Tổ chức hạch toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện thuỷ Lợi

Tài liệu Tổ chức hạch toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện thuỷ Lợi: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm 2. CIC: Customer Information Control - Là sản phẩm xử lý giao dịch khách/chủ làm cho một tổ chức có thể khai thác các ứng dụng và dữ liệu trên nhiều nền phần cứng và phần mềm khác nhau. Nó là một nền mở dùng để xây dựng một hệ thống doanh nghiệp. 3. CTGS: Chứng từ ghi sổ 4. TK: Tài khoản 5. BHXH: Bảo hiểm xã hội 6. BHYT: Bảo hiểm y tế 7. KPCĐ: Kinh phí công đoàn 8. CCDC: Công cụ dụng cụ 9... Ebook Tổ chức hạch toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện thuỷ Lợi

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện thuỷ Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. NVL: Nguyên vật liệu 10. TSCĐ: Tài sản cố định 11. GTGT: Giá trị gia tăng 12. ĐVT: Đơn vị tính 13. KHCB: Khấu hao cơ bản 14. PS: Phát sinh 15. CNC: Computerized Numerical Control – Là máy gia công cơ khí điều khiển dưới sự trợ giúp của máy tính có thể là máy tiện, phay, bào hay hỗn hợp 16. TS: Tài sản 17. WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới 18. CPGT: Chi phí giá thành 19. TKĐƯ: Tài khoản đối ứng 20. CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp. 21. CPSXC: Chi phí sản xuất chung 22. NG: Nguyên gía 23. KH: Khấu hao 24. XNGCN: Xí ngiệp gia công nóng 25. XNCK: Xí nghiệp cơ khí 26. XNLM: Xí nghiệp lắp máy 27. XNCĐ: Xí nghiệp cơ điện 28. PSX: Phiếu sản xuất 29. SL: Số lượng 30. Thành tiền. 31. SH: Số hiệu DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất của công ty Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty Cơ khí - Điên Thuỷ lợi Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Cty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty Cơ khí- Điện Thuỷ lợi Danh mục bảng biểu Biểu số 01: Phiếu sản xuất Biểu số 02: Phiếu xuất kho Biểu số 03: Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng Biểu số 04: Sổ chi tiết vật liệu Biểu số 05: Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng Biểu số 06: Bảng kê Tổng hợp vật tư xuất dùng Biểu số 07: Chứng từ ghi sổ Số: 293A Biểu số 08: Chứng từ ghi sổ Số: 293B Biểu số 09: Sổ chi tiết TK 621 Biểu số 10: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biểu số 11: Sổ cái TK 621 Biểu số 12: Bảng chấm công Tổ: Anh Vũ Biểu số 16: Chứng từ ghi sổ Số: 303A Biểu số 17: Chứng từ ghi sổ Số: 303B Biểu số 18: Sổ chi tiết TK 622 Biểu số 19: Sổ cái Bảng 20: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Biểu số 21: Chứng từ ghi sổ Số: 312A Biểu số 22: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Biểu số 23: Chứng từ ghi sổ Số: 364A Biểu số 24: Sổ giá thành sản phẩm cánh cửa cống Biểu số 25: Chứng từ ghi sổ Số: 364B Biểu số 26: Sổ Cái Biểu số 27: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ Biểu số 28: Sổ chi tiết Biểu số 29: Bảng phân tích giá thành công trình theo khoản mục chi phí LỜI MỞ ĐẦU Hòa vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độ quản lý, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng và thế tiến vững chắc trên thị trường. Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, cũng như trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý chi phí và giá thành một cách hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho doanh nghiệp tích lũy, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên. Chính vì vậy, để phát huy tốt chức năng của mình, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp. Với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và qua quá trình thực tập tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc em đã chọn đề tài: "Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi" làm chuyên đề nghiên cứu chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ bảng biểu, lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục bài viết của em gồm 3 phần sau: Phần 1: Tổng quan về Công ty Cơ khí – Điện Thuỷ lợi Phần 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi. Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi. Do trình độ còn hạn chế, thời gian tiếp cận thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của cán bộ phòng kế toán Công ty để em có thêm kiến thức cho mình, phục vụ tốt cho quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Cao Thuỳ Dương PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THUỶ LỢI 1.1. Khái quát về Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi 1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Tên doanh nghiệp : Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi. Địa chỉ : Km 10 - Quốc lộ 1A - Thanh Trì - Hà Nội. Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi là nhà máy chuyên ngành của Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tiền thân của Công ty là tập đoàn thương binh 19 - 8 thuộc Tổng đội công trình trực thuộc Bộ Thuỷ lợi, đặt trụ sở tại Kim Mã từ năm 1958. Năm 1964, xưởng Kim Mã chuyển địa điểm về xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội lấy tên là Nhà máy Cơ khí Thuỷ lợi. Để phù hợp với xu thế phát triển theo cơ chế mới ngày 6/9/1995 Bộ trưởng Nguyễn Cảnh Dinh đã ký quyết định số 78 - QĐ/TCCB đổi tên nhà máy Cơ khí Thuỷ lợi thành Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi trực thuộc Bộ Thuỷ lợi nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm nay là năm Công ty tròn 50 năm, suốt 50 năm qua hầu như năm nào Công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch được Nhà nước giao cho, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và luôn làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi - Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị cơ khí và điện cho các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, nông nghiệp và chế biến nông lâm hải sản, lặn khảo sát, thi công, sửa chữa các công trình xây dựng dưới nước. - Xử lý và tráng phủ chống ăn mòn kim loại, kiểm tra thông số kỹ thuật máy bơm nước, thiết bị điện, kiểm tra mối hàn bằng siêu âm. - Kinh doanh thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện. - Gia công, xây lắp nền móng, khung nhà và bao che công trình công nghiệp, gia công lắp đặt thiết bị công nghệ. Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, sản xuất kinh doanh của công ty đã không ngừng phát triển, không những bảo toàn được số vốn được giao mà còn có sự tăng trưởng mạnh mẽ. 1.1.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quá trình phát triển của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quá trình phát triển của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi 3 năm qua. Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng 44,285,588,000 55,947,695,500 70,494,096,000 2 Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh 949,866,000 989,994,500 1,247,393,000 3 Các khoản nộp ngân sách 1,690,291,500 3,065,557,000 3,862,602,000 4 Thu nhập bình quân 1,249,500 1,537,000 1,937,000 5 Nguồn vốn kinh doanh 6,812,301,000 7,244,180,000 9,127,667,000 - Vốn lưu động 2,371,944,000 2,371,944,000 2,988,649,000 - Vốn cố định 4,440,357,000 4,872,236,000 6,139,017,000 6 Số lượng lao động 370 400 450 - Công nhân sản xuất trực tiếp 280 290 330 - Cán bộ nhân viên gián tiếp 75 90 100 - Nhân viên phục vụ 15 20 20 7 Tổng tài sản 98,177,905,000 103,067,831,500 117,360,380,000 - TS ngắn hạn 90,064,221,500 86,404,157,000 90,235,164,000 - TS dài hạn 8,113,683,500 16,663,674,500 27,125,216,000 nhận xét khái quát Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,889,926,500 đồng, tăng 5%; tổng tài sản năm 2007 tăng so với năm 2006 là 14,292,548,500 đồng, tăng 14%. Như vậy quy mô về tài sản của Công ty đã được tăng lên thể hiện quy mô sản xuất đã được mở rộng, xu hướng phát triển doanh nghiệp đang có chiều hướng tốt. Ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong bảng trên ta thấy năm 2005 chiếm tới 91%, năm 2006 chiếm tới 84%, năm 2007 chiếm tới 77%. Như vậy, có thể thấy là doanh nghiệp không quá tập trung vào đầu tư chiều sâu, lượng tài sản ngắn hạn này cũng chủ yếu là hàng tồn kho và phải thu đây là đặc thù của của Công ty với chuyên môn cung cấp sản phẩm cho ngành cơ khí, thuỷ lợi. Doanh thu bán hàng của Công ty cũng tăng lên đáng kể, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 11,662,107,500 đồng, tăng 26%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 14,546,400,500 đồng, tăng 26%. Điều này chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được bổ sung hàng năm, năm 20 tăng so với năm 2005 tăng lên 431,879,000 đồng; năm 2007 so với năm 2006 tăng 1,883,487,000 đồng. Đây là điều đáng mừng của doanh nghiệp vì nguồn vốn được tăng cường sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được việc sản xuất kinh doanh tốt hơn. Số lượng lao động của Công ty cũng tăng lên hàng năm, đây cũng là biểu hiện của việc tăng qui mô sản xuất đòi hỏi sức lao động cũng tăng đồng thời cũng giải quyết được công ăn việc làm cho một số người lao động. Thu nhập bình quân đầu người của Công ty khá cao, đảm bảo được đời sống chung cho cán bộ công nhân viên và công nhân trực tiếp sản xuất. Năm 2007 thu nhập bình quan đầu người là 1,937,000 đồng là khá cao trong ngành. 1.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi. 1.1.4.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty - Tính đa dạng về chủng loại sản phẩm: Công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi là doanh nghiệp chuyên cung cấp các thiết bị phục vụ cho công tác tưới tiêu nước, nên để hoàn thiện được công trình Công ty tiến hành sản xuất rất nhiều sản phẩm: động cơ điện, máy biến áp, van, palăng, cân điện tử... Ngoài các sản phẩm cơ khí Công ty còn thi công cả các công trình xây dựng như: kè, cống, hồ, hệ thống cấp tiêu nước... Như vậy, không những có chủng loại sản phẩm phong phú, Công ty còn phải hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau từ đó dẫn đến xuất hiện sự khó khăn trong công tác quản lý vốn lưu động. Trong bộ phận sản xuất các thiết bị phục vụ cho lắp đặt các công trình, vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn so với vốn lưu động trong bộ phận xây dựng và lắp đặt. Ngoài ra còn có nhiều sự khác nhau khác như tỷ trọng giữa các loại tài sản lưu động, chủng loại tài sản lưu động... trong việc sản xuất mỗi loại sản phẩm. - Tính đơn chiếc của sản phẩm: Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi chủ yếu sản xuất và lắp đặt theo đơn đặt hàng, mỗi công trình thuỷ lợi lại có công dụng khác nhau do vậy yêu cầu về thiết kế cũng như các loại vật tư phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm đó cũng rất khác nhau. Sự khác nhau còn thể hiện ở vị trí thi công các công trình: có những công trình ở gần nguồn nguyên liệu nhưng cũng có công trình được thi công ở những vùng sâu vùng xa, những sự khác nhau trên tạo ra rất nhiều khó khăn trong công tác xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cũng như công tác quản lý vốn lưu động. Sản phẩm có giá trị lớn, thi công trong thời gian dài: đặc điểm này cũng là đặc điểm của các sản phẩm của ngành xây dựng nói chung. Các công trình Công ty thi công thường có giá trị nhiều tỷ đồng và thường được thi công trong thời gian dài có khi đến vài năm, từ đó yêu cầu công ty phải có lượng vốn lưu động lớn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. 1.1.4.2. Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất của Công ty Thiết kế bản vẽ Định mức vật tư, nhân công Lập kế hoạch thực hiện sản xuất Tổ chức sản xuất Nghiệm thu Nhập kho Bán hàng Lập quy trình công nghệ Do tính đơn chiếc của sản phẩm sản xuất do đó Công ty không thể tổ chức sản xuất theo dây chuyền và áp dụng tự động hoá vào sản xuất mà phải tổ chức sản xuất theo từng công đoạn riêng biệt, mỗi sản phẩm được gia công qua từng phân xưởng theo các trình tự khác nhau. Riêng đối với các công trình xây dựng, Công ty phải tổ chức quản lý riêng tại từng công trình, thuê công nhân theo các hợp đồng vụ việc để đảm bảo tiết kiệm chi phí. 1.1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, chuyên thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa các loại máy móc thiết bị thuỷ lợi, các trạm thuỷ điện nhỏ, trạm bơm điện, sản xuất cấu kiện kim loại và lắp đặt trang bị điện dân dụng và công nghiệp điện dân dụng phục vụ không chỉ riêng ngành thuỷ lợi mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành kinh tế quốc dân. Tính chất sản xuất của công ty là sản xuất sản phẩm đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, quy mô sản xuất lớn. Vì vậy, mô hình sản xuất của công ty bao gồm 4 xí nghiệp nhỏ có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo kế hoạch được giao từ phòng kế hoạch. Cụ thể, khi công ty nhận được các công trình, phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất và giao nhiệm vụ cụ thể cho các xí nghiệp đảm nhiệm từng phần công việc cụ thể. Như vậy mô hình sản xuất của công ty được tổ chức theo từng xí nghiệp (sơ đồ 2). Đứng đầu xí nghiệp là các Giám đốc điều hành chung xí nghiệp mình và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty. Mỗi xí nghiệp đều có chức năng, nhiệm vụ sản xuất riêng, cụ thể là: - Xí nghiệp Gia công nóng: Có nhiệm vụ đúc, rèn, dập, tán, uốn các chi tiết cấu thành nên sản phẩm. - Xí nghiệp Cơ khí: Có nhiệm vụ là chuyên gia công, cắt gọt các chi tiết kim loại phục vụ cho công trình như: các bu lông, êcu, các chi tiết công trình thuỷ điện… - Xí nghiệp Lắp máy: có nhiệm vụ là chuyên gia công và lắp ráp các thiết bị cơ khí và các kết cấu kim loại của các công trình theo đồ án thiết kế được duyệt theo yêu cầu của khách hàng. Quá trình gia công và lắp ráp của xí nghiệp này thường tạo nên thực thể (phần chính) của sản phẩm. - Xí nghiệp Cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý mạng điện, gia công và lắp ráp các thiết bị điện, tủ bảng điện cao thế và hạ thế, sửa chữa máy móc công cụ điện. Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty Cơ khí - Điên Thuỷ lợi Xí nghiệp cơ khí Xí nghiệp lắp máy Xí nghiệp cơ điện Xí nghiệp gia công nóng CÔNG TY 1.1.6. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Để đảm bảo cho việc sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả, Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và tổ chức theo kiểu trực tuyến: đứng đầu là Giám đốc công ty, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một phó giám đốc phụ trách kinh doanh và hệ thống các phòng ban chức năng như Phòng tổ chức hành chính, phòng kinh tế - kế hoạch, phòng kỹ thuật và phòng kế toán - thống kê (xem sơ đồ 3) GIÁM ĐỐC Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tổ chức - hành chính Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng kế toán thống kê Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Chức năng của các phòng ban được cụ thể như sau: * Ban Giám đốc bao gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc - Một Giám đốc là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm chung trước công ty trong công tác điều hành kinh doanh. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Trợ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật. - Một phó giám đốc kinh doanh và một phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về những công việc chính của công ty như: xây dựng kế hoạch, chương trình với giám đốc để thực hiện việc chỉ đạo, phụ trách công tác sản xuất. Cụ thể: Phó giám đốc kinh doanh là người trực tiếp chịu trách nhiệm kinh doanh, tổ chức lập kế hoạch tiếp nhận các dự án và chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật là người trực tiếp phê duyệt các bản vẽ, trức tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng thi công của các công trình. * Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện chức năng làm tốt công tác quản lý nhân sự, thực hiện chế độ thanh toán tiền lương … cho cán bộ công nhân viên, làm tốt công tác khác như bảo mật, văn thư, tiếp tân, y tế, vệ sinh … * Phòng kinh tế kế hoạch: Chuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị để giám đốc công ty ký các hợp đồng kinh tế, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng sản xuất, quản lý kế hoạch, vật tư, phương tiện của công ty … * Phòng kỹ thuật: Với chức năng quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật sản xuất của toàn công ty như ban hành các định mức vật tư nguyên liệu, lập các quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất thử các mẫu chào hàng, quản lý công tác an toàn thiết bị. * Phòng kế toán thống kê ( Phòng tài vụ): Với chức năng chính là quản lý tất cả mọi hoạt động tài chính của công ty đồng thời quản lý dòng tài chính ra vào công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 1.2. Thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi Là một doanh nghiệp có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn đồng thời để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng, đảm bảo kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán giúp cho lãnh đạo công ty nắm được kịp thời tình hình hoạt động của công ty thông qua thông tin kế toán cung cấp, Công ty Cơ khí -Điện Thuỷ lợi đã áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty và ở các xí nghiệp trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ tổ chức ghi chép ban đầu, thu nhận chứng từ và gửi về phòng kế toán công ty. (Xem sơ đồ 4). Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty, biên chế nhân sự của phòng kế toán - thống kê hiện nay gồm 5 người dưới sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo, giám sát toàn bộ mạng lưới kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành các chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn... Kế toán trưởng điều hành và kiểm tra việc chấp hành chính sách kế toán - tài chính đồng thời phải báo cáo một cách kịp thời, chính xác, đúng đắn đối với giám đốc tình hình và kết quả hoạt động tài chính trong doanh nghiệp để tìm ra những mặt mạnh cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục và đưa ra những kiến nghị với giám đốc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Kế toán vật tư kiêm tiêu thụ: Có nhiệm vụ hạch toán, theo dõi tình hình biến động của vật liệu, công cụ dụng cụ cả về số lượng và giá trị. Đồng thời, kế toán còn căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán, chứng từ chấp nhận thanh toán và các chứng từ liên quan khác để hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ hạch toán và kiểm tra tình hình thực hiện quỹ lương, phân tích việc sử dụng lao động và định mức lao động, lập bảng thanh toán tiền lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền thưởng, lập bảng phân bổ tiền lương. - Kế toán thanh toán: Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ như hoá đơn bán hàng, các chứng từ nhập - xuất kho để lập các phiếu thu, phiếu chi, viết séc, uỷ nhiệm chi, lập bảng kê chứng từ thu, chi tiền mặt, lập bảng kê chứng từ ngân hàng, làm các thủ tục vay và trả nợ ngân hàng, vào sổ kế toán tài khoản tiền gửi, tiền vay, theo dõi tình hình tồn quỹ tiền mặt, đôn đốc tình hình thanh, quyết toán các công trình, theo dõi chi tiết các tài khoản công nợ. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ gửi tiền mặt và rút tiền gửi ngân hàng về quỹ. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thu và phát tiền mặt. - Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kèm theo các bảng kê, các chứng từ gốc để vào Sổ cái, hàng quý tiến hành tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác. Giám sát và hạch toán tình hình biến động tài sản cố định cả về số lượng và giá trị, hàng năm tiến hành kiểm kê tài sản, tính và trích khấu hao tài sản, phân tích phản ánh kết quả của công ty hàng quý và cả năm. Kế toán tổng hợp là người giúp việc chính cho kế toán trưởng. - Bộ phận kế toán ở các xí nghiệp: Có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra và báo cáo về phòng kế toán thống kê của công ty theo đúng định kỳ. Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi. Kế toán vật tư và tiêu thụ Kế toán tiền lương và BHXH Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Các nhân viên kế toán ở các xí nghiệp Công ty có trang bị máy vi tính nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán, tuy nhiên, công việc kế toán không hoàn toàn được thực hiện bằng máy mà đó chỉ là một phần trợ giúp. Từ các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành nhập vào máy. Từ tháng 5 năm 2007 Công ty chính thức sử dụng phần mềm kế toán CIC để xử lý các số liệu đã nhập vào máy nhằm lên các sổ chi tiết, sổ cái và các sổ tổng hợp liên quan… Như vậy, các chứng từ đều được thống nhất làm theo một mẫu chuẩn giữa các nhân viên kế toán tạo điều kiện dễ dàng quản lý và kiểm tra sổ sách. Phần lớn các sổ chi tiết và sổ tổng hợp được lập trên máy nhưng vẫn song song theo dõi bằng tay. Kết quả trên máy và sổ được đối chiếu với nhau. Các báo cáo được in ra từ máy nên công việc hạch toán được làm rất thuận tiện đơn giản mà vẫn đảm bảo độ chính xác. 1.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi 1.2.2.1. Hệ thống chứng từ Trong công tác hạch toán kế toán, Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi đã sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ do Nhà nước ban hành, cụ thể: - Bảng chấm công. bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán lương, phiếu baơ làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,… - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu lĩnh xin vật tư, hoá đơn GTGT - Biên bản giao nhận TSCĐ chứng từ này được sử dụng trong trường hợp giao nhận TSCĐ, tăng do mua ngoài, giao nhận vốn góp, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do nhận lại vốn góp liên doanh. - Thẻ TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ .Biên bản này dùng để ghi chép các trường hợp thanh lý nhượng bán TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành. Biên bản này dùng để theo dõi đối tượng công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Là biên bản dùng để theo dõi việc đánh giá lại TSCĐ. - Bảng tính và phân bổ khấu hao… 1.2.2.2. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Ở Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi, bộ phận kế toán sử dụng các loại sổ, thẻ chi tiết sau: - Sổ tài sản cố định - Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm; thẻ kho - Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh; thẻ tính giá thành sản phẩm - Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả - Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay - Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, ngân sách … - Sổ chi tiết bán hàng - Các bảng phân bổ: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ nguyên vật liệu và CCDC, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. 1.2.2.3. Các sổ kế toán tổng hợp. Bao gồm Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ cái như sổ cái TK 111, 112, 152, 153, 211, 331,… 1.2.2.4. Quy trình ghi sổ. Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó CTGS được dùng để nhập vào máy và xử lý dữ liệu đầu vào bằng cách sử dụng các công thức và hàm trong Excel. Để lên được các Sổ cái và bảng cân đối số phát sinh, kế toán phải sử dụng rất nhiều lệnh trong Excel. Công tác kế toán máy thực hiện qua các lệnh Excel rất tốn thời gian. Trường hợp kế toán có sai sót trong sử dụng lệnh thì việc tìm kiếm ra sai sót là rất khó và mất nhiều thời gian. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, kế toán phải khoá sổ, đối chiếu số liệu giữa sổ đăng ký CTGS với bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết). Cuối năm, căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái và các tài khoản chi tiết có liên quan, kế toán tổng hợp tiến hành lập các báo cáo năm của công ty. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Máy xử lý thông tin kết xuất thông tin : Đối chiếu kiểm tra 1.2.2.5. Hệ thống báo cáo tài chính - Theo quy định của Nhà nước, Hệ thống báo cáo tài chính gồm: 1. Bảng cân đối kế toán 2. Báo cáo kết quả kinh doanh 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Thuyết minh báo cáo tài chính - Theo quy định của công ty: Nhằm phục vụ cho công việc kế toán và cung cấp thông tin cho việc quản trị, ngoài những báo cáo tài chính trên công ty còn lập thêm một số báo cáo khác như: Báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nhập, xuất và tồn kho của hàng tồn kho … PHẦN 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THỦY LỢI 2.1. Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Mỗi doanh nghiệp sản xuất ở các ngành nghề khác nhau thì đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm cũng khác nhau. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh ở mỗi ngành cũng có những đặc thù riêng. Tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi, chi phí sản xuất có một số đặc điểm sau: - Do quy trình sản xuất phức tạp, quy mô sản xuất lớn và sản xuất sản phẩm đơn chiếc nên chi phí sản xuất thường được tập hợp theo công trình hoặc theo từng đơn đặt hàng. - Là doanh nghiệp sản xuất - chế tạo và lắp đặt các thiết bị thuộc về cơ khí - điện nên chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 65 - 70% giá trị sản phẩm). Vật liệu chính thường bỏ ngay từ khi bắt đầu sản xuất, ví dụ như để sản xuất một đường ống cho công trình Quảng Bình nguyên vật liệu chính là sắt f 900 phải xuất đủ ngay từ khi bắt đầu sản xuất. - Chi phí sản xuất theo từng khoản mục cho từng công trình phần lớn là dựa trên định mức do phòng kế hoạch vật tư xây dựng sẵn. Định mức này sẽ là cơ sở để kế toán vật tư xuất nguyên vật liệu. 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty cũng như theo quy định của Nhà nước, chi phí sản xuất được chia theo các khoản mục sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về vật liệu chính (các loại sắt, thép, tôn …), vật liệu phụ (đất đèn, ôxi, sơn eposy …), nhiên liệu (gas, dầu diezen …) sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm của Công ty. * Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí về tiền lương gồm lương sản phẩm cá nhân trực tiếp, lương sản phẩm tập thể, lương thời gian, các khoản phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các xí nghiệp ngoài hai khoản mục trên. Để phục vụ cho công tác quản lý trong từng xí nghiệp theo quy định hiện hành, đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định các chi phí sản xuất theo yếu tố, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tại các xí nghiệp được chia thành: - Chi phí nhân viên xí nghiệp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương mà Công ty phải trả cho các giám đốc xí nghiệp, nhân viên ở xí nghiệp. - Chi phí dụng cụ đồ dùng: Bao gồm chi phí như dụng cụ bảo hộ lao động, đồ dùng phục vụ sản xuất: búa, kính hàn, pam, mũi khoan… - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở xí nghiệp như: Máy tiện, máy khoan từ tính, máy hàn… - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. 2.1.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất của Công ty Xuất phát từ đặc điểm của Công ty, đối tượng kế toán tập hợp chi phí được kế toán xác định là từng đơn đặt hàng, từng công trình (theo nơi chịu chi phí) và từng xí nghiệp, toàn Công ty (theo nơi phát sinh chi phí). Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nếu chi phí đó có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng. Các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ thường được Công ty sử dụng là: tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức … Do Công ty có quy mô sản xuất lớn, thời gian thực tập lại hạn chế nên trong chuyên đề này em chỉ xin chọn đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành là CÔNG TRÌNH HÒA AN, một trong những công trình đã được công ty thực hiện từ ngày 2/7/2006 và đã hoàn thành vào cuối quý IV năm 2006. 2.1.4. Hạch toán kế toán chi phí sản xuất 2.1.4.1. Hạch toán kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu …Trong đó: - Nguyên vật liệu chính gồm: Các loại sắt tròn như F20- F200, sắt 9KC- F22, sắt gai, sắt lục lăng …; các loại thép như thép buộc 11 ly, thép INOC, thép F30, thép nhíp, thép L35 *25, thép U280 *80…; các loại tôn (tôn 8 ly, tôn 10 ly,..). - Vật liệu phụ gồm: Các loại que hàn, ôxi, đất ._.đèn, dây kẽm... - Nhiên liệu gồm: Xăng, dầu diezen, gas. Căn cứ vào Phiếu sản xuất (Biểu số 1) do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư viết Phiếu xuất kho (Biểu số 2) theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong Phiếu sản xuất. Sau đó, giao phiếu xuất kho cho bộ phận cần vật liệu đó để đưa xuống kho. Thủ kho sau khi giao vật tư, giữ lại phiếu xuất kho làm căn cứ ghi thẻ kho. Định kỳ 10 ngày một lần, các phiếu xuất - nhập kho được chuyển về cho kế toán vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư tiến hành hoàn thiện chứng từ bằng cách điền cột đơn giá và tính thành tiền của các vật liệu xuất kho. Đơn giá vật tư xuất kho ở Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi được xác định theo phương pháp nhập trước, xuất trước(FIFO). Biểu số 01: Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Số: 162/2006/KH Phiếu sản xuất Đặt: Xí nghiệp lắp máy Sản xuất cho: Công trình Hoà An Chi tiết: Cánh cửa cống Số lượng: 01 chiếc Nguyên công và quy cách: Tạo phôi Chuyển xí nghiệp cơ khí doa, xí nghiệp lắp ráp sơn chống rỉ. Ngày giao: 6/12/2006 Ngày hoàn thành: 25/12/2006 T.P KHVT (Ký, họ tên) Phần định mức: Theo bản vẽ Vật tư cấp A. Kho thép 1. Thép I 250*125 =21,46 m 2. Thép I 240*125 = 6,48 m 3. Thép I 270*125 =14,21 m B. Định mức lao động: 80 công 4/7 Người định mức T.P Kỹ thuật ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Kiểm nghiệm Nhập kho C. Bộ phận KCS Thủ kho ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Căn cứ vào Phiếu sản xuất do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư sẽ dựa vào Barem khối lượng của từng quy cách vật tư xác định khối lượng của từng loại vật tư. Trên cơ sở khối lượng vật tư quy đổi, giá vật tư (tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước), kế toán viết phiếu xuất kho số 92 cho xí nghiệp lắp máy như sau: Biểu số 02: Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi Mẫu số 02-VT Địa chỉ: Km 10 - QL 1A , Ttrì, HN Ban hành theo QĐ/1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu xuất kho Ngày 7 tháng 12 năm 2006 Số: 92 Nợ: 621 Có: 152 Họ tên người nhận hàng: Anh Thành Bộ phận: XNLM Lý do xuất: Công trình Hoà An theo PSX số 162/2006/KH Xuất tại kho: Chị Mai STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (Đồng) Y.cầu T. xuất 1 Thép I 250*125 Kg 631 631 6.000 3.786.000 2 Thép I 240*125 Kg 169 169 6.000 1.014.000 3 Thép I 270*125 Kg 450 450 6.000 2.700.000 Cộng 7.500.000 Cộng thành tiền: Bảy triệu năm trăm ngàn đồng chẵn. Xuất ngày 7 tháng 2 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Phiếu xuất kho ở Công ty được lập thành 2 liên: 1 liên để lưu, 1 liên kế toán vật tư giao cho bộ phận sử dụng để xuống kho lấy vật tư và giao lại cho thủ kho. Định kỳ 10 ngày một lần, thủ kho mang các chứng từ kho giao cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ và đó là các chứng từ gốc. Sau khi hoàn thiện chứng từ, kế toán vật tư tiến hành lập định khoản ngay trên chứng từ: Nợ TK 621 : 7.500.000 Có TK 152 : 7.500.000 Các phiếu nhập - xuất kho còn được dùng làm căn cứ để kế toán vật tư ghi sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật tư ở Công ty. Trong tháng khi nhận được phiếu nhập - xuất kho vật tư kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết vật tư theo lượng thực nhập - xuất. Đơn giá nhập là trị giá thực tế của vật tư nhập kho. Đơn giá xuất là giá thực tế theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Sau môi lần nhập - xuất vật tư, kế toán vật tư phải tính lượng vật tư tồn kho để ghi vào cột tồn trên sổ. Hàng quý, kế toán mới cộng số phát sinh quý và tính ra số dư cuối kỳ. Số liệu từ sổ chi tiết được lấy số cộng để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết cuối kỳ. Sau đây, em xin trích số liệu ở thẻ kho (Biểu số 3)và sổ chi tiết của vật liệu là thép F 25 - quý IV năm 2005 (xem biểu số 04). Biểu số 03: Đơn vị: Công ty Cơ Khí- Điện Thủy Lợi Mẫu số:06- VT QĐ số186/TC/CĐKT Ngày 20/3/2006 của BTC Thẻ kho Tháng 12 năm 2006 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép F 25 Đơn vị tính: Kg Chứng từ Nội dung Số lượng hang xuẩt Xác nhận của KT Số Ngày Nhập Xuất Tồn Tồn đầu 21.883 284 126 …… 27/2 19/2 … Thép Thái Nguyên Xí nghiệp cơ khí ……… 20.000 .... 3.530 .. ... Cộng phát sinh 20.000 8462.6 Tồn cuối kỳ 33.420,6 Cuối tháng tiến hành cộng các sổ chi tiết vật liệu để đối chiếu với thẻ kho làm căn cứ để lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Biểu số 04: Sổ chi tiết vật liệu Mở sổ tháng 12 năm 2006 Tên vật liệu chính: Thép F 25 Đơn vị : Đồng Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT SL TT 284 126 ….. 27/12 19/12 …… Tồn đầu kỳ Thép Thái Nguyên Xí nghiệp cơ khí …………… 6.267 6.091 6.183 ……. 20.000 …….. 121.820.000 ………. 3.530 …… 21.825.990………. 21.883 …… 137.140.761 …… Cộng 20.000 121.820.000 8.462 47.861.656 33.420 193.217.185 Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp phiếu xuất kho theo từng công trình, theo bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng sau (xem biểu số 05). Biểu số 05: Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng Tháng 12 năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) TT Diễn giải SCT TK Nợ TK Có 621 …… 152 …. I. Công trình Hoà An 1. Anh Thành LM cánh cửa cống 92 7.500.000 7.500.000 2. Anh Hoàn XNCK - doa 99 2.527.400 2.527.400 ………………………… …. ………….. ………… Anh Tuấn LM - sơn 114 2.771.600 2.771.600 Cộng công trình Hoà An 252.959.314 252.959.314 II. Công trình Quảng Bình ………………….. ………… ………… A.Kha (PK ): sơn + dây kẽm 105 2.820.243 2.820.243 A.Hà phun kẽm nhận dầu 116 28.675.668 28.675.668 ……………………… Cộng công trình Quảng Bình 51.511.599 51.511.599 III. Công trình Tiêu Nam 1. A.Quang LMII-Khớp lắp ráp 96 11.464.361 11.464.361 …………………. ………….. …………. Cộng công trình Tiêu Nam 104.173.620 104.173.620 …………………… ………… ……….. Tổng cộng 1.501.680.000 1.501.680.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Kế toán trưởng Thủ kho Người kiểm nghiệm (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Bảng kê này tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng công trình một cách chi tiết.Cuối kỳ, từ số liệu trên bảng kê chi tiết kế toán lấy dòng cộng của từng công trình để ghi vào bảng kê tổng hợp (xem biểu số 06). Biểu số 06: Bảng kê Tổng hợp vật tư xuất dùng Tháng 12 năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) TT Diễn giải TK Nợ TK Có 621 627 642 152 153 A. Sản xuất chính (621) 1. Công trình Hoà An 252.959.314 252.959.314 2. Công trình Quảng Bình 51.511.599 51.511.599 3. Công trình Tiêu Nam 104.173.620 104.173.620 ……………………. …………… …………… Cộng 1.501.680.000 1.501.680.000 B. Phục vụ sản xuất (627) 17.307.700 5.857.700 11.450.000 C. Quản lý doanh nghiệp 966.600 966.600 Tổng cộng 1.501.680.000 17.307.700 966.600 1.508.504.300 11.450.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập (Đã ký) (Đã ký) Căn cứ vào bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng tháng 12/2006, kế toán vật tư lấy số liệu cộng của từng khoản mục để lập chứng từ ghi sổ số 293A (Xem biểu số 07) và chứng từ ghi sổ số 293B (xem biểu số 08) Biểu số 07: Chứng từ ghi sổ Số: 293A Ngày 31 tháng 12 năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Nguyên vật liệu xuất dùng 621 1.501.680.000 tháng 12/2006 627 5.857.700 642 966.600 152 1.508.504.300 Kế toán trưởng Người lập (Đã ký) (Đã ký) Biểu số 08: Chứng từ ghi sổ Số: 293B Ngày 31 tháng 12 năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất dụng cụ phục vụ sản xuất 627 11.450.000 tháng 12/2006 153 11.450.000 Kế toán trưởng Người lập (Đã ký) (Đã ký) Mặt khác, căn cứ vào Phiếu xuất kho và bảng kê chứng từ, kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mở chi tiết cho từng công trình. (Xem biểu số 09) Biểu số 09: Sổ chi tiết TK 621 (trích ) Cánh cửa cống (Công trình Hoà An) Quý IV năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền Ghi nợ TK 621 S N XN LM XNCK Số dư đầu kỳ 699.540.686 421265000 278.275.686 ………….. ………… ………… ………….. 31/12 92 7/12 Vật liệu chính 152 7.500.000 7.500.000 31/12 99 15/12 Vật liệu doa 152 2.527.400 2.527.400 31/12 114 20/12 Sơn chống rỉ 152 2.771.600 2.771.600 …………. ………….. Cộng PS 252.959.314 Ghi Có TK154 852.500.000 Dư cuối kỳ 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán lấy số liệu tổng của các chứng từ ghi sổ bên Nợ hoặc bên Có ghi sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ này được dùng để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh vào cuối kỳ. Biểu số 10: Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) Chứng từ Số tiền Số hiệu Ngày tháng ……. …………….. 293A 31/12 1.508.504.300 293B 31/12 11.450.000 …….. …….. …………… Cộng tháng ……………. Cộng luỹ kế từ đầu quý …………… Các chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán vào Sổ cái TK 621. Cụ thể là: Kế toán tổng hợp sẽ lấy số liệu của dòng Nợ TK 621 đối ứng Có với TK 152 để ghi vào cột số tiền Nợ trên Sổ Cái. Biểu số 11: Sổ cái TK 621 Quý IV năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có ………………….. …….. …………. 293A 31/12 Vật tư xuất dùng tháng 12 152 1.501.680.000 305 31/12 K.c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý IV 154 3.706.985.000 Cộng PS quý IV 3.706.985.000 3.706.985.000 Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) 2.1.4.2. Hạch toán kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành. Tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi, chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng 10-15% giá trị sản phẩm sản xuất. Về nội dung, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (lương chính, lương phụ, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp có tính chất lương) và các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định đối với tiền lương công nhân sản xuất. Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân sản xuất nói riêng và nhân viên trong Công ty nói chung được thực hiện dưới hai hình thức trả lương cơ bản là lương thời gian và lương sản phẩm. Hình thức trả lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi và lương sản phẩm lại được chia ra thành lương sản phẩm trực tiếp và lương sản phẩm tập thể. - Lương sản phẩm trực tiếp áp dụng đối với những công việc mà Công ty đã xây dựng được đơn giá lương cho từng sản phẩm do cá nhân sản xuất hoàn thành như sản xuất các vít, êcu, bulông…Công thức tính lương sản phẩm trực tiếp như sau: Lương sản phẩm phải = Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn ´ Đơn giá lương trả cho công nhân sản xuất thành (đã qua nghiệm thu) sản phẩm - Lương sản phẩm tập thể áp dụng đối với những công việc do tập thể người lao động thực hiện như sản xuất các cửa cống, cửa cung, đường ống Theo cách trả lương này, kế toán sẽ chia lương tập thể theo công thức: Lương sản phẩm phải trả = Số ngày công làm ´ Đơn giá lương cho từng công nhân sản xuất việc thực tế 1 ngày công Đơn giá lương Tổng lương sản phẩm khoán cho công việc đó 1 ngày công Tổng số công thực tế hoàn thành công việc Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng sản phẩm hoàn thành, phiếu kiểm nghiệm sản phẩm hoàn thành, kế toán xác định ngày công lao động, sản phẩm hoàn thành thực tế để tính lương và các khoản trích theo lương. Đơn giá lương sản phẩm được tính trên cơ sở cấp bậc công việc, thời gian lao động cần thiết, hệ số sản phẩm, chi tiết hoặc dựa trên số công định mức cho sản phẩm, công việc hoàn thành và số lương khoán cho sản phẩm, công việc đó. Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với các công việc mà Công ty huy động lao động vào việc khác ngoài sản xuất chính của họ và áp dụng phần lớn để tính lương nhân viên quản lý và các nhân viên phục vụ. Căn cứ hạch toán tiền lương thời gian là bảng chấm công đã qua phòng tổ chức - hành chính kiểm duyệt, lương thời gian được tính theo công thức: Lương thời gian Hệ số lương ´ Mức lương cơ bản tối thiểu Số ngày công Hệ số = ´ làm việc thực tế ´ năng phải trả 24 trong tháng suất - Hệ số lương: Căn cứ vào cấp bậc lương của công nhân viên trong Công ty. - Mức lương cơ bản tối thiểu là mức lương do Nhà nước quy định. Hiện nay, 350.000 đồng (Ap dụng từ ngày 01/10/2006). Sau đây, em xin trích một số số liệu về quá trình hạch toán tiền lương tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi. Một trong những chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương là bảng chấm công. Bảng chấm công do tổ trưởng các tổ theo dõi và chấm hàng ngày. Biểu số 12: Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi Xí nghiệp: Lắp máy Bảng chấm công Tổ: Anh Vũ Tháng 12 năm 2006 TT Họ và tên Lương cấp bậc Ngày trong tháng åSP åTG 1 ... 5 ……... 26 .... 31 1. Hoàng Anh Vũ 1.314.000 x 0 0 x 24 0 2. Bùi Đình Công 1.039.500 P 0 0 x 21 2 3. Trần Quốc Long 882.000 x 0 0 x 18 3 4. Vũ Thanh Hà 1.219.500 TG 0 0 x 23 1 5. Nguyễn V. Khải 1.219.500 x 0 0 x 24 0 6. Phạm Văn Quyết 882.000 x 0 0 x 24 0 Tổng cộng 6.556.500 134 6 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tổ trưởng (Đã ký) Ở xí nghiệp Lắp máy, lương được trả theo sản phẩm tập thể. Kế toán dựa trên số lương khoán và số công thực tế hoàn thành công việc, sản phẩm để tiến hành chia lương cho từng công nhân. Cụ thể trong tháng 12 năm 2006, tổ anh Vũ làm cánh cửa cống công trình Hoà An hết 120 công, 14 công làm đường ống công trình Quảng Ngãi và 6 công thời gian. Kế toán sẽ tính lương sản phẩm cho tổ anh Vũ như sau: - Số công định mức cho cánh cửa cống Hoà An: 192 công 4/7 - Số công thực tế làm cánh cửa cống Hoà An: 120 công - Số lương khoán cánh cửa cống công trình Hoà An: 4.681.600 (đồng) 4.681.600 - Đơn giá 1 ngày công thực tế = = 39.014 (đồng) 120 Số công làm đường ống kế toán tính theo đơn giá của Hoà An; kỳ sau, trước khi chia lương kế toán trừ đi số lương đã trả tháng này. Kế toán tính lương tháng này như sau: + Lương của anh Vũ: Lương sản phẩm =24 x 39.014 = 936.336 (đồng) Ăn ca = 24 x 7.000 = 168.000 (đồng) Phụ cấp trách nhiệm = 45.000 (đồng) Tổng lương sản phẩm anh Vũ được hưởng tháng 12 là: 936.336 +168.000 + 45.000 =1.149.336 (đồng) + Lương của anh Công: Lương sản phẩm = 21x 39.014 = 819.294 (đồng) 819.294 Lương thời gian = x 2 = 68.275 (đồng) 24 Ăn ca = 21 x 7.000 = 147.000 (đồng) Tổng lương anh Công tháng 12 là: 819.294 + 68.275 + 147.000 = 1.034.569 (đồng) Công việc tính lương được kế toán thực hiện trên máy bằng cách áp dụng công thức tính toán trong Excel. Sau khi tính lương, chia lương thì lập bảng thanh toán lương cho từng tổ (Xem biểu số 13). Biểu số 13: Đơn vị : Công ty Cơ Khí-Điện Thuỷ Lợị Xí nghiệp : Lắp Máy Bảng thanh toán lương Tổ anh Vũ Tháng 12 năm 2006 TT Họ và tên Lương cấp bậc Lương sản phẩm Lương TG Phụ cấp TN Ăn ca Tổng lương Trừ ứng kì I Trừ 5% BHXH Còn lĩnh Ký nhận Công Tiền Công Tiền 1 Hoàng Anh Vũ 1.314.000 24 936.336 0 0 45.000 168.000 2.463.336 400.000 65.700 1.997.636 2 Bùi Đình Công 1.039.500 21 819.294 2 68.275 147.000 2.074.069 400.000 51.975 1.622.094 3 Trần Quốc Long 882.000 18 877.107 3 102.413 126.000 1.987.520 400.000 44.100 1.543.420 4 Vũ Thanh Hà 1.219.500 23 1.071.500 1 68.125 161.000 2.520.125 400.000 60.975 2.059.150 5 Nguyễn Văn Khải 1.219.500 24 928.500 0 0 168.000 2.316.000 400.000 60.975 1.855.025 6 Phạm Văn Quyết 882.000 24 1.266.000 0 0 168.000 2.316.000 400.000 44.100 1.871.900 Tổng cộng 6.556.500 134 5.898.737 238.813 45.000 938.000 13.677.050 2.400.000 327.825 10.949.225 Giám đốc xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp các bảng thanh toán lương từ các tổ để vào bảng thanh toán lương của xí nghiệp. Từ bảng thanh toán lương của từng xí nghiệpK, kế toán vào bảng thanh toán lương bộ phận sản xuất (Xem biểu số 14). Biểu số 14: Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi Bảng thanh toán lương bộ phận sản xuất Tháng 12 năm 2006 STT Tên xí nghiệp Lương cấp bậc Lương thực tế Tạm ứng Trừ bhxh Còn lĩnh Ký nhận 1 Xí nghiệp gia công nóng 14.260.000 37.872.300 12.000.000 73.450 24.050.850 2 Xí nghiệp cơ khí 18.435.000 39.663.500 16.700.000 921.750 22.041.750 3 Xí nghiệp lắp máy 42.142.000 74.496.600 25.500.000 2.120.600 46.876.000 4 Xí nghiệp cơ điện 37.650.000 61.681.700 18.900.000 1.882.500 40.899.200 Tổng cộng 113.126.000 212.624.100 73.100.000 5.656.300 133.867.800 Giám đốc XN Kế toán trưởng Căn cứ vào bảng thanh toán lương của bộ phận sản xuất, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất. Đồng thời, căn cứ vào bảng thanh toán lương bộ phận sản xuất và định mức chi phí cho từng công trình để kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho các công trình, chi tiết cho từng công trình (Xem biểu số 15). Biểu số 15: Đơn vị: Công ty cơ khí - Điện Thủy Lợi Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tháng 12 năm 2006 TT TK nî Tk cã TK334 TK338 L­¬ng thùc tÕ L­¬ng c¬ b¶n CPC§ (2%*LCB) BHXH (15%*LCB) BHYT (2%*LCB) Céng cã TK338 1 TK662 212,642,100 16,812,400 3,256,248 24,421,860 3,265,248 30,394,356 Công trình Ba Hạ 53,476,950 45,354,900 907,098 6,803,235 707,098 8,617,431 Công trình Quảng Bình 98,331,205 72,604,300 1,452,086 10,890,645 1,452,086 13,749,817 Công trình Hồ Ruồi 42,334,040 33,844,200 676,844 6,076,630 676,884 6,430,398 Công trình Ka Long 18,489,905 10,009,000 220,180 1,651,350 220,180 2,091,710 2 TK 627 21,097,420 12,868,000 257,360 1,930,200 257,360 2,444,920 3 TK642 25,514,692 21,850,000 437,000 3,277,500 437,000 4,151,500 Tổng cộng 259,254,212 197,530,400 3,960,608 29,629,560 3,960,068 37,530,776 Giám đốc XN Kế toán trưởng Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán lập các chứng từ ghi sổ số 303A và 303B. Biểu số 16: Chứng từ ghi sổ Số: 303A Ngày 31 tháng 12 năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ tiền lương 622 212.624.800 tháng12 /2006 627 21.097.420 642 25.514.692 334 259.236.912 Kế toán trưởng Người lập (Đã ký) (Đã ký) Biểu số 17: Chứng từ ghi sổ Số: 303B Ngày 31 tháng 12 năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích BHXH, BHYT 622 30.934.356 KPCĐ tháng12 /2006 627 2.444.920 642 4.151.500 338 37.530.776 Kế toán trưởng Người lập (Đã ký) (Đã ký) Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 622 - mở chi tiết cho từng công trình. Biểu số 18: Sổ chi tiết TK 622 Công trình Hoà An Quý IV năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) CTGS Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền Ghi Nợ TK 622 SH NT XN LM XN CK ………… ……… ….. …….. 303A 31/12 Thanh toán tiền lương tháng 12/2006 334 53.476.950 38.126.950 15.350.000 303B 31/12 KPCĐ, BHXH, BHYT 338 8.617.431 6.044.771 2.572.660 Cộng PS 112.595.642 63.038.642 49.557.000 Kết chuyển sang 154 112.595.642 Dư cuối kỳ 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Các chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán vào sổ cái TK 622 vào cuối kỳ.C Biểu số 19: Sổ cái TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Quý IV năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có ………………. …………. …………. 303A 31/12 Chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2006 334 212.624.800 303B 31/12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 12/2006 338 30.934.356 306 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp quý IV 154 780.592.000 Cộng PS quý IV 780.592.000 780.592.000 Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) 2.1.4.3. Hạch toán kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí ngoài hai khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, phát sinh ở các xí nghiệp sản xuất. Nội dung chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm: Chi phí nhân viên xí nghiệp : Là chi phí về các khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc xí nghiệp, nhân viên phục vụ ở xí nghiệp… Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho xí nghiệp: Gồm các chi phí về dụng cụ bảo hộ lao động, mũi khoan, pam…. Chi phí khấu hao TSCĐ: Là các khoản tiền trích khấu hao các TSCĐ tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm như khấu hao máy hàn, máy khoan, nhà xưởng. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí như: tiền nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài phát sinh tại xí nghiệp. Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm các chi phí như chi phí tiếp khách, giao dịch và các khoản khác trong phạm vi xí nghiệp. - Hạch toán chi phí nhân viên xí nghiệp Nhân viên xí nghiệp được hưởng lương thời gian. Lương thời gian được xác định dựa trên mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc. Ngoài ra, nhân viên quản lý còn được hưởng các khoản ăn ca, phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ của từng người. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cũng được hạch toán từ các chứng từ gốc là các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tương tự như công nhân sản xuất trực tiếp. Cụ thể, căn cứ bảng phân bổ, tiền lương của nhân viên quản lý xí nghiệp là: 21.097.420 (đồng), kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và ghi vào sổ chi tiết TK 627. - Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ như dụng cụ bảo hộ lao động, mũi khoan các loại, pam …dùng cho sản xuất ở xí nghiệp thì hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Nếu là vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho thì được tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước; nếu là vật liệu, công cụ mua ngoài xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất thì được tính theo giá thực tế khi mua. Việc hạch toán này tương tự như đối với nguyên vật liệu trực tiếp tuy nhiên do không định mức được giá trị sử dụng cho từng đối tượng hạch toán chi phí nên khi các khoản chi phí này phát sinh được hạch toán vào TK 627 rồi cuối tháng tiến hành phân bổ. Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê tổng hợp vật tư tháng 12 của Công ty, kế toán ghi sổ chi tiết TK 627. - Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ. TSCĐ ở Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi bao gồm: - TSCĐ dùng cho sản xuất như các loại máy hàn, máy cắt, máy tiện, máy khoan từ tính, nhà xưởng. - TSCĐ dùng cho quản lý như các thiết bị văn phòng, nhà làm việc . Trong quá trình sản xuất và sử dụng, TSCĐ bị hao mòn, phần giá trị hao mòn này được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao. Hàng năm, Công ty lập bảng danh sách TSCĐ, bảng đăng ký tính trích khấu hao với Nhà nước và xác định mức khấu hao đối với từng loại tài sản nhất định theo quyết định số 166 ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. Hiện nay kế toán Công ty đang sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để tính mức khấu hao TSCĐ. Tỉ lệ khấu hao TSCĐ tại Công ty được xác định: - Đối với máy móc, thiết bị tỉ lệ khấu hao là 10%. - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc tỉ lệ khấu hao là 6% Định kỳ, dựa trên danh sách TSCĐ đã được cục quản lý vốn duyệt, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ và phản ánh vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng 20: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12 năm 2006 Chỉ tiêu Tỷ lệ KH Nơi sử dụng TK 627 TK642 NG KH XNGCN XNCĐ XNCK XNLM Số KH trích trong tháng này 68.535.852 16.576.500 12.677.500 12.677.500 9.493.850 17.110.502 Máy móc 10% 59.697.000 15.320.500 10.358.000 11.625.000 7.135.000 15.258.500 2. Nhà cửa 6% 8.594.350 1.256.000 1.895.000 1.052.500 2.538.850 1.852.000 Ngày 28 tháng 12 năm 2006 Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ * Tỉ lệ khấu hao năm Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao năm /12 Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 312A như sau: Biểu số 21: Chứng từ ghi sổ Số: 312A Ngày 31 tháng 12 năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích khấu hao TSCĐ tháng 12/2006 627 642 74.879.000 17.110.500 214 91.989.500 Kế toán trưởng Người lập (Đã ký) (Đã ký) - Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài Khoản chi phí này ở Công ty bao gồm: tiền nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài làm …Khi phát sinh khoản chi phí này, kế toán căn cứ vào Giấy báo Nợ, phiếu chi tiền mặt …để hạch toán và ghi sổ chi tiết TK 627. - Hạch toán chi phí khác bằng tiền Chi phí khác bằng tiền tại Công ty bao gồm các khoản như chi tiếp khách, giao dịch, bảo dưỡng máy móc ở Công ty.Căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán lên bảng kê chứng từ và cuối tháng tổng hợp lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ về thu, chi tiền mặt, tiền gửi, vật tư, nhân công,… kế toán lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung (xem biểu số 21) Sau đó kế toán tập hợp số liệu tổng cộng từ bảng tập hợp chi phí sản xuất chung của các tháng để lấy số tổng cộng quý. Cụ thể, trong quý IV chi phí sản xuất chung tập hợp được là: 509.205.00 (đồng) Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng công trình theo hệ số phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ Công ty sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể: Tổng chi phí sản xuất chung Hệ số = phân bổ Tổng chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung quý IV được phân bổ theo hệ số sau: 509.205.000 H = = 0,6523 780.592.000 Chi phí sản xuất chung = Hệ số x Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng C.T phân bổ phân bổ cho từng công trình Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình Hoà An là: 0,6523 x 112.595.642 = 73.446.137(đồng) Biểu số 22: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Quý IV năm 2006 (Đơn vị tính: đồng) STT Diễn giải Chi phí nhân công trực tiếp Phân bổ CPSXC 1. Công trình Hoà An 112.595.642 73.446.137 2. Công trình Q.Bình 362.097.850 236.207.922 3. Công trình Tiêu Nam 155.454.715 101.408.054 4. Công trình Ka Long 150.443.793 98.139.287 Cộng 780.592.000 509.201.400 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập (Đã ký) 2.1.4.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Công ty Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạchh toán hàng tồn kho toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cụ thể: đối với công trình Hoà An, căn cứ vào bảng kê tổng hợp vật tư, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán hạch toán: Nợ TK 154 (công trình Hoà An): 439.001.093 Có TK 621: 152.959.314 Có TK 622: 112.595.642 Có TK 627: 73.446.137 2.1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm thông thường các doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở. Tuy nhiên do đặc điểm của Công ty là chuyên sản xuất các công trình thuỷ lợi có khối lượng, giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài nên Công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là theo đơn đặt hàng. Vì vậy, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đơn đặt hàng chưa hoàn thành cũng chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng đó. Cụ thể: đối với công trình Hoà An, cuối tháng 9 năm 2006 kế toán chi phí - giá thành tập hợp được từ các bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung được: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được là: 699.540.686 (đồng) Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp được là: 51.738.340 (đồng) Chi phí sản xuất chung tập hợp được là: 64.192.760 (đồng) Như vậy, chi phí sản phẩm dở dang cuối quý III của công trình Hoà An là: 699.540.686 + 51.738.340 + 64.192.760 = 815.471.786 (đồng) 2.2. Thực trạng hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi 2.2.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Để công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác, bộ phận kế toán phải căn cứ vào đặc điểm riêng về tổ chức cũng như sản xuất của Công ty mà xác định cho phù hợp. Là doanh nghiệp sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí - điện phục vụ ngành thuỷ lợi, sản phẩm của công ty thường có khối lượng lớn, thời gian dài, sản xuất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành được Công ty xác định là đơn đặt hàng (các công trình đã hoàn thành được quyết toán). Xuất phát từ các đặc điểm trên và để phù hợp với đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp đã xác định, kỳ tính giá thành ở Công ty thường phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm nghĩa là khi đơn đặt hàng (công trình) hoàn thành. 2.2.2. Phương pháp tính giá thành Do đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm sản phẩm sản xuất và để phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí - đối tượng tính giá thành, công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. Cụ thể, khi sản phẩm hoàn thành căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh và các sổ kế toán liên quan, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục, công trình hoàn thành như sau: Nếu kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ chính là giá thành thực tế của sản phẩm hay của công trình, hạng mục hoàn thành. G._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12050.doc
Tài liệu liên quan