Tổ chức Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty quản lý & SC CĐ bộ 248 (30)

Lời mở đầu Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh rằng: con người tồn tại không thể không có xây dựng cơ bản. Nhu cầu về XDCB là nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng lên với sự phát triển kinh tế xã hội của toàn đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ CNH- HĐH thì XDCB là một ngành được nhà nước khá quan tâm đầu tư, chi phí của ngành XDCB chiếm hơn 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước đó một phần không nhỏ trong tổng chi phí của ngân sách Nhà nước và hiện

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty quản lý & SC CĐ bộ 248 (30), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay ngành XDCB cũng là một ngành phát triển nhanh và mạnh, góp phần quan trọng vào phát triển mới của đất nước, đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, ngành XDCB còn nhiều tồn tại như đầu tư tràn lan, công trình dở dang nhiều, thất thoát, lãng phí còn lớn,…. Sản phẩm của nghành xây dựng lại là những công trình có giá trị lớn, mang tính đơn chiếc, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, công nghệ sản xuất phức tạp. Chính vì vậy việc hạch toán đầy đủ, chíng xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở thành một yêu cầu cấp thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp mà đối với toàn ngành xây dựng còn là một thành phần cơ bản của công tác hạch toán kế toán, góp phần tăng cường quản lý nguồn vốn chặt chẽ trong nghành XDCB. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay không chỉ có sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại mà còn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Do đó, điều kiện tiên quyết cho một doanh nghiệp tồn tại chính là sự ứng xử giá linh hoạt ,biết khai thác tận dụng khả năng của mình nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất để thu được lợi nhuận tối đa. Muốn vậy, chỉ có hạch toán chi phí và tính giá thành đầy đủ, chính xác mới giúp cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá được kết quả kinh doanh, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất để không ngừng đi lên do vậy thực hiện tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện các định mức chi phí, phát hiện những khả năng tiềm tầng hạ giá thành sản phẩm xây lắp để đưa ra biện pháp quản lý hiệu quả. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm còn là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư XDCB và kiểm tra tình hình chấp hành chế độ, chính sách tài chính của mỗi doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại công ty QL & SC CĐ bộ 248 em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: "Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty QL & SC CĐ bộ 248 " cho báo cáo tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận của báo cáo quản lý gồm ba chương: Phần I: NhữngQuá trình hình thành & phát triển của công ty QL & SC cầu đường bộ 248 Phần II: Thực trạng công tác qlý chi phí & tính giá thành sản phẩm tại công ty QL & SC CĐ bộ 248. Phần III: một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí & hạ giá thành tại công ty ql & sc cầu đường bộ 248. Do trình độ lý luận cũng như khả năng thực tế còn hạn chế, nên vấn đề nghiên của của em chắc chắn không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Em mong muốn nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô, cán bộ công nhân viên và của các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai Chi và thầy Trần Nguyên, Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng Tài chính Kế toán và các cán bộ các phòng ban liên quan của Công ty QL&SC CĐ đường bộ 248 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện: Hoàng Bảo Trung Em xin chân thành cảm ơn! Phần I Quá trình hình thành và phát triển của công ty QL & SC CĐ bộ 248: 1.quá trình hình thành của công ty QL & SC CĐ bộ 248: Công ty QL & SC CĐ dường bộ 248 là một công ty tiền nhân nhà nước hoạt động công ích. Cty do bộ trưởng bộ GTVT quyết định thành lập theo quyết định số 130A/BGTVT-TCLĐ ngày 17/10/1995 với tên là: Phân khu ql cầu phà. Tháng 3/1998 được đổi tên là Công ty QL & SC CĐ dường bộ 248 Công ty có các nhiệm vụ chính sau: - Quản lý trên quốc lộ 18 (46,5 Km ) : + 1 trạm thu phí cầu phả lại + 2 Trạm quản lý sửa chữa + Hạt 1 quốc lộ 18 + Hạt 2 quốc lộ 18 - Quản lý trên quốc lộ 38 (69 Km ) : + Trạm thu phí cầu Hồ + Hạt 1 quốc lộ 38 + Hạt 2 quốc lộ 38 - Quản lý đường Láng – Hoà Lạc (28 Km): + 1 trạm thu phí + 1 hạt - Khu vực Hà Nội : + Hạt quản lý bến phà chờ + Đội quản lý phao phà đường sông ( Kiêu Kỵ Gia Lâm ) Công ty có : 1. Tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam 2. Tên riêng là Công ty QL & SC CĐ dường bộ 248 3. Trụ sở 26B – Vân Hồ 2 – Quận Hai Bà Trưng – HN 4. Con dấu, tài khoản mở tại kho bạc nhà nước 5. Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn do công ty quản lý 6. Bảng cân đối tài sản, các quỹ theo quy định của điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính của Bộ 7. Chịu sự điều hành của các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và UBND tỉnh và thành phố trực thuộc TW Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ lãnh đạo công nhân viên của công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, đưa công ty phát triển ngày càng lớn mạnh. Công ty thường xuyên tham gia dự thầu và thắng thầu nhiều công trình kiến trúc công nghiệp ,dân dụng ở cả ba miền: Bắc -Trung -Nam. Trong những năm qua công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, tăng tích lũy và từng bước mở rộng vốn kinh doanh. bảng tổng hợp chi phí sản xuất Công trỉnh: QL38-T10 STT Tên khoản mục chi phí NVLTT NCTT Máy thi công Sản xuất chung tổng chi phí VT NC KH+SCL BT+MN TL+KT CCDC KH BT+MN TM 1 2 3 4 NVLTT NCTT MTC SXC 64.998.000 35.785.000 1.364.000 7.830.000 10.848.320 4.000.000 8.919.339 4.700.800 4.233.000 1.957.200 9.794.000 Tổng 64998000 35785000 1364000 7830000 10848320 4000000 8919339 400800 4233000 1957200 9794000 150129659 Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước, vốn kinh doanh ngày càng mở rộng hứa hẹn sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty QL & SC CĐ bộ 248: 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Công ty QL & SC CĐ bộ 248 là cơ quan trung tâm chỉ đạo việc giải quyết về hoạt đông sản xuấy kinh doanh của các đơn vị cấp dưới. Đứng đầu công ty là giám đốc phụ trách chung về mọi mặt. Dưới giám đốc là hai phó giám đốc giúp giám đốc từng phần việc. Công ty gồm 4 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật, phòng tài chính kế toán. Dưới các phòng ban có 5 hạt và 7 đội XD và quản lý công trình Giám đốc Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty QL & SC CĐ bộ 248 Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng TC-HC Phòng TC-KT Phòng KH-KD Phòng KT Đội XDCT số 6 Đội XDCT số 7 Đội XDCT số 5 Đội XDCT số 4 Đội XDCT số 3 Đội XDCT số 2 Đội XDCT số 1 *Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban: +Ban giám đốc gồm giám đốc và hai phó giám đốc . -Giám đốc công ty: là người đại diện cho nhà nước trong việc quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tài chính của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên. -Hai phó giám đốc: Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh, một phó giám đốc phụ trách công tác sản xuất. +Phòng kế hoạch - kinh doanh: xây dựng các kế hoạch trong tháng, quí, năm và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đó. Lập dự thảo kinh tế với các nhà đầu tư và các chủ nhiệm công trình, lập kế hoạch tiến độ thi công. +Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu, xem xét, phát hiện, bổ sung các thiếu sót, quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật thi công theo đúng như bản vẽ thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình. +Phòng tổ chức -hành chính: có trách nhiệm theo dõi tình hình nhân lực của đơn vị. Tổ chức và phân công lao động phù hợp với tình hình sản xuất thi công các công trình. Quản lý, điều động xe và công tác hành chính trong văn phòng công ty. +Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích, đánh giá qua việc ghi chép nhằm đưa ra thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc ra các quyết định. Có trách nhiệm về công tác tài chính của đơn vị, xác định kết quả kinh doanh, xác định và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty với nhà nước. +Các đội xây dựng công trình: nhiệm vụ chính của các đội thi công công trình là đảm bảo đúng tiến độ thi công và chất lượng công trình. 2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Công ty QL & SC CĐ bộ 248 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do đó công ty tổ chức hạch toán theo chế độ tài chính kế toán do nhà nước ban hành. Do công ty tổ chức theo kiểu phân cấp gồm các đội xây dựng trực thuộc nên bộ máy kế toán công ty gồm hai loại kế toán: kế toán tại công ty và kế toán thống kê tại các đội xây dựng công trình. Kế toán thống kê tại các đội xây dựng công trình có trách nhiệm tập hợp các chứng từ ban đầu, ghi chép lập nên các bảng kê chi tiết... sau đó chuyển tất cả các chứng từ liên quan lên phòng tài chính - kế toán của công ty ( theo định kỳ ). Kế toán công ty sẽ căn cứ vào các chứng từ này để ghi chép các sổ sách cần thiết, sau đó kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chình. Tất cả các sổ sách và các chứng từ đều phải có sự kiểm tra phê duyệt của kế toán trưởng. Tại công ty bộ máy kế toán được phân công, phân nhiệm rõ ràng. +Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: phụ trách chung theo nhiệm vụ, chức năng của phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật do nhà nước qui định. Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế, tham gia ký duyệt hợp đồng kinh tế, hạch toán kế toán và phân tích kế toán trong công ty. +Kế toán tổng hợp: điều hành kế toán viên, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính, theo dõi chi phí và giá thành của công ty. +Kế toán vật tư - TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, TSCĐ trong toàn công ty, tình hình trích lập khấu hao, thanh lý, nhượng bán cho thuê TSCĐ của công ty. +Kế toán ngân hàng và công nợ: chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng, làm thủ tục và theo dõi các khoản thanh toán với ngân hàng. +Kế toán thanh toán: theo dõi thanh toán lương, BHXH với cán bộ công nhân viên và các khoản thanh toán khác. +Kế toán quĩ tiền mặt: chịu trách nhiệm thu, chi và quản lý quĩ tiền mặt của công ty. +Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty QL & SC CĐ bộ 248 Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng và công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư , TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán quĩ tiền mặt Kế toán thống kê ở các đội 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh : Là công ty xây dựng các công trình, chủ yếu là các công trình giao thông đường bộ, nên công ty QL & SC CĐ bộ 248 hầu như chỉ thực hiện việc xây dựng, ít khi thực hiện việc lắp đặt. Hiện nay công ty tổ chức sản xuất theo qui trình sản xuất xây lắp. Có thể khái quát qui trình đó theo sơ đồ: khảo sát- thiết kế- lập dự án- thi công-bàn giao- thanh quyết toán ( trong đó đối với những công trình lớn khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án được các cơ quan chuyên doanh khác tiến hành ). Sản phẩm của công ty mang những đặc tính chung của sản phẩm xây dựng, do đó yêu cầu của công tác tổ chức sản xuát kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp với những đặc tính đó. Và thực tế công ty đã tổ chức được 7 đội xây dựng công trình linh hoạt với cơ chế quản lý rất thích hợp. Đó là cơ chế khoán theo từng khoản mục chi phí. Cụ thể: khi đã ký kết được hợp đồng xây dựng, công ty sẽ giao cho các đội tổ chức thi công thông qua hợp đồng giao khoán. Việc giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình được công ty tiến hành. Công ty QL & SC CĐ bộ 248 giao khoán cho các đội xây dựng công trình từ 54 - 88% tổng giá trị hợp đồng đối với các công tình kiến trúc dân dụng, từ 90 - 91% tổng giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống đường sá. Phần còn lại công ty giữ để trang trải các khoản chi phí, trích nộp cấp trên và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Việc giao khoán ở công ty đã phát huy được khả năng sẵn có trên nhiều mặt của các đội thi công công trình, mở rộng quyền tự chủ của các đội thi công công trình, gắn liền lợi ích vật chất của người lao động buộc người lao động quan tâm đến chất lượng công trình hơn Phần II Thực trạng công tác Qlý chi phí &tình giá thành sản phẩm tại công ty QL & SC CĐ bộ 248 1.Một số Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp: 1.1.Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp: Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: - Tư liệu lao động. - Đối tượng lao động. - Sức lao động. Chính vì vậy, trong quá trình sản xuất sử dụng các yếu tố cơ bản đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí tương ứng. Để tổng hợp toàn bộ chi phí có bản chất, đơn vị đo lường khác nhau thì tất cả các chi phí đó phải được đo bằng đơn vị tiền tệ. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật chất hoá và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra và để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. 1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế, mục đích công dụng khác nhau.Việc quản lý chi phí không chỉ dựa vào các số liệu tổng hợp mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình.Do đó phân loại chi phí là một tất yếu để tập hợp chính xác xhi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Có thể tiến hành phần loại chi phí theo những tiêu thức chủ yếu sau: 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này những chi phí có cùng nội dung kinh tế, tính chất sẽ được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào. Cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Theo cách này toàn bộ chi phí sản xuất được chia làm các yếu tố sau: + Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiét bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. + Chi phí nhân công: Là toàn bộ số lương, tiền công phải trả,tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,kinh phí công đoàn của công nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp như: các loại máy thi công( máy cẩu, máy trộn bê tông,…), nhà xưởng, ô tô,…. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ đã mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phẩm … phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. + Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí trên. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí giúp nhà quản lý biết được kết cấu, tỷ trọng các chi phí chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh đó. Qua đó doanh nghiệp đánh giá được tình hình dự toán chi phí thi công. Nó là cơ sở để lập báo cáo chi phí theo yếu tố trên bảng” thuyết minh báo cáo tài chính”, xây dựng định mức vốn lưu động, lập kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức lao độmg tiền lương, thuê máy thi công. 1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích công dụng đối với hoạt động sản xuất sẽ được xếp vào cùng một khoản mục chi phí không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình,hạng mục công trìnhmà đơn vị xây lắp đã bỏ ra. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp lương và tiêng công của công nhân trực tiếp sản xuất để hoàn thành sản phẩm xây lắp. + Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công để thực hiện công tác xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu và các chi phí bằng tiền khác. + Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí phục vụ cho nhân viên quản lý tổ, đội như tiền lương của đội trưởng, của nhân viên giám sát, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lý đội , chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền, Cách phân loại chi phí theo khoản mục là cơ sở để xác định giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành cũng như là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí. Đây là cách phân loại thường dùng trong XDCB, phù hợp với phương pháp lập dự toán giá thành sản phẩm. Ngoài 2 cách phân loại trên, ta có thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác như: - Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với tổng khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ. - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí. Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí có tác dụng riêng, phục vụ cho từng đối tượng quản lý và đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp. 1.2. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp: 1.2.1. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Qua trình sản xuất kinh doanh là quá trình thống nhất của hai mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Để đo lường kết quả quá trình thi công người ta sử dụng chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đến giai đọn quy ước, hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Giá thành sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt. Mỗi công trình, hạmg mục công trình đều có giá thành riêng. Hơn nữa khi nhận thầu một công trình xây dựng thì giá bán( giá nhận thầu) đã được xác định trước khi thi công. Như vậy giá bán có trước khi xác định giá thành thực tế công trình đó. 1.2.2. thực trạng công tác qlý chi phí: 1.2.2.1.Phân loại chi phí sản xuất Công ty QL & SC CĐ Bộ 248 : - Dựa vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí , toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty được chia thành các loại sau: + Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu mà Công ty đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. + Tiền lương và các khoản phụ cấp: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp trong Công ty. + Khấu hao tài sản cố định và chi phí sử dụng máy: bao gồm chi phí khấu khao của tất cả TSCĐ trong Công ty, các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ. Cách phân loại này là cơ sở để Công ty lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong bấo cáo tài chính. Bên cạnh đó còn giúp Công ty xây dựng định mức vốn lưu động, kế họach mua sắm vật tư, tổ chức lao động, thuê máy thi công,…. - Dựa vào mục đích, công dụng của chi phí toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành các loại:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sử dụng máy, chi phí sản xuất chung. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết được sử dụng cho thi công công trình như: giá trị thực tế của vật liệu chính ( cát, đá, xi măng, thép,….) vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, …. cần thiết để tạo nên vật liệu xây lắp. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân lao động trực tiếp của công ty và lao động thuê ngoài. Khoản mục này không bao gồm tiền lương các khoản trích theo lương của các đội trưởng xây dựng và công nhân điều khiển máy thi công. + Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sứa chữa máy thi công, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi lương của công nhân điều khiển máy thi công , chi phí khác bằng tiền. + Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phục vụ cho sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ở các đội , công trường xây dựng như: lương công nhân quản lý đội, các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ, tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lý đội , công nhân điều khiển máy thi công , tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động đội( chi phí không có thuế GTGT đầu vào nếu được khấu trừ). Cách phân loaị này là cơ sở để xác định giá thành, phân tích tình hình thực hiện giá thành cũng như là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí. Tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, trong giá thành dự toán công trình được xác định theo các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy và chi phí sản xuất chung. Chính vì vậy các chi phí phát sinh khi xây dựng các công trình cũng được chia thành các khoản mục như trên và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty cũng được tiến hành theo khoản mục đó. Để tiện theo dõi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty QL &SC CĐ Bộ 248, em xin lấy số liệu thực tế tháng 10 năm 2001 các chi phí phát sinh của công trình QL 38 do đội xây dựng Hạt 2 QL 38 nhận thi công. Xuất phát từ cơ chế khoán và việc nhận tạm ứng giữa Công ty và các đội, trong quá trình thi công có những khoản chi của đội sẽ được tính vào chi phí của công trình, HMCT nhưng có những chi phí không được tính vào chi phí của công trình, HMCT trong kỳ. Vì thế để theo dõi tình hình thanh toán tạm ứng giữa đội và Công ty, phản ánh chính xác các khoản chi phí của công trình, HMCT trong quá trình kỳ và khi bàn giao quyết toán công trình, HMCT. 2.2.3. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: Do đặc điểm, quy mô sản xuất, nghành nghề kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý,… trong mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến căn cứ tính giá thành và phương pháp giá thành, đặc biệt là đối tượng tính giá thành. Quy trình công nghệ của XDCB nói chung và xây dựng cầu đường nói riêng là kiểu quy trình công nghệ khá phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị sản phẩm thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm hàng hoá thông thường, chi phí đầu tư cho một công trình rải trong một thời gian dài do thời gian xây dựng công trình kéo dài nên dối tượng tính giá thành ở Công ty được xác định là các công trình hoàn thành bàn giao hoặc từng hạng mục công trình của toàn bộ công trình, hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và thực hiện thanh quyết toán. 1.2.3.Tình hình thực tế về công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty QL & SC CĐ Bẫ 248: Chi phí sản xuất đã tập hợp được là cơ sở để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp. ở công ty QL & SC CĐ bộ 248 việc tính giá thành được tiến hành vào cuối niên độ kế toán. Giá thành sản phẩm xây lắp của công ty được tính dựa trên các khoản chi phí NVLTT, NCTT, MTC, SXC, DDĐK, DDCK. Cuối mỗi tháng, mỗi quí công ty không tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang thực tế mà cuối mỗi năm mới tiến hành để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nếu trong tháng, qúi có khối lượng thực tế hoàn thành bàn giao thì vẫn tiến hành nghiệm thu, bàn giao. Bộ phận kế toán vẫn tién hành tính giá thành thực tế của khối lượng xây lắp đó. Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp đó chính là chi phí thực tế phát sinh trong tháng, quí của công trình đó được tập hợp trên các sổ chi tiết. Cuối năm ,kế toán sẽ tính giá thành thực tế theo từng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành trong giai đoạn cuối năm và xác định kết quả xây lắp của công ty trong năm đó. Công ty QL & SC CĐ bộ 248 áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn : Ztt = Dđk + Ctk - Dck Trong đó : Ztt : Giá thành thực tế của công trình ,hạng mục công trình. Dđk : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang đầu năm. Dck : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối năm. Ctk : Chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ. Cụ thể ,đối với công trình QL38 trong năm 2002 có: -Chi phí xây lắp dở dang đầu năm : 669.846.319 (đ) -Chi phí xây lắp dở dang cuối năm : 1.194.066.000 (đ) -Chi phí xây lắp phát sinh trong năm : 1.163.887.379 (đ) Suy ra giá thành năm 2002 của công trình QL38 là: ZttQl38 = Dđk + Ctk -Dck = 669.846.319 + 1.163.887.379 - 1.194.066.000 = 639.667.698 (đ). Bảng 5.3 công ty QL & SC CĐ bộ 248 chi phí sản xuất và giá thành SXXL năm 2002 Stt Tên công trình và các hạng mục công trình Chi phí Chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí dở dang cuối kỳ Giá thành xây lắp Chi phí VL Chi phí NC Chi phí MTC Chi phí SXC Chi phí sản xuất trong kỳ 1 2 3 4 5 6 7 Quốc lộ 1A-Bắc Giang Công trình QL38 Cống QL9 Cống thoát Thị trấn SĐ Trạm thu phí QL18 Đường 2 đầu cầu KL Đường đình Hào Nam ........... 669.846.319 235.722.267 3.836.788.845 779.980.771 251.295.425 994.545.759 1.353.322.484 43.431.223 186.779.875 233.327.400 171.565.300 30.195.500 224.799.100 245.408.500 5.621.500 40.157.500 1.279.626.223 93.970.474 1.410.000 64.691.941 53.233.320 9.736.200 116.199.700 266.428.145 118.370.834 24.746.100 48.906.947 137.002.298 1.120.000 8.043.400 5.616.170.613 1.163.887.379 307.647.025 1.332.943.747 1.788.966.602 59.908.923 351.180.475 1.628.725.000 1.194.066.000 279.164.090 3.987.455.613 639.667.698 264.205.202 1.332.943.747 1.788.966.602 59.908.923 351.180.475 Tổng 5.231.700.886 14.187.654.892 2.575.579.600 4.450.975.795 1.208.539.328 22.422.749.615 7.278.387.673 20.376.062.828 phần III Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí & hạ giá thành tại công ty ql & sc cầu đường bộ 248: 3.1 Những nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty QL & SC CĐ bộ 248: 3.1.1 ưu điểm : Công ty QL & SC CĐ bộ 248 từ ngày thành lập đến nay đã không ngừng lớn mạnh cả về qui mô lẫn chất lượng sản xuất. Công ty luôn tìm cách tiếp cận thị trường mở rộng qui mô kinh doanh, thu hút khách hàng ký kết hợp đồng. Công ty không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, chú trọng đào tạo bồi dưỡng con người từ cán bộ quản lý lãnh đạo đến các phòng nghiệp vụ cũng như lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất. Bộ máy của công ty gọn nhẹ và phát huy hiệu quả. Bộ máy kế toán có qui trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Chính vì thế, việc hạch toán nội bộ đã góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được xác định phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với yêu cầu và khả năng của công ty. Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo 4 khoản mục chi phí giá thành nên công việc tính giá thành gặp nhiều thận lợi. Một đặc điểm nổi bật của công ty là giao khoán xuống các đội XDCT .Hình thức này được tổ chức phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của công ty, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản trị. Những ưu điểm cụ thể trong quá trình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty QL & SC CĐ bộ 248 là: -Đối với chi phí vật tư : việc bỏ hình thức xuất vật tư tại kho công ty, giao việc mua vật tư cho các đội thi công đảm nhiệm đã giảm được chi phí bảo quản vật tư tại kho công ty và giảm được chi phí vận chuyển từ kho công ty tới các công trường. Tại các đội XDCT, việc lập bảng kê xuất vật tư do kế toán đội lập tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán công ty ghi sổ được nhanh chóng. Bảng tổng hợp chi phí vật tư do kế toán công ty lập cho tất cả các công trình trong tháng giúp cho việc so sánh tỷ trọng vật tư xuất cho các công trình trong tháng một cách dễ dàng. -Đối với chi phí nhân công : hình thức khoán được áp dụng tạo đã tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc kể cả về chất lượng và thời gian, đảm bảo tiến độ thi công công trình. Tình hình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công đảm bảo sự công bằng, chính xác. Bảng thanh toán lương do kế toán đội lập ghi rõ số công, số tiền của từng công nhân giúp kế toán công ty lập bảng phân bổ tiền lương cho các công trình được thuận tiện. -Đối với chi phí máy thi công : công ty hạch toán các chi phí liên quan đến chi phí máy thi công thành một khoản mục riêng rõ ràng thông qua việc lập bảng tổng hợp chi phí máy thi công. Việc sử dụng nhật trình theo dõi hoạt động của xe ,máy giúp giúp cho công ty xác định đúng khoảng thời gian hoạt động tại một công trình của một máy thi công qua ngày tháng ghi trên nhật trình. Chi phí khấu hao máy thi công được phân bổ theo ca máy hoạt động là rất hợp lý. -Đối với chi phí sản xuất chung : chi phí sản xuất chung được tổng hợp riêng cho từng tháng, chi tiết từng loại chi phí tạo điều kiện cho công tác quản lý ,tổng hợp có hiệu quả. 3.1.2 Một số vấn đề còn tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở trên, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty QL & SC CĐ bộ 248 vẫn còn một số vấn đề tồn tại, cụ thể: 3.1.3 Về hạch toán chi phí : -Đối với chi phí vật tư : Việc giao khoán gọn cho các đội XDCT tự lo mua sắm vật tư đôi khi gặp khó khăn, gây cản trở tiến độ thi công. Công ty ứng tiền trước cho các đội mua vật tư, không trực tiếp mua vật tư, do đó không nắm được lượng xuất, lượng nhập cụ thể là bao nhiêu, chỉ khi cuối tháng, kế toán đội tập hợp chứng từ gửi lên mới biết. -Đối với chi phí nhân công : công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Như chúng ta đã biết, việc xây dựng công trình phụ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT593.DOC
Tài liệu liên quan