Tổ chức Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

Tài liệu Tổ chức Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội: Mục lục Phần I: Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội I. Tổ chức bộ máy kế toán: 3 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 3 1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán: 3 1.3.Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán công ty: 4 II. Đặc điểm sổ kế toán 6 III. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng: 7 Phần II. Công tác kế toán chi tiết chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội I. Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xu... Ebook Tổ chức Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất: 10 1.1. Phân loại chi phí sản xuất: 10 1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: 11 II.Kế toán chi tiết chi phí sản xuất: 12 2.1. Chứng từ tập hợp số liệu: 12 2.2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất: 13 III. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: 41 3.1. Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu: 41 3.2. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: 43 3.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung: 46 IV. Tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp, kiểm kê đánh giá SPDD: 49 4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất: 49 4.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: 50 4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 53 Lời mở đầu Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động… Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ và được bù đắp bằng chính số tiền thu về trong quá trình tiêu thụ sản phẩm lao vụ đó . Nguyên tắc của sản xuất kinh doanh đảm bảo mọi chi phí cho sản xuất nhỏ hơn giá trị thu về. Có như vậy mới đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, do đó trong công tác quản lý doanh nghiệp, chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm là việc tập hợp chi phí và tính giá thành đúng đủ và chính xác. Việc này rất cần thiết, nó giúp nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình giá thành sản phẩm tăng hay giảm, từ đó kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu, các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tế công tác kế toán của công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, tôi nhận thấy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Do đó em chọn đề tài “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội cho báo cáo thực tập của mình. PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI I. Tổ chức bộ máy kế toán 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Với cách tổ chức quản lý sản xuất, quy mô và đặc điểm hoạt động của công ty cũng như trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán, đòi hỏi Công ty phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội có quy mô vừa, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung trên cùng địa bàn nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau: Kế toán trưởng Kế toán vật tư-NVL, TSCĐ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thuế Kếtoán tổng hợp và kiểm tra kế toán Kế toán Tlương và các khoản trích theo lương Thủ quỹ kiêm kế toán thanh toán Kế toán tập hợp CP và tính giá thành SP Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội 1.2. Đặc điểm bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn Công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán tài chính, còn ở các bộ phận đều không có tổ chức kế toán mà chỉ thực hiện việc thu nhận, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này ở Công ty đảm nhận các nhiệm vụ như: hạch toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao động, tính tiền lương phải trả, phân bổ tiền lương, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hạch toán về tạm ứng, thanh toán với khách hàng, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, TSCĐ, vốn kinh doanh, quỹ của Công ty và lập Báo cáo tài chính. Đóng hộp Việc tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung ở Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội là phù hợp với địa điểm hoạt động của Công ty: địa bàn hẹp, đi lại thuận lợi nó đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất với công tác kế toán toàn Công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời chặt chẽ, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty, việc phân công lao động chuyên môn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán thực hiện được dễ dàng với bộ máy gọn nhẹ. 1.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Công ty Phòng kế toán - tài chính của Công ty gồm 7 người: 1 kế toán trưởng và 6 kế toán viên trong đó mỗi người đảm nhiệm những nhiệm vụ chủ yếu sau: Kế toán trưởng: Phụ trách chung chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện, giám sát và ký duyệt các chứng từ phát sinh, tổng hợp, lập và phân tích các báo cáo kế toán, phân công công việc cho các nhân viên kế toán. Tổ chức và phân công chức năng nhiệm vụ cho từng người, nghiên cứu tìm hiểu trên cơ sở tài liệu số liệu báo các kết quả phân tích tình hình hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó tư vấn, kiến nghị ban lãnh đạo về kế hoạch sản xuất và lựa chọn phương án tốt nhất, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các báo cáo kế toán tài chính. Thủ quỹ kiêm kế toán thanh toán: Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình bién động các khoản vồn bằng tiền, ghi chép các khoản công nợ, tiền vay và thực hiện các giao dịch liên quan đến các khoản vồn bằng tiền và các khoản công nợ phải thu, phải trả. Kế toán vật tư - nguyên vật liệu, tài sản cố định: Theo dõi, ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho; tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ; lập báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Thu thập thông tin về kết quả thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên từ các bộ phận sản xuất, phòng ban; tham gia tính lương và các khoản trích theo lương phải trả cán bộ công nhân viên; theo dõi, thanh toán lương, BHXH, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên Công ty. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, đánh giá sản phẩm dở dang; thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất; lập báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thuế: Ghi chép, theo dõi thành phẩm tồn kho, doanh thu và các khoản điều chỉnh doanh thu; ghi chép, theo dõi và thanh toán các khoản thuế ở khâu tiêu thụ; tính toán, ghi chép trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lập các báo cáo nội bộ liên quan đến tình hình tiêu thụ thành phẩm. Kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ nội sinh, lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ; kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế toán khác chuyển sang để phục vụ cho việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo kế toán; lập bảng cân đối tài khoản, báng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh toàn Công ty. II. Đặc điểm sổ kế toán Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán "chứng từ ghi sổ" và thực hiện kế toán trên máy vi tính. Để đáp ứng nhu cẩu quản trị doanh nghiệp đòi hỏi cần cung cấp thong tin một cách chính xác, nhanh nhậy...do đó cong ty cổ phần Sơn tỏng hợp Hà Nội đã sử dụng phần mềm có khả năng thích ứng cao, đang tỏ ra phù hợp với nhu cầu quản lý kế toán đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ giúp cho các kế toán viên có được sự trợ giúp toàn diện trong công việc của mình tới mức không cần các sổ sách. Các giám đốc điều hành luôn có được thông tin từ các tiết đến tổng hợp vào bất cứ lúc nào các nhân viên trong doanh nghiệp được quyền khai thác thông tin theo nhu cầu và quyền hạn của mình. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng kê Bảng phân bổ chi phí Chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản 621,622,627,154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Số chi tiết chi phí 621,622,627 Báo cáo chi phí sản xuất tính giá thành Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Quy trình luân chuyển của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm Hàng ngày kế toán tập hợp chứng từ gốc và theo dõi qua các bảng kê từ bảng kê, kế toán chi tiết theo dõi chi phí sản xuất vào sổ chi tiết chi phí, tài khoản 621,622 được mở chi tiết cho từng phân xương, tài khoản 627 được kế toán chi phí tính giá thành theo dõi chung cho toàn công ty. Sau khi tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kế toán chi phí và giá thành tổng hợp các khoản mục chi phí sản xuất. Sau đó tiến hành lập chứng tù ghi sổ chuyển kế toán trưởng vào sổ cái vào bảng cân đối và lập các báo cáo chi phí và báo cáo tài chính. III. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do nhà nước ban hành theo quyết định số 15 – TC/QD/CĐKT ngày 20 tháng 3 năm 2006. * Về tổ chức chứng từ: Công ty xây dựng hệ thống chứng từ theo quyết định số 15TC/CĐKT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ tài chính, trong đó sử dụng hầu hết các chứng từ theo quyết định hướng dẫn bao gồm: Bảng danh mục chứng từ STT Tên chứng từ Số hiệu chứng từ Áp dụng I. Chứng từ về lao động tiền lương 1 Bảng chấm công 01 – LĐTL HD 2 Bảng thanh toán lương 02 – LĐTL HD 3 Bảng thanh toán tiền thưởng 03 – LĐTL HD 4 Bảng phân bổ tiền Lương và bảo hiểm xã hội 11 - LĐTL HD 5 Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành 11 – LĐTL HD 6 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 05 – LĐTL HD II. Hàng tồn kho 7 Phiếu nhập kho 10 - LĐTL HD 8 Phiếu xuất kho 01 – VT HD 9 Biên bản kiểm nghiệm vật tư công cụ,sản phẩm, hàng hoá 02 – VT HD III. Bán hàng 10 Thẻ quầy hàng 02 – BH HD IV. Tiền tệ 11 Phiếu thu 01 – TT BB 12 Phiếu chi 02 – TT BB 13 Giấy đề nghị tạm ứng 03 – TT HD 14 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04 – TT HD 15 Biên lai thu tiền 06 – TT BB 16 Bảng kiểm kê quỹ 08 – TT HD V. Tài sản cố định 17 Biên bản giao nhận tài sản cố định 01 – TSCĐ HD 18 Biên bản thanh lý tài sản cố định 02- TSCĐ HD 19 Biên bản bàn giao TSCĐ sủa chữa lớn hoàn thành 03 – TSCĐ HD 20 Biên bản đánh giá TSCĐ 04 – TSCĐ HD 21 Bảng tính và phân bổ khấu hao 06 - TSCĐ HD Ghi chú: BB: bắt buộc HD: hướng dẫn * Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Cũng như tổ chức chứng từ, công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định 15 – TC/CĐKT ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ tài chính, gồm đủ 10 loại từ 0 cho đến 9. Ngoài ra công ty xây dựng và đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản cấp 2 phù hợp với việc theo dõi chi tiết và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. *Về tổ chức hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập vào cuối tháng Bao gồm: Bảng CĐKT, báo cáo KQKD, thuyết minh báo cáo tài chính. * Phương pháp kế toán tài sản cố định + Nguyên tắc đánh giá tài sản: thực tế + Phương pháp khấu hao: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng * Phương pháp kế toán hàng tồn kho + Nguyên tắc đánh giá: giá thực tế + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: giá bình quân + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên * Phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ * Kỳ kế toán: tháng * Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam PHẦN II CÔNG TÁC KÉ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI I.Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.1. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà công ty đã bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý năm). Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay các doanh nghiệp luôn chú trọng đến công tác tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội bên cạnh các chiến lược mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty còn đặc biệt chú ý tới công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm., đặc biệt công ty còn chú ý đến việc cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm tiết kiện chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm và giá hàng hóa để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại công ty có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, công ty đã phân loại chi phí theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất phát sinh tại công ty được chia làm 7 yếu tố chi phí như sau: - Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, ,,,, sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm (loại trừ vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Ví dụ: dầu đậu ngoại, dầu cao su, cát thạch anh, bột vàng chanh TQ…vv. - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phản ánh phần bảo hiểm xã hội, y tế kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ, phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên trong công tác giá thành sản phẩm để thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại công ty được chia thành 3 khoản mục chi phí như sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ nhiên liệu,…tham gia trực tiếp vào tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương theo quy định (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn) + Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) 1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất được chính xác kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý doanh nghiệp phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đây là vấn đề quan trọng đặc biệt và là nội dung cơ bản nhất của tố chức hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành hoá chất, từ tình hình thực tế và đặc điểm quy trình sản xuất của công ty là liên tục từ khi đưa vật liệu vào cho tới khi sản phẩm hoàn thành và nhập kho. Sản phẩm của công ty là sơn tổng hợp các loại. Do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm. II.Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 2.1. Chứng từ tập hợp số liệu a)Chứng từ kế toán chi tiết nguyên vật liệu gồm những từ sau: - Phiếu đề nghị xuất vật tư - Phiếu xuất vật tư - Bảng kê nguyên vật liệu nhận trong kỳ - Bảng xuất nhập, tồn kho vật tư - Phiếu sản xuất - Bảng tổng hợp nguyên vật liệu trực tiếp - Bảng phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp - Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b) Chứng từ kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp gồm những chứng từ sau: - Bảng đơn giá lương sản phẩm - Bảng kê nhập sản phẩm hoàn thành - Bảng thanh toán lương - Bảng tổng hợp tiền lương - Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương - Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp c) Chứng từ kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung gồm những chứng từ sau: - Bảng tổng hợp tiền lương trong đó có tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng và bộ phận phục vụ sản xuất - Bảng trích các khoản theo lương (trong đó có các khoản trích của bộ phận quản lý phân xưởng và bộ phận phục vụ sản xuất) - Bảng xuất, nhập tồn kho vật tư (trong đó có xuất nguyên vật liệu cho sản xuất chung và xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng). - Bảng tính khấu hao tài sản cố định - Bảng tổng hợp dịch vụ bằng tiền khác - Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 2.2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại sơn phục vụ nhu cầu tiêu dung khác nhau của dân cư, nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các loại hoá chất. Chúng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là mua ngoài và được chia thành hai nhóm cơ bản. - Nguyên vật liệu chính là thành phần cơ bản để sản xuất ra sản phẩm Ví dụ như: Dầu cao su, bột nhũ 130N, nhựa SK 120, bột ZnO,..vv.. Phụ liệu: là thành phần phụ, được pha chế theo tỷ lệ nhỏ quy định - Ví dụ như: chất chống lăng Tixogel VP, chất làm khô Ca 10%, chất làm mờ SSs 335…v.v .. - Nguyên vật liệu chính phần lớn được công ty nhập từ thị trường. Giá nhập kho nguyên vật liệu được tính theo nguyên tắc giá thực tế: Giá NVL = Giá mua + Chi phí thu mua + thuế nhập khẩu Trong đó giá mua và chi phí mua không bao gồm thuế GTGT vì công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ.Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm như là: các loại hoá chất, các loại bột và một số phụ gia khác. Khi có nhu cầu vật tư, bộ phận cần vật tư viết “phiếu đề nghị xuất vật tư” yêu cầu xuất nguyên liệu cần thiết. Trên cơ sở đó kế toán nguyên vật liệu lập “phiếu xuất kho” bao gồm 3 liên, liên 1 lưu tại sổ, liên 2 giao thủ kho liên 3 giao kế toán phân xưởng. Khi nhận được phiếu xuất kho kế toán phân xưởng theo dõi trên “bảng kê nguyên nhận trong kỳ” cuối tháng căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tiêu hao thực tế, kế toán lập “bảng tồn kho nguyên vật liệu” (bảng này cho biết giá trị nguyên vật liệu được phân bổ cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất chung của phân xưởng và giá trị tồn cuối kỳ của nguyên vật liệu tại phân xưởng) Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ Ngày 02 tháng 06 năm 2007 Nơi đề nghị: phân xưởng sơn tường Lý do xuất: phục vụ sản xuất Biểu số 01: Tên vật liệu Đơn vị tính Số lượng Dầu đậu ngoại Cát thạch anh Bột vàng chanh Sandoz Kg Kg Kg 800 26.500 31.000 Ngày 02 tháng 06 năm 2007 Giám đốc Phòng kế hoạch vật tư Người đề nghị Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội PHIẾU XUẤT VẬT TƯ Ngày 02 tháng 06 năm 2007 Nơi đề nghị: Phân xưởng sơn tường Lý do xuất: Dùng cho sản xuất Xuất tại kho: số 4 Biểu số 02 STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Dầu đậu ngoại Kg 800 798 30.000 23.940.000 2 Cát thạch Anh Kg 26.500 26.500 21.000 556.500.000 3 Bộtvàng chanh Sandoz Kg 31.000 30.000 21.300 639.000.000 Giám đốc Phòng kế hoạch vật tư Ngày 02 tháng 06 năm 2007 Người lập phiếu BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬN TRONG KỲ Tháng 06 năm 2007 PX sơn tường Biểu số: 03 Chứng từ Tên nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền SH NT ….. ….. ……………………. ……. ……….. …….. …………. 2/6 Dầu đậu ngoại Lít 798 30.000 23.940.000 2/6 Cát thạch Anh Kg 26.500 21.000 556.500.000 2/6 Bột vàng chanh Sadoz Kg 30.000 21.300 639.000.000 Tổng cộng 1.219.440.000 Người lập bảng Công ty CP sơn Tổng hợp Hà Nội BẢNG TỒN KHO VẬT LIỆU Tháng 06/2007 PX sơn tường Biểu số:04 TK Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất cho TK 621 Xuất cho TK627 Tồn cuối kỳ 152 957.286.000 1.219.440.000 1.020.000.000 1.156.726.000 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người lập biểu Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, giữ uy tín với người tiêu dùng công ty rất coi trọng khấu kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, thể hiện ở các phiếu kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường ISO 9001:2000 = ISO 14001:2004 PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU Số: CK5/1 Biểu số 05 Tên nguyên liệu: Dung môi XYLEN Ký mã hiệu: XL Nơi sản xuất: Korea Nhà cung ứng: Công ty vật liệu điện Đà Nẵng Loại bao bì: 170kg/phuy Số lượng: 170 x 82 = 13940kg Ngày về kho: 17/12/1007 Ngày kiểm tra: 20/12/2007 Kiểm tra theo tiêu chuẩn: TC6: 2007/NL - STH KẾT LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG x Đạt Không đạt - chuyển sang phiếu theo dõi sản phẩm không phù hợp số CK 9/1 STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chỉ tiêu Thực tế Ghi chú 1 Mầu sắc Trong suốt Trong suốt 2 Tỷ trọng (T0 =20) g/cm3 0,860 – 0,865 0,860 3 Tỷ lệ cặn % 0 0 4 Tỷ lệ nước % 0 0 Giám đốc Thủ trưởng Ngày 20 tháng 12 năm 2007 Kiểm nghiệm viên PHIẾU SẢN XUẤT Mặt hàng: Sơn trắng Alkyd Số lượng: 10.000 lít (nhập kho 10.000 lít) (Đơn vị tính: đồng ) Biểu số: 06 STT Tên hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Dầu đậu ngoại lít 382 30.000 11.460.000 2 Dầu cao su lít 200 28.000 5.600.000 3 Dầu Diezel lít 158 28.000 4.424.000 4 Bột xanh lít 850 15.039 12.782.150 5 Melory 690 kg 100 14.000 1.400.000 6 Cát thạch Anh kg 508 2.536 1.288.288 7 Nhựa Alkyd kg 900 16.000 14.400.000 8 Bột sắt H101 kg 200 15.000 3.000.000 9 Xylen kg 400 18.000 7.200.000 10 Chất chống lắng Xixogel VP kg 100 20.000 2.000.000 11 Hộp chiếc 6.500 1.000 6.500.000 Tổng 70.055.150 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Kế toán Sau khi lập phiếu sản xuất kế toán phân xưởng lập "bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu". Bảng này theo dõi chi phí nguyên vật phát sinh tại phân xưởng, đây là căn cứ để kế toán chi phí giá thành lập ra "bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp " liệt kê các mặt hàng công ty sản xuất ra và chi phí nguyên vật liệu tiêu hao tương ứng.. Trên cơ sở "bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu" kế toán chi phí giá thành tiến hành ghi sổ chi tiết khoản 621 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP PX Sơn tường Tháng 06 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Biểu số: 07 STT Tên sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1 Sơn trắng Alkyd 70.055.150 2 Sơn nhũ Alkyd đặc biệt 305.000.000 3 Sơn cẩm thạch Alkyd 200.985.000 4 Sơn nâu gụ Alkyd đặc biệt 545.678.000 ……. …………………………………. …………………………………… Cộng 1121.718.150 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Kế toán BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Tháng 06 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Biểu số: 08 STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Chi phí NVLTT 1 Sơn trắng Alkyd lít 10.000 70.055.150 2 Sơn nhũ Alkyd đặc biệt lít 18.265 105.000.000 3 Sơn cẩm thạch Alkyd lít 8.025 50.985.000 4 Sơn nâu gụ Alkyd đặc biệt lít 30.000 245.678.000 ….. ………………………. ….. ……………. ……………….. Cộng 471.718.150 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Kế toán SỔ CHI TIẾT TK 621 Công ty CP sơn Tổng hợp Hà Nội Tháng 06 năm 2007 Phân xưởng sơn tường Đơn vị tính: đồng Biểu số: 09 NT Số CT Diễn giải TK ĐƯ Nợ Có 10 Xuất NVL trực tiếp cho sản xuất ở phân xưởng sơn tường 152 1.121.718.150 Cộng 1.12.178.150 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Kế toán trưởng b. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, độc hại,...). Các khoản trích theo chế độ như BHXH, BHYT, KPCĐ. Lương công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm lương sản phẩm - Lương sản phẩm: tính theo công thức sau: Công thức tính: = x Số lượng sản phẩm căn cứ vào bảng kê nhập sản phẩm trong tháng của từng loại sản phẩm. Đơn giá lương sản phẩm được công ty xác định cụ thể cho từng sản phẩm, căn cứ vào định mức lao động mức lương cấp bậc và các khoản phụ cấp độc hại và phụ cấp khác: ví dụ đơn giá lương sản phẩm cho một số sản phẩm như sau: BẢNG ĐƠN GIÁ LƯƠNG SẢN PHẨM Biểu số: 10 Áp dụng cho phân xưởng sơn tường STT Tên hàng ĐVT Đơn giá tiền lương 1 Sơn trắng Alkyd lít 3.000 đồng 2 Sơn nhũ Alkyd đặc biệt lít 2.500 đồng 3 Sơn cẩm thạch Alkyd lít 2.300 đồng 4 Sơn nâu gụ Alkyd đặc biệt lít 2.600 đồng 5 Sơn đỏ Alkyd đặc biệt lít 1.900 đồng 6 Sơn Crem Alkyd lít 2.100 đồng …. …………………………… ….. ……………………….. Lập biểu Trưởng phòng TC Thủ trưởng đơn vị Trình tự ghi chép sổ sách và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội như sau: BẢNG KÊ NHẬP SẢN PHẨM PX Sơn tường Biểu số 11 Tháng 06 năm 2007 STT Tên hàng ĐVT Đơn giá tiền lương 1 Sơn trắng Alkyd lít 10.000 2 Sơn nhũ Alkyd đặc biệt lít 18.265 3 Sơn cẩm thạch Alkyd lít 8.025 4 Sơn nâu gụ Alkyd đặc biệt lít 30.000 5 Sơn đỏ Alkyd đặc biệt lít 40.000 6 Sơn Crem Alkyd lít 35.000 ….. ………………………………… ….. …………………………. Lập biểu PX sơn tường BẢNG TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM Tổ 1 Biểu số 12 Tháng 06 năm 2007 TT Tên hàng ĐVT Số lượng Sp Đơn giá TL Lương sản phẩm 1 Sơn trắng Alkyd lít 10.000 3.000 đồng 30.000.000 2 Sơn nhũ Alkyd đặc biệt lít 18.265 2.500 đồng 45.662.500 3 Sơn cẩm thạch Alkyd lít 8.025 2.300 đồng 18.457.500 4 Sơn nâu gụ Alkyd đặc biệt lít 30.000 2.600 đồng 78.000.000 5 Sơn đỏ Alkyd đặc biệt lít 40.000 1.900 đồng 76.000.000 6 Sơn Crem Alkyd lít 35.000 2.100 đồng 735.000.000 …. ………………….. …. ………. …………. ………………. Cộng 983.120.000 Lập biểu Căn cứ vào ngày công và mức lương của từng người, bảng thanh toán lương sản phẩm được tính như sau : Công ty CP sơn BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG SẢN PHẨM tổng hợp Hà Nội Tháng 06 năm 2007 Tổ 1 Biểu số: 13 Đơn vị tính: đồng TT Họ tên Hệ số LCB Tiền lương SP PC lương Tổng lương Trừ 5% BHXH Trừ 1% BHYT Số thực lĩnh Ký nhận 1 Nguyễn Văn An 4,99 4.820.000 4.820.000 87.325 17.465 4.715.210 2 Trịnh Thị Hiền 1,8 2.500.000 2.500.000 31.500 6.300 2.462.200 3 Nguyễn Thị Lan 2,86 2.780.000 2.780.000 50.050 10.010 2.719.990 4 Phạm Thị Hoa 3,51, 3.200.000 3.200.000 61.425 12.285 3.126.290 …. ………………….. …….. ……………. ……… ………… …………. ……. ……………. 25 ………………. …….. …………… ………. …………. ………… ………… ………….. Tổng cộng 72,43 55.775.000 55.775.000 1.267.525 253.505 54.253.970 Sau khi các bảng thanh toán lương được hoàn thiện kế toán tổng hợp lương cho phân xưởng sơn tường như sau: BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG TRỰC TIẾP PX sơn tường Tháng 06 năm 2007 Biểu số: 14 Đơn vị tính: đồng TT Đơn vị Số tiền 1 Tổ 1 55.775.000 2 Tổ 2 35.740.000 3 Tổ 3 13.557.600 Cộng 105.072.600 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Lập biểu Các khoản trích theo lương gồm: - BHXH được trích 20% trên tổng quỹ lương trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 5% trừ vào lương của người lao động - BHYT được tính bằng 3% tổng quỹ lương trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% trừ vào lương người lao động - Kinh phí công đoàn chiếm 2% tổng quỹ lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty. - Các khoản trích theo lương của phân xưởng sơn tường được xác định như sau: Hệ số cấp bậc toàn phân xưởng sơn tường một tháng là 116,48. Trong đó Tổ 1 hệ số lương : 72,43 Tổ 2 : 53,82 Tổ 3 : 35,23 Quỹ lương cấp bậc là 161,48 x 350.000đ = 56.518.000đ Các khoản trích lương = 56.518.000đ x 19% = 10.738.420đ Ta có bảng tổng hợp các khoản trích theo lương của phân xưởng sơn tường trong tháng 06 năm 2006 như sau. BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG PXsơn tường Tháng 06 năm 2007 Biểu số:15 Đơn vị tính: đồng TT Đơn vị Số tiền 1 Tổ 1 4.816.595 2 Tổ 2 3.579.030 3 Tổ3 2.342.795 Cộng 10.738.420 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Lập biểu Các khoản trích theo lương công ty phân bổ theo tiền lương sản phẩm. Chi phí các khoản trích theo lương tổng SPi = Hệ số phân bổ * Tổng lương SPi Trong đó: Chi phí các khoản trích theo lương tổng SPi = Chi phí các khoản trích theo lương đv SPi * Số lượng SPi = x Như vậy: Chi phí các khoản trích theo lương đv SPi = Hệ số phân bổ * Đơn giá lương SPi Hệ số = Tổng các khoản trích theo lương phân xưởng Phân bổ Tổng lương sản phẩm phân xưởng Căn cứ công thức trên xác định hệ số phân bổ các khoản trích theo lương của phân xưởng sơn tường như sau: = 10.738.420 : 105.015.600 = 0,122 Vậy đơn giá lương sản phẩm sơn trắng Alkyd là: 3.000đ x 0,1022 = 306,6đ Các sản phẩm khác tính tương tự ta có bảng chi phí các khoản trích theo lương cho từng sản phẩm như sau: BẢNG CHI PHÍ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CHO TỪNG SẢN PHẨM PXsơn tường Tháng 06 năm 2007 Biểu số:16 Đơn vị tính: đồng TT Tên hàng ĐVT Đơn giá tiền lương 1 Sơn trắng Alkyd lít 306,6 2 Sơn nhũ Alkyd đặc biệt lít 255,5 3 Sơn cẩm thạch Alkyd lít 235,06 4 Sơn nâu gụ Alkyd đặc biệt lít 265,72 5 Sơn đỏ Alkyd đặc biệt lít 194,18 6 Sơn Crem Alkyd lít 214,62 …… ………………………………. …… ………………………….. Lập biểu Căn cứ vào bảng tiền lương sản phẩm và các khoản trích theo lương lập các bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau: Chi phí nhân công trực tiếp = lương SP + Các khoản trích theo lương BẢNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CHO TỪNG SẢN PHẨM PX sơn tường Tháng 06 năm 2007 Biểu số:17 Đơn vị tính: đồng TT Tên hàng ĐVT Đơngiá TL Các khoản trích theo lương chi phí NCTT 1 Sơn trắng Alkyd lít 3000 306,6 3.306,6 2 Sơn nhũ Alkyd đặc biệt lít 2.500 255,5 2.755,5 3 Sơn cẩm thạch Alkyd lít 2.300 235,06 2.535,72 4 Sơn nâu gụ Alkyd đặc biệt lít 2.600 165,72 2.865,72 5 Sơn đỏ Alkyd đặc biệt lít 1.900 194,18 2.094,18 6 Sơn Crem Alkyd lít 2.100 214,62 2.314,62 …. ……………………….. …… ………. …………… ……………. Lập biểu BẢNG._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12083.doc
Tài liệu liên quan