Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

Tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội: ... Ebook Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động… Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ và được bù đắp bằng chính số tiền thu về trong quá trình tiêu thụ sản phẩm lao vụ đó . Nguyên tắc của sản xuất kinh doanh đảm bảo mọi chi phí cho sản xuất nhỏ hơn giá trị thu về. Có như vậy mới đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, do đó trong công tác quản lý doanh nghiệp, chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm là việc tập hợp chi phí và tính giá thành đúng đủ và chính xác. Việc này rất cần thiết, nó giúp nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình giá thành sản phẩm tăng hay giảm, từ đó kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu, các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tế công tác kế toán của công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, em nhận thấy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Do đó em chọn đề tài “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội cho khoá luận tốt nghiệp của mình. CHƯƠNG I .CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 1.1.1.1.Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn- chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất- kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất- kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có rất nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại đều đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại được sử dụng phổ biến: Phân theo yếu tố chi phí - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…. sử dụng vào sản xuất kinh doanh - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất- kinh doanh trong kỳ -Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ người lao động -Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn -Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ -Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh -Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm -Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu…. tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. -Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hay thực hiện các dịch vụ và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp phát sinh tính vào chi phí -Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp) -Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong doanh nghiệp. -Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp c.Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh. -Chi phí thực hiện chức năng sản xuất -Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ -Chi phí thực hiện chức năng quản lý d. Phân theo cách thức kết chuyển chi phí -Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua -Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó e.Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩm hoàn thành Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí: + Biến phí : là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, như: chi phí nguyên liệu, nhân công trực tiếp + Định phí : là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng…vv f.Phân loại chi phí theo quan hệ với quá trình sản xuất. Chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp + Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp tới quá trình sản xuất có thể chuyển trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí + Chi phí gián tiếp: là những chi phí chung, không phân định được cho từng đối tượng nên cần phân bổ. g.Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát: được chia thành chi phí kiểm soát được chia thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.2.1.Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành 1.1.2.2.Phân loại giá thành Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế + Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: Chỉ tiêu giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm + Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm Xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ: +Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. +Giá thành tiêu thụ ( còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí tiêu thụ sản phẩm Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm chi phí - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm -Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp -Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ) -Tổ chức tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành -Tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ -Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Kế toán chi phí sản xuất 1.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất (hay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng sản phẩm , nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng…. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí cần dựa vào các cơ sở sau: -Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất + Với sản xuất giản đơn: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm) hoặc có thể là nhóm sản phẩm ( nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động) + Với sản xuất phức tạp: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm… -Loại hình sản xuất + Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt + Với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ… 1.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợpvà phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí Phương pháp kế toán chi phí bao gồm các phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm , theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm….Nội dung chủ yếu của các phương pháp kế toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp kế toán chi phí ứng với mỗi loại đối tượng kế toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí 1.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất 1.2.1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là: phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm…. Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng * Tỷ lệ (hệ số) phân bổ Trong đó: Tỷ lệ (hay hệ số phân bổ) = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí Kết cấu của tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ Bên có: Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” cuối kỳ không có số dư Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua sơ đồ sau TK 621 TK 151,152,331 111,112,331 TK 152 TK 154 Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí . Kết cấu của TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện các dịch vụ phát sinh Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” cuối kỳ không có số dư Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua sơ đồ sau Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân sản xuất thực tế phát sinh tính vào chi phí TK 334 TK 622 TK 154 TK 338 c.Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp Kết cấu TK 627 “Chi phí sản xuất chung” như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ dịch vụ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 như sau: TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” TK 6272 “Chi phí vật liệu” TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định” TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác” Ngoài ra, tuỳ yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp trong từng nghành cụ thể, tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” có thể mở thêm một số tài khoản cấp 2 khác Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…) Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi, kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức sau: Mức biến phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ * Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ * Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ. Công thức phân bổ như sau: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ * Tổng tiêu thức phân bổ cho mức sản phẩm sản xuất thực tế Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm theo công suất bình thường Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch giữa lượng sản phẩm sản xuất thực tế nhỏ hơn công suất bình thường sẽ tính như sau: Mức định phí sản xuất chung (không phân bổ) tính cho lượng sản phẩm chênh lệch = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ - Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế Theo quy định hiện hành, số định phí sản xuất chung không phân bổ (tính cho lượng sản phẩm chênh lệch) không được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm mà được trừ vào giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ sản xuất (loạI phân bổ1 lần) Chi phí khấu hao TSCĐ Phân bổ hay trích trước chi phí theo dự toán Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phát sinh Các khoản thu hồI ghi giảm chi phí SXC Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung vào giá thành Kết chuyển CP SXC cố định vào giá vốn TK 627 TK 334, 338 TK 152, 153 TK 214 TK 1421, 242, 335 TK 331, 111, 112… TK 632 TK 154 TK 111, 112, 152… d. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Kết cấu của tài khoản 154 như sau: Bên Nợ: -Tập hợp các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) Bên Có:- Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành Dư nợ: -Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành -Việc tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm Chi phí NVLTT TK 154 TK 621 TK 622 TK 627 TK 152,111… TK 155, 152 TK 157 TK 632 Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổnggiá thành SX thực tế Nhập kho Gửi bán Tiêu thụ thẳng 1.2.1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kế toán chi phí nguyên, vật liệu Để tập hợp các khoản chi phí vật liệu trực tiếp đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Các chi phí phản ánh trên tài khoản 621 được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường Cuối kỳ kế toán tiến hành xác định giá trị vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng): tập hợp chi phí NVLTT theo từng đối tượng Có TK 611: Giá trị vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm Nợ TK 631 (chi tiết đốI tượng): tổng hợp chi phí NVLTT Có TK 621 (chi tiết đốI tượng): Kết chuyển chi phí NVLTT Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh qua tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. CuốI kỳ, tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” theo từng đối tượng bằng bút toán: Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Có TK 622: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được phản ánh qua tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung vào tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” bằng bút toán: Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí sản xuất chung Có TK 627: Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm Để phục vụ cho tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” Kết cấu của TK 631 “Giá thành sản xuất” Bên Nợ: -Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ -Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ Bên Có: -Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ -Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành TK 631 “Giá thành sản xuất” cuối kỳ không có số dư Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào cuối kỳ Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung vào cuối kỳ Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ TK 631 TK 621 TK 622 TK 627 TK 154 TK 632 1.2.1.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: -Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc tính giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) * Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang theo từng loại = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm * Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm -Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang tương ứng. -Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm Giá trị sản phẩm dở dang = Giá trị nguyên, vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến -Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phầm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính và được tính theo công thức: Giá trị vật liệu nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí vật liệu khác. Giá trị sản phẩm dở dang tính theo cách này xác định tương tự như phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương ở trên. 1.2.2. Kế toán giá thành sản phẩm 1.2.2.1. Đối tượng tính giá thành Việc xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm , bán thành phẩm, công việc, dịch vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng dó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào các cơ sở sau: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Sản xuất giản đơn hay phức tạp + Với sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng + Với sản xuất phức tạp: đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. Loại hình sản xuất: đơn chiếc sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. +Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: đối tượng tính là sản phẩm của từng đơn + Với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn : đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm 1.2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Tùy theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau: Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm cụ thể Công thức tính: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ b.Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm Phương pháp hệ số Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí sản xuất không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc. Sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm Z0 = Z Q0 Zi =Z0 * hi n i=1 Và Q0 = åqi* hi Trong đó: Z0: giá thành đơn vị sản phẩm gốc Zi: giá thành đơn vị sản phẩm i hi: hệ số quy đổi của sản phẩm i qi : số lượng sản phẩm i Q0: Tổng số sản phẩm gốc thay đổi Z: Tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm Tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ c.Phương pháp tỷ lệ chi phí Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như: may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo…vv để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) liên quan đến sản phẩm hoàn thành, kế toán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị sản phẩm từng loại * Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch (hoặc định mức) liên quan đến toàn bộ thành phẩm d.Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ e.Phương pháp liên hợp Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí , phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ…vv CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền công tycổ phần sơn tổng hợp Hà Nội 2.1.1.1.Quá trình hình thành Vào những năm cuối của thập kỷ 60 ở Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc nước ta đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp và tiêu dùng, cũng như mực in các loại phục vụ nhu cầu văn hoá. Trong tình hình đó, Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội được ra đời và là tiền thân của Công ty cổ phần sơn tổng hợp hiện nay. Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động._. từ 1/9/1970 theo Quyết định số 1083/HC-QLKT ngày 11/08/1970, với tên gọi ban đầu là Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội đến năm 1992 Công ty mới có tên gọi như ngày nay. Tên giao dịch quốc tế: HASYNPAINTCO (Hanoi Synthetic Paint Company) Hiện nay, trụ sở chính đồng thời là cơ sở sản xuất của Công ty đặt tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Thiện ái làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty 2.1.1.2 Quá trình phát triển công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội Từ khi mới thành lập (ngày 1/9/1970) do mới thành lập nên cơ sở vật chất ban đầu còn rất nghèo nàn và thô sơ, sản phẩm chủ yếu là sơn gốc dầu và mực in để phục vụ cho các nhà in báo của Đảng và nhà nước. Vốn đầu tư của Công ty là 1,6 triệu đồng, với tổng số 132 lao động, năng lực với sản phẩm chủ yếu là 1200 tấn sơn mực, 10 tấn sơn sản phẩm, và tổng diện tích mặt bằng toàn Công ty là 18.491m2. Từ 1971, Nhà máy Sơn mực in đã mạnh dạn lắp một nồi nấu nhựa Alkyd cỡ 300 lít với công nghệ thô sơ, gia nhiệt bằng than và sơn Alkyd cũng có mặt từ đó tuy nhiên chất lượng còn kém. Cùng thời gian này, dự án mở rộng Nhà máy cũng được thực thi xây dựng tại khu kho Nhà máy cao su sao vàng thuộc xã Thanh Liệt - Thanh Trì - Hà Nội. Đây là cơ sở sản xuất sơn hiện đại nhất lắp đặt lần đầu tiên tại Việt Nam hệ thống 4 nồi nấu nhưạ Alkyd do ta tự thiết kế, dung tích mỗi nồi là 1000lít theo công nghệ đẳng phí và phương pháp gia nhiệt bằng điện trở. Công nghệ gia công chế biến sơn sử dụng chủ yếu là các máy nghiền cán sơn dạng 3 trục của Cộng hoà dân chủ Đức, Trung Quốc, Ba Lan. Năm 1974, Nhà máy Sơn mực in mở rộng được chính thức khánh thành đi vào sản xuất. Cũng từ đây sơn Alkyd của Nhà máy đã chiếm ưu thế trong thị trường sơn Việt Nam. Từ sau 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổng cục hoá chất được tiếp thu thêm một số cơ sở sản xuất sơn ở miền Nam như Xí nghiệp Sơn á Đông, sơn Việt Điểu. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất này có sản lượng không lớn vì vậy mà Nhà máy sơn mực in vẫn là con chim đầu đàn trong ngành sơn của Tổng cục Hoá chất. Trong thời gian này Nhà máy Sơn mực in đã sớm trở thành trung tâm ứng dụng nhiều công trình nghiên cứu của các viện, các trường đại học, đặc biệt là các đề tài của Viện Hoá Công nghiệp. Để hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu được áp dụng nhanh chóng vào sản xuất, Nhà máy Sơn mực in ngoài việc sản xuất nâng cao sản lượng sơn và mực in hàng năm, Nhà máy đã lắp đặt thêm một số thiết bị công nghệ mới như: Năm 1979 lắp đặt một hệ thống tổng hợp nhựa phenol. Năm 1982 xây dựng xưởng sản xuất bột ôxit sắt. Năm 1984 xây dựng và lắp đặt xưởng cao su vòng hoá. Từ đây Nhà máy cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới như sơn Alkyd - melamin, sơn chống hà, sơn cách điện. Thời kỳ sau 10 năm đổi mới (từ 1989 đến nay), với sự đầu tư đúng hướng từng bước chẵc chắn, nhờ đó Công ty đã có mức tăng trưởng bình quân 30%/năm đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường sơn Việt Nam vốn đã có nhiều hãng sơn nước ngoài tham gia. Có thể nói 1992 là cái mốc khá quan trọng đối với sự hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty mạnh dạn lập dự án vay 55.000 $ đầu tư công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất sơn Alkyd - sản phẩm truyền thống được thị trường tin dùng. Chỉ sau 1 năm khi dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động sản lượng tăng gấp đôi (năm 1993 sản xuất được 1200tấn sơn Alkyd). Năm 1995, Công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đưa trọn vẹn 5 dây chuyền thiết bị hiện đại vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến 31/12/1996 Công ty đã được thành lập lại theo quyết định số 682/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, công ty đã đi vào hoạt động độc lập và hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Năm 1997, Công ty đã hợp tác với PPG của Mỹ cung cấp sản phẩm dịch vụ, tư vấn kỹ thuật sơn ô tô cho hãng Ford Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hợp tác với Kawakami của Nhật Bản cung cấp sơn xe máy cho hãng Honda góp phần thực hiện chủ trương nội địa hoá sản phẩm của nhà nước. Công ty không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường như sơn cao su, clo hoá, sơn phản quang, sơn tường... Hàng năm tiêu thụ trên 200 tấn các loại chiếm 8 - 10% sản lượng. Năm 1998, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd hiện đại với công suất 3000 tấn/năm ở bước đầu và sẽ nâng lên 6000 tấn/năm ở bước hai vào những năm 2000. Nhờ đó công suất sản xuất nhựa tăng gấp 5 lần, chất lượng tương đương với chất lượng nhựa mà trước đây Công ty vẫn phải nhập khẩu. Đặc biệt, tháng 5/1999 sản phẩm sơn của Công ty đã đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9002. Từ đây, Công ty đã đưa ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng, có uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước ở mọi thời điểm. Vào cuối năm 2005 công ty sơn tổng hợp Hà Nội được cổ phần hoá theo quyết định của nhà nước, mang tên gọi công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, với số vốn điều lệ là 23 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm sơn với chất lượng tốt, giá cả phù hợp đã và đang ngày càng tạo uy tín cao đối với khách hàng trên thị trường, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội * Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty sản xuất và cung cấp dịch vụ tư vấn về sản phẩm sơn, vecni, các chất phủ bề mặt, bột màu các loại và các chất phụ gia. Sản phẩm của Công ty đa dạng về mẫu mã, chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cho mọi ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, quốc phòng và dân sinh. Ngoài ra, Công ty còn có những dịch vụ như: sơn trang trí và bảo vệ phương tiện giao thông vận tải, máy móc thiết bị, công trình kiến trúc (nhà xưởng, cầu, cống...), sơn trang trí và bảo vệ bề mặt sản phẩm bằng kim loại, hợp kim, phi kim (nhựa, gỗ, thuỷ tinh...). 2.1.3. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội S¬ ®å c¬ cÊu tæ chøc qu¶n lý. Ph©n x­ëng S¬n c«ng nghiÖp P.Tæ chøc Chñ tÞch héi ®ång qu¶n trÞ kiªm Gi¸m ®èc Trî lý Gi¸m ®èc Các phã Gi¸m ®èc Ph©n x­ëng S¬n «t«, xe m¸y Ph©n x­ëng S¬n t­êng Ph©n x­ëng dÇu nhùa Ph©n x­ëng c¬ khÝ P.ThÞ tr­êng Phßng QT§S Phßng C¬ ®iÖn P.VËt t­ P.Tiªu thô P.Tµi chÝnh kÕ to¸n P.KÕ ho¹ch P.Kü thuËt Phßng HTQT & §BCL Ph©n x­ëng n¨ng l­îng Chức năng từng bộ phận: Giám đốc: là người phụ trách chung, quản lý chỉ đạo các hoạt động của Công ty, xác lập, phê duyệt chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng. Bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng. Uỷ quyền và phân công trách nhiệm cho các phó giám đốc, trợ lý giám đốc, các trưởng đơn vị trong Công ty. Phó giám đốc và trợ lý giám đốc : giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Phòng đảm bảo chất lượng: xây dựng, áp dụng hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002. Triển khai các hoạt động kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm theo kế hoạch chất lượng và các thủ tục đã ban hành. Kiểm soát các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm. Phòng kỹ thuật công nghệ: xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất trong Công ty. Nghiên cứu các yêu cầu của khách hàng để thiết kế sản phẩm cho phù hợp. Lập phương án xử lý các sản phẩm hoặc nguyên liệu không phù hợp, đề ra các hoạt động khắc phục và theo dõi. Khảo sát sản phẩm mới, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng. Phòng cơ điện: lập kế hoạch và tổ chức điều hành việc sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị, soạn thảo quy trình, nội quy về vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động , vệ sinh công nghiệp, môi trường và tổ chức huấn luyện cho công nhân viên. Thực hiện việc cải tiến máy móc thiết bị để đảm bảo đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu của công nghệ sản xuất. Tổ chức thực hiện kiểm nghiệm máy móc thiết bị, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống máy vi tính của Công ty. Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất năm, tháng để giao cho các đơn vị. Theo dõi, điều độ sản xuất, tiếp nhận và xem xét yêu cầu cung cấp sơn ô tô, xe máy. Phòng thị trường: điều hành và phát triển các cửa hàng bán lẻ thuộc Công ty, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm. Phòng tiêu thụ: bán hàng, thông tin cho khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm của Công ty. Xem xét hoạt động bán hàng. Tổ chức quản lý chất lượng. Phòng quản lý vật tư: thực hiện và kiểm soát công tác chuẩn bị, phê duyệt tài liệu mua hàng. Lựa chọn nhà cung ứng, tổ chức tiếp nhận vật tư, đảm bảo chất lượng của nguyên liệu mua về phù hợp với những yêu cầu chất lượng sản phẩm của Công ty. Phòng tổ chức hành chính: cung cấp đủ nguồn lực cho các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng trong Công ty. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại toàn diện cho công nhân viên đáp ứng nhu cầu của Công ty. Phòng Tài chính kế toán: hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức trả lương thưởng cho cán bộ công nhân viên, xây dựng quy chế quản lý tài chính của Công ty, cung cấp các thông tinh về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở để Ban giám đốc đưa ra các quyết định. *Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp Các phòng ban trên đây không chỉ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải phối hợp lẫn nhau để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục, ngoài ra còn có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận cấp dưới thực hiện các quyết định. ở đây, Công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến - chức năng. Qua cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ta thấy mô hình này không hề bị chồng chéo và thiếu sót. Mỗi bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng của mình và thực hiện được đầy đủ các mục tiêu cuả Công ty đề ra, không bộ phận nào chỉ huy, thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận khác, mà chỉ chú trọng vào thực hiện các nhiệm vụ của mình 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội 2.1.4.1. Bộ máy kế toán a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Với cách tổ chức quản lý sản xuất, quy mô và đặc điểm hoạt động của công ty cũng như trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán, đòi hỏi Công ty phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội có quy mô vừa, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung trên cùng địa bàn nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau: Kế toán trưởng Thủ quỹ kiêm kế toán tt Kế toán vật tư-NVL, TSCĐ Kế toán Tlương và các khoản trích theo lương Kế toán tập hợp CP và tính giá thành SP Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thuế Kếtoán tổng hợp và kiểm tra kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội b. Đặc điểm bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn Công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán tài chính, còn ở các bộ phận đều không có tổ chức kế toán mà chỉ thực hiện việc thu nhận, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này ở Công ty đảm nhận các nhiệm vụ như: hạch toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao động, tính tiền lương phải trả, phân bổ tiền lương, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hạch toán về tạm ứng, thanh toán với khách hàng, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, TSCĐ, vốn kinh doanh, quỹ của Công ty và lập Báo cáo tài chính. Đóng hộp Việc tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung ở Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội là phù hợp với địa điểm hoạt động của Công ty: địa bàn hẹp, đi lại thuận lợi nó đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất với công tác kế toán toàn Công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời chặt chẽ, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty, việc phân công lao động chuyên môn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán thực hiện được dễ dàng với bộ máy gọn nhẹ. c. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Công ty Phòng kế toán - tài chính của Công ty gồm 7 người: 1 kế toán trưởng và 6 kế toán viên trong đó mỗi người đảm nhiệm những nhiệm vụ chủ yếu sau: Kế toán trưởng: Phụ trách chung chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện, giám sát và ký duyệt các chứng từ phát sinh, tổng hợp, lập và phân tích các báo cáo kế toán, phân công công việc cho các nhân viên kế toán. Tổ chức và phân công chức năng nhiệm vụ cho từng người, nghiên cứu tìm hiểu trên cơ sở tài liệu số liệu báo các kết quả phân tích tình hình hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó tư vấn, kiến nghị ban lãnh đạo về kế hoạch sản xuất và lựa chọn phương án tốt nhất, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các báo cáo kế toán tài chính. Thủ quỹ kiêm kế toán thanh toán: Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình bién động các khoản vồn bằng tiền, ghi chép các khoản công nợ, tiền vay và thực hiện các giao dịch liên quan đến các khoản vồn bằng tiền và các khoản công nợ phải thu, phải trả. Kế toán vật tư - nguyên vật liệu, tài sản cố định: Theo dõi, ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho; tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ; lập báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Thu thập thông tin về kết quả thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên từ các bộ phận sản xuất, phòng ban; tham gia tính lương và các khoản trích theo lương phải trả cán bộ công nhân viên; theo dõi, thanh toán lương, BHXH, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên Công ty. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, đánh giá sản phẩm dở dang; thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất; lập báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thuế: Ghi chép, theo dõi thành phẩm tồn kho, doanh thu và các khoản điều chỉnh doanh thu; ghi chép, theo dõi và thanh toán các khoản thuế ở khâu tiêu thụ; tính toán, ghi chép trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lập các báo cáo nội bộ liên quan đến tình hình tiêu thụ thành phẩm. Kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ nội sinh, lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ; kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế toán khác chuyển sang để phục vụ cho việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo kế toán; lập bảng cân đối tài khoản, báng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh toàn Công ty. 2.1.4.2. Hình thức kế toán a. Hệ thống kế toán áp dụng trong công ty Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Sơ đồ tổ chức công tác kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu số liệu Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Quy trình luân chuyển của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm Hàng ngày kế toán tập hợp chứng từ gốc và theo dõi qua các bảng kê từ bảng kê, kế toán chi tiết theo dõi chi phí sản xuất vào sổ chi tiết chi phí, tài khoản 621,622 được mở chi tiết cho từng sản phẩm, tài khoản 627 được kế toán chi phí tính giá thành theo dõi chung cho toàn công ty. Sau khi tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kế toán chi phí và giá thành tổng hợp các khoản mục chi phí sản xuất. Sau đó tiến hành lập chứng tù ghi sổ chuyển kế toán trưởng vào sổ cái vào bảng cân đối và lập các báo cáo chi phí và báo cáo tài chính. b. Chế độ kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do nhà nước ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. * Về tổ chức chứng từ: Công ty xây dựng hệ thống chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ tài chính, trong đó sử dụng hầu hết các chứng từ theo quyết định hướng dẫn * Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Cũng như tổ chức chứng từ, công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ tài chính, gồm đủ 10 loại từ 0 cho đến 9. Ngoài ra công ty xây dựng và đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản cấp 2 phù hợp với việc theo dõi chi tiết và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. *Về tổ chức hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập vào cuối tháng Bao gồm: Bảng CĐKT, báo cáo KQKD, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ * Phương pháp kế toán tài sản cố định + Nguyên tắc đánh giá tài sản: thực tế + Phương pháp khấu hao: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng * Phương pháp kế toán hàng tồn kho + Nguyên tắc đánh giá: giá thực tế + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: giá bình quân + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên * Phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ * Kỳ kế toán: tháng Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam 2.2.Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội 2.2.1.Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà công ty đã bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý năm). Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay các doanh nghiệp luôn chú trọng đến công tác tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội bên cạnh các chiến lược mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty còn đặc biệt chú ý tới công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm., đặc biệt công ty còn chú ý đến việc cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm và giá hàng hóa để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại công ty có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, công ty đã phân loại chi phí theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất phát sinh tại công ty được chia làm 7 yếu tố chi phí như sau: - Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm (loại trừ vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Ví dụ: dầu đậu ngoại, dầu cao su, cát thạch anh, bột vàng chanh TQ…vv. - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ, phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên trong công tác giá thành sản phẩm để thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại công ty được chia thành 3 khoản mục chi phí như sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ nhiên liệu,…tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh tiền lương , phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. + Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) 2.2.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất được chính xác kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý doanh nghiệp phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đây là vấn đề quan trọng đặc biệt và là nội dung cơ bản nhất của tố chức hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.Tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm 2.2.2.Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 2.2.2.1.Kế toán chi tiết chi phí sản xuất a.Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại sơn phục vụ nhu cầu tiêu dùng khác nhau của dân cư, nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các loại hoá chất. Chúng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là mua ngoài và được chia thành hai nhóm cơ bản: Nguyên vật liệu chính là thành phần cơ bản để sản xuất ra sản phẩm Nguyên vật liệu phụ : là thành phần phụ, được pha chế theo tỷ lệ nhỏ quy định. Một số nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ được liệt kê trong bảng sau Nguyên vật liệu chính Vật liệu phụ Dầu đậu ngoại Nhựa Alkyd Nhựa Acrilic 330-50 Nhựa Maleic 920 Nhựa Lorial 4036-70 Nhựa RVP 7350 Nhựa HSU-1908 Bột nhũ 130N Bột xanh Bột sắt H101 Cát Thạch Anh Bột vàng chanh TQ Bột vàng chanh SANDOZ Bột thái thanh lục Bột đỏ 808 TQ Bột BaSO4 TQ Xylen Xăng pha sơn Etanol Aceton Butanol Dầu hoả Chất chống lắng Tixogel VP Chất tạo váng Bochinox M2 Chất làm khô Pb32% Chất làm mờ SS35 Chất phân tán 963 Chất dàn F40 Hardener 7310TH Giá nhập kho nguyên vật liệu được tính theo nguyên tắc giá thực tế: Giá nguyên vật liệu = Giá mua + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu Trong đó giá mua và chi phí thu mua không bao gồm thuế GTGT vì công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm như: các loại hoá chất, các loại bột và một số phụ gia khác Khi có nhu cầu vật tư, bộ phận cần vật tư viết “Phiếu đề nghị xuất vật tư” yêu cầu xuất nguyên vật liệu cần thiết. Trên cơ sở đó kế toán nguyên vật liệu lập “phiếu xuất kho” bao gồm 3 liên, liên 1 lưu tại sổ, liên 2 giao thủ kho, liên 3 giao kế toán phân xưởng Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất dùng trong kỳ Biểu số 01 BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT SƠN ALKYD THUỘC PX SƠN TƯỜNG STT Chứng từ Diễn giải Số tiền Số Ngày 1 PXK 01 03/06 Xuất NVL chính cho SX sơn Alkyd 83.500.000 2 PXK 02 05/06 Xuất NVL phụ cho SX sơn Alkyd 57.680.000 3 PXK 03 06/06 Xuất NVl chính cho SX sơn Alkyd 59.380.000 4 PXK 04 10/06 Xuất NVL chính cho SX sơn Alkyd 33.460.000 ….. ……… …… ……………………………….. ……….. Cộng 304.020.000 Lập biểu Kế toán trưởng Biểu số 02 BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT SƠN EPOXY THUỘC PX SƠN CÔNG NGHIỆP STT Chứng từ Diễn giải Số tiền Số Ngày 1 PXK 05 03/06 Xuất NVL chính cho SX sơn Epoxy 59.738.250 2 PXK 06 04/06 Xuất NVL chính cho SX sơn Epoxy 27.623.000 3 PXK 07 09/06 Xuất NVl phụ cho SX sơn Epoxy 1.638.750 … ……… …… ……………………………….. ……….. Cộng 121.000.000 Lập biểu Kế toán trưởng Biểu số 03 BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT SƠN ACRYLIC THUỘC PX SƠN Ô TÔ XE MÁY STT Chứng từ Diễn giải Số tiền Số Ngày 1 PXK 08 02/06 Xuất NVL chính cho SX sơn Acrylic 38.270.000 2 PXK 09 05/06 Xuất NVL phụ cho SX sơn Acrylic 50.980.000 3 PXK 10 06/06 Xuất NVl chính cho SX sơn Acrylic 52.976.500 4 PXK 11 08/06 Xuất NVL chính cho SX sơn Acrylic 38.939.900 …. ……… …… ……………………………….. ……….. Cộng 271.166.400 Lập biểu Kế toán trưởng Trên cơ sở các bảng tổng hợp phiếu xuất NVL ta lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Biểu số 04. Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội Mẫu số 07-VT ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 06 năm 2007 STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 152 TK 153 Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế I TK 621- chi phí NVLTT 1 Sơn Alkyd 304.020.000 2 Sơn Epoxy 121.000.000 3 Sơn Acrylic 271.166.400 ……………………. …………. II TK 627-chi phí SXC 52.890.000 67.033.021 III TK 632- Xuất bán 0 IV TK 641- Xuất dùng cho tiêu thụ 0 V TK 642- Xuất dùng cho quản lý 0 VI TK 142 0 Tổng 3.103.710.000 67.033.021 Người lập Kế toán trưởng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm được theo dõi trên các sổ chi tiết Biểu số 05 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội Mẫu số S36-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản 621 Phân xưởng sơn Tường Sản phẩm sơn Alkyd Tháng 06 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi nợ TK 621 Số hiệu Ngày tháng 1521 1522 - Số dư đầu kỳ - Số PS trong kỳ 3/6 PXK01 3/6 Xuất NVL chính cho SX sơn Alkyd 1521 83.500.000 83.500.000 5/6 PXK02 5/6 Xuất NVL phụ cho SX sơn Alkyd 1522 57.680.000 57.680.000 6/6 PXK03 6/6 Xuất NVL chính cho SX sơn Alkyd 1521 59.380.000 59.380.000 10/6 PXK04 10/6 Xuất NVL chính cho sản xuất sơn Alkyd 1521 33.460.000 33.460.000 …. ……. ………………. ………… …………. ……….. Cộng 304.020.000 Ngày30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu số 06 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- HàNội Mẫu số S36-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản 621 Phân xưởng sơn công nghiệp Sản phẩm sơn Epoxy Tháng 06 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi nợ TK 621 Số hiệu Ngày tháng 1521 1522 - Số dư đầu kỳ - Số PS trong kỳ 3/6 PXK05 3/6 Xuất NVL chính cho SX sơn Epoxy 1521 59.738.250 59.738.250 4/6 PXK06 4/6 Xuất NVL chính cho SX sơn Epoxy 1521 27.623.000 27.623.000 9/6 PXK07 9/6 Xuất NVL phụ cho SX sơn Epoxy 1522 13.638.750 13.638.750 …. …….. …. ……………….. ….. ………… …………. ………… Cộng 121.000.000 Ngày30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu số 07 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội Mẫu số S36-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản 621 Phân xưởng sơn ô tô xe máy Sản phẩm sơn Acrylic Tháng 06 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi nợ TK 621 Số hiệu Ngày tháng 1521 1522 - Số dư đầu kỳ - Số PS trong kỳ 2/6 PXK08 2/6 Xuất NVL chính cho SX sơn Acrylic 1521 38.270.000 38.270.000 5/6 PXK09 5/6 Xuất NVL phụ cho SX sơn Acrylic 1522 50.980.000 50.980.000 6/6 PXK10 6/6 Xuất NVL chính cho SX sơn Acrylic 1521 52.976.500 52.976.500 8/6 8/6 Xuất NVL chính cho SX sơn Acrylic 1521 38.939.900 38.939.900 ….. …….. …………….. ….. …………. …………. ……….. Cộng 271.166.400 Ngày30 tháng 06 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng b. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp khu vực đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…) Ngoài ra, chi phí nhân công trực tíêp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán công ty sử dụng Tk 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Trong công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, lương bao gồm: lương sản phẩm và lương thời gian, trong đó lương sản phẩm được áp dụng để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, còn lương thời gian được áp dụng cho bộ phận quản lý hành chính trong công ty Lương công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm lương sản phẩm - Lương sản phẩm: tính theo công thức sau: Công thức tính: Lương SPi = Số lượng SPi hoàn thành * Đơn giá lương SPi Số lượng sản phẩm căn cứ vào bảng kê nhập sản phẩm trong tháng của từng loại sản phẩm. Đơn giá lương sản phẩm được công ty xác định cụ thể cho từng sản phẩm, căn cứ vào định mức lao động mức lương cấp bậc và các khoản phụ cấp độc hại và phụ cấp khác: Ví dụ đơn giá lương sản phẩm cho một số sản phẩm như sau: Biểu số 08 BẢNG ĐƠN GIÁ LƯƠNG SẢN PHẨM STT Tên sản phẩm ĐVT Đơn giá tiền lương 1 Sơn Alkyd Kg 3.500 đồng 2 Sơn Epoxy Kg 4000 đồng 3 Sơn Acrylic Kg 5000 đồng 4 Sơn chống rỉ Kg 4.500 đồng 5 Sơn cách điện Kg 4.200 đồng 6 Sơn chống thấm Kg 4.600 đồng ..... .............................. ...... .......................... Lập biểu Trưởng phòng TC Giám đốc Biểu số 09 BẢNG KÊ NHẬP SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2007 STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng sản phẩm 1 Sơn Alkyd Kg 30.000 2 Sơn Epoxy Kg 10.000 3 Sơn Acrylic Kg 18.000 4 Sơn chống rỉ Kg 15.000 5 Sơn cách điện Kg 14.000 6 Sơn chống thấm Kg 12.000 .... .............................. ....... ............................ Lập biểu Trưởng phòng TC G._. 67.033.021 Kết chuyển chi phí trả trước 627 142 24.000.000 Lương và phụ cấp phải trả nhân viên PX 627 334 53.333.463 Trích BHXH 627 3383 3.139.425 Trích BHYT 627 3384 418.590 Trích KPCĐ 627 3382 418.590 Chi phí NVL cho phân xưởng SX 627 152 52.890.000 Cộng 433.870.685 Kèm theo các chứng từ gốc Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng Biểu số 39 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- HàNội Mẫu số S02c1-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2007 Chi phí sản xuất chung TK 627 ĐVT: đồng NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có - Số dư đầu năm 0 - Số PS trong tháng 06 30/6 13 Chi phí SXC bằng TM 111 26.073.245 30/6 13 Chi phí SXC bằng TGNH 112 71.322.609 30/6 13 Trích khấu hao TSCĐ 214 135.241.742 30/6 13 Phân bổ công cụ dụng cụ 153 67.033.021 30/6 13 Kết chuyển CP trả trước 142 24.000.000 30/6 13 Lương và phụ cấp phải trả NV PX 334 53.333.463 30/6 13 Các khoản trích theo lương 338 3.976.605 30/6 13 Chi phí NVL cho PX SX 152 52.890.000 Kết chuyển CPSXC 154 433.870.685 Cộng phát sinh 433.870.685 433.870.685 - Số dư cuối tháng 0 Ngày 30 tháng 06 năm2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 2.2.4.1. Tổng hợp chiphí sản xuất Dựa vào các sổ chi tiết TK 621,622,627,154, Tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung bằng các bút toán sau: Nợ TK 154-Sơn Alkyd: 526.360.223,7 Có TK 621-Sơn Alkyd: 304.020.000 Có TK 622-Sơn Alkyd: 115.290.000 Có TK 627-Sơn Alkyd: 107.050.223,7 Nợ TK 154-Sơn Epoxy: 205.701.037,6 Có TK 621-Sơn Epoxy: 121.000.000 Có TK 622-Sơn Epoxy: 43.920.000 Có TK 627-Sơn Epoxy: 40.781.037,6 Nợ TK 154-Sơn Acrylic: 461.743.734,6 Có TK 621-Sơn Acrylic: 271.166.400 Có TK 622-Sơn Acrylic: 98.820.000 Có TK 627-Sơn Acrylic: 91.757.334,6 Biểu số 40 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- HàNội Mẫu số S02a-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 14 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 ĐVT: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển CPNVLTT cho sản xuất sơn Alkyd 154 621 304.020.000 Kết chuyển CPNCTT cho sản xuất sơn Alkyd 154 622 115.290.000 Kết chuyển CP SXC cho sản xuất sơn Alkyd 154 627 107.050.223,7 Cộng 526.360.223,7 Kèm theo các chứng từ gốc Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng Sau khi lập các chứng từ ghi sổ, kế toán phải đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nhằm mục đích quản lý lưu giữ các chứng từ ghi sổ đã lập ra Biểu số 41 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- HàNội Mẫu số S02b-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm 2007 ĐVT: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng 10 30/06 696.186.400 11 30/06 235.000.000 12 30/06 23.030.000 13 30/06 433.870.685 14 30/06 526.360.233,7 ………. ……………….. ……………….. Ngày 30 tháng 06 năm2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ liên quan ta lập “Sổ cái TK 154” 2.2.4.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Ví dụ các sản phẩm sơn đã qua công đoạn pha chế nhưng chưa đóng hộp…Để tính giá thành sản phẩm công ty phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Do đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ cũng như tính chất của sản phẩm, công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, toàn bộ chiphí chế biến tính hết cho thành phẩm, do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ có chi phí nguyên vậtliệu Công thức được tính như sau: Giá trị SPi dở dang CK = Số lượng SPi DD cuối kỳ * Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp Spi Số lượng SPi hoàn thành + Số lượng SPi DDCK Căn cứ vào công thức trên ta xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng loại sản phẩm Ví dụ: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm sơn Alkyd được tính như sau: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ của sơn Alkyd là: 22.500.000đ ( căn cứ vào bảng kê sản phẩm dở dang cuối tháng 5) Chi phí NVLTT phát sinh trong tháng là : 304.020.000đ (căn cứ vào sổ chi tiết 621-Sơn Alkyd) Số lượng SP sơn Alkyd hoàn thành nhập kho là: 30.000Kg Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2000Kg ( căn cứ bảng kê sản phẩm dở dang cuối tháng 6) ---> Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của sơn Alkyd là GTSPDDCK của sơn Alkyd = 22.500.000+ 304.020.000 * 2.000 30.000+ 2.000 Vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của sơn Alkyd là: 20.047.500đ Tương tự tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của sơn Epoxy và sơn Acrylic GTSPDDCK của sơn Epoxy là: ((5.000.000+121.000.000)*500)/(10.000+500) = 6.476.190,5đ GTSPDDCK của sơn Acrylic là: (18.200.000 + 271.166.400)*1.000)/(18.000 + 1.000) = 15.229.810,5đ Căn cứ vào số liệu tính toán được ta lập bảng kê sản phẩm dở dang cuối kỳ Biểu số 42 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt – Thanh Trì – Hà Nội BẢNG KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI THÁNG 6 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Giá trị Ghi chú Sơn Alkyd Kg 2.000 20.047.500 Sơn Epoxy Kg 500 6.476.190,5 Sơn Acrylic Kg 1.000 15.229.810,5 Sơn chống rỉ Kg 15.000 22.500.000 Sơn cách điện Kg 14.000 25.200.000 Sơn chống thấm Kg 12.000 28.000.000 ..................... ....... .............. ................... Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Kế toán Biểu số 43 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- HàNội Mẫu số S02c1-DN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2007 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 ĐVT: đồng NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có - Số dư đầu năm 111.400.000 - Số PS trong tháng 06 30/6 14 30/6 Kết chuyển CPNVLTT cho SX sơn Alkyd 621 304.020.000 30/6 14 30/6 Kết chuyển CPNCTT cho SX sơn Alkyd 622 115.290.000 30/6 14 30/6 Kết chuyển CPSXC cho SX sơn Alkyd 627 107.050.223,7 30/6 Nhập kho sơn Alkyd 528.812.723,7 ………….. …… ………… ………….. Cộng số PS trong tháng 2.311.136.885 2.339.029.883 - Số dư cuối tháng 83.507.002 Ngày 30 tháng 06 năm2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 2.2.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Để phù hợp với đối tượng hạch toán và đối tượng tính giá thành công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm (còn gọi là phương pháp giản đơn). Công thức được xác định như sau: * Tính tổng giá thành Tổng giá thành SP = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí SX PS trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ * Tính giá thành đơn vị sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí SX PS trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành Dựa vào công thức trên ta tính giá thành cho từng loại sản phẩm Ví dụ: giá thành sản phẩm sơn Alkyd: Số lượng SP hoàn thành: 30.000Kg Giá trị SPDD đầu kỳ: 22.500.000đ Tổng CPSX phát sinh trong kỳ: 526.360.223,7 (căn cứ vào sổ chi tiết TK 154-Sơn Alkyd) Giá trị SPDD cuối kỳ: 20.047.500đ Dựa vào các số liệu trên ta lập bảng tính giá thành cho sản phẩm sơn Alkyd Biểu số 44 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SP: Sơn Alkyd Số lượng SP hoàn thành:30.000 Kg Ngày 30 tháng 06 năm 2007 ĐVT: đồng Khoản mục CP GTSPDD đầu kỳ CPSX PS trong kỳ GTSPDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT 22.500.000 304.020.000 20.047.500 306.472.500 10.215,75 CP NCTT 115.290.000 115.290.000 3.843 CP SXC 107.050.223,7 107.050.223,7 3.568,34 Cộng 22.500.000 526.360.223,7 20.047.500 528.812.723,7 17.627,09 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng Tương tự ta lập bảng tính giá thành sản phẩm cho sản phẩm sơn Epoxy và sản phẩm sơn Acrylic Biểu số 45 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SP: Sơn Epoxy Số lượng SP hoàn thành: 10.000 Kg Ngày 30 tháng 06 năm 2007 ĐVT: đồng Khoản mục CP GTSPDD đầu kỳ CPSX PS trong kỳ GTSPDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT 15.000.000 121.000.000 6.476.190,5 129.523.809,5 12.952,4 CP NCTT 43.920.000 43.920.000 4.392 CP SXC 40.781.037,6 40.781.037,6 4.078,1 Cộng 15.000.000 205.701.037,6 6.476.190,5 214.224.847,1 21.422,5 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng Biểu số 46 Công ty CP sơn tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SP: Sơn Acrylic Số lượng SP hoàn thành: 18.000 Kg Ngày 30 tháng 06 năm 2007 ĐVT: đồng Khoản mục CP GTSPDD đầu kỳ CPSX PS trong kỳ GTSPDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT 18.200.000 271.166.400 15.229.810,5 274.136.589,5 15.229,8 CP NCTT 98.820.000 98.820.000 5.490 CP SXC 91.757.334,6 91.757.334,6 5.097,6 Cộng 18.200.000 461.743.734,6 15.229.810,5 464.713.924,1 25.817,4 Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢIPHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠi CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘi 3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội 3.1.1. Ưu điểm a.Về bộ máy quản lý: Công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý, thay thế dần lao động thủ công bằng việc tin học hoá các phần quản lý, phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát kỹ thuật, sản xuất sản phẩm, quản lý. Từ đó tạo điều kiện cho công ty được chủ động trong tình hình sản xuất kinh doanh, quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh b.Về tổ chức bộ máy kế toán Việc công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung rất hợp lý với đặc điểm thực tế của công ty, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất trong công tác kế toán. Hơn nữa công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội có quy mô vừa, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên cùng địa bàn, vì vậy mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung rất phù hợp với đặc điểm của công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời chặt chẽ, lãnh đạo công ty có thể nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của công ty, việc phân công lao động chuyên môn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán thực hiện được dế dàng với bộ máy gọn nhẹ. Trình độ nghiệp vụ của kế toán viên luôn được chú ý nâng cao. c.Về trình tự hạch toán và hệ thống sổ sách chứng từ Phòng kế toán của công ty đã tận dụng được những ưu điểm của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác các số liệu kế toán, kể cả các số liệu phát sinh. Về cơ bản hệ thống sổ sách chứng từ kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với mục đích yêu cầu của chế độ kế toán mới. d.Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí trong công ty là từng loại sản phẩm, điều này giúp kế toán xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định kinh doạnh đúng đắn. Kỳ kế toán áp dụng ở công ty là tháng, điều này làm cho việc luân chuyển vốn nhanh, vốn ít khi bị ứ đọng. Tại công ty việc tập hợp chi phí sản xuất chung được ghi chép trên tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Một điều đáng ghi nhận đó là tài khoản 627 trong công ty đã được chi tiét cụ thể thành các tài khoản cấp 2, tạo thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành e.Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp này giúp kế toán cập nhật được tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, hàng hoá, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp chính xác. 3.1.2.Những khó khăn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty + Về phương pháp tính giá vậtliệu xuất kho Hiện công ty đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này thì đến cuối kỳ công ty mới xác định được giá đơn vị thực tế vật liệu xuất kho, trong khi đó số lượng nguyên vật liệu lại phong phú đa dạng làm cho công việc bị dồn dập vào cuối tháng, hơn nữa tuy phương pháp này đơn giản nhưng giá vật liệu xuất kho sẽ không thực sự chính xác + Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty không thực hiện trích trước lương phép công nhân viên, điều này ảnh hưởng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm vìa nếu trong một tháng nào đó có số lượng nhân viên nghỉ phép tăng đột biến sẽ làm cho giá thành sản phẩm trong tháng đó tăng đột biến + Về hạch toán chi phí sản xuất chung Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà nội đang tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, cách phân bổ này đang bộc lộ những bất cập vì công ty đang có xu hướng trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại thay thế các dây chuyền cũ như vậy cũng đồng nghĩa với việc giảm số nhân công trong doanh nghiệp. Vì vậy nếu vẫn tiếp tục duy trì việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất có lẽ sẽ không đảm bảo chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm. + Về hình thức sổ kế toán Công ty đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”, nhược điểm của hình thức này là khối lượng ghi chép nhiều, tốn nhiều công sức. Hơn nữa, đôi khi thông tin cung cấp không nhanh nhậy và chính xác 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội 3.2.1.Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong các khâu quan trọng đối với một doanh nghiệp, có thể nói nó quyết định khả năng tồn tại và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm không đơn thuần chỉ là ghi chép tính toán con số mà nó còn là căn cứ quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh doanh. Để đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của chế độ kế toán, cần thường xuyên hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, xem xét và loại bỏ những hạn chế không còn phù hợp với tình hình sản xuất của công ty và chế độ kế toán mới. Dựa trên những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp từ đó đưa ra những sáng kiến giải pháp phù hợp nhất. Cũng như các doanh nghiệp khác, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành lãnh đạo công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội đã coi mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất hạ thấp giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược phát triển của công ty. Và muốn tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm thì công việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần chú trọng là nỗ lực không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Qua thời gian thực tập tại công ty vận dụng kiến thức đã học trong trường kết hợp với tìm hiểu thực tế tại công ty em nhận thấy nhìn chung công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty tương đối hợp lý nhưng cũng không tránh khỏi vẫn còn tồn tại những bất cập. Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều cũng như chưa có thời gian tìm hiểu kỹ công tác kế toán của công ty nhưng em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty 3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội 3.2.2.1.Đổi mới việc hạch toán chi phí sản xuất chung Cần phân chia chi phí sản xuất chung thành định phí và biến phí theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán số 02 đã ban hành Sở dĩ cần phân chia chi phí sản xuất chung thành định phí và biến phí vì theo chuẩn mực kế toán 02 đã ban hành có thể thấy cách phân bổ biến phí cho lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành hoàn toàn khác với cách phân bổ định phí cho lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Hiện nay, tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội chi phí sản xuất chung không được phân chia rõ ràng thành định phí và biến phí, việc không phân biệt định phí và biến phí đã ảnh hưởng rất lớn đến sự chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm, một khi giá thành sản phẩm không chính xác sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy theo ý kiến của em doanh nghiệp nên phân chia chi phí sản xuất chung thành định phí và biến phí và tiến hành phân bổ định phí và biến phí cho lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành. Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi (biến phí sản xuất chung) như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành theo công thức Mức biến phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ * Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Đối với định phí sản xuất chung, việc phân bổ có 2 trường hợp: + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ * Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường. Trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ. Công thức phân bổ như sau: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ * Tổng tiêu thức phân bổ cho mức sản phẩm sản xuất thực tế Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm theo công suất bình thường Mức định phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch giữa lượng sản phẩm sản xuất thực tế nhỏ hơn công suất bình thường sẽ tính như sau: Mức định phí sản xuất chung (không phân bổ) tính cho lượng sản phẩm chênh lệch = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ - Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế Theo quy định hiện hành, số định phí sản xuất chung không phân bổ (tính cho lượng sản phẩm chênh lệch không được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm mà được trừ vào giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Trên cơ sơ phân bổ biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung cho các đối tượng, kế toán ghi Nợ TK 154: phần tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ Nợ TK 632: phần tính vào giá vốn hàng bán Có TK 627 b.Nên thay đổi tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp cũng là một trong các nhân tố quan trọng quyết định sự chính xác của giá thành sản phẩm Hiện nay công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, theo em sự lựa chọn này chưa được hợp lý lắm, một trong những mục tiêu chiến lược của công ty là tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, để thực hiện mục tiêu chiến lược này công ty đang có kế hoạch đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại thay thế lao động thủ công mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chính điều này sẽ làm số lượng lao động trong doanh nghiệp giảm đi. Vì vậy nếu doanh nghiệp tiếp tục duy trì việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sẽ không đảm bảo độ chính xác giá thành sản phẩm. Do đó, theo ý kiến của em doanh nghiệp nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm (khoảng 65à70%). Cụ thể cách phân bổ như sau: Mức biến phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm = Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm Phân bổ định phí : có 2 trường hợp: TH 1: Mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuât theo công thức: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm TH 2: Mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ theo mức công suất bình thường Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ * Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho mức sản phẩm sản xuất thực tế Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm theo công suất bình thường 3.2.2.2.Công ty nên thực hiện trích trước lương phép cho công nhân viên Hiện nay công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội không thực hiện trích trước lương phép công nhân sản xuất có nghĩa là lương phép thực tế phát sinh kỳ nào tính vào chi phí nhân công kỳ đó, được định khoản bằng bút toán sau: Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 334 Nếu số công nhân viên trong doanh nghiệp nghỉ phép đều trong năm thì giá thành sản phẩm vẫn ổn định nhưng nếu trong một kỳ nào đó số công nhân nghỉ phép quá nhiều thì chi phí tiền lương tăng lên dẫn đến sự biến động giá thành tăng theo. Vì vậy công ty nên căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép của tất cả cán bộ công nhân viên trong năm tiến hành trích trước vào chi phí của các tháng trong năm một khoản lương phép đều nhau theo một tỷ lệ với lương chính. Cụ thể việc trích trước lương phép được tiến hành theo công thức sau: Mức trích = Lương chính thực tế * % trích trước % trích trước = Lương phép kế hoạch năm * 100% Lương chính kế hoạch năm công nhân sản xuất Để hạch toán lương phép ngoài các tài khoản liên quan ta còn sử dụng tài khoản 335 “chi phí phải trả” Kết cấu của tài khoản 335 “chi phí phải trả” Bên Nợ: Lương phép công nhân sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Trích trước lương phép công nhân sản xuất Trình tự hạch toán lương phép + Tiến hành trích trước lương phép cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 335 + Lương phép của cán bộ công nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ Nợ TK 335 Có TK 622, 627, 641, 642 + Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ Nợ TK 335 Có TK 334 3.2.2.3.Đổi mới phương pháp tính giá vật liệu xuất trong kỳ Giá vật liệu xuất có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, vì vậy việc áp dụng phương pháp tính giá xuất vật liệu không phù hợp sẽ không phản ánh chính xác giá thành sản phẩm. Tuỳ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật liệu hợp lý. Hiện nay tại công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội giá vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp này tuy có ưu điểm là dễ tính toán, ghi chép ít nhưng lại có nhược điểm là không phản ánh chính xác giá xuất dùng của vật liệu vì mang tính bình quân cả kỳ. Hơn nữa theo phương pháp này, giá đơn vị thực tế vật liệu xuất dùng chỉ được xác định khi kết thúc kỳ kế toán nên không phản ánh kịp thời tình hình sử dụng vật liệu. Hiện tại công ty áp dụng phương pháp tính giá thực tế vật liệu xuất dùng theo công thức sau: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Ví dụ: Tình hình tồn nhập xuất nhựa Alkyd trong tháng 6 năm 2007 như sau: Tồn đầu kỳ: 2000 Kg, đơn giá 13.800đ Tình hình nhập xuất trong tháng như sau: Ngày 1/6: Nhập 4000 Kg nhựa Alkyd, đơn giá 13.900 đ Ngày 2/6: Nhập 3500 Kg nhựa Alkyd, đơn giá 14.200đ Ngày 3/6: Xuất 4000 Kg nhựa Alkyd Ngày 7/6: Nhập 3.200 Kg nhựa Alkyd đơn giá 13.500đ Ngày 10/6: Nhập 500 Kg nhựa Alkyd đơn giá 13.750đ Ngày 14/6: Xuất 2000 Kg nhựa Alkyd ……………………………………. Ngày 22/6: nhập 1000 Kg nhựa Alkyd, đơn giá 14.500đ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ là: (2.000*13.800+4000*13.900+3.500*14.200+3.200*13.500+500*13.750+……+1.000* 14.500)/( 2.000+ 4.000 + 3.500 +3.200 +500 +…..+1.000) = 14.000đ -à Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ là 14000đ -à Giá vật liệu xuất ngày 3/6 : 4000* 14000 = 56.000.000đ Theo ý kiến của em, để đảm bảo sự chính xác của giá vật liệu xuất dùng, công ty nên áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Tuy phương pháp này có khối lượng ghi chép lớn hơn phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ nhưng nó phản ánh kịp thời tình hình sử dụng vật liệu giúp ích cho việc lập kế hoạch nhập xuất nguyên vật liệu Công thức tính giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế vật liệu trước và sau từng đợt nhập Lượng thực tế vật liệu trước và sau từng đợt nhập Vẫn ví dụ trên , áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập ta tính như sau: Giá đơn vị bình quân sau lần nhập ngày 2/6 là : 2000*13.800+4000*13.900+3500*14.200 = 13.989,48 2000 + 4000 + 3500 Giá vật liệu xuất ngày 3/6 là : 4000 * 13.989,48 = 55.57.920đ 3.2.2.4.Doanh nghiệp nên đổi mới hình thức sổ kế toán Hiện công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”, hình thức này tuy có ưu điểm là dễ ghi chép, mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán nhưng có nhược điểm là : ghi chép trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu thường dồn vào cuối tháng ảnh hưởng tới việc lập báo cáo tài chính kế toán. Hơn nữa yêu cầu của nhà quản lý là cần có những thông tin nhanh nhậy, chính xác, trong khi đó hiện công ty vẫn áp dụng một cách thủ công nhập số liệu vào Exel. So với việc áp dụng phần mềm kế toán thì việc tính toán trên Exel tốn nhiều công sức hơn. Vì vậy theo em công ty nên áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, tuy vốn đầu tư ban đầu hơi tốn kém nhưng hiệu quả thu được rất lớn, giảm công sức tính toán, thông tin được xử lý nhanh chóng và chính xác. Nhưng muốn áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính đòi hỏi doanh nghiệp bên cạnh việc đầu tư vốn mua phần mềm kế toán, cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên kế toán Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: + Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ , tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kể toán tổng hợp và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan + Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị MÁY VI TÍNH Đối chiếu, kiểm tra Ghi chú KẾT LUẬN Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành kế toán quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng đặc biệt là các nhà quản lý doanh nghiệp. Qua việc nghiên cứu xem xét phần hành này các nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp và điều chỉnh mức chi phí sao cho phù hợp với giá cả thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã lựa chọn đề tài này để có dịp đi sâu hơn tìm hiểu cụ thể c ách th ức h ạch to án chi p h í v à t ính gi á th ành s ản ph ẩm Trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo, của ban giám đốc công ty- các phòng ban liên quan và đặc biệt là cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân trong việc đi sâu nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại công ty em đã nắm bắt được những vấn đề cơ bản trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành. Qua lần đi thực tế này em đã có cơ hội so sánh giữa lý thuyết và thực tế và rút ra cho mình những kinh nghiệm th ực ti ễn quan tr ọng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo đặc biệt là PGS. TS Phan Trọng Phức trong thời gian thực tập. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội, các phòng ban liên quan và nhất là cán bộ nhân viên phòng kế toán tài vụ đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính phần 1 - Viện đại học Mở Hà Nội. Giáo trình kế toán tài chính phần 2 - Viện đại học Mở Hà Nội Giáo trình kế toán tài chính phần 3 - Viện đại học Mở Hà Nội 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001-2006)- Nhà xuất bản thống kê. Giáo trình tổ chức công tác kế toán - Viện đại học Mở Hà Nội Các trang Web: tapchiketoan.com tapchikiemtoan.com Tạp chí kế toán. Kinh tế phát triển. Nghiên cứu kế toán. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán hướng dẫn ghi sổ kế toán – Nhà xuất bản tài chính MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33357.doc
Tài liệu liên quan