Tổ chức công tác Kế toán thành phẩm & tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà

Mục lục Lời mở đầu Chương I: Thực tế về công tác tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Xuân Hoà. I.Đặc điểm chung của công ty Xuân Hoà 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xuân Hoà. 1.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty. 1.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức gián tiếp của Công ty. 1.4 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Xuân Hoà. 2. Thực tế kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của Công ty Xuân Hoà> 2.1 Kế toán thành phẩm . 2.1.1. Đặc điểm v

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác Kế toán thành phẩm & tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tình hình tổ chức quản ký thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà . 2.1.2 Nội dung, quy chế trong việc nhập xuất thành phẩm. 2.1.3 Tình hình tổ chức công tác hach toán thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà. 2.1.3.1 Đánh giá thành phẩm. 2.1.3.2 Việc sử dụng và luân chuyển chứng từ 2.1.3.3 Phương pháp hạch toán chi tiêt thành phẩm. 2.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm. 2.3 Kế toán tiêu thụ thành phẩm. 2.3.1. Tình thình tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà. 2.3.1.1 Kế toán doanh thu tiêu thụ và các khoản giảm trừ doanh thu: 2.3.1.2 Kế toán chi phi bán hàng. 2.3.1.3 Chi phi quản lý doanh nghiệp 2.3.1.4 Kế toán chi phí và thu nhập của các hoạt động khác 2.3.1.5 Kế toán kết quả kinh doanh. Chương II: Một số nhận xét, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Xuân Hoà. I. Một số nhận xét: Về tổ chức công tác kế toán Về kế toán tiêu thụ thành phẩm. Về đánh giá thành phẩm. Vế hệ thống tài khoản. Về Phương thức bán hàng qua đại lý. Về việc hạch toán và các khoản giảm trừ doanh thu II . Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Về hệ thống tài khoản. Phương thức bán hàng đại lý. Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả cho tong mặt hàng. Phân công phần hành kế toán. Kết luận LờI Mở ĐầU Trong nền sản xuất hàng hoá muốn phát triển nhanh thì công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ hay không tiêu thụ được nó sẽ quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của các doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cung cấp một khối lượng sản phẩm nhất định về chủng loại, chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quan trọng là thông qua công tác tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp mới có doanh thu - từ doanh thu này doanh nghiệp mới có vốn để tái sản xuất, mở rộng sản xuất, làm nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và có lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế, từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước - với đa dạng hoá các thành phần kinh tế (quốc doanh, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân v.v) nên các doanh nghiệp quốc doanh không thể không tự đổi mới, hoà nhập được - các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm mà thị trường cần, chứ không phải sản xuất theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Muốn vậy, doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng có hiệu quả các công cụ kinh tế của mình từ khâu sản xuất đến tiếp thị, tiêu thụ và thu tiền về cho doanh nghiệp. Kế toán với chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản hiện có và tình hình sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là một việc cực kỳ quan trọng không thể thiếu được ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Công ty Xuân Hoà là một trong những doanh nghiệp như vậy. Vì vậy, trong bộ máy kế toán của công ty Xuân Hoà, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là khâu rất quan trọng Qua thời gian thực tập tại phòng Kế toán - Thống kê của công ty Xuân Hoà, với kiến thức đã được học và qua tình hình thực tế công tác kế toán ở công ty - được sự giúp đỡ tận tình của các nhân viên trong phòng và của giáo viên hướng dẫn, em chọn đề tài: "tổ chức công tác kế toán THàNH PHẩM Và TIÊU THụ THàNH PHẩM ở CÔNG TY XUÂN HOà" - làm đề tài chuyên đề thực tập và góp phần nhỏ bé để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng cho Công ty. Toàn bộ nội dung chuyên đề thực tập gồm : * Phần Mở đầu * Chương I Thực tế về tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Xuân Hoà. * Chương II: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Xuân Hoà. * Phần Kết luận chương I Thực tế về tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà I - Đặc điểm chung của Công ty XH: 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Xuân Hoà - Tiền thân là Xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà nằm ở thị trấn Xuân Hoà - Mê Linh - Vĩnh Phúc. Ngày 30/12/1980 xí nghiệp bắt đầu sản xuất. Từ năm 1981 - 1984, Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất phụ tùng xe đạp như xích, nan hoa, ổ giữa, ghi đông xe đạp. Năm 1982 xí nghiệp sát nhập thêm xí nghiệp ống thép thuộc Bộ Cơ khí luyện kim thành phân xưởng kéo ống thép của Xí nghiệp Xe đạp Xuân Hoà. Từ năm 1984 - 1989, xí nghiệp sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh xe đạp mang nhãn hiệu Xuân Hoà. Từ năm 1989 trở đi, xí nghiệp bắt đầu chuyển sang sản xuất theo cơ chế thị trường. Ngoài sản xuất xe đạp, xí nghiệp còn đầu tư sản xuất thêm một số sản phẩm mới như: Bàn các loại, ghế khung sắt mạ, sơn và một số sản phẩm khác dựa trên lợi thế sẵn có của xí nghiệp như dây chuyền Mạ Niken-Crôm, dây chuyền sơn tĩnh điện. Đến tháng 10/1993 xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà được đổi tên thành Công ty Xuân Hoà. Nhờ có sự đổi mới như vậy nên từ năm 1991 đến nay Công ty đã có những tiến bộ đáng kể, sản xuất ổn định, liên tục được phát triển, đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên với mức lương bình quân hàng năm là cao so với các xí nghiệp trong liên hiệp Xe đạp Xe máy Hà Nội và các xí nghiệp khác cùng đóng trên địa bàn. Tên tuổi của Công ty Xuân Hoà không ngừng được thị trường người tiêu dùng mến mộ và biết đến. Cụ thể, ta có thể tham khảo một số chỉ tiêu của công ty vào những năm gần đây để thấy rõ được tình hình khả quan của Công ty Xuân Hoà. Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (Đơn vị: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Giá trị sản xuất CN triệu 95.756 101.000 104.000 107.000 2 Doanh thu (chưa thuế) # 99.062 97.128 104.838 110.000 Doanh thu CN # 99.062 91.648 86.053 109.700 Doanh thu xuất khẩu # 31.325 24.335 17.896 28.000 Doanh thu Thương mại # --- 5.450 19.335 300 3 Sản phẩm sản xuất - Bàn ghế cái 527.419 709.522 744.988 802.000 - Vành đôi 10.943 10.872 13.342 10.000 - Xe đạp cái 4.760 10.859 12.295 90.000 - ống thép m 124.454 57.098 2.500.000 2.600.000 Trong đó SP xuất khẩu triệu 230.606 64.774 194.020 280.000 4 Nộp ngân sách (đã nộp) triệu 2.635 4.610 3.926 3.220 - Thuế GTGT (doanh thu) # 1.300 1.606 3.511 2.800 - Thuế lợi tức # 625 714 81 100 - Thuế sử dụng vốn NS # 520 500 243 200 Thuế đất # 85 86 90 114 Thuế khác # 106 1.704 1 6 5 Tổng quỹ lương # 13.500 12.722 12.230 12.000 6 Bình quân thu nhập nghìn 1.240 1.343 1.214 1.100 7 Bình quân lao động người 780 789 893 910 8 Vốn cố định Triệu 27.400 28.100 29.300 30.400 9 Vốn lưu động # 8.100 8.700 9.400 10.100 Công ty Xuân Hoà nằm ở vị trí không được thuận lợi, khó khăn trong việc cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm - nằm cách xa Trung tâm thành phố Hà Nội. Để khắc phục khó khăn này, Công ty đã đẩy mạnh công tác tiếp thị bằng cách thành lập Trung tâm Thương mại Hà Nội, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thiết lập mạng lưới tiêu thụ thông qua các đại lý ở khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước. 1.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của công ty: Công ty Xuân Hoà có cơ cấu tổ chức tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất sản phẩm, từng phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất theo công nghệ sản xuất của sản phẩm. Các phân xưởng này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong công ty được tổ chức thành 8 phân xưởng, nhiệm vụ chức năng của từng phân xưởng như sau: Phân xưởng ống thép – Cơ dụng - ống thép: chuyên sản xuất ống thép từ F15,9 á F32 phục vụ cho sản xuất xe đạp, bàn ghế của công ty. Ngoài ra, ống thép còn được sản xuất để bán ra ngoài. - Cơ dụng: chuyên chế tạo các bộ khuôn cối dụng cụ, phụ tùng thay thế để cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính; sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cơ, điện cho toàn công ty (sữa chữa cơ, sửa chữa điện, cung cấp năng lượng như nén khí, nước, phát điện khi mất điện v.v…). (2) Phân xưởng Phụ tùng I: chuyên sản xuất các loại khung bàn, khung ghế theo thiết kế (sản xuất phần thô). (3) Phân xưởng Phụ tùng II: chuyên đánh bóng các loại khung bàn, khung ghế để chuyển sang mạ. Ngoài ra còn sản xuất thêm sản phẩm khác như vành xe đạp, đinh tán rivê rỗng v.v… (4) Phân xưởng Mạ: chuyên mạ các sản phẩm mạ, gồm mạ kẽm, mạ Ni-Crom. (5) Phân xưởng Khung + Sơn: nhiệm vụ sản xuất chính là sơn các sản phẩm sơn như khung bàn ghế các loại, khung xe đạp và một số sản phẩm sơn khác. Ngoài ra phân xưởng còn sản xuất một số loại sản phẩm mà phân xưởng Phụ tùng 1 không sản xuất được mà các sản phẩm này chế tạo ra đem sơn ngay. (6) Phân xưởng Mộc: chuyên sản xuất các đồ gỗ như mặt bàn, mặt ghế, tủ các loại. (7) Phân xưởng Lắp Ráp: có nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh các loại sản phẩm bàn ghế và một số các sản phẩm khác đã được sơn, mạ hoàn chỉnh. (8) Phân xưởng Xe đạp: chuyên sản xuất khung xe đạp và lắp ráp xe đạp (9) Phân xưởng Ghế xoay cao cấp: ( nằm ở cơ sở II Cầu Diễn) chuyên sản xuất các loại ghế xoay cao cấp dùng cho các văn phòng và gia đình. Về trang thiết bị kỹ thuật, máy móc thiết bị: Ngoài một số dây chuyền sản xuất xe đạp có từ những năm 1980 như dây chuyền Sơn, dây chuyền Mạ, dây chuyền sản xuất xích, ổ giữa nan hoa và ecu nan hoa, dây chuyền sản xuất vành xe đạp, do có sự mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các mặt hàng đặc biệt là các loại mặt hàng bàn ghế bằng khung sắt sơn, mạ. Từ năm 1993 đến nay công ty không ngừng đầu tư thêm thiết bị công nghệ để chủ động cho sản xuất. Tổng vốn đầu tư cho đến nay đã lên hơn 50 tỷ đồng. Cụ thể một sô dây chuyền lớn như sau: - Dây chuyền sản xuất ống thép (gồm kéo ống thép và máy cắt đoạn ống các loại) - 2 dây chuyền mạ tự động. - 2 dây chuyền Sơn tự động - 12 máy uốn chuyên dùng - 14 máy lắp bàn ghế bán tự động - 4 máy hàn nối ống bán tự động v.v… Tất cả các máy này đều được phát huy hết công suất và mang lại hiệu quả rất lớn. Đặc biệt, các loại thiết bị này đã được công ty dùng phương pháp khấu hao nhanh. Đến nay một số dây chuyền thiết bị đã khấu hao hết. Thời gian khấu hao bình quân 2,5 năm/1 dây chuyền thiết bị. Trong những năm tới công ty còn đầu tư mở rộng sản xuất tiếp. 1.3. Đặc điểm bộ máy tổ chức gián tiếp của Công ty: Mục tiêu của công ty Xuân Hoà là bộ máy gián tiếp phải gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có như vậy mới giảm được chi phí và tăng được lợi nhuận cho công ty. Đến nay, tổng số lao động của công ty có 839 người, trong đó công nhân trực tiếp sản xuất là 721 người, chiếm 86 %. Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: - Cơ quan Giám Đốc: bao gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc. Mỗi Phó Giám Đốc được Giám Đốc giao nhiệm vụ từng mảng công việc của công ty. - Có 7 phòng ban chức năng + Phòng Kỹ Thuật + Phòng Kế toán - Tài vụ + Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu + Phòng Tổ chức - Bảo vệ + Phòng Kế Hoạch + Phòng Quản lý chất lượng (QC) + Phòng Hành chính - Trung tâm Thương Mại - Cơ sở II Cầu Diễn Tất cả các phòng trên đều có chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của công ty và của Nhà nước. Các phòng trên cùng với các phân xưởng sản xuất đều có mối quan hệ khăng khít với nhau trong sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, công ty còn có các cơ quan đoàn thể dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng uỷ của công ty: gồm Tổ chức Công đoàn Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản HCM Tổ chức Nữ công 1.4. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Xuân Hoà: Dựa vào quy mô sản xuất của công ty, phòng Kế toán - Tài vụ được biên chế 12 người. Bộ máy tổ chức gồm: Trưởng phòng Kế toán, phó phòng Kế toán, các kế toán viên phụ trách từng mảng công việc theo sự phân công của trưởng phòng. Cụ thể như sau: - Trưởng phòng Kế toán: Phụ trách toàn bộ công tác kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính của công ty và những thông tin kinh tế khác. Hướng dẫn và giám sát chỉ đạo, kiểm tra công việc của các kế toán viên. Hàng tháng, quý, năm có nhiệm vụ lập và duyệt các báo cáo kinh tế, tài chính. Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định của công ty. - Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, thay trưởng phòng khi đi vắng và có sự uỷ quyền. Trực tiếp làm công việc của kế toán tổng hợp và kế toán vốn bằng tiền. - Các kế toán viên làm những công việc được trưởng phòng phân công, theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình. (Xem sơ đồ ). Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Xuân Hoà trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán KT thanh toán KT công nợ TP và TT KT NVL và TSCĐ KT công cụ DC KT CP và tính giá SP KT tiền lương Thủ quỹ Nhân viên KT các phân xưởng Hiện nay ở Công ty Xuân Hoà đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ công tác kế toán từ ghi sổ đến tổng hợp, báo cáo kiểm tra kế toán đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng phòng kế toán. Công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính. 2. Thực tế kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của công ty Xuân Hoà: 2.1. Kế toán thành phẩm: 2.1.1. Đặc điểm và tình hình tổ chức quản lý thành phẩm ở công ty Xuân Hoà: Trong những năm chuyển đổi cơ chế, Công ty đã chủ động đa dạng hoá sản phẩm. Các sản phẩm của công ty với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đã được tiêu thụ nhiều trên thị trường. Theo mục đích sử dụng thì sản phẩm của công ty bao gồm: - Bán thành phẩm: như một số phụ tùng xe đạp (vành, ghi đông, khung xe đạp, các loại ống thép từ F15 á F32) - Thành phẩm: gồm xe đạp nam hoàn chỉnh, xe đạp nữ hoàn chỉnh, các loại ghế như GM- 01, GM- 02, GS- 01, GS- 02 v.v. các loại bàn: BVP-01, BVP-02, BVT- 02 v.v. và nhiều sản phẩm khác đều có in chụp hình ở catalog ). Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đưa ra một số sản phẩm chủ yếu như GM- 01, GM- 05, bàn BVP- 01, xe đạp nam, nữ hoàn chỉnh với chất lượng cao. 2-1-2. Nội quy, quy chế trong việc nhập, xuất thành phẩm: Sản phẩm sản xuất ra phải được KCS kiểm tra, sau đó nhập kho thành phẩm - Thành phẩm nhập, xuất phải được phản ánh vào chứng từ một cách kịp thời, trong ngày, không được ghi số âm (-). - Chứng từ chỉ có giá trị khi có đầy đủ các chữ kỳ của những người có liên quan. - Thành phẩm ở trong kho phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002 (Công ty đã được chứng nhận chứng chỉ ISO-9002 của úc vào đầu năm 2000). 2.1.3. Tình hình tổ chức công tác hạch toán thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà: Việc hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp thành phẩm do kế toán viên của phòng kế toán thực hiện. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, phòng kế toán đã phối hợp chặt chẽ với phòng vật tư, xuất nhập khẩu, các thủ kho của phòng và thủ kho các phân xưởng để đảm bảo quản lý và hạch toán tốt nhất, thuận tiện nhất đối với thành phẩm của công ty. Tránh hiện tượng mất mát, lãng phí. 2.1.3.1Đánh giá thành phẩm: ở Công ty Xuân Hoà, thành phẩm được đánh giá theo giá thành thực tế theo định kỳ hàng tháng. Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho: vì thành phẩm nhập kho có thể tính theo giá thành thực tế khác nhau ở thời điểm khác nhau trong kỳ hạch toán nên để tính toán một cách trung thực trị giá thực tế thành phẩm xuất kho có thể áp dụng theo hai phương pháp sau: Phương pháp 1: Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ Theo phương pháp này trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính trên cơ sở số lượng thành phẩm xuất kho và đơn giá bình quân thành phẩm tồn đầu kỳ. Đơn giá bình quân = Giá thành thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ thành phẩm tồn đầu kỳ Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ Trị giá thực tế = Số lượng thành phẩm x Đơn giá bình quân thành phẩm xuất kho xuất kho thành phẩm tồn đầu kỳ Phương pháp 2: Tính theo đơn giá bình quân gia quyền Phương pháp này cơ bản giống như phương pháp đơn giá bình quân thành phẩm tồn đầu kỳ nhưng khác là đơn giá thành phẩm xuất kho tính cả phần nhập vào trong kỳ. Đơn giá bình quân gia quyền = Trị giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ Trị giá thực tế = Số lượng thành phẩm x Đơn giá bình quân thành phẩm xuất kho xuất kho gia quyền Hàng năm, Công ty xác định giá thành kế hoạch cho mỗi loại sản phẩm, giá thành kế hoạch của sản phẩm được xác định vào đầu quý I hàng năm do phòng kế toán lập, dựa vào các chỉ tiêu theo kế hoạch. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của công ty và là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của công ty. Dưới đây là giá thành kế hoạch của một số loại sản phẩm của công ty năm 2004. STT Tên thành phẩm Giá thành đơn vị (đ) 1 2 3 4 5 GM-01 GS-01 GM-05 BVP – 01 BVT – 01 ….. 94.200 72.800 120.500 255.000 362.000 Thành phẩm của công ty được đánh giá theo giá thành công xưởng nhập kho, giá thành công xưởng xuất kho. - Giá thành công xưởng thực tế nhập kho: Do bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công xưởng nhập kho của từng loại thành phẩm chuyển sang cho kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Hàng tháng, căn cứ vào số tổng cộng các loại thành phẩm nhập kho ở các thẻ kho và giá thành công xưởng thực tế nhập kho đơn vị, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tính ra giá công xưởng thực tế từng loại thành phẩm đơn vị. Ví dụ: Tổng hợp số liệu trên các thẻ kho với loại BVP-01 tháng 3/2005 có 312 BVP-01 nhập kho và giá thành đơn vị công xưởng thực tế nhập kho là: 246.947đ. Kế toán tính ra giá thành công xưởng thực tế nhập kho là: 312c x 246.947đ = 77.047.464đ - Giá thành công xưởng thực tế xuất kho: Việc tính giá thành thực tế thành phẩm xuất kho là cơ sở để kế toán ghi Có TK 155 và cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng. Ngoài ra nó còn là cơ sở để xác định giá bán hợp lý vừa đảm bảo bù đắp chi phí, có lợi nhuận, nhưng lại phù hợp với sức mua của thị trường. Giá bán của công ty thay đổi dựa trên cơ sở giá thành thực tê xuất kho. Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho của công ty được tính theo đơn giá bình quân gia quyền. Căn cứ vào giá thành công xưởng thực tế tồn đầu kỳ, giá thành công xưởng thực tế nhập trong kỳ, số lượng thành phẩm nhập trong kỳ, với các chỉ tiêu tương ứng của từng loại thành phẩm, kế toán tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm sẽ tính giá thành công xưởng thực tế xuất kho theo công thức: ZCXTT xuất kho ZCXTT tồn kho đầu kỳ + ZCXTT nhập kho trong kỳ Số lượng thành phẩm xuất kho trong kỳ = x Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ Ví dụ: Tổng hợp các thẻ kho đối với BVP-01 tháng 3/2005 có 218 BVP-01 xuất kho Tồn đầu kỳ 40 BVP-01 với giá trị 9.877.880 đ Nhập trong kỳ 312 BVP-01 với giá trị 77.047.464 đ Kế toán tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tính toán như sau: ZCXTT xuất kho của BVP-01 = 9.877.880 + 77.047.464 x 218= 53.834.446 40 + 312 Tuy phép tính không chính xác cho nên kết quả tính toán thường là một số gần đúng, xong công ty vẫn sử dụng ghi vào số kế toán. 2.1.3.2. Việc sử dụng và luân chuyển chứng từ: ở Công ty, sản phẩm sau khi được nhập kho hoặc xuất kho đều phải lập chứng từ ban đầu theo mẫu và cách ghi chép do Bộ Tài chính quy định. Các chứng từ ban đầu này sẽ được luân chuyển theo trình tự hạch toán và quản lý thành phẩm cụ thể: Các chứng từ phản ánh tình hình nhập, xuất kho thành phẩm bao gồm: - Các phiếu nhập kho thành phẩm - Các phiếu xuất kho - Hoá đơn giá trị gia tăng - Hoá đơn bán hàng - Biên bản kiểm kê thành phẩm... Mọi chứng từ kế toán về thành phẩm phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự quy định. - Nhập kho thành phẩm: Sau khi hoàn thành các sản phẩm, được nhân viên KCS kiểm tra công nhận đạt yêu cầu chất lượng thì được phép nhập kho thành phẩm. Khi nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho do phòng kế hoạch cấp gồm 3 liên: + Liên 1: Do đơn vị nhập giữ. + Liên 2: Do khách hàng giữ. + Liên 3: Thủ kho sau khi vào thẻ kho sẽ chuyển lên cho phòng kế toán để vào sổ theo dõi chi tiết và được lưu tại phòng kế toán (Mẫu biểu và tài liệu xin xem ở trên phiếu nhập kho – Biểu 01). Mẫu biểu: 01 phiếu nhập kho Ngày 05/3/2005 Số 88 Họ tên người giao hàng: Chi Dụ - Phân xưởng Lắp Ráp Nhập sản xuất: Tại kho: Thành phẩm - Kho Bay STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 Ghế GM - 01 Ghế GM - 04 Ghế GM - 05 Chân bàn mạ cao Chân bàn 12 mạ Ghế GS-01 Ghế 17 S - A - M Ghế 14 SA Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái 1.000 2.400 1.500 6.300 2.500 1.000 800 5.000 - - - - - - - - Nhập ngày 5 tháng 3 năm 2005 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị - Xuất kho thành phẩm để tiêu thụ: Khi hạch toán ban đầu, kế toán dùng hoá đơn Giá trị gia tăng (GTGT) do phòng kế hoạch viết, gồm 3 liên: Liên 1: Do phòng kế hoạch giữ. Liên 2: Do khách hàng giữ. Liên 3: Thủ kho sau khi vào thẻ kho chuyển lên cho phòng kế toán (Mẫu biểu và tài liệu hoá đơn GTGT được thể hiện ở Mẫu biểu 02). Mẫu biểu: 02 thẻ kho Tháng 3/2005 Tên vật tư Đơn vị tính Mã vật tư Dự trữ Ghế GM-01 Chiếc 7GH001 TT Chứng từ Diễn giải Số lượng Ghi chú S N Nhập Xuất Tồn 1 2 3 4 79 26130 84 26139 01/03 02/03 05/03 08/03 Tồn đầu tháng Chị Dụ PX Lắp Ráp Ông Dũng Thanh Nhàn Chị Dụ PX Lắp Ráp Anh Phúc – Thái Bình ....... Cộng Tồn cuối tháng 1.000 1.000 17.576 800 100 17.060 749 1.265 hoá đơn (gtgt) Mẫu số: 01/GTKT-3LL Liên 1: (Lưu) Ngày 4 tháng 3 năm 2005 Ký hiệu: AA/2001 Đơn vị bán hàng: Công ty Xuân Hoà Địa chỉ: Vĩnh Phúc Số tài khoản: Điện thoại: 0211 863 012 Mã số: 2 5 0 0 1 6 1 9 2 2 0 0 1 1 Họ tên người mua hàng: Ông Dũng Đơn vị: Địa chỉ: Phổ Yên – Thái Nguyên Số tài khoản Hình thức thanh toán: Trả chậm Mã số: 2 0 0 0 1 6 1 6 1 1 0 0 1 2 Số TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Ghế GM – 01 chiếc 900 96.900 87.210.000 Cộng tiền hàng: 87.210.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 8.721.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 95.931.000 Số tiền viết bằng chữ: Chín mươi lăm triệu, chín trăm ba mươi mốt đồng chẵn Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) hoá đơn (gtgt) Mẫu số: 01/GTK-311 Liên 3: (Dành cho khách hàng) Ngày 5 tháng 3 năm 2005 Ký hiệu: AC/01-13 Đơn vị bán hàng: Công ty Xuân Hoà Địa chỉ: Vĩnh Phúc Số tài khoản: Điện thoại: 0211 863 012 Mã số: 2 5 0 0 1 6 1 9 2 2 0 0 1 1 Họ tên người mua hàng: Chị Nga Đơn vị: Đại lý HP 01 Địa chỉ TP Hải Phòng Số tài khoản Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số: x x x x x x x x Số TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 BVP - 01 chiếc 22 252.300 5.550.600 2 BVT - 01 chiếc 10 358.200 3.582.000 Cộng tiền hàng: 12.714.600 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.271.460 Tổng cộng tiền thanh toán: 13.986.060 Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu, chín trăm tám mươi sáu ngàn không trăm sáu mươi đồng ./. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Ngoài ra còn có: Biên bản kiểm kê, biên bản đánh giá xác định chất lượng, giấy đề nghị giảm giá. Trên cơ sở những chứng từ ghi chép từ ban đầu kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết thành phẩm. 2.1.3.3.. Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm: ở Công ty XH kế toán chi tiết thành phẩm được tiến hành theo phương pháp ghi thẻ song song. Cụ thể như: - ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng ngày do thủ kho tiến hành ghi trên thẻ kho theo quy định - chỉ ghi theo số lượng. Khi nhận các phiếu nhập kho, hoá đơn xuất kho thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Định kỳ, kế toán xuống kho nhận chứng từ nhập - xuất đã được phân loại theo từng thứ thành phẩm và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký xác nhận vào thẻ kho. Mỗi thẻ kho được mở riêng cho một loại thành phẩm, hàng hoá. - ở Phòng Kế toán: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho..., để ghi vào sổ chi tiết thành phẩm và bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn cho các thành phẩm. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm lên bảng cân đối nhập - xuất - tồn trên cơ sở đó để tính đơn giá xuất bình quân. Cuối tháng tổng hợp số liệu đối chiếu với thủ kho và phòng kế hoạch. - ở Phòng Kế hoạch: cán bộ bán hàng mở sổ theo dõi số lượng nhập - xuất - tồn ở kho thành phẩm tương tự số của phòng kế toán. Số liệu tổng hợp là cơ sở để đối chiếu với phòng kế toán và thủ kho. Sổ chi tiết thành phẩm: Mẫu biểu: 03 Sổ chi tiết thành phẩm (Tên thành phẩm: Ghế GM - 01) Tháng 3/2005 Bảng số :03 Ngày Số hiệu chứng từ Trích Nhập Xuất Tồn tháng Nhập Xuất yếu SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 01 02 02 04 05 07 08 10 11 13 Tồn đầu tháng 749 1,149,210 Phát sinh trong tháng 04/03 79 26130 Nhập từ sản xuất 1,000 91,461 91,461,000 04/03 Xuất bán 800 90,514 72,411,200 05/03 88 26139 Nhập từ sản xuất 1,000 91,461 91,461,000 08/03 Xuất bán 300 27,154,200 10/03 95 26240 Nhập từ sản xuất 2,500 228,652,500 15/03 Xuất bán 50 22,628,500 ............... Cộng PS tháng 17,576 1,607,518,536 7,060 ,544,167,531 Tồn cuối tháng ,265 14,500,215 Ngày 05 tháng 04 năm 2005 Ngời ghi sổ Kế toán trởng d. Kế toán tổng hợp thành phẩm: ở Công ty Xuân Hoà, việc hạch toán tổng hợp nhập, xuất kho thành phẩm được tiến hành trên TK 155 “Thành phẩm” và một số tài khoản liên quan khác như TK 632 “ Giá vốn hàng bán”, TK 157 “Hàng gửi khi bán”. Thành phẩm của Công ty luôn luôn biến động - Thành phẩm nhập kho: + Từ các phân xưởng sản xuất + Do bị khách hàng trả lại + Từ triển lãm không tiêu thụ được - Thành phẩm xuất kho: + Thành phẩm đem bán, tiêu thụ + Thành phẩm xuất biếu, tặng + Thành phẩm xuất kho cho nội bộ để dùng… Tài khoản 155 “Thành phẩm” được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của tất cả các loại thành phẩm của công ty. Khi có các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, kế toán thành phẩm tiến hành phân loại và ghi vào sổ chi tiết thành phẩm (Mẫu biểu: 03 ) cho từng loại thành phẩm . Sau khi đã lập xong sổ chi tiết thành phẩm, kế toán thành phẩm tiếp tục lập Bảng kê số 08 để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại thành phẩm (Mẫu biểu 04 ). Bảng kê số 8 Ghế GM - 01 Tháng 3/2005 Bảng số :04 Chứng từ Diễn Số d đầu tháng Nợ TK 155- Có TK154 Nợ TK 632- Có TK155 Số d đầu tháng Số ngày giải SL TT SL TT SL TT SL TT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 Số d đầu tháng 749 149,210 Phát sinh trong tháng 79 04/03 Nhập từ sản xuất ,000 91,461,000 26130 04/03 Xuất bán 800 72,411,200 88 05/03 Nhập từ sản xuất ,000 91,461,000 26139 08/03 Xuất bán 300 27,154,200 95 10/03 Nhập từ sản xuất ,500 228,652,500 26240 15/03 Xuất bán 250 22,628,500 ............... Cộng PS tháng 7,576 ,607,518,536 17,060 ,544,167,531 Tồn cuối tháng 1,265 14,500,215 Ngày 05 tháng 04 năm 2005 Ngời ghi sổ Kế toán trởng Cơ sở để lập Bảng kê số 08 là các chứng từ, hoá đơn nhập xuất và các hoá đơn khác có liên quan. Số liệu của Bảng kê số 08 sau khi khoá sổ cuối tháng sẽ được ghi vào Nhật ký chứng từ số 08 phần ghi Có TK 155, Nợ TK liên quan. Cuối mỗi tháng, kế toán thành phẩm sẽ lên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá trong kho. Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá trong kho mỗi dòng được ghi riêng cho một loại vật tư hàng hoá. Cơ sở để ghi là sổ chi tiết của các thành phẩm Ví dụ : Căn cứ vào phiếu nhập kho số 88 ngày 05/3/2005nhập kho 1000 sản phẩm ghế GM-01. Đơn giá nhập kho bộ phận kế toán giá thành chuyển sang là 91.461 đ/chiếc, kế toán sẽ ghi Sổ chi tiết thành phẩm và Bảng kê số 08 theo định khoản: Nợ TK 155 91.461.000 Có TK 154 9.146.1000 (CT: Ghế GM-01: 91.461.000) Cuối tháng, tổng hợp các phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng của thành phẩm G1MM: Đã xuất 17.060 cái với tổng giá thành là: 1.544.167.531. Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 911 1.544.167.531 Có TK 632 1.544.167.531 (CT GM-01) (Xem Mẫu biểu 03, 04 ) 2.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm: 2.1.1. Tình hình tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Xuân Hoà: Trong những năm chuyển đổi cơ chế (từ năm 1990 đến nay), công ty rất coi trọng công tác tiêu thụ thành phẩm. Đây là một công việc sống còn của doanh nghiệp. Công ty đã đầu tư rất nhiều cho công tác tiêu thụ. Cụ thể, từ đầu tư con người có trình độ, kinh nghiệm trong công tác tiếp thị bán hàng đến đầu tư cơ sở vật chất như: mua nhà làm trụ sở của Trung tâm Thương Mại tại Hà Nội, đầu tư mở thêm nhiều các đại lý ở các tỉnh trong toàn quốc, nhất là các trung tâm thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành Phố HCM v.v). Công ty không ngừng đổi mới công tác tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra các kênh phân phối phù hợp với thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty còn thực hiện quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Ương cũng như địa phương nhằm mục đích làm cho người tiêu dùng hiểu về sản phẩm của công ty Xuân Hoà như trên các báo, tạp chí, đài, truyền hình, internet. Đặc biệt là hàng năm tham gia các hội chợ lớn của toàn quốc tại một số nơi đăng cai mở với quy mô lớn như: Hội chợ Hàng công nghiệp Việt Nam, hội chợ Thương Mại quốc tế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0544.doc
Tài liệu liên quan