Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Dụng cụ số 1

Lời nói đầu Để quảnlý quá trình sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ khác nhau. Trong đó kế toán được coi là một công cụ quan trọngvà hữu hiệu nhất. Bởi lẽ, kế toán về mặt bản chất chính là hệ thống đo lường,xử lý và truyền đạt nhưng thông tin có ích cho các quyết đinh kinh tế. Cũng có thể nói kế toán là một khoa học, là nghệ thuật của việc ghi chép , phân loại,tổng và lý giảicác nghiệp vụ kinh tế ở một tổ chức hay một doanh nghiệp,là căn cứ để các nhà quản lý đề ra phươn

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Dụng cụ số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g án kinh doanh tối ưu nhất. Cho nên mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toánhợp lý và khoa học ở tất cả các khâu: kế toán nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành… Trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý . Họ hiểu rằng muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì không còn cách lựa chọn nào Cơ bản hơn, vững chắc hơn, lâu bền hơn là phải tổ chức quản lý tốt việc sản xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm.Đây Cũng là một trong những giải pháp nhằm đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận Cho doanh nghiệp . Nhận thức được ý nghĩa nói trên, ở Công ty cổ phần Dụng cụ số 1, công Tác hoạch toán kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã thực sự là khâu trung tâm cho toàn bộ công Kế toán ở công ty. Điếu này đã góp phần vào thành công hiện nay của công ty. Qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất ởcông ty và xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Dụng cụ số 1” Báo cáo thực tập bao gôm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá Thành sản phẩm trong các kiến nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Dụng cụ1 Mặc doanh sán xuất. Chương II: Thực trang về công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1. Chương III: Một số ý kiến nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Dụng cụ số1. Mặc dù luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo và các anh ( chị) ở phòng kế toán của công ty cũng như lỗ lực hết mình của bản thân, xong do nhận thực và trình độ có hạn nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến chỉ bảo của cô giáo và các anh (chị) trong công ty để em hoàn thiện tốt hơn bài báo của mình. Em xin chân thành cảm ơn Học sinh Nguyễn Thị Thanh Lâm Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp I Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất. a. Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phì về lao động đời sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hanh hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. b. Nội dung chi phí sản xuất. Quá trinh sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất tương ứng . Tương ứng với việc sử dụng lao động là về tiền công,tiền lương ,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…. Một doanh nghiệp sản xuất ngoài hoạt động sản xuất có liên quan đến sản xuất ra những sản phẩm hoặc những lao vụ còn có những hoạt động kinh doanh và hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý , các hoạt động mang tính chất sự nghiệp … Chỉ có những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp , nhưng để phục vụ quản lý vàhoạch toán kinh doanh , chi phí sản xuất phải được tính toán kết hợp theo từng thời kỳ, hàng tháng , hàng quý hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo, chỉ những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí trong kỳ . 2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm Theo những đặc trưng nhất định. Phân loại theo yếu tố chi phí . Là phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh. Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu : là toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ ,phụ tùng thay thế , vật liệu xây dựng cơ bản…. - Chi phí nhân công : bao gồm toàn bộ tiền lương , phụ cấp và các khoản trích theo lương, theo quy định của toàn công nhân viên trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định : là tổng số trích khấu hao trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất như điện , nước, điện thoại …. - Chi phí bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền doanh nghiệp chi ra để hoạt động ngoài các yếu tố chi phí kể trên. b Phân loại theo khoản mục Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo quy định hiện hành, ở Việt Nam chi phí theo khoản mục là: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm chi phí các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…. - Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm chi phí về tiền lương của nhân viên phân xưởng , nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác. - Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng cho hoạt động quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất. Khoản mục này gồm các chi phí như: + Chi phí nhân viên + Chi phí vật liệu , công cụ dụng cụ + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác c. phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí. - Chi phí sản xuất : là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào, đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh chi phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đối với các đơn vị kinh doanh thương mại chi phí sản xuất là chi phí giá mua, chi phí mua. - Chi phí thời kỳ là những chi làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó. d. Phân loại theo mỗi qưuan hệ chi phí với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phis khả biến ( biến phí): là những chi phí sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. - Chi phí cố định ( định phí) : là những chi phí ít biến đổi theo khối lượng công việc hoàn thành. II. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 1 Khái niệm và bản chất giá thành sản phẩm a Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm lao vụ đã hoàn thành . b Bản chất giá thành sản phẩm . Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá , vì vậy giá thành sảnphẩm là chỉ tiêu tính toán không thể thiếu được trong hoạch toán kinh tế. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp . Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá có thể phản ánh trình độ sủ dụng và tiết kiệm nguyên vật liệu , nhiên liệu ,năng lượng , khả năng tận dụng công máy móc thiết bị sản xuất , mức độ trang bị và áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, Kết quả sủ dụng quản lý sức lao động và tăng năng suất lao động , trình độ quản lý kinh tế tài chính ,hoạch toán kinh tế của doanh nghiệp . Giá thành được tính toán xác định đối với số lượng sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành chi tiết kết thúc toàn bộ quy trình sản xuất ( thành phẩm) hay một số giai đoạn công nghệ sản xuất nào đó. 2. Phân loại giá thành sản phẩm . Để quản lý tốt giá thành nhằm mục đích ngày càng hạ thấp giá thành , căn cứ vào những tiêu thức khác nhau mà trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành các loại sau: a Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để thính giá thành. - Giá thành kế hoạch : là chi phí theo kế hoạch sản phẩm dịch vụ, giá thành kế hoạch sản phẩm là mục tiêu của doanh nghiệp , là căn cứ để so sánh , phân tích để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp . - Giá thành định mức :là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chi phí cho đơn vị sản phẩm. Cũng như giá thành kế hoạch , giá thành định mức được xác định trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành thực tế : là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sơ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm , là kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện các giải pháp kế toán - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành. - Giá thành sản xuất : bao gồm các loại chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung , tính cho những sản phẩm , công việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ : gồm giá thành sản xuất của sản phẩm công thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó . Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm , công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ và là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế lợi tức của doanh nghiệp. III. Đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo đó việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải dựa trên các yếu tố cơ bản sau : Đặc điểmtổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Địa điểm phát sinh chi phí , mục đích ,công dụng của chi phí. Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào những căn cứ này đối tượng tập hợp được chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp có thể là: Từng phân xưởng , tổ đội , bộ phận sản xuất toàn doanh nghiệp Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ Từng sản phẩm , từng đơn đặt hàng , hạn mục công trình Từng nhóm sản phẩm hoặc từng bộ phận chi tiết của sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng vá phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất , từ việc hoạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản , sổ chi tiết. 2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm dịch vụ, lao vụ, do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiêt đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận tính giá thành phải căn cứ vào sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Về mặt tổ chức sản xuất, nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành, nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Quy trình công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình công nghệ đơn giản thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Nếu quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm ở cuối giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc nửa thành phẩm hoàn toàn ở từng giai đoạn sản xuất. Nếu quy trình sản xuất công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đựoc lắp giáp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm. 3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xét về bản chất chung thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau. Đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra. Tuy nhiên, giữa đối tượng tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành có những điểm khác đó là: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả quá trình sản xuất. Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể nhiều đối tưọng tính giá thành. Căn cứ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để giúp cho doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý kiển tra tích kiệm chi phí sản xuất, thực hiện tôt hạch toán kinh doanh. Còn là căn cứ vào đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương án tính giá thành thích hợp, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tra tình hình thực hiện tính giá thànhvà tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. IV. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai hường xuyên. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính, NVL Phu nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng đối tượng như sau: Phương pháp trực tiếp : áp dụng cho những trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Phương pháp phân bổ gián tiếp: ápdụng cho từng trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau phải tính toán phân bổ cho đối tượng đó. Để phân bổ cho từng đối tượng phải lựa chọn theo tiêu thức hợp lý. Công thức phân bổ: S C * Ti Ci = ồ Ti Trong đó: Ci : Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i S C : Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ STi: Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Ti : Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tiệu thức phân bổ có thể là chi phí định mức , chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm , chi phí nguyên vật liệu chính,…. Để tính toán tập hợp chính xác nguyên vật liệu trực tiếp , kế toán chú ý kiểm tra số nguyên vật đã lĩnh nhưng không dùng hết và giá tri nguyên vật liệu thu hồi (nếu có) để loại khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ. Chi phí Giá trị Giá trị NVL Giá trị NVL Giá trị NVL NVL xuất, còn đầu kỳ ở còn ở cuối phế liệu Trực tiếp = sử dụng + điểm sản - kỳ chưa sử - thu hồi Trong kỳ trong kỳ xuất dụng Để hoạch toán CPNVLTT, kế toán sử dụng tải khảon 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Bên Nợ: Tập hợp CPNVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Bên Có: Giá trị NVL xuất dùng không hết hoặc phế liệu nhập tại kho. Kết chuyển CPNVLTT vào giá thành. Cuối kỳ không có số dư. Trình tự hoạch toán CPNVLTTtheo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Trình tự hoạch toán CPNVLTT. ( phương pháp kê khai thường xuyên) Hoặc phế liệu thu hồi TK 152 TK 154 Vật liệu dùng không hết nhập kho TK 621 Vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí TK 151,152,331, 111, 112, 311 GTGT của Vật liệu Mua ngoài Thuế TK 133 Chế tạo sản phẩm lv, dv Vật liệu dùng trực tiếp TK151, 152, 331, 111, 112, 311 TK 621 Kết chuyển chi phí Vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng trực tiếp Chế tạo sản phẩm lv, dv TK 133 Thuế 2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân coong trực tiếp là nhữnh khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp Sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: lương chính lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương theo quy định như BHXH, BHYT, KPCĐ. Để theo dõi CPNCTT , kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho đối tượng tập hợp chi phí. Bên nợ : Tập hợp CPNCTT sản xuất sản phẩm ,thực hiên lao vụ ,dịch vụ. Bên có : Kết chuyển CPNCTT Cuối kỳ TK 622 không có số dư. Sơ đồ 2 : Trình tự hoạch toán kế toán CPNCTT (Phương pháp kê khai thường xuyên) TK 154 NCTT cuối kỳ Kết chuyển chi phí TK 622 TK 334 Tiền lương và phụ cấp Lương phải trả cho CN trực tiếp SX Các khoản trích theo lương Thực tế của CN trực tiếp phát sinh nghỉ phép của CNSX Trích trước tiền lương TK 338 TK 335 TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp Lương phải trả cho CN trực tiếp SX Kết chuyển chi phí NCTT cuối kỳ TK 338 Các khoản trích theo lương Thực tế của CN trực tiếp phát sinh 3 . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài những khoản mục trên. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để tập hợp CPSXC, kế toán sử dụng tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung, được mở chi tiết cho từng phân xưởng , bộ phận sản xuất. Bên nợ :CPSXC phát sinh trong kỳ Bên có : Các khoản ghi giảm CPSXC Kết chuyển ( phân bổ) CPSXC vào chi phí sản phẩm. Cuối kỳ TK 627 không có số dư và được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: + 627.1 - Chi phí nhân viên phân xưởng + 627.2 - Chi vật liệu (phát sinh phục vụ tại phân xưởng). + 627.3 - Chi phí dụng cụ sản xuất . + 627.4 - Chi phí khấu hao TSCĐ. + 627.7 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. + 627.8 - Chi phí bằng tiền khác. Trình tự hoạch toán: Tập hợp chi phí theo các khoản mục nêu trên. Phân bổ và kết chuyển CPSXC cho từng đối tượng chịu chi phí . Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các tiêu thức phân bổ: Chi phí nguyên vật liệu chính, lương công nhân sản xuất, giờ máy chạy…. Hệ số Phân bổ Tổng chi phí sản xuất chung Chi phí sản = Xuất chung Tổnggiá thành tiên thức phân bổ Mức phân bổ Tiêu thức phân bổ cho Hệ số CPSXC cho từng = từng đối tượng tập hợp * phân bổ đối tượng tập hợp chi phí chi phí Sơ đồ 3 : Trình tự hoạch toán kế toán CPSXC ( Phương pháp kê khai thường xuyên) TK 111, 112, 152 TK 627 TK 334, 338 Chi phí nhân viên Chi các khoản ghi giảm Chi phí sản xuất chung TK 154 Phân bổ ( hoặc kết chuyển CPSXC cho các đối tượng Chi phí vật liệu, dụng cụ & Khấu hao TSCĐ TK 152, 153 214 TK 142 355 Chi phí dự toán TK 111, 112, 113 Các CPSXC khác TK 133 TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 4. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Cuối kỳ, các chi phí sản xuất được tập hợp trên tài khoản 621, 622, 627 được kết chuyển để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanhh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Bên Nợ: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Bên Có: Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất. Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Tổng giá thành thực tế hay chi phái thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ, lao vụ dở dang cuối kỳ. Sơ đồ 4: Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất ( Phương pháp kê khai thường xuyên) TK 152, 111 TK 154 TK 621 K/ C CPNVLTT K/ C CPNCTT TK 622 K/ C CPSXC TK627 Các khoản ghi giảm CP Giá thành Thực tế Tiêu thụ Gửi bán Nhạp kho TK 157 TK 155 TK 632 TK 621 TK 154 TK 152, 111 K/ C TK 622 TK 155 K/ C CPNCTT V. Kế toán chi phí tập hợp sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp từ đó đã xuất dùng vật tư đã xuất dùng trong kỳ. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để phản ánh chi phí NVL xuất dùng trong kỳ cho sản xuất sản phẩm. Kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bên nợ: Giá trị NVL đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bên có: Kết chuyển chi phí vào giá thành sản phẩm. Cuối kỳ TK 621 không có số dư và được mở chi tiết theo đối tượng tính giá thành. Giá thực tế NVL Giá NVL Giá thực tế Giá thực tế xuất dùng = xuất tồn + NVL nhập - NVL tồn trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Sơ đồ 5: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu ( Phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 631 CPNVLTT K/C TK 621 TK 151, 152 TK 6111 dùng trực trếp cho Tạo sản phẩm Giá trị vật liệu Tồn cuối kỳ Giá trị vật liệu K/ C CPNVL tồn đầu kỳ TK 331, 111, 112, 411 Tăng trong kỳ Giá trị vật liệu K/ C CPNVL tồn đầu kỳ TK 331, 111, 112, 411 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Nợ TK 622: Tổng số phải thanh toán cho CNSXTT. CóTK 334: Số tiền lương phải trả CNSXTT. Có TK 338: Các khoản trích theo lương. Có TK 335: Trích tiền lương nghỉ phép cho CNSXTT. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Toàn bộ CPSXC được tập hợp trên TK 627 và hạch toán giống phương pháp kê khai thường xuyên. Nợ TK 627: Tổng CPSXC phát sinh trong kỳ. Có TK 334, 338: Tiền lương và các khoản trích theo lươngcủa nhân viên phân xưởng. Có TK 611, 142: CPNVL, công cụ dụng cụ. Có TK 214: Khấu hao TSCĐ Có TK 111, 112, 331, 335: Chi phí dịch vụ mua ngoài khác phục vụ sản xuất. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Để tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Tài khoản này cũng đựoc mở theo đối tượng tạp hợp chi phí. Bên nợ: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho chế tạo sản phẩm. Bên có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dangcuối kỳ vào TK 154. Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất. Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ. dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Cuối kỳ TK 631 không có số dư Sơ đồ 6: trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất ( Phương pháp kiểm kê địnhkỳ) Không sửa chữa được hoặc giá trị phế liệu thu hồi Giá trị SP hỏng TK 138, 611 Dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Tổng giá thành sản xuất của SP TK 632 Giá trị SPDD cuối kỳ TK154 TK 631 K/C CPNVLTT K/C CPNCTT K/C CPSXC TK627 TK 622 TK 621 TK 631 TK154 K/C CPNVLTT Giá trị SPDD cuối kỳ TK 622 TK 632 Tổng giá thành sản xuất K/C CPNCTT của SP Dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ VI. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thànhmột vài quy trìng chế biến nhưng vẫn còn phải ra công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩn dở danglà tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục và cuối kỳ cần phải đánh giá sản phẩm dở dang để xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành( tổng giá thành) và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuỳ vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, tính chất cấu thành của chi phí sản xuất cũng như yêu cầu quản lý của từng doang nghiệp để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho hợp lý. Có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp sau: Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở cuối kỳ chỉ tính cho NVL trực tiếp còn các chi phí khác tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có CPVLTT chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí. Giá trị SPDD + CPNVLTT FS Giá trị sản phẩm cuối kỳ trong kỳ Số lượng Dở dang cuối kỳ = * SPDD cuối kỳ Số lượng SP + Số lượng SPDD hoàn thành cuối kỳ Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản nhưng không chính xác. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Quy đổi ra sản phẩm tương đương theo mức độ hoàn thành: Số lượng SPDD quy đổi = Số lượng sản * Mức độ hoàn về sản phẩm hoàn thành phẩm dở dang thành của SPDD Sau đó phân bổ chi phí sản xuất cho SPDD cuối kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả đánh giá chính xác nhưng việc tính toán phức tạp hơn. Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp này thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mứcvà áp dụng với những sản phẩm đã được xây dựng định mức chi phí hợp lý. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức chi phí từng công đoạn sản xuất tương ứng với sản phẩm sản xuất để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. Các khoản mục chi phí tính cho sản phẩm dở dangđược tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. Chi phí sản xuất dở dang tính theo phương pháp này nhanh nhưng không chính xác Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Về cơ bản phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương chỉ khác là mức độ hoàn thành của sản phẩm tính theo quy ước là 50%. Đánh giá SPDD thep phương pháp này dơn giản hơn nhiều so với phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương nhưng cũng không cho kết quả chính xác vì vậy nó được áp dụng chủ yếu đối với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí. VII. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Phương pháp tính trực tiếp Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, trong quy trình công nghệ chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm, lượng SPDD không có hoặc không đáng kể, khối lượng sản xuất ra rất lớn. Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản thành sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang phẩm đàu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành Tổng giá thành sản phẩm đơn vị sản = phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, bán thành phẩn của đối tượng chế biến của bước tiếp theo, cuối cùng tao ra sản phẩm hoàn thànhgọi là thành phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí: Chi phí sản xuất được hạch toán theop từnh quy trìnhcông trìnhcông nghệ hoặc từng phân xưởng trong quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành: Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và giá trị sử dụngc ủa bán thành phẩm đối tượng tính giá thành có thể là bản thân sản phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn( bán thành phẩm) hoăc sản phẩm hoàn thành trong giai đoạn cuối cùng. Điều kiện áp dụng phương pháp này là: Sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều giai đoạn chế biến. Phải theo dõi sự di chuyển của bán thành phẩm trong từng giai đoạn. Kỳ tính giá thành theo tháng. Nội dung: Hai phương án tính giá thành phân bước: ă Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này còn được gọi là phương án kết chuyển tuần tự, áp dụng cho những doanh nghiệp mà thành phẩm có giá trị sử dụng độc lập ( có thể nhập kho hoặc đem bán) hay trong trường hợp đòi hỏi tăng cường hạch toán kế toán của từng phân xưởng. Theo phương án này, kế toán phải tính giá thành bán thành phẩm của gai đoạn trước rồi kết chuyển sang gia đoạn sau để tính tiếp giá thành bán thành phẩm cảu giai đoạn tiếp theo cho đến khi tính giá thành của giai đoạn cuối cùngta có được giá thánhản phẩm hoàn chỉnh. Ưu điểm: Phương pháp này sẽ cung cấp thông tin đấy đủ hơn cho những người quan tâm. Doanh nghiệp không chỉ biết tổng giá thành sản phẩm mà còn biết giá thành thực tế của bộ phận cấu thành nên sản phẩm giúp cho việc quản lý tốt đối với gái thành sản phẩm. Nhược điểm: Phương pháp này yêu cầu hoạt động quản lý phức tạp hơn công tác hạch toán kế toán nhiều hơn và khi có trùng lặp. Bên cạnh đó là công tác kiểm tra kiểm soát cũng cần được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả phương án này. ă Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này được gọi là phương án kết chuyển song song, áp dụng cho những doanh nghiệp có sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai đoạn chế biến nhưng bán thành phẩm trong từng giai đoạn không có giá trị sử dụng độc lập( không nhập kho hay bán được ) hoặc doanh nghiệp không hạch toán kinh tế nội bộ trong tường giai đoạn. Theo phương pháp này kế toán toán giá thành phải căn cứ vào số liệu, chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thànhcủa sản phẩm theo từng khoản mục chi phí quy định. Chi phí này được kết chuyển song song theo từng khoản mục để tổng hợp ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. + Ưu điểm : Theo phương pháp này công tác hạch toán đỡ phức tạp hơn, thông tin liên lạc nhanh hơn và việc tính giá thành thành phẩm được nhanh chóng; công tác hạch toán bớt trùng lặp và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát cũng không khắt khe như phương án trên. + Nhược điểm : Nhà quản trị chỉ có giá thành sản phẩm thực tế còn số liệu tổng hợp ở các bước, các phân xưởng phải đợi cuối kỳ hoặc dựa vào thông tin kỳ trước, kế hoạch hay định mức. Việc quản lý giá thành do dó không kịp thời, không đáp ứng nhu cầu thông tin liên tục vì chỉ đến cuối kỳ các số liệu về giá thành sản xuất sản phẩm mới đầy đủ. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. - Đối tượng hạch toán chi phí : chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn đặt hàng. - Đối tượng tính giá thánh : sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng đó. +Đối với các chi phí trực tiếp là CPNVLTT, CPNCTT liên quan đến đơn đặt hàng thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. + Đối với chi phí gián tiếp như CPSXC liên quan đến nhiều đơn đặt hà._.ng thì phải hạch toán riêng trên TK 627 để cuối kỳ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp. Cuối kỳ, nếu đơn đặt hàng đó hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được của đơn đặt hàng đó là tổng giá thành đơn đặt hàng. Tổng giá thành đơn đặt hàng Giá thành đơn vị sản = phẩm của đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm Ưu điểm : tính toán ít, đơn giản vì không phải tính toán chi phí của sản phẩm dở dang khi tính giá thành của sản phẩm hoàn thành. Nhược điểm : Khi sản phẩm chưa hoàn thành, kế toán không phản ánh được tình hình tích kiêm hay lãng phí trong sản xuất, đặc biệt với những đơn đặt hàng có chu kỳ sản xuất dài. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng đối với một số doanh nghiệp mà trong một số quy trình sản xuất cùng sử dụng các yếu tố đầu vào giống nhau nhưng lại sản xuất ra các sản phẩm khác nhau và không thể quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn được vì giá trị sử dụng của từng sản phẩm này là khác nhau, đồng thời ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết chi phí cho từng sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí: tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí. Đối tượng tính giá thành: Tính giá thành cho từng sản phẩm, từng đơn vị sản phẩm. Nội dung: Để tính được giá thành từng nhóm sản phẩm, kế toán giá thành phải dựa vào một tiêu chuẩn hợp lý để làm căn cứ tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các quy cách sản phẩm trong nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ thường là giá thành định mức hay giá thành kế hoạch. Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất hoàn thành cuối kỳ để tính ra giá thành kế hoạch: Tổng giá Số lượng sản Giá thành thành sản = ồ phẩm hoàn * kế hoạch hoạch thành từng loại tùng loại Cuối kỳ, kế toán xác định tổng giá thành thực tế : Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản thành sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ So sánh tính ra : Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ giữa giá thành thực tế = * 100 và giá thàn kế hoạch(%) Tổng giá thành kế hoạch Tính ra tổng giá thành thực tế của từng nhóm sản phẩm: Tổng giá thành Tổng giá thành kế Tỷ lệ giữa giá thành thực thực tế từng = hoạch từng nhóm * tế và giá thành kế hoạch nhóm sản phẩm Tính ra giá thành thực tế của từng sản phẩm: Giá thành đơn vị Tổng giá thành nhóm = Sản phẩm từng loại Số lượng sản phẩm hoàn thành của nhóm Khi áp dụng phương pháp tính giá này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống giá thành định mức kỹ thuật hợp lý. 5 . Phương pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp mà trong cùng quy trình sản xuất sử dụng các đầu vào như nhau, nhưng sản phẩm đầu ra khác nhau về chất lượng , cỡ số mà ngay từ đầu không thể hoạch toán chi tiết cho từng sản phẩm được. Ví dụ : Các doanh nghiệp sản xuất hoá chất , dược phẩm…. Đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất : Tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí. Nội dung: Tiến hành các sản phẩm khác nhau về sản phẩm tiêu chuẩn: Tổng số Số lượng sản Hệ số quy sản phẩm = S phẩm từng loại * đổi tiêu chuẩn Phân bổ chi phí cho từng sản phẩm: Chi phí phân bổ Chi phí SX theo từng khoản mục Số sản phẩm cho từng loại tiêu chuẩn sản phẩm theo từng loại khoản mục Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn Tập hợp chi phí sản xuất phân bổ cho từng nhóm sản phẩm sẽ tính được tổng giá thành từng sản phẩm , từ đó tính ra giá thành đơn vị sản phẩm từng loại. Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm từng loại sản phẩm từng loại = Số lượng sản phẩm hoàn thành từng loại + Ư u điểm : Xác định được chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành theo khoản mục đáp ứng yêu cầu quản lý. + Nhược điểm : Công tác tính toán phức tạp, việc quy định hệ số quy đổi phải được xem xét kỹ tuỳ vào đặc điểm công nghệ sản xuất. 6 . Phương pháp tổng cộng chi phí. Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có sản phẩm hoàn thành trong quá trình công nghệ gôm nhiều chi tiét bộ phận cấu thành, các chi tiết bộ phận này được sản xuất ở từng phân xưởng khác nhau để cuối cùng lắp ráp ra sản phẩm hoàn thành. Ví dụ: Doanh nghiệp chế tạo cơ khí , sản xuất ô tô…. Đối tượng hoạch toán chi phí : chi phí sản xuất được tập hợp chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm. Đối tượng tính giá thành : Là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh. Nội dung : Tính tổng giá thành từng chi tiết, bộ phận: Tổng giá Chi phí Chi phí SXPS Chi phí Thành chi tiết = SXDD đầu kỳ + trong kỳ công - SXDD cuối i(i = l …n) công ty i ty i kỳ công ty i Tính ra giá thành chi tiết i: Tổng cộng chi phí xác định giá thánh sản phẩm: Giá thành Giá thà nh Giá thành Giá thành sản phẩm = công ty l + công ty 2 + ……… + công ty n hoàn thành 7 . Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ đồng thời sản xuất ra hai loại sản phẩm: Sản phẩm chính (nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp ) và sản phẩm phụ. Đối tượng hoạch toán chi phí : Tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí hay toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành : Chỉ tính giá thành sản phẩm chính. Nội dung : Để tính giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ sản phẩm phụ: Tổng giá Chi phí Chi phí Chi phí Giá trị sản thành sản = SXDD + SXPS trong - SXDD cuối - phẩm phụ phẩm chính đầu kỳ kỳ kỳ Giá trị sản phẩm phụ được xác định bằng hai cách : + Tính theo giá ước lượng . + Tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm chính vị sản phẩm = chính Số lượng sản phẩm chính hoàn thành 8 Tính giá thành theo phương pháp định múc chi phí . Doanh nghiệp cũng có thể tính giá thành theo định mức nếu quá trình sản xuất đã ổn định với các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý , công tác quản lý định mức là chặt chẽ, đi vào nề nếp . Cuối kỳ , kế toán sẽ điều chỉnh giá thành định mức về giá thành thực tế. Theo phương pháp này , đầu tháng kế toán phải căn cứ vào định mức hiện hành để tính giá thành định mức sản phẩm: Giá thành định CPNVL CPNC dự CPSXC mức chung của = định mức + toán + định mức sản phẩm Sau đó, dựa vào số liệu chi phí sản xuất thực tế đã tập hợp và số lượng sản phẩm dở dang , tính số chênh lệch giá thành thực tế và giá thành định mức . Nếu có sự thay đổi dịnh mức , kế toán tính soó chênh lệch do thay đổi định mức. Giá thành Giá thành định chênh lệch do Chênh lệch thực tế của = mức của sản ± thay đổi định ± định mức sản phẩm + Ưu điểm : Doanh nghiệp có thể thực hiện sự kiểm tra thường xuyên , cung cấp thông tin thương xuyên cho các cấp quản trị nắm tình hình , kết quả thực hiện định mức cũng như tình hínhử dụng tài sản trong doanh nghiệp . + nhược điểm : Công việc hoạch toán trong phương pháp này rất nhiều và hoạt động giám sát đòi hỏi rất chặt chẽ , hơn nữa trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán phải vững vàng , đặc biệt là công tác hoạch toán ban đầu phải tiến hành cho nề nếp chặt chẽ. Chương II Thực trang về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phm tại công ty cổ phần dụng cụ số 1. I . Đặc điểm trung của công ty cổ phần dụng cụ số 1 1. Sự hình thành và phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Dụng Cụ số 1 được thành lập ngày 25 tháng 03 năm 1968. Khi đó công ty mang tên là “ Nhà máy Dụng cụ cắt gọt kim loại ” thuộc bộ công nghiệp nặng . Ngày 22 tháng 05 năm 1993, Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng quyết định thành lập lại “ Nhà máy Dụng Cụ số 1 ” theo quyết định số 292 QĐ/TCNSDT. Theo quyết định của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng số 720/QĐ - TC – CBBĐT ngày 17 tháng 07 năm 1995 nhà máy được đổi tên thành “ Công ty Dụng Cụ cắt và đo lường cơ khí ”thuộc tổng công ty máy – Thiết bị công nghiệp do Bộ công nghiệp nặng trực tiếp quản lý . Công ty Cổ phần Dụng Cụ số 1 nguyeen là doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi từ “ Công ty Dụng Cụ cắt và đo lường cơ khí ” tại quyết địng số 194/2003/QĐ-BCN ngày 17 tháng 11 năm 2003của Bộ công nghiệp . Tên công ty: Công ty Cổ phần Dụng Cụ số 1 Tên giao dịch quốc tế là: Tools joint stock company number1 Tên viết tắt : TJC Trụ sở chính : 108 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội 2 . Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ở công ty Cổ phần Dụng Cụ số 1. a. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ chính của công ty là: Sản xuất và kinh doanh các loại dụng cụcắt gọt kim loại ( gồm: Bàn ren, taro,mũi khoan ,dao phai...) và dụng cụ cắt vật liệu phi kim loại, dụng cụ đo , dụng cụ gia công áp lực , phụ tùng và thiết bị công nghiệp. Ngoài ra , công ty còn sản xuất các thiết bị phụ tùng cho nghành dầu khí , nghành giao thông vận tải , xây dựng , chế biến thực phẩm và lâm sản. Dịch vụ cho thuê văn phòng , nhà xưởng Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị , dụng cụ , phụ tùng , thép chế tạo , thép dụng cụ và thép hợp kim. Kinh doanh các loại ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Với số vốn kinh doanh lên tới 22,4tỷ đồng và nhà nước giữa cổ phần chi phối với 51% cổ phần. Trải qua quá trình hoạt động gần 40 năm với nhiều biến động, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế thị trường , hàng loạt các công ty cơ khí bị đình trệ thì hoạt động sản xuất của công ty vẫn duy trì ổn định , sản phẩm của công ty vẫn có tín nhiệm đối với thị trường trong và ngoài nước . Có được thành quả ấy làdo sự cố gắng nỗ lực không ngừng để đổi mới công nghệ , thay thế máy móc thiết bị , nhà xưởng , cơ sở hạ tầng , nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của máy móc thiết bị , cải thiện điều kiện làm việc , nghiên cứu đa dạng hoá sản phảm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường , giảm thiểu chi phí nhằm giảm giá thành một cách hợp lý nhất trong điều kiện giá thành vẫn đảm bảo để có thể cạnh tranh được . Công ty đã sản xuất được nhiều loại dụng cụ cắt gọt có quy trình công nghệ phức tạp , đảm bảo một phần chủ yếu việc cung cấp các loại dụng cụ cắt cho ngành cơ khí cả nước như Trung Quốc , Lào , Ba Lan … Tổng khối lượng sản phẩm của công ty hàng năm đạt khoảng 253 tấn / năm. Điều đặc biệt là trong điều kiện hàng loạt các doanh nghiệp cơ khí bị đình trệ thì hoạt đông sản xuất của công ty vẫn duy trì ổn định trên thị trường , sản phẩm tiêu thụ ngày một nhiều , Nếu năm 2000, hơn 92% sản phẩm của công ty tiêu thụ trong nước ,xuất khẩu chỉ đạt gần 8% thì năm 2005 hơn 30% sản phẩm của công ty phục vụ xuất khẩu . Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng sang cả một số nước có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật Bản ,CH Séc… Đơn vị luôn hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu do nhà nước giao và đảm bảo được 3 chỉ tiêu : Nộp ngân sách , đầu tư tích luỹ, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Biểu 1: Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây Chỉ tiêu Đơn vị tính 2002 2003 2004 2005 2006 Giá tri tổng sản lượng Trđ 10.670 10.981 11.354 11.500 12.000 Doanh thu Trđ 15.665 15.446 18.000 19.580 20.000 Nộp ngân sách Trđ 628 602 680 790 776 Lãi Trđ 200 195 234 300 258 Thu nhập bình quân Nghđ 713 713 710 797 910 Vốn Trđ 7.986 8.000 8.474 8.874 9.000 Trong 6 tháng đầu năm 2006, doanh thu của công ty ước tính đạt được 9,8 tỷ đồng và thu nhập bình quân của công nhân là : 1.000.000đ/người /tháng. b. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 Tổ chức quản lý trong doanh nghiệp sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng , tổ chức công tác quản lý một cách khoa học rất cần thiết vì nó giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường , đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Là môti doanh nghiệp sản xuất cơ khí tương đối lớn , sản xuất đa dạng và phong phú nên công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 có bộ máy quản lý theo mô hình quản lý tập trung. Cụ thể là: + Đứng đầu bộ máy quản lý là Hội đồng quản trị gồm 4 người : Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành , Phó gián đốc kỹ thuật , Phó giám đốc sản xuất và kế toán trưởng . Trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người duy nhất của công ty đứng đầu bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về bộ máy quản lý. + Ban giám đốc gồm 4 người : 1 giám đốc , 2 Phó giám đốc , 1 trợ lý giám đốc . Ban giám đốc thay mặt hội đồng cổ đông lãnh đạo trực tiếp tới từng phân xưởng , theo dõi giám sát tình hình thực hiện của các phòng ban. + Giám đốc điều hành ( kiêm chủ tịch hội đồng quản trị ) là người giữ vai trò lãnh đạo chung. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước bộ công nghiệp và trước nhà nước về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời là người đại diện cho toàn bộ cong nhân viên trong công ty. + Hai phó giám đốc phụ trách lĩnh vực khác nhau đó là: Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các vấn đề kỹ thuật , quản lý trực tiếp một số phòng như phòng kỹ thuật , phòng cơ điện , phòng KCS. Phó giám đốc sản xuất phụ trách sản xuất mà cụ thể là quản lý phòng kế hoạch điều độ và các phân xưởng sản xuất . Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một vài lĩnh vực của công ty theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc , chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ mà giám đốc phân công uỷ quyền. Tại Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 bộ phận quản lý được chia làm 10 phòng ban, các phòng ban chức năng đó được tổ chức theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Khối phòng nghiệp vụ kĩ thuật: Phó giám đốc sản xuất phụ trách Phòng kế hoạch: Gồm 3 người có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi kiểm tra tiến độ sản xuất từ khâu đầu tiên cho đến khi nhập kho và tiêu thụ sản phẩm, thống kê tổng hợp và lập báo cáo đánh giá kết quả sản xuất của công ty, định giá sản phẩm, xác định thời giao sản phẩm tổ chức công việc kịp tiến độ. Phòng kĩ thuật: Gồm 10 người, có nhiệm vụ là căn cứ vào kế hoạch thiết kế sản phẩm mới hoặc hiệu chỉnh sản phẩm cũ, theo dõi kỹ thuật trong quá trìnhthực hiện từ khâu lập công nghệ đến khâu sản xuất. Phòng kĩ thuật được chia làm 2 nhóm: nhóm kỹ thuật có trách nhiệm thiết kế kỹ thuật sản phẩm chi tiết và nhóm công nghệ có nhiệm vụ lập lại quy trình cho tưnf sản phẩm. Phòng KCS: Gồm 10 người, có trách nhiệm kiểm tra đánh giá sản phẩm, kiểm tra chất lượng chủng loạivật tư trước khi nhập kho, kiểm tra quá trình sản xuất( khâu quan trọng), kiểm tra nghiệm thu bao gói sản phẩm. Phòng cơ điện: Gồm 13 người, có chức năng quản lýkỹ thuật tất cả các thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa phần cơ và phàn điện, thiết kế các chi tiết phụ tùng thay thế để giao cho xưởng cơ điện sản xuất và sửa chữa, theo dõi kiểm tra bảo dưỡng máy móc, lập kế hoạch bảo dưỡng định kì cho từng loại máy, sửa chữa đột xuất, bảo hành sản phẩm của nhà máy đối với khách hàng. Văn phòng: Gồm 10 người có nhiệm vụ thưch hiện các công việc có liên quan đến văn thư, văn bản giấy tờ, quản lý con dấu… Phòng tổ chức lao động: Gồm 4 người, thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều phối lao động cho phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của từng phân xưởng và phòng ban. Tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, lập định mức lương, đào tạo và tổ chức nâng bậc, kiểm tra giám sát việc thi hành kỉ luật lao độngtrong toàn công ty. Quản lý nhà trẻ, nhà y tế, nhà ăn, thưch hiện các biện pháp an toàn lao động. Phòng bảo vệ: gồm 6 người, có nhiệm vụ bảo vệ quản lý người ra vào trong công ty, đảm bảo cho sản xuất cũng như tài sản của công ty, cùng với một số bộ phận tham gia công tác kiểm kê tài sản, vật tư của công ty, nhắc nhở cán bộ công nhân viên vi phạm thời gian làm việc, thông báo cho phòng tổ chức các cán bộ công nhân vi phạm. Khối văn phòng: Phó giám đốc kinh doanh phụ trách Phòng kinh doanh vật tư: gồm 11 người, có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc phó giám đốc kinh doanh xây dựng kế hoạch, thực hiện cung ứng vật tư tiêu thụ sản phẩm, phế phẩm, vật tư tồn đọng… Có chức năngbảo quản, quản lý kho vật tư hàng hoávà các phương tiệnvận tải trong phạm vi được giao. Phòng thương mại: Gồm 13 người phụ trách việc khai thác hợp đồng thăm dò thị trường, tìm kiếm bạn hàng, xây dựng thống nhất quản lý giá, marketing giới thiệu sản phẩm công ty. Phòng tài chính- kế toán: gồm 5 người, có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về thực hiện chế đô chính sách tài chính kế toán nhà nước, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các chế độ chỉ tiêucủa công ty, bảo toàn vốn và phát triển vốn thông qua việc gáim sát bằng đồng tiền giúp cho giám đốc nắm bắt được toàn bộ toàn bộ tình hình kinh doanh của công ty, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết toán lương và thanh toán lươngcho cán bộ công nhân viên, tổng hợp sổ sách kế toán, báo cáo thuế. Ngoài ra công ty còn tổ chức một cửa hàng cơ điện có nhiệm vụ sửa chữa máy móc các trang thiết bị của công ty, một trung tâm kinh doanh vật tư có nhiệm vụ bán thép cây các loại, bán và giưói thiệu sản phẩm của công ty, một chi nhánh của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minhcó nhiệm vụ làm đại lý bán và giưói thiệu sản phẩm côgn ty. Lực lượng lao động và bố trí lao động của công ty Tổng số cán bộ công nhân viên là: 249 người Trong đó: Lao động nam: 172 người( tỷ lệ 69%) Lao động nữ: 77 người( tỷ lệ 31%) Lao đông trực tiếp: 141 người( tỷ lệ 57%) Lao động gián tiếp: 108 người( tỷ lệ 43%) Lao độgn kinh doanh dịch vụ: 10 người( tỷ lệ 10%) Phân chia theo trình độ lao động Trình độ đại học: 63 người Trình độ công nhân kỹ thuật: 137 người Trình độ lao động phổ thông: 2 người Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phàn dụng cụ số 1 Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc PGĐ kỹ thuật P. Kỹ thuật P. cơ điện Phòng KCS Văn phòng + TCLĐ + Bảo vệ PGĐ sản xuất P. KD vật tư PX cơ khí 1 PX cơ khì 2 PX cơ khí 3 PX nhiệt luyện Kế toán trưởng P.tài chính kế toán Kế toán chi nhánh KT. trung tâm dịch vụ dịch vụ Kế toán dịch vụ Hạch toán nội bộ P. thương mại + PX bao gói Chi nhánh TT KDV Cửa hàng dịch vụ thương mại 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất Bộ phận sản xuất của Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1đwocj tổ chức thành 4 phân xưởng với các chức năng nhiệm vụ khác nhauvới các chức năg nhiệm vụ khác với quá trình sản xuất do phó giám đốc kĩ thuật phụ trách. Các phân xưởng gồm: Phân xưởng cơ khí 1: 25 người, phân xưởng có nhiệm vụ tiếp nhận các sản phẩm của phân xưởng của phân xưởng cỏ khí số 3 để chuyên sản xuất các loại bàn ren , taro, mũi khoan xoáy… Phân xưởng cơ khí 2 : Gồm 35 người , có nhiệm vụ tiếp nhận nửa thành phẩm của phân xưởng cơ khí số 3 để chuyên sản xuất các loại sản phẩm : Lưỡi cưa, dao phay, dao tiện , đĩa trụ , lăn , dao cắt định hình… Phân xưởng 3: Gồm 35 người , có nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị gia công dụng cụ thay thế các dụng cụ máy . Sản phẩm chủ yếu là dao tiện , dao cắt , phụ tùng phục vụ công ty , một số chi tiết máy làm kẹo . Phân xưởng nhiệt luyện : Gồm 12 người ,có nhiệm vụ sử dụng đúng các loại hoá chất để nhiệt luyện các sản phẩm của các phaan xưởng khác nhằm nâng cao độ cứng , làm sạch , nhhuộm đen, đồng thời sơn các sản phẩm làm thay đổi cơ lý tính của sản phẩm. 4 Đặc điểm quy trình công nghệ và sản của công ty. Công ty tiến hành sản xuất các loại sản phẩm với chủng loại đa dạng và phong phú.Hiện nay công ty đang sản xuất khoảng 850 loại sản phẩm với quy trình công nghệ phức tạp , nhưng nhìn chung sản phẩm của công ty gồm 5 nhóm sau: Các loại dụng cụ cắt gọt như: bàn ren , taro, mũi khoan , dao phay , dao tiện, lưỡi cưa… với sản lượng khoảng 22 tấn mỗi năm. Các loại dụng cụ phi kim loại như: dụng cụ để cắt thuốc lá , cắt các tấm lợp kim loại …với sản lượng khoảng 55 tấn mỗi năm. Các phụ tùng chi tiết của máy móc thiết bị … khoảng 45 tấn mỗi năm. Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho các nghành khác như máy móc của ngành dầu khí , dây truyền sản xuất kẹo… Các dụng cụ đo áp lực , gia công áp lực… Do sản phẩm của công ty là sản phẩm có tính chất đặc thù cao, nên phần lớn các sản phẩm là đơn chiếc . Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm trên là thép , sắt ,phi kim , inox, hợp kim… Bên cạnh đó công ty còn sử dụng thêm một số nguyên vật liệu khác như hoá chất thuốc nhuộm và các vật liệu phụ phi kim loại … Nhìn chung hầu hết các sản phẩm của công ty đều được chia làm 4 giai đoạn sản xuất như sau: Tạo phôi Cắt gọt Cải tạo chất lượng bên trong của nguyên vật liệu bằng các cách khác nhau như luyện kim , mạ… Gia công hoàn thiện về kích thước hình dáng đảm bảo yêu cầu của thiết kế. Tóm lại ,sản phẩm của công ty được tao ra sau khi đã trải qua các giai đoạn gia công: gia công tạo phôi , gia công tán tính , gia công nhiệt , gia công tinh ,gia công bảo vệ bề mặt. Sản phẩm mà công ty sản xuất ra đơn chiếc , phức tạp nên quy trình công nghệ chế tạo cũng phải chính xác đến từng chi tiết . Vì vậy mỗi sản phẩm được chế tạo theo một quy trình công nghệ riêng. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất mũi khoan: Thép được cắt đoạn trên máy tiện tự động. Sau đó được cán thẳng phôi , phay rãnh và lưng trên máy phay chuyên dùng tự động . Tiếp đến , chi tiết được lăn số nhiệt luyện , sau khi nhuộm xong chi tiết được mài trỏntên máy mài không tâm, trên máy mài tròn vạn năng . Tiếp dến chi tiết được mài sắcđầu trên máy mài chuyên dùng hoặc máy mài hai đá. Cuối cùng chi tiết được đem đi chống rỉ rồi nhập kho. Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất mũi khoan Máy tiện tự động Máy cán Máy phay Lăn số Nhiệt luyện Tẩy rửa, nhuộm đen Máy mài tròn Máy mài sắc Chống rỉ Nhập kho 5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách tại Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung, mỗi phân xưởng đều bố trí nhân viên kế toán thống kê làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra, sắp xếp chứng từ, chuyển các chứng từ báo cáo cùng các giấy tờ có liên quanvề phòng tài chính kế toán để tiến hành ghi sổ kế toán. Nhân viên thống kê phân xưởng được xưởng được giao nhiệm vụ theo dõi từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chuyển thành phẩm vào kho thành phẩm. Hàng tháng tập hợp bảng chấm công của các tổ đồng thời căn cứ vào giấy báo cáo ca, giấy báo cáo sản phẩm trên cơ sở đó để tính lương, lập bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp chuyển về phòng kế toán. Sau khi nhận được chứng từ ban đầu nhân viên kế toán thực hiện các công việc từ kiểm tra, phân loại chứng từ, lập bảng kê, bảng phân bổ, ghi nhật ký chứng từ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, đồng thời dựa trên báo cáo đã lập để tiến hành phân tích hành phân tích hoạt động kinh tế của công ty, giúp giám đốc và ban lãnh đạo có định hướng trong việc sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Ngoài ra phòng tài chính kế toán còn toán còn có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện kế toán, giám sát tình hình sử dụng vốn của cơ sở đó tham mưu cho giám đốc và ban lãnh đạo có hướng trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tiềp theo. Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ kiêm thanh toán Kế toán tổng hợp kiêm TSCĐ Kế toán NVL, CCDC Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sp kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương Nhân viên kinh tế phân xưởng phân xưởng Hiện tại phòng tài chính - kế toán có 6 người, hoạt động dưới sự điều hành của kế toán trưởng. Trong phòng kế toán mỗi nhân viên kế toán có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, mỗi người thường đảm nhiệm một hay một vài phần khác nhau. Tuy nhiên sự phân công phân nhiệm này không phải là sự tách biệt độc lập nhau mà có sự liên hệ chặt chẽ để đảm bảo tính đầy đủ chặt chẽ của các thông tin kế toán. * Nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công việc do các kế toán viên thực hiện . Kế toán trưởng đồng thời là người giúp giám đốc thực hiện hạch toán giá thành và xác định kết quả kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế trong công ty. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc , đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của kế toán trưởng cấp trên và cơ quan tài chính thống kê cùng cấp. - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp về số lượng , hiện trạng , tình hình tăng giảm của tài sản cố định . Tnhs toán và phân bổ khấu hao hàng tháng vào chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ kế toán . Tham gia lập dự trù chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định . Ngoài ra còn tham gia ghi chép tổng hợp mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở các số chi tiết và các báo cáo kế toán. Tổ chức hướng dẫn các bộ phận lập các chứng từ , báo cáo kế toán và sổ kế toán theo đúng nguyên tắc hiện hành . Hàng tháng lập bảng can đối phát sinh , ghi sổ cái , lập các chỉ tiêu doanh thu hiệât suất sử dụng tài sản tình hình thu nộp ngân sách , lập báo cáo kế toán…. Kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ : Tổ chức ghi chép số liệu về tình hình thu mua , vận chuyển , nhạp ,xuất , tồn kho nguyên vật liệu. Tính toán số lượng vật liệu thực tế xuất dùng trong tháng theo đúng nguyên tắc chế độ kế toán , Phân bổ đúng đối tượng chi phí đối tượng tính giá thành . Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp , sử dụng nguyên vật liệu , giám sát tình hình nhập , xuất về số lượng và giá cả nguyên vật liệu. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty để tính giá thành . Xác định đối tượng tính giá thành một cách hợp lý và khoa học , đồng thời vận dụng các phương pháp phân bổ các chi phí hợp lý đối với từng quy trình công nghệ sản xuất . Hàng tháng tiến hành phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giá thành theo yếu tố để phát hiện các khả năng tiềm tàng trong giá thành, hạ giá thành sản phẩm. Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của từng loại sản phẩm , quá trình tiêu thụ cũngnhư theo dõi các khoản công nợ , các khoản phải thu của khách hàng. Hướng dẫn bộ phận , đợn vị , cá nhân có nhu cầu thanh toán làm đúng thủ tục thanh toán và chấp hành thanh toán theo quy chế. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kiêm kế toán tiền mặt, tiền gửi: Thực hiện tính lương lương cho cán bộ các phòng ban, các phân xưởng và phân bổ cho hợp lý chính xác về chi phí tiền lương, Tính và trích các khoản theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo đúng tỷ lệ quy định và đúng đối tượng chụi phí, kiểm tra giám sát việc quyết toán lương. Tiến hành thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty hàng tháng. Tiến hành lập báo cáo tiền mặt và các nhật ký chuyên dùng… Thủ quỹ: Căn cứ vào hoá đơn của kế toán thanh toán thực hiện việc kiểm tra các hoá đơn, chứng từ về tính thích hợp, hợp pháp trước khi tiễn hành các nghiệp vụ thu chi. Tổng hợp thu chi quỹ tiền mặt vào cuối ngày để xác đinh tổng số thu chi và số tồn quỹ. Đối chiếu số liệu đó với kế toán thanh toán. Hàng tháng lập báo cáo thu chi theo đúng chế độ với ngân hàng thực hiện nguyên tắc bảo mật và quản lý quỹ tiền mặt… Để nắm được tình hình kinh doanh tại các phân xưởng sản xuất, Công ty cổ phần Dụng Cụ Số 1 còn tổ chức một hệ thống các nhân viên kinh tế phân xưởng. Các nhân viên kinh tế thuộc quyền quản lý của phân xưởng, có nhiệm vụ thực hiện các ghi chép và đối chiếu số liệu với nhân viên phòng kế toán. Hàng tháng, hàng quý các nhân viên kế toán phải đối chiếu với nhau và đối chiếu với các nhân viên kinh tế phân xưởng để vào bảng tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tại công ty. ngoài nhân viên kinh tế tại phân xưởng còn có nhiệm vụ quản lý nhân viên lao động của phân xưởng. Nhân viên kinh tế phân xưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ kế toán trưởng, có nhiệm vụ thông tin kịp thời cho kế toán trưởng về những tình huống đột xuất ở phân xưởng để có biện pháp xử lý kịp thời nhất. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại Công ty cổ phần Dụng Cụ Số 1. Công ty Cổ phần Dụng Cụ Số 1 là công ty cơ khí giàu truyền thống, có quy mô sản xuất tương đối lớn trong ngành cơ khí nước ta. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú. Với mục tiêu quản lý xản xuất đạt hiệu quả cao nhất, công ty đã lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm của công ty đó là hạch toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc tổng hợp chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Công tu tiến hành ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi sổ số dư và áp dung phương pháp giá hạch toán để tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Số 1 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Giá trị dở dang của công ty được tính theo sản lượng ước tính tương đương. Phương pháp hệ số được công ty áp dụng để tính giá thành sản phẩm. Công ty đang sử dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng phù hợp đó là phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này, Công ty sẽ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào dựa trên hoá đơn giá trị gia tăng. Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra = Giá tri Thuế của hàng * % Thuế suất hoá dịch vụ bán ra Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuê GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoặc chứng từ nộp thuế GTGT. Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 của năm dương lịch. Do đặc điểm sản xuất của công ty là chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng nên kỳ tính giá thành của công ty không phù hợp với kỳ báo cáo. khi đơn đặt hàng hoàn thành mới tiến hành tính giá thành cho sản phẩm. Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Sử dung đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán là VNĐ, quy đổi ngoại tệ theo giá liên ngân hàng công bố. Là một công ty cơ khí với khối lượng sản phẩm sản xuất ra là nhiều , nguyên vật liệu phong phú , quy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28946.doc
Tài liệu liên quan