Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

Tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7: ... Ebook Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu và chính nó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Vấn đè đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để sản xuất kinh doanh có lãi. Một trong các biện pháp mà doanh nghiệp phải tiến hành là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc tính chính xác giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc phân bổ và tập hợp chi phí sản xuất. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty COMA7, với nhận thức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán, cần được hoàn thiện cả về lý luận lẫn thực tiễn phục vụ thiết thực cho công tác quản lý tài chính tại Công ty, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ kế toán trong Công ty và của Thầy giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần CơKhớ và Xõy lắp số 7”, cụ thể tại Xí Nghiệp Đúc, em đã lựa chọn vấn đề này làm chuyên đề cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Tình hình tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Cơ khí và xây lắp số 7 Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 08 tháng 04 năm 2006 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Anh CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1. Chi phí sản xuất. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, ta cần phải có đủ 3 yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động; đối tượng lao động; sức lao động. Muốn huy động các yếu tố trên vào quá trình sản xuất thì doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá với cơ chế tự hạch toán kinh doanh, mọi chi phí chi ra luôn được tính toán, đo lường bằng tiền. Chi phí về tiền công, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, chi phí về NVL, khấu hao TSCĐ ... là biểu hiện bằng tiền về lao động vật hoá. Ngoài các yếu tố cơ bản trên, để thực hiện được các hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các loại chi phí khác (cũng được hạch toán vào chi phí sản xuất) như các khoản trích theo lương (BHYT,BHXH,KPCĐ), các loại thuế không được hoàn trả như thuế GTGT không được khấu trừ, thuế tài nguyên, thuế môn bài... Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất có nhiều loại. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức chi phí, tính toán hiệu quả, tiết kiệm, kế toán cần tiến hành phân loại chi phí. Tuỳ theo mục đích quản lý và xem xét chi phí dưới các góc độ khác nhau mà lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. Thực tế cho thấy có một số tiêu thức phân loại chính như sau: 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí ( phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố) có 5 yếu tố chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu...doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: số trích khấu hao trong kỳ của TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ (như dịch vụ được cung cấp về điện, nước, sửa chữa TSCĐ...) - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí bằng tiền ngoài các loại (các yếu tố) kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất trong kỳ. Phân loại CPSX của doanh nghiệp thành các yếu tố chi phí kể trên cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí, gồm các khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu...sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác. - Chi phí sản xuất chung gồm: Là những chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại...) bao gồm các khoản sau đây: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ...tại phân xưởng (đội, trại) sản xuất theo quy định. + Chi phí vật liệu: gồm vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại) sản xuất, như dùng để sửa chữa TSCĐ, dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất, như: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động...Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho (đối với loại phân bổ một lần) và số phân bổ về chi phí công cụ, dụng cụ kỳ này (đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất. + Chi phí KHTSCĐ: bao gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất, như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng... + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại) sản xuất như chi phí về điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ... + Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại) sản xuất. Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức CPSX cho kỳ sau. 1.2.3. Phân loại chi sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí sản xuất.: -Chi phí trực tiếp:Là các chi phí liên quan đến tong đối tượng kế toán tập hợp chi phí và có thể qui nạp trực tiếp cho tong đối tượng đó. -Chi phí gián tiếp: Là những chi phí lên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau nên không thể qui nạp trực tiếp được mà phải tập hợp qui nạp cho tong đối tượng thông qua phương pháp phân bổ gián tiếp. 1.24. Các cách phân loại khác: Trên quan điểm của kế toán quản trị, chi phí sản xuất được phân thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng. Xem xét các cách phân loại chi phí sản xuất để sử dụng chúng các quyết định quản lý như sau: *. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục bao gồm : -Chi phí sản phẩm: -Chi phí thời kỳ: *. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với quy trình công nghệ sản xuất. -Chi phí cơ bản: Là các chi phí liên quan trực tiếp đến qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm như; chi phí NVL, nhân công, KHTSCĐ… -Chi phí chung: là chi phí liên quan đén phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như quản lý phân xưởng, quản lý xí nghiệp. *.Căn cứ vào mối quan hệ và khối lượng vận động bao gồm: -Chi phí khả biến (Gọi là biến phí): Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của đơn vị. -Chi phí bất biến (Gọi là định phí): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. -Chi phí hỗn hợp Mỗi cách chi phí phân loại chi phí sản xuất đều có ý nghĩa đối với công tác quản lý chi phí sản xuát và giá thành sản phẩm ở những góc độ khác nhau,doanh nghiệp có thể vận dụng một hoặc một số cách phân loại chi phí sản xuất nhằm mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất qua đó thực hiên việc giá thành sản phẩm 2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 2.1. Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm ( công việc, lao vụ, dịch vụ...) nhất định do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là thước đo chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm (lao vụ, dịch vụ nhất định, bởi lẽ lượng lao động hao phí thể hiện mức độ tiêu hao cụ thể của từng loại chi phí trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn thành. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm sao cho chi phí sản xuất ra sản phẩm là ít nhất. Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu đó là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 2.2.1. Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, GTSP được chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế-kỹ thuật-tổ chức và công nghệ...để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như đối với các đối tác liên doanh liên kết. Theo phạm vi các chi phí cấu thành. Theo cách phân loại này, GTSP được chia làm các loại sau: - Giá thành sản xuất(Gtsx): giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua nhập kho). GTSP là căn cứ để xác định giá vốn hàng hoá và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp và được xác định theo công thức: Zsxsp = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ (Gtb của sp tt): bao gồm giá thành sản xuất và Chi phí bán hàng(CPBH), Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) tính cho sản phẩm tiêu thụ. Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và được xác định theo công thức: Ztb của sp tt = Zsxsp + CPBH + CPQLDN - Giá thành sản xuất theo biến phí : Là giá thành sản xuất bao gồm các biến phí sản xuất (Kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp ) Zsxtheo biến phí =CPNVLTT+CPNCTT+Biến phí sx chung -Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định:Là giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất và định phí được phân bổ 3. Mối quan hệ giữa CPSX và GTSXTB. Về bản chất, CPSX và GTSP là hai khái niệm giống nhau: chúng đều là các hao phí về lao động và các hao phí khác của doanh nghiệp. Tuy vậy, giữa CPSX và GTSP cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau: - Nói đến CPSX là xét các hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến GTSP là xem xét, đề cập đến mối quan hệ của chi phí đối với quá trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm (và đã hoàn thành). Đó là hai mặt của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. - Về mặt lượng, CPSX và GTSP có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa CPSX và GTSP thể hiện ở công thức tính GTSP tổng quát sau đây: G = Dđk + C - Dck Trong đó: G : Tổng giá thành sản phẩm Dđk: Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ Dck: Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Đối với người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Đặc biệt trong một doanh nghiệp, chi phí sản xuất là một bộ phận chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn do đó vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí sản xuất đó. Nhận diện, phân tích các hoạt động phát sinh chi phí sản xuất là điều mấu chốt để có thể quản lý chi phí phát sinh ở toàn doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận sản xuất nói riêng được tốt hơn, góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền lương một cách tiết kiệm và hiệu quả. mặt khác có biện pháp phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và việc tính giá thành sản phẩm có hai chức năng cơ bản là: Chức năng bù đắp chi phí và chức năng lập giá Do đó, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách tốt nhất phục vụ cho việc ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng trong điều kiện chất lượng không đổi hoặc tăng lên và giá bán không đổi. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP. Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX và GTSP là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì CPSX và GTSP là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ CPSX và GTSP là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từng loại sản phẩm (công việc, lao vụ) trong doanh nghiệp. Tài liệu về CPSX và GTSP còn là căn cứ quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí; tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn; tình hình thực hiện kế hoạch GTSP trong doanh nghiệp để có các quyết định quản lý phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp. Để tổ chức tốt kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý CPSX và GTSP ở doanh nghiệp, kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính GTSP phù hợp với các đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Tổ chức vận dụng các tài khoản (TK) kế toán để hạch toán CPSX và GTSP phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (Kê khai thường xuyên-KKTX hoặc Kiểm kê định kỳ-KKĐK) mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Tổ chức tập hợp, phân bổ và kết chuyển CPSX theo đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Lập Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên Thuyết minh báo cáo tài chính), định kỳ tổ chức phân tích CPSX và GTSP ở doanh nghiệp. Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán GTSP hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Quá trình tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm hai giai đoạn nối tiếp nhau: Giai đoạn tập hợp chi phí theo từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ . . . và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, nhóm sản phẩm . . . Xác định đối tượng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí cần được tập hợp trong kỳ đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành Phạm vi giới hạn tập hợp chi phí gồm có hai loại: - Nơi phát sinh chi phí: Là phân xưởng, bộ phận sản xuất hay giai đoạn công nghệ. . . - Nơi chịu chi phí: Sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. . . Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí là xác định hoạt động hay phạm vi của chi phí phát sinh làm cơ sở cho việc kế toán chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp khác nhau thì có đặc điểm tổ chức, đặc điểm quản lý, đặc điểm sản xuất cũng khác nhau. Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào: * Thứ nhất: Mục đích sử dụng chi phí, kế toán cần xác định chi phí được sử dụng cho mục đích gì. * Thứ hai: Đặc điểm phát sinh chi phí, căn cứ vào nơi chi phí được tập hợp: + Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng hay giới hạn kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng. + Căn cứ vào loại hình sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm như xí nghiệp đóng tầu, ô tô. Các doanh nghiệp có loại hình sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn thì thì đối tượng kế toán chi phí là nhóm sản phẩm như xí nghiệp sản xuất giày, bánh kẹo... * Thứ ba: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất: Nhằm phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo sản xuất và quản lý kinh tế nhạy bén, có hiệu quả cao, việc tổ chức sản xuất ở mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị là khác nhau. * Thứ tư: Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý: Đối với doanh nghiệp mà thực hiện hạch toán nội bộ một cách rộng rãi đòi hỏi phải kiểm tra chi phí, phân tích và đánh giá kết quả hạch toán kinh tế nội bộ đến các phân xưởng giai đoạn công nghệ. * Thứ năm: căn cứ vào yêu cầu tính giá thành. 2. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX. 2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) CPNVLTT là những chi phí về vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ của các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu điện... CPNVLTT thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức chi phí theo từng định mức. Thông thường CPNVLTT có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí đó có thể tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan đến chi phí trực tiếp, các chứng từ liên quan đến nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng. Nếu nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản phẩm thì lúc đó kế toán sẽ dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Phân bổ theo công thức: Ci = Trong đó : Ci : Là chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng thứ i. åC : Là tổng chi phí nguyên vật liệu là tập hợp cần phân bố. åT : Là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ. Ti : Là đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i. Chi phí nguyên liệu và vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất... Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là : Chi phí định mức, chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. Để tính toán tập hợp chính xác chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán cần chú ý kiểm tra xác định số nguyên liệu, vật liệu đã tính nhưng cuối kỳ vẫn chưa sử dụng hết và trị giá của phế liệu thu hồi nếu có, để loại ra khỏi chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong kỳ. Chi phí thực tế nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong kỳ = Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất đưa vào sử dụng _ Trị giá nguyên liệu, vật liệu còn lại cuối kỳ chưa sử dụng _ Trị giá phế liệu thu hồi Để tập hợp và phân bố chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổng hợp quá trình kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm : tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp, các khoản tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền lương chính trả theo thời gian mỗi người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày... thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là : Chi phí tiền công định mức. Giờ công định mức hoặc giờ công thực tế ; Khối lượng sản phẩm sản xuất, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, căn cứ tỷ lệ trích quy định để tính theo số tiền công đã tập hợp hoặc phân bổ từng đối tượng. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm trực tiếp thực hiện lao vụ trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu điện... việc tính toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể được phản ánh ở bảng phân bổ tiền công và bảo hiểm xã hội. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp của TK 622 chi phí nhân công trực tiếp có thể mở các chi tiết cần thiết. Trình tự kế toán theo sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổng hợp quá trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp. TK334 TK154(631) TK622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí Lương chính phụ và phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất TK 338 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo tiền lương của công nhân sản xuất TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (3) (4) (2) (1) 2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài 2 khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng ở phân xưởng, đội sản xuất chi phí khấu hao TSCĐ... Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng sản xuất, từng đội sản xuất. Cuối tháng chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng hoặc đội sản xuất nào kết chuyển vào tính giá thành của sản phẩm, công việc của phân xưởng hoặc đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, công việc có liên quan tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất có thể là : - Phân bổ theo chi phí tiền công trực tiếp. - Phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp. - Phân bổ theo chi phí tiền công và chi phí vật liệu trực tiếp. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí theo từng yếu tố, TK 627, chi phí sản xuất chung quy định có 6 TK cấp 2 : - TK 627.1 chi phí nhân viên phân xưởng. - TK 627.2 chi phí vật liệu. - TK 627.3 chi phí dụng cụ sản xuất. - TK 627.4 chi phí khấu hao TSCĐ. - TK 627.7 chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 627.8 chi phí bằng tiền khác. Tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp có thể mở thêm một số tài khoản cấp 2 khác để phản ánh một số nội dung chi phí hoặc yếu tố chi phí thích hợp. Trình tự kế toán theo sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổng hợp quá trình kế toán chi phí sản xuất chung TK334, 338 TK 627 TK154 (631) Kết chuyển chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Lương các khoản phải nôp của nv phân xưởng TK 152,153,(611) Giá trị vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng TK142 (421) Chi phí trả trước được tính vào chi phí sản xuất chung kỳ này (2) (6) (3) (1) TK 214 Khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng (4) TK 111,112,141,331 Chi phí khác bằng tiền (5) TK133 TK632 (7) Chi phí sản xuất hoạt động dưới công suất 2.4. Kế toán tổnghợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 2.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX. Kế toán tập hợp chi phí ssản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thương xuyên được thực hiện trên TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Trình tự kế toán theo sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKTX Trị giá phế liệu thu hồi . Cuối tháng kết chuyển chi phí NL - VL trực tiếp TK 622 Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK627 Cuối tháng kết chuyển chi phí sản xuất chung (2) (4) (3) (6) (8) (1) TK 155 Bồi thường phải thu do sản xuất hỏng (5) Xuất bán thẳng không qua kho (6) TK632 TK621 TK152 TK154 TK 138 Nhập kho thành phẩm (7) Hàng gửi bán không qua kho TK157 Dư cuối kỳ 2.4.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ : Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK áp dụng ở các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chỉ sản xuất một loại hoạt động. Để tiến hành tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 154 “CPSXKDD” để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, và sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”. Trình tự kế toán được thể hiện qua sơ đồ 1.5 Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ TK 621 Kết chuyển chi phí nguyên vật trực tiếp TK622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (2) (5) (3) (7) (1) TK 138(1388) Phế liệu thu hồi do có sản phẩm hỏng (6) Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành (7) TK632 TK154 TK154 TK631 TK 611 Tiền bồi thường phải thu về sản phẩm hỏng TK627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung (4) (8) 3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán để chi chép tập hợp chi phí sản xuất Sổ kế toán dùng để ghi chép tập hợp chi phí gồm hai hệ thống sổ cơ bản. - Sổ kế toán phục vụ cho kế toán tài chính tức là sổ kế toán tổng hợp : Tuỳ theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để có sổ kế toán khác nhau. - Sổ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị (kế toán phân tích và kế toán quản trị) : Đối với việc ghi chép tập hợp chi phí sản xuất, tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể và đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán mở các sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí theo đối tượng. Mẫu sổ chi tiết tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ mà kế toán có thể tự thiết kế nhưng nó phải đáp ứng được việc theo dõi chi tiết cho từng khoản mục chi phí đồng thời theo từng đối tượng tập hợp chi phí. - Tuỳ theo mô hình doanh nghiệp, yêu cầu quản lý. . . mà kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán đang được áp dụng trong các doanh nghiệp. - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.nhật ký chứng từ,nhật ký chung… - Mỗi hình thức kế toán có một đặc điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng, ưu và nhược điểm khác nhau, thích hợp với từng doanh nghiệp cụ thể có những đặc điểm, điều kiện riêng. Ví dụ với doanh nghiệp có khối lượng công việc lớn, sử dụng máy vi tính. . . thì thường áp dụng hình thức Nhật ký chung, hệ thống sổ sách bao gồm: - Sổ kế toán tổng hợp : Sổ nhật ký chung và sổ cái TK 153, TK 621, TK 622, TK 627, TK 154. . . - Các sổ kế toán chi tiết, sổ chi phí sản xuất, các bảng phân bổ nguyên._. vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, thẻ tính giá thành sản phẩm, sổ kế toán chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154. Khi tính giá thành tất cả 3 hình thức kế toán trên đều có đặc điểm luân chuyển chứng từ như sau : Sổ vật liệu, TSCĐ, tiền lương liên quan Sổ tổng hợp TK 621, TK 622, TK 627 Sổ tổng hợp TK 154, TK 631 Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp CPSX cho các đối tượng Chứng từ gốc SCT chi phí sản xuất theo từng đối tượng Đối chiếu Cuối kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ Chi phí trực tiếp SCT chi phí sản xuất chung CPSX chung Phân bổ (kết chuyển) III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ, chưa đến kì thu hoạch, chưa hoàn thành bàn giao, còn phải qua một số công đoạn nữa mới trở thành thành phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất trong kì sản xuất luôn luôn có một bộ phận sản phẩm đã hoàn thành và một bộ phận sản phẩm vẫn còn sản xuất dở dang đang nằm trên các công đoạn. Bộ phận sản phẩm này mặc dù đang còn là sản phẩm dở dang mhưng phải chịu chi phí bỏ ra hoặc là có chi phí dở dang thực tế phát sinh kì trước nhưng kì này mới bổ sung vào giá thánh sản phẩm . Do vậy để xác định được giá thành sản phẩm chính xác cần phải đánh giá, kiểm kê sản phẩm làm dở cuối kì: Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất có thể đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì theo một trong các Phương pháp sau: 1. Đánh giá SPDD theo CPNVLTT. Theo phương pháp này, chi phí cho SPDDCK chỉ đánh giá theo khoản mục CPNVLTT hoặc NVL chính trực tiếp. Công thức tính toán như sau: Dđk+Cn Dck = ------------------ x Sd Stp+Sd Trong đó: Dđk, Dck : CPSPDD cuối kỳ, đầu kỳ. Cn :CPNVLTT (NVL chính trực tiếp) phát sinh trong kỳ. Stp, Sd : Sản lượng SP hoàn thành, SPDD cuối kỳ. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có CPNVL chiếm tỷ trọng lớn trong GTSP. Phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng thông tin về CPSXDD có độ chính xác không cao. 2. Đánh giá SPDD theo khối lượng SP hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, mọi CPSX trong kỳ đều được tập hợp cho cả số SPDD, căn cứ vào mức độ hoàn thành của SPDD để quy đổi ra số SP hoàn thành tương đương. Đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu (CPNVLTT hoặc CPNVL chính) thì tính cho SP hoàn thành và SPDD như phương pháp trên. Đối với các chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến, sản xuất sản phẩm (CPNCTT và CPSXC) sẽ tính vào SPDDCK theo mức độ hoàn thành: Dđk + C Dck = -------------- x Stp’ Stp + Stp’ Trong đó: Stp’: sản phẩm hoàn thành tương đương. (Stp’= Sd x mức độ hoàn thành) Việc áp dụng phương pháp này có độ chính xác, hợp lý cao hơn song tính toán phức tạp hơn. Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng SPDD ở các khâu trong dây truyền tương đối đều nhau. 3. Đánh giá SPDD theo CPSX định mức. Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các định mức chi phí được xây dựng cho từng giai đoạn. CPSXKDDDCK được tính theo công thức sau: Dck = Sd x Định mức chi phí Ưu điểm của phương pháp này là tính toán nhanh tuy nhiên mức độ chính xác không cao. Phương pháp này được áp dụng với DN xây dựng được định mức chi phí hợp lý, chi tiết cho từng loại sản phẩm ở các công đoạn SX. IV. TỔ CHỨC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành. 1.1 Đối tượng tính GTSP. Đối tượng tính GTSP là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của chúng. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính GTSP của kế toán. Để xác định đúng đối tượng tính GTSP cần dựa vào các căn cứ sau: đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất từng loại sản phẩm, yêu cầu của công tác quản lý và trình độ hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành có thể là: từng sản phẩm, công việc, từng đơn đặt hàng đã hoàn thành, từng công trình. 1.2 Kỳ tính GTSP. Kỳ tính giá thành là kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Nguyên tắc chung kỳ tính giá thành phải là kỳ khi kết thúc quy trình công nghệ sản xuất hoặc kết thúc một giai đoạn công nghệ và phải phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý. Do vậy xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ của nhân viên tính GTSP. Kỳ tính giá thành có thể là theo tháng, quý hoặc tuỳ theo chu kỳ sản xuất thích hợp. 2. Phương pháp tính GTSP trong doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp được vận dụng để tính GTSP, lao vụ hoàn thành. Có nhiều phương pháp tính giáthành khác nhau, như là: + Phương pháp tính giá thành trực tiếp. + Phương pháp tính giá thành phân bước. + Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. + Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức. + Phương pháp tính giá thành theo hệ số. + Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ . . . Dù sử dụng phương pháp nào để tính giá thành thì trong giá thành luôn bao gồm 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Trong chuyên đề này, tôi chỉ xin trình bày nội dung của phương pháp tính giá thành giản đơn và phương pháp tính giá thành theo hệ số. 2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tổng hợp được cho đối tượng tính giá thành có liên quan, tính trực tiếp được tổng giá thành và giá thành đơn vị theo công thức: Gđv = Trong đó: Gđv: Giá thành đơn vị åG: Tổng giá thành Trong trường hợp có SPDD thì tiến hành đánh giá SPDD và tính riêng theo khoản mục: åG = Dđk + C - Dck Việc tính giá thành theo phương pháp này tiến hành đơn giản, kết quả được xác định nhanh chóng, tuy nhiên nếu sản phẩm phải qua nhiều công đoạn chế biến, tính giá thành theo phương pháp này sẽ không đem lại kết quả chính xác. Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất chỉ có một bước chế biến hoặc có nhiều bước chế biến nhưng quy mô nhỏ. 2.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số : Phương pháp tính giá thành theo hệ số áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau (liên sản phẩm) như trong công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong, Xí nghiệp nuôi bò sữa... Trong các trường hợp này đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ đó sản xuất hoàn thành. Nội dung phương pháp tính giá thành theo hệ số như sau : Trước hết phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật của sản phẩm đã quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn loại sản phẩm có đặc tính tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1. Ví dụ : Theo quy định của ngành nông nghiệp : Sản phẩm của ngành nuôi bò sữa là: 1kg bò sữa có hệ số 1, một con bê tách mẹ có hệ số 100. - Căn cứ sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi ra sản lượng, từng loại ra sản phẩm tiêu chuẩn ( sản phẩm có hệ số = 1). Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượngsản phẩm tiêu chuẩn = n å i=1 Qi . Hi Trong đó : Qi : là sản lượng thực tế của sản phẩm i Hi : là hệ số quy định cho sản phẩm loại i Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho cả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và chi phí của sản phẩm và chi phí của sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ để tính tổng giá thành của cả liên sản phẩm theo từng khoản mục (theo phương pháp tính giản đơn). - Tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của các loại sản phẩm chia cho tổng sản lượng của các loại sản phẩm đã quy đổi nhân với số lượng đã quy đổi của từng loại sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của từng loại chia cho sản lượng thực tế của từng loại trước khi quy đổi. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CễNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TèNH GIÁ THÀNH TẠI CễNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7 I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Cụng ty. Công ty cổ phần Cơ Khí và Xây Lắp số 7 là thành viên của Tổng Công Ty cơ khí xây dựng, là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập số 1803/QĐ- BXD ngày 19/11/2004 của Bộ Xây Dựng, trên cơ sở cũ là Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7( được đổi tên từ Công Ty Cơ Khí Xây Dựng Liên Ninh theo Quyết định số 1567/BXD-TCLĐ ngày 01/11/2000 của Bộ Xây Dựng- là Doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định số 165/BXD ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Nhà máy Cơ Khí Xây Dụng Liên Ninh, thành lập từ năm 1966). Tờn Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7. Tờn Giao dịch quốc tế: CONSTRUCTION AND MACHINERY JOINT STOCK COMPANY No 7. Tờn viết tắt: COMA 7. Trụ sở chớnh: KM14 Quốc lộ 1A- Thanh Trỡ – Hà Nội. Điện thoại: 04- 8615254,8614381 Fax: 04-8614294 Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định pháp luật, được đăng ký kinh doanh theo Luật định, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần đó được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Vốn, cổ phần. Vốn Điều lệ: 10.000.000.000( Mười tỷ đồng Việt Nam) Cổ phần phỏt hành lần đầu: 100.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng, với trị giá: 10.000.000.000 đồng. Giấy phộp kinh doanh số 109590 do ủy Ban Kế Hoạch thành Phố Hà Nội cấp ngày 17/2/1996. Ngày 01/08/1996 Nhà máy Cơ Khí Kiến Trúc Liên Ninh được đổi tên thành Nhà Máy Cơ Khí Liên Ninh theo Quyết định số 457 BXD/TCLĐ ngày 01/08/1990.Theo Quyết định số 165/BXD- TCLĐ ngày 05/05/1993 của Bộ Trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở tách phân xưởng sửa chữa máy gạch ngói ra khỏi nhà máy Kiến Trúc Gia Lâm.Mục đích sản xuất kinh doanh của nhà máy là phục vụ cho chiến trường. Lực lượng cán bộ công nhân viên chức đồng thời cũng là những chiến sĩ tự vệ đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, bảo vệ thiết bị, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Năm 1970, Nhà máy cơ khí kiến trúc Liên Ninh được đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Liên Ninh theo Quyết định 457 BXD/TCLĐ ngày 01/08/1990.Theo quyết định 165/BXD-TCLĐ ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Doanh nghiệp Nhà nước đơn vị mang tên Nhà máy Cơ Khí xây dựng Liên ninh trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Cơ Khí Xây Dựng – Bộ xây dựng.Ngày 02/01/1996 Nhà Máy Xây Dựng Liên Ninh được đổi tên thành Công ty Cơ Khí Xây Dựng Liên Ninh. Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Công ty Cơ Khí Xây Dựng và nghị quyết của Đại hội Đảng Bộ Công ty nhiệm kỳ lần thứ 18( 2002- 2003) đi sâu sản xuất thiết bị phục vụ cho công nghệ xi măng, công nghệ chế biến đá, gia công kết cấu thép có quy mô lớn và hiện đại, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và xây lắp trên phạm vi cả nước. Theo quyết định 1567/BXD ngày 01/11/2000 của Bộ Xây Dựng, Công ty cơ khí xây dựng Liên Ninh được đổi tên thành Công ty Cổ phần Cơ Khí và Xây lắp số 7 theo quyết định số 1803/QĐ- BXD ngày 19/11/2004 của Bộ Xây Dựng. Nếu như trước đây công ty chỉ là một cơ sở nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, công nhân không có việc làm, Nhà máy gần như lâm vào tỡnh trạng bế tắc, thỡ nay Cụng ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 đang trên đà phát triển về mọi mặt.Từ năm 1995 tới nay, dưới sự lónh đóo của Tổng Cụng ty Cơ Khí Xây dựng, Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 đó mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu xuất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm, Công ty cũng đó ỏp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Sau hơn 10 năm đổi mới Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 đó quỏn triệt đường lối của Đảng: Phát triển kinh tế nhiều thành phần vận động theo kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xó hội chủ nghĩa, phỏt triển kinh tế đi đôi với tiến hành công bằng xó hội.Cụng ty đó mạnh dạn tham gia chế tạo, lắp đặt nhiều công trỡnh trọng điểm của Nhà nước và của địa phương và đạt hiệu quả cao. Kết quả SXKD của Công ty trong 3 năm gần đây STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 26.441.235 29.076.587 30.553.458 Nộp ngân sách 927.295 1.586.615 1.284.210 Lợi nhuận 1.228.387 1.105.574 1.356.174 Thu nhập bình quân đầu người trên 1 tháng 724 1.008 1.008 Số lao động (người) 410 430 460 2. Đặc điểm bộ máy quản lý *Tổ chức bộ mỏy quản lý Là một DN chuyên sản xuất, gia công, xây lắp nên công tác tổ chức sản xuất kinh doanh rất linh hoạt, Công ty đó nõng cấp từ phõn xưởng thành các Xí nghiệp, Đội trực thuộc.Cơ chế quản lý cũng có nhiều nét đổi mới, Công ty đó xúa bỏ chế độ bao cấp cho các phân xưởng, đội trước đây, giao quyền tự chủ, tự hạch toán tạo điều kiện cho các Xí nghiệp, Đội chủ động trong sản xuất và kinh doanh, tỡm kiếm hợp đồng. Hiện nay, việc tổ chức thành các xí nghiệp, Đội trực thuộc đó giỳp Cụng ty quản lý lao động và điều hành sản xuất một cách có hiệu quả.Công ty có 5 phũng ban, và 4 xớ nghiệp, Đội trực thuộc theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cơ khí coma 7 Giám đốc Phụ trỏch chung Phó Giám đốc Kinh doanh Phó Giám đốc Kỹ Thuật Phũng Kế hoạch kinh doanh Phũng tài chớnh kế toỏn Phũng tổ chức hành chớnh Phũng Kỹ Thuật XN Đúc và KDVT thiết bị XN Cơ khí và Điện công trỡnh XN Chế tạo kết cấu thộp và xõy lắp XN xõy dựng Cụng trỡnh Trách nhiệm quyền hạn Bộ máy của Công ty: * Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. - Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty điều hành hoạt động của Công ty theo chế độ với nguyên tắc tập trung dân chủ và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ, bộ máy quản lý ngoài việc uỷ quyền cho Phó giám đốc. - Một Phó giám đôc kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty chỉ đạo, giám sát, triẻn khai toàn bộ công việc liên quan đến hoạt động sản xuất và quản lý thiết bị, máy móc của công ty, có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị. Trực tiếp quản lý và điều hành cỏc xớ nghiệp, phòng Kế hoạch sản xuất, phòng Kỹ thuật - KCS thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch, đáp ứng các chỉ tiêu sản lượng, chất lượng, tỷ lệ thu hồi và hao hụt bán thành phẩm, định mức vật tư…. -Một phó Giỏm đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo, giám sát, triển khai toàn bộ công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bao gồm: Trợ giúp giám đốc lập kế hoạch và triển khai các chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thông qua phòng Kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ của công ty. Trực tiếp phụ trách bộ phận xuất khẩu, duy trì và phát triển hoạt động xuấ khẩu của công ty dưới sự chỉ đạo của giám đốc,phụ trách công tác kỹ thuật công nghệ, chỉ đạo công tác quản lý thiết bị, thiết kế chế tạo sản phẩm ... *Khối văn phòng gồm: 4 phòng ban. Phòng Tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch về công tác tổ chức lao động, tiến hành các thủ tục về tuyển dụng, sa thải lao động, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý CBCNV. Quản lý lao động, tiền lương, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương. Quản lý các công tác hành chính theo các quy định của Nhà nước về Hành chính - văn thư - lưu trữ, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức phục vụ các hội nghị, hội họp, đảm bảo an ninh trật tự trong công ty. - Phòng kế hoạch kinh doanh: : Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cho lãnh đạo, đề xuất với lãnh đạo công ty các chiến lược, kế hoạch, biện pháp kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. Thực hiện các hoạt động thương mại để tiêu thụ hết sản phẩm của công ty. Trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu kiện của khách hàng.Lập kế hoạch sản xuất , kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm và cung cấp kịp thời, đúng số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thiết bị theo kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Phân tích đánh giá và tổng kết việc thực hiện kê hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, làm báo cáo định kỳ theo quy định, thực hiện công tác điều độ sản xuất. - Phòng kỹ thuật: là phòng chuyên môn giúp cho Ban giám đốc trong các lĩnh vực sau: + Tính toán thiết kế sản phẩm. + Giám sát về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, công trình trước khi xuất xưởng. + Quản lý thiết bị, kỹ thuật về an toàn và vệ sinh lao động. - Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước và theo điều lệ hoạt động của Tổng công ty và công ty. Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho giám đốc công ty trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để giám đốc có cơ sở chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Lập báo cáo tài chính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ tháng, quý, năm và các báo cáo bất thường khác. *Khối sản xuất gồm: 350 công nhân trực tiếp sản xuất, 4 xí nghiệp sản xuất chính. - Xí nghiệp Đúc: gồm có 6 tổ. - Xí nghiệp cơ khí và lắp ráp: 6 tổ. - Xí nghiệp kết cấu thép: gồm có 4 tổ. - Xí nghiệp Xây dựng công trình 3 tổ. 3.Mục tiêu và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cụng ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có tư cách pháp nhân, là đơn vị hoạch toán độc lập theo pháp luật Việt Nam, trực thuộc tổng Công ty Cơ Khí và Xây dựng- Bộ xây dựng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu trong các lĩnh vực sau: Sản xuất thiết bị mỏy múc cho ngành xõy dựng, vật liệu xõy dựng và cụng trỡnh đô thị. - Đầu tư kinh doanh phát triển và thi công xây dựng các công trỡnh dõn dụng, cụng nghiệp, giao thụng, thủy lơi, công trỡnh kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, cụng trỡnh đường dây điện, trạm biến áp điện, điện lạnh, hệ thống kỹ thuật cơ điện công trỡnh. - Gia công, lắp đặt khung nhôm kính, lắp đặt thiết bị. - Lập dự án đầu tư, thiết kế công trỡnh kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. - Kinh doanh nhà và bất động sản. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ, xuất khẩu lao động và chuyên gia kỹ thuật. - Sản xuât và kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại, sơn tĩnh điện, mạ décor vân gỗ, vân đá trên nhôm. - Kinh doanh nhà hàng khỏch sạn. - Đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực. - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật. Mục tiêu của Công ty là trở thành một Doanh nghiệp hàng đầu về chế tạo và kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị và phụ tùng, phụ kiện cho ngành sản xuât vật liệu xây dựng và xây dựng. Tư vấn xây dưng và kinh doanh phát triển nhà, xuất nhập khẩu vật tư… Đảm bảo dịch vụ thỏa món tới mức cao nhất cỏc yờu cầu đó thỏa thuận của khỏch hàng. Để thực hiện mục tiêu trên, Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp sô 7 cam kết duy trỡ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7. Công ty luôn luôn nỗ lực đặt vấn đề chất lượng hàng đầu, không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, cải tiến và nânh cao chất lượng sản phẩm phục vụ.Tạo mọi điều kiện cho cán bộ công nhân viên của mỡnh thường xuyên đào tạo nâng cao trỡnh độ, tay nghề có đủ năng nực cần thiết thực hiện mọi công việc được giao. Các sản phẩm dịch vụ do Công ty cung cấp trên thị trừong trong nước và quốc tế đó và đang là những minh chứng cho sự tin cậy cao của khách hàng.Đó chính là tính thỏa món đa dạng, hàm lượng công nghệ kĩ thuậtc cao, độ an toàn tuyệt đối cùng với sự phục vụ hết mỡnh và quan niệm hàng đầu về chữ tín.Công ty luôn mong muốn được hợp tác cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, vỡ sự phỏt triển của hai bờn trờn quan điểm cùng có lợi, hướng tới mục tiêu chung , góp phần thực hiện sự nghiệp HĐH- CNH đất nước. Trong những năm qua, với phương châm đẩy mạnh đầu tư, mở rộng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là tăng năng lực về chiều sâu trong lịch vực chế tạo cơ khí, mở rộng sang lĩnh vực xây lắp các công trỡnh dõn dụng, cụng nghiệp, giao thụng cầu đường, thủy lợi phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.Công ty đó tham gia thực hiện thành cụng nhiều dự ỏn như: Quốc lộ 2B, 2C, Đường Xuân Hũa - Hang Dơi – Đèo Nhe, San lấp mặt bằng và lấn biển Hạ Long, Đường Tân Long – Xuân Vân – Tuyên Quang, Cầu Đông Điềm Hà Tĩnh, Xây lắp đường dây 10/22KV và lắp đặt thiết bị tại trạm 110 KV Ba Chè – Núi 1- Thanh Hóa, Đường dây 10 KV và hạ thế thị xó Cao Bằng, Nhà Điều dưỡng và Phục hồi chức năng lao động, Công ty điện lực I, Khu vui chơi giải trí Sài Gũn- Mũi Nộ….KCT nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Xi măng Bút Sơn, Công ty mía đường Nghệ An, KTC lọc bụi xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỡ, Singapore, Malaysia, Nhà xưởng công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương, Dự án UGINOX Việt Nam, Nhà truyền thống Huyện Thanh trỡ…. Cỏc cụng trỡnh thi cụng đều đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, được các chủ đầu tư tín nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng tốt. 4.Tổ chức sản xuất và kinh doanh Cụng ty tổ chức sản xuất và kinh doanh theo mụ hỡnh xớ nghiệp sản xuất và các đội trực thuộc.Trong đó: (.) Xí nghiệp Đúc và kinh doanh thiết bị vật tư Đây là xí nghiệp hàng đầu của Công ty, chuyên kinh doanh, sản xuất các loại sản phẩm như gang, thép, vật tư thiết bị,,, đều rất cần cho ngành xây dựng và vật liệu xõy dựng.Sản phẩm của xớ nghiệp là sản phẩm chủ lực của Cụng ty. Doanh thu của xớ nghiệp vỡ vậy mà chiếm tỷ trong cao trong tổng doanh thu. (.) Xí nghiệp cơ khí và cơ điện công trỡnh Tiền thân của xí nghiệp là phân xưởng cơ khí và cơ điện công trỡnh.Hiện nay đó cú nhiều đổi mới về máy móc thiết bị, ngành nghề sản xuất và kinh doanh. Cũng khá đa dạng, cụ thể là sản xuất kinh doanh các lĩnh vực như: lắp đặt điện công trỡnh, lắp đặt máy công trỡnh, cỏc thiết bị mỏy. (.) Xớ nghiệp chế tạo kết cấu thộp và xõy lắp Xí nghiệp chuyên cung cấp, thiết kế các loại khung nhà xưởng, giàn không gian bằng khung thép hiện đang được các nhà thầu xây dựng sử dụng rất phổ biến.Do vậy, doanh thu của xí nghiệp qua các năm khá ổn định. (.) Xớ nghiệp xõy dựng và trang trớ trờn nhụm Xí nghiệp này được thành lập và đi vào sản xuất từ giữa quý 3 năm 2002, là kết quả của việc đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí và xây lắp số 7.Tuy vậy, ngay từ khi mới thành lập và đi vào sản xuất và kinh doanh, xí nghiệp đó đạt được doanh thu là 2.863.550.000 VNĐ, đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ việc đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty là có kết quả tốt. (.) Các đội trực thuộc. Đây là những đội thuộc sự quản lý của Cụng ty, cho nờn sẽ cú sự ưu ái hơn về mặt khách hàng, tuy nhiên việc sản xuất kinh doanh của các đội này mang tính thời vụ nên doanh thu của các đội này có tỷ trọng thấp nhất trong toàn Công ty. *Đặc điểm quy trỡnh sản xuất và kinh doanh của Cụng ty COMA Sơ đồ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tiếp thị ® Khai thỏc ® Thương thảo ® Ký hợp đồng ® Thiết kế ® Lập dự toỏn ® Mua vật tư ® Chuẩn bị thiết bị, nhõn lực, kỹ thuật ® Sản xuất ® Đóng gói ® Giao hàng ® Thanh toỏn Theo hỡnh thức trọn gúi từ mua vật tư đến bán hàng. Sản xuẩt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 900:2000 - Quản lý, điều hành sản xuất từ Cụng ty xuống tới cỏc xớ nghiệp thành viờn - Sản xuất theo dõy chuyền và dựa vào trờn cỏc tiờu chuẩn quốc tế, quốc gia và ngành. Sơ đồ quá trình chế tạo vật đúc của coma7 Bản vẽ, thiết kế Làm khuôn Chuẩn bị hỗn hợp cát Nấu chảy K.loại Rỡ khuôn, làm sạch SP Cắt đậu,hoàn thiện SP Nhiệt luyện Nhập kho( xuất bán cho khách) Rót KL KLKLKL KCS KCS KCS Xí nghiệp Đúc là xí nghiệp hàng đầu của Công ty với sô nhân viên và công nhân trong xí nghiệp là 56 người được chia làm 6 tổ: Tổ văn phũng, tổ khuụn bi,, tổ phụ tựng, tổ hoàn thiện, tô vận hành, tổ khuôn thủ công 1 và 2.Sản phẩm của Xí nghiệp có nhiều loại, đa dạng như Bi đúc nghiền Clainke cho các nhà máy Ximăng chủ lực trong Công ty, các tấm lót, con sũ, hàng phụ tựng thay thế như bánh răng, bánh đà cho các máy nghiền.Tất cả các sản phẩm này đều phục vụ cho các nhà máy xi măng, hóa chất…trong đó sản phẩm Bi đúc là mặt hàng chủ lực của Công ty và của xí nghiệp.Trong khuôn khổ đề tài và thời gian giới hạn, em xin chỉ viết về quy trỡnh sản xuất và chế tạo sản phẩm Bi. Đầu tiên, Bi đúc được trộn từ hỗn hợp nước thủy tinh, cát trắng và cát tái sinh.Đổ ra khuôn và đóng rắn bằng khí CO2.Sau đó ghép khuôn.Bằng cách, rán hai nửa của mẫu vào hỗn hợp bằng đất sét trộn nước thủy tinh, đọi khô va ghép khuôn.Sau đó thỡ rỏp khuụn bằng cỏch chốn khuụn ở trong hũm khuụn bằng hỗn hợp cỏt đúc bằng đất sét.Sau đó là quy trỡnh nấu rút bằng cỏch nấu chảy kim loại ở trong lũ ở nhiệt độ 1600-1650 độ C.Tiếp theo là làm sạch bằng máy làm sạch sản phẩm.Sau đó bi được cho vào lũ nung phản xạ, nhiệt độ nung 750-850 độ C.Sau đó là tôi bi.Bi lại được tiếp tuc cho ra bàn quay bi và làm nguội trực tiếp ở trên bàn bằng quạt gió có phun nước sương.Và cuối cùng cho bi vào lũ ram bằng điện ở nhiệt độ 350-400 độ C.Và kết thúc quy trỡnh làm bi. 5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Do có đặc điểm là địa bàn hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh tập trung tại một địa điểm nên công ty tổ chức kế toán theo hình thức tập trung và được hạch toán độc lập. Vài nét khái quát việc tổ chức kế toán tại công ty: + Chế độ kế toán: Theo quy định hiện hành, cụ thể: Luật kế toán năm 2003 Thông tư số 89/2002/TT ngày 9/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Trưởng Tài chính. Quyết định số 165//2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06)chuẩn mực kế toán kế toán Việt Nam. Thông tư số 45/2003 TT-BTC ngày 15/5/203 của Bộ tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư... + Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01/01/N, kết thúc ngày 31/12/N. + Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Phần mềm kế toỏn sử dụng là: AC –NET ( trang sau) + Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. + Phương pháp đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá, theo phương phỏp đường thẳng. Nguyên tắc đánh giá: Kết hợp cả phương pháp đánh giá hao mũn hưu hỡnh và hao mũn vụ hỡnh + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá: Giản đơn - Tổ chức bộ máy kế toán . 5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của COMA7. Sơ đồ bộ máy phòng kế toán tài chính ở coma7 Trưởng phòng Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp, và tính ZSP Kế toán ngân hàng Kế toán TT,lươngBHXH Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán công trình Thủ quỹ *Về nhân sự: Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Đôn đốc kiểm tra các phần hạch toán chi tiết và tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính quý, năm. Lập kế hoạch tài chính ngắn, dài hạn phục vụ cho các kế hoạch sản xuất và đầu tư của công ty. Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy chế, thể chế tài chính kế toán áp dụng tại Công ty phù hợp với các quy định, thể chế tài chính kế toán của Nhà nước. Kiểm tra và đôn đốc thu hồi các khoản nợ của Công ty. Tổng kết đánh giá tình hình quản lý, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, đánh giá việc sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, các biện pháp làm tăng vòng quay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kiểm duyệt các báo cáo văn bản do phòng soạn thảo, ký các chừng từ nhập, xuất, thu, chi, và các chứng từ về thanh, quyết toán... Phó phòng - Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, chịu trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, theo dõi các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, lập các báo cáo thuế, báo cáo nhanh, báo cáo Quyết toán tài chính của Công ty. Kế toán ngân hàng: Mở sổ theo dõi, kiểm tra đối chiếu các khoản tiền về, tiền gửi vào ngân hàng, kiểm hạch toán chi tiết và tổng hợp sự biến động về Tài sản cố định, khấu hao Tài sản cố định.Sửa chữa TSCĐ, tình hình thanh toán các khoản tiền lương, tiền công, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, cho Cán bộ công nhân viên hàng tháng. Kế toán vật tư: hạch toán chi phí tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu, CCDC, chi phí quản lý xí nghiệp và các khoản tạm ứng công nợ. Kế toán công trình: Theo dõi phản ánh chính xác giá trị các khoản thiệt hại trong thi công lắp đặt. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt báo cáo tồn quỹ hàng tháng, ngày và nộp vào ngân hàng. Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung ở coma7 Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái TK Bảng cân đối Tài khoản Báo cáo tài chính Sổ nhật ký - NKTT - NKCT Sổ quỹ Sổ chi tiết Các tài khoản Bảng tổng hợp Chi tiết số phát sinh từng Tài khoản Ghi chú: Ghi báo cáo hàng ngày Cuối tháng ghi Đối chiếu Þ Nội dung hình kế toán Nhật ký chung: - Hàng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì có các chứng từ gốc đi kèm, các chứng từ gốc này hàng ngày được đưa vào sổ nhật ký, nên các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ chi tiết tài khoản; trong trường hợp các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu chi tiền mặt thì các phiếu thu, chi được chuyển cho bộ phận thủ quỹ, để vào sổ cuối tháng rút ra số dư. Sau đó phiếu thu, chi được chuyển cho kế toán tiền mặt vào sổ Nhật ký thu, chi đến cuối tháng rút ra số dư đối chiếu vào sổ quỹ và lên phiếu kế toán chuyển cho kế toán tổng hợp lên sổ cái. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7 ( Tại xí nghiệp Đúc) Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại Công ty Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác thì yếu tố đầu tiên là kế toán phải xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ quản._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3353.doc