Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện

Lời mở đầu Đất nước Việt Nam đang trên con đường đổi mới phát triển và đi lên, chúng ta đã dần dần khẳng định vị trí của mình trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá. Bây giờ mỗi khi nhắc đến Việt Nam bạn bè quốc tế sẽ không chỉ nhắc đến một Việt Nam kiên cường trong chiến tranh mà họ đã còn biết thêm rằng chúng ta có một nền chính trị ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh. Để có được những thành tựu đó chúng ta đã và đang phải rất cố gắng trong côn

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu và sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà Nước mà bộ mặt đất nước ta đang thay đổi từng ngày từng giờ. Xây dựng cơ bản là một hoạt động mang tính chất tiền đề để tạo nên cơ sở vật chất cho quá trình tái sản xuất sản phẩm cho xã hội, hay nó tạo ra tài sản cố định quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh tế đó. Cùng với xây dựng cơ bản, lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông phát triển trên nền tảng tiến bộ của xã hội.Trong những năm gần đây, các hệ thống thông tin được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đáp ứng được phần nào sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới. Nó đã đem lại rất nhiều tiện ích cho con người và chúng ta đang từng ngày thấy được sự ảnh hưởng của nó đến từng người, từng lĩnh vực và trong từng thời điểm.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng quốc tế đó, các công trình viễn thông đang được xây dựng rộng rãi trải rộng từ Nam ra Bắc. Lĩnh vực XDCB được coi là một ngành kinh doanh đặc thù vì vậy trong một thời gian phát triển nhu cầu có 1 chế độ kế toán phù hợp với những đặc điểm riêng của ngành. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách đó ngày 16/12/1998 Bộ Tài Chính đã cho ban hành chế độ kế toán trong doanh nghiệp XDCB theo QĐ 1864/QĐ/CĐKT ban hành “Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp” áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp từ 01/01/1999. Chính quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác kế toán ở doanh nghiệp xây lắp. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào kế toán luôn là công cụ quản lý hữu hiệu nhất, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin quản trị cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành kế toán quan trọng nhất trong hệ thống kế toán ở doanh nghiệp.Cũng giống như các ngành sản xuất khác, khi sản xuất, doanh nghiệp xây lắp cần biết các hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ vào quá trình sản xuất và kết tinh vào công trình là bao nhiêu. Do vậy, việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả đồng thời đảm bảo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp. Hơn thế nữa, nó còn góp phần tích cực vào việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải hướng tới hai mục tiêu hàng đầu:lợi nhuận và vị thế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp luôn phải tìm biện pháp hạ giá thành sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó để tính giá thành một cách chính xác, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ chi phí sản xuất và tìm cách tiết kiệm chi phí. Xuất phát từ ý nghĩa thiết thực của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện với mong muốn tìm hiều về tình hình thực tế và làm nền tảng cho công việc của em sau này, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Trong luận văn tốt nghiệp của mình em xin trình bày thành 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Tình hình thực tế và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện. Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện. Trong khoảng thời gian gần 2 tháng qua, mặc dù đã được các cô, chú, anh, chị tại phòng tài chính kế toán của công ty tạo điều kiện trong việc tìm hiểu và học hỏi về hoạt động công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn nhưng thời gian thực tập có hạn nên điều kiện đi sâu tìm hiểu về đề tài còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa do trình độ còn chưa đầy đủ và sâu sắc, nên dù đã rất cố gắng luận văn tốt nghiệp của em vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Em hi vọng nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè, để em có thể nâng cao hiều biết hơn và có thể vận dụng những kiến thức đó vào công việc trong tương lai. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trước tiên em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Học Viện Tài Chính, khoa Kế Toán đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường từ năm 1999 đến năm 2003 Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Nghiêm Thị Thà đã hướng dẫn cho em chọn đề tài và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, đặc biệt là cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Trần thu quyên Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp. 1.1.1. Đặc điểm của ngành Xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có tính chất công nghiệp nhằm tái sản xuất TSCĐ cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng nội lực cho nền kinh tế của đất nước. Ngày nay, công tác xây dựng cơ bản không ngừng phát triển cả về chiều rộng và lẫn chiều sâu, mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và tương đối ổn định. Thế nhưng trong cơ chế thị trường, khi mà Nhà nước chỉ thực hiện giao quyền sử dụng vốn còn trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn có hiệu quả đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Qua cơ chế mới này, các doanh nghiệp phải chủ động trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức huy động vốn và tổ chức hạch toán phù hợp với yêu cầu quản lý, kiểm tra của Nhà nước. Đây là khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp vì như vậy họ phải đối mặt với việc thiếu vốn hoạt động và phải tự tìm kiếm các công trình khi mà ngân sách và vốn cấp trên rót xuống chỉ có hạn. Biện pháp giải quyết khó khăn này đó là các doanh nghiệp Nhà nước quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhưng đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm xây dựng cơ bản cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất xây dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, giữa các khau của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Chính vì có những đặc điểm riêng mà nó ảnh hưởng đến việc tổ chức, quản lý và hạch toán, đặc biệt đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Ta có thể thấy những đặc điểm khác với các ngành công nghiệp khác đó là: - Sản phẩm xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Do vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục. Do sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình,kể cả khi công trình thi công theo thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểm khác nhau. Vì thế tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt.Thông thường, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình . - Sản phẩm xây lắp thường có qui mô lớn cả về kích thước lẫn tiền vốn, thời gian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm nhưng lại sử dụng nhiều vật tư tiền vốn. Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng theo dõi chặt chẽ quá trình thi công, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng công trình. Do thời gian thi công dài các doanh nghiệp xây lắp và chủ đầu tư không thể chờ đến khi xây dựng xong mới tính toán và thanh toán. Chính vì thế,căn cứ vào dự toán, tiến độ thi công và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành, bên A (chủ đằu tư) sẽ thanh toán cho bên B (bên nhận thi công). Các công trình xây lắp thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình, tránh phát sinh thêm chi phí ngoài dự toán. - Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Nó chịu tác động của nơi xây dựng công trình về các mặt như giá vật liệu tại chân công trình, giá nhân công,... Mặt khác việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất, thuỷ văn, kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Khi công trình hoàn thành, điều đó có nghĩa người công nhân sẽ không còn việc gì ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí xây dựng tạm thời cho công nhân và cho máy móc thi công. Đặc điểm này khiến cho các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di dời. - Sản phẩm của ngành xây lắp hoàn thành không nhập kho mà thường được tiêu thụ trước khi tiến hành sản xuất theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư. Do đó tính chất hành hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Bao gồm giá trị vật kết cấu, giá trị thiết bị: ống nhựa, ống sắt, xi măng,sắt, thép, nắp đan, cột,... Trong nền kinh tế thị trường,lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu và đây thực sự là vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, để trúng thầu các doanh nghiệp xây lắp phải xây dựng được giá tham gia đấu thầu vừa hợp lý trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, vừa phải xem xét đến giá mang tính cạnh tranh dựa trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp về tổ chức quản lý, tiến độ thi công. Đặc biệt là việc phấn đấu hạ chi phí đảm bảo việc nếu nhận thi công công trình phải có lãi. Chính vì cạnh tranh quá mạnh mẽ như thế, khiến cho một số doanh nghiệp xây lắp đã xây dựng giá nhận thầu thấp, để thắng thầu hoặc là cắt bớt chi phí trong quá trình thi công. Đây thực sự là một biểu hiện sai trái mà các cấp, các ngành, các đơn vị chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây lắp cần phải lựa chọn kỹ các đơn vị đấu thầu, và kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công. Qua các đặc điểm trên đòi hỏi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây lắp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào đồng thời phải tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý. Đặc biệt đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tính đúng, tính đủ chi phí, phải xác đinh chính xác giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành, từ đó cung cấp thông tin tài liệu cần thiết để phân tích tình hình thực hiện dự toán giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Yêu cầu quản lý, vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1.2.1. Yêu cầu quản lý và vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Sự ra đời và quá trình phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nền sản xuất của xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng. Với chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình tài sản, tình hình hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp, kế toán trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được coi như “nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp” (theo khái niệm về kế toán của Liên đoàn kế toán quốc tế), hay “kế toán là ngôn ngữ của việc kinh doanh” (theo Giáo sư, tiến sĩ Robert Anthony - Đại học Harvard). Kế toán là công cụ hạch toán chính xác các chi phí sản xuất thông qua tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục chi phí đã chi ra cho quá trình sản xuất. Trong khi đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng, đóng vai trò trung gian trong toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nhờ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể nhanh chóng, kịp thời, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư, lao động tiền vốn ở từng đơn vị, từng công trình và từ đó có thể thực hiện công tác quản lý việc hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành, đồng thời có thông tin để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Đây là những thông tin hết sức quan trọngđối với công tác chỉ đạo và phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời trên cơ sở đó khai thác thế mạnh, tiềm năng để khắc phục những mặt yếu kém, nâng cao năng suất lao động, hạ bớt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là các chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh được các nhà quản lý hết sức quan tâm, nên công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là nội dung cơ bản, trọng tâm của toàn bộ tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp và nó giữ những vai trò rất quan trọng: - Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm cung cấp thông tin về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm giúp các nhà quản lý kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và kiểm soát việc sử dụng chi phí nhằm nâng cao hiệu quả của chi phí, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong quản lý. - Kế toán giúp các nhà quản lý nắm được chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, từng công trình, từng hoạt động và của từng bộ phận để xác định chi phí cần bù đắp để thực hiện tái sản xuất, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí và kế hoạch giá thành. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quản lý tính toán, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành đúng đắn và phù hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định . - Xác định phương pháp kế toán và quy nạp các chi phí vào các đối tượng một cách thích ứng với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu kiểm soát tập hợp chi phí và kiểm tra các dự toán, các định mức chi phí . - Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành sản phẩm đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm hoàn thành. - Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các kế hoạch giá thành, phát hiện kịp thời các khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. * Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp: Ngày nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương thức đấu thầu xây dựng. Chính vì thế mà các sản phẩm xây lắp thường được xác định giá trị ngay từ đầu. Vậy công việc xác định giá trị xây lắp để có thể tiến hành tham dự đấu thầu, doanh nghiệp xây lắp phải tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp. Thêm vào đó trong quá trình thi công do đặc điểm của các sản phẩm xây lắp có khối lượng lớn, chi phí phát sinh liên quan đến nhiều, có tính đơn chiếc chính vì thế mà cần thiết phải tiến hành theo dõi tập hợp chi phí sau đó tính giá thành sản phẩm để có thể so sánh được với giá trị xây lắp đã được dự toán từ đầu. Chính vì thế phải khẳng định rằng, trong doanh nghiệp xây lắp thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết giúp cho lãnh đạo công ty có thể bám sát tình hình thực tế để đưa ra được các quyết định nhanh chóng phù hợp và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà các sản phẩm đó vẫn đảm bảo chất lượng nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra như vũ bão 1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.2.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 1.2.1.1. Khái niệm, bản chất kinh tế của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá) với sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí về lao động sống) sẽ trở thành các sản phẩm, công trình... Qua quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố đó. Chính vì vậy, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo nên giá trị sản phẩm xây lắp là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Như vậy, ta có thể hiểu chi phí sản xuất kinh doanh trong xây dựng cơ bản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, thi công và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một kỳ nhất định. Trong đó chi phí về lao động sống gồm: Chi phí tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí về lao động vật hoá gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định,... Tuy nhiên trên góc độ quản lý khác nhau sẽ có các cách thể hiện, cách hiểu khác nhau về chi phí sản xuất: - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Chi phí sản xuất kinh doanh là tổng số tiền phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. - Đối với kế toán: chi phí sản xuất kinh doanh luôn gắn kiền với một kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và các chi phí đó phải là chi phí thực. Trong doanh nghiệp xây lắp ta cần phải xem xét kỹ đâu là chi phí thực, vì thế cần phải phân biệt hai khái niệm và chi tiêu(expenditure) và chi phí (expense). Chi tiêu là sự hao phí vật chất tại một thời điểm tiêu dùng. Nói cách khác, chi tiêu của doanh nghiệp trong kỳ gồm: chi tiêu mua sắm nguyên vật liệu hàng hoá, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. Cụ thể hơn, đó là các khoản chi tiêu làm tăng (giảm) tài sản này nhưng lại làm giảm (tăng) một tài sản khác, do đó không làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên hay giảm đi. Còn chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một kỳ kinh doanh. Ta thấy rằng chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó chi tiêu là cơ sở của chi phí. Không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu khác nhau về lượng, về thời giá, chẳng hạn có những khoản mục chi tiêu kỳ này nhưng được tính chi phí cho nhiều kỳ sau (xuất dụng cụ, công cụ dụng cụ nhưng phân bổ vào chi phí nhiều kỳ TK1421 “chi phí trả trước”), hay có những khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế lại chưa chi tiêu (TK335 “chi phí phải trả”) Như vậy, việc phân biệt chi phí và chi tiêu không chỉ có ý nghĩa trong việc hiểu rõ bản chất của chi phí mà còn để xác định đúng nội dung, phạm vi và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Độ lớn của chi phí sản xuất xây lắp là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời kỳ nhất định. - Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công (tiền lương) của một đơn vị lao động đã hao phí. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng không giống nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thích hợp . 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu và mục đích của công tác quản lý. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế trong các đơn vị xây lắp. Thông thường chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp được phân loại theo các tiêu thức sau: Biểu 01 1.2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo quan hệ đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp. Theo tiêu thức này thì chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ, Căn cứ vào tính chất kinh tế và hình thái nguyên thuỷ, chi phí ban đầy được chia thành các yếu tố chi phí, không kể chi phí đó dùng để làm gì, phát sinh ở đâu, đối tượng nào chịu chi phí. Các yếu tố chi phí ban đầu gồm: + Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng... + Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động trong doanh nghiệp xây lắp. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. + Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Chi phí ban đầu gồm các yếu tố chi phí có nội dung kinh tế khác biệt không thể phân chia được nữa về nội dung kinh tế. Vì vậy, mỗi yếu tố chi phí là các yếu tố đơn nhất. - Chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh do quá trình phân công hợp tác giữa các bộ phận, các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chi phí luân chuyển nội bộ là chi phí tổng hợp được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí đơn nhất ban đầu. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức quan hệ đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vĩ mô và quản trị doanh nghiệp. + Chi phí ban đầu theo yếu tố là cơ sở lập dự toán và kiểm tra việc thực hiện các dự toán chi phí với kế hoạch cung cấp vật tư, lao động... trong doanh nghiệp + Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của doanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế quôc dân. 1.2.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Cách phân loại này giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xác định nguồn bù đắp chi phí . Chi phí thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Còn chi phí sản phẩm chỉ phải tính để xác định kết quả ở kỳ mà sản phẩm đó được tiêu thụ, không phải ở kỳ mà chúng phát sinh. 1.2.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo mối quan hệ chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí cơ bản và chi phí chung. Phân loại chi phí sản xuất theo phương thức này giúp các nhà quản lý doanh nghiẹp xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối với chi phí cơ bản là các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ, thiếu chúng không thể sản xuất được sản phẩm, vì thế không thể tiết kiệm bằng cách cắt bỏ mà phải phấn đấu hạ thấp định mức tiêu hao, cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tìm kiếm vật liệu thay thế. Còn đối với chi phí chung phải tiết kiệm, hạn chế thậm chí loại trừ các chi phí không cần thiết. 1.2.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí Theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp: đối với doanh nghiệp xây lắp thì chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuất một công trình, hạng mục công trình, một hoạt động sản xuất xây lắp hoặc một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình, hoạt động hay địa điểm đó. - Chi phí gián tiếp: là chi phí phát sinh đến nhiều công trình, hạng mục công trình, hoạt động hoặc địa điểm nhất định. Vì thế mà không thể hạch toán, quy nạp trực tiếp được mà được tính cho các đối tượng liên quan bằng các phương pháp phân bổ gián tiếp. Ta cần phân biệt cặp chi phí cơ bản và chi phí chung với cặp chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí cơ bản thường là chi phí trực tiếp nhưng chi phí cơ bản cũng có thể là chi phí gián tiếp trong trường hợp có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình, hoạt động xây lắp, địa điểm sản xuất ...Hay chi phí chung là chi phí gián tiếp nhưng cũng có thể là chi phí trực tiếp nếu chi phí đó chỉ phát sinh liên quan đến một công trình, một hạng mục công trình.. Cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh này có ý nghĩa thuần tuý với kỹ thuật hạch toán. Đối với chi phí trực tiếp có thể căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí. Đối với chi phí gián tiếp nếu có liên quan nhiều đối tượng chịu chi phí thì bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ. Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí. 1.2.1.2.5. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp. Nó giúp các nhà quản lý trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, cách phân loại này giúp các nhà quản lý xác định đúng đắn phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh. Đối với biến phí cần tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho mỗi đơn vị khối lượng hoạt động.Còn đối với định phí cần phấn đấu để nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các nhà quản lý còn có thể sử dụng một số thuật ngữ như: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí chênh lệch... 1.2.2.Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.2.2.1. Khái niệm, bản chất của giá thành sản phẩm xây lắp. Trong doanh nghiệp xây lắp ta có thể hiểu bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm ( công trình, hạng mục công trình) được hoàn thành. Nếu chưa có sự chuyển dịch này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Để đánh giá chất lượng của việc tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất phải được xem trong mối quan hệ với kết quả mà nó tạo ra. Đó chính là sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp phải bỏ ra để hoàn thành công trình, hạng mục công trình theo quy định. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp. Vì thế mà giá thành có những chức năng đặc thù riêng có:chức năng bù đắp chi phí, chức năng lập giá và chức năng đòn bẩy kinh tế. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, để công tác kế toán tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc thù riêng của ngành. Đồng thời tạo điều ._.kiện cho việc nghiên cứu, quản lý giá thành sản phẩm chặt chẽ hơn tránh thất thoát lãng phí chi phí dẫn đến tính sai giá trị công trình, hạng mục công trình, cần phải phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. * Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm. - Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài mang tính chất đơn chiếc, do đó công trình, hạng mục công trình đều có giá trị dự toán riêng. Giá thành dự toán đều được xác định trên cơ sở các định mức và đơn giá quy định của Nhà nước. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp, đó chính là giá nhận thầu của đơn vị xây lắp . Như vậy, giá thành dự toán là tổng các chi phí dự toán, được xác định như sau: Giá thành dự toán Giá trị dự toán xây lắp sau thuế Thuế GTGT Thu nhập chịu thuế tính trước _ = _ Giá trị dự toán xây lắp: là chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất. Giá trị dự toán xây lắp sau thuế bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT. Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản thu nhập mà doanh nghiệp xây lắp được hưởng tính vào chi phí xây lắp ngay trên bảng dự toán công trình từ khi đấu thầu. Theo quy định, do giá trị của sản phẩm xây lắp được tính ngay từ khi tham gia đấu thầu nên doanh nghiệp có thể xác định ngay khoản lợi nhuận định mức mà doanh nghiệp có được khi thi công công trình. - Giá thành kế hoạch:giá thành kế hoạch được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một xí nghiệp xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán Mức hạ giá thành dự toán Khoản bù chênh lệch vượt dự toán + = _ Giá thành kế hoạch nhỏ hơn giá thành dự toán một lượng bằng mức hạ giá thành dự toán và lớn hơn giá thành dự toán khoản bù chênh lệch dự toán để trang trải các chi phí không tính đến trong dự toán. Với các doanh nghiệp không có giá thành dự toán thì giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch của sản phẩm xây lắp là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp xây lắp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành. Tuy nhiên, khi tính giá thành kế hoạch, việc quan trọng nhất là xác định đúng số tiết kiệm do hạ giá thành dự toán nhờ các biện pháp kỹ thuật. - Giá thành thực tế: Phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm: chi phí định mức, vượt định mức, và các chi phí khác (gồm những chi phí thực tế phát sinh như mất mát, bội chi vật tư... do nguyên nhân chủ quan của bản thân doanh nghiệp). Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp chỉ có thể tính toán được sau khi hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định. Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật để tiến hành quá trình sản xuất và là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp. * Mối quan hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế: Xuất phát từ đặc điểm xây dựng và để đáp ứng được công tác quản lý về chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi thành: giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành của khối lượng hoàn thành quy ước. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật, đúng thiết kế, đúng hợp đồng, bàn giao và đã được bên A (chủ đầu tư) nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước: là giá thành của một khối lượng công tác xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định. Sau đó tiến hành kiểm kê những chi phí thực tế phát sinh và điều chỉnh kịp thời ở những giai đoạn sau khi phát hiện được nguyên nhân gây tăng giảm chi phí. *Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành. Theo các phân loại này, chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp như; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm xây lắp. Theo các phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng công trình, hạng mục công trình chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu vì việc phân bổ rất phức tạp do không có một tiêu thức cụ thể để tiến hành phân bổ. 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm của ngành xây dựng, sản phẩm của ngành là những công trình, hạng mục công trình mang tính đơn chiếc. Mỗi một sản phẩm có dự toán thiết kế, dự toán thi công riêng nên mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công cũng không giống nhau (về mức chi phí và kết cấu chi phí). Các yếu tố lao động, thiết bị máy móc thi công không có tính chất cố định như đối với sản xuất sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, trong giá thành sản phẩm xây lắp , chi phí máy thi công cũng coi như khoản mục chi phí trực tiếp giống như khoản mục: vật liệu, nhân công, sản xuất chung. Và chi phí máy thi công là chi phí chỉ phát sinh ở các doanh nghiệp xây lắp. Như vậy, nội dung chi phí của bốn khoản mục giá thành sản phẩm xây lắp có điểm khác với nội dung ba khoản mục chi phí: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, theo quyết định 1864/TC/CĐKT ngày 16/12/1998 của Bộ Tài Chính thì giữa 3 khoản mục chi phí và 4 khoản mục giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ thể hiện ở biểu 1: Hơn thế nữa giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tổng hợp những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá trong một kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm lại tổng hợp các hao phí đó gắn liền với một khối lượng sản phẩm xây lắp được hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao. Vì thế ta còn có thể xây dựng một mô hình khác tổng quát về mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuât dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trongkỳ _ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Trong trường hợp không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ hoặc chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tuy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, nhưng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau. Đó là: Chi phí sản xuất không những chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ, sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ tới. Nhưng nó lại bao gồm những chi phí dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm giúp cho công tác quản lý được dễ dàng hơn. Vì mức tiết kiệm hay lãng phí các nguồn lực sẽ ảnh hưởng tới giá thành dẫn đến kết quả tài chính (lãi – lỗ) khi thi công công trình. Như vậy tính giá thành sản phẩm xây lắp phải dựa vào hạch toán chi phí sản xuất xây lắp. 1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.3.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp. Khi chuẩn bị tiến hành một hoạt động, ta cần xác định rõ mục đích, đối tượng của hoạt động. Vì thế mà công việc hạch toán chi phí sản xuất cần phải được xác định rõ đối tượng của nó. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí phát sinh được tập hợp theo đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm . Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Nơi phát sinh chi phí:như là tổ, đội, xưởng, các xí nghiệp, công trường xây dựng. - Nơi gánh chịu chi phí đó là công trình, hạng mục côngtrình, khối lượng xây lắp.... Như vậy việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định phạm vi hay giới hạn của chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí một cách kịp thời và chính xác cho từng đối tượng để làm tiền đề cho việc tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tương tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào:Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất như sản xuất giản đơn hay phức tạp,liên tục hay song song; Loại hình sản xuất là đơn chiếc hay hàng loạt;Đặc điểm tổ chức sản xuất là chuyên môn hoá theo sản phẩm mỗi đơn vị đảm nhận một khâu hay là theo đơn đặt hàng..; và căn cứ vào yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu tổ chức hạch toán chi phí ..; đối tượng tính giá. Do có những đặc điểm đặc thù nên đối tượng tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp XDCB có những điểm khác biệt so với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào. Đặc điểm công tác xây lắp là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ cao, loại hình sản xuất đơn chiếc. Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường, mục đích phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm không phải chỉ là để phục vụ cho việc xác định giá thành mà còn mục đích kiểm tra, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp. Vì thế mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được xác định là từng công trình, từng hạng mục công trình. 1.3.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do doanh nghiệp sản xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành là côngviệc đầu tiên quan trọng trong toàn bộ côngtác tính giá thành sản phẩm .Đối tượng tính giá thành có tính đa dạng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, vì thế kế toán phải căn cứ vào các đặc điểm, tính chất sản phẩm và yêu cầu quản lý để xác định đối tượng tính giá thành một cách thích hợp. Trong doanh nghiệp xây lắp, do tính chất sản phẩm là đơn chiếc, mỗi sản phẩm có lập dự toán riêng đối tượng tính giá thành thông thường là: hạng mục công trình, công trình hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành. Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành, kế toán mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành để tính giá thành và giá thành đơn vị nếu có. Như vậy, kỳ tính giá thành có thể không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó, việc phản ánh và giám sát kiểm tra của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc. Xác định đối tượng là cơ sở để kế toán lập phiếu tính giá thành sản phẩm, tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thưc jhiện kế hoạc giá thành, các định hiệu quả sản xuất kinh doanh để có kế hoạch, biện pháp giảm giá thành. Việc xác định đối tượng tính giá sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, nó đáng giá việc tập hợp chi phí có chính xác và phù hợp không và nó là nền tảng cho việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với từng công trình, hạng mục công trình hay khôi lượng công tác xây lắp. 1.3.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Qua hai khái niệm trên ta thấy đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí có những điểm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán lập các biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng. Tuy nhiên giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Về bản chất, đối tượng tập hợp chi phí là tiền đề, là cơ sở và căn cứ để tính giá thành. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành biểu hiện theo ba trường hợp sau: - Tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một đối tượng tính giá thành - Tương ứng với nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí có một đối tượng tính giá thành - Tương ứng với nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí có nhiều đối tượng tính giá thành Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao. 1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là phương pháp thể hiện cách thức tập hợp, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong một kỳ sản xuất kinh doanh theo các đối tượng đã được xác định trước. Thông thường kế toán tập hợp chi phí theo hai cách sau: 1.3.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này. 1.3.2.1. Phương pháp phân bổ gián tiếp. ∑Ti ì = ∑C Ci Ti Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, và khôngthể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trong trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý cho từng đối tượng liên quan theo công thức: Trong đó: - Ci : Chi phí phân bổ cho đối tượng thứ i - ∑C: Tổng chi phí phát sinh cần phân bổ - ∑ Ti: Tổng đại lượng của tiêu thức chuẩn dùng để phân bổ - Ti: Đại lượng của tiêu thức chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i. Việc lựa chọn tiêu chuẩn dùng để phân bổ gián tiếp phải sao cho phù hợp chính xác tuỳ thuộc vào đối tượng. Độ tin cây của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. Trong các doanh nghiệp xây lắp tuỳ vào đặc điểm của sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình có tính chất đơn chiếc và được lập dự toán trước khi tiến hành thi công, vì thế việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện theo các khoản mục chi phí nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành được chính xác và công tác kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. Chính vì vậy mà phương pháp tập hợp chi phí tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí: + Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công là các khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình thường được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Nếu các chi phí này liên quan đến nhiều công trình thì phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu chuẩn hợp lý của từng khoản mục chi phí. Ví dụ như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể phân bổ theo định mức tiêu hao, khối lượng xây lắp hoàn thành; Chi phí nhân công trực tiếp có thể phân bổ theo định mức giờ công lao động, khối lượng xây lắp hoàn thành; đối với chi phí máy thi công phân bổ theo ca máy, khối lượng xây lắp hoàn thành... + Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí chung là các chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh ở các tổ đội, xí nghiệp, xưởng sản xuất. Trường hợp nếu thực hiện sản xuất thi công một công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất chung là chi phí trực tiếp và được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Còn trường hợp thi công nhiều công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất chung phát sinh được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Theo nguyên tắc thì mỗi một nội dung trong chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tiêu chuẩn phân bổ khác nhau. Điều này đảm bảo kết quả phân bổ chi phí đúng đắn và đáng tin cậy nhưng việc tính toán phân bổ rất phức tạp, khối lượng phân bổ rất lớn. Vì thế mà trên thực tế, việc phân bổ chi phí chung được áp dụng phương pháp đồng nhất và tiêu chuẩn phân bổ là phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung... 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Việc kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên cho phép kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh, tại bất kỳ thời điểm nào các hoạt động nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm. 1.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp . Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu chuẩn hợp lý.Các tiêu chuẩn đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể là định mức tiêu hao nguyên vật liệu,.. - Nguyên liệu vật liệu trực tiếp sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế (giá bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước,... ). Chứng từ gốc dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:các phiếu xuất kho, mẫu phiếu xin cấp vật tư, mẫu bảng tổng hợp nguyên liệu vật liệu mua ngoài dùng cho công trình, hoá đơn GTGT..v..v. - Tài khoản kế toán sử dụng là TK 621 “Chi phí nguyên liệu trực tiếp”Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết theo từng công trình xây lắp: công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp có dự toán riêng. và các tài khoản liên quan: TK152, TK111, TK331,TK 133..v..v.. -Trình tự hạch toán (xem biểu 02) 1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí mà doanh nghiệp trả cho công nhân xây lắp các công trình - Tài khoản sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK này phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp công trình, công nhân phục vụ lắp đặt (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong mặt bằng thi công). Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp.. và có các tài khoản liên quan: TK334, TK111, TK112,TK 338..v..v.. - Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công là bảng chấm công mẫu được lập hàng tháng cho từng đội sản xuất, từng bộ phận sản xuất; hợp đồng giao khoán mẫu. Hình thức trả lương theo khối lượng công việc giao khoán cần phải xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiềnlương đối với từng loại công việc một cách hợp lý = x Khối lượng công việc giaokhoán hoàn thành Đơn giá tiền lương Tiền lương phải trả Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giáo khoán và các chứng từ khác có liên quan, kế toán làm bảng thanh toán lương theo tổ, đội sản xuất, và kiểm tra việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Trong chi phí của công nhân xây lắp, các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ tính theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung. -Trình tự hạch toán: xem biểu 02 1.3.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công -Máy thi công là các loại xe, máy có động cơ được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình xây dựng như: máy trộn bê tông, máy đào đất, máy khoan đường, xúc đất, ô tô vận chuyển đất đá, gạch, cát trong công trường,... Các loại phương tiện máy thi công doanh nghiệp xây lắp có thể thuê ngoài hoặc tự trang bị để khai thác sử dụng lâu dài. Chi phí sử dụng máy thi công gồm toàn bộ các chi phí về vật tư, lao động, khấu hao và chi phí bằng tiền trực tiếp cho quá trình sử dụng máy thi công của doanh nghiệp. Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong xây lắp mà chi phí máy còn chia làm hai loại: + Chi phí tạm thời: là những chi phí có liên quan đến việc tháo lắp, chạy thử, van chuyển,... máy thi công và chi phí về những công trình tạm thời phục vụ máy thi công. Chi phí này được phân bổ dần theo thời gian máy ở công trường. + Chi phí thường xuyên là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy móc thi công gồm tiền khấu hao máy móc, tiền thuê xe máy, lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy, nhiên liệu động lực phục vụ khác dùng cho máy... - Tài khoản sử dụng là TK623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Tài khoản này chi sử dụng trong những doanh nghiệp xây lắp tổ chức thi công xây lắp hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Còn nếu doanh nghiệp thực hiện thi công hoàn toàn bằng máy (sản xuất chính là máy thi công) thì mọi chi phí sản xuất cho máy hoạt động tập hợp vào TK 621, 622, 627 cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang” Không được hạch toán vào TK 623 chi phí về trích BHXH,BHYT,KPCĐ tính theo lương công nhân điều khiển máy và tiền ăn ca, các khoản này được hạch toán vào TK 627 Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và chi tiết làm 6 khoản cấp hai: + TK6231 “Chi phí nhân công” + TK6232 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu” + TK 6233 “ Chi phí dụng cụ sản xuất” + TK 6234 “Chi phí khấu hao máy thi công” + TK 6237 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” + TK 6238 “Chi phí bằng tiền khác” ngoài ra để theo dõi khoản chi phí máy thi công còn có các tài khoản liên quan: TK152,TK334, TK214...v..v.. -Trình tự hạch toán; xem biểu 02 1.3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp xây lắp là các chi phí liên quan đến việc quản lý công trình, trong phạm các phân xưởng, các đội thi công xây lắp và ở các công trường xây dựng. Chi phí sản xuất chung thi công xây lắp bao gồm chi phí về tiền công nhân viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỉ lệ quy định trên tổng số lương công nhân viên chức của đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội, chi phí về vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý các công trường, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. - Tài khoản sử dụng là TK627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này phản ánh những chi phí sản xuất chung phục vụ xây lắp tại các đội, các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Các khoản chi phí chung thường được hạch toán riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, tổ đội công trình. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Các khoản chi phí chỉ liên quan đến một công trình, hạng mục công trình sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và chi tiết thành 6 tiểu khoản: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác và các tài khoản liên quan: TK 152, TK 334, TK111,TK 214,...v..v.. - Trình tự hạch toán: xem biểu 02 1.3.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp thường được căn cứ vào đối tượng kế toán chi phí sản xuất Chí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí đã được xác định tương ứng để tiến hành hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất - Căn cứ vào đối tượng hạch toán đã xác định mở sổ hoặc thẻ chi tiết chi phí sản xuất và khi chi phí phát sinh trong tháng liên quan tới đối tượng kếtoán nào thì ghi vào sổ, thẻ của đối tượng đó. Đối với các chi phí cần phân bổ phải được tập hợp riêng và tính phân bổ cho từng đối tượng có liên quan. Cuối tháng, quý tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh cho từng đối tượng cụ thể là cho từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp. - Tài khoản kế toán sử dụng là TK154 “ Chi phí sản xuất dinh doanh dở dang” để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, lao vụ trong các doanh nghiệp xây lắp. Tài khoản này mở cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình và theo từng nơi phát sinh chi phí. Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp hai: + TK 1541: Xây lắp + TK 1542: Sản phẩm khác + TK 1543: Dịch vụ + TK1544: Chi phí bảo hành xây lắp Để có cái nhìn khái quát về toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên xem biểu 02: 1.3.3.6. Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 Báo cáo sản xuất, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. xem sơ đồ khái quát biểu 03 Biểu 03: Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Sổ kế toán vật tư, tiền lương, TSCĐ, vốn bằng tiền, phải trả.v..v. Sổ kế toán tổng hợp TK 621, 622, 627 Sổ kế toán tổng hợp TK 154 Chứng từ, tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinh Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi định kỳ, cuối kỳ Phân bổ chi phí sxC Kết chuyển CP sx chung chi phí trực tiếp Báo cáo chi phí sản xuất ,báo cáo giá thành Tài liệu hạch toán về khối lượng xây lắp 1.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.3.4.1 Đánh giá sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp Các sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công lâu có công trình từ 5 – 10 năm nên nắm được giá thành của sản phẩm xây lắp tại các kỳ hạch toán, định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đang làm dở dang hay cả những công trình đã được hoàn thành. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng công tác xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm làm dở dang và tính giá thành . Xác định sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang tròn quá trình sản xuất hoặc là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định. Phươngpháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản phẩm xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên giao thầu và nhận thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi đã hoàn thành toàn bộ thì giá thành sản phẩm là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ báo cáo. Nếu quy định thành toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thi giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt được điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính giá theo chi phí thưc tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Và việc xác định được chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó. Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phân tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong những phương pháp sau: 1.3.4.1.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán. Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ = + + Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ Chi phí thựctế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ x Chi phí khối lương xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: 1.3.4.1.2. Phương pháp đánh sản phẩm làm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương: Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở dang của công tác lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ Chi phí của KL lắp đặt bàn giao trong kỳ theo dự toán Giá trị dự toán của KL lắp đặt DD cuối kỳ Chi phí thực tế củaKLlắp đặt DD đầu kỳ Chi phí thực tế của KL lắp đặt thực hiện trong kỳ Chi phí theo dự toán KLlắp đặt DD cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương + x = + 1.3.4.1.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế của ._. tính trước 2.4.2. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành của công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội được xác định dựa trên cở sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đó đối tượng tính giá thành được xác định là khối lượng xây lắp có dự toán riêng. 2.4.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, việc tính giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật, kỳ tính giá thành là 3 tháng. Một trong những mục đích cơ bản nhất của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định được giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, đầy đủ, chính xác nhằm cung cấp các thông tin kịp thời cho công tác quản lý. Muốn vậy ngoài việc xác định đúng đối tượng tính giá và kỳ tính giá thành sản phẩm công ty cần lựa chọn một phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty mình. Xuất phát từ yêu cầu đó, công ty CP xây lắp BĐ HN đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong từng quí. Vào cuối quí, đối với công trình hạng mục công trình hoàn thành hay đã có bản xác nhận khối lượng xây lắp hoàn thành giữa A và B thì kế toán căn cứ vào các bảng kê chứng từ, sổ giá thành công trình mà đã tập hợp các chi phí thực tế liên quan đến công trình, hạng mục công trình được tính giá để xác định khối lượng xây lắp dở dang và từ đó tính toán giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của các công trình, hạng mục công trình như sau: Giá thành thực tế của = Chi phí thực tế + Chi phí thực tế - Chi phí thực tế KLXL HT bàn giao DD đầu kỳ PS trong kỳ DD cuối kỳ Giá thành công trình, hạng mục công trình thể hiện và theo dõi tại Thẻ giá thành công trình hạng mục công trình, thẻ này được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.xem biểu 44 Đồng thời kế toán kế toán thực hiện kết chuyển vào TK 632 “giá vốn hàng bán”, và sau đó chuyển sang TK 911 để tính toán ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty. Việc kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 được kế toán thực hiện như các kết chuyển các chi phí sản xuẩt phát sinh sang TK 154 và để thấy rõ hơn công việc kết chuyển ta có thể xem màn hình 06 Để theo dõi phân tích và quản lý chặt chẽ chi phí, giá thành của từng công trình, hạng mục công trình trong từng thời kỳ cũng như khi hoàn thành toàn bộ công trình, thì hàng quý khi có sự xác định về khối lượng xây lắp giữa A và B, hay khi quyết toán cả công trình, thì kế toán đều phải lập bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành công trình. Minh hoạ cho điều này xin xem biểu 45. Biểu này được lập chung cho tất cả các công trình, hạng mục công trình mà công ty nhận thi công trong quý. Chương III Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội 3.1.Đánh giá khái quát về công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội 3.1.1.Ưu điểm Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế mới nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam như được tiếp thêm luồng sinh khí mới. Trong vòng gần 20 năm đổi mới, các doanh nghiệp ngày càng chủ động, nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường. Các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng quy mô, chất lượng ngày càng được nâng lên. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một bước đi đúng đắn phù hợp với qui luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà nội ( Tiền thân là Công ty xây lắp bưu điện Hà Nội ) được cổ phần hoá từ một doanh nghiệp nhà nước và chính thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần từ ngày 1/1/2001. Qua 2 năm hoạt động, Công ty đã tự khẳng định mình bằng những bước đi vững chắc trong cơ chế thị trường . Sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển; Từ chỗ chỉ xây lắp các công trình thông tin bó hẹp trong địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay Công ty đã mở rộng nhiều ngành nghề như : Thiết kế các công trình BC-VT, Thi công các công trình phát thanh truyền hình, thi công các công trình dân dụng, kinh doanh nhà, kinh doanh xăng dầu ... và đã có công trình ở 35 tỉnh thành trên cả nước. Doanh thu năm 2002 đạt 106% KH – tăng 21% so với năm 2001; Lợi nhuận đạt 101% KH tăng 13% so với năm 2001; Lãi cổ tức 14% (Năm 2001 là 13% ). Công tác kế toán và quản lý chi phí, quản lý hành chính đã từng bước đi vào nề nếp đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và đạt hiệu quả thiết thực. Đạt được kết quả đó, ngoài sự năng động sáng tạo của lãnh đạo Công ty, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên còn có sự đóng góp đáng kể của công tác kế toán. Kế toán phải đảm bảo cung cấp cho Lãnh đạo và các phòng ban liên quan những thông tin cần thiết để kịp thời sử lý khi tham gia đấu thầu hoặc ký kết các hợp đồng kinh tế để vừa đảm bảo lợi nhuận kinh doanh mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư. Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội với việc nghiên cứu đề tài: công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, em nhận thấy công ty là một đơn vị làm ăn có hiệu quả, luôn chấp hành các quyết định của Nhà nước nói chung và chế độ kế toán Việt Nam nói riêng. Công ty đã xây dựng mô hình quản lý và hạch toán kế toán hợp lý, đảm bảo vừa phản ánh được đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh vừa phục vụ tốt cho sản xuất. Ngay từ khi tiến hành cổ phần công ty đã bắt kịp với xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện ở bộ mặt của công ty trong việc đem lại thuận tiện, hiệu quả cho cán bộ công nhân viên. Bằng việc công ty luôn sử dụng các máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc thi công các công trình, hạng mục công trình mang tính chất của ngành và tại phòng kế toán việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán đã phát huy hiệu quả rất to lớn, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép sổ sách kế toán nhưng lại có ý nghĩa trong việc quản lý và đem lại các quyết định quản trị chính xác, kịp thời và phù hợp. Đồng thời với bộ máy kế toán gọn nhẹ, quy định chặt chẽ trách nhiệm vai trò của các kế toán viên, phân công công tác rõ ràng, linh hoạt và kế toán viên là những người có chuyên môn, nhiệt tìnhvới công việc giúp kế toán trưởng thực hiện được sự lãnh đạo tập trung thống nhất. Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” là phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, quá trình luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách khoa học. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty đúng chế độ rõ ràng, cụ thể, phù hợp với yêu cầu và khả năng của công ty. Công ty tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo bốn khoản mục giá thành nên công việc tính toán giá thành gặp nhiều thuận lợi. Những ưu điểm cụ thể trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội là: - Về luân chuyển chứng từ: công ty có địa bàn hoạt động sản xuất rộng trên khắp cả nước, tuy vậy công ty đã rất cố gắng trong việc tập hợp chứng từ về phòng kế toán. Theo em được biết, với hình thức giao khoán các đội phải hoàn thành công trình trong một thời gian do lãnh đạo công ty quy định ( dựa trên thời hạn hợp đồng ký kết với bên A) và trong thời gian đó phải nhanh chóng hoàn chứng từ về phòng kế toán để kế toán kịp thời xử lý và ghi chép chính xác các nghiệp vụ thực tế phát sinh. Nếu quá thời hạn thì đơn vị thi công sẽ phải chịu mức lãi suất trên giá trị khối lượng xây lắp dự toán đã giao, và mức lãi suất được tính theo lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm hết hạn. Đây là biện pháp để khuyến khích các đội, các chủ nhiệm công trình phải đốc thúc việc tập hợp chứng từ ban đầu cho các chi phí thực tế phát sinh tránh những sai sót trong công tác kế toán tập hợp chi phí như ghi thiếu, ghi nhầm. - Về kế toán tập hợp chi phí vật tư: căn cứ vào giá dự toán được lập từ khi tham giá đấu thầu và định mức của từng khối lượng công việc cụ thể để các đội tiến hành xin xuất vật tư hay mua vật tư đã đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra liên tục và thường xuyên kiểm tra được khối lượng chi phí vật liệu dùng cho công trình nhất thiết không được vượt quá giá trị dự toán . Việc các vật tư, nguyên vật liệu được kế toán mã hoá đã đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý tránh được các mất mát vật tư ảnh hưởng đến lợi ích của công ty. Việc tập hợp được các bảng kê chi phí vật liệu xuất cho công trình tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán công ty ghi sổ kế toán được nhanh chóng, dễ dàng - Về kế toán tập hợp chi phí nhân công: Hình thức giao khoán được sử dụng đã tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc cả về chất lượng và thời gian, đảm bảo tiến độ thi công công trình. Tình hình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công do kế toán ở đội thực hiện, đối với công nhân thuê ngoài đã xác định được đơn giá công việc và có hợp đồng giao khoán và các biên bản xác nhận khối lượng công việc đã giúp kế toán tính toán chính xác và đảm bảo công bằng. Đối với lao động của công ty công ty đã tiến hành trích khoản trên tiền lương được trả cho công nhân là 5% trong đó có 3% là quỹ dự phòng lương, 2% là quỹ lương thưởng. Việc trích một tỉ lệ này đã tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất và khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực lao động của họ. Đồng thời việc trích lập quỹ dự phòng lương là một hình thức cần thiết để tránh những rủi ro không cần thiết khi quyết toán công trình chưa được chủ đầu tư phê duyệt chính thức. - Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: công ty đã rất cố gắng trong việc theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đối với khoản mục này, nó đã tạo điều kiện cho công tác quản lý, tổng hợp có hiệu quả. 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp * Về tổ chức luân chuyển chứng từ: Bên cạnh việc quy định mức lãi suất cho các công trình chưa hoàn thành trong thời hạn thì biện pháp này cũng không giúp cho công ty tránh khỏi việc chậm trễ tập hợp, hoàn chứng từ tại phòng kế toán vì công ty có địa bàn hoạt động quá rộng lại xa trụ sở chính của công ty xa phòng kế toán. Việc thanh toán chứng từ chậm trễ ở công ty không chỉ do nguyên nhân khách quan là đơn vị thi công ở xa mà còn do nguyên nhân chủ quan từ phía đội thi công. Quy định của công ty là đội, các chủ nhiệm công trình phải thanh toán đầy đủ các chứng từ đã tạm ứng lần trước mới được tạm ứng trong lần tiếp theo. Song trên thực tế, do yêu cầu tiến độ, kỳ hoàn ứng của các đội thường kéo dài so với quy định, gây khó khăn trong việc tập hợp chi phí, đặc biệt là vào cuối kỳ hạch toán * Về chế độ sổ sách Theo em trong hình thức chứng từ ghi sổ có sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp nhưng tại công ty chỉ sử dụng bảng kê chứng từ có nội dung gần giống với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, điều này sẽ gây khó khăn trong việc nhận dạng các chi phí phát sinh. * Về công tác quản lý: Trên thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động của việc xây lắp có những đặc điểm riêng. Địa điểm phát sinh chi phí sản xuất ở nhiều nơi khác nhau và thường cách xa phòng tài chính kế toán của công ty nên việc kiểm tra theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công không được tiến hành một cách thường xuyên dẫn đến việc tập hợp chi phí đôi khi thiếu chính xác, không phản ánh đúng chi phí của từng công trình, hạng mục công trình. * Về công tác quản lý vật tư: Đối với những vật tư do công ty mua nhập kho hay do công ty tự sản xuất gia công nhập kho thì công ty đã có biên bản kiểm nghiệm đánh giá vật tư trước khi nhập kho. Đây là biểu hiện tốt thể hiện sự cẩn thận của công ty. Tuy nhiên công ty lại không thực hiện lập các biên bản kiểm nghiệp đánh giá vật tư đối với những vật tư mua ngoài xuất thẳng cho công trình. Thế mà giá trị các loại vật tư do công ty giao cho các đội thi công tự mua và đưa vào công trình thường có rất lớn. Chính vì không thực hiện biện pháp quản lý này mà có thể sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát vật tư, hay đưa những vật tư không đạt tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật vào, và từ đó nó sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, giảm chất lượng công trình, hạng mục công trình, hay sâu xa hơn nó sẽ làm cho công ty mất uy tín trong hoạt động xây lắp của mình. * Về công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công: Tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, cuối tháng kế toán phải căn cứ vào nhiều bảng thanh toán lương dẫn đến khó khăn trong việc tính toán, mất nhiều thời gian, dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong quá trình hạch toán chi phí nhân công. Thêm vào đó việc tính chi phí nhân công quản lý vào chi phí nhân công trực tiếp làm cho việc nhận biết chi phí khó khăn hơn. Mặc dù việc trên toàn bộ giá thành của công trình, hạng mục công trình không thay đổi,nhưng thay vì khoản chi phí này nằm trên TK 6271 thì nó nằm lại ở TK 622 và nó ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và giá thành của công ty cho từng công trình, hạng mục công trình. Hơn thế nữa, trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng trong một đội xây lắp có thể thi công nhiều công trình trong một kỳ. Vì thế việc không phân bổ chi phí này cho các công trình thi công trong tháng sẽ ảnh hưởng đến giá thành của các công trình, hạng mục công trình mà đội được giao trong kỳ. Chính vì điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và sẽ làm cho giá thành của các công trình, hạng mục công trình không được phản ánh chính xác. Và sẽ không tránh khỏi chi phí tiền lương quản lý của xí nghiệp có tháng đưa vào công trình này có tháng đưa vào công trình khác. Như vậy có công trình phản ánh chi phí tiền lương quản lý quá lớn nhưng ngược lại có công trình lại không phản ánh một đồng chi phí quản lý nào. Ngoài ra, kế toán công ty lại không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp thi công vào chi phí nhân công trực tiếp. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý người lao động phát huy hết năng lực lao động của họ. * Về công tác kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Công ty không sử dụng nhật ký theo dõi xe, máy thi công chính vì thế mà công ty không tiến hành phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình trong kỳ. Đồng thời công ty cũng không tiến hành phân bổ chi phí khấu hao máy thi công tính cho các công trình, hạng mục công trình mà máy đó phục vụ, toàn bộ chi phí khấu hao máy móc dùng cho công trình đều được tập hợp cho TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên một số rất lớn, và chi phí máy thi công sẽ giảm đi một khoản. Việc công ty thực hiện như vậy là sai chế độ vì việc hạch toán như thế sẽ làm cho giá thành của công trình thiếu tính chính xác đầy đủ và không tuân theo nguyên tắc trọng yếu của kế toán. Đồng thời việc chi phí khấu hao chỉ được tính cho chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu lãi lỗ trên báo cáo xác định kết quả kinh doanh, và gây khó khăn cho công tác quản lý, khiến cho người lao động sẽ không ý thức trong việc sử dụng và gìn giữ tài sản của công ty. * Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Đối với khoản chi phí nhân công quản lý ở đội công ty công ty không tập hợp ở Tk 6271 mà lại tính trên tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp TK 6221. Việc tính như vậy sẽ làm khoản chi phí sản xuất chung giảm xuống, và chi phí nhân công trực tiếp tăng lên. Mặc dù tổng chi phí trong giá thành không thay đổi nhưng sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin chưa thật chính xác về tỉ trọng của từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành cũng như sự thiếu chính xác trong quá trình phân tích, đánh giá chi phí. Điều này sẽ dẫn đến làm sai so với chế độ và làm cho công ty khó có thể áp dụng các thông tư như thông tư 89 có quy định và sửa đổi về chi phí chung. * Về việc tính giá thành sản phẩm xây lắp trong toàn công ty Trên thực tế công ty chưa tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, chưa tiến hành lập Biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ điều này là công ty đã không thực hiện theo chế độ kế toán cụ thể là theo QĐ 1864/1998/QĐ/BTC này 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định. Đối với các công trình mà trong năm không thực hiện bàn giao toàn bộ công trình hoàn thành, cuối kỳ tính giá thành, công việc thi công còn dở dang thì toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ là chi phí kinh doanh dở dang. Đối với loại công trình này công ty hiện đang làm đúng quy định, đúng chế độ và hợp lý. Tuy nhiên đối với công trình, hạng mục công trình thực hiện bàn giao theo các điểm dừng kỹ thuật hợp lý hiện này còn chưa được hợp lý. Việc chưa hợp lý ở chỗ tại điểm dừng kỹ thuật hợp lý giá thành công trình bàn giao được tính toán trên cở sở giá dự toán. Còn chi phí dở dang là chi phí đã tập hợp được sau khi trừ đi chi phí cho giai đoạn kỹ thuật hoàn thành bàn giao. Các khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và dự toán phát sinh trong giai đoạn thi công theo cách tính này đã chuyển hết vào cho giai đoạn kỹ thuật cuối cùng gánh chịu điều này là không hợp lý. Chính vì thế mà doanh nghiệp nên xem xét đến một phương pháp đánh giá khối lượng dở dang cuối kỳ hợp lý hơn. 3.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng công ty cần tiếp tục phát huy những mặt mạnh, những ưu điểm và đồng thời nhanh chóng khắc phục những nhược điểm hiện tại. Qua thời gian thực tập ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, được sự nhiệt tình giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng tài chính kế toán, cùng sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc hơn về công tác kế toán chung và cụ thể là công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty. Với tư cách là sinh viên thực tập em xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đã kể trên. 3.2.1 Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ Theo em đối với những công trình ở xa lãnh đạo công ty cố gắng thắt chặt hơn các quy định về việc luân chuyển chứng từ. Đối với chi nhánh xây lắp phía Nam theo em công ty nhanh chóng thiết lập một bộ máy kế toán tại chỗ, để công việc tập hợp chi phí được kịp thời hơn đồng thời tiết kiệm các chi phí phát sinh không cần thiết trong việc lưu chuyển chứng từ ra ngoài Bắc hạch toán. 3.2.2. Hoàn thiện sổ sách kế toán Đối với hình thức chứng từ ghi sổ công ty nên nhanh chóng lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để có thể nhận dạng các chi phí nhanh và hiệu quả hơn. Đồng thời công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán, theo em công ty nên bổ sung thêm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Quí ...... Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số Ngày Số Ngày NXT12091 .... 31/12 .... 191.190.000 .... .... cộng Sau khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp ghi số hiệu, ngày tháng, số tiền trên mỗi chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối tháng phải khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh. 3.2.3. Hoàn thiện quản trị vật tư Trong quá trình thi công xây dựng, lắp ráp các công trình công ty hầu như không có kế hoach dự trữ vật tư trong kho, thông thường khi các đội có nhu cầu đề nghị cấp vật tư công ty mới tiến hành mua vật tư về kho, hoặc giao cho các đội mua xuất thẳng cho công trình, hạng mục công trình. Đây là hình thức hạn chế tồn kho không cần thiết nhưng nếu gias cả thi trường có sự biến động hay do không có quan hệ tốt với nhà cung cấp khiến cho tiến độ thi công có thể kéo dài hơn, và đôi khi phải chịu một chi phí lớn vượt dự toán quá nhiều gây thiệt hại cho công ty. Vì thế em nghĩ công ty nên cho bộ phận kế hoạch của công ty lập kế hoạch dự trữ vật tư trong kho với mức hợp lý. Tuy nhiên để có thể dự trữ hợp lý tránh tình trạng ứ đọng vốn cũng như tránh tình trạng phải ngừng thi công vì thiếu vật tư, công ty có thể căn cứ vào các yếu tố để xác định mức độ dự trữ vật tư tại kho: Đó là căn cứ vào tiến độ thi công và mức độ hoàn thành của từng giai đoạn kỹ thuật của công trình, hạng mục công trình; bộ phận công trình sẽ xác định chính xác khối lượng, chủng loại vật tư chuẩn bị dùng đến của từng công trình. Để tránh tình trạng thấy thoát, hay đưa vào công trình những vật tư có chất lượng không theo dự toán thiết kế, công ty nên nhanh chóng lập biên bản kiểm nghiệm đánh giá vật tư đối những loại vật tư được giao cho các đội mua ngoài xuất thẳng cho công trình. Biên bản đó phải xem đến số lượng thực tế được xuất cho công trình, chất lượng của các loại và trên biên bản phải có sự xác nhận của người giám sát thi công, người mua hàng, nhân viên kỹ thuật, và thủ kho tại nơi chuẩn bị đưa những vật tư đó vào thi công. 3.2.4. Hoàn thiện về kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Để có thể khắc phục việc hạch toán chi phí nhân công quản lý vào TK 622, em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến như sau. Ta có thể tách bảng lương công nhân quản lý để theo dõi những nhân công quản lý cho công trình, hạng mục công trình mà đội nhân thi công trong tháng Bảng thanh toán lương công nhân quản lý tháng 11 năm 2002 STT Họ và tên Hsố cấp bậc Lương cơ bản Phụ cấp Tổng Khấu trừ 6% Còn lĩnh 1 2 3 4 ... Trịnh Quốc Ân Nguyễn N Hảo Đinh V Tính Trịnh Quốc Huy ....................... 2.26 2,02 3,05 2.02 ........... 453.027 404.981 611.386 404.918 ............. 25.000 25.000 24.000 24.000 ........... 478.027 429.918 635.386 428.918 ........... 28.682 25.795 38.123 25.735 .......... 449.345 404.123 673.509 403.183 ........... Cộng 3.451.125 Đối với chi phí nhân công quản lý từ các bảng lương bảng tổng hợp các chứng từ ban đầu ta tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 11 năm 2002 STT Ghi có TK Tk 334 Tk 338 Tk 335 TK 3388 Tổng Đối tượng sử dụng I 1 2 TK 622 CQ SL-BT KH 74/02 (07402) Mở rộng MNV Tổng đài HN 224KH/02 65.431.911 36.311.911 29.120.000 65.431.911 II 1 TK 623 Mở rộng MNV Tổng đài HN 224 KH/02 2.540.000 2.540.000 2.540.000 III 1 2 TK 627 CQ SL- BT KH 74/02 (07402) Mở rộng MNV tổngđài HN KH 224/02 4.231.216 2.897.962 1.333.254 1.444.062 784.197 659.865 5.675.278 Như đã nói ở trên, kế toán không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Ta biết rằng số lượng công nhân trong biên chế của công ty không nhiều nên việc trích chi phí tiền lương nghỉ phép trên chi phí nhân công trực tiếp không lớn đến độ ảnh hưởng quá nhiều đến giá thành sản phẩm xây lắp. Hơn thế nữa, nếu tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sẽ có tác dụng rất lớn đến tâm lý người lao động. Ngoài ra nó còn đảm bảo tính xã hội trong việc sử dụng lao động. Ta có thể trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép tính vào chi phí sản xuất sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau Mức trích trước = Tiền LCB thực tế phải trả x Tỷ lệ tiền lương phép KH CN trực tiếp trong tháng trích trước Tổng lương phép KH năm của CN TT sx Trong đó: 100% x = Tỷ lệ trích trước Tổng LCB KH năm của CN TT sx Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 (6221) Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 : chi phí phải trả Số tiền lương CN nghỉ phép thực tế phải trả Nợ TK 335 chi phí phải trả Có TK 334( 3344) phải trả công nhân 3.2.5. Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công Để phản ánh đúng chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh ở mỗi công trình theo em công ty nên hạch toán như sau: Đối với các loại xe, máy cần phải có nhật ký sử dụng xe, máy thi công để có thể quản lý tốt hơn kiểm soát và điều động nhanh hơn. Kế toán căn cứ vào mức khấu hao của từng loại máy, xe và nhật ký sử dụng xe, máy thi công được lập cho từng xe, máy để lập bảng phân bổ chi phí khấu hao máy thi công. Bảng phân bổ chi phí khấu hao máy thi công tháng 12 năm 2002 TT Tên xe, máy thi công Tổng chi phí khấu hao Số ca máy hoạt động CT CQ KH73/02 CT MNV KH 11/02 Số ca Chi phí khấu hao Số ca Chi phí khấu hao 1. 2. Máy trộn BT chạy dầu Máy hàn CQ 174.603 133.804 10 4 64.841 133.804 6 109.762 Cộng Chi phí khấu hao tính cho công trình xác định bằng: Chi phí KH từng CT,HMCT Tổng chi phí khấu hao Số ca máy pvụ cho CT x Số ca máy hoạt động = 3.2.6.Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất chung Trong khoản mục chi phí chung có chi phí khấu hao mà chi phí này công ty không tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình, ta có chọn tiêu thức phân bổ là số ca máy hoạt động hay có thể là chi phí nhân công trực tiếp hay chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phương pháp tính tương tự như cách tính CP khấu hao cho máy thi công ở trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12 năm 2002 TT Tên tài sản Toàn DN TK 627 TK 642 NG GTKH CT 01102 CT 07402 1 HH3 máy vi tính ..... 5.435.000 .... 196.458 .... 4.667 ... 191.818 .... Cộng 3.2.7. Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp toàn công ty. Công ty nên nhanh chóng thực hiện công việc kiểm kê khối lượng dở dang cuối kỳ để có thể quản lý tốt hơn khoản này, tránh việc đưa nhầm báo thành tích hay có thể làm thất thoát chi phí. Làm tốt công tác này việc tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành sẽ chính xác hơn. Đối với cách tính xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ đối với các công trình thực hiện bàn giao theo các điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Theo em ở loại công trình này có thể đánh giá khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo đúng chế độ đã ban hành. Theo đó giá trị khối lượng xây lắp dở dang tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việc hoàn thành và dở danh theo giá trị dự toán và mức độ hoàn thành của chúng. Công thức áp dụng như sau: Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ Chi phí thực tế của KL thực hiện trong kỳ Giá trị dự toán của KLXLhoàn thành bàn giao trong kỳ Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ Giá trị dự toán của KLXL DD cuối kỳ Chi phí KL XL DD đầu kỳ + x + = Giá trị dự toán của KL DD cuối kỳ = Giá trị dự toán của KL XL x Tỷ lệ hoàn thành Trong đó Với công thức trên công ty sẽ áp dụng đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với từng khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có tác dụng tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, giúp Hơn thế nữa, công ty cần thiết phải so sánh giá trị thực tế và giá trị dự toán của công trình đã hoàn thành, kể cả là công trình đó có khối lượng hoàn thành hay đã có quyết toán cuối cùng. Vì khi so sánh giữa thực tế và dự toán, công ty sẽ có thể kiểm tra việc thi công công trình có tiết kiệm không, tránh tình trạng thất thoát chi phí, các chi phí chi ra có phù hợp với dự toán đã được duyệt không, từ đó nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời nếu có chi phí vượt dự toán. Trong xu thế cạnh tranh,thực hiện việc so sánh này giúp cho ban lãnh đạo công ty có thể thực hiện việc quản lý các công trình, hạng mục công trình đã giao khoán nhanh hơn chính xác hơn, tránh những thất thoát cho công ty, đảm bảo tiến độ thi công, giữ uy tín với bên chủ đầu tư. Kết luận Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường. Hơn thế nữa trong doanh nghiệp xây lắp việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ càng quan trọng hơn. Vì bên cạnh việc đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm khi mà các doanh nghiệp xây lắp phải thực hiện việc đấu thầu để có được công trình thì doanh nghiệp còn phải hướng đến cái đích là lợi nhuận và vị thế. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, em nhận thấy rằng: Các kiến thức trang bị ở trường mới chỉ là điều kiện cần, còn để có thể công tác tốt cần phải có kinh nghiệm thực tế. Chính vì thế mà đợt thực tập cuối khoá vừa qua em thấy rất bổ ích và vô cùng quý báu. Thời gian thực tập đã giúp em thử nghiệm những kiến thức của mình đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào công tác thực tế làm sáng sõ rất nhiều lý luận. Để có thể áp dụng lý luận vào thực tiễn đó là cả một quá trình tìm hiểu và học hỏi. Thực tế đã giúp em hiểu sâu hơn, đúng đắn hơn những kiến thức mà em đã được học. Mỗi người chỉ có thể biết ít hay nhiều hơn người khác, khó có thể biết đủ song trong đợt thực tập này em cảm thấy mình chững chạc lên rất nhiều và hiểu rằng lý luận phải luôn đi đôi với thực tế phục vụ cho công tác thực tế. Hiểu được những lý lẽ đó em đã cố gắng rất nhiều, tập trung sức lực vào việc nghiên cứu đề tài qua đó em cũng học hỏi được thêm rất nhiều điều mới mẻ. Được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô khi còn học ở trường, với lòng nhiệt tình tâm huyết của cô giáo hướng dẫn, và đăc biệt là sự giúp đỡ hết mình của các cô, chú, anh, chị phòng tài chính kế toán, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội” Trong đề tài em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề suất nhỏ với mong muốn công ty sẽ tham khảo xem xét nhằm tăng cường công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tốt hơn. Do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết của em còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô Học viện Tài Chính để luận văn của em được hoàn thiện một cách phong phú, có đủ căn cứ khoa học và giá trị thực tiễn thiết thực, giúp công việc của em sau này được thuận lợi hơn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1-226.DOC
  • xlsLuong kho,n.xls
  • docKT1-226 (Bao cao thuc tap).doc
  • xlsMan hinh so 2.xls
  • docbangluanvan.doc
Tài liệu liên quan