Lời nói đầu
Một trong những nhân tố có tính chất quyết định tới gía bán và chất lượng sản phẩm là chi phí sản xuất. Tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đó là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp có thể giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận thu được. Để đạt được mục đích này các đơn vị phải quan tâm đến các khâu của quá trình sản xuất kể từ khi bỏ vốn ra đến khi thu vốn về.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán nguyên vật liệu & phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần len Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của quá trình sản xuất đó là tư liệu lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Chỉ cần sự biến động nhỏ về chi phí cũng là ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đến lợi nhuận thu được. Do đó nếu tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu thì đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để doanh nghiệp có thể đạt được mục đích của mình. Muốn vậy có một chế độ quản lý và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý khoa học, có công hạch toán vật liệu phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Là một công ty may hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may trong cả nước, Công ty cổ phần len Hà Đông cũng đứng trước một vấn đề bức xúc trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
Sau thời gian đi sâu tìm hiểu công tác kế toán vật liệu ở Công ty cổ phần len Hà Đông, em đã nhận thấy những ưu điểm và những mặt còn hạn chế. Chính vì vậy em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần len Hà Đông” làm chuyên đề cho thực tập thi tốt nghiệp.
Chuyên đề thực tập được chia thành 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực trạng về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần len Hà Đông.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần len Hà Đông.
Phần I
Những vấn đề lý luận chung về tổ chức quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
1. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào. Theo Mac tất cả mọi vật thiên nhiên ở quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội đều là đối tượng lao động. Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào một chu kỳ sản xuất cũng như giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, nền kinh tế thị trường chỉ cho phép các doanh nghiệp thực sự làm ăn có lãi được tồn tại và phát triển. Để đạt được điều đó thì nhất thiết các doanh nghiệp phải quan tâm đến giá thành sản phẩm vì vậy phấn đấu hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp sản phẩm của các doanh nghiệp có được chấp nhận trên thị trường hay không, không chỉ ở vấn đề giá cả mà còn nhiều vấn đề khác quan trọng trong đó có vấn đề chất lượng. Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng sản phẩm.
Mặt khác xét cả mặt hiện vật và giá trị thì vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất kinh doanh nào. Dưới hình thái hiện vật nó là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cần phải tăng tốc độ luân chuyển dòng vốn lưu động và việc đó không tách rời việc dự trữ và sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm và hợp lý. Từ những phân tích trên cho thấy vật liệu có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố chủ yếu trong chi phí sản xuất và giá thành, là bộ phận của vốn lưu động. Chính vì vậy các nhà sản xuất rất quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
2. Vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
Khác với quản lý bao cấp cơ chế thị trường đã tạo nên sự chủ động thực sự của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải tự trang trải bù đắp chi phí, chịu rủi ro, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là công tác đắc lực giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình và chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Kế toán vật liệu có chính xác đầy đủ, công tác phân tích vật liệu có đúng đắn thì lãnh đạo mới nắm chính xác hơn được tình hình thu mua dự trữ, sản xuất vật liệu và tình hình thực hiện kế hoạch vật liệu để từ đó đề ra những biện pháp quản lý thích hợp.
Đối với nền kinh tế sản xuất hàng hoá chi phí vật liệu là chi phí chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do vậy việc tổ chức công tác kịp thời có chính xác khoa học hay không sẽ quyết định tới tính chính xác kịp thời của giá thành sản phẩm sản xuất cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
3. Yêu cầu quản lý nguyên liệu
Trong điều kiện nền kình tế nước ta chưa phát triển, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chưa ổn định, do đó yêu cầu công tác quản ý nguyên vật liệu phải toàn diện ở tất cả các khâu, từ khâu thu mua bảo quản đến khâu sử dụng.
- ở khâu thu mua: mỗi loại vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng và tỉ lệ hao hụt khác nhau do đó thu mua phải làm sao cho đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chi cho phép hao hụt trong định mức, đặc biệt quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí.
- ở khâu dự trữ: Đối với doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường, không bị ngừng trệ gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng do dự trữ quá nhiều.
- ở khâu dự trữ: cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Cần sử dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.
Do công tác quản lý vật liệu có tầm quan trong như vậy nên việc tăng cường quản lý vật liệu là rất cần thiết. Phải luôn cải tiến công tác quản lý vật liệu cho phù hợp với thực tế sản xuất coi đây là yêu cầu cần thiết đưa công tác quản lý vật liệu vào nề nếp khoa học.
4. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Từ những đặc điểm và yêu cầu quản lý tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán là điều kiện không thể thiếu được trong quản lý. Kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện việc đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Tổ chức tốt chưng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và số lượng tăng giảm vật liệu trong sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Tham gia việc đánh giá phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình thanh toán với người bán hàng, người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trên đây là những yêu cầu về kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. Để cụ thể hoá các yêu cầu đó cần phải đi sâu thực hiện nội dung công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
II. Nội dung công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
1. Phân loại vật liệu.
- Tại sao phải phân loại vật liệu.
Trong doanh nghiệp vật liệu thường gồm nhiều loại, nhóm, thứ khác nhau với công dụng kinh tế, tính năng lý hoá học và yêu cầu quản lý khác nhau. Để phục vụ yêu cầu tổ chức kế toán quản trị vật liệu, cần phải tiến hành, phân loại vật liệu một cách chi tiết rõ ràng.
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp tổ chức kế toán chi tiết dễ dàng hơn trong việc quản lý hạch toán kế toán vật liệu. Ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế và vai trò chức năng của từng loại vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó đề ra biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu.
Ngoài cách phân loại trên ta còn có những cách phân loại sau:
- Phân loại theo nguồn hình thành
- Phân loại theo nguồn sở hữu
- Phân loại theo nguồn tài trợ
- Phân loại theo tính năng khoa học, hoá học, theo quy cách phẩm chất.
Trong kế toán quản trị, để tạo điều kiện cho cung cấp kịp thời về chi phí, vật liệu thường được chia ra NVL trực tiếp, NVL gián tiếp. Trên cơ sở hai loại vật liệu này để hình thành hai loại chi phí: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NVL gián tiếp. Việc phân loại này cho phép nhà quản trị đưa ra quyết định một cách nhanh nhất.
Tóm lại vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều loại với quy cách phẩm chất ứng dụng kinh tế mục đích sử dụng, nguồn hình thành khác nhau. Để quản lý và đảm bảo có dư vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhất thiết phải nhận biết được từng thứ, từng loại vật liệu. Do đó phân loại vật liệu là bước đầu tiên, rất cần thiết của công tác hạch toán vật liệu.
2. Đánh giá vật liệu
Đánh giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất.
- Nguyên tắc đánh giá vật liệu
Giống như các đối tượng kế toán khác, kế toán nguyên liệu cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc kế toán như: nguyên tắc giá FOB, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc nhất quán.
Theo quy định hiện hành đánh giá nguyên vật liệu khi nhập kho phản ánh theo giá vốn thực tế và khi xuất kho cũng phải tính toán xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định. Tuy nhiên để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép tính toán hàng ngày, kế toán có thể sử dụng giá hạch toán để theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu.
2.1. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế
2.1.1. Phương pháp xác định giá vốn thực tế nhập kho
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà giá thực tế của chúng trong từng loại được xác định như sau:
- Đối với vật liệu mua ngoài: trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho bằng trị giá ghi trên hóa đơn (bao gồm cả các khoản thuế nhập khẩu) cộng chi phí mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt, tiền bồi thường) trừ đi các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có).
Trong đó:
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thì giá trong hoá đơn là giá mua chưa có thuế GTGT.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc vật tư hàng hoá mua về dùng cho việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trên hoá đơn là tổng giá thanh toán. Thuế nhập kho được tính vào trị giá vốn thực tế nhập kho.
- Đối với vật liệu tự gia công chế biến: trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị thực tế của vật liếu ản xuất gia công cộng với các chi phí gia công chế biến.
Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: trị giá vốn thực tế nhập kho là giá vốn thực tế vật liệu xuất thuê gia công chế biến với tiền thuê gia công chế biến phải trả và chi phí vận chuyển bốc dỡ trước và sau thuế.
- Trường hợp đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng vật liệu thì trị giá vốn thực tế của vật liệu nhận góp vốn liên doanh là do hội đồng liên doanh đánh giá.
- Phế liệu thu hồi nếu có được đánh giá theo quy ước có thể bán hoặc sử dụng được.
2.1.2. Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho
Căn cứ theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1).
Trong đó có chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho. Nguyên liệu, vật liệu để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ là những hàng tồn kho. Vì thế khi xác định giá trị thực vật liệu xuất kho thì áp dụng một trong bốn phương pháp được ghi nhận trong chuẩn mực sau đây:
2.1.2.1. Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng ổn định nhận diện được
Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng xuất kho để tính trị giá mua thực tế hàng xuất kho.
2.1.2.2. Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá trị nguyên của nguyên vật liệu được tính theo giá trung bình quân của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và giá trị nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Giá thực tế xuất kho = số lượng xuất kho đơn giá thực tế bình quân
Đơn giá thực tế bình quân =
2.1.2.3. Phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là nguyên vật liệu được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và nguyên vật liệu còn lại là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ của tồn kho.
2.1.2.4. Phương pháp nhập sau – xuất trước
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Theo chuẩn mực mới ban hành thì cách xác định giá thực tế vật liệu xuất kho là bốn phương pháp trên. Trong đó từng cách đánh giá và phương pháp đánh giá thực tế xuất kho đối với vật liệu có nội dung, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng phù hợp nhất định. Do vậy theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp đối với kế toán doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm áp dụng sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, yêu cầu quản lý cũng như điều kiện trang bị các phương tiện kỹ thuật, tính toán xử lý thông tin mà nghiên cứu tổ chức sao cho hợp lý không cần nhất thiết nhất theo nhất quán.
3. Kế toán chi tiết vật liệu
3.1. Sự cần thiết phải kế toán chi tiết vật liệu.
Hạch toán chi tiết vật liệu là một bộ phận quan trọng trong tổ chức công tác kế toán vật liệu. Vật liệu gồm nhiều thứ, nhiều loại có quy cách phẩm chất khác nhau, đồng thời số lượng từng thứ vật liệu xuất dùng trong tháng cho các đơn vị sử dụng cũng khác nhau. Do vậy muốn đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, tính toán chính xác chi phí, giám đốc tình hình cung cấp sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả thì tất yếu phải tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu.
3.2.Chứng từ sử dụng.
Theo chế độ kế toán quy định, các chứng từ kế toán về vật liệu bao gồm.
- Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 – VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá (mẫu 08 – VT)
- Hoá đơn GT – GT
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn thêm như:
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04 – VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05 –VT)… Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời đầy đủ, đúng biểu mẫu, nội dung, phương pháp lập. Mọi chứng từ kế toán phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự thời gian hợp lý do kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh ghi chép tổng hợp số liệu kịp thời các bộ phận có liên quan.
3.3. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu.
Để kế toán chi tiết vật liệu hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp đang áp dụng một trong 3 phương pháp sau:
Phương pháp thẻ song song
Phương pháp số đối chiếu luân chuyển
Phương pháp sổ số dư
Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau tuỳ theo từng đặc điểm doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp nào cho phù hợp.
Trình tự hạch toán ở cả 3 phương pháp này có thể khái quát như sau:
- Hạch toán chi tiết vật liệu tại kho. Thủ kho đề sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn tại theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho là sổ vật liệu được mở chi tiết cho từng loại vật liệu, theo từng kho để thủ kho theo dõi số lượng nhập – xuất – tồn hàng ngày. Thẻ kho do phòng kế toán tập hợp và ghi các chi tiết như: nhãn hiệu, tên quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu. Sau đó giao cho thủ kho ghi chép. Hàng ngày căn cứ vào các số liệu nhập xuất vật liệu, thủ kho tiến hành ghi chép số liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Sau mỗi một nghiệp vụ (hoặc cuối ngày) tính ra số tồn kho để ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập xuất vật liệu (đã được phân loại cho phòng kế toán).
- Hạch toán chi tiết vật liệu tại phòng kế toán
Về cơ bản thì kế toán ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu theo chỉ tiêu giá trị. Riêng đối với phương pháp thẻ kho song song và phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển thì ngoài việc theo dõi về mặt giá trị, kế toán còn theo dõi về mặt khối lượng, sổ đối chiếu luân chuyển hay sổ số dư để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu. Việc hạch toán cả 3 phương pháp này được khái quát theo 3 sơ đồ sau:
Sơ đồ 1
Kế toán vật liệu theo phương pháp thẻ song song.
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kế toán tổng hợp
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sơ đồ 2
Kế toán vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Sổ đối chiếu luân chuyển
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Bảng kê xuất
Bảng kê xuất
Sơ đồ 3
Kế toán vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Thẻ kho
Sổ số dư
Bảng tổng hợp N-T-X
Bảng kê nhập
Chứng từ nhập
Bảng luỹ kế nhập
Bảng luỹ kế xuất
Bảng kê xuất
Chứng từ xuất
ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Nếu kế toán chi tiết phản ánh cả số lượng và giá trị thì kế toán tổng hợp chỉ phản ánh về mặt giá trị của vật liệu. Tuy nhiên kế toán tổng hợp có vị trí hết sức quan trọng vì ngoài mặt phản ánh biến động về mặt giá trị về vật liệu còn cho thấy mỗi liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp các phần hành kế toán trong doanh nghiệp chỉ khác nhau các phương p háp hạch toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm: NVL, CCDC, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Trong đó vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn. Hiện nay theo quy định của chế độ tài chính hiện hành có hai phương pháp để hạch toán hàng tồn kho. Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp này. Sự lựa chọn một trong hai phương pháp trên phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng phù hợp và phải được thực hiện thống nhất trong niên độ kế toán.
4.1. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
4.1.1. Đặc điểm
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập khẩu, tồn kho vật tư hàng hoá trên sổ kế toán. Việc tính toán xác định trị giá vốn của hàng xuất kho được dựa trên các chứng từ xuất kho.
Sau mỗi nghiệp vụ tăng, giảm hàng tồn kho kế toán xác định được giá hàng tồn kho giao ngay.
4.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm kê
- Hoá đơn bán hàng
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
4.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng
- Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu
Nội dung: Phản ánh giá trị hàng mua đang đi trên đường và tình hình hàng mua đang đi đường về nhập kho hoặc giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng.
Ngoài ra các kế toán còn sử dụng các tài khoản 133,331,111,112,627….
4.1.4 Trình tự kế toán vật liệu tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyê
Sơ đồ 4 Trình tự kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 151 TK 152 TK 621
Vật liệu đi đường kỳ trước Xuất dùng trực tiếp chế tạo SP
TK 111,112,231 TK 627,641,642,241
Tăng do mua ngoài Xuất dùng trực tiếp chế tạo SP
Tăng do TK113
mua ngoài
VAT
khấu trừ
TK3331
VAT TK242
Xuất CCDC loại Phân bổ đầu
khấu trừ phân bổ 2 lần vào CPSXKD
Thuế GTGT hàng nhập khẩu và nhiều lần trong kỳ
TK3333 TK632,157
Thuế nhập khẩu phải nộp Xuất bán, gửi bán
TK154 TK154
Nhập kho VL tự chế, Xuất tự chế,
thuê ngoài gia công thuê ngoài gia công
TK128,222 TK128,222
Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất vốn góp liên doanh
TK411
Nhận vốn góp liên doanh CP
cấp phát
TK338.1 TK138.1
Phát hiện thừa kiểm kê chờ xử lý Phát hiện thiếu kiểm kê chờ xử lý
TK412 TK412
Chênh lệch do đánh giá lại số dư Chênh lệch giảm do đánh giá TS
CK
4.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì
4.2.1 Dặc điểm sử dụng
Kế toán không phản ánh theo dõi một cách thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất, tồn các loại vật tư hàng hoá trên các tài khoản hàng tồn kho mà theo dõi, phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kì và cuối kì căn cứ vào số lượng kiểm kê định kì hàng tồn kho.
-Việc xác định giá trị vật liễu xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị thưc tế vật liệu tồn kho đầu kì, nhập trong kì và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính theo công thức sau:
Giá trị vốn thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ
=
Trị giá vốn thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
+
Trị giá vốn thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ
-
Trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ
4.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 152 - nguyên liệu, vật liệu
- TK 611 - Mua hàng
Nội dung: phản ánh quá trình mua, nhập kho các loại vật tư hàng hoá trong doanh nghiệp.
4.2.3. Trình tự kế toán vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Sơ đồ 5: Trình tự kế toán vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 152, 153, 151 TK 611 TK152,153,151
Kết chuyển giá trị vật liệu Kết chuyển giá trị vật liệu
tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ
TK111 - 112 TK111,112,138
Mua trả tiền ngay giảm giá hàng mua trả lại
TK133
VAT đ
Khấu trừ
TK33312 TK621
Cuối kỳ kết chuyển sổ xuất
Thuế GTGT hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất kinh doanh
TK331,311
Mua chưa trả tiền bằng tiền vay
TK333.3 TK632
Thuế nhập khẩu Xuất bán
TK 411 TK111,138,338
Nhận vốn góp cổ phần thiếu hụt, mất mát
TK 412 K412
Chênh lệch đánh giá tăng chênh lệch đánh giá giảm
Chú thích :Trên đây là 2 sơ đồ biểu diễn trình tự kế toán vật liệu theo hai phương pháp :kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ còn nếu doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT trực tiếp thì giá trị mua thực tế là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
4.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán áp dụng cho kế toán tổng hợp .Tuỳ theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng hình thức nào cũng phải sổ tổng hợp và sổ chi tiết chung ở sổ cái kế toán tổng hợp. Mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái và dĩ nhiên môĩ tài khoản đều phản ánh một chỉ tiêu về nguyên vật liệu. Nó sẽ cung cấp một chỉ tiêu thông tin để lập báo cáo tài chính. Sổ kế toán phục vụ kế toán chi tiết thì tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà mở các sổ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán để kế toán nguyên vật liệu theo từng hình thức kế toán có thể khái quát theo sơ đồ sau: (Xem sơ đồ 6+7+8)
Tuỳ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh. Phân cấp quản lý, quy mô của doanh nghiệp, trình độ quản lý mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán cùng hệ thống sổ kế toán tương ứng thích hợp.
4.3.1. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 6
Chứng từ gốc:PNK PXK, hoá đơn, biên bản kiểm kê
Sổ kế toán khác
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết vật tư
Thẻ kho
Bảng tổng hợp sổ chi tiết
Sổ cái kế toán TK152
Sổ đăng ký chứng từ
Báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp N-T-X vật tư
4.3.2. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung
Sơ đồ 7
Chứng từ gốc
Nhật ký mua hàng
Nhật ký chung
Sổ chi tiết vật tư
Thẻ kho
Sổ cái tài khoản 152
Bảng tổng hợp chi tiết vật tư
Báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp N-T-X vật tư
4.3.4. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ
Sơ đồ 8
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Sổ kế toán khác có
Sổ chi tiết vật tư
Thẻ kho
Nhật ký chứng từ số 5
Bảng kê số 3
Bảng phân bổ vật liệu
Bảng kê chi phí sản xuất. Nhật ký chứng từ liên quan
Bảng tổng hợp sổ chi tiết vật tư
Sổ cái tài khoản 152
Báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp N – X – T vật tư
Phần II
Thực tế công tác nguyên vật liệu tại công ty cổ phần len hà đông.
I. Tình hình và đặc điểm chung về sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần len Hà Đông.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ở công ty
Công ty cổ phần len Hà Đông, tên giao dịch là công ty len - Hà Đông, tên viết tắt là HAWOCO, trụ sở đặt tại đường 430, phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Trước đây, công ty là một doanh nghiệp nhà nước, được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 1958. Năm 1959, chính thức đi vào hoạt động và có tên là nhà máy nhuộm in hoa - Hà Đông. Khi đó, công ty chỉ là một cơ sở gia công nhuộm tẩy các mặt hàng vải lụa, sợi thuộc công ty bông vải sợi - bộ Nội Thương. Ban đầu, công nghệ sản xuất chủ yếu là sản xuất thủ công trên chảo rang và hong khô ngoài trời.
Tháng 1 năm 1961, công ty chính thức được chuyển sang cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành : Xí nghiệp in hoa Hà Đông. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp lúc đó là in hoa trên vải và khăn mặt bông, nhuộm vải sợi phục vụ tiêu dùng trong nước.
Năm 1973, theo kế hoạch đầu tư mở rộng của Bộ công nghiệp nhẹ, xí nghiệp được đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len phục vụ cho dệt thảm xuất khẩu. Nhờ đó, thiết bị sản xuất của xí nghiệp được cơ khí hoá dần dần. Đến năm 1977, xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy len nhuộm Hà Đông, thuộc liên hiệp các Xí nghiệp dệt Bộ công nghiệp nhẹ.
Từ năm 1990, thực hiện chương trình "đổi mới kinh tế" của Đảng và Nhà nước, Nhà máy đã tiến hành tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động. Để giải quyết công ăn, việc làm cho số lao động dư thừa, Nhà máy đã xây thêm một bộ phận dệt thảm len xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm dây chuyền in vải hoa (là nghề truyền thống của Nhà máy).
Năm 1996, Nhà máy đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len Acrylic đan áo từ xơ hoá học với dây chuyền công nghệ và máy móc hiện đại nhập khẩu từ Pháp.
Sang năm 2004, công ty tiến hành cổ phần hoá theo quyết định QĐ 24/2004/QĐ - BCN. Số vốn điều lệ của công ty sau khi tiến hành cổ phần hoá là 14 tỷ đồng, chia thành 140.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có mệnh giá là 100.000 đồng. Trong đó Nhà nước giữ lại 20% vốn điều lệ, 55% số cổ phiếu của Công ty được bán cho công nhân viên, số còn lại bán ra ngoài.
Hiện nay, các mặt hàng chủ yếu của công ty là len thảm, len mộc, sợi len Pan và len Acrylic. Ngoài ra, Công ty còn nhận gia công nhuộm vải và in hoa cho các đơn vị ngoài
1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh tại công ty.
1.2.1. Mục tiêu và đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty.
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty len Hà Đông hiện nay là:
+ Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hoá thuộc ngành dệt may và thủ công mỹ nghệ (bao gồm nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng và sản phẩm hàng hoá thuộc ngành dệt may và thủ công mỹ nghệ).
+ Thiết kế, thi công, xây lắp và kinh doanh các công trình xây dựng phục vụ ngành dệt may, công trình xây dựng và hạ tầng công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra, công ty còn nhận gia công dệt nhuộm vải và in hoa cho các đơn vị khác.
+ Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
- Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty là len thảm, len mộc, sợi len PAN, len acrylic và các sản phẩm từ len như quần áo len, mũ len. Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá thuộc ngành dệt may và thủ công mỹ nghệ (bao gồm: nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng và sản phẩm hàng hoá thuộc ngành dệt may và thủ công mỹ nghệ)
- Hiện nay, ngành sản xuất len đang trong tình trạng nhỏ về qui mô, thiết bị đã cũ, lạc hậu về công nghệ, năng suất lao động thấp, tích luỹ nhỏ. Công ty len Hà Đông cũng nằm trong tình trạng đó, mặt khác công ty đang hồi sinh sau một thời gian dài thua lỗ, sản phẩm của công ty lại bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng Trung Quốc cùng loại giá rẻ nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Các loại nguyên vật liệu chủ yếu của công ty hiện nay bao gồm lông cừu, các loại xơ hoá học để sản xuất len như TOW acrylic, xơ PES 3D, TOPAC màu... Nguyên vật liệu chính của công ty đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, cụ thể là:
+ Lông cừu nhập khẩu từ NEW ZEALAND, Mông cổ, Hàn Quốc...
+ Các loại xơ chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản
+ Một số nguyên vật liệu phụ khác mua ở trong nước
1.2.2. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý của Công ty
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 Công ty có tổng số nhân viên là 392 người, trong đó có 35 nhân viên quản lý, hầu hết các nhân viên quản lý đều có trình độ đại học hoặc trung cấp. Công ty được tổ chức và hoạt động theo qui định của pháp luật và điều lệ công ty do Đại hội cổ đông thông qua. Hội đồng quản trị của Công ty gồm 5 thành viên, trong đó có 1 thành viên hội đồng quản trị là người đại diện cho phần vốn của Nhà nước tại Công ty cổ phần, 4 thành viên còn lại do Đại hội cổ đông bầu. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần là đại diện theo Pháp luật của Công ty.
Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty
Hội đồng quản trị (Tổng giám đốc)
Phòng tổ chức – hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phân xưởng len 1
Phân xưởng len 2
Phân xưởng đan dệt
Ngành cơ điện
Các tổ sản xuất
Bộ phận nồi hơi
Bộ phận cơ khí
Bộ phận bơm nước
Công ty có các phòng ban chức năng sau:
* Phòng tổ chức hành chính tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ của bộ máy quản lý, lao động, tiền lương và các công tác thuộc phạm vi chế độ chính sách đối với người lao._. động, công tác bảo vệ, quân sự, thi đua tuyên truyền. Phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, dự trù mua sắm, quản lý và cấp phát các dụng cụ, trang bị hành chính phục vụ cho nhu cầu làm việc của cán bộ, công nhân viên. Chịu trách nhiệm tổ chức công tác văn thư lưu trữ, tổ chức tiếp khách đến giao dịch với công ty, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên.
* Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm.
* Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đối với các phân xưởng, có nhiệm vụ cung ứng và quản lý toàn bộ nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. Tổ chức mạng lưới và tiến hành các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ ghi chép, tính toán phản ánh các số liệu kế toán phát sinh, sao chụp chính xác tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở các số liệu đã có, tham mưu tài chính cho tổng giám đốc cung cấp các thông tin cần thiết và chính xác giúp cho tổng giám đốc đưa ra các quyết định quản trị.
Giữa các phòng ban chức năng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng triển khai thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty.
Sơ đồ 10:
Biểu 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
(trưởng phòng kế toán)
Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ
Kế toán tiền lương và bảo hiểm
Kế toán tài sản cố định
Kế toán thanh tra
Kế toán tổng hợp chi hợp
Kế toán thành phẩm
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán thống kê tổng hợp
- Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán tài chính) là người điều hành, giám sát mọi hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm nghiệp vụ chuyên môn KTTC. Kế toán trưởng thay mặt kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà nước về lĩnh vực KTTC của công ty.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm căn cứ vào phiếu xuất vật tư, bảng thanh toán lương, hợp đồng sản xuất, phiếu xuất kho thành phẩm... Kế toán tiến hành
tổng hợp chi phí và kiểm tra các số liệu do các nhân viên hạch toán kinh tế ở các phân xưởng gửi lên. xác định chính xác thành phẩm dở dang cuối kỳ. Thực hiện tính giá thành sản phẩm theo đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành.
- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng phụ trách các hoạt động của phòng, đồng thời có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ các chứng từ, bảng kê, nhật ký chứng từ do các kế toán viên cung cấp vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. sau đó kế toán tổng hợp sẽ vào sổ cái tổng hợp cho từng tài khoản, rồi lập báo cáo theo quy định chung của Bộ tài chính và báo cáo nội bộ theo yêu cầu của cấp trên.
- Kế toán tài sản cố định ghi chép phản ánh tổng hợp về số lượng, hiện trạng giá trị tài sản cố định của công ty, phản ánh kịp thời giá trị hao mòn trong quá trình sử dụng từ đó lập kế hoạch sửa chữa và sử dụng hợp lý tài sản cố định.
- Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, tình hình nhập xuất, tồn để tiến hành hạch toán ghi sổ.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm theo dõi quá trình nhập xuất kho thành phẩm, xác định chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ của toàn công ty.
- Kế toán tiền lương theo dõi việc tính toán, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên của công ty.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán giám sát việc thu mua, chi qua các chứng từ gốc, theo dõi và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng (các khoản phải trả, phải thu phát sinh...) thanh toán tạm ứng.
- Thủ quỹ làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu, chi căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ.
1.2.3. Tổ chức sổ kế toán ở Công ty CP len Hà Đông
Xuất phát từ điều kiện thực tế trong hoạt động SXKD kết hợp với việc tìm hiểu nghiên cứu những ưu , nhược điểm của các hình thức tổ chức sổ kế toán ,bộ máy kế toán đã lựa chọn hình thức sổ kế toán theo kiểu Nhật ký chứng từ .Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên các sổ chi tiết ,các bảng phân bổ ,bảng kê nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái và lập báo cáo.
Hiện tại Công ty đang sử dụng 10 nhật ký chứng từ ,10 bảng kê , 4 bảng phân bổ , 6 sổ chi tiết , 1 sổ cái , điều này hoàn toàn phù hợp với quy định chung về sổ sách trong hình thức nhật ký chứng từ .
Hệ thống tài khoản mà Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản trong chế độ kế toán mới
-Niên độ bắt đầu từ ngày 01\01\năm đến 31\12\năm
-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là VNĐ
-Phương pháp ghi chép TSCĐ
-Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ
-Phương pháp khấu hao : khấu hao theo thợi gian sử dụng
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho : theo phương pháp kê khai thường xuyên
Sơ đồ 11 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ở Công ty CP Len Hà Đông
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
1.3 Đặc điểm tổ chức SX và trình độ trang bị kỹ thuật của công ty Len –Hà Đông
Công ty gồm có 3 phân xưởng và 1 ngành SX .Các PX đều có mô hình tổ chức quản lý như sau :
Đứng đầu các PX là các quản đốc ,đứng đầu ngành là trưởng ngành .Họ là người trực tiếp chỉ đạo và tổ chức SXSP .ở các PX ,ngành .Giúp việc cho các quản đốc có các đốc công, các cán bộ kỹ thuật và các tổ trưởng sản xuất, giúp việc cho các trưởng ngành cũng có các tổ trưởng sản xuất.
Mỗi phân xưởng và ngành sản xuất một hoặc một nhóm sản phẩm như sau:
* Phân xưởng len 1: là phân xưởng sản xuất len thảm, len mộc và len PAN
Sơđồ12 Nguyên vật liệu
Xé, trộn, phun, ủi
Chải
Sợi con
Đánh ống
Nhuộm, sấy
Thành phẩm
* Phân xưởng len 2: là phân xưởng sản xuất len cao cấp Acrylic đan áo từ xơ cao cấp
Sơ đồ 13:
Nguyên vật liệu
Nhuộm sấy
Gia nhiệt, hấp hơi
Ghép thô
Sợi con
Chập sợi
Xe săn quấn ống
Guồng
Hấp hơi
Máy ống
Thành phẩm
* Phân xưởng nhuộm in hoa là phân xưởng nhuộm in vải hoa gia công các loại theo yêu cầu của khách hàng
* Ngành cơ điện là ngành sản xuất phụ trợ cho các phân xưởng trong công ty. Ngành cơ điện bao gồm:
+ Bộ phận nồi hơi: là bộ phận sử dụng các nhiên liệu như than, dầu để đốt và cung cấp hơi cho các phân xưởng.
+ Bộ phận cơ khí: là bộ phận có nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc thiết bị sản xuất trong toàn công ty
+ Bộ phận bơm nước: cung cấp nước sản xuất cho các phân xưởng và cung cấp nước sinh hoạt cho khu tập thể công nhân viên của công ty.
Về trình độ, trang bị kỹ thuật của công ty: công ty len Hà Đông là một doanh nghiệp sản xuất nên tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2004, tình trạng trang bị về tài sản cố định của công ty như sau:
Tổng TSCĐ 6.816.721.875
Hệ số đầu tư TSCĐ = _____________ =______________=35,4%
tổng TS 19.259.569.112
So với các doanh nghiệp trong cùng ngành, hệ số đầu tư TSCĐ của công ty như vậy là thấp (trung bình của ngành là 52%) trong năm 2004 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty như sau:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = = 0,76 đồng
TSCĐ của công ty chỉ gồm TSCĐHH, không có TSCĐVH và TSCĐ thuê tài chính. Trong tổng TSCĐ của công ty thì máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn (85,4%) trình độ kỹ thuật của TSCĐ được thể hiện qua chỉ tiêu sau:
số tiền khấu hao luỹ kế 15.624.138.049
Hệ số hao mòn = ____________________ = ________________ = 69,6%
nguyên giá TSCĐ 22.440.859.922
II. tình hình thực tế về tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần len hà đông
1. Đặc điểm vật liệu và công tác quản lý tại công ty
Công ty len Hà Đông là doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Do vậy nguyên vật liệu của công ty cũng hết sức đa dạng, mỗi loại tương đối lớn, có nhiều đặc điểm và đơn vị tính khác nhau.
Nguyên vật liệu chính của công ty dùng để sản xuất là sợi ngoài ra có thể là bán thành phẩm mua ngoài như sợi, lông cừu...
Hệ thống kho dự trữ của công ty chia làm 6 loại gồm 12 kho
- Kho chứa NVL chính là kho sợi
- Kho chứa vật liệu phụ gồm:
+ Kho thiết bị
+ Kho tạp phẩm
+ Kho hoá chất
+ Kho sắt thép
+ Kho bột
- Kho chứa phụ tùng gồm:
+ Kho cơ điện sợi
+ Kho cơ điện dệt
- Kho chứa nhiên liệu: kho xăng dầu
- Kho chứa CCDC bao gồm:
+ Kho công cụ
+ Kho cơ điện
- Kho phế liệu
Các kho dự trữ của công ty được sắp xếp hợp lý, gồm các phân xưởng sản xuất do đó thuận tiện nhằm đáp ứng kịp thời vật tư cho yêu cầu sản xuất mà chi phí nhỏ nhất từ kho đến nơi sản xuất. Các kho đều được trang bị các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản do đó mà chất lượng vật tư luôn được đảm bảo tốt
Tại đơn vị sản xuất lớn như công ty len Hà Đông với đặc điểm vật liệu đa dạng phức tạp thì khối lượng công tác hạch toán vật liệu là rất lớn, do vậy việc hạch toán vật liệu do 3 người đảm nhiệm
Việc hạch toán tổng hợp và chi tiết vật liệu chủ yếu thực hiện trên máy vi tính. Kế toán này có nhiệm vụ thu nhập, kiểm tra các chứng từ như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho... sau đó định khoản đối chiếu với số liệu sổ sách của thủ kho như thẻ kho ... rồi nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như: tính giá V1 xuất ... cuối kỳ máy tính in ra số liệu bảng biểu cần thiết như: bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu và các báo cáo khác theo yêu cầu phục vụ cho công tác hạch toán vật liệu.
2. Đánh giá vật liệu.
Đánh giá vật liệu là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu thực tiễn. ở công ty len Hà Đông vật liệu được đánh giá theo giá trị thực tế.
2.1. Giá thực tế vật liệu nhập kho
Vật liệu của công ty len Hà Đông do phòng xuất nhập khẩu đảm nhiệm
- Đối với vật liệu mua ngoài
Giá trị thực tế giá hoá đơn Chi phí liên quan
vật liệu mua = của nhà cung cấp + hao hụt trong định mức
ngoài nhập kho chi phí vận chuyển
- Đối với vật liệu nhập kho do Công ty tự sản xuất thì được tính như sau:
Giá trị nhập kho thực tế vật liệu
=
giá trị thực tế vật liệu xuất kho chế biến
+
Chi phí chế biến thực tế
- Đối với phế liệu nhập kho thì giá thực tế nhập kho là:
Giá thực tế vật liệu thu hồi = giá ước tính có thể sử dụng được
2.2. Giá thực tế vật liệu xuất kho
Công ty len Hà Đông là một đơn vị sản xuất kinh doanh với đặc điểm là sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt, nhu cầu về NVL phục vụ sản xuất rất lớn cả về số lượng, chủng loại giá trị nguyên vật liệu và quá trình nhập xuất xảy ra thường xuyên.
Để phản ánh kịp thời phân bổ chính xác giá trị của nguyên vật liệu xuất dùng phù hợp với điều kiện thực tại của Công ty là rất quan trọng. Công ty đã tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền:
Đơn giá bình quân
Trị giá vốn thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Trị giá vốn thực tế VL nhập kho trong kỳ
Số thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Số lượng vật liệu nhập kho trong kỳ
+
=
+
Cuối tháng kế toán đơn giá bình quân theo phương pháp bình quân cả kỳ của vật liệu xuất dùng theo công thức:
Trị giá VL = Đơn giá bình quân Số lượng vật liệu xuất kho trong kỳ.
3. Kế toán chi tiết vật liệu
Nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản nói chung, công tác quản lý vật liệu nói riêng đòi hỏi kế toán phải theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn của các vật liệu trong công ty theo chỉ tiêu số lượng, giá trị yêu cầu này sẽ được đáp ứng nhờ việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu. Hạch toán chi tiết vật liệu là công việc ghi chép, phản ánh kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị của công ty len Hà Đông. phương pháp kế toán chi tiết vật liệu được sử dụng là phương pháp sổ giữ mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính nói chung và các nghiệp vụ liên quan đến nhập, xuất vật liệu nói riêng khi phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình SXKD của công ty đều phải lập chứng từ. Chứng từ chính là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu ghi chép trên các tài khoản kế toán và báo cáo kế toán.
3.1. Trình tự luân chuyển chứng từ
3.1.1. Đối với vật liệu nhập
Vật liệu ở công ty len Hà Đông được nhập kho chủ yếu từ các nguồn: mua ngoài, từ đơn vị đặt hàng, thuê gia công chế biến, vật liệu không dùng hết nhập kho, vật liệu thừa qua kiểm kê, phế liệu ta thu hồi
- Đối với vật liệu nhập kho do mua ngoài, từ các đơn vị đặt hàng hay thuê gia công chế biến.
Theo chế độ quy định thì tất cả các loại vật tư khi về đến công ty đều phải tuân thủ làm thủ tục kiểm nghiệm sau đó mới nhập kho. Nhưng thực tế ở công ty len Hà Đông thì chỉ có NVL chính như sợi mới tiến hành kiểm nghiệm trước khi nhập kho. Tuy nhiên, đối với các loại vật liệu phụ khi nhập kho, phát hiện có sự khác biệt lớn về chủng loại, số lượng, giá trị ... giữa hoá đơn và thực nhập thì phải lập biên bản kiểm nghiệm thì bộ phận mua hàng (phòng xuất nhập khẩu) căn cứ vào hoá đơn của bên bán lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên. 1 liên được lưu lại phòng xuất nhập khẩu, 1 liên giao cho người chịu trách nhiệm đi mua hàng làm căn cứ thanh toán với người b án. 1 liên giao cho thủ kho, sau khi kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của phiếu nhập kho và biên bản kiểm nghiệm kèm theo nếu có thì thủ kho vào thẻ kho (chỉ ghi chỉ tiêu số lượng) sau đó chuyển cho phòng kế toán cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán.
Sơ đồ14 Sơ đồ biểu diễn thủ tục nhập kho tại Công ty
Nhập kho
Phiếu nhập kho
Kiểm nghiệm (nếu có)
Phòng XNK
Hoá đơn VL về
Biểu số 1 Hoá đơn bán hàng
Liên 2 giao cho khách hàng Mã số
GTKT 3LL
Đơn vị bán hàng: Xí nghiệp dệt may Châu Giang Hà Nam Số 05183
Địa chỉ: Thị xã Hà Nam Số tài khoản
Điện thoại: Mã số:
0
7
0
0
1
8
9
3
5
0
Họ và tên người mua: Công ty len Hà Đông
Đơn vị:
Địa chỉ: Vĩnh Trị – Yên Trị – ý Yên – Nam Định
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1
Bông gầm ý
kg
10.333,4
2.250
23.250.150
Cộng tiền hàng: 23.250.150
Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 23.250.15
Tổng cộng tiền thanh toán: 25.751.165
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi lăm triệu năm trăm bảy mươi ngàn một trăm sáu mươi lăm đồng.
Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký)
Như đã nêu ở trên, khi nhận được hoá đơn bán hàng của Công ty dệt may xuất khẩu Lạc Trung về lô bông gầm ý, phòng Khoa học công nghệ (KCS) đã tiến hành kiểm nghiệm được ghi vào biên bản kiểm nghiệm như sau:
Biểu số 3:
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Ngày 10 tháng 3 năm 2005
Căn cứ vào quy định số 15 ngày 19/9/1998 về kiểm nghiệm vật tư
của Giám đốc Công ty.
STT
Tên vật tư
MS
Phương thức kiểm nghiệm
ĐVT
Số lượng theo chứng từ
Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng đúng yêu cầu
Số lượng không đúng yêu cầu
1
Sợi gầm ý
kg
10.333,4
10.333,
ý kiến của ban kiểm nghiệm Thủ kho Trưởng ban kiểm nghiệm
Đại diện kỹ thuật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Trên cơ sở hoá đơn đỏ, biên bản kiểm nghiệm và các chứng từ liên quan khác (nếu có) bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho.
Biểu số 4 Phiếu nhập kho
Ngày 10 tháng 3 năm 2005 Mẫu số: 01 – VT
QĐ số: 1141 – TC/CĐKT
Ngày 1/1/1995 của BTC
Họ và tên người giao hàng: Số 7/11
Theo hoá đơn số:.......... Ngày 10 tháng 3 năm 2005 Nợ
Của Xí nghiệp dệt may xuất khẩu Lạc Trung Có
Nhập tại kho: Sợi
STT
Tên,nhãn hiệu,quy cách,phẩm chất hàng hoá
MS
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
Sợi gầm ý
Kg
10.333,4
10.333,4
2250
23.250.150
23.250.150
Viết bằng chữ :Hai mươi ba triệu hai trăm năm mươi nghìn một trăm năm mươi đồng.
Ngày 10 tháng 3 năm 2005
Phụ trách Người giao hàng Thủ kho KT Trưởng Thủ trưởng
(Ký và đóng dấu)
- Đối với phế liệu nhập kho do tiết kiệm được trong sản xuất hoặc phế liệu thu hồi.
Trong trường hợp này ở phân xưởng sản xuất sau khi sản xuất ra sản phẩm mà không sử dụng hết nguyên vật liệu (do tiết kiệm) hoặc trong quá trình sản xuất thu được phế liệu thì đem lên kho. Thủ kho sẽ làm một số thủ tục như kiểm tra, cân sau đó phòng Xuất nhập khẩu tiến hành lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 3 liên. Một liên để lại trên phòng xuất nhập khẩu để làm chứng từ lưu, một liên giao cho phân xưởng sản xuất, một liên giao cho thủ kho làm căn cứ vào thẻ kho (chỉ tiêu số lượng) sau đó gửi lên phòng kế toán theo dõi.
3.2.1. Đối với vật liệu xuất kho.
Vật liệu xuất kho của Cụng ty chủ yếu xuất cho cỏc phõn xưởng sản xuất ra sản phẩm cung cấp trờn thị trường ngoài ra cụng ty cũn xuất vật liệu ra ngoài để thu gia cụng chế biến hoặc xuất để nhượng bỏn cho cỏc đơn vị sản xuất khỏc. Với mỗi mục đớch xuất kho cụng ty sử dụng một loại phiếu xuất kho khỏc nhau.
Căn cứ vào kế hoặch và tỡnh hỡnh sản xuất, xột thấy nhu cầu xin lĩnh vật tư. Phõn xưởng lập phiếu xuất kho với sự cho phộp của người phụ trỏch vật liệu. Sau đú phiếu xuất kho được chuyển lờn cho bộ phận cung tiờu duyệt.Sau đú người nhận sẽ cựng thủ kho xuống kho nhận hàng. Thủ kho sẽ ghi số lượng thực xuất vào Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho cú thể lập riờng cho từng thứ hoặc nhiều thứ vật liệu cựng loại, cựng một kho. Phiếu xuất kho lập làm 3 liờn, một liờn lưu lại trờn cuốn sổ của phõn xưởng hai liờn cũn lại thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho phũng kế toỏn.
Biểu số 5
Phiếu Xuất kho
Ngày 15 tháng 3 năm 2005 Số 5111 Mẫu số: 02– VT
QĐ số: 1141 – TC/CĐKT
Ngày 1/1/1995 của BTC
Họ và tên người nhận hàng: Số 3/11
Theo hoá đơn số:.......... Ngày 10 tháng 3 năm 2005 Nợ
Của Xí nghiệp dệt may xuất khẩu Lạc Trung Có
Nhập tại kho: Sợi
STT
Tên,nhãn hiệu,quy cách,phẩm chất hàng hoá
MS
ĐVT
Số lượng
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Sợi gầm ý
Kg
1908
1908
4.293.000
4.293.000
- Đối với trường hợp chi Cụng ty đưa vật liệu đến cỏc đơn vị nhận gia cụng chế biến thỡ dựng Phiếu xuất kho kiờm vận chuyển nội bộ. Phiếu xuất kho kiờm vận chuyển nội bộ do phũng xuất nhập khẩu lập thành 2 liờn (đối với di chuyển nội bộ giữa cỏc kho trong Cụng ty, thành ba liờn đối với việc chuyển đến cỏc đơn vị nhận gia cụng chế biến).
Khi xuất kho và người vận chuyển ký vào phiếu trong trường hợp lập thành 2 liờn thỡ một liờn giao cho người thủ kho nhập để vào thẻ kho sau đú gửi lờn cho phũng xuất khẩu, một liờn giao cho thủ kho xuất để ghi vào thẻ kho sau đú chuyển lờn cho phũng kế toỏn để ghi sổ kế toỏn. Trường hợp lập thành liờn thỡ một liờn giao cho người vận chuyển làm chứng từ đi đường và thanh toỏn nội bộ, hai liờn cũn lại tương tự như trường hợp trờn.
Biểu số 6
Mẫu số 03 –Vật tư – 3LL
Ban hành theo QĐ số 1141TC/C
Ngày 1/1/1995 của BTC
Phiếu Xuất kho AA – 02 – B
Kiêm vận chuyển nội bộ Quyển số 126
Ngày 17 tháng 3 năm 2005 Số 126
Liên 3 dùng thanh toán nội N0 0031778
Căn lệnh điều động số .. ngày .. tháng …năm 2005 của Công ty CP Len Hà Đông về việc mang đi gia công ngoài
Họ và tên người vận chuyển : Trần Văn Thảo – hợp đồng số ….
Phương tiện vận chuyển : Phòng XNK – Công ty CP Len Hà Đông
Xuất tại kho : Công ty CP Len Hà Đông
Nhập tại kho : Cơ sở sản xuất cơ điện dệt thuê Nam Định
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất hàng hoá
MS
ĐVT
Số lượng
Đơn giá bình quân
Thành tiền
Thực xuất
Phục hồi bản kim văng ý
Cái
1780
1780
Ngày xuất 17/3/2005
Người lập quỹ Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhận
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Khi xuất hiện nghiệp vụ nhượng bỏn vật tư cho cỏc đơn vị khỏc, Cụng ty sử dụng hoỏ đơn kiờm Phiếu xuất kho, Phiếu này lập thành ba liờn, một liờn giao cho khỏch hàng, một liờn giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đú chuyển cho phũng kế toỏn, liờn cũn lại giao cho phũng vật tư.
Biểu số 7
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
Liên dùng để thanh toán N0 0666877
Đơn vị bán hàng : Công ty CP Len Hà Đông
Địa chỉ : Vĩnh Trị – Yên Trị
Điện thoại : Mã số
0
6
0
0
0
0
1
7
3
5
-1
Họ tên người mua : Đặng Văn Nghĩa
Đơn vị : Xí nghiệp chế tạo thiết bị cơ điện Hà Nội.
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán : Mã số
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Sợi N 51/1 cotton
Kg
50
30.909
1.515.450
Cộng tiền hàng: 1.545.450
Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 1.545.45
Tổng cộng tiền thanh toán : 1.699.995
Số tiền viết bằng chữ : Một triệu sáu trăm chín mươi chín nghìn chín trăm chín năm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
3.2. Hạch toỏn chi tiết vật liệu.
Để phự hợp với đặc điểm vật liệu kho tàng của Cụng ty và để cụng tỏc kế toỏn đạt hiệu quả cao cụng ty đó hạch toỏn chi tiết vật liệu theo phương phỏp sổ số dư. Trỡnh tự hạch toỏn cụ thể ở cụng ty như sau:
3.2.1. Quy trỡnh hạch toỏn ở kho.
Hạch toỏn chi tiết vật liệu được thực hiện trờn thẻ kho. Thẻ kho do thủ kho lập khi cú chứng từ nhập, xuất, thủ kho sau khi kiểm tra tớnh hợp lý, hợp lệ, chớnh xỏc của chứng từ, đối chiếu số vật liệu nhập hoặc xuất ghi trờn chứng từ rồi ghi số thực tế nhập, thực tế xuất trờn chứng từ vào thẻ kho, tớnh ra số vật liệu tồn kho trờn thẻ kho với số liệu cú trong kho.
Cỏc chứng từ nhập, xuất vật liệu hàng ngày được thủ kho sắp xếp, phõn loại riờng cho từng thứ, loại và định kỳ gửi lờn phũng kế toỏn để ghi sổ.
Biểu số 8:
Đơn vị Công ty Len Hà Đông Thẻ kho Mẫu số 03 – vật tư - 3LL
Bộ phận kho sợi Ngày lập thẻ Ban hành theo QĐ số
1141TC/C
Ngày 1/1/1995 của BTC
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm hàng háo Bông gầm ý.
Đơn vị: Kg Mã số
SđsfNgày
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của KTT
N N
Số phiếu
NT
Nhập
Xuất
Tồn
x
N
x
Tồn đầu tháng
0
7
10/3
chị Anh
10.333,4
3
15/3
chị Liên
1908
5
21/3
chị Hoa
8426,4
Tồn cuối kỳ
10.333,4
10.333,4
0
3.2.2. Quy trỡnh hạch toỏn ở phũng kế toỏn.
Định kỳ kế toỏn vật liệu xuống kho hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chộp của thủ kho. Hàng ngày khi nhận được cỏc chứng từ nhập xuất, kế toỏn vật liệu kiểm tra cỏc chứng từ rồi nhập số liệu vào mỏy tớnh. Mỏy sẽ in ra để xem tớnh cú đỳng khụng, nếu tớnh đỳng thỡ mỏy sẽ tiếp tục tớnh giỏ cho cỏc Phiếu xuất theo phương phỏp bỡnh quõn gia quyền liờn hoàn cho từng loại vật liệu. Cối thỏng kế toỏn in cỏc " bảng kờ chứng từ nhập, xuất vật liệu", "bỏo cỏo nhập xuất tồn kho vật liệu" và "sổ số dư" cho từng kho.
Trong bảng liệt kờ cỏc chứng từ nhập, xuất vật liệu bao gồm hai phần: phần liệt kờ cỏc chứng từ xuất, phần liệt kờ cỏc chứng từ nhập. Bảng này liệt kờ tất cả cỏc chứng từ nhập, xuất trong thỏng theo thứ tự từng chứng từ phỏt sinh, từng danh điểm vật tư, kốm theo số lượng và đơn giỏ của từng chứng từ.
Biểu số 9 :
Bảng liệt kê các chứng từ nhập - Xuất - tồn kho vật liệu
Tháng 11/2003
Kho bông
Record #
TK nợ
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
01
331
13.908,68
150.000
2.086.302.000
02
331
16.050
199.974
3.209.582.700
03
331
2.250
10.333,4
23.250.150
04
331
15.473,52
195.169
3.012.925.341
…………….
Cộng
263.329
9.159.581.115
Record #
TK nợ
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
01
6211
50.368,68
4.999.046
2.513.628.828
02
6211
40.594,6
39.241,7
1.593.011.115
03
6211
2.250
10.333,4
23.250.150
04
6211
7.781,13
27.038,6
108.112.862
……………….
Cộng
573.378
8.737.092.721
Bảng tổng hợp xuất kho vật liệu được mở cho từng kho, chi tiết cho từng danh điểm, từng loại vật liệu, mỗi danh điểm vật tư được theo dừi trờn một dũng của bảng. nú theo dừi cả về mặt số lượng và giỏ trị của từng loại vật liệu nhập, xuất, tồn trong thỏng.
Biểu số 10:
Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
Kho bông
Năm 2005
Loại bông
Số dư đầu tháng
Số nhập trong tháng
Số xuất trong tháng
Số dư cuối tháng
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Bông Việt Nam
722.966,00
5.651.529.976
545.143,0
308.810.041
51.399.980,0
8.115.020.505
754.109,00
5.845.319.512
Bông sơ N
724.366,00
15.651.529.976
557.351,0
8.340.582.816
52.488.620,0
8.140.784.261
765.831,00
15.851.328.530
Bông gầm ý
10.333,4
232.510.150
10.333,4
232.510.150
Bông Liên Xô
1.875,0
8.522.625
53.300,0
2.513.606
1.322,00
6.009.019
Xơ
240.680,00
3.018.850.510
65.974,0
752.088.500
48.492,0
596.308.460
258.162,00
3.174.630.550
Sợi
13.080,00
486.175.259
13.080,00
486.175.259
Sợi nụ 20/1
2.449,50
92.204.636
2.449.5,0
92.204.636
Chải kỹ
100,00
11.363.600
100,00
11.363.600
Sợi nhún
9.336,70
303.129.509
9.336,70
303.129.509
Ptex D300
66,00
1.848.000
66,00
1.848.000
Ptex D75
85,00
2.402.995
85,00
2.402.995
Ptex D150
149,20
4.882.868
149,20
4.882.868
32/2PVY/65/35
146,32
12.574.740
146,32
12.574.740
Sợi 20Sx70D
17,30
437.223
17,30
437.223
Sợi Ne16/1 + 70D
729,92
57.331.688
729,92
57.331.688
Tổng cộng
1.714.171,94
25.294.260.980
1.180.676,4
9.642.514.132
104.000.725,4
17.087.136.982
1.796.583,94
25.849.638.129
Số liệu tổng cộng trờn bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu cựng với số liệu trờn bảng liệt kờ cỏc chứng từ nhập xuất kho vật liệu được kế toỏn đối chiếu với số liệu trờn thẻ kho của thủ kho. Từ số liệu trờn thẻ kho, kế toỏn vật liệu lập sổ số dư vào cuối thỏng. sổ số dư được lập để theo dừi cho một năm, mỗi danh điểm trờn vật tư được theo dừi trờn một dũng. Khi lập xong sổ số dư ta sẽ đối chiếu với bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
Biểu số 11
Số dư vật liệu
Kho bông
Năm 2005
STT
Tên vật liệu
ĐVT
Dư đầu kỳ 1/2003
Dư cuối kỳ 1/2003
Dư cuối kỳ 2/2003
Dư cuối kỳ 11/2003
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
SL
TT
Số lượng
Thành tiền
1
Bông VN
kg
185.540
94.181.289
4.139.909
93.149.686
442.500
77.456.193
754.109
5.845.319.512
2
Bông xơ N
Kg
168.455
3.242.302.081
140.532
2.672.640.456
139.708
2.689.000.262
756.831
15.851.328.530
3
Bông gầm ý
Kg
108.680
1.648.016.515
187.641
2.526.061.317
317.863
4.015.970.357
-
-
4
Bông Liên Xô
kg
93.696
1.803.797.829
270.027
5.327.873.263
77.707
1.495.944.011
1.322
6.990.019
Cộng
529.953
17.795.937.066
1.099.610
20.228.189.364
879.510
15.044.477.594
1.028.673
19.579.044.138
4.Tổ chức kế toỏn tổng hợp nguyờn vật liệu.
Cựng với việc hoạch toỏn chi tiết vật liệu hàng ngày thỡ kế toỏn tổng hợp nguyờn vật liệu là việc khụng thể thiếu được trong cụng tỏc kế toỏn vật liệu.
4.1. Tài khoản sử dụng.
Xớ nghiệp may Minh Hà là đơn vị kinh doanh cú quy mụ lớn. Do vậy vật liệu cú vị trớ rất quan trọng trong quỏ trỡnh sản xuất và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giỏ thành sản phẩm và tài sản dự trữ.
Xớ nghiệp bao gồm cỏc phõn xưởng sản xuất lớn, cỏc nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu tư nhiều, chớnh vỡ vậy muốn theo dừi tỡnh hỡnh nhập, xuất vật tư cho từng phõn xưởng và tỡnh hỡnh tồn kho vật tư tại mọi thời điểm, Xớ nghiệp đó sử dụng phương phỏp kờ khai thường xuyờn để hạch toỏn tổng hợp vật liệu.
Phục vụ cho cụng việc hạch toỏn tổng hợp vật liệu xớ nghiệp cú sử dụng cỏc tài khoản sau:
- Tài khoản 152: nguyờn vật liệu được chi tiết thành cỏc tiểu tài khoản sau:
+ 152.1: Nguyờn vật liệu chớnh.
+152.2: Nguyờn vật liệu phụ
+152.3: Nhiờn liệu
+152.4: Phụ tựng thay thế
+152.5: Phế liệu.
- Tài khoản 154, 621, 6272 được chi tiết như sau:
+TK 154.1, 621.1, 6272.1 - phõn xưởng sợi A.
+TK 154.2, 621.2, 621.1 - phõn xưởn sợi B.
+TK 154.3, 621.3, 627.3 - phõn xưởng sợi ý
+TK 154.4, 621.4, 627.4- phõn xưởng sợi dệt.
+TK 154.5, 621.5, 627.5- phõn xưởng sợi nhuộm.
+TK 154.6, 621.6, 627.6 - phõn xưởng sợi cơ điện.
+TK 154.8, 621.8, 627.8 - phõn xưởng sợi may.
Ngoài ra cũn cỏc tài khoan khỏc như: 133;3331;331;641;642...
4.2. Kế toỏn tổng hợp vật liệu.
Vật liệu của cụng ty hầu hết được nhập trong kho từ nguồn mua ban ngoài do bờn đặt hàng giao ( may giao cụng cho nước ngoài, trong nước, hoặc gia cụng se sợi cho đơn vị khỏc...), vật liệu xuất dựng khụng hết nhập lại nhưng thực tế trường hợp này ớt xảy ra. Cỏc nghiệp vụ làm tăng vật liệu được hạch toỏn sau:
4.2.1. Trường hợp vật liệu do bờn đặt hàng giao.
Giỏ trị nguyờn vật liệu của bờn đặt gia cụng khụng thuộc quyền sở hữu của mỡnh, nú khụng thuộc giỏ trị của mỡnh cho nờn khi nhận vật liệu của bờn đặt hàng giao kế toỏn khụng theo dừi chỉ tiờu giỏ mà chỉ theo dừi chỉ thiờu số lượng. Do đú nú khụng phản ỏnh trờn sổ kế toỏn tổng hợp.
4.2.2. Trường hợp vật liệu mua ngoài.
Với trường hợp này thỡ kế toỏn phải phản ỏnh đỳng đắn đầy đủ chớnh xỏc cỏc chỉ tiờu liờn quan đến nghiệp vụ phỏt sinh như: giỏ hoỏ đơn, thuế GTGT, chi phớ mua hàng và mọi yờu cầu khỏc của nhà cung cấp như hỡnh thức thanh toỏn , thời hạn..l
Trong thực tế điều kiện về vốn cũng như yờu cầu thị trường nờn rất ớt trường hợp hàng về mà húa đơn chưa về, do cụng ty khụng sử dụng tài khoản 151- hàng đang đi đường.
* Trường hợp mua vật liệu chưa trả tiền cho người bỏn.
Nội dung khỏi quỏt: vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xớ nghiệp tiến hành mua ngoài về nhập kho. Cụng ty đi và sản xuất ổn định, quan hệ với bạn hàng là truyền thống nờn thường ký hợp đồng thanh toỏn trả chậm.
Khi vật liệu mua chưa thanh toỏn với nơi cung cấp thỡ để theo dừi tỡnh hỡnh thanh toỏn nợ, kế toỏn sử dụng tài khoản 331, số chi tiết tài khoản 331 và nhật ký chứng từ số 5.
Giỏ vốn thực tế vật liệu mua
=
giỏ hoỏ đơn của nhà cung cấp
+
Chi phớ liờn quan
( hao hụt định mức, chi phớ vận chuyển)
- Chứng từ sử dụng bao gồm:
Hoỏ đơn bỏn hàng.
Hoỏ đơn GTGT.
Phiếu nhập kho.
Chứng từ thanh toỏn.
Biờn bản kiểm nghiệp.
- Tài khoản liờn quan: tài khoản 152,331,133...
- Quy trỡnh ghi sổ:
Căn cứ vào hoỏ đơn bỏn hàng của người cung cấp, phiếu nhập kho cũng như hợp đồng thanh toỏn sau khi kiểm tra tớnh hợp lý, hợp lệ kế toỏn khi vào sổ chi tiết khoản 331 theo định khoản:
Nợ TK 152.
Nợ TK 133.
Cú TK 331.
+ Nội dung sổ: Sổ chi tiết tài khoản 331 là một loại sổ kế toỏn chi tiết được mở để theo dừi tỡnh hỡnh thanh toỏn chi tiết cụng nợ từng đối tượng mà cụng ty cú quan hệ mua bỏn gồm cả số phat sinh cú và phỏt sinh nợ. Sổ chi tiết tài khoản 331 được đúng thành từng quyển trong 1 thỏng. Tất cả cỏc đơn vị bỏn đều được theo dừi trờn một sổ, mỗi người được ghi trờn một phần trang và mỗi hoỏ đơn ghi một dũng và được ghi theo thứ tự thời gian phỏt sinh.
+ Phương phỏp lập: Cột dư đầu thỏng: căn cứ vào sổ chi tiết cuối thỏng trước c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0142.doc