Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà

Lời mở đầu Trong quá trình hội nhập hiện nay, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng muốn tồn tại và phát triển được cần phải đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. Đối với các doanh nghiệp sản xuất để tăng sức cạnh tranh cho mình thì việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài mà các nhà quản trị cần thực hiện tốt. Để đạt được điều đó trước hết doanh nghiệp phải hoàn thiện tổ chức công tác

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Bởi thông qua công tác kế toán này doanh nghiệp thấy được các khoản chi phí sử dụng có đúng mục đích không, có lãng phí không và giá thành sản phẩm có được tính chính xác hay không. Từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm quản lý tốt chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được điều đó, Công ty Việt Hà luôn coi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cơ sở giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm chi phí và hạ giá thành. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty em đã chọn đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp. Nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà. Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Vũ Việt, cũng như sự chỉ bảo tận tình của các cô chú Phòng Tài Chính - Kế Toán của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà. Do thời gian thực tập và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, chắc chắn đề tài được thực hiện còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2006 Sinh viên: Cấn Thị Huyền Chương I lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chí phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất Sự hình thành và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất và trong bất cứ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất đó. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp ba yếu tố: Tư liệu lao đông, đối tượng lao động và sức lao động. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Vì vậy sự hình thành các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là một tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người. 1.1.1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1.1.1. Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất a) Theo nội dung tính chất kinh tế Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế hình thái ban đầu của chi phí để chia các chi phí có cùng nội dung, tính chất vào một yếu tố chi phí mà không cần biết chi phí đó phát sinh từ đâu và nơi nào. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 5 yếu tố + Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ ...dùng cho sản xuất. + Yếu tố chi phí nhân công: Phản ánh tổng số tiền lương chính và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức và các khoản tính theo lương. + Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trả trong kỳ cho tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí...phục vụ cho hoạt đông sản xuất của doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. b) Theo mục đích công dụng của chi phí - Căn cứ vào mục đích, công dụng kinh tế thì toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...sử dụng vào mục đíchtrực tiếp sản xuất sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. + Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Gồm có: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Qua đo sẽ giúp những nhà quản lý có biện pháp sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm và các loại giá thành 1.1.2.1. Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định kế quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Các loại giá thành a) Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm chia ra làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch - Giá thành định mức - Giá thành thực tế b) Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo phạm vi tính toán giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: - Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng). Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ (hay còn gọi là giá thành tiêu thụ) Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí uản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng giống nhau về bản chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá bỏ ra. Tuy nhiên chúng cũng rất khác nhau, chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá bỏ ra trong một thời kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá được tính cho một khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà không cần biết khoản chi phí bỏ ra thuộc kỳ này hoặc kỳ trước chuyển sang hoặc của kỳ sau. Zsp = Dđk + C - Dck Như vậy về mặt lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Mặt khác chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành. 1.1.4 ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm - yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Bởi vậy muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải hoạt động tốt và có hiệu quả, đảm bảo thu phải bù chi và có lãi đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước. Do vậy việc phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của cả doanh nghiệp. Do vậy để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm phải quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động một cách hợp lý, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc quản lý chi phí là một yêu cầu chỉ đạo xuyên xuốt, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ. Nguyên tắc và yêu cầu đối với quản lý chi phí sản xuất là phải quản lý chặt chẽ các chi phí theo định mức, theo đúng dự toán đã phê duyệt, theo đúng mục đích đã đề ra. Để thực hiện tốt yêu cầu trước hết phải xác định chi phí nào là chi phí hợp lý, là bất hợp lý, chi phí nào tính vào giá thành sản phẩm và chi phí nào không tính vào giá thành sản phẩn nhằm phản ánh chính xác và quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sảm xuất và tính giá thành sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để: + Lựa chọn và xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. + Xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. + Tổ chức áp dụng phương tính giá thành cho phù hợp và khoa học. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống sổ kế toán phù hợp nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán đã quy định. - Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí giá thành của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho nhà quản trị ra quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất và tiêu thu sản phẩm. Tóm lại: Nhiệm vụ của kế toán chi phí và giá thành là phải ghi chép và phản ánh một cách đầy đủ, trung thực về chi phí sản xuất đồng thời phải tính toán chi phi theo đúng nguyên tắc, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, phản ánh chi phí đúng thời điểm, địa điểm phát sinh. Để tính đúng và đủ giá thành, kế toán phải dựa trên cơ sở của việc tính chính xác chi phí sản xuất, tính đủ giá thành đồng nghĩa với việc loại bỏ chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩm. Kết luận: Qua phân tích trên ta thấy được vai trò của việc tổ chức công tác kế toán chi phí và giá thành tại doanh nghiệp sản xuất, việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của danh nghiệp. Bởi vậy việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một tất yếu khách quan. 1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn. Thực chất của việc xác định đối tượng chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ) hoặc đối tượng chịu chi phí. Khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, nhà quản trị cần phải căn cứ vào: Mục đích sử dụng của chi phí, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. Từng phân xưởng, từng giai đoạn công nghệ sản xuất. Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Các chi phí phát sinh sau khi được tập hợp xác định theo đối tượng chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng đã xác định. 1.2.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng đơn chiếc đặt hàng đã hoàn thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, mặt hàng ổn định thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ và đơn vị sản phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vị, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình công nghệ sản xuất. Trên thực tế có thể xảy ra ba trường hợp sau: - Một đối tượng kế toán tập hợp chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng tính giá thành. Như doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn.. - Một đối tượng kế toán tâp hợp chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành. Như doanh nghiệp có cùng quy trình công nghệ sản xuất nhưng sản xuất ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ… - Nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến một đối tượng tính giá thành. Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác giá thành sản phẩm. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với người làm kế toán chi phí và giá thành là phải xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. 1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.1. Phương pháp tập hợp. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định. Có hai phương pháp tập hợp chi phí cơ bản là: Phương pháp tập hợp trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao, do vậy nên sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện cho phép. Phương pháp tập hợp gián tiếp: Được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Khi đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: - Xác định hệ số phân bổ: Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = Ti x H Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i H: Hệ số phân bổ 1.3.2. Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu. Mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu ghi chép trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Chế độ kế toán hiện hành quy định hệ thống chứng từ kế toán bao gồm hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Các doanh nghiệp phải căn cứ vào các chứng từ thống nhất bắt buộc và các chứng từ mang tính hướngdẫn, nội bộ để tổ chức thực hiện lập rồi kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ và luân chuyển chứng từ hợp lý giữa các bộ phận. Tuỳ theo việc xác định đối tượng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, kế toán trưởng tổ chức việc lập các chứng từ ban đầu cho từng đối tượng tập hợp chi phí: -Đối với chi phí NVLTT là: Phiếu xuất kho, Phiếu chi tiền mặt, Giấy báo nợ của ngân hàng, Chứng từ thanh toán tạm ứng, Hoá đơn giá trị gia tăng, Bảng phân bổ NVL và công cụ, dụng cụ. - Đối với chi phí NCTT là: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. -Đối với chi phí SXC là: Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao, Chứng từ phản ánh dịch vụ mua ngoài, Chứng từ phản ánh các khoản chi bằng tiền khác. 1.3.3. Tổ chức tài khoản kế toán. Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất và không có số dư cuối kỳ. TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này được dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất và không có số dư cuối kỳ. TK627 - Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất phát sinh ở các phân xưởng sản xuất. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. TK627 có 6 tài khoản cấp 2: TK6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK6272 - Chi phí vật liệu TK6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278 - Chi phí bằng tiền khác TK154 - Chi phí sản xuất dở dang Tài khoản này được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK631 - Giá thành sản xuất Tài khoản này được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ. 1.3.4.Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Đối với doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên hoặc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì trình tự hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành được thể hiện sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên phép của công nhân sản xuất CP nhân viên phân xưởng TK 334, 338 TK 627 Kết chuyển CPSXC vào CP chế biến trong kỳ TK 152 NVL chưa sử dụng hết và phế liệu thu hồi CP nguyên vật liệu TK 153 (142, 242) CP công cụ dụng dụ TK 214 CP khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 141, 331 CP dịch vụ mua ngoài CP khác bằng tiền TK 111, 112 Phát sinh khoản giảm CPSXC TK 632 CPSXC không được Ghi nhận CPSX trong kỳ Kết chyển CP NVLTT TK 622 TK 632 nhập kho Bán ngay không qua TK 152 TK 155 TK 621 TK 154 Giá thành thực tế NVL xuất dùng trực TK 111, 112, 331 sản phẩm nhập kho TK 152 tiếp cho sản xuất TK 157 Gửi bán không qua NVL mua ngoài dùng nhập kho trực tiếp cho sản xuất TK 133 VAT được khấu trừ Kết chuyển CPNCTT ch o Tiền lương, các khoản BHXH TK 334, 338 từng đối tượng chịu chi phí BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ Sơ đồ 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 154 TK 631 TK 154 Kết chyển CP NVLTT Kết chuyển cuối kỳ Kết chyển đầu kỳ TK 621 TK 611 TK 611 Phế liệu thu hồi Kết chyển chi phí NVL cho sản xuất sau sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp TK 632 Giá thành SPSX của sản phép của công nhân sản xuất CP nhân viên phân xưởng TK 334, 338 TK 627 Kết chuyển CPSXC TK 611 CP nguyên vật liệu TK 611 (142, 242) CP công cụ dụng dụ TK 214 CP khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 141, 331 CP dịch vụ mua ngoài CP khác bằng tiền Trích trước tiền lương nghỉ TK 335 BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất Tiền lương, các khoản BHXH TK 334, 338 Kết chuyển CPNCTT TK 622 phẩm hoàn thành trong kỳ 1.4. Tổ chức công tác tính giá thành 1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Để tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Giá thành sản phẩm có được tính đúng đắn hay không phụ thuộc vào việc giá trị sản phẩm dở dang có được tính chính xác hay không. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp nhất với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và tính chất sản phẩm của doanh nghiệp. Có rất nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng có hai phương pháp sau được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất: 1.4.1.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần CPNVL chính trực tiếp hoặc CPNVLTT còn các khoản chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành. Và để đơn giản hoá kế toán quan niệm CPNVL chính TT, CPNVLTT bỏ hết một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất. Vì vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như sau: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ 1.4.1.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, phải tính toán tất các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để quy đổi khối lượng SPDD ra khối lượng SP hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. - Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (CPNVLTT, CPNVL chính) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và SPDD như sau: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ - Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất (CPNCTT, CPSXC) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức sau: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ x Số lượng SP tương đương Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP tương đương Số lượng SP tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Mức độ hoàn thành 1.4.2 Các phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là một hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. 1.4.2.1 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành theo công việc (Đơn đặt hàng) Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo công việc được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc sản xuất từng loạt với khối lượng nhỏ theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là đối tượng tính giá thành: Zsp = CPSX Trong đó: Zsp: Tổng Giá thành sản phẩm. CPSX: Chi phí sản xuất. 1.4.2.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo toàn bộ quy trình công nghệ Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này được áp dụng khi nguyên vật liệu chính đưa vào quy trình sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành. Zsp = Dđk + C - Dck Trong đó: Zsp: Tổng giá thành sản phẩm. Dđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. C: Chi phí sản xuất trong kỳ. Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Giá thành đơn vị = Tổng giá thành Số lượng SP hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này áp dụng khi cùng một loại nguyên vật liệu chính kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Trình tự tính giá thành: Quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số giá thành để xác định tiêu chuẩn phân bổ: Tổng sản lượng quy đổi = SL thực tế SPi x Hệ số SPi) - Tìm hệ số phân bổ giá thành: (i = 1,n) Hệ số phân bổ giá thành sản phẩm i = Sản lượng quy đổi sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi - Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm: Zsp chính = (Dđk + C - Dck) x hệ số phân bổ giá thành sản phẩm i Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng khi cùng một loại nguyên vật liệu kết thúc quá trình sản xuất tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại khác nhau về kích cỡ hoặc phẩm chất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành. Trình tự tính giá thành: - Chọn tiêu chuẩn phân bổ. - Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục: Tổng tiêu chuẩn Phân bổ = SL thực tế sản phẩm quy cánh i x Tiêu chuẩn phân bổ của SP quy cách i ) Tỷ lệ giá thành = D đk + C - Dck Tổng tiêu chuẩn phân bổ Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ Phương pháp này áp dụng khi cùng một loại nguyên vật liệu chính kết quả ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Zsp = Dđk + C - Dck - Cp Trong đó: Cp là chi phí sản xuất sản phảm phụ 1.4.2.3 Tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành theo giai đoạn công nghệ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong những doanh nghiệp này là từ khi đưa nguyên vật liệu chính cho đến khi tạo ra thành phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, kết thúc mỗi giai đoạn công nghệ tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau tiếp tục chế biến. Có hai phương pháp tính: a) Tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm Theo phương pháp này để tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, kế toán phải làn lượt tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước đó và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau. Giai đoạn 1: ZNTP1 = Dđk1 + C1 - Dck1 Giai đoạn 2: ZNTP2 = Dđk2 + ZNTP1 chuyển sang + C2 - Dck2 ……………………………………………………………… Giai đoạn n: Ztp = Dđkn + ZNTPn-1 chuyển sang + Cn - Dckn Tính giá thành phân bước không tính nửa thành phẩm Trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất tính toán chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thạnhtheo từng khoản mục chi phí theo công thức: CPXS giai đoạn i trong thành phẩm = D đk + C - Dck x Thành phẩm SL sản phẩm hoàn thành + SLSP DDCK giai đoạn i Sau đó cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí ta tính được giá thành thành phẩm. 1.5 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong điều kiện áp dụng kế toán máy Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay ứng dụng vi tính hoá là nhu cầu cần thiết đối với mọi ngành nghề, đối với công tác kế toán cũng không là ngoại lệ. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán và thực tế cho thấy việc sử dụng phần mềm kế toán đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Kế toán trên máy vi tính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin kế toán nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin kinh tế tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin. 1.5.1 Tính ưu việt của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán Ưu việt của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán là nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, cụ thể: - Tiết kiệm được chi phí cho công tác kế toán do có sự hỗ trợ của phần mềm tự động xử lý, tính toán và ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán. - Cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời đúng yêu cầu quản lý. - Thuận tiện cho việc phát hiện sai sót, kiểm tra đối chiếu, tìm kiếm số liệu, chứng từ nhanh và đơn giản So sánh một số đặc tính kế toán thủ công và kế toán máy Nội dung so sánh Kế toán thủ công Kế toán máy Côn._.g việc nhập dữ liệu, chứng từ, tính toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán - Thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. - Nhập chứng từ vào máy bằng tay (thủ công) hoặc có thể dùng máy quét. - Tính toán, ghi sổ, lập báo cáo kế toán tự động bằng máy theo chương trình phần mềm cài đặt Tốc độ cung cấp thông tin - Tính cập nhật thông tin khó đảm bảo thường xuyên, báo cáo thường chậm (không đúng hạn). - Cung cấp thông tin cập nhật, báo cáo vào các thời điểm bất kỳ khi có yêu cầu Tìm kiếm thông tin, số liệu, phát hiện sai sót - Thực hiện bằng thủ công, thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian - Thực hiện bằng máy với sự hỗ trợ của chương trình cài đặt - Tìm kiếm nhanh, dễ phát hiện sai sót. Kết xuất báo cáo và truyền thông tin - Bằng thủ công - Tự động theo chương trình cài đặt và truyền thông tin qua mạng hoặc gửi số liệu bằng đĩa từ/đĩa quang Bảo quản và lưu trữ thông tin, số liệu - Thực hiện bằng thủ công (sổ, báo cáo) - Thực hiện vừa bằng thủ công (sổ, báo cáo sau khi in) vừa tự động bằng máy hoặc các đĩa. 1.5.2 Nguyên tăc và các buớc tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phẩn mềm kế toán Khi tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán máy, cần quán triệt và tuân thủ các nguyên tắc sau: - Phải đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng. - Đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động, quy mô hoạt động, yêu cầu của trình độ quản lý và trình độ kế toán của đơn vị. - Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, tự động hoá cao, đảm bảo tính an toàn, bảo mật. Đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy từ nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với đối tượng chịu chi phí. Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất, kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuât và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. SƠ Đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán -Báo cáo tài chính -Báo cáo kế toán quản trị Sổ kế toán -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Chương 2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty SXKD đầu tư và dịch vụ Việt Hà 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Tên công ty: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ đầu tư Việt Hà. Điện thoại: 04.8622652 Fax : 8448628643 Email : Vietha beer @fpt.vn Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà là một DNNN, được thành lập và hoạt động theo luật DNNN của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Ngiã Việt Nam, trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội. Trụ sở hiện nay của công ty là 254 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tiển thân là HTX Ba Nhất, chuyên sản xuất mỳ, dấm, nước chấm. Tháng 6/1966, HTX Ba Nhất chuyển tử sở hữu tập thể lên sở hữu toàn dân và đổi tên thành: “Xí Nghiệp Nước Chấm”, bởi mặt hàng kinh doanh chủ yếu là sản xuất Magi, tương, dấm, mỳ sợi. Phương tiện lao động thủ công là chủ yếu, có cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu, sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu. Ngày 04/05/1982 UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 1652/QĐ-UB đổi tên “Xí Nghiệp nước chấm” thành “Nhà máy thực phẩm Hà Nội” với chức năng sản xuất: Bánh kẹo, rượu màu, magi, xì dầu, dấm…Trong đó có một số mặt hàng xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu như Magi, kẹo lạc bọc đường. Khi Đông Âu biến động, những mặt hàng chính của công ty không thể xuất khẩu được, đứng trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty được sự giúp đỡ của Nhà Nước đã chủ động vay vốn chuyển đổi mặt hàng sang sản xuất bia hộp HaLiDa và bia hơi Việt Hà. Ngày 02/06/1992 UBND Thành Phố Hà Nội có Quyết Định số 1224/QĐ-UB, chuyển “Nhà máy thực phẩm Hà Nội” thành “Nhà máy bia Việt Hà” thuộc liên hiệp thực phẩm vi sinh, có nhiệm vụ sản xuất nước uống có độ cồn như: Bia lon, bia hơi và nước uống không có độ cồn như Vinacola, nước khoáng. Sản phẩm bia HaLiDa của công ty ra đời đã được khách hàng biết đến và thị trường chấp nhận bởi chất lượng cao của nó. Bên cạnh sự phát triển sản phẩm bia lon HaLiDa, nước ngọt Vinacola, bia hơi, công ty đã tìm kiếm đối tác kinh doanh, đến cuối năm 1993 đã thực hiện việc liên doanh với hãng bia nổi tiếng thế giới Carsberg của Đan Mạch (Với vốn góp 40%). Từ đây, nhà máy bia Việt Hà được chia thành hai bộ phận: toàn bộ dây chuyền sản xuất bia lon đưa vào liên doanh, thực hiện hạch toán độc lập, lấy tên là “Liên doanh nhà máy bia Đông Nam á”. Phần sản xuất bia hơi gọi là “Nhà máy bia Việt Hà”. Đến ngày 02/11/1994 theo Quyết định số 2817/QĐ-UB của Thành phố Hà Nội đổi tên thành “Công ty bia Việt Hà” và điều chỉnh nhiệm vụ như sau: sản xuất và kinh doanh các loại bia như: bia lon, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, không có ga, nước khoáng. Tháng 7/1999, Liên hiệp thực phẩm vi sinh sáp nhập vào sở Công Nghiệp Hà Nội và từ đó đến nay công ty bia Việt Hà là một đơn vị trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội. Do nhu cầu phát triển cùng sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải điều chỉnh để phù hợp với quy mô của công ty. Ngày 04/09/2002, “Công ty bia Việt Hà” được đổi tên thành “Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà” trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội theo Quyết định số 6130 QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, gọi tắt là “Công ty bia Việt Hà”. Hiện nay, tổng vốn điều lệ của công ty đã lên tới con số 121 tỷ đồng với cơ cấu đầu tư: - Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà: Doanh nghiệp Nhà Nước 100% vốn Nhà Nước, vốn điều lệ 121 tỷ đồng. - Chi nhánh sản xuất nước khoáng OPAL tại Thành Phố Nam Định, vốn 5,2 tỷ đồng. - Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam á, vốn 400 triệu USD, vốn góp 40% - Công ty cổ phẩn Việt Hà, vốn 22 tỷ, Việt Hà góp 20% - Công ty Nam Hà Nội, vốn 10tỷ đồng, Việt Hà góp 40% Để phù hợp với xu thế phát triển mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà đã thành lập các đơn vị thành viên: - Nhà máy bia Việt Hà - Nhà máy nước tinh khiết OPAL Trong thời gian trước mắt, các đơn vi thành viên hoạt động theo mô hình đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc báo số. Tiến tới để phù hợp với chủ trương của Nhà Nươc các đơn vị thành viên sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong quá trình phát triển của mình, công ty đã luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà Nước, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Sau đây là số liệu về kết quả sản xuất một vài năm gần đây: Đơn vị: 1000 VND STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Vốn kinh doanh 142.133.862 151.541.919 227.312.879 2 Giá trị tổng sản lượng 53.824.384 65.903.418 81.061.204 3 Tổng doanh thu 77.096.033 95.410.953 119.263.691 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 9.488.314 11.032.305 13.018.120 5 Tổng lợi nhuận sau thuế 6.831.587 7.943.260 9.373.046 6 Thu nhập bình quân theo đầu người 1.624 1.839 2.079 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty Chức năng và nhiệm vụ: - Sản xuất, kinh doanh bia nhãn hiệu: “Bia hơi Việt Hà”, nước khoáng, nước giải khát. - Hợp tác với các đơn vị cơ khí, điện lạnh thiết kê, chế tạo thiết bị và chuyển giao công nghệ nghành bia, nước khoáng, nước giải khát. - Xuất khẩu các sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất, thiết bị. - Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì. - Dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn, thể dục, thể thao vui chơi giải trí. - Liên kết, hợp tác trong, ngoài nước, làm đại lý, đại diện, phân phối và thụ sản phẩm. Quyền hạn: - Công ty được lựa chọn các thể thức thanh toán với khách hàng của mình trên cơ sở chính sách pháp luật của Nhà Nước. - Công ty có quyền chủ động liên kết kinh tế với cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. - Công ty xác định phương hướng, nội dung và lựa chọn hình thức liên kết một hoặc nhiều đơn vị kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. - Công ty có quyền lựa chọn hình thức trả lương, trả thưởng thích hợp với các đối tượng lao động trong công ty phù hợp với chính sách của Nhà Nước. 2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty sản xuất KDĐT và DV Việt Hà là một DNNN, có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là giám đốc, người chỉ đạo trực tiếp đến từng bộ phận. Giúp việc cho giám đốc là 4 phó giám đốc cùng 11 phòng ban chức năng nghiệp vụ với đội ngũ các bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Bộ máy quản lý chức năng của công ty sản xuất KDĐT và DV Việt Hà được khái quát như sau: - Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong công ty có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương chính sách chế độ của Nhà Nước, chịu mọi trách nhiệm về kết quả sản xuát của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Theo dõi, chỉ đạo và giám sát thực hiệ công tác nghiệp vụ của các phòng ban: + Nhà máy nước khoáng Nam Định + Phòng tài chính + Phòng kế hoạch vật tư + Phòng bán hàng - maketing + Phòng phát triển thị trường… - Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Theo dõi, giám sát chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban, phân xưởng: + Phòng kỹ thuật + Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng) + Phân xưởng 254 Minh Khai - Phó giám đốc hành chính - tổ chức: Theo dõi, giám sát chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban: + Phòng hành chính quản trị + Phòng tổ chức nhân sự + Phòng bảo vệ - Phó giám đốc phụ trách đầu tư và phát triển sản phẩm mới: Chỉ đạo nghiên cứu cải tạo và mở rộng dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao công xuất sản xuất, đồng thời nghiên cứu chế thử mặt hàng mới đa dạng hoá sản phẩm. - Các phòng ban chức năng: Chịu sự điều hành trực tiếp của các Phó giám đốc. Ngoài việc thực hiện các chức năng của mình còn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đối chiếu số liệu và giúp đỡ nhau hoàn thành các công việc được giao. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty bia việt hà Giám đốc Phó giám đốc ĐT Và PT SP mới Phó giám đốc Hành chính tổ chức Phó giám đốc Kỹ thuật sản xuất Phó giám đốc Tài chính kinh doanh Phòng BV Phòng HCQT Phòng TCNS Phòng KCS PX 254 MK Phòng KT Phòng KHVT Phòng BH Phòng PTSP Ban ĐH P. Tài chính Nhà máy nước Khoáng OPAL Các cửa Hàng DV Kho Quản lý Phụ Trợ Sửa chữa Công Nghệ V. Phòng Kiến thiết Y tế Lái xe con v.sinh Nhà ăn 2.1.4 Đặc điểm và quy trình công nghệ về tổ chức sản xuất và lao động Tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất của công ty bia Việt Hà được thực hiện theo kiểu: Công ty- phân xưởng - tổ sản xuất - nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ với phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền từ khi nấu đến lên men, lọc, chiết bia và làm lạnh. Đặc điểm về lao động Để mở rộng sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng đến chất lượng lao động. Mục tiêu của công ty là tạo điều kiện cho người lao động không những am hiểu ngành nghề mà còn phải thông thạo kiến thức chuyên môn. Những năm qua, các hình thức đào tạo công nhân mới được áp dụng khá triệt để, Công ty có hơn 3/5 số công nhân qua đào tạo vè nghiệp vụ chuyên môn. Bậc thợ trung bình quân của công nhân sản xuất hiện nay là 4,5. Hàng năm, công ty đều tiến hành hoạt động tuyển thêm kỹ sư giỏi, cử cán bộ, cá nhân có năng lực đi học các khoá ngắn hạn hoặc các trường đại học. Hiện nay tổng số lao động của công ty đã lên tới con số 330 người. Trong đó trình độ đại học chiếm 20%, trình độ cao đẳng chiếm 3%, còn trình độ lao động phổ thông chiếm 77%. Quy trình công nghệ Một số đặc điểm chính về sản phẩm bia hơi của công ty Kể từ năm 1993 trở lại đây, sản phẩm chính của công ty là bia hơi, công nghệ Đan Mạch. Bia là một loại nước uống được sản xuất từ một loại hạt này mầm gọi là Malt và hoa Hublon (hoa tạo hương bia), những nguyên liệu này công ty chủ yếu phải nhập ngoại. Vào cuối thập niên 50 khi bia lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường miền Bắc, đây vẫn là một thứ đồ uống hoàn toàn xa lạ với công chúng và do đó sản lượng tiêu thụ rất ít. Dần dần, người ta nhận thấy tác dụng của bia đối với sức khoẻ và nó trở nên thông dụnh hơn. Ngày nay, bia đã trở thành một thứ nước uống rất được ưa chuộng, không những trong những ngày hè nóng bức mà còn được tiêu dùng trong những tháng mùa đông khô hanh. Đặc biệt trong dịp lễ tết, hội hè, bia đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được. Chính vì vậy mà ngành sản xuất bia ngày càng phát triển. Đặc điểm công nghệ sản xuất bia Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động thì hệ thống máy móc trong thiết bị phải được đặc biệt quan tâm sao cho phù hợp với năng lực của công ty và phù hợp với khả năng tiêu dùng của thị dùng. Nguyên vật liệu cho sản xuất bia gồm: Malt đại mạch Hoa Hublon Nước Ngoài ra còn dùng nguyên liệu thay thế như: bột mỳ, bột gạo, bột ngô, đường… Quy trình công nghệ sản xuất bia của công ty bao gồm: Chế biến (nghiền, nấu và đường hoá), lên men, chiết bia và bảo quản thành phẩm. - Chế biến: Gạo xay nhỏ, trộn với nước, nâng nhiệt độ qua các giai đoạn hồ hoá 86 0C, rồi đưa vào dịch hoá, dun sôi 1200C trong 1 giờ. Một phần thóc Malt sau khi làm sạch ngâm riêng sau đó xay, trộn lẫn với dịch hoá tạo thành quá trình đạm hoá. Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo và Malt thành đường, dung dịch này trải qua 1 khâu lọc để làm trong. - Len mên: Dung dịch có độ đường quy định, sau khi đun sôi và lọc trong sẽ được hạ nhiệt độ và bắt đầu lên men theo công nghệ lên men ngắn ngày. Quá trình lên men chia thành 2 bước: Bước 1: (Lên men chính) Cho men vào dung dịch nước mạch nha, quá trình này sẽ biến đường thành cồn và khí CO2, nhiệt độ lên men từ 14 đến 160C Bước 2: (lên men phụ) Sau khi kết thúc lên men chính thì chuyển sang lên men phụ nhằm mục đích bão hoà CO2 và ổn định thành phần hoá học của bia. Chất lên men sẽ lắng lại ở khâu lên men chính. Thời gian lên men phụ 2 đến 3 ngày, được bảo quản trong nhiệt độ 20C, lúc này bia đã ở dạng thành phẩm bia hơi. Chiết bia: Sau khi kết thúc quá trình lên men phụ, bia ở nhiệt độ 20c được chiết ra bom và bảo quản trong phòng lạnh. Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất bia hơi Gạo Malt Tăng chứa áp lực Làm sạch Làm sạch Thùng chứa bia Nghiền nhỏ Làm ướt trong Trộn nước Nghiền dập Rửa thùng Hồ hoá 86oC Vô trùng Đạm hoá 52oC Dịch hoá 72oC Chiết bia Đường hoá I 65oC Đun sôi 100oC Xuất kho Đường hoá II 75oC Bã bia Lọc Hoa Nấu hoa Đường Cặn nóng Tách bã Lắng trong Khí sạch Làm lạnh Men giống Lên men sơ bộ Thu hồi CO2 Lên men chính Thu hồi men Lên men phụ Lọc trong + KCS 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3 Trưởng phòng tài chính kế toán Kế toán tiền mặt và TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán nguyên vật liệu Thủ quỹ Hạch toán tiền lương và BHXH Hạch toán CP và tính giá thành Hạch toán bán hàng và Thu Nhâp Kế toán tổng hợp Phó phòng TC - KT Lập báo cáo TC Tổ chức bộ máy kế toán của công ty sản xuất KDĐT và DV Việt Hà Đội ngũ kế toán của công ty gồm 7 người với 100% cán bộ có trình độ đại học. - Trưởng phòng TC - KT: Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách ban đầu, chế độ báo cáo kiểm kê định kỳ. Tổ chức bảo quản hồ sơ, đồng thời theo dõi phần kế toán tổng hợp và các phần kế toán khác. Ngoài ra trưởng phòng còn có nhiệm vụ cân đối thu chi, cân đối tài chính, tham mưu cho giám đốc đưa ra kế hoạch tài chính trong năm. - Phó phòng kế toán: Phụ trách phần kế toán tổng hợp, lập BCTC theo từng kỳ hạch toán, đối chiếu và kiểm tra số liệu với kế toán viên. - Các kế toán viên: Được giao nhiệm vụ cụ thể một hoặc một số phần hành kế toán nhất định. + Nhân viên kế toán tiền mặt và tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi thu - chi tiền mặt hàng ngay, phản ánh ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định. + Nhân viên kế toán thanh toán: Theo dõi và hạch toán các khoản công nợ, các khoản thanh toán với ngân hàng và trách nhiệm đối với Ngân sách Nhà Nước. + Nhân viên kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, tình hình thu mua, quản lý, xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu. + Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu chi hàng ngày, xuất tiền khi cần thiết và quản lý quỹ của doanh nghiệp. 2.1.5.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại bộ máy kế toán tập trung ở công ty. ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng tưc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở các phân xưởng rồi gửi chứng từ vế phòng TC- KT. Những nhân viên này không trực thuộc biên chế của phòng TC - KT mà thuộc biên chế phân xưởng. Căn cứ vào chứng từ do nhân viên hạch toán phân xưởng gửi về và các chứng từ kế toán thu thập được từ các bộ phận khác có liên qua, phòng TC - KT tiến hành toàn bộ công tác kế toán theo chế độ Nhà Nước đã ban hành. Thực tiễn cho thấy hình thức tổ chức công tác kế toán này đã phát huy được đầy đủ những ưu điểm của nó, đặc biệt trong công tác kế toán của công ty đã hoàn toàn được vi tinh hoá. 2.1.5.3 Hình thức kế toán - hệ thống sổ kế toán Hiện nay công ty Việt Hà đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào nhật ký chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái tài khoản. Ngoài ra để thuận tiện ghi chép kế toán công ty còn mở sổ tổng hợp của tất cả các tài khoản để tập hợp số liệu từ sổ chi tiết, bảng phân bổ trước khi ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái. Hiện nay công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà đang sử dụng phần mềm kế toán Fast với hệ thống sổ như sau: - Kế toán thanh toán: Sử dụng sổ tổng hợp, sổ chi tiết TK131, 331…, bảng kê số 1, 2, 11, nhật ký chứng từ số 7, 8, 10. - Kế toán tiền mặt và tài sản cố định: Sử dụng sổ tổng hợp TK 111, nhật ký chứng từ số 1, sổ chi tiêt tài sản cố định, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Kế toán nguyên vật liệu: Sử dụng sổ tổng hợp, sổ chi tiết TK152,153…, bảng kê số 3, nhật ký chứng từ số 7, bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ - dụng cụ. - Hạch toán tiền lương và BHXH: Từ những bảng chấm công của tổ sản xuất và bộ phận gửi lên, kế toán tiến hành tập hợp và tính toán lương, các khoản phụ cấp và trích BHXH, bảng thanh toán lương. Kế toán sử dụng bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 7. - Hạch toán bán hàng và thu nhập: Sử dụng sổ chi tiết bán hàng, bảng kê số 8, nhật ký chứng từ số 8… Hạch toán chi phí và tính giá thành: Sử dụng bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7. Sơ Đồ 1.2 TRình tự ghi sổ kế toán hình thức nhật ký chứng từ đối với phần mền fast Các nghiệp vụ phát sinh Xử lý nghiệp vụ Nhập dữ liệu Nhật ký, bảng kê Sổ cái Bảng cân đối kế toán Các báo cáo tài chính Các bút toán điều chỉnh Làm bản sao dữ liệu Khoá sổ và kết chuyển sang kỳ sau ồ Trình tự ghi nợ 2.1.5.4 Một số đặc điểm khác Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền Việt Nam (VND). Niên độ kế toán được sử dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 trong năm dương lịch. Kỳ hạch toán được tiến hành theo quý. Phương pháp tính khấu hao cơ bản được áp dụng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 12/12/2003. Theo đó mức trích khấu hao trung bình cho tài sản cố định theo công thức sau: Mức trích khấu hao bình quân năm = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà 2.2.1 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất 2.2.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty Việt Hà Chi phí sản xuất tại Công ty Việt Hà được phân loại theo mục đích, công dụng và chia thành các khoản mục sau. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ… - Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung: Khoản mục này bao gồm các chi phí phục vụ và quản lý sản xuất phát sinh trong phạm vi các phân xưởng như: Chi phí vật liệu, tiền công, khấu hao máy móc, chi phí dịch vụ mua ngoại, chi phí bằng tiền khác… Cách phân loại chi phí này là cơ sở cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo khoản mục, từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích tình thực hiện kế hoạch giá thành trong công ty. 2.2.1.2 Tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất Công ty Việt Hà tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất khá chặt chẽ. Tuỳ tính chất của từng loại chi phí mà có các biện pháp quản lý khá hợp lý. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu xuất dùng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, căn cứ vào nhu cầu thực tế và có sự giám sát của phòng kế hoạch vật tư, KCS và phòng TC - KT. Đối với chi phí nhân công: Công ty coi trọng công tác chấm công, ngoài việc theo dõi quản lý của quản đốc, thống kê phân xưởng thì phòng bảo vệ giám sát chặt chẽ ra vào của cán bộ, công nhân viên trên cơ sở đó tạo điều kiện cho phòng TC - KT quản lý chặt chẽ chi phí nhân công. Đối với chi phí sản xuất chung: Đều có sự giám sát của các bộ phận có liên quan. Như vậy, việc tổ chức công tác quản lý chi phí tại công ty bia Việt Hà được thực hiện rất chặt chẽ, điều này sẽ làm giảm việc gia tăng các loai chi phí không cần thiết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm. 2.2.1.3 Nguyên tắc khi hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh Khi hạch toán chi phi sản xuất kinh doanh kế toán cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau: Chỉ hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp những chi phí nguyên vật liệu, nửa thành phẩm mua ngoài… sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ và dịch vụ. Còn các loại chi phí khác không sử dụng trực tiếp cho sản xuất thì không được hạch toán vào khoản mục chi phí này. Chỉ hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp những khoản chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất còn những khoản phải trả cho công nhân viên không trực tiếp sản xuất thì không được hạch toán vào khoản mục này. Chỉ hạch toán vào chi phí sản xuất chung những khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất. 2.2.1.4 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Xác định đúng đối tượng chi phí sản xuất là công việc đầu tiên của kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp tới việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tính chính xác của các thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất là quá trình sản xuất được tổ chức hoàn toàn ở phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào quá trình công nghệ sản xuất là quy trình phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau, sau mỗi giai đoạn sản xuất bán thành phẩm được chuyển sang giai đoạn tiếp theo để tiếp tục chế biến mà không nhập kho hoặc xuất bán, cuối cùng thu được thành phẩm là bia. Do vậy đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tương ứng với từng phân xưởng sản xuất. Hiện nay công ty Việt Hà có dây chuyền sản xuất đặt tại hai phân xưởng khác nhau là phân xưởng bia và phân xưởng nước tại mỗi phân xưởng này sản xuất ra một loại sản phẩm. Cụ thể là phân xưởng bia sản xuất thành phẩm là bia hơi, phân xưởng nước sản xuất sản phẩm là nước khoáng Opal. Do vậy khi công ty tập hợp chi phí sản xuất trong điều kiện kế toán máy thì ban đầu phải mã hoá các thành phẩm này. Cụ thể: Sản phẩm bia hơi đựơc mã hoá là: TPB Sản phẩm nước khoáng được mã hoá là: TPN Công ty hiện sản xuất hai sản phẩm và hai sản phẩm này hoàn toàn độc lập nhau nhưng luận văn chỉ đề cập đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đối với sản phẩm Bia Hơi. 2.2.1.5 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cấu thành nên giá thành của sản phẩm. Do vậy việc tập hợp chi phí phải chính xác và đầy đủ. Nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra bia hơi bao gồm: Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Trong đó: - Nguyên vật liệu chính bao gồm: Malt, gạo, hoa Hublon, enzym, hoá chất nấu, mem bia, bột trợ lọc, giấy lọc, hoá chất tẩy rửa. - Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Hoá chất, cát lọc nước, than hoạt tính, hoá chất xử lý nước, ga NH3 các loại dầu mỡ bôi trơn…phục vụ cho quá trình sản xuất. Chứng từ hạch toán ban đầu Phiếu xuất kho Phiếu chi tiền mặt Giấy báo nợ của ngân hàng Hoá đơn GTGT Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản: TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 mở chi tiết như sau: TK 6211 Phân xưởng Bia TK 6212 Phân xưởng Nước Ngoài ra còn có một số tài khoản liên quan như: TK152 Nguyên vật liệu TK111 Tiền mặt TK112 Tiền gửi ngân hàng TK141 Tạm ứng …….. Quy trình nhập liệu Khi phòng kế toán nhận được các chứng từ ban đầu (phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng…) thì kế toán nguyên vật liệu nhập các chứng từ này vào máy. Quá trình nhập liệu chứng từ này tương tự nhau. Cụ thể đối với phiếu xuất kho, xuất cho sản xuất như sau: Ban đầu ta vào phân hệ hàng tồn kho, sau đó vào hệ cập nhật số liệu và vào phiếu xuất kho. Khi máy cho ra màn hình giao diện thì ta nhập các thông tin cần thiết vào: Ô “mã chứng từ”: Nhập mã chứng từ, mã này đã được khai báo ở phần khai báo danh mục chứng từ. VD ta nhập số 4 nghĩa là xuất cho sản xuất. Ô “địa chỉ” ta nhập địa chỉ nơi nhận. VD phân xưởng sản xuất Bia. Ô “người nhận hàng” ta nhập tên người nhận. VD Anh Minh Ô “diễn giải” ta nhập xuất cho sản xuất Ô “số phân xưởng” ta nhập mã số của phân xưởng nhận. VD nhập 1 là phân xưởng Bia Ô “Ngày hạch toán” ta nhập ngày xuất vật tư. VD 07/11/2005 Ô “Tk Nợ” ta nhập 6211 Ô “Tk Có” ta nhập 1521 Ô “số lượng” ta nhập số lượng thực xuất. VD 47.000 Sau đó ta nhấn nút “Lưu”. Màn hình giao diện số: 1 Trình tự kế toán Ghi sổ chi tiết Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kế hoạch vật tư quy định, nhân viên phân xưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư cho phân xưởng sản xuất. Sau khi xem tính hợp lý về số lượng và chủng loại vật tư của giấy đề nghị lĩnh vật tư, phòng kế hoạch vật tư sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho sẽ được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch vật tư Liên 2: Lưu tại kho Liên 3: Chuyển sang phòng tài chính - kế toán ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất tồn kho của từng nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ về nhập, xuất vật tư, thủ kho ghi vào cột số lượng thực xuất, ngày, tháng, năm và ký nhận cùng người lĩnh vật tư. Sau đó thủ kho sẽ phân loại chứng từ và cuối ngày ghi vào thẻ kho. Liên 3 của phiếu xuất kho sau khi chuyển sang phòng kế toán và được kế toán nguyên vật liệu cập nhật vào máy tính. Công ty sxkd đầu tư và Mãu số:02-Vt dịch vụ Việt hà QĐ số:1141 TC/CĐKT Ngày 1-11-1995 của BTC phiếu xuất kho Số: 034 Ngày 07 tháng 11 năm 2005 Nợ: 6211 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: Anh Minh địa chỉ (bộ phận): PX bia hơi Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất bia hơi Xuất tại kho: Kho sản xuất Số TT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, HH) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Malt NO1 Kg 75.000 75.000 2 Gạo tẻ NO2 Kg 46.100 46.100 3 Hoa Hublon NO3 Kg 653,2 653,2 4 CO2 HC01 Kg 1.800 1.800 Cộng: Thủ kho Người nhận hàng Phụ trách cung tiêu Xuất ngày 07 tháng 11 năm 2005 Kế toán trưởng Biểu 1: phiếu xuất kho Trong trường hợp nguyên vật liệu đã xuất kho nhưng đến cuối quý không sử dụng hết thì không phải nhập lại kho mà để dư trên tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (TK154). Khi kế toán nguyên vật liệu nhập phiếu xuất kho vào máy thì chỉ nhập số lượng thực tế xuất kho còn đơn giá và thành tiền thì không nhập. Vì đến cuối quý mới tính được giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo công thức: Trị giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Giá đơn vị bình quân Đơn giá bình quân = Trị giá TT của NVL tồn ĐK + Trị giá TT của NVL nhập TK Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kỳ Vi dụ: Đối với Malt: Xem xét trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu chính Quý VI/2005 ta có: Số lượng (kg) Giá trị (đồng) Tồn đầu kỳ 140.020 878.485.480 Nhập trong kỳ 270.800 1.698.186.800 Đơn giá bình quân Malt Xuất kho = 878.485.480+1.698.186.800 140.020+270.800 = 6.272 (đồng) Cuối quý, máy tính sẽ tự cập nhật đơn giá xuất vật t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK-20 (Gia thanh bia Viet Ha).doc
  • docHoaLV CPSX Bia 06.doc
  • xlsK-20 (bluong).xls
  • xlsK-20.xls
  • docLV CPSX Bia 06.doc
  • docNew Microsoft Word Document.doc
Tài liệu liên quan