Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Thiết Bị Bưu điện

Mở đầu Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ hàng hoá chính là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cũng như trên toàn cầu, nó là điều bức xúc khiến những người làm kinh tế phải quan tâm. Những năm gần đây, sự hình thành nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, sự phát triển nhanh chóng của cung cầu trên thị trường làm cho khối lượng hàng hoá cung ứng đã vượt quá nhu cầu của thị thường,

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Thiết Bị Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng thời sự phát triển phong phú đa dạng của nhu cầu làm cho cung trở nên lạc hậu. Cho nên tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mà cả đối với nền kinh tế quốc dân. Hiện nay các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh và đều bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, liên doanh tự nguyện, phải tự mình lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh và làm sao đề ra phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đơn vị kinh tế nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, tiết kiệm chi phí bán hàng, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận là cơ sở quan trọng nhất để tạo uy tín cho nhãn hiệu hàng hoá sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại đơn vị nào không bán được hàng hoá của mình và xác định không chính xác kết quả kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng "lỗ thật, lãi giả". dần dần sẽ đưa doanh nghiệp tới tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và đi tới phá sản. Thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy điều đó. Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Nhà máy Thiết bị Bưu điện, trong guồng quay sôi động của thị thường, cũng coi vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu. Một trong những công cụ giúp cho công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao là kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Xuất phát từ vai trò vị trí tầm quan trọng của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, trong thời gian thực tập tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện, nhằm bổ sung kiến thức thực tế, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán thống kê và của thầy cô giáo hướng dẫn, tôi đã tìm hiểu đề tài "Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Thiết Bị Bưu điện". Luận văn gồm 3 chương - Chương 1 : Những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2 : Tình hình thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở nhà máy Thiết Bị Bưu Điện. - Chương 3 : Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà máy Thiết bị bưu điện. Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo - Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Thế Chi, cô giáo Nguyễn Thu Hoài và các anh chị ở phòng Kế toán thống kê - nhà máy Thiết bị Bưu điện đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập để hoàn thành luận văn này. Chương 1. Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng I- Sự cần thiết phải tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 1/ Các khái niệm . Bán hàng: Là việc thực hiện quan hệ trao đổi, trong đó doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ cho khách hàng và nhận được quyền thu tiền hoặc thu được tiền từ khách hàng. Xét về mặt chu chuyển vốn thì bán hàng là quá trình chuyển từ vốn thành phẩm hàng hóa sang vốn bằng tiền. Như vậy, quá trình bán hàng là quá trình vận động ngược chiều của hàng và tiền (H-T). Kết thúc quá trình này khách hàng có được hàng để thoả mãn nhu cầu của mình còn doanh nghiệp thu được tiền để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, quá trình bán hàng là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất, nơi diễn ra quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa. Doanh thu bán hàng. Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cung ứng lao vụ dịch vụ chưa có thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng. Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung ứng lao vụ dịch vụ ( tổng giá thanh toán ) và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà doanh nghiệp được hưởng. Kết quả bán hàng : Là chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ của số hàng đã bán sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu với chi phí bỏ ra (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) của số hàng đó, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả bán hàng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Kết quả bán hàng được tạo ra từ quá trình bán hàng. Giữa kết quả bán hàng và quá trình bán hàng có mối quan hệ chặt chẽ. Tổ chức tốt quá trình bán hàng là cơ sở tạo ra kết quả bán hàng cao và ngược lại. 2/ ý nghĩa, vai trò của quá trình bán hàng và kết quả bán hàng. Bán hàng không phải chỉ mới xuất hiện khi có các nhà buôn mà mầm mống của nó có từ thời Công xã nguyên thuỷ khi xuất hiện sự trao đổi, dấu hiệu của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó cho tớí nay, bán hàng tồn tại cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá như một cách thức để thoả mãn nhu cầu và duy trì sản xuất. Nói đúng hơn là thoả mãn nhu cầu để duy trì sản xuất và duy trì sản xuất để thoả mãn nhu cầu. Vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bán hàng có ý nghĩa gì, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, những tế bào của nền kinh tế? Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiểu theo nghĩa chung nhất là tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp. Để tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề cơ bản của sản xuất là : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Khác hẳn cơ chế sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hoá, nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải "bán thứ thị trường cần chứ không phải bán cái mình có". Điều đó cũng có nghĩa là đòi hỏi doanh nghiệp phải coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải xuất phát từ thị trường. Rõ ràng nhu cầu là mục tiêu của sản xuất và thỏa mãn nhu cầu, là yếu tố quyết định của quá trình kết thúc sản xuất. Nhận thức như vậy để thấy rằng bằng chứng duy nhất cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tốt trên thị trường và doanh nghiệp làm ăn có lãi. Thế nhưng, thị trường luôn là một thực thể phức tạp và biến động không ngừng. Trong khi đó, sản phẩm của doanh nghiệp chỉ có "chu kỳ sống" nhất định. Việc thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp cũng chỉ mang tính lịch sử. Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính tiện ích, đa dạng hóa chủng loại, cải tiến mẫu mã... cho phù hợp với nhu cầu thị trường để sản phẩm được tiêu thụ tốt và doanh nghiệp có lợi nhuận để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Nói cách khác, việc có tiêu thụ được hàng hay không, có tạo được lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh hay không có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ ý nghĩa ban đầu của bán hàng. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, bán hàng và kết quả bán hàng vẫn thể hiện những ý nghĩa cơ bản đối với doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đó là : - Thông qua quá trình bán hàng sẽ thu hồi được vốn để bù đắp cho những khoản chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất đã chi ra để tiến hàng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Nói một cách khái quát, bán hàng sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội. - Kết quả bán hàng được tạo ra từ quá trình bán hàng biểu hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ. Kết quả bán hàng là nguồn để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, là nguồn để phân phối cho các chủ sở hữu, làm nghĩa vụ với Nhà nước, người cung cấp, cải thiện đời sống cho người lao động... Nói tóm lại, kết quả bán hàng đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. - Trên giác độ chu chuyển vốn, bán hàng là quá trình chuyển hóa hình thái biểu hiện của vốn doanh nghiệp từ hàng hóa sang tiền tệ, kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Vì vậy đẩy nhanh quá trình bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn một cách tương đối do rút ngắn được chu kỳ thu hồi vốn, tăng vòng quay lưu thông, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Kết quả bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng và cơ bản, phản ánh tổng quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sự lành mạnh của tình hình tài chính, 2 điều kiện quyết định mở ra khả năng tham gia thị trường vốn của doanh nghiệp. Thông qua thị trường này, doanh nghiệp có thể huy động được một lượng lớn vốn từ xã hội dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu... để đầu tư mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất... - Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô, quá trình bán hàng ở mỗi doanh nghiệp nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần điều hòa sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo sự cân đối tiền và hàng trong từng ngành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Ngoài ra, trong điều kiện xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ và chủ trương một nền kinh tế mở cửa của nước ta thì việc tiêu thụ tốt sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp có thể làm nên uy tín và sức mạnh của đất nước trên trường quốc tế. 3/ Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Việc bán hàng liên quan đến từng khách hàng, từng phương thức tiêu thụ, từng thể thức thanh toán, từng loại thành phẩm nhất định, do đó công tác quản lý tiêu thụ thành phẩm cần bám sát các yêu cầu cơ bản sau: - Phải nắm bắt theo dõi chính xác khối lượng và kết cấu hàng hoá, thành phẩm tiêu thụ, giá thành và giá bán của từng loại thành phẩm tiêu thụ. - Quản lý chặt chẽ từng phương thức tiêu thụ, từng thể thức thanh toán, đồng thời phải theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng để có biện pháp thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời. - Theo dõi chặt chẽ các trường hợp làm giảm doanh thu tiêu thụ: Giảm giá hàng hoá và hàng bán bị trả lại. - Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước. 4/ Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Để kế toán thực sự là công cụ sắc bén có hiệu lực, không ngừng khai thác mọi khả năng tiềm tàng nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp thì kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác quá trình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ các khoản chi phí tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, xác định kết quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác. - Lập và báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ kịp thời cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả. Thực hiện tốt nhiệm vụ trên sẽ quản lý tốt thành phẩm, hàng hoá và tiêu thụ thành phẩm. Tuy nhiên, những vai trò quan trọng trên chỉ phát huy tác dụng khi kế toán nắm vững nội dung việc tổ chức kế toán. II- Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 1/ Kế toán bán hàng. 1.1 Kế toán giá vốn hàng bán : Để xác định giá vốn hàng bán, kế toán căn cứ vào từng phương thức bán hàng và theo từng phương pháp kế toán hàng tồn kho. Có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho, đó là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Có 2 phương thức bán hàng, đó là phương thức bán hàng trực tiếp và phương thức gửi hàng. - Phương thức bán hàng trực tiếp : Theo phương thức này khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao hàng tay ba. Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng được xác định là bán. Để phản ánh tình hình bán hàng theo phương thức này kế toán sử dụng chủ yếu tài khoản : TK 155 - Thành phẩm, TK 156 - hàng hoá, TK632- Giá vốn hàng bán, ... - Theo phương thức gửi hàng : Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. Trường hợp này, kế toán sử dụng tài khoản 157 : hàng gửi đi bán để phản ánh quá trình gửi hàng, TK 632 - giá vốn hàng bán. a/ Theo phương pháp kê khai thường xuyên ã Trình tự kế toán. - Quy trình kế toán đối với phương thức bán hàng trực tiếp TK 152, 155, 156 TK 632 TK 154 TP hoàn thành xuất bán luôn không qua kho Xuất kho thành phẩm gửi đi bán Xuất kho thành phẩm gửi đi bán - Quy trình kế toán đối với phương thức gửi hàng : TK 154 TK 152, 155, 156 TK 157 TK 632 TK 155 thành phẩm gửi đi bán Kết chuyển trị giá vốn hàng đã bán Xuất kho VT,hàng hoá Hàng gửi đi không được chấp nhận Thành phẩm sx gửi đi bán b/ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Đầu kỳ kết chuyển toàn bộ số dư của thành phẩm, hàng gửi bán vào TK giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ vào TK giá vốn hàng bán. Sau đó căn cứ vào bản kiểm kê thành phảm, hàng hoá, hàng gửi bán tồn kho cuối kỳ để kết chuyển toàn bộ số dư vào các TK trên, trên cơ sở đó xác định được giá vốn hàng xuất bán trong kỳ. Quy trình kế toán xác định giá vốn hàng bán trong kỳ như sau : Cuối kỳ kết chuyển trị giá TP và hàng gửi bán tồn kho cuối kỳ TK 155, 157 TK 632 TK 631 Đầu kỳ kết chuyển trị giá th.phẩm, hàng gửi bán còn lại đầu kỳ trong kỳ Giá trị thành phẩm hoàn thành nhập kho * Tính trị giá vốn hàng xuất kho để bán : Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, yêu cầu và trình độ quản lý khác nhau nên có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Có các phương pháp tính giá vốn như sau : - Phương pháp bình quân gia quyền : được tính lấy tổng trị giá của thành phẩm (hàng hoá) tồn kho đầu kỳ cộng với giá thực tế của thành phẩm (hàng hoá) nhập kho trong kỳ chia cho tổng số lượng thành phẩm hàng hoá tồn đầu kỳ cộng với số lượng thành phẩm (hàng hoá) nhập trong kỳ. Theo phương pháp này sẽ tính được giá vốn cho từng loại thành phẩm (hàng hoá). - Phương pháp nhập trước xuất sau : theo phương pháp này trị giá vốn xuất bán trong kỳ được xác định : lấy số lượng thành phẩm (hàng hoá) nhập trong kỳ nhân với giá thực tế của kỳ này, nếu số lượng nhập trong kỳ nhỏ hơn số lượng xuất trong kỳ thì sẽ lấy tiếp số nhập của kỳ trước còn tồn lại đầu kỳ này, nhân với giá thực tế nhập kho của lô hàng đó. - Phương pháp nhập sau xuất trước : theo phương pháp này trị giá vốn xuất bán trong kỳ được xác định : lấy số lượng thành phẩm (hàng hoá) nhập kỳ trước còn tồn lại đầu kỳ nhân với giá thực tế của kỳ trước, nếu số lượng xuất bán trong kỳ lớn hơn số lượng tồn đầu kỳ thì sẽ lấy tiếp số nhập trong kỳ nhân với giá thực tế nhập kho kỳ này của lô hàng đó. - Phương pháp hệ số giá : theo phương pháp này giá vốn xuất kho trong kỳ được xác định dựa vào tổng thành tiền xuất kho trong kỳ tính theo giá hạch toán nhân với hệ số giá. Hệ số giá của thành phẩm (hàng hoá) được xác định dựa vào đơn giá hạch toán và số lượng tồn đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ, giá trị tồn kho thực tế đầu kỳ, giá thành nhập kho thực tế trong kỳ. Công thức tính hệ số giá (Hs) như sau : Hs = Trong đó : + TĐK thành phẩm (hàng hoá) theo giá TT và giá HT : lấy từ số dư trên bảng kê số 9 kỳ trước. + Nhập thành phẩm (hàng hoá) trong kỳ theo giá thực tế : lấy số liệu trên bảng tính giá thành kỳ này. + Nhập thành phẩm (hàng hoá) trong kỳ theo giá hạch toán : lấy số liệu trên bảng kê nhập xuất tồn kho (cột thành tiền) theo giá hạch toán. Sau khi có hệ số giá Hs, ta lấy thành tiền xuất kho tính theo giá hạch toán nhân với Hs ta sẽ tính được giá vốn thành phâmr (hàng hoá) xuất kho trong kỳ. 1.2/ Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu. Nội dung doanh thu bán hàng đã được đề cập ở trên, sau đây chỉ nêu nội dung các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm. • Thời điểm ghi nhận doanh thu. Doanh thu tiêu thụ được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Như vậy tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể phát sinh nguồn tiền hoặc không. * Các khoản giảm trừ doanh thu - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - Trị giá hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Nếu doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hàng hoá hoặc sản xuất sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thu dặc biệt thì thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho số sản phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra cũng được coi là khoản giảm trừ doanh thu tiêu thụ. - Chiết khấu thương mại : là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng. * Chứng từ và tài khoản sử dụng. Chứng từ kế toán : Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, chứng từ tính thuế, chứng từ trả tiền, giấy báo có, giấy báo nợ, phiếu thu, phiếu chi, chứng từ bán hàng... Tài khoản kế toán. Kế toán doanh thu tiêu thụ và các khoản giảm trừ doanh thu sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: - TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ : phản ánh DTBH của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. - TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ: phản ánh tình hình bán hàng trong nội bộ 1 doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập (giữa đơn vị chính với các đơn vị phụ thuộc và các đơn vị phụ thuộc với nhau). - TK 521 - Chiết khấu thương mại : phản ánh số chiết khấu TM đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng và kết chuyển toàn bộ số chiết khấu sang TK 511 để xác định doanh thu thuần cuối kỳ hạch toán. - TK 531 – Hàng bán bị trả lại: Phản ánh giá trị hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511, TK 512 để xác định doanh thu thuần cuối kỳ hạch toán. - TK 532 – Giảm giá hàng bán: Phản ánh số tiền giảm gía cho khách hàng và kết chuyển sang TK511, TK 512 để xác định doanh thu thuần cuối kỳ hạch toán. - TK 333 ( TK 3331, TK 3332, TK 3333): Phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp. * Qui trình kế toán. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về doanh thu bán hàng và cung cấp DV và các khoản giảm trừ doanh thu như sau: a/ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : - Trường hợp bán hàng theo phương thức trực tiếp : (1) Căn cứ vào giấy báo có, phiếu thu hoặc thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 112, 111, 131 - tổng giá thanh toán Có TK 511 - giá chưa có thuế GTGT Có TK 333(1) - thuế GTGT (2) Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi sang tiền "đông" Việt Nam theo tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thu tiền. Nếu doanh nghiệp ghi theo tỷ giá hạch toán thì khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán được ghi ở TK 413 - chênh lệch tỷ giá. (3) Khoản tiền chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ, kế toán ghi : Nợ TK 521, 531, 532 - giá chưa thuế Nợ TK 333(1) - thuế GTGT Có TK 111, 112, 131 - tổng giá thanh toán (4) Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại trong kỳ, doanh nghiệp phải nhập kho lại số hàng đó theo trị giá vốn, kế toán ghi : Nợ TK 155, 156 Có TK 632 (5) Cuối kỳ kinh doanh, toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang bên nợ TK 551 để giảm trừ doanh thu, kế toán ghi : Nợ TK 511 Có TK 521, 531, 532 (6) Trường hợp bán hàng trả chậm, trả góp : doanh thu bán hàng được xác định theo giá bán trả ngay 1 lần, thuế GTGT được tính theo doanh thu, số tiền chênh lệch giữa giá trả chậm, trả góp với giá trả ngay 1 lần được đưa vào TK 338(7) - doanh thu chưa thực hiện, kế toán ghi : Nợ TK 131 - tổng giá thanh toán Có TK 511 - giá bán chưa thuế (tính theo giá bán trả ngay 1 lần) Có TK 333(1) - Thuế GTGT Có TK 338(7) - doanh thu chưa thực hiện Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp hàng kỳ, kế toán ghi : Nợ TK 338(7) - doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 - doanh thu hoạt động tài chính (7) Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng : khi doanh nghiệp xuất hàng trao đổi với khách hàng, kế toán phải ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra. Khi nhận hàng của khách hàng, kế toán ghi hàng nhập kho và tính thuế GTGT đầu vào. + Khi xuất hàng trao đổi, ghi nhận doanh thu Nợ TK 131 - tổng giá thanh toán Có TK 511 - giá bán chưa thuế Có TK 333(1) - thuế GTGT đầu ra + Khi nhập hàng của khách Nợ TK 152, 156 - giá chưa thuế Nợ TK 133 - thuế GTGT đầu vào Có TK 131 hoặc 331 - tổng giá thanh toán Nếu ghi vào TK 331 thì cuối kỳ kết chuyển bù trừ công nợ, kế toán ghi Nợ TK 331 Có TK 131 Nếu trị giá hàng mua vào nhỏ hơn trị giá hàng bán ra, thì số tiền còn dư lại trên TK131 kế toán sẽ phải theo dõi để thu tiếp. khi thu được số tiền còn lại, ghi : Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Nếu trị giá hàng mua vào lớn hơn trị giá hàng bán ra, thì số tiền còn dư có trên TK131 hoặc dư có trên TK 331 kế toán sẽ phải theo dõi để thanh toán nốt cho người bán. Khi trả số tiền còn lại cho người bán, kế toán ghi : Nợ TK 131 hoặc 331 Có TK 111, 112 (8) Trường hợp doanh nghiệp đem thành phẩm (hoặc hàng hoá) sử dụng nội bộ cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán xác định doanh thu của số hàng này tương ứng với chi phí sản xuất hoặc giá vốn, kế toán ghi : Nợ TK 621, 627, 641, 642 - ghi theo giá vốn Có TK 512 - ghi theo giá vốn Đồng thời ghi thuế GTGT : Nợ TK 133 Có TK 333(1) - Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức gửi hàng (9) Khi doanh nghiệp đem thành phẩm (hoặc hàng hoá) giao cho các chi nhánh (trực thuộc doanh nghiệp) bán hàng. Cuối tháng các chi nhánh kê số hàng đã bán trong tháng, doanh nghiệp xuất hoá đơn GTGT và ghi : Nợ TK 136 - Giá thanh toán Có TK 512 - Giá bán chưa thuế GTGT Có TK 333(1) - Thuế GTGT Đồng thời ghi : Nợ TK 632 - ghi theo giá vốn Có TK 157 - ghi theo giá vốn b/ Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp : khi khách hàng chấp nhận thanh toán thì doanh thu ghi nhận bao gồm giá chưa thuế và thuế GTGT. Cuối kỳ kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi : Nợ TK 511 Số thuế GTGT phải nộp Có TK 3331 Số thuế GTGT phải nộp 2/ Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1/ Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản như: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền cho khâu bán hàng. Cuối kỳ hạch toán, chi phí bán hàng cần được phân bổ, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Việc tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng được vận dụng tuỳ theo loại hình và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, trong kỳ sản xuất hàng hoá được tiêu thụ không nhiều thậm chí chưa được tiêu thụ trong khi chi phí bán hàng đã phát sinh lớn hoặc trong doanh nghiệp thương mại có hàng tồn kho lớn và không ổn định giữa các kỳ thì một phần hoặc thậm chí toàn bộ chi phí bán hàng cần phải tính cho hàng còn lại cuối kỳ. Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ theo công thức: CPBH phân bổ CPBH cần phân bổ CPBH cần phân cho hàng còn = cho hàng còn đầu kỳ + bổ phát sinh trong kỳ x Trị giá vốn cuối kỳ Trị giá vốn hàng + Trị giá vốn hàng hàng còn bán trong kỳ còn cuối kỳ cuối kỳ Từ đó, xác định phần chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ theo công thức. CPBH phân bổ CP bán hàng CPBH CPBH phân cho hàng đã = phân bổ cho hàng + phát sinh - bổ cho hàng bán trong kỳ còn lại đầu kỳ trong kỳ còn cuối kỳ 2.2/ Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản cụ thể, có nội dung công dụng khác nhau, bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ công tác quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp sản xuất kinh doanh, cần được dự tính và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. Hoạt động quản lý doanh nghiệp liên quan đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp do vậy cuối kỳ cần được tính toán phân bổ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần tính toán phân bổ cho sản phẩm, hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất dài, trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh nghiệp thương mại có dự trữ hàng hoá giữa các kỳ có biến động lớn. Cách tính toán phân bổ cũng giống như đã trình bày ở chi phí bán hàng. * Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng. - Chứng từ: Phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu chi, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định..... - Tài khoản sử dụng: Kế toán chủ yếu sử dụng các tài khoản sau. + TK 632: Giá vốn hàng bán. + TK 641: Chi phí bán hàng. Phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ. + TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp: Để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp. * Phương pháp kế toán. TK 911 TK 641 TK LQ ( 111,112,131,141,214,334....) Kết chuyển chi phí BH Tập hợp chi phí bán hàng TK 142(2) CPBH K/c chi phí bán hàng chờ kết chuyển CPQLDN chờ kết chuyển TK 642 Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển CPQLDN 3/ Kế toán xác định kết quả bán hàng. Kết quả bán hàng của doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu thuần hàng hoá của hoạt động bán hàng với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ. Tài khoản sử dụng chủ yếu là TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Phương pháp kế toán: hoạt động tiêu thụ vào cuối kỳ K/c doanh thu thuần TK 641,642,1422 TK 421 ( 2) Kết quả lỗ Kết quả lãi TK 632 TK 911 TK 511,512 Trị giá vốn hàng hoá, lao vụ sản xuất đã bán K/C CPBH, CPQLDN tính cho hàng đã bán vào cuối kỳ 4/ Sổ kế toán và báo cáo kế toán. * Sổ kế toán. Theo quy định hiện hành ở nước ta có thể lựa chọn một trong 4 hình thức kế toán sau : Hình thức Nhật ký chung. Hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức Nhật ký sổ cái. Hình thức Chứng từ ghi sổ. Sau đây là hệ thống sổ và trình tự ghi sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong từng hình thức. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ chi tiết các TK 155,157, 632, 512, 531, 532 641, 642, 911, 511,131..... Nhật ký bán hàng Nhật ký chung Sổ cái các TK 155, 157,131, 511 512 ,531, 532, 632, 641, 642, 911... Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hình thức nhật ký chung Báo cáo kế toán: Theo quy định hiện hành số liệu của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng được dùng để lập các chỉ tiêu liên quan trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung ở báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra theo theo yêu cầu chỉ đạo, điều hành kinh doanh về hoạt động tiêu thụ của các nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán còn phải lập báo cáo kế toán quản trị phản ánh chi tiết tình hình hàng tồn kho, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp vào một thời điểm bất kỳ. Hình thức nhật ký chứng từ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng kê N-X-T Bảng kê số 1,2,11,... Sổ kế toán chi tiết, thẻ kho Nhật ký chứng từ quỹ, 5,8,10 Bảng chi tiết số phát sinh Sổ cái Bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác Chương 2 Tình hình thực tế Về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ ở nhà máy thiết bị bưu điện I- Đặc điểm chung của nhà máy Thiết bị Bưu Điện 1/ Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy. Năm 1954, Tổng cục bưu điện đã thành lập nhà máy Thiết bị truyền thanh để sản xuất những sản phẩm phục vụ ngành bưu điện và dân dụng. Sản phẩm chủ yếu gồm loa truyền thanh, điện từ, thanh nam châm, máy điện thoại dã chiến... phục vụ cho quân đội trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Đến năm 1968, do yêu cầu phát triển của đất nước, Tổng cục Bưu điện đã tách nhà máy ra làm 4 nhà máy trực thuộc để đảm đương các nhiệm vụ khác nhau kịp thời đáp ứng các nhu cầu trên mọi trận tuyến với tinh thần tất cả vì tuyền tuyến. Năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, kỹ thuật thông tin bưu điện đã phát triển lên một bước mới, chiến lược đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp mạng thông tin phục vụ của ngành bưu điện đòi hỏi sự thích ứng mới của nhà máy cả trong cung cấp sản phẩm và hoạt động, Tổng cục bưu điện đã sát nhập 4 nhà máy thành một nhà máy duy nhất. Sản phẩm nhà máy cung cấp ra đã bước đầu đa dạng hoá bao gồm: Các thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh, thu thanh, một số sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản xuất của các ngành và một số sản phẩm dân dụng khác. Trong tháng 12/ 1986 do yêu cầu của Tổng cục bưu điện, nhà máy một lần nữa tách thành 2 nhà máy. - Nhà máy thiết bị bưu điện, tại 61- Trần Phú – Ba Đình- HN - Nhà máy Vật liệu điện từ, loa âm thanh, tại 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xu._.ân - Hà Nội. Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của khoa học kỹ thuật công nghệ, nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi ở tầm cao, nhất là về chất lượng sản phẩm nó đóng vai trò quyết định đến khối lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến quy mô của nhà máy. Tháng 3 năm 1990 Tổng cục bưu điện lại một lần nữa nhập 2 nhà máy trên thành Nhà máy thiết bị bưu điện theo quyết định số 202 của Tổng cục bưu điện, nhà máy tiến hành sản xuất kinh doanh tại Hà Nội ở 2 khu vực: cơ sở 1 ở 61 Trần phú - Q. Ba Đình và cơ sở 2 ở 63 Nguyễn Huy Tưởng - Q. Thanh Xuân. Tại tỉnh Bắc Ninh Nhà máy đã tiếp quản 1 cở sản xuất tại Lim, đang tiến hành sản xuất ống nhựa mềm cho dân dung, sản xuất ống nhựa HDPE cho ngành BCVT. Tại TP Hồ Chí Minh Nhà máy đã thuê mới 1 lô đất ở khu công nghiệp quận Bình Chánh, đã và đang tiến hành sản xuất 1 số sản phẩm như ống nhựa cho ngành BCVT, sản xuất tủ đấu dây và tiến tới sẽ hình thành thêm một số bộ phận như cơ khí, lắp ráp điện tử, ... tại đây. Hiện nay, nhà máy thiết bị bưu điện là một DNNN thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Qua gần 50 năm hoạt động với đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy, từ một DN có nguy cơ giải thể trong thời kỳ bao cấp nay đã trở thành một trong những cơ sở công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất cung ứng và lắp đặt các thiết bị chuyên ngành cho mạng bưu chính viễn thông Việt Nam. Nhà máy đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, trang bị dây chuyền lắp ráp điện tử hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân viên và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà máy cũng rất coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và xâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ đang được nhà máy từng bước đưa vào thực hiện. Ngoài trụ sở ở Hà Nội, nhà máy còn có hai chi nhánh ở hai thành phố lớn là Đà Nẵng và TPHCM. Đây là hai thành phố mà lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của nhà máy. Đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng cũng như thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng, nhà máy đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm như sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành bưu chính, sản phẩm phục vụ sản xuất công nghiệp.. Dưới đây là một số chỉ tiêu về quy mô và chất lượng mà nhà máy đã đạt được trong những năm qua: Biểu số 1: Đơn vị: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Vốn kinh doanh 135,785,283 118,269,460 140,882,564 Trong đó vốn chủ sở hữu 37.250.096 41.064.109 46.235.378 2 Doanh thu 143,634,190 148,621,726 152,133,726 3 Thuế phải nộp 12,455,256 16.326.160 21.535.908 4 Tổng lợi nhuận 9,376,486 8,846,972 9,657,227 5 Tổng số lao động( người) 450 570 575 6 Thu nhập bình quân 1,405 1,255 1,668 Ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy có xu hướng ngày càng đi lên. Sản lượng tiêu thụ năm 2001 tăng so với năm 2000 là 3.512 triệu đồng, đó là một con số đáng mừng phản ánh sự cố gắng của toàn nhà máy trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trên đà phát triển như vậy, nhà máy đã lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2002 như sau: - Doanh thu ( Không có thuế GTGT): 160.000 ( triệu đồng) - Các khoản nộp ngân sách : 23.000( triệu đồng) - Tổng lợi nhuận (Trước thuế): 9.350 ( triệu đồng) Năm 2002, nhà máy đang nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiếp cận công nghệ mới, tăng vòng quay của vốn, nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ công nhân viên, duy trì các sản phẩm truyền thống mở rộng thị trường tiêu thụ để phấn đấu đạt kết quả kinh doanh đề ra. 2/ Đặc điểm chung về mặt tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất của nhà máy. 2.1/ Đặc điểm quy trình công nghệ. Nhà máy thiết bị Bưu điện là nhà máy sản xuất và lắp ráp cơ khí, sản phẩm của nhà máy rất đa dạng phong phú , do đó nhà máy tổ chức sản xuất và quản lý theo đối tượng sản phẩm và tổ chức sản xuất theo công nghệ. Đặc trưng của hình thức sản xuất theo đối tượng sản phẩm là quy trình chế biến sản phẩm được gói gọn trong một bộ phận sản xuất. Mỗi phân xưởng chỉ nhận chế tạo một loại sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm nhất định dẫn đến trình độ chuyên môn cao. Đặc trưng của hình thức sản xuất theo công nghệ là các linh kiện được sắp xếp đưa vào dây chuyền công nghệ để lắp ráp chế tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của nhà máy bao gồm nhiều loại khác nhau ảnh hưởng tới quy trình công nghệ phức tạp qua nhiều bước công việc. Từ khi đưa NVL vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục khép kín, sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng. Chu kỳ sản xuất sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng đều tuân theo các bước sau: Vật tư Bán thành phẩm mua ngoài Sản xuất BTP Lắp ráp Thành phẩm Sơ đồ 1: Đặc điểm quy trình công nghệ. Do quy trình khép kín nên nhà máy có thể tiết kiệm thời gian, NVL, nhanh chóng chuyển bán thành phẩm ở các tổ sản xuất ra thành phẩm phục vụ công tác tiêu thụ. 2.2/ Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất của Nhà máy. Trong nhiều năm qua Nhà nước luôn coi trọng việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, luôn coi vấn đề này là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý doanh nghiệp. Đối với nhà máy thiết bị Bưu điện cũng vậy, để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế thì toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất của nhà máy được sắp xếp, bố trí thành các phòng ban, phân xưởng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của nhà máy có thể phác hoạ qua sơ đồ sau. * Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. + Giám đốc : là người đại điện cho nhà máy chiụ trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, có nhiệm vụ điều hành quản lý toàn bộ nhà máy. + Phó giám đốc: Một phó giám đốc chỉ đạo công tác kinh doanh và một phó giám đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật. * Các phòng ban chức năng: Có trách nhiệm quản lý và thực thi bộ phận của mình được ban giám đốc giao. + Phòng tổ chức: Tổ chức lao động sản xuất nhân sự , điều hoà bố trí tuyển dụng lao động, lập các kế hoạch về bảo hộ lao động. + Phòng Lao động tiền lương : Xây dựng định mứctiền lương và kế hoạch đơn giá tiền lương, duyệt đơn giá tiền lương cho các đơn vị sản xuất. + Phòng đầu tư phát triển: Xây dựng các chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, nghiên cứu bổ sung dây chuyền công nghệ. + Phòng kế toán thống kê: Ghi chép, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, quản lý toàn bộ tài sản của Nhà máy, quan hệ với các cơ quan tài chính, cơ quan thuế để cung cấp vốn liếng cho mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị, theo dõi cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành nên tài sản này. + Phòng vật tư: Tổ chức quản lý vật tư, tìm nguồn vật tư và cung cấp vật tư cho bộ phận sản xuất theo định mức đã lập. + Phòng điều độ sản xuất : Phối hợp sản xuất giữa các phân xưởng, phòng ban, điều độ sản xuất kịp tiến độ kế hoạch đề ra. + Phòng công nghệ: Theo dõi thực hiện các quy trình công nghệ nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, tính toán các thông số kỹ thuật đưa vào sản xuất chế tạo sản phẩm. + Phòng hành chính bảo vệ: Quản lý các con dấu, tiếp khách, bảo vệ an ninh trật tự về chính trị, kinh tế – xã hội của nhà máy. Quan sát tình hình thực hiện và chấp hành nội dung kỷ luật của nhà máy đề ra. Mọi sản phẩm xuất đi tiêu thụ đều được sự kiểm tra của bảo vệ về số lượng, phương tiện và người vận chuyển. * Bộ phận bán hàng + Ban nguồn: Chuyên chế tạo những loại nguồn ( ổn áp) một chiều có công suất lớn, hoạt động liên tục 24/ 24giờ có tác dụng nuôi mạng Bưu điện. + Chi nhánh 1 (KV Miền Bắc) : tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ở các tỉnh thuộc khu vực Miền Bắc đến tỉnh Quảng Bình. + Chi nhánh 2 (KV Miền Trung) : tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ở các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Ninh Thuận. + Chi nhánh 3 (KV Miền Nam) : tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ở các tỉnh thuộc khu vực Miền Nam từ tỉnh Bình Thuận trở vào. + Trung tâm bảo hành: Bảo hành các sản phẩm của nhà máy bán ra thị trường. * Bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm: + Phân xưởng 1 (phân xưởng chế tạo khuôn mẫu): Là phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo các khuôn mẫu của các sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất của các phân xưởng khác. + Phân xưởng 2: Chế tạo các sản phẩm có tính chất cơ khí như cắt kim loại,hàn, đột các chi tiết sản phẩm. + Phân xưởng 3: Sản xuất nam châm ngoài ra còn lắp ráp các sản phẩm khác + Phân xưởng 4: Là phân xưởng cớ khí lớn nhất ở cơ sở 2 có nhiện vụ sản xuất các sản phẩm cơ khí. Phân xưởng này tiến hành hầu hết các khâu từ đầu đến cuối quy trình sản xuất sản phẩm. + Phân xưởng 5: là phân xưởng cơ khí và lắp ráp cơ khí. +Phân xưởng 6: Sản xuất các sản phẩm nhựa như dây bưu chính, vỏ tủ nhựa, vỏ máy điện thoại. + Phân xưởng 7: Sản xuất, kiểm tra, lắp ráp, các sản phẩm điện thoại. + Phân xưởng 8: Sản xuất lắp ráp loa, tăng âm.. + Phân xưởng 9: Lắp ráp các bán thành phẩm từ các khâu sản xuất khác. + Phân xưởng bưu chính: Sản xuất các sản phẩm bưu chính như dấu bưu điện, kìm bưu chính, phôi niêm phong... + Phân xưởng PVC cứng, mềm: sản xuất ống nhựa luồn cáp, ống sóng, ống nhựa phục vụ dân dụng. 3/ Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy 3.1/ Tổ chức bộ máy kế toán. Chức năng kế toán ở nhà máy là thu nhận, hệ thống hoá các thông tin về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị nhằm cung cấp các thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho cho công tác quản lý giúp lãnh đạo đề ra các quyết định sáng suốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhà máy tổ chức kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Phòng kế toán thống kê của nhà máy được biên chế 07 người đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau. Bộ phận kế toán thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở bộ phận các phân xưởng, khối văn phòng cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn nhà máy, lập các báo cáo kế toán định kỳ, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của nhà máy. - Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán ): Chỉ đạo các bộ phận kế toán về nghiệp vụ và ghi chép các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán của nhà máy, cung cấp thông tin kế toán tài chính cho giám đốc và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đó. - Kế toán tổng hợp kiêm thanh toán với người bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với ngân sách, ... : Mở sổ theo dõi thanh toán với người bán, thanh toán nội bộ với các đơn vị phụ thuộc, mở sổ chi tiết thanh toán các khoản với ngân sách như thuế, BHXH, BHYT, KFCĐ. Tổng hợp toàn bộ số liệu kế toán phát sinh tại khu vực văn phòng và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh trên toàn Nhà máy để đưa ra báo cáo tài chính đồng thời đảm nhiệm công tác hạch toán chi phí sản xuất. - Kế toán thu chi kiêm kế toán TSCĐ và vay ngắn hạn của CBCNV: Thanh toán thu chi các khoản bằng tiền mặt, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ. Hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị phụ thuộc quản lý TSCĐ, làm thủ tục vay và trả nợ vay ngắn hạn của CBCNV trong Nhà máy, mở số theo dõi chi tiết từng món vay. - Kế toán NLVL, CCDC, kiêm kế toán thanh toán tạm ứng, thanh toán lương: Theo dõi và hạch toán tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ, tham gia kiểm kê định kỳ và đột xuất, cung cấp số liệu cho phòng điều độ sản xuất, hướng dẫn thủ kho mở thẻ kho ghi chép và quy định phương pháp đối chiếu luân chuyển chứng từ giữa kho và kế toán. Theo dõi và thanh toán các khoản tạm ứng. Thanh toán lương sản phẩm và lưong thời gian phát sinh hàng kỳ, thu các khoản theo lương của CBCNV. - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập, xuất , tồn kho thành phẩm và hàng gửi bán, tính giá thực tế xuất kho thành phẩm, phản ánh giá trị, số lượng hàng xuất bán, hàng đã tiêu thụ và hàng bị trả lại, ghi chép, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng và tình hình thanh toán, xác định thuế GTGT đầu ra. - Kế toán ngân hàng kiêm vay ngắn hạn, vay trung hạn của các ngân hàng : Ghi chép theo dõi và phản ánh thường xuyên thu chi bằng tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ, vay ngắn hạn và dài hạn, phụ trách việc mở L/C nhập khẩu. - Thống kê: Thống kê sản lượng toàn nhà máy (cả 4 khu vực sản xuất). Lập báo cáo gửi các cơ quan cấp trên như Cục Thống kê Hà Nội, Tổng công ty Bưu chính VTVN, Bộ Tài chính. - Còn ở các phân xưởng có các nhân viên kinh tế thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của các phân xưởng sản xuất và gởi những chứng từ đó về phòng kế toán trung tâm của nhà máy. - ở các đơn vị phụ thuộc( CN1, CN2, CN3,...) có tổ kế toán thực hiện công tác kế toán ở đơn vị, định kỳ tổng hợp số liệu, lên biểu kết quả HĐ SXKD, bảng cân đối phát sinh các tài khoản gửi về phòng kế toán nhà máy để kế toán văn phòng Nhà máy tổng hợp lại lên báo cáo quyết toán hợp nhất. - Cơ cấu bộ máy kế toán của nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng) Kế toán thành phẩm tiêu thụ Kế toán thu chi, TSCĐ, vay CBCNV K.toán ngân hàng, vay NH và TH Kế toán vật tư, tạm ứng, tiền lương Nhân viên thống kê Các nhân viên kinh tế phân xưởng K.toán TH kiêm th.toán với người bán Kế toán các chi nhánh Sơ đồ 2 : 3.2/ Hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo và sổ kế toán Nhà máy áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1411- TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1/11/1995 và các văn bản, thông tư hướng dẫn bổ sung của Bộ Tài Chính. Hệ thống chứng từ của nhà máy Thiết bị bưu điện bao gồm những chứng từ bắt buộc và những chứng từ nội bộ theo hướng dẫn của bộ Tài Chính. Các chứng từ thường được sử dụng: - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm. - Hoá đơn GTGT. - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng. - Thẻ TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ.. - Danh mục tài khoản của nhà máy sử dụng hầu hết các tài khoản theo QĐ 1141. Nhà máy cũng sử dụng thêm các tài khoản cấp 2 để ứng yêu cầu quản lý. - Hình thức kế toán nhà máy áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ và có sự kết hợp với hình thức Nhật ký chung. - Trình tự ghi sổ tuân theo các bước được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3. Trình tự ghi sổ ở nhà máy thiết bị bưu điện. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Các nhật ký Sổ (thẻ) chi tiết Bảng kê và NKCT Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số PS Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Đối chiếu, kiểm tra Hệ thống báo cáo bao gồm hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc gồm: + Bảng cân đối kế toán ( mẫu sổ 01- DN). + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( B02- DN). + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( B03- DN ). + Thuyết minh báo cáo tài chính ( B09- DN ). + Và các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý nội bộ nhà máy như: Báo cáo tình hình sản xuất, Báo cáo sản lượng doanh thu... Công tác kế toán ở nhà máy mang tính chất thủ công. Việc ứng dụng tin học chỉ là ứng dụng chương trình excel hỗ trợ cho viêc tính toán và lập bảng biểu. Kỳ kế toán của nhà máy là quý, nhà máy kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, đánh giá hàng tồn kho theo giá hạch toán, cuối kỳ tính giá thực tế theo phương pháp hệ số giá, hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thực hiện khấu hao tài sản theo phương pháp tuyến tính. II- Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở nhà máy thiết bị Bưu điện 1/ Tình hình chung về bán hàng tại Nhà máy Thiết bị bưu điện Hiện nay, nhà máy thiết bị Bưu điện áp dụng chủ yếu hai phương thức tiêu thụ : - Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Hàng được bán trực tiếp tại nhà máy qua kho hoặc không thông qua kho. - Phương thức gửi hàng: Hàng được tiêu thụ thông qua 3 chi nhánh bán hàng đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Các chi nhánh có vai trò như các đại lý. Bên cạnh đó nhà máy cũng có một mạng lưới đại lý rộng khắp 53 tỉnh thành trong cả nước, giúp sản phẩm của nhà máy chiếm lĩnh thị trường rộng lớn trong cả nước, khách hàng của nhà máy không chỉ có các đơn vị trong ngành mà còn có các đơn vị ngoài ngành sử dụng. Nhà máy Thiết bị bưu điện thành lập 3 chi nhánh tiếp thị tại 3 thành phố lớn : - Chi nhánh Miền Bắc (CN1) : văn phòng giao dịch ở Hà Nội, bán hàng ở các tỉnh phía Bắc, từ tỉnh Quảng Bình đổ ra. - Chi nhánh Miền Trung (CN2) : văn phòng giao dịch tại Đà Nẵng, bán hàng từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Ninh Thuận. - Chi nhánh Miền Nam (CN3) : văn phòng giao dịch tại TP Hồ Chí Minh, bán hàng từ tỉnh Bình Thuận đổ vào. Do đặc thù sản phẩm của Nhà máy Thiết bị bưu điện chủ yếu là các sản phẩm phục vụ cho ngành bưu điện nên khách hàng mua hàng của Nhà máy Thiết bị bưu điện chủ yếu là các Bưu điện tỉnh thành và các công ty trong ngành Bưu chính viễn thông thông qua các chi nhánh tiếp thị. Ngoài ra có một số khách hàng ngoài ngành. Vì vậy ảnh hưởng đến phương thức thanh toán của Nhà máy, chủ yếu thanh toán theo phương thức trả chậm. Nhà máy Thiết bị bưu điện chỉ mở tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng công thương Ba Đình, các chi nhánh không được quyền mở tài khoản giao dịch thanh toán, mọi khoản tiền thanh toán giữa Nhà máy với người mua và người bán, với ngân sách, ... đều thông qua tài khoản ở ngân hàng Ba Đình. Do đó khi thu được tiền bán hàng của các chi nhánh tiếp thị bằng chuyển khoản đều thông qua tài khoản thanh toán nội bộ, TK 136 và TK 336. 2/ Kế toán giá vốn hàng bán ở Nhà máy. 2.1/ Đặc điểm sản phẩm của nhà máy Thiết bị bưu điện. Nhà máy thiết bị Bưu điện là đơn vị trong ngành bưu chính viễn thông Việt Nam, có khả năng sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử trên mạng lưới bưu chính viễn thông. Đáp ứng nhu cầu thị trường, nhà máy sản xuất rất nhiều loại sản phẩm bao gồm từ 300 - 400 loại. Tất cả được chia thành 6 nhóm chính: - Nhóm sản phẩm thiết bị bưu chính: Dấu bưu chính, máy in cước, kìm bưu chính, phôi niêm phong, ca bin đàm thoại .v.v... - Nhóm sản phẩm điện chính: Các loại tủ đấu dây, phiến đấu dây, bộ nguồn viễn thông khung công tơ.... - Nhóm sản phẩm bảo an: Các thiết bị cắt sét, chống sét.v.v... - Nhóm sản phẩm điện thoại: Điện thoại POSTEF, VN, Casio, Panasonic... - Nhóm sản phẩm điện thanh: Loa nén, loa cối, loa treble, loa dùng cho máy tính... - Nhóm sản phẩm MDF, ODF, IDF. Sản phẩm của nhà máy gồm 85% phục vụ cho ngành bưu chính viễn thông, còn lại phục vụ cho bên ngoài. 2.2/ Chứng từ sử dụng. - Hoá đơn vận chuyển nội bộ : dùng để xuất thành phẩm cung cấp cho các chi nhánh. - Hoá đơn GTGT : dùng để xuất kho thành phẩm tiêu thụ ra bên ngoài. Hoá đơn vận chuyển nội bộ do kế toán viết và được lập thành 3 liên (Biểu số 2) : Liên 1: Lưu tại quyển gốc Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng Liên 3: Dùng để vào thẻ kho và theo dõi thanh toán nội bộ. Trường hợp xuất kho thành phẩm để tiêu thụ ra bên ngoài, khách hàng vào phòng kế toán, kế toán tiêu thụ sẽ căn cứ vào hợp đồng (nếu có), hoặc căn cứ vào thông báo giá của Nhà máy, căn cứ vào lượng hàng tồn kho (xem trên thẻ kho thành phẩm) để viết hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT vừa là hoá đơn bán hàng vừa là phiếu xuất kho và là căn cứ để đơn vị hạch toán doanh thu. Hoá đơn GTGT được lập 3 liên (Biểu số 3): - Liên 1: Lưu lại quyển gốc. - Liên 2: (Hoá đơn đỏ) giao cho khách hàng - Liên 3: Dùng để thanh toán. Biểu số 2 Đơn vị ....... Phiếu xuất kho Mẫu số 03 - VT - 3LL Địa chỉ ........ Kiêm vận chuyển nội bộ Ban hành theo quyết định số 1141- Ngày 26 tháng 01 năm 2002 TC/QD/CĐKT gày1/11/1995 Liên 3: Dùng để thanh toán nội bộ của Bộ Tài Chính AP/00 - B N0 026512 Căn cứ lệnh điều động số ..........ngày........tháng........năm 200 của ..........................về việc.................................... Họ tên người vận chuyển : Hào - PVC Hợp đồng số: Phương tiện vận chuyển: Xuất tại kho: Thành phẩm Trần Phú. Nhập tại kho: Chi nhánh 3 - TPHCM STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (Sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Điện thoại V701 cái 600 Xuất ngày .......tháng .......năm 200 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ kho xuất (Ký, họ tên) Người vận chuyển (Ký, họ tên) Thủ kho nhập (Ký, họ tên) Biểu số 3 Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01 - GTKT - 3LL Liên 3 : Dùng để thanh toán HP/01B Ngày 13 tháng 1 năm 2002 No 056320 Đơn vị bán hàng : Nhà máy thiết bị Bưu Điện. Địa chỉ: 61 - Trần Phú - Hà Nội Số tài khoản Điện thoại MS : 0100686865 -1 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Chinh Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Địa chỉ : Số tài khoản Hình thức thanh toán : TT chậm MS : 01.001004491 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 1. Cánh quạt Điện Cơ 8 cái 233 7.091 1.652.182 2. Cánh quạt Điện Cơ 9 cái 195 7.091 1.382.727 3. Thân hộp tốc độ cái 105 8.182 859.110 Cộng tiền hàng: 3.894.000 Thuế suất GTGT : 10 % Tiền thuế GTGT: 389.400 Tổng cộng tiền thanh toán: 4.283.400 Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu hai trăm tám ba ngàn bốn trăm đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.3/ Kế toán giá vốn hàng bán : a/ Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức bán hàng trực tiếp : Cá nhân, đơn vị có nhu cầu lên phòng kế toán để làm thủ tục mua hàng. Kế toán căn cứ vào yêu cầu, hợp đồng kinh tế và thông báo giá viết hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT được lập làm 3 liên. Liên 1 lưu quyển gốc, liên 2 giao cho khách hàng và liên 3 dùng để làm chứng từ vào thẻ kho và thanh toán. Khách hàng nhận được liên 2 và liên 3 xuống kho để nhận hàng. Thủ kho sau khi giao hàng, ký nhận giao hàng, chuyển liên 2 cho khách hàng để xuất trình cho bảo vệ khi mang hàng ra khỏi cổng nhà máy, còn liên 3 giữ lại để vào thẻ kho thành phẩm. Định kỳ chuyển hoá đơn, chứng từ cho kế toán thành phẩm để vào thẻ kho (Biểu 4) theo chỉ tiêu số lượng ở phòng kế toán và lưu trữ. Cuối mỗi tháng kế toán thành phẩm tổng hợp lên bảng kê nhập - xuất - tồn (Biểu 5) theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị làm cơ sở để lên bảng kê số 9 - tính giá thực tế xuất kho thành phẩm (Biểu 6A). Để phản ánh tình hình tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp, kế toán nhà máy sử dụng theo TK 632 - giá vốn hàng bán. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan như TK 154, 155,…. Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, hoá đơn GTGT,… Sổ kế toán: Thẻ kho thành phẩm, Báo cáo xuất nhập tồn kho thành phẩm. Sổ cái TK 155, sổ cái TK 632.(Biểu số 6B, 6C) Ví dụ: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 56320 ngày 13/01/2002 bán cho Cty Điện cơ thống nhất một lượng hàng, kế toán căn cứ vào hoá đơn để vào thẻ kho, cuối tháng căn cứ vào thẻ kho để vào bảng kê Nhập - Xuất - Tồn, giá trị xuất kho được tính trên bảng là giá hạch toán. Sau đó đưa các số liệu đã tập hợp được trên bảng kê số 9 để tính được giá vốn thực tế hàng xuất kho trong kỳ, cụ thể như sau : Biểu số 4 Doanh nghiệp Mẫu số 06 – VT Ban hành theo Tên kho : Thành phẩm Trần Phú Thẻ kho QĐ số 186/TC-CĐKT ngày Ngày lập thẻ: 01/01/2002 14/03/1995 của Bộ tài chính Tờ số : Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Cánh quạt điện cơ 8 Đơn vị tính : Cái Mã số : 298 TT Chứng từ Trích yếu Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số Ngày Nhập Xuất Tồn 56320 PN20 58724 PN 32 PN 53 58740 58742 13/1 30/1 08/2 10/2 27/2 25/3 31/3 Kiểm kê 31/12/2001 Tháng 1 Cty Điện cơ TN PX6 Cộng phát sinh T1 Tháng 2 Cty Điện cơ TN PX6 PX6 Cộng phát sinh T2 Tháng 3 Cty Điện cơ TN Cty Điện cơ TN Cộng PS tháng 3 1.000 1.000 2.000 3.000 5.000 233 233 1.677 1.677 4.000 1.000 5.000 910 677 1.677 1.677 0 2.000 5.000 5.000 1.000 0 0 Biểu số 6A Nhà máy Thiết bị bưu điện Văn phòng Nhà máy Bảng kê số 9 - Tính giá thực tế hàng gửi bán TK 155 Quý 1 - 2002 STT Diễn giải TK đối Giá HT Giá TT ứng I Tồn đầu kỳ 16.191.807.422 13.540.020.416 II Nhập trong kỳ 26.205.219.650 27.510.427.008 Nhập từ SX 154 23.714.481.200 25.019.688.558 Nhập luân chuyển nội bộ 136 1.422.541.200 1.422.541.200 Nhập nội bộ của KV Thượng Đình 136 411.179.650 411.179.650 Hàng gửi bán bị trả lại 157 657.017.600 657.017.600 III Cộng TĐK và nhập trong kỳ 42.397.027.072 41.050.447.424 IV Hệ số giá 0.96824 V Xuất trong kỳ 23.581.963.194 22.833.000.043 Xuất thành phẩm luân chuyển nội bộ 136 1.422.541.200 1.422.541.200 Xuất th.phẩm cho KV Thượng Đình 136 567.001.950 567.001.950 Xuất gửi bán cho các chi nhánh 157 17.658.910.050 17.098.063.067 Giá vốn hàng gửi bán 632 3.868.626.594 3.680.510.426 Xuất thành phẩm cho SX 621 35.621.400 35.621.400 Xuất thành phẩm cho QL PX 627 400.000 400.000 Chi phí tiêu thụ 641 23.190.000 23.190.000 Chi phí quản lý DN 642 5.672.000 5.672.000 VI Số dư cuối Q1/2002 18.815.063.878 18.217.447.381 Biểu số 6B Nhà máy Thiết bị bưu điện Văn phòng Nhà máy Sổ cái Tên tài khoản : Thành phẩm Số hiệu TK : 155 ĐVT : đồng Ngày Diễn giải TK đối Số phát sinh Số dư ứng Nợ Có 1/1/02 Số dư đầu kỳ 13,540,020,416 Nhập TP luân chuyển NB 136 1,422,541,200 Nhập TP của KV Thượng Đình 136 411,179,650 Nhập TP từ các PX SX 154 25,019,688,558 Giá vốn hàng bán bị trả lại 632 657,017,600 Xuất thành phẩm cho SX 621 35,621,400 Xuất TP cho quản lý PX 627 400,000 Chi phí tiêu thụ 641 23,190,000 Chi phí QL DN 642 5,672,000 Giá vốn TP xuất bán 632 3,680,510,426 Xuất thành phẩm gửi bán 157 17,098,063,067 Xuất thành phẩm LCNB 136 1,422,541,200 Xuất thành phẩm cho KV TĐ 136 567,001,950 Cộng PS quý 1/2002 27,510,427,008 22,833,000,043 31/3/02 Số dư cuối quý 1/2002 18,217,447,381 Biểu số 6C Nhà máy Thiết bị bưu điện Văn phòng Nhà máy Sổ cái Tên tài khoản : Giá vốn hàng bán Số hiệu TK : 632 ĐVT : đồng Ngày Diễn giải TK đối Số phát sinh Số dư ứng Nợ Có 1/1/02 Số dư đầu kỳ 0 Xuất NVL bán hàng 152 3,963,966,407 Xuất kho hàng hoá bán hàng 156 67,008,900 Giá vốn thành phẩm xuất bán 155 3,680,510,426 Giá vốn hàng gửi bán 157 8,268,737,246 K/c giá vốn tính KQ 911 15,980,222,979 Cộng PS quý 1/2002 15,980,222,979 15,980,222,979 31/3/02 Số dư cuối quý 1/2002 0 b/ Kế toán bán hàng theo phương thức gửi hàng. Sản phẩm của nhà máy tiêu thụ chủ yếu theo phương thức gửi bán nên việc theo dõi hạch toán hàng gửi bán rất quan trọng. Kế toán hàng gửi bán ở nhà máy được tổ chức khá công phu, chi tiết và rất có hệ thống trong mối tương quan với kế toán doanh thu, kế toán các khoản thanh toán giữa nhà máy và các chi nhánh tiêu thụ. Với tầm quan trọng như vậy, ở nhà máy Thiết bị bưu điện, kế toán hàng gửi bán được tổ chức tương tự kế toán thành phẩm. Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu là TK 157 - Hàng gửi đi bán, ngoài ra còn sử dụng các TK khác như : 155, 154, 632... Chứng từ sử dụng thường có là : Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Bảng kê bán hàng của các chi nhánh, phiếu nhập kho. Sổ kế toán mở để theo dõi hàng gửi đi bán là : Thẻ kho hàng gửi bán (lập theo từng chi nhánh), Báo cáo nhập xuất tồn kho hàng gửi bán, Bảng phân bố và tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán, Bảng tổng hợp chi tiết TK157, sổ cái TK 157. Trình tự kế toán: Hàng ngày, căn cứ các yêu cầu của các chi nhánh, kế toán thành phẩm viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ gồm 3 liên: Liên 1: Lưu tại quyển gốc. Liên 2: Giao cho người phụ trách việc vận chuyển để xuống kho nhận hàng. Liên 3: là chứng từ để vào thẻ kho. Kế toán theo dõi hàng gửi bán vào thẻ kho hàng gửi bán theo chỉ tiêu số lượng (mở theo dõi riêng từng chi nhánh). Cuối tháng, các chi nhánh kê hàng bán trong tháng gửi về phòng Kế toán thống kê Nhà máy. Kế toán theo dõi hàng gửi bán sẽ phải chia ra 2 trường hợp : - Đối với chi nhánh 1 cùng khu vực Hà Nội, kế toán chỉ căn cứ vào bảng kê bán hàng (Biểu số 7A), kiểm tra giá bán, vào thẻ kho hàng gửi bán của CN1 theo chỉ tiêu số lượng (cột xuất). Từ thẻ kho, kế toán vào bảng kê Nhập - Xuất - Tồn hàng gửi bán của CN1, tính toán được chỉ tiêu giá trị của phát sinh nợ và phát sinh có TK 157 của CN1 (tính theo giá hạch toán). Căn cứ vào bảng kê bán hàng, kế toán vào sổ chi tiết TK 136 mở cho chi nhánh 1, định khoản như sau : Nợ TK 136 - Giá bán chưa thuế Có TK 512 - Giá bán chưa thuế - Đối với các chi nhánh khác khu vực Hà Nội (CN2 ở Đà Nẵng, CN3 ở TP Hồ Chí Minh) : cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng kê bán hàng để viết hoá đơn GTGT. Sau đó gửi liên 2 cho các CN để các CN kê thuế GTGT đầu vào, còn liên 3 làm căn cứ để vào thẻ kho hàng gửi bán mở cho CN2 và CN3 (Biểu số 7) ghi vào cột xuất. Từ thẻ kho tương tự như CN1, kế toán vào bảng kê Nhập - Xuất - Tồn hàng gửi bán của CN2 và CN3 (Biểu số 8), tính toán được giá trị của phát sinh nợ, phát sinh có của TK 157 theo từng CN. Căn cứ vào bảng kê Nhập - Xuất - Tồn hàng gửi bán của các CN, kế toán lên bảng tổng hợp TK 157 (tính theo giá hạch toán, từ đó làm căn cứ để lên Bảng kê số 9 - tính giá thực tế TK157 (Biểu số 9). Kế toán hàng gửi bán tổng hợp số liệu chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ cái TK 157 (Biểu số 10) và sổ cái TK 632 (Biểu số 6C) Sau đây là mẫu một số sổ sử dụng trong kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi hàng. - Mẫu bảng kê bán hàng của chi nhánh (Biểu 7A) - Mẫu thẻ kho (Biểu số 7B) - Tổng hợp số liệu ở các báo cáo Nhập-xuất-tồn kho hàng gửi bán (Biểu số 8). - Bảng tổng hợp TK157 (Biểu số 9). - Từ số liệu của bảng tổng hợp chi tiết này kết hợp với bảng tính giá xuất kho thành phẩm và bảng tính giá xuất kho vật tư và NKCT số 7 kế toán lập bảng kê số 9 : tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán(Biểu số 10). - Sau khi xác định đựơc trị giá thực tế xuất kho của hàng gửi bán, kế toán tiêu thụ chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp để vào sổ cái TK157(Biểu số10) Biểu số 7A Bảng kê tiêu thụ Của chi nhánh 1 Tháng 1/2002 STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Đơn giá (đã trừ 1,5%) Xuất tháng 1 Số lượng Giá trị 4 6 21 25 Thùng thư K2000(Một mặt) Thùng thư nhỏ K2000 Loa 130 Loa BASS 2._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33901.doc
Tài liệu liên quan