Tổ chức hạch toán nguồn kinh phí & chi phí nguồn kinh phí sự nghiệp ở chi cục thuế Tiên Du - Bắc Ninh

LỜI MỞ ĐẦU Kế toán Hành chính- sự nghiệp với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống các công cụ quản lý, bộ phận cấu thành của Hệ thống kế toán Nhà nước có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ, tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngân qũy Nhà nước, ngân quỹ công cộng. Thông qua đó, Thủ trưởng các tổ chức phát huy mặt tích cực, ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm, các cơ quan chức năng của Nhà nước k

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán nguồn kinh phí & chi phí nguồn kinh phí sự nghiệp ở chi cục thuế Tiên Du - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng công quỹ. Hiện nay, hơn 50% số chi của Ngân sách Nhà nước hàng năm giành cho chi thường xuyên thông qua các tổ chức HCSN trong cả nước. Để giúp Nhà nước quản lý tốt nguồn kinh phí cấp phát cho các đơn vị HCSN; giúp các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ chi tiêu; ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong chi tiêu; đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm kinh phí cấp phát thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, đặc biệt là hạch toán nguồn kinh phí và chi nguồn kinh phí sự nghiệp. Từ đó, cũng giúp các đơn vị quản lý cũng như chi tiêu nguồn kinh phí của mình một cách hợp lý, hợp lệ nhất, đạt hiệu quả hoạt động cao và mục tiêu đã đề ra. Được sự giúp đỡ của nhà trường, của Chi cục thuế Tiên Du, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã kết thúc đợt thực tập với đề tài “Tổ chức hạch toán nguồn kinh phí và chi nguồn kinh phí sự nghiệp ở chi cục thuế Tiên Du – Bắc Ninh” Tiên Du là một huyện trực thuộc tỉnh Bắc Ninh mới được tách lập từ năm 1999. Là một trong những huyện có rất nhiều khu công nghiệp đã và đang được xây dựng, góp phần để Bắc Ninh trở thành khu công nghiệp phát triển nhất phía bắc Hà Nội. Thuế đã, đang và sẽ là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nguồn thu từ thuế sẽ đáp ứng phần lớn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, giúp Nhà nước tạo thế chủ động về vốn để có thể thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình. Chi cục thuế Tiên Du là một trong những đơn vị đóng góp vào ngân sách tỉnh lớn nhất. Để có được những thành công như vậy, đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp ưu việt ngày một hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, trong đó có kế toán nguồn kinh phí và chi kinh phí sự nghiệp, làm sao thực hiện tốt việc chi tiêu ngân sách của mình, đạt được chỉ tiêu cấp trên giao. Qua nghiên cứu những lý luận chung về hạch toán nguồn kinh phí và chi kinh phí sự nghiệp, qua quá trình thực tập tại Chi cục thuế Tiên Du em hình thành đề tài này với kết cấu gồm ba phần: Phần 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức công tác hạch toán nguồn kinh phí và chi kinh phí sự nghiệp tại đơn vị Phần 2: Thực trạng hạch toán nguồn kinh phí và chi kinh phí sự nghiệp tại đơn vị Phần 3: Một số nhận xét, đánh giá và những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguồn kinh phí và chi kinh phí sự nghiệp tại Chi cục thuế Tiên Du – Bắc Ninh PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI KINH PHÍ SỰ NGHIỆP I/ HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – SN 1.1 Nội dung, nguyên tắc hạch toán và nhiệm vụ của kế toán nguồn kinh phí 1.1.1 Nội dung Nguồn kinh phí của các đơn vị hành chính – sự nghiệp (HCSN) là nguồn tài chính mà các đơn vị được quyền sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn có tính chất HCSN hoặc có tính chất kinh doanh của mình. Như vậy, trong các đơn vị HCSN tất cả các loại kinh phí (ngoài vốn) đều được tiếp nhận theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Nguồn kinh phí của đơn vị HCSN thường gồm có: Nguồn kinh phí hoạt động Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản Nguồn kinh phí dự án Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của nhà nước Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Kinh phí các loại trong các đơn vị HCSN thường được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: Ngân sách nhà nước hoặc các cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toán được phê duyệt (gọi tắt là Nguồn kinh phí Nhà nước). Các khoản đóng góp hội phí, đóng góp của các hội viên, thành viên Thu sự nghiệp được sử dụng theo quy định và bổ sung từ kết quả của các hoạt động có thu theo chế độ tài chính hiện hành. Điều chuyển bổ sung từ các quĩ dự trữ tài chính nội bộ. Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,..... Vay nợ của Chính phủ Các khoản kết dư Ngân sách năm trước. 1.1.2 Nguyên tắc hạch toán Để đảm bảo hạch toán chính xác, đầy đủ nguồn kinh phí, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau: Đơn vị phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại kinh phí, từng loại vốn, từng loại quỹ, theo mục đích sử dụng và theo nguồn hình thành kinh phí Việc kết chuyển từ nguồn kinh phí này sang nguồn kinh phí khác phải chấp hành theo đúng chế độ và làm các thủ tục cần thiết. Không được kết chuyển một cách tuỳ tiện. Đối với các khoản thu tại đơn vị được phép bổ sung nguồn kinh phí, khi phát sinh được hạch toán vào tài khoản thu (loại tài khoản 5), sau đó được kết chuyển sang tài khoản kinh phí liên quan theo quy định hoặc theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền . Kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung dự toán phê duyệt, đúng tiêu chuẩn và đúng định mức của nhà nước. Cuối niên đọ kế toán kinh phí không sử dụng hết phải hoàn trả Ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được kết chuyển sang năm sau khi được phép của cơ quan tài chính. Cuối mỗi kỳ, kế toán đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, thanh quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng theo từng loại kinh phí với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình, dự án.... theo đúng quy định của chế độ hiện hành. 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguồn kinh phí Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ và rõ ràng số hiện có, tình hình biến động của từng nguồn kinh phí của đơn vị. Giám đốc chặt chẽ kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị. Đảm bảo cho việc sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, hợp lý và có hiệu quả. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị nhằm phát huy hiệu quả của từng nguồn kinh phí 1.2 Chứng từ và các sổ kế toán nguồn kinh phí - Chứng từ kế toán nguồn kinh phí: +Thông báo hạn mức kinh phí được cấp + Giấy phân phối hạn mức kinh phí + Giấy nộp trả kinh phí + Lệnh chi + Giấy rút hạn mức kinh phí kiêm lĩnh tiền mặt + Giấy rút hạn mức kinh phí bằng chuyển khoản,... - Sổ theo dõi + Sổ theo dõi nguồn kinh phí: S 41 – H Biểu số 01 SỔ THEO DÕI NGUỒN KINH PHÍ Tài khoản:................................ Tên nguồn kinh phí:................ Nơi cấp:.................................... Loại............. Khoản.................. Nhóm:......... Tiểu nhóm:.......... Mục:.......................................... DỰ TOÁN ĐƯỢC DUYỆT Cả năm Chia ra Quý I Qúy II Quý III QuýIV Ngày, tháng ghi sổ CHỨNG TỪ Diễn giải KP được PP KP đã nhận KP đề nghị QT kỳ này KP chưa sử dụng chuyển kỳ sau Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Sổ này có ......trang, đánh số từ trang 01 đến trang... - Ngày mở sổ: ......... Ngày... tháng..... năm.... Người ghi sổ Phụ trách KT Thủ trưởng đơn vị (ký) (ký) (Ký tên, đóng dấu) + Sổ tổng hợp chi tiết nguồn kinh phí: S 41a – H Biểu số 02 SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUỒN KINH PHÍ Tên tài khoản: ................................. Tên nguồn kinh phí: ........................ Quý................Năm............................ STT Tên mục KP được phân phối KP kỳ trước chuyển sang KP thực nhận trong kỳ KP được sử dụng KP đã sử dụng đề nghị quyết toán KP chưa sử dụng chuyển kỳ sau 1 2 3 4 5 6 7 8 -Sổ này có ......trang, đánh số từ trang 01 đến trang... - Ngày mở sổ: ......... Ngày... tháng..... năm.... Người ghi sổ Phụ trách KT Thủ trưởng đơn vị (ký) (ký) (Ký tên, đóng dấu) + Sổ theo dõi hạn mức kinh phí: S 42 –H +Sổ theo dõi kinh phí ngoài hạn mức S 42a – H + Sổ chi tiết các khoản thu: S 52 - H 1.3 Kế toán nguồn kinh phí trong đơn vị hành chính- sự nghiệp 1.3.1/ Kế toán kinh phí hoạt động thường xuyên. Nguồn kinh phí hoạt động: là nguồn kinh phí nhằm duy trì và bảo đảm sự hoạt động theo chức năng của các cơ quan, đơn vị hành chính – sự nghiệp. Kinh phí hoạt động được hình thành từ: Ngân sách Nhà nước cấp phát hàng năm Các khoản biếu tặng, viện trợ, tài trợ trong và ngoài nước, bổ sung tại đơn vị theo quy định của chế độ tài chính và bổ sung từ các khoản thu tại đơn vị được phép giữ lại để chi và một phần do Ngân sách hỗ trợ (đối với các đơn vị được phép thực hiện cơ chế gán thu bù chi), kết dư Ngân sách năm trước,... Tài khoản hạch toán. Để theo dõi tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị HCSN, kế toán sử dụng tài khoản 461 “Nguồn kinh phí hoạt động” và TK 008 “Hạn mức kinh phí” Kết cấu tài khoản 461: Bên Nợ: Số chi tiêu bằng nguồn kinh phí hoạt động đã được quyết toán Số kinh phí hoạt động sử dụng không hết nộp trả. Số kinh phí năm nay kết chuyển thành kinh phí năm trước Số kinh phí năm sau két chuyển thành kinh phí năm nay Bên Có: Số kinh phí hoạt động thực nhận của Ngân sách, của cấp trên hoặc hình thành từ các nguồn khác. Dư Có: Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn TK 461 được chi tiết thành 3 tài khoản chi tiết cấp 2 và mỗi tài khoản cấp 2 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 như sau 4611.Năm trước: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động được cấp thuộc năm trước đã sử dụng đang chờ duyệt trong năm nay, trong đó: + 46111- Nguồn kinh phí thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động được ngân sách cấp bổ sung cho chi thường xuyên; phần kinh phí được để lại đơn vị; chênh lệch thu – chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ thuộc năm trước đã sử dụng đang chờ xét duyệt trong năm nay + 46112- Nguồn kinh phí không thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí tinh giảm biên chế; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất thuộc năm trước đã sử dụng đang chờ xét duyệt trong năm nay. 4612. Năm nay: Phản ánh nguồn kinh phí năm nay bao gồm các khoản kinh phí năm trước chuyển sang, các khoản kinh phí nhận theo số được cấp hay đã thu năm nay. + 46121- Nguồn kinh phí thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động được ngân sách cấp bổ sung cho chi thường xuyên; phần kinh phí được để lại đơn vị; chênh lệch thu – chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ thuộc năm nay + 46122- Nguồn kinh phí không thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí tinh giảm biên chế; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất thuộc năm nay 4613. Năm sau: Phản ánh những khoản kinh phí đã được cấp trước cho năm sau + 46131- Nguồn kinh phí thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động được ngân sách cấp bổ sung cho chi thường xuyên; phần kinh phí được để lại đơn vị được cấp trước cho năm sau + 46132- Nguồn kinh phí không thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí tinh giảm biên chế; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trước cho năm sau TK 008 – “Hạn mức kinh phí” – Phản ánh số hạn mức kinh phí sự nghiệp được phân phối và được cấp phát sử dụng. Theo quy định, số hạn mức kinh phí đã được phân phối, sử dụng không hết phải nộp cho Kho bạc nhà nước. Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh HMKP được phân phối Bên Có: Phản ánh rút HMKP, huỷ bỏ HMKP Dư Nợ: HMKP hiện còn TK 008 có 3 tài khoản cấp 2: 0081. Hạn mức kinh phí thuộc Ngân sách TW 0082. Hạn mức kinh phí thuộc Ngân sách tỉnh 0083. Hạn mức kinh phí thuộc Ngân sách huyện Sơ đồ 01: Hạch toán nguồn kinh phí hoạt động TK 461 TK 111,112,152,155,211.... TK 111, 112 Nộp lại số kinh phí KP được cấp, rút HMKP bằng tiền, vật tư, sử dụng không hết hàng hoá TSCĐ Thu hội phí, thu đóng góp hoặc tài trợ, biếu TK 661 tặng, viện trợ TK 331 Kết chuyển chi hoạt Rút KP thanh toán trực tiếp cho nhà cung động vào nguồn KP khi báo cáo quyết cấp, trả nợ vay.... toán được duyệt TK 511 TK 461(4611) Bổ sung KP hoạt động từ thu sự nghiệp Kết chuyển nguồn TK 661 KP năm nay thành KP trước hoặc năm Rút KP để chi hoạt động thường xuyên sau, KP năm trước thành KP năm nay TK 341 HMKP thực rút, khoản thu khác bổ sung KP của đơn vị cấp dưới (ở đơn vị cấp trên) TK 421 Bổ sung KP từ các khoản chênh lệch thu,chi 1.3.2 Kế toán nguồn kinh phí dự án Nguồn kinh phí dự án là nguồn được Nhà nước cấp phát kinh phí hoặc được Chính phủ, các tổ chức và cá nhân viện trợ, tài trợ trực tiếp để thực hiện các chương trình, dự án, đề tài đã được phê duyệt. Tài khoản hạch toán Để theo dõi tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí dự án, chương trình, đề tài, kế toán sử dụng TK 462 “ Nguồn kinh phí dự án” và TK 009 “ Hạn mức kinh phí chương trình, dự án”. Kết cấu tài khoản 462: Bên Nợ: Số chi tiêu bằng nguồn KPDA được duyệt Số KP dự án sử dụng không hết nộp trả Số KPDA được kết chuyển cuối năm theo tính chất: năm trước, năm nay, năm sau Bên Có: Nguồn KPDA, chương trình, đề tài thực nhận trong năm theo dự án, chương trình, đề tài được duyệt cấp KP Dư Có: Nguồn kinh phí dự án hiện còn TK 462 có 2 tài khoản cấp 2, trong đó chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo năm tài khoá TK 4621. “Nguồn kinh phí quản lý dự án”: phản ánh nguồn kinh phí bảo đảm chi tiêu phục vụ cho quản lý chương trình, dự án, đề tài TK 4612. “ Nguồn kinh phí thực hiện dự án”: phản ánh nguồn kinh phí tiếp nhận để bảo đảm chi tiêu cho quá trình thực hiện các chương trình, dự án, đề tài theo nội dung ghi trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật hoặc đề cương đã được phê duyệt. Kết cấu TK 009: Bên Nợ: phản ánh HMKP chương trình, dự án được phân phối. Bên Có: phản ánh rút HMKP chương trình, dự án, huỷ bỏ HMKP Dư Nợ: số HMKP chương trình, dự án hiện còn Sơ đồ 02: Hạch toán nguồn kinh phí dự án TK 462 TK 111,112,152,155,211.... TK 111, 112 Nộp lại số kinh phí KP được cấp, rút HMKP bằng tiền, vật tư, sử dụng không hết hàng hoá TSCĐ Thu hội phí, thu đóng góp hoặc tài trợ, biếu TK 662 tặng, viện trợ TK 331 Kết chuyển chi hoạt Rút KP thanh toán trực tiếp cho nhà cung động vào nguồn KP khi báo cáo quyết cấp, trả nợ vay.... toán được duyệt TK 511 TK 311(3118) Bổ sung KP hoạt động từ thu sự nghiệp Kết chuyển các TK 662 khoản được phép của nhà nước cho Rút KP để chi hoạt động dự án xoá nợ TK 341 HMKP thực rút, khoản thu khác bổ sung KP của đơn vị cấp dưới (ở đơn vị cấp trên) TK 421 Bổ sung KP từ các khoản chênh lệch thu,chi 1.3.3/Kế toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB Nguồn kinh phí đầu tư XDCB của đơn vị HCSN được hình thành do Ngân sách Nhà nước cấp, cấp trên cấp, hoặc được bổ sung từ các khoản thu tại đơn vị, hoặc được tài trợ, biếu tặng. Kinh phí, vốn XDCB được sử dụng cho mục đích đầu tư mở rộng qui mô TSCĐ hiện có của đơn vị và mục đích hoạt động HCSN hoặc hoạt động kinh doanh. TK hạch toán: 441 “ Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản” Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB do Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ đã được duyệt y Kết chuyển nguồn kinh phí đầu tư XDCB thành nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi xây dựng mới và mua sắm TSCĐ bằng nguồn kinh phí, vốn XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Hoàn lại nguồn KP, vốn XDCB cho Nhà nước Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn KP đầu tư XDCB do: Nhận được kinh phí, vốn đầu tư XDCB do NS hoặc cấp trên cấp. Chuyển quỹ cơ quan và các khoản thu theo quy định thành nguồn kinh phí đầu tư XDCB Các khoản được viện trợ, biếu tặng.... Dư có: Nguồn KP đầu tư XDCB hiện còn chưa sử dụng hoặc chưa được quyết toán Tài khoản 0092 “ Vốn XDCB được duyệt” theo dõi HMKP XDCB Bên Nợ: HMKP XDCB được phân phối Số nộp khôi phục HMKP XDCB Bên Có: Rút HMKP XDCB sử dụng Sơ đồ 03: Hạch toán nguồn kinh phí XDCB TK 111,112 TK 441 TK 111, 112,152,211... Nộp lại KP đầu tư XDCB Nhận KP đầu tư XDCB do Ngân sử dụng không hết sách hoặc cấp trên cấp TK 241 TK 431 Chi phí đầu tư XDCB xin Bổ sung KP đầu tư XDCB từ duyệt bỏ đã được duyệt y quỹ cơ quan TK 466 TK 5118 Kết chuyển nguồn khi dùng Bổ sung KP đầu tư XDCB từ chênh KP XDCB mua sắm TSCĐ lệch thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng cho HĐTX và HĐDA TK 411 TK 421 Kết chuyển nguồn khi dùng Bổ sung KP từ các khoản chênh KP XDCB mua sắm TSCĐ lệch thu, chi chưa xử lý 1.3.4 Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ là một bộ phận kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho đơn vị dùng cho hoạt động HCSN đã tạo ra các loại TSCĐ ( TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) gọi là kinh phí tạo ra tài sản cố định hiện có. Theo chế độ, tại thời điểm kết toán sổ sách, số dư nguồn kinh phí hiện có tại đơn vị hạch toán. Toàn bộ kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí quỹ cơ quan hay kinh phí đầu tư XDCB sau khi hình thành nên TSCĐ đều được ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ TK hạch toán: TK sử dụng 466 “ Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” Bên Nợ: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do: Giá trị hao mòn TSCĐ tính, trích hàng năm Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền.... Do đánh giá lại làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ HCSN Bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do: Giá trị TSCĐ mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động có tính chất HCSN Giá trị TSCĐ nhận của các đơn vị khác bàn giao, được biếu tặng,... Đánh giá lại tăng giá trị TSCĐ, giảm giá trị hao mòn của TSCĐ HCSN Dư Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của đơn vị. Không hạch toán vào TK này các trường hợp TSCĐ tăng đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh, bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc bằng quỹ cơ quan khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho bộ phận SXKD Sơ đồ 04: Hạch toán nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TK 211, 213 TK 466 TK 661 Tăng nguồn KP hình thành Nhượng bán, thanh lý TSCĐ TSCĐ với TSCĐ đầu tư bằng dùng cho hoạt động HCSN kinh phí sự nghiệp TK 214 TK 662 Tăng nguồn KP hình thành TSCĐ với TSCĐ đầu tư bằng KP dự án Điều động TSCĐ từ cấp trên xuống cấp dưới TK 441, 431 Đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ Tăng nguồn KP hình thành TSCĐ giảm nguồn KP đầu tư XDCB hoặc quỹ cơ quan TK 211, 213 TK 214 Đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ TK 214 TK466 TK 211, 213 Đơn vị cấp dưới tiếp nhậnTSCĐ do cấp trên điều động, ghi tăng TSCĐ theo giá trị thực tế 1.3.5/ Quỹ cơ quan Quỹ cơ quan của các đơn vị HCSN được hình thành bằng cách trích từ phần chênh lệch thu, chi của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc trích từ các khoản thu theo quy định của chế độ tài chính và các khoản khác( nếu có) hoặc được Nhà nước, được cấp trên cấp, cấp dưới nộp lên. Quỹ cơ quan bao gồm: - Quỹ khen thưởng, phúc lợi - Quỹ dự phòng ổn định - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. TK hạch toán: TK 431 “ Quỹ cơ quan” Bên Nợ: Các nghiệp vụ làm giảm quỹ cơ quan do chi tiêu và điều chuyển Bên Có: Các nghiệp vụ làm tăng quỹ cơ quan do chi tiêu và điều chuyển Dư Có: Số quỹ cơ quan hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hoàn thành TK 431 chi tiết làm 4 tiểu khoản: 4311: Quỹ khen thưởng 4312: Quỹ phúc lợi 4313: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 4314: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Sơ đồ 05: Hạch toán quỹ cơ quan TK 421 TK 431 TK 421 Chênh lệch chi lớn hơn thu TK 661 chuyển trừ vào quỹ cơ quan Trích quỹ cơ quan Kết chuyển khi từ chênh lệch thu, quyết toán TK 111, 112, 334,.... chi chỉ định Chi tiêu quỹ cơ quan TK 111, 112,155 Nhận các khoản do được tài trợ TK 466, 411 biếu tặng, cấp dưới nộp lên Kết chuyển nguồn khi mua TK 511 sắm, xd xong đưa vào sử dụng Số thu về HĐSN, thu phi, lệ phí được TSCĐ TK 342 Cấp trên ra qđ phân phối phép bổ sung các quỹ TK 342 quỹ cơ quan cho cấp dưới Đơn vị cấp cho cấp dưới nhận được qđ phân phối quỹ cơ quan tờ cấp trên II/ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN CHI KINH PHÍ SỰ NGHIỆP Chi kinh phí sự nghiệp gồm: Chi hoạt động thường xuyên Chi chương trình, dự án, đề tài Chi hoạt động sản xuất kinh doanh Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước Trong phần này, do thời lượng có hạn em xin chỉ đề cập đến một vấn đề đó là: chi hoạt động thường xuyên 1.1/Nội dung chi phí hoạt động thường xuyên trong đơn vị HCSN 1.1.1/ Nội dung Các khoản chi phí hoạt động thường xuyên trong đơn vị dự toán là các khoản chi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn hành chính,SN. Chi hoạt động thường xuyên bao gồm các khoản: Chi lương, chi phụ cấp, chi vật tư, dịch vụ,… cho hoạt động văn phòng, hoạt động sự nghiệp. Chi hoạt động thường xuyên chủ yếu được trang trải bằng nguồn kinh phí hạn mức, kinh phí bằng lệnh chi tiền và kinh phí bổ sung từ các nguồn tài chính khác. 1.1.2/ Nhiệm vụ của kế toán Phải mở sổ kế toán chi tiết chi phí hoạt động theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán và theo mục lục chi ngân sách Nhà nước. Riêng các đơn vị thuộc khối Đảng, an ninh, quốc phòng kế toán theo mục lục của khối mình. Kế toán chi hoạt động phải bảo đảm thống nhất với công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính 1.2/ Chứng từ và sổ chi tiết hạch toán chi phí: Chứng từ để hạch toán chi hoạt động thường xuyên chủ yếu là hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ tài chính như: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng,… Sổ chi tiết hoạt động: theo mẫu S 61a- H của Bộ tài chính, dùng để tập hợp các khoản chi đã sử dụng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và bộ máy hoạt của đơn vị theo nguồn kinh phí bảo đảm và theo từng loại khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục của mục lục Ngân sách nhà nước nhằm quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và cung cấp số liệu cho việc lập bá cáo số chi đề nghị quyết toán. Căn cứ để ghi vào sổ là các chứng từ gốc, bảng chứng từ gốc có liên quan đến chi hoạt động thường xuyên. -Sổ tổng hợp chi hoạt động: theo mẫu S 61b- H của Bộ tài chính dùng để tổng hợp các số liệu chi từ các mục hoặc tiểu mục trên sổ chi tiết hoạt động theo nguồn kinh phí, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính Biểu số 03 SỔ CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG -Nguồn kinh phí -Loại......Khoản......Nhóm......Tiểu nhóm....... Mục DỰ TOÁN ĐƯỢC DUYỆT Cả năm Chia ra Quý I Qúy II Quý III QuýIV Ngày, tháng ghi sổ CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI TỔNG SỐ GHI NỢ TK 661 GHI CÓTK 661 Số hiệu Ngày, tháng Chia ra tiểu mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 -Sổ này có ......trang, đánh số từ trang 01 đến trang... - Ngày mở sổ: ......... Ngày... tháng..... năm.... Người ghi sổ Phụ trách KT Thủ trưởng đơn vị (ký) (ký) (Ký tên, đóng dấu) Biểu số 04 SỔ TỔNG HỢP CHI HOẠT ĐỘNG Tháng......năm..... Loại......Khoản.......Nhóm......Tiểu nhóm...... Mục (tiểu mục) Phân tích theo số chi theo nguồn kinh phí Cộng Ngân sách TƯ Ngân sách địa phương Thu sự nghiệp Tài trợ Các khoản khác Tháng này luỹ kế Từ đầu quý Từ đầu năm Tháng này Luỹ kế Tháng này Luỹ kế Tháng này Luỹ kế Tháng này Luỹ kế Tháng này Luỹ kế 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 -Sổ này có ......trang, đánh số từ trang 01 đến trang... - Ngày mở sổ: ......... Ngày... tháng..... năm.... Người ghi sổ Phụ trách KT Thủ trưởng đơn vị (ký) (ký) (Ký tên, đóng dấu) 1.3/ Kế toán chi hoạt động thường xuyên TK sử dụng: 661 “ Chi hoạt động” dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt động thường xuyên theo dự toán chi Ngân sách đã được duyệt trong năm tài chính. Đồng thời kế toán còn sử dụng TK 008 “ Hạn mức kinh phí hoạt động thường xuyên”, để theo dõi hạn mức kinh phí cấp phát sử dụng cho mục đích chi hoạt động thường xuyên Kết cấu Bên Nợ: Chi hoạt động phát sinh tại đơn vị Tổng hợp chi hoạt của các đơn vị trực thuộc Bên Có: Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi không được duyệt y. Kết chuyển số chi hoạt động vào nguồn kinh phí, khi báo cáo quyết toán được duyệt y Dư Nợ: Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y TK 661 chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: TK 6611 “Năm trước”: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán TK 66111: Chi thường xuyên TK 66112: Chi không thường xuyên TK 6612 “Năm nay”: Phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc năm nay TK 66121: Chi thường xuyên TK 66122: Chi không thường xuyên TK 6613 “Năm sau”: phản ánh các khoản chi cho năm sau TK 66131: Chi thường xuyên TK 66131: Chi không thường xuyên TK này chỉ sử dụng ở những đơn vị được cấp phát kinh phí trước cho năm sau. Đến cuối ngày 31/12, số chi ở TK này được chuyển sang tài khoản 6612 “Năm nay” Kế toán chỉ phản ánh vào TK này những khoản chi thuộc kinh phí sự nghiệp của đơn vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và những khoản chi không thường xuyên Kế toán không phản ánh vào TK này các khoản chi cho sản xuất, kinh doanh, chi phí đầu tư XDCB bằng vốn đầu tư, các khoản chi thuộc chương trình, đề tài, dự án. Đối với đơn vị dự toán cấp I, cấp II TK 661 “ Chi hoạt động”, ngoài việc tập hợp chi hoạt động của đơn vị mình còn dùng để tập hợp số chi hoạt động của tất cả các đơn vị trực thuộc (trên cơ sở quyết toán đã được duyệt cuả các đơn vị này) để báo cáo với cấp trên và cơ quan tài chính. Hết niên độ kế toán, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi hoạt động trong năm được chuyển từ TK 6612 “Năm nay” sang TK 6611 “Năm trước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt. Riêng đối với số chi trước cho năm sau theo dõi ở TK 6613 “Năm sau”. Sang đầu năm sau được chuyển sang TK 6612” Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động trong năm báo cáo. Sơ đồ 06: Kế toán tổng hợp chi hoạt động thường xuyên TK 111, 112 TK 661(6612) TK 461 Chi TM, TGNH cho hoạt động Quyết toán chi hoạt động thường xuyên TK 152, 643, 155 TK 3318 Xuất VL,DC, HH cho hoạt động Các khoản chi HĐTX, thường xuyên chi sai chế độ phải thu hồi TK 332,334 TK 631 Trích lương, trích quỹ BHXH, BHYT Các khoản chi SNTX phục cho viên chức HCSN vụ cho kinh doanh TK 331, 111, 112 TK 6611 Các dịch vụ mua ngoài cho hoạt K/C chi HĐTX sang năm động thường xuyên sau chờ duyệt TK 341 Tổng hợp chi HĐTX từ các đơn vị cấp dưới TK 466 Mua TSCĐ phục vụ cho HĐTX ghi tăng NKP hình thành TSCĐ TK 337 Quyết toán vật tư, hàng hoá,… vào kinh phí của năm báo cáo TK 6613 Kết chuyển chi HĐ năm trước chuyển sang năm nay III/ CÁC LOẠI SỔ SỬ DỤNG ĐỂ KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI KINH PHÍ SỰ NGHIỆP Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của đơn vị và vào các hình thức sổ kế toán, đơn vị sẽ chọn cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp. Theo quy định đơn vị HCSN có thể lựa chọn áp dụng một trong ba hình thức tổ chức sổ kế toán sau: Hình thức “ Nhật ký sổ cái” Nhật ký sổ cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất để ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra trong đơn vị theo trình tự thời gian và hệ thống. Các loại sổ kế toán: + Sổ nhật ký sổ cái + Sổ theo dõi nguồn kinh phí: mẫu số S4 –1H Hình thức “ Chứng từ ghi sổ” Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh ở các chứng từ gốc đã được phân loại, tổng hợp lập chứng từ ghi sổ. Sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản. Các loại sổ kế toán: + Sổ cái tài khoản: TK461, TK 661,... + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ theo dõi nguồn kinh phí: mẫu số S4 –1H Hình thức “ Nhật ký chung” Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra trong đơn vị theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản Các loại sổ kế toán: + Sổ cái tài khoản: TK461, TK 661,.. + Sổ theo dõi nguồn kinh phí: mẫu số S4 –1H PHẦN 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI NGUỒN KINH PHÍ TẠI CHI CỤC THUẾ TIÊN DU I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐƠN VỊ 2.1. Quá trình hình thành của Chi cục thuế Tiên Du Chi cục Thuế Tiên Du được thành lập theo quyết định số 97/1999/BTC ban hành ngày 23/8/1999 của Bộ trưởng BTC. Địa chỉ: Thị trấn Lim – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh Điện thoại: 0241.838331; 0241.838430 Chi cục thuế Tiên Du trực thuộc địa bàn huyện Tiên Du- một trong 8 huyện của tỉnh Bắc Ninh, được tái thành lập từ năm 1999 từ huyện Từ Sơn cũ. Phía Bắc giáp thị xã Bắc Ninh- là trung tâm văn hoá, chính trị của tỉnh. Phía Đông Nam giáp Thuận Thành, được ngăn cách bởi dòng sông Đuống trữ tình, là cảm hứng để nhà thơ Hoàng Cầm viết bài thơ “ Bên kia sông Đuống”. Phía Nam giáp huyện Từ Sơn, Hà Nội- một trong những thuận lợi để phát triển kinh tế trong huyện. Ngoài ra, có hai trục đường quốc lộ 1A và 1B, thuận lợi cho giao thông, phát triển kinh tế. Là một huyện thuần nông, chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi đã có nhiều khu công nghiệp được xây dựng như nhà máy thuốc lá, nhà máy may, nhà máy gạch Tiên Sơn,....Ngoài nông nghiệp, huyện còn có những nghành nghề truyền thống như: Giấy Phú Lâm, Công ty xây dựng Nội Duệ, kinh doanh vận tải,..... hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước đặc biệt là hai xã Hoàn Sơn và Liên Bão đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có các khu công nghiệp: giải quyết việc làm, dịch vụ kinh doanh phát triển,... Chi cục thuế Tiên Du là một đơn vị thu thuế mới thành lập trên địa bàn kinh tế đang phát triển mạnh nên luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, số thu năm sau luôn lớn hơn năm trước. Điều đó được thể hiện qua báo cáo tổng kết công tác năm 2003: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2003 Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Cục thuế tỉnh, của Huyện uỷ, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ với các nghành chức năng, các phòng, ban chuyên môn của Cục thuế và các ban nghành của huyện. cán bộ chi cục thuế Tiên du ngay từ những ngày đầu, tháng đầu thi đua khắc phục khó khăn, khai thác mọi nguồn thu, nỗ lực phấn đấu vươn lên thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thu năm 2003 do tỉnh và huyện giao cho, kết quả thu NSNN năm 2003 như sau: Biểu số 05 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Dự toán (DT) năm 2003 Thực hiện(TH) năm 2003 % (TH/DT) % (TH/cùng kỳ năm trước) Tổng cộng 3.953 13.466 340 311 I Thuế NQD 650 995 153 115 1 Thuế GTGT 160 447 279 274 2 Thuế TNDN 240 235 98 106 3 Thuế TTĐB 35 35 100 113 4 Thuế tài nguyên 15 12 80 120 5 Thuế môn bài 170 186 109 115 6 Thu khác 30 80 267 400 II Lệ phí trước bạ 10 40 400 285 III Thuế SDĐNN 1.600 1.642 103 100 IV Thuế nhà đất 265 267 101 106 V Thuế CQSD đất 25 126 504 434 VI Phí, lệ phí 300 322 17 107 VII Tiền thuê đất 3 11 367 85 VIII Thu tiền sử dụng đất 1.100 9.922 902 802 IX Thu khác(Tịch thu) 141 Tổng thu ngân sách năm 2003 trên địa bàn do nghành thuế quản lý thực hiện được 13.466 triệu đồng đạt 340% dự toán tỉnh giao và bằng 311% so với cùng kỳ năm trước Nhìn chung đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0574.doc
Tài liệu liên quan