Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị Doanh nghiệp tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Lời mở đầu Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy các quốc gia thể hiện rõ chỗ đứng của mình trên trường quốc tế . Mỗi quốc gia đều không ngừng nỗ lực phấn đấu về mọi mặt đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế nhằm khẳng định vị thế của mình . Sự cạnh tranh gay gắt đó đòi hỏi các quốc gia cần xây dựng chiến lược phù hợp để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Sự phát triển của một doanh nghiệp sẽ tạo cơ sở

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị Doanh nghiệp tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nền tảng vững chắc cho một nền kinh tế lành mạnh . Trong nền kinh tế thị trường , một yếu tố quyết định doanh nghiệp có thể thắng trong một môi trường cạnh tranh là : doanh nghiệp đó phải phấn đấu hạ giá thành và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm . Nền kinh tế thị trường với bước đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế đã khẳng định rõ hơn vai trò , vị trí của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp. Là một trong các thành phần quan trọng của kế toán , hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ , tính đúng, tính đủ chi phí sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản chỉ ra được phương án, biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sản xuất tối ưu, xác định dược tính khả thi của phương án đó , đồng thời định vị được giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Sau bước chuyển mình từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi đáng kể. Một số doanh nghiệp nhà nước không thích ứng nhanh với thực tế đã không có những điều chỉnh phù hợp , kinh doanh không được hiệu quả dẫn tới giải thể ,phá sản. Song bên cạnh đó , một số doanh nghiệp nhà nước khác đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường , sự phồn thịnh của doanh nghiệp này càng thể hiện rõ . Một trong các doanh nghiệp nhà nước như thế là Công ty bánh kẹo Hải Hà, Sản phẩm của Công ty đã trở nên gần gũi với người tiêu dùng. Sau quá trình thực tập tại công ty bánh kẹo Hải Hà, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em chọn đề tài “ Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà “ cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn cách vận dụng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà, đồng thời có thể đóng góp một phần đề xuất của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty . Nội dung chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính như Phần 1 : Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất . Phần 2 : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bánh kẹo Hải Hà. Phần 3 : Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bánh kẹo Hải Hà. Là một đề tài tổng hợp bao hàm nhiều nội dung và thời gian đựoc tiếp cận với thực tế tại công ty bánh kẹo Hải Hà còn ít, mặc dù đã hết sức cố gắng xong không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định . Vì vậy , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy nhằm hoàn thiện hơn đề tài của mình Phần I Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp công nghiệp A. Vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I. Chi phí sản xuất : 1. Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí Quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời với quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chỉ tiêu. Chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến tới khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ. Ngược lại, chỉ tiêu là sự giảm đi đơn thuần những loại vật tư, tài sản tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chỉ tiêu ở trong kỳ của doanh nghiệp chi tiêu cho quá trình cung cấp, chi tiêu quá trình sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu cho quá trình tiêu thụ. 3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh a. Phân loại theo yếu tố chi phí. - Yếu tố nguyên vật liệu. - Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả CNVC. - Yếu tố khấu hao TSCĐ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài : - Yếu tố khác bằng tiền. b. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp. c. Phân theo cách thức kết chuyển chi phí. - Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất hoặc được mua. - Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. d. Phân theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành chẳng hạn như chi phí về nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp… Các chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. - Định phí là những chi phí không đổi về tổng số với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn như các chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, phương tiện kinh doanh… Các chi phí này nếu tính trên 1 đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm không đổi. II. Giá thành sản phẩm 1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. 2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã được thực sự chỉ ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và những khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn những hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện tái sản xuất mở rộng. 3. Phân loại giá thành a. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành - Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất hay tieu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ . được tính theo công thức : Z toàn bộ Z sản xuất Chi phí Chi phí của sản phẩm = của sản + quản lý + tiêu thụ tiêu thụ của sản phẩm doanh nghiệp sản phẩm - Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho tùng mặt hàng , từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật ngiên cứu ít được áp dụng . B. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm v.v… Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ, v.v… Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp với nhau. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…). Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2 +… + Zn Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc… Phương pháp hệ số: Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được dồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất và các loại sản phẩm sản phẩm gốc (Zoi) = Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Qo) Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm i (Zi) sản phẩm gốc (Zoi) sản phẩm i (Hi) Trong đó : Qo = SQiHi và Qi là số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi) Tổng giá = Giá trị Tổng chi phí Giá trị thành sản sản phẩm + sản xuất - sản phẩm xuất của dở dang phát sinh dở dang các loại đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ sản phẩm Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may, mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng), v.v… để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch Tỷ lệ giữa chi phí thực tế đơn vị sản phẩm hoặc định mức x so với chi phí kế hoạch từng loại đơn vị thực tế hoặc định mức của tất cả sản phẩm từng loại các loại sản phẩm Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu… Tổng giá Giá trị Tổng chi Giá trị Giá trị thành sản = sản phẩm + phí sản - sản phẩm - sản phẩm phẩm chính chính dở dang xuất phát phụ thu chính dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ hồi cuối kỳ Phương pháp liên hợp : Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc… Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ v.v… I. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ v.v…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm… Công thức phân bổ như sau: Chi phí phân Tổng tiêu thức bổ cho từng = phân bổ của x Tỷ lệ đối tượng từng đối tượng phân bổ (hoặc sản phẩm) (hoặc sản phẩm) Trong đó: Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 "Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…). Bên nợ : Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán cụ thể: - Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) : Tập hợp chi phí vật liệu. Có TK 152 : Giá trị thực tế xuất dùng theo từng loại. - Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ giá thực tế xuất dùng : Nợ TK 621 (chi tiết theo đối tượng) : Tập hợp chi phí vật liệu Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331, 111, 112 : Vật liệu mua ngoài Có TK 411 : Nhận cấp phát, nhận liên doanh Có TK 154 : Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công Có các TK khác (311, 336, 338…) : Vật liệu vay, mượn… - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết : Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu) Có TK 621 (chi tiết đối tượng) - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành : Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 621 (chi tiết theo đối tượng) Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 151, 152, 331, 111, 112, 331 TK 621 Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo SP, tiến hành lao vụ, dịch vụ TK 154 Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng không hết nhập kho TK 152 TK 1331 Thuế VAT được khấu trừ 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 "Chi phí nhân công trực tiếp". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621. Bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán cụ thể : - Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ; Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp. - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí 19%). Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 338 (3382, 3383, 3384). - Tiền lương tính trước vào chi phí và các khoản tiền lương tính trước khác (ngừng sản xuất theo kế hoạch) với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ: Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 335 : Tiền lương trích trước - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng; Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp TK 154 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế của nhân công trực tiếp phát sinh 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung", mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết thành 6 tài khoản cấơ 2. Phương pháp hạch toán cụ thể chi phí sản xuất chung như sau: - Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (6271 - Chi tiết phân xưởng, bộ phận) Có TK 334 - Trích BHXH, BHYT, KPCT theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí): Nợ TK 627 (6271 - Chi tiết phân xưởng, bộ phận. Có TK 338 (3382, 3382, 3384) - Chi phí vật liệu dùng chung cho từng phân xưởng Nợ TK 627 (6271 - Chi tiết phân xưởng) Có TK 152 (Chi tiết tài khoản) - Các chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng: Nợ TK 627 (6273 - Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 153: Giá trị xuất dùng (loại phân bổ một lần) - Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng Nợ TK 627 (6274 - Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 214 (Chi tiết tài khoản) - Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 627 (6277 - Chi tiết theo từng phân xưởng) Nợ TK 1331 331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331: Giá trị mua ngoài - Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất kế hoạch...). Nợ TK 627 (chi tiết từng phân xưởng) Có TK 335 (Chi tiết chi phí phải trả) - Phân bổ các chi phí trả trước: Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 335 (Chi tiết chi phí phải trả) - Phân bổ các chi phí trả trước: Nợ TK 627 (chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 142 (Chi tiết chi phí phải trả) - Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị...) Nợ TK 627 (6278 - Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK liên quan 9111, 112) - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 138...) Có TK 627 (chi tiết phân xưởng) - Cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu CP (sản phẩm, nhóm thị trường, lao vụ, dịch vụ...). Nợ TK 154 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 627 (chi tiết theo từng tiểu khoản) Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp. Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152... Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung TK 152, 153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 142, 335 Chi phí theo dự toán TK 111, 112, 113 Các chi phí sản xuất chung khác TK 133 TK 154 Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 4.1. Tập hợp chi phí sản xuất. Tài khoản sử dụng: TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Bên Nợ : Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Bên có: - Các tài khoản ghi giảm chi phí sản phẩm. - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ : Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành. Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất tiến hành như sau: - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng, từng phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…); Nợ TK 154 Có TK 621 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi phí theo đối tượng): Nợ TK 154 Có TK 622 - Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng). Nợ TK 154 Có TK 627 - Giá trị ghi giảm chi phí: + Phế liệu thu hồi (nếu chưa ghi giảm trên tài khoản 621, 627): Nợ TK 152 (chi tiết phế liệu) Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, lao vụ...) + Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 138 (1381) Có TK 154 (chi tiết từng loại sản phẩm...) + Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất: Nợ TK liên quan (138, 334, 821...) Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ...) + Vật liệu xuất dùng không hết nhập kho (nếu chưa phản ánh ở TK 621): Nợ TK 152 Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ...) - Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành: Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm. Nợ TK 157: Gửi bán Nợ TK 632: Tiêu thụ thẳng (không qua kho) Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ...) Đối với giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất - kinh doanh phục vụ cho các đối tượng ghi: Nợ TK 627: Phục vụ cho sản xuất sản phẩm và nhu cầu khác ở phân xưởng. Nợ TK641, 642: Phục vụ cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 152, 153, 155: Nhập kho vật tư, thành phẩm. Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp ra ngoài. Có TK 154 (chi tiết từng hoạt động sản xuất - kinh doanh phụ) Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm TK 621 TK 154 TK 152, 111... xxx Chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Chi phí sản xuất chung TK 155, 152 Nhập kho TK 157 TK 632 Giá thành thực tế Gửi bán Tiêu thụ 4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thàh sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản phẩm ước tính tương đương + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Giá trị sản phẩm dở dang = Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang * 50% chi phí chế biến + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí vật liệu chính. + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 111, 112, 331... TK 621 TK 154 TK 152, 138, 334, 338 TK 632 Mua NVL xuất ngay cho sản xuất TK 152, 153 Mua NVL CCDC nhập kho Xuất kho VL cho sx TK 152 VL dùng không hết Phát sinh giảm chi phí sản xuất TK 627 K/c CF NVLTT Xuất kho VL, CCDC cho SXC TK 111, 112, 152, 138... Các khoản ghi giảm chi phí SXC K/c CFSXC TK 214 Khấu hao TSCĐ TK 142 Chi phí trả trước tính vào CFSXC trong kỳ TK 334, 338 Lương, trích theo lương NVPX TK 335 CF trích trước tính vào CFSXC TK 155 Giá thành của TP nhập kho Giá thành của SP xuất kho bán trong kỳ TK 622 K/c CF NCTT Trích trước lương công nhân TTSX Lương, trích theo lương CNTTSX Thanh toán lương trích theo lương TK 157 Giá thành của SP gửi bán Giá thành của hàng gửi bán đã bán được Giá thành sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay không qua kho TK 911 Kết chuyển GVHB (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) TK 111, 112, 331... TK 621 TK 154 TK 152, 138, 334, 338 TK 632 Mua NVL xuất ngay cho sản xuất TK 152, 153 Mua NVL CCDC nhập kho Xuất kho VL cho sx TK 152 VL dùng không hết Phát sinh giảm chi phí sản xuất TK 627 K/c CF NVLTT Xuất kho VL, CCDC cho SXC TK 111, 112, 152, 138... Các khoản ghi giảm chi phí SXC K/c CFSXC TK 133 Thuế GTGT đầu vào Chi phí dịch vụ mua ngoài khác ở PX TK 334, 338 Lương, trích theo lương NVPX TK 335 CF trích trước tính vào CFSXC TK 155 Giá thành của TP nhập kho Giá thành của SP xuất kho bán trong kỳ TK 622 K/c CF NCTT Trích trước lương công nhân TTSX Lương, trích theo lương CNTTSX Thanh toán lương trích theo lương TK 157 Giá thành của SP gửi bán Giá thành của hàng gửi bán đã bán được Giá thành sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay không qua kho TK 911 Kết chuyển GVHB TK 142 TK 214 Khấu hao TSCĐ Chi phí trả trước tính vào CFSXC trong kỳ II. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu - Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật liệu chưa sử dụng: Nợ TK 611 (6111) Có TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho Có TK 151: Trị giá vật liệu đang đi đường - Trong kỳ, phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu (mua ngoài, nhận cấp phát, nhận vốn góp...): Nợ TK 611 (6111): Giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK liên quan (331, 311, 111, 112, 411...) - Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, phản ánh giá trị vật liệu chưa sử dụng: Nợ TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho Nợ TK 151: Trị giá vật liệu mua đang đi đường Có TK 611 (6111) Xác định và kết chuyển giá trị vật liệu sử dụng cho các mục đích (sản xuất sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, bán hàng. Căn cứ vào mục đích xuất dùng hoặc vào hệ số sử dụng...), ghi: Nợ TK liên quan (621, 627, 641, 642) Có TK 611 (6111) Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp chi tiết theo từng đối tượng sử dụng: Nợ TK 631 Có TK 621 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp TK331, 111, 112, 411 TK 6111 TK 621 TK 631 Giá trị NVL dùng trực tiếp chế tạo SP Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 151, 152 Giá trị vật liệu tăng trong kỳ Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631 Có TK 622 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào tà._.i khoản 631, chi tiết theo đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631 Có TK 627 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiêm kê, đánh giá sản phẩm dở dang Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 "Giá thành sản xuất". Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất...) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ... của cả bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất - kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công, chế biến... Được hạch toán vào tài khoản 631 bao gồm 3 loại chi phí sau: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Nội dung phản ánh của tài khoản 631: Bên nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào tài khoản 154. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư. Cách thức hạch toán cụ thể như sau: - Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang: Nợ TK 631 Có TK 154 - Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ... + Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Nợ TK 631 Có TK 621 + Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 622 + Phân bổ chi phí sản xuất chung: Nợ TK 631 Có TK 627 - Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ghi bút toán kết chuyển: Nợ TK 154 Có TK 631 - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành: Nợ TK 632 Có TK 631 Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ TK 621 TK 631 TK 154 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Chi phí sản xuất chung kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp TK 632 Phần II Thực trạng công tác hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thànhSản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà I. Quá trình hình thành và phát triển của C.ty Bánh kẹo Hải Hà * Lịch sử phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp có tên giao dịch là Hải Hà COMPANY ( Gọi tắt là HAIHACO). Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo, chế biến thực phẩm do Nhà Nước đầu tư vốn và quản lý với tư cách là người chủ sở hữu. Hiện nay trụ sở công ty đặt tại số 25 đường Trương Định Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Trong ngành sản xuất kinh doanh kẹo, Hải Hà là doanh nghiệp có uy tín sản phẩm Công ty đang được ưa chuộng có mặt nhiều nơi trong cả nước và cả thị trường nước ngoài. Để có kết quả như vậy Công ty đã phải nỗ lực rất nhiều . Sau đây là quá trình phấn đấu và trưởng thành của Công ty Bánh kẹo Hải Hà. * Giai đoạn 1959 - 1960. Ngày 25 tháng 12 năm 1960 Xưởng Miến Hoàng Mai ra đời đi vào hoạt động với máy móc thô sơ. Do vạy sản phẩm chỉ bao gồm miến, nước chấm, mạch nha. * Giai đoạn 1961 - 1970 Đến năm 1962, Xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Thời kỳ này đã thí nghiệm thành công và đưa vào sản xuất những mặt hàng như : dầu và tinh bột ngô. Năm 1966, nhà máy đổi thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà. Ngoài sản xuất tinh bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, trao tương, nước mắm lên men, nước chấm, bánh mỳ, bột dinh dưỡng trẻ em. * Giai đoạn 1971 - 1980. Trong suất thời kỳ này nhà máy luôn sản xuất nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm. Tháng 6 năm 1970 thực nghiệm chỉ thị của Bộ lương thực và thực phẩm, nhà máy đã tiếp nhận một phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/năm và nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha nhà máy mang tên mới là như máy thực phẩm Hải Hà với tổng số cán bộ là 555 người. * Giai đoạn 1981 - 1990 Năm 1987 Xí nghiệp đổi tên thành nhà máy kẹo Xuất khẩu Hải Hà thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Trong thời gian này nhà máy phải ngừng một số phân xưởng sản xuất kẹo cứng . * Giai đoạn 1991 đến nay. Tháng 7 năm 1992 nhà máy quyết định đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch là HAIHACO thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Quản lý. Hiện nay Công ty đã có 5 xí nghiệp trực thuộc trong đó có 3 xí nghiệp đóng tại cơ sở chính ( 25 Trương Định Hà Nội ) đó là Xí nghiệp Bánh, Xí Nghiệp Kẹo, Xí nghiệp phụ trợ. Hai Xí nghiệp còn lại là nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định, Nhà máy thực phẩm Việt Trì. 1.Đặc điểm hoạt động SX kD của C.ty bánh kẹo Hải Hà. 1.1. Nhiệm vụ chính của công ty bánh kẹo Hải Hà - Sản xuất kinh doanh những loại bánh kẹo trên thị trường . - Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh đồng thời nhập khẩu các loại máy móc công nghệ, nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm đáp ứng với nhu cầu đang ngày một nâng cao. - Ngoài việc sản xuất các loại bánh kẹo chính, Công ty còn kinh doanh những mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên củng cố vị trí và thúc đẩy phát triển ngày một lớn mạnh của Công ty. - Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một trong những Công ty có có vốn Nhà nước giao nên việc bảo toàn và phát triển vốn đựoc giao là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được Công ty quan tâm. - Cũng như các Doanh nghiệp khác nói chung, Công ty bánh kẹo Hải Hà phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Công ty cũng thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên chú trọng và nâng cao trình độ chuyên môn. 2. Đặc điểm sản xuất của Công ty bánh kẹo Hải Hà. 2.1. Đặc điểm về sản phẩm. * Thứ nhất : Công ty bánh kẹo Hải Hà đã qua 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo khác nhau, đã và đang khẳng định thế mạnh của mình trên thị trường trong nước và luôn đi đầu trong việc đưa ra các sản phẩm độc đáo của ngành bánh kẹo Việt Nam. Các sản phẩm của Công ty được chia ra làm 3 nhóm chính : Kẹo cứng, kẹo mềm, bánh. - Kẹo cứng là mặt hàng phổ biến và cũng là mặt hàng truyền thống của Công ty. - Bánh : Bánh Bisuit, bánh Cracer, bánh kẹp kem. Một điểm đặc trưng ở Công ty là chuyên dùng các loại hoa đặt tên cho các sản phẩm bánh của mình như : Cẩm chướng, Hải Đường, Thuỷ Tiên... * Thứ hai : Cũng giống như các loại sản phẩm bánh kẹo khác, bánh kẹo của Công ty cũng được chế biến từ những nguyên liệu dễ bị huỷ như bơ, đường ,sữa ...nên thời gian bảo quản ngắn, thông thường là 90 ngày riêng kẹo Càphê thời gian dài hơn cũng chỉ là 180 ngày, tỷ lệ hao hụt tương đối lớn, yêu cầu vệ sinh công nghiệp cao. Khác với sản phẩm thông thường quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo chỉ khoảng từ 3 đến 4 giờ vì vậy không có sản phẩm dở dang. * Thứ ba : Sản phẩm bánh kẹo của Công ty bánh kẹo Hải Hà mang tính thời vụ, Chẳng hạn vào các dịp tết sản phẩm của Công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó thậm trí đôi khi không dáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng song khi sang mùa hè số lượng tiêu thụ sản phẩm bị giảm đi dõ rệt do vậy một số loại bánh kẹo chỉ được sản xuất theo mùa vì thời gian bảo quản không được lâu. 2.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất: Dây chuyền sản xuất bánh Craker: Nguyên liệu Đóng túi Nhào Trộn Lên Men Làm Nguội Phun Sôcôla Nướng bằng điện Tạo Hình Dây chuyền sản xuất kẹo mềm: Hoà đường Nấu Làm nguội Quật kẹo Máy lăn côn Cơ giới Máy tự động Cắt miếng Máy gói Sàng rung Đóng túi to Gói tay Dây chuyền sản phẩm kẹo cứng Hoà đường Nấu Làm nguội Máy lăn côn Vuốt kẹo Máy gói Tạo nhân Bơm nhân Dập hình Sàng làm lạnh Gói tay Đóng túi 3. Quy mô của Công ty bánh kẹo Hải Hà 3.1.Quy mô về lao động Số lượng và chất lượng lao động của Công ty không ngừng phát triển. Tính đến cuối năm 2002. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 1962 người. Với số lượng cán bộ công nhân viên như vậy Công ty luôn bố trí sắp xếp sao cho phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì tính chất sản xuất của Công ty mang tính thời vụ , Xuất phát từ đặc điếm này Công ty đã mở rộng chính sách lao động hợp lý đó là việc tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng thời vụ, khi hết hợp đồng họ tạm nghỉ cho tới vụ sau. Điều này thể hiện ở bảng thống kê sau. Bảng : Cơ cấu lao động theo thời hạn sử dụng . ( Đơn vị : người) Loại lao động Hành chính XN kẹo XN bánh XN Phù trợ XN Việt trì XN N.định Tổng cộng 1. Lao động dài hạn 2. Lao động hợp đồng 3.Lao động thời hạn 107 41 3 362 156 12 64 75 233 37 5 0 387 196 217 54 13 0 1011 486 465 Tổng cộng 151 530 372 42 800 67 1962 ( Nguồn số liệu phòng hành chính năm 2002) Hiện nay bậc thợ trung bình của công nhân toàn Công ty là 4/7. Do đặc điểm sản xuất chủ yếu là lao động thủ công , nhẹ nhàng nên lực lượng lao động nữ chiếm khoảng 80% tổng số lao động của Công ty . Do vậy việc quan tâm đến người lao động và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ yên tâm làm việc là nhiệm vụ quan trọng của ban lãnh đạo và công đoàn của Công ty . Ví dụ như việc giải quyết hợp lý các vấn đề nghỉ do thai sản , con ốm, bệnh tật... 3.2. Quy mô về vốn Bảng tình hình vốn của Công ty . Vốn 2000 2001 2002 Mức (tỷ đồng Tỷ trong (%) Mức (tỷ đồng Tỷ trong (%) Mức (tỷ đồng Tỷ trong (%) I. Theo cơ cấu 1. Vốn lưu động 9.685 9.77 10.286 9.73 11.4 10.3 2. Vốn cố định 89.402 90.23 95.409 90.27 99.35 89.7 Tổng vốn 99.087 100 105.695 100 110.75 100 II. Theo nguồn 1. Ngân sách cấp 49.416 49.87 56.37 55.33 65.3 58.96 2. Vốn vay 13.394 13.52 17.44 16.5 19.8 17.88 3. Nguồn khác 36.277 36.61 31.885 28.17 25.65 23.16 Tổng vốn 99.087 100 105.695 100 110.75 100 (Nguồn số liệu phòng tài vụ) Qua bảng số liệu chi tiết trên về tổng số vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn trong Công ty 3 năm trở lại đây cho thấy một số vấn đề chính như sau : Xét về mặt cơ cấu nguồn vốn : Trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty vốn cố định chiếm chủ yếu tới khoảng 90% tổng số vốn trong khi đó vốn lưu động của Công ty chỉ chiếm vào khoảng 10% đây cũng là một vấn đề Công ty quan tâm. Tuy nhiên xem xét các số liệu qua các năm cho thấy tổng số vốn có xu hướng gia tăng . Cụ thể : + So sánh giữa năm 2000 với năm 2001 lượng vốn tăng lên 6.608 triệu đồng trong đó phần tăng chủ yếu vẫn là vốn cố định 6.007 triệu đồng . + So sánh giữa năm 2001 với năm 2002 lượng vốn tăng lên là 5055 triệu đồng . - Xét theo nguồn : + Như phần I đã đề cập, Công ty Hải Hà là một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước nên trong tổng số vốn kinh doanh là do ngân sách Nhà nước cấp qua các năm 2000, 2001,2002 luôn được tăng thêm. Điều này cho thấy Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc phát triển của Công ty . Bởi vậy vì trên thực tế hiện nay chính phủ đang áp dụng những biện pháp thích hợp để tránh tình trạng sử dụng vốn ngân sách một cách tràn lan mà đầu tư có trọng điểm, Không phải doanh nghiệp nào Nhà nước cũng tiếp tục trợ cấp vốn, ví dụ như đối với doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ thường xuyên sẽ bị giải thể hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh khác. + Bên cạnh đó, ta thấy nguồn vốn vay của Công ty cũng tăng lên liên tục qua các năm đều là một phần thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất . Nhưng chính ở việc tăng nguồn vốn vay đã tạo ra một khoản chi phí không nhỏ đó là trả lãi tiền vay. Hàng năm, số tiền này Công ty đã phải trả vào khoản 600 triệu đồng đến 700 triệu đồng . Đây cũng là một khó khăn đối với Công ty . 3.3 Quy mô về máy móc thiết bị. Hiện nay Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một trong những đơn vị có hệ thông máy móc thiết bị thuộc dangj khá trong ngành sản xuất bánh kẹo ở nước ta hiện nay. Tuy nhên cũng thuộc loại kém so với các nước trong khu vực và thế giới . Qua bảng số liệu sau sẽ cho thấy nguồn gốc trang thiết bị chủ yếu nhập từ nước ngoài , dây chuyền máy moác thiết bị chưa đồng bộ . Bên cạnh các thiết bị mới nhập Công ty vẫn còn sử dụng một số máy móc thiết bị lạc hậu. Bảng thiết bị công nghệ sản xuất bánh kẹo được trang bị từ năm 1990 đến nay. Tên thiết bị Nước sản xuất Năm sản xuất Công xuất (Kg/giờ) A. Thiết bị sản xuất kẹo - Nồi nấu kẹo chân không - Máy gói kẹo cứng - Máy gói kẹo kiểu gấp - Máy gói kẹo mềm kiểu gói gối. - Dây chuyền kẹo Jelly đổ khuôn. - Dây chuyền kẹo Caramen béo. B. Thiết bị sản xuất bánh. - Dây chuyền sản xuất bánh quy ngọt - Dây chuyền sản xuất bánh Cracker. - Dây chuyền phủ Socola. - Dây chuyền sản xuất máy đóng Đài loan Italia Đức Hà Lan Atralia Đức Đan Mạch Italia Đan Mạch Nhật bản 1990 1995 1993 1996 1998 1998 1992 1995 1992 1995 300 500 600 1000 2000 2000 300 400 200 100-200 4. Thị trường tiêu thụ của Công ty Bánh kẹo Hải Hà. * Thị trường trong nước: Thị trường trong nước của Công ty được chia ra làm ba khu vực chính đó là : Thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung, thị trường miền Nam. Trong đó cụ thể tình hình tiêu thụ ở mỗi loại thị trường là khác nhau đòi hỏi Công ty phải có nhuững biện pháp thích hợp. Thị trường miền Bắc là thị trường chính của Công ty. Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà đã rất quen thuộc với người dân miền Bắc. ở miền Bắc, nhu cầu bánh kẹo tập chung chủ yếu ở các thành phố lớn và thị xã còn ở nông thôn thì rất ít. Thị trường miền trung : Một thực tế thấy rõ thu nhập của người miền trung thấp hơn hẳn so với người miền Bắc và người mièen Nam chủ yếu họ dùng những loại bánh kẹo có chất lượng vừa phải, giá thành rẻ và đặc biệt họ ít quan tâm đến hình thức mẫu mã của sản phẩm như người miền Bắc. Đối với thị trường này sản phẩm chủ yếu là kẹo cốm, kẹo sữa mềm, kẹo bắp. - Thị trường miền Nam. Nhu cầu về sản phẩm có chất lượng cao hơn. Nhu cầu về bánh kẹo ở thị trường này rất lớn nhưng lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà ở đây chưa cao do một số nguyên nhân như sau: Do yếu tố cạnh tranh, do sự xa cách về địa lý và đặc biệt quan trọng hơn đó là đặc điểm tâm lý , thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng. * Thị trường nước ngoài : Trước đây thị trường chủ yếu của Công ty là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Tuy nhiên, từ khi hệ thống các nước XHCN tan rã số lượng tiêu thụ ở thị trường này còn rất ít. Hiện nay, Công ty đang mở rộng thiết bị lập một số thị trường mới như Mông Cổ, Trung Quốc, các nước ASean và một số thị trường khác. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải hà. Mặc dù đã phải gặp một số khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, gặp phải bao thử thách bởi sự cạnh tranh của một cơ chế thị trường mở , Công ty bánh kẹo Hải Hà vẫn liên tục trưởng thành và phát triển, đã phát huy mọi khả năng sản xuất kinh doanh của mình để đứng vững trên thị trường, nâng cao uy tín của Công ty . Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà trong những năm gần đây. Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh . (Nguồn : Phòng tài vụ ) Tên thiết bị Đơn vị Thực hiện So sánh (%) 2000 2001 2002 2001/00 2002/01 1/ Giá trị Tổng SL SP chính Tỷ.đ 133,350 135,500 136,100 101,612 100,44 * Doanh thu Tỷ.đ 153,380 161,500 162,500 105,300 100,62 * Nộp ngân sách Tỷ.đ 16,017 16,170 18,2000 101 112,5 * Lợi nhuận Tỷ.đ 0,5 0,2 0,2 40 100 * Sản lượng Tấn * Thu nhập BQ 1.000đ /người 560 650 750 116,07 115,4 * Số lao động 1921 1832 1962 95,37 107,1 * Tình hình vốn Tỷ.đ 99,087 105,695 110,75 106,7 104,8 Vốn cố định Tỷ.đ 89,402 95,409 99,35 107 104,1 Vốn lưu động Tỷ.đ 9,685 10,286 11,4 106,2 110,8 6. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 6.1. Bộ máy quản lý. Tổng giám đốc Phos giám đốc tài chính Phó Tổng giám đốc kinh doanh Xí nghiệp kẹo cứng Xí nghiệp bánh Xí nghiệp phụ trợ XN thành phẩm NM bột dinh dưỡng NĐ Phòng tài vụ Phòng kinh doanh Văn phòng CN TP HCM CNĐN Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Nghiên cứu thị trường tiếp thị Đội xe Kho Kẹo mềm 6.2 Chức năng nhiệm vụ những phòng ban. * Hiện nay, bộ máy của C.ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: - Đứng đầu Công ty là Tổng Giám đốc do cấp trên bổ nhiệm. Sau khi đã tham khảo ý kiến của Đảng bộ, phiếu tín nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Tổng Giám đốc quản trị theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết đại hội công nhân viên chức đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể ngươì lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện toàn quyền của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Dưới Tổng Giám đốc là các phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực chuyên môn: + Phó Tổng Giám đốc thương mại : Chịu trách nhiệm về quản lý vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được nhịp nhàng . + Phó Tổng Giám đốc tài chính : Chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, xem xét về việc tính giá thành lỗ, lãi. + Văn phòng có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm, tính lương, tính thưởng, tuyển dụng lao động, phụ trách những vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp khách. - Hệ thống những phòng ban: + Phòng kinh doanh có chức năng : Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều động sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua thiết bị, theo dõi việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động Marketing từ quá trình tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo ... lập dự án phát triển cho những năm tiếp theo. + Phòng tài vụ có chức năng huy động vốn sản xuất, tính giá thành lỗ lãi, thanh toán nội Công ty và với bên ngoài. + Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống cửa hàng có chức năng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty. Hệ thống những nhà kho có các chức năng dự trữ bảo quản nguyên liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời bảo quản sản phẩm làm ra. II. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty bánh kẹo Hải Hà. 1. Cơ cấu bộ máy kế toán và chức năng của từng bộ phận. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập chung. Tại phòng tài vụ của Công ty gồm 9 nhân viên, mỗi nhân viên phụ trách 1 khâu kế toán với các nhiệm vụ. - Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm chỉ đạo hưỡng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế trong toàn bộ Công ty. - Kế toán tổng hợp : Giúp kế toán trưởng công tác chỉ đạo, làm công tác tổng hợp ghi sổ cái, lập công tác kế toán, phân tích kinh tế, bảo quản lưu trữ hồ sơ. - Kế toán NVL và CCDC : Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tổng hợp tình hình nhập xuất từng loại vật tư như VLP,CCDC và vật liệu khác. Do đặc điểm sản phẩm sản xuất ở Công ty đòi hỏi nhiều chủng loại vật tư nên công tác kế toán vật tư có khối lượng công việc khá lớn. - Kế toán tài sản cố định : Hạch toán tài sản cố định theo dõi ghi sổ quá trình tăng giảm tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định trong kỳ. - Kế toán tiền mặt : Hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu, chi, tồn quỹ, TGNH của Công ty. Tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và bên ngoài , hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình vay vốn lưu động và quá trình thanh toán tiền vay phụ trách các tài khoản 111,112,141,311,341. - Kế toán Xây dựng cơ bản: Hạch toán các khoản chi phí sửa chữa thường xuyên của tài sản. - Kế toán tiền lương : Tổ chức hạch toán bảo hiểm xã hội các quỹ của Công ty theo dõi tình hình lập quỹ, sử dụng quỹ, phụ trách các TK 334,338,441,414. - Kế toán giá thành : Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh cho các đối tượng chịu phân bổ. Tổng hợp chi phí theo từng đối tượng và tiến hành tính giá nhập kho, mở sổ hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tiêu thụ : Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho và tiêu thụ của Công ty, xác định bán hàng, tổ chức mở sổ chi tiết . - Bộ máy kế toán ở các xí nghiệp thành viên: Các Xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán đầy đủ như ở Công ty. Tổ chức kế toán ở xí nghiệp thành viên gồm 2 đến 3 người. Dưới sự điều hành của giám đốc xí nghiệp và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của kế toán trưởng Công ty như thu thập chứng từ, ghi chép ban đầu và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu kinh tế theo định kỳ và đột xuất của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được mô tả qua sơ đồ sau Kế toán trưởng Thủ Quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi ngân sách Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ Kế toán xây dựng cơ bản Kế toán giá thành lương Kế toán thành phẩm tiêu thụ Kế toán tổng hợp và tài sản cố định Kế toán xí nghiệp thành viên 2. Tổ chức sổ kế toán : - Công ty áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký chúng từ " theo quy định của Bộ Tài chính, với niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12 hàng năm hàng tồn kho của Công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.Với hình thức Nhật ký chứng từ Công ty sử dụng các loại sổ . + Nhật ký chứng từ số : 1,2,4,5,6,7,8,9,10 + Sổ chi tiết vật tư số 2,5,6 + Bảng kê số :1,2,4,5,6,8 + Bảng phân bổ tiền lương, chi phí + Sổ cái . Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. + Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê , sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán , vào bảng kê, sổ chi tiết , cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê ,sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ . Đặc biệt đối với Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất thì các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần mang tính chất phân bổ , các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê, và nhật ký chứng từ có liên quan. + Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ , kiểm tra số liệu , đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái . + Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và các thẻ chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái . + Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ , Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính . Với hình thức sổ Nhật ký chứng từ, để hạch toán CPSX và tính giá thành Công ty sử dụng các loại sổ sau : - Sổ chi phí nguyên vật liệu . - Sổ chi tiết nợ TK 627 . - Bảng phân bổ số 1 : Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Bảng tổng hợp phát sinh TK 152, 153 - Bảng kê số 4 - Bảng kê số 6 - Nhật ký chứng từ số 7 Sơ đồ : Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ Hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng Kê số 4 Nhật ký chứng từ số 7 Thẻ và sổ kế toán chi tiết 621,622,627 Sổ cái TK 621,622,627 Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. IV Thực trạng hạch toán CPSX và tính giá thành tại công ty bánh kẹo Hải Hà 1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Cty Bánh kẹo Hải Hà 1.1. Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất : *. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại công ty bánh kẹo Hải Hà tất cả những loại nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm một cách hữu hình, tức là có thể kiểm soát được sự có mặt của chúng ở trong sản phẩm thì đều được coi là nguyên vật liệu trực tiếp, không kể chúng ở trong sản phẩm thì đều được coi là nguyên vật liệu, không kể chúng có giá trị lớn hay nhỏ. Nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi trên tài khoản 152 và được chi tiết theo từng loại. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tất cả giá trị của các loại nguyên vật liệu trực tiếp , bao gồm từ đường,sữa, bột mì, tinh dầu, muối tinh, phẩm, băng dính. Kế toán chi phí chỉ sử dụng tài khoản 621 được chi tiết theo từng loại sản phẩm và loại nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm được hạch toán theo định mức sử dụng nguyên vật liệu : Chi phí NVL Sản lượng Định mức NVL trực tiếp Sản xuất = tấn sản x (n) cho 1 tấn sản phẩm (i) phẩm(i) sản phẩm(i) Trên cơ sở định mức sử dụng nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, sản lượng tấn sản phẩm( thực sự là căn cứ trên Báo cáo vật tư của xí nghiệp). Máy tính tự động lập sổ chi phí nguyên vật liệu. Thực chất đây là sổ chi tiết chi phí. Công việc hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các bước sau: Bước 1: Cước thành, khi nhận được báo cáo sử dụng vật tư của từng xí nghiệp kế toán nguyên vật liệu kiểm tra lại các định mức sử dụng nguyên vật liệu, các báo cáo nhập kho sản phẩm, xác minh lại sự chính xác của lượng nguyên vật liệu theo định mức. Bước 2: Kế toán NVL tập hợp các phiếu xuất nguyên vật liệu cho sản xuất trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), đối chiếu lượng xuất thực tế của từng loại nguyên vật liệu của phiếu xuất với lượng tiêu hao thưcông ty tế của từng loại trong báo cáo sử dụng vật tư, chúng phải bằng nhau. Bước 3: So sánh giữa số thực xuất và số định mức của từng loại nguyên vật liệu, số định mức là cơ sở để lập sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bước 4: Ghi sổ cho chênh lệch giữa sổ thực xuất và sổ định mức này được vào sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu (trong cột nợ TK 136 hoặc TK 336). Tất cả các công việc trên máy tính đều tự động thực hiện, nhân viên kế toán nguyên vật liệu chỉ việc nhập mẫu bản báo cáo sử dụng vật tư với đầy đủ các thông tin về (1) sản phẩm; (2) sản lượng, (3) mã nguyên vật liệu, (4) tổng vật tư thực dùng. Để theo dõi chung việc sử dụng vật tư cho tất cả các mục đích khác nhau, từ xuất dùng cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đến xuất dùng cho sản xuất dùng cho sản xuất chung, cho sửa chữa kế toán mở sổ chi tiết xuất vật tư. Sổ này được chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu, số liệu tổng hợp của sổ này tạo thành bảng phân bổ nguyên vật liệu, khi tất cả các nghiệp vụ xuất đã được cấp nhận về số luợng, kế toán sử dụng lệnh áp giá cho máy tính, kết quả là giá xuất sẽ được áp vào cho tất cả các sổ xuất nguyên vật liệu. Kế toán máy căn cứ vào đơn giá bình quân vật tư xuất dùng tự động áp giá cho từng loại vật tư thực tế sử dụng cho sản xuất và cho ra kết quả hao phí vật tư cho sản xuất từng loại sản phẩm . Kết quả này thể hiện trên biểu “Chi phí nguyên vật liệu” ( Biểu số 1) mở riêng cho từng loại sản phẩm Biểu số 1 : Công ty Bánh kẹo Hà Báo cáo vật tư xí nghiệp bánh kẹo Sản lượng thực tế : 3800 kg Tháng 7/2002 STT Tên vật tư ĐV Vật tư sử dụng Đ.M T.H C.L 1 Đường kính Kg 1200 370,25 368,42 -1,83 2 Glucose 1 - 2200 530,4 538,16 +7,76 3 Softening - 115 31,8 30,26 -1,54 4 Dầu bơ cao cấp - 110 29,62 28,95 -0.67 5 Sữa gầy - 73 19,85 19,21 -0,64 6 Váng sữa - 75 19 19 0 7 Nhãn nhân dứa Cuộn 51,5 13,55 13,55 0 8 Băng dính - 12,5 3,2 3,3 +0,1 ... Trong biểu số 1: Cột vật tư sử dụng là số vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất dược 3800 kg kẹo nhân dứa Cột Đ.M là định mức về số lượng vật tư tính cho một tấn sản phẩm Cột T.H là cột thực hiện = Vật tư sử dụng / sản lượng thực tế ( Tính bằng tấn ) Cột C.L = Cột T.H – Cột ĐM.. Nếu tiết kiệm thì mang dấu (-) nếu vượt định mức thì mang dấu (+) Sau khi đã đối chiếu tính đúng đắn của báo cáo vật tư , kế toán NVL lập sổ chi phí NVL cho từng loại sản phẩm ( xem biểu số 2). Chi phí NVL được hạch toán theo định mức nguyên vật liệu đã được xây dựng . Chi phí NVL TT Sản lượng thực ĐM NVL loại (i) Đơn giá Sản xuất sản phẩm = tế sản phẩm * Cho một tấn * NVL loại (i) loại (i) sản phẩm loại (i) loại (i) Đơn giá xuất NVL được tính theo phương pháp bình quân gia quyền . Về thực chất , sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm là cơ sở để tập hợp chi phí như vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm đó . Ví dụ : Với loại kẹo nhân dứa được sản xuất trong tháng 7/2002, kế toán nguyên vật liệu lập sổ này như sau Biểu số 2 : Công ty bánh kẹo Hải Hà Sổ chi phí Nguyên vật liệu Sản phẩm : Kẹo nhân dứa Sản lượng thực tế : 3800 kg Tháng 7 năm 2002 STT Mã vật tư Tên vật tư Số lượng Đơn giá Số tiền (đ) 1 2 Đường kính 1406,95 3,800 5,346,410 2 33 Glucose1 2015,52 2,950 5,945,784 3 36 Softening 120,84 6,790 820,504 4 258 Dầu bơ cao cấp 112,56 26,800 3,016,608 5 5 Sữa gầy 75,43 34,600 2,609,878 6 12 Váng sữa 72,2 12,050 870,010 7 F309 Nhãn nhân dứa 51,5 165,040 8,499,560 8 F303 Băng dính 12,16 5,500 66,880 Cộng 40,850,780 Đơn giá do máy tính và tự động áp giá cho từng loại nguyên vật liệu này được hạch toán vào bảng tính giá thành sản phẩm như sau : Nợ TK 621 : ( Chi tiết theo từng loại sản phẩm ) Có TK 152 Ví dụ : Tổng chi phí NVLTT cho sản phẩm kẹo nhân dứa ở biểu số 2 là 40.850.780đ, kế toán CP và giá thành ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm tại “cột “ Nộ TK 621 đối ứng với có TK 152 “dòng “ kẹo nhân dứa như sau : Nợ TK 621 – Kẹo nhân dứa 40.850.780 Cố TK 152 40.850.780 Khi đối chiếu với báo cáo vật tư về thực tế xuất dùng và định mức NVL, kế toán sẽ xác định được xí nghiệp sử dụng tiết kiệm được hây lãng phí nguyên vật liệu .. Nếu tiết kiệm thì phần nguyên vật liệu tiết kiệm - Nếu đơn vị sử dụng quá định mức, khoản NVL vượt định mức coi như xí nghiệp vay của Công ty ( Khoản này thực tế đã sử dụng hết ) Và sẽ được hạch toán : Nợ TK 136 : (Chi tiết đơn vị sử dụng vượt quá định mức : Có TK 152 : Phần nguyên vật liệu quá định mức Song song với việc lập sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, kế toán nguyên vật liệu, căn cứ vào phiếu x._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29289.doc
Tài liệu liên quan