Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2

Lời mở đầu Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp đều phải tự hạch toán lấy thu nhập để bù đắp chi phí. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói riêng. Song trên thực tế, tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn tương đối cao do chưa quản lý tốt chi phí. Chi phí sản xuất là yếu

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được coi trọng đúng mức. Sau hơn ba tháng thực tập tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 Yên Bái, em đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong kinh doanh, qua đó có thể đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp và là một công cụ hữu hiệu để nhà quản lý thực hiện đánh giá, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để có phương hướng, biện pháp phát huy những điểm mạnh, và hạn chế, khắc phục những điểm yếu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: " Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2". Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 2 phần chính: Phần I: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2. Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2. Phần I Thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2. Khái quát chung về công ty. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty xây dựng Cổ phần số 2 Yên Bái tiền thân là Công ty xây dựng số 2 Yên Bái là công ty hạch toán trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái nằm trên địa bàn phường Hồng Hà thị xã Yên Bái, được thành lập từ ngày 10 tháng 5 năm 1963 mang tên ‘Đội công trình xây dựng’. Lực lượng ban đầu khi thành lập có 60 cán bộ công nhân viên, công việc chính là thi công nhà cấp 4, được bố trí thành hai công trình I và II. Địa bàn hoạt động còn lại hạn chế, chủ yếu là các công trình ở Yên Bái. Trong thời kì chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ (1965-1968), Đội công trình xây dựng được đổi tên là ‘Xí nghiệp xây dựng’ thuộc công ty Kiến trúc Yên Bái vào tháng 10 năm 1965. Địa bàn hoạt động lúc này lan rộng ra các huyện trong tỉnh và lực lượng cán bộ công nhân là 160 người, đến năm 1969 phát triển thêm với 1200 cán bộ công nhân viên. Sau khi chiến tranh bắn phá Miền Bắc và chiến tranh chống Mĩ kết thúc, đến tháng 2 năm 1976 do sáp nhập 3 tỉnh: Nghĩa Lộ – Yên Bái – Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, theo Nghị quyết của Quốc hội, xí nghiệp được đổi tên thành ‘Công ty xây dựng số 2 Hoàng Liên Sơn’. Để phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế mới, kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2000 theo Quyết định số 194/QĐ - UB của UBND tỉnh Yên Bái, công ty chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành ‘Công ty Cổ phần xây dựng số 2’. Chuyển sang hình thức kinh doanh mới, công ty ngày càng thể hiện năng lực của mình và trưởng thành vững chắc. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, kĩ thuật lành nghề với số lao động hiện có: 464 người, trong đó thợ kĩ thuật bậc cao là 243 người. Trong những năm tới, công ty phát triển với mục tiêu: huy động vốn từ mọi thành phần trong và ngoài doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả nhằm phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho nhiều người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty. Vốn kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, thị trường kinh doanh. Vốn kinh doanh: Kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2000, công ty từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần với số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là: 6.410.100.000 VND. Trong đó: - Vốn góp bằng tiền mặt là: 2.556.000.000VND - Vốn góp bằng giá trị hiện vật: 3.854.100.000 VND (Trong đó nguyên giá TSCĐ là: 2.874.434.158VND) Với cơ cấu vốn: - Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 1.995.100.000 VND (chiếm 31,12% VĐL) Vốn thuộc sở hữu của người lao động trong doanh nghiệp : 4.415.000.000 VND (chiếm 68,88% VĐL). Lĩnh vực kinh doanh: Công ty cổ phần Xây dựng số 2 là đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm xây lắp. Công ty chuyên nhận thầu xây lắp các công trình như: Công trình công nghiệp. Công trình giao thông. Công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Công trình đường dây và trạm lưới điện hạ thế đến 40kV. Khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch, vôi, và các vật liệu xây dựng khác chủ yếu phục vụ quá trình xây lắp của công ty. Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng. Hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu mà công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu. Thị trường kinh doanh: Hiện nay, công ty Cổ phần xây dựng số 2 không chỉ nhận thầu các công trình trong phạm vi thành phố Yên Bái, mà còn đấu thầu những công trình ở các tỉnh, thành phố lân cận khác như: Lào Cai, Việt Trì, Phú Thọ ... Bất kể thực hiện công trình ở đâu, công ty cũng luôn đảm bảo cho chủ đầu tư về chất lượng công trình và an toàn thi công để giữ vững uy tín của mình. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây. Trong những năm gần đây, theo yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, công ty chuyển sang cổ phần hoá đã thể hiện được năng lực và vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong hai năm 2001 và năm 2002, khi chuyển sang cổ phần hoá, công ty đã đạt được những thành tích sau đây: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lãi Nộp ngân sách Số lao động Thu nhập bình quân 32.621.893.916 31.002.454.787 1.619.439.129 214.317.458 464 người 832.838 29.496.998.777 26.399.325.004 1.523.608.271 417.633.052 464 người 1.012.850 Qua bảng số liệu trên có thể thấy mức doanh thu mà công ty đạt được là khá cao, số lãi khá tốt và ổn định cho thấy xu hướng sản xuất kinh doanh của công ty phát triển tốt. Đời sống người lao động được cải thiện, thể hiện qua số liệu thu nhập bình quân năm 2002 tăng. Như vậy, có thể nói, sự đóng góp của công ty Cổ phần xây dựng số 2 vào Ngân sách Nhà nước là đáng kể, trình độ sử dụng vốn của công ty cao. Hiện trạng công ty Cổ phần xây dựng số 2 hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có khả năng cao hơn vì công ty hiện đang có một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ học vấn cao, dựa trên nền tảng kinh nghiệm của những cán bộ đi trước. 2. Đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất. 2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý. Chuyển sang cổ phần hóa, công ty tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của công ty. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty đựợc khái quát theo sơ đồ sau: Đại hội Cổ đông Hội đồng Quản trị Giám đốc điều hành Ban Kiểm soát Phó giám đốc phụ trách đoàn thể và nội vụ Phòng Tài vụ kế toán Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng Tổ chức hành chính và lao động tiền lương Cácđội xây dựng công trình Đội sản xuất bê tông và gạch hoa Đội cung ứng vật tư Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xây dựng số 2. * Đại hội Cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm Đại hội Cổ đông thành lập, Đại hội Cổ đông thường niên và Đại hội Cổ đông bất thường. * Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai kì đại hội cổ đông. Hội đồng Quản trị có 7 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. * Giám đốc điều hành: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội Cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành công ty. * Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị kinh doanh và điều hành của công ty. Ban kiểm soát gồm có 3 thành viên, hoạt động độc lập với hệ thống điều hành quản lý của công ty. * Phó giám đốc phụ trách Đoàn thể và Nội vụ: Giúp việc cho gám đốc trong việc chỉ đạo mọi hoạt động về Đảng, nội vụ trong công ty. * Phòng Tài vụ Kế toán: Quản lý tài chính của toàn công ty hạch toán chính xác, đầy đủ quá trình kinh doanh của công ty; xây dựng kế hoạch tài chính đầy đủ, kịp thời, chính xác; kiểm tra việc thực hiện các chế độ tài chính kế toán. * Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ chuyên về xây dựng và quản lý kế hoạch, làm toàn bộ các thủ tục hợp đồng và thanh toán, quyết toán công trình với các chủ dự án; tổng hợp báo cáo thống kê nhiệm kì theo chế độ. * Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các biện pháp tiến độ thi công các công trình, giám sát chất lượng thi công và chất lượng công trình của các đội xây dựng trực thuộc; quản lý kỹ thuật, máy móc thiết bị, chịu trách nhiệm về an toàn sản xuất. * Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý việc điều tiết lực lượng lao động thuộc các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, các mặt đối với người lao động, quản lý văn phòng. Lực lượng sản xuất của công ty gồm: + 15 đội xây lắp. + 2 đội làm công tác cung ứng vật tư, gia công thép. + 1 đội sản xuất gạch nung và gạch hoa. Với mô hình tổ chức quản lý như trên, công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật tới từng đội, từng công trình, đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất và thi công. b. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh xây dựng mà công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu. Quy trình công nghệ của công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng P. Kế hoạch, P. Kỹ thuật, Ban chỉ huy công trình Lập kế hoạch thi công công trình Đội cung ứng vật tư Nguyên vật liệu, Máy móc thiết bị Đội xây lắp Thi công công trình Nghiệm thu, bàn giao công trình Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp. Như vậy, một công trình từ khi được đặt hàng đến khi hoàn thành và nghiệm thu được quản lý, giám sát hết sức chặt chẽ, đảm bảo cho chất lượng công trình thực hiện được đúng theo yêu cầu của bên chủ đầu tư, làm tăng uy tín của công ty. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. Tổ chức bộ máy kế toán. Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2 bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức trực tuyến. Đây là phương thức phù hợp với cách thức kinh doanh của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu diễn ra trong quá trình sản xuất ở các đội sản xuất và đội thi công, do đó, công ty phải trực tiếp chỉ đạo, quản lý, giám sát tới từng đội về phương thức hạch toán để theo dõi một cách chính xác tình hình tài chính của công ty. Với trung tâm hạch toán là phòng Tài vụ kế toán, cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán các đội phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin tài chính về phòng tài vụ để quết toán và lập các báo cáo kế toán. Như vậy, mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần xây dựng số 2 là mô hình tập trung. Có thể khái quát mô hình đó qua sơ đồ sau: Kế toán tiền lương và công nợ Kế toán thuế Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư và tài sản cố định Kế toán vốn bằng tiền và tập hợp chi phí Thủ quỹ Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Kế toán đội xây lắp Sơ đò 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Phòng Tài vụ kế toán bao gồm 7 thành viên, đứng đầu là kế toán trưởng, và mỗi thành viên phụ trách một hay một số phần hành cụ thể Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán): Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về những sự chính xác, trung thực và kịp thời của các thông tin, số liệu từ phòng tài vụ kế toán cung cấp lên. Thủ quỹ: Thực hiện quan hệ rút tiền qua ngân hàng, cấp phát tiền cho các đội xây lắp dưới sự lãnh đạo của công ty . Kế toán vốn bằng tiền và tập hợp chi phí sản xuất: Theo dõi các nguồn vốn bằng tiền của công ty đối với ngân hàng cũng như đối với các đối tác quan hệ và tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng công trình xây lắp. Kế toán vật tư và tài sản cố định: Có nhiệm vụ thực hiện các bước công việc hạch toán, nhập xuất vật tư và theo dõi tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định và các nghiệp vụ liên quan. Kế toán thanh toán: Thực hiện hạch toán kế toán tất cả các khoản thanh toán trong nội bộ công ty và thanh toán với người cung cấp bằng tiền mặt. Kế toán tổng hợp: Thực hiện tập hợp tất cả các số liệu phát sinh trong tháng, quý, tiến hành xác định kết quả và lập các bảng, biểu kế toán . Kế toán tiền lương, công nợ: Phụ trách tiền lương, tiền thưởng, BHXH, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập khác, chi tiết các khoản công nợ, phải thu, phải trả, tạm ứng. Kế toán thuế: Theo dõi các loại thuế trong tháng, thực hiện báo cáo thuế và nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Kế toán các đội xây lắp: Làm nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động kinh tế phát sinh ở các đội xây dựng, các đội trực thuộc tiến hành hạch toán theo hình thức báo sổ. Các kế toán viên phải phối hợp làm việc một cách chặt chẽ ăn khớp với nhau, đảm bảo thực hiện công việc kế toán được nhịp nhàng, chính xác, và tin cậy. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để minh chứng cho những hoạt động của mình, công ty đã sử dụng rất nhiều loại chứng từ. Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2 đang áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Hiện nay trong danh mục tài khoản của công ty có 62 tài khoản, trong đó tài khoản cấp I là 41 tài khoản; tài khoản cấp II là 17 tài khoản; còn lại là các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Các tài khoản được công ty sử dụng có nội dung và kết cấu đúng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, áp dụng từ ngày 1/1/1999. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp xây dựng cơ bản, công ty lại không sử dụng tài khoản 623 để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Để hạch toán chi phí này, công ty sử dụng tài khoản 627 để tập hợp. Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho nhưng trong danh mục tài khoản không có tài khoản 611 để hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Như vậy, công ty chỉ tiến hành theo dõi và ghi sổ hàng tồn kho vào thời điểm đâù kỳ và cuối kỳ kế toán, còn hạch toán trên sổ sách giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Điều này là bất hợp lý, không tuân theo chế độ kế toán hiện hành. Điều này em xin được kiến nghị ở phần II. Hình thức sổ kế toán và tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán. Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, hình thức sổ kế toán mà công ty đang sử dụng là hình thức sổ Nhật ký chứng từ được công ty áp dụng đúng theo chế độ kế toán hiện hành. Hệ thống sổ kế toán bao gồm các bảng kê, nhât ký chứng từ, bảng phân bổ, các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp , số Cái... Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ có thể được thể hiện qua sơ đồ như sau: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Đối chiếu, kiểm tra. Sơ đồ 4: Hình thức sổ Nhật ký chứng từ . Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan, đến cuối quý phải chuyển số liệu tổng cộng vào bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ . Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối quý khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các số kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ có liên quan. Cuối quý, cộng các sổ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo Tài chính. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Công ty Cổ phần xây dựng số 2 có hệ thống Báo cáo Tài chính gồm bốn báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Thuyết minh báo cáo tài chính. - Báo cáo giá thành_doanh thu_ chi phí xây dựng dở dang công trình xây lắp. Hệ thống báo cáo kế toán là phương tiện hữu hiệu trong việc tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, khai thác tiềm năng của công ty, từ đó giúp lãnh đạo công ty ra những quyết định và phương án kinh doanh hiệu quả. Thực trạng công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Hạch toán chi phí sản xuất. Đặc điểm chi phí sản xuất. Công ty Cổ phần xây dựng số 2 là đơn vị xây lắp nên chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất của công trình xây lắp thường có giá trị lớn, đòi hỏi kế toán phải theo dõi, ghi chép số liệu một cách đầy đủ, chính xác, đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được đúng, đủ không thiếu sót. Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc … có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài, đòi hỏi công ty phải lập dự toán theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh, kiểm tra chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế phát sinh với dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) và chi phí sản xuất chung (SXC). Trong đó: - Chi phí NVLTT bao gồm: chi phí vật liệu chính; chi phí vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc… - Chi phí NCTT bao gồm: chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương như: kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp. Việc hạch toán các khoản trích theo lương vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là không đúng so với chế độ hiện hành. Điều này sẽ được nêu rõ trong phần II của báo cáo. - Chi phí SXC bao gồm: + Tiền lương chính, phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội. + Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). + Chi phí sử dụng máy thi công. (Sai khác so với chế độ kế toán hiện hành) + Chi phí dịch vụ mua ngoài, văn phòng phẩm. + Chi phí bằng tiền khác. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng là quá trình thi công dài, phức tạp, đặc điểm của sản phảm xây lắp là đơn chiếc, cố định và cũng để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, nhóm hạng mục công trình, hạng mục công trình hay các giai đoạn công việc của hạng mục công trình. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở công ty là tập hợp trực tiếp cho từng công trình xây dựng theo từng quý. Cuối mỗi quý, dựa trên các chứng từ gốc và bảng phân bổ, kế toán ghi vào các bảng kê và nhật kí chứng từ có liên quan, đồng thời tổng hợp số liệu vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quý để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý. Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. a. Thủ tục, chứng từ Đặc điểm chung: ở công ty Cổ phần xây dựng số 2, chi phí NVLTT thường chiếm 70% đến 80% giá thành sản phẩm xây lắp, vì vậy, việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lý nhằm hạ giá thành của sản phẩm. Mặt khác nếu xác định đúng lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thì sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác trong giá thành của một công trình xây dựng. Nguyên vật liệu trực tiếp thường được sử dụng bao gồm các loại sau: Vật liệu chính là các loại vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt, thép, gạch, ngói… Vật liệu phụ gồm các loại đà giáo, ván khuôn … Toàn bộ số công cụ như: dao xây, bay chát … do thời gian thi công một công trình hay hạng mục công trình đến khi hoàn thành đến một thời điểm dừng kĩ thuật là rất dài, nên công ty thực hiện phân bổ công cụ dụng cụ một lần ngay từ đầu (100%) và được hạch toán như một loại vật liệu xây dựng. Công ty sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) để xác định giá nguyên vật liệu xuất kho và giá trị xuất được tính theo giá mua vật liệu thực tế. Công ty sử dụng phương pháp này cũng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: việc xuất vật tư thực hiện theo yêu cầu và kế hoạch thi công của từng công trình. Phương pháp hạch toán đối với hàng tồn kho: là phương pháp kiểm kê định kì. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ thực hiện theo ý nghĩa về mặt thời gian: định kì cuối quý, kế toán kiểm kê hàng tồn trong kho của công ty, còn về phương pháp hạch toán vẫn áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chứng từ ban đầu: Phần lớn việc cung ứng vật tư cho các đội xây dựng được công ty giao cho đội cung ứng vật tư, chuyên làm nhiệm vụ mua vật tư về cung ứng cho các đội thi công. Các đội này căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình để lập kế hoạch cung ứng vật tư. Trường hợp vật liệu cần được cung ứng có ở kho của công ty thì sẽ được xuất kho và vận chuyển đến tận công trình. Trường hợp các đội cung ứng không có vật tư cung cấp thì các đội xây dựng dùng khoản tiền công ty tạm ứng tự tìm nguồn vật tư ở ngoài. Trường hợp vật liệu xuất từ kho của công ty : Đội cung ứng vật tư khi có lệnh cung ứng vật tư sẽ lập một biên nhận giao hàng. Khi vật liệu về đến công trình, thủ kho công trình cùng người giao vật liệu tiến hành kiểm tra, cân, đo, đong, đếm số lượng vật liệu nhập kho, kế toán đội lập Phiếu nhập kho và xác nhận vào biên nhận giao hàng của đội cung ứng vật tư. Biên nhận sẽ được chuyển về phòng Tài vụ kế toán. Kế toán vật tư lập ‘Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ’. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập thành 3 liên, một liên do người lĩnh vật tư giữ, một liên do thủ kho ở đội cung ứng giữ và một liên lưu tại phòng tài vụ kế toán. Trường hợp các đội xây lắp tự thu mua vật tư: Đội thi công có nhu cầu về vật tư mà đội cung ứng không đáp ứng được thì tự thu mua vật tư ở bên ngoài bằng tiền công ty tạm ứng. Sau khi mua, kế toán đội lập Phiếu nhập kho làm 2 liên, một liên giữ lại để ghi sổ, liên còn lại chuyển về phòng Tài vụ kế toán cùng với hoá đơn GTGT để hạch toán. Kế toán vật tư sẽ tiến hành ghi sổ và lưu chứng từ. Nếu đội thi công không mua bằng tiền công ty tạm ứng thì kế toán thanh toán sẽ ghi Phiếu chi chi tiền mặt cho đội. Biểu 1.1: Đơn vị: Đội vật tư số 2 Địa chỉ:……………… Mẫu số 03 – VT Ban hành theo quyết định số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Quyển số:……………. Số: …………………... Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 15 tháng 12 năm 2002 Căn cứ lệnh điều động số 21 ngày 31 tháng 11 năm 2002 của Đội vật tư số 2 về việc công trình Tỉnh đoàn Yên Bái. - Họ tên người vận chuyển: Đinh Công Nghĩa. Hợp đồng số: Phương tiện vận chuyển: Xe Zin 4,5 tấn. Xuất tại kho: Đội vật tư số 2. Nhập tại kho: Đội 208 – Công trình Tỉnh đoàn Yên Bái. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 2 3 4 Sỏi Cát đen Cát vàng Tấm lợp m3 m3 m3 tấm 23 24 6 70 85.000 25.000 55.000 19818.2 1.955.000 600.000 330.000 1.387.274 Cộng 3.503.200 Xuất ngày 15 tháng 2 năm 2002 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ kho xuất (Ký, họ tên) Người vận chuyển (Ký, họ tên) Thủ kho nhập (Ký, họ tên) Biểu 1.2: Đơn vị: Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Địa chỉ: Mẫu số: 02 - TT Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu chi Ngày 29 tháng 11 năm 2002 Họ, tên người nhận tiền: Ông Đê Địa chỉ: Đội 208 Lý do chi: Mua xi măng- Công trình Tỉnh đoàn Yên Bái Số tiền: 680.000 (viết bằng chữ): Sáu trăm tám mươi ngàn đồng chẵn. Kèm theo: 01 chứng từ gốc: Hoá đơn GTGT Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền : Sáu trăm tám mươi ngàn đồng chẵn. Ngày 29 tháng 11 năm 2002 Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Cuối mỗi quý, kế toán căn cứ vào phiếu xuất ghi vào ‘Bảng kê phân bổ vật liệu’ và ‘Bảng tổng hợp phân bổ vật liệu’. Biểu 1.3: Bảng kê phân bổ vật liệu Quý IV Năm 2002 Tên công trình: Tỉnh đoàn Yên Bái. Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải Số tiền (VNĐ) 12/2 12/2 12/2 … 7236 7237 6927 … Cát vàng Gạch hoa Ví kèo sắt thép góc 75 * 75 … 550.000 1.000.000 8.780.576 … Cộng 89.032.376 Biểu 1.4: Đơn vị: Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Bảng phân bổ số 2 Bảng tổng hợp phân bổ vật liệu Quý IV năm 2002 Tên đội Tên công trình Ghi Có TK 152 Ghi Nợ TK 621 622 ... 201 201 202 203 208 … Trung tâm y học dự phòng Trường Y Kan Trường chuyên Yên Bái Trạm xăng Km 9 Tỉnh đoàn Yên Bái Bán vật liệu ……. 71.132.940 120.626.720 3.565.000 2.315.000 89.032.376 257.800 ………… 71.132.940 120.626.720 3.565.000 2.315.000 89.032.376 ………… 257.800 ……….. Cộng 292.361.560 292.103.760 257.800 b. Tổ chức hạch toán chi tiết. Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, việc tổ chức hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu không thực hiện trên sổ chi tiết TK 621 mà được thực hiện trên "Sổ TK 154" và " Bảng kê chi tiết chi phí- giá thành sản phẩm xây lắp". Sổ TK 154 được mở riêng cho từng công trình, hạng mục công trình để theo dõi và tập hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong quý, chi phí sản xuất dở dang cuối quý, giá thành sản lượng sản xuất hoàn thành trong quý và doanh thu trong quý. Như vậy, sổ này có tính chất theo dõi tổng hợp các vấn đề cần quan tâm của một công trình trong một năm.(Biểu 5) Bảng kê chi tiết chi phí- Giá thành sản phẩm xây lắp dùng để theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh của từng khoản mục chi phí và giá thành, doanh thu của công trình trong quý. Mỗi công trình xây lắp được theo dõi riêng trên một dòng của bảng kê chi tiết (Biểu 6) 1.3.1.3 Hạch toán tổng hợp trên sổ kế toán Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621 ’Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp’. Tài khoản này được mở theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình như: TK 621- Trường chuyên Yên Bái. TK 621- Trung tâm y học dự phòng. TK 621- Sân TDTT 3 trường. Ngoài ra, công ty tiến hành theo dõi NVLTT trên tài khoản 152 ‘ Nguyên liệu, vật liệu’. Kế toán theo dõi chi tiết từng loại vật liệu của từng công trình xây dựng như: TK 152 – Công trình trường chuyên Yên Bái- xi măng. TK 152 – Công trình trường chuyên Yên Bái- gạch hoa. TK 152 – Công trình Nhà phát sóng Đài phát thanh - truyền hình Yên Bái- cát vàng. TK 152 – Công trình UBND huyện Yên Bình- sắt. Căn cứ vào các chứng từ xuất vật tư sản xuất và các sổ chi tiết, bảng kê, kế toán vào sổ tổng hợp theo định khoản sau: Trường hợp vật liệu xuất từ kho của công ty cho công trình thi công: Nợ TK 621: 89.032.376 (Chi tiết Công trình Tỉnh đoàn Yên Bái) Có TK 152: 89.032.376 Trường hợp vật liệu công ty mua không nhập kho mà xuất ngay cho đội thi công: Nợ TK 621: 46.648.148 (Chi tiết công trình Tỉnh đoàn Yên Bái) Nợ TK 133: 4.664.814 (thuế GTGT được khấu trừ.) Có TK 331 51.312.962 Trường hợp đội thi công tự mua nguyên vật liệu từ bên ngoài: Nợ TK 621: 70.480.400 (Chi tiết công trình tỉnh đoàn Yên Bái) Có TK 336: 70.480.400 Định kỳ cuối quý, dựa vào số liệu tổng cộng trên các sổ chi tiết, NKCT và BK về chi phí nguyên vật liệu, kế toán lập bảng kê số 4(Biểu 7) và nhật ký chứng từ số 7 (biểu 8) để tập hợp chi phí; đồng thời, kế toán lên sổ Cái tài khoản 621 theo dõi tổng hợp khoản mục chi phí nguyên vật liệu: Biểu 1.5: Công ty cổ phần xây dựng số 2 Sổ cái Năm 2002 Tài khoản: 621 Dư đầu kỳ: - Nợ:…………… Có:………….. TK đối ứng Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng cả năm 152 42.568.512 89.032.376 131.600.888 111 7.000.000 7.000.000 331 63.783.590 46.648.148 110.431.738 336 56.356.698 70.480.400 126.837.098 Phát sinh Nợ 169.708.800 206.160.924 375.869.724 Có Luỹ kế Nợ Có Số dư c. kỳ Nợ Có Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp a. Thủ tục, chứng từ Đặc điểm chung: Chi phí về lao động là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong chi phí sản xuất: từ 16% đến 17%. Ngoài khoản tiền lương là khoản bù đắp hao phí lao động cho công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, công ty còn tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn. Việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lí, chính xác giá thành sản phẩm và công bằng cho người lao động nên được công ty hết sức chú ý. Công nhân của công ty chủ yếu là trong biên chế. Công ty chỉ thuê công nhân ngoài trong trường hợp công trình bước vào giai đoạn nước rút hoặc công nhân của công ty không thể đảm đương được. Khi đó, công ty sẽ trả lương theo hợp đồng đã kí kết. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh, hình thức trả lương là theo hình thức khoán sản phẩm. Căn cứ vào giá trị của khối lượng sản phẩm hoàn thành và số ngày làm việc của công nhân để tiến hành tính và trả lương cho công nhân. Chứng từ ban đầu: Trước khi đội xây lắp thi công công trình, công ty tiến hành giao khoán công trình xây lắp cho đội thi công thông qua “ Hợp đồng giao khoán” . Hợp đồng này là căn cứ để đội tổ chức thi công theo kế hoạch về thời gian, chi phí xây dựng. Biểu 1.6: Hợp đồng làm khoán số 267 Công trình: Tỉnh đoàn Yên Bái Đội 208- Đội ô. Quang Stt Nội dung Đ.V tính Giao khoán Khối lượng Đơn giá Thành tiền Thời gian Bắt đầu Kết thúc 1 Dỡ nhà cấp 4 m3 130 15.000 1.950.000 9/11 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29737.doc
Tài liệu liên quan