Lời mở đầu
ở nước ta, sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển hơn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp muốn đứng vững phải nỗ lực hơn trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Không còn sự bao cấp của nhà nước các doanh nghiệp phải tự lực sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, do đó mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận. Muốn vậy, quản lý hiệu quả chi phí và hạ giá thành là vấn đề quan trọng, nó góp phần tạo ra sự phát t
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển của doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp quản lý và của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp nhưng trong đó công tác hạch toán kế toán là một công cụ hiệu quả hơn cả.
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Xe máy , dây điện xe máy tiêu dùng ở Hà Nội , và trong nước trên cơ sở nguồn vốn tự có. Với dây truyền sản xuất có quy mô lớn và hiện đại, sản phẩm của công ty được sản xuất với khối lượng lớn, phong phú về chủng loại có chất lượng cao được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và bạn bè thế giới tín nhiệm.Tuy nhiên sự cạnh trang nghiệt ngã của thị trường luôn đặt ra cho ban lãnh đạo công ty vấn đề bức xúc là làm sao tiết kiệm hơn nữa chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tối đa hoá lợi nhuận nhằm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty, nhờ sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty và các cán bộ nhân viên phòng Tài chính kế toán, cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của thày giáo: Th/s Phan Trung Kiên em đã hoàn thành đề tài: “ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh”. Qua đề tài này, em mong sẽ được đi sâu nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị, nhằm củng cố hơn cho kiến thức đã học tại Nhà trường và muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác này tại công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh.
Do thời gian thực tập không nhiều và phạm vi đề tài không cho phép, vậy qua bài viết em chỉ đưa ra vài nét khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đi sâu vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 2 năm 2006.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài thực tập tốt nghiệp được trình bày theo những nội dung chính sau:
Phần 1. Tổng quan về công ty tnhh quảng cáo và thương mại An Khánh
Phần 2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh
Phần 3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh.
Vì thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết về mặt nội dung và hình thức, em rất mong nhận đực sự giúp đỡ của thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, Ngày23 tháng10 năm 2006.
Sinh viên
Nguyễn Đăng Việt
phần 1.
tổng quan về công ty tnhh quảng cáo và thương mại an khánh
1.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của đơn vị:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ thông tin phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, làm cho nhu cầu sử dụng tin học tăng cao. Để đáp ứng được phần nào nhu cầu đó, công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh đã ra đời.
Công ty có trụ sở chính tại 27/ 278 Nghi Tàm – Tây Hồ – Hà Nội
được thành lập ngày 04/09/1999 theo quyết định của Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội với giấy phép kinh doanh số 017434.
Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình.
Từ khi được thành lập, công ty không ngừng phát triển, khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, doanh thu ngày một tăng tạo điều kiện cho công ty mở rộng qui mô kinh doanh, nâng cao đời sống cho nhân viên, đầu tư đổi mới trang thiết bị để phù hợp với nền kinh tế thị trường.Bên cạnh đó công ty cũng tăng phần đóng góp của mình đối với Ngân sách Nhà nước, xã hội.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là buôn bán xe máy và sản xuất dây điện xe máy. Ngoài ra công ty còn sản xuất dây điện cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở thi trường Hà nội .
Công ty có hai cửa hàng diện tích 160 m2 ,.Mỗi cửa hàng có 4 nhân viên bán hàng .Cửa hàng của công ty nhằm giới thiệu và bán hàng .
Hình thức hoạt động của công ty là bán buôn ,ban lẻ cho người tiêu dùng ,đại lý .Hiện công ty đang trở thành một trong những nhà cung cấp chủ yếu ở thị trường Hà nội và trong nước .
Tổ sản xuất của công ty gồm 4tổ ,16 người .Lương công nhân ở tổ sản xuất bình quân 750000-1000000 đồng/tháng
1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty:
Vì công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh là một công ty có số lượng nhân viên không nhiều nên bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, đơn giản, làm việc có hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm:
+ Giám đốc công ty: là người đứng đầu, có quyền quyết định mọi vấn đề về hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình.
Phòng kinh doanh: có chức năng giúp giám đốc công ty xây dựng kế hoạch, phương án ,xác định qui mô mặt hàng kinh doanh và nghiên cứu thị trường để phục vụ cho việc ký kết các hợp đồng, tìm bạn hàng.
Phòng kế toán: là cơ quan tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính, kế toán, đảm bảo việc phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở công ty.
Phòng tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi lượng hàng xuất- nhập-tồn của công ty.
Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, nâng bậc và công tác hành chính.
sơ đồ bộ máy của CÔNG TY
Giám đốc
Phòng Phòng Phòng Phòng
kinh kế tiêu tổ chức
doanh toán thụ lao động
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
1.2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán của đơn vị:
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung, tức là toàn công ty chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán tài chính. Tại các bộ phận trực thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố chí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để hàng ngày chuyển chứng từ ban đầu về phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ kế toán.
1.2.2. Hình thức kế toán công ty áp dụng:
Hạch toán kế toán là một hệ thống có mục tiêu, hướng đích thể hiện ở những sản phẩm là những chỉ tiêu những dự kiến phản ánh và kiểm soát quá trình kinh doanh của một công ty. Để thích hợp với loại hình kinh doanh của mình và phù hợp với việc thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính đang tiến hành tại công ty, công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh đã vận dụng hình thức kế toán Sổ nhật ký chung và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Như vậy, công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh đã thực hiện hình thức Sổ nhật ký chung trong quyết định số 1177/TC/CĐKT và 144/QĐ/-BTC của Bộ trưởng bộ tài chính, các sổ kế toán bao gồm: sổ cái tài khoản, sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối tài khoản, báo cáo kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán của công ty được thực hiện như sau:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ tiền mặt
Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết
Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo kế toán
Trong đó:
1.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty nhằm phát huy vai trò của kế toán là một yêu cầu quan trọng đối với mọi công ty.
Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả, phòng kế toán của công ty đã tích cực tổ chức công tác kế toán với tư cách là một công cụ quản lý, hoạt động kế toán luôn luôn cố gắng đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý. Tổ chức bộ máy của kế toán của công ty gồm:
Kế toán trưởng: là người tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán, tham mưu cho chủ doanh nghiệp về công tác tài chính và chỉ đạo nghiệp vụ, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt tài chính.
Kế toán hàng hoá: có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình nhập- xuất-tồn cho từng loại hàng hoá.
Kế toán bán hàng: là người theo dõi, ghi chép việc tiêu thụ hàng hoá.
Kế toán tổng hợp: là kế toán thể hiện các sổ sấch về tài sản (số lượng, giá trị của tài sản)..... theo dõi sự tăng, giảm, tính khấu hao tài sản. Đồng thời theo dõi, tính toán tiền lương để chi trả kịp thời cho nhân viên cũng từ đó tính và trích ra các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Bên cạnh đó kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ tính toán các khoản thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước.
Thủ quỹ-kiêm kế toán thanh toán công nợ: Thủ quỹ là người thu chi tiền mặt của công ty đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ
hàng bán tổng kiêm kế
hoá hàng hợp toán thanh
toán công
nợ
Nhân viên hạch toán
Phần 2.
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh là một doanh nghiệp sản xuất không lớn nhưng có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau do đó quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất là rất phức tạp. Chính vì vậy, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Sau thời gian thực tập, ngiên cứu công tác kế toán, em đã tìm hiểu và nắm bắt phần nào các số liệu phản ánh tình hình chi phí, giá thành của doanh nghiệp. Trong phần này em xin trình bày công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 2 năm 2006.
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất dây điện xe máy phức tạp với nhiều khâu nhiều sản phẩm khác nhau vì vậy công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh xác định đối tượng tập hợp chi sản xuất là toàn bộ quy trình công sản xuất cho tất cả các sản phẩm và theo dõi riêng cho từng sản phẩm.
Chi phí sản xuất của công ty được tập hợp riêng theo từng phân xưởng rồi tổng hợp lại thành chi phí sản xuất toàn công ty sau đó tiến hành phân bổ riêng cho từng đối tượng tính giá thành sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là sản lượng hoàn thành của loại sản phẩm đó. Chỉ riêng có chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ vừa được tập hợp chung cho toàn công ty vừa được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm.
Sản phẩm dây điện cuối cùng của quy trình công nghệ là đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty. Giá thành sản phẩm thể hiện hợp lý chi phí sản xuất bỏ ra để hoàn thành sản phẩm đó.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện thường xuyên và tập hợp riêng cho từng tháng, từng quý và cả năm.
2.2. Yêu cầu về công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty.
Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không phải chỉ thực hiện tại phòng kế toán mà là hoạt động của cả công ty. Các phòng ban đều phải phối hợp với nhau đưa ra những biện pháp giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất. Phòng kỹ thuật đưa ra các định mức chi phí cho các khâu sản xuất. Phòng Hành chính tổng hợp và phòng Tài chính kế toán định ra đơn giá tiền lương.Tại các tổ các phân xưởng sản xuất việc quản lý chi phí do các quản đốc, tổ trưởng và các nhân viên thống kê đảm nhiệm. Toàn công ty đều chung một nhiệm vụ: Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Yêu cầu của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phải phản ánh đầy đủ, chính xác, đầy đủ và kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: chi phí sản xuất cơ bản, chi phí phục vụ và quản lý, bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời các số liệu cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải luôn dựa trên nguyên tắc: Chi phí sản xuất phải phù hợp với định mức do phòng Kỹ thuật lập ra. Đối với những khoản chi phí quá lớn hoặc quá nhỏ so với định mức, kế toán tập hợp chi phí có thể yêu cầu kế toán ở các bộ phận có liên quan giải trình để làm sáng tổ. Trường hợp có sai sót phải sửa chữa kịp thời.
Yêu cầu của công tác tình giá thành sản phẩm là việc tính giá thành sản phẩm phải tính cho từng loại sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất. Cụ thể là các sản phẩm như dây đơn, dây kép. Giá thành sản phẩm phải phản ánh một cách hợp lý chi phí bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm.
2.3. Công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty.
2.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và kỳ hạch toán.
Để đáp ứng được yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Chính vì vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh được quan tâm và coi trọng hàng đầu.
Khái niệm chi phí sản xuất: Một doanh nghiệp để có thể tiến hành sản phẩm sản xuất, trước hết doanh nghiệp đó phải thực hiện đầy đủ các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình sản xuất đó là các yếu tố chi phí về nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị nhân công. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất trong từng thời kỳ và đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định để phục vụ cho qúa trình sản xuất sản phẩm.
Hiện nay tại công ty, chi phí sản xuất được phân loại theo hai tiêu thức:
Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này chi phí của công ty bao gồm các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu: gồm vật liệu chính là dây điện , vật liệu phụ như băng dính, nhãn, hộp...phụ tùng thay thế, vật liệu khác, công cụ dụng cụ ( ccdc)... mà công ty sử dụng trong kỳ.
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Chi phí khấu hao TSCĐ: toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ cho sản xuất của công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền công ty phải trả cho nhà cung cấp điện, điện thoại, nước,... phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Chi phí khác bằng tiền: các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên.
Phân loại theo tiêu thức này cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, từ đó phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất mục đích. công dụng của chi phí:
Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ được chia ra thành 3 khoản mục chi phí khác nhau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm chi phí về nguyên liệu chính : dây điện , vật liệu phụ như: băng dính , hộp, mác, nhãn hiệu...
Chi phí nhân công trực tiếp: lương chính, lương phụ, tiền thưởng, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, chi phí cố định phát sinh trong kỳ của công nhân sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: Gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình sản xuất dây gồm: vật liệu, ccdc, nhiên liệu, lương nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương, khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Phân loại chi phí chi phí theo tiêu thức này có tác dụng cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì yêu cầu của bài viết là đi sâu vào việc phân tích chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm nên em sẽ tìm hiểu việc tổ chức hạch toán chi phí theo tiêu thức này. Các chi phí phát sinh được tập hợp vào từng khoản mục chi phí theo từng tháng, từng quý và cả năm.
2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm.
2.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh là một doanh nghiệp sản xuất dây điện xe máy nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty.
Vật liệu là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của chi phí sản xuất tạo nên sản phẩm. Do vậy việc quản lý chặt chẽ là rất quan trọng, tránh được lãng phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm, một trong những yếu tố làm cho lợi nhuận cao hơn.
Nguyên liệu của công ty được chia thành:
Nguyên liệu chính bao gồm dây như : dây Wave ,dây Dream...
Vật liệu phụ: nhãn, mác, hộp caton,...
Phụ tùng thay thế: Động cơ, bánh răng...
Nhiên liệu: điện, xăng, dầu..
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp căn cứ trên các chứng từ như: phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán...
Căn cứ trên các chứng từ đó kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ TK621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kết chuyển, phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
2.3.2.1.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong các loại nguyên liệu trên thì nguyên liệu chính là đáng chú ý nhất vì tính phức tạp và sự chuyển biến của nó trong quá trình sản xuất. Quá trình hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp được cụ thể như sau:
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính:
Chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp cho tất cả các sản phẩm là dây điện bắt đầu đưa vào sản xuất . Các loại dây nguyên liệu được các xí nghiệp thành viên mua, phân loại thành:dây đơn,dây kép...việc phân loại này phải dựa vào những tiêu chuẩn nhất định, rồi chuyển về công ty phục vụ cho quá trình sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất được nhập kho cho quá trình tiếp theo.
Sau khi đã có dây thành phẩm, bước tiếp theo để tạo ra các loại sản phẩm khác nhau, dây bán thành phẩm được đưa vào kho để tiêp tục sản xuất cho kỳ sau.Từ bước này, chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp riêng cho từng loại thành phẩm là giá trị bán thành phẩm đem vào thành sản phẩm đó. Sau đó tiếp tục trải qua các giai đoạn còn lại của quy trình công nghệ.
Nguyên tắc xuất dùng vật liệu là căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân xưởng lập ra một phiếu yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu ghi danh mục vật liệu cần lĩnh cụ thể về số luợng. Phòng Vật tư sau khi xem xét phiếu yêu cầu lĩnh vật liệu sẽ lập phiếu xuất vật liệu. Phiếu này lập thành 2 liên, 1 liên giữ tại phòng Vật tư, 1 liên giao cho thủ kho để xuất vật liệu và ghi thẻ kho rồi chuyển lên phòng Kế toán ghi sổ. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất vật tư, ghi sổ chi tiết vật liệu theo số lượng và địa điểm phát sinh chi phí, cuối ký căn cứ váo số lượng vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ để tình giá nguyên vật liệu xuất dùng.
Ví dụ mẫu phiếu xuất kho như sau:
(Biểu số 2.3.2-1)
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh
Phiếu xuất kho Số:05
Ngày 25 tháng 2 năm 2006
Họ tên người nhận hàng: Vũ Trí Phương......
Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất......
Lý do xuất kho: Xuất kho cho sản xuất
Xuất tại kho: Vật liệu
stt
Tên vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Dây Wave
Bộ
23193
2
Dây Dream
Bộ
6588
..
…..
….
….
Cộng
34338
Xuất ngày 25 tháng 2 năm 2006.
Người nhận Thủ kho
( chữ ký ) ( chữ ký )
Giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối kỳ. Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được tính bằng giá thực tế sản xuất tại các đơn vị thành viên cộng thêm chi phí vận chuyển.
Bên cạnh các phiếu xuất kho thủ kho còn theo dõi tình hình nhập, xuất từng loại nguyên vật liệu qua thẻ kho. từ 5 đến 7 ngày, kế toán xuống kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, đối chiếu phiếu xuất kho, phiếu nhập kho với thẻ kho. Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết vật liệu cho tường loại vật liệu. Cuối tháng tổng hợp trên từng trang sổ để tính ra giá trị thực tế của từng loại vật liệu xuất dùng cho sản xuất và các nhu cầu khác.
Cụ thể mẫu sổ chi tiết vật liệu như sau:
( Biểu số 2.3.2-2 )
Sổ chi tiết vật liệu
Tháng 2 năm 2006
Tên vật liệu: dây Ware
Đơn vị tính: Bộ Đơn vị: 1000đ
Chứng từ
Trích yếu
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
stt
N/T
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Tồn đầu tháng
29,5
70
2065
Nhập kho
30
280
8400
Xuất cho sản xuất
29,9
103
3080
Xuất cho sản xuất
29,9
135
4037
Xuất cho sản xuất
29,9
62
1854
Tổng
280
8400
300
8970
70
2065
Tồn cuối tháng
40
1196
Các sổ chi tiết vật liệu khác lập tương tự. Sau đó từ sổ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết.
Để phục vụ cho công tác tính giá trị nguyên liệu chính tập hợp riêng cho từng sản phẩm và công tác tính giá thành sản phẩm sau này, kế toán mở sổ theo dõi chi tiết nguyên liệu chính theo từng bước quy trình công nghệ trong đó tổng giá trị của nó không đổi trong đó nguyên liệu sản xuất dây điện nhận về được đưa trực tiếp vào sản xuất, bán thành phẩm. Kế toán lập bảng chi tiết theo dõi kêt quả thu hồi.
( Biểu số 2.3-3 )
Bảng kết quả thu hồi bán thành phẩm
Tháng 2 năm 2006
stt
Tên nguyên liệu
Lượng vào (dây)
Lượng thu hồi(dây)
Hao
Lượng (dây)
%
1
Dây Ware
310
301.6
8.4
2.71
2
Dây Dream
7209
6920.5
288.5
4.002
3
Dây kép
1617
1536.2
80.8
4.997
Tổng
9136
8758.3
377.7
4.134
Căn cứ vào lượng thu hồi thực tế saukhi sản xuất, và giá trị nguyên vật liệu đưa vào sản xuất kế toán tình được giá trị của bán thành phẩm theo công thức:
Giá trị đơn vị của bán thành phẩm
=
Tổng giá trị nguyên liệu đầu vào
Khối lượng thu hồi sau sấy
Ví dụ: Giá 1 bộ dây Ware bán thành phẩm là: 9269000/301.6=30733(đồng)
Kết quả tính toán trên là căn cứ quan trọng trong việc xác định giá trị bán thành phẩm.
Nếu tiến hành sản xuất dây kế toán tiếp tục theo dõi cho quy trình sản xuất, kết thúc quy trình này sẽ tạo ra bán thành phẩm. Giá trị của bán thành phẩm được cộng thêm phần nguyên liệu phụ
Ngoài nguyên liệu chính công ty còn sử dụng một số nguyên liệu phụ bổ trợ thêm cho sản phẩm.
b. Hạch toán chi phí vật liệu phụ:
Chi phí vật liệu phụ bao gồm cả chi phí về dây và bao bì đóng gói. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu phụ được trình bày trên bảng tổng hợp chi tiết vật liệu phụ như sau:
( Biểu số 2.3.2-4 )
Mẫu sổ theo dõi chi tiết vật liệu phụ xuất dùng trong sản xuất
Tháng 2 năm 2006
Stt
Tên vật liệu
ĐVT
Số lượng
Đơn giá(đ)
Thành tiền
1
Dây đơn
Kg
13.2
339106.9
4476210
2
Dây kép
Kg
5
501050
2505250
3
Dắc
Kg
2
23700
47400
4
Cốt
kg
7900
57
450300
5
Nhãn
Tờ
2400
57
136800
6
Băng dính trắng
Hộp
7380
1982
14627160
7
Băng dính đen
Hộp
8564
2535
14964170
8
Hộp cát tông
Hộp
8299
1982
16448518
….
…..
Tổng
58046678
c. Hạch toán chi phí nhiên liệu.
Tổng chi phí nguyên vật liệu
Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của toàn công ty
Chi phí nhiên liệu được công ty tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nhiên liệu phục vụ quá trình sản xuất. Với khoản chi này kế toán tập hợp phản ánh trên nhật ký chứng từ số 3 để theo dõi và cuối tháng phân bổ cho các sản phẩm. Chỉ tiêu được kế toán dùng để phân bổ là khối lượng sản phẩm hoàn thành cuối tháng của từng loại. Cụ thể như sau:
Chi phí nhiên liệu phân bổ sản phẩm
=
x
Khối lượng thành phẩm sản xuất của sản phẩm
2.3.2.1.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu trực tiếp.
Việc tính toán để xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng được thể hiện trên bảng kê số 3 _ bảng tính giá thành thực tế của vật liệu ở và công cụ dụng cụ. Sau khi đã xác định trị giá thực tế của hàng xuất trong tháng, kế toán lập bảng phân bổ NVL, CCDC. Toàn bộ công tác phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng được ghi trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ.
( Biểu số 2.3.2-5 )
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh
Bảng kê số 3Tính giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụTháng 2/2006
STT
Chỉ tiêu
TK 152- NVL
TK 153-CCDC
1
Số dư đầu tháng
5568517137
207855907
2
A. Số FS trong tháng
2226408887
32085881
3
Từ NKCT số 1( ghi Có TK111)
108895518
12105881
4
Từ NKCT số 5( ghi Có TK331)
1584290350
19980000
5
Từ NKCT số 7( ghi Có TK154)
544524400
0
6
Từ các NKCT khác
28698619
0
7
B. Cộng SD đầu tháng và FS trong tháng
7834926024
239941788
8
C. Hệ số chênh lệch
0
0
9
D. Xuất dùng trong tháng
3013464575
23101545
10
E. Tồn kho cuối tháng
4821461449
216840243
Kế toán ghi sổ Ngày…tháng…năm 2006
Kế toán trưởng
( Biểu số 2.3.2-6 )
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh
Trích: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng2/2006
stt
TK ghi Có
TK152
TK153
TK ghi Nợ
1
TK621- CPNVLTT
2959780280
9720000
2
TK622-CPSXC
11483281
11330054
3
TK641-CPBH
40940014
1086400
4
TK642-CPQLDN
1261000
965091
Tổng
3013464575
23101545
Kế toán ghi sổ Ngày... tháng...năm 2006
Kế toán trưởng
Cuối tháng, kế toán tổng hợp và ghi vào bảng kê số 4 _ Tập hợp chi phí theo phân xưởng. Sau đó, dựa vào Bảng kê số 4 để ghi vào NKCT số 7, ghi vào sổ Cái TK 621
( Biểu số 2.3.2-7 )
Sổ Cái
TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”
STT
Ghi có các TK đối ứng với ghi Nợ TK này
………
Tháng 2
1
TK 152
2.959.780.280
Cộng phát sinh Nợ
2.959.780.280
Cộng phát sinhCó
2.959.780.280
Kế toán ghi sổ Ngày… tháng ….năm 2006
Kế toán trưởng
2.3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm của công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh luôn đảm bảo chất lượng, số lượng nhằm tạo uy tín và mở rộng thị trường. Công ty rất coi trọng việc sử dụng tiền lương như một công cụ tích cực để khuyến khích nâng cao năng suất lao động, tiết kiêm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Hình thức trả lương áp dụng tại công ty là lương khoán sản phẩm cho từng bước của quá trình công nghệ. Trên cơ sở định mức kỹ thuật, đơn giá hiện hành, mức sản xuất và tiêu thụ của công ty trong một khoảng thời gian. Ba phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh tế thị trường, Hành chính tổng hợp sẽ bàn bạc thống nhất về đơn giá tiền lương rồi trình giám đốc duyệt.
Hàng tháng, dựa vào khối lượng công việc đã thực hiện được, phòng Hành chính tổng hợp lập bảng thanh toán lương làm theo sản phẩm.
Tiền lương Công khoán trên Đơn giá Khối lượng sản
phải trả công = một tấn x một công x phẩm (Tấn)
nhân sản xuất sản phẩm
Sau khi đã tính toán tiền lương phải trả công nhân sản xuất, tổng hợp tiền lương của toàn công ty, bảng thanh toán tiền lương được gửi sang phòng Tài chính kế toán.
Cuối tháng, kế toán dựa vào bảng thanh toán tiền lương của công ty và các số liệu trên nhật ký chứng từ số1, phần Nợ TK338 ( tiền công nhân nợ) để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Để theo dõi khoản mục này, kế toán mở TK622 – chi phí nhân công trực tiếp. Trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước và theo chế độ hiện nay công ty đang áp dụng:
BHXH được trích hàng tháng theo tỷ lệ 20% trên tổng lương cơ bản. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
BHYT được trích hàng tháng theo tỷ lệ 3% trên tổng lương cơ bản. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
KPCĐ được trích 2% trên tổng lương thực tế. Trong đó cả 2% đều tính vào chi phí sản xuất.
Hiện nay công ty gồm có 40 cán bộ công nhân viên trong đó:
Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10 người.
Bộ phận sản xuất trực tiếp: 25 người.
Bộ phận phục vụ sản xuất: 5 người.
Mức lương tối thiểu của một công nhân được áp dụng là:800 000 đồng.
Quỹ lương cơ Mức lương tối Hệ số lương Số công nhân
bản của từng = thiểu của một x bình quân của x của từng bộ
bộ phận công nhân công nhân phận
Hệ số lương cấp bậc bình quân của công ty tính theo năm công tác.
( Biểu số 2.3.2-8 )
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh
Trích: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 2/2006
stt
Ghi Có các TK
TK334
TK338
Tổng cộng
Đối tượng sử dụng
Lương
Các khoản phụ cấp
Công có
KPCĐ
BHXH
BHYT
Cộng Có
1
TK627- CPSXC
158844600
158844600
3176892
23826690
3176892
30180474
189025074
2
TK622-CPNCTT
11660800
11660800
233216
1749120
233216
2215552
13876352
3
TK641-CPBH
15389200
15389200
307784
2308380
307784
2923948
18313148
4
TK642-CPQLDN
34583300
34583300
691666
5187495
691666
6570827
41154127
Tổng cộng
220477900
220477900
4409558
33071685
4409558
41890801
262368701
Kế toán ghi sổ Ngày... tháng... năm 2006
Kế toán trưởng
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH để ghi vào bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng, Bảng kê số 5 – Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau đó dựa vào Bảng kê số 4 và Bảng kê số 5 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7, từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK622.
( Biểu số 2.3.2-9 )
Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh
Trích sổ cái TK622
Năm 2006
stt
Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này
Tháng 1
......
Tháng 2
1
TK 334
158844600
2
TK338
30180474
Cộng phát sinh Nợ
189025074
Cộng phát sinh Có
189025074
Dư cuối tháng Nợ
Có
Kế toán ghi sổ Ngày 29 tháng 2 năm 2006
Kế toán trưởng
2.3.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Tại công ty chi phí sản xuất chung phát sinh sẽ được tập hợp theo từng yếu tố cụ thể, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể theo từng tiêu thức thích hợp.
Khoản mục này bao gồm những mục như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất nói chung, khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Tập hợp tất cả các khoản chi phí trên kế toán đưa vào tài khoản 627, cuối kết chuyển vào tài khoản 154 để tình giá thành sản phẩm. Quá trình hạch toán được thực hiện như sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng là toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho cán bộ quản lý phân xưởng ( Quản đốc, Thủ kho,..) và các khoản trích theo lương của những đối tượng này.
Số tiền lương của bộ phận này được tính theo hệ số lương cơ bản mà không căn cứ vào khối lượng công việc thực tế. Các khoản trích theo lương là 19% của tiền lương trong đó BHXH 15%, KPCĐ 2%, BHYT 2%.
Kế toán căn cứ vào số lượng cán bộ, hệ số lương để tính các khoản mục cho chi phí sản xuất chung. Toàn bộ các khoản chi phí trên trên được tâp hợp trong Bảng phân bổ tiền lương và BHXH và được tập hợp riêng để kết chuyển vào chi phí sản x._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32857.doc