2003 xuống 61,81% năm 2004.
Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng là công ty được thành lập từ rất lâu. Do vậy về cơ cấu lao động ở công ty cũng có nhiều điểm hạn chế. Trình độ chuyên môn ở công ty không cao đặc biệt lao động gián tiếp. Điều này thể hiện ở số người lao động có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên ở công ty. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ lao động gián tiếp. Năm 2004 lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên là 25 người chiểm 5,96% số lao động toàn công ty thì số lao động gián tiếp là 97 người chiếm 23,15%. Còn đối với công nhân sản xuất, số lao động có trình độ từ bậc 1 đến bậc 4 chiếm tỷ lệ lớn 69,68% năm 2004.
Bảng: cơ cấu lao động tại công ty cơ khí chế tạo hải phòng theo trình độ chuyên môn.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Tổng lao động
472
100
419
100
1. Lao động phổ thông
11
2.33
11
2.63
2. Bậc 1 đến 4
323
68.44
292
69.68
3. Bậc 5 đến 7
101
21.40
86
20.53
3. Trung cấp
10
2.12
5
1.20
4. Cao đẳng - đại học
27
5.71
25
5.96
5. Trên đại học
0
0
0
0
Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương.
Do đặc trưng của một công ty cơ khí nên công nhân ở công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như thợ tiện, thợ phay, thợ doa mài, thợ hàn, thợ nguội, thợ bào, thợ khoan…tuy nhiên nghề tiện ở công ty vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (80 người chiếm 19,09% số lao động toàn công ty năm 2004).
Bảng cơ cấu lao động theo nghề nghiệp:
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Số người
Tỷ trọng (%)
1
Lao động gián tiếp
97
23.15
2
Thợ tiện
80
19.09
3
Thợ phay
39
9.31
4
Thợ doa
6
1.43
5
Thợ mài
49
11.69
6
Thợ khoan
42
10.02
7
Thợ cắt, đột
45
10.74
8
Thợ bào
5
1.19
9
Thợ hàn
35
8.35
10
Nhiệt luyện
8
1.91
11
Các loại khác
13
3.10
Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương.
Trang thiết bị:
Máy móc kỹ thuật là điều kiện vật chất không thể thiếu trong các cơ sở sản xuất và đặc biệt phải thường xuyên cải tiến, trang bị những loại máy móc mới hiện đại hơn nhằm đạt được năng suất cao trong sản xuất. Hiện tại số máy móc trong công ty vừa nhiều vừa đa dạng về chủng loại. Trong đó phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính do vậy số máy móc tại phân xưởng cơ khí cũng chiếm tỷ lệ lớn (131 máy chiếm 34% tổng số máy).
Máy móc thiết bị sản xuất là bộ phận quan trọng của cả doanh nghiệp .Nó phản ảnh năng lực sản xuất hiện có ,trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp. Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng ra đời có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô (cũ), do đó máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là của Liên xô (cũ) để lại Ngoài ra còn các loại máy móc thiết bị của Đức, Balan, Trung quốc và một số loại máy mới của Nhật, Mỹ và máy do công ty sản xuất chế tạo. Máy móc thiết bị của công ty khá lớn nhưng hầu hết đã già cỗi, cũ kỹ, chính xác kém mất đồng bộ.
Dưới sự chỉ đạo sáng suốt tài tình của Giám đốc, ban lãnh đạo công ty đã nhận định đúng đắn tầm quan trọng của hệ thống máy móc thiết bị , đây là nhân tố tăng thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp .Công ty đã lập ra những dự án đầu tư cải tạo từng bước hệ thống máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng hiện đại hơn. Từ năm 1995 Công ty đã tiến hành đầu tư cải tạo nhà xưởng, thiết bị tăng gấp 5,2 lần so với năm 1994. Trong đó làm mới vầ cải tạo thiết bị chiếm 80% tổng chi phí đầu tư.
Bảng: Số lượng các loại máy móc thiết bị tại công ty tính đến 31/3/2005
Các loại máy móc, thiết bị
Cơ khí
Đột dập
Dụng cụ
Lắp ráp
Cơ điện
KCS & kho
Tổng
Máy tiện
27
1
16
3
3
0
50
Máy phay
24
3
4
2
1
0
34
Máy bào
7
0
0
0
0
0
7
Máy doa
5
0
1
0
0
0
6
Máy cán ren
1
0
1
0
0
0
2
Máy cà răng
2
0
0
0
0
0
2
Máy mài
12
0
12
0
1
0
25
Máy hàn
0
21
9
3
2
0
35
Máy khoan
1
1
2
8
1
0
13
Máy đột dập
0
39
0
7
0
0
46
Máy ép
0
5
0
2
0
0
7
Lò tôi
0
0
0
0
5
0
5
Máy cắt đột
0
0
0
1
0
0
1
Máy cắt tôn lốc
0
1
0
3
0
0
4
Máy tiện T12 và T14
4
1
7
3
0
0
15
Máy tiện SD
31
0
1
0
0
0
32
Máy KF
0
6
3
0
0
0
9
Máy khoan K612
1
8
3
6
2
0
20
Máy nén khí
1
2
2
2
1
0
8
Palăng điện
4
1
1
6
1
1
14
Máy đo
0
0
6
0
0
4
10
Máy búa
0
0
0
2
0
0
2
Máy cưa sắt
0
0
0
6
0
0
6
Máy mài 2 đá
10
3
2
7
2
0
24
Khác
1
1
11
1
1
0
15
Tổng
131
94
80
62
20
5
392
Nguồn: Phân xưởng cơ điện.
Năm 2000 Công ty đã tổ chức đại tu thuần tuý được 37 thiết bị, chế tạo 5 thiết bị dây chuyền và lắp đặt 350 tấn thiết bị phục vụ chương trình đầu tư, sắp sếp lại theo yêu cầu sản xuất. Theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh càng tăng cường khả năng cạnh tranh với cơ khí trong và ngoài nước, Công ty đã chú trọng cải tạo, đầu tư mới, mua sắm một số thiết bị quan trọng, tập trung cho khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, đặt máy vi tính cho các phòng nghiệp vụ.
Kết quả sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Sau cổ phần hoá, Công ty đã đạt được nhiều kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2004 doanh thu của Công ty đã đạt ở mức 66,5 tỷ đồng bằng 175% kế hoạch và tăng 67% so với năm 2003. Đây là mức tăng trưởng bước đầu rất thành công sau cổ phần hoá của Công ty. Qua đó khẳng định việc cổ phần hoá đã đem lại kết quả và là một bước đi.
Bảng: kết quả một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 và năm 2004.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
2004/2003 (%)
Kh
Th
Kh
Th
Tổng sản lượng
20
27,5
27,5
43,7
159
Doanh thu
35
38
38
66,5
167
Nộp ngân sách
2,434
2,739
2,76
6,68
240
Lãi trước thuế
1,1
1,2
1,8
2,2
202
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2003 và năm 2004.
Là một trong những trung tâm cơ khí chế tạo lớn nhất thành phố, công ty có dây chuyền thiết bị cơ khí nhỏ chuyên sản xuất máy công cụ và một dây chuyền thiết bị lớn để sản xuất máy công nghiệp và thiết bị công nghiệp cộng với 40 năm kinh nghiệm chế tạo máy công cụ. Có một hệ thống khép kín từ khâu tạo phôi đến khâu gia công tinh và lắp ráp.
Có một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề trong lĩnh vực chế tạo máy đặc biệt là chế tạo máy công cụ. Với những thế mạnh trên công ty đã nâng cao được tiềm năng, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của mình góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp .
Trong thời gian tới, lãnh đạo công ty quyết tâm đưa công ty phát triển vững mạnh hơn, tạo nhiều việc làm, sự ổn định hơn cho người lao động, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Đặc điểm tổ chức lao động tại công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng.
Nhận xét đánh giá chung về tình hình tổ chức lao động khoa học tại công ty. Từ đó đi đến thực trạng tổ chức lao động tại phân xưởng cơ khí.
Đặc điểm quá trình sản xuất của công ty.
Trong công ty quá trình sản xuất là quá trình tổng hợp các hoạt động có ích để biến nguyên liệu, bán thành phẩm thành sản phẩm của công ty. Có thể kể đến các quá trình chính như: chế tạo phôi; gia công cắt gọt; gia công nhiệt, hoá; kiểm tra; lắp ráp và hàng loạt các quá trình phụ như: vận chuyển; chế tạo dụng cụ; sửa chữa máy; bảo quản trong kho; chạy thử; điều chỉnh; sơn lót; bao bì, đóng gói…
Đối với các loại sản phẩm máy công cụ hiện nay là quá trình sản xuất đơn chiếc. Với các loại phụ tùng xe máy lượng sản xuất của công ty là rất lớn, mỗi tháng công ty sản xuất đến hàng chục ngàn phụ tùng xe máy và lượng đặt hàng hàng năm cũng tương đối ổn định . Đây là quá trình sản xuất hàng khối mà công ty đã thực hiện trong nhiều năm qua
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty.
Quá trình sản xuất sản phẩm các loại máy móc công cụ bao gồm các quá trình bộ phận sau: quá trình tạo phôi, quá trình gia công cơ khí, quá trình lắp ráp và các quá trình phục vụ.
Đặc điểm quá trình lao động của công ty.
Quá trình lao động được thực hiện ở 5 phân xưởng. Mỗi phân xưởng thực hiện các chức năng đã được phân công. Phân xưởng lắp ráp thực hiện các công việc tạo phôi và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Phân xưởng cơ khí thực hiện việc gia công để tạo ra bán thành phẩm. Còn phân xưởng cơ điện là phân xưởng có chức năng phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị điện cơ th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0034.doc