Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang

Tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang: ... Ebook Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN ........... BÁO CÁO KIẾN TẬP Đơn vị kiến tập: Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. Giáo viên hướng dẫn :TS.NGUYỄNTHU LIÊN Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trung Hiếu Mã sinh viên : CQ490875 Lớp : Kiểm toán 49B HÀ NỘI, 2010 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHŨ ĐÂY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BẢO HIỂM Xà HỘI BẢO HIỂM Y TẾ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP NGUYÊN VẬT LIỆU NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT CHUNG TÀI KHOẢN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH BHXH BHYT CCDC TCTN NVL NVL TT NC TT SXC TK TSCĐ DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1: Bảng phân loại lao động hiện tại của công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang. Bảng 2: Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang Bảng 3: Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ Bảng 4:Bảng phân bổ nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ Bảng 5: Bảng phân bổ tiền lương và số liệu tổng hợp Biểu số 1: Thẻ TSCĐ Biểu số2:Phiếu xin lĩnh vật tư Biểu số 3:Phiếu Xuất kho. Biểu số 4:Sổ chi tiết TK 621131 Biểu số 5:Chứng từ ghi sổ số 55- Xuất Nguyên vật liệu Biểu số 6:Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biểu số 7:Sổ cái Tk 621131 Biểu số8: Sổ chi tiết tk 622131 Biểu số 9:Sổ cái TK 622131 Biểu số 10: Sổ chi tiết TK 627131 Biểu số 11:Sổ chi tiết TK 154131 Biểu số 12:Sổ cái TK 154131 Biểu số 13:The tính giá thành-Xi măng PCB30 Biểu số 14: thẻ tính giá thành -Xi măng PCB40 Sơ đồ 1: Quy trình khai thác đá-3 11 Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Pooclăng 13 Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang 15 Sơ Đồ 4: Tổ chức bộ máy kế tóan tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. 23 Sơ đồ 5:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 29 Sơ đồ 6:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máytại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang 30 Sơ đồ 7:Quy trình lập và luân chuyển chứng từ tăng ,giảm TSCĐ 35 Sơ đồ 8:Sơ đồ lập bảng tính và phân bổ khấu khao 37 Sơ đồ 9:Quy trình kế toán tăng giảm TSCĐ 40 Sơ đồ 10:Lập và luân chuyển phiếu nhập kho 46 Sơ đồ 11:Lập và luân chuyển phiêu xuất kho 47 Sơ đồ 12: Quy trình ghi sổ chi tiết theo phương pháp thẻ song song 50 Sơ đồ 13: Quy trình ghi sổ tổng hợp(Vật tư) 51 LỜI MỞ ĐẦU Hạch toán kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.Hạch toán kế tóan là một bộ phận cấu thành trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế,tài chính và có vai trò tích cực trong điều hành,kiểm soát các hoạt động kinh tế,đảm nhiệm tổ chức thông tin có ích đối với viêc ra quyết định của nền kinh tế. Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của kế toán, khoa kế toán trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tổ chức đợt kiên tập cho sinh viên.Dưới sự tạo điều kiên của Ban giám đốc công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang em đã có cơ hội được kiến tập tại công ty .Đây là cơ hội tốt để em trau dồi kiến thức đã học trên giảng đường .Qua thời gian kiến tập tại công ty em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức quý báu cho bản thân. Ngoài phần mở đầu và kết luận .Báo cáo kiến tập của em gồm các nội dung chính như sau +Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang +Phần 2:Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang +Phần 3:Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang Do thời gian kiến tập tại cơ sở ngắn, kinh nghiệm thực tiễn còn ít, kiến thức tích về kế toán còn hạn chế,nên không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung và hình thức thể hiện.Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô và các cô chú trong phòng tài vụ công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang để bài viết em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn: TS.Nguyễn Thu Liên, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám đốc. Em cũng xin chân thành cảm ơn các các cô,chú,ạnh,chị trong phòng tài vụ Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang đã giúp đỡ em nhiệt tình để em hoàn thành báo cáo kiên tập này. PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty _Công ty cổ phần xi măng Tuyên quang là doanh nghiệp hoạt động theo luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, được sử dụng con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp Tuyên Quang. Trụ sở: Xóm 1 - Xã Tràng đà - Thị xã Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang _Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang được thành lập từ năm 1979 với tên gọi là Xí nghiệp Xi măng Yên Lĩnh. Xí nghiệp được khởi công xây dựng từ năm 1977 gồm 01 dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế là 01 vạn tấn/năm, gồm 02 lò đứng (1,5m x 6m). Sau 2 năm xây dựng, đúng ngày 03/02/1979 công trình đã hoàn thành và bàn giao, đưa vào sản xuất cho ra đời bao xi măng đầu tiên, đánh dấu một bước phát triển sản xuất công nghiệp tại tỉnh Tuyên quang. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp trong giai đoạn 1979-1993 là sản xuất xi măng, đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh và xây dựng nhà cửa của nhân dân. _Tháng 7/1986 Xí nghiệp lại nhận bàn giao tiếp 01 Xí nghiệp khai thác đá vôi công suất 30.000m3/năm của tỉnh sát nhập vào. _Đến tháng 6/1993 Xí nghiệp nhận bàn giao 01 phân xưởng khai thác quặng barite thuộc Xí nghiệp Bột kẽm và được tỉnh giao thêm nhiệm vụ là khai thác và chế biến bột barite để xuất khẩu và cung ứng cho ngành khai thác và thăm dò dầu khí trong nước. _Sau 12 năm sản xuất ổn định, do nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận (Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên) ngày càng tăng. Năm 1991, Xí nghiệp vay vốn Ngân hàng đầu tư xây dựng tiếp dây chuyền sản xuất thứ 2 (gồm 2 lò đứng 1,5m x 6m) với công suất 01 vạn tấn/năm, đưa tổng công suất của Xí nghiệp lên 2 vạn tấn xi măng/năm. Bằng nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất, năm 1994 CBCNV Xí nghiệp đã phấn đấu đạt sản lượng 43.000 tấn, gấp hơn hai lần công suất thiết kế. _Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tuyên Quang, năm 1993 Xí nghiệp Xi măng Tuyên Quang đã vay vốn Ngân hàng với số tiền là 36,5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng tiếp một dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng Trung Quốc, công suất thiết kế 8 vạn tấn/năm. Qua 02 năm vừa sản xuất vừa tự đầu tư xây dựng, đổi mới quy trình công nghệ, năm 1995 dây chuyền mới chính thức đi vào sản xuất. Cũng trong năm 1993, Xí nghiệp đã liên doanh với công ty TMD (Công ty phát triển công nghệ và vật liệu) xây dựng lắp đặt một dây chuyền nghiền bột barite với công suất 15.000 tấn/năm, địa điểm Làng Chanh - Xã Thái Bình- Huyện Yên Sơn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn API (Tiêu chuẩn của Viện dầu lửa Mỹ). _Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của cả nước nói chung, Tỉnh tuyên quang nói riêng. Năm 2005 Căn cứ nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Thực hiện công văn số 1683/UBND Ngày 3/8/2004 của UBND Tỉnh Tuyên quang về việc đẩy nhanh công tác cổ phần hóa và sắp xếp lại tại các Doanh nhiệp, Xí nghiệp xi măng Tuyên quang Chuyển thành công ty Cổ phần xi măng từ 01/04/2005 theo QĐ số 1344/QĐ-CT Ngày 04/11/2004 1.2 .Đặc điểm hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang 1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần xi măng tuyên quang _Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Công ty có vai trò rất lớn trong việc cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng cơ bản của tỉnh Tuyên quang, Hà giang và đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân .Tổ chức sản xuất xi măng Pooclăng ( PCB30 ) theo tiêu chuẩn TCVN 2682- 1992, khai thác và chế tiến bột barite,và vật liệu xây dựng khác.Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức công ty cổ phần, hạch toán kinh tế độc lập. _Quản lý và sử dụng vốn đúng chế độ hiện hành(Tự trang trải về tài chính đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi _Nắm bắt khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ các công trình xây dựng của tỉnh nhằm thu lợi nhuận tối đa _Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhắm đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn. _Thực hiện và ký kết hợp đồng kinh tế và các hợp đồng khác thuộc phạm vi của mình với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. _Chấp hành và thực hiện đầy đủ chính sách chế độ pháp luật của nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. 1.2.2 .Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang _Nghành nghề kinh doanh Căn cứ quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ban hành theo Nghị định số: 388/HĐ-BT; Căn cứ vào Thông báo số: 453/TB ngày 16/2/1992 của Bộ trưởng Bộ xây dựng đồng ý thành lập DNNN - Xí nghiệp Xi măng Tuyên quang , UBND tỉnh Tuyên quang đã quyết định thành lập DNNN: Xí nghiệp Xi măng Tuyên quang (Quyết định số 46/QĐ-UB ngày 15/2/1992). Đến năm 2005 căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Thực hiện công văn số 1683/UBND ngày 03/8/2004 của UBND tỉnh Tuyên quang về việc đẩy nhanh công tác Cổ phần hoá và sắp xếp lại tại các Doanh nghiệp, Xí nghiệp xi măng Tuyên quang chuyển thành Công ty Cổ phần Xi măng từ ngày 01/4/2005 theo QĐ số 1344/QĐ-CT ngày 04/11/2004 với: Tổng số vốn điều lệ: 20.444.000.000 đồng Trong đó- Vốn nhà nước (51%):10.426.500.000 -Vốn của cổ đông công ty (49%):10.017.500.000 Tổng số cổ đông (01/4/2005) là : 1135 cổ đông Trong đó -Cổ đông nhà nước :01 -Cổ đông là người lao động trong công ty:1134 Tổ chức sản xuất xi măng Pooclăng theo tiêu chuẩn TCVN 2682-1992. Mã số 01-09-02, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức Công ty cổ phần, hạch toán kinh tế độc lập, trụ sở đóng tại xã Tràng đà - Thị xã Tuyên quang - Tỉnh Tuyên Quang. Theo giấy đăng ký kinh doanh lần đầu số 1503000034 ngay 31/3/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp Xi măng Tuyên Quang được quy định như sau: Sản xuất Xi măng PCB 30 Khai thác và chế biến bột barite khai thác và sản xuất đá 3 Ngoài 3 nghành nghề kinh doanh chủ yếu trên công ty còn kinh doanh : -Mua bán vật liệu xây dựng. -Mua bán, xuất nhập khẩu thiết bị,phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất xi măng Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghê và kỹ thuật ,và sự canh tranh khốc liệt của thi trường đỏi hỏi Công ty phải luôn đổi mới ,sáng tạo.Để có được chỗ đứng trên thi trường thì công ty cân phát triển các sản phẩm mà thi trừong cần ,đem lại lơi nhuận cao cho công ty do đó tính đên thời điểm năm 2010 thì sản phẩm chủ yếu của công ty là xi măng : + Xi măng PCB 30 +xi măng PCB 40 Hai sản phẩm đá 3 và bột bairte công ty vẫn tiếp tục sản xuất nhưng với số lương ít hơn .Ngoài ra, công ty còn sản xuất và chế biên gỗ. Công ty được xếp hạng là doanh nghiệp loại I. Công ty có vai trò rất lớn trong việc cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng cơ bản của tỉnh Tuyên quang, Hà giang và đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 , Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tuyên quang đã xác định sản lượng xi măng hiện nay là: 275.000 tấn/năm, bột barite là: 30.000 tấn/năm. _Tình hình lao động tại Công ty Sau khi chuyển đổi hình thức công ty từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần,tình hình lao động của công ty có nhiều biến đổi do các cán bộ đa đến tuổi về hưu hay do không đáp ứng được nhu cầu mới đặt ra.Tổng số CBCNV trong biên chế toàn Công ty hiện nay là: 1.035 người, cơ cấu CBCNV được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1. BẢNG PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG Tiêu thức Đơn vị Số lượng % Ghi chú Tổng số CBCNV biên chế Người 1.035 100 I. Theo tính chất lao động Người 1.035 100 1- Lao động trực tiếp Người 928 89,66 2- Lao động phụ trợ Người 72 6,96 3- Lao động quản lý Người 35 3,38 II. Theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật Người 1.035 100 1- Kỹ sư Người 50 4,83 2- Cao đẳng Người 25 2,41 3- Trung cấp Người 78 7,54 4- Lao động khác Người 107 10,34 5- Công nhân bậc 7 Người 13 1,26 6- Công nhân bậc 6 Người 77 7,44 7- Công nhân bậc 5 Người 164 15,84 8- Công nhân bậc 4 Người 148 14,30 9- Công nhân bậc 3 Người 373 36,04 (Nguồn: Bảng tổng hợp phân loại lao động của Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương của Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang) Ngoài ra, do nhu cầu thị trường tăng do nhu cầu xây dựng của xã hội tăng lên, Công ty đã phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị của cả dây chuyền mới và 4 dây chuyền cũ và phải hợp đồng mùa vụ với 280 lao động phổ thông để khai thác đá phục vụ cho sản xuất và bổ sung vào làm việc ở các dây chuyền cũ, đưa tổng số lao động của Công ty lên 1.456 người. Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang sản xuất xi măng và bột barite có hệ thống máy móc thiết bị lớn nên ngoài việc đòi hỏi chuyên ngành về sản xuất xi măng,đá, bột barite còn đòi hỏi chuyên ngành về cơ khí và điện. Do vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm một tỷ lệ thấp ( 4,83 % + 2,41 % + 7,54 % = 14,78 %) trong tổng số CBCNV Công ty. Trong tổng số 43 kỹ sư hiện nay, có 13 kỹ sư cơ khí, 10 kỹ sư điện-TĐH, 7 kỹ sư XD-giao thông, 13 kỹ sư khác. Cử nhân kinh tế 6 người, Cử nhân khác 1 người. Cán bộ có trình độ trung cấp 78 người, trong đó mới chỉ có 13 cán bộ trung cấp chuyên ngành sản xuất xi măng, đây cũng là một tỷ lệ quá thấp. Chính vì vậy, hiện nay nhiều vị trí bố trí trong dây chuyền sản xuất phải sử dụng công nhân bậc cao. Tỷ lệ công nhân thợ bậc cao (từ bậc 6, 7 trở lên) còn thấp, đòi hỏi Công ty trong những năm tới phải có kế hoạch đào tạo. _Đặc điểm về một số sản phẩm chủ yếu của công ty: * Sản phẩm đá ba: Đá là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng với hàm lượng CaO >=52%, R nén >40 N/m2 khi đá dùng vào sản xuất xi măng thì nó mang đặc điểm của nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất nhưng khi bán ra thị trường thì đá lại là một thành phẩm. * Sản phẩm xi măng PCB 30: R nén > 30 N/m2; độ mịn 45’ và kết thúc < 10h; tính ổm định thể tích theo phương pháp Lostalie <10m, hàm lượng SO3 <3%; hàm lượng mất khi nung <5%; vôi tự do trong Xi măng <2,5%; mầu sắc theo sở thích. * sản phẩm bột Barite: Bột barite có tỷ trọng >4,2 tấn/m3; cỡ hạt > 75 micromet <3%; hàm lượng kim loại kiềm thổ tam trong nước < 250%; được dùng để tạo ra độ nhớt trong dung dịch lỏng; với đặc tính nặng, linh động, để đổ xuống lỗ khoan bê tông chống phóng xạ * Sản phẩm xi măng PCB 40:Về mặt kỹ thuật sản phẩm PCB40 giống với xi măng PCB 30 chỉ khác ở mức độ nén sau 3 ngày và sau 28 ngày :sau 3 ngày độ nén của PCB 30 là>=18N/mm2 và sau 28 ngày là>=40mm2 _Thị trường đầu vào và các yếu tố đầu vào: Công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang đặt tại xã Tràng Đà – thị xã Tuyên Quang, đây là một vùng nguyên liệu lý tưởng cho việc sản xuất xi măng với trữ lượng đá vôi và đất sét lớn. Trữ lượng đá vôi đã được khảo sát là 115 triệu tấn tập trung chủ yếu quanh khu vực nhà máy, đất sét chạy dọc theo trục đường xã Tràng Đà, có trữ lượng khảo sát 60 triệu tấn. Đá vôi được công nhân của Công ty khai thác tại công trường bằng phương pháp khoan, nổ mìn sau đó được bốc xúc và vận chuyển về máy đập búa của Công ty bằng các loại xe cơ giới. Đá sét cũng được khai thác gần đó sau đó được vận chuyển về phân xưởng nguyên liệu. Ngoài hai nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét trong phối nguyên liệu còn sử dụng Pirit là chất thải của nhà máy su-pe phốt phát Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Xỉ pirit được vận chuyển về nhà máy bằng đường bộ. Các nguyên liệu phụ khác bao gồm: cát, bôxit, đất sỏi đen, đất cao lanh…được khai thác tại Công ty hoặc mua từ nơi khác. Về nhiên liệu Công ty sử dụng than cám A3, A4 mua từ Quảng Ninh vận chuyển bằng đường thủy về nhà máy. Than Na Dương loại 1 được khai thác ở Lạng Sơn và vận chuyển bằng đường bộ về Tuyên Quang. _Thị trường đầu ra và các đối thủ cạnh tranh : Sản phẩm của Công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang được tiêu thụ ở một số tỉnh miền núi phía bắc, chủ yếu là Hà Giang và Tuyên Quang, bên cạnh đó sản phẩm của Công ty cũng có mặt tại các tỉnh lân cận như Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ. Do nỗ lực chủ quan và cũng nhờ có sự quan tâm tạo điều kiện của UBND tỉnh Tuyên Quang nên hàng năm Công ty đã đẩy mạnh được việc tiêu thụ, có thể nói việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra tương đối tốt. Hiện nay thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, nhưng đòi hỏi cũng như nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng, sức cạnh tranh cũng tăng. Sản phẩm của Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh của xi măng các tỉnh bạn như: Xi măng La Hiên, xi măng Yên Bình…bên cạnh đó ngay tại địa bàn xã Tràng Đà - Tuyên Quang, Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang đang được xây dựng và sắp đưa vào hoạt động với công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm. Đây là một thách thức không nhỏ đối với sản phẩm của Công ty. Nhận thức được những thách thức trên trong những năm vừa qua Công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang đã không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và dự đoán thị trường, bên cạnh đó cũng chú trọng đến cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đồng thời linh hoạt trong chính sách giá cả để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình 1.2.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang * Đặc điểm về quy trình – SX đá 3 Quy trình sản xuất đá 3 là quy trình sản xuất giản đơn, không sử dụng các loại máy móc, kỹ thuật. Sản phẩm làm ra chính là nguyên vật liệu TT sản xuất sản phẩm xi măng PCB 30. Có thể tóm tắt như sau: Sơ đồ 1. Sơ đồ khai thác đá 3 Khoan lỗ Nổ mìn Pha bổ thành đá 3 Bích khối tại chân bãi *Đặc điểm kinh tế kỹ thuật - sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng PCB 30 lò quay là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản phẩm làm ra phải qua nhiều giai đoạn công nghệ. Ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất xi măng thành các bước công nghệ như sau: Khai thác nguyên liệu: Đá vôi và đất sét là hai loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng, hai loại nguyên liệu này Công ty tự khai thác. Phối trộn nguyên liệu: Hai loại nguyên liệu trên được phối trộn theo một tỷ lệ hợp lý cộng với xỉ Peri và than cám được nghiền nhỏ tạo ra hỗn hợp nguyên liệu xi măng. Nung nguyên liệu: Hỗn hợp nguyên liệu trên sẽ trải qua 1 giai đoạn nung để tạo thành klanhker. Tạo sản phẩm: Cuối cùng để tạo ra sản phẩm xi măng người ta đem nghiền klanhker với thạch cao và một số phụ gia khác theo một tỷ lệ thích hợp tạo thành xi măng. Xi măng có thể được bán dưới dạng rời hoặc đóng bao. Với quy trình công nghệ theo kiểu chế biến liên tục gây khó khăn cho việc tính chi phí dở dang ở các giai đoạn của quá trình sản xuất và việc tính giá thành sản phẩm. Vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong việc xây dựng định mức kỹ thuật và đánh giá giá trị dở dang ở từng bước công nghệ. Quy trình công nghệ được thể hiện qua sơ đồ sau ( Trang bên) ĐÁ VÔI THAN CÁM PHỤ GIA ĐẤT SÉT M¸y ®Ëp bóa M¸y c¸n, sÊy MÁY ĐẬP BÚA M¸y sÊy XILÔ CHỨA 1 XILÔ CHỨA 2 XILÔ CHỨA 3 XILÔ CHỨA 4 CÂN BẰNG ĐỊNH LƯỢNG NGHIỀN BI XILÔ ĐỒNG NHẤT MÁY ĐẬP HÀM MÁY VÊ VIÊN LÒ NUNG CLANKE BUNKE CHỨA THẠCH CAO PHỤ GIA HOẠT TÍNH M¸y kiÓm tra MÁY ĐẬP BUNKE CHỨA XILÔ CHỨA CÂN BẰNG ĐỊNH LƯỢNG MÁY NGHIỀN XI MĂNG. XILÔ XI MĂNG KHO THÀNH PHẨM ĐÓNG BAO Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Poóc lăng 1.3 .Tổ chức bộ máy quản lý hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. _ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang gồm các phòng, ban và phân xưởng sản xuất như sau: -Hội đồng quản trị - Ban Giám đốc Công ty (01 Giám đốc và 04phó giám đốc) - Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương - Phòng Hành chính - Quản trị - Phòng Tiêu thụ sản phẩm - Phòng Tài vụ - Phòng Kế hoạch - Vật tư - Điều độ sản xuất - Phòng Kỹ thuật - Phân xưởng Nguyên liệu - Phân xưởng Bán thành phẩm - Phân xưởng Thành phẩm - Phân xưởng Cơ điện - Phân xưởng Khai thác đá - Phân xưởng Barite - Ban Bảo vệ - Ban Y tế. -Ban đời sống. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau (Sơ đồ trang bên) Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức lao động,tiền lương tiền lương Phòng kế hoạch vật tư Phòng tài vụ Phòng tiêu thụ sản phẩm Ban đời sống Ban bảo vệ Ban y tế Phân xưởng Barite Phân xưởng cơ điện Phân xưởng khai thác đá Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng bán thành phẩm Phân xưởng thành phẩm - Chức năng cụ thể của một số phòng, ban, phân xưởng chính : -Hội Đồng Quản trị: (HĐQT) Là cơ quan quản lý công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đông, là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông; quyết định một số công việc kinh doanh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị theo đề nghị của giám đốc; quyết định các phương án đầu tư; phê duyệt phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị công ty theo điều lệ, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và tuân thủ pháp luật; trình đại hội đồng cổ đông quyết định kế hoạch phát triển lâu dài của công ty, tăng giảm vốn điều lệ, huy động vốn hoặc chuyển nhượng vốn cổ phần; trình đại hội đồng cổ đông các báo cáo của hội đồng quản trị, kết quả sản xuất kinh doanh, quyết toán tài chính hàng năm, phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức.. - Ban Giám đốc Công ty (gồm 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc): +Ban Giám đốc có trách nhiệm thực hiện các quyết định của HĐQT và báo cáo Kết quả thực hiện đó cho HĐQT.Có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà Luật Doanh nghiệp đề ra và chăm lo đời sống của CBCNV toàn Công ty. + Giám đốc: : Là người tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra toàn bộ Kết quả sản xuất của Công ty: Là người có quyền quyết định cao nhất về quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị .quyết của đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, tuân thủ theo điều lệ công ty và pháp luật của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà Luật Doanh nghiệp đề ra và quan tâm chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Bảo toàn và phát triển vốn theo phương án sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn. Ký kết hợp đồng kinh tế theo luật định, quyết định giá mua, giá bán nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh. Quyết định các giải pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến khích mở rộng sản xuất kinh doanh. Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, phê duyệt dự toán kinh phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. +02 Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật.Chịu trách nhiệm về toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất. Kiểm tra các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của nguyên liệu đầu vào, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đầu ra trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. +01 Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm về kinh doanh.Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo việc nghiên cứu, phát triển thị trường, tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh khi được ủy quyền của Giám đốc Công ty. + 1 Phó Giám Đốc :chịu trách nhiệm về Xây dựnh cơ bản (XDCB) - Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương: Làm công tác tổ chức, quản lý lao động, hồ sơ CBCNV, công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ của người lao động như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác của người lao động theo chế độ hiện hành, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các công tác định mức lao động, tiền lương, an toàn lao động, bảo hộ lao động. - Phòng Kế hoạch - Vật tư: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn (năm, tháng); xây dựng kế hoạch giá thành các loại sản phẩm của Công ty, kế hoạch lao động tiền lương, các khoản nộp ngân sách, xây dựng kế hoạch ký kết hợp đồng kinh tế mua nguyên nhiên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong năm và có một phần dự trữ hợp lý, theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty. - Phòng Tài vụ: Quản lý vốn, tài sản, vật tư của Công ty, nhằm sử dụng có hiệu quả vật tư, tiền vốn, làm công tác thống kê kế toán, lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà nước, tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý kinh tế - tài chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán-thống kê, đề xuất các biện pháp quản lý kinh doanh trên các lĩnh vực: vật tư, tài sản đầu vào, các chế độ chính sách của Nhà nước và Công ty đối với người lao động (tiền lương, tiền thưởng, ăn ca, độc hại, BHXH, BHYT), thành phẩm, hàng hóa đầu ra (tham mưu điều chỉnh giá cả hàng hóa bán ra phù hợp với từng thời kỳ). - Phòng kỹ thuật: Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo yêu cầu của công nghệ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các phân xưởng sản xuất không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao nhất, kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật của vật tư, nguyên liệu đầu vào, các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm làm ra trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất xi măng và bột barite, tham mưu với lãnh đạo Công ty về công tác sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm của Công ty. -Phòng tiêu thụ sản phẩm: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý theo dõi các đại lý bán sản phẩm của Công ty, tiếp thị mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh; tập hợp toàn bộ nhu cầu tiêu thụ xi măng của các chủ đại lý trong và ngoài tỉnh, tham mưu cho lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn về công tác tiêu thụ sản phẩm và chất lượng xi măng và công tác bán hàng. -Phòng Hành chính quản trị: Làm công tác hành chính, công văn giấy tờ, hướng dẫn khách đến làm việc tại Công ty. -Phân xưởng cơ điện: Quản lý kỹ thuật toàn bộ máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất của dây chuyền sản xuất xi măng và dây chuyền sản xuất bột barite, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, máy móc và các thiết bị vận chuyển của Công ty phục vụ cho sản xuất xi măng. -phân xương nguyên liệu Quản lý, tổ chức cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. - phân xưởng bán thành phẩm. Quản lý, tổ chức cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. -Phân xưởng thành phẩm. Quản lý tổ chức sản xuất thành phẩm. - Phân xưởng khai thác đá Tổ chức khai thác, bốc xếp, chế biến đá theo đúng tiến độ, đảm bảo về khối lượng, chất lượng cho sản xuất xi măng của Công ty và đảm bảo các nhu cầu về đá khác cho xây - Phân xưởng barite: Quản lý, tổ chức sản xuất bột barite tiêu chuẩn API. -Ban đời sống: Chăm lo đời sống, đảm bảo chế độ ăn ca phục vụ cho CBCNV -Ban Y tế Chăm lo sức khỏe cho CBCNV và người lao động. Ngoài ra còn có BAN KIỂM SOÁT thực hiện chức năng Kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty.: Là cơ quan kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông, kiểm soát các mặt hoạt động của Hội đồng quản trị, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, chính xác, trung thực của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty và trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình tập hợp chi phí thông qua các chứng từ kế toán. Thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty. Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Nhận xét về bộ máy tổ chức quản lý tại công ty Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, các chức năng quản lý được phân công rõ cho từng phòng, ban, phân xưởng. Mỗi phòng, ban, phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ giải quyết công việc trong phạm vi quyền hạn của mình. Giữa các phòng, ban có mối quan hệ với nhau, cùng có chức năng tham mưu tư vấn cho Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Việc tổ chức như thế đảm bảo tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn. 1.4.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang Mặc dù mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, có nhiều nhà máy xi măng có công nghệ mới hiện đại nhưng với định hướng sản xuất đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường, Công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng hết năng suất máy móc thiết bị cùng với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của ban lãnh đạo và sự nỗ lực đồn tâm nhất trí của tập thể cán bộ công nhân. Do vậy, Công ty đã duy trì ổn định và sản xuất tốt, đảm bảo được công ăn việc làm và đời sống cán bộ công nhân ông ty, hiệu quả kinh tế đạt được ngày càng cao, Công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, sản phẩm của công ty ngày nay không chỉ phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng , phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còm đáp ứng nhu cầu xây dựng của các tỉnh lân cận như Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái,.v.v.v.... Ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng của công ty qua một số chỉ tiêu thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng c._.ủa công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 1 TỔNG TÀI SẢN triệu đồng 87.852.6 87.853,1 161.923,6 2 TÀI SẢN NGẮN HẠN triệu đồng 70.119,6 70.119,6 118.605,6 3 TÀI SẢN DÀI HẠN triệu đồng 17.733 17.733,5 43.318,0 4 VỐN CSH triệu đồng 30. 23.731,2 22.980,8 5 TỔNG DOANH THU triệu đồng 129.129,4 129.129,4 155.302,7 6 TỔNG LỢI NHUẬN triệu đồng 3.877,3 3877.3 473 7 NỘP NGÂN SÁCH triệu đồng 4.943,6 4.943,6 2.645,1 8 THU NHẬP BÌNH QUÂN triệu đồng 2,316 2,316 2,6 9 TỔNG LAO ĐỘNG triệu đồng 1035 1100 1019 (Nguồn:Trích BCĐKT và Báo cáo KQSXKD của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang) PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG. 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang 2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG Kế toán trưởng Phó phòng tài vụ kiêm kế toán TSCĐ Bộ phận kế toán vật tư Bộ phận kế toán tiền lương BHXH Bộ phận kế toán bán hàng Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán tổng hợp 2.1.2 Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, cá nhân như sau: Kế toán trưởng: Là kiểm soát viên của Nhà nước tại Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán thống kê, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán- tài chính ở Công ty. Phó phòng tài vụ kế toán kiêm kế toán TSCĐ: Điều hành công việc chung của cả phòng, hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ phận kế toán, thống kê, thủ kho, hạch toán kế toán TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước, lập các báo cáo, cung cấp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh cho các cơ quan chức năng, thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng. Kế toán tổng hợp: Nhận chứng từ của các bộ phận kế toán gửi lên, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, chính xác của chứng từ và trình tự hạch toán của các bộ phận kế toán, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo tài chính. Kế toán vật tư: Theo dõi nhập, xuất vật tư, hàng ngày tính toán số vật tư tồn kho, cuối tháng, quý lập phân bổ xuất dùng vật liệu. Kế toán tiền lương: Hạch toán tiền lương cho từng tổ, đội, phân xưởng, phòng ban căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm, bảng phân bổ tiền lương. Kế toán bán hàng: Theo dõi hàng bán ra và tình hình thanh toán của khách hàng. Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, làm nhiệm vụ giao dịch với Ngân hàng, theo dõi tình hình thanh toán của người bán, các khoản vay, tạm ứng. 2.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang hiện đang áp dụng loại hình tổ chức kế toán tập trung, phòng kế toán gồm 07 người có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ việc thu nhận, phân loại và xử lý chứng từ đến ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo tài chính hàng quý. Còn ở các phòng, ban, phân xưởng do trưởng, phó các phòng ban, phân xưởng xử lý chứng từ ban đầu như: nhận vật tư sản xuất, phụ tùng thay thế, vật liệu, tiền lương, bảo hiểm của CBCNV thuộc phạm vi mình quản lý (Công ty không bố trí nhân viên kế toán ở các phân xưởng). Toàn bộ chứng từ các phân xưởng gửi lên phòng Tài vụ (các chứng từ có xác nhận của các phòng, ban chức năng), kế toán căn cứ vào các chứng từ đó để tiến hành hạch toán 2.2 .Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang 2.2.1. Các chính sách kế toán chung _Hiện nay ,công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang1 đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết đinh số 15 /2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BỘ TÀI CHÍNH . -Kỳ kế toán năm:Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. -Đồng tiền sử dụng trong hạch toán :Đồng Việt Nam. -Kỳ hạch toán :báo cáo theo quý. -Phương pháp tính thuế GTGT:Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ -Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc. - Phương pháp tính giá trị HTK cuối kỳ: Giá bình quân cả kỳ dự trữ. - Phương pháp hạch toán HTK: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Ghi nhận theo nguyên giá. -Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hê thống chứng từ kế toán _Hiện nay ,tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang đang áp dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số 15 /2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BỘ TÀI CHÍNH . _Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang có quy mô khá lớn,do đó hiên tại công ty đang sử dụng hầu hết các chứng từ được quy định tại quyết định 15 gồm có: +Chứng từ tiền tê gồm: 1 Phiếu thu 2 phiếu chi 3 Giấy đề nghị tam ứng 4 Giấy thanh toán tạm ứng. 5 Giấy đề nghị thanh toán 6 Biên lai thu tiền. 7 Bảng kiểm kê vàng,bạc,đá quý. 8 Bảng kiêm kê quỹ 9 Bảng kê chi tiền +Chứng từ lao động và tiền lưong gồm: 1 Bảng chấm công. 2 Bảng chấm công làm thêm giờ. 3 Bảng thanh toán tiền lương. 4 Bảng thanh toán tiền thưởng. 5 Giấy đi đừơng. 6 phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. 7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ. 8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 9 Hợp đồng giao khoán 10 Biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán 11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. 12 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH +Chứng từ hàng tồn kho gồm: 1 Phiếu nhập kho 2 Phiếu Xuất kho 3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư,công cụ , hàng hóa. 4 Phiếu báo vât tư còn lại cuối kỳ 5 Biên bản kiểm kê vật tư,công cụ , hàng hóa 6 Bảng kê mua hàng. 7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu,công cụ,dụng cụ. + Chứng từ TSCĐ gồm: 1 Biên bản giao nhân TSCĐ 2 Biên bản thanh lý TSCĐ 3 Biên bản giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. 4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Chứng từ bán hàng. Ngoài ra ,Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang cũng sư dung một số chứng từ khác như: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,hóa đơn giá trị gia tăng( hóa đơn giá trị gia tăng là do công ty tự tổ chức in chứ không mua ở BTC)......... _ Hiên tai công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang đang tổ chức và quản lý chứng từ như sau: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh,chứng từ đươc lập bằng máy tính do các cán bộ chịu trách nhiêm lập,chứng từ lập đảm bảo tuân thủ các chế độ về chứng từ do nhà nước ban hành.Chứng từ đảm bảo tính hợp pháp ,hợp lê.,hợp lý,sẽ được phép luân chuyển để ghi sổ kế toán.Chứng từ sẽ được lưu trữ tại các phần hành kế toán sau đó đến cuối tháng chứng từ sẽ được chuyển cho kế toán tổng hợp để nhập máy tính,sau đó kế toán tổng hợp chuyển chứng từ vào lưu trữ,bảo quản tại phòng Tài Vụ _Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang hiện nay chưa tổ chức tiêu hủy chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán được lưu trữ,bảo quản vĩnh viễn. 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán _Hiện nay,Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15 /2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BỘ TÀI CHÍNH . _Để phục vụ cho nhu cầu quản lý,kế toán,kiểm tra....tại đơn vị cổ phần xi măng Tuyên Quang có chi tiết một số tài khoản,tùy vào yêu cầu của công tác quản lý,kế toán mà các tài khoản này được chi tiết đến cấp 3,4,5 thậm chí đến cấp 6. Em xin phép được đính kèm "Danh Mục Tài Khoản" đang áp dụng tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang sau Báo cáo kiến tập. 2.2.4 .Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán - Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ đây là hình thức kế toán đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính. Hiện tại Công ty đang sử dụng phần mền kế toán FAST nhờ đó việc ghi chép ít bị trùng lặp nhiều, nên việc lập báo cáo không bị chậm như làm bằng phương pháp thủ công. Hệ thống sổ kế toán ở hình thức này gồm có: Sổ cái, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Bảng cân đối tài khoản, Sổ kế toán chi tiết... - Sổ cái: Mỗi tài khoản mà Công ty sử dụng được theo dõi trên một vài trang sổ cái theo kiểu ít cột ghi định kỳ. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Sổ này Công ty ghi theo thời gian, hàng tháng mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để lấy số hiệu và ngày tháng. Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu tháng đến cuối tháng, ngày tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo ngày ghi “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”. - Sổ kế toán chi tiết: Công ty dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết: Vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định. Sơ đồ 5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 6. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy vi tính tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang CHỨNG TỪ GỐC Nhập và lưu dữ liệu vào máy tính Nhập và lưu dữ liệu vào máy tính Khai báo các thông tin cần khai thác Máy tính tự động xử lý theo nội dung phần mềm kế toán Báo cáo kế toán - Chứng từ ghi sổ - Sổ kế toán tổng hợp - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái... Sổ kế toán chi tiết TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TRÊN MÁY: +Bước 1: "Các phân hệ nghiệp vụ" thể hiện các nghiệp vụ kế toán sử dụng và quản lý. +Bước 2: Phân chia các nhóm danh mục khi sử dụng các nghiệp vụ kế toán hoặc quản lý ở trên ô "Các phận hệ nghiệp vụ". +Bước 3: Thực hiện tiếp các thao tác trên phần mềm và in các mẫu biểu, bảng. _ Căn cứ vào chứng từ gốc, hàng ngày kế toán nhập dữ liệu lưu vào máy. Kế toán khai báo các thông tin cần khai thác. Máy tự động sử lý theo nội dung phần mềm kế toán đã được cài đặt và cho phép xem, in sổ, báo cáo cần thiết. (Giao diện phần mềm kế toán như sau) 2.2.5 Tổ chức hế thống báo cáo kế toán Kế toán không chỉ có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có nhiệm vụ tổng kết lại tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh. Tình hình tài sản, tình hình và khả năng tài chính của Công ty sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc đề ra những phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ tới. Vì vậy Báo cáo tài chính rất quan trọng trong việc điều hành và quản lý kinh doanh.Báo cáo tài chính gồm: - Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài chính hiện có và nguồn hình thành tài sản của Công ty tại thời điểm lập báo cáo. Cơ sở số liệu căn cứ vào các số liệu kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết của các chỉ tiêu kinh tế kỳ kế toán và chỉ tiêu kinh tế của bảng Cân đối kế toán cuối năm trước. Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ tính toán và rút số dư của các tài khoản thuộc bảng cân đối sao cho đảm bảo tổng số tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Cũng dựa trên số liệu kỳ trước, kỳ này để lập số luỹ kế cho báo cáo. Trên báo cáo phải thể hiện rõ các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, chi phí, kết quả của từng hoạt động từ đó xác định lợi tức sau thuế. - Báo cáo thuyết minh: Được lập nhằm thuyết minh và giải thích bằng lời các số liệu chỉ tiêu kinh tế tài chính về nguồn vốn chủ sở hữu, tài sản và các khoản phải thu, phải trả. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ 3 hoạt động khác rồi xác định lượng tiền tồn cuối kỳ dựa trên số lượng tồn đầu kỳ nhằm mục đích đưa ra kế hoạch kỳ tới. Ngoài báo cáo tài chính ,hiên nay công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang cũng tiến hành lập Báo cáo quản trị để phục vụ công tác quản lý của công ty.Kế toán tổng hợp chịu trách nhiêm lập cả hai loại báo cáo:Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Hiện nay,kỳ lập báo cáo tại công ty là theo quý,theo năm.Sau khi lập xong BCTC đươc gửi cho các cơ quan liên quan gồm:Thuế,Thống kê,Cơ quan đăng ký kinh doanh.Báo cáo quản trị được gửi cho ban giám đốc phục vụ cho nhu cầu quản lý. 2.3 .Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. 2.3.1. Tổ chức hạch toán tài sản cố định +Đặc điểm phần hành tại đơn vị kiến tập: Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang là công ty sản xuất có quy mô lớn,do đó giá trị của TSCĐ trong tổng tài sản là rất lớn(điều này đựợc thể hiện trong báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2009).Trong đó máy móc thiết bị chiếm một phần lớn trong TSCĐ.Điểm nổi bật trong vài năm trở lại đây của công ty về TSCĐ là việc Xây dựng và đưa và hoạt động xi măng lò quay thay thê cho xi măng lò đứng đã lỗi thời và lạc hậu.Tuy nhiên trong cơ cấu TSCĐ của công ty đã có nhiều tài sản đã lỗi thời ,cũ và sử dụng kém hiệu quả,không kinh tế (Bảng 3) Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang Xã Tràng Đà, TX Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TSCĐ Từ tháng 01 dến tháng 12 / năm 2009. Chỉ tiêu Đất Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ hữu hình khác TSCĐ vô hình TSCĐ thuê tài chính Tổng cộng I. Nguyên giá TSCĐ ... 1. Số đầu kỳ 100.098.408.000 27.607.362.533 3.536.100.014 1.729.159.363 822.991.715 489.939.450 133.844.951.594 2. Số tăng trong kỳ 75.580.679 133.048.490.386 847.197.052 333.774.149 134.305.042.266 Trong đó Mua mới 133.048.490.386 847.197.052 333.774.149 134.229.461.587 Đầu tư xây dựng 75.580.679 75.580.679 3. Số giảm trong kỳ 75.580.000 Thanh lý 75.580.000 75.580.000 Số cuối kỳ 100.098.408.679 160.655.852.919 4.383.297.066 2.018.933.512 822.991.715 489.939.450 268.119.993.539 II. Hao mòn TSCĐ 1. Số đầu kỳ 19.335.996.598 23.169.803.197 2.101.802.401 1.423.827.516 354.457.047 46.776.392.147 2. Số tăng trong kỳ 7.989.438.798 13.621.810.409 328.136.490 124.734.639 68.114.898 59.600.343 22.191.895.667 3. Số giảm trong kỳ 70.871.000 4. Số cuối kỳ 27.254.564.396 36.791.631.606 2.429.938.891 1.548.562.155 422.571.945 450.165.821 67.897.415.814 III. Giá trị còn lại 12.062.380.458 1. Số đầu kỳ 5.257.222.932 4.437.559.336 1.434.297.613 305.331.847 528.534.668 99.343.992 2. Số cuối kỳ 72.843.844.285 123.864.239.313 1.953.358.175 470.371.357 460.419.770 39.773.629 198.612.006.547 Ngày... tháng... năm... Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Chứng từ sử dụng: Hiên nay ,tại công ty đang sử dụng các chứng từ sau trong kế toán TSCĐ +Biên bản giao nhận TSCĐ. +Biên bản thanh lý TSCĐ. +Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. +Biên bản đánh giá lại TSCĐ. +Biên bản kiểm kê TSCĐ. +Bảng tính và phân bổ khấu khao TSCĐ. Tổ chức lập và luân chuyển một số chứng từ TSCĐ Sơ đố 7. Sơ đồ quy trình lập và luân chuyển chứng từ tăng,giảm TSCĐ : chủ sở hữu hội đồng kế toán TSCĐ giao nhận thanh lý Nghiệp vụ bảo quản tăng,giảm lưu dữ TSCĐ quyết định giao nhận lập hoặc hủy tăng,giảm, TS và lập thẻ TSCĐ thanh lý biên bản -Diễn giải quy trình lập và luân chuyển chứng từ tăng giảm TSCĐ +TSCĐ tăng: Hiện nay,Ở công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. TSCĐ tăng chủ yếu là do đầu tư xây dựng và mua sắm.Trước hết phòng kế hoặch căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để có kế hoạch đầu tư về TSCĐ.Sau đó phòng kế hoạch trình giám đốc kế hoạch đầu tư ,mua sắm TSCĐ .Giám đốc phê duyệt kế hoạch.Công ty thành lập hội đồng giao nhận,hội đông giao nhân gồm có: -Đại diên bên giao. -Đaị diện bên nhận:Đai diện bên nhận(công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang) là giám đốc công ty. Sau khi thẩm định TSCĐ,hội đồng giao nhân lập biên bản giao nhận ( đối với TSCĐ được hình thành do đầu tư có thêm biên bản kiểm nghiệm , đối với TSCĐ được hình thành do mua sắm thường có biên bản bàn giao tài sản.). Kế toán TSCĐ,kiêm trưởng phòng tài vụ căn cứ vào biên bản giao nhận,chứng từ liên quan tiến hành ghi thẻ TSCĐ(thẻ phải có ký xác nhận của kế toán trưởng) và sổ chi tiết TSCĐ.Sau khi ghi sổ,thẻ xong kế toán chuyển chứng từ vào lưu trữ và bảo quản. +TSCĐ giảm: -Hiện nay, TSCĐ giảm ở công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang chủ yếu là do thanh lý. Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ hình thành chất lượng,số lượng tài sản của công ty.Qua theo dõi chi tiết TSCĐ và căn cứ thực tế TSCĐ.Công ty đã tập hợp những TSCĐ bị hư hỏng hoặc xuống cấp không thể tiếp tục sử dụng được nữa hoặc sử dụng không có hiệu quả để thanh lý. Giám đốc công ty cùng các bộ phận trong công ty như : phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch đi kiểm tra thực tế .Kết luận của đoàn kiểm tra được ghi trong biên bản kiểm tra TSCĐ xin thanh lý nhượng bán của công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang. Theo đúng thủ tục, công ty lập hội đồng thanh lý TSCĐ, hội đồng đánh giá lại TSCĐ, trước khi thanh lý. Hội đồng thanh lý:gồm có Giám đốc ,đại diện phòng kế toán,đại diện phòng vật tư, đại diện phòng có TSCĐ cần thanh lý. Kế toán TSCĐ tiến hành hủy các thẻ TSCĐ có liên quan và xóa tên TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ cùng với lý do xóa xổ. Các chứng từ liên quan đến quá trình thanh lý được chuyển vào bảo quản ,lưu dữ và tiêu hủy theo chế độ quy định. Chế độ tài chính của nhà nước(QĐ số 206/2003/QĐ-BTC) chứng từ tăng TSCĐ Lựa chọn phương pháp thời gian khấu hao Mức khấu hao tăng Mức khấu hao giảm Bảng tính và phân bổ khấu hao kỳ trước bảng tính và phẩ bổ khấu hao kỳ này sổ chi phí Thẻ TSCĐ TSCĐ đã khấu hao hết Chứng từ giảm TSCĐ,sửa chữa nâng cấp Sơ đồ 8. Sơ đồ lập và luân chuyển bảng tính và phân bổ khâú hao: Diễn giải quy trình lập và luân chuyển bảng tính và phân bổ khấu hao Căn cứ vào chế độ tài chính của nhà nước là QĐ số 206/2003/QĐ-BTC. Hiện nay,công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.Công ty tiến hành kế toán và phân bổ khấu hao TSCĐ theo quý. Kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ tăng ,giảm, nâng câp TSCĐ và bảng tính và phân bổ khấu hao kỳ trước để tính số khâu hao kỳ này .Số khấu hao kỳ này tính như sau: Số khấu hao kỳ này= Số khấu hao kỳ trước+Số khấu hao tăng trong kỳ này- Số khấu hao giảm trong kỳ này +Tài khoản sử dụng: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để quản lý theo dõi tình hình biến động của TSCĐ trong công ty, kế toán sử dụng các tài khoản sau: +Tài khoản 211- TSCĐ hữu hình. +Tài khoản 213- TSCĐ vô hình. +Tài khoản 214- Hao mòn TSCĐ. Kế toán còn sử dụng các TK chi tiết: +TK 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc. TK này được chi tiết: TK21111: Nhà cửa vật kiến trúc-xi măng. +TK 2112- Máy móc, thiết bị. TK này được chi tiết TK 21121 :Máy móc thiết bị -Xi măng. +TK 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn.. Tk này được chi tiết: TK 21131 Phương tiện vận tải,truyền dẫn-Xi măng. +TK 2114- Thiết bị,dụng cụ quản lý.Tk này được chi tiết : TK 21141 : Thiết bị,dung cụ quản lý-Xi măng +TK 2115 Cây lâu năm,súc vật làm việc và cho sản phẩm. +TK 2118- TSCĐ HH khác.TK này được chi tiết: TK 211811 : TSCĐ khác.-xi măng. +TK 213 1 Quyền sử dụng đất.Tài khoản này được chi tiết: TK 21311: Quyền sử dụng đất -xi măng. +TK 2135 Phần mềm máy vi tính.Tài khoản này được chi tiết: TK 21351 Phần mêm máy vi tính-xi măng. +TK 2138 TSCĐ vô hình khác.Tài khoản này được chi tiết: TK 21381 TSCĐ vô hình khác -xi măng. +TK 214 Hao mòn TSCĐ .Tài khoản này được chi tiết -TK :2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình -TK 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình Trong đó TK 2141 và TK 2143 lại được chi tiết tiếp(phần này em không trình bày ở đây,vì các TK chi tiết này em xin đính kèm sau báo cáo kiến tập) + Tổ chức kế toán TSCĐ _Yêu cầu của công tác kế toánTSCĐ Đối tượng ghi TSCĐ trực tiếp liên quan tới công tác kế toán TSCĐ, đến việc quản lý ,sử dụng, tính khấu hao TSCĐ nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư ban đầu của công ty. Xác định đúng đối tượng ghi trong TSCĐ phù hợp với đặc điểm yêu cầu quản lý của công ty. nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán TSCĐ, ảnh hưởng tới tính chính xác các thông tin kế toán cung cấp. Mỗi TSCĐ được lập thẻ TSCĐ riêng nhằm theo dõi giá trị hao mòn cho đến khi giảm TSCĐ. Các chi phí khấu hao nhằm bù đắp giá trị hao mòn của TSCĐ được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ được phản ánh chi tiết ở các bộ phận kế toán TSCĐ. Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ lập sổ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ mà đơn vị mình quản lý. Tại phòng kế toán công ty, các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ được phản ánh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Hàng quý kế toán tiến hành trích khấu hao và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng công trình hạng mục công trình, bộ phận sử dụng Sơ đồ 9. Kế toán tăng,giảm TSCĐ Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ sổ chi tiết TSCĐ (theo loại TSCĐ) Chứng từ tăng,giảm TSCĐ thẻ TSCĐ (mẫu sổ S23-DN) Sổ chi tiết TSCĐ (theo nơi sử dụng) Kế toán tăng giảm TSCĐ căn cứ vào các chứng từ tăng,giảm TSCĐ hợp lý,hợp pháp ,hợp lệ tiến hành ghi vào Thẻ TSCĐ( Quá trình vào thẻ được tiến hành bằng máy vi tính).Mỗi một TSCĐ được mở trên một thẻ riêng.Nếu có Chứng từ giảm TSCĐ kế toán tiến hành hủy thẻ TSCĐ Dưới đây em xin lấy một mẫu Thẻ TSCĐ (Biểu 1) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG Xã Tràng Đà- Thị xã Tuyên Quang-Tỉnh Tuyên Quang Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Tài chính Mẫu số S38-DN THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số:XD001 Ngày lập thẻ:15/01/2000 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số:.......ngày:15/01/2000 Tên,ký mã hiệu,quy cách(cấp hạng) TSCĐ :Mạng máy vi tính(mạng lan) Số hiệu:TSCĐ Nước sản xuất(xây dựng); Năm sản xuất: Bộ phận quản lý,sử dụng:Phòng tài vụ Năm đưa vào sử dụng: Công suất(diện tích thiết kế): Đình chỉ sử dụng ngày: Lý do đình chỉ: Số hiệu chứng từ NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH GIÁ TRỊ HAO MÒN TSCĐ NGÀY DIỄN GIẢI NGUYÊN GIÁ NĂM GT HAO MÒN CỘNG DỒN 15/01/2000 38.000.000 2009 2010 38.000.000 38.000.000 DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO STT TÊN, QUY CÁCH DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG GIÁ TRỊ Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ngày; Lý do giảm: Ngày .....tháng ....năm NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC _Hiên nay,tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang đang áp dụng trình tư ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy ứng dụng phần mềm kế toán FAST,kế toán TSCĐ kiêm phó phòng tài vụ nhâp dữ liêu về TSCĐ vào máy phần mềm sẽ tự động vào sổ chi tiết TSCĐ.(sổ chi tiết dùng để theo dõi số hiện có,tình hình biến động TSCĐ). _Kế toán khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ: Việc trích khấu hao được thực hiện hoàn toàn thông qua chương trình kế toán máy đã cài đặt sẵn. Bảng khấu hao TSCĐ được lập và tính toán trên phần mềm giao diện sau: - Danh mục TSCĐ: để khai báo mới TSCĐ - Danh mục nguồn vốn: gồm nguồn NS, nguồn TC, nguồn khác. - Danh mục tăng, giảm: Giảm tháng, mức - Danh mục sử dụng: Tài sản kinh doanh, Tài sản phúc lợi - Danh mục bộ phận: Các phòng ban, phân xưởng - Tính khấu hao: Tính khấu hao TSCĐ - Điều chỉnh KH: Điều chỉnh KH theo yêu cầu -Điều chỉnh số dư: Khi số dư bị lẻ - Báo cáo: Các loại báo cáo Thao tác chương trình như sau: Vào màn hình giao diện chọn Tính khấu hao TSCĐ theo kỳ (quý) Chọn bảng tính khấu hao Chọn bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Chấp nhận sau đó in ra. (Giao diện trên phần mềm như sau) Như vậy, hàng quý khi tính và trích khấu hao TSCĐ máy sẽ tự động tính và lên bảng tính khấu hao TSCĐ, căn cứ vào bảng tính khấu hao kế toán tiến hành phân bổ cho đối tượng sử dụng và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Căn cứ vào chứng từ tăng giảm TSCĐ,bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán TSCĐ lập chứng từ ghi sổ theo chương trình kế toán máy ,từ các chứng từ ghi sổ chương trình kế toán máy tự động vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và các sổ cái các tài khoản có liên quan . 2.3.2 Tổ chức hạch toán vật tư và CCDC : _Khái quát về phần hành vật tư tại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang: +Đặc điểm về vật tư đại công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang: Với nhiệm vụ sản xuất xi măng,sản phẩm của công ty chủ yếu là loại xi măng PCB 30 ,PC40. Để tạo thành phẩm,công ty phải sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau và với số lượng lớn.do đó,việc vận chuyển bảo quản không tốt dễ gây hư hao,mất mát,ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.Đặc biệt có những nguyên liệu của công ty như than, đất sét.. phải để ở ngoài trời,điều đó đặt ra cho công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở công ty nhiều vấn đề nan giải.Cần có biện pháp vận chuyển và bảo quản tốt,có quy định phù hợp với từng loại nguyên vật liệu.. Mặt khác do đặc điểm vị trí địa lý của công ty ở cách xa nơi cung cấp một số nguyên vật liệu chính nên đòi hỏi công ty phải xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ vừa đảm bảo cho sản xuất được tiến hành bình thường vừa không gây ứ đọng vốn cho kinh doanh. Xét về mặt chi phí thì nguyên vât liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm.Đặc biệt là chi phí về nguyên vât liệu chính như đá ,đất sét, than,quặng, chiếm khoảng 60%-75% trong giá thành sản phẩm xi măng. Nguyên vật liệu của công ty sử dụng ngoài đá vôi do phân xưởng khai thác đá khai thác,vận chuyển.Công ty mua lại với giá khoán tính trên khối lượng đá vôi khai thác được.Còn các loại nguyên vật liệu khác như than cam,quặng pirit...Công ty mua của các khách hàng cung ứng tại nhà máy.Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh.Chỉ cần có biên động nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là biện pháp tích cực nhằm hạ giá thành sản phẩm,góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.Đó là mục tiêu của Công ty, bởi vậy phải quản lý vật liệu chặt chẽ ở các khâu từ thu mua,dữ trữ,bảo quản đến sử dụng. +Phân loại vật tư tai công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang: Để sản xuất ra các loại sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thị trường,Công ty phải sử dụng nhiều loại vật liệu với nhiều chức năng khác nhau.Vì vậy, để quản lý tốt vật liệu và hạch toán chính xác thì phải tiến hành phân loại vật liệu một cách khoa học và hợp lý Căn cứ vào vai trò và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất Công ty đã chia vật liệu thành các loại sau: - Vật liệu chính: Ở Công ty hiên nay vật liệu chính gồm có:đá vôi, đất sét,than, quặng các loại dùng để sản xuất ra Clanke -Vật liệu phụ: Vật liệu phụ không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó có tác dụng làm tăng chất lượng của sản phẩm và tạo điều kiên cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường như :Dầu bôi trơn.mỡ công nghiệp.... -Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất kinh doanh đó là dầu diezel và các nhiên liệu khác. -Phụ tùng thay thế: Là chi tiết phụ tùng thay thế của các loại máy móc thiết bị như:vòng bi,bi cầu đai Chứng từ sử dụng: Hiên nay, tai công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang sử dụng các chứng từ sau để kế toán vật tư -Hóa đơn giá trị gia tăng.. -Phiếu nhập kho -Phiếu xuất kho -Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho Quy trình lập và luân chuyển một số chứng từ: Sơ đồ 10. Quy trình lập luân chuyển phiếu nhập kho được thể hiên theo sơ đồ sau: người giao hàng Ban kiểm nhận Ph. tài vụ Phụ trách phòng Thủ kho KT vật tư Đề nghị NK Lập biên bản kiểm nhận Lập PNK Ký PNK kiểm nhận hàng,ghi thẻ kho ghi sổ Lưu bảo quản Nhập vật tư -Diễn giải quy trình lập và luân chuyển phiếu nhập kho: Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất của công ty phải mua ngoài với một số lượng khá lớn.Do đó công ty phải lập kế hoạch là sản xuất trong năm hết bao nhiêu từ đó ký hợp đồng với các nhà cung cấp.Phòng kế hoạch của công ty phải lập kế hoạch vật tư sử dụng trong năm tới là bao nhiêu và kế hoạch này phải xong trước tháng 11 .Sau khi kế hoạch lập xong sẽ đệ trinh Giám Đốc để giám đốc ký duyệt và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp.Căn cứ vào hợp đồng bên cung cấp sẽ mang NVL đến công ty đề nghị nhập kho.Công ty sẽ lập một ban kiểm nhận hàng mang đến xem xét có đúng như hợp đồng đã ký kết hay không,có đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng hay không.Sau khi kiểm tra hàng thấy đã đảm bảo yêu câù,ban kiểm nhận tiến hành lập Biên bản kiểm nhận.Cán bộ phòng tài vụ căn cứ vào hóa đơn hợp lê,hợp pháp và biên bản kiểm nhận tiến hành lập phiếu nhập kho và ghi một số chỉ tiêu như mã vật tư,tên chủng loại, quy cách,số lượng theo chứng từ.Sau đó chuyển cho phụ trách phòng cung ứng ký phiếu nhập kho.Phiếu nhâp kho đươc lập thành 3 liên: + Liên 1: Lưu tại quyển. + Liên 2 : Giao cho người nhập hàng +Liên 3:Dùng để luân chuyển nôi bộ và ghi sổ kế toán. Sau đó chuyển cho thủ kho,thủ kho tiến hàng kiểm nhận hàng,ghi thẻ kho và ghi vào cột số lượng thực nhập trên phiếu nhập kho.Sau khi thủ kho ghi xong chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ và ghi cột đơn giá và thành tiền trên phiếu nhập kho,đồng thời tiến hành lưu trữ và bảo quản đến khi hết hạn. + Quy trình lậpvà luân chuyển phiếu xuất kho được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 11 . Lập chứng từ xin xuất Duyệt lệnh xuất Lập PXK Xuất kho Ghi Sổ Lưu bảo quản Xuất vật tư Người có nhu cầu hàng Thủ trưởng và kế toán trưởng Ph. tài vụ Thủ kho Kế toán vật tư -Diễn giải quy trình lập và luân chuyển phiếu xuất kho: Căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư trong tháng tại công ty ,phân xửong nguyên vật liệu viết lập chứng từ xin xuất đó là phiếu xin xuất vật liệu sử dung thực tế trong tháng.Sau đó thủ trưởng và kế toán trưởng ký duyệt lênh xuất kho.Phòng tài vụ lập phiếu xuất kho,phiếu xuất kho đươc lập thành 3 liên: +Liên 1 :Lưu tại quyển. +Liên 2: Giao cho người nhận hàng +Liên 3:Dùng luân chuyển nội bộ và ghi sổ kế toán . Đông thời người lập phiếu xuất kho ghi một số chỉ tiêu trên phiếu xuất như:Tên ,chủng loại,quy cách và ghi cột số lượng xuất kho theo yêu cầu. Thủ kho căn cứ vaò phiếu xuất kho được chuyển đến và lệnh xuất tiến hành: -Kiểm soát hàng xuất -Cùng với ngươi nhận hàng ký vào phiếu xuất kho. -Ghi số lượng thực xuất vào phiếu xuất kho. -Ghi thẻ kho -Chuyển chứng từ xuất kho cho kế toán vật tư Sau đó kế toán vật tư tiến hành ghi đơn giá vào phiếu xuất kho,định khoản ,ghi sổ và đưa vào bảo quản. Dưới đây em xin lấy ví dụ một mẫu phiếu Xuất kho,tại công ty cổ phân xi măng Tuyên Quang(theo giao diện phần mềm “Fast Accounting 2001) Tài khoản sử dụng: Trong ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26951.doc
Tài liệu liên quan