Tổ chức Kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9

Mục lục Danh mục các từ viết tắt CP NVL TSCĐ CCDC CNV BHXH QLDA KT TK KTVT KH-TKê MT VT KTTC : : : : : : : : : : : : : : Cổ phần Nguyên vật liệu Tài sản cố định Công cụ dụng cụ Công nhân viên Bảo hiểm xã hội Quản lý Dự án Kế toán Thống kê Kế toán vật tư Kế hoạch thống kê Máy tính Vật tư Kế toán tài chính Danh mục sơ đồ, bảng biểu Bảng 1.1: Một số lĩnh vực xây dựng chủ yếu Bảng 1.2 : Số liệu tài chính bảng 1.3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 2.1: Sổ chi tiết TK 152 Bảng 2.2: Trích sổ nhật ký chung Bảng 2.3: Sổ cái TK 152 Bảng 3.1: Bảng phân bổ NVL Bảng 3.1: Bảng phân bổ NVL Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ xây lắp Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Xây Dựng số 9 Sơ đồ 2.1: Tổ chức của phòng tài chính kế toán Sơ đồ 2.1: Tổ chức của phòng tài chính kế toán Sơ đồ 2.2: Hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 2.4: hạch toán tổng hợp chi phí tính giá thành: Sơ đồ 2.5:Kế toán tiền Sơ đồ 2.6: Quá trình luân chuyển chứng từ NVL nhập kho Sơ đồ 2.7: Quá trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL Sơ đồ 2.8: Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Biểu 1: Hoá đơn GTGT Biểu 2: Phiếu nhập kho Biểu 3: Giấy hoàn chứng từ thanh toán, tạm ứng Biểu 4 : Phiếu xuất kho Biểu 5: Thẻ kho Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi nước ta hội nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng là nhu cầu thiết yếu. Vì vậy xây dựng đã trở thành một ngành sản xuất kinh doanh độc lập quan trọng. Các doanh nghiệp xây lắp muốn nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định uy tín, thương hiệu của mình thì công tác quản lý nhất là hệ thống kế toán của doanh nghiêp phải hoạt động có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp càng lớn, yêu cầu trên càng được đòi hỏi cao hơn. Bên cạnh đó, trong vài năm trở lại đây, hệ thống kế toán đã có nhiều thay đổi, hoàn thiện, phù hợp với xu thế phát triển mới của nước ta. Chính vì vậy, quá trình thực tập có thể giúp sinh viên có cơ hội hiều rõ hơn về công tác kế toán của các doanh nghiệp, áp dụng lý thuyết vào thực tế. Công ty cổ phần xây dựng số 9 là doanh nghiệp hạng I trong Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, là một Công ty lớn, có thâm niên trong ngành xây dựng. Với 30 năm hoạt động và trưởng thành, Công ty đã khẳng định được thương hiệu, uy tín của mình trong nước cũng như trong khu vực. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 9, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thuý và các cô chú, anh chị trong đơn vị em đã hoàn thành bài viết của mình. Trong báo cáo này em đã đề cập đến một số vấn đề sau: Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 9 Chương II: Tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 Chương III: Kiến nghị về công tác quản lý và công tác kế toán Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các phòng ban trong Công ty, sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thuý. Em xin chân thành cảm ơn! Chương i Tổng quan về Công ty CP Xây Dựng số 9 vinaconex I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 1.1. Lịch sử hình thành. Công ty CP Xây Dựng số 9 là doanh nghiệp hạng I trực thuộc Tổng Công ty XNK Xây Dựng Việt Nam. Với 30 năm hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, Công ty đã không ngừng khẳng định thương hiệu, uy tín của mình tại thị trường trong nước và khu vực, thể hiện được khả năng cạnh tranh cao trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trụ sở chính của công ty tại tầng 6 và 7, nhà D9, Đường Khuất Duy Tiến, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập vào tháng 11 năm 1977 theo quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 129/BXD-TC của Bộ Xây Dựng với tên là Công ty xây dựng số 9 trực thuộc Bộ Xây Dựng. Ngày 12/2/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp số 050A/BXD-TCLĐ về việc thành lập Công ty Xây Dựng số 9 trực thuộc Bộ Xây Dựng. Ngày 20/11/1995, Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 992/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng về việc thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây Dựng Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc Bộ Xây Dựng. Ngày 21/2/2001, Quyết định số 123 QĐ/VC-TCLĐ của tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây Dựng Việt Nam về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh cho Công ty Xây dựng số 9. Ngày 10/7/2000, Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1131152 và Giấy chứng nhận bổ sung ngành nghề kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội: lần 1 vào ngày 28/2/2001, lần 2 ngày 25/1/2002, lần 3 ngày 30/8/2002, lần 4 ngày 11/4/2003. Công ty đã được công nhận khả năng thực hiện các pháp thử của phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng theo Quyết định số 1181/QĐ-BXD ngày 19/9/2002 của Bộ Xây Dựng. Ngày 04/11/2004, theo Quyết định số 1737/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng, Công ty Xây dựng số 9 được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần trực thuộc tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Xây Dựng Việt Nam với tên mới là: Công ty Cổ Phần Xây dựng số 9 Vinaconex (The Viet Nam construction join stock company N09), nhận giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103007318 ngày 08/04/2005. Công ty có vốn điều lệ là 21.000.000.000 đồng, trong đó số vốn tổng Công ty đã góp là 12.600.000.000 ( chiếm 60% vốn điều lệ của Công ty). 1.2. Những thành tựu đạt được trong quá trình hoạt động. Từ ngày thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã tham gia xây dựng hàng trăm công trình trong phạm vi cả nước trong đó có các công trình lớn như: xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Nghi Sơn, Holcim, Hoàng Mai, Hà Tiên, Sao Mai…; các nhà máy điện Uông Bí, Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mỹ; các công trình giao thông: cầu Quý Cao, Phả Lại, Bồng Sơn, Bàn Thạch, cầu vượt Nam Định, các cầu trung thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh; trong lĩnh vực đầu tư: đang triển khai thực hiện 2 dự án kinh doanh bất động sản và hạ tầng khu đô thị mới tại Quang Minh- Vĩnh Phúc và Nghi Phú- Vinh- Nghệ An. Bằng việc ứng dụng khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến hàng đầu trong ngành xây lắp như việc ứng dụng công nghệ cốp pha trượt lần đầu tiên của Việt Nam, được Cục Sở hữu công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế về phương pháp nâng vật nặng trong thi công xây lắp cùng với hệ thống ván khuôn trượt, Công ty đã đem lại sự hài lòng cho khách hàng về cả chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình, khẳng định vị thế tiên phong của mình trong ngành xây lắp. Bên cạnh đó, đi đôi với sự phát triển, nguồn nhân lực của Công ty cũng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay đã lên đến 1350 người với tay nghề kĩ thuật cao, giàu kinh nghiệm, trong đó: kĩ sư: 136 người, kỹ thuật viên: 83 người, công nhân kỹ thuật: 772 người, công nhân khác: 389 người. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm nay, thu nhập bình quân xấp xỉ 2,3 triệu đồng/người, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty: Với xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức WTO thì yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, những công trình công nghiệp, dân dụng chất lượng cao càng trở nên cần thiết. Xu hướng hội nhập cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nâng cao sức cạnh tranh của mình để tồn tại, đứng vững và khẳng định vị thế của mình. Vì vậy, đối với Công ty 9, việc quán triệt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với tình hình phát triển của công ty, với yêu cầu của giai đoạn mới là hết sức cần thiết. Các chức năng chủ yếu : + Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng; + Thi công xây lắp các công trình giao thông thuỷ lợi; + Thi công bê tông bằng phương pháp cốp pha trượt và bê tông cốt thép dự ứng lực; + Đầu tư kinh doanh bất động sản, hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị mới; + Khai thác, kinh doanh nước sạch và năng lượng điện. Nhiệm vụ và quyền hạn: + Lập ra các kế hoạch sản xuất, công tác kỹ thuật, tài chính về xây dựng các công trình bằng các kỹ thuật đặc biệt về bê tông; tổ chức thực hiện các kế hoạch đó theo nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra; + Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty nhằm phát triển năng lực sản xuất, đáp ứng nhiệm vụ và mục tiên đã đề ra của công ty; + ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ, các phương pháp xây dựng tiên tiến, các sáng kiến phát minh mới vào quá trình xây lắp, thường xuyên cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thời lượng thi công. Tiến hành công tác thực nghiệm nhằm đảm bảo các kỹ thuật, công nghệ mới phù hợp với từng loại hình công trình, đặc điểm, tình hình của công ty và các nhân tố khách quan khác; + Thực hiện đúng đắn chế độ quản lý, chế độ kế toán, chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy định của nhà nước. Hoàn thành nghĩa vụ nộp tích luỹ và các khoản nộp khác vào ngân sách. Có biện pháp quản lý, sử dụng lao động, nguồn vốn, vật tư trang thiết bị một cách hợp lý, chống biểu hiện tham ô, lãng phí; + Tổ chức, quản lý hợp lý về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô của công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Không ngừng nâng cao chất lượng nhân viên thông qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ; + Đưa ra những chính sách đãi ngộ, khen thưởng hợp lý; tổ chức các phong trào thi đua lao động trong toàn Công ty nhằm khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất; + Chăm lo bồi dưỡng chính trị, tư tưởng đạo đức; tổ chức bảo vệ kinh tế trong toàn Công ty. III. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Công ty CP Xây Dựng số 9 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp với công nghệ cốp pha trượt, tuy nhiên Công ty vẫn luôn hướng tới nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhằm mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, hiện nay lĩnh vực kinh doanh của Công ty rất đa dạng, bao gồm: + Xây dựng công trình công nghiệp, công trình dân dụng; + Sản xuất cấu kiện bê tông, kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng; + Thi công xây lắp các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, cấp thoát nước, nền móng, các công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện; + Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản; + Xuất nhập khẩu hàng thủ công mĩ nghệ, hàng nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất; + Khai thác, kinh doanh nước sạch và năng lượng điện. Bảng 1.1: Một số lĩnh vực xây dựng chủ yếu Thể loại xây dựng Thời gian hoạt động (năm) - Thi công bằng phương pháp cốp pha các công trình silô-ống khói 30 - Xây dựng công nghiệp 29 - Xây dựng dân dụng 29 - Trang trí nội, ngoại thất các công trình 24 - Xây gạch chịu lửa, ống khói lò nung 15 - Xây dựng nền móng hạ tầng 15 - Xây dựng công trình chuyên ngành nước 15 - Xây dựng đường bộ 15 - Xây dựng đê đập 15 - Xây dựng đường dây trạm biến thế 13 - Thi công cáp kéo căng cốt thép dự ứng lực 12 - Công nghệ nâng nặng các tải trọng siêu, trường siêu trọng 12 - Xây dựng các công trình cầu 12 - Kinh doanh phát triển nhà 07 3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. ở Công ty CP Xây Dựng số 9 quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh tiến hành rất hợp lý. Đặc thù của sản phẩm xây lắp là tính đơn chiếc và không tập trung nên nhà quản lý phải tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với đặc tính này của sản phẩm. Đối với các công trình giao thầu do tổng Công ty hoặc bên A (bên có công trình) giao: căn cứ vào hồ sơ thiết kế dự toán của công trình xây dựng, giám đốc sẽ trực tiếp phân công cho chi nhánh, xí nghiệp, đội, phòng kỹ thuật quản lý dự án, phòng tài chính kế toán... sẽ giám sát việc thực hiện hạch toán. Đối với công trình do Công ty đấu thầu: căn cứ vào luật đấu thầu, thời gian mở đấu thầu ở bên A, theo yêu cầu của giám đốc, phòng kinh tế kế hoạch và phòng kế hoạch sẽ lập hồ sơ đấu thầu trong quá trình lập sẽ phải tính toán các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, dự toán chi phí... để sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của bên A vừa đem lại lợi nhuận cho công trình. Sau khi dự thầu nếu trúng giám đốc Công ty trực tiếp giao cho các chi nhánh xí nghiệp, giám đốc xí nghiệp tổ chức thi công và áp dụng theo hình thức khoán thu. Theo quy định của Công ty, những công trình có giá trị lớn, giám đốc sẽ trực tiếp xem xét và ký hợp đồng. Còn đối với những công trình có giá trị từ 3 tỷ trở xuống chi nhánh được phép ký hợp đồng và tự lập Báo cáo tài chính riêng; những công trình có giá trị từ 1 tỷ trở xuống, xí nghiệp, đội được phép tự ký hợp đồng và tổ chức hạch toán dưới hình thức khoán chi, báo sổ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tính linh động trong việc đấu thầu công trình, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho công nhân viên. * Đặc điểm về quy trình công nghệ và trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: Công ty CP Xây Dựng số 9 là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, do đó quy trình sản xuất và trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật mang những nét đặc trưng của ngành nghề kinh doanh. Quy trình công nghệ. Trong công tác tổ chức quản lý của Công ty luôn phải tuân thủ theo quy trình công nghệ xây lắp sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ xây lắp Mua vật tư, tổ chức thi công Lập kế hoạch thi công Nhận thầu Tổ chức thi công Nghiệm thu công trình Trên phương diện sản xuất xây dựng, hoạt động xây dựng của Công ty được tiến hành với quy trình công nghệ sau: + Khảo sát thăm dò thiết kế thi công phần móng công trình ở giai đoạn này, máy móc thiết bị được tận dụng ở mức độ tối đa; + Tiến hành thi công công trình (xây dựng phần thô); + Lắp đặt hệ thống nước, thiết bị theo yêu cầu của công trình; + Hoàn thiện trang trí đảm bảo tính mỹ thuật của công trình, kiểm tra nghiệm thu và tiến hành bàn giao quyết toán công trình. Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật. Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một Công ty có đầy đủ trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp thực thi tiến độ công trình nhanh hơn, đồng thời đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật của công trình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty, tăng lợi nhuận và năng cao sức cạnh tranh. Công ty CP Xây Dựng số 9 mặc dù được trang bị phần lớn là máy móc thiết bị hiện đại song số lượng còn ít. Vì vậy trong tiến trình hội nhập hiện nay, nhu cầu về xây dựng các công trình lớn ngày càng nhiều cùng với yêu cầu về tiến độ cũng như yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ không ngừng nâng cao, Công ty cần phải bổ sung thêm máy móc thiết bị, đảm bảo đầy đủ số lượng và tính đồng bộ, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất của Công ty trong thời gian tới. 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với việc tuân thủ quy trình công nghệ cùng với trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có, lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng cao. Sau đây là số liệu tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm gần nhất (2004, 2005, 2006): Bảng 1.2 : Số liệu tài chính (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu Tổng TS Tổng TS nợ TS thực Vốn hoạt động GT sản lượng Doanh thu 2004 Số tiền 340.522 325.307 15.215 15.215 213.675 155.347 2005 Số tiền 345.785 328.464 17.321 17.321 272.815 183.798 Tăng trưởng 1.6% 1% 14% 14% 28% 18.3% 2006 Số tiền 415.549 393.749 21.800 21.800 309.971 230.774 Tăng trưởng 20.2% 20% 26% 26% 14% 26% bảng 1.3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị:đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 155.347.296.119 183.798.964.583 230.774.597.783 2. Giá vốn hàng bán 137.811.528.504 166.803.275.235 213.444.952.171 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.535.767.615 16.955.689.348 17.329.645.612 4. Doanh thu hoạt động tài chính 242.145.177 740.446.154 1.072.376.425 5. Chi phí tài chính 9.805.396.805 7.061.674.382 5.693.091.435 6. Chí phí bán hàng _ 312.116.685 14.545.636 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.265.760.310 7.025.451.588 9.443.049.607 8. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh 706.755.677 3.336.892.847 3.251.335.359 9. Thu nhập khác 36.557.067 5.644.261 990.601.482 10. Chi phí khác 129.571.381 14.963.666 403.155.178 11. Lợi nhuận khác (93.014.314) (9.139.405) 587.446.304 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 613.741.363 3.327.573.442 3.838.781.663 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 211.375.556 918.890.638 140.742.738 14. Lợi nhuận sau thuế 402.365.807 2.408.682.804 3.698.038.925 Nhận xét: Tình hình tài sản, giá trị sản lượng của công ty không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2006 Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng khá nhanh, đặc biệt là năm 2005, lợi nhuận tăng gấp 6 lần so với năm trước. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, đó chính là lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư cổ phỉếu tại các Công ty khác. IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí. Bộ máy quản lí của Công ty CP Xây Dựng số 9 được tổ chức khoa học, hợp lí. Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp quản lý. Là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần nên bộ máy tổ chức mang đặc điểm chung của các công ty cổ phần và mang đặc điểm riêng của công ty xây lắp để phù hợp với tình hình và đặc điểm kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định. Trong đó: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, với các quyền và nghĩa vụ như: quyết định loại, số lượng cổ phần được chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty… Đại hội đồng cổ đông họp thường niên và bất thường ít nhất một năm một lần. - Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý mọi hoạt động của công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị trước Đại hội đồng cổ đông là: trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, đưa ra các kiến nghị… Hội đồng quản trị họp thường kỳ 1 quý 1 lần, trường hợp đặc biệt có thể họp phiên bất thường. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm soát quản lý mọi hoạt động của công ty và báo cáo kết quả lên Đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có quyền quyết định cao nhất trong việc điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc Công ty: Do Giám đốc bổ nhiệm, Công ty có 4 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm hỗ trợ giám đốc, đồng thời phối hợp với nhau trong công tác điều hành quản lí hoạt động của doanh nghiệp. - Các phòng ban: Công ty có 5 phòng tổ chức và 6 ban điều hành, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Trong đó, trách nhiệm của 5 phòng tổ chức cụ thể như sau: + Phòng kĩ thuật-quản lý dự án: Phụ trách việc lập hồ sơ dự thầu, thi công, giám sát, quản lí chất lượng các công trình, tiếp thị, đấu thầu, quản lí các hợp đồng xây lắp và các hoạt động kinh doanh; theo dõi thị trường và lập các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho Công ty; + Phòng quản lý CN- TB: Quản lí máy móc, thiết bị, vật tư trong quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng khi thi công các công trình; quản lý tài sản dùng trong công tác quản lý, đồng thời cung cấp thông tin về giá cả vật tư trên thị trường giúp Công ty có kế hoạch nhập, xuất, dự trữ vật tư một cách hợp lý; + Phòng đầu tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lí các hoạt động đầu tư; + Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận trợ giúp Ban giám đốc trong việc quản lí tài chính của Công ty. Phòng trực tiếp tiếp nhận thông tin tài chính liên quan đến các công trình và toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp rồi xử lí và tổng hợp thành các báo cáo chính làm cơ sở để Ban giám đốc quan lí và điều hành doanh nghiệp; + Phòng tổ chức- hành chính: Thực hiện các hoạt động liên quan đến tổ chức và quản lí nhân sự, điều động nguồn nhân lực cho các công trình. Phó giám đốc Các ban điều hành dự án: 1. Ban điều hành dự án B1 2. Ban điều hành dự án B3 3. Ban điều hành dự án B5 4. Ban quản lý dự án Chi Đông 5. Ban quản lý dự án Nghi Phú 6. Ban quản lý dự án HH2-2 Ban kiểm soát Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Các phòng tổ chức: 1. Phòng tổ chức – hành chính 2. Phòng tài chính – kế toán 3. Phòng kỹ thuật – quản lý dự án 4. Phòng đầu tư 5. Phòng quản lý CN – TB Chi nhánh TPHCM Chi nhánh Ninh Bình 1. Đội xây dựng số 1 2. Đội xây dựng số 3 3. Đội xây dựng số 7 4. Đội xây dựng số 12 5. Đội vận hành thiết bị chuyên ngành 6. Xưởng cơ khí và xây dựng Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Giám đốc Công ty Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Xây Dựng số 9 Chương II Đặc điểm tổ chức kế toán tại doanh nghiệp I. Tổ chức bộ máy kế toán. Tại Công ty CP Xây Dựng số 9, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán “nửa tập trung, nửa phân tán”, thực hiện chức năng hạch toán độc lập. Theo mô hình này, những đơn vị thành viên có mức độ phân cấp quản lý cao sẽ tổ chức bộ máy hạch toán riêng, còn đối với những đơn vị phụ thuộc có mức độ phân cấp quản lý thấp chỉ cần một vài nhân viên kế toán với nhiệm vụ thu thập chứng từ và xử lý một vài nghiệp vụ cơ bản cụ thể. Phòng kế toán tài chính Vinaconex 9 có tất cả 11 nhân viên, bao gồm: 1 kế toán trưởng (trưởng phòng), 3 phó phòng, 5 kế toán viên và 2 kế toán viên tập sự. Sơ đồ 2.1: Tổ chức của phòng tài chính kế toán Kế toán trưởng Tổ trưởng tổ 1 (Phó phòng, KT tổng hợp) Tổ trưởng tổ 2 (Phó phòng, KTVT, công nợ…) Tổ trưởng tổ 3 (KTQLDA) KT Thanh toán KT Ngân hàng Thủ kho, Thủ quỹ KT Thuế vật tư CNợ KT KH- TKê KT viên tập sự KT các tổ, đội, xí nghiệp KT các tổ, đội, xí nghiệp KT viên thực tập KT KH- TKê KT Thuế vật tư Thủ kho, Thủ quỹ KT Ngân hàng KT Thanh toán Phó phòng (KTQLDA) Phó phòng (KTVT, công nợ,thuế, KHTK) Phó phòng (KT tổng hợp) Kế toán trưởng (Trưởng phòng) - Kế toán trưởng (Trưởng phòng): Do Giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm vụ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán trong toàn công ty; - Phó phòng 1- Tổ trưởng tổ 1 (Kế toán tổng hợp): Có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp toàn bộ chi phí và phản ánh lên giá thành công trình; lập các Báo cáo tài chính định kỳ, Báo cáo nhanh, Báo cáo đột xuất; đôn đốc các đơn vị trực thuộc hoàn thành quyết toán nội bộ và đối chiếu công nợ; điều hành công việc khi Trưởng phòng đi vắng; - Phó phòng 2- Tổ trưởng tổ 2 (phụ trách TSCĐ, VTư, CCDC, Thuế, Công nợ, KH-TKê): Phụ trách công tác Kế hoạch- Thống kê; Kế toán TSCĐ- Vật tư- CCDC như ghi chép, phản ánh về số lượng, mẫu mã, chủng loại, tăng giảm tồn kho vật liệu, CCDC, tài sản…; kế toán công nợ, trực tiếp đôn đốc công tác thu hồi công nợ, thanh toán công nợ tại các đơn vị trực thuộc; - Phó phòng 3- Tổ trưởng tổ 3 (Kế toán quản lý Dự án): Chuyên quản các Dự án đầu tư, các Dự án xây lắp chủ yếu thông qua công tác kiểm tra chứng từ hoàn ứng của các đơn vị cấp dưới, lập tờ kê hạch toán chuyển cho Kế toán tổng hợp kiểm tra để tiến hành ghi sổ Nhật ký chung; - Kế toán thanh toán: Thanh toán lương cho CNV, thanh toán BHXH, quyết toán chi BHXH, chi khác; đôn đốc CNV hoàn chứng từ sau khi tạm ứng tiền mặt; - Kế toán ngân hàng: Theo dõi, báo cáo thu chi tiền vay, tiền gửi ngân hàng, báo cáo tiền séc; ghi Sổ nhật ký chung chứng từ thu, chi tiền gửi, tiền vay ngân hàng; báo cáo kinh phí đã cấp cho các công trình trọng điểm; - Thủ quỹ, thủ kho Công ty kiêm văn thư, lưu trữ văn phòng: Lập báo cáo thu, chi tiền mặt hàng tuần; - Kế toán thuế, vật tư, công nợ: Phụ trách thủ tục nhập- xuất, kê khai VAT chứng từ vật tư; đăng ký kê khai thuế với các địa phương; đôn đốc các đơn vị nội bộ kê khai VAT, tổng hợp và kê khai thuế với Cục thuế Hà Nội; phân bổ lương; ghi sổ Nhật ký chung chứng từ quỹ, chứng từ hoàn ứng các đơn vị thuộc Tổ 1 chuyển quản; - Kế toán Kế hoạch- Thống kê, ghi sổ nhật ký chung: Thực hiện công tác kế hoạch, thống kê như: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, Báo cáo thống kê định kỳ; hạch toán và ghi sổ Nhật ký chung chứng từ hoàn ứng; ghi sổ Nhật ký chung chứng từ vật tư và chứng từ hoàn ứng các đơn vị thuộc tổ 2 chuyên quản. II. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán chung tại doanh nghiệp. 2.1. Chính sách kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty như sau: - Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch hàng năm; - Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng. Đối với trường hợp có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải sử dụng tỉ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh để hạch toán; - Phương pháp hạch toán và kế toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo giá thực tế đích danh; - Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Được xác định theo giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán của các đơn vị thi công; - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao tuyến tính; - Phương pháp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ; - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung trên máy vi tính. 2.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Với loại hình Công ty Cổ phần và đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh riêng, Công ty đã sử dụng 79 tài khoản trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp trừ các tài khoản: 158, 161, 441, 461, 466, 611, 631. Trong đó: TK 152, 153, 155…: Công ty mở chi tiết theo từng đơn vị sử dụng, từng kho, tên và quy cách vật tư; TK 154, 621, 622, 623, 627: Công ty mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình; TK 131, 331: Công ty mở chi tiết theo từng khách hàng. Đối với hệ thống tài khoản ngoài bảng, Công ty sử dụng 4 tài khoản sau: 001, 003, 004, 007. 2.3. Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty áp dụng theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính Phủ bao gồm: - Chứng từ ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 5 chỉ tiêu: + Lao động, tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Giấy đi đường, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồng giao khoán, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương…; + Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá, Biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá, Bảng kê mua hàng, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; + Bán hàng: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, Thẻ quầy hàng; + Tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán, Bảng kiểm kê quỹ, Biên lai thu tiền, Bảng kê chi tiền…; + Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác: Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, Hoá đơn GTGT, Danh sách người nghỉ ốm hưởng BHXH, Bảng kê thu mua hàng hoá vào không có hoá đơn… 2.4. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán: Hệ thống sổ kế toán của công ty được áp dụng theo quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005. Hệ thống sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết. - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền, Sổ nhật ký mua hàng, Sổ Cái… - Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ, Sổ tài sản cố định, Thẻ kho, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, Sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết đầu tư chứng khoán… Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức kế toán nhật ký chung có hỗ trợ hình thức kế toán trên máy vi tính. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung: Trong kỳ, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kế toán dựa vào các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ vào Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt và các sổ, thẻ chi tiết có liên quan. Sau đó, kế toán căn cứ vào các số liệu đã ghi chép trên Sổ nhật ký chung phản ánh vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng hoặc định kỳ, kế toán phản ánh các nghiệp vụ trên Sổ nhật ký đặc biệt vào Sổ cái sau đó tổng hợp số liệu, đồng thời đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết). Kế toán lập tiếp Bảng cân đối số phát sinh từ các Sổ cái tài khoản, sau đó từ Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết, Bảng cân đối số phát sinh, kế toán lập các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Hàng ngày, kế toán dựa vào chứng từ hoặc Bảng tổng hợp chứng từ để xác định các tài khoản ghi Nợ, ghi Có, sau đó nhập dữ liệu vào máy theo phần mềm đã cài sẵn. Cuối tháng, kế toán tiến hành khoá sổ và lập Báo cáo tài chính. Phần mềm sẽ tự động thực hiện đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết để đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin đã được nhập trong kỳ. Cuối tháng, cuối năm, kế toán tiến hành in ra Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật kí chung Sổ nhật kí đặc biệt Bảng TH sổ chi tiết Sổ cái tài khoản Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.2: Hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kì: Quan hệ đối chiều: Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Phần mềm kế toán Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính. - Báo cáo kế toán quản trị Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Đối chiếu, kiểm tra: 2.5. Đặc điểm hệ thống báo cáo tài chính. Hàng năm, vào cuối niên độ tài chính, Công ty phải lập 4 loại báo cáo tài chính năm, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Đầu năm 2007, Công ty đã bắt đầu gia nhập sàn chứng khoán OTC. Chính vì vậy, ngoài ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0412.doc
Tài liệu liên quan