Bộ công nghiệp
Trường cao đẳng công nghiệp hà nội
Khoa kinh tế
Chuyên đề tốt nghiệp
đề tài:
tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty hỗ trợ và phát triển công nghệ DETECH
Giáo viên hướng dẫn: nguyễn thị sức
Học sinh thực hiện : nguyễn thị thuận
Lớp : THKT1-K47
Hà nội: Tháng 9 năm 2001
Lời nói đầu
Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng và cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế làm cho doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty hỗ trợ và phát triển công nghệ DETECH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hạ gia thành sản phẩm,bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Đứng trước yêu cầu đó,việc xác định chính xác đầy đủ kip thời,các chi phí sản xuất đã bỏ ra để tính đúng,chính xác giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm của tất cả doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất,tính giá thành sản phẩm phải trở thành công cụ đắc lực trong công tác quản lý.
Bên cạnh đó,việc áp dụng thống nhất chế độ kế toán mới trong cả nước đặt ra yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cho phù hợp với chế độ và yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường.
ở công ty Hổ trợ Phát triển Công nghệ(DETECH.Co),sản phẩm của công ty là các loại xe gắn máy lắp ráp hoàn chỉnh đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm trong và ngoài nước vì vậy vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất,tăng khả năng cạnh tranh…là vấn đề công ty đặc biệt chú trọng.Trong thời gian thực tập tại công ty,em thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty tương đối hoàn chỉnh và chính xác.Tuy nhiên việc hạch toán này vấn còn một số tồn tại mà công ty cần khắc phục.Với những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập và thời gian thực tập tại công ty,cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Nguyễn thị Sức và các anh chị phòng kế toán công ty,em chọn đề tài “kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xe gắn máy ở công ty Hỗ trợ và Phát triển Công nghệ”cho chuyên đề thực tập của mình.
Mục tiêu đặt ra đối với chuyên đề này là tập hợp đầy đủ cách hạch toán các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty.trên cơ sở những kiến thức thực tế trong thời gian học tập ở nhà trường kết hợp với những kiến thực tế trong thời gian thực tập để rút ra những nhận xét,đánh giá thích hợp.
Với mục tiêu như vậy chuyên đề được bố cục gồm ba phần chính sau:
Phần một: sơ lược về Công ty Hỗ trợ và Phát triển Công Nghệ(DETECH.Co).
Phần hai: nội dung của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Hỗ trợ vàPhát triển Công Nghệ.
Phần ba: một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Hỗ trợ và Phát triển Công Nghệ.
Chuyên đề này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng giẫn Nguyễn thị Sức và các anh chị trong phong kế toán công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Khái quát về công ty hỗ trợ phát triển công nghệ (DETECH.Co)
I . Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty hỗ trợ và phát triển công nghệ tên giao dịch tiếng anh là Tech onology Development Suppoung Company (viết tắt là DETECH. CO). Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia được thành lập từ tháng 2/1991 và được thành lập lại vào ngày 22/5/1993 theo quyết định số 117/VHK-QD của viện khoa họcViệt Nam. Công ty có trụ sở chính tại 47 Hoà Mã- Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có một chi nhánh tại 190 Nguyễn văn THủ-Quận 1-TP.HCM liên doanh với một công ty đá quý có tên làCông ty kỹ nghệ đá quý Việt nam tại Hà Nội.
Điều lệ hoạt động của công ty được viện trưởng viện khoa học Việt Nam phê duyệt ngày 22/5/93.
Giấy phép kinh doanh số 108510 ngày 29/5/93 do trọng tại kinh tế Nhà nước thành phố Hà Nội cấp
Cho đến nay công ty đã hoạt động được 9 năm có đội ngũ cán bộ cong nhân viên đông đảo trong đó trên 30 người có trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ, pháp lý giàu kinh nghiệm.
Tổ chức DN theo hình thức: Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập,có tư cách pháp nhân sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tiền việt nam và ngoại tệ tại các ngân hàng.
Tài khoản tiền Việt Nam tại ngân hàng INDOVINA; 1237.6G
Tài khoản ngoại tệ ại ngân hàng INDOVINA:1237.1G
Khi mới thành lập công ty có vốn kinh doanh là: 2500300000 đồng
Trong đó:
Vốn cố định: 184274000 đồng
Vốn lưu động: 2316026000 đồng
Theo nguồn vốn chia thành:
Vốn ngân sách cấp: 50000000 đồng
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 134950000 đồng
Vốn tự huy động: 2315350000 đồng
Chức năng của công ty hỗ trợ phát triển công nghệ
Tổ chức và thực hiện các dịch vụ đầu tư , chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ
thực hiện đại diện sở hữu công nghiệp và các dịch vụ sở hữu công nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh XNK và dịch vụ thương mại. Tổ chức nghiên cứu triển khai sản xuất kinh doanh và một số sản phẩm phục vụcông,nông nghiệp và đời sống như: phụ gia xi măng, bê tông xốp, bê tông chịu mặn .
Trách nhiệm của công ty hỗ trợ phát triển công nghệ
Thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính, thống kê, kế toán, lao động tiền lương và chính sách cán bộ.
Đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội
Trong quan hệ với khách hàng, thực hiện thực hiện theo pháp lệnh HĐKT của nhà nước việt nam và công ước quốc tế tham gia.
Sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của đơn vị, tự bù đắp chi phí, kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ với Nhà Nước .
3. Quyền hạn của công ty hỗ trợ phát triển công nghệ
Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) tại các nghân hàng ở Việt Nam và nước ngoài, được huy động vốn trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị trên nguyên tắc bảo đảm kinh doanh có lãi và trang trải các khoản nợ đã vay.
Được sử dụng và thanh toán bằng ngoại tệ vối khách hàng theo quy định của nhà nước.
Được ký kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ để đầu tư, liên kết kinh tế hợp tác gia công sản xuất, huấn luyện tay nghề trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi.
Đàm phán, ký kết các hợp đồng XNK với các nước ngoài theo quy định của nhà nước và luật pháp quốc tế. Được quyền ký kết và thực hiện các phương án liên doanh, liên kết, hợp tác gia công với nước ngoài.
Được tham gia hội chợ triễn lãm giới thiệu các sản phẩm của công ty ở trong nước và nước ngoài, đàm phán ký kết các hợp đồng, khảo sát thị trường, trao đổi kỹ thuật nghiệp vụ…
Được đặt các đại diện, chi nhánh của các công ty ở các địa phương trong và ngoài nước theo quy định của nước Việt Nam và các nước sở tại được cơ quan cung cấp hoặc tự tổ chức thu nhập thông tin về kinh tế và thị trường thế giới.
Công ty được quyền định giá hoặc thoả thuận giá mua, giá bán sản phẩm vật tư nguyên liệu liên quan đến sản xuất kinh doanh, dịch vụ với khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước Việt Nam.
Công ty được quyền tuyển chọn lao động, ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu của công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất và kinh doanh Công ty có trách nhiệm sử dụng laođộng hợp lý, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ chính sách đối với người lao động do pháp luật quy định.
Công ty được quyền lựa chọn các hình thức trả lương, trả thưởng theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhằm khuyến khích người lao động tích cực lao động với năng suất cao, chất lượng tốt và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Sơ đồ khối của bộ máy tổ chức của công ty DETECH.Co
1. Sơ đồ khối của bộ máy tổ chức của công ty DETECH.Co
(sơ đồ ở trang sau)
Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty Hỗ trợ và phát triển công nghệ là một doanh nghiệp Nhà Nước tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty, từ khi thành lập đến nay cơ cấu tổ chức của công ty đã có nhiều thay đổi để thích ứng với nhiệm vụ kinh doanh cũng như những biến động của nền kinh tế thị trường. Hiện tại cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình tập trung, được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới theo hình thức trực tuyến. Cụ thể:
Ban giám đốc: gồm 4 người.
Giám Đốc công ty là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty thực hiện chức năng quản lý theo trực tuyến- Trực tiếp phụ trách chung toàn công ty. Giám Đốc Công ty đồng thồi là giám đốc chi nhánh của công ty tại TP.HCM. Giám Đốc Công ty là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cơ quan chủ quản và Công ty về kết quả hoật động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Một phó giám đốc kiêm bí thư chi bộ: phụ trách điều hành sản xuất kinh doanh ở các phòng, trung tâm ở Hà Nội.
Hai phó giám đốc: thay mặt giám đốc Công ty phụ trách điều hành, quản lý chi nhánh của công ty ở TP.HCM và chịu mọi trách nhiệm trước Giám Đốc.
Chi nhánh TP HCM
Xưởng sản xuất
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Xưởng sản xuất
TT điện tử tin học truyền thông
TT công nghệ sử lý nước và môi trường
Văn phòng tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ
Phòng king doanh xuất nhập khẩu
Phòng tổng hợp
Phòng kế toán tài vụ
TT công nghệ và thiết kế tàu thuỷ
Ban giám đốc
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty DETECH.Co
* Tại Hà Nội
Phòng hành chính tổng hợp: phụ trách về lao động, tiền lương, quản lý nhân sự của Công ty như công tác văn thư lưu trữ.
Phòng kế toán tài vụ: trực tiếp làm công tác tài chính kế toán theo đúng chế độ của Nhà Nước quy định. Phòng có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty thông qua việc mở sổ sách kế toán tổng hợp số liệu kế toán toàn Công ty. Qua đó, phòng có thể theo dõi được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cung cấp các thông tin kịp thời chính xác giúp ban giám đốc có căn cứ tin cậy để phân tích đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời tham mưu cho ban giám đốc về các chế độ chính sách quản lý kinh tế của Nhà Nước để có quyếtđịnh hợp lý trong tổ chức quản ly điều hành sản xuất kinh doanh. Phòng còn có nhiệm vụ hướng dẫn đôn đốc, kiêm tra việc thực hiện chế độ tài chính kế toán và công tác kế toán tại các trung tâm chi nhánh.
Phòng kinh doanh XNK: thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực XNK theo kế hoạch của Công ty.
Văn phòng tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ: thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ. Thực hiện các dịch vụ nhằm bảo hộ quyền sở hứu trí tuệ cũng như giải quyết các tranh chấp khiếu nại về quyền sở hữu trí tuệ
trung tâm công nghệ và thiết kế tàu thuỷ: tham gia thực hiện các chương trình nghiên cứu về thiết kế và công nghệ mới trong thiết kế đóng tàu, thực hiện các dự án tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, thẩm định thiết kế, giám sát khi thi công, cung cấp chuyên gia đào tạo cán bộ…cho ngành đóng tàu.Trung tâm còn tổ chức thử nghiệm một số loại tàu thuỷ.
Trung tâm công nghệ xử lý nước và môi trường: thực hiện hoạt động nghiên cứu ứng dụng và kinh doanh các thiết bị, công nghệ làm sạch môi trường. Xử lý các nguồn nước tự nhiên làm nước uống, nước sinh hoạt, xử lý nước thải dân dụng và công nghiệp, xử lý không khí cho văn phòng, nhà ở, bệnh viện, kho tàng.
Trung tâm điện tử, tin học truyền thông: có nhiệm vụ tư vấn lập dự án đầu tư cung cấp các trang thiết bị trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, điện tử dân dụng.
Xưởng sản xuất: thực hiện nhiệm vụ chính là lắp ráp xe gắn máy.
* Tại chi nhánh TP. HCM
Phòng kế toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo hướng dẫn của phòng kế toán tài vụ của cả Công ty mà định kỳ lập báo cáo gửi về phòng kế toán Công ty.
Phòng kinh doanh: triển khai thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty tại TP.HCM.
Xưởng thiết kế và sản xuất bao bì: thiết kế nhắn hiệu hàng hoá,biểu tượng và kiểu giáng công nghiệp,sản xuất các loại hộp Duplex,thùng cacton,các loại bao bì hàng hoá với chất lượng cao .
đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm ở công ty DETDCH.Co
Công ty Hỗ trợ và phát triển Công nghệ là đơn vị tư vấn, xuất nhập khẩu và thiết kế các sản phẩm công nghệ cao liên quan đến xây dựng xử lý nước và môi trường,và sở hữu trí tuệ và có một bộ phận lắp ráp xe gắn máy.
Đây là công ty có quy mô vừa,bộ phận sản xuất hàng loạt.công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty tuy không phức tạp nhừg phải đảm bảo sự chính xác cao trong sản xuất,mỗi sản phẩm tạo ra phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật phù hợp với quy định,được lắp ráp từ nhiều chi tiết khác nhau.đây là loại hình sản xuất mới của công ty,ra đời từ hai năm trở lại đaay để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ trong xã hội.
Do đặc điểm là loại hình lắp ráp từ nhiều chi tiết linh kiện,chẳng hạn một chiếc xe IKD2 được lắp ráp từ một bộ linh kiện nhập nguyên cục từ nước ngoài và các chi tiết linh kiện khác mua trong nước(tỷ lệ nội địa hoá là 40%).sản phẩm cả công ty không qua nhiều bước công nghệ,máy mó thiết bị không đa dạng chủ yếu là loại máy dành cho lắp ráp:máy đột dập,dây chuyền IKD, máy kiểm tra động cơ…Máy móc thiết bị nói chung đều mới song để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường,công ty luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm,nhập thiết bị công nghệ nước ngoài,học hỏi kinh nghiệm và công nghệ sản xuất để từng bước đưa tỷ lệ nội địa hoá xe máy lên cao vủa đáp ứng yêu cầu về giá,vừa đảm khả năng cạnh tranh về chất lượng giá cả của cong ty.
Về cơ cáu tổ chức sản xuất:Công ty có một xưởng sản xuất ,phân xưởng cuối cùng cùng là phân xưởg lắp ráp.Phân xưởng này có nhiệm vụ lắp ráp các linh kiện với nhau để tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh.
Sơ đồ quy trình công nghệ của công ty DETECH.Co
Kho thành phẩm
Phân xưởng lắp ráp
Nguyên vật liệu
Phần II
Nội dung kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Hỗ trợ và phát triển Công nghệ .
I. Lý luận chung về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩmở trong doanh nghiệp sản xuất.
1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều chịu tác động của các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu,quy luật cạnh tranh,quy luật giá trị.Vì vậy,đẻ tồn tại và phất triển,quá trình sản xuất kinh doanh cần phải được định hướng và tổ chức theo những hướng đã định.
Tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mỗi DN là lợi nhuận,đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh,là mục tiêu phấn đấu của các DN.Để tổng hợp và cung cấp thông tin cần thiết,các DN sử dụng công cụ đắc lực là kkế toán,trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là điều kiện không thể thiếu của hạch toán kế toán ở DN.
Có thể nói công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp,qua đó cho các DN biết các thông tin kinh tế liên quan đến chi phí và giá thành giúp DN tìm ra phương án sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận nhất,cũng như có biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả hơn chi phí,hạ thấp giá thành sản phẩm.
Tính đúng,đủ các yếu tố giá trị đã bỏ ra cho việc sản xuất sản phẩm,làm cơ sở cho việc tính giá thành hợp lý,từng bước hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm vừa giúp sản phẩm đứng vững trên thị trường,vừa là cơ sở để quản lý DN,quản lý các yếu tố đầu vào của sản xuất chất lượng sản phẩm và vạch ra hướng sản xuất khả thi nhất.
1.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong DN: Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất.Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự hoát động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Như vậy,để tiến hành sản xuát hàng hoá,người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động,về tư liệu lao động và đối tượng lao động.Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan,không phụ thuộc ý chí chủ quan của con người.
Quá trình sử dụng các yếu tố trên trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình DN phải chi ra những chi pgí sản xuất tương ứng trong đó:Chi phí về nguyên vật liệu,nhiên liệu,khấu hao thiết bị máy móc gọi là chi phí về lao động vật hoá,chi phí tiền lương,BHXH,…gọi là chi phí về lao động sống.Chi phí về lao động sống và lao động vật hoá kết hợp với nhau hình thành nên giá thành sản phẩm mới tạo ra.
Như vậy,chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh mà DN phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.
Hiểu rõ khái niệm chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết với tất cả các DN,giúp cho các DN tính đúng,đủ chi phí sản xuất và giá thành,cũng như tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí,hạ giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một phạm phạm trù của sản xuất hàng hoá,phản ánh lượng giá trj của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chỉ ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất,tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất củ DN mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của DN.
Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất,tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.Mọi cách tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến phá vỡ quan hệ hàng hoá-tiền tệ,không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sãnuất mở rộng.
1.2 yêu cầu quản lý chi phí sản xuất.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công cụ hữu hiệu để các nhà quản lý sử dụng rộng rãi trong các DN để chiến thắng trong cạnh tranh.Đặc biệt là trong nền kinh tế mở với nhiều chủng loại hàng hoá phong phú,đa dạng đáp ứng một cách đầy đủ nhất nhu cầu của người tiêu dùng thì vấn đề quyết định sự tồn tại của mỗi DN là giá thành sản phẩm.Do đó để quản lý tốt chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm,kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cần làm tốt các yêu cầu sau:
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở các bộ phận phân xưởng.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc điểm của quy trình công nghệ đêt tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thích hợp.
Tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đôí tượng bằng phương pháp thích hợp.
- Tính giá thành sản phẩm thực tế cho từng đối tượng theo đúng phương pháp,đúng kỳ hạn.
- Thực hiện việc kiểm tra định mức tiêu hao vật tư,kỹ thuật,so sánh với dự toán chi phí nhằm tăng cường việc sử dụng tiết kiệm hợp lý lao động,vật tư,tiền vốn hạ giá thành sản phẩm.
Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để tổ chức tốt kế toán chi phisanr xuất và tinh giá thành sản phẩm,đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành ở DN,kkế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện các nhiệm vụ sau.
- Xác định đối tựng kế toán tập hợp chi phói sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của DN và yêu cầu quản lý.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toían hàng tồn kho mà DN đã lựa chọn.
- Tổ chức tập hợp,kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đói tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định,theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.
- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố(trên thuyết minh báo cáo tài chính) định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở DN.
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học,hợp lý xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ,chính xác.
Trong quản trị DN,chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý DN quan tâm và chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.Tính đúng , tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từng loại sản phẩm, công việc lao vụ và dịch vụ trong DN.Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích,đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong DN,để có quyết định quản lý phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ DN.
2.Tổ chức kế toán chi phí sản xuất.
2.1.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp kế toán chi phí sử dụng để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.
Theo sự ảnh hưởng của chi phí sản xuất phát sinh đến đối tượng chịu chi phí người ta chia ra:
+ Phương pháp hạch toán trực tiếp: là các chi phí phát sinh kế toán có thể căn cứ trực tiếp vào các chứng từ gốc để ghi sổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.
+ Phương pháp hạch toán gián tiếp: các chi phí sản xuất phát sinh ở chứng từ gốc không phản ánh rõ mục đích sử dụng của chi phí do kế toán tập hợp chi phí phát sinh theo địa điểm,sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để tính chi phí cho từng đối tượng sử dụng cụ thể:
Cđ
H(T) =
ồti
Ci = ti x H(T)
Trong đó: Cđ : CTPS tập hợp theo địa điểm
H: hệ số phân bổ chi phí
T: chi phí tính cho một đơn vị tiêu thức
ti: tiêu thức chọn để phân bổ chi phí
Ci: CPSX tính cho từng đối tượng i
* Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung,tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu, mục đích hoăc tác dụng của chi phí như thế nào.Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia ra làm 5 yếu tố chi phí sau:
+ Chi phí NVL: bao gồm toàn bộ các loại NVL chính, VL phụ,nhiên liệu…DN sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
+ Chi phí nhân công : bao gồm toàn bộ số tiền lương,phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất ,chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ : là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của DN .
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : là toàn bộ số tiền DN đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước phục vụ cho hoạt động sản xuất.
+ Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí trên.
Cách phân loại này cho ta biết đươc trong quá trình sản xuất cần những loại chi phí nào, cơ cấu tỉ trọng của từng yếu tố trong tổng chi phí sản xuất. Trên cơ sở đó lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính giúp lãnh đạo biết tình hình sử dụng chi phí ở DN ,ngoài ra cách phân loại này còn cung cấp tài liệu để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí:
Căn cứ vào mục đích,công dụng của chi phí sản xuất để chia ra các khoản chi phí khác nhau, cụ thể :
+ Chi phí NVL TT : là toàn bộ chi phí về NVL chính ,VL phụ,nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền công, tiền trích BHXH , BHYT và KPCĐ của công nhân trưc tiếp sản xuất.
+Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuât chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội ,trại….),gồm :
Chi phí nhân viên (phân xưởng ,đội ,trại sản xuất)
Chi phí vật liệu .
Chi phí dụng cụ sản xuất.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí bằng tiền khác .
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành,làm tài liệu tham khảo để lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
- Phân loại chi phí sản xuất teo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất.
Chi phí sản xuất chia làm 2 loại:
+ Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của khối lượng hoạt đông. Khối lượng hoạt động có thể là số lương sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt đông, số km thực hiên…
+ Chi phí bất biến: là chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt đông thực hiện.
Cách phânloại này có tác dụng lớn trong việc thiết kế , xây dựng các mo hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn giúp các nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả chi phí.
Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và các đối tượng chịu chi phí.
+ Chi phí hạch toán trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo một loại sản phẩm, một công việc nhất định.
+ Chi phí phân bổ gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm,công việc, những chi phí này cần phải phân bổ cho các sản phẩm đó theo những tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn.
Phân loại theo nội dung cấu thành của chi phí :
+ Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất.
+ Chi phí tổng hợp : là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một cong dụng như chi phí sản xuất chung.
Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong viêc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất thích hợp với từng loại .
Ngoài ra, còn một số cách phân loại khác như phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ hạch toán lợi tức .
Phân loại chi phí sản xuất khoa học, hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch toán mà còn là tiền đề cho việc kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn DN cũng như các bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm trong DN.
2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Có thể nói trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và là công việc có tính chất định hướng cho toàn bộ khâu kế toán này. Bởi vì căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định,kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan,xác định phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách hợp lý, đồng thời cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm một cách chính xác kịp thời.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp theo đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất,yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của DN mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất công nghệ riêng biệt. Tuỳ theo quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng ,tổ đội sản xuất và đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm,từng mặt hàng,từng đơn đặt hàng, từng hoạt động,hoặc từng bộ phận, chi tiết sản phẩm.Khi xác định đối tương hạch toán chi phí sản xuất cần căn cứ vào:
Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
+ Nếu DN có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình cong nghệ sản xuất.
+ Nếu DNcó quy trình sản xuất phức tạp thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ.
loại hình sản xuất của ND.
+Nếu là loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí từng loại sản phẩm,từng công trình.
+ Nếu là loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí là từng loạt sản phẩm và nếu loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng.
Đặc điểm tổ chức sản xuất:xét xem DN có tổ chức thành phân xưởng hay không có phân xưởng.Nếu tổ chức theo phân xưởng thì tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng hoặc tập hợp chi phí theo sản phẩm.
- Yêu cầu quản lý và khả năng trình độ quản lý,trình độ hạch toán,khả năng và trình độ càng cao thì đối tượng càng được cụ thể và chi tiết.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định hoạt động hay phậm vi của chi phí phát sinh làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất.Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng phù hợp vơi đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của DN có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất,từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản,sổ chi tiết…khi sử dụng kế toán máy,chương trình này sẽ xây dựng hệ thống danh mục đối tượng chi phí ,kế toán có thể thêm mục trong danh mục hoặc sửa mục trong danh mục.
2.3. Chứng từ tài khoản kế toán:
Hiện nay,các DN có quy mô vừa và nhỏ là những DN chiếm vị trí quan trọng và là một bộ phận cấu thành chủ yếu của nền kinh tế.
Các DN vừa và nhỏ đều có đặc điểm chung là địa bàn kinh doanh,lĩnh vực kinh doanh hẹp,năng lực và trình độ quản lý cũng như yêu cầu quản lý không cao.Đặc điểm và yêu cầu,năng lực quản lý của các DN vừa và nhỏ đòi hỏi phải có sự quy định và hướng dẫn cụ thể về nội dung và phương phấp hạch toán thật phù hợp.Hệ thống chế độ kế toán DN vùa và nhỏ được áp dụng trong các DN thuộc mọi lĩnh vực hoạt động,mọi thành phần kinh tế cả nước.Căn cứ vào đặc điểm,quy mô,yêu cầu và trình độ quản lý,từng DN vận dụng hệ thống chế độ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của mình trong khuôn khổ chế độ quy định.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong DN vừa và nhỏ thực hiện kế toán._. hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng: TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”công chế biến ở các đơn vị sản xuất,các đơn vị kinh doanh phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh,chi phí sản xuất kinh doanh của khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành trong kỳ,chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính , phụ và thuê ngoài dịch vụ.
Tài khoản 154 được mở chi tiết theo địa điểm phát sinh kinh phí,theo loại nhóm sản phẩm,sản phẩm hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm theo từng loại dịch vụ hoặc từng công đoạn của lao vụ dịch vụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên nợ : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Chi phí nhân công trực tiếp .
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có: Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
Trị giá NVL,hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.
Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.
Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
Chứng từ sử dụng: Chi phí sản xuất phát sinh
+ Căn cứ chứng từ xuất kho, chứng từ liên quan mua vật liệu sử dung ngay vào sản xuất không qua kho cho từng đối tượng liên quan.
+ Phiếu báo sử dung ngyên vật liệu kỳ trước : Biết được trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ ở phân xưởng,cuối kỳ trước chưa sử dụng chuyển sang sử dụng ở kỳ này.
+ Phiếu nhập kho vật liệu và phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ.
+ Trị giá phế liệu thu hồi(nếu có).
+ Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Căn cứ vào bảng thanh toán lương.
+ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Các chứng từ liên quan phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất chung.
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các DN vừa và nhỏ thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên liên tục tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê định kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế chưa xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác.
Điểm khác nhau cơ bản là:
Tài sản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất TK 631 “Giá thành sản xuất” TK này không có số dư cuối kỳ
TK154 chỉ dùng để phản ánh giá trị sản phẩm làm dở đầu và cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở.
Căn cứ vào giá trị NVL tồn đầu kỳ, giá trị NVL nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính toán theo công thức:
Giá trị thực tế Giá trị thực tế Giá trị thực tế Giá trị thực tế
NVL = NVL + NVL + NVL
xuất dùng tồn kho nhập trong kỳ tồn kho cuối kỳ
Theo phương pháp này, để xác định thực tế của NVL xuất dùng cho các mục đích cụ thể như: sản xuất sản phẩm, xuất bán, căn cứ vào số liệu hạch toán chi tiết, không thể tách riêng cho từng đối tượng được đây là nhược điểm lớn nhất của phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trình tự kế toán (sơ đồ).
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất doanh nghiệp vừa và nhỏ theo phương pháp kê khai thường xuyên.
TK 152
TK 154
TK152,138,334
Chi phí NVL,CCDC
Phế liệu thu hồi ,bồi thường
Phải thu do sản phẩm hỏng
Tk 334,338
Chi phí NCTT,nhân
Viên quản lý phân xưởng
TK 155
Z thực tế sp
TK 632
Xuất kho tiêu thụ
Hoàn thành nhập kho
Giá thành thực tế SP hoàn thành bán ngay
TK 157
Giá thành thưc tế SP gửi bán
TK 214
CP khấu hao TSCĐ
TK 111,112
CP dịch vụ mua ngoài
CP bằng tiền khác
Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.
Phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một tác dụng riêng. Việc phân loại giá thành tuỳ thuộc vào những điều kiện nhất định ở mổi DN và được xác định rất khác nhau, cụ thể:
Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm được xem là mục tiêu phấn đấu của DN, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện giá thành.
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ định cho đơn vị sản phẩm, việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuát, chế tạo sản phẩm. GIá thành định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụng tài sản,vật tư lao động trong sản xuất,giúp đánhgiá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà DN đã thực hiện trong quá trình sản xuất.
- Giá thành thực tế:là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ.Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của DN trong việc ổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế – tổ chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doang của DN.
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
- Giá thành sản xuất : bao gồm các chi phí sản xuất như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩn, công việc đã hoàn thành.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ:bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ.
- Giá thành sản phẩm toàn bộ: là gá thành bao gồm toàn bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.Do bản chất của nó, giá thành sản xuất toàn bộ thông thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chiến lược dài hạn: quyết định ngừng sản xuất hoặc tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm nào đó.Vì vậy, chỉ tiêu giá thành sản xuất toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong quản trị DN. Tuy vậy, với DN sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau việc tính toán giá thành toàn bộ của từng sản phẩm một cách thường xuyên là chi phí thực tế và mang lại rất ít lợi ích nếu như DN không phải đứng trước sự lựa chọn mang tính quyết định nào .
- Giá thành sản xuất theo biến phí: chỉ bao gồm các biến phí sản xuất, kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp. Chỉ tiêu này chủ yếu được swr dụng trong môi trường kỉêm soát hoạt động, trong đó quản lý phải đưa ra các quyết định thuần tuý, tứ thời và thứ yếut
Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Sự cần thiết phải đánh giá sản phẩm làm dở: trong các DN giá thành sản phẩm thường chỉ được tính cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. Muốn tính được giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ ta phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang vì chi phí sản xuất trong kỳ không những chỉ cho việc sản xuất khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho mà còn chi ra để tạo nên sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Sản phẩm làm dở trong DN sản xuất là những sản phẩm, nửa thành phẩm đang nằm trên các dây chuyền sản xuất hoặc chưa đến kỳ thu hoạch,chưa hoàn thành, chưa bàn giao, tính vào khối lượng bàn giao thanh toán.
Để xác định giá thành sản phẩm được chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ, tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm, DN có thể áp dụng một trong những phương pháp đánh giá sản phẩm dở sau.
3.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp hoặc theo chi phí NVL chính.
Theo phương pháp này trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phi NVL chính trực tiếp còn các chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành.
Công thức xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ:
Dđk + Cn
Dck = x Qd
Qht + Qd
Trong đó: - Dck,Dck :trị giá sản phẩm dởđầu kỳ,cuối kỳ
- Cn :Chi phí NVL (CPNVLCTT) trong kỳ
- Qht :Khối lượng
Phương pháp này có ưu điểm là khối lượng tính toán ít,đơn giản nhưng vì bỏ qua các chi phí khác nên phương pháp này tính chính xác không cao.
Phương pháp này thường được áp dụng với các DN sản xuất có chi phí NVLchiếm tỉ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành sản phẩm,sản phẩm làm dở ít và không chênh lệch nhiều giữa các kỳ.
3.2.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở ở từng công đoạn chế biến để quy đổi thành sản lượng hoàn thành tương đương và xác định sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí(chi phí NVL trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung)theo nguyên tắc:
- Những chi phí bỏ một lần ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất thì được tính đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở theo công thức:
Dđk + C
Dck = x Qd
Qht + Qd
- Những chi phí bỏ vào dần dần trong quá trình sản xuất theo mức độ chế biến, sản xuất sản phẩm,việc đánh giá sản phẩm làm dở được tính theo công thức:
Dđk + C
Dck = x Q’d
Qht + Qd
Qd: khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ tính cho sản lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương.
Q’d = Qd x Mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở.
Phương pháp này có ưu điể và độ chính xác cao,song khối lượng tính toán nhiều vì phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở.
Phương pháp này thích hợp với những DN có khối lượng sản phẩm làm dở nhiều,chi phí NVL chiếm tỉ trọng không quá lớn tronh tổng chi phí.Sản phẩm làm dở không đồng đều giữa các kỳ.
3.2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các DN thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức hoặc kế hoạch.
Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng dở dang và chi phí sản xuất định mức (hoặc kế hoạch)cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng,giai đoạn để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trị giá sản phẩm khối lượng sản phẩm Định mức chi phí
dở dang = dở dang cuối kỳ x hoặc kế hoạch
+ Tổ chức kiểm kê sản phẩm dở dang cuối tháng: thường phát phiếu đến từng công nhân ở các phân xưởng và hướng dẫn ghi chép vào thời điểm nhất định sau đó bộ phận thống kê thu về để phân loại,tổng hợp kết quả kiểm kê cho biết số lượng sản phẩm làm dở ở các công đoạn sản xuất khác nhau và mức độ hoàn thành về mắt kỹ thuật của chúng.
Các phương pháp tính giá thành.
3.3.1 Đối tượng tính giá thành:là loại sản phẩm,công việc,lao vụ do DN sản xuất ra cần phaỉ tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán.Các căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành:
Về tổ chức sản xuất.
+ Tổ chức sản xuất đơn chiếc: Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm,từng công việc.
+ Tổ chức sản xuất hàng loạt: đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm.
+ Sản xuất khối lượng lớn: mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành.
Về quy trình công nghệ sản xuất:
+ Quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ.
+ Quy trình sản xuất phức tạp liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ,cũng có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất.
+ Quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh,cũng có thể là bộ phận,chi tiết sản phẩm.
- Ngoài ra còn phải căn cứ vào yêu cầu,trình độ quản lý,trình độ hạch táon kinh doanh của DN.Xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp vứi điều kiện,đặc điểm của DN giúp cho kế toán mở sổ kế toán,tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp,tổ chức công việc tính giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ DN.
3.3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm,nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tựơng tính giá thành.Việc tính giá thành sản phẩm trong từng DN cụ thể tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành có thể áp dụng một trong các phương pháp sau.
3.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
thích hợp với những sản phẩm công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín,tổ chức sản xuất nhiều,chu kỳ sản xuất ngắn,đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tính chi phí sản xuất,kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
+ Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm làm dở hoặc có ít và ổn định,không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất dẫ tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
Z = C
Z C
z = hoặc z =
Q Q
C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ.
Q: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
z: Giá thành đơn vị sản phẩm.
+ Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm làm dở và không ổn định càn tổ chức đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp thích hợp.
Z = Dd + C - Dck
3.3.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước
áp dụng thích hợp với những DN có quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu liên tục,sản xuất sản phẩm phải qua nhiều công đoạn chế biến liên tục,các công đoạn đó kế tiếp nhau theo trình tự nhất định sản phẩm hoàn thành công đoạn trước bước trước là NVL của bước sau,các sản phẩm hoàn thành ở các công đoạn gọi là bán thành phẩm.Bán thành phẩm có thể được bán ra ngoài hoặc đưa sang bước sau tiếp tục chế biến.Chỉ ra sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất mới được gọi là thành phẩm.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là các bước chế biến.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng hoặc vừa là thành phẩm,vừa là bán thành phẩm.
Phương pháp tính gioá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:vận dụngcho các đối tượng tính giá thành là thành phẩm và các bán thành phẩm.
Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở bước một để tính giá thành bán thành phẩm bước một sau đó chuyển sang bước hai,cứ tuần tự như vậycho đến bước cuối cùng tính giá thành thành phẩm.
Theo công thức:
Z(TP) = Z(NTPn-1) + Cn + Dđkn - Dckn
Z(TP)
z(tp) =
Qn
Trong đó: Z(NTPn-1) : Tổng giá thành của nửa thành phẩm hoàn thành ở bước 1- n
C : Chi phí sản xuất đã tập hợp được.
Dđk, Dck: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ,cuối kỳ.
Q : Sản lượng
n : Bước chế tạo 1- n
Phươmg pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất đã hoàn thành ở giai đoạn cuối của quy trình công nghệ.
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho từng bước chế biến,kế toán chỉ cần xác định phần chi phí sản xuất của bước đó sẽ tính vào giá thành thành thành phẩm bước cuối cùng không cần đánh giá sản phẩm dở.
Chi phí sản xuất SP làm dở đầu kỳ + CPSX trong kỳ thành
của bước i = x phẩm
trong thành phẩm SP hoàn thành bước i + SP làm dở bước i
Kết chuyển song song từng khoản mục để tổng hợp tính giá thành của thành phẩm.
n
Z(TP) = ồ Chi phí sản xuất bước i
i= 1
3.3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất,sử dụng cùng một loại NVL,kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau.Trong các trường hợp này đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành.
Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật đã định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số quy ước,trong đó có một loại sản phẩm lấy hệ số 1 .
Căn cứ vào sản lượng của từng loại sản phẩm thực tế hoàn thành và hệ số giá thành quy định cho từng loại sản phẩm để tính tổng sản lượng sản phẩm quy đổi.
Tổng sản lượng = ồ sản lượng thực tế sản phẩm i x hệ số quy định.
Tính hệ số phân bổ cho từng loại sản phẩm
Hệ số sản lượng quy đổi của sản phẩm i
phân bổ chi phí =
cho sản phẩm i ồ sản lượng quy đổi
Giá thành cho từng loại sản phẩm:
Tổng
giá thành = Dđk + CPSX trong kỳ – Dck x Hệ số phân bổ
sản phẩm i chi phí SP i
Ngoài ra còn có các phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, theo đơn đặt hàng, phương pháp loại trừ chi phí, phương pháp tính giá thành định mức
II. thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty hỗ trợ và phát triển công nghệ
tổ chức công tác kế toán ở công ty
sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty DETECH.Co
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương tâp hợp chi phí tính Z...
Kế toán thanh toán
Kế toán nhập xuất NVL, thành phẩm
Thủ quỹ
Kế toán ở các trung tâm chi nhánh
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty Hỗ trợ Phát triển Công nghệ được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc,có nhiệm vụ tổ trức thực hiện toàn bộ công tác tài chính-kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước,tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quản lý kinh tế doanh nghiệp và kiểm soát kinh tế Nhà nước tại công ty. Là một công ty có quy mô vừa,địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh phân tán nên công ty tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán cụ thể:
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm phòngkế toán tài vụ của toàn công ty và các bộ phận ở các trung tâm chi nhánh
* phòng kế toán tài vụ của công ty.
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty,trực tiếp chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán tại công ty và chịu trách nhiệm chung trước ban giám đốc,trước công ty và cùng với giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công tác kế toán –tài chính.kế toán trưởng tham mưu cho giám đốc trong viêc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh .
- Kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ kiểm tra,tổng họp báo cáo quyết toán của các trung tâm,chi nhánh,lập nên báo cáo quyết toán chung toàn công ty và báo cáo cho kế toán trưởng.
- Kế toán tiền lương và các khoản thanh toán với công nhân viên và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành… có nhiệm vụ phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời các chi phí phát sinh.Xác định đúng đối tượng hạch toán,đối tượng tính giá thành,số lượng chủng loại mặt hàng để tập hợp và phân bổ chi phí chính xác.qua đó giám sát chặt chẽ các dựe toán chi phí,tình hình thực hiện các dự toán chi phí.Lựa chọn phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
- Kế toán thanh toán: hạch toán chi tiêt tổng hợp tình hình thu chi tồn quỹ,tiền gửi ngân hàng,tình hình thanh toán của công ty…
- Kế toán nguyên vật liệu,thành phẩm,công cụ dụng cụ…
Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu tiền,quản lý quỹ,lập báo cáo quỹ theo đúng quy định về quản lý quỹ căn cứ vào các phiếu thu,chivà các chứng từ kèm theo đã đươc ký duyệt của giám đốc và kế toán trưởng.
* Bộ phận kế toán ở các trung tâm chi nhánh: ở các trung tâm phân xưởng chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán. cuối tháng các nhân viên kinh tế chuyển chứng từ cùng báo cáo của trung tâm,phân xưởng về phòng kế toán(ở Hà nội là phòng kế toán công ty ,ở thành phố Hồ Chí Minh là phòng kế toán chi nhánh phải tổng hợp lạp báo cáo gửi về phòng kế toán của công ty.
3. Chứng từ sổ sách của công ty DETECH.Co sử dụng
ở Công ty Hổ trợ và Phát triển Công nghệ là công ty có quy mô vừa,địa bàn tổ chức hoạt động kinh doanh phân tán.Xuất phát từ đặc điểm trên và căn cứ vào điều kiện thực tế và trình độ quản lý của mình,công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán bán tập trung và theo hình thưc sổ nhật ký chứng từ
Trình tự hệ thống hoá thông tin theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Bảng kê
Bảng phân bổ
Báo cáo quỹ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng CTS Phát Sinh
Bảng CĐKT và BCKT
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Ghi chú:
:ghi hàng ngày
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chưong trình kế toán phần mềm máy vi tính do công ty thuê cá nhân lập trình và cài đặt theo hình thức nhật ký chứng từ,điều này là do công ty có quy mô vừa,kinh doanh thương mại và thực hiện dịch vụ tư vấn,bên cạnh đó bộ phận sản xuất lại có quy mô nhỏ.Công ty sử dụng các sổ kế toán sau để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Sổ chi tiết TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Sổ cái
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm,Bảng tổng hợp xuất kho theo nhóm.
3.1 Chứng từ phiếu chi
Biểu số 01
Đơn vị:……….
Địa chỉ:………
Quyển số:…………
Phiếu chi Số :1069
Ngày 09 tháng 12 năm 2001 Nợ:……….
Có:……….
Họ,tên người nhận tiền:……….Tuấn Anh……………………………………..
Địa chỉ:
Lý do chi:………………..vận chuyển hàng CPI
Số tiền……….13. 981. 400 đồng……(viết bằng chữ):
…………….Mười ba triệu chín trăm tám mốt nghìn bốn trăm đồng
Kềm theo……………………………………..chứng từ gốc
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu
(Ký tên và đóng dấu) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)
Ngày 09 tháng 12 năm 2001
Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Chứng từ phiếu chi phản ánh số tiền chi cho anh Tuấn Anh về khoản tiền vận chuyền hành CPI với số tiền 13 981 400 đồng
Nợ TK 154: 13 981 400
Có TK111: 13 198 400
3.2 Sổ cái
Công ty DETECH
Sổ cái
TK 111
Trích tháng12 năm 2001
Nội dung
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
119906291
Cộng phát sinh
14080601210
14062686685
Dư cuối kỳ
299051537
Tài khoản đối ứng
Ghi nợ: 111
Ghi có các TK
Số tiền
112
92035496000
131
126720000
133
284136925
136
4286796420
138
44692226
141
129870500
142
53576218
152
792407223
153
94643798
154
1183805449
155
67518300
156
1025024652
211
301966053
311
12117903340
331
21141432016
333
645367752
334
2578697419
335
380207821
338
7867581
421
7589644
431
430749700
641
367038516
Cộng
140806012210
Ghi có TK111
Ghi nợ TK
Số tiền
112
1318000000
131
115751486591
136
5323243000
138
15911680000
311
26640000
331
400000
Cộng
431
14062686685
3.3 khái quát lại quy trình hạch toán
từ các chứng từ gốc trong phần mềm máy tính,kế toán thực hiện chứng từ gốc,sau đó kết hợp với kế toán tiền lương để lập Btổng hợp xuất kho,Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,căn cứ vào đó để ghi vào các sổ chi tiết,từ sổ chi tiết kế toán lập sổ cái.Ta có sơ đồ sau:
sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất tại công ty DETECH.
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp xuất kho,Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
3.4 Khái quát thành sơ đồ chữ T.
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất tại công ty DETECH
TK 334,338
TK 154
TK 152-chi tiết theo nhóm sp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
thực tế hạch toá bằng số ở công ty DETECH.Co
1.kế toán tập hợp chi phí san xuất ơ công ty DETECH.Co
1.1 Phân loại chi phí sản xuát.
Do đặc diểm là một công ty chuyên lắp ráp xe găn máy,nên chi phí sản xuất của công ty bao gồm:
Chi phí trực tiêp :
Gồm chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiêp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tếp:chi phí này ở công ty bao gồm chi phí vật liệu chính,vật liệu phụ (công ty không tập hợp vào chi phí sản xuất khoản chi phí vật liệu phụ).Chi phí vật liệu chính chiếm 75% tổng chi phí sản xuất của công ty,còn chi phí vật liệu phụ chiếm 0,1%.
Nguên vật liệu chính sử dụng vào sản xuất:Linh kiện xe như khung,săm lốp,ghi đông…và bộ linh kiện nhập nguyên cục từ Trung Quốc.
Vật liệu phụ là mỡ dầu nhờn mua vào không qua nhập kho mà để ngay tại phân xưởng.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương sản phẩm tập thể.
BHXH,BHYT,KPCD,được tính theo chế độ quy định(BHXH là 15%,BHYT là 2%trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất,KPCĐ được trích lập 2% theo lương thực tế của công nhân sản xuất.
Chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung)
Thực tế có phát sinh nhưng công ty không tập hợp vào chi phí sản xuất trong kỳ,bao gồm:chi phí lao động gián tiếp,chi phí công cụ dụng cụ,chi phí khấu hao TSCĐ,chi phí dịch vụ mua ngoài,chi phí khác bằng tiền.
1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Hỗ trợ và Phát triễn Công nghệ.
Công ty Hỗ trợ và Phát triễ công nghệ là công ty chuyên lắp ráp xe gắn máy có uy tín.Sản phẩm chính là các loại xe may dạng IKD1vàIKD2.Mỗi sản phaqảm được lắp ráp từ một bộ linh kiện được mua trong nước hoặc nhập từ nước ngoài.
Do đặc điểm của nguyên vật liệu đầu vào và đặc điểm của sản phẩm,quy trình sản xuất chỉ có một bộ phận là phân xưởng lắp rắp,mỗi loại xe trong một nhóm được tạo nên từ những chi tiết linh kiện giống nhau và bộ linh kiện nhập nguyên cục từ Trung Quốc khác nhau.Nên căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm,công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là nhóm sản phẩm .
1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Hỗ trợ và Phát triển Công nghệ.
Công ty Hỗ trợ và Phát triển Công nghệ là một doanh nghiệp vừa,chủ yếu là kinh doanh thương mại,bộ phận sản xuất có quy mô nhỏ mới ra đời cách đây hai năm.công ty đã áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để hạch toán chi phí sản xuất.do nhu cầu theo dõi thường xuyên liên tục tình hình xuất,nhập ,tồn kho vật liệu,sản phẩm hoàn thành sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ xuất nhập,công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồchạch toán chi phí sản xuất thep phương pháp kê khai thường xuyên
Tổng giá thành thực tế sản phẩm lao vụ hoàn thành
TK 621
TK 154
TK 622
TK 627
TK 152, 111…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
TK 155, 152
TK 157
TK 632
Các khoản giảm chi phí
Nhập kho vật tư sản phẩm
Gửi bán
Tiêu thụ thẳng
Tài khoản khản sử dụng đẻ tập hợp chi phí sản xuất ở công ty DETECH.Co là TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Thực tế tại công ty,sử dụng chương trình phần mềm kế toán máy dành cho quản lý vật tư (chương trình do công ty thuê cá nhân lập trình )nên các khoản mục yếu tố cài đặt phù hợp vaới thực tế của công ty.TK154 được ký hiệu mã số cho từng nhóm xe,cuối tháng khi kế toán xuất nguyên vật liệu ghi vào “sổ chi tiết TK152 ‘Được ký hiệu mã số cho từng nhóm xe thì số liệu này tương ứng phản ánh trên “Sổ chi tiết TK 154”,chi phí nhân công trực tiếp tập hợp vào TK154 sau khi đã phân bổ cho tùng nhóm xe.Tuy nhiên,do quá đơn giản tronh công tác tập hợp chi phí tính giá thành và do thiếu sự quản lý các khoản mục chi phí chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xuqoqngr thì không được tập hợp vào TK154.
1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm.Hiện nay,công ty quản lý nguyên vật liệu thông qua kho:kho linh kiện.Nguyên vật liệu chính là bộ linh kiện của tưng loại xe.
VD:
Bộ linh kiện CPI 110B:là bộ linh kiện gồm linh kiện nhập nguyên cục tử Trung Quốc có máy ghi đông…và các linh kiện mua trong nước.ĐÂY Là DạNG LINH KIệN ikd1(Tỉ lệ nội địa hoá là 15%).
Việc xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm được quản lý và tuân theo nguyên tắc:tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhịêm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch sản xuất.
Mặc dù vậy,việc xuất nguyên vật liệu cũng được căn cứ vào tình hình biến động của thị trường .Khi sản phẩm tiêu thụ tốt thì số lượng vật tư xuất cho sản xuất sản phẩm sẽ nhiều hơn và ngược lại.
Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp ở công ty chỉ bao gồm giá trị thực tếnguyên vật liệu chính sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính là linh kiện xe máy.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất,phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tưvà yêu cầu xuất nguyên vật liệu.Trên phiếu lĩnh ghi rõ các vật tư cần dùng,số lượng chủng loại dùng cho để làm gì.thủ kho căn cứ vào đó để xuất vật tư ra và phiếu xuất kho đó hàng tháng theo đúng định kỳ thủ kho gửi lên phòng kế toánCông ty để công ty căn cứ vào đó phân loại chứng từ xuất vật liệu và xác định trị giá vật liệu xuất dùng trong tháng theo đơn giá bình quân gia quyền,theo công thức:
Giá thực tế xuất kho = số lượng xuất kho * đơn giá bình quân gia quyền
Đơn giá bình giá thực tế VL tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu xuất TKỳ
=
quân gia quyền Số lượng VL tồn đầu kỳ +Số lượng VL nhập trong kỳ
cụ thể: Tính giá thực tế xuất kho của linh kiện Càng sau CPI.
Tồn đầu kỳ: số lượng: 564 Thành tiền: 52 734 000 đ
Nhập trong kỳ: số lượng:633 Thành tiền :59 185 500 đ
Đơn giá bình quân gia 52 734 000 +59 185
quyền của càng sau CPI = = 93 500 đ
564 + 633
Giá thực tế xuất kho của càng sau CPI = 217 * 93 500 = 20 289 500 đ
Biểu số 01
Đơn vị:……….
Địa chỉ:………
Phiếu xuất kho Số :91
Ngày 30 tháng 12 năm 2001 Nợ:……….
Có:……….
Họ,tên người nhận tiền:……….……địa chỉ (bộ phận)
Lý do xuất kho:………………..Lắp (120) CPI 110B
Xuất tại kho:
TT
Tên nhãn hiẹu quy cách phẩm chất vật tư sản phẩm,hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Hộp xích (B)
1CPI
CH
120
60000
7800000
2
Càng sau(B)
2CPI
CH
120
94000
12220000
3
Trục càng +đai ốc
3CPI
Bộ
120
18000
2340000
4
Chân chống đứng
4CPI
CH
120
33943
4412590
5
Trục chan chống đứng
5CPI
CH
120
11999
1559870
6
Chân chống phụ
6CPI
CH
120
20000
2600000
……..
…………… ………
………….
…………..
……..
…
…………..
………………….
31
LKCPI 110B
C110B
Bộ
120
8289028
1077573640
Cộng
1209605680
Xuất ,ngày 30 tháng 12 năm 2001
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Biểu số 02
Công ty DETECH Bảng tổng hợp xuất kho
Số : 212 31/12/2001
Nội dung: Lắp ráp 102 CPI 110 B,94 CPI110C, 115CPI 110B2,84CPI110C2
Số tiền: 3457394726
Bằng chữ: Ba tỷ,bốn trăm năm bảy triệu,ba trăm chín tư nghìn,bảy trăm hai sáu đồng.
Mã VT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
0
Giá bắt biển số
Ch
395
4827
1906665
1
Tăng xich
Ch
395
2934
1158930
2CPI
Tay xách sau
Ch
395
60585
23931075
3CPI
Giá đỡ phô
Ch
395
2283
901785
4CPI
Nhông trước
Ch
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33623.doc