Phần mở đầu
Trong nền sản xuất hàng hoá, để sản xuất sản phẩm bao giờ cũng cần có hai yếu tố : sức lao động và tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tác dụng khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại được chia thành hai bộ phận : đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tài sản cố định là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nhưng không phải tất cả các tư liệu sản xuất đều là tài sản cố định mà chỉ những tư liệu sản suất đủ về mặt giá trị và thời gian sử dụng theo quy định t
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán tài sản cố định & phân tích tình hình trang bị & sử dụng tài sản cố định tại Công ty Truyền tải điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong chế độ quản lý của Nhà nước mới coi là tài sản cố định.
Đối với mỗi doanh nghiệp tài sản cố định là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh là hình thái biểu hiện của vốn cố định, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đồng thời là điệu kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động. tài sản cố định gắn liền với doanh nghiệp trong thời kỳ phát triển nền kinh tế đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò tài sản cố định lại càng quan trọng. Điều đó muốn nói rằng doanh nghiệp nào biết vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sử dụng tài sản cố định thì càng có điều kiện thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đứng vững và phát triển được trong giai đoạn này, doanh nghiệp còn cần phải biết cách kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả vì đó là vấn đề sống còn của bất cứ doanh nghiệp nào. Do vậy vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một yêu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý công suất tài sản cố định , đòi hỏi doanh nghiệp luôn chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế mà trước hết là hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ của mình là một công cụ đắc lực cho quản lý, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho quản lý. Tổ chức hạch toán tài sản cố định là một khâu của hạch toán kế toán và là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định . Sau một thời gian thực tập tại Công ty Truyền tải điện I, đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Em nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định.
Trên cơ sở những kiến thức có được từ học tập, nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn PGS - TS Nguyễn Thị Đông trưởng khoa, giảng viên Khoa Kế toán - Đại học kinh tế Quốc dân và các anh chị cán bộ kế toán của Công ty Truyền tải điện I em đã viết chuyên đề: “Tổ chức kế toán tài sản cố định và phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Truyền tải điện I ”.
Chuyên đề gồm các nội dung sau:
Chương 1
Những vấn đề lý luận chung về kế toán và
phân tích tình hình quản lý và sử dụng
tài sản cố định Trong các doanh nghiệp
I. Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh:
1. Tài sản cố định ở các doanh nghiệp - Sự cần thiết phải hạch toán :
1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định:
Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhà xưởng các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các tài sản cố định vô hình v.v.. Trong quá trình đó, mặc dù tài sản cố định bị hao mòn nhưng nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thông thường, khi tài sản cố định bị hỏng thì được sửa chữa khôi phục để kịp thời sản xuất, chỉ khi nào nó đã bị hao mòn hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế.
Theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, mọi tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi nó thoả mãn đồng thời cả hai yếu tố sau:
+ phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
+ Có giá trị từ 5.000.000 đồng ( năm triệu đồng VN ) trở lên.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là công cụ lao động nhỏ, được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng tiêu chuẩn thứ hai cũng thường xuyên cần có sự điều chỉnh phối hợp với tình hình biến động của từng kỳ. Trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp là phức tạp hơn. Trước hết là việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là tài sản cố định cuả doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn phải dựa vào tính chất công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở những trường hợp này được coi là tài sản cố định song trường hợp khác chỉ coi là đối tượng lao động. VD: Máy móc thiết bị, nhà xưởng... dùng trong sản xuất là các tài sản cố định song nếu đó là các sản phẩm mới hoàn thành đang được bảo quản trong kho thành phẩm chờ tiêu thụ hoặc là các công trình XDCB bàn giao thì chỉ được coi là các đối tượng lao động, Hai là một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng thứ thì không đủ tiêu chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng như một hệ thống thì cả một hệ thống đó coi như một tài sản cố định. VD: trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, 1 văn phòng, 1 phòng khách sạn, một vườn cây lâu năm...
Tài sản cố định có những đặc điểm riêng biệt như thời gian sử dụng lâu dài, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất.
Về mặt hiện vật: tham gia nhiều chu kỳ sản xuất nhưng giá trị sử dụng giảm dần cho đến khi hư hỏng hoàn toàn.
Về mặt giá trị: Tài sản cố định được biểu hiện dưới hai hình thái:
+Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật tài sản cố định.
+ Một bộ phận giá trị tài sản cố định chuyển vào sản phẩm và bộ phận này sẽ chuyển hoá thành tiền khi bán được sản phẩm.
Bộ phận thứ nhất ngày càng giảm, bộ phận thứ hai ngày càng tăng cho đến khi bảng giá trị ban đầu của tài sản cố định khi kết thúc quá trình vận động. Như vậy khi tham gia vào quá trình sản xuất, nhìn chung tài sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật nhưng tính năng công suất giảm dần tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi. Bộ phận giá trị hao mòn đó chuyển vào giá trị sản phẩm mà nó sản xuất ra và gọi là trích khấu hao cơ bản. Khi tài sản cố định tiêu thụ thì phần khấu hao đó chuyển thành vốn tiền tệ. Theo định kỳ vốn này được tích luỹ lại thành nguồn vốn xây dựng cơ bản để tái sản xuất tài sản cố định khi cần thiết. Tài sản cố định không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị. Nói cách khác, tài sản cố định là một hàng hoá như một hàng hoá thông thường khác, thông qua mua bán trao đổi, nó có thể chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường tư liệu sản xuất.
Qua những điều phân tích trên, có thể định nghĩa tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.
1.2. Vai trò và yêu cầu quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp:
1.2.1- Vai trò tài sản cố định trong doanh nghiệp:
Trong lịch sử phát triển nhân loại, các cuộc đại cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề về cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá của quá trình sản xuất, đổi mới cải tiến hoàn thiện tài sản cố định. Nếu xem ở góc độ vĩ mô cho chúng ta thấy: Trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường, yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển là uy tín chất lượng sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài còn thực chất bên trong là các máy móc thiết bị quy trình công nghệ sản xuất chế biến có đáp ứng được yêu cầu của tài sản hay không? Theo Mác “ TSCĐ là xương là bắp thịt sản xuất ” TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế Quốc dân. Nó thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp . Các TSCĐ được cải thiện hoàn thiện đổi mới và sử dụng nó có hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
1.2.2- Yêu cầu quản lý tài sản cố định:
- Phải quản lý tài sản cố định như là yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, góp phần tạo năng lực sản xuất đơn vị. Do đó kế toán phải cung cấp thông tin về số lượng tài sản hiện có tại đơn vị, tình hình biến động tăng giảm của tài sản cố định trong đơn vị.
- Kế toán phải cung cấp những thông tin về các loại vốn đã đầu tư cho tài sản và chi tiết vốn đầu tư cho chủ sở hữu, phải biết được nhu cầu vốn cần thiết để đầu tư mới cũng như để sửa chữa tài sản cố định.
- Phải quản lý tài sản cố định đã sử dụng như là một bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, yêu cầu kế toán phải tính đúng tính đủ mức khấu hao tích luỹ từng thời kỳ kinh doanh theo hai mục đích: thu hồi được vốn đầu tư hợp lý và đảm bảo khả năng bù đắp được chi phí.
- Quản lý tài sản cố định còn là bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp không những đảm bảo cho tài sản cố định “ sống có ích ” cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tái sản xuất và có kế hoạch đầu tư mới khi cần thiết
1.3- Nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời mọi sự biến động về số lượng hiện trạng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ doanh nghiệp, việc mua sắm đầu tư, bảo quản và sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp.
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố địnhvào chi phí sản xuất kinh doanh với mức độ hao mòn của tài sản theo chế độ quy định.
- Tham gia việc xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch sửa chữa cải tạo liên quan đến tài sản cố định hiện có.
- Thiết kế hệ thông sổ sách chi tiết và phương pháp hạch toán chi tiết cho tài sản.
- Thiết kế khối lượng công tác kế toán tổng hợp theo từng hình thức sổ kế toán.
- Tham gia kiểm kê và đánh giá lại theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn.
2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định:
2.1- phân loại tài sản cố định:
2.1.1- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
- TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vậntải, vật kiến trúc...
- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có thực thể hữu hình nhưng đại diện cho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ sở hữu được hưởng quyền lợi kinh tế.
Phân loại theo hình thái biểu hiện giúp cho người quản lý có một cái nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp tình hình thực tế. Cách phân loại này còn giúp doanh nghiệp có các biện pháp quản lý tài sản tính toán khấu hao khoa học và hợp lý đối với từng loại tài sản.
2.1.2- phân loại theo quyền sở hữu:
Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm hai loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
* TSCĐ tự có: là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, nguồn vốn cổ phần.
* TSCĐ thuê ngoài: là tài sản cố định đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê.
- Theo thông lệ Quốc tế, các tài sản cố định được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong những điều kiện sau đây:
- Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng.
- Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 ( 75% ) thời gian hữu dụng của TSCĐ thuê.
- Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị TSCĐ thuê.
2.1.3- Phân loại TSCĐ hữu hình và vô hình được phân loại, sắp xếp một cách chi tiết, cụ thể hơn.
- TSCĐ hữu hình được chia làm 6 loại:
- Loại 1( nhà cửa, vật kiến trúc ): là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng...
Loại 2 ( máy móc thiết bị ): là toàn bộ các máy móc, thiết bịdùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...
Loại 3 ( phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn ): là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải...
- Loại 4 ( thiết bị, dụng cụ quản lý ): là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện, thiết bị , dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt...
- Loại 5 ( vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm ): là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh... súc vật làm việc hoặc chỏan phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn bò...
- loại 6 ( Các TSCĐ khác ): là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh tác phẩm nghệ thuật...
- TSCĐ vô hình được phân loại như sau:
- Quyền sử dụng đất: phản ảnh giá trị TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng một diện tích đất, mặt nước, mặt biển... trong một thời gian nhất định.
- Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang: là các chi phí phát sinh lúc doanh nghiệp mới thành lập như cho công tác thăm dò lập dự án dầu tư, chi cho hội họp, quảng cáo, khai trương...
- Bằng phát minh sáng chế; là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế hoặc trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế.
- Chi phí nghiên cứu phát triển: là các chi phí cho việc nghiên cứu phát triển doanh nghiệp do đơn vị tự thực hiện hoặc thuê ngoài.
- Lợi thế thương mại: là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các tài sản cố định hữu hình bởi:
Thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp.
- TSCĐ vô hình khác: bao gồm các loại TSCĐ vô hình khác chưa được quy định phản ánh ở trên như: quyền đặc nhượng, quyền thê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nhãn hiệu hoặc tên hiệu...
Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và phương pháp khấu hao thích hợp đối với từng loại, nhóm tài sản cố định.
Ngoài ra: doanh nghiệp còn có cách phân loại khác để phục vụ nhu cầu quản lý như: phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng, phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tếv.v...
2.2- Đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ tại từng thời điểm nhất định. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Do yêu cầu hạch toán TSCĐ phải phù hợp với đặc điểm của TSCĐ nên chúng được đánh giá theo ba chỉ tiêu: nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
2.2.1- Nguyên giá TSCĐ:
Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí lắp đặt , chạy thử, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng: thuế và lệ phí trước bạ ( nếu có ).
Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
2.2.1.1- Đối với TSCĐ hữu hình:
+ TSCĐ doanh nghiệp mua sắm:
Nguyên giá = giá mua + phí tổn trước khi dùng - chiết khấu
giảm giá (nếu có)
Giá mua là giá mua ghi trên hoá đơn. Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá mua không bao gồm thuế. Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì thuế được hạch toán vào giá mua.
Phí tổn trước khi dùng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản thuế lệ phí được tính vào giá trị tài sản ( lệ phí trước bạ ) doanh nghiệp đã và sẽ trả bằng tiền.
+ TSCĐ loại đầu tư xây dựng ( cả tự làm và thuê ngoài ).
Nguyên giá = Giá trị của tài sản ghi trên + phí tổn trước khi dùng
biên bản giao nhận vốn
Phí tổn trước khi sử dụng: Các chi phí tân trang, vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt chạy thử.
+ TSCĐ do Tổng Công ty điều chỉnh từ Công ty khác.
Nguyên giá bên nhận là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để xác định các chỉ tiêu nguyên giá, có khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định và phản ánh vào sổ kế toán.
+ TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận lại vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa.
Nguyên giá = Giá trị theo đánh giá thực tế + phí tồn trước khi đưa
Của Hội đồng giao nhận vào sử dụng.
Phí tổn trước khi sử dụng: các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ ( nếu có )... mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
2.2.1.2- Đối với TSCĐ vô hình:
+ Chi phí về đất sử dụng: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm tiền chi ra để có quyển sử dụng đất, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp trả tiền sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ nhiều năm thì chi phí này được phân bổ đều vào chi phí kinh doanh trong kỳ không hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp: là các chi phí hợp lý hợp lệ và cần thiết liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị cho khai sinh ra doanh nghiệp gồm: chi phí cho công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư và chi phí thẩm định dự án... Nếu những chi phí này được các nhà thành lập doanh nghiệp đồng ý và được ghi vào vốn điều lệ của doanh nghiệp.
+ Chi phí nghiên cứu, phát triển: là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
+ Chi phí về bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả,mua bán quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu được Nhà nước cấp bằng phát minh, bằng sáng chế hoặc các chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả, nhãn hiệu chuyển giao công nghệ... mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí về lợi thế thương mại là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm.
Chênh lệch phải trả thêm = Giá mua - Giá trị của các tài sản
do đánh giá thực tế
Lợi thế được hình thành bởi ưu thế về vị trí kinh doanh, về danh tiếng và uy tín với bạn hàng, về trình độ tay nghề người lao động, về tài điều hành của ban quản lý doanh nghiệp đó.
2.2.1.3- Đối với TSCĐ thuê tài chính:
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định cho thuê tài chính dựa vào tính chất của hợp đồng thuê, trong mọi trường hợp khi xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phải đảm bảo mối quan hệ cân đối sau:
Nợ phải trả theo hợp đồng = Giá trị hiện tại của TSCĐ thuê + Thuế GTGT ( giá trị gia tăng ) của TSCĐ thuê + lãi phải trả hàng kỳ.
3. Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định:
3.1-Chứng từ TSCĐ với thẻ TSCĐ và công tác hạch toán ban đầu:
Trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng hay giảm TSCĐ.
Mỗi khi có TSCĐ tăng hay giảm thì phải có các chứng từ để cho vào hồ sơ:
Biên bản nghiệm thu TSCĐ, biên bản bàn giao (Giao nhận) TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng các hoá đơn chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa, giấy vận chuyển, bốc dỡ.
Khi đưa vào sử dụng mỗi TSCĐ được theo dõi riêng bằng 1 thẻ TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ tài sản cố định được lập 1 bản và để tại phòng kế toán, kế toán viên theo dõi TSCĐ có trách nhiệm theo dõi và ghi chép đầyđủ tình hình sửa chữa các thay đổi của TSCĐ và tính trích khấu hao TSCĐ. Trên thẻ ghi rõ tên TSCĐ, nước sản xuất, năm sản xuất, ngày mua , ngày đưa TSCĐ vào sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập chung tại hòm thẻ, trong đó chia thành nhiều ngăn để xếp theo yêu cầu phân loại TSCĐ, chi tiết theo đơn vị sử dụng và số hiệu tài sản. Mỗi nhóm này được lập chung 1 phiếu hạch toán tăng, giảm hàng tháng trong năm.
Thẻ TSCĐ sau khi lập xong phải đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ này lập chung cho toàn doanh nghiệp 1 quyển và từng đơn vị sử dụng TSCĐ mỗi nơi 1 quyển để theo dõi.
Mẫu thẻ TSCĐ
chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
SH
NT
Diễn giải
Nguồn vuốn đầu tư
TK đối ứng
Nguyên giá
Thời gian sử dụng
TK đối ứng
Mức khấu hao năm
Luỹ kế từ khi sử dụng
Phương pháp hạch toán ban đầu
*- Doanh nghiệp được biếu tặng, viện trợ TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:
Đây là các trường hợp doanh nghiệp nhận được TSCĐ nhưng không phải trả tiền mua nên kế toán hạch toán tăng TS và thu nhập khác. Các bút toán ghi sổ như sau:
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan kế toán nghi:
Nợ TK 211: Tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình
Có TK 711: Tăng thu nhập khác.
*- Được cấp trên cấp hoặc nhận vốn góp bằng TSCĐ:
Trường hợp doanh nghiệp được cấp vốn hoặc được các bên tham gia liên doanh góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào biên bản gian nhận TSCĐ và kết luận của hội đồng định giá TSCĐ góp vôna, kế toán ghi:
Nợ TK 211: tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình
Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh.
*- Tăng do mua sắm TSCĐ:
Sơ đồ số 1: Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm
TK 111, 112, 331, 341,.... TK 211, 213
(1)
TK 133
(2)
TK 241
(3) (4)
Chú thích:
(1) - Giá mua và các chi phí trước khi sử dụng của TSCĐ
(2) - Thuế GTGT được khấu trừ
(3) - Các chi phí cho XDCB
(4) - Giá trị được quyết toán của công trình XDCB hoàn thành
* Tăng do nhập khẩu TSCĐ:
Bút toán 1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá mua bao gồm cả thuế nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 211,213: nguyên giá TSCĐ
Có TK 333 (3333): Thuế nhập khẩu (nếu có)
Có TK 111,112: Số đã thanh toán
Có TK 341: Tiền mua TSCĐ được thanh toán bằng tiền vay
Có TK 331: Số tiền còn lại phải trả người bán.
Bút toán 2: Phản ánh thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu và thuế GTGT được khấu trừ nếu có:
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ
Có TK 333 (33312): Thuế GTGT phải nộp
thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Thuế GTGT phải Giá mua thuế nhập Thuế xuất
nộp của TSCĐ = TSCĐ tại cửa + khẩu phải x thuế GTGT
nhập khẩu khẩu nộp
Nếu TSCĐ nhập khẩu không dùng để sản xuất - kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp khi mua được tính vào nguyên giá của TSCĐ này:
Nợ TK 211,213 Thuế GTGT phải nộp
Có TK 333 (33312 khi mua TSCĐ
* Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp.
Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD ghi:
Nợ TK 211: nguyên giá - Ghi theo giá mua trả tiền ngay.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải
thanh toán trừ vào giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331: Tổng thanh toán
Khi định kỳ thanh toán trả tiền cho người bán
Nợ TK 331: Số phải trả định kỳ
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp của từng kỳ:
Nợ TK 635 Số lãi phải trả trong kỳ
Có TK 242
* Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất:
Khi mua TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD:
Nợ TK 211: NG TSCĐ hữu hình - Chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc
Nợ TK 213: NG TSCĐ vô hình - Chi tiết quyền sử dụng đất
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,331 ,...: Tổng số tiền phải thanh toán.
*: Tăng TSCĐ hữu hình do trao đổi bằng TSCĐ khác:
- Khi trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 211: NG TSCĐ ghi theo GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi
Nợ TK 214: Giá trị khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 211: NG của TSCĐ HH đưa đi trao đổi
- Khi ửtao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự:
Nợ TK 811: GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi
Nợ TK 214: Giá trị TSCĐ đã khấu hao
Có TK 211: NG TSCĐ hữu hình.
Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi:
Nợ TK 131: Tổng thanh toán
Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi ghi:
Nợ TK 211: Giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận được do trao đổi
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131: Tổng giá thanh toán
*Tăng TSCĐ hữu hình tự chế:
Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Giá trị TSCĐ được xuất kho ra sử dụng
Có TK 154: Giá trị TSCĐ SX xong đưa vào sử dụng ngay.
Đồng thời ghi tăng TSCĐ HH
Nợ TK 211 : NG
Có TK 512: Giá thành thực tế SX ra.
Chi phí lắp đặt chạy tử....
Nợ TK 211 : TSCĐ HH
Có TK 111, 112, 331, ...
*- Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao
Sơ đồ số 2: Hạch toán tăng TSCĐ do XDCB bàn giao
TK 152, 153 TK 241 TK 211, 213
(1) (3)
TK 111, 112 331 TK 133
(2)
(4)
Chú thích:
(1) - Các chi phí XDCB phát sinh
(2) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
(3) - Kết chuyển giá trị dược quyết toán của công trìng XDCB hoàn thành vào nguyên giá TSCĐ
(4) - Các chi phí trước khi sử dụng TSCĐ phát sinh.
3.2- Tài khoản sử dụng:
TK 211 - TSCĐ HH: Dùng phản ánh nguyên giá hiện có và theo dõi biến động nguyên giá của TSCĐHH
Bên nợ: NG TSCĐ HH tăng
Bên có: NG TSCĐHH giảm
Dư nợ: NG TSCĐ HH hiện có tại doanh nghiệp.
TK này được chia thành các TK cấp 2 như sau.
-TK 2112 - nhà cửa vật kiến trúc
- TK2113 - Máy móc thiết bị
- TK2114 - Phương tiện vận tải truyền dẫn
- TK 2115 - Thiết bị dụng cụ quả lý
- TK 2116 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
- TK 2118 - TSCĐ HH khác
TK 213 - TSCĐ vô hình
bên Nợ : NGTSCĐ VH tăng
bên có: NG TSCĐ VH giảm
TK này được chia thành các TK cấp 2:
- TK 2131 - Quyền sử dụng đất
- TK 2132 - Quyền phát hành
- TK 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế
- TK 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá
- TK 2135 - Phần mềm máy vi tính
- TK 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
- TK 2138 - TSCĐ VH khác
TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Bên nợ: Giá trị hao mòn giảm của TSCĐ
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao, do đáng giá lại
Dư có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có tại DN
TK này có các TK cấp 2 sau:
- TK 2141 - Hao mòng TSCĐ Hữu hình
- TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đo thuê
- TK 2143 - Hao mòn TSCĐ Vô Hình
3.3 Kế toán nghiệp vụ TSCĐ:
3.3.1- Kế toán tăng tài sản cố địnn hữu hình, vô hình:
3.3.1.1- Doanh nghiệp được biếu tặng, viện trợ TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:
Đây là các trường hợp doanh nghiệp nhận được TSCĐ nhưng không phải trả tiền mua nên kế toán hạch toán tăng TS và thu nhập khác. Các bút toán ghi sổ như sau:
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan kế toán nghi:
Nợ TK 211: Tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình
Có TK 711: Tăng thu nhập khác.
3.3.1.2- Được cấp trên cấp hoặc nhận vốn góp bằng TSCĐ:
Trường hợp doanh nghiệp được cấp vốn hoặc được các bên tham gia liên doanh góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào biên bản gian nhận TSCĐ và kết luận của hội đồng định giá TSCĐ góp vôna, kế toán ghi:
Nợ TK 211: tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình
Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh.
3.3.1.3- Tăng do mua sắm TSCĐ:
Sơ đồ số 3: Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm
TK 111, 112, 331, 341,.... TK 211, 213
(1)
TK 133
(2)
TK 241
(3) (4)
Chú thích:
(1) - Giá mua và các chi phí trước khi sử dụng của TSCĐ
(2) - Thuế GTGT được khấu trừ
(3) - Các chi phí cho XDCB
(4) - Giá trị được quyết toán của công trình XDCB hoàn thành
* Tăng do nhập khẩu TSCĐ:
Bút toán 1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá mua bao gồm cả thuế nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 211,213: nguyên giá TSCĐ
Có TK 333 (3333): Thuế nhập khẩu (nếu có)
Có TK 111,112: Số đã thanh toán
Có TK 341: Tiền mua TSCĐ được thanh toán bằng tiền vay
Có TK 331: Số tiền còn lại phải trả người bán.
Bút toán 2: Phản ánh thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu và thuế GTGT được khấu trừ nếu có:
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ
Có TK 333 (33312): Thuế GTGT phải nộp
thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Thuế GTGT phải Giá mua thuế nhập Thuế xuất
nộp của TSCĐ = TSCĐ tại cửa + khẩu phải x thuế GTGT
nhập khẩu khẩu nộp
Nếu TSCĐ nhập khẩu không dùng để sản xuất - kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp khi mua được tính vào nguyên giá của TSCĐ này:
Nợ TK 211,213 Thuế GTGT phải nộp
Có TK 333 (33312 khi mua TSCĐ
* Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp.
Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD ghi:
Nợ TK 211: nguyên giá - Ghi theo giá mua trả tiền ngay.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải
thanh toán trừ vào giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331: Tổng thanh toán
Khi định kỳ thanh toán trả tiền cho người bán
Nợ TK 331: Số phải trả định kỳ
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp của từng kỳ:
Nợ TK 635 Số lãi phải trả trong kỳ
Có TK 242
* Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất:
Khi mua TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD:
Nợ TK 211: NG TSCĐ hữu hình - Chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc
Nợ TK 213: NG TSC._.Đ vô hình - Chi tiết quyền sử dụng đất
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,331 ,...: Tổng số tiền phải thanh toán.
3.3.1.4: Tăng TSCĐ hữu hình do trao đổi bằng TSCĐ khác:
- Khi trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 211: NG TSCĐ ghi theo GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi
Nợ TK 214: Giá trị khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 211: NG của TSCĐ HH đưa đi trao đổi
- Khi ửtao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự:
Nợ TK 811: GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi
Nợ TK 214: Giá trị TSCĐ đã khấu hao
Có TK 211: NG TSCĐ hữu hình.
Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi:
Nợ TK 131: Tổng thanh toán
Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi ghi:
Nợ TK 211: Giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận được do trao đổi
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131: Tổng giá thanh toán
3.3.1.5 Tăng TSCĐ hữu hình tự chế:
Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Giá trị TSCĐ được xuất kho ra sử dụng
Có TK 154: Giá trị TSCĐ SX xong đưa vào sử dụng ngay.
Đồng thời ghi tăng TSCĐ HH
Nợ TK 211 : NG
Có TK 512: Giá thành thực tế SX ra.
Chi phí lắp đặt chạy tử....
Nợ TK 211 : TSCĐ HH
Có TK 111, 112, 331, ...
3.3.1.6- Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao
Sơ đồ số 4: Hạch toán tăng TSCĐ do XDCB bàn giao
TK 152, 153 TK 241 TK 211, 213
(1) (3)
TK 111, 112 331 TK 133
(2)
(4)
Chú thích:
(1) - Các chi phí XDCB phát sinh
(2) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
(3) - Kết chuyển giá trị dược quyết toán của công trìng XDCB hoàn thành vào nguyên giá TSCĐ
(4) - Các chi phí trước khi sử dụng TSCĐ phát sinh.
3.3.1.7- Nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ
Sơ đồ số 5: Hạch toán nhận lại vốn góp liên doanh bằng TCSĐ
TK 222, 128 TK 211, 213
(1)
TK 111, 112, 138
(2)
TK 635
(3)
Chú thích:
(1) - Gí trị còn lại của TSCĐ góp vốn liên doanh được nhận lại
(2) - Phần vốn góp liên doanh bị thiếu được hoặc sẽ được nhận lại.
(3) - Phần vốn góp liên doanh bị thiếu không được nhận lại.
(4) - Giá trị nhận lại cao hơn vốn góp liên doanh
3.3.1.8 - Phát hiện thừa TSCĐ
Nợ TK 627: Khấu hao máy móc, thíêt bị dùng cho SX
Nợ TK 641: Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng
Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN
Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
3.3.2- Kế toán giảm TSCĐ
3.3.2.1- Giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán
Sơ đồ số 6: Giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán
TK 211 TK 214
Nguyên giá TSCĐ (1)
TK 3331 TK 811
(5) (2)
TK 711 TK 111, 112, 152, ...
(4) (3)
Chú thích:
(1) - GTHM của TSCĐ thanh lý, nhượng bán
(2) - GTCL của TSCĐ thanh lý, nhượng bán.
(3) - Các chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ khác.
(4) - Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
(5) - thuế GTGT phải nộp (nếu có)
3.3.2.2- Giảm TSCĐ do góp vốn liên doanh
Sơ đồ số 7: Hạch toán góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
(Vốn góp được đánh giá cao hơn GTCL)
TK 211, 213 TK 214
Nguyên giá TSCĐ GT HM
TK 412 TK 128, 222
GTCL
Chênh lệch giá trị vốn góp > GTCL
Sơ đồ số 8: Hạch toán góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
(Vốn góp được đánh giá thấp hơn GTCL)
TK 211 TK 214
Nguyên giá TSCĐ GTHM
TK 222
GTCL
TK 412
Chênh lệch giá trị vốn góp < GTCL
3.3.2.3- Trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ.
Nợ TK 214: giá trị hao mòn của TSCĐ trả lại
Nợ TK 411: Giá trị còn lại của TSCĐ chuyển đi
Nợ/có TK 412: (Nợ TK 412 Khi chênh lệch GT trả lại < GTCL,
có TK 412 khi chênh lệch giá trị trả lại > GTCL)
Có TK 211, 213: NG TSCĐ khi chuyển đi
3.3.2.4- TSCĐ bị mất , thiếu phát hiện khi kiểm kê:
Khi phát hiện mất ta phải lập biên bản để tìm nguyên nhân để sử lý. Nếu có ngay quyết định sử lý của cấp trên thì kế toán ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ thiếu mất
Nợ TK 1388: Số tiền người phạm lỗi phải bồi thường.
Nợ TK 411: Số được ghi giảm vốn kinh doanh.
Nợ TK 811: Phần tổn thất dược tính vào chi phí của doanh nghiệp.
Có TK 211: Nguyên giá
3.3.2.5- Đánh giá giảm giá trị TSCĐ:
Nợ TK 412: Kết quả đánh giá giảm giá trịTSCĐ
Có TK 211:
3.3.3- Kế toán TSCĐ thuê tài chính :
3.3.4.1- Kế toán tăng TSCĐ thuê tài chính.
Căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 342: Nợ dài hạn.
3.3.4.2. Kế toán giảm TSCĐ thuê tài chính.
- Nếu doanh nghiệp được chuyển giao quyền sở hữu hoặc mua lại TSCĐ thuê:
+ Chuyển giao sở hữu: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình.
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính.
+ Đồng thời chuyển hao mòn TSCĐ đi thuê thành haomòn TSCĐ của doanh nghiệp: Nợ TK 2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê.
Có TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
Có TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình.
+ Trường hợp phải chi thêm tiền để mua lại TSCĐ, só chi phí này đươc tính nhập vào nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình.
Có TK 111, 112: Tiền mặt, TGNH
+ Trường hợp doanh nghiệp trả lại TSCĐ cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê, căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ.
Nợ TK214: Hao mòn TSCĐ.
Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính.
+ Nếu khấu hao chưa hết phải trích khấu hao cho dù để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
4. Kế toán khấu haoTSCĐ và hao mòn TSCĐ :
4.1-Khấu hao TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn có 2 loại hao mòn TSCĐ: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là hao mòn về mặt vật chất của TCSĐ do bị cọ sát, bị ăn mòn trong quá trình sử dụng hoặc do tác động của môi trường tự nhiên. Do hao mòn hữu hình nên TSCĐ bị mất dần về giá trị sử dụng ban đầu. Nếu không được khắc phục, sửa chữa TSCĐ sẽ mất năng lực sản xuất.
Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến độ của khoa học kỹ thuật. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật càng ngày càng có nhiều TSCĐ được sản xuất với chi phí thấp hơn và có nhiều tính năng hơn. Việc sản xuất ra các TSCĐ có nhiều tính năng hơn giá rẻ hơn đã làm cho các TSCĐ sản xuất ra trước đây giảm dần giá trị.
Trong hai loại hao mòn trên, hao mòn hữu hình là yếu tố chủ quan. Loại hao mòn này phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng và điều kiện bảo quản TSCĐ. Các doanh nghiệp cần chú ý sử dụng và bảo quản TSCĐ hợp lý theo các yêu cầu kỹ thuật của từng loại TSCĐ để giảm bớt sự hao mòn hữu hình.
Ngược lại, hao mòn vô hình là yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng khi có kế hoạch mua sắm TSCĐ. Một nguyên tắc đặt ra là chỉ mua sắm TSCĐ khi cần thiết với phương án sử dụng hợp lý, hiệu quả để tránh bị giảm giá trị tài sản do hao mòn vô hình của chúng.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất do chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do sự tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra, biểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐ giảm dần , cuối cùng bị hư hỏng phải thanh lý. TSCĐ bị hao mòn trước hết do nó tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, trong trường hợp này mức hao mòn tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng của chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu nói trên trong khi sử dụng và cả không sử dụng. TSCĐ còn bị hao mòn hữu hình là do những tác động của những yếu tố tự nhiên như độ ẩm, khí hậu...
Để giảm bớt hao mòn trong quá trình sử dụng TSCĐ phải bảo quản tốt, lập kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ người sử dụng và sử dụng đúng tính năng kỹ thuật của nó.
- Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản do có những TSCĐ cùng loại nhưng được sản xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình không phải do chúng được xử dụng ít hay nhiều trong sản xuất mà là do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật hiện nay, người ta có thể sản xuất ra những máy móc thiết bị cùng loại, cùng thông số kỹ thuật nhưng với giá rẻ hơn, hoặc với giá không đổi nhưng tính năng, tác dụng, công suất cao hơn, Do vậy, tất yếu những máy móc được sản xuất ở thời gian trước đây sẽ bị mất giá so với hiện tại. Sự mất giá đó chính là hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình còn được xuất hiện cả khi chu kỳ sống của một sản phẩm bị chấm dứt dẫn đến những máy móc để chế tạo ra loại sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng hao mòn vô hình không chỉ diễn ra đối với các TSCĐ có hình thái vật chất mà ngay cả đối với các TSCĐ không có hình thái vật chất.
Như vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản TSCĐ bị hao mòn, phần bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn đó được chuyển dịch dần dần vào giá thành sản phẩm và được coi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận này là một yếu tố của chi phí sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm và được gọi là khấu hao. TSCĐ sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao TSCĐ.
Về nguyên tắc, tính khâu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định.
* Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu áp dụng một phương pháp - phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp khấu hao đường thẳng).
Phương pháp này là bắt buộc đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 166BT-BTC ban hành ngày 30/12/99 thay cho quyết định 1062 ban hành 14/11/06.
Phương pháp khấu hao bình quân:
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến để tiến hành khấu hao TSCĐ Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:
NG + Chi phí thanh lý - Giá trị thu hồi
TKH = x100%
T x NG
NG - Giá trị thu hồi
MKH = NG x TKH hoặc MKH =
T
Các ký hiệu như sau:
MKH Mức tính khấu hao năm
TKH Tỷ lệ khấu hao năm
NG: Nguyên giá của tài sản cố định
T: Thời gian sử dụng tài sản cố định ( năm )
Mức khấu hao TSCĐ của 1 tháng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng =
12 tháng
Phương pháp bình quân có ưu điểm: là số tiền khấu hao được phân bổ đều đặn vào giá thành sản phẩm hàng năm trong suốt quá trình sử dụng của tài sản cố định.
Nhược điểm của phương pháp này: là thu hồi vốn chậm, việc đầu tư TSCĐ, đổi mới kỹ thuật TSCĐ không kịp thời, rất dễ bị tổn thất do hao mòn vô hình.
- Phương pháp khấu hao nhanh: Theo phương pháp này cho phép doanh nghiệp thu hồi mọi lượng vốn đầu tư vào những năm đầu sử dụng TSCĐ có 2 cách tính:
+ Khấu hao nhanh – “ số dư giảm dần ”
Thực chất của phương pháp này là áp dụng tỷ lệ khấu hao gấp 2 lần tỷ lệ khấu hao bình quân trên giá trị còn lại của TSCĐ
MKH = GTCL x TKH
1
TKH = 2 x
T
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao năm
GTCL: Giá trị còn lại của TSCĐ
TKH: Tỷ lệ khấu hao cố định
T : Thời gian sử dụng
Để xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm theo thời hạn sử dụng sao cho đến năm cuối cùng doanh nghiệp thu hôì hết số vốn đầu tư ban đầu, doanh nghiệp phải căn cứ vào một trong các yếu tố mà quan trọng nhất là thời gian sử dụng, người ta thường dùng:
+ Hệ số điều chỉnh:
- Hệ số 1 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng dưới 4 năm.
- Hệ số 2 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5-6 năm.
- Hệ số 3 đối với tài sản cố định có thời gian sử dụng trên 6 năm.
+ Phương pháp khấu hao nhanh- Tổng số năm.
Để áp dụngphương pháp này ta phải xác định được tỷ lệ khấu hao
theo từng năm và mức khấu hao năm đó. Tỷ lệ khấu hao theo năm được tính theo công thức:
2 x ( T- t + 1)
TKH = -----------------
T x ( T - t )
Trong đó:
TKH: Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng
T : Thời gian dự kiến sử dụng tài sản cố định.
t : Thứ tự năm cần tính tỷ lệ khấu hao.
Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp số dư giảm dần ở số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp đủ giá trị ban đầu của TSCĐ.
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng: với phương pháp này doanh nghiệp dựa vào công thức thiết kế TSCĐ để tính ra mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm và sản lượng thực tế của kỳ đó.
Mức khấu hao năm = Sản lượng năm x Mức khấu hao cho từng sản lượng
Mức khấu hao Nguyên giá
tính cho từng sản lượng Công suất (sản lượng) Thực tế
* Giá trị còn lại của tài sản cố định ( còn gọi là giá trị kế toán ) của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá tài tản cố định và số khấu hao luỹ kế.
Giá trị còn lại = Nguyên giá - khấu hao luỹ kế
Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị của tài sản cố định cũng được xác định lại.
4.2- Kế toán khấu hao TSCĐ:
- Định kỳ căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ.
Nợ TK 627, 642, 241, 4313..
Có TK 214 ( chi tiết phù hợp )
Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn kinh doanh.
Nợ TK 009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
- Khi nộp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp trên : Nợ TK 411
Có TK 111, 112.
đồng thời ghi: Có TK 009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
- Khi nhận vốn khấu hao của đơn vị cấp dưới nộp lên, kế toán ghi.
Nợ TK 111, 112.
Có TK 136 (1) phải thu nội bộ.
Đồng thời ghi: Nợ TK 009
- Khi cấp vốn khấu hao cấp dưới để bổ sung vào vốn kinh doanh và đầu tư mua sắm TSCĐ, kế toán đơn vị cấp trên ghi.
Nợ TK 136 Phải thu nội bộ
Có TK 111, 112
đồng thời ghi có TK 009
Khi cấp dưói nhận vốn khấu hao TSCĐ của cấp trên để đầu tư mau sắm TSCĐ hoặc bổ sung vốn kinh doanh:
Nợ TK 111, 112
Có TK 411.
- Trường hợp cho đơn vị khác vay vốn khấu hao:
Nợ TK 138 (8): Nếu cho vay không lấy lãi
Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
Nếu cho vay lấy lãi
Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111, 112.
Đồng thời ghi Có TK 009
- TSCĐ đã sử dụng ( đã trích khấu hao ) nhận được do điều chuyển nội bộ Công ty, Tổng Công ty ...
Nợ TK 211 Nguyên giá.
Có TK 411 Giá trị còn lại.
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ ( khấu hao luỹ kế)
II- Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ:
1. Phân tích tình hình phân bố TSCĐ hiện có.
Công ty truyền tải điện 1 nằm rải rác khắp trong toàn miền bắc và miền trung của đất nước, nên TSCĐ của công ty cũng nằm rải rác không tập chung một chỗ và mang đặc thù riêng của ngành điện.
Các TSCĐ như máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn, vận tải đều nằm ở các truyền tải điện khu vực (trạm biến áp).
Các TSCĐ máy móc thiết bị ( Máy biến thế, Máy cắt điện đều nằm ở các trạm biến áp như Trạm Mai Động, Trạm Ba La, Trạm Chèm, Trạm Sóc Sơn, Trạm Thái Nguyên, Trạm Hưng Đông, Trạm Ba Chè, Trạm Vinh,..... vì các trạm có nhiệm vụ vận hành lưới điện áp cho đủ công xuất đủ điện áp cho vùng mà trạm đó cấp điện.
Các TSCĐ Phương tiện vận tải nămg ở tất cả các chi nhánh và trụ sở của công ty Nhưng chủ yếu là ở đội vận tải.
Các dụng cụ quản lý, các thiết bị truyền dẫn (như các cột , dây dẫn điện từ 500KV trở xuống tới 220 KV là do các đội đường dây quản lý) thì đều nằm ở các đội sửa chữa của các truyền tải điện khu vực.
Nói chung là TSCĐ ở công ty Truyền tải điện 1 nằm rải rác ở khắp 2 miền đất nước, nó phân bố theo đúng chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị có trách nhiệm quản lý và bảo quản chứ không tập chung tại một đơn vị nào.
2. Phân tích tình trạng sử dụng TSCĐ hiện có.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Giá trị sản lượng sản phẩm
=
Nguyên giá bình quân của TSCĐ
Bằng cách so sánh thực tế với kế hoạch, thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước về hiệu suất sử dụng TSCĐ, sẽ thấy được trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp biến động theo chiều tốt hay xấu.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ thực tế.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ kế hoạch.
Số tăng giảm về hiệu suất sử duụng TSCĐ
Chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng do là biểu hiện tốt.
Chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ không thay đổi.
Chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm đó là biểu hiện không tốt.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng hay giảm do yếu tố nguyên nhân:
- Cơ cấu TSCĐ hợp lý hay không
- Tình hình sử dụng về số lượng, thời gian và công suất.
- Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất cao hay thấp.
- Trình độ quản lý hoạt động kinh doanh.
3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục tiêu của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời sử dụng hiệu quả tài sản cố định hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Hiệu suất TSCĐ được tính bằng công suất:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Giá trị sản lượng sản phẩm
=
Nguyên giá bình quân của TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản suất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ càng tốt.
Giá trị sản lượng sản phẩm
Nguyên giá bình quân TSCĐ
x
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Từ công thức trên, chỉ tiêu sản phẩm biấn động ảnh hưởng của 2 nhân tố. Đó là, nguyên giá bình quân của TSCĐ và hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Chương ii. Tổ chức kế toán tscđ và phân tích hiệu quả quản lý sử dụng TSCĐ tại công ty truyền tải điện
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý
1 Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty truyền tải điện I là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam - Bộ công nghiệp, có trụ sở đóng tại 15 Cửa Bắc, Ba Đình - Hà Nội. Từ khi hình thành đến nay, trải qua hơn 20 năm hoạt động Công ty đã từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề mà cấp trên giao cho. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy đi theo tiến trình lịch sử và phát triển của Công ty.
Tổ chức tiền thân của Công ty truyền tải điện I là Sở truyền tải điện Miền Bắc trực thuộc Công ty điện lực Miền Bắc ( Sau này là Sở truyền tải điện trực thuộc Công ty điện lực I )
Sở truyền tải điện Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 06ĐL/TTCB ngày 7/4/1981 của Bộ Điện Lực (sau là Bộ Năng Lượng), tại số 53 Phố Lương Văn Can, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Sở đã khẩn trương tổ chức triển khai bộ máy, tập hợp đội ngũ, xây dựng lực lượng.
Trong vòng 2 năm ( 5/1981 - 5/1983 ) Sở đã lần lượt tiếp nhận nhiệm vụ vận hành toàn bộ lưới điện 110KV Miền Bắc trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Từ Hà Nội đến Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Đồng thời với việc tiếp nhận lưới truyền tải đang vận hành, giải quyết những khuyết điểm của lưới điện do chiến tranh để lại, Sở còn được Bộ năng lượng và Công ty điện lực I giao nhiệm vụ lắp đặt một số công trình trạm và đường dây 110KV trong kế hoạch cải tạo, mở rộng lưới của ngành điện.Từ tháng 2 năm 1984 Sở được Công ty giao nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất và sau đó tiếp nhận bàn giao đưa vào sản xuất công trình 220KV đầu tiên của lưới điện Miền Bắc: Đường dây 220KV Phả Lại - Hà Đông và Trạm 220KV Hà Đông, mở ra thời kỳ phát triển lưới 220KV toàn Miền Bắc.
Từ tháng 10/1986 theo quyết định của Bộ, Sở tiến hành chuyển giao lưới điện 110 KV cho các Sở điện lực quản lý, tiếp nhận toàn bộ lưới 220KV. Như vậy từ tháng 5/1990 trở đi Sở chỉ còn quản lý lưới 220KV trên toàn miền Bắc và một phần của miền Trung, đáp ứng nhiệm vụ truyền tải phần lớn sản lượng điện phát ra từ các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí để cung cấp cho Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và chuyển tiếp cho các tỉnh miền Trung.
Tháng 4/1994, Sở truyền tải điện tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hành hệ thống tải điện Bắc Nam 500Kv cung đoạn Hoà Bình - Đèo Ngang. Cho tới nay công trình đã phát huy hiệu quả tốt, bảo đảm truyền tải điện an toàn, liên tục nhằm cung cấp điện cho Miền Trung và Miền Nam hàng tỷ Kwh/ năm.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, Tổng Công ty điện lực Việt Nam ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 4/1995, theo quyết định của số 112NL/TCCB - LĐ của Bộ năng lượng, Sở truyền tải điện tách khỏi Công ty điện lực I để hình thành Công ty truyền tải điện I, trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam.
Đến nay, sau 5 năm hoạt động, Công ty truyền tải điện I đã triển khai thực hiện mô hình tổ chức mới ( theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty), xây dựng và ban hành một số quy chế mới như quy chế phân cấp giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc, quy chế trả lương, trả thưởng, nội quy lao động .....nhằm hoàn thiện và nâng cao từng bước các mặt quản lý của Công ty .
Hiện nay Công ty có 1309 CBCNV, làm nhiệm vụ quản lý lưới truyền tải điện 220 - 500kv trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, bao gồm :
* 1275 Km đường dây 220Kv và 14 Km đường dây 110Kv.
* 406 Km đường dây 500Kv.
* 9 Trạm biến áp 220Kv và 6 Trạm biến áp 110Kv với Tổng dung lượng 2855 MVA.
* 1 Trạm bù 500Kv.
* 6 Trạm lặp, 9 đội chốt vận hành đường dây 500Kv.
Công ty có 15 đơn vị ( 9 truyền tải điện khu vực, 2 trạm biến áp, 2 xưởng, 1 đội ) đóng trên địa bàn của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành phố lớn quan trọng như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Vinh.
* Một số chỉ tiêu tài chính trong những năm gần đây.
Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TTĐ1
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng vốn kinh doanh
1.390.483.917.0577
1.173.052.115.576
1.464.553.984.684
Vốn lưu động
3.525.206.194
4.085.063.046
4.085.063.046
Vốn cố định
1.386.958.710.863
1.168.967.052.530
1.460.468.921.638
Tài sản cố định hữu hình
+ Nguyên giá
2.121.911.670.474
2.237.334.073.959
2.258.929.338.750
+ Hao mòn
(715.971.667.782)
(938.204.957.911)
(1.168.696.214.376)
Tổng doanh thu
953.474.000
1.256.250.000
1.549.551.000
Lợi tức thực hiện
98.754.000
102.567.000
153.400.000
Tổng nộp ngân sách
341.100.893
411.200.000
455.120.000
Thu nhập bình quân
1.490.000
1.531.000
1.537.000
Một số chỉ tiêu phản ánh lực lượng lao đông:
Đơn vị tính: Người
Tổng số CBCNV
1.217
1.217
1.309
+ Công nhân SX
1.028
928
1.013
+ Cán bộ và nhân viên quản lý.
189
289
296
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy Công ty là một đơn vị có số vốn cố định rất lớn, chiếm đến 99% tổng số vốn kinh doanh. Hàng năm Công ty luôn mua sắm, đổi mới nâng cao chất lượng thiết bị điều đó thể hiện qua nguyên giá tăng, hệ số hao mòn giảm qua các năm. Tổng doanh thu và mức lợi nhuận (của các công trình lắp đặt, hiệu chỉnh cho khách hàng) ngày càng tăng, do đó góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên.
2 Nhiệm vụ sản xuất:
Theo đăng ký kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà Nước cấp, Công ty truyền tải điện I là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc, có những nhiệm vụ sau:
* Quản lý, vận hành an toàn, liên tục, tin cậy bảo đảm chất lượng điện năng, phấn đấu giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải điện.
* Sửa chữa các thiết bị lưới điện.
* Phục hồi, cải tạo, xây dựng các công trình điện.
* Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị để xác định chất lượng thiết bị trong quá trình sửa chữa xây lắp của Công ty.
* Thực hiện một số lĩnh vực sản xuất dịch vụ liên quan đến ngành.
Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ chính, Công ty còn được Tổng Công ty điện lực giao cho nhiệm vụ cùng Ban quản lý dự án công trình điện Miền Bắc lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng hiện đại của Đức, Italia...để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu của Liên Xô và Trung Quốc nhằm chống quá tải điện áp.
Theo báo cáo kế hoạch sản xuất - tài chính của năm 2000 Công tyđề ra :
Sản lượng điện truyền tải 220KV: 8.410triệu Kwh
Tỷ lệ điện tổn thất: <2,9%
Chi phí sản xuất: 402,886 tỷ đồng.
3 Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức bộ máy quản lý.
Hiện nay Công ty truyền tải điện là một đơn vị lớn, có 1.309 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1.013 công nhân sản xuất, 296 cán bộ và nhân viên quản lý.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng ( quản lý theo 1 cấp). Đứng đầu là Ban giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban chức năng, truyền tải điện khu vực, trạm biến áp điện, đội, xưởng sản xuất. Các đơn vị trong Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đặt dưới sự chỉ đạo chính của Giám đốc Công ty . Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau :
Sơ đồ số 9: tổ chức bộ máy quản lý sản xuất
Công ty truyền tải điện I
Ban Giám đốc
Phòng
thông tinđo đếm
Phòng
an toàn
Phòng
dự toán
Phòng
bảo
vệ
Phòng
vật
tư
Phòng
tài
vụ
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
tổ
chức
Phòng
kế
hoạch
Phòng
hành
chính
Đội
vận
tải
Xưởng
thí
nghiệm
Xưởng
sửa chữa
thiết bị điện
Trạm
Chèm
Trạm
Ba-La
TTĐ
QuảngNinh
TTĐ
Hải
Phòng
TTĐ
thái nguyên
TTĐ
Hà
Tĩnh
TTĐ
Nghệ An
TTĐ
Thanh
Hoá
TTĐ
Ninh
Bình
TTĐ
Hòa
Bình
TTĐ
Hà
Nội
Ghi chú: Hướng dẫn chức năng
Lãnh đạo trực tuyến
* Chức năng của các bộ phận trong Công ty.
Trong Ban giám đốc gồm giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty - đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên. Nhiệm vụ của Giám đốc Công ty gồm có:
* Trực tiếp ký nhận các nguồn lực của Tổng Công ty giao: quỹ
đất, nguồn vốn, nợ và các loại tài sản.
* Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án Tổng Công ty.
* Kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do Nhà
nước và Tổng Công ty ban hành tại các đơn vị trực thuộc.
* Chỉ đạo thực hiện nộp thuế và các khoản theo quy định của
Nhà nước.
* Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho toàn bộ CBCNV trong toàn Công ty.
Giúp việc cho Giám đốc gồm có các phó giám đốc kỹ thuật và kế toán trưởng phụ trách từng khối công việc được chuyên môn hoá cụ thể.
Một phó giám đốc phụ trách các trạm biến áp điện
Một phó giám đốc phụ trách đường dây.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được Ban Giám đốc quy định như sau:
+ Phòng hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục hành chính, văn thư, điện nước, chăm lo đời sống của CBCNV trong Công ty.
+ Phòng kế hoạch: Xây dựng và trình duyệt Tổng Công ty các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm. Sau khi được Tổng Công ty chấp thuận, phòng kế hoạch có nhiệm vụ trực tiếp tìm hiểu, giao dịch với các nhà đầu tư, bộ phận tiếp thị và giới thiệu sản phẩm để lập phương án luận cứ kinh doanh trình Giám đốc và Tổng công ty. Giúp Giám đốc chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện theo kế hoạch.
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương: Quản lý việc thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc. Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ, chức danh, tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ...,quản lý lương, thưởng, và các khoản theo chế độ quy định, và các vấn đề kỷ luật, đề bạt CBCNV trong Công ty.
Ký kết các hợp đồng lao động và các thoả ước lao động tập thể.
+ Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo công tác kỹ thuật và vận hành lưới điện an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng.
Xây dựng các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Xây dựng kế hoạch, biện pháp về đảm bảo an toàn sản xuất.
Chủ trì tham gia xét duyệt nghiệm thu các công trình xây dựng, lắp đặt và các thiết bị mua mới.
+ Phòng tài chính - kế toán: Quản lý khai thác có hiệu quả vốn và nguồn vốn được giao. được phép huy động vốn (vay ngân hàng, CBCNV...), liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế.
Xây dựng các kế hoạch giá thành, tài chính, kế hoạch chi phí hành chính sự nghiệp hàng quý (năm), trình Tổng công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt.
Thực hiện nộp ngân sách các khoản theo quy định.
Thiết lập các quỹ theo quyết định của Nhà nước và Tổng công ty.
Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định của của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty.
+ Phòng vật tư: Cung cấp đúng chủng loại, yêu cầu kỹ thuật và đầy đủ, kịp thời vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và vận hành lưới điện.
+ Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho sản xuất và theo dõi đôn đốc kiểm tra định kỳ và bất thường về công tác an toànlao động
Thống kê và điều tra sự cố thiết bị, đường dây, tai nạn lao động xảy ra để xây dựng phương án phòng ngừa.
+ Phòng dự toán: Lập và kiểm tra các dự toán theo đơn giá, định mức quy định của Nhà nước và Tổng công ty.
+ Phòng an toàn: Phụ trách toàn bộ về an toàn lao động, lập kế hoạch về các trang bị an toàn PCCC và BHLĐ
+ Phòng thông tin đo đếm: Theo dõi về các công tơ và chịu trách nhiệm bảo dưỡng sửa chữa các máy vi tính trong toàn công ty.
Công ty có 15 đơn vị thành viên trong đó có 9 truyền tải điện khu vực được mở tài khoản chuyên chi tại các ngân hàng địa phương nơi có trụ sở đơn vị làm việc. Các đơn vị còn lại được Công ty cấp vốn bằng tiền mặt và vật tư kinh doanh. Các đơn vị phụ thuộc phải thực hiện chế độ quản lý và hạch toán tài chính theo đúng quy chế phân cấp của Công ty.
+Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là một doanh nghiệp lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc đóng rải rác khắp khu vực miền Bắc. Công ty đã từng bước sắp xếp lại sản xuất để tận dụng hết năng lực sẵn có để phát huy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, về mặt tổ chức sản xuất Công ty bao gồm:
* 3 đơn vị phụ trợ: đội vận tải, Xưởng sửa chữa thiết bị điện, xưởng thí nghiệm.
* 2 trạm biến áp điện: Ba La, Chèm.
* 9 truyền tải điện khu vực: Hà Nội, Hoà Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái nguyên.
Công ty truyền tải điện 1 từ khi được thành lập đến nay đã đạt được khá nhiều thành tích đáng khích lệ. Tìm hiểu đặc điểm chung của Công ty giúp._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0104.doc