Mục Lục
Trang
Lời nói đầu
Chương I: Những vẫn đề lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp sản xuất ..................................................
1.1) Vai trò của lao động trong hoạt động SXKD và yêu cầu quản lý về lao động .........................................................................................................
1.1.1) Vai trò của lao động trong hoạt động SXKD ...........................
1.1.2) Yêu cầu về quản lý lao động .............
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................
1.2) Các hình thức trả lương và quỹ lương .................................................
1.2.1) Nguồn gốc, khái niệm tiền lương ................................................
1.2.2) Chức năng của tiền lương ...........................................................
1.2.3) Các nguyên tắc cơ bản trong việc trả lương trong DN .............
1.2.4) Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp ...........................
1.2.5) Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp ...........................................
1.2.6) Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ ........................................................
1.2.7) Nội dung, ý nghĩa các khoản thu nhập khác ............................
1.2.7.1) Chế độ phụ cấp lương ........................................................
1.2.7.2) Chế độ trả lương khi làm thêm .........................................
1.2.7.3) Chế độ tiền thưởng .............................................................
1.3) Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .............
1.4) Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương .............
1.4.1) Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương .......
1.4.1.1) Kế toán chi tiết tiền lương .................................................
1.4.1.2) Kế toán các khoản trích theo lương ..................................
1.4.2) Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương ...........
1.4.2.1) Kế toán tổng hợp tiền lương ..............................................
1.4.2.2) Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương .................
Chương II: Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường ...........................
2.1) Đặc điểm tình hình sản xuất chung của Công ty ...............................
2.1.1) Quá trình hình thành và phát triển ..........................................
2.1.2) Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của Công ty .....................
2.1.3) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ..............................................
2.2) Tình hinh thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường ................................................
2.2.1) Khái quát tình hình và công tác quản lý lao động, tiền lương .
2.2.2) Tổ chức tính lương cho cán bộ CNV của Công ty ....................
2.2.2.1) Tính lương cho công nhân trực tiêp sản xuất ..................
2.2.2.2) Tính lương cho lao động quản lý và lao động gián tiếp ..
2.2.2.3) Tổ chức thanh toán lương cho CNV .................................
2.2.2.4) Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ .....................................
2.2.2.5) Thanh toán BHXH cho CNV ...........................................
Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty THNN Tấn Cường ................
3.1) Nhận xét khái quát về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường .......................................
3.1.1) Những ưu điểm ...........................................................................
3.1.2) Những nhược điểm .....................................................................
3.2) Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường ...........................
Kết luận ........................................................................................................
Tài liệu tham khảo ......................................................................................
3
5
5
5
6
6
6
8
10
11
17
18
19
19
20
20
21
22
22
22
23
24
24
27
30
30
30
32
33
38
38
40
40
45
47
47
48
53
53
53
54
56
62
63
Lời mở đầu
Lao động của con người theo Mác là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của của mọi quốc gia.
Với người lao động, thù lao tương ứng với sức lao động bỏ ra khuyến khích được họ phát huy hết khả năng và trách nhiẹm trong công việc. Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc thanh toán chi trả lương cho công nhân viên (CNV) có ý nghĩa quan trọng: Nó đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người lao động đầy đủ và phần nào thoả mãn nhu cầu giải trí của họ trong xã hội.
Mặt khác, do chi phí về lao động, tiền lương là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp (DN) sản xuất ra, cho nên tiết kiệm chi phí về lao động là góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho DN. Đối với xã hội, việc sử dụng và hạch toán đúng đắn tiền lương góp phần tăng năng suất lao động, tăng tích luỹ và cải thiện dời sống xã hội. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). Các khoản này thể hiện sự hỗ trợ giữa các thành viên trong xã hội.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi DN, phụ thuộc vào đặc điểm và tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD) và phụ thuộc vào tính chất công việc. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tấn Cường là một DN tư nhân, chịu sức ép của cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh gay gắt, nên để tồn tại và phát triển, công ty không ngừng quan tâm đến mọi mặt, đặc biệt là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương trong DN, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tấn Cường, được sự hướng dẫn tận tình của thày Ngô Thế Chi, cùng cán bộ nhân viên phòng Tài chính - Kế toán em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường”
Nội dung của chuyên đề được trình bày gồm 3 phần chính sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DN sản xuất.
Chương II: Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường.
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường.
chương i
những vấn đề lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp sản xuất
1.1) Vai trò của lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý về lao động.
1.1.1 Vai trò của lao động trong hoạt động SXKD
Như ta đã biết, bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng cần phải có đủ ba yếu tố:
- Lao động
- Đối tượng lao động
- Tư liệu lao động
Trong đó, lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của mình. Lao động là sự vận động của sức lao động trong qúa trình tạo ra của cải vật chất, là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất (TLSX) (sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, nó phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản xuất xã hội). Còn đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành TLSX, nó là khách thể của sản xuất, sản xuất sẽ không được tiến hành nếu thiếu TLSX, nhưng nếu không có lao động của con người thì TLSX cũng không thể phát huy được tác dụng. ở đây lao động của con người là chủ thể của nền sản xuất xã hội. Nó giữ vai trò quyết định và có tính sáng tạo chính nó mới tạo ra những TLSX ngày càng hiện đại, phù hợp với nền sản xuất phát triển. Nhờ có lao động hiện tại (lao động sống) mà những lao động quá khứ được “đánh thức dậy” và phục vụ cho cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn.
Để tạo điều kiện cho quản lý, huy động và sử dụng hợp lý lao động trong DN, cần thiết phải phân loại CNV của DN. Lực lượng lao động tại DN được chia thành:
* Lực lượng CNV trong danh sách của DN, do DN trực tiếp quản lý và chi trả lương.
+ Lực lượng CNV SXKD cơ bản, bao gồm toàn bộ số lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình hoạt động SXKD chính ở DN gồm công nhân sản xuất, thợ học nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.
+ Lực lượng CNV thuộc các loại hoạt động khác bao gồm số lao động trong các lĩnh vực hay công việc khác của DN như trong dịch vụ, căng tin, nhà ăn,...
* Lực lượng CNV làm việc tại DN nhưng do các ngành khác quản lý và chi trả lương (cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể, học sinh thực tập,...)
1.1.2 Yêu cầu quản lý lao động
Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của DN, là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động SXKD. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do DN sản xuất ra. Quản lý lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý toàn diện của các đơn vị SXKD. Sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi và nâng cao đời sống cho người lao động trong DN. Việc tính toán, xác định chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động, sử dụng lao động trong quá trình hoạt động SXKD của DN. Tính thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động, mặt khác góp phần tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động SXKD.
1.2) Các hình thức trả lương và quỹ lương.
1.2.1) Nguồn gốc và khái niệm tiền lương.
Chi phí về lao động (tiền lương và các khoản trích theo lương) là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do DN sản xuất ra.
Lao động không có giá trị riêng biệt mà lao động tạo ra giá trị. Cái mà người ta mua bán như hàng hoá không phải là lao động mà là sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hoá thì giá trị của nó được đo bằng lao động thể hiển trong một sản phẩm xã hội cần thiết để sản xuất ra và tái sản xuất ra sức lao động. Người công nhân - người bán sức lao động - nhận được giá trị của sức lao động dưới hình thức tiền lương, khái niệm tiền lương ra dời từ đó.
Như vậy, tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình SXKD.
Trong xã hội tư bản, người công nhân chỉ nhận được tiền sau một thời gian nhất định: cuối mỗi tuần, cuối mỗi tháng, có nghĩa là chính người lao động đã ứng trước sức lao động cho nhà tư bản chứ không phải nhà tư bản ứng trước tiền công cho người công nhân. Chúng ta đều biết rằng, giá trị của hàng hoá do người công nhân sáng tạo ra bao gồm:
Giá trị hàng hoá = c + v + m
Trong đó:
- c (tư bản bất biến): là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức TLSX mà giá trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm, tức là giá trị thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
- v (tư bản khả biến): là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động, trong quá trình sản xuất lại thay đổi về lượng, tăng lên do giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có đặc điểm là khi được tiêu dùng thì nó sẽ tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó.
- m (giá trị thặng dư): Nhà tư bản trích một phần (tức là v) để trả lương cho công nhân, còn phần m nhà tư bản hưởng. Nếu hàng hoá chưa bán được, nhà tư bản lấy tiền bán hàng do công nhân sáng tạo ra trong thời gian trước để trả lương cho anh ta. Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản (CNTB) tiền công đã che dấu sự bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Tiền công nhà tư bản trả cho công nhân làm thuê của mình nhìn bề ngoài rất sòng phẳng, song thực tế thì nhà tư bản đã biết khai thác triệt để tiềm năng của yếu tố con người trong hoạt động sản xuất. Nó che dấu một phần lao động thặng dư mà nhà tư bản cướp của công nhân. Nhà tư bản đã làm điều đó không ngoài mục đích nào khác là đem lại lợi nhuận lớn cho họ.
Trong xã hội chủ nghĩa (XHCN), tiền lương không phải là giá cả của sức lao động mà là một phần giá trị vật chất trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phát cho người lao động theo nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Tiền lương đã đem lại một ý nghĩa tích cực, tạo ra sự công bằng trong phân phối thu nhập quốc dân. Khái niệm tiền lương nêu trên đã thừa nhận sức lao động là hàng hoá đặc biệt và đòi hỏi phải trả lương cho người lao động theo sự đóng góp và hiệu quả cụ thể. Như vậy, vấn đề ở đây là cần phân biệt được tiền lương dưới CNTB với tiền lương trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Điểm khác căn bản với tiền lương dưới CNTB là người làm thuê và người chủ thuê mướn sức lao động không phải là 2 giai cấp đối kháng.
Sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân” (Nghị quyết Đại hội Đảng VII). Do đó, tập thể người lao động từ Giám đốc đến Công nhân đều là người bán sức lao động làm thuê cho Nhà nước và được trả công. Lúc này sức lao động trở thành yếu tố quyết định trong các yếu tố của quá trình sản xuất, nó cũng yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi tiến hành quá trình SXKD. Tiền lương trong cơ chế thị trường đã tuân thủ theo quy luật cung - cầu của thị trường, chịu sự điều tiết của Nhà nước, hình thành qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trên số lượng và chất lượng. Tiền lương là phần giá trị mới sáng tạo ra của DN để trả cho người lao động. Bởi vậy, trong công tác quản lý hoạt động SXKD của DN, tiền lương đã trở thành đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Điều 5 - Bộ Luật lao động ghi: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả lương theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”.
1.2.2) Chức năng của tiền lương.
1.2.2.1) Chức năng thước đo giá trị:
Tiền lương là giá cả của sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của sức lao động, khi tiền lương trả cho người lao động ngang giá với giá trị sức lao động của họ bỏ ra để thực hiện công việc, người ta có thể xác định được hao phí lao động của toàn xã hội thông qua tổng quỹ lương trả cho toàn bộ người lao dộng. Điều đó rất có ý nghĩa trong công tác thống kê, giúp Nhà nước hoạch định các chính sách và vạch ra các chiến lược.
1.2.2.2) Chức năng tái sản xuất sức lao động:
Trong quá trình lao động, sức lao động bị hao mòn dần trong quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì khả năng làm việc lâu dài cho người lao động cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí, tức là cần tái sản xuất sức lao động mới khá hơn sức lao động đã hao phí mất đi.
Trong nền kinh tế hàng hoá, sức lao động là một trong những yếu tố thuộc chi phí đầu vào SXKD. Muốn cho sản xuất diễn ra một cách bình thường thì cần phải khôi phục và tăng cường để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất. Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động trên cơ sở đảm bảo bù lại sức lao động hao phí thông qua việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho người lao động. Vì vậy, các yếu tố cấu thành tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Trong sử dụnglao động không được trả lương thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy dịnh.
1.2.2.3) Chức năng đòn bẩy kinh tế:
Thực tế cho thấy rằng, khi được trả công xứng đáng, người lao động sẽ làm việc tích cực, gắn bó trách nhiệm bản thân vào lợi ích của tập thể, sẽ không ngừng hoàn thiện mình hơn. ở một mức độ nhất định, tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uytín của người lao động trong gia đình, ở DN và ở ngoài xã hội, thể hiện sự đánh giá đúng năng lực và công lao động của họ đối với sự phát triển của DN. Do đó, tiền lương sẽ trở thành công cụ khuyến khích vật chất, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đi lên. Vậy để thực hiện tốt chức năng này, tiền lương phải được trả theo lao động, nghĩa là phải lấy kết quả lao động làm cơ sở đánh giá sự cống hiến và để xác định tiền lương.
1.2.2.4) Chức năng công cụ quản lý nhà nước:
Trong hoạt động SXKD, người sử dụng đứng trước 2 sức ép: chi phí hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Họ phải tìm mọi cách giảm tối thiểu chi phí, trong đó có chi phí tiền lương trả cho người lao động. Chế độ tiền lương là những đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước về quyền lợi tối thiểu mà người lao động được hưởng từ người sử dụng lao động cho việc hoàn thành công việc. Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương thông qua báo cáo tính toán, xét duyệt đơn giá tiền lương và tiền lương thực tế của ngành, từng DN để từ đó có một cơ chế phù hợp ban hành nó như một văn bản pháp luật mà người sử dụng lao động phải tuân theo. Nhờ vậy tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước.
1.2.2.5) Chức năng điều tiết lao động:
Khi một nền kinh tế càng phát triển, sự cạnh tranh của các DN trong mọi lĩnh vực ngày càng gay gắt thì những chính sách về tiền lương, thang lương là không thể tách dời. Sự hấp dẫn với mức lương cao sẽ thu hút người lao động vào những nơi làm việc mà ở đó họ thấy sức lao động mà họ bỏ ra được trả thích đáng. Điều này dẫn đến cơ cấu lao động trong các ngành nghề không đều nhau, thậm chí mất cân đối. Do đó, hệ thống lương, bảng lương, chế độ phụ cấp đối với từng ngành nghề phù hợp chính là công cụ để điều tiết lao động. Nó sẽ tạo ra một cơ chế lao động hợp lý, một sự phân bổ lao động đồng đều trong phạm vi xã hội, góp phần vào sự ổn định chung của thị trường lao động của từng quốc gia.
1.2.2.6) Chức năng bảo hiểm tích luỹ:
Bảo hiểm là nhu cầu thiêng liêng trong lao động, chức năng bảo hiểm của tiền lương đảm bảo cho người lao động chẳng những duy trì được cuộc sống lao động hàng ngày diễn ra bình thường trong thời gian còn khả năng lao động mà còn có khả năng dành lại một phần để tích luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống.
Để tiền lương thực hiện tốt các chức năng đã nói ở trên, công tác tổ chức tiền lương lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1.2.3) Các nguyên tắc cơ bản trong việc trả lương trong DN.
Phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa người lao động và tiền lương theo nguyên tắc ghi ở Điều 55 trong Bộ Luật lao động Việt Nam, cụ thể:
- Mức lương được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Mức lương ở hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Nghị định số 10 NĐ/CP ngày 27-03-2000 quy định mức lương tối thiểu là 180.000đ/tháng áp dụng đối với người lao động làm việc trong các DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp kể từ ngày 01-01-2001, quy định mức lương tối thiểu nhưng áp dụng cho các DNNN được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 77/2000 NĐ/CP ngày 15-12-2000 của Chính phủ là 210.000đ/tháng).
- Người lao động được trả lương theo năng suất lao động, chất lượng lao động và hiệu quả lao động.
Trong việc tính và trả lương phải tuân theo các nguyên tắc đã ghi ở Điều 8 của Nghị định 26CP ngày 23-05-1993 của Chính phủ: Làm công việc gì, chức vụ gì, hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó thông qua hợp đồng và thoả ước lao động tập thể.
Nghĩa là bất kỳ ai, dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, miễn là hoàn thành tốt công việc được giao thì sẽ được hưởng lương tương ứng với công việc đó. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự phân phối theo lao động, đảm bảo sự công bằng cho xã hội, đảm bảo cho tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn so với tốc độ tăng của tiền lương. Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tiến hành SXKD bởi tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương, tăng lợi nhuận. Vì vậy, đối với các DN, cách duy nhất để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận là thực hiện triệt để các nguyên tắc trên.
1.2.4) Các hình thức trả lương trong DN
Với tư cách là một phạm trù kinh tế, tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của bộ phận cơ bản sản phẩm cần thiết được tạo ra trong các DN, đi sâu vào tiêu dùng cá nhân của những người lao động mà họ đã hao phí trong quá trình sản xuất xã hội. Trong thực tiễn của đời sống xã hội và quan hệ lao động vẫn tồn tại 2 hình thức trả lương phổ biến:
- Hình thức trả lương theo thời gian.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Việc lựa chọn áp dụng hình thức trả lương nào trong tổ chức lao động tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất, nghĩa là:
Phù hợp với tính chất công việc và trình độ tổ chức công việc ở nơi làm việc.
Phải có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động, kết quả sản xuất.
Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế trong việc kích thích SXKD.
Trả lương đem lại hiệu quả kinh tế.
1.2.4.1) Hình thức trả lương theo thời gian:
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương để tính cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể tính theo tháng, theo ngày, theo giờ công tác nên gọi là tiền lương tháng, tiền lương ngày, tiền lương giờ.
Hình thức trả lương này được áp dụng với viên chức nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN), những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với công nhân sản xuất chỉ áp dụng cho những người làm công việc không thể định mức được sản phẩm lao động chính xác, hoặc do tính chất của sản xuất nếu trả lương sản phẩm sẽ không đạt chất lượng. Chẳng hạn như công việc sửa chữa, công việc sản xuất hay pha chế thuốc chữa bệnh,...
Có thể tính ttheo công thức sau:
Tiền lương thời gian phải trả
=
Thời gian làm việc
x
Đơn giá tiền lương thời gian
(áp dụng đối với từng bậc lương)
Như vậy, trả lương theo thời gian là dựa vào độ dài thời gian làm việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật và mức độ phức tạp của công việc.
Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ tính toán. Nhược điểm cơ bản là chưa gắn tiền lương với kết quả lao động của từng người, vì thế không kích thích người công nhân tận dụng thời gian lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Hình thức tiền lương theo thời gian có 2 loại:
* Hình thức trả lương theo thời gian lao động giản đơn:
- Lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo tháng, theo bậc lương đã sắp xếp. Người lao động hưởng lương tháng sẽ nhận tiền lương theo cấp bậc và khoản tiền phụ cấp (nếu có). Thường áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không mang tính chất sản xuất.
Lương tháng
=
Lương cấp bậc công việc
(Mức lương theo bảng lương Nhà nước)
x
Các khoản phụ cấp
- Lương ngày: Là tiền lương tính trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Lương ngày
=
Lương tháng
Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng
- Lương giờ: áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm.
Lương giờ
=
Lương ngày
8 giờ công chế độ
* Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Tiền lương
=
Tiền lương theo thời gian lao động giản đơn
+
Tiền thưởng
- Ưu điểm: Phản ánh được trình độ thành thạo, thời gian làm việc thực tế và hiệu quả công việc của người lao động, khuyến khích người lao động có trách nhiệm với công việc.
- Nhược điểm: Chưa đảm bảo phân phối lao động.
1.2.4.2) Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Là hình thức tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm phải tính bằng số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng, nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm.
Đây là hình thức trả lương cơ bản mà hiện nay các đơn vị đang áp dụng chủ yếu trong khu vực sản xuất vật chất.
- Ưu điểm: Gắn chặt thù lao lao động với kết quả sản xuất, kích thích công nhân nâng cao trình độ kỹ thuật, phát triển tài năng, cải tiến phương pháp làm việc, sử dụng triệt để thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. Thúc đẩy phong trào thi đua, bồi dưỡng tác phong công nghiệp trong lao động cho công nhân.
- Nhược điểm: Do tính lương theo khối lượng công việc hoàn thành nên cũng dễ gây tình trạng làm ẩu, chạy theo sản lượng mà vi phạm qui trình kỹ thuật, sử dụng thiết bị vượt quá công suất cho phép và một số tiêu cực khác.
Hình thức trả lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng DN mà vận dụng theo hình thức cụ thể sau:
* Tiền lương sản phẩm trực tiếp (trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân):
Hình thức này áp dụng cho những công nhân trực tiếp sản xuất trong điều kiện quy trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt. Đơn giá tiền lương của cách trả lương này là cố định và tính theo công thức:
ĐG
=
L
=
L
x
Tđm
Qđm
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tiền lương
L: Mức cấp bậc công nhân
Qđm: Mức sản lượng định mức
Tđm: Thời gian định mức
-Ưu điểm: Đánh giá đúng đắn sức lao động đã hao phí, người lao động làm bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu, điều đó khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn.
- Nhược điểm: Công nhân ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu (NVL), coi chẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiếu tinh thần tương trợ lẫn nhau.
* Tiền lương sản phẩm tập thể:
Đối với công việc do tập thể người lao động thực hiện thì tiền lương sản phẩm tập thể sau khi được xác định theo công thức nói trên, cần được tính chia ra cho từng người lao động trong tập thể theo phương pháp chia lương thích hợp, DN có thể chia lương theo phương pháp sau:
- Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo hệ số lương cấp bậc của người lao động và thời gian lao động thực tế của từng người.
Theo phương pháp này có công thức sau:
Li
=
Lt
x
TiHi
Trong đó: Li: Tiền lương của sản phẩm lao động i
Ti: Thời gian làm việc thực tế của lao động i
Hi: Hệ số phân cấp bậc lương của lao động i
Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể
n: Số lượng lao động của tập thể
- Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người.
Li
=
Lt
x
TiMi
Trong đó: Li: Tiền lương của sản phẩm lao động i
Ti: Thời gian làm việc thực tế của lao động i
Mi: Mức lương cấp bậc của lao động i
Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể
n: Số lượng lao động của tập thể
- Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo hệ số lương cấp bậc hoặc theo mức lương cáp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng công nhân kết hợp với bình công chấm điểm.
Theo phương pháp này, tiền lương sản phẩm tập thể đựơc chia thành 2 phần:
+ Phần tiền lương phù hợp với lương cấp bậc được phân chia cho từng người theo hệ số lương cấp bậc hoặc mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người.
+ Phần tiền lương sản phẩm còn lại được phân chia theo kiểu bình công chấm điểm.
* Tiền lương sản phẩm cá nhân gián tiếp:
Hình thức này áp dụng để trả lương cho người lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất (công nhân phụ) mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến công của công nhân chính (người hưởng lương theo sản phẩm) như công nhân sửa chữa, công nhân điện,....
Tiền lương phải trả cho CN phụ
=
Mức tiền lương phả trả cho CN chính
x
Mức độ hoàn thành sản phẩm tiêu chuẩn của công nhân
* Tiền lương sản phẩm luỹ tiến:
Theo cách trả lương này thì tiền lương phải trả cho người lao động bao gồm 2 phần:
- Tiền lương hoàn thành định mức được giao (tiền lương sản phẩm trực tiếp).
- Căn cứ vào mức độ hoàn thành 1 định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành định mức càng cao thì suất luỹ tiến càng nhiều.
Hình thức trả lương này áp dụng trong trường hợp DN cần hoàn thành gấp 1 số công việc trong khoảng thời gian nhất định (như để kịp giao sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng), thực chất đây là cách trả lương theo sản phẩm kết hợp hình thức tiền thưởng theo một tỷ lệ nhất định đối với định mức lao động một cách chính xác.
* Tiền lương có thưởng, phạt:
Thực chất hình thức trả lương này là sự hoàn thiện hơn của hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp. Theo hình thức này, ngoài tiền lương được lĩnh theo đơn giá sản phẩm trực tiếp, người công nhân còn nhận thêm một khoản tiền thưởng nhất định căn cứ vào trình độ hoàn thành các chỉ tiêu thưởng. Ngoài ra, trong trường hợp người công nhân làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư, không đảm bảo đủ ngày công định mức quy định,... thì có thể phải chịu tiền phạt vào thu nhập của họ bằng tiền lương theo sản phẩm trực tiếp trừ đi (-) khoản tiền phạt.
* Tiền lương khoán:
Hình thức trả lương khoán được áp dụng trong trường hợp sản phẩm hay công việc khó giao chi tiết, mà họ phải giao cả khối lượng công việc, hay nhiều công việc tổng hợp phải làm trong một thời gian nhất định với yêu cầu chất lượng nhất định. Trả lương khoán có thể cho tạm ứng lương theo phần khối lượng đã hoàn thành trong từng đợt và thanh toán lương sau khi đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc được hợp đồng giao khoán. Đơn giá khoán xác định theo đơn vị công việc hoặc cũng có thể trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình. Khi áp dụng hình thức lương khoán cần coi trọng chế độ kiểm tra chất lượng công việc theo đúng hợp đồng quy định.
1.2.5) Quỹ tiền lương trong DN.
Quỹ tiền lương trong DN là toàn bộ số tiền lương tính theo công nhân viên của DN do DN quản lý, chi trả lương. Bao gồm các khoản:
- Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán.
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm trong phạm vi chế độ quy dịnh.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
- Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thườ._.ng xuyên.
Quỹ tiền lương kế hoạch trong DN còn được tính cả các khoản trợ cấp BHXH trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
Xét phương diện hạch toán, tiền lương cho CNV trong DN sản xuất được chia 2 loại:
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ,gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao dộng trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài mục đích và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ ngừng sản xuất,....được hưởng theo chế độ.
Việc phân chia tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế.
Đối với hạch toán: Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm, dễ dàng xác định cho đỗi tượng nào và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất (CPSX) từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân không gắn liền với từng loại sản phẩm, mà là các khoản được Nhà nước đài thọ nên được hạch toán gián tiếp vào CPSX từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định.
Đối với phân tích hoạt động kinh tế: Độ lớn của tiền lương chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tổ chức kỹ thuật lao động, trình độ công nghệ, điều kiện làm việc,.... Còn độ lớn của tiền lương phụ phần lớn những khoản Nhà nước đài thọ và không phụ thuộc vào những yếu tố trên.
1.2.6) Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
1.2.6.1) Quỹ BHXH:
Theo khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế (TLO) BHXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội với các thành viên của mình, thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập, gây ra ốm đau mất khả năng lao động, tuổi già, bệnh tật, tử tuất,.... Thêm vào đó BHXH bảo vệ việc chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc y tế cho cộng đồng và trợ cấp cho các gia đình gặp khó khăn.
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động trong từng kỳ kế toán. Người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và được tính vào CPSX kinh doanh. Người lao động nộp 5% trên tổng quỹ lương bằng cách trừ vào thu nhập của họ. Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng) đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động phải nộp đủ 20% trên tổng quỹ lương cho cơ quan BHXH, khi phát sinh các trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp BHXH thì người sử dụng lao động phải lập hồ sơ và tách ra những khoản phải trợ cấp theo đúng quy định, hàng quý lập bảng tổng hợp những ngày nghỉ hưởng trợ cấp BHXH theo từng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất để thanh toán với cơ quan BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam.
Cuối mỗi quý, cơ quan sử dụng lao động và cơ quan BHXH tiến hành đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương để lập bảng xác nhận số nộp BHXH. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp với số phải nộp thì phải nộp tiếp trong quý sau hoặc coi như là số phải nộp trước cho quý sau và sẽ được quyết toán trong năm.
1.2.6.2) Quỹ BHYT:
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải liên kết với nhau trên quan điểm “mình vì mọi người, mọi người vì mình” . Các cá nhân trong xã hội ở trong một chừng mực nào đó phải tương trợ lẫn nhau, một trong những hình thức đó là BHYT.
BHYT thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp họ phần nào đó trong việc trang trải tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc thang.
Mục đích của BHYT là tạo một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn cộng đồng bất kể địa vị xã hội cao hay thấp.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 3% trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng, trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% và được tính vào CPSX kinh doanh, còn người lao động phải chịu 1% bằng cách trừ vào thu nhập của họ.
1.2.6.3) KPCĐ:
Công đoàn là một tổ chức đoàn thể đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói chung của người lao động, đứng ra đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đồng thời công đoàn cũng là người trực tiếp hướng dẫn, điều chỉnh thái độ của người lao động đối với công việc và người sử dụng lao động.
KPCĐ hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của CNV thực tế phát sinh trong tháng, tính vào CPSX kinh doanh. Tỷ lệ trích theo chế độ hiện hành là 2%.
Số KPCĐ DN trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, phần còn lại để lại DN để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại DN.
1.2.7) Nội dung, ý nghĩa các khoản thu nhập khác.
1.2.7.1) Chế độ phụ cấp lương:
Theo Điều IV Nghị định 26CP ngày 23/05/1993 quy định có 7 loại phụ cấp sau:
Phụ cấp khu vực: áp dụng ở những nơi xa xôi hẻo lánh, có nhiều khó khăn, để góp phần ổn định lao động ở những vùng có điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi.
Phụ cấp có điều kiện: Lao động độc hại hoặc nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp ca ba: Là khoản phụ cấp đối với những người lao động làm thêm giờ tại các doanh nghiệp.
Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với CNV chức đến làm việc ở những vung kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng.
Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số sinh hoạt cao hơn chỉ số giá cả sinh hoạt bình quân chung cả nước từ 10% trở lên.
Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc hoặc nơi ở.
Phụ cấp trách nhiệm: Bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm chức vụ quản lý không thuộc chưc vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng chưa xác định trong mức lương.
1.2.7.2) Chế độ trả lương khi làm thêm:
Theo Điều 5 Nghị định 26CP ngày 23/05/1993 quy định: Khi làm thêm giờ tiêu chuẩn quy định thì giờ làm thêm được trả bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường và được trả bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ.
1.2.7.3) Chế độ tiền thưởng:
Tiền thưởng thực chất là một khoản tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động, tiền lương là phần có tính ổn định thường xuyên, còn tiền thưởng chỉ là phần thêm và phụ thuộc vào kết quả SXKD.
Trên góc độ nào đó, các hình thức và chế độ tiền lương chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc trả lương theo lao động. Bởi kết quả lao động của mỗi cá nhân không chỉ phản ánh đơn thuần số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay trình độ lành nghề mà còn thể hiện hiệu quả lao động trong việc tiết kiệm lao động vật hoá, giảm CPSX, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tốt an toàn sản xuất, an toàn lao động,.... Vì vậy, muốn quán triệt chặt chẽ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động cần kết hợp chặt chẽ các hình thức và chế độ thưởng, đồng thời biến tiền thưởng thành công cụ khuyến khích vật chất, thành đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
Chế độ tiền thưởng hiện hành gồm 2 loại: Thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ
* Thưởng thường xuyên, gồm: Thưởng tiết kiệm vật tư
Thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm
Thưởng do tăng năng suất lao động
* Thưởng định kỳ, bao gồm: Thưởng thi đua vào dịp cuối mỗi năm
Thưởng sáng kiến, thưởng chế tạo sản phẩm mới
Thưởng điển hình
Thưởng nhân dịp lễ tết
Chế độ tiền thưởng cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, tầm quan trọng của sản xuất hay công việc mà áp dụng hình thức hay chế độ thưởng thích hợp.
- Phải đảm bảo quan hệ giữa chỉ tiêu chất lượng và số lượng
- Đảm bảo mức thưởng hợp lý, công bằng đối với người lao động.
- Tiền thưởng không vượt quá số tiền làm lợi.
1.3) Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn đến chi phí hoạt động SXKD, giá thành sản phẩm của DN, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở DN phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động.
Hai là, tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan.
Ba là, định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương.Cung cấp các thông tin kinh doanh cần thiết cho các bộ phận có liên quan.
1.4) Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.4.1) Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.4.1.1) Kế toán chi tiết tiền lương:
* Hạch toán số lượng lao động:
Tổng CNV của DN là toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào hoạt động SXKD của DN. Để tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng hợp lý lao động, các DN phải cần thiết phân loại lao động trong DN. Nhìn chung, các DN có thể phân loại như sau:
- Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của DN cũng như của từng bộ phận trong DN được chia thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
+ Lao động trực tiếp: Căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, theo nội dung công việc thì có lao động tay nghề cao, lao động có tay nghề trung bình, lao động sản xuất kinh doanh (SXKD) chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động của các hoạt động khác.
+ Lao động gián tiếp: Tuỳ theo những căn cứ để phân loại thì lao động gián tiếp bao gồm chuyên viên chính, cán sự, nhân viên, công nhân trong danh sách, công nhân ngoài danh sách.
Cơ cấu, thành phần các loại lao động trong DN ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch SXKD, vì vậy trên cơ sở phân loại lao động cần phải hạch toán được tình hình hiện có và sự biến động về số lượng lao động theo từng loại lao động trong DN.
* Hạch toán thời gian lao động:
Để thực hiện được thì DN thường sử dụng các bảng chấm công, sử dụng các chứng từ như phiếu báo làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH. Để tổng hợp tình hình sử dụng thời gian lao động DN có thể sử dụng bảng tổng hợp thời gian lao động.
* Hạch toán kết quả lao động:
Là việc ghi chép kết quả lao động của từng người lao dộng, kết quả lao động được bểu hiện bằng số lượng (khối lượng) sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng nhóm lao động.
Chứng từ sử dụng để hạch toán là phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, bảng theo dõi công tác của tổ,...
* Hạch toán tiền lương:
Hàng tháng sau khi tính toán tiền lương và các khoản khác người lao động được hưởng cho từng người, thuộc từng bộ phận, kế toán phản ánh vào bảng thanh toán tiền lương. Trong bảng này mỗi bộ phận của DN được phản ánh một dòng, cột của từng bảng thanh toán lương. Bảng này là căn cứ để trả lương cho từng người lao động, để tổng hợp quỹ lương thực tế và là cơ sở để tính toán, phân bổ chi phí nhân công vào chi phí SXKD của DN.
1.4.1.2) Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương:
* BHXH:
Quỹ BHXH được cơ quan BHXH quản lý, DN có trách nhiệm trích và thu BHXH rồi nộp lên cấp trên. Việc thanh toán bảo hiểm DN có trách nhiệm thanh toán với người lao động dựa trên các chứng từ hợp lệ như phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy khai sinh, giấy ra viện,.... rồi sau đó lập bảng thanh toán BHXH để quyết toán với cơ quan bảo hiểm cấp trên.
Cụ thể, số tiền BHXH phải trả cho người lao động theo công thức:
Số tiền BHXH phải trả
=
Số ngày nghỉ tính BHXH
x
Lương cấp bậc bình quân/ngày
x
Tỷ lệ % tính BHXH
Tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ.
*BHYT:
Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Với khoản BHYT, DN chỉ có trách nhiệm nộp lên cấp trên, người lao động sẽ trực tiếp hưởng các chế độ thông qua cơ quan y tế nơi người lao động đến khám chữa bệnh.
* KPCĐ:
Tỷ lệ trích KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%
Với khoản KPCĐ, DN nộp 50% trong tổng số kinh phí công đoàn đã trích cho cơ quan công đoàn cấp trên. Số còn lại dùng để chi cho các hoạt động công đoàn tại DN.
1.4.2) Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.4.2.1) Kế toán tổng hợp tiền lương:
* Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công (mẫu số 01-LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05-LĐTL).
- Các phiếu chi, các chứng từ, tài liệu khác về các khoản khấu trừ, trích nộp liên quan.
Ngoài ra, còn sử dụng phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,...
* Tài khoản kế toán sử dụng:
Để kế toán tính và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 334 “Phải trả công nhân viên”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CNV của DN về tiền lương, tiền công, trợ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của CNV.
Bên nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV.
- Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, các khoản khác đã trả, đã ứng cho CNV.
- Tiền lương CNV chưa lĩnh.
Bên có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả CNV
Dư nợ (nếu có): Số trả thừa cho CNV.
Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho CNV
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng thanh toán tiền lương và thanh toán BHXH.
TK 335 “Chi phí phải trả”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc nhiều kỳ sau.
Bên nợ: - Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả.
- Chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh.
Bên có: Chi phí phải trả dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động SXKD.
Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động SXKD nhưng thực tế chưa phát sinh
Nội dung các khoản chi phí phải trả:
- Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
- Chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ) có thể dự toán trước kế hoạch.
- Chi phí trong thời gian DN ngừng sản xuất theo thời vụ.
- Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá có thể trích trước được.
- Các khoản lãi tiền vay đến kỳ trả lãi phải tính vào chi phí trong kỳ.
Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng các tài khoản sau:
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công của công nhân trực tiếp sản xuất.
TK 627 (6271) “Chi phí sản xuất chung”. Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.
TK 641 (6411) “Chi phí nhân viên bán hàng”. Dùng để tập hợp và kết chuyển tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng.
TK 642 (6421) “Chi phí nhân viên quản lý DN”. Dùng để tập hợp và kết chuyển tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý DN.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản thanh toán khác:
- TK 111 “Tiền mặt”.
- TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.
- TK 141 “Tạm ứng”.
- TK 138 “Phải thu khác”.
* Trình tự hạch toán:
- Hàng tháng tính tiền lương phải trả CNV và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 6271: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng.
Nợ TK 6421: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 241: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
- Số tiền thưởng phải trả cho CNV:
Nợ TK 431 (4311): Quỹ khen thưởng phúc lợi.
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 6271: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng.
Nợ TK 6421: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV:
Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên.
Có TK 333 (3338): Thuế và các khoản phải nộp NSNN.
Có TK 141: Tạm ứng.
Có TK 138 (1388): Phải thu khác.
- Thanh toán tiền lương cho CNV:
+ Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ TK 334: Phải trả CNV.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
+ Nếu thanh toán bằng vật tư hàng hoá:
> Bút toán 1: Ghi nhận giá vốn vật tư hàng hoá:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng hoá
Có TK 152: Nguyên vật liệu.
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ.
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 155: Thành phẩm.
> Bút toán 2: Ghi nhận giá thanh toán:
Nợ TK 334: Phải trả CNV
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 333 (3331): Thuế và các khoản phải nộp NSNN.
- Cuối kỳ kết chuyển tiền lương công nhân đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334: Phải trả CNV.
Có TK 338 (3388): Phải trả khác.
- Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 335: Chi phí phải trả.
Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả.
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
1.4.2.2) Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương:
* Tài khoản sử dụng:
- TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”.
TK này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lươgn theo quyết định của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời.
Bên nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ
- Các khoản đa chi về KPCĐ
- Xử lý giá tri tài sản thừa
- Các khoản đã trả, đa nộp khác
Bên có: - Các khoản phải trả, phải nộp hay thu hộ
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý
- Số đã nộp, đã trả > số phải trả, phải nộp được cấp bù
Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nọp thừa vượt chi chưa được thanh toán
Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý
- TK 338 “Phải trả khác”
TK này có 5 tài khoản cấp 2:
. TK 3381 - Tài sản thừa chờ xử lý
. TK 3382 - KPCĐ
. TK 3383 - BHXH
. TK 3384 - BHYT
. TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác
* Trình tự hạch toán:
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương phân bổ tiền lương, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6411: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 6421: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 241: Chi phí đầu tư XDXB dở dang.
Nợ TK 334: Phải trả CNV
Có TK 338 (3382, 3383, 3384): Phải trả khác.
- Tính BHXH phải trả cho CNV: Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên, việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho CNV tại DN được quyết toán sau khi chi phí thực tế.
Nợ TK 338 (3388): Phải trả khác.
Có TK 334: Phải trả CNV.
- Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho các cơ quan liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384): Phải trả khác.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
- Chi tiêu KPCĐ để lại DN:
Nợ TK 338 (3382): Phải trả khác.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
- Cơ quan BHXH quyết toán các khoản BHXH mà DN đã chi:
Nợ TK 111: Tiền mặt.
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
Có TK 138 (1388): Phải thu khác.
Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 333, 141, 138 TK 334 TK 622, 627, 641, 642, 214
Các khoản khấu trừ Lương chính, tiền thưởng trong sx
TK 338 TK 335
BHXH, BHYT do T lương nghỉ phép Trích trước Tlương
người lao động đóng góp của CN sản xuất nghỉ phép của CNSX
TK 111, 112, 512, 3331
TK431
Tiền thưởng từ
TK 138 quỹ K.thưởng
Cơ quan BHXH Thanh toán các khoản TK 138 TK 338
q.toán các khoản cho người lao động
BHXH DN đã chi
BHXH
trả CNV Trích BHXH
BHYT, KPCĐ
vào chi phí
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan liên quan
Chi tiêu KPCĐ để lại DN
chương ii
tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh tấn cường
2.1) Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH Tấn Cường.
2.1.1) Quá trình hình thành và phát triển.
Tiền thân của Công ty là DN tư nhân, được hình thành từ năm 1997. Đến ngày 20/03/2000 Công ty được thành lập thông qua sự đồng ý của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội và lấy tên là Công ty TNHH Tấn Cường.
Địa chỉ giao dịch của Công ty: Kim Giang - Thanh Xuân - Hà Nội.
Địa chỉ làm việc: Kiều Mai - Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.
Lúc mới thành lập Công ty có số vốn là 5 tỷ VND, là Công ty TNHH nên toàn bộ số vốn đó là vốn chủ sở hữu, do 3 thành viên góp vốn.
Ngành nghề sản xuất chính của Công ty là in ấn, sản xuất bao bì carton các loại.
Trong nền kinh tế thị trường, với quy luật cạnh tranh gay gắt, Công ty đã thực hiện đúng đắn các hợp đồng đã ký kết đúng số lượng, chất lượng và thời gian nên số khách hàng của Công ty ngày càng tăng. Chính vì thế sản lượng, doanh thu hàng năm của Công ty đều có sự tăng lên đáng kể, đời sống cán bộ CNV được cải thiện, khuyến khích công nhân làm việc hăng say, có hiệu quả. Với phương châm “Quản lý nhân viên bằng tình cảm” nên bầu không khí làm việc trong Công ty luôn có sự thoải mái, công nhân phát huy hết khả năng để đạt được năng suất lao động cao nhất. Trong quá trình hoạt động SXKD, Công ty luôn đặt chữ tín lên hàng đầu và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chính sách của Đảng và pháp luật. Việc thực hiện hạch toán trong Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán, lập và nộp đúng hạn các báo cáo lên cấp trên. Là một Công ty mới thành lập nên theo Luật Doanh nghiệp thì Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để củng cố và phát triển Công ty trong thời gian tới.
Sau đây là một vài chỉ tiêu kinh tế quan trọng mà Công ty đã thực hiện trong thời gian 2 năm vừa qua:
Kết quả qua 2 năm đầu hoạt động SXKD
Đơn vị: Đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
1
Tổng nguồn vốn
11.101.301.981
15.326.791.381
2
Tổng doanh thu
6.615.764.868
8.510.007.031
3
Lợi tức gộp
20.832.299
47.769.510
Dự kiến kế hoạch doanh thu trong năm sau là 10 tỷ VND, lợi nhuận đạt 100.000.000 VND.
Những thuận lợi và khó khăn của Công ty:
- Những thuận lợi:
Công ty nằm trên địa bàn rộng, thoáng, thích hợp cho công việc sản xuất bao bì. Khách hàng của Công ty có một số khách hàng truyền thống lớn, ít nhất mỗi tháng cũng đạt trung bình doanh thu là 500.000.000 VND. Vì là khách hàng lớn nên đơn đặt hàng thường với số lượng nhiều, hơn nữa khả năng thu hồi công nợ không có gì khó khăn, khách hàng trả tiền tháng một lần hết số phát sinh của tháng trước. Cũng do là khách hàng truyền thống, nên tình hình sản xuất của Công ty rất ổn định. Đội ngũ công nhân đều là con em của nông dân các tỉnh nên rất chịu khó học hỏi và làm việc.
- Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn tồn tại những mặt hạn chế như: Trong cơ chế cạnh tranh mới có rất nhiều “đối thủ” cùng ngành nghề, vì thế giá bán hàng của Công ty chưa đạt cao, lợi nhuận mỏng manh, có như vậy thì Công ty mới có thể đứng vững, tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu chính của Công ty thường mua đắt hoặc phải nhập khẩu cho nên giá thành không hạ được.
Là Công ty do các thành viên góp vốn, phải tự chủ hoàn toàn về mọi mặt, nhất là vốn. Vì vậy, vốn của Công ty còn eo hẹp, Công ty không vay vốn của Ngân hàng mà toàn bộ là nguồn vốn tự có dẫn đến việc quay vòng vốn cũng gặp không ít khó khăn.
Về máy móc trang thiết bị, hiện nay TSCĐ của Công ty tương đối ổn định nhưng so với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề thì máy móc, thiết bị của Công ty còn chưa đạt, đặc biệt là máy tạo sóng. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động chưa được cao, không đáp ứng được tiến độ đề ra.
Xu hướng phát triển của Công ty là thay đổi, đầu tư thêm máymóc, thiết bị. Thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động, duy trì phong trào thi đua liên tục trên mọi lĩnh vực.
2.1.2) Đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty TNHH Tấn Cường.
Trong Công ty có 2 phân xưởng: Một phân xưởng chạy sóng, một phân xưởng in ấn, bao gồm bộ phận làm sóng giấy, tổ in, tổ cắt, làm bế, là rãnh và tổ dán.
Quy trình tổ chức sản xuất bao bì carton được thực hiện theo trình tự sau:
* Cắt khổ: Đây là công việc đầu tiên của dây chuyền sản xuất bao bì carton ở Công ty. Giấy cuộn được nhập về, sau đó được kéo lên một băng chuyền và đưa qua một máy cắt khổ. Tại đây giấy sẽ được cắt ra theo những kích thước đã được quy định trước, tuỳ theo yêu cầu sản xuất.
Đặc điểm của máy cắt là để điều chỉnh, để chia cắt giấy cuộn theo các kích thước khác nhau.
* Tạo phôi: Nếu phân theo độ dày, mỏng của sản phẩm thì bao bì carton sóng ở Công ty có 2 loại là 5 lớp và 3 lớp. Sau khi giấy đã được cắt nhỏ, nó sẽ được phân loại để làm các lớp khác nhau trong tấm bìa. Nếu là bìa carton 3 lớp thì có 3 loại giấy tương ứng tạo nên là giấy mặt, giấy sóng và giấy đáy. Nếu là bìa carton 5 lớp thì phải có 4 loại giấy là giấy mặt, giấy sóng, giấy vách, rồi lại một lớp giấy sóng nữa và cuối cùng là một lớp giấy đáy.
Tất cả các loại giấy đã được phân loại như trên sẽ được cho chạy qua một máy gọi là máy sóng. Máy này có nhiệm vụ tạo sóng cho lớp giấy sóng, sau đó các lớp này sẽ được ghép lại với nhau khi chạy qua một băng chuyền, ở giữa các lớp giấy đó sẽ được quét một lớp hồ sóng làm từ bột sắn thông qua một hệ thống ở trong máy.
* Cán giấy: Để tạo được sự liên kết giữa các lớp và cho ra các tấm bìa carton thì phôi phải được chạy qua một hệ thống gọi là máy cắt lằn ngang và dọc. Hệ thống này không những có tác dụng cán cho giấy bằng phẳng mà còn làm cho hồ sóng giữa các lớp giấy chín thông qua các giây may so được đốt nóng bằng cuộn điện sẽ truyền nhiệt cho các thanh lăn.
Như vậy, kết thúc giai đoạn này sẽ cho ra một dải bìa carton chạy trên một băng chuyền. Muốn có những tấm bìa thì dải này sẽ được cho chạy qua một máy cắt và cắt ra những tấm có kích thước theo yêu cầu.
* In lưới: In lưới là một công đoạn đòi hỏi nhiều nhân công nhất ở Công ty, đây là một dạng in thủ công và mất nhiều thời gian. Nếu như một tấm bìa carton có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu khuôn in và mỗi lần in chỉ cho phép in được một màu. ở công đoạn này, bìa carton sẽ được in theo mẫu mã mà khách hàng yêu cầu.
* Máy bế hoặc máy bổ: Đây là những máy có tác dụng tạo thành các nếp gấp hay sẽ có các rãnh để người thợ gập theo những nếp này và tạo nên chiếc hộp.
* Gim, dán cạnh hộp: Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc hộp bao bì carton hoàn thiện. Toàn bộ giai đoạn này cũng được làm thủ công.
Trước khi nhập kho thành phẩm thì toàn bộ bộ phận KCS của Công ty sẽ kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
Giấy cuộn các loại
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton
Máy cắt khổ
Giấy vách
Giấy mặt
Giấy sóng
Giấy đáy
Giấy sóng
Máy sóng
Phôi 3 lớp hoặc 5 lớp
Máy cán lặn dọc
Máy cán lằn ngang
In lưới
Máy bế hoặc máy bổ
Gim, dán cạnh hộp
KCS
Nhập kho thành phẩm
2.1.3) Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Tấn Cường.
Công ty TNHH Tấn Cường là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo 1 cấp. Đứng đầu là Giám đốc, chỉ đạo trực tiếp các phòng, ban, phân xưởng.
Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tấn Cường
Giám đốc
Phòng Kế hoạch
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kinh doanh
Phòng Tổ chức, hành chính
Phòng Kế toán
Quản đốc Phân xưởng in ấn
Quản đốc Phân xưởng chạy sóng
Bộ phận KCS
Bộ phận KCS
Nhân viên
Nhân viên
* Giám đốc là người đứng đầu Công ty, người có trách nhiệm:
- Điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty.
- Quyết định các phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư và phát triển năng lực sản xuất của công ty.
- Quyết định các vấn đề về cán bộ, lao động, tiền lương, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
- Xây dựng quy chế lao động, tiền lương, khen thưởng kỷ luật áp dụng trong Công ty.
- Tạo điều kiện cần thiết để kế toán trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng chế độ tài chính do Nhà nước quy định.
* Phòng Tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý, sắp xếp cán bộ trong công ty. Xây dựng cơ chế bộ máy quản lý phù hợp với từng thời kỳ sản xuất, nghiên cứu đánh giá năng lực cán bộ, đề xuất với giám đốc điều động, đề bạt cán bộ phù hợp với năng lực và trình độ của từng người. Quản lý tình hình sử dụng số lao động, ngày công và giờ làm việc.
* Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời theo đúng phương pháp quy định, nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là để phục vụ cho quản lý tài chính và điều hành Công ty của giám đốc. Cụ thể là theo dõi kịp thời, liên tục các hệ thống, các số liệu về sản lượng, tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có của Công ty, tính toán các CPSX để lập biểu giá thành, thực hiện tính toán lãi - lỗ, các khoản thanh toán với Nhà nước theo đúng chế độ kế toán và thông tin kinh tế của Nhà nước. Tổ chức thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế. Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo quy định. Thực hiện về kế hoạch vốn cho sản xuất, hạch toán kế toán.
* Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch và tổ chức công tác kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm thông tin đầu vào, đầu ra, tiếp thị, tiếp nhận các hợp đồng sản xuất, đề ra kế hoạch về tiền vốn,...
* Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm đo đạc, tính toán kích thước các loại thùng, cung cấp đầy đủ vật tư, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng và thực hiện một số công việc khác.
* Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật của máy móc thiết bị ở Công ty, đảm bảo sự vận hành của toàn bộ quy trình công nghệ, bộ phận KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Ngoài các phòng, ban, Công ty còn có 2 quản đốc phân xưởng: một phụ trách in ấn, một phụ trách chạy sóng.
+ Cơ cấu bộ phận kế toán:
Công ty có bộ phận kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán của Công ty được tập trung ở phòng Kế toán.
Phòng Kế toán của Công ty bao gồm 3 người: Một là kế ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36800.doc