Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần chè Kim Anh

Mục lục Lời mở đầu 4 Kết luân 96 Lời mở đầu ở nước ta, sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển hơn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp muốn đứng vững phải nỗ lực hơn trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Không còn sự bao cấp của nhà nước các doanh nghiệp phải tự lực sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, do đó mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận. Muốn vậy, quản lý hiệu quả chi phí và hạ giá thành là vấn đề quan t

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần chè Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng, nó góp phần tạo ra sự phát triển của doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp quản lý và của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp nhưng trong đó công tác hạch toán kế toán là một công cụ hiệu quả hơn cả. Công ty cổ phần chè Kim Anh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè hương tiêu dùng trong nước và chè xuất khẩu trên cơ sở nguồn vốn tự có do các cổ đông đóng góp và một phần vốn của Nhà nước. Với dây truyền sản xuất có quy mô lớn và hiện đại, sản phẩm của công ty được sản xuất với khối lượng lớn, phong phú về chủng loại có chất lượng cao được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và bạn bè thế giới tín nhiệm.Tuy nhiên sự cạnh trang nghiệt ngã của thị trường luôn đặt ra cho ban lãnh đạo công ty vấn đề bức xúc là làm sao tiết kiệm hơn nữa chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tối đa hoá lợi nhuận nhằm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty, nhờ sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty và các cán bộ nhân viên phòng Tài chính kế toán, cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo: PGS,TS Nguyễn Thi Đông em đã hoàn thành đề tài: “ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh”. Qua đề tài này, em mong sẽ được đi sâu nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong 1 đơn vị, nhằm củng cố hơn cho kiến thức đã học tại Nhà trường và muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác này tại công ty cổ phần chè Kim Anh. Do thời gian thực tập không nhiều và phạm vi đề tài không cho phép, vậy trong phần cơ sở lý luận, em chỉ đi vào xem xét vấn đề theo phương pháp kê khai thường xuyên, đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay và qua vài nét khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đi sâu vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 12 năm 2002 của công ty cổ phần chè Kim Anh trong phần thực tế. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài thực tập tốt nghiệp được trình bày theo những nội dung chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất . Chương II: Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh. Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh. Vì thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết về mặt nội dung và hình thức, em rất mong nhận đực sự giúp đỡ của thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn ! Chương I: Cơ sở lý luận về hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I. Vai trò hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường: 1.1. Kinh tế thị trường với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường (KTTT), mọi chủ thể kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật lưu thông tiền tệ. Các quy luật này ảnh hưởng đến mọi hoạt động của từng doanh nghiệp tạo ra các đặc trưng của nền KTTT: Trong nền KTTT, mỗi chủ thể đều có khả năng tự do lựa chọn, tự do đưa ra mọi quyết định của mình để thoả mãn lợi ích của mình một cách cao nhất. Lợi ích kinh tế của người tiêu dùng là lợi ích sử dụng, lợi ích kinh tế của nhà doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu của mình, nhà doanh nghiệp luôn thoả mãn những nhu cầu cao nhất của người tiêu dùng. Nên doanh nghiệp phải đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ khách hàng cần chứ không phải đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mình có. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền KTTT. Nừu không có cạnh tranh thì không có hoạt động đích thực của thị trường. Thông qua cạnh tranh, mối quan hệ lợi ích của người tiêu dùng với các nhà doanh nghiệp được thực hiện. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận phải có những chủ trương và biện pháp kinh doanh đúng đắn có hiệu quả. Tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế là đặc trưng đánh dấu bước phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá. Chỉ khi nào các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất được tiền tệ hoá, các quan hệ trao đổi thông qua tiền tệ thì nền kinh tế mới được coi là nền KTTT. Khi vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường tức là chúng ta đã chầp nhận chi phối của các quy luật kinh tế. Các quy luật kinh tế vốn có của nền KTTT chi phối trực tiếp đến các đầu vào sản xuất, sự tác động này có khác nhau nhưng chúng đều thống nhất ở một điểm là toàn bộ các đầu vào cần phải bù đắp bằng chính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp trong điều kiện có sự hoạt đông của các quy luật này chính là ở khả năng tự bù đắp các đầu vào của doanh nghiệp thông qua thị trường. Với tư cách là một chủ thể kinh doanh thì mọi khoản chi phí dù phát sinh ở đâu, vào thời điểm nào thuộc bộ phận nào trong cơ cấu giá trị sản phẩm cũng là những khoản chi cần được bù đắp để đảm bảo khả năng tái sản xuất. Cần thấy rằng không có đơn vị nào trong chi tiêu mà không tính đến hiệu quả, không tính đế khả năng bù đắp. Xuất phát từ yêu cầu bù đắp để thực hiện quá trình tái sản xuất, bản thân doanh nghiệp phải có trách nhiệm tính đủ, tính đúng các khoản chi mà mình đã bỏ ra vào cơ cấu giá thành sản phẩm. Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung các doanh nghiệp nhà nước được bao cấp đầu vào và bao tiêu toàn bộ sản phẩm mà họ làm ra, mọi chi phí trong quá trình sản xuất đều được nhà nước cấp vì vậy chỉ tiêu chi phí và giá thành sanr phẩm không phản ánh đúng bản chất của chúng do đó không tạo được động lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, tìm tòi sáng tạo các phương pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì mọi doanh nghiệp phải chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán độc lập không còn bao cấp nữa. Nền KTTT buộc các doanh nghiệp phải tìm cách chiếm lĩnh thị trường của nhau và niềm tin của khách hàng cho nên việc kiểm soát và nắm bắt chính xác, kịp thới các chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm được coi là tiền đề quan trọng để đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả. 1.2. Vai trò của hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp hạch toán kế toán là một công cụ luôn được các nhà quản lý đặt lên hàng đầu. Vì hạch toán kế toán là theo dõi toàn bộ quá trình hạch toán kinh doanh về mặt giá trị dựa trên nguyên tắc và trình tự được quy định thống nhất. Về mặt quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, hạch toán kế toán ghi lại một cách chính xác kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, cho từng khâu và từng đối tượng tập hợp. Từ chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp, hạch toán kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, hạch toán kế toán còn cung cấp cho nhà quản lý những thông tin chi tiết, tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tại một thời điểm bất kỳ để nhà quản lý đưa ra những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất từ đó dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Khi công tác hạch toán chi phí được thực hiện tốt, đồng bộ và tuân thủ đúng nguyên tắc kế hoạch quy định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cjo việc quản lý chi phí sản xuất một cách tốt nhất, đơn giản nhất. Khi chi phí được hạch toán chính xác thì việc tính toán, xác định giá thành sản phẩm cũng chính xác do đó cung cấp những thông tin phản ánh trung thực tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho nhà quản lý. Thông tin về giá thành cực kỳ quan trọng để các nhà quản trị lựa chọn kết cấu mặt hàng tối ưu, đánh giá kết quả hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp, phát hiện những rủi ro tiềm tàng để khong ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Để thực hiện tốt công tác trên, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng quy trình công việc, phân bổ cho từng sản phẩm, từng chi tiết của đơn vị mình. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp phân bổ phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Xác định đúng đối tượng tính giá thành, phương pháp tính giá thành, kỳ tính giá thành và phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang thích hợp, thực hiện tốt công tác tính giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm cở sở đánh giá công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp có sát với thực tế hay không để có những điều chỉnh thích hợp phục vụ tốt cho việc quản trị doanh nghiệp. II. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. 2.1.1. Khái niệm: Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngoài hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất còn tiến hành các hoạt động khác như thực hiện một số loại lao vụ, dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính... Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm...). Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất chính là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất của nó. Trong một doanh nghiệp sản xuất, ngoài hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất còn có những hoạt động kinh doanh khác, các hoạt động không có tính sảnh xuất như bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp... Chi phí của tất cả quá tình sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất kinh doanh còn chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất. Vây chi phí sản xuất là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh. Muốn hiểu bản chất của chi phí sản xuất cần phân biệt chi phí và chỉ tiêu: Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tái sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được sử dụng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: chi tiêu cho quá trình cung ứng (mua sắm vật tư hàng hoá) chi tiêu cho qúa trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, công tác quản lý, quá trình tiêu thụ...). Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều loại chi phí, do đó để quản lý chặt chẽ chi phí và giá thành sản phẩm cũng nư để tổ chức tốt công tác kế toán, cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và tình giá thành sản phẩm nhằm huy động mọi khả năng làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu và mục đích khác nhau của quản lý và công tác hạch toán có các cách phânloại chi phí sau: Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành sản phẩm: Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành sản phẩm có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Hiện nay ở nước ta giá thành sản phẩm được quy định có ba khoản mục chi phí cơ bản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp... cho công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp ). Chi phí sản xuất chung thường bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp... cho nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu: chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng sửa chữ, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng. Chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụũúât dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng. Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình, tái sản đi thuê tài chính sử dụng trong sản xuất sản phẩm. Chi phí dịch vụ mua ngaòi bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ co hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, nước điện, điện thoại... Chi phí bằng tiền khác gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng. Ngoài ba khoản mục chi phí đó nếu xét theo tiêu thức giá thành đầy đủ thì còn hai khoản mục chi phí cấu thành nữa là: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia làm 7 yếu tố: Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế... Sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: Bao gồm toàn bộ giá trị nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Bao gồm tổng số tiền lương và các khoản phục cấp mang tính chất lương phảI trả cho công nhân viên chức. Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Bao gồm số trích cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phảI trả cho công nhân viên chức. Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phảI trích trong tổng số TSCĐ sử dụng cho sản xuất. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất trong kỳ. Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố tiêu dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để lập báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí kinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho nhu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán kinh doanh cho kỳ sau. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong đIều kiện nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy căn cứ vào mục đích, công dụng, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các chi phí liên quan đến các hoạt động quản lý và phục vụ trong sản xuất, trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất. Chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí gián tiếp (hay chi phí sản xuất chung) là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ ở các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất. Chi phí hoạt động khác là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và một số chi phí khác. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích công dụng của các chi phí có xác định số chi phí đã chi ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng lĩnh vực hoạt động. Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm sẽ bị nhưng chi phí cấu thành trong giá thành theo các khoản mục giá thành quy định: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, việc phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí còn cho phép xác định được những chi phí tính trong giá hành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, mà còn tính cho số sản phẩm, lao vụ đã tiêu thụ, đã bán cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường. Ngoài ra còn nhiều cách phân loại chi phí như: Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm hoàn thành Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu phí Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa khoản chi và chi phí Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ chia thành: chi phí cơ bản, chi phí chung và thiệt hại trong sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với giá thành chia thành: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Căn cứ vào phương pháp hạch toán tập hợp chi phí chia thành: chi phí hạch toán trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp. Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết và chủ động mọi kế hoạch, mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 2.2.1. Khái niệm: Quá trình sản xuất là quá trình gồm hai mặt thống nhất. Một măt doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác doanh nghiệp thu được những sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Chi phí sản xuất phản ánha mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả nhữ khoản chi phí phát sinh trong kỳ hoặc kỳ khác chuyển sang và các khoản phí trích trước có liên quan tới việc sản xuất tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo lên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm doanh nghiệp hoàn thành trong kỳ. giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các tài sản, vật tư, lao động, vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với mức chi phí tiết kiệm nhất và giá thành hợp lý nhất. Giá thành sản phẩm chính là thước đo xác định hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất cũng như sức mạnh trong cạnh tranh. 2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Có 2 cách phân loại giá thành chủ yếu sau: Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh: (2 loại ) + Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi sản xuất, nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Giá thành sản xuất sản phẩm là căn cứ để tính vốn hàng bán, lãi gộp của các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Giá thành toàn bộ: là giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hành và chi phí quản lí doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó.Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính và xác định khi sản phẩm đó được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để xác định lãi trước thuế thu nhập về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính toán: Căn cứ vào thời điểm và nguồn số liệu để tính toán thì giá thành bao gồm: + Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. + Giá thành định mức: Giá thành đinh mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho đánh giá đúng đắn các giảI pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế – tổ chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để hiểu sâu về chi phí và giá thành sản phẩm, chúng ta đi sâu nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa chúng. Từ đó có thể tìm ra mối liên hệ giữa chúng, tạo điều kiện để tổ chức công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được đầy đủ và chính xác. Nội dung cơ bản của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành. Trong chu kỳ ngắn, chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ bằng nhau hoặc không có sản phẩm dở dang thì chi phí sản xuất đúng bằng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, trong một chu kỳ dài, sẽ có sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm về mặt lượng tiền và phương pháp xác định. Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ phát sinh chi phí. Còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ có liên quan đến những sản phẩm hoàn thành sản phẩm dở dang và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm lại không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng mà liên quan đến sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Vì chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này và chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau thường không như nhau nên chi phí sản xuất giá thành sản phẩm trong kỳ không trùng nhau. III. Hạch toán kế toán chi phí sản xuất. 3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất mới tổ chức tốt, khoa học và hợp lý công tác kế toán chi phí sản xuất. Đồng thời, nó có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất, việc thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh doanh đối với toàn doanh nghiệp, phát huy được vai trò, chức năng của kế toán. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ ra chi phí là tạo ra được sản phẩm, lao vụ. Những sản phẩm lao vụ của doanh nghiệp được thực hiện, chế tạo ở các phân xưởng, bộ phận khác nhau, theo quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí theo phạm vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy, xác định đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản xuất thực chất là việc xác định những pham vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cần phải dựa trên những căn cứ cơ bản sau: - Đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp. - Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí. - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất có thể là: - Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. - Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ. - Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình. - Từng nhóm sản phẩm. - Từng bộ phận chi tiết sản phẩm. 3.2. Tài khoản sử dụng: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ chuyển sang TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. TK này có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính tía thành theo từng đối tượng cần tính giá thành. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Dùng TK này để tập hượ và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất). TK này có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành theo từng đối tượng cần tính giá thành. TK 627: Chi phí sản xuất chung; được chi tiết thành 6 tài khoản cấp hai: 6271 – Chi phí nhân công phân xưởng. 6272 – Chi phí NVL phân xưởng. 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ. 6274 – Chi phí KHTSCĐ. 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài. 6278 – Chi phí bằng tiền khác. 3.3.Trình tự hạch toán: 3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVLTT bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Nguyên vật liệu nếu xuất dùng có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp nguyên vật liệu nếu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể hạch toán cho từng đối tượng được thì chi phí phảI phân bổ cho đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý. Chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoàI có thể chọn tiêu thức phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tỷ lệ (hệ số) phân bổ Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng Trong đó: Tỷ lệ (hệ số) phân số = Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng TK 152,153, 331... TK 621 TK 154 TK 411, 154, 331 Vật liệu xuất trực tiếp Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Nhận cấp phát, liên doanh thuê gia công TK 111, 112, 331... Mua NVL trực tiếp không qua kho TK 152 NVL xuất dùng không hết Sơ đồ số 1-1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nếu chi phí NVL trực tiếp ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi tiết thì phải áp dụng phân bổ thích hợp. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp phân bổ sau: + Phân bổ chi phí NVL trực tiếp theo định mức. + Phân bổ chi phí NVL trực tiếp theo chi phí nguyên vật liệu chính. + Phân bổ chi phí NVL trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành. + Phân bổ chi phí NVL trực tiếp theo số giờ máy chạy. 3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sở hữu sủa dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ nhất định vơí tiền lương, phát sinh của công nhân sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Nếu chi phí nhân công trực itếp có liên quan đến nhiều đối tượng tính mà không hạch toán trực tiéep được (tiền lương phụ, lương trả theo thời gian,...) thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho các đối tương chi phí có liên quan. TK 334 TK 622 TK 154 TK338(3382,3383,3384) Lương, phụ cấp Phải trả CNTT sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Các khoản trích theo tỉ lệ quy định Sơ đồ 1-2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng và các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp ngoàI chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung phảI được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí,._. một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất, phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng bộ phận sản xuất. Cần lưu ý rằng chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán, chúng ta ngay từ đầu đã không thể hạch toán cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Vì vậy, chúng ta cần phảI tiến hành phân bổ theo một trong số các cách: + Phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí NVL chính. + Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương của CN sản xuất. + Phân bổ chi phí sản xuất chung theo giờ công của CN sản xuất. + Phân bổ chi phí sản xuất chung theo số giờ máy chạy. + Phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí trực tiếp. TK 334, 338 TK 627 TK 154 TK 152, 153 Lương, phụ cấp phải trả nhân viên phân xưởng Kết chuyển, phân bổ CP SXC NVL, CCDC xuất dùng TK 111, 112 Các khoản ghi giảm CP SXC TK 111, 112 Chi phí khác mua ngoài Sơ đồ 1-3: Hạch toán chi phí sản xuất chung 3.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất . Để tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này kế toán sử dụng tài khoản TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang . Gửi bán TK 621 TK 154 TK 152, 111 TK 622 Kết chuyển CP NVLTT Các khoản ghi giảm Chi phí Kết chuyển CP NCTT TK 627 Kết chuyển CP SXC Tiêu thụ TK 155 Nhập kho TK 155 TK 155 Sơ đồ 1-4: Tổng hợp chi phí sản xuất IV. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. 4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá cho thích hợp. Về mặt tổ chức nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá. Về mặt quy trình công nghệ sản xuất cũng có ảnh hưởng đến xác định đối tượng tính giá. Nếu qui trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Nếu qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm do lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm. Đối tượng tính giá có nội dung kinh tế khác với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tổ chức tập hợp phân bổ chi phí sản xuất hợp lý, giúp cho doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra tiết kiệm chi phí, thực hiện hạch toán kinh doanh tốt. Xác định tốt đối tượng tính giá thành là căn cứ để tính giá thành từ đó đánh giá bán sản phẩm, tổ chức công tác tính giá sản phẩm, lựa chon phương pháp tính giá thích hợp, tổ chức công việc tính giá hợp lý phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toàn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá cho từng đối tượng tính giá thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời trung thực phát huy được vai trò kiểm tra tình thực hiện kế hoạch giá sản phẩm của kế toán. Từng đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho phù hợp.Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Ngày cuối tháng, sau khi hoàn thành công việc ghi sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu chính xác, bộ phận kế toán tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng đối tượng tập hợp chi phí vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng loại sản phẩm. Trường hợp kỳ tính giá thành phù hợp vời kỳ báo cáo, có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ tính toán ghi chép số thành phẩm nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.Trường hợp sản xuất đơn chiếc, hoặc theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, sản phẩm hoặc loại sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hay loại sản phẩm đó, thì chu kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành. Hàng tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, sau đó căn cứ các chứng từ chứng minh sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành kế toán tính giá thành cho từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm hoặc từng loại sản phẩm. Tóm lại, mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho phù hợp. 4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn năm trong quá trình sản xuất cần kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang mới có thể tính giá thành sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm tính chất sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ gồm giá trị vật liệu chính: Giá trị VLC nằm trong sản phẩm dở dang Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dở dang cuối kỳ x Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng = Cách xác định này đơn giản dễ thực hiện và thích hợp với từng doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Dựa theo mức độ hoàn thành của số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Công việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong phương pháp này được tiến hành: - Trên cơ sản lượng dở dang cuối kỳ thực tế cho những loại chi phí bỏ một lần trong sản xuất, không phụ thuộc mức độ dở dang của sản phẩm. Công thức tính: CPSX bỏ một lần tính cho DDCK (A) = (Đầu kỳ+Phát sinh ) Sản lượng Sp sản xuất x Số lượng SP dở dang cuối kỳ -Trên cơ sở sản phẩm dở dang thực tế quy đổi tương đương với mức độ hoàn thành cho những chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất ( gọi là chi phí chế biến). Công thức tính: CPSX bỏ dần tính cho DDCK (B) = Tổng chi phí sản xuất sản phẩm Số lượng SP hoàn thành + SP DDCK quy đổi x SP DDCK quy đổi Và: Giá trị SP DDCK (C) = CPSX bỏ một lần tính cho DDCK (A) + CPSX bỏ dần tính cho DDCK (B) Cách xác định giá trị sản phẩm dở dang này tuy có phức tạp song cũng chính xác hơn giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc cách đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm. - Xác định sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Cách tính này coi sản phẩm hoàn thành 50% so với thành phẩm và dùng cách tính theo sản lượng tương đương. Giá trị SP dở dang = Giá trị VLC trong SP dở dang + 50% chi phí chế biến Cách xác định giá trị sản phẩm dở dang này có một hạn chế là coi tất cả các sản phẩm dở dang đều hoàn thành 50%, như vậy khối lượng tính toán ít đơn giản nhưng sẽ khó có thể đưa ra được giá trị sản phẩm dở dang một cách tương đối chính xác. -Xác định sản phẩm dở dang theo chí phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc theo chí phí trực tiếp. Phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp mà không tính đến chi phí khác. -Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí định mức, kế hoạch. Căn cứ vào định mức hiện tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm đẻ xác định giá trị sản phẩm dở dang. Ngoài ra người ta còn sử dụng một số phương pháp khác để xác định sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang... 4.3. Các phương pháp tình giá thành sản phẩm. Do sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá nên có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá sản phẩm. Phương pháp trực tiếp (giản đơn): Điều kiện áp dụng phương pháp này là doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục (như tính giá sản phẩm điện, bánh kẹo, than...). - Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định thì phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp, đồng thời phải hạch toán sản phẩm hỏng. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tổng hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức: Giá thành đơn vị: Trong đó: : Giá thành đơn vị từng đơn vị tính giá thành. C: Tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp trong kỳ. Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành. DĐK và DCK: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định không cần tính toán tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá giá thành sản phẩm hoàn thành: . Phương pháp hệ số: Điều kiện áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số là những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên liệu, nhưng thù hồi được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau và chí phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Như trong công nghiệp hoá chất công nghiệp hoá dầu.. trong trường hợp này đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ của quá trình sản xuất đó. -Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó trên cơ sở chi phí liên quan đến các loại sản phẩm đã tập hợp tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm: Tổng giá thành các loại SP = Giá trị SP DDĐK + Tổng chi phí PS trong kỳ - Giá trị SP dở dang cuối kỳ - Qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc trên cơ sở hệ số qui đổi: Trong đó: Qo- Tổng số sản phẩm gốc đã qui đổi. Qi:Số lượng sản phẩm i. Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm i Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc qui đổi (Qn) ZĐV sản phẩm từng loại = ZĐV SP gốc x Hệ số quy đổi SP từng loại x 4.4. áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp . 4.4.1.Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng . Đối tượng tình giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng . Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số loại sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp phương pháp hệ số, hoặc phương pháp liên hợp . Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng . Đối với chi phí trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp trực tiếp và thẻ tính giá thành của đơn đặt hàng đó, còn chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì được tập hợp chung, cuối mỗi kỳ hạch tón, kế toán sử dụng một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đơn đặt hàng tương ứng . Việc tính giá thành ở loại hình doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không khớp với kỳ báo cáo . Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổn chi phí đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành . Đối với những đơn đặt hàng mà cuối kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí trên thẻ tính giá thành ương ứng đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. 4.4.2. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục . Đối với laọi hình doanh nghiệp có quy trình cộng nghệ phức tạp gồm nhiều bước kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, thành phẩp ở bước cuối phải trải qua nhiều bước chế biến tuần tự, bán thành phẩm ở bước trước là đối tượng chế biến ở bước tiếp theo và mỗi bước lại cho ra bán thành phẩm mới, thì chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng bước chế biến . Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu của công tác quản lý mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp này có thể có hoặc không có bán thành phẩm . Tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành bán thàng phẩm . Phương án này áp dụng thích hợp trong trường hợp đối tượngtính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm . Giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước là chi phí để tính giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn sau và lần lượt kết chuyển kế tiếp cho đến thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng . Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phưng án này như sau: Giá thành BTP ở giai đoạn 1 = Chi phí NVL chính + Chi phí chế biến ở giai đoạn 1 +(-) Chênh lệch SPDD ĐK,CK, giai đoạn1 Giá thành sản phẩm ở giai đoạn n = Giá thành BTP ở giai đoạn n-1 chuyển sang + Chi phí chế biến ở giai đoạn n +(-) Chênh lệch SPDD ĐK,CK, giai đoạn n Tính giá thành phân bước theo phương án không tính giá thành bán thàng phẩm. Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoànthành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuoií cùng và việc kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn tính vào giá thành sản phẩm của từng thành phẩm được thực hiện như sau: Chi phí NVL chính phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chi phí bước 1 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chi phí bước n phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn n V. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chúng ta biết rằng, người kế toán muốn thực hiện tốt chức năng thông tin kiểm tra của mình thì phải tổ chức hợp lý công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung tổ chức bao gồm tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 5.1. Hệ thống chứng từ hạch toán chi phí sản xuất: Căn cứ loại yếu tố sản xuất chi phí chúng ta có các chứng từ kèm song đối với mỗi doanh nghiệp từ việc sử dụng các chứng từ này mang tính linh hoạt sao cho phù hợp với qui định chung và đặc điểm của Doanh nghiệp: Chi phí lao động:Bảng thanh toán tiến lương, thưởng, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ tiến lương và BHXH.... Chi phí vật tư: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL, CCDC, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm. hàng hoá, hóa đơn GTGT, hoá đơn bán hàng.... Chi phí sử dụng TSCĐ:Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ..... 5.2. Hệ thống sổ chi tiết, tổng hợp trong các hình thức sổ. 5.2.1. Hệ thống sổ chi tiết: Xây dựng hệ thống sổ chi tiết cho các loại chi phí sản xuất và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm bao gồm các sổ chi tiết cho các tài khoản: TK621, TK622, TK627, TK154, TK 631. Các sổ này được chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm( theo phân xưởng, dây chuyền công nghệ, sản phẩm...). Ngoài ra đơn vị có thể mở các sổ chi tiết khác cho phù hợp với yêu cấu quản lý và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất của đơn vị mình. 5.2.2. Hệ thống sổ tổng hợp: Căn cứ vào hình thức tổ chức sổ tại đơn vị mình doanh nghiệp tổ chức và ghi chép trên hệ thống sổ tổng hợp( cùng với hệ thống sổ chi tiết) hình thành nên mối liên hệ ghi chép trên hệ thống sổ đã chọn để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay, chế độ kế toán Việt Nam quy đinh bốn hệ thống sổ kế toán là: hình thức Nhật ký - Sổ cái, hình thức Nhật ký chứng từ, hình thức Nhật ký chung, hình thức Chứng từ ghi sổ. Nhưng do phạm vi của bày viết không cho phép nêu ra tất các hình thức sổ này, vậy dưới đây là trình tự ghi sổ của 2 hình thức được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Thẻ và Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký chung Bảng cân đối số phát sinh Sơ đồ 1-5:Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chứng từ Sơ đồ 1-6: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chung Ghi chú: - Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng - Kiểm tra, đối chiếu VI. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . 6.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam . Hiện nay, trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có đề cập đến một số khía cạnh có liên quan đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm như chuẩn mực hàng tồn kho, khấu hao tái sản cố định, về người lao động... nhưng do phần nội dung đề tài hạn chế nên em mới chỉ đề cập đến các khoản mục sau: *Hàng tồn kho: Chuẩn mực này đề cập đến việc hạch toán hàng tồn kho theo hệ thống chi phí lịch sử. Vấn đề cơ bản là tính toán chi phí hành tồn kho phải được công nhận như một khoản mục tài sản được kết chuyển cho tới khi các khoản mục doanh thu tương ứng được thực hiện. Phạm vi áp dụng chuẩn mực này là tất cả hàng tồn kho là tài sản gồm hàng giữ lại để bán trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường hoặc trong quá trình sản xuất để bán hoặc dưới dạng nguyên liệu hoặc hàng cung cấp được tiêu thụ trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Hạch toán kế toán hàng tồn kho phải chú ý những điểm như hàng tồn kho phải được tính toán với mức chi phí thấp hơn hoặc giá trị thực hiện ròng theo nguyên tắc thận trọng và các khoản chi phí như chi phí hàng hoá ( gồm tất cả chi phí mua, chi phí chuyển đổi, các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuyển hàng tồn kho sang địa điểm và tình trạng hiện tại) chi phí dịch vụ (bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ)... Công thức tính chi phí (tính giá xuất kho) có thể áp dụng: + Giá thực tế đích danh + Tính theo phương pháp bình quân gia quyền + Nhập trước, xuất trước(FIFO) + Nhập sau, xuất trước (LIFO) Liên hệ với chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho thì phần chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống chuẩn mực quốc tế, các điểm khác có liên quan như việc cho phép doanh nghiệp lựa chọn một trong 4 phương pháp tính giá như trong chuẩn mực kế toán quốc tế có đề cập đến và khi thực hiện phải áp dụng một cách thống nhất trong việc hạch toán khi có thay đổi phải tiến hành giải trình việc thay đổi đó, áp dụng việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo mức thuế suất 2% đến 3% đối với từng đối tượng cụ thể. * Khấu hao tài sản cố định: Chuẩn mực này được áp dụng trong kế toán khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách hợp lý và phù hợp nhằm có được lợi ích từ việc sử dụng TSCĐ. Chuẩn mực này áp dụng với tất cả tài sản có thể khấu hao ( chiếm một phần quan trọng trong các tài sản của doanh nghiệp ). Trong chuẩn mực có đề cập đến việc xác định thời gian sử dụng tài sản, giá trị thu hồi và phương pháp tính khấu hao. Cơ sở để xác định khấu hao là nguyên giá TSCĐ, gía trị thu hồi của TSCĐ, thời gian hữu dụng của TSCĐ. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định: + Phương pháp khấu hao theo thời gian ( Stranght- line method): Số khấu hao phải trích hàng năm = NG TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính Số năm hữu dụng ước tính + Phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế Số khấu hao giờ = NG TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính Tổng số giờ hoạt động ước tính + Phương pháp khấu hao theo sản lượng sản xuất Số khấu hao đơn vị sản phẩm = NG TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính Tổng số sản phẩm sản xuất ước tính + Phương pháp khấu hao giảm dần. + Phương pháp khấu hao giảm dần theo tỷ xuất giảm dần + Phương pháp khấu hao theo tỷ xuất không đổi. Trong hệ thống chuẩn mực tài sản cố định tại Việt Nam có đề cập đến 4 tiêu chuẩn để được coi là TSCĐ: Thứ nhất TS phải có lợi ích Kinh tế trong tương lai, thứ hai là nguyên giá phải xác định chắc chắn đáng tin cậy, thứ ba là phải có thời gian sử dụng trên 1 năm, thứ tư là phải có tiêu chuẩn về giá trị theo quy định. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí hình thành nên tài sản cho đến khi đưa vào sử dụng. Khấu hao TSCĐ áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo sản lượng và trên cở tính như sau: Mức khấu hao TSCĐ = NG TSCĐ Thời gian sử dụng ước tính 6.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại một số nước trên thế giới: 6.2.1. Kế toán Bắc Mỹ: Hạch toán chi phí sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ có hai phương pháp cơ bản là phương pháp hạch toán chi phí theo công việc và phương pháp hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất. Phương pháp hạch toán chi phí theo công việc: là phương pháp mà chi phí được tập hợp, theo dõi cho từng công việc hay đơn đặt hàng. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phi nhân công trực tiếp được xác định trực tiếp cho từng công việc, đơn đặt hàng. Còn chi phí sản xuất chung do khó có thể chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất nên được tính cho từng sản phẩm, công việc theo mức ước tính ngay từ đầu kỳ kinh doanh. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo qui trình sản xuất: là phương pháp mà chi phí được tập hợp, theo dõi cho từng bộ phận hay từng giai đoạn sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. + Khi hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: theo phương pháp này thì cả hai cách hạch toán chi phí đều thực hiện trên các tài khoản: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, thành phẩm, giá vốn hàng bán. + Khi hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:theo phương pháp này tài khoản sử dụng bao gồm: sản phẩm dở dang, tổng hợp sản xuất, thành phẩm, giá vốn hàng bán, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung. 6.2.2. Kế toán Tây âu ( Kế toán Pháp) Theo quan điểm của khối Tây Âu, chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Chi phí bao gồm: + Chi phí mua NVL, CCDC, hàng hóa, dự trữ cho sản xuất khác + Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí điện nước, chi dịch vụ mua ngoài,... + Chi phí thuê mướn nhân công. + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Các chi phí khác phát sinh trong hoạt động của DN. *Giá thành sản phẩm là khái niệm được sử dụng để xác định những hao phí vật chất được sử dụng cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp doanh thu bán hàng, trnh mối quan hệ với giá phí thì giá thành được xác định bao gồm giá phí sản xuất và giá phí phân phối: Giá thành = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối Trên đây là các phương pháp xác định giá thành sản phẩm trong chuẩn mực kế toán quốc tế và của Pháp , Mỹ . Những phương pháp này đã được ứng dụng và hoàn thiện trong một thời gian dài của cơ chế thị trường . Đất nước ta đang ở trong giai đoạn của thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường nên có rất nhiều nội dung mà ta phải nghiên cứu và học tập. Chương II: Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh. I. Công ty cổ phần chè Kim Anh và những vấn đề liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty cổ phần chè Kim Anh với bề dầy trên 40 năm hình thành và phát triển là một trong những doanh nghiệp đầu đàn trong ngành chè Việt Nam. Công ty là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty chè Việt Nam. Công ty có trụ sở tại xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Tên giao dịch: Kim Anh tea Stock-Holding Company. Tel: 04.8843222 –8843263, Fax:04.8840724 Website: Email:Kimanhtea@netnam.vn. Công ty cổ phần chè Kim Anh chuyên sản xuất các loại chè xanh, đen xuất khẩu và chè hương tiêu dùng nội địa. Công ty cổ phần chè Kim Anh được thành lập trên cơ sở hai nhà máy nhập lại là nhà máy chè Vĩnh Long và nhà máy chè Kim Anh. Ngày 15 /5/1980 Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định sáp nhập 2 nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh, trụ sở tại xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội. Trong thời gian này, nhà máy gặp nhiều khó khăn như phải di chuyển địa điểm, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của liên hiệp chè, cán bộ và công nhân nhà máy đã vượt qua những khó khăn ban đầu, đi vào sản xuất ổn định. Do quy mô sản xuất được mở rộng, sản lượng chè tăng, nhà máy đã mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu với các thị trường như Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Trong giai đoạn này nhà máy nhận được nhiều bằng khen các loại. Đến năm 1999, nhà nước có chủ trương tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Công ty chè Kim Anh là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên thuộc ngành chè được chọn để tiến hành cổ phần hoá. Sau 6 tháng chuẩn bị, ngày 3/7/1999, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 99/1999/QĐ BNN-TCCB chuyển công ty chè Kim Anh thành công ty cổ phần chè Kim Anh với số vốn điều lệ là 9,2 tỉ đồng, được chia thành 92.000 cổ phần, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 30%, tỉ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48%, bán cho đối tượng bên ngoài là 20%. Tổng số vốn cổ phần theo giá ưu đãi cho người nghèo trong công ty trả dần là 8.840 cổ phần. Đây là một bước chuyển biến lớn lao trong lịch sử phát triển của công ty chè. Việc cổ phần hoá đã thay đổi hình thức sở hữu của công ty, nếu như trước đây, công ty thuộc sở hữu nhà nước thì hiện nay cả người lao động trong công ty cũng trở thành chủ sở hữu. Tất cả cùng chung một mục đích làm cho công ty ngày càng lớn mạnh, và đời sống của người lao động ngày càng nâng cao. Nhờ những bước cải tiến quan trọng đó nên chỉ sau 3 tháng chuyển sang công ty cổ phần, công ty đã sản xuất được 500 tấn sản phẩm trong đó chè đen xuất khẩu được 230 tấn, chè hương tiêu thụ trong nước các loại được 270 tấn, bằng 45% sản lượng cả năm 1999 và tăng 22% so với cùng kỳ năm 1998. Doanh thu tiêu thụ đạt 13,5 tỷ đồng, số tiền lãi chia cổ phần là 528 triệu đồng, tỉ lệ lãi cổ phần đạt 1,23%/tháng, thu nhập bình quân mỗi công nhân từ 600-650 nghìn đồng một tháng, tăng 200 nghìn đồng so với trước. Những con số trên cho thấy công ty không những ổn định sản xuất mà còn phát triển mạnh. Hơn nữa, công ty còn đưa ra thị trường trong nước và quốc tế trên 30 sản phẩm các loại. Sản phẩm được tặng nhiều huy chương vàng, bông lúa vàng tại hội chợ triển lãm Giảng Võ Hà Nội, Cần Thơ và được chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhờ sự cải tiến về chất lượng, bao bì sản phẩm và sự đa dạng hoá về các loại sản phẩm nên sản phẩm chè Kim Anh đã có mặt khắp mọi nơi trên đất nước ta và trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Nó còn thâm nhập và đứng vững ngay cả ở những thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada...Thương hiệu chè Kim Anh giờ đây được nhiều người biết đến, không kém gì những thương hiệu chè nổi tiếng như Lipton, Dimah... Công ty cổ phần chè Kim Anh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trên thị trường và trên đà phát triển. Bảng số liệu sau đây cho thấy sự nỗ lực phấn đấu của công ty trong những năm gần đây. Đơn vị:1000vnđ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 Tổng doanh thu 35.908.000 33.502.000 30.528.000 29.684079768 Tổng lợi nhuận 577.460 1.600.000 1.178.000 1.044.004.880 Nộp ngân sách nhà nước 2.226.000 1.556.000 1.240.000 1.304.540.230 Thu nhập bình quân CNV/tháng 550 650 690 710 Bảng 2-1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty CP chè Kim Anh một số năm gần đây Mục tiêu những năm tới đây của công ty là tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại mẫu mã và bao bì, tích cực mở rộng và tìm kiếm các thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu chè Kim Anh, khắc phục những tồn tại trong quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp công ty phát triển hơn nữa trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành chè Việt Nam. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất chè. 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm. Uống chè là một thói quen, là phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nước chè cho ta sự sảng khoái và tỉnh táo và còn nhiều tác dụng tốt khác cho cở thể con người. Hiện nay để đáp ứng nhiều đòi hỏi khác nhau của thị trường, công ty CP chè Kim Anh đã cho ra trên 30 sản phẩm khác nhau, có đủ mẫu mã và kiểu dáng, hương vị. Sản phẩm của công ty được nhiều người Việt Nam biết đến và tin dùng. Đại lý của công ty có mặt trên 61 tỉnh thành phố trên cả nước. Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ vào cuối năm và dịp tết Nguyên đán của dân tộc. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất mang tính thời vụ và công tác chi phí, giá thành của công ty. Vụ sản xuất chính của công ty là vào 6 tháng cuối năm, còn 6 tháng đầu năm công việc diễn ra chỉ cầm trừng. Vì vậy, trong việc tập hợp chi phí sản xuất công ty không tiến hành trích khấu hao TSCĐ vào 6 tháng đầu năm. Ngoài sản phẩm sản xuất, dây truyền công nghệ cũng ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty. Dây chuyền công nghệ hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp cho sản phẩm của công ty chè Kim Anh khẳng định dược vị trí của mình trên thị trường chè. công ty đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sản xuất. Các loại náy móc như: máy sấy, máy sàng, máy cắt, máy tách râu sơ, c._.433 560 7 048 291 913 TK 111 40 997 200 12 921 000 39 789 541 1 036 460 94 744 201 Cộng B 40 997 200 12 921 000 39 789 541 1 036 460 94 744 201 Cộng ( A+B) 3 013 464 575 13 381 545 343 747 190 261 475 100 54 811 801 2 999 569 821 189 025 074 239 127 448 28 433 560 7 143 036 114 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng III. Tính giá thành sản phẩm tại công ty CP chè Kim Anh. 3.1. Đối tượng tính tính giá thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của giá thành sản phẩm, công tác giá thành được quan tâm đúng mức. Bởi vì có tính toán chính xác giá thành sản phẩm, công ty mới đánh giá được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó đề ra biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là quy trình công nghệ sản xuất liên tục, quy trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bán thành phẩm không bán ra ngoài, sản phẩm của công ty trở thành hàng hoá bán ra thị trường khi nó hoàn thành giai đoạn cuối cùng của cộng nghệ sản xuất. Do vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm ở công ty CP chè Kim Anh là các loại chè thành phẩm. Việc sản xuất chè diễn ra liên tục với khối lượng lớn, vì vậy chè thành phẩm được nhập kho thường xuyên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hiệu quả của chỉ tiêu giá thành, công ty xác định kỳ tính giá thành là một tháng. Đơn vị được sử dụng để tính giá thành là đồng/kg đối với các loại chè thành phẩm. 3.2. Phương pháp tính giá thành và trình tự tính giá thành. Xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí là toàn doanh nghiệp, cuối tháng căn cứ vào kết quả chi phí sản xuất kinh doanh đã được tập hợp, kế toán giá thành tiến hành tính giá thành chè thành phẩm theo từng loại. Trong quá trình tính, kế toán giá thành phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ phát sinh trực tiếp cho đối tượng nào được tính cho đối tượng đó: chi phí chè búp loại 1 dùng để sản xuất chè Nhài được tập hợp trực tiếp cho chè Nhài, chi phí hộp caton, nhãn mác dùng để đóng gói chè Nhài được tính vào chi phí vật liệu phụ cho chè Nhài. Khoản mục chi phí về nhiên liệu, tiền lương, chi phí sản xuất chung được tập hợp toàn công ty sau đó cuối tháng tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo sản lượng thành phẩm thực tế hoàn thành trong kỳ. Phương pháp sử dụng để tính giá thành là phương pháp giản đơn. Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Z là tổng giá thành sản phẩm. Dđk là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. C là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Dck là chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ. Căn cứ vào bảng kê số 4, kế toán xác định được chi phí sản xuất trong tháng của toàn công ty. Căn cứ vào các sổ cái các TK621, TK622, TK627, TK154..., kế toán giá thành tập hợp chi phí theo từng khoản mục của toàn công ty rồi tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo số lượng sản xuất thực tế trong tháng. Chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ cho mỗi loại sản phẩm được lấy từ Bảng tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ theo từng sản phẩm. Chi phí phân bổ cho sản phẩm j = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng khối lượng sản xuất toàn công ty x Khối lượng sản phẩm j Chi phí nhiên liệu, nhân công trực tiếp chi phí xuất chung, từ những khoản chi phí này được tập hợp chung để phân bổ cho từng loại sản phẩm theo công thức: Kế toán tính giá thành đơn vị theo công thức: Gía thành chè đơn vị = ( Biểu số 2- 17 ) Công ty CP chè Kim Anh Trích: Bảng tính giá thành chè Tháng 12 năm 2002 stt Sản phẩm sản xuất Số lượng Dở dang Đk CPNVLTT CPNCTT CPSXC Dở dang CK Giá thành sản xuất Giá thành đơn vị 1 Nhài 10g 6 882 228 000 185 696 664 3 441 100 3 441 100 304 390 192 502 474 27 972 2 Sen 8g 29 657 783 200 766 787 978 14 828 640 14 828 640 373 396 796 071 862 26 843 3 ... Tổng 1 011 200 2 959 780 280 189 025 074 238 090 988 677 786 3 387 229 756 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Trên đây là toàn bộ tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty CP chè Kim Anh, qua đó có thể phần nào thấy rõ nội dung, trình tự của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. Toàn bộ quy trình ghi sổ này được khái quát như sau: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Từ các phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, hoá đơn, …thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu sau đó tập hợp vào Bảng tổng hợp chi tiêts vật liệu. Cũng từ các chứng từ này kế toán vào Bảng kê số 3-Bảng tính giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Từ bảng kê số 3 vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, rồi vào Bảng kê số 4- Tập hợp chi phí theo phân xưởng. Từ bảng kê số 4 vào Nhật ký chứng từ số 7, từ Nhật ký chứng từ 7 vào Sổ cái TK621. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Từ Bảng thanh toán tiền lương và Nhật ký chứng từ số 1 kế tán tiến hành ghi vào Bảng phân bổ tiền lương, BHXH – Bảng phân bổ số 1, từ đây vào Bảng kê số 4. Lờy số liệu từ Bảng kê số 4 vào Bảng kê số 5 ( tập hợp chi phí bán hàngvà quản lý ) và Nhật ký chứng từ số 7. Từ Nhật kýchứng từ 7 vào Sổ cái TK622. Hạch toán chi phí nhân sản xuất chung: Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và Nhật ký chứng từ 1để vào Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục sau đó vào Bảng kê số 4. Từ Bảng kê số 4 vào Nhật ký chứng từ số 7 rồi từ đó vào Sổ cái TK627. Từ Nhật ký chứng từ số 7 và các Sổ cái TK vào Sổ cái TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Việc tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện trên Bảng tính giá thành chè. Số liệu trên bảng này lấy từ Bảng tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ tập hợp riên cho từng loại sản phẩm và Bảng phân bổ chi phí nhiên liệu, nhân công, sản xuât chung cho từng loại sản phẩm để tính giá thành cho từng loại chè sản xuất trong kỳ. IV. Công tác phân tích các chỉ tiêu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty CP chè Kim Anh. Để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý làm việc và đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác thì việc cung cấp các chỉ tiêu, thông tin về chi phí và giá thành thôi là chưa đủ. Nếu muốn có chiến lược phát triển tốt trong tương lai, muốn doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thì tất yếu phải phân tích một cách kỹ lưỡng các chỉ tiêu, thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Công ty CP chè Kim Anh rất quan tâm, chú ý đến việc phân tích các thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc phân tích này thường được dựa trên sự so sánh các chỉ tiêu cùng kỳ với những chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu kỳ. Ta có bảng số liệu sau: ( Biểu số 2 - 18 ) Bảng phân tích chi phí Khoản mục chi phí Số liệu kế hoạch Số liệu thực tế Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ CP NVL TT 2 970 456 130 87.57% 2 959 780 280 87.39% -10 675 850 -0.32% CP NC TT 197 785 618 5.83% 189 025 074 5.58% -8 760 544 -0.26% CP SXC 224 025 266 6.60% 238 090 988 7.03% +14 065 722 0.42% Tổng cộng 3 392 267 014 100.00% 3 386 896 342 100.00% -5 370 672 -0.16% Dựa vào bảng phân tích chi phí tháng 12 năm 2002 ta nhận thấy: Sự biến động của giá thành kế hoạch đề ra đầu tháng là 3.392.267.014 đồng nhưng trong quá trình sản xuất giá thành thực tế là 3.386.896.342 đồng, trong đó chênh lệch tuyệt đối giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch là -5.370.672 đồng như vậy so với kế hoạch tổng giá thành thực tế đã giảm tuyệt đối là 5.370.672 đồng và tương đối là 0.16%. Từ kết quả trên cho thấy công ty chè Kim Anh đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy mức độ hạ chưa cao song trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh luôn là đề tài quan tâm, mỗi doanh nghiệp đều phải cố gắng thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng nên việc hạ giá thành này giúp cho công ty thực hiện được yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc so sánh này chưa cho phép đánh giá chính xác các nguyên nhân làm tăng giá thành cũng như các mức độ tác động từng yếu tố tới toàn bộ tổng giá thành. Vì vậy, ta hãy đi tìm hiểu tình hình biến động của từng khoản mục chi phí so với kế hoạch đề ra của nó. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản mục giảm đáng kể trong các khoản mục chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo giá dự toán là 2.970.456.130 đồng nhưng trên thực tế là 2.959.780.280 đồng. Giảm tuyệt đối là -10.675.850 đồng và tương đối là -0.32%. Sở dĩ có kết quả này là do công ty đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu chính bằng cách giảm định mức hao hụt trong quá trình chế biến bán thành phẩm và nâng cao trách nhiệm quản lý vật liệu. Bên cạnh đó, do giá chè tươi trong thời gian này hạ hơn so với dự tính là một nguyên nhân khiến cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạ. Khoản chi phí nhân công trực tiếp. Tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cũng hạ so với kế hoạch là -8.760.544 đồng tương ứng với tỷ lệ -0.26%. Điều này cho thấy công tác quản lý nhân công của công ty khá chặt chẽ, nhân công được sử dụng hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ dẫn đến việc tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc giảm chi phí nhân công so với kế hoạch còn do công ty mới nhập một số máy móc mới khiến cho năng suất lao động của công nhân cao, chi phí nhân công trực tiếp giảm. Khoản mục chi phí sản xuất chung. Từ số liệu trên bảng, ta thấy chi phí sản xuất chung thực tế đã cao hơn dự toán là 14.065.722 đồng tăng tương đối là 0.42%. Khoản mục này tăng hơn so với kế hoạch cho thấy công ty không thực hiện tiết kiệm một số mục chi phí như chi phí về tiền điện thoại, tiền điện. Đặc biệt tiền điện thoại trong tháng phát sinh quá lớn ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung tăng quá cao. Ban lãnh đạo cần có biện pháp quản lý mới. Như vậy, xét về tổng thể việc sản xuất trong tháng 12 năm 2002 của công ty CP chè Kim Anh giảm so với kế hoạch đầu tháng là -0.16%. Tuy chưa phải là cao nhưng nó cũng đánh giá khả năng quản lý khá tốt của công ty. Trong đó về chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp công ty cần tiếp tục phát huy để hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bên bên cạnh đó công ty vẫn bộc lộ hạn chế trong việc quản lý chi phí sản xuất chung khiến cho khoản chi phí này tăng cao so với kế hoạch. Công ty cần quản lý tốt mới tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường về giá cả - một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh I. Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty chè Kim Anh. Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, công ty cổ phần chè Kim Anh đã trưởng thành và tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Để có được thành công đó chính là sự cố gắng hết mình của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong quá trình phát triển đó, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ hợp lý, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán, cung cấp thông tin kế toán tương đối đầy đủ và chính xác. Với đặc điểm là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động tập trung nên việc tổ chức công tác kế toán tập trung là hoàn toàn phù hợp. Các nhân viên thống kê phân xưởng được bố trí ở các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập và kiểm tra chứng từ định kỳ gửi lên phòng Tài chính kế toán xử lý. Từ đó tạo cơ sở kiểm tra, giám đốc tình hình sử dụng vật tư lao động, tiền vốn thu nhập,... xử lý và cung cấp những thông tin của các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong toàn công ty giúp cho giám đốc công ty kịp thời ra những quyết định quản lý. Công tác kế toán tài chính ở công ty CP chè Kim Anh được thực hiện đúng chính sách, chề độ về quản lý kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được công ty lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu phản ánh trên tài khoản, bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, và các báo cáo kế toán. Các chứng từ kế toán được tập hợp kịp tời và đúng theo quyết định số1141/TCQĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 do bộ Tài chính ban hành. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Công tác tổ chức luân chuyển chứng từ tương đối tốt, đã đảm bảo được tính chính xác của số liệu. Đối với riêng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty CP chè Kim Anh, qua qúa trình tìm hiểu thực tế em thấy có một vài ưu-nhược điểm sau: 1.1.Ưu điểm: Về công tác hạch toán kế toán ở công ty CP chè Kim Anh đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay. Cùng với sự thay đổi lại hệ thống tài khoản của Nhà nước dẫn đến sự thay đổi của cách hạch toán, tính toán chi phí sản xuất kinh doanh và sổ kế toán của công ty cho phù hợp nhằm cung cấp những thông tin chính xác kịp thời giúp cho ban lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ. Qua đó xây dựng được kế hoạch sản xuất kỳ tiếp theo phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong công tác quản lý chi phí của công ty đã thực hiện tốt việc quản lý nguyên vật liệu về mặt hiện vật, luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Tại phân xưởng đều bố trí nhân viên thống kê hạch toán theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn, sử dụng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khi đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty thường xuyên, cử nhân viên phòng Kế toán xuống kiểm kê kho và phân xưởng để theo dõi chặt tình hình nguyên vật liệu ở công ty. Tuy nhiên công ty còn những tồn tại nhất định trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đó là: 1.2 Nhược điểm Thứ nhất: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty hiện nay, kế toán chi phí- giá thành mới chỉ xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng loại sản phẩm- chỉ tập hợp riêng chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Trong khi đó, chi phí phát sinh ở phòng Cơ điện lại được kế toán tập hợp chung với chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất. Vậy là đã có sự không thống nhất giữa việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và thực tế tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng trong toàn bộ công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định không đúng đối tượng kế toán chi phí sẽ dẫn đến việc tập hợp không đúng nội dung chi phí cần tập hợp cho nơi phát sinh chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí. Từ đó làm cho các chỉ tiêu tổng chi phí, tổng giá thành cũng như giá thành đơn vị không còn trung thực hợp lý nữa, không phản ánh khách quan tình hình sản xuất của đơn vị. Trong công tác quản lý, kiểm soát chi phí, việc hạch toán chung chi phí như vậy sẽ dẫn đến những khó khăn cho người quản lý khi họ muốn biết thông tin cụ thể về các khoản chi phí phát sinh ở từng phân xưởng. Chẳng hạn như muốn kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất, người quản lý sẽ khó có được thông tin cụ thể về chi phí sản xuất phát sinh ở từng phân xưởng, từ đó khó ra được quyết định quản lý phù hợp kịp thời. Đặc biệt, việc hạch toán chung sẽ gây ra trở ngại lớn trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung- một khoản chi phí khó kiểm soát, rất dễ bị lạm chi- vì cách tập hợp này sẽ làm cho chi phí sản xuất chung rơi vào tình trạng “ cha chung không ai khóc” Như vậy, việc xác định không đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả công tác kế toán và công tác quản lý, kiểm soát chi phí. Xác định không đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí cũng có nghĩa là kế toán chi phí- giá thành đã không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Thứ hai: Công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty cổ phần chè Kim Anh là một doanh nghiệp sản xuất, công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong những tháng công nhân nghỉ nhiều. Thứ ba: Công tác tập hợp chi phí sản xuất chung chưa chính xác. Công ty không tính khấu hao TSCĐ 6 tháng đầu năm, điều này làm giá thành giữa các tháng không ổn định, không phản ánh đúng chi phí bỏ ra. Thứ tư: Tiêu thức phân bổ các khoản chi phí nhiên liệu, nhân công, sản xuất chung chưa phù hợp. Hiện tại công ty đang sử dụng khối lượng sản phẩm hoàn thành làm tiêu thức phân bổ chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Nhưng thực tế trên quy trình công nghệ sản xuất chè cho thấy điều này chưa hợp lý. Chẳng hạn như: chè xanh và đen xuất khẩu không qua khâu sao hương, như vậy là chi phí nhiên liệu cho chè này nhỏ hơn chi phí nhiên liệu cho chè hương. Nghĩa là, chi phí nhiên liệu cho cùng một khối lượng chè xanh và đen xuất khẩu nhỏ hơn chi phí nhiên liệu cho cùng khối lượng chè hương. Việc đóng gói 1 kg chè nhúng phải qua nhiều công đoạn, chi phí nhân công cho nó nhiều hơn chi phí nhân công cho 1 kg chè hộp... Để đảm bảo phản ánh giá thành từng loại chè một cách trung thực, kế toán cần chọn một tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Thứ năm: Lập phiếu tính giá thành công việc. Mặc dù áp dụng phương pháp tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành theo công việc, nhưng kế toán Công ty vẫn chưa mở các phiếu tính giá thành công việc cho các loại sản phẩm. Thông tin về giá thành mới được thể hiện trên bảng tính giá thành. Nhưng số liệu này rất chung chung, không cung cấp cho người sử dụng bất kỳ thông tin cụ thể nào. Nếu muốn biết thông tin cụ thể, người sử dụng sẽ phải tra cứu, đối chiếu một loạt các sổ sách, chứng từ có liên quan khác- công việc này rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, các số liệu này lại chỉ có vào cuối tháng. Và nếu như vậy, trong tháng người quản lý muốn biết tình hình sản xuất như thế nào, chi phí sản xuất thực tế phát sinh bao nhiêu, liệu cuối tháng có hoàn thành đúng kế hoạch không, có thể hoàn thành sớm không... thì kế toán sẽ khó có được ngay những thông tin cần thiết phục vụ lập báo cáo nhanh, đáp ứng yêu cầu quản trị. Vậy là, nếu chỉ lập bảng tính giá thành vào cuối tháng thì mặc dù khối lượng công việc ít nhưng sẽ rất bất tiện trong việc cung cấp thông tin, không đáp ứng được một trong những yêu cầu đối với kế toán là cung cấp thông tin kịp thời. Trên đây là một số ưu nhược điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Từ thực tế tiếp xúc với công tác kế toán cùng với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ý kiến thứ nhất: Xác định lại đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty là: một phân xưởng sản xuất và một phân xưởng cơ điện ( chỉ phục vụ cho sản xuất, không cung cấp dịch vụ cho bên ngoài); quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, liên tục và khép kín; công ty yêu cầu được biết chi phí cho từng loại sản phẩm theo em nên xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng ( cụ thể là phân xưởng sản xuất và phòng Cơ điện ) trong đó phân xưởng sản xuất sẽ được chi tiết cho từng quy trình công nghệ của từng sản phẩm. Để có thể tập hợp riêng từng chi phí sản xuất cho từng phân xưởng, tạo thuận lợi cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán nên mở chi tiết các tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154. Chẳng hạn, đối với TK 621 có thể mở chi tiết như sau: TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- phân xưởng sản xuất + TK 62111: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- chè hương + TK 62112: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- chè xanh TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – phòng Cơ điện Các TK còn lại được mở tương tự. Chi phí của từng phân xưởng sẽ được tập hợp theo từng tài khoản chi tiết tương ứng. Chi phí của PXCĐ chi phí của PXCĐ = Tổng chi phí ở PXCĐ Tổng giờ công phục vụ PXSX x Số giờ công phục vụ sản xuất chè xanh PXSX chè xanh Việc tập hợp chi phí ở phân xưởng sản xuất được tiến hành bình thường như cách thức mà kế toán công ty đang thực hiện. Đối với phân xưởng cơ điện, sau khi tập hợp và tính được tổng chi phí, kế toán tiến hành phân bổ tổng chi phí này cho từng loại sản phẩm. Tiêu thức phân bổ có thể là giờ công phục vụ: Tuy nhiên do thời gian thực tập không nhiều, số liệu bị hạn chế, không có điều kiện để bóc tách số liệu chi phí theo đề xuất nên em chỉ xin trình bày ý tưởng của mình như vậy Cách thức tập hợp này đòi hỏi công tác hạch toán ghi chép chứng từ ban đầu phải rõ ràng mới cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí cho từng phân xưởng và như vậy sẽ làm tăng khối lượng kế toán. Nhưng bù lại, phương pháp tập hợp trực tiếp này sẽ cung cấp thông tin về tình hình chi phí cụ thể của từng phân xưởng, từ đó có thể xác định rõ ràng trách nhiệm của từng phân xưởng trong việc quản lý và sử dụng chi phí, tránh được tình trạng “ Cha chung không ai khóc”. ý kiến thứ hai: Hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Công ty cổ phần chè Kim Anh là một doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong tháng nào thì được tính trực tiếp chi phí cho tháng đó. Điều này sẽ làm cho giá thành chè không ổn định giữa các tháng. Để tránh tình trạng này, kế toán nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất đều đặn vào giá thành sản phẩm coi như là một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau: Mức trích trước tiền Tiền lương chính thực lương nghỉ phép của = tế phải trả cho công nhân x Tỷ lệ trích trước công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng Sản xuất Trong đó: Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Tính số tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 Phần chênh lệch giữa tiền lương thực tế với tiền lương nghỉ phép trích trước được xử lý theo chế độ quy định Theo số liệu năm 2002 ta xác định được Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân = 158.444.600 x 2% = 3.176.892 sản xuất Trên cơ sở trích BHXH, BHYT theo tiền lương cơ bản và trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, bảng phân bổ tiền lương, BHXH cần thêm cột tiền lương cơ bản và cột chi phí phải trả. ý kiến thứ ba: Tính khấu hao TSCĐ theo đơn vị sản lượng Mức khấu hao phải tính trong tháng Số lượng hoàn thành trong tháng Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng = x Do đặc thù của ngành là sản xuất theo mùa vụ, chỉ tập trung sản xuất vào 6 tháng cuối năm, những tháng đầu năm sản xuất ít nên 6 tháng cuối năm công ty mới trích khấu hao TSCĐ. Điều này là chưa hợp lý và nó phản ánh sự thiếu chính xác trong việc tập hợp chi phí sản xuất. Nhằm khắc phục tình trạng này, theo em nên tính khấu hao TSCĐ theo đơn vị sản lượng. Tổng số khấu hao phải trích trong năm ( theo đăng ký) Sản lượng theo kế hoạch Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng = Do đặc thù của ngành là sản xuất theo mùa vụ và theo kế hoạch, nếu tính khấu hao theo thời gian thì mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng giữa các tháng chênh lệch lớn dẫn đến giá thành chè chênh lệch mà không phản ánh đúng sự tiết kiệm hay lãng phí trong việc sử dụng chi phí sản xuất. Với cách tính khấu hao theo sản lượng, chi phí khấu hao TSCĐ bỏ ra trên một đơn vị sản lượng là như nhau giúp cho giá thành giữa các tháng được ổn định tạo điều kiện cho kế toán quản trị làm tốt công tác kế toán của mình. Tuy nhiên, trong năm có thể phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ dẫn đến có sự chênh lệch giữa tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong năm theo đăng ký với cục thuế. Để phản ánh đúng số khấu hao thực tế phải trích trong năm, cuối năm kế toán xử lý khoản chênh lệch giữa số khấu hao đã trích và số khấu hao thực tế phải trích. Nếu số khấu hao thực tế phải trích lớn hơn số khấu hao đã trích, kế toán ghi: Nợ TK 627 Số khấu hao phải xử lý Có TK 214 Nếu số khấu hao thực tế phải trích nhỏ hơn số khấu hao đã trích, kế toán ghi: Nợ TK 627 Số khấu hao phải xử lý Có TK 214 Số khấu hao phải xử lý Số khấu hao thực tế phải trích Số khấu hao đã trích trong năm = - Kế toán xác định số khấu hao phải xử lý như sau: Số khấu hao thực tế phải trích trong năm Số khấu hao phải trích đầu năm Số khấu hao đã trích trong năm = + - Số khấu hao giảm trong năm Trong đó: Theo tài liệu kế toán năm 2002: Tổng số khấu hao phải trích trong năm 2002: 504.614.800 đ Sản lượng kế hoạch: 2.500.000 kg Mức khấu hao bình quân trên 1 đơn vị sản lượng: 504.614.800: 2.500.000 = 201,84592 đ/kg Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng của mỗi nhóm TSCĐ được thể hiện qua bảng tính mức khấu hao bình quân. Trên cơ sở mức khấu hao bình quân ta tính mức khấu hao trích trong tháng và ghi vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Cụ thể, mức trích khấu hao trong tháng 12/2002 là: 201,84592 đ/kg x 175126.782 kg = 35.348.622.961 đ Với cách tính khấu hao TSCĐ theo đơn vị sản lượng như thế này sẽ làm cho chi phí sản xuất tháng 12/2002 tăng lên, nhưng nó phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh giúp cho chỉ tiêu giá thành được chính xác và giá thành các tháng được ổn định. ý kiến thứ tư: Phân bổ chi phí theo tiêu thức giá thành kế hoạch. Hiện nay tiêu thức phân bổ công ty lựa chọn là khối lượng chè thành phẩm, nhưng trên thực tế tỷ trọng từng loại chi phí cho từng loại chè là khác nhau như đã nêu ở trên, mặt khác, tại doanh nghiệp đã xây dựng được một hệ thống giá thành kế hoạch cho từng loại chè tương đối sát với thực tế, nó phản ánh khá chính xác cho một đơn vị sản lượng. Để đảm bảo phản ánh giá thành từng loại chè một cách trung thực, theo em kế toán nên chọn tiêu thức phân bổ là giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế theo số liệu tháng 12/2002 khi phân bổ chi phí nhiên liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung cho mỗi loại chè kế toán chọn tiêu thức phân bổ là giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế, căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch các loại chè. Tổng chi phí cần phân bổ Tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế Chi phí phân bổ cho chè loại j = x Gía thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế của loại chè j Ta xác định chi phí phân bổ như sau: ý kiến thứ năm: Sử dụng vi tính trong công tác kế toán. Một vấn đề nữa gây ảnh hưởng tới hiệu quả công tác kế toán tại công ty cổ phần chè Kim Anh chính là khối lượng công việc quá lớn. Với đội ngũ cán bộ được tinh giảm nhưng vẫn nhận thức đầy đủ các phần việc làm thêm. Thêm vào đó, hình thức Nhật ký chứng từ đòi hỏi hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán phải tổ chức rất công phu, việc ghi chép yêu cầu quỹ thời gian rất lớn. Thực tế này đôi khi trở nên quá sức với đội ngũ nhân viên phòng kế toán, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp thông tin của bộ phận này. Giải pháp sử dụng máy vi tính được đưa ra nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc cho các nhân viên phòng kế toán tại công ty. Ngày nay, việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán đã trở nên khá phổ biến trong các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp lớn. Sử dụng máy vi tính giúp nhân viên kế toán giảm nhẹ được khối lượng công việc, tránh được những sai sót khi vào sổ kế toán, và có thể cung cấp thông tin kế toán chính xác, rõ ràng bất cứ lúc nào. Nhưng để có thể vi tính hoá toàn bộ quy trình công tác kế toán, Công ty nên nghiên cứu áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung vì hình thức này mẫu sổ đơn giản, đễ thiết kế, ghi chép, thuận tiện cho việc tính toán và thực hiện trên máy vi tính. Trình tự ghi sổ của hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ 2-6. kếT LUậN Qua quá trình thực tập tại Công ty chè Kim Anh đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn tìm hiểu thực tế. Đây là thời gian giúp sinh viên vận dụng, thử nghiệm, nâng cao những kiến thức đã học tại trường. Đồng thời bổ sung cho sinh viên những kiến thức mà chỉ có qua thực tế mới nắm bắt được. Chính vì lẽ đó mà trong quá trình thực tập em đã rất cố gắng tìm hiểu thực tế để nâng cao kiến thức nghiệp vụ với đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm”. Công tác kế toán chi phí và tính giá thành là vấn đề quan trọng luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó liên quan trực tiếp sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Có thể tin tưởng rằng cùng với công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, việc chuyển từ chế độ kế toán cũ sang chế độ kế toán mới cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay và phù hợp với những tiêu chuấn, thông lệ kế toán quốc tế, sẽ tạo nên một động lực mới giúp cho công tác hạch toán kế toán nói chung, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Kim Anh ngày càng trở nên sâu sắc, nhanh nhạy và đủ mạnh để đáp ứng tốt cho nhu cầu quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty. Do thời gian thực tập chưa nhiều, không đủ để có thể nói rằng, đề tài được viết đã phản ánh đầy đủ công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, và lý giải đầy đủ các vấn đề chủ yếu có liên quan. Em rất mong được sự đóng góp của cán bộ kế toán Công ty, các thầy cô và các bạn để Luận văn tôt nghiệp của em thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29642.doc
Tài liệu liên quan