Lời nói đầu
Sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải được một cách toàn diện nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính. Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, tài chính luôn luôn là tổng hoà của các mối quan hệ kinh tế, tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính, tiền tệ không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài chính tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế mà còn phải quản lý và sử dụng có hiệu quả m
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi nguồn lực. Điều đó đòi hỏi các hoạt động tài chính cần phải được quản lý bằng luật pháp, bằng các công cụ và các công cụ và các biện pháp quản lý có hiệu lực, tăng cường pháp chế. Kế toán là công việc tính toán ghi chép bằng con số biểu hiện giá trị bằng tiền tệ tất cả các nghiệp cụ kinh tế phát sinh trong tất cả các đơn vị, cơ quan xí nghiệp, quan sát, phân loại, tổng hợp các hoạt động kinh doanh và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp các thông tin hữu ích để ra các quyết định kinh tế chính trị xã hội đánh giá hiệu quả một tổ chức. Muốn phát triển sản xuất kinh doanh , phải quản lý tốt các doaonh nghiệp theo đúng yêu cầu và qui luật phát triển xã hội trên cơ sở thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Các doanh nghiệp phải dùng hình thức tiền tệ để hạch toán kinh tế. Các doanh nghiệp phải dùng hình thức tiền tệ đẻ hạch toán hiệu quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, phải bù đắp chi phí bằng chính nguồn thu nhập của mình và có lãi, yêu cầu các doanh nghiệp phải triệt để tiết kiệm, thực hiện các chi phí hợp lý được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng mà vẫn bảo đảm hoàn thành nghiệp vụ sản xúât kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong một đơn vị sản xuất kinh doanh có bao gồm nhiều nội dung phương pháp kế toán, trong đó kiểm tra tài sản và kiểm tra kế toán là một nội dung rất được quan tâm chú trọng. Trong nội dung này thì tài sản cố định là bộ phận chính của các cơ sở vật chất trong nền kinh tế quốc dân, là điều kiện cơ bản để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng cơ quan xí nghiệp. Từ kiến thức có được với sự giúp đỡ của các thầy cô, cùng với việc tìm hiệu thực tế tại Công ty cơ khí Hà nội, em xin trình bày bài viết với đề tài: Tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty cơ khí Hà nội
Bài viết gồm 3 phần chính sau:
Phần I: Nêu vấn đề lý luận chung về hạch toán TSCĐ trong công ty.
Phần II: Thực tế về công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại xí nghiệp cung ứng vật tư- Hà Nội.
Phần III: Một vài suy nghĩ, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty.
Phần I
Những vấn đề lý luận chung về hạch toán tscđ
A. Những vấn đề chung để tổ chức hoạch toán TSCĐ
I. Đặc điểm
TSCĐ là những tư liệu sản xuất có giá trị lớn( lớn hơn 5.000.000đ) thời gian sử dụng lâu dài (lớn hơn 1 năm). TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn, kế toán thực hiện trích khấu hao để đưa vào chi phí sản xuất trong kỳ của bộ phận sử dụng chúng và ghi đơn hao mòn đó vào TK 214& TK 009 để theo dõi. TSCĐ luôn được phản ánh theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại.
II. Phân loại TSCĐ
a. TSCĐ hữu hình(211): là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
b. TSCĐ vô hình(213) : Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
c. TSCĐ thuê tài chính (212): Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê ngoài thoả mãn một trong 4 tiêu chuẩn sau:
Khi kết thúc hợp đồng thuê, thời gian thuê thì bên đi thuê nhận quyền sở hữuTSCĐ thuê đó
Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê có quyền mua lại TSCĐ đó với giá mua nhỏ hơn giá trị hiện tại của TSCĐ đó ở thời điểm mua
Thời gian thuê của hợp đồng phải lớn hơn 60% thời gian sử dụng hữu dụng của TSCĐ đó
Giá trị thuê phải trả của hợp đồng thuê lớn hơn 100% giá trị hiện tại của TSCĐ ở thời điểm thuê
Thủ tục quản lý và hạch toán chi tiết
Khi TSCĐ nhập về, doanh nghiệp tiến hành lập biên bản bàn giao giữa nơi cung cấp với doanh nghiệp. Sau đó kế toán lập thẻ TSCĐ cho mỗi TSCĐ và ghi sổ TSCĐ của doanh nghiệp cũng như sổ TSCĐ của mỗ bộ phận sử dụng TSCĐ đó.
Thẻ TSCĐ Số thẻ:
Ngày tháng năm lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận... Số liệu TSCĐ: nước sản xuất: Bộ phận sử dụng TSCĐ: Ngày...tháng... năm...sử dụng: Ngày...tháng...năm...dừng hoạt động: Lý do:
Chứng từ
Diễn giải
Nguyên giá
Khấu hao tài sản cố định
SH
NT
Năm
Tỷ lệ KH
Mức KH
KH cộng dồn
III. Xách định nguyên giá TSCĐ
a. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpVới TSCĐ mua ngoài: Nguyên giá = Giá mua trên HĐ + Chi phí mua ( vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế NK,thuế trước bạ)Với TSCĐ doanh nghiệp được cấp, góp. NG = Giá thoả thuận cấp, góp + Chi phí (nếu có)Với TSCĐ do doanh nghiệp XDCB hoàn thành NG = Giá quyết toán duyệt (không có thuế VAT) + chi phí (nếu có) Với TSCĐ do được chuyển từ CCDC NG = Giá gốc ghi sổ cuẩ CCDC đó + Chi phí lắp đặt thêm (nếu có) b. Xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính
Nếu tiền thuê trả 1 lần khi hết HĐ thuê thì kế toán căn cứ vào giá thuê phải trả của HĐ để xác định nguyên giá cho TSCĐ thuê này như sau:
Trong đó: PV: NG
FV: Giá thuê phải trả của hợp đồng (gốc + lãi)
r : Tỷ lệ lãi xuất trên 1 đơn vị thời gian thuê
t : Số đơn vị thời gian thuê
Nếu tiền thuê trả đều hàng kỳ thì nguyên giá TSCĐ thuê đó được xác định như sau:
Căn cứ: FV=FV1x t =
ị
Trong đó: FV1: Số tiền thuê trả đều hàng kỳ
PV, r, t như trên
Trường hợp TSCĐ đi thuê tài chính thuộc tiêu chuẩn 2, 3, 4
PV = FV - Tổng số lãi thuê phải trả trong hợp đồng thuê
B. Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình
I. Các TK sử dụng để hạch toán:
TK211 "TSCĐ hữu hình " có các TK chi tiết TK2112 " Nhà cửa, kiến trúc " TK2118 " TSCĐ H2 khác "
TK2113 " Máy móc, thiết bị " TK411 " NVKD "
TK2114 " Phương tiện vận tải " TK214 " HM TSCĐ
TK2115 " Thiết bị quản lý văn phòng " TK216” Cây lâu năm, súc vật”
Và các TK khác có liên quan
II. Phương pháp hạch toán
1. Hạch toán tăng TSCĐ
1.1. Với TSCĐ doanh nghiệp được cấp, góp ta phải xác định nguyên giá sau đó lập thẻ và ghi sổ:
N211: nguyên giá
C411: giá thoả thuận cấp, góp
1.2. Với TSCĐ do doanh nghiệp mua ngoài
Trước khi mua TSCĐ kế toán trưởng cần xác định nguồn vốn dùng để mua sắm TSCĐ đó
Trường hợp dùng vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư XDCB, các quỹ, thì kế toán phản ánh:
BT1: Phản ánh nguyên giá
N211: Nguyên giá
N1332: Thuế VAT đầu vào
C111, 112, 331: Tổng tiền thanh toán của TSCĐ trên đã trả, nợ lại
BT2: Phản ánh kết chuyển nguồn sử dụng, mua sắm về nguồn vốn kinh doanh
N441: Cấp, góp, bổ sung số vốn đã dùng
N4144, 4145: Số vốn đã dùng
C411(c, g, bs): Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh
Trường hợp dùng vốn KH (CSH) để mua sắm thì ngoài BT1 như trên, kế toán còn phản ánh BT2: CTK009 Số vốn KH đã dùng
Trường hợp doanh nghiệp mua TSCĐ bằng tiền đi vay (vay dài hạn)
NTK211: Nguyên giá
CTK1332: Thuế VAT
CTK341: Số tiền vay dài hạn trả mua TSCĐ
ị Lúc này kế toán không phản ánh BT1 kết chuyển nguồn mà khi doanh nghiệp có tiền trả tiền vay trên thì căn cứ vào nguồn sử dụng để trả vay đó mà thực hiện BT kết chuyển nguồn đó như BT1 của phần trên
1.3. Với TSCĐ do DN XDCB hoàn thành
BT1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ XDCB hoàn thành đó
NTK211: Nguyên giá
CTK2412: Giá quyết toán duyệt
Sau đó kế toán căn cứ vào nguồn vốn sử dụng cho việc XDCB này để phản ánh BT2 như trên
1.4. Các trường hợp tăng TSCĐ khác: Chuyển từ CCDC, kiểm kê thấy thừa, đánh giá lại tăng, tương tự như NVL
2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình
Khi có TSCĐ giảm thì căn cứ vào thẻ TSCĐ đó (để biết nguyên giá, HM) chứng từ liên quan của nội dung đó để hạch toán ghi sổ
2.1 Với TSCĐ giảm do DN thanh lý, nhượng bán (được coi là hợp đồng bình thường)
BT1: Phản ánh nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý nhượng bán đó
NTK821: Giá trị còn lại của TSCĐ
NTK2141: HM đã khấu hao của TSCĐ đó
CTK211: NG đã KH của TSCĐ
BT2: Phản ánh các chi phí cho thanh lý nhượng bán
NTK821: Tổng chi phí cho thanh lý nhượng bán
CTK111, 112, 331: Tổng tiền thanh toán
NTK133 (nếu có): thuế VAT
BT3: Phản ánh số thu về của thanh lý nhượng bán
NTK111, 112, 1388, 1528: Giá trị số thu về
CTK721: thu bất thường
2.2. Với TSCĐ giảm do DN xuất mang góp vốn liên doanh với đơn vị khác
NTK128, 222: Giá thoả thuận góp (biên bản góp vốn)
NTK2141: HM đã khấu hao
CTK211: NG
Có hoặc NợTK412 chênh lệch giữa giá thoả thuận với giá trị chất lượng
2.3. Với TSCĐ giảm: Trả lại chủ sở hữu, chuyển thành CCDC, kiểm kê thấy thiếu đánh giá giảm
III. Hạch toán TSCĐ vô hình
1. Tài khoản sử dụng để hạch toán
TK213 " TSCĐ vô hình" có các tài khoản chi tiết tương ứng là:
TK2131: Đất và quyền sử dụng đất TK2135: Giá trị của sáng kiến cải tiến
TK2131: CP thành lập DN và MRSX TK2136: CP lợi thế TMại
TK2134: Bằng phát minh sáng chế TK2138: TSCĐ vô hình khác
2. Phương pháp hạch toán
Tương tự như hạch toán TSCĐ hữu hình
IV. Hạch toán TSCĐ đi thuê (cho thuê) tài chính
1. ở doanh nghiệp đi thuê
TK sử dụng: 212 " TSCĐ thuê tài chính"
Phương pháp hạch toán
1.1 Khi DN có TSCĐ đi thuê thì căn cứ vào hợp đồng thuê để xác định nguyên giá cho TSCĐ thuê đó và ghi sổ:
NTK212: nguyên giá
NTK1421: Lãi thuê
CTK342: Tổng số tiền thuê
1.2 Hàng kỳ khi DN sử dụng TSCĐ thuê đó thì kế toán phải trích KH phân bổ lãi thuê đưa vào chi phí sản xuất trong kỳ của bộ phận sử dụng TSCĐ đó
BT1: NTK6271, 6414, 6424L: KH và lãi phân bổ vào chi phí sản xuất
CTK2142: HM, KH TSCĐ đó
CTK1421: Lãi thuê phân bổ
Giả thiết DN trả tiền thuê đều hàng kỳ thì kế toán ghi BT2:
NTK342: Số tiền trả đều hàng kỳ
CTK111, 112: Tổng tiền thanh toán
NTK133: Thuế VAT đầu vào
1.3.1. Nếu là tiêu chuẩn 1
BT1 Kết chuyển nguyên giá TSCĐ thuê thành TSCĐ sở hữu của DN
NTK211, 213: NG mơí
CTK212: Kết chuyển NG
BT2 Kết chuyển HM đã khấu hao của TSCĐ thuê
NTK2142: HM đã khấu hao
CTK214 (1, 2): HM TSCĐ của DN
1.3.2. Nếu tiêu chuẩn thuê là tiêu chuẩn 2 thì kế toán phản ánh BT, BT2 như trên hoặc phản ánh:
Số tiền mua ghi tăng NG tổng tiền thanh toán
NTK211, 213: Giá mua, tăng NG
NTK1332: Thuế VAT
CTK111,112: Tổng tiền thanh toán
1.3.3 Nếu tiêu chuẩn thuê là tiêu chuẩn 3 và tiêu chuẩn 4
NTK2142: HM đã khấu hao
CTK212: NG
NTK1421: HM chưa khấu hao hết (nếu có)
2. ở doanh nghiệp cho thuê
TKSD: TK228 " Đầu tư tài chính dài hạn khác"
Phương pháp hạch toán
2.1 Khi DN có TSCĐ cho thuê tài chính thì kế toán căn cứ giá trị của TSCĐ cho thuê đó (giá trị còn lại đã và đang sử dụng, giá quyết toán trong trường hợp xây dựng xong cho thuê ngay để ghi sổ
NTK228: Giá trị TSCĐ cho thuê
NTK214 (1, 3): HM đã khấu hao
CTK211, 213: NG
hoặc CTK2412: Giá quyết toán TSCĐ XDCN hoàn thành cho thuê
2.2 Giả thiết DN thu tiền cho thuê đều hàng kỳ thì hạch toán:
BT1: Phản ánh HM TSCĐ cho thuê
NTK811: Coi chi tài chính
CTK228: HM
BT2: Phản ánh số tiền thu về cho thuê TSCĐ
NTK111, 112: Tổng tiền thu về
CTK721: Số doanh thu
CTK3331: Thuế VAT đầu ra
2.3.1. Nếu tiêu chuẩn cho thuê là tiêu chuẩn 1 (DN trao quyền sở hữu TSCĐ cho bên thuê) thì DN thanh lý hợp đồng
2.3.2. Nếu tiêu chuẩn cho thuê là tiêu chuẩn2, DN bán TSCĐ đó cho bên thuê thì kế toán căn cứ vào giá trị còn lại, giá bán, tổng tiền thu TSCĐ đó ghi như sau:
NTK211, 213: NG
CTK: 228: Giá trị còn lại
CTK711(NTK811): Số lãi, lỗ
V. Hạch toán khấu hao TSCĐ
TK sử dụng để hạch toán: TK214 " Hao mòn TSCĐ "
TK009 " Nguồn vốn khấu hao "
Cách xác định : Căn cứ vào nguyên giá của mỗi TSCĐ, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao của mỗi TSCĐ, căn cứ vào số TSCĐ ở mỗi bộ phận (bán hàng, QLDN...)
Xác định:
Mức KH Nguyên giá TSC (i)
mỗi TSCĐ = = Nguyên giá ´ Tỷ lệ KH BQ năm (i)
BQ năm () TSCĐ (i)
ị Mức khấu hao mỗi TSCĐ bình quân tháng
Tổng mức khấu hao bình quân tháng của các TSCĐ ở mỗi bộ phận (toàn doanh nghiệp) =
Trong đó, Mi là mức khấu hao bình quân tháng của mỗi TSCĐ trong mỗi bộ phận (toàn doanh nghiệp)
Thông thường kế toán tính KH TSCĐ ở đầu tháng nên:
Tổng mức Mức KH Mức KHBQ Mức KHBQ
KH TSCĐ = BQ TSCĐ + của những TSCĐ - của những TSCĐ
tháng này tháng trước tăng tháng trước giảm tháng trước
lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (tháng...)
Diễn giải
Bộ phận
Toàn DN
Sản xuất chung
(6274)
Bán hàng
(6414)
Quản lý DN
(6424)
NG
Tỷ lệ
KH
PX1
PX2
PX3
Cộng
I. Mức KH TSCĐ tháng trước
II.Mức KHTSCĐ tăng tháng trước
III. Mức KHTSCĐ giảm tháng trước
IV. Mức KHTSCĐ tháng này
ã Phương pháp hạch toán
a. Hàng kỳ, hàng tháng kế toán tính ra khấu hao TSCĐ và ghi sổ
NTK6274 (ct) : Mức KH TSCĐ trong sản xuất
NTK6414, 6412, 241: Mức KH TSCĐ trong BH, QLDN, XDCB
CTK214 (1, 2, 3): Tổng mức KH TSCĐ trong toàn DN
và ghi đơn NTK009 : Tổng mức KH trên
b. Nếu trong tháng DN có TSCĐ giảm thì kế toán căn cứ vào nguyên giá hao mòn để khấu hao và chứng từ liên quan tới nội dung giảm đó để ghi sổ
NTK214 (1, 2, 3) : HM đã khấu hao của TSCĐ đó
NTK liên quan:821, 411, 222, 412, 153, 1421l: Giá trị còn lại
CTK211, 212, 213: Nguyên giá
VI. Hạch toán đầu tư XDCB và sửa chữa TSCĐ
TK sử dụng để hạch toán: TK214 " Đầu tư XDCB dở dang " có 3 TK chi tiết
TK2411: Mua sắm đầu tư TSCĐ
TK2412: Đầu tư XDCB dở dang
TK2413: Sửa chữa lớn TSCĐ
1. Hạch toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệp
Đầu tư XDXD trong doanh nghiệp là việc DN đó xây dựng văn phòng nhà xưởng, cửa hàng, nhà kho... để sử dụng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán:
a. Trước khi tiến hành XDCB thì DN (kế toán trưởng) phải xác định nguồn vốn cho XDCB đó (xin cấp, góp, nguồn bổ sung, đi vay)
Giả thiết DN có nguồn vốn XDCB do được cấp, góp, bổ sung thì kế toán hạch toán như sau:
NTK111, 112, 1525: Số tiền vật tư được cấp, góp
NTK414, 431...: Số quỹ dùng để bổ sung
CTK441 (ct cấp, góp, bổ sung) : Số vốn đầu tư XDCB đã được hình thành
b. Khi DN tiến hành XDCB (DN tự làm hoặc thuê ngoài) thì kế toán căn cứ chi phí cho XDCB để tập hợp vào TK2412, khi công trình XDCB hoàn thành thì việc kế toán phản ánh các khoản giảm trừ chi phí XDCB như vật tư bị mất, hạng mục xây dựng bị hỏng (nếu có) thì còn phải xác định nguyên giá cho TSCĐ hoàn thành đó để đưa về TK211 và phản ánh bút toán kết chuyển nguồn (nếu có)
2. Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Trên thực tế khi DN sử dụng TSCĐ thì có thể phải sửa chữa, sửa chữa nhỏ (lặt vặt), sửa chữa lớn
a. Nếu trong kỳ có sửa chữa lặt vặt TSCĐ thì kế toán đưa chi phí sửa chữa đó vào chi phí sản xuất trong của bộ phận có TSCĐ sửa chữa đó
b. Nếu trong kỳ có sửa chữa lớn TSCĐ thì kế toán tập hợp chi phí sửa chữa đó vào TK2413 " Sửa chữa lớn TSCĐ " . Khi sửa chữa lớn hoàn thành thì kế toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn đó trừ vào trích trước (nếu DN đã trích trước sửa chữa lớn TSCĐ- SCL TSCĐ trong kế hoạch) hoặc đưa vào chi phí trả trước chờ phân bổ (nếu SC lớn ngoài kế hoạch)
Việc sửa chữa có thể DN tự làm hoặc thuê ngoài
Phần II
thực tế về công tác tổ chức hạch toán tscđ
tại công ty cơ khí hà nội
A. Bộ máy kế toán và đặc điểm sản xuất của công ty
I. Lịch sử hình thanh và nhiệm vụ của công ty
Công ty cơ khí Hà nội là nhà máy cơ khí chế tạo đầu tiên của việt nam và liên xô (cũ) giúp đỡ xây dựng. Nhà máy được khởi công từ ngày 25/02/1955 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/04/1958. Theo thiết kế ban đầu, nhà máy có nhiệm vụ sản xuất 3 loại máy gọt kim loại cỡ nhỏ có độ chính xác cấp 2 với số lượng 400-480 máy mỗi năm, phụ tùng và các thiết bị khác với số lượng
500tấn/ năm. Sau này, do yêu cầu của ngành kinh tế và quốc phòng, Công ty đã sản xuất thêm một số máy móc thiết bị công nghiệp, giao thông vận tải... theo kế hoạch của nhà nước giao.
Năm 1965, nhà máy tiến hành mở rộng với sự giúp đỡ của Liên Xô và hoàn thành vào năm 1975. về thiết bị đã tăng 2,7 lần, diện tích sản xuất tăng 2,6 lần so với năm 1958, trong đó nhà xưởng với diện tích lên tới 11.000m2
Trong những năm còn bao cấp, công ty sản xuất tương đối ổn đình theo chỉ tiêu nhà nước giao. Một năm sản xuất khoảng 600 máy giọt kim loại đạt 60% công suất thiết kế, có năm sản xuất 1000 máy với tổng số công nhân là 2700 người. Tuy nhiên, từ khi thay đổi cơ chế, công ty chuyển sang cơ chế tự chủ sản xuất kinh doanh thì sản phẩm tiêu thụ giảm sút so với trước. Cụ thể là: Từ năm 1989 đến năm1991, mỗi năm nhà máy tiêu thụ trên 100 máy vơí giá rẻ và được nhà máy bù lỗ. Từ năm1992 đến năm 1997, sản phẩm máy công cụ tăng lên từ 200 đến 250 máy/ năm. Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, công ty phải đa dạng hoá sản xuất nhiều sản phẩm khác, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm. Đến nay, sản phẩm máy công cụ và phụ tùng do công ty sản xuất đã có chỗ đứng trên thị trường như thiết bị lò xi măng đứng, thiết bị chế biến mía đường, khai thác mỏ, thiết bị phụ tùng cho công trình Apatit... Một số sản phẩm đạt huy chương vàng, huy chương bạc tại các hội chợ triển lãm trong nước. Công ty đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân 1600máy công cụ, gần 40 trạm tuốc bị thuỷ điện công suất 10-1000kw. Cùng với thị trường trong nước, trong những năm qua, nhà máy còn xuất khẩu các loại máy sang Tiệp Khắc, Ba Lan, Cu Ba với số lượng gần 600 máy.
Những năm qua, trong quá trình chuyển biến từ một nhà máy được bao cấp toàn bộ sang hạch toán kinh doang. Công ty đã có cố gắng đứng vững và duy trì phát triển sản xuất, tiếp cận thị trường tạo sức cạnh tranh, cải thiện và nânt cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
II. Khái quát về hệ thống tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại công ty cơ khí Hà nội
1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Hà nội
Công ty cơ khí Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước được tổ chức, sản xuất và quản lý theo một mô hình công ty
Công tác kế toán ở công ty được tổ chức tập trung tại phòng kế toán của công ty. Với tổ chức bộ máy kế toán hoàn chỉnh thực hiện từ khâu thu thập chứng từ , phân loại và xử lý chứng từ đến ghi sổ, lập báo cáo.
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Đây là hình thức mà lãnh đạo công ty lựa chọn và đã áp dụng trong nhiều năm.
2. Tổ chức bộ máy kế toán công ty
sơ đồ bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán công trình lưu động
Kế toán tiền mặt
Kế toán thanh toán & quỹ
Kế toán ngân hàng
Kế toán bán hàng
Kế toán tổng hợp giá thành
Kế toán tổng hợp TSCĐ
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán TH tiền lương & thống kê
Nhiệm vụ của kế toán trưởng
- Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê của công ty
- Tổ chức ghi chép, tính toán phản ánh tình hình hoạt động của công ty sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả
- Tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản nộp ngân sách nộp cấp trên, các quỹ xí nghiệp, thanh toán và thu hồi đúng, kịp thời các món nợ phải trả
- Phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ, xử lý các khoản hao hụt mất mát... Lập và gửi cấp trên đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán
- Tổ chức kiểm tra, xét duyệt các báo cáo quyết toán của cấp dưới
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên kế toán
- Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý và kỹ thuật lao động, các định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng. Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính kế hoạch đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, kiểm tra việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính tín dụng, các hợp đồng kinh tế. Kiểm tra việc tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản, việc sử lý các khoản thiết hụt mất mát, các khoản nợ không đòi được và các thiệt hại khác
B. Thực tế về công tác tổ chức hạch toán tài sản cố định tại công ty cơ khí Hà nội
I. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại công ty
1. Tài khoản, thủ tục và chứng từ
Theo yêu cầu thực tế về tình hình TSCĐ tại công ty, kế toán TSCĐ đã sử dụng các TK chủ yếu sau:
TK211 " TSCĐ hữu hình "
TK214 " Hao mòn TSCĐ "
TK241 " XDCB dở dang "
TK411 " Nguồn vốn kinh doanh "
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các tài khoản kế toán liên quan khác như:
TK111, TK112, TK441...
2. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ tại công ty
Căn cứ vào hồ sơ tăng TSCĐ. Ngày 28/6/1998 công ty mua tủ điều khiển máy hàn điện số 2 cho xưởng cơ khí lớn. Tủ điện được mua bằng nguồn vốn kinh doanh trị giá 5.500.000đ trả bằng tiền mặt
Sau khi nhận hàng, ban kiểm chất lượng của doanh nghiệp kiểm tra sản phẩm. TSCĐ khi đạt yêu cầu sẽ được tiến hành nghiệm thu và công ty lập biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu sau
Mẫu số 1
Công ty cơ khí Hà nội
biên bản giao nhận tscđ
Số: Mẫu số QĐ, Liên bộ TC TK- TC
Ngày26/8/1998 Ngày tháng năm 199
Căn cứ vào chỉ thị số:
Ban kiểm nhận gồm có:
1.Ông (Bà) Nguyễn Đức Thu Chức vụ: Trưởng phòng cơ điện
2. Ông (Bà) Đỗ Đình Hồ Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
3. Ông (Bà) Phạm Văn Hội Chức vụ: Quản đốc phân xưởng
Đơn vị giao: Phòng kỹ thuật
Đơn vị nhận: Phân xưởng cơ khí
TênTSCĐ: Tủ điện điều khiển máy hàn điện số 2
Năm xây dựng: 1998
Nguyên giá: 5.500.000đ (Năm triệu năm trăm nghìn đồng)
Tỷ lệ KHCB: Tỷ lệ KH SCL:
KHCB cộng dộn: Số KH SCL cộng dồn:
Nhận xét tóm lược:
Tình trạng thiết bị : Thiết bị mua mới
Tình trạng làm việc: Thiết bị hoạt động tốt
Công dụng: Hàn các loại dây inox từ F1- F5 đảm bảo chất lượng sản phẩm
Bên giao Bên nhận Ban kiểm nhận Kế toán trưởng Giám đốc
(ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên, đóng dấu)
Căn cứ vào chứng từ giao nhận TSCĐ, kế toán công ty mở số đăng ký TSCĐ và ghi sổ chi tiết TSCĐ. Nội dung chính của 2 sổ này phản ánh chi tiết các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh. Số liệu trên sổ cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản và là căn cứ để lập báo cáo
Mẫu số 2
Công ty cơ khí Hà nội
Sổ đăng ký TSCĐ
Bộ phận sử dụng: Cơ khí lớn
TT
Tên TSCĐ
Nước sản xuất
Nguyên giá
Năm đưa vào SD
Số năm khấu hao
Số khấu hao 1 năm
Ghi chú
187
Tủ điện điều khiển máy hàn
VN
5.500.000đ
1998
10
550.000
Mẫu số 3
Công ty cơ khí Hà Nội
Sổ chi tiết TSCĐ
TT
Chứng từ
Tên TSCĐ
Nước SX
Nơi SD
Nguyên giá
Số KH 1 năm
Nguồn hình thành
GC
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
PC 504
28/8/1998
Tủ điện điều khiển máy hàn
VN
Cơ khí lớn
5.500.000
550.000
Tự có
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc về TSCĐ phát sinh, kế toán tổng hợp ghi vào nhật ký chứng từ liên quan số 1, 2, 5, 7, 10. Từ các nghiệp vụ trên kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 1
Mẫu số 4
Công ty cơ khí Hà nội
Nhật ký chứng từ số 1
Số TT
N, T
Ghi Có TK111, ghi Nợ các TK liên quan...
112
113
211
222
.....
Cộng có
28/8
5.500.000
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp tăng giảm và lấy số liệu tổng cộng của các chứng từ, ghi trực tiếp vào Sổ Cái TK211
Bảng tổng hợp TSCĐ tăng năm 1998
Mẫu số 5
Công ty cơ khí hà nội (xem trang 15)
3. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ tại công ty
Căn cứ vào hồ sơ giảm TSCĐ: Ngày 12/8/1998
Công ty thanh lý khu nhà ngói 9 phòng
Nguyên giá: 55.412.531đ
Giá trị đã hao mòn: 54.238.525đ
Chi phí bằng tiền mặt: 1.798.525đ
Giá trị thu hồi: 3.645.089đ
Căn cứ vào biên bản kiểm tra hiện trạng thực tế TSCĐ xin thanh lý và công ty lập tờ trình xin thanh lý TSCĐ với cơ quan cấp trên, khi được cơ quan cấp trên
tuyển duyệt cho thanh lý. Hội đồng công ty đã lập ra biên bản thanh lý số 030 ngày13/7
Mẫu số 6
Công ty cơ khí Hà nội
Biên bản thanh lý TSCĐ
Số 030 Ngày 10/8/1998
Căn cứ vào tờ trình số 200 của công ty cơ khí Hà nội ngày 15/7/1998
Biên bản thanh lý gồm:
Ông: trần Văn Đức Chức vụ: Trưởng phòng kế hoạch trưởng ban
Ông: Phạm Văn Hợi Chức vụ: Quản đốc phân xưởng
Bà: Lê Thị Hạnh Chức vụ: Kế toán TSCĐ: Uỷ viên
Đã tiến hành thanh lý TSCĐ
Tên tài sản: Khu nhà bảo vệ Mã tài sản.... số thẻ...
Năm sản xuất:1969
nguyên giá: 55.412.537đ Chi phí sửa chữa lớn....
Khấu hao cơ bản đã trích: 54.235.525đ
Kết luận của ban thanh lý
- Toàn bộ khu vực nhà bảo vệ 9 phòng luồng mái sập, dột nát, tường xây bằng gạch tro lọ đã nứt và mục
Hội đồng thống nhất cho thanh lý
Ngày 13 tháng7 năm 1998
Thủ trưởng đơn vị Trưởng ban thanh lý
Trần Quốc Hoàn Trần Văn Đức
Kết quả thanh lý
Chi phí thanh lý: 1.798.141đ
Bằng chữ: (Một triệu bảy trăm chín tám nghìn một trăm bốn mốt đồng)
Giá trị thu hồi: 3.645.089đ
Đã ghi thẻ TSCĐ ngày... tháng ...năm
Kế toán trưởng
Bùi Đức Giản
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ. Kế toán ghi vào NKCT số 9
Mẫu số 7
Công ty cơ khí Hà nội
Nhật ký chứng từ số 9
S TT
Shct
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi Có TK211, Nợ TK...
Cộng Có TK211
214
821
...
11/8
Bán thanh lý TS chờ TL
243.930.000
242.930.000
12/8
Máy tiện 11Y03P
8.055.000
8.055.000
Máy mài KU250
116.642.000
116.642.000
Khu nhà ngói 9 phòng
54.238.525
1.174.006
55.412.431
.......
....
....
..
.....
Cuối tháng 8/1998, từ NKCT số 8, kế toán tổng hợp lên bảng kê giảm TSCĐ và ghi vào sổ Cái TK211.
Mẫu số 9
Công ty cơ khí Hà nội
Sổ cái
Tài khoản 211- Tài sản cố định
Năm 1998 Đơn vị tính : Đ
Sốdư đầu kỳ: 2.282.270đ
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
S
N
Nợ
Có
28/8
10
26/8
Tăng TSCĐ do mua sắm
111
5.500.000
336
225.071.000
152
20.880.000
...
...
...
....
....
....
....
12/8
200
0/8
Giảm TSCĐ do thanh lý
214
54.238.525
821
1.174.006
214
8.055.000
...
...
...
....
....
....
....
Cộng phát sinh
920.359.000
2.626.515.962
Dư cuối kỳ
576.114.038
4. Kế toán khấu hao TSCĐ
Công ty thực hiện trích khấu hao theo các qui định sau:
- Việc tính khấu hao cơ bản căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao theo quyết định 1062 (14/11/1997 BTC)
- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. TSCĐ được trích khấu hao trên cơ sở tỷ lệ trích khấu hao đăng ký theo định kỳ 3 năm với Cục qủan lý vốn và tài sản nhà nước tại DN
- Tất cả TSCĐ hiện có ở công ty tham gia quá trình sản xuất và kinh doanh đều phải tính khấu hao để phân bổ vào giá thành
- Đối với những TSCĐ đã hết khấu hao cơ bản thì công ty không trích khấu hao theo qui định của bộ tài chính nhưng vẫn quản lý sử dụng.
5. Kế toán sửa chữa TSCĐ
Trong tháng 8/1998 công ty phải sửa chữa một máy công cụ do DN tự làm
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa máy công cụ ngày 10/8 số 20
Tổng giá dự toán: 250.000đ
Tổng giá thực tế: 250.000đ
Và sửa chữa một nhà xưởng. Công ty áp dụng phương thức cho thầu sửa chữa
Tổng giá trị hợp đồng: 8.000.000đ
Tổng giá dự toán :8.000.000
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa nhà xưởng ngày 10/8 số 21
Mẫu số 10
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành
Ngày 10/8/1998
Số: 20
Căn cứ quyết định số 060 ngày 3/8/1998 của giám đốc công ty cơ khí Hà nội
Chúng tôi gồm:
Ông Phạm Văn Cao- Đại diện đơn vị có TSCĐ
Ông Nguyễn Văn Nam- Đại diện đơn vị sửa chữa
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
Tên, mã ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy công cụ
Số hiệu TSCĐ: Số thẻ:
Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ: Phân xưởng đúc
Thời gian sửa chữa từ ngày 08/8/1998
Các đơn vị sửa chữa gồm có:
Tên bộ phận
ND cviệc SC
Giá dự toán(đ)
Chí phí thực tế
Kết quả KK
1. Thay vòi
Thay thế
150.000
150.000
Đạt yêu cầu
2. SC bơm dầu
Sửa lại
50.000
50.000
Đạt yêu cầu
3. Bộ phận truyền dẫn
Chữa lại
50.000
50.000
Đạt yêu cầu
Cộng
250.000
250.000
Công ty Đơn vị sửa chữa
Phạm Văn Cao Nguyễn Văn Nam
Kèm theo 02 chứng từ gốc xưởng sản xuất căn cứ hợp đồng giao thầu sửa chữa ghi
Nợ TK241: 8.000.000đ
CóTK331: 8.000.000đ
Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành ghi vào NKCT số 7
Mẫu số 11
Công ty cơ khí Hà nội
Nhật ký chứng từ số 7
TT
TK ghi C
142
241
..
Các TK phản ảnh ở các NKCT
Cộng CP thực tế
TK ghi N
NKCT 1
NKCT2
....
trong tháng
211
250.000
211
8.000.000
Cộng
8.250.000
8.250.000
Kèm theo 02 chứng từ gốc.
Từ các NKCT liên quan, kế toán ghi sổ Cái TK241- XDCB dở dang
Sổ cái
TK241- XDCB dở dang
Tháng 8/1998
Dư đầu tháng: 10.000.000đ
N/T
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
05/8
08/8
Chi phí sửa chữa máy công cụ
152
200.000
334
50.000
09/08
Hợp đồng giao thầu
331
8.000.000
10/08
10/08
Biên bản bàn giao SC TSCĐ hoàn thành
8.250.000
.....
.....
.....
Cộng PS
10.000.000
12.500.000
Dư cuối
7.500.000
Phần III
Một vài suy nghĩ đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty cơ khí Hà nội
I. Sự hoàn thiện trong việc tổ chức kế toán TSCĐ
Phân công chuyên môn hoá lao động kế toán: Với đặc điểm của công ty là sản xuất nhiều mặt hàng và khối lượng tài sản lớn thì lượng thông tin chính xác cho nhà quản lý là rất cần thiêt. Vậy công ty đã áp dụng hình thức NKCT cũng là hình thức phân công các mảng công việc một cách rõ ràng. Mỗi kế tóan viên phụ trách một hoặc hai mảng công việc.
Sổ sách kế toán đã thực hiện theo đúng qui định của BTC
Hệ thống quản lý TSCĐ tập trung đã giúp công ty quản lý được tương đối tốt lượng TSCĐ hơn 47 tỷ đồng
Trong năm qua công đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình, đồng thời nâng cao chất lwowngjsanr phẩm và không ngừng tăng lợi nhuận cho đơn vị
Về cơ bản kế toán TSCĐ đã theo dõi được tình hình tăng, giảm, khấu hao và kiểm kê TSCĐ theo đúng qui trình, đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có cũng như mức trích khao
Công ty áp dụng mức trích khấu hao TSCĐ liên hoàn sử dụng số liệu TSCĐ năm trước để tính mức khấu hao trung bình cho từng tháng ngay từ đầu năm. Mức khấu hao này không thay đổi cho tới khi được điều chỉnh vào cuối niên độ kế toán để phù hợp với tình hình tăng giảm TSCĐ thực tế trong năm.Việc làm này đã tiết kiệm được thợi gian và đảm bảo cung cấp số liệu tương đối chính xác cho quản lý
II. Một số tồn tại trong công tác tổ chức hạch toán TSCĐ
Cho đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa xác định được các TSCĐ của mình như kinh nghiệm sản xuất, uy tín trên thị trường, đội ngũ công nhân lành nghề... Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ tự thiết kế mẫu (sổ đăng ký TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ). Trong thực tế trên hai quyển sổ này còn thiếu một số thông tin cần thiết như TSCĐ đã được khấu hao bao nhiêu, hồ sơ về TSCĐ được lưu ở đâu, thẻ TSCĐ không được lập vì quá nhiều TSCĐ. Cách tính khấu hao được điều chỉnh vào cuối niên độ, kế toán đã không phản ánh được chính xác mức khấu hao thực tế.
Doanh nghiệp chưa tiến hành đánh giá lại tài sản kể từ năm 1989 cho đến nay. Vì TSCĐ chiếm 65% nguồn vốn của công ty, nên việc xác định con số chính xác về nguyên giá TSCĐ theo giá thị trường không kịp thời, không chính xác.
Công ty chưa khai thác hết nguồn vốn hình thành tài sản, thể hiện TSCĐ cần thanh lý chưa được bán để thu hồi vốn đầu tư và lượng tài sản cố định hiện có chưa dùng còn nhiều gây tồn đọng vốn và không sinh lời.
III. Một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1076.doc