lời mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều các phương thức bán hàng khác nhau để thực hiện mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lấy doanh thu để bù đắp chi phí và có lãi. Do vậy đối với khâu bán hàng doanh nghiệp phải tổ chức kế toán một cách khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt nó đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, trung thực đầ
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc - Nhà máy Thiết bị Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đủ và kịp thời cho ban lãnh đạo để có phương hướng sản xuất kinh doanh tối ưu, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp khẳng định doanh nghiệp luôn tồn tại đứng vững và phát triển trên nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Mặt khác do sự phức tạp của khâu bán hàng cần phải giám sát chặt chẽ phần hành công việc kế toán đảm bảo thông tin phản ánh ra bên ngoài trung thực hợp lý, tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước, cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động có uy tín và danh tiếng trên thương trường.
Nhận thực được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng em đã thâm nhập tìm hiểu thực tế công tác bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc - nhà máy Thiết bị Bưu điện. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể các cô chú trong phòng kế toán, kế toán tại chi nhánh miền Bắc, em đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Tổ chức kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền bắc - nhà máy thiết bị bưu điện”
2. Mục đích nghiên cứu.
+ Góp phần hệ thống hoá lý luận kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh.
+ Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu tổ chức công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc. Qua nghiên cứu để nắm rõ thực trạng tổ chức công tác kế toán tham gia vào quá trình bán sản phẩm của nhà máy Thiết bị bưu điện làm cơ sở để hiểu rõ thực trạng đưa ra các kiến nghị.
+Luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán sản phẩm tại nhà máy, một mặt phục vụ lợi ích của nhà máy mặt khác đảm bảo cho nhà máy tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước cơ sở pháp lý cho nhà máy đứng vững trên thương trường, thông tin cung cấp ra bên ngoài trung thực hợp lý để Nhà nước thể hiện ổn định về mặt tài chính thuận lợi cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từ đó giúp cho nhà quản lý nhà máy có biện pháp khắc phục kịp thời.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Với lượng kiến thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều lại rơi vào tình trạng nhà máy sản xuất kinh doanh đặc thù. Phạm vi của đề tài chỉ đề cập tới tổ chức công tác kế toán bán sản phẩm, công việc kế toán bán hàng tại chi nhánh miền Bắc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, những khó khăn gặp phải trong công tác kế toán bán hàng. Sẽ đưa ra những kiến nghị trên bình diện toàn nhà máy bởi vì chi nhánh miền Bắc chỉ là bộ phận tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát thông qua việc đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan tới kế toán bán hàng sau đó dùng phương pháp phân tích lý giải hệ thống hoá để trình bày một cách có hệ thống các phương pháp hạch toán.
Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế về việc vận dụng phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại nhà máy Thiết bị bưu điện, dùng phương pháp thống kê đối chiếu so sánh để đánh giá thực tế.
5. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận toàn bộ luận văn được trình bày trong 60 trang và chia thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc - nhà máy Thiết bị bưu điện.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc - nhà máy Thiết bị bưu điện.
chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
I-/ Những vấn đề chung về bán hàng và yêu cầu quản lý đối với quá trình bán hàng của doanh nghiệp.
1-/ Khái niệm về bán hàng.
Bán hàng là khâu kết nối các hoạt động SXKD của doanh nghiệp (DN) với thị trường có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN hướng theo thị trường lấy thị trường nhu cầu, ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng hoá tức là để chuyển hoá vốn của DN từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền). Hàng được đem đi bán có thể là thành phẩm, hàng hoá vật tư hay lao vụ dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Trong quá trình trao đổi một mặt doanh nghiệp chuyển nhượng cho người mua sản phẩm, hàng hoá, mặt khác doanh nghiệp cũng thu được ở người mua số tiền hàng tương ứng với trị giá của số sản phẩm hàng hoá đó. Quan hệ trao đổi này phải thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá.
Như vậy, bán hàng (tiêu thụ) là thực hiện mục đích của SXKD từ sản xuất ra sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm được đưa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (bán hàng). Bán hàng là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất phân phối một bên là tiêu dùng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ (bán hàng) được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mua hàng và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
2-/ Các phương thức bán hàng áp dụng cho DN hiện nay.
2.1. Phương thức bán hàng trực tiếp.
Là phương thức bán hàng bên bán giao hàng cho bên mua trực tiếp tại kho hoặc không qua kho (tại phân xưởng sản xuất). Hàng đã bàn giao cho bên mua được chính thức coi là tiêu thụ bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao này. Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
2.2. Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận.
Là phương thức bán hàng bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, chi khi nào được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó.
2.3. Phương thức bán hàng đại lý ký gửi.
Là phương thức bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên chủ hàng phải trả (thanh toán) cho đại lý thù lao bán hàng dưới hình thức hoa hồng đại lý, bớt giá cho đại lý. Bên đại lý sẽ ghi nhận số hoa hồng được hưởng vào doanh thu bán hàng. Hoa hồng đại lý có thể tính trên tổng giá thanh toán hay giá bán (không có thuế VAT) của lượng hàng tiêu thụ.
2.4. Phương thức bán hàng trả góp.
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau. Trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm (xác định tương tự như thuê dài hạn TSCĐ trả đều ở các kỳ). Về thực chất chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì DN mới mất quyền sở hữu.
2.5. Phương thức bán hàng nội bộ.
Là việc mua bán hàng hoá sản phẩm, lao vụ dịch vụ giữa các đơn vị chính với đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, công ty, liên hiệp,... Ngoài ra thuộc bán hàng nội bộ còn bao gồm giá trị sản phẩm hàng hoá dịch vụ xuất trả lương, trả thưởng, biếu tặng, quảng cáo, tiếp thị hay xuất dùng cho SXKD.
2.6. Phương thức hàng đổi hàng.
Là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm vật tư hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá bán của vật tư hàng hoá đó trên thị trường.
3-/ Yêu cầu quản lý đối với quá trình bán hàng.
Căn cứ vào các phương thức bán hàng đã áp dụng DN phải quản lý chặt chẽ khối lượng sản phẩm tiêu thụ giá thành, giá bán và phương thức thời hạn thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký kết đồng thời thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước kịp thời đầy đủ.
Hoạt động bán hàng trong nền kinh tế thị trường diễn ra hết sức phức tạp theo nhiều kiểu phương thức khác nhau. Tránh sự lẫn lộn với thu nhập của hoạt động này với các hoạt động khác thì các DN cần phải phân địch rõ ràng tổ chức quản lý khoa học hợp lý đảm bảo trung thực chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính tín dụng.
Bố trí đầy đủ các nhân viên kế toán tổ chức hạch toán có năng lực chuyên môn cao nhạy bén với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường áp dụng các phương pháp hạch toán kế toán khoa học hợp lý phù hợp với từng phương thức bán hàng từ đó đảm bảo cho thông tin cung cấp cho ban quản lý DN, các đối tượng quan tâm khác có độ tin cậy đầy đủ khách quan và hợp lý.
II-/ ý nghĩa, vai trò nhiệm vụ của tổ chức kế toán bán hàng.
1-/ ý nghĩa của công tác tổ chức kế toán bán hàng.
Kế toán là một công cụ quản lý có hiêu lực nhất trong hệ thống các công cụ quản lý. Có nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính giúp cho nhà quản lý đưa ra được phương án kinh doanh tối ưu. Kết quả và hiệu quả kinh doanh là vấn đề họ phải quan tâm hàng đầu. DN không thể phát triển được nếu hiệu quả kinh doanh thấp. Vì vậy quản lý tốt quá trình bán hàng tăng doanh thu, giảm chi phí là một trong những yêu cầu cơ bản, bức xúc của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Với vai trò là người giúp việc đắc lực cho giám đốc DN kế toán trưởng phải tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác, trung thực đầy đủ và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.
2-/ Nhiệm vụ tổ chức kế toán bán hàng.
Trình tự thực hiện những công việc sau:
- Tổ chức luân chuyển chứng từ hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán tài chính, kế toán quản trị về doanh thu, giá vốn hàng bán ra, các khoản chi phí gián tiếp cho công tác bán hàng, tiêu thụ như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN cần phải phân bổ cho từng đối tượng kế toán quản trị để xác định kết quả bán hàng, kết quả hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức thiết kế mẫu số kế toán chi tiết, kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý của DN về nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra công việc và trình tự thực hiện hợp đồng bán hàng, đôn đốc thanh toán tiền hàng, việc tính toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của DN, kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc chế độ về hạch toán doanh thu, tiêu thụ thu nhập từ hoạt động bán hàng.
- Tổ chức việc lập các báo cáo doanh thu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu quản lý của DN (kế toán quản trị) và các cấp có liên quan (kế toán tài chính).
- Tổ chức phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, kết quả từ hoạt động bán hàng, các báo cáo quyết toán của đơn vị cấp dưới từ đó tư vấn cho chủ doanh nghiệp và giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả.
III-/ Nội dung tổ chức hạch toán quá trình bán hàng.
1-/ Nguyên tắc hạch toán.
* Phải phân định được chi phí thu nhập và kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh (hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường).
* Phải xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu: thời điểm ghi nhận doanh thu sẽ phụ thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền hàng. Tất nhiên điều này sẽ chi phối tới việc hạch toán doanh thu và tiền bán hàng cũng như thanh toán với khách hàng. Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm hàng hoá, lao vụ đã hoàn thành thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanh toán.
* Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả của việc bán hàng.
Căn cứ Luật thuế GTGT số 02/1997/QH ngày 10/5/1997 và Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành thuế GTGT cùng các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính kèm theo. Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế mà nội dung của các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu chi phí kết quả có sự khác nhau. Căn cứ vào quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các DN Nhà nước tại Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 và Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 bổ sung của Chính phủ, cùng các Thông tư hướng dẫn việc quản lý doanh thu... tại các DN Nhà nước. Số 63/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính. Việc xác định doanh thu và các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu bán hàng cần phải được quản lý rõ ràng, kế toán cũng căn cứ vào đó làm cơ sở hạch toán.
- Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá sản phẩm cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng. Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
- Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuế xuất khẩu (XK).
- Chiết khấu thanh toán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiền phải trả cho người mua thanh toán tiền mua hàng của DN trước thời hạn thanh toán và được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế.
- Giảm giá hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán đã thoả thuận do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, thời hạn đã được quy định trong hợp đồng kinh tế hoặc giảm cho khách hàng do mua hàng với khối lượng lớn.
- Doanh thu hàng bán bị trả lại: là trị giá tính theo giá thanh toán của sản phẩm hàng hoá dịch vụ DN đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại....
Tương ứng với hàng trả lại là giá vốn hàng bị trả lại (tính theo giá vốn khi bán) và doanh thu của hàng bán bị trả lại cùng với thuế GTGT đầu ra của hàng bán bị trả lại (nếu có).
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm vật tư hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ. Khi xác định giá vốn phải tuân theo nguyên tắc giá phí thực tế (sản phẩm là giá thành sản xuất, vật tư là giá thực tế ghi sổ, hàng hoá giá vốn bao gồm giá mua và chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ).
Cách tính giá vốn hàng bán:
- Phương pháp giá thực tế đích danh: theo phương pháp này giá thực tế của sản phẩm xuất kho tiêu thụ căn cứ vào đơn giá thực tế của sản phẩm xuất kho theo từng lần nhập.
- Phương pháp bình quân gia quyền:
= x
=
- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): theo phương pháp này khi tính giá sản phẩm thì sản phẩm nào nhập trước được xuất dùng hết mới xuất dùng đến lận nhập sau.
- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): về bản chất thì phương pháp này giống như phương pháp nhập trước xuất trước nhưng ngược lại. Có nghĩa là khi tính giá sản phẩm thì giá của sản phẩm nhập sau sẽ được tính trước với giá tương ứng giá nhập kho của sản phẩm đó.
- Phương pháp giá hạch toán: được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại mặt hàng và việc tính giá thực tế của sản phẩm nhập kho thường được thực hiện vào cuối kỳ hạch toán. Cuối tháng, sau khi tính được giá sản phẩm thực tế nhập kho kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Đồng thời xác định giá thành sản phẩm thực tế xuất bán trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo công thức:
= x
=
2-/ Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán để hạch toán nghiệp vụ bán hàng.
Hệ thống kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính đã đưa ra các mẫu hình chung có tính khoa học, hợp lý đã được hầu hết các DN áp dụng phổ biến đó là: hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ áp dụng và hạch toán, hệ thống sổ sách kế toán áp dụng vào các hình thức kế toán, hệ thống báo cáo tài chính.
2.1. Các chứng từ áp dụng vào hạch toán và quản lý quá trình bán hàng:
Quá trình thanh toán
Hàng đi trên đường
Người mua
Chiết khấugiảm giáhàng trả lại
Nợkhó đòi
Thương phiếuHối phiếuLệnh phiếu
Hợp đồng
Hợp đồng phiếu vận chuyển SP HH
Hoá đơn bán hàngGTGT
Giấy báo cóphiếu thu
Công nợphải thu
Có văn bản
- Đề nghị bên mua
- Chấp nhận bán
Bằng chứng con nợ
- Phá sản
- Khánh kiệt TS
- Mất tích, chết
Xuất kho SP HHtiêu thụ
2.2. Hệ thống các tài khoản liên quan áp dụng vào hạch toán nghiệp vụ bán hàng.
Sơ đồ hệ thống tài khoản áp dụng hạch toán nghiệp vụ bán hàng (tiêu thụ)
K/C
TK 154
TK 155,156
TK 157
TK 632
TK 911
TK 333
TK 531
TK 511
TK 532
K/C
TK 3331
TK 111,112,113
TK 531,532
TK 641,811
TK 641,642
TK 111
TK 214
K/C
TK 421
Lãi
Lỗ
2.3. Hệ thống sổ sách áp dụng vào hình thức kế toán nghiệp vụ bán hàng.
Tuỳ theo DN vận dụng hình thức kế toán nào mà xây dựng danh mục sổ kế toán tương ứng để hạch toán nghiệp vụ bán hàng. Các hình thức kế toán bao gồm: hình thức Nhật ký chung, hình thức Nhật ký sổ Cái, hình thức Chứng từ ghi sổ, hình thức Nhật ký chúng từ. Trong các hình thức này được phân ra làm hai loại sổ để làm cơ sở ghi chép hạch toán đó là sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Sổ chi tiết: tuỳ theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả của từng DN để tổ chức mở sổ chi tiết theo từng đối tượng quản lý chi tiết theo dõi cụ thể (sổ chi tiết TK 632, TK 511, TK 641, TK 331,....)
Sổ tổng hợp: mỗi hình thức kế toán đều có quy định những loại sổ tổng hợp để tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ gốc, các sổ chi tiết để thuận lợi cho việc lập báo cáo kết quả, báo cáo quyết toán dễ dàng.
2.4. Tổ chức lập báo cáo doanh thu bán hàng.
Tuỳ từng đơn vị theo yêu cầu quản lý cụ thể của DN có thể lập báo cáo doanh thu bán hàng riêng mà cũng có thể lập buôn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tại những đơn vị CN cấp dưới nếu tổ chức hạch toán độc lập phải lập báo cáo quyết toán để thực hiện quyết toán với cấp trên. Cơ sở số liệu để lập báo cáo đó là sổ tổng hợp (sổ cái), và các bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. Tất cả các báo cáo về bán hàng chủ yếu phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp.
3-/ Kế toán hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
3.1. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo phương thức trực tiếp.
* Khi xuất bán sản phẩm hàng hoá hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ với khách hàng kế toán dùng các bút toán sau:
BT1: Phản ánh trị giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Có TK 155,156 : XK TP, HH
Có TK 154 : Xuất tại PX
BT2: Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111,112: Tổng giá thanh toán
Nợ TK 131 : Tổng giá bán chịu
Có TK 3331 (33311) : Thuế VAT
Có TK 511 : DT chưa có VAT
* Trường hợp khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán số chiết khấu đã chấp nhận cho người mua được tính vào chi phí hoạt động tài chính.
Nợ TK 811 : Tổng số chiết khấu khách hàng được hưởng.
Có TK 111,112 : Xuất tiền trả cho người mua.
Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu ở người mua.
Có TK 3388 : Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua.
* Trường hợp giảm giá hàng bán trên giá thoả thuận do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc bớt giá hồi khấu.
Nợ TK 532 : Số giảm giá hàng bán khách hàng được hưởng.
Nợ TK 3331 (33311) : Thuế VAT trả lại cho khách hàng tương ứng số giảm giá.
Có TK 111,112 : Xuất tiền trả cho người mua.
Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu của người mua.
Có TK 3388 : Số giảm giá chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua.
* Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại (do vi phạm hợp đồng,...)
BT1: P/A trị giá vốn của HB bị trả lại
Nợ TK 155,156 : Nhập kho TP, HH
Nợ TK 157 : Gửi tại kho người mua
Nợ TK 1381 : Giá trị chờ xử lý
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
BT2: P/A giá thanh toán của HB bị trả lại
Nợ TK 531: DT của hàng bị trả lại
Nợ TK 33311 : Thuế VAT trả cho khách tương ứng với DT HB bị trả lại
Có TK 111,112 : Xuất tiền trả khách
Có TK 131:Trừ vào số PT của khách
* Cuối kỳ thực hiện các bút toán kết chuyển.
+ Kết chuyển DT hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 511 :
Có TK 531 : DT hàng bán bị trả lại
+ Kết chuyển giảm giá hàng bán.
Nợ TK 511:
Có TK 532 : Số giảm giá hàng bán.
+ Kết chuyển DT thuần
Nợ TK 511 :
Có TK 911 : Hoạt động SXKD
+ Kết chuyển giá vốn.
Nợ TK 911 : Hoạt động SXKD
Có TK 632 :
Sơ đồ hạch toán tổng hợp xem trang bên.
3.2. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận.
DN gửi hàng đi bán ở các hội chợ văn phòng đại diện, các CN, các chuyến hàng uỷ thác thì số hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, ở tại kho người bán không còn nhưng hàng chưa giao phải sử dụng TK 157.
* Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua kế toán ghi theo trình tự giá vốn thực tế của hàng xuất.
Nợ TK 157
Có TK 154 : Xuất trực tiếp từ các PXSX
Có TK 155,156 : Xuất trực tiếp tại kho.
* Giá trị lao vụ dịch vụ hoàn thành giao cho khách hàng.
Nợ TK 157 :
Có TK 154 : Giá thành thực tế
* Khi được khách hàng chấp nhận (một phần, hay toàn bộ).
BT 1: PA giá bán của hàng được chấp nhận
Nợ TK liên quan (131,111,112,...) : Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : DT của hàng được chấp nhận
Có TK 3331 (33311) : Thuế VAT phải nộp của hàng bán.
BT 2: PA trị giá vốn của hàng được chấp nhận.
Nợ TK 632
Có TK 157 : Trị giá vốn của hàng đã được bán.
* Số hàng gửi đi bị từ chối khi chưa được xác định là tiêu thụ:
Nợ TK 138 (1388,334) : Giá trị hư hỏng cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 155, 156, 152 : Nếu nhập kho hoặc phế liệu.
Nợ TK 138 (1381) : Giá trị sản phẩm hỏng chờ xử lý.
Có TK 157 : Trị giá vốn hàng bị trả lại.
Các trường hợp đã coi là tiêu thụ trả lại, giảm giá, chiết khấu phát sinh (nếu có) hạch toán giống như phương thức tiêu thụ trực tiếp. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển cũng tương tự.
Xem sơ đồ hạch toán tổng hợp trang bên.
3.3. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng đại lý ký gửi.
3.3.1. Tại đơn vị giao đại lý (chủ hàng)
Số hàng ký gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của DN cho đến khi chính thức tiêu thụ. Về cơ bản bút toán vẫn giống như các phương thức chuyển hàng, trực tiếp trên. Cụ thể:
* PA giá vốn hàng chuyển giao cho cơ sở nhận đại lý ký gửi.
Nợ TK 157
Có TK 154,155 :
* PA trị giá vốn hàng đại lý, ký gửi đã bán được.
Nợ TK 632 :
Có TK 157 :
* PA DT thuế VAT (theo giá qui định) của hàng giao cho cơ sở bán hàng đại lý ký gửi đã bán được.
Nợ TK 131 (Chi tiết đại lý) : Tổng giá bán (có cả thuế VAT)
Có TK 511 : DT của hàng đã bán
Có TK 3331 (33311):Thuế VAT của hàng đã bán
* PA hoa hồng trả cho cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi.
Nợ TK 641 : Hoa hồng trả cho đại lý, ký gửi.
Có TK 131 (chi tiết đại lý) : Tổng số hoa hồng.
Khi nhận tiền do cơ sở đại lý ký gửi thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112 : Thu bằng tiền, chuyển khoản.
Có TK 131 (chi tiết đại lý) : Số tiền hàng đã thu.
Ngoài ra, tổng số tiền bán hàng đại lý ký gửi có thể phản ánh:
Nợ TK liên quan (111,112,131...) : Tổng giá thanh toán trừ hoa hồng.
Nợ TK 641 : Hoa hồng đại lý.
Có TK 511 : Tổng doanh thu hàng đã bán.
Có TK 3331 (33311) : Số thuế VAT còn phải nộp.
Các trường hợp khác hạch toán tương tự như các phương thức trên.
3.3.2. Tại đơn vị bán hàng đại lý ký gửi.
Doanh thu của đơn vị chính là hoa hồng đại lý mà bên chủ hàng trả cho bên bán hàng theo hợp đồng đại lý. Khi nhận hàng căn cứ vào giá ghi trong hợp đồng kế toán ghi: Nợ TK 003, khi bán được hàng (hoặc không bán được trả lại) kế toán xoá sổ hàng đã bán được hoặc trả lại ghi : Có TK 003.
- Trường hợp 1: Hoa hồng được hưởng tính trên giá bán không thuế.
BT 1: PA tổng số tiền hàng đại lý đã bán được
Nợ TK 111,112,131
Có TK 331 (chi tiết chủ hàng): Số tiền phải trả cho chủ hàng.
BT 2: PA số hoá hồng được hưởng
Nợ TK 331 (chi tiết chủ hàng) : Hoa hồng được hưởng.
Có TK 511 : Hoa hồng được hưởng.
Khi thanh toán tiền cho chủ hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 331 (chi tiết chủ hàng) : Số tiền hàng đã thanh toán.
Có TK liên quan (111,112...) : Số đã thanh toán.
Ngoài ra, khi bán được hàng ký gửi còn có thể phản ánh số tiền hàng đã bán hoa hồng được hưởng như sau:
Nợ TK 111,112,131 : Tổng số tiền hàng.
Có TK 331 (chi tiết chủ hàng) : Tổng số tiền phải trả cho chủ hàng.
Có TK 511 : Hoa hồng hoặc phù lao được hưởng.
Sơ đồ kế toán bán hàng đại lý ký gửi (hoa hồng được hưởng tính trên giá bán không thuế).
Kết chuyển doanh thu
thuần về tiêu thụ
TK 911
TK 511
TK 111,112,131...
Toàn bộ tiền hàng nhận đại lý ký gửi đã bán
TK 331
Hoa hồng đại lý
được hưởng
Số tiền phải trả
chủ hàng
TK 003
- Bán
- Trả lại
- Nhận
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
- Trường hợp 2: Số hoa hồng được hưởng tính trên giá bán có thuế ta có thể mô tả sơ đồ hạch toán như sau:
Kết chuyển DT
thuần bán hàng
TK 911
TK 511
TK 111,112,131...
TK 33311
Hoa hồng được
hưởng (K0 VAT)
T. VAT phải nộp
tính trên hoa hồng
TK 003
- Bán
- Trả lại
- Nhận
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
TK 331
Tổng số hoa hồng
(cả thuế được hưởng)
Toàn bộ tiền hàng
nhận đại lý, ký gửi đã bán (thu bằng tiền hay bán chịu)
3.4. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng trả góp.
Về mặt hạch toán: khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Về thực chất chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì DN mới mất quyền sở hữu.
Đặc điểm: bán hàng thu tiền nhiều lần, lần đầu khi giao hàng người mua sẽ giao tiền ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại được trả dần ở các kỳ tiếp theo, người mua phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định cho số tiền trả chậm này. Thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm (xác định như thuê dài hạn TSCĐ trả đều ở các kỳ).
BT 1: PA trị giá vốn của hàng bán
Nợ TK 632
Có TK liên quan (154,155,156)
BT 2: PA số thu của hàng bán trả góp
Nợ TK 111,112 : Số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm mua.
Nợ TK 131 (chi tiết người mua) : Tổng số tiền người mua còn nợ.
Có TK 511 : DT tính theo giá bán trả 1 lần (thanh toán ngay lần đầu tiên).
Có TK 3331 (33311) : Thuế VAT tính trên giá bán trả 1 lần (thanh toán ngay).
Có TK 711 : Tổng số lợi tức trả chậm.
Số tiền các kỳ sau người mua thanh toán cả gốc và lãi trả chậm:
Nợ TK 111,112...
Có TK 131 (chi tiết người mua).
Thực hiện các bút toán kết chuyển tương tự như các phương thức bán hàng trước.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp như sau:
Tổng số tiền
còn phải thu ở người mua
K/c DT
thuần
TK 911
TK 511
TK 111,112,131...
TK 33311
DT theo giá bán
thu tiền ngay(K0 VAT)
T. VAT phải nộp
tính trên giá bán thu tiền ngay
TK 131
Số tiền người
mua trả lần đầu
TK 711
Lợi tức trả chậm
Thu tiền ở
người mua các kỳ sau
TK 632
K/c trị
giá vốn
TK 154,155,156
Trị giá
vốn hàng bán
3.5. Hạch toán bán hàng nội bộ.
Hạch toán bán hàng nội bộ giữa các đơn vị thành viên về nguyên tắc tương tự như hạch toán bán hàng ra bên ngoài, cụ thể:
Khi cung cấp sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ, giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, liên hiệp,... kế toán ghi các bút toán.
BT 1: PA giá vốn của hàng bán
Nợ TK 632
Có TK liên quan (154,155,156)
BT 2: PA doanh thu tiêu thụ nội bộ
Nợ TK 111,112 : Tiền hàng đã thu
Nợ TK 136 (1368) : Số tiền hàng phải thu nội bộ
Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331 (33311) : Thuế VAT đầu ra phải nộp
Các bút toán còn lại (chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại,...) giống như tiêu thụ bên ngoài.
Cuối kỳ: kết chuyển doanh thu thuần và giá vốn hàng bán nội bộ.
Nợ TK 512
Có TK 911
Doanh thu thuần
Nợ TK 911
Có TK 632
Trị giá vốn hàng bán nội bộ
* Trường hợp bán hàng khác:
Dùng vật tư hàng hoá, dịch vụ,... để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ SXKD,... kế toán ghi bút toán sau:
BT 1: PA trị giá vốn hàng xuất bán
Nợ TK 632
Có TK liên quan (154,155,152,156)
BT 2: PA doanh thu dùng cho SXKD hay tiếp tục chế biến
Nợ TK liên quan (627,641,642)
Có TK 512 : Giá thành sản xuất.
Dùng biếu tặng cho CNVC cho khách hàng (bù đắp bằng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng).
Nợ TK 431 : Tính theo tổng giá thanh toán.
Có TK 512 : DT của hàng tương đương.
Có TK 3331 (33311) : Thuế VAT phải nộp
* Nếu dùng biếu tặng phục vụ cho SXKD (khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo, hội nghị khách hàng,..), ghi theo giá bán của hàng tương đương tại cùng thời điểm.
Nợ TK 641, 642 : Tính vào chi phí bán hàng quản lý.
Có TK 512 : Doanh thu chưa có thuế VAT.
Đồng thời số thuế sẽ được khấu trừ : Nợ TK 133 (1331)
Có TK 3331 (33311)
* Trường hợp trả lương thưởng cho CNVC bằng sản phẩm hàng hoá,...
Phản ánh giá vốn.
Nợ TK 632
Có TK liên quan (154,155,156)
Phản ánh doanh thu
Nợ TK 334 : Giá thanh toán với CNV có cả thuế VAT.
Có TK 512 : DT không có thuế VAT
Có TK 3331 (33311) : Thuế VAT phải nộp.
3.6. Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng.
Thể hiện: người bán đem sản phẩm vật tư hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư hàng hoá của người mua, giá trao đổi là giá bán của sản phẩm vật tư hàng hoá đó trên thị trường.
Phản ánh trị giá vốn hàng đem đi trao đổi: Nợ TK 632
Có TK 154,155,156
Phản ánh giá trao đổi (giá bán tương đương) của hàng đem đi.
Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi.
Có TK 511 : Doanh thu bán của hàng đem đi trao đổi.
Có TK 3331 (33311):Thuế VAT đầu ra hàng đem đi trao đổi.
Phản ánh trị giá sản phẩm vật tư hàng hóa nhận về
Nợ liên quan (151,152,153...) : Trị giá hàng nhập kho theo giá chưa có thuế VAT.
Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 131 : Tổng giá thanh toán
4-/ Kế toán hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB, XK và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
Về mặt hạch toán: Doanh thu bán hàng ghi nhận ở TK 511 và ở TK 512 là doanh thu bán bao gồm cả thuế VAT (thuế TTĐB, XK) phải nộp. Các khoản ghi nhận ở TK 531, 532 bao gồm cả thuế VAT trong đó số thuế VAT cuối kỳ phải nộp được ghi nhận vào chi phí quản lý còn thuế TTĐB hay XK được trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần.
Hạch toán giá vốn: tương tự như hạch toán ở doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Xem sơ đồ hạch toán tổng hợp trang bên.
5-/ Kế toán hạch toán nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
Đối với các DN áp dụng phương pháp KKĐK hạch toán chỉ khác với DN áp dụng phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn thành phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành, nhập, xuất kho bán (tiêu thụ), còn việc phản ánh doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu (chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế VAT,...) hoàn toàn giống nhau.
Sự khác b._.iệt:
Đầu kỳ kinh doanh kết chuyển trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK 155 : Trị giá vốn hàng tồn kho đầu kỳ.
Có TK 157 : Trị giá vốn hàng gửi bán chưa bán đầu kỳ.
Đối với giá vốn hàng bán bị trả lại:
- Trường hợp xảy ra tại niên độ kế toán:
Nợ TK 138 (1388) : Cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 334 : Quyết định trừ vào lương.
Nợ TK 821 : Tính vào chi phí bất thường.
Nợ TK 415 : Trừ vào quỹ dự phòng tài chính.
Nợ TK 111,112 : Bán phế liệu thu bằng tiền.
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán bị trả lại.
- Trường hợp trả lại vào niên độ sau:
Nợ TK 531 :
Có TK 911 :
K/C trị giá vốn
hàng bán trong kỳ
K/C trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và
hàng gửi bán chưa chấp nhận
TK 155,156,157
TK 632
TK 911
TK 154
TK 631
K/C trị giá
SPDD đầu kỳ
K/C trị giá
TP,SX trong kỳ
K/C trị giá SPDD cuối kỳ
K/C trị giá HTK cuối kỳ hay gửi bán chưa được chấp nhận
TK 621,622,617
Chi phí SX
trong kỳ
Các bút toán kết chuyển xác định giá vốn hàng bán minh hoạ qua sơ đồ sau:
6-/ Hạch toán chi phí bán hàng.
Để lập được báo cáo kết quả kinh doanh tại đơn vị chuyên thực hiện bán hàng thì đơn vị phải tổ chức hạch toán tổng hợp doanh thu giá vốn và chi phí phục vụ cho bán hàng.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo,...
Sơ đồ hạch toán như sau:
Tập hợp chi phí nhân viên bán hàng
TK 334,338
TK 641
TK 111,152,1388
Các khoản thu hồi ghi giảm CP BH
Tập hợp chi phí vật liệu, bao bì
TK 152
CP công cụ BH (loại phân bổ 1 lần)
TK 153
CP khấu hao TSCĐ dùng cho BH
TK 214
Phân bổ dần CP trả trước
TK 1421
Thuế VAT
TK 335
TK 331,111,112
CP dịch vụ mua ngoài và CP bằng tiền khác
TK 1331
Giá không thuế VAT
Trích trước CP theo kế hoạch
Kết chuyểnchi phíbán hàngtrừ vàothu nhập trong kỳ hay đưa vào chi phí chờ kết chuyển để bảo đảm phù hợp giữa chi phí và doanh thu
TK 911
TK 1422
Đưa vào
chi phí chờ kết chuyển (nếu chi phí lớn hoặc với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài)
K/C trừ
vào thu nhập
Trừ vào kết quả kinh
doanh trong kỳ (nếu chi phí nhỏ hoặc chu kỳ kinh doanh ngắn)
chương II
thực trạng về tổ chức công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc nhà máy Thiết bị Bưu điện
I-/ Đặc điểm chung của nhà máy Thiết bị Bưu điện.
1-/ Quá trình hình thành và phát triển nhà máy Thiết bị Bưu điện.
Nhà máy Thiết bị Bưu điện tên giao dịch là POSTEF là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tổng cục Bưu điện cũ).
Trụ sở chính của nhà máy: Số 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Nhà máy được thành lập năm 1954 mang tên nhà máy Bưu điện truyền thanh trên cở sở diện tích mặt bằng sử dụng 22.000m2 và thiết bị cơ sở của nhà máy dây thép của Pháp.
Cùng với tiến trình lịch sử hơn 40 năm qua. Nhà máy đã không ngừng phát triển đáp ứng nhu cầu về thiết bị cho ngành Bưu điện Việt Nam. Do yêu cầu của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước, nhà máy đã tách ra, nhập vào nhiều lần. Cứ mỗi lần như vậy nhà máy đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình và đã từng bước hoà nhập với guồng máy phát triển chung của xã hội. Đến năm 1955 sau khi Chính phủ có Quyết định thành lập lại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình Tổng công ty mạnh. Nhà máy được quyết định thành lập lại là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập - thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Nhà máy được thành lập lại theo QĐ số 202/QĐ-TCBĐ ngày 15/3/1995 do Tổng cục Bưu điện cấp, giấy phép kinh doanh số 105985 ngày 20/3/1995 do trọng tài kinh tế cấp.
Ngành nghề SXKD của nhà máy:thực hiện sản xuất ra các thiết bị phục vụ cho ngành bưu chính viễn thông, điện tử tin học và các lĩnh vực khác.
Để có thể tồn tại và đứng vững trên nền kinh tế thị trường với tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nhà máy rất coi trọng đến đầu tư sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm có thể thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. Nhà máy đã đặt ra kế hoạch, phương hướng SXKD phù hợp làm tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả SXKD của nhà máy. Cụ thể nhà máy đã đạt được hiệu quả khá cao thông qua một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
1999
1. Nguồn vốn SXKD
triệu đ
8.936
21.108
28.000
34.588
2. Doanh thu
triệu đ
117.300
140.000
162.500
145.600
3. Lợi nhuận
triệu đ
1.521
7.296
7.500
6.715
4. Thuế nộp ngân sách
triệu đ
5.005
6.256
8.124
7.455
5. Đầu tư mới
triệu đ
10.739
12.000
20.000
15.000
6. Tổng quỹ lương
triệu đ
4.750
64.98
7.240
6.325
7. Số lượng lao động
triệu đ
458
404
516
450
8. Thu nhập bình quân người/tháng
triệu đ
0,864
1,609
1,403
1,405
Để đạt được kết quả trên cán bộ công nhân viên của nhà máy đã nỗ lực phấn đấu không ngừng vượt qua mọi khủng hoảng thăng trầm của chính mình, đặc biệt với sự nhận thức đúng đắn về điều kiện hoạt động của nhà máy trên nền kinh tế thị trường hiện nay cùng những định hướng chiến lược và sách lược nhạy bén, đúng hướng của bộ máy lãnh đạo. Nhà máy đã tìm ra bước đi phù hợp tạo điều kiện cho nhà máy ngày càng phát triển đi lên một cách vững chắc.
2-/ Đặc điểm SXKD.
Nhà máy Thiết bị Bưu điện (NMTBBĐ) là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Nhà máy thực hiện sản xuất ra sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho ngành bưu điện, hầu hết các bưu điện thuộc các tỉnh thành trong cả nước đều sử dụng thiết bị do nhà máy sản xuất ra. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường sự đa dạng hoá các phương thức bán hàng, sự cạnh tranh là tính sống còn của mỗi doanh nghiệp. Do vậy nhà máy đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, mạnh dạn vay vốn của ngân hàng và CBCNV trong nhà máy, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị trang bị dây chuyền lắp ráp điện tử hiện đại, nâng cao tay nghề tay nghề của công nhân lao động và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra nhà máy còn liên doanh, liên kết đầu tư tận dụng vốn và kỹ thuật cao để áp dụng vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao không thua kém hàng ngoại nhập.
Trong xu thế phát triển của đất nước, nhà máy là đơn vị hàng đầu trong sản xuất cung cấp thiết bị cho ngày bưu điện Việt Nam - một trong những ngành đang phát triển nhất hiện nay.
3-/ Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ở nhà máy.
Để tiêu thụ sản phẩm của nhà máy sản xuất ra làm mục tiêu chính trong dự án kinh doanh của NMTBBĐ nói riêng cũng như đối với toàn bộ các doanh nghiệp SXKD nói chung. Tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường không doanh nghiệp nào lại không quan tâm đến tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra. Có thực hiện tốt khâu bán hàng doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp các chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất giản đơn và thực hiện giá trị của lao động thặng dư thu lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhà máy thực hiện sản xuất ra sản phẩm hàng năm với khối lượng rất lớn nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau (có tới 350 loại sản phẩm). Để có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn như vậy nhà máy đã đầu tư xây dựng thành lập ra các CN, các quầy hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm bảo hành và bố trí các kỹ thuật viên hướng dẫn cách sử dụng, lắp đặt sản phẩm cho khách hàng. Do vậy mà sản phẩm của nhà máy tiêu thụ hàng năm với số lượng lớn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trên mọi miền đất nước mua sản phẩm của nhà máy.
4-/ Tổ chức quản lý của NMTBBĐ.
Ngày nay cùng đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần đi đôi với chủ trương mở rộng quyền tự chủ SXKD của đơn vị kinh tế, cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp cần được đa dạng hoá với cơ cấu sở hữu quy mô và trình độ kỹ thuật của từng loại hình DN. Để đáp ứng với tình hình SXKD một cách tốt nhất hiện nay NMTBBĐ đưa ra mô hình quản lý sản xuất như sau:
sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
nhà máy thiết bị bưu điện
Phó GĐ kỹ thuật
Giám đốc
PX PVC
PX bưu chính
PX khuôn mẫu
PX9
PX2
PX1
Các PXSX
Trung tâm bảo hành
P. hành chính bảo vệ
P. kiểm tra CLSP
P. công nghệ
P. điều độ sản xuất
P. kế toán thống kê
P. vật tư
P. kế hoạch
P. đầu tư phát triển
P. tổ chức LĐ TL
Phó GĐ kinh doanh
Ban nguồn
Chi nhánh
Miền Nam
Chi nhánh
Miền Bắc
Chi nhánh
Miền Trung
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ gián tiếp
Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
Giám đốc là người đại diện cho nhà máy chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật toàn bộ hoạt động SXKD của nhà máy có nhiệm vụ điều hành quản lý toàn nhà máy.
Phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo công tác kỹ thuật cho các bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất.
Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chức năng tham gia vào quá trình quản lý của nhà máy.
Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Các CN thực hiện bán sản phẩm cho nhà máy bao gồm:
CN Miền Bắc : Số 2 Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội
CN Miền Trung : Số 598 Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội
CN Miền Nam : Số 27B Nguyễn Đình Chiểu - Quận 1-TP Hồ Chí Minh
Mỗi chi nhánh là 1 phòng kinh doanh độc lập nhưng chịu sự điều hành của ban giám đốc nhà máy. Ban giám đốc quản lý mọi mặt và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của các chi nhánh:
- Giao sản phẩm sản xuất cho các chi nhánh thực hiện tiêu thụ (bán hàng). Nhà máy đã thực hiện chiết giá cho các chi chánh với tỷ lệ là 1,5% giá bán nhằm khuyến khích bán sản phẩm cho mình. Kết quả kinh doanh của các chi nhánh trích lập quỹ cho nhà máy theo tỷ lệ nhất định do nhà máy quy định.
-Những hợp đồng mua bán lớn do chi nhánh tìm kiếm được giám đốc, phó giám đốc, người được giám đốc uỷ quyền bằng văn bản ký duyệt vì bản thân các chi nhánh không có tư cách pháp nhân để ký kết.
Có thể nói bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức khá hợp lý và chặt chẽ chính vì vậy nhà máy đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực SXKD của mình. Cụ thể là sản phẩm do nhà máy sản xuất được người tiêu dùng tin cậy tạo cho nhà máy có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và trong tương lai sẽ có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
5-/ Tổ chức bộ máy kế toán.
NMTBBĐ là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn. Bộ máy kế toán là bộ phận chức năng nằm trong bộ máy quản lý của nhà máy thực hiện chức năng quản lý tài chính theo dõi kiểm tra mọi hoạt động SXKD dưới hình thức tiền tệ, vốn, theo dõi nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong nhà máy. Đồng thời đáp ứng được mọi yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho ban lãnh đạo giúp ban lãnh đạo có cơ sở để phân tích hoạt động SXKD từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, phương hướng SXKD kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất.
Căn cứ yêu cầu quản lý hoạt động SXKD, cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy theo mô hình tập trung thể hiện dưới sơ đồ dưới đây.
sơ đồ bộ máy kế toán nhà máy thiết bị bưu điện
Kế toán tài sản cố định
Giám đốc
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán
chi tiết
Bộ phận kế toán
tổng hợp
Kế toán nguyên vật
liệu
Kế toán lương
BHXH
Kế toán thành phẩm,
tiêu
thụ
Kế toán thanh toán
Thủ qũi
Tổng hợp kiểm tra
Kế hoạch tài chính
Tổ kế toán chi nhánh Miền Bắc
Tổ kế toán chi nhánh Miền Trung
Tổ kế toán chi nhánh Miền Nam
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ gián tiếp
Giám đốc
Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp (Kiêm phó phòng)
Kế toánTSCĐ
Kế toánNVL
Kế toánlương BHXH
Kế toánTP và TT
Kế toánthanh toán
Thủ quỹ
Các nhân viên kinh tế phân xưởng
Kế toán bán hàng tại các CN
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ gián tiếp
Bộ máy kế toán nhà máy dưới sự chỉ đạo công tác kế toán của kế toán trưởng, bộ phận kế toán chức năng thực hiện các phần hành công việc kế toán khác nhau cụ thể phải ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các đối tượng quản lý cần ghi chép chi tiết để:
- Giúp cho nhà máy quản lý chặt chẽ tài sản và hiện vật (TSCĐ, hàng tồn kho, vốn bằng tiền,...), nợ phải thu, nợ phải trả, chi phí SXKD,...
- Cung cấp thông tin chi tiết phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh.
- Đảm bảo chính xác tuyệt đối của việc ghi sổ kế toán.
- Xác định rõ số dư của tài sản cần kiểm kê tại thời điểm kiểm kê đảm bảo tính thực tế của số liệu kế toán.
6-/ Tổ chức kế toán bán sản phẩm ở nhà máy và tại các CN bán hàng.
Do các CN bán sản phẩm không nằm trong nhà máy nên bắt buộc nhà máy phải bố trí đầy đủ bộ phận quản lý cũng như kế toán tại CN. Việc bố trí đầy đủ các nhân viên kế toán ở khâu này có ý nghĩa rất quan trọng phản ánh trung thực chính xác doanh thu ghi phí và các tài sản, sự vận động của tài sản trong quá trình bán hàng. Mặt khác nó cũng là công việc thực thi các chính sách quyết định hợp lý nhất cho sản phẩm được bán ra nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến mua, tăng cường dòng tiền thu về được nhiều hơn, hạn chế thấp nhất rủi ro trong kinh doanh. Nhiệm vụ của kế toán tại nhà máy viết các hoá đơn chứng từ phát sinh tại nhà máy và viết phiếu “xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”, phản ánh vào thẻ kho và các sổ theo dõi quản lý số lượng sản phẩm gửi đi các chi nhánh bán hàng. Lập các báo cáo tồn kho hàng gửi bán hàng quý cho ban lãnh đạo. Kế toán tổng hợp tổng hợp số liệu qua các báo cáo quyết toán của các chi nhánh và toàn nhà máy để xác định kết quả kinh doanh toàn nhà máy, lập ra các báo cáo tài chính bắt buộc.
Kế toán tại các CN viết hoá đơn chứng từ bán hàng, phản ánh trung thực chính xác mọi nghiệp vụ bán hàng vào sổ sách kế toán lập ra các báo cáo quyết toán hàng quý để thực hiện quyết toán với nhà máy, cung cấp nguồn số liệu của đơn vị mình cho kế toán tổng hợp của nhà máy theo yêu cầu.
* Hệ thống chứng từ phản ánh nghiệp vụ bán hàng bao gồm:
Hoá đơn GTGT, phiếu hợp đồng vận chuyển, các hợp đồng bán hàng, các văn bản yêu cầu của khách hàng về số hàng trả lại, giảm giá, các phiếu thu, phiếu chi, các giấy thông báo nợ, có của ngân hàng, các phiếu kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (của nhà máy), các thẻ kho và các hoá đơn chứng từ khác. Tất cả các hoá đơn chứng từ này đều được sự phê duyệt, ký xác nhận của trưởng chi nhánh.
* Hệ thống tài khoản áp dụng vào hạch toán nghiệp vụ bán hàng.
Do đặc điểm quản lý phân cấp và công tác kế toán cũng phân cấp (theo sơ đồ trên) cho nên công tác hạch toán tại chi nhánh và tại nhà máy về nghiệp vụ bán hàng có mối liên hệ với nhau qua TK 336 - phải trả nội bộ, TK 136 - phải thu nội bộ để phản ánh quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới về cấp vốn và thanh toán các khoản phải thu phải nộp cụ thể qua 2 sơ đồ kế toán:
- Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh tại nhà máy (trang bên)
- Sơ đồ hạch toán kết quả bán hàng tại chi nhánh (trang bên).
* Hình thưc kế toán áp dụng cho kế toán bán hàng tại chi nhánh .
Để có thể theo dõi hạch toán chi tiết, cung cấp các thông tin nhanh nhạy, kịp thời kế toán đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” do vậy kế toán bán hàng thực hiện ghi sổ theo trình tự sau:
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
tại chi nhánh miền bắc - Nhà máy thiết bị Bưu điện
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Nhật ký chung
Sổ chi tiết TK 131,111,336,156,3331,133,641,632...
Nhật ký bán hàng, Nhật ký quỹ
Sổ cái các tài khoản
Bảng tổng hợp các sổ chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo quyết toán
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung: là sổ tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ bán hàng xảy ra tại chi nhánh. Căn cứ để ghi vào các chứng từ gốc và tổng hợp cuối tháng từ Nhật ký bán hàng, Nhật ký quĩ để thực hiện bút toán kết chuyển ngay trên sổ Nhật ký chung ghi vào sổ cái.
Sổ Nhật ký bán hàng: phản ánh các nghiệp vụ về bán chịu.
Sổ Nhật ký quỹ: phản ánh tổng hợp thu chi tiền mặt, tiền gửi, căn cứ để ghi vào sổ là các phiếu thu, phiếu chi,...
Sổ chi tiết: dùng để theo dõi hạch toán chi tiết các đối tượng cần quản lý chi tiết như từng khách hàng, từng loại hàng,...
Sổ cái: phản ánh các bút toán kết chuyển tổng hợp từ Nhật ký chung là cơ sở để lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo quyết toán.
Bảng tổng hợp: tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết để lập báo cáo quyết toán.
Báo cáo quyết toán: thường lập cuối quý bao gồm báo cáo kết quả và một số bảng tổng hợp, bảng cân đối tài khoản.
II-/ Thực trạng công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc của NMTBBĐ.
NMTBBĐ là một đơn vị SXKD nên công tác quản lý tài chính trong nhà máy đều phải tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành. Đặc biệt với công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng đều nằm dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Người luôn nắm vững các chế độ chính sách của Nhà nước, các chế độ về kế toán, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính ban hành đều được xem xét kỹ lưỡng phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà máy đưa vào áp dụng kịp thời. Chế độ kế toán ban hành theo QĐ 1141/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính đang được áp dụng triệt để tại nhà máy nó được xem như công cụ hữu hiệu nhất cho quản lý tài chính tại nhà máy đảm bảo cho các thông tin cung cấp trung thực, chính xác cao giúp cho Ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn nâng cao hiệu quả SXKD.
Theo luật thuế GTGT chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1999 thì phương pháp tính thuế của nhà máy là phương pháp khấu trừ thuế với hai mức thuế suất là 5% và 10%. Do vậy kế toán bán hàng phải xác định được thuế GTGT đầu ra để khấu trừ với thuế GTGT đầu vào.
1-/ Kế toán xuất kho thành phẩm tiêu thụ.
Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán này là quản lý thành phẩm, quản lý số lượng sản phẩm xuất đi cho các chi nhánh tiêu thụ.
Khi các chi nhánh đã yêu cầu nhập kho thêm sản phẩm của nhà máy, nhân viên các chi nhánh sẽ đến làm thủ tục nhận hàng, kế toán viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu này được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho chi nhánh, liên 3 dùng để thanh toán.
Ví dụ: ngày 9/2/2000 thực hiện xuất kho cho CN 1 kế toán lập phiếu như sau:
Đơn vị:
Địa chỉ:
Mẫu số 03 VT-3LL
Ban hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Phiếu xuất khokiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 9 tháng 2 năm 2000Liên 1: Lưu
Quyển số 57
N0 - 00341
Căn cứ điều động số: .... ngày ...... tháng ...... năm ...... của ...... về việc ........................
..........................................................................................................................................
Họ và tên người vận chuyển :
Phương tiện vận chuyển :
Xuất tại kho : Thành phẩm
Nhập tại kho : Hàng hoá CN1
TT
Tên hàng, quy cách
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
1
Dấu ngang ĐT3
cái
243
243
20.000
4.860.000
2
Dấu ngang ĐT61
cái
202
202
51.000
10.302.000
3
Bảo An DS301
cái
1.843
1.843
15.000
27.645.000
Cộng
42.807.000
Xuất ngày .... tháng ... năm ...
Nhập ngày .... tháng ... năm ...
Người lập phiếu(Ký, họ tên)
Thủ kho xuất(Ký, họ tên)
Người vận chuyển(Ký, họ tên)
Thủ kho nhập(Ký, họ tên)
Kế toán ghi phải phản ánh đầy đủ số liệu yêu cầu của chi nhánh theo từng loại sản phẩm, tổng trị giá hàng xuất kho, sau đó ký và xác nhận yêu cầu các người có liên quan ký xác nhận, kế toán tiến hành phản ánh theo dõi vào thẻ kho cho CN 1 như sau:
Đơn vị:
Địa chỉ:
Mẫu số 06 VTBan hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Thẻ kho
Ngày lập thẻ:
Tờ số: 1
Mã số: 54
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư sản phẩm hàng hoá: dấu ngang DT61.
Đơn vị tính: cái
TT
Chứng từ
Trích yếu
Ngày N-X
Số lượng
Ký xác nhận
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tháng 2
20
341
9/2/00
Chi nhánh 1
202
397
21/2/00
Chi nhánh 1
130
.........
Trên cơ sở các thẻ kho được lập như vậy hàng quí kế toán tiến hành tổng hợp số lượng sản phẩm xuất kho trên từng thẻ kho của từng loại sản phẩm đối với mỗi chi nhánh để lập bảng số phát sinh nợ TK 157.
Bảng tổng hợp số phát sinh nợ TK 157
Quý 1/2000
Mã
Tên vật tư hàng hoá
Số lượng
Giá hạch toán
TK 154
TK 155
1
Phiến FL10
1.629
12.000
960.000
18.588.000
2
Phiến FS10
315
150.000
16.500.000
30.750.000
.............
616
Thanh luồn cáp 1,2m
360
20.400
1.020.000
63.324.000
617
Thanh luồn cáp 1,5m
847
25.500
2.728.500
18.870.000
.............
Cộng
924.000.000
6.763.842.000
Bảng tổng hợp số phát sinh loại này chỉ theo dõi số lượng và trị giá của từng loại sản phẩm xuất đi tiêu thụ thôi chứ không phản ánh số lượng hàng đã bán được là bao nhiêu. Do vậy kế toán tại chi nhánh phải gửi về bản kê bán hàng (bảng giá vốn) thì kế toán mới phản ánh số lượng thực tế hàng xuất đó vào bảng số phát sinh có TK 157 hàng đã được bán.
Dựa trên bảng phát sinh nợ và bảng phát sinh có TK 157 kế toán phải lập báo cáo tồn kho từng quý cho từng CN. Báo cáo này phản ánh chi tiết số lượng hàng hoá đã bán được xác định vào giá vốn và số lượng hàng bị trả lại (ghi số âm).
Ví dụ: căn cứ vào số lượng xuất gửi đi bán và số lượng đã bán được của CN 1 thông qua các bảng kê bán hàng kế toán tổng hợp lập báo cáo tồn kho hàng gửi bán như sau:
báo cáo tồn kho hàng gửi bán cn1
Quý 1/2000
Mã
Tên vật tư hàng hoá
ĐVT
Số lượng
Giá bán
Giá HT
TT GHT 632
TT GB 632
1
Phiến FL10
cái
265
16.745
12.000
3.180.000
4.437.425
2
Phiến FS10
cái
-4
251.175
150.000
-600.000
-1.004.700
.............
616
Móc treo cáp chữ J
cái
600
11.820
12.750
7.650.000
7.092.000
617
Kẹp cáp
cái
914
8.865
10.000
9.140.000
8.102.610
.............
Cộng
4.963.875.928
6.536.806.134
2-/ Thực tế kế toán bán hàng tại CN miền Bắc.
Công việc chủ yếu là kế toán bán hàng tại CN còn kế toán tại nhà máy chỉ tham gia vào theo dõi số lượng sản phẩm xuất cho CN và kế toán tổng hợp sẽ thực hiện tổng hợp toàn bộ số liệu từ CN gửi về cùng toàn nhà máy để lập báo cáo tài chính bắt buộc.
2.1. Nhiệm vụ thực hiện kế toán chi tiết bán hàng tại CN.
Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng và kế toán tổng hợp trên nhà máy tại CN miền Bắc có 02 nhân viên kế toán thực hiện công việc như sau:
- Hàng ngày viết các hoá đơn chứng từ khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, hạch toán ban đầu, thu nhận xử lý các thông tin ban đầu cung cấp các thông tin về tình hình doanh thu chi phí và kết quả thông qua việc vận dụng tốt hệ thống chứng từ kế hoạch luân chuyển chứng từ và ghi chép kế toán tại CN.
- Phản ánh trung thực đầy đủ những nghiệp vụ bán hàng xảy ra hàng ngày vào sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, cuối tháng cuối quí lập các bảng kê chi tiết, bảng tổng hợp tài khoản về bán hàng (như bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ, bảng giá vốn, bảng chi tiết công nợ,...) gửi về kế toán tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ tại nhà máy kịp thời để kế toán theo dõi vào sổ theo dõi bán hàng của từng CN lập báo cáo tổng hợp hàng tồn kho gửi bán, tổng hợp doanh thu phục vụ cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo quản lý nội bộ trong nhà máy.
- Cuối quý tổng hợp số liệu từ các sổ theo dõi phản ánh về bán hàng qua các sổ chi tiết, sổ tổng hợp lập ra báo cáo quyết toán của CN mình gửi về kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng) thực hiện quyết toán với nhà máy để kế toán tổng hợp chung cho toàn nhà máy lập ra các báo cáo tài chính bắt buộc, các báo cáo quyết toán của CN này đều phải có chữ ký xác nhận của trưởng CN và kế toán tổng hợp tại CN.
2.2. Trình tự công tác kế toán bán hàng.
Số lượng khách hàng đến CN mua là rất lớn chủ yếu là các bưu điện ở các tỉnh thành phố, thị trấn, thị xã, quận huyện trong toàn miền Bắc. Bán hàng tại CN này là bán trực tiếp không qua các đại lý ký gửi hay các hãng bán buôn nào bởi vì sản phẩm bán ra chỉ bán cho khách hàng là bưu điện, nó là hàng công nghiệp sử dụng cho mạng bưu chính viễn thông. Hiện nay CN chưa giao cho các hãng đại diện bán hàng tại thành phố, tỉnh nào trên miền Bắc cho nên khách hàng đến mua hàng trực tiếp phải liên hệ thoả thuận mua bán tại CN. Tất cả các sản phẩm xuất bán cho khách hàng đều phải làm thủ tục xuất kho hàng hoá của CN quản lý.
Đối với khách hàng đến mua hàng của CN có thể phân làm 2 loại khách hàng: Khách hàng trực tiếp đến CN thoả thuận làm thủ tục mua hàng và khách hàng thoả thuận thông báo cho CN mua hàng qua điện thoại, fax,... Chi nhánh phải tổ chức vận chuyển hoặc thuê vận chuyển đến tận nơi khách hàng yêu cầu.
Phương thức thanh toán áp dụng bán hàng tại CN được phân làm 2 loại đó là: phương thức thanh toán ngay và phương thức thanh toán trả chậm. thanh toán ngay thì khách hàng trực tiếp thanh toán với kế toán tại CN bằng tiền mặt (thường là khách hàng đến mua trực tiếp) còn khách hàng trả chậm thì sau khi giao hàng một thời gian thì khách mới thực hiện thanh toán, có thể đến CN thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng (thường là khách hàng mua trả chậm còn nợ đọng).
Hàng ngày khi khách hàng đến mua hàng tại CN kế toán viết hoá đơn GTGT cho khách hàng, nếu khách hàng thanh toán ngay thì trên hoá đơn ghi rõ hình thức thanh toán tiền mặt, nếu khách hàng còn nợ, trả chậm thì hình thức thanh toán là chậm. Hoá đơn GTGT lập thành 3 liên. Liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để thanh toán. Trên hoá đơn này kế toán phải phản ánh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu về số lượng, đơn giá, cộng tiền hàng, tiền thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán, hình thức thanh toán,... (mẫu như sau).
Hoá đơn (GTGT)
Liên 1: Lưu
Ngày 10 tháng 2 năm 2000
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
EH/99-B
N0 085598
Đơn vị bán hàng: Nhà máy TBBĐ
Địa chỉ: 61 Trần Phú - HN Số tài khoản: 710A.00009 NHCT Ba Đình - HN
Điện thoại:................................................MS: 0100686865 - 1
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty điện thoại BĐ Yên Bái.
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Chậm MS: 5200126376 - 1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Điện thoại V701
cái
100
164.000
16.400.000
2
Dây lại ĐT
cái
50
5.000
250.000
3
Hộp rắc ĐT
cái
50
3.000
150.000
4
Gửi hàng BĐ
cái
150.000
Cộng tiền hàng:
16.950.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:
1.695.000
Tổng cộng tiền thanh toán
18.645.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu sáu trăm bốn lăm ngàn đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ, tên)
Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Đối với những khách hàng thoả thuận mua qua địên thoại, Fax... Kế toán cũng viết hoá đơn GTGT theo thỏa thuận rồi thực hiện vận chuyển tới địa điểm yêu cầu của khách hàng. Quá trình giao hàng này phải được xác nhận bằng văn bản: “Biên bản giao nhận hàng hoá” mẫu như sau:
Tổng công ty BCVT Việt Nam
Nhà máy thiết bị bưu điện
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---o0o---
Biên bản giao nhận hàng
Căn cứ hợp đồng số:....................ngày / / , giữa nhà máy Thiết bị bưu điện với:
Hôm nay, ngày tháng năm , chúng tôi gồm:
+ Bên giao: - Ông : Ngô Văn Thuấn.
- Chức vụ : Tiếp thị.
- Đại diện cho : Nhà máy Thiết bị bưu điện.
+ Bên nhận: - Ông :
- Chức vụ :
- Đại diện cho : Bưu điện Đông Triều.
Tiến hành giao nhận hàng tại địa điểm:
Gồm:
- Hoá đơn số : 85549 ngày 25 tháng 3 năm 2000
- Nội dung : Giao nhận thiết bị viễn thông.
Số thị trường
Tên sản phẩm
Đơn vị
Số lượng theo hoá đơn
Số lượng thực tế giao nhận
Chất lượng
Ghi chú
1
TS200-100K
cái
01
01
tốt
2
TS100-50K
cái
15
15
tốt
3
TS100-30K
cái
20
20
tốt
Tổng cộng
Hai bên giao nhận đầy đủ hàng và hoá đơn
Biên bản lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên giao
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bên nhận(Ký và ghi rõ họ tên)
Tất cả các nghiệp vụ phản ánh trên hoá đơn GTGT dù là hình thức thanh toán ngay (tiền mặt) hay hình thức thanh toán chậm (chậm) được kế toán ghi chép phản ánh ngay vào sổ “Sổ theo dõi bán hàng” sau khi viết hoá đơn xong. Sổ này được dùng để ghi chép cập nhật hàng ngày càng nghiệp vụ bán hàng thể hiện rất chi tiết các nội dung bán như: tên khách hàng, tên sản phẩm hàng hoá bán cho khách theo hoá đơn GTGT là cơ cở để theo dõi phản ánh tiếp vào sổ sách sau này. Mẫu sổ theo dõi bán hàng được kế toán ghi chép thủ công không thiết kế trên máy, mẫu như sau:
Sổ theo dõi bán hàng năm 2000
Ngày
Số HĐ
Tên đơn vị mua hàng
Nội dung mua
Đơn giá
Thành tiền
VAT
Cộng
Tên sản phẩm
Số lượng
..........
Cộng tháng 2
1/2
83768
Bưu điện Hà Nam
ĐT V701
10c
137.900
1.379.000
137.900
1.516.900
1/2
83769
C.ty DVVT BĐ
KP600-250x2K
20c
2.839.000
56.780.000
5.678.000
62.458.000
10/2
85598
Bưu điện Yên Bái
ĐT V701
100c
164.000
16.400.000
Dây lắp ĐT
50c
5.000
250.000
Hộp rắc ĐT
50c
3.000
450.000
Gửi hàng BĐ
150.000
..........
16.950.000
1.695.000
18.645.000
Cộng tháng 3
2.902.530.092
235.305.779
3.137.835.871
.............
Song song với việc phản ánh nghiệp vụ bán hàng vào sổ theo dõi bán hàng kế toán còn căn cứ vào hoá đơn GTGT để phân chúng thành hai loại theo phương thức thanh toán đó là phương thức thanh toán ngay và phương thức thanh toán chậm để phản ánh vào sổ liên quan. Các hoá đơn có hình thức thanh toán ngay (bằng tiền mặt) là rất ít kế toán tập hợp riêng để phản ánh vào bảng kê hoá đơn chứng từ dịch vụ hàng hoá bán ra cho từng tháng đến cuối tháng tính tổng cộng doanh số bán ra để ghi vào sổ Nhật ký chung, mẫu Bảng kê hoá đơn chứng từ dịch vụ hàng hoá bán ra như sau:
Mẫu số: 02/GTGT
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra cN1
Tháng 3 năm 2000
Tên cơ sở kinh doanh: Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Mã số: 0100686865-1
Địa chỉ: 61 Trần Phú. TK 1111
Chứng từ
Tên khách hàng
TK
Mức thuế
Doanh số bán (chưa có thuế)
Thuế giá trị gia tăng
Tổng cộng
Số
Ngày
Nợ
Có
20270
1/3
Hưng - PX4
1111
511
10%
56.000
5.600
61.600
20271
6/3
C.ty gạch ốp lát Hà Nội
1111
511
10%
960.000
96.000
1.056.000
20272
7/3
Lan - Hải Phòng
1111
511
10%
1.801.000
180.000
1.981.000
20273
12/3
Thuỷ - 17 Hàng Bài
1111
511
10%
800.000
80.000
880.000
20021
13/3
Bình-Bộ tư lệnh thông tin
1111
511
5%
3.000.000
150.000
3.150.000
................
Cộng
210.164.800
16.589.100
226.744.900
Phát sinh cùng với hoá đơn GTGT đã thanh toán ngay đó là nghiệp vụ thu tiền khách hàng thanh toán ngay tiền hàng với kế toán, kế toán sẽ lập phiếu thu để phản ánh. Nguyên tắc đối với kế toán viết phiếu thu, phiếu chi là chỉ khi nào nhận được tiền thì mới phản ánh, khi nào có văn bản cụ thể về chi tiền mới phản ._. ghi:
Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi.
Có TK 131 : Phải thu khách hàng hoặc
Có TK 138 : Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán theo dõi khoản nợ này trong vòng 5 năm.
- Tính số dự phòng cho niên độ kế toán sau:
Trường hợp số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán sau ít hơn số dự phòng đã lập của niên độ kế toán trước thì số chênh lệch được hoàn nhập vào thu nhập bất thường: Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi.
Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường.
- Trường hợp số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán sau nhiều hơn số dự phòng đã lập còn lại của niên độ kế toán trước thì số phải lập dự phòng bổ sung ghi:
Nợ TK 642 (6426) : Chi phí quản lý DN.
Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi.
Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý cho xoá nợ nếu sau đó lại thu hồi được, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được ghi:
Nợ TK 111, 112 :
Có TK 721 : Thu nhập bất thường.
Đồng thời ghi Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.
Giải pháp 6: Giải quyết hàng tồn kho, tồn đọng.
Hiện nay hàng tồn kho tại nhà máy là rất lớn có những loại sản phẩm không bán được còn tồn lại kho ví dụ như ống nhựa PVC các năm trước thì doanh thu về số ống nhựa này là rất cao nhưng hiện giờ thì sản phẩm không bán được do có một số hãng sản xuất khác cạnh tranh vậy nhà máy cần có biện pháp tháo gỡ vấn đề này.
1. Cần phải tìm hiểu thị trường có những khoảng trống ở vùng nào chưa có sản phẩm cạnh tranh đưa đến đẩy mạnh tiêu thụ ở vùng miền đó. Nhà máy cần phải tính toán chặt chẽ chi phí lưu thông trước khi quyết định.
2. Hạ thấp giá thành sản phẩm bán ra: do tính đặc thù sản phẩm của nhà máy có vòng đời ngắn nên phải chớp nhoáng thời cơ sản phẩm được khách hàng mua nhiều nên đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ, cứ tình trạng tiêu thụ như hiện nay hàng càng để lâu thì sẽ có nguy cơ không tiêu thụ được “bán không ai mua, cho không ai lấy” phải để làm phế liệu nhất là các sản phẩm ép nhựa cho nên lúc thị trường đang cần thì giải quyết ngay các sản phẩm này bằng cách hạ giá thành sản phẩm.
3. Hiện nay nhà máy mới chỉ đạo cho các CN tiêu thụ với thị trường rộng như vậy mà các CN lại chỉ bán theo phương pháp trực tiếp là chưa ổn mặc dù hàng bán được giá cao nhưng về khả năng thu hồi vốn sẽ rất chậm (do khách hàng nợ nần dây dưa) và khách hàng đến tận nơi mua sẽ ít đi. Nhà máy nên bán sản phẩm qua một số kênh trung gian như đại lý, các hãng bán buôn bán lẻ và số hàng bán sẽ được cùng thời gian trên diện rộng hơn khiến cho sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn qua trình thu hồi vốn sẽ chỉ thu trực tiếp từ các hãng trung gian không phải thu từ khách hàng, giảm bớt công nợ đối với khách hàng trực tiếp mua nợ nần như hiện nay.
Nhiệm vụ của kế toán trong việc xử lý hàng tồn kho bị giảm giá.
- Kế toán cần theo dõi quản lý chi tiết theo từng loại sản phẩm của nhà máy sản xuất ra căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức sau:
= x -
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hoá bị giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho của nhà máy. Bảng kê là căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán:
Cuối niên độ kế toán căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại vật tư hàng hoá, kế toán tính toán xác định mức trích lập dự phòng:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN
Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối niên độ kế toán sau kế toán tiến hành hạch toán hoàn nhập dự phòng toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối niên độ trước vào thu nhập bất thường.
Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá HTK.
Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường.
Đồng thời xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới phải lập cho niên độ kế toán sau:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN.
Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hàng tháng kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN vào TK 911 để xác định kết quả trong khi số thành phẩm tồn kho là khá lớn và không đồng đều do đó dẫn đến nhà máy đã làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thu được làm cho kết quả kinh doanh của nhà máy không phản ánh chính xác và ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Do vậy kế toán cần phải phân bổ số chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho hàng tồn kho cuối kỳ và hàng bán ra trong kỳ.
CPBH/CPQLDNphân bổ cho TP tồn cuối kỳ
=
CPBH/CPQLDN phân bổ cho HTK đầu kỳ
+
CPBH/CPQLDNphát sinh trong kỳ
x
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Trị giá hàng cuối kì
+
Trị giá hàng xuất trong kỳ
Khi đó CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ sẽ được tính:
= + -
Sau đó kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 911 : Số phân bổ cho hàng bán ra.
Có TK 142 (1422) : Số phân bổ cho hàng tồn cuối kỳ.
Có TK 641, 642.
Nếu thực hiện như trên thì kết quả kinh doanh của nhà máy mới chính xác sát với thực trạng và công việc lập kế hoạch SXKD, tiêu thụ một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của mình.
Giải pháp 7: Hạch toán ở bộ phận bảo hành sản phẩm.
Hiện nay nhà máy mới thành lập trung tâm bảo hành sản phẩm về phương pháp hạch toán tại bộ phận này là chưa có, kế toán mới chỉ theo dõi chung tổng hợp vào với nhà máy do vậy cần để cho bộ phận này tiến hành hạch toán độc lập và quyết toán với nhà máy. Kế toán trưởng nên xem xét và áp dụng ngay Thông tư số 10 TC/CĐKT hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DN ban hành ngày 20/3/1997.
1. Hạch toán ở bộ phận sửa chữa bảo hành.
- Khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621, 622, 627
Có TK 111,152,214,334...
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, ghi số theo định khoản.
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 621,622,627
- Khi công việc sửa chữa, bảo hành sản phẩm hoàn thành, bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng hoá.
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Số thu về sửa chữa bảo hành sản phẩm mà cấp trên và đơn vị nội bộ phải thanh toán, kế toán ghi sổ theo định khoản.
Nợ TK 111,112,136
Có TK 152 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
2. Hạch toán ở đơn vị có sản phẩm phải bảo hành.
- Trường hợp cần tính trước chi phí bảo hành.
+ Khi tính trước chi phí bảo hành sản phẩm kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6415)
Có TK 335 - Chi phí phải trả
+ Số tiền phải trả cho cấp dưới, cho đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành kế toán ghi sổ theo định khoản.
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 336,111,112
+ Khi hết thời hạn bảo hành sản phẩm, tính xác định số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với số trích trước về chi phí bảo hành, nếu số chi phí thực tế lớn hơn số tính trước về chi phí bảo hành, số chênh lệch kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6415)
Có TK 335 - Chi phí phải trả
Nếu chi phí bán hàng nhỏ hơn số đã trích trước thì hạch toán giảm chi phí bán hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 641 - Chi phí bán hàng (6415)
- Trường hợp không trích trước chi phí bảo hành, số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị bảo hành, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6415)
Có TK 111,112,336
Giải pháp 8: áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán.
Hiện nay nhà máy áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán đã gặp phải những khó khăn đã nêu. Vậy nhà máy nên thực hiện các công việc sau.
- Thực hiện nối mạng máy vi tính từ trung tâm phòng kế toán tổng hợp tại nhà máy xuống các CN bán sản phẩm để hệ thống hoá thông tin, các kế toán chi tiết phải thực hiện nhập số liệu trung thực, chính xác vào máy từ các chứng từ gốc, phản ánh nghiệp vụ bán hàng phát sinh. Kế toán tổng hợp sẽ dùng lệnh luân chuyển các dữ liệu về nhà máy để xử lý đảm bảo cho thông tin phản ánh chính xác kế toán sẽ hoàn toàn xử lý trên máy không phải bận rộn với công việc thủ công đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo và kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính kịp thời gian hơn.
Trình tự xử lý thông tin trên máy như sau:
Dữ liệu đầu vào
- Nhập các chứng từ liên quan đến BH, chi phí BH, CP QLDN
- Thuế GTGT
- Các giảm trừ doanh thu.
- Các khoản chiết khấu.
- Các bút toán kết chuyển chi phí doanh thu BH.
- Các tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, CP QLDN
Khai báo yêu cầu thông tin đầu ra cho máy vi tính
(Sổ Cái, sổ Nhật ký chung, khai báo doanh thu, kết quả,...)
Máy vi tính xử lý thông tin và đưa ra sản phẩm
Thông tin đầu ra
- Các sổ kế toán liên quan.
- Báo cáo doanh thu và kết quả theo từng đối tượng chi tiết.
- Báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo tài chính)
Giải pháp 9: Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua công tác bán hàng.
Với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay nhà máy cần phải:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm: để làm được kế toán cần phải kiểm soát chặt chẽ dòng tiền thu và đặc biệt phải phản ánh trung thực tài sản của nhà máy cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo kịp thời giải quyết mọi vấn đề nhằm thu hồi vốn nhanh tăng vốn lưu động đầu tư cho sản xuất, nếu gặp khó khăn về vốn có thể vay để đầu tư trang bị công nghệ máy móc thì sản phẩm của nhà máy làm ra mới có chất lượng cao. Mặt khác kế toán cần phải phản ánh chi tiết cụ thể các khoản chi phí tổ chức tính giá thành thực tế, chặt chẽ đảm bảo tính chính xác để có biện pháp giảm chi phí hạ thấp giá thành, kịp thời để sản phẩm cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập tiêu thụ trong nước.
- Thực hiện chính sách khuyến mại, chiết khấu thưởng khách hàng mua nhiều sản phẩm: hiện nay các chính sách này được áp dụng rất nhiều ở các DN dù là sản xuất, thương mại hay dịch vụ và nó đã đem lại lợi ích khá cao cho DN bởi vì nó tác động trực tiếp đến ý định mua sản phẩm của khách hàng. Một sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã quy cách kiểu dáng có tính thẩm mỹ cao cộng với việc thực hiện các chính sách trên nó sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp cho tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao, đánh trực tiếp vào tâm lý khách hàng mua hàng. Nhà máy nên xem xét áp dụng kịp thời công tác bán hàng bởi hiện tại nhà máy vẫn chưa thực hiện triệt để các chính sách trên (nhà máy mới thực hiện giảm giá chứ chưa thực hiện chiết khấu bán hàng).
- Thực hiện nghiên cứu thị trường, chính sách cạnh tranh: dù bất cứ ở một DN nào thì ban lãnh đạo cũng phải nắm bắt kịp thời công việc này bởi vì nó là yếu tố quyết định DN thành hay bại (phá sản). Tại nhà máy TBBĐ chưa có phòng Marketing hoạt động để đảm bảo an toàn cho thị trường tiêu thụ nhà máy cần phải bổ xung thêm phòng Marketing để nghiên cứu thị trường giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm tạo mọi cơ sở vững chắc để thực thi các phương thức tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm có thể tiêu thụ ngày càng nhiều hơn có chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thế giới.
Kết luận
Quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phức tạp. Việc tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả một cách khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách chế độ kinh tế tài chính tại đơn vị.
Với mong muốn được góp phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán, đồng thời tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Qua việc học tập và nghiên cứu lý luận trên ghế nhà trường kết hợp với việc nắm bắt thu nhận kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại nhà máy Thiết bị Bưu điện em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với các nội dung về: cơ sở lý luận, tổ chức công tác kế toán bán hàng trên cả hai mặt lý thuyết và thực tế tại nhà máy. Trên cơ sở nhận thức về mặt lý thuyết vận dụng vào thực tế. Em đã mạnh dạn đánh giá, nhận xét thực tế công tác kế toán bán sản phẩm của nhà máy nêu những khó khăn hiện tại kế toán gặp phải, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn PTS - Đỗ Thị Bích Hợp và toàn bộ cô chú trong phòng kế toán tổng hợp, kế toán tại chi nhánh, các phòng bán có liên quan của nhà máy Thiết bị Bưu điện đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Vì trình độ còn hạn chế, nên luận văn này có thể có những khiếm khuyết. Em rất mong được sự đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo và các cô chú trong phòng kế toán của nhà máy để em hoàn thiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
mục lục
Tài liệu tham khảo
1. Luật Doanh nghiệp Nhà nước và hướng dẫn thi hành tập 3.
NXB - Chính trị Quốc gia.
2. Lý thuyết thực hành kế toán tài chính VAT
Chủ biên - PTS Nguyễn Văn Công (Trường ĐH Kinh tế quốc dân).
NXB - Tài chính.
3. Kế toán kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp.
PTS Ngô Thế Chi; PTS Đoàn Xuân Tiên; PTS Vương Đình Huệ.
NXB - Tài chính.
4. Kế toán quản trị doanh nghiệp.
PGS - PTS Đặng Văn Thanh; PTS Đoàn Xuân Tiên.
NXB - Tài chính - 1998.
5. Thuế và kế toán thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.
PTS Ngô Thế Chi; PTS Vũ Công ty.
NXB - Tài chính
6. Hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Vụ Chế độ kế toán - NXB Tài chính.
7. Chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước.
Bộ Tài chính.
8. Tạp chí kế toán.
Nhà máy Thiết bị Bưu Điện
Chi nhánh 1
Nhật ký chung năm 2000
Ngày
Diễn giải
TKN
TKC
Số tiền
Tháng
Quý
30/3/00
Doanh thu tiền mặt
111
511
210.146.800
3
1
VAT đầu ra
111
3331
16.598.100
3
Khách hàng trả nợ
111
131
121.868.400
3
Chi phí bán hàng
641
111
169.554.136
3
Mua nguyên vật liệu
611
111
44.330.780
3
Thuế VAT đầu vào
1331
111
11.435.484
3
Tăng nợ khách hàng
131
111
4.636.000
3
Trả tiền cải tạo XD nhà số 1L
142
111
68.141.000
3
Phải trả người bán
156
331
27.587.368
3
Thuế VAT đầu vào
1331
331
827.632
3
Doanh thu ghi nợ
131
511
2.712.651.292
3
VAT
131
3331
213.666.379
3
Doanh thu trả séc
112
511
61.726.000
3
VAT
112
3331
5.041.300
3
Khách hàng trả séc
112
131
4.432.370.759
3
Trả Nhà máy
336
112
4.499.138.059
3
Hàng hoá nhập trong tháng
156
331
2.321.519.822
3
VAT
1331
331
202.374.857
3
Giảm giá hàng bán
532
131
190.000
3
Hàng bán trả lại
531
131
81.800.000
3
VAT
3331
131
8.184.000
3
Giảm doanh thu
511
531
81.800.000
3
Giảm doanh thu
511
532
194.000
3
Nợ Nhà máy
331
336
2.750.120.161
3
Hàng trả Nhà máy
331
156
8.272.000
3
Đ/C giảm Ninh Đội Cấn
336
331
5.040.200
3
Tồn kho NVL mua ngoài
156
611
20.930.780
3
Khấu hao TSCĐ
641
214
5.434.600
3
Giá vốn hàng hoá
632
156
2.601.372.872
3
Kết chuyển doanh thu
511
911
2.902.530.092
3
Kết chuyển giá vốn hàng hoá
911
632
2.601.372.872
3
Kết chuyển chi phí bán hàng
911
641
174.988.736
3
Kết chuyển NVL
911
611
23.400.000
3
Kết chuyển lãi
911
421
102.768.484
3
Cộng
26.492.012.965
Nhà máy Thiết bị Bưu điện
Chi nhánh Miền Bắc
Bảng cân đối các tài khoản quí I năm 2000
TK
Dư nợ
Dư có
PSN1
PSC1
Dư nợ
Dư có
111
121.586.269
1.352.744.376
1.365.282.734
109.047.911
112
10.250.927.864
10.250.927.864
131
20.936.762.977
7.880.503.764
10.820.644.861
17.996.621.880
3331
158.130.402
775.000.002
662.311.207
45.441.607
1331
578.602.483
578.602.482
0
139
-52.385.500
0
0
-52.385.500
141
64.020.000
0
0
64.020.000
142
-450.000.000
168.141.000
0
-281.859.000
156
2.702.189.585
6.486.064.568
6.735.866.744
2.452.387.409
211
208.084.000
11.727.000
0
219.811.000
214
114.379.000
0
16.303.800
130.682.800
331
2.986.968.404
7.587.934.177
6.956.017.034
2.355.051.261
336
20.033.557.653
10.260.968.064
7.779.161.350
17.551.750.939
431
80.000.000
80.000.000
511
7.994.774.047
7.994.774.047
531
353.799.193
353.799.193
532
190.000
190.000
632
6.681.495.616
6.681.495.616
641
530.866.617
530.866.617
911
7.640.784.854
7.640.784.854
421
237.221.872
0
187.495.221
424.717.093
Cộng
23.530.257.331
23.530.257.331
68.634.523.624
68.634.523.624
20.507.673.700
20.507.643.700
Nhà máy Thiết bị Bưu điện
Chi nhánh Miền Bắc
Kết quả hoạt động kinh doanh
Quí I/2000
Phần I - Lãi, Lỗ
ĐVT: Đồng
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Quý trước
Quý này
Luỹ kế từ đầu năm
Tổng doanh thu
01
7.944.774.047
7.944.774.047
Trong đó: Doanh thu hàng XK
02
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
03
0
353.989.193
353.989.193
- Chiết khấu
04
- Giảm giá
05
190.000
190.000
- Giá trị hàng bán bị trả lại
06
353.799.193
353.799.193
- Thuế thị trườngĐB, thuế XNK phải nộp
07
1
Doanh thu thuần (01+03)
10
0
7.640.784.854
7.640.784.854
2
Giá vốn hàng bán
11
6.922.423.016
6.922.423.016
3
Lợi tức gộp (10-11)
20
0
718.357.838
718.357.838
4
Chi phí bán hàng
21
530.866.617
530.866.617
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
6
Lợi tức thuần từ HĐKINH DOANH (20-(21+22)
30
0
187.495.221
187.495.221
- Thu nhập hoạt động tài chính
31
- Chi phí hoạt động tài chính
32
7
Lợi nhuận thuần tư hoạt động tài chính (31-32)
40
- Các khoản thu nhập bất thường
41
- Chi phí bất thường
42
8
Lợi nhuận bất thường (41-42)
50
9
Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50)
60
10
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
11
Lợi nhuận sau thuế (60-7)
80
Kế toán chi nhánh
Trưởng chi nhánh
K/c TN
HĐTC, HĐBT
TK 152,154,155
TK 111,112
TK 136
Nhà máy cấp vốncho các CN
Trị giá vốn hàng báncủa CN
TK 632
TK 156
K/c tồn kho hàng hoá của CN cuối kỳ
Bàn giao hàng hoá cho CN
K/c giá vốn
hàng đã bán cuối kỳ
TK 641,642
TK 157
Xuất kho gửi bán
Trị giá vốn hàng gửi đi bán
Trị giá vốn hàng bán trực tiếptại nhà máy
Hàng bán trực tiếp bị trả lại
TK 911
K/c CPBH, CPQL
TK 811,821
K/c CPHĐTC
CPHĐBT
TK 421
K/c lãi
K/c lỗ
TK 511,512
TK 531
K/c DT hàng bán bị trả lại
TK 532
K/c giảm giá hàng bán
K/c doanh thu thuần cuối kỳ
TK 721,711
DT bán hàng tại NM (K0 VAT)
TK 111,112,131
TK 531,532
TK 3331
ồ giá bán đã thu tiền hay bán chịu
Thuế VAT đầu ra phải nộp
Thuế VATphải nộp
TK 136
DT bán hàng
tại các CN
ồ các khoản PT nội bộ về bán hàng...
DT hàng bị trả lại,
giảm giá tại các CN
TK 131
K/c số dư phải trả của khách hàng các CN
TK 111,112
K/c dư quỹ của các CN và thanh toán trong kỳ
DT hàng bị trả lại,
giảm giá hàng bán
Thuế VAT của hàng trả lại
Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh tại nhà máy
K/c chi phí bất thường (nếu có)
K/c thu nhập
bất thường (nếu có)
TK 331,111
TK 632
TK 133
TK 911
TK 511
TK 531
K/c DT hàng bán bị trả lại
TK 532
K/c giảm giá hàng bán
K/c doanh thu thuần cuối kỳ
TK 721
DT bán hàng tại NM (K0 VAT)
TK 111,112,131
TK 531,532
TK 3331
ồ giá bán đã thu tiền hay bán chịu
Thuế VAT đầu ra phải nộp
DT hàng bị trả lại,
giảm giá hàng bán
Thuế VAT của hàng trả lại
TK 336
Tăng nợ
nhà máy
TK 156
Tổng số tiền hàng phải trả
Nhập hàng
NM, mua ngoài
Thuế
VAT đầu vào
Trị giá vốn hàng xuất bán
K/c giá vốn
hàng bán cuối kì
TK 336
Điều chỉnh giảm phải trả NM
TK 111
Hàng trả lại NM
TK 214
Chi phí = tiền mặt
TK 641
K/c chuyển chi phí bán hàng
Khấu hao TSCĐ
TK 821
K/c chi phí bất thường (nếu có)
TK 421
K/c lãi
K/c lỗ
TK 336
Nộp tiền bán hàng
cho NM
Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh tại CN
TK 131 - 2000
bảng cân đối tài khoản 131 tháng 3 năm 2000
TT
Tên khách hàng
Số dư cuối T2/2000
PS Nợ T3/2000
PS Có T3/2000
Dư cuối kỳ
Dư nợ
Dư có
TK 511
TK 333
TK 111
Cộng
TK 111
TK 112
TK 531
TK 532
Đ/C
Dư nợ
Dư có
1
C.ty DV VTBĐ Hà nội
639.031.678
362.530.000
18.126.500
380.656.500
443.645.398
576.042.780
2
A.Đoàn - 4B Đinh Lễ
43.208.000
5.190.000
519.000
5.709.000
18.315.000
30.602.000
3
C.Hương - 4B Đinh Lễ
0
-
0
0
4
Tuyết Anh 4B Đinh Lễ
4.697.000
-
0
4.697.000
5
BĐ T.phố Hà Nội
796.164.270
0
796.164.270
0
6
C.ty điện thoại Hà Nội
0
3.120.000
156.000
3.276.000
3.276.000
7
C.ty BC-PHBC Hà Nội
284.107.800
204.636.000
10.231.800
214.867.800
218.573.400
280.402.200
8
C.ty XLBĐ Hà Nội
10.931.150
11.363.000
568.150
11.931.150
22.862.300
9
C.ty BCLTQT KV1
11.550.000
1.000.000
50.000
1.050.000
11.550.000
1.050.000
..........................
Tổng cộng
19.849.504.323
139.422.957
2.712.651.292
213.666.379
4.636.000
2.930.953.671
121.868.400
4.432.370.759
89.980.000
194.000
0
18.133.503.035
136.881.157
TK 331
Tổng hợp TK 331 của CN miền Bắc năm 2000
Mã
Tên người bán
Dư đầu kỳ
PS có TK 331, nợ các TK khác
Cộng phát sinh Có
PS nợ TK 331, có các TK khác
Cộng PS nợ
Số dư cuối kỳ
611
133
336
156
336
156
1
Cân điện tử Huy Hoàng
352.800.000
0
352.800.000
352.800.000
0
2
Ông Ninh - Đội Cấn
129.959.800
0
70.000.000
70.000.000
59.959.800
3
Nhà máy
2.504.208.604
197.846.885
2.270.497.516
2.468.344.401
2.576.116.402
34.980.720
2.611.097.122
2.361.455.883
Cộng tháng 1
2.986.968.404
0
197.846.885
0
2.270.497.516
2.468.344.401
2.998.916.402
34.980.720
3.033.897.122
2.421.415.683
1
Cân điện tử Huy Hoàng
4.063.140
135.436.860
139.500.000
0
139.500.000
2
Ông Ninh Đội Cấn
59.959.800
0
65.000.000
65.000.000
-5.040.200
3
Nhà máy
2.361.455.884
133.977.472
1.656.845.282
1.790.822.754
1.719.526.486
11.118.408
1.730.644.894
2.421.633.744
Cộng tháng 2
2.421.415.684
0
138.040.612
0
1.792.282.142
1.930.322.754
1.784.526.486
11.118.408
1.795.644.894
2.556.093.544
1
Cân điện tử Huy Hoàng
139.500.000
0
0
139.500.000
2
Ông Ninh Đội Cấn
-5.040.200
5.040.200
5.040.200
0
0
3
Cơ sở nhựa Sơn Hà
402.800
13.427.200
13.830.000
0
13.830.000
4
Cơ sở nhựa Duy Tân
424.832
14.160.168
14.585.000
0
14.585.000
5
Nhà máy
2.421.633.744
202.374.857
2.321.519.822
2.523.894.679
2.750.120.161
8.272.000
2.758.392.161
2.187.136.262
Cộng tháng 3
2.556.093.544
0
203.202.489
5.040.200
2.349.107.190
2.557.349.879
2.750.120.161
8.272.000
2.758.392.161
2.355.051.262
Cộng quí I
2.986.968.404
0
539.089.986
5.040.200
6.411.886.848
6.956.017.034
7.533.563.049
54.371.128
7.587.934.177
2.355.051.261
Từ bảng cân đối TK 131 theo dõi chi tiết cho 3 tháng như trên, kế toán tổng hợp vào bảng tổng hợp TK 131 cho quí I như sau:
Nhà máy Thiết bị Bưu điện - CN1
TK 131-2000
Bảng tổng hợp tài khoản 131 - Quý 1 năm 2000
Tháng
Dư đầu kỳ
Nợ TK 131, Có TK khác
Chi Có TK 131, ghi Nợ các TK khác
Số dưcuối kỳ
511
333
111
336
Cộng
111
112
531
532
3331
Cộng
1
20.936.762.975
2.420.760.360
204.687.423
2.625.447.783
119.633.375
2.742.619.531
2.862.252.899
20.699.957.859
2
20.699.957.859
2.137.368.355
186.733.955
1.892.000
2.325.994.310
73.978.710
2.943.277.681
271.999.193
26.615.219
3.315.870.803
19.710.081.366
3
19.710.081.366
2.712.651.292
213.666.379
4.636.000
2.930.953.671
121.868.400
4.432.370.759
81.800.000
190.000
8.184.000
4.644.413.159
17.996.521.878
Cộng
7.270.780.007
605.087.757
4.636.000
1.892.000
7.882.395.764
315.480.485
10.118.267.964
353.799.193
190.000
34.799.219
10.822.536.861
TK 156
Tổng hợp TK 156 của CN miền Bắc năm 2000
Quý
Tháng
Tồn đầu kỳ
PS nợ
PS có
Dư cuối kỳ
111
131
331
336
Cộng nợ
632
331
Cộng có
1
Hàng NM
2.527.471.304
2.270.497.516
2.270.497.516
2.378.269.516
34.980.720
2.413.250.236
2.384.718.584
Hàng CN
174.718.281
131.431.400
131.431.400
107.029.240
107.029.240
199.120.444
Cộng tháng 1
2.702.189.585
131.431.400
0
2.270.497.516
0
2.401.928.916
2.485.298.756
34.987.720
2.520.279.476
2.583.839.025
1
Hàng NM
2.384.718.584
1.656.845.282
1.656.845.282
1.585.549.014
11.118.408
1.596.667.422
2.444.896.444
Hàng CN
199.120.441
139.342.940
135.436.860
274.779.800
226.802.374
226.802.374
247.097.867
Cộng tháng 2
2.583.839.025
139.342.940
0
1.792.282.142
0
1.931.625.082
1.812.351.388
11.118.408
1.823.469.796
2.691.994.311
1
Hàng nhà máy
2.44.896.444
2.321.519.822
2.321.519.822
2.547.745.304
8.272.000
2.556.017.304
2.210.398.962
Hàng CN
247.097.867
44.330.780
27.587.368
71.918.148
77.027.568
77.027.568
241.988.447
Cộng tháng 3
2.691.994.311
44.330.780
0
2.349.107.190
0
2.393.437.970
2.624.772.872
8.272.000
2.633.044.872
2.452.387.109
Cộng quí I
2.702.189.585
315.105.120
6.411.886.848
6.726.991.968
6.922.423.016
54.371.128
6.976.794.144
2.452.387.409
Sơ đồ tổng hợp kế toán bán hàng tại DN tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp
Bán hàng
trực tiếp
K/C giá vốn
HB trong kỳ
TK 154
TK 632
TK 911
Xuất trực tiếp tại PX không qua kho theo giá thành SX
TK 157
Giá vốn hàng gửi bán ký gửi đại lý đã bán được
Giá vốn hàng gửi bán ký gửi đại lý
TK 155
Giá vốn hàng xuất kho
Giá vốn hàng trả lại
Tiêu thụ
trực tiếp
TK 33311
TK 641,642
X/đ thuế VAT
phải nộp cuối kỳ
K/c CP BH,
quản lý
TK 811
Chiết khấu thanh
toán cho khách hàng
TK 131
TK 111,112,311
TK 3388
Tổng số chiết khấu bán hàng giảm giá hàng bán doanh thu hàng bán bị trả lại (cả thuế VAT)
Thanh toán
bằng tiềncho người mua
Trừ vào
số tiền người mua còn nợ
Chấp nhận
cho người mua
Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
TK 531
Tập hợp DTHB
bị trả lại chấp nhận cho người mua trong kỳ
Tập hợp giảm
giá HB chấp nhận cho người mua trong kỳ
TK 532
Tập hợp chiết khấu BH chấp
nhận cho người mua trong kỳ
TK 811
TK 511,512
Doanh thu bán hàng trong kỳ đã thu bằng tiền hay bán chịu được người mua chấp nhận theo tổng giá thanh toán (giá bán có cả thuế VAT đầu ra)
K/C giảm giá
HB doanh thu HB bị trả lại trừ vào doanh thu
TK 111,112,1311368...
TK 333(3332,3333)
Thuế TTĐB, XK
phải nộp
Sơ đồ tổng hợp kế toán bán hàng tại DN tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Bán hàng
trực tiếp
K/C giá vốn
HB trong kỳ
TK 154
TK 632
TK 911
Xuất trực tiếp tại PX không qua kho theo giá thành SX
TK 157
Giá vốn hàng gửi bán ký gửi đại lý đã bán được
Giá vốn hàng gửi bán ký gửi đại lý
TK 155
Giá vốn hàng xuất kho
Giá vốn hàng trả lại
Tiêu thụ
trực tiếp
TK 641,642
K/c CP BH,
CP quản lý
TK 811
K/C khoản chiết
khấu bán hàng
TK 131,1368
TK 111,112,311
TK 3388
Tổng số chiết khấu bán hàng giảm giá hàng bán doanh thu hàng bán bị trả lại (cả thuế VAT)
Thanh toán
bằng tiềncho người mua
Trừ vào
số tiền người mua còn nợ
Chấp nhận
cho người mua
Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
TK 531
Tập hợp DTHB
bị trả lại trong kỳ (K0 thuế VAT)
Tập hợp giảm
giá HB trong kỳ (K0 VAT)
TK 532
Tập hợp chiết khấu BH trong
kỳ (K0 VAT)
TK 811
TK 511,512
Tổng giá bán sản phẩm dịch vụ lao vụ (cả thuế VAT) đã thu tiền hay bán chịu
K/C giảm giá
HB doanh thu HB bị trả lại trừ vào doanh thu
TK 111,112,1311368...
TK 333(3332,3333)
Thuế TTĐB, XK
phải nộp
TK 3331
Thuế
VAT đầu ra phải nộp
Thuế VAT tương ứng với số giảm giá
và doanh thu hàng bán bị trả lại
Doanh thu bán sản phẩm, lao vụ dịch vụ (K0 VAT)
“Bán hàng theo phương pháp trực tiếp - gửi hàng đi bán”
Sơ đồ tổng hợp hạch toán kết quả kinh doanh tại CN miền bắc
quí i - 2000
Thuế VAT
47.823.550
Chi bằng tiền mặt
514.562.817
Khấu hao TSCĐ
16.303.800
TG vốn HB trong kỳ
6.922.423.016
K/C trị giá vốn
6.992.423.016
TK 156
TK 632
TK 911
TK 421
K/C lãi
187.495.221
TK 532
TK 531
K/C giảm giá bán
190.000
K/C DT HB
bị trả lại353.799.193
TK 131
DT bán chịu (K0 VAT)
7.270.780.007
DT bằng TM (K0 VAT)
598.842.040
TK 111
TK 111
TK 331
Hàng trả lại NM
54.371.182
TK 111
TK 641
TK 214
K/C CP bán hàng
530.866.617
TK 511
K/C doanh thu thuần
7.640.784.854
Hàng trả nợ bằng TM
315.480.485
TK 112
K/hàng trả nợ bằng séc
10.116.375.964
TK 532
Giảm giá
190.000
TK 336
Nộp tiền BH cho NM
5.000.000
TK 3331
Thuế VAT
605.087.757
TK 531
DT HB bị trả lại
353.799.193
Thuế VAT của hàng trả lại
34.799.219
TK 3331
TK 112
Chuyển khoản về NM
10.250.927.864
DT bằng séc
125.152.000
Thuế VAT
9.399.900
trường đại học phương đông
khoa tài chính - kế toán
-----o0o-----
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------o0o-----
bản nhận xét luận văn tốt nghiệp của giáo viên hướng dẫn
Đề tài: Tổ chức kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền bắc nhà máy thiết bị bưu điện
Giáo viên hướng dẫn : PTS - Đỗ Thị Bích Hợp.
Sinh viên thực hiện : Lại Hữu Thọ
Lớp : 343B, Kế toán - Kiểm toán
Mã số : 343251
ý kiến nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
* Điểm luận văn:
Hà nội, ngày tháng năm 2000
Người nhận xét
trường đại học phương đông
khoa tài chính - kế toán
-----o0o-----
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------o0o-----
bản nhận xét luận văn tốt nghiệp của giáo viên phản biện
Đề tài: Tổ chức kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền bắc nhà máy thiết bị bưu điện
Giáo viên hướng dẫn : PTS - Đỗ Thị Bích Hợp.
Sinh viên thực hiện : Lại Hữu Thọ
Lớp : 343B, Kế toán - Kiểm toán
Mã số : 343251
ý kiến nhận xét của giáo viên phản biện:
* Điểm luận văn:
Hà nội, ngày tháng năm 2000
Giáo viên phản biện
sơ đồ các phần chính luận văn tốt nghiệp
Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc - nhà máy Thiết bị bưu điện.
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền Bắc - nhà máy Thiết bị bưu điện.
1
các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán sản phẩm tại chi nhánh miền bắc nhà máy thiết bị bưu điện
Giải pháp 1: Hoàn thiện khâu hạch toán nội bộ giữa chi nhánh miền Bắc và nhà máy Thiết bị bưu điện.
Giải pháp 2: Về tổ chức công tác kế toán bán hàng.
Giải pháp 3: Tổ chức mở sổ chi tiết doanh thu.
Giải pháp 4: Kế toán chi tiết kết quả bán hàng.
Giải pháp 5: Giải quyết vấn đề nợ đọng thu hồi vốn.
Giải pháp 6: Giải quyết hàng tồn kho, tồn đọng.
Giải pháp 7: Hạch toán ở bộ phận bảo hành sản phẩm.
Giải pháp 8: áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán.
Giải pháp 9: Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua công tác bán hàng.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0754.doc