Lời mở đầu
Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển đó, tầm quan trọng của công tác kế toán ngày càng được nâng cao.
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Do đó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất khắc nghiệt, mọi doanh nghiệp muốn tồn tạ
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán Kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và phát triển thì phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sở tổ chức tốt các công tác, kế hoạch đã đề ra. Một trong những công tác đó là công tác hạch toán kế toán. Công tác hạch toán đã góp phần quan trọng đối với sự tồn tại của mọi doanh nghiệp. Nó cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các tài liệu về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản từng loại góp phần bảo vệ và sử dụng hợp lý các tài sản đó; giám sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, tình hình sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị, sự nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả nguồn vốn cấp phát đồng thời theo dõi tình hình huy động và sử dụng các nguồn tài sản do liên kết kinh doanh; giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với nhà nước, với cấp trên. Như vậy nhiệm vụ cơ bản của hạch toán kế toán là cung cấp thông tin về kinh doanh tài chính cho những người ra quyết định.
Em đã được học chuyên ngành kế toán tổng hợp của trường Đại học Kinh tế quốc dân, để có thể tiếp cận được thực tế công tác hạch toán kế toán và hoạt động kinh doanh trên thực tế nhằm vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, trên cơ sở đó đưa nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực thực hành, được sự giới thiệu của nhà trường em đã thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. Đây là một trong những Công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong cả nước. Với những kiến thức em đã được các thầy cô giáo truyền đạt kết hợp với sự tìm hiểu thực tế tại công ty bánh kẹo Hải Hà cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán, các phòng ban khác em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp này.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty bánh Kẹo Hải Hà.
Phần II. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Phần III. Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Phần i
Những đặc điểm KINH Tế - Kĩ THUậT của công ty BáNH KẹO hảI Hà
I. KHáI QUáT CHUNG Về CÔNG TY BáNH KẹO HảI Hà
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ công nghiệp có tên giao dịch là HAIHA COMPANY (gọi tắt là HAPACO). Công ty chuyên kinh doanh tất cả các mặt hàng bánh kẹo, chế biến thực phẩm do Nhà nước đầu tư vốn và quản lý với tư cách là người chủ sở hữu.
Hiện nay, trụ sở chính của Công ty đặt tại số 25 đường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Hiện tại, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang là một công ty có uy tín trên toàn quốc, các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng và có mặt ở nhiều nơi trong cả nước và cả thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, để đạt được những thành công như hiện nay, công ty đã phải trải qua nhiều khó khăn. Quá trình hình thành của công ty được chia thành năm giai đoạn chính:
* Giai đoạn 1959 _ 1961:
Mảnh đất với diện tích 22.500 m2 của nhà tư sản Hàn Lâm bị tịch thu, xung quanh là cảnh ao tù nước đọng thuộc khu vực Hoàng Mai nay là phường Trương Định, Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc trực thuộc Bộ Nội thương đã cho xây dựng một cơ sở thí nghiệm để nghiên cứu hạt chân trâu vào tháng 1/1959. Số lao động ban đầu chỉ có 9 người, do đồng chí Võ Chi làm giám đốc, đây là lớp cán bộ đầu tiên của nhà máy. Sau đó từ giữa năm 1959 đến tháng 4/1960, thực hiện chủ trương của Tổng công ty nông sản miền Bắc, Công ty bắt đầu nghiên cứu mặt hàng sản xuất miến. Công việc chủ yếu là làm thủ công, dây chuyền sản xuất miến gồm: ngâm đỗ, xay xát, phơi miến. Đến tháng 4/1960, công trình đã thành công.
Ngày 25/12/1960, Xưởng miến Hoàng Mai chính thức ra đời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên cho sự hình thànhvà phát triển của nhà máy sau này.
Giai đoạn 1962_1976:
Bắt đầu từ năm 1962, Xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý. Thời kỳ này xí nghiệp đã thử nghiệm và thành công đưa vào sản xuất các mặt hàng như xì dầu tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy in Văn Điển. Đến năm 1965, chấp hành chỉ thị của Bộ công nghiệp nhẹ, Công ty sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhằm giảm nhẹ khâu vận chuyển. 36 người ở Xí nghiệp miến do đồng chí Dương Xuân Phong phụ trách đã lên xây dựng và giúp đỡ nhà máy miến Hoà An ở Cao Bằng. Khi lên giúp đỡ, Công ty chấm dứt sản xuất miến ở Nhà máy. Năm 1966, Viện thực phẩm lấy nơi này vừa sản xuất vừa nghiên cứu các đề tài thực phẩm. Từ đó phổ biến cho các địa phương nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ. Từ đây Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà. Ngoài nhiệm vụ sản xuất tinh bột ngô nhà máy còn sản xuất viên đạm, nước chấm lên men, nước chấm hoá giải, dầu đậu tương, bánh mì bột dinh dưỡng trẻ em và bắt đầu nghiên cứu sản xuất mạch nha. Nhiệm vụ mới rất nặng nề, thêm vào đó những cơ sở nhà máy vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ lại không hoàn toàn thuận lợi vì nhà máy vừa sản xuất vừa thực nghiệm nên khi thử những các đề tài khác nhau, Nhà máy buộc phải thay đổi quy trình công nghệ, thiết bị khác nhau. Mặt khác trình độ công nhân viên không đáp ứng đủ kip thời, hầu hết vẫn là lao động thủ công. Đứng trước tình hình đó, lãnh đạo Nhà máy đã đề ra những biện pháp giải quyết kịp thời và đã được Bộ trang bị những máy móc để phục vụ cho sản xuất. Đầu 1967, tình hình trong nước trở nên căng thẳng khó khăn nhưng đội ngũ lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em công nhân trong Nhà máy đã kiên trì bám trụ và giữ vững Nhà máy, thực hiện khẩu hiệu "Việc sự an toàn cho chờ máy chứ không để máy chờ việc", " Bám điện, bám máy, bám việc". Công nhân làm việc cả tháng, cả năm không nghỉ. Chị em phụ nữ với tinh thần 3 đảm đang đã vươn lên trong khó khăn để đạt tiêu chuẩn thi đua tốt. Với những thành tích xuất sắc đó, cuối 1967 nhà máy được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chuơng Lao động hạng 3. Tháng 12/1967, Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng Nhà máy Hải Hà với công suất 6000 tấn/ năm. Đến giữa tháng 6 năm 1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, Nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao với công suất 900 tấn/ năm . Số lượng máy móc thiết bị 1 máy dập hình kẹo cứng, 2 máy cắt, 1 máy cán. Bắt đầu thời kỳ mới, nhà máy có phương hướng sản xuất rõ ràng. Nhiệm vụ lúc này là sản xuất thêm một số loại kẹo, đường nha và giấy tinh bột. Để phù hợp với nhiệm vụ mới Nhà máy đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Năm 1971, Nhà máy đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất nha gồm có các máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất. Năm 1972, Nhà máy lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất tinh bột duy nhất trên cả nước để sản xuất giấy tinh bột để gói lót kẹo.
Năm 1975, Nhà máy lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống nồi hoà đường để thay thế khâu hoà đường bằng thủ công cũ.
Ngay từ 1970, Nhà máy đã đưa vào sử dụng nhà 2 tầng với diện tích 800 m2, tổng số lượng lao động là 555 người. Lao động thủ công nhiều nên đa số là lao động nữ. Bộ máy quản lý cũng luôn được củng cố hoàn thiện và ngày càng phát huy vai trò trong việc thúc đẩy sản xuất.
Giá trị tổng sản lượng đạt được qua các năm tăng lên 1 cách rõ rệt. Năm 1971, giá trị sản lượng chỉ có 7.460.000đ nhưng chỉ sau 4 năm giá trị này đã tăng đột biến: năm 1975, giá trị sản lượng đã đạt tới 11.055.000đ.
* Giai đoạn 1976 đến 1980: Thời kỳ này, Nhà máy thực phẩm Hải Hà vẫn trực thuộc Bộ lương thực và thực phẩm với tổng diện tích mặt bằng khoảng 300.000m2. Nhà máy tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất chính với diện tích là 2.500m2, cao hai tầng.
Năm 1980, Nhà máy này được đưa vào sản xuất. Số lượng công nhân viên chức của Nhà máy qua từng năm có thay đổi để đáp ứng yêu cầu sản xuất và quy mô của nhà máy.
Năm 1976: tổng cán bộ công nhân viên: 800 người
Năm 1978: tổng cán bộ công nhân viên: 887 người
Năm 1979: tổng cán bộ công nhân viên: 911 người
Năm 1980: tổng cán bộ công nhân viên: 900 người
Năm 1980: quán triệt Nghị quyết trung nông lần thứ 6 khoá 5, Nhà máy chính thức thành lập bộ phận sản xuất phụ và rượu và thành lập nhóm kiến thiết cơ bản. Có thể nói trong những năm 76 đến 80, lãnh đạo Nhà máy rất quan tâm đến việc củng cố, xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng cán bộ và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân. Kết quả của công tác này đã tạo điều kiện thuận lợi để Nhà máy thực hiện cải tiến quản lý, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất phục vụ trong nước và xuất khẩu. Trong thời kỳ này Nhà máy đã có phòng y tế để khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân viên và thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Công tác này đã mang lại hiệu qủa kinh tế đáng được khích lệ. Trong thời kỳ này, việc nâng bậc lương cho công nhân viên cũng được chú ý nhiều. Số cán bộ công nhân viên được nâng hàng năm trung bình 15 - 20%.
*Giai đoạn 1981 đến 1991:
Từ năm 1981 đến 1985 là thời gian ghi nhận những bước chuyển biến của Nhà máy từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới sang sản xuất cơ giới hoá có một phần thủ công. Cũng bắt đầu từ năm 1981, Nhà máy được chuyển giao sang cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi là Nhà máy Thực phẩm Hải Hà. Năm 1982, Nhà máy sản xuất thêm kẹo mè xửng xuất khẩu. Năm 1983, Nhà máy sản xuất thêm các loại kẹo chuối, lạc vừng, cà phê và lần đầu tiên sản xuất kẹo cứng có nhân. Đến năm 1985, Nhà máy có 6 chủng loại kẹo bao gồm: Kẹo mềm, kẹo cà phê, kẹo chuối, kẹo vừng lạc, kẹo vừng xốp, kẹo mềm socola, kẹo cứng nhân các loại. Để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ sản xuất từ năm 1987, Nhà máy thực phẩm Hải Hà một lần nữa lại đổi tên thành Nhà máy kẹo Xuất khẩu Hải Hà và trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Năm 1988, nhà vệ sinh công nghiệp hai tầng với diện tích 820m2 và nhà điều hành sản xuất 4 tầng với diện tích là 1.400m2 đã đưa vào sử dụng. Năm 1989, bằng nguồn vốn tự có Nhà máy đã tiến hành thi công nhà cầu hành lang rộng 200m2 và nhà hoà đường tập trung. Đến 1990, nhà ăn ca và hội trường lớn với diện tích hơn 1.000m2 đã được đưa vào sử dụng tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc tổ chức quản lý sản xuất cũng như các hoạt động khác. Trong năm này, nhiều sản phẩm đã được nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm tăng 10% đ 15% và sản xuất từ chỗ thủ công đã dần dần tiến lên cơ giới hoá 70% đ 80%.
* Từ 1992 đến nay:
Theo đề nghị của đồng chí giám đốc Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ lao động, Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà chính thức từ 10/7/1992. Năm 1993, Công ty đã liên doanh sản xuất bánh kẹo với hãng KOTOBUKI của Nhật Bản. Việc liên doanh này đã nâng cao uy tín của công ty về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm trên thị trường. Năm 1994, Xí nghiệp thực phẩm việt trì là Xí nghiệp thành viên của Công ty. Công ty đã liên doanh với MiWon của Hàn Quốc để sản xuất mì chính. Năm 1996, Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định trở thành Xí nghiệp thành viên của Công ty. Tháng 12/2002, Công ty đã đầu tư nhập một dây truyền sản xuất kẹo Chew của Đức với số vốn 25 tỷ. Ngoài ra công ty còn nhập thêm một số máy như máy gói cho kẹo cứng...
Đến nay, công ty đã có 7 xí nghiệp thành viên trong đó có 5 xí nghiệp đóng tại cơ sở chính (25 Trương Định - Hà Nội) là: Xí nghiệp kẹo cứng, xí nghiệp kẹo mềm, xí nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo chew, xí nghiệp phụ trợ. Hai xí nghiệp còn lại là xí nghiệp thực phẩm Việt Trì và nhà máy bột dinh dưỡng Nam Đinh.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty bánh kẹo Hải Hà
* Chức năng của Công ty bánh kẹo Hải Hà
- Sản xuất kinh doanh những loại bánh kẹo trên thị trường.
- Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh đồng thời nhập khẩu các loại máy móc công nghệ, nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm đáp ứng nhu cầu đang ngày một nâng cao.
- Ngoài việc sản xuất các loại bánh kẹo chính, Công ty còn kinh doanh những loại mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, củng cố vị trí và thúc dẩy phát triển ngày một lớn mạnh của Công ty.
* Nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà
- Công ty là một trong những Công ty có vốn Nhà nước giao nên việc bảo toàn và phát triển vốn được giao là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được Công ty quan tâm.
- Cũng như các doanh nghiệp khác nói chung, Công ty bánh kẹo Hải Hà phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Công ty cũng thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Công ty cũng phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
3. Thị trường tiêu thụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà
Hiện nay, các sản phẩm của Công ty đang được ưa chuộng ở các tỉnh trong nước và nước ngoài và Công ty có gần 300 đại lý trong toàn quốc. Thị trường trong nước của Công ty được chia làm ba khu vực chính, đó là: thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung, thị trường miền Nam. trong đó cụ thể tình hình tiêu thụ ở mỗi loại thị trường là khác nhau đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thích hợp:
- Thị trường miền Bắc là thị trường chính của Công ty: sản phẩm của Công ty đã rất quen thuộc với người dân miền Bắc. Do sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt, cao cấp và giá thành hơi cao nên ở thị trường này, nhu cầu bánh kẹo tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và thị xã còn ở nông thôn thì thị phần của công ty rất ít vì thu nhập của người dân ở đây còn hạn chế.
- Thị trường miền Trung: Một thực tế thấy rõ là thu nhập của người dân miền Trung thấp hơn hẳn so với người miền Bắc và miền Nam do đó họ chủ yếu dùng những loại sản phẩm bánh kẹo có chất lượng vừa phải, giá thành rẻ và đặc biệt họ ít quan tâm đến hình thức mẫu mã của sản phẩm như người miền Bắc. Đối với thị trường này, sản phẩm chủ yếu là kẹo cốm, kẹo sữa mềm, kẹo bắp.
- Thị trường miền Nam nhu cầu về sản phẩm có chất lượng cao hơn. Nhu cầu về bánh kẹo ở thị trường này rất lớn nhưng lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty ở đây chưa cao do một số nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất là do sự xa cách về mặt địa lý. Thứ hai là do yếu tố cạnh tranh, hiện nay có rất nhiều công ty bánh kẹo có chất lượng cao như: Kinh Đô, Hải Châu…. và một số công ty bánh kẹo của nước ngoài như Malaisia, Thái Lan… vì vậy việc chiếm được thị phần lớn ở thị trường này rất khó. Điều đó cần sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của Công ty. Thứ ba, nguyên nhân quan trọng nhất đó là đặc điểm tâm lý, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng…
Ngoài ra, công ty còn thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Trước đây, thị trường chủ yếu của Công ty là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Tuy nhiên, từ khi hệ thống các nước XHCN tan rã, số lượng tiêu thụ ở thị trường này còn rất ít. Hiện nay, Công ty đang mở rộng, thiết lập một số thị trường mới như Mông Cổ, Trung Quốc, các nước ASEAN và một số thị trường khác.
4. Kết quả hoạt động của Công ty trong một số năm gần đây
Mặc dù công ty còn nhiều gian nan trong cơ chế thị trường, phải cạnh tranh chất lượng uy tín với các công ty bạn song Công ty bánh kẹo Hải Hà với ưu thế về công nghệ và thiết bị, với đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo nhiệt tình, với đội ngũ công nhân lành nghề thì công ty đã liên tục trưởng thành và phát triển, đã phát huy mọi khả năng sản xuất kinh doanh của mình để đứng vững trên thị trường, nâng cao uy tín của công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu ở dưới bảng sau:
Bảng số 1: Kết quả hoạt động của Công ty bánh kẹo Hải Hà các năm 2000-2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Sản lượng
Tấn
11,133
12,726
14,685
Doanh thu
Tỷ đồng
214,63
245,49
279,0
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
18.435
19.913
21.100
Lợi nhuận
Tỷ đồng
2,8
3.223
4.335
Thu nhập bình quân
1000đ/người
975
1050
1250
Nhìn chung tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tương đối ổn đinh. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm tăng từ 10% đ 15%. Các khoản nộp ngân sách hàng năm cũng tăng. Thu nhập bình quân của người lao động đến 2002 đạt 1.250.000 là tương đối cao, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Để hiểu rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty xem bảng phân tích cơ cấu với một số chỉ tiêu chủ yếu.
Bảng số 2: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
Tiền
%
Tiền
%
I. Tổng tài sản
118,43
100
127,52
100
A. TSLĐ
44,451
37,53
43,023
33.74
1. Tiền
16,413
13,85
16,254
12,75
2. Các khoản phải thu
16,604
14,03
16,075
12,6
3. Hàng tồn kho
11,196
9,45
10,372
8,13
B. TSCĐ
73,979
62,47
84,497
66,26
II. Tổng nguồn vốn
118,43
100
127,52
100
A. Nợ phải trả
44,803
37,83
49,542
38,85
1. Nợ ngắn hạn
40,718
34,38
40,020
31,38
2. Nợ dài hạn
4,085
3,40
9,522
7,50
B. Nguồn vốn CSH
73,627
62,17
77,978
61,15
1. Vốn kinh doanh
72,594
61,30
76,663
60,12
2. Vốn quỹ khác
1,033
0,90
1,345
1,05
Nhận xét: Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2002 so với năm 2001 là tốt hơn thể hiện ở tỷ trọng đầu tư TSLĐ giảm còn tỷ trọng đầu tư TSCĐ tăng. Đây là một thuận lợi nếu Công ty sử dụng hợp lý và hiệu quả TSCĐ, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm do TSCĐ lưu chuyển chậm. Số liệu về giá trị hàng tồn kho trong hai năm là tương đối cao điều này là do tính chất sản xuất mang tính thời vụ, tiêu thụ mạnh vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1 năm sau. Tỷ trọng các khoản phải thu giảm chứng tỏ một trong những nguyên nhân là Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích khách hàng mua hàng thanh toán ngay, điều này là rất tốt. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 tăng so với năm 2001 cả về số lượng tuyệt đối là 4,351 tỷ (77,978 -73,627) và số lượng tương đối là 105,91% nhưng tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn lại giảm xuống (từ 62,17% năm 2001 xuống còn 61,12% năm 2002) trong khi nợ phải trả năm 2002 lại tăng thêm 4,739 tỷ (49,542 tỷ - 44,803 tỷ) hay tăng 110,58%. So với năm 2001 chứng tỏ Công ty đã tăng cường chiếm dụng vốn. Tuy nhiên tỷ suất tự tài trợ vốn khá cao.
Tỷ suất tự tài trợ =
Tỷ suất tự tài trợ năm 2001 = 0,6217
Tỷ suất tự tài trợ năm 2002 = 0,6115
Điều này cho thấy khả năng tài chính của công ty vẫn đảm bảo, phần lớn tài sản của công ty mua sắm đầu tư bằng số vốn của mình.
5. Tình hình sử dụng lao động tại Công ty.
Trong quá tình phát triển Công ty đã không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng lao động. Số lao động toàn Công ty tính đến cuối năm 2002 là 2.055 người và được chia thành 3 loại: Lao động dài hạn, Lao động hợp đồng (từ 1 đến 3 năm) và Lao động thời vụ. Vì tính chất sản xuất của Công ty mang tính thời vụ nên công ty mở rộng chính sách lao động hợp lý đó là chế độ tuyển dụng hợp đồng lao động theo thời vụ. Hết thời hạn hợp đồng, người lao động tạm nghỉ cho tới mùa vụ sau.
Cơ cấu lao động toàn Công ty được thể hiện qua bảng sau.
Bảng số 3: Cơ cấu lao động Công ty bánh kẹo Hải Hà năm 2002
Loại lao động
Hành chính
XN bánh
XN kẹo mềm
XN kẹo cứng
XN kẹo chew
XN phụ trợ
XN` Việt Trì
NM Nam Định
Tổng cộng
Lao động dài hạn
94
59
254
81
10
42
363
51
954
Lao động hợp đồng
90
192
137
95
20
11
24
27
596
Lao động thời vụ
0
106
24
10
93
1
260
11
505
Tổng
184
357
415
186
123
54
647
89
2055
Trong tổng số lao động của toàn Công ty thì nữ giới chiếm khoảng 80%. Vì vậy mà Công ty rất chú trọng đến các chế độ đãi ngộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho họ yên tâm làm việc. Cụ thể như giải quyết hợp lý các vấn đề nghỉ thai sản, con ốm, bệnh tật...
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Với đặc điểm của một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty bánh kẹo Hải Hà có bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất.
- Ban lãnh đạo gồm:
+ Tổng giám đốc là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty, Bộ công nghiệp và Nhà nuớc.
+ Một Phó tổng giám đốc sản xuất kinh doanh phụ trách phòng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, có nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh và kỹ thuật sản xuất.
+ Một phó tổng giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính ở Công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của Công ty.
- Các phòng ban trực thuộc bao gồm:
+ Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về kỹ thuật của quy trình công nghệ tính toán đề ra các định mức tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới
+ Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định.
+ Phòng tài vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác hạch toán kế toán, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thức giá trị để phản ánh chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, đánh giá kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm, phân phối nguồn thu nhập. Đồng thời cung cấp thông tin cho Tổng giám đốc nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Phòng KCS có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm, ngoài ra còn cùng với phòng kỹ thuật tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu.
+ Văn phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối sắp xếp phân phối lao động một cách hợp lý. Xây dựng chế độ lương, thưởng, BHXH…
+ Phòng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho tài sản, sản xuất và trật tự an ninh trong Công ty
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1. Các chủng loại thiết bị máy móc trong Công ty bánh kẹo Hải Hà
Qua 40 năm sản xuất kinh doanh, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu dần được thay thế bằng những thiết bị mới hiện đại hơn.
Vào những năm mới thành lập, thiết bị chủ yếu còn ở dạng thô sơ, sản xuất thủ công như: chảo nấu kẹo, máy cán, máy cắt và sản xuất kẹo bi, kẹo cứng nhập từ cộng hoà dân chủ Đức và Trung Quốc.
Những năm 1970 - 1957, do sản xuất phát triển, Công ty đã đầu tư thêm thiết bị mới như hệ thống máy sản xuất tinh bột Trung Quốc để sản xuất giấy bao cho kẹo đồng thời trang bị một dây truyền sản xuất nha làm nguyên liệu cho sản xuất kẹo với thiết bị nhập từ Hà Lan.
Cho đến nay Công ty đã có thêm hai dây chuyền sản xuất kẹo cứng Ba Lan, hai nồi nấu kẹo tự động của Đức, dây chuyền sản xuất bánh và nhiều máy móc thiết bị của Đức, Italia, Nhật Bản, Đan Mạch... Gần đây nhất, Công ty mới trang bị một dây chuyền sản xuất kẹo chew của Đức với tổng nguồn vốn lên tới 25 tỷ.
Nhìn chung thiết bị sản xuất chủ yếu nhập từ nước ngoài đồng thời mua cả công nghệ.
Bảng số 4: Thiết bị công nghệ sản xuất bánh kẹo của Công ty bánh kẹo Hải Hà
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Công suất
(kg /giờ)
I. Thiết bị sản xuất kẹo
Nồi nấu kẹo nhân không
Đài Loan
1990
300
Máy gói kẹo cứng
Italia
1995
500
Máy gói kẹo kiểu gấp
Đức
1993
600
Máy gói kẹo mềm kiểu gói gối
Hà Lan
1996
1000
Dây chuyền kẹo Jelly đổ khuôn
Autralia
1996
2000
Dây chuyền kẹo Caremen béo
Đức
1998
2000
Dây chuyền kẹo chew
Đức
2002
600
II. Thiết bị sản xuất bánh
Dây chuyền sản xuất bánh quy ngọt
Đan Mach
1992
300
Dây chuyền sản xuất bánh Cracker
Italia
1995
400
Dây chuyền phủ Socola
Đan mạch
1995
200
Dây chuyền sản xuất máy đóng gói bánh
Nhật Bản
1997
100-200
Dây truyền sản xuất bánh kem xốp
Malaisia
2000
600
2.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Thứ nhất, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã trải qua 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo khác nhau, đã và đang khẳng định thế mạnh của mình trên thị trường trong nước và luôn đi đầu trong việc sản xuất ra các sản phẩm độc đáo của ngành bánh kẹo Việt Nam. Các sản phẩm của Công ty được chia làm ba nhóm chính: kẹo cứng, kẹo mềm, bánh.
- Kẹo mềm: là mặt hàng truyền thống của Công ty.
- Kẹo cứng: là mặt hàng phổ biến và cũng là mặt hàng truyền thống của Công ty.
- Bánh: Bánh Biscuit, bánh Craker, bánh kẹp kem. Một đặc điểm đặc trưng của công ty là chuyên dùng các loại hoa để đặt tên cho bánh kẹo của mình như Cẩm chướng, Hải đường, Thuỷ tiên…
Thứ hai, cũng giống như các loại sản phẩm bánh kẹo khác, bánh kẹo của Công ty cũng được chế biến từ nguyên liệu dễ huỷ như bơ, đường, sữa… nên thời gian bảo quản ngắn, thông thường là 90 ngày riêng kẹo cà phê thời gian dài hơn cũng chỉ là 180 ngày, tỷ lệ hao hụt tương đối lớn, yêu cầu vệ sinh công nghiệp cao. Khác với sản phẩm thông thường quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo chỉ khoảng từ 3 đến 4 giờ vì vậy không có sản phẩm dở dang.
Thứ 3, sản phẩm bánh kẹo của Công ty bánh kẹo Hải Hà mang tính thời vụ, chẳng hạn vào các dịp tết, sản phẩm của Công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó thậm chí đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Song khi sang mùa hè, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm đi rõ rệt do vậy một số loại bánh kẹo chỉ sản xuất theo mùa vì thời gian bảo quản không được lâu.
2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất
- Xí nghiệp bánh chuyên sản xuất các loại bánh bích quy và kem xốp
- Xí nghiệp kẹo sản xuất các loại kẹo như kẹo mềm, kẹ sôcôla cứng, sôcôla mềm, kẹo tổng hợp, kẹo dứa, kẹo gôm, kẹo chew
- Xí nghiệp cơ khí (hay còn gọi là Xí nghiệp phụ trợ) chuyên thực hiện sửa chữa lớn các máy móc thiết bị của Công ty, Xí nghiệp náy còn có thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ cắt giấy nhân gói kẹo, cắt bìa, in hộp, ló kẹo.
- Nhà máy thực phẩm Việt Trì chuyên sản xuất kẹo, glucoza, bao bì in…
- Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định chuyên sản xuất bánh kem xốp và bột dinh dưỡng.
Dưới đây là các sơ đồ quy trình sản xuất công nghệ của các sản phẩm của Công ty:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất bánh Cracker
Nguyên liệu
Nhào trộn
Lên men
Tạo hình
Nướng bằng điện
Đóng túi
Phun sôcôla
Làm nguội
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất bánh bích quy
Nguyên liệu
Nhào trộn
Tạo hình
Làm nguội
Máy cắt thanh
Đóng túi
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo mềm
Máy vuốt
Máy gói
Đóng túi to
Hoà đường
Nấu
Làm nguội
Quật kẹo
Cán kẹo
Máy lăn con
Chặt miếng
Sàng rung
Gói tay
Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng
Hoà đường
Nấu
Làm nguội
Máy lăn côn
Vuốt keo
Máy gói
Dập hình
Sàng làm lạnh
Gói tay
Đóng túi
Bơm nhân
Tạo nhân
Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo Chew
Nguyên liệu
Nấu
Làm lạnh
Máy đùn
Máy dập hình
Máy gói
Đóng hộp
Phần II
Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán
tại Công ty bánh kẹo hải hà
I. Đặc điềm tổ chức bộ máy kế toán của công ty bánh kẹo hải hà
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung tức là công tác kế toán, thống kê, tài chính được hợp nhất trong một bộ máy chung được gọi là phòng tài vụ. ở các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình chung của Công ty. Phòng tài vụ (kế toán) gồm: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản, kế toán tiền mặt, kế toán trung gian ngân hàng, kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán chi phí và giá thành kiêm tiền lương, kế toán tiêu thụ, thủ quỹ.
+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp mọi công việc của toàn bộ phòng kế toán tại Công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ thực hiện các phần hành kế toán còn lại mà chưa phân công cho các phần hành kế toán về tiêu thụ, chi phí và giá thành… thực hiện các nhiệm vụ nội sinh, lập các bút toán, khoá sổ kế toán cuối kỳ. Để thực hiện cho việc khoá sổ kế toán, lập báo cáo kế toán kế toán tổng hợp phải kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận khác chuyển sang sau đó lập Bảng cân đối tài khoản (nếu cần), lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, lập các Báo cáo kế toán nội bộ khác ngoài những báo cáo nội bộ mà các bộ phận kế toán khác đã lập.
+ Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định theo dõi tài sản cố định ở các bộ phận của Công ty. Tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ khấu hao cho từng tháng, quý, năm sau đó lập báo cáo kế toán nội bộ về tình hình tăng giảm tài sản cố định.
+ Kế toán tiền mặt: Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền mặt lên " Sổ chi tiết tiền mặt" các nghiệp vụ có liên quan, kiểm tra tính hợp lệ hợp lý của các chứng từ gốc, từ đó lập các phiếu thu, phiếu chi cho các nghiệp vụ tiền mặt.
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: Là người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện các quá trình thanh toán giữa Công ty và các đối tượng khác thông qua hệ thống ngân hàng, định kỳ lập biểu thuế, về các khoản mà Công ty phải thanh toán với Nhà nước, giám sát việc thu chi thông qua hệ thống ngân hàng.
+ Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: là người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa Công ty với nhà cung cấp, tính ra trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho cho các mục đích khác nhau và giá trị tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
+ Kế toán tập hợp chi phí và giá thành: Là người có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúng và tính đủ giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Giám sát tình hình thực hiện các định mức và lập báo cáo chi phí sản xuất theo đúng chế độ.
+Kế toán tiêu thụ: là người chịu trách nhiệm hạch toán quá trình bán hàng, lên doanh thu, theo dõi giá vốn và định kỳ lập Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, theo dõi và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng cho Công ty.
+ Thủ quỹ : là người nhập và xuất tiền mặt, kiểm tra độ thật giả của tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt, gửi tiền vào ngân hàng kịp thời theo quy định.
+ Bộ máy kế toán ở các xí nghiệp thành viên: Các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán đầy đủ như ở Công ty. Tổ chức kế toán tại xí nghiệp thành viên gồm 2 - 3 người: dưới sự điều hành của giám đốc xí nghiệp và sự chỉ đạo chuyên môn của kế toán trưởng Công ty như thu thập chứng từ, thực hiện ghi ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0334.doc