Lời mở đầu.
Nền kinh tế thị trường với xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay đang đặt các doanh nghiệp trước một bài toán hóc búa: Làm thế nào để doanh nghiệp tồn tại và phát triển? Ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cũng như trong suốt quá trình phát triển, các nhà quản lý luôn xác định: Lợi nhuận chính là chìa khoá vàng để giải bài toán đó. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên đặt ra cũng là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Câu hỏi đặt ra
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sách và thiết bị trường học Hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là: "Làm thế nào để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao càng tốt? ".
Biện pháp thông dụng và hiệu quả mà doanh nghiệp thường áp dụng là giảm chi phí, tăng cường quản lý, lập kế hoạch hạ giá thành sản phẩm một cách cụ thể và chi tiết. Điều khó khăn để đưa ra các giải pháp giảm chi phí, hạ giá thành là ở chỗ chi phí sản xuất chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp mà việc cắt giảm chi phí không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý. Xét về công tác kế toán, điều này phụ thuộc vào quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đây là hai quá trình kế tiếp nhau, liên quan mật thiết lẫn nhau, là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán với nhiệm vụ và ý nghĩa quan trọng.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty Sách và Thiết bị trường học Hải phòng đã không ngừng quan tâm nghiên cứu hoàn thiện công tác kế hoạch này. Trong thời gian thực tập tại công ty, được tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán, trước sự quan tâm của công ty với vấn đề này và những kiến thức của bản thân tôi đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, cán bộ phòng kế toán công ty, và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PSG-TS Đặng Thị Loan tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài:
"Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sách và thiết bị trường học Hải phòng".
Chuyên đề gồm các nội dung sau:
Phần I. Khái quát chung về công ty Sách và Thiết bị trường học Hải phòng.
Phần II. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Phần III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Với thời gian thực tập có hạn, khả năng nắm bắt thực tê còn chưa cao, chuyên đề thực tập của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè và các cán bộ Công ty để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Phần I.
Khái quát chung về công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
Với mục tiêu “Đưa công tác hậu cần về cơ sở vật chất trường học vào một đầu mối để phục vụ việc dạy và học tốt hơn” ngày 10/6/1982, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) có thông tư số 14 TT hướng dẫn thành lập Công ty sách và thiết bị trường học thuộc sở Giáo duc (nay là Sở Giáo dục và Đào tạo). Thể theo thông tư đó ngày 03/01/1982 chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố đã ký quyết định thành lập Công ty sách và thiết bị trường học Hải Phòng.
Do nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi và chuyển biến tức cực từ nền kinh tế hiện vật chuyển sang nền kinh tế hành hoá, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, cũng từ đó nhiều công ty, xí nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý kinh doanh. Tình trạng “lãi giả lỗ thật” đã diễn ra trầm trọng trong tất cả các cơ quan, xí nghiệp. Để khắc phục, ngày 20/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ban hành nghị định số 388/HĐBT về “quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp”.
Thi hành nghị định trên và để chuẩn bị cho việc thành lập lại doanh nghiệp, ngày 11/12/1992 Chủ tịch UBND thành phố ký quyết định 159/QĐ-TCCQ V/v: Hợp nhất hai đơn vị là công ty sách và thiết bị trường học (cũ) và xưởng đồ dùng dạy học, lấy tên là: “Công ty sách và thiết bị trường học Hải Phòng”.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, thủ tục “xin thành lập lại doanh nghiệp”, được các ngành chức năng của thành phố chấp nhận và Bộ GD-ĐT phê duyệt (theo thông báo số 978 TB ngày 24/2/1993) UBND thành phố ký quyết định 599/QĐ-TCHC ngày 9/3/1993 cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty sách và thiết bị trường học Hải Phòng.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngay sau khi được thành lập lại công ty vẫn thực hiện mục tiêu sản xuất,kinh doanh, cung ứng các loại sách và thiết bị trường học. Kể từ khi thành lập đến nay công ty luôn thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao cho là đầu mối cung ứng các loại sách và đồ dùng dạy học… phục vụ cho mục tiêu Giáo dục tại Hải Phòng. Nhưng với bản chất của một doanh nghiệp Nhà nước có đăng ký kinh doanh công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mình với hai hoạt động sản xuất chính là: In ấn các loại sách , tài liệu, hồ sơ, ấn phẩm chuyên ngành…theo yêu cầu của các đơn vị đặt hàng và xén kẻ giấy vở các loại. Về kinh doanh, công ty có quyền kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau: các loại sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị trường học, dụng cụ, đồ dùng dạy học, giấy vở ấn phẩm.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về phát triển đầu tư cho giáo dục, sự quan tâm của các ngành các cấp thành phố và đứng trước nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu khoa học ngày càng cao của các bậc phụ huynh, học sinh, công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Hiện nay trong dây truyền cồng nghệ sản xuất đều sử dụng các loại máy móc có công suất lớn như: máy in offset, máy đóng ghim, máy khâu… lao động thủ công được giảm bớt tối đa.
Nhằm tinh giảm bộ máy hành chính, đạt mục tiêu hiệu quả công việc lên hàng đầu công ty đã sắp xếp lực lượng lao động phù hợp giữa công việc và tay nghề, chuyên môn. Hiện nay số người có trình độ đại học đạt khoảng 47% trong tổng số công nhân viên của công ty, điều này thể hiện sự quan tâm đến chất lượng lao động của ban lãnh đạo để thu được hiệu quả cao về sản xuất và quản lý.
Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của công ty.
Đặc điểm quy trình công nghệ.
Sản phẩm của công ty là các sản phẩm in như: sách, tài liệu, tranh ảnh… theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hải phòng ( coi như một đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế ) các sản phẩm giấy vở các loại. Hai sản phẩm đều trải qua nhiều khâu của quy trình sản xuất, trong một số giai đoạn, chúng có thể chung quy trình công nghệ. Có thể mô tả quy trình công nghệ sản xuất của từng phân xưởng như sau:
Phân xưởng in offset:
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ tại phân xưởng in offset.
Thành phẩm
Phơi bản
Cắt giấy in
Bản in
In
Cắt
Xếp gấp
Khâu
ép trang đóng bìa
Bình bản
Chế bản
Phân xưởng xén kẻ giấy vở:
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ tại phân xưởng xén kẻ giấy vở.
Cắt giấy
Thành phẩm
Đóng ghim,khâu,đóng bìa
Thành phẩm(thếp)
Xén giấy
Kẻ giấy
Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty tổ chức sản xuất tại hai phân xưởng là: phân xưởng In offset và phân xưởng xén kẻ giấy vở. Hoạt động in ấn của công ty mang đầy đủ đặc điểm của ngành in nói chung về quy trình công nghệ cũng như tổ chức sản xuất. Công việc của công ty mang tính thời vụ của ngành giáo dục, tức là hoạt động sản xuất nhiều vào những tháng chuẩn bị cho năm học mới.
Sản phẩm của phân xưởng In offset đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Phân xưởng In có các giai đoạn công nghệ sau:
Chế bản: Thiết kế mẫu in trên máy vi tính, sắp chữ, chọn kiểu, tạo các kiểu mẫu hình khối in nhiều mầu. Sau đó mẫu chuyển sang cho khâu bình bản.
Bình bản: Dựa vạo mẫu thiết kế trên, đưa lên phim.
Phơi bản: Là khâu đưa các thiết kế trên phim lên bản in kẽm.
In ấn: Đưa bản kẽm vào máy in, tuỳ theo yêu cầu in 8 trang hay 16 trang để chọn loại máy in phù hợp. Đồng thời xếp giấy đã qua cắt xén theo khuôn khổ yêu cầu của máy in. Các sản phẩm in thường có kích cỡ khác nhau theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
Các sản phẩm in thường có kích cỡ khác nhau theo yêu cầu của đơn đặt hàng. Vì vậy , để thuận tiện cho việc theo dõi, tính giá thành, Công ty sử dụng trang in chuẩn để quy đổi là (14,5 x 20,5).
Kích cỡ khổ giấy in ( cm2)
Hệ số quy đổi
14,5 x 20,5
=
Số lần in (sản phẩm in màu in nhiều lần)
Hệ số qui đổi
Sản lượng bản in thực tế phát sinh
Sản lượng sản phẩm thực tế quy đổi
( 14,5 x 20,5)
= x x
Ví dụ: Tháng 4/2003 in giấy thi kích cỡ trang in theo yêu cầu là (41,5 x 29,7). Số bản in thực tế sản xuất là 751.220 trang.
4,1 (cm2)
Hệ số quy đổi
41,5 x 29,7
14,5 x 20,5
= =
1
4,1
751.220
Số lượng sản phẩm thực tế quy đổi
3.080.000 bản
= x x
=
Cắt sản phẩm in theo yêu cầu kỹ thuật, xếp, gấp và khâu( khâu chỉ và khâu thép),ép trang, đóng bìa.
Sản phẩm của phân xưởng này là giấy viết và vở học sinh các loại, mẫu mã đẹp đòi hỏi chất lượng cao. Sản phẩm sản xuất trải qua một số công đoạn sau:
Sắp số dòng trên máy xén kẻ: đòi hỏi phải sắp xếp các dòng kẻ ngang, kẻ dọc theo yêu cầu của các loại sản phẩm sản xuất. Lựa chọn mầu mực kẻ phù hợp. Ví dụ vở 84 trang sử dụng mầu đỏ đậm đối với dòng kẻ lề dọc, màu tím nhạt với các dòng kẻ ngang và dọc còn lại.
Xén giấy: Theo yêu cầu, đưa vào máy kẻ.
Cắt các thếp theo kích cỡ, cắt các lề, cạnh. Sau đó đưa vào gấp xếp, bắt quyển, xiết các quyển, vào bìa, đóng ghim.
Về trang thiết bị quy trình công nghệ, máy móc của công ty đều hiện đại, công xuất cao. Công ty hiện nay đang có kế hoạch đầu tư vốn vào phát triển công nghệ hiện đại hơn, mua sắm thêm máy in, sửa sang lại nhà xưởng để có thể tham gia đấu thầu những hợp đồng in ấn có giá trị lớn, đáp ứng nhu cầu giấy vở ngày càng cao của thị trường.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các sản phẩm của công ty sản xuất hiện nay đều đạt chất lượng cao, nhiều sản phẩm cao cấp in nhiều màu: lịch, tranh, ảnh…không chỉ chiếm lĩnh cảm tình của nhiều người tiêu dùng tại Hải Phòng mà còn nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các tỉnh bạn như: Quảnh Ninh, Hải Dương, Thái Bình… Mặc dù vậy, công ty vẫn không ngừng tìm kiếm khách hàng, đầu tư trang thiết bị hiện đại để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo việc làm và đời sống công nhân ngày càng được cải thiện.
Để phân tích cụ thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có thể xem bảng tổng hợp kết quả sau đây:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sách và thiết bị trường học Hải Phòng giai đoạn 2001– 2003.
(đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Doanh thu.
20.513
21.534
22.000
Sách.
11.042
10.293
10.500
Thiết bị.
5.047
5.153
5000
In ấn phẩm.
3.290
3.302
3.500
Xén kẻ.
1.134
2.795
3.000
2. Lợi nhuận.
450
470
500
3. Nộp ngân sách .
298
300
320
4. Thu nhập bình quân.
770
900
957
Thông qua các chỉ tiêu đã đạt được ở trên cho thấy sự phát triển của công ty trong sản xuất và kinh doanh ngày càng đạt kết quả cao. Đời sống của công nhân viên trong công ty cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó càng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của công ty trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
Đặc điểm bộ máy của công ty xuất phát từ hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh của công ty.Từ đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng, theo các hợp đồng kinh tế, sản phẩm sản xuất theo tính thời vụ vì là các sản phẩm phục vụ cho ngành giáo dục, cần có lệnh sản xuất, lập kế hoạch cụ thể và điều hành chỉ đạo trực tiếp kịp thời từ phía ban lãnh đạo của công ty, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Bên cạnh các quan hệ trực tuyến còn có các bộ phận tham mưu giúp giám đốc trong việc ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc
KTT
Phòng kế hoạch vật tư in
Phân xưởng xén kẻ giấy vở
Phân xưởng in offset
Phòng thiết kế giấy vở
Phòng kinh doanh
Phòng tổng hợp
Phòng
kế toán
Giám đốc: là người đứng đầu đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, chỉ đạo trực tiếp phòng tổng hợp, phòng kinh doanh và phòng kế toán.
Phó giám đốc: thay mặt giám đốc điều hành về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, trực tiếp theo dõi hoạt động của cả hai phân xưởng là xưởng in và xưởng xén kẻ giấy vở, chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư và phòng thiết bị giấy vở.
Các phòng ban có những chức năng như sau:
Phòng tổng hợp: tổ chức về thuyên chuyển chế độ tiền lương và bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Quản trị hành chính, quản lý các tài sản, vật tư, thiết bị của các phòng ban và các phân xưởng.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch cung ứng sách, thiết bị, điều hành kế hoạch đặt mua sách với các nhà xuất bản tránh tình trạng “sốt sách”. Tổ chức bán hàng đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng, kiểm tra các thủ tục xuất bán, nhập hàng và báo cáo thường kỳ về số lượng nhập, xuất, tồn kho. Cuối tháng đối chiếu số liệu với phòng kế toán.
Phòng kế toán: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phản ánh về kết quả dưới hình thái giá trị, quản lý tài chính, thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ chính sách của nhà nước dưới hoạt động tổ chức kế toán.
Phòng kế hoạch vật tư in: có nhiệm vụ khai thác, kí kết các hợp đồng in ấn, lệnh sản xuất, xây dựng hạn mức vật tư và có trách nhiệm cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư cho sản xuất.
Phòng thiết bị giấy vở: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất giấy vở, tìm tòi nghiên cứu đổi mới mẫu mã.
Phân xưởng in offset và xưởng xén kẻ giấy vở: hai phân xưởng này có nhiệm vụ in ấn các tài liệu, ấn phẩm, các loại sách… và xén kẻ, đóng giấy vở theo lệnh sản xuất của công ty.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty.
Công ty Sách và thiết bị trường học Hải Phòng là một doanh nghiệp có quy mô vừa, địa bàn hoạt động tập trung trong thành phố, tạo điều kiện cho công tác tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất. Vì vậy, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức: tổ chức công tác kế toán tập trung dưới sự phân công và chịu trách nhiệm của kế toán trưởng.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công ty đã có ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Mặc dù chưa sử dụng công nghệ phần mềm chuyên dụng mới chỉ dùng Excel, nhưng tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phân công phân nhiệm thành từng mảng công việc. Kế toán viên cũng hoàn thành tốt hơn khối lượng công việc của mình, nhất là những dịp thời vụ khi khối lượng nghiệp vụ phát sinh lớn.
Cơ cấu bộ máy kế toán được trình bày theo sơ đồ sau:
Sơ đồ1.4: Tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán sản xuất
Kế toán kinh doanh
Kế toán tổng hợp
Thống kê phân xưởng in offset
Thống kê phân xưởng xén kẻ giấy vở
Phòng kế toán có năm người, chức năng và nhiệm vụ như sau:
Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý, tổ chức luân chuyển chứng từ, định khoản và ghi chép ban đầu. Phân công, phân nhiệm cho kế toán viên, kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm soát phê duyệt mọi hoạt động thu chi và chuyển tiền. Trực tiếp theo dõi các phần hành kế toán trong công ty. Kiểm tra sổ sách kế toán, tham gia lập các báo cáo kế toán và chịu trách nhiệm về tất cả những hoạt động hạch toán kế toán trong công ty.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của công ty, lưu các phiếu thu chi để cập nhật tình hình thu chi, ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ.
Kế toán sản xuất: chịu trách nhiệm toàn bộ phần hạch toán về sản xuất của công ty. Cụ thể: tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, thực hiện hệ thống định mức về vật tư, tiền lương và các khoản chi phí khác. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định giá bán hợp lý cho sản phẩm sản xuất.
Kế toán kinh doanh: hạch toán toàn bộ mảng kinh doanh của công ty. Theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho các loại hàng hoá, theo dõi giá nhập và giá bán. Thực hiện kế toán thuế và theo dõi các tài khoán thanh toán.
Kế toán tổng hợp( phó kế toán trưởng): có nhiệm vụ tập hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên bảng cân đối số phát sinh với số liệu trên bảng nhật ký chung cuối kỳ. Cuối mỗi tháng lập bảng cân đối kế toán. Cuối quý lập các báo cáo kế toán. Khi cần thiết, có nhiệm vụ lập các báo cáo nhanh để phân tích các chỉ tiêu tài chính quan trọng.
Tại các phân xưởng công ty có nhân viên thống kê tập hợp số liệu, ghi chép ban đầu, theo dõi sản xuất và tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Sau đó gửi lên phòng kế toán công ty để kế toán tập hợp, quản lý và tính giá thành.
4.2. Công tác kế toán của công ty.
4.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ.
Chứng từ về tiền tệ.
Bao gồm:
Phiếu thu: mẫu số 01-TT /QĐ số 1141- BTC /11-95.
Phiếu chi: mẫu số 02-TT/ QĐ số 1141- BTC /11-95.
Giấy tạm ứng: mẫu số 03-TT/ QĐ số 1141- BTC /11-95.
Giấy thanh toán: mẫu số 04-TT/ QĐ số 1141- BTC /11-95.
Thẻ kho: mẫu số 06-TT/ QĐ số 1141- BTC /11-95.
Chứng từ về vật tư.
Bao gồm:
Phiếu nhập kho: mẫu số 01-VT/ QĐ số 1141- BTC /11-95.
Phiếu xuất kho: mẫu số 02-VT/ QĐ số 1141- BTC /11-95.
Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá, sản phẩm: Giấy tạm ứng: mẫu số 08-VT /QĐ số 1141- BTC /11-95.
Chứng từ về bán hàng
Bao gồm:
Hoá đơn bán hàng: mẫu số 01a-BH/ QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT
/11-95.
Hoá đơn giá trị gia tăng: mẫu số 01a-BH/ QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT
/11-95.
Chứng từ về lao động tiền lương.
Bao gồm:
Bảng chấm công: mẫu số 01-LĐTL/QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT/11-95.
Bảng thanh toán tiền lương: mẫu số 02-LĐTL/QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT/11-95.
Chứng từ về tài sản cố định.
Bao gồm:
Biên bản giao nhận TSCĐ: mẫu số 01-TSCĐ/QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT/11-95.
Thẻ TSCĐ: mẫu số 02-TSCĐ/QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT /11-95.
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán.
4.2.3.1. Hình thức kế toán.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán :" Nhật ký chung". Việc áp dụng hình thức này xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, tổ chức quản lý tập trung và số lượng các nghiệp vụ phát sinh không quá lớn… Việc áp dụng hình thức:" Nhật ký chung" mang lại cho công ty những thuận lợi như ứng dụng nhanh các phần mềm kế toán vì thực chất của kế toán máy là sự hoà trộn giữa hai hình thức kế toán là: " Nhật ký chung" và "Chứng từ ghi sổ".
Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán " Nhật ký chung" là sử dụng Sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ theo trình tự thời gian phát sinh và đinh khoản kế toán các nghiệp vụ đó. Đây cũng chính là căn cứ để ghi sổ các tài khoản có liên quan.
Ưu điểm của hình thức "Nhật ký chung" là đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp trong đó có loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
Hệ thống sổ kế toán mà công ty sử dụng theo hình thức kế toán " Nhật ký chung" gồm các sổ sau:
Sổ nhật ký chung:sổ này được đóng thành quyển cho một niên độ kế toán. Sổ sử dụng theo tháng, theo mẫu hiện hành của QĐ 1141/TC/ CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính.
Sổ cái các tài khoản: 152,153,154,621,622,627…
Các sổ kế toán chi tiết: tài khoản 152,153,154,621,622,627…
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ để ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian và định khoản, sau đó lấy số liệu đã ghi trên sổ nhật ký để vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, đồng thời ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên các sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết sẽ được dùng để lập báo cáo tài chính.
Cụ thể trình tự kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán của hình thức Nhật ký chung.
Sổ quỹ
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4.2.3.2. Hình thức tổ chức kế toán.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung theo mô hình công ty- phân xưởng. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với công ty vì: quy mô hoạt động sản xuất vừa, địa bàn hoạt động tập trung trong phạm vi thành phố Hải phòng. Mọi công việc từ hạch toán chi tiết đến kế toán tổng hợp đều được thực hiện tại phòng kế toán của công ty. Phân xưởng in và phân xưởng xén kẻ đều có nhân viên thống kê ghi chép, thu thập các chứng từ, hạch toán sơ bộ về lương của công nhân và nhân viên phân xưởng… cuối tháng gửi tất cả lên phòng kế toán công ty.
Kế toán sản xuất sẽ phân loại chứng từ, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Hình thức kế toán tập trung mang lại thuận lợi cho công ty trong công tác kiểm tra chỉ đạo được thống nhất. Mặt khác, việc công ty chỉ sử dụng nhân viên thống kê thay cho tổ chức bộ phận kế toán tại phân xưởng đã giảm bớt bộ máy hành chính cồng kềnh mà công việc hạch toán kế toán vẫn hoàn thành tốt.
4.2.3.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tức là theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật tư, hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp. Chứng từ kế toán là các phiếu nhập, xuất kho.
Kế toán hàng tồn kho sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 152, TK 153, TK 621, TK 622, TK 627, TK 642, TK 154…
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp lập, kế toán trưởng duyệt, ký các báo cáo tài chính. Kế toán trưởng gửi lên phòng giám đốc để giám đốc ký.
Báo cáo tài chính bao gồm các mẫu sau:
Bảng cân đối kế toán.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các bảng báo cáo của công ty được lập theo quy định số 1141 TC/QĐ của bộ tài chính ban hành ngày 1/11/1995.
Kỳ kế toán của công ty áp dụng theo tháng. Cuối mỗi tháng, các kế toán đối chiếu sổ sách với nhau và được kế toán trưởng kiểm tra đối chiếu. Công tác này giúp cho công việc của phòng kế toán không bị chồng chéo lên nhau, đồng thời cũng tạo thuận lợi trong việc lập các báo cáo, giảm thiếu những sai sót không đáng có do nhầm lẫn của các kế toán viên.
Phần II
Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất.
Công ty sách và thiết bị trường học tổ chức hạch toán kế toán tuân thủ theo các nguyên tắc hạch toán mà chế độ kế toán ban hành. Cụ thể đối với hạch toán chi phí sản xuất trong công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:
Việc ghi chép, phản ánh trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp đều theo đơn vị là "đồng" của ngân hàng Nhà nước Việt Nam(VNĐ).
Nguyên tắc giá vốn: Tất cả các loại tài sản, vật tư, chi phí…đều được ghi chép phản ánh theo giá vốn của chúng, tức là theo số tiền mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản đó. Ví dụ: Vật tư hàng hoá mua ngoài nhập kho thì trị giá vốn bằng giá mua cộng chi phí thu mua.
Nguyên tắc khách quan: Đối với hạch toán chi phí trong công ty phải trên cơ sở những bằng chứng đáng tin cậy, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ- đó là các chứng từ gốc. Ví dụ: hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải dựa trên cơ sở các phiếu xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất…
Nguyên tắc trọng yếu: Chú trọng đến các yếu tố các khoản mục chi phí mang tính trọng yếu, quyết định bản chất nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thời cho phép bỏ qua không ghi chép các nghiệp vụ sự kiện không quan trọng, không làm ảnh hưởng tới nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: Xuất công cụ dụng cụ là bàn chải, đá mài dao, dao cắt phim… cho xưởng in offset tháng 5 năm 2003 để in sách ôn tập. Các công cụ, dụng cụ này thực chất sang tháng sau vẫn có thể sử dụng. Nhưng vì giá trị nhỏ nên kế toán không tiến hành phân bổ nhiều kỳ mà tính luôn 100% giá trị của chúng vào chi phí sản xuất tháng 5/2003.
Nguyên tắc thận trọng: Đối với riêng phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nguyên tắc thận trọng được công ty áp dụng thể hiện ở chỗ: Trái với các khoản thu nhập chỉ ghi khi đã có bằng chứng chắc chắn, các khoản chi phí phải ghi ngay khi thấy có dấu hiệu phát sinh ngay cả khi chưa có bằng chứng chắc chắn, cố gắng tính hết những chi phí có thể tính được cho số sản phẩm hàng hoá đã bán để số chưa bán chịu phần chi phí ít hơn.
Nguyên tắc nhất quán: Việc áp dụng, thực hiện các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp tính toán nào thì phải thống nhất trong suốt các niên độ kế toán. Đảm bảo khả năng có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán và các chỉ tiêu với các kỳ với nhau.
Trên đây là những nguyên tắc hạch toán kế toán cơ bản mà công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty luôn tuân thủ. Ban lãnh đạo của công ty luôn cố gắng áp dụng những chuẩn mực kế toán mới nhất vào công tác kế toán của công ty để giúp cho việc hoà nhập với thị trường được thuận lợi hơn và công tác kế toán của công ty ngày một hoàn thiện.
Nội dung, phân loại chi phí sản xuất.
Công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, sản phẩm sản xuất ra là các ấn phẩm, các loại sản phẩm in, giấy vở đều đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, kiểu dáng của một sản phẩm in thông thường. Công ty tổ chức sản xuất thành hai phân xưởng song song, độc lập nhau là: Phân xưởng in offset và phân xưởng xén kẻ giấy vở.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty mang đặc điểm của ngành in nói chung và đặc điểm sản xuất nói riêng, đó là: Công ty là doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành giáo dục, sản phẩm sản xuất ra phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu của học sinh, phụ huynh và các giáo viên trong quá trình dạy và học. Vì vậy, hoạt động sản xuất mang tính "thời vụ" phụ thuộc vào thời điểm khai giảng, học kỳ mới, tuyển sinh năm học mới…
Mặc dù tổ chức sản xuất thành hai phân xưởng song song, độc lập với nhau, song quy trình sản xuất tương tự nhau, đặc điểm chi phí sản xuất cũng giống nhau, do đó kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở hai phân xưởng cùng một phương pháp.
Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất được đưa ngay vào từ đầu quy trình công nghệ theo yêu cầu sản xuất từng loại sản phẩm( đơn đặt hàng). Các phân xưởng sẽ nhận nguyên vật liệu theo từng "kế hoạch sản xuất", lệnh sản xuất của phân xưởng đảm nhận. Công ty kiểm soát chi phí này bằng hệ thống định mức cụ thể. Thời điểm phát sinh chi phí được xác minh rõ ràng từ khi xuất nguyên vật liệu cho mỗi phân xưởng để tiến hành sản xuất. Các chi phí về vật liệu phụ cho sản xuất cũng có định mức rõ ràng, các loại công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất cũng có quy định cụ thể về thời gian sử dụng tùy theo các mức sản xuất có công suất sản xuất cho máy móc thiết bị.
Ngoài ra, Công ty có quy định rõ tỷ lệ bù hao nguyên vật liệu cho từng loại, cụ thể tính trên trọng lượng tịnh. Ví dụ: Bù hao ruột 1,5% đối với giấy Vĩnh Phú, định mức 58 kg/m2, giấy cuộn Việt Trì, Tân Mai là: 1,75% bù hang trên trọng lượng tịnh khi cắt ruột…
Để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và hạch toán, công ty phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức cơ bản đó là:
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố, gồm các yếu tố chi phí sau:
Nguyên vật liệu, công cụ.
Nhiên liệu, động lực.
Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương( BHXH,BHYT,KPCĐ).
Khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất còn được phân loại theo khoản mục chi phí. Theo cách này, toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty bao gồm 3 khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất trong công ty được tổ chức quản lý dựa theo các khoản mục chi phí khá chặt chẽ. Thể hiện ở chỗ, Công ty đã xây dựng và sử dụng hệ thống định mức chi phí cụ thể, chi tiết đối với chi phí trực tiếp, sử dụng các mức khoán và xây dựng dự toán đối với chi phí sản xuất chung. Để xây dựng định mức cụ thể như vậy, công ty dựa trên các căn cứ sau đây:
Căn cứ vào văn bản quy định của nhà xuất bản Giáo dục khoán cho công nhân trực tiếp sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Căn cứ vào giá in thành phẩm chung của toàn ngành in quy định và các số liệu thống kê hàng năm của công ty.
Bên cạnh đó, dựa vào thực tế kiểm tra đo đếm, bấm giờ qua các phần thi tay nghề tổ chức cho công nhân hàng năm.
Để quản lý chi phí sản xuất được chặt chẽ, Công ty thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện định mức, chấp hành dự toán, tiết kiệm lãng phí trong tiền từng phân xưởng cụ thể.
Đối tượng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm .
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí. Để xác định được đối tượng phù hợp công ty đã xem xét, phân tích các căn cứ xác định tổng hợp và lựa chọn.
Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty là: sản xuất hàng loạt hàng hoá trên cơ sở thời vụ kinh doanh và theo các đơn đặt hàng, công ty tổ chức qui trình sản xuất theo hai phân xưởng song song và độc lập nhau, như vậy đối tượng tập hợp chi phí phù hợp nhất là từng loại sản phẩm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. Như vậy công tác tính giá thành sẽ thuận lợi hơn.
Tuy nhiên khi xem xét đến đặc điểm chi phí, chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại phải phân bổ cho từng loại sản phẩm trên cơ sở những tiêu thức thích hợp. Công ty đã thống nhất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định theo từng loại sản phẩm( đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) , theo phân xưởng sản xuất( đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) sau đó sẽ tiến hành theo từng loại sản phẩm.
Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty cuối cùng là tưng loại sản phẩm sản xuất riêng biệt. Cụ thể là:
Các sản phẩm in:
Sách ôn tập Toán 9 HP
Sách ôn tập Tiếng Việt 9HP
Sách ôn tập Anh 9 HP
Giấy thi
Giấy nháp
…………….
Các sản phẩm xén kẻ:
Vở thếp ép bìa nhũ 120 trang
Vở thếp bìa ĐB bóng 120 trang
Vở 84 trang
……………...
1.3.2. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính ._.giá thành sản phẩm.
Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty dựa trên cơ sở phương pháp chung mang tính lý luận đã nêu ở phần trên. Kết hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên và công tác tổ chức quản lý các khoản mục chi phí chặt chẽ theo định mức, công ty đã đưa ra phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho riêng mình. Các chi phí trực tiếp có khả năng tập hợp ngay cho từng đối tượng tập hợp chi phí nào thì tập hợp ngay cho đối tượng đó, cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phân xưởng, sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ là tiền lương công nhân sản xuất thực tế( đối với chi phí nhân công trực tiếp) theo trang in chuẩn (14,5 x 20,5) đối với chi phí sản xuất chung tại phân xưởng in và theo số giấy xuất kho đối với phân xưởng xén kẻ giấy vở. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất đối với từng khoản mục chi phí sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.
Thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
Thực tế tổ chức kế toán chi phí sản xuất.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng trong sản xuất ở công ty gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Đối với phân xưởng in offset, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm 60% đến 70% cơ cấu giá thành, còn tại phân xưởng xén kẻ giấy vở thì chi phí này chiếm tỉ trọng lớn hơn 90% cơ cấu giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính được sử dụng để sản xuất trong công ty gồm: giấy, mực, bìa, bản kẽm (in).
Giấy được công ty mua vế nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là từ nhà máy Giấy Bãi Bằng. Giấy mua về có thể là giấy lô( cuộn theo từng cuộn quy chuẩn) hoặc giấy ram( giấy đã qua cắt theo khổ A0,A1,A4,A5). Bản thân mỗi loại lại chia nhỏ theo các định lượng, kích cỡ khác nhau.
Ví dụ:Khổ (835 x 600),(600 x 420), (420 x 300), (300 x 210) (cm2)
Với định lượng 58g/m2 thì 1ram=500 tờ.
Tuỳ theo yêu cầu của sản xuất và đặc điểm được sản xuất mà công ty sử dụng rất nhiều loại giấy khác nhau như: giấy Couche TQ( 140g/m2), giấy hoa, giấy VP cuộn (57-60g/m2), giấy ram(57-60g/m2), giấy Couche ý, Đài loan, giấy Crystan, A rập, In đô thường và màu 70-80g/m2(840 x 590).
Có rất nhiều loại bìa khác nhau phục vụ cho nhu cầu sản xuất: đóng bìa sản phẩm in, bìa vở học sinh.
Ví dụ:Bìa xanh Vạn Điểm, bìa Duplex 200g/m2, bìa Việt trì (100-180g/m2), bìa vàng…
Về mực in, có bốn màu mực cơ bản là: đen, vàng, xanh, đỏ. Ngoài ra trong khi in, mực in sẽ được pha trộn theo một tỉ lệ quy định để ra các màu thích hợp như: tím, hồng, lam… Mực in sẽ nhập từ nhiều nguồn như: Anh, Đức, Nhật bản, Trung quốc… sử dụng theo từng loại máy in khác nhau.
Về bản kẽm, công ty sử dụng hai loại bản kẽm là bản kẽm máy 16 dùng cho máy in 16 trang và bản kẽm máy 8 dùng cho máy in 8 trang.
Nguyên vật liệu chính là phần vật chất cơ bản tạo thành sản phẩm, chính vì vậy mà công ty quản lý rất chặt chẽ, thông qua hệ thống định cụ thể:
Ví dụ:
Máy in: + in đen trắng : 1000g/250.00 trang (14,5 x 20,5)
+ in màu:
- In nền 1000g/50.000 trang (14,5 x 20,5)
- In từ hai màu trở lên: 1000g/200.000 trang (14,5 x 20,5)
Bản kẽm: Định mức: 1 bản điazo/ khuôn
Máy 16: 800 x 1030
Máy 8: 550 x 650
Nguyên vật liệu phụ có rất nhiều loại, gồm: hoá chất các loại, bột dung dịch ẩm, xút, PVA, phèn chua… Công ty có định mức xuất kho cho sử dụng rất rõ ràng tuỳ theo khối lượng trang in được thực hiện.
Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất gồm: dầu HD 40, dầu PF 140, dầu CS 32, xăng các loại… đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi và kịp thời.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được tập riêng thành chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ(gồm cả nhiên liệu). Chi phí nguyên vật liệu chính được chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu xuất dùng. Nếu vật tư xuất dùng đã có sẵn trong kho thì giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn sau mỗi lần nhập, xuất kho. Trong trường hợp đặc biệt, vật tư mua về đưa ngay vào sản xuất không qua kho thì giá vật tư = giá mua( chưa có thuế GTGT) + chi phí mua.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc là: lệnh sản xuất, kế hoạch sản xuất, phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất cho từng phân xưởng. Ngoài ra, có thể căn cứ vào các sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để theo dõi và tính giá xuất kho thực tế của từng loại sản phẩm đối chiếu với thủ kho.
Các tài khoản kế toán được sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm:
TK 621- chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
TK 152- nguyên liệu, vật liệu.
Trong đó TK 621 được mở sổ cái cho từng phân xưởng sản xuất gồm: sổ cái TK 621-phân xưởng in, sổ cái TK 621- phân xưởng xén kẻ. TK 152 được mở sổ cái và sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu.
Quy trình hạch toán và ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty như sau:
Theo kế hoạch mang tính thời vụ hàng năm và khi nhận được đơn đặt hàng, căn cứ vào yêu cầu và thời gian thực hiện, Giám đốc công ty sẽ lập lệnh sản xuất. Ví dụ: Tháng 4/2003: cũng như mọi năm công ty tiến hành in sách ôn tập để chuẩn bị cho ôn thi tốt nghiệp lớp 5 và lớp 9, in giấy thi và nháp…Bên cạnh đó công ty cũng nhận được các đơn đặt hàng như: in giấy kiểm tra chất lượng(Hải Dương), giấy thi C1,C2,C3 và giấy nháp (Ninh Bình)…Tại phân xưởng giấy vở tiến hành sản xuất các loại giấy vở cho học sinh, các loại sổ theo mẫu đặt hàng. Lệnh sản xuất sẽ được lập cho từng loại sản phẩm sản xuất. Trong lệnh sản xuất đã qui định về loại nguyên vật liệu được sử dụng , kích cỡ mẫu mã theo yêu cầu của bên đặt hàng.
Khi có lệnh sản xuất, phòng kế hoạch vật tư in sẽ lập kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm căn cứ vào hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà công ty đã xây dựng để xác định hạn mức sử dụng cho từng loại nguyên vật liệu cụ thể. Công thức khái quát như sau:
Định mức sử dụng vật tư i cho 1 đơn vị sản phẩm
Số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch
Hạn mức sử dụng vật liệu i được duyệt
(số lượng)
= x
Sau khi đã kế hoạch sản xuất cụ thể, phòng kế hoạch vật tư in sẽ lập phiếu xuất kho vật tư. Cứ mỗi kế hoạch sản xuất lập một phiếu xuất kho tương ứng, lập thành 3 liên:
Liên 1: Phòng kế hoạch vật tư in sẽ giữ theo qui định.
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán.
Liên 3: Cán bộ của phân xưởng giữ để ghi sổ và theo dõi.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho sẽ tiến hành xuất kho cho phân xưởng, cán bộ phụ trách của phân xưởng kiểm tra và ký nhận. Sau đó liên 2 sẽ được chuyển lên phòng kế toán của công ty.
"Kế toán sản xuất" là người chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép thường xuyên, liên tục tình hình nhập kho, xuất, tồn kho các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ. Khi có phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng gửi lên, kế toán sẽ tổng hợp, phân loại,tính giá nhập. Đồng thời phản ánh vào nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 152 và các tài khoản đối ứng. Giá trị vật tư nhập kho được phản ánh ở thẻ kho và sổ chi tiết tài khoản 152. Trong tháng mỗi khi có mỗi khi có phiếu xuất kho gửi lên, kế toán sẽ tính ngay giá thực tế vật liệu xuất kho cụ thể cho từng loại vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn tính theo mỗi lần nhập xuất kho. Căn cứ tính giá là số liệu trên thẻ kho và các sổ chi tiết TK 152, kết quả tính được ghi trên thẻ kho. Công thức tính toán như sau( cho từng loại vật tư cụ thể):
Trị giá vốn thực tế tồn ĐK + Trị giá vốn thực tế nhập kho
Đơn giá bình quân
Khối lượng tồn ĐK+ Khối lượng nhập kho
=
Giá trị thực tế xuất kho
Đơn giá bình quân
Số lượng xuất kho
= x
Ví dụ:Tháng 4/2003 , giấy Việt trì(Ram) 58g/m2 khổ 840
Tồn đầu kỳ 10 tấn, trị giá: 105.390.000(đ)
Ngày 3/4/2003 mua vào 24 tấn, trị giá 253.080.000(đ)
Đơn giá bình quân(lần1) (đ/tấn)
Ngày 5/4/2003, xuất cho phân xưởng xén kẻ giấy vở để sản xuất vở 48 trang: 5 tấn
Giá thực tế xuất kho = 10.543.235 x 5 = 52.716.175 đ
Trong kho còn 29 tấn trị giá: 305.753.825 đ
Ngày 20/4/2003, mua vào 15 tấn, trị giá: 158.100.000 đ
305.753.825+158.100.000
Đơn giá bình quân
29 + 15
= = 10.542.132(đ/tấn)
Sau khi đã tính toán xác định được giá thực tế xuất kho, kế toán ghi vào cột đơn giá và thành tiền của phiếu xuất kho (biểu số 1). Công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo phương pháp ghi thẻ song song: Thủ kho sử dụng bộ thẻ kho được lập cho từng danh điểm vật tư hàng hoá tình hình nhập xuất theo chỉ tiếu số lượng. Kế toán sử dụng sổ chi tiết vật tư như thẻ kho, có thêm cột "số tiền" để hạch toán hàng ngày tình hình nhập xuất tồn theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Biểu số 1.1:
Phiếu xuất kho số 58
Ngày 10 tháng 1 năm 2003
Họ tên người nhận hàng: Ông Lê Tiến Hùng. Nợ TK 621(PX in)
Địa chỉ(bộ phận): Phân xưởng in offset. Có TK 152
Lý do xuất: In sách ôn tập toán 9 HP
Xuất tại kho: Bà Tuyết.
STT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư, hàng hoá.
Khuôn khổ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền.
Yêu cầu
Thực xuất
1
Giấy VP 58g/m2
84x60
4506
10.212
15.379.272
2
Giấy VP 100g/m2
86x64
1840
419
770.960
3
Mực đen TQ TH
kg
4,3
10.000
172.000
4
Mực màu TQ TH
kg
0,3
43.728
13.118
5
Thép ghim
kg
2,9
11.038
32.010
6
Kẽm M8 TQ
65x55
bản
2
25.460
50.920
7
Kẽm M16 TQ
80x103
bản
5
52.727
263.635
Cộng
16.681.915
Biểu số 1.2
Phiếu xuất kho số 67
Ngày 17 tháng 4 năm 2003
Họ và tên người nhận hàng: Bà Phạm Thị Dần. Nợ TK 621(PX xén kẻ)
Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng xén kẻ giấy vở. Có TK 152
Lý do xuất kho: sản xuất vở 84 trang(KH45)
Xuất tại kho: bà Tuyết.
STT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư, hàng hoá.
Khuôn mẫu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Giấy VP 58g/m2
84x61
389.4
10.505
4.090.910
2
Mực kẻ Việt Nam
kg
3
3
11.150
334.650
3
Thép ghim
kg
1
1
11.038
11.038
Cộng
4.436.598
Hàng ngày, khi xuất kho vật tư cho sản xuất, kế toán sẽ phản ánh vào sổ NKC. Sổ NKC là sổ kế toán tổng hợp, ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong công ty theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Căn cứ ghi sổ NKC là các chứng từ gốc, chính là các phiếu xuất kho đã qua kiểm tra tính toán đúng.
Cách ghi như sau:Kế toán ghi ngày tháng ghi sổ vào NKC đối với từng nghiệp vụ. Căn cứ vào ngày tháng lập phiếu xuất kho để ghi sổ NKC theo trình tự thời gian. Đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư cho sản xuất, kế toán ghi theo định khoản, mỗi tài khoản một dòng riêng và ghi số tiền phát sinh tương ứng.
Nợ TK 621 :16.681.915
Có TK 152:16.681.915
Nợ Tk 621: 4.436.598
Có TK 152:4.436.598
Số liệu ghi trên sổ NKC là căn cứ để ghi sổ cái TK 621,TK 152.
Cứ khoảng 5 ngày, kế toán viên sẽ thực hiện ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ cái các tài khoản tương ứng. Công ty mở sổ cái TK 621 ứng với từng phân xưởng sản xuất. Sổ cái TK 621 sử dụng để theo dõi, tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào các định khoản trên sổ nhật ký chung, số tiền phát sinh tương ứng và trình tự phát sinh nghiệp vụ để phản ánh vào sổ cái Tk 621. Vật tư xuất kho cho sản xuất sản phẩm nào thì ghi vào sổ cái TK 621 của phân xưởng đó.
Đồng thời kế toán ghi vào sổ cái TK đối ứng(TK 152). Số liệu trên sổ cái tài khoản 621,152 là căn cứ để lập Bảng cân đối số phát sinh, số liệu trên các sổ chi tiết được sử dụng để lập Bảng tổng hợp chi tiết vào cuối tháng.
Tại phân xưởng, sau khi nhận vật tư sẽ phân loại đưa vào sản xuất. Vật tư dùng để sản xuất sản phẩm nào thì đưa vào sản xuất sản phẩm đó vì theo yêu cầu cụ thể của từng loại hàng. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí là từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng 4 mà không phải phân bổ. Trong quá trình sản xuất, nhân viên thống kê của từng phân xưởng theo dõi, ghi chép, kiểm tra tình hình thực hiện định mức, lãng phí tiết kiệm ở từng khâu, xác định giá nguyên vật liệu xuất dùng chưa đưa vào sản xuất tại thời điểm cuối tháng, sau đó gửi lên phòng kế toán tại trụ sở công ty.
Tại phòng kế toán, cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ gốc là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất và phiếu xuất kho cho dùng trong quản lý phân xưởng, tiến hành tổng hợp theo từng phân xưởng và từng loại nguyên vật liệu để lập Bảng kê nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ xuất kho(biểu số 2)
Biểu số 2
Bảng kê nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho.
Phân xưởng in
Tháng 4 năm 2003
Chứng từ
loại vật liệu
Có TK
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Xuất cho sử dụng
số
ngày
Nợ
TK621
Nợ
TK627
Nguyên vật liệu
NVL chính
152
Giấy (kg)
152
216.507.207
216.507.207
56X
5
Việt trì 58 kg/m2
1.056,00
10.120
15.379.272
15.379.272
58X
10
Vĩnh phú 100kg/m2
1.840,00
419
770.960
770.960
55X
5
Bãi bằng 58kg/m2
4.067,80
10.325
42.000.000
42.000.000
…………..
…….
…..
…..
………
……..
Mực(kg)
152
4.507.802
4.507.802
58X
10
Mực đen TQ
4,30
40.000
172.000
172.000
60X
10
Mực đen TQ
0,30
43.728
136.118
13.118
………..
…..
…..
…….
…….
……..
Kẽm(bản)
152
4.507.802
4.507.802
61X
10
Kẽm máy 8
2,00
25.460
50.920
50.920
58X
10
Kẽm máy 16
5,00
52.727
263.635
263.635
………….
……
……
……..
……..
……..
NVL phụ
152
4.119.019
4.119.019
53X
3
Xuất NVL phụ
373.600
373.600
62X
12
Xuất NVL phụ
572.000
572.000
…………..
……..
……..
……..
……….
………
Cộng có TK 152
228.091.662
228.091.662
CCDC
153
906.342
906.342
52X
3
Xuất giẻ lau
155.200
155.200
77X
24
Xuất đế phim
751.142
751.142
……………..
……..
…….
……….
………
……..
Cộng có TK 153
906.342
906.342
Cách lập Bảng kê: Nếu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất thì ghi vào cột Có TK 621 theo số tiền tương ứng. Còn Nếu sử dụng cho quản lý phân xưởng thì ghi vào cột Có TK 627. Bảng kê là căn cứ để kế toán lập " Bảng tổng hợp NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm."(Biểu số 3)
Biểu số 3: Bảng tổng hợp NL-VL sử dụng cho sản xuất sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Giấy
Mực
Kẽm In
Bìa
NVLphụ
Tổng
Phân xưởng In
216.507.207
4.507.802
2.008.467
949.167
4.119.019
228.091.662
1
Vở BT toán 5HP
-
-
-
-
-
-
2
Vở BT TV 5HP
-
-
-
-
-
-
3
Ôn tập toán 9HP
16.150.232
185.118
314.555
400.863
654.450
17.737.228
4
Ôn tập TV 9HP
15.827.907
205.858
289.095
358.794
629.841
16.952.701
5
Ôn tập Anh 9HP
3.558.843
48.373
183.641
85.961
132.142
3.952.999
……………….
………….
………
…………
……..
………..
…………..
Phân xưởng xén kẻ
73.788.278
334.650
106.222.549
1
Vở thếp ép nhũ 120 tr
13.538.844
-
-
-
-
17.228.844
2
Vở bìa ĐB bóng 120 tr
6.137.609
-
-
-
-
805.209
3
Vở 84 trang
4.090.910
334.650
-
-
-
4.497.410
…………………….
……….
……….
…………
………
…………..
…………..
Cộng
260.295.485
4.842.452
2.008.467
949.167
4.119.019
334.314.211
"Bảng tổng hợp NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm "lập bằng cách kế toán phân loại vật tư theo từng loại sản phẩm và tổng hợp lại. Có những loại sản phẩm do yêu cầu trong kỳ phải xuất thêm NVL để sản xuất bổ xung thêm. Kế toán sẽ tổng hợp giá trị vật tư theo từng loại vật tư xuất cho sản xuất, từng loại cụ thể. Bảng này là căn cứ để lập " Bảng phân bổ NVL -CCDC"(Biểu số 4)
"Bảng phân bổ NVL -CCDC" lập bằng cách: từ số liệu của biểu số 3 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp cho loại sản phẩm nào thì ghi cho loại sản phẩm đó ứng với cột TK 152. Từ số liệu của biểu số 2 chi phí sản xuất chung ghi theo từng phân xưởng ứng với cột TK 153. Bảng này là căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm ( biểu số 10.1 và 10.2) và để tính giá thành sản phẩm.
Biểu số 4: Bảng phân bổ nguyên liệu- vật liệu, công cụ dụn g cụ.
Tháng 4 năm 2003
STT
Đơn vị sử dụng
TK 152
TK 153
1
Chi phí NVL trực tiếp
334.314.211
In
228.091.662
Ôn tập Toán 9HP
17.737.228
Ôn tập Tiếng việt 9HP
16.952.701
Ôn tập Tiếng Anh 9HP
3.952.999
Xén kẻ
106.222.549
Vở thếp bìa ép nhũ 120 tr
17.228.844
Vở thếp bìa đại bàng 120 tr
8.055.209
Vở 84 trang
4.497.410
2
Chi phí sản xuất chung
989.400
In
906.342
Xén kẻ
83.058
3
Chi phí bán hàng
4
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng cộng
334.314.211
989.400
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp nằm trong chi phí sản xuất của Công ty sách và thiết bị trường học gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH,BHYT, KPCĐ… Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là:
Lương phải trả theo sản phẩm .
Lương trả theo thời gian.
Đối với lương trả theo sản phẩm: công ty áp dụng trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, căn cứ vào đơn giá tiền lương đã xây dựng(theo định mức lương QĐ số 08/2001-TH của công ty) và căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành đã qua KCS của từng công đoạn sản xuất. Công ty có đinh mức giá lương cho từng công đoạn, từng khâu trong dây truyền sản xuất, ở mỗi khâu công ty lại ghi chi tiết thành nhiều mức nhỏ hơn.
Ví dụ: Khâu cắt xén giấy(đ/ram) gồm:
Cách thức cắt
Khổ
trước khi cắt
số trang 1 cuốn sách
Cắt pha giấy ram
( Ô nhê 4 mặt)
Cắt pha giấy in rồi
Cắt thành phẩm
835 x 600
600 x 420
420 x 300
300 x 210
246
176
97
66
231
168
88
80
Dưới 100 trang
100 trang đến 200 trang
200 trang đến 300 trang
Trên 300 trang
2,31
2,63
3,02
3,92
Đối với lương thời gian: Công ty trả cho cán bộ quản lý PX như quản đốc, đốc công, nhân viên thống kê, phụ tá… Căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc và hiệu quả để tính lương phải trả theo thời gian. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất công ty cũng áp dụng lương thời gian trong một số trường hợp như: Công nhân thực hiện sửa chữa máy móc thiết bị, bảo dưỡng định kỳ 1 tuần 1 lần, mỗi lần 2h, rửa lô, thay màu mực, thay lưỡi dao, nấu hồ…
Hiện công ty tiến hành trả lương công nhân theo hai kỳ trong tháng:
Kỳ tạm ứng vào ngày 10 hàng tháng.
Kỳ thanh toán vào ngày 25 hàng tháng.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp công ty tập hợp chi phí trực tiếp cho từng phân xưởng sản xuất là phân xưởng in và xén kẻ giấy vở. Sau đó kế toán sẽ tính toán và phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa vào định mức đã xây dựng.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán công ty đã sử dụng các TK sau:
TK 622- chi phí nhân công trực tiếp.
TK 334- phải trả công nhân viên.
TK 338- phải trả phải nộp khác.
TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Các sổ kế toán sử dụng gồm TK 622, TK 154 mở theo từng phân xưởng. Sổ chi tiết TK 338 gồm: 3382, 3383, 3384…, sổ cái TK 334.
Các chứng từ được kế toán sử dụng làm chứng từ gốc gồm: phiếu theo dõi sản lượng hàng ngày, phiếu theo dõi sản lượng tiến độ in offset… phiếu làm thêm ca, bảng chấm công do nhân viên thống kê phân xưởng nộp lên. Công việc tính lương cụ thể như sau:
Hàng ngày, mỗi công nhân trực tiếp sản xuất sẽ thống kê khối lượng sản phẩm mà mình làm được, đã qua KCS kiểm tra đạt tiêu chuẩn. Các tổ trưởng sản xuất sẽ kiểm tra, ghi nhận và ghi vào phiếu theo dõi sản lượng hàng ngày(đối với phân xưởng xén kẻ giấy vở) và phiếu theo dõi sản lượng in offset(đối với phân xưởng in). Cuối tháng, nhân viên thống kê sẽ tổng hợp về sản phẩm làm được của mỗi cá nhân hoàn thành ở mỗi công đoạn sản xuất, lập phiếu thống kê sản phẩm. Đối với bộ phận quản lý của phân xưởng sẽ căn cứ vào bảng chấm công và hệ số lương để xác định tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương.
Đơn giá lương cho một sản phẩm hoàn thành theo định mức
Số lượng SP hoàn thành đạt tiêu chuẩn
Nhân viên thống kê sẽ gửi những chứng từ trên lên phòng kế toán của công ty. Kế toán tiến hành tính lương phải trả cho mỗi công nhân trực tiếp sản xuất gồm: lương sản phẩm, lương khác… lập "Bảng thanh toán lương" cho từng phân xưởng.(Biểu số 5)
Lương sản phẩm thực tế
= x
Lương khác gồm: lương phụ làm thêm giờ, phụ cấp, khoản lương ngừng việc do sửa chữa máy móc… các khoản này cũng được quy định rõ ràng trong định mức:
Ví dụ: Phụ cấp tháng 4/2003 qui định 100.000đ/người.
Nếu công nhân thực tế làm từ 1 đến 15 ngày: được hưởng 50% phụ cấp.
Nếu công nhân thực tế làm từ 16 đến 25 ngày: được hưởng 100% phụ cấp.
Các khoản lương khác này cũng được tính cho từng công nhân trực tiếp sản xuất sau đó tổng hợp cho từng phân xưởng, thể hiện trong bảng thanh toán lương.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương của nhân công trực tiếp sản xuất, kết hợp bảng thanh toán lương trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kế toán lập bảng "Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội" (Biểu số 6).
Do công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất nên cơ sở lập bảng "Phân bổ tiền lương và BHXH" trong tháng như sau:
Từ các bảng thanh toán tiền lương kể trên, theo từng đối tượng kế toán sẽ tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ theo các dòng phù hợp ứng với cột ghi TK 334.
Căn cứ vào tỷ lệ quy định về trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng tiền lương phải trả cho từng đối tượng cụ thể để tính ra số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ để ghi vào dòng phù hợp với cột ghi có TK 338. Hiện nay, công ty quy định tỷ lệ trích như sau:
Bảo hiểm xã hội 20% trong đó: +15% tính vào chi phí.
+5% thu trực tiếp của công nhân.
Bảo hiểm y tế 3% trong đó: + 2% tính vào chi phí.
+ 1% thu trực tiếp của công nhân.
Kinh phí công đoàn: + 2% tính vào chi phí.
Các khoản trích trên đều tính trên tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất.
Ví dụ: Chị Vũ thị Tâm- công nhân PX in. Hệ số lương là 2,54.
Tiền lương cơ bản= hệ số lương x 210.000đ
= 2,54 x 210.000=533.400đ.
Tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của chị Tâm như sau:
BHXH 20% trong đó: 15%(=80.010đ) tính vào chi phí và 5%(=26.670đ) thu trực tiếp.
BHYT 3% trong đó: 2%(=10.668đ ) tính vào chi phí và 1% (=5.334đ) thu trực tiếp.
KPCĐ 2% (=10.688đ)tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Sau đó các nghiệp vụ kế toán về phản ánh tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, tiền bảo hiểm và kinh phí công đoàn được tính… kế toán ghi vào sổ nhật ký chung của tháng 4/2003. Từ các sổ nhật ký chung, kế toán sẽ ghi sang sổ cái TK 622 mở cho cả 2 phân xưởng, sổ cái TK 334 và TK 338 theo định khoản sau:
Nợ TK 622 30.105.000
622-PX in offset 27.577.737
622- PX xén kẻ 2.527.263
Có TK 334 22.862.400
Có TK 338 7.242.600
TK3382 762.379
TK3383 5.717.842
TK3384 762.379
Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, quí 1: hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra rất ít, mức độ nhỏ. Nhưng sang quí 2 : do phục vụ cho mùa thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh nên hoạt động sản xuất rất nhiều, mức độ lớn, công nhân tham gia sản xuất đầy đủ, tham gia làm thêm. Vì vậy sang tháng 4, công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho ba tháng quí 1 và tháng 4- quí 2.
Sau đó, từ các số liệu của Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm dựa trên cơ sở: đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành và sản lượng thực tế từng loại sản phẩm. Công thức như sau:
Sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm đó tiền lương từng loại sản phẩm
Đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm
Tiền lương tính cho từng loại sản phẩm
= x
Đối với các khoản trích theo lương, tính cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là tiền lương tính cho từng loại sản phẩm trên. Số liệu được phản ánh cụ thể ở "Bảng phân bổ chi phí công nhân trực tiếp cho từng loại sản phẩm".(Biểu số 7)
Bảng này là căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm(Biểu số 10.1 và 10.2) và tính giá thành sản phẩm.
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến quản lý và phục vụ sản xuất chung tại phân xưởng là: phân xưởng In và phân xưởng xén kẻ giấy vở, trừ các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung được công ty chia thành các khoản mục sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng.
Chi phí vật liêu, công cụ, dụng cụ.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung của công ty được tập hợp theo hai phân xưởng. Sau đó kế toán sẽ hạch toán phân bổ chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng cho từng loại sản phẩm phân xưởng đó sản xuất, thông qua lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp. Với phân xưởng in, tiêu thức được chọn là các trang in qui chuẩn. Còn với phân xưởng xén kẻ giấy vở, kế toán sẽ phân bổ chi phí sản xuất chung theo số giấy xuất kho cho sản xuất. Cụ thể, xét từng khoản mục chi phí sau:
2.1.3.1. Chi phí nhân công phân xưởng.
Chi phí nhân công phân xưởng gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích khác theo lương như BHXH, BHYT, KTCĐ của quản đốc, đốc công, phụ tá, nhân viên thống kê…tại phân xưởng. Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng là tiền lương trả theo thời gian, để tính lương kế toán căn cứ vào hệ số lương, thời gian làm việc, cấp bậc, trách nhiệm và hiệu quả của công việc. Các chứng từ kế toán sử dụng ở đây là: Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ.
Hệ số lương đã được công ty xác định theo quy định của Nhà nước, được ghi vào QĐ số 08/2001- của công ty, là văn bản về định mức tiền lương, tiền công và tiêu hao nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất.
TK và sổ kế toán sử dụng: 334,338,627.
TK 627 của công ty được mở để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng (nhưng không mở các sổ chi tiết TK 627 theo từng khoản mục chi phí).
Tiền lương phải trả cho nhân viên trong phân xưởng tính theo công thức sau
Tiền làm thêm, phụ cấp trách nhiệm
Tiền lương cơ bản = hệ số lương + 210.000đ
Hệ số lương
Số ngày hưởng lương thời gian
210.000
Hệ số lương
Tiền lương thực tế
22
= x x +
Ví dụ: Ông Lê Tiến Hùng là quản đốc phân xưởng phân xương in.
Hệ số lương 2,26
Ngày làm việc thực tế: 22 ngày.
Làm thêm tháng 4 năm 2003: 3 ngày (thứ 7, chủ nhật) tính bằng 2 ngày thường.
Hệ số trách nhiệm 0,1
Hưởng phụ cấp tháng 4 là 100% phụ cấp cho người làm từ 15 ngày trở lên là 100.000đ.
(22+3,2)+0,1x210.000 +100.000
Tiền lương thực tế
2,26 x 210.000
22
=
= 604.036 + 21.000 + 100.000
= 725.036 đ
Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định như phần chi phí nhân công trực tiếp. Việc tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: cuối kỳ kế toán thu nhập những chứng từ như bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ của từng phân xưởng, tính lương và làm bảng thanh toán lương cho nhân viên phân xưởng. Phản ánh tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng vào sổ NKC. Cuối tháng, các khoản chi phí nhân viên phân xưởng được thể hiện trong "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH"(Biểu số 6). Từ tài liệu của sổ NKC, kế toán sẽ ghi sang sổ cái TK 627 cho từng phân xưởng, sổ cái TK 334 và TK 338 theo định khoản:
Nợ TK 627 12.181.100
TK 627-PX in 11.158.518
TK 627-PX xén kẻ 1.022.582
Có TK 334 9.013.100
Có TK 338 3.168.000
TK 3382 333.174
TK 3383 2.501.052
TK 3384 333.474
2.1.3.2. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung tại các phân xưởng được phòng kế hoạch vật tư lập dự toán cụ thể trên cơ sở kế hoạch sản xuất. Các loại vật liệu phục vụ sản xuất chung là: xăng, dầu mỡ các loại, giấy mực… công cụ, dụng cụ như: dao, kéo, dụng cụ thiết bị điện.
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung dựa trên các chứng từ gốc là các phiếu xuất kho dùng cho quản lý phân xưởng. Để hạch toán, kế toán sử dụng tài khoản 627,152,153. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ cho sản xuất chung kế toán sẽ xác định giá trị thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn như đối với nguyên vật liệu trực tiếp. Sau đó phản ánh vào sổ NKC theo trình tự nghiệp vụ phát sinh và định khoản từng nghiệp vụ cụ thể đó.
Riêng đối với công cụ, dụng cụ theo dự toán cụ thể được lập căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ theo kế hoạch mà tiến hành tập hợp hay phân bổ cho chi phí sản xuất trong kỳ. Cụ thể:
Nếu công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn như: băng tải, bóng đèn máy phơi, cao su offset, đế phim… thì khi xuất dùng, kế toán theo dõi bằng TK 142(142.1)-chi phí trả trước. Cuối tháng phân bổ chi phí sản xuất chung từng kỳ theo tỷ lệ qui định. Căn cứ số liệu từ sổ NKC, khoảng 5 ngày/lần, kế toán sẽ ghi vào sổ cái các TK 627,152,153,142.1 theo từng trình tự nghiệp vụ kế toán phát sinh theo định khoản.
Ví dụ: Nợ TK 627 989.400
TK 627-PX in 906.342
TK 627-PX xén kẻ 83.058
Có TK 153 989.400
( hoặc có TK 1421)
Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý, để thể hiện số liệu vào "Bảng phân bổ nguyên liệu- vật liệu, CCDC "(Biểu số 4) phục vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Theo QĐ 1062-14/11/1996 của Bộ Tài chính:"Mọi TSCĐ trong DNNN có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải được huy động sử dụng tối đa, phải trích khấu hao, phải thu hồi đầy đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá theo quy định hiện hành".
TSCĐ trong công ty được theo dõi cụ thể từng loại trên sổ TSCĐ mở vào đầu năm. Sổ này theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao trung bình năm.
Mức tính khấu hao bình quân hàng năm được tính trên cơ sở: Nguyên giá(hoặc giá trị còn lại) của TSCĐ và thời gian sử dụng(năm). Trong đó thời gian sử dụng được xác định đối với từng loại TSCĐ theo khung thời gian sử dụng(tối đa, tối thiểu).Nhà nước quy định, cách tính:
Thời gian sử dụng TSCĐ(năm)
Thời gian sử dụng tối thiểu+ Thời gian tối đa
2
=
Từ đó công ty xác định được thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ.
Ví dụ:
Máy ép nhựa thuỷ lực: 10 năm
Máy cắt giấy: 10 năm
Nhà xưởng: 25 năm.
Trên cơ sở đó, kế toán sẽ xác định: Mức khấu hao trung bình hàng năm.
Nguyên giá (hay giá trị còn lại)
Mức khấu hao trung bình hàng năm
Thời gian sử dụng( thời gian sử dụng còn lại)
=
Kế toán phân bổ mức tính khấu hao năm cho từng quý. Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33628.doc