Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.3

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Họ và tên giáo viên hướng dẫn:Trần Thị Dung Sinh viên : Đào Thanh Nga Lớp : CĐKT1-K3 Tên đề tài:Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.3 .............................................................................................................. .............................................................................................................. ..............................................

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................ .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. Người nhận xét (Ký,ghi rõ họ và tên) Mục lục Các ký hiệu viết tắt DNSX doanh nghiệp sản xuất KKTX kê khai thường xuyên KKĐK kiểm kê định kỳ BHXH bảo hiểm xã hội BHYT bảo hiểm y tế KPCĐ kinh phí công đoàn GTGT giá trị gia tăng CPNVLTT chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT chi phí nhân công trực tiếp CPSXC chi phí sản xuất chung TSCĐ tài sản cố định KH khấu hao SPDD sản phẩm dở dang SP sản phẩm CTGS chứng từ ghi sổ Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam sau nhiều năm đổi mới, đã đạt được những thành quả to lớn.Thành quả đó đạt đựơc là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường như hiện nay là một bước ngoặt quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước trên trường quốc tế, cũng như trong khu vực. Mỗi doanh nghiệp nói chung vì sự tồn tại, phát triển của của chính mình đòi hỏi công tác quản lý phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để thích ứng tốt với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Hạch toán kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý, nó góp phần tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất. Là một khâu chủ yếu của công tác hạch toán kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất. Bởi lẽ sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi hay không. Mặt khác để có thể phát triển kinh tế bền vững, lâu dài, ổn định thì doanh nghiệp phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường mà trước hết là phải ứng xử giá một cách linh hoạt, phải hiểu rõ chi phí bỏ ra, tiến tới giám sát chi phí một cách chặt chẽ, giảm, cắt bỏ những chi phí không cần thiết để phục vụ cho việc hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp 26.3 thuộc Công ty 26-Bộ Quốc Phòng-TCHC, cùng với sự giúp đỡ của cô giáo Trần Thị Dung, em chọn đề tài:"Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.3" cho luận văn tốt nghiệp của mình. Với luận văn tốt nghiệp này, ở cương vị là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, chuẩn bị những hành trang kiến thức cho mình sau này có thể phục vụ công việc tốt. Rất mong có được những đóng góp nhỏ bé của mình để có thể từng bước hoàn thiện công tác kế toán tại mỗi đơn vị mình thực tập. Nội dung của bài viết của em gồm 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại các DNSX. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.3. Chương III: Một số ý kiến và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí ngiệp 26.3 Em xin chân thành cảm ơn trước sự giúp đỡ của các cô chú anh chị tại đơn vị thực tập và đặc biệt là với sự giúp đỡ của Cô giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện: Đào Thanh Nga Chương i Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất Và tính giá thành sản xuất trong các DNSX 1.1. Sự cần thiết khách quan của việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với công tác quản trị doanh nghiệp Có thể nói rằng chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đối với mọi kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Do đó trong suốt quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí phát sinh, kiểm tra việc thực hiện định mức chi phí, hạn chế tới mức thấp nhất những chi phí ngoài kế hoạch, những thiệt hại, mất mát, hư hỏng... Bởi lẽ mỗi đồng chi phí phát sinh không hợp lý đều ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nền kinh tế đang ngày càng phát triển theo những quy luật chung của nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp sản xuất không thể tránh khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác. Để có thể đứng vững, phát triển và đạt được các mục tiêu về lợi nhuận và các mục tiêu khác, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá thành sản xuất. Đó là cách lựa chọn cơ bản nhất, bền vững nhất và đúng đắn nhất. Hạ giá thành sản xuất sản phẩm cũng đồng nghĩa với hạ thấp chi phí sản xuất bởi lẽ chi phí sản xuất là yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm. Hạ thấp chi phí sản xuất được thực hiện qua việc sử dụng chi phí hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Muốn vậy phải nâng cao năng suất lao động, cải tiến quy trình công nghệ, tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp, tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung....Vì vậy mỗi doanh nghiệp sản xuất phải tổ chức quản lý quá trình sản xuất sao cho khoa học, hợp lý nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất sản phẩm tới mức thấp nhất có thể được. Để có thể thực hiện được các yêu cầu và các mục tiêu trên đòi hỏi việc giám sát, tính toán, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm phải được tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và khoa học. Bởi lẽ nếu tính chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất thì việc tính giá thành sẽ chính xác giúp cho chúng ta đánh giá và phân tích đúng kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, xác định được kết quả của việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản xuất sản phẩm, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp cho việc hạ giá thành, giảm chi phí sản xuất cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Đó là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời còn là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 1.2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người không thể tách rời với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, trong quá trìn hoạt động doanh nghiệp phải huy động sử dụng các nguồn tài lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn...) để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, lưu thong sản phẩm, hàng hoá thực hiện hoạt động đầu tư... kể cả chi cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình. Vì thế, sự hình thành nên chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Từ đó, chúng ta có khái niệm về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định . 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất của chi phí, vai trò của nó trong việc tạo ra sản phẩm, về địa chỉ của từng khoản chi phí... Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí. 1.2.1.2.1. Phân loại chi phí theo sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để phân thành các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực sản xuất nào, ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí như thế nào. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của từng thời kỳ, từng quốc gia mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo quy định của Việt Nam hiện nay toàn bộ chi phí được chia thành các loại như sau: ã Chi phí nguyên liệu, vật liệu : Bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, VL phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị không dùng hết nhập kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực),giá trị vật tư, xăng dầu, điện, than... sử dụng vào quá trình sản xuất trong kỳ (trừ số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). ã Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. ã Chi phí nhân công: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên. ã Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả các TSCĐ đang dùng cho sản xuất. ã Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài sử dụng để phục vụ cho sản xuất như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí... ã Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ những chi phí bằng tiền ngoài 6 yếu tố trên mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với quản lý và hạch toán. Nó cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức lao động, việc lập và kiểm tra, phân tích dự toán chi phí. Cách phân loại này cũng cho chúng ta biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất; lập báo cáo chi phí sản xuất theo từng yếu tố ở “Thuyết minh báo cáo tài chính”, cung cấp tài liệu để lập dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau. 1.2.1.2.2. Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí. Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành, chi phí được phân thành các khoản mục Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định của chế độ kế toán Việt nam hiện nay, nếu xét về giá thành công xưởng, chi phí được chia ra thành 3 khoản mục như sau: ã Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về NVL chính, VL phụ, nhiên liệu năng lượng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. ã Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ (19%) trên tổng quỹ lương. ã Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Nó thường bao gồm những khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, thủ kho và các nhân viên vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng. - Chi phí NVL dùng cho phân xưởng: như vật liệu dùng để bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ của phân xưởng, vật tư văn phòng và những vật liệu dùng cho quản lý chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. - Chi phí dụng cụ sản xuất: như khuôn mẫu, dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ cầm tay, ván khuôn, giàn giáo xây dựng... dùng cho sản xuất ở phân xưởng tổ, đội sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. - Chi phí bằng tiền khác: Gồm các khoản chi phí phát sinh ngoài các chi phí trên dùng cho sản xuất ở phân xưởng. Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý theo định mức, cung cấp số liệu cho tính giá thành sản phẩm, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch hạ giá thành cho kỳ kinh doanh tiếp theo. 1.2.1.2.3. Phân loại chi phí theo tiêu thức khác. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ trong sản xuất trong kỳ. ã Chi phí khả biến(biến phí): Là những chi phí thay đổi về tổng số theo một tỷ lệ nhất định so với khối lượng sản phẩm hay lao vụ dịch vụ hoàn thành. Nó bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số yếu tố thuộc chi phí sản xuất chung... Mặc dù biến phí có tổng số thay đổi theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm lại không thay đổi. ã Chi phí bất biến(định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành như chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh... Ngược với biến phí, khi số lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ thay đổi thì định phí trên một đơn vị sản phẩm cũng thay đổi. Hơn nữa định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sẽ sản xuất. Vượt ra khỏi phạm vi đó định phí cũng thay đổi. Phân loại chi phí theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí chia thành : ã Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có quan hệ trực tiếp với công việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.Đối với những khoản chi phí này kế toán có thể căn cứ vào chứng từ phát sinh để phân bổ trực tiếp cho các đối tượng chịu phí. ã Chi phí gián tiếp: là những khoản phí có liên quan tới việc sản xuất của nhiều công việc,sản phẩm.Những chi phí này kế toán phải tiến hành tập hợp phân bổ cho các đối tượng theo một hoặc một số tiêu thức thích hợp. 1.2.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản xuất sản phẩm 1.2.2.1. Khái niệm Nói đến chi phí sản xuất là nói đến những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Nó là một trong hai mặt của một quá trình thống nhất - Quá trình sản xuất. Để dánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất: Đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm. Vậy giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .Trong giá thành sản xuất sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh . Giá thành sản xuất sản phẩm một mặt để bù đắp chi phí, mặt khác làm căn cứ để doanh nghiệp xác định giá cả. Nó là xuất phát điểm để xác định giá cả mà cũng là giới hạn tối thiểu của lượng giá cả. Giá thành sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả của việc sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích tạo ra sản phẩm với số lượng nhiều, chất lượng cao với chi phí là ít nhất, giá thành thấp nhất. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Điều đó được thể hiện qua các cách phân loại giá thành chủ yếu sau đây 1.2.2.2.1. Phân loại theo thời gian và cơ sở tính giá thành Căn cứ vào thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành, giá thành sản xuất sản phẩm được chia thành: Giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế: ã Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là giá thành sản xuất sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch thường do bộ phận kế hoạch hoặc do bộ phận kế toán quản trị thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình chế tạo, sản xuất sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. ã Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành sản xuất sản phẩm được tính toán trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Song khác với giá thành kế hoạch, được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không thay đổi trong suốt kỳ kế hoạch, giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Do đó việc xác định giá thành định mức là việc làm thường xuyên trong kỳ kế hoạch, phản ánh kịp thời những kết quả của sự đổi mới, cải tiến kỹ thuật quản lý kinh tế của doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định chính xác kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. ã Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là giá thành sản xuất sản phẩm được tính thên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế – tổ chức - kỹ thuật để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí cho phù hợp. Mặt khác, việc so sánh giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế với nhau và với các chỉ tiêu kinh tế tương ứng của ngành, của các doanh nghiệp khác sẽ cho phép đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, trong ngành cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá khả năng và thực trạng của doanh nghiệp, làm cơ sở cho nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp. 1.2.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành ã Giá thành sản xuất: bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trưc tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ, tính cho những sản phẩm công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán. Giá thành sản phẩm là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp. ã Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm: giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là hai khái niệm khác nhau song chúng có quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau. Về mặt nội dung, giá thành sản xuất sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó: Đó là chi phí sản xuất và giá trị sử dụng cấu thành trong khối lượng sản phẩm. Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch các yếu tố chi phí vào đối tượng tính giá thành (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành). Mặt khác giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất là hai mặt của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản xuất sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Vì thế chúng giống nhau về mặt chất. Tuy nhiên do bộ phận chi phí không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm khác nhau về mặt lượng. Chi phí sản xuất là tất cả các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ kinh doanh nhất định, còn giá thành sản xuất sản phẩm lại bao gồm chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ và dịch vụ đã hoàn thành. Mối quan hệ đó được khái quát qua sơ đồ sau đây: A B Chi phí SX dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm Chi phí SX dở dang cuối kỳ C D Qua sơ đồ trên ta thấy: Tổng giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất của sản phẩm DD ĐK phát sinh trong kỳ DD CK Như vậy nếu như chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản xuất sản phẩm lại là tổng hợp chi phí liên quan tới việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Giá thành sản xuất sản phẩm không bao gồm chi phí cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí chi ra chờ phân bổ kỳ sau, chi phí chi ra không liên quan đến hoạt động sản xuất nhưng lại bao gồm các chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang, chi phí trích trước tính vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước kế tiếp trong công tác kế toán quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng hay giảm giá thành sản phẩm. Do đó quản lý giá thành cũng phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. 1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp được quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh để đi đến mục tiêu chung là đem lại lợi nhuận cao. Do đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp để có các quyết định quản lý phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau: -Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành . Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ phân tích tổ chức chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.3. kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì việc tập hợp chi phí sản xuất vừa là khâu đầu tiên, vừa là công việc có tính định hướng cho toàn bộ khâu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Lựa chọn chính xác đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạch toán kinh tế nội bộ. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều nội dung, công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điếm khác nhau. Mục đích của việc bỏ chi phí là tạo ra sản phẩm, lao vụ ở các phân xưởng, bộ phận khác nhau theo quy trình công nghệ sản xuát của doanh nghiệp. Do đó, đối tượng kế toán tập hợp phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà ở đó chi phí sản xuất đuợc tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở sau: Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Đặc điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí. Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp. Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành 1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp. 1.3.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. 1.3.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức: SC Ci = x Ti STi Trong đó: Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng. SC : Tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ. STi : Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ thuộc các đối tượng Ti : Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ thuộc đối tượng i. 1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Chứng từ sử dụng:Phiếu XK, bảng phân bổ CCDC, bảng khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ tiền lương và các khoản phải trích theo lương…. Tài khoản sử dụng: TK621, TK622, TK627, TK154, TK 631 và các TK liên quan: TK 152, TK153, TK 214…. 1.3.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan căn cứ các chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng (đội trại địa điểm) sản xuất. Trường hợp cần phân bổ gián tiếp, tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là: - Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phảm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất... - Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thế chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất.... Tài khoản sử dụng Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”. TK này được dùng để theo dõi, tập hợp các chi phí NVL có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng hạch toán chi phí phát sinh trong kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Nội dung TK này như sau: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo các sản phẩm hay trực tiếp thực hiện dịch vụ. Bên Có: - Giá trị NVL xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển sang kỳ sau. - Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá NVL trực tiếp sử dụng cho sản xuất vào tài khoản tính giá thành. TK 621 không có số dư cuối kỳ. sơ Đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp TK 154 TK 152 TK 111, 112, 331,141 TK 152 TK 133 Vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất K/c trị giá NVL trực tiếp dùng cho SX sản phẩm Vật liệu xuất dùng ngay vào sản xuất Thuế GTGT Vật liệu dùng không hết nhập lại kho Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm riêng là vào cuối kỳ (tháng, quí ) kế toán tiến hành kiểm kê số nguyên vật liệu còn lại tại kho cuối kỳ và xác định giá trị nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ, từ đó tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. + Giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ = _ sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp K/c giá trị NVL tồn kho cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 152, 153 TK 611 TK 621 TK 631 K/c giá trị NVL tồn kho đầu kỳ Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ K/c chi phí NVL vào giá thành TK 331, 111, 112 Giá trị NVL mua vào đầu kỳ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1.3.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được (như tiền lượng phụ, các khoản phụ cấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công nhân sản xuất thực hiệnnhiều công tác khác nhau trong ngày... thì được tập chung, sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là: Chi phí tiền công._. định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất.... Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tùy theo hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp mà TK 622 có thể mở chi tiết cho từng đối tượng có liên quan ( phân xưởng, tổ, đội sản xuất …) ă Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp . TK này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. TK 622 không có số dư và được chi tiết phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 334 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp TK 154 K/c hoặc phân bổ CPNCTT (PPKKTX) TK 335 Trích trước tiền lương, tiền nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Các khoản trích BHXH, BHYT ,KPCĐ trên cơ sở số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất TK 338 TK 631 K/c hoặc phân bổ CPNCTT (PPKKĐK) sơ đồ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 1.3.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp gồm: Chi phí về nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ Chi phí cho khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ) theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế, các tiêu thức thường được sử dụng phổ biến để phân bổ chi phí sản xuất chung như phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất... Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí SX chung Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = x Tổng tiêu thức phân bổ ă Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. TK này có nội dung như sau: Bên Nợ: - Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung nếu có - Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC cho đối tượng chịu chi phí. TK 627 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 để phản ánh từng yếu tố chi phí cụ thể trong chi phí sản xuất chung: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo yêu cầu của quản lý, hạch toán của từng doanh nghiệp, từng ngành sản xuất, doanh nghiệp có thể mở thêm một số TK chi tiết để phản ánh một số nội dung, yếu tố chi phí khác. sơ đồ Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung ppkktx TK 331, 111, 112,141 TK 627 - Chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 152 TK 334, 338 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng (sp, dịch vụ...) Chi phí vật liệu TK 152 TK 154 TK 142, 335 Chi phí trả trước, phải trả tính vào chi phí SXC TK 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho SX và QLSX CP dịch vụ mua ngoài và CP bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT TK 153 Xuất dùng CCDC loại phân bổ 1 lần TK 242 ....loại phân bổ nhiều lần phân bổ dầnCCDC TK 632 Khoản CPSXC cố định được phân bổ, được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ TK 334,338 sơ đồ Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung ppkkĐk TK 331, 111, 112 TK 627 - Chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 152 Chi phí nguyên vật Liệu,CCDC Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng (sp, dịch vụ...) Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng TK 631 TK 142, 335 Chi phí trả trước, phải trả tính vào chi phí SXC TK 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho SX và QLSX CP dịch vụ mua ngoài và CP bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT TK 611 TK 152,153 K/c NVL,CCDC tồn cuối kỳ 1.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 1.3.4.1. Đối với các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với các doanh nghiệp này sẽ sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp . TK 154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, công việc, dịch vụ, gia công chế biến vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Kết cấu TK 154 như sau: Bên Nợ: - Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản giảm chi phí. - Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí sản xuất dở dang. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh Nghiệp (theo phương pháp kê khai thường xuyên) DCK : * * * Giá thành SXSP dịch vụ gửi bán không qua nhập kho TK 157 Giá thành SXSP dịch vụ tiêu thụ không qua nhập kho Giá thành SXSP nhập kho K/c chi phí SXC TK 627 TK 155 K/c chi phí NCTT Bồi thường phải thu do sản phẩm hỏng TK 622 DĐK: * * * Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 TK 154 TK 152 TK 138,334 TK632 1.3.4.2. Đối với các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Đối với các doanh nghiệp này sẽ sử dụng TK 631- giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp .Còn TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ dùng để phản ánh chi phí sản xuất của những sản phẩm, công việc, dịch vụ còn đang sản xuất, thực hiện dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. TK 631 được mở chi tiết cho từng đối tương liên quan. Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. Nội dung: Bên Nợ: - Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ. - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ. - Các khoản phải ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ. Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh Nghiệp (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ K/c CPNVLTT K/c CPNCTT Tiền bồi thường phải thu về sản phẩm hỏng K/c CPSXC Giá thành SXSP, dịch vụ hoàn thành trong kỳ TK 632 TK 627 TK 152 TK 622 TK 621 TK 631 TK 154 TK 154 Phế liệu thu hồi do có SP hỏng TK 138,334 1.3.5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 1.3.5.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Khái niệm:Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm về mầu sắc,kích cỡ,trọng lượng,cách thức lắp ráp… Phân loại:có hai loại Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được về mặt kinh tế Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chia thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức Sản phẩm hỏng trong định mức là những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến xẩy ra trong quá trình sản xuất. Phần chi phí cho sản phẩm này gồm giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được đều coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường xẩy ra như hỏng hóc máy móc,hoả hoạn bất thường.Những chi phí cho sản phẩm thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào thu nhập. Sơ đồ hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 152, 153, 334, 338, 241 TK 138.1 "SPHNĐM" TK 811, 415 Chi phí sửa chữa Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 154, 155, 157, 632 TK 154, 155, 157, 632 Giá trị sản phẩm Giá trị phế liệu thu hồi hỏng không sửa chữa được và các khoản bồi thường 1.3.5.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như thiên tai,thiếu nguyên vật liệu..các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động,KHTSCĐ,chi phí bảo dưỡng..Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất.Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến,kế toán theo dõi ở TK335-chi phí phải trả.Trường hợp ngừng sản xuất bất thường,các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong các TK tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức.Cuối kỳ,sau khi trừ phần thu hồi do bồi thường(nếu có)giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại nguồn sản xuất ngoài kế hoạch TK 811,415 TK 334,338,152,214 TK 142.1"THNSX" TK 138.1,111 Giá trị sản phẩm hỏng Không sửa chữa được Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng SX Giá trị thiệt hại về sản phẩm hỏng 1.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài công đoạn chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Chi phí sản xuất tập hợp được vừa liên quan đến những sản phẩm đã làm xong vừa liên quan đến các sản phẩm còn đang làm dở. Vì vậy để xác định một cách hợp lý giá thành sản phẩm hoàn thành thì cần phải xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở, việc làm này còn được gọi là đánh giá sản phẩm làm dở. 1.3.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung của phương pháp này là chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các khoản mục chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Chi phí SPDD cuối kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ x Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ Chi phí NVLTT đầu kỳ + Chi phí NVLTT trong kỳ = Công thức tính: Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, khi kiểm kê sản phẩm làm dở không cần xác định mức độ hoàn thành. Nhược điểm: Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang ở mức độ chính xác thấp, do không tính chi phí chế biến cho chi phí sản xuất dở dang nên giá thành thành phẩm cũng kém chính xác. Phương pháp này áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong giá thành. 1.3.6.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Vì vậy, khi kiểm kê không chỉ xác định khối lượng mà còn xác định cả mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Trên cơ sở đó qui đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương để tính toán, xác định chi phí cho sản phẩm làm dở. -Đối với những chi phí bỏ vào một lần đầu kỳ ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính ) thì xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Chi phí SPDD theo CPNVLTT hoặc CPNVL chính = Chi phí DD đầu kỳ + Chi phí PS trong kỳ SLSP hoàn thành + SLSP dở dang cuối kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ - Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sẽ tính sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành. Sản phẩm hoàn thành tương đương = SP dở dang x Mức độ hoàn thành. Chi phí SPDD cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + Chi phí trong kỳ SLSP hoàn thành + SLSP hoàn thành tương đương x SLSP hoàn thành tương đương - Ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả tính toán chính xác và khoa học, tính toán đầy đủ các khoản chi phí đối với sản phẩm dở dang. - Nhược điểm: Tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có định mức kinh tế kỹ thuật, xác định chính xác mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp này cũng phù hợp với doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn và chênh lệch sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ nhiều, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không lớn. Vận dụng phương pháp này người ta có thể qui định mức độ hoàn thành chung 50%. 1.3.6.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các định mức chi phí sản xuất đã được xây dựng cho từng giai đoạn. Căn cứ vào định mức chi phí sản xuất ở từng giai đoạn và căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê vào cuối kỳ để tính theo công thức: Giá trị SPDD cuối kỳ = Sản lượng SPDD ở giai đoạn chế biến thứ i x Chi phí chế biến định mức cho 1 SPDD ở giai đoạn chế biến thứ i - Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng do lập các bảng sẵn giúp cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được nhanh hơn. - Nhược điểm: Mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể đúng như chi phí định mức được. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất một cách khoa học cho từng giai đoạn và việc quản lý chi phí sản xuất được tiến hành một cách chặt 1.4. Kế toán giá thành sản phẩm 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng phải căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất cũng như yêu cầu và trình độ quản lý như đối với xác định đối tượng chi phí sản xuất. 1.4.2. Kỳ tính giá thành: Trong công tác tính giá thành, kế toán có nhiệm vụ xác định kỳ tính giá thành, đó là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công tác tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Khi xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý. Do đó, kỳ tính giá thành mà các doanh nghiệp áp dụng là hàng tháng, hàng quý, hoặc hàng năm cũng có thể là thời kỳ kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc các loại sản phẩm đã hoàn thành. 1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.4.3.1. Phương pháp trực tiếp (giản đơn) Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn sản xuất khối lượng lớn ,kỳ tính giá thành hàng tháng,đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như các doanh nghiệp khai thác mỏ, điện nước, chế biến lâm sản. Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SPDDđầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ _ Giá trị SPDDcuối kỳ Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí .Căn cứ vào sản phẩm làm dở đầu kỳ,cuối kỳ để kế toán tính giá thành của đối tượng tính giá thành theo khoản mục. 1.4.3.2. Phương pháp hệ số. Phương pháp hệ số được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm : Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ _ Giá trị SP dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị của sản phẩm gốc = Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi) Giá thành đơn vị từng loại SP = Giá thành đơn vị SP gốc x Hệ số quy đổi từng loại sản phẩm 1.4.3.3. Phương pháp tỷ lệ. Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế đơn vị từng loại SP = Giá thành kế hoạch đơn vị từng loại SP x Tỷ lệ giá thành Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại SP Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại SP x 100 1.4.3.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX của SP phụ Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng quy trình CNSX vừa tạo ra SP chính vừa tạo ra SP phụ. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Căn cứ vào CPSX tập hợp được trong kỳ, căn cứ vào chi phí SX dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và căn cứ vào chi phí SX tính cho sản phẩm phụ để tính ra tổng giá thành của SP chính theo công thức Tổng giá thành SP chính = CPSX dở dang đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ _ CPSX dở dang cuối kỳ _ CPSX của SP phụ Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí kế hoạch hoặc lấy giá bán của sản phẩm phụ trừ đi lợi nhuận định mức. Tổng giá thành SP chính = Giá thành SP chính Số lượng SP chính hoàn thành 1.4.3.5. Phương pháp tính giá thành phân bước (giai đoạn công nghệ) Phương pháp này thích hợp cho Doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật SX phức tạp kiểu liên tục,sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục của giai đoạn sau.Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối .Do đó đối tượng tính giá thành có hai phương án : 1.4.3.5.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm Theo phương pháp này để tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm(NTP) giai đoạn trước và chuyển sang giai đoạn sau một các tuần tự để tính tiếp giá thành của giai đoạn sau như vậy cho đến khi tính được giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng . Khái quát theo sơ đồ sau: CPNVL (bỏ 1 lần) CP khác bỏ ra ở Gđ1 Z NTP Gđ1 (theo KM) Gđ1 Gđ2 Gđn Z NTP Gđ1 Chuyển sang CP khác bỏ ra ở Gđ2 Z NTP Gđ2 (theo KM) Z NTP Gđn-1 Chuyển sang CP khác bỏ ra ở Gđn Z TP và Z đơn vị (theo KM) + + + Việc kết chuyển tuần tự chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo trình tự như sơ đồ trên có thể theo sổ tổng hợp (theo tổng giá thành của NTP hoặc theo từng khoản mục giá thành.Việc kết chuyển tuần tự riêng theo từng khoản mục sẽ cho ta giá thành của NTP bước sau và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng theo khoản mục ngay nên được áp dụng phổ biến. ZNTP Gđ1 = D đk Gđ1 +C1 – D ck Gđ1 Z NTP Gđ1 Q ht Gđ1 Zđv NTP1 = Z TP Gđn = Z NTP Gđn-1 + Cn– Dck Gđn-1 1.4.3.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính bán thành phẩm Được áp dụng đối với bán thành phẩm hoàn thành không có giá trị sử dụng, không nhập kho hoặc đem bán Trước hết tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong giá thành thành phẩm (theo khoản mục chi phí) Chi phí sản xuất giai đoạn i trong giá thành TP = CPSXDD đầu kỳ giai đoạn i SP hoàn thành giai đoạn i + SP làm dở giai đoạn i x Thành phẩm + CPSXPS trong kỳ của giai đoạn i Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩmlàm dở cuối kỳ mà sản phẩm làm dở được quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. Tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được. Giá thành của thành phẩm = Tổng chi phí sản xuất các giai đoạn. Có thể khái quát trình tự như sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 ...... Chi phí sản xuất giai đoạn 1 Chi phí SX giai đoạn 1 trong Z thành phẩm Chi phí sản xuất giai đoạn 2 Chi phí SX giai đoạn 2 trong Z thành phẩm ...... ...... Chi phí sản xuất giai đoạn n Chi phí SX giai đoạn n trong Z thành phẩm Giá thành thành phẩm Giai đoạn n 1.4.3.6. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này thì giá thành định mức của sản phẩm tính trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí được duyệt. - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải căn cứ vào định mức hao phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để tính ra chi phí định mức. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp phải căn cứ vào định mức hao phí lao động sản phẩm để tính ra chi phí định mức. - Đối với chi phí sản xuất chung phải căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất chung được duyệt để tính hệ số phân bổ chi phí sản phẩm chung định mức. 1.4.3.7. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc loại nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì vẫn mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó để khi hoàn thành tổng cộng chi phí sản xuất các tháng sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó còn những chi phí chung sẽ được phân bổ theo tiêu thức thích hợp Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ 1.4.3.8. Các hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các DNSX. + Hình thức nhật ký sổ cái + Hình thức nhật ký chung + Hình thức chứng từ ghi sổ + Hình thức nhật ký chứng từ ă Nếu doanh nghiệp áp dụng : Nhật ký - Sổ cái Chứng từ gốc Bảng tổng hợp CT gốc Sổ (thẻ) chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký – Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ quỹ T Ghi chú Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức kế toán Nhật ký sổ cái bao gồm Nhật ký sổ cái và các sổ kế toán chi tiết. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức: Nhật ký chung: Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ chi tiết TK Bảng TH chi tiết Nhật ký đặc biệt Ghi chú Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Hệ thống sử dụng trong hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm:các sổ Nhật ký chuyên dùng,sổ nhật ký chung,các sổ tài khoản và các sổ kế toán chi tiết. ă Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức: Chứng từ - ghi sổ Chứng từ gốc Chứng từ-ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ đăng ký CT-GS Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Bảng TH chi tiết Sổ cái Bảng TH chứng từ gốc Sổ quỹ Ghi chú Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức chứng từ ghi sổ,các sổ kế toán chi tiết ă Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức: Nhật ký - Chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ (thẻ)kế toán chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức nhật ký chứng từ gồm:sổ Nhật ký chứng từ,sổ cái các tài khoản ,sổ kế toán chi tiết.Ngoài ra,còn sử dụng các bảng phân bổ,bảng kê để tính toán,tổng hợp,phân loại hệ thống hoá số liệu trình tự ghi sổ nhật ký chứng từ. Chương II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xí nghiệp 26.3. 2.1. Đặc điểm tình hình chung của Xí nghiệp 26.3 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 26.3 Tên đơn vị :Xí nghiệp 26.3 Trụ sở:Xã Gia Thuỵ – Gia Lâm –Hà Nội Xí nghiệp 26.3 là một trong 4 xí nghiệp thành viên của Công ty 26-Bộ Quốc Phòng-TCHC, được thành lập vào tháng 10/1999, trên cơ sở sát nhập hai xưởng Giầy Da (được thành lập vào 18/3/1990) và xưởng Giầy vải (được thành lập vào tháng 5/1991) hiện nay chuyên sản xuất giày da, giày vải, tạp trang, sản phẩm khá đa dạng và phong phú. Xí nghiệp 26.3 là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện sản xuất kinh doanh được Công ty phân cấp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty thông các cơ quan chức năng. Công ty 26-Bộ Quốc Phòng-TCHC từ lúc ban đầu là xưởng quân dụng 26 chuyên sản xuất mũ cứng đến nay Công ty 26 đã có 4 xí nghiệp thành viên với nhiều ngành hàng sản xuất như sản phẩm may, sản phẩm giày, sản phẩm gỗ và sản phẩm nhựa là một trong những sản phẩm của ngành quân nhu đóng góp tích cực cho việc thực hiện xây dựng quân đội chính quy. Trong những năm cách mạng tháng 8, do nhu cầu về việc trang bị ăn, mặc, cho lực lượng vũ trang phát triển.Tháng 4/1994, để chủ động trong việc cấp phát quân trang giày da, mũ cứng,mũ mềm, ba lô, thắt lưng. Xưởng quân dụng được xây dựng các trang thiết bị ban đầu: 14 xe quân sự chở 80 máy ép cót mũ, bột giấy, hoá chất, máy phát điện. - Ngày 18/7/1978, Xưởng quân dụng 26 Cục Quân nhu- TCHC được thành lập. Những năm 1978 - > 1985 là những năm đầu vừa xây dựng, vừa sản xuất. - Ngày 17 tháng 10 năm 1979 Xí nghiệp 26, được thành lập theo quyết định số 890, do Cục Quân Nhu,Tổng cục hậu cần -Bộ Quốc Phòng phê duyệt. Nhiệm vụ chuyên sản xuất hàng quânn trang phục vụ quốc phòng.Trong cơ chế chuyển đổi có nhiều hướng đi mới có hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. - Xí nghiệp 804 được thành lập 26/01/1976, do Cục thiết kế cơ bản-TCHC-Bộ Quốc Phòng phê duyệt.Với nhiệm vụ chuyên sản xuất hàng doanh cụ phục vụ Quân đội như bàn ghế giường tủ..không đứng vững trong cơ chế mới và đang trên đà đi xuống, các sản phẩm không có sức cạnh tranh, yếu kém về mọi mặt. - Do những đăc điểm trên của 2 xí nghiệp, 17/4/1996, Công ty 26 trực thuộc Tổng cục Hậu Cần (trên cơ sở sát nhập xí nghiệp 26 và xí nghiệp 804) được thành lập.Là Doanh nghiệp Nhà nước , có trụ sở tại xã Gia Thuỵ - Gia Lâm - Hà Nội. 25 năm qua Công ty 26 đã không ngừng trưởng thành lớn mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính quy đội giao, lấy nhiệm vụ sản xuất quốc phòng làm nhiệm vụ hàng đầu trong sản xuất đã lựa chọn bước đi thích hợp, công tác quản lý được chú trọng Công ty là 1 trong những doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao, công tác ban đầu tư phù hợp nên ổn định được tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua. Đến nay Công ty đã đầu tư cơ bản thay đổi 100% nhà xưởng cấp 4 bằng nhà khuy tập và khung Zamie, MMTB sản xuất được đổi mới theo kịp xu thế phát triển xã hội, phục vụ tốt Q1 và từng bước tham gia phát triển kinh tế đất nước. Giai đoạn 1990 đến 1995 à thời gian có mức tăng trưởng nhanh nhất, đầu tư 1995 so với 1990 tăng gấp 26 lần, nộp ngân sách tăng gấp 33 lần, thu nhập bình quân tăng 10 lần. Một số kết quả mà Công ty 26 đã đạt được trong những năm qua và mô hình quản lý của Công ty trong đó Xí nghiệp 26.3 là một trong những thành viên: Kết quả sản xuất kinh doanh Tên danh mục Đơn vị tính (tỷ đồng) Năm 2000 2001 2002 I.Tổng doanh thu Tỷ đồng 87 89 100 Trong đó quốc phòng “ 76,5 80 75 Kinh tế “ 10,6 9 25 II.Các khoản nộp ngân sách “ 7 6,4 6,8 III.Vốn kinh doanh “ 36 40,7 42 IV.Quân số Người 820 1.057 1.180 V.Thu nhập bình quân/người/tháng Ngàn đồng 1.107 1.108 1.135 Trong đó riêng tiền lương “ 944 958 805 Sơ đồ 1 Mô hình quản lý của Công ty Ban giám đốc Phòng chính trị Phòng tổ chức sản xuất Phòng kế toán thống kê Phòng KDXNK Phòng KT cơ điện Phòng HC Quản trị Xí nghiệp 26.1 Xí nghiệp 26.3 Xí nghiệp 26.4 Xí nghiệp 26.5 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp. 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Quy trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp 26.3 là quy trình công nghệ kiểu phức tạp chế biến liên tục bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Đặc điểm sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp là sản xuất hàng loạt, sản phẩm hoàn thành nhập kho là kết quả quá trình chế biến liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm là quy trình khép kín không gián đoạn về mặt kỹ thuật. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Xí nghiệp 26.3 - Xí nghiệp là đơn vị sản xuất trực thuộc của Công ty, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Công ty phân công dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty thông qua các cơ quan chức năng. Hoạt động theo quy chế Công ty đã ban hành. - Chủ động xây dựng bộ máy quản lý của Xí nghiệp, trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Đảm bảo kế hoạch doanh thu Công ty giao, đảm bảo thu nhập cho người lao động theo nghị quyết Đại hội công nhân viên đề ra. - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tháng quý, năm phù hợp với kế hoạch nhiệm vụ Công ty và năng lực của Xí nghiệp để Giám đốc Công ty xem xét và phê duyệt. - Đối với hàng quốc phòng xí nghiệp nhận kế hoạch Công ty giao và tổ chức sản xuất theo nhiệm vụ đảm bảo số lượng, chất lượng , tiến độ. - Hàng tự khai thác Xí nghiệp được quyền chủ động tìm hiểu khách hàng, khai tác nguồn hàng, trực tiếp thoả thuận và tham gia ký kết hợp đồng theo quy chế quản lý hợp đồng. - Công tác lao động tiền lương:Thực hiện theo quy chế lao động tiền lương. - Đảm bảo tính, nộp đủ các khoản nghĩa vụ (khấu hao, thuế BHXH, BHYT, KPCĐ..) theo quy định của Nhà nước, quân đội và Công ty. 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là sản xuất ra những sản phẩm chủ yếu để phục vụ thị trường Quân đội, bên cạnh đó ban giám đốc cũng chủ động tìm các nguồn hàng cùng chủng loại để tận dụng công suất của Xí nghiệp.Vì vậy để thuận lợi c._.an tài chính 2.2.2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng Chi phí công cụ, dụng cụ, nhiên liệu bảo hộ lao động dùng cho phân xưởng, tổ đội sản xuất, công ty này được tập hợp theo công ty phân xưởng, tổ sản xuất và thường có giá trị nhỏ nên được phân bổ hết trong kỳ. Căn cứ vào các chứng từ gốc máy tính chuyển số liệu vào chứng từ ghi sổ TK 627 tương tự như TK 621 Biểu số 27 Tổng cục Hậu cần Chứng từ ghi sổ: số 25 Xí nghiệp 26.3 Tháng 01 năm 2004 TT SCTG Chứng từ Diễn giải Số liệu TK Thành tiền MH Ngày Số Nợ Có 245 PX 06/01/04 05 Đ/c Bê nhận vật tư phục vụ SX 627 152 64.000 246 PX 06/01/04 05 Đ/c Bê nhận vật tư phục vụ SX 627 152 300.000 …. … … …. ……… …… Tổng cộng 9.710.950 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Biểu số 28 Tổng cục Hậu cần Chứng từ ghi sổ: số 28 Xí nghiệp 26.3 Tháng 01 năm 2004 TT SCTG Chứng từ Diễn giải Số liệu TK Thành tiền MH Ngày Số Nợ Có 249 PX 06/01/04 06 Đ/c Bê nhận vật tư phục vụ SX 627 153 510.000 …. … … …. ……… …… Tổng cộng 6.084.274 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Định khoản Nợ TK 627 9.710.950 Có TK 152 9.710.950 Nợ TK 627 6.084.274 Có TK 153 6.084.274 2.2.2.3.4. Chi phí khấu hao Tài sản cố định Tài sản của Xí nghiệp gồm:nhà xưởng,nhà văn phòng, thiết bị, vật kiến trúc, phương tiện vận tải. Kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã định và nguyên giá các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Hiện nay, Xí nghiệp đang tiến hành trích khấu hao theo phương pháp trích khấu hao tuyến tính ( QĐ 166/1999/QBĐ 30/12/99. Căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định kế toán tính mức khấu hao cơ bản theo công thức sau: Mức khấu hao cơ bản TSCĐ bình quân 1 tháng = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao cơ bản 12 tháng Cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và tiến hành định khoản:( Biểu số 29) Nợ TK 627 205.628.372 Có TK 214 205.628.372 2.2.2.3.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài, điện nước dùng cho xưởng, tổ sản xuất Xí nghiệp 26.3 không có phân xưởng sản xuất điện, cũng như nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên Xí nghiệp phải mua ngoài.Với tiền điện, mỗi phân xưởng phòng ban đều có đồng hồ đo điện nên chi phí tiền tiền điện được tập hợp trực tiếp cho từng bộ phận sử dụng theo số thực tế tiêu hao trên công tơ đo điện. Hàng tháng,chi nhánh điện xuống kiểm tra số điện sử dụng và tính tiền mà Xí nghiệp cũng như Công ty phải trả. Biểu số 30 Bảng phân bổ tiền điện Tháng 1 năm 2004 Stt Tên hộ sử dụng Chỉ số mới Chỉ số cũ Hệ số Hao tổn Tổng số sử dụng Đơn giá Thành tiền … 3 Xưởng giày vải 11.897 11.559 338 1.500 507.000 4 Xưởng cán luyện 11.396 11.016 380 1.500 570.000 5 Xưởng giày da II 20.297 20.178 110 1.500 165.000 6 Xưởng giày da I 6.512 6.362 150 1.500 225.000 7 Tổ bồi 3 1.500 4.500 Tổng số tiền điện dùng cho các bộ phận trực tiếp sản xuất : 507.000 + 570.000 + 165.000 + 225.000 + 4.500 = 1.471.500 Kế toán căn cứ vào bảng trên định khoản Nợ TK 627 1.471.500 Có TK 331 1.471.500 Biểu số 31 Tổng cục Hậu cần Chứng từ ghi sổ: số 52 Xí nghiệp 26.3 Tháng 01 năm 2004 TT SCTG Chứng từ Diễn giải Số liệu Tk Thành tiền MH Ngày Số Nợ Có 61 Hhdv 03/01/04 68216 627 331 1.471.500 …. … … …. ……… …… Tổng cộng 57.973.507 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Định khoản Nợ TK 627 57.973.507 Có TK 331 57.973.507 2.2.2.3.5 Chi phí bằng tiền khác Chi phí khác bằng tiền thuộc chi phí sản xuất chung là những khoản chi phục vụ sản xuất ngoài những chi phí kể trên, phát sinh tại các phân xưởng, tổ sản xuất. Những chi phí này được chi tiết bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng hay tạm ứng. Ví dụ: Biểu số 32 Đơn vị:...................... Hoá đơn bán lẻ Mẫu số: 1/B Địa chỉ:...................... Theo QĐ liên bộ TCTL-TN Telefax Số :02 Họ tên người nhận tiền: Tổ chuẩn bị Địa chỉ cơ quan:Xí nghiệp 26.3 Lý do chi: Số tiền: 66.000đ (viết bằng chữ: sáu mươi sáu ngàn đồng chẵn ) Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: sáu mươi sáu ngàn đồng) STT Tên hàng và quy cách phẩm chất Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Thành tiền 1 Giấy vệ sinh Cái 30 1.000 30.000 2 Bút viết bảng Cái 03 5.500 16.500 3 Xà phòng Hộp 01 3.500 3.500 4 Xà phòng OMO Kg 0.5 16.000 8.000 5 Vở tập Quyển 0.5 1.600 8.000 Tổng 66.000 Cộng thành tiền :(viết bằng chữ:Sáu mươi sáu nghìn đồng chẵn ) Ngày 25 tháng 01 năm 2004 Người nhận hàng Đã nhận đủ tiền Người viết hoá đơn Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán nhập số hiệu tài khoản đối ứng và số tiền, máy tự động chuyển số liệu được nhập vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 627. Định khoản Nợ TK 627 66.000 Có TK 1111 66.000 Biểu số 33 Tổng cục Hậu cần Chứng từ ghi sổ: số 10 Xí nghiệp 26.3 Tháng 01 năm 2004 TT SCTG Chứng từ Diễn giải Số liệu Tk Thành tiền MH Ngày Số Nợ Có 224 PC 28/01/04 26 Các xưởng thanh toán tiền mua vật dụng 627 1111 66.000 …. … … …. ……… …… Tổng cộng 1.686.100 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Kế toán định khoản Nợ TK 627 1.686.100 Có TK 111 1.686.100 Chi phí sản xuất chung đựoc tập hợp theo phân xưởng, tổ sản xuất, đến cuối tháng tiến hành phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành trong tháng với tiêu thức là phân bổ theo chi phí nhân công. Trình tự ghi sổ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung, căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các chứng từ ghi sổ. Đồng thời khi chuyển số liệu kế toán vào chứng từ ghi sổ, máy chuyến số liệu liên quan vào sổ chi tiết TK 627. Cuối tháng máy tự động tính tổng cộng Nợ, Có trên các chứng từ ghi sổ được ghi 1 dòng trong sổ tổng hợp tài khoản. Khi in ra các chứng từ ghi sổ, trưởng ban tài chính ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, theo thứ tự của chứng từ ghi sổ. Biểu số 34 Tổng cục Hậu cần Sổ tổng hợp tài khoản Xí nghiệp 26.3 Tk 627- chi phí sản xuất chung Tháng 1/2004 STT TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ Mã Tên Nợ Có 1 111 Tiền mặt 1.686.100 2 152 Nguyên vật liệu 9.710.950 3 153 Công cụ dụng cụ 6.084.074 4 154 Sản phẩm dở dang 289.598.270 5 214 Khấu hao TSCĐ 205.628.372 6 331 Chi phí DV mua ngoài 57.973.507 7 334 Phải trả CNV 7.337.407 8 338.2 KPCĐ 138.348 9 338.3 BHXH 881.746 10 338.4 BHYT 117.556 Tổng cộng 289.598.270 289.598.270 Số dư đầu kỳ Nợ: 0 Số dư cuối kỳ Nợ: 0 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Giám đốc xí nghiệp Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 Nợ TK 154 289.598.270 Có TK 627 289.598.270 2.2.2.4. Tập hợp chi phí toàn Xí nghiệp 26.3 Các chi phí sản xuất trên, cuối tháng đều được tổng hợp vào bên Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cho từng loại sản phẩm của mỗi Xưởng,trên cơ sở đó, kế toán sử dụng và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp. Nợ TK 154 2.127.547.658 Có TK 621 2.127.547.658 Nợ TK 154 322.929.893 Có TK 622 322.929.893 Nợ TK 154 289.598.270 Có TK 627 289.598.270 Biểu số 35 Tổng cục Hậu cần Chứng từ ghi sổ: Số 84 Xí nghiệp 26.3 Tháng 01 năm 2004 TT SCTG Chứng từ Diễn giải Số liệu Tk Thành tiền MH Ngày Số Nợ Có 593 30/01/04 1 K /c NVL tự động vào TP 154 621 748.250 ………………. Tổng cộng 2.127.574.658 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Biểu số 36 Tổng cục Hậu cần Chứng từ ghi sổ: Số 85 Xí nghiệp 26.3 Tháng 01 năm 2004 TT SCTG Chứng từ Diễn giải Số liệu Tk Thành tiền MH Ngày Số Nợ Có 723 31/01/04 K/c trực tiếp NCTT vào TP 154 622 61.721 ……………… Tổng cộng 322.929.893 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Biểu số 37 Tổng cục Hậu cần Chứng từ ghi sổ: Số 86 Xí nghiệp 26.3 Tháng 01 năm 2004 TT SCTG Chứng từ Diễn giải Số liệu TK Thành tiền MH Ngày Số Nợ Có 745 PB 31/01/04 52 Phân bổ CPQL các SP giày daTổ chuẩn bị 154 627 13.293.354 746 PB 31/01/04 53 Phân bổ CPSXC các SP giày da Xưởng giày da I 154 627 83.459.603 ……………… Tổng cộng 289.598.270 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Biểu số 38 Tổng cục Hậu cần Sổ tổng hợp tài khoản Xí nghiệp 26.3 Tk 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 1/2004 STT TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ Mã Tên Nợ Có 1 155 2.907.266.746 182.766.000 2 336 Thuế không được khấu trừ 64.823 3 621 CPNVLTT 2.127.547.658 4 622 CPNCTT 322.929.893 5 627 CPSXC 289.598.270 Tổng cộng Số dư đầu kỳ Nợ: 0 Số dư cuối kỳ Nợ: 0 Ngày 23 tháng 2 năm 2004 Người lập Trưởng ban tài chính Giám đốc xí nghiệp 2.2.3. Tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang tại Xí nghiệp Sản phẩm dở dang của Xí nghiệp là các loại sản phẩm chưa hoàn thành tại các phân xưởng, các bán thánh thẩm còn đang được tiếp tục sản xuất tại tổ chuẩn bị, phải trải qua một số giai đoạn chế biến. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu cuối kỳ CPNVLTT: Dck (NVLTT) = Dđk + C X Qd Qht + Qd Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ ,cuối kỳ C: Chí phí tập hợp trong kỳ Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ -Tiến hành sản xuất dựa trên kế hoạch sản xuất đã định trước và sản xuất theo giá thành kế hoạch do ban tổ chức sản xuất của xí nghiệp lập ra, do đó vật tư xuất dùng cho sản xuất sản phẩm nào cũng được tính toán theo mức tiêu hao định mức. Cuối tháng kế toán giá thành chỉ cần xác định mức tiêu hao thực tế và so sánh với nguyên vật liệu dùng là xác định được sản phẩm dở dang cuối kỳ.Khi đánh giá SPDDCK, kế toán giá thành tiến hành kiểm kê vật tư để xác định CPNVLTT thực tế phát sinh trong tháng và lập bảng quyết toán vật tư . Ví dụ : BTP giày da nam cao cổ QP tổ chuẩn bị CPNVLTT: 90.129đ/đôi Số lượng Tồn đầu kỳ 866,5 Nhập trong kỳ Luân chuyển 8021,0 Tồn cuối kỳ -Tồn vật tư -BTP quy về vật tư 149,5 743,00 Tiêu hao thực tế 7.995 Sản phẩm làm dở theo toàn bộ chi phí định mức là:743,5 x 90.129 = 66.965.104 2.2.4. Kế toán thiệt hại trong sản xuất Kết thúc quá trình sản xuất, thành phẩm luôn đựơc KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho.Mỗi cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm kết thúc đều có biên bản đánh giá chất lượng sản phẩm. Khi có thiệt hại xảy ra, xí nghiệp tiến hành kiểm tra và xác định nguyên nhân gây thiệt hại, phải có biện pháp xử lí giá trị thiệt hại Tuỳ từng trường hợp cụ thể kế toán xử lí giá trị thiệt hại đó vào từng đối tượng Thiệt hại : SP hỏng ít do ngừng sản xuất .Ví dụ sản phẩm loại A hưởng 100% đơn giá tiền lương ( lỗi khuyến tật do nhà sản xuất ). Không quy định rõ đơn giá tiền lương cho sản phẩm hỏng, không đạt loại A: công nhân, bộ phận vì thiếu trách nhiệm mà hỏng sản phẩm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. SP hỏng do nguyên nhân khách quan trong định mức đưa vào chi phí khác tính vào giá thành. 2.2.5. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.3 2.2.5.1. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm nhập kho 2.2.5.2. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là từng tháng, việc xác định kỳ tính giá thành của Xí nghiệp là đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin về giá thành SP một cách kịp thời 2.2.5.3. Phương pháp tính giá thành tại Xí nghiệp 26.3 Do có dư điều kiện như: Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định, các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lí, chế độ quản lí định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu, tiến hành có nề nếp chặt chẽ Chính sánh giá:có 2 hệ thống giá - SP Quốc Phòng: Công ty xây dựng giá thành được duyệt và gửi lên Tổng cục phê duyệt. Căn cứ vào giá được phê duyệt Công ty mới giao cho các Xí nghiệp. - SP kinh tế: Xây dựng đơn giá cho từng loại sản phẩm riêng biệt, đàm phán. Tổng giá thành = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ _ Giá trị BTP luân chuyển _ Giá trị NVL tồn cuối kỳ Phương pháp tính giá thành theo định mức, ban tổ chức sản xuất của Xí nghiệp có nhiệm vụ xác định định mức về nguyên vật liệu và sử dụng trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Mỗi loại sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đều được Xí nghiệp xây dựng định mức NVL tiêu hao trong quá trình sản xuất sẽ thường xuyên theo dõi định mức đặt ra đã phù hợp chưa có cần điều chỉnh không. Nếu thấy định mức không phù hợp thì ban kỹ thuật cơ điện phải nhanh chóng đưa ra định mức mới để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho Xí nghiệp. Nhận được định mức kế toán nhập vào máy làm căn cứ tính toán. Mỗi lần nhập NVL mua về kế toán vật tư đã nhập đơn giá từng loại NVL cụ thể, sau mỗi lần xuất vật tư sử dụng kế toán vật tư cũng nhập đúng số xuất dùng thực tế. Máy sẽ tự tính giá trị vật tư xuất dùng theo giá nhập trước xuất trước. Giá vật tư là giá phải thanh toán trên hoá đơn cộng các chi phí cho tiếp nhận vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thuế XK. Các chi phí vật tư phải có Hoá đơn chứng từ theo quy định: Hoá đơn phải có tên, địa chỉ và dấu của DN đó. Hoá đơn của tư nhân phải ghi rõ tên địa chỉ của người bán.Trong trường hợp không có hoá đơn hợp lệ phải xin ý kiến Giám đốc Công ty trước khi mua. Giá mua vật tư phải hợp lý, phải được Giám đốc Công ty phê duyệt theo phân cấp. +Vật tư cho sản xuất hàng Quốc phòng,hàng kinh tế do Công ty tạo nguồn do Giám đốc Công ty duyệt giá. +Vật tư cho sản xuất hàng kinh tế do Xí nghiệp tạo nguồn, Giám đốc Xí nghiệp được quyền quyết định. Biểu số 39 Mẫu số BM-09.10a Đơn vị :Ban KT-CĐ Ngày 16/03/2004 Số 04/ĐM/KT-CĐ bảng xác định định mức nguyên vật liệu STT Khoản mục ĐVT Định mức 1 Da boxcal mềm (30x30cm) Pia 2,67 2 Da lót (25 x 25) Pia 1,8 3 Da mặt đế Pia 0,83 4 Vải bạt 3 cỏ úa K 0,85 M 0,096 5 Phomex 1,8 ly K 0,95 M 0,004 6 Chỉ may M 60 7 Keo ấp đế Kg 0,032 8 Keo latex Kg 0,065 9 Nước xử lý mép da Kg 0,0025 10 Chất đóng rắn M 0,007 11 Đinh đóng gót 3,4 cm Kg 0,02 … 35 Lưu huỳnh ( Diêm sinh) Kg 0,005 36 Xúc tiến M Kg 0,002 37 38 39 Xúc tiến D Kg 0,0025 40 Hòm gỗ 740 x 580 mm Cái 1/20 đôi Biểu số 40 Tổng cục hậu cần Công ty 26 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngày 21 - 05 - 2004 Giá thành giầy da nam cao cổ QP ĐVT : đồng/đôi STT Khoản mục ĐVT Định mức Đơn giá Thành tiền Ghi chú I Chi phí NVL 118.204 1 Da bò Xcal mềm (30x30cm) Pia 2,67 24100 64.347 2 Da lót (25 x 25) Pia 1,8 10.500 18.900 3 Da mặt đế Pia 0,83 15.000 22.450 4 Vải bạt 3 cỏ úa K 0,85 Pia 0,096 13.000 1.248 5... II Chi phí Nhân công TT 8.054 Lương 6.700 BH, KPCĐ 744 Ăn ca 610 III CP Sản xuất chung 8.821 Tiền lương 402 BH, KPCĐ 42 NLĐL, khác 2.377 IV CP BH 1.915 Hòm gõ 1.500 Vận chuyển 415 V CP Quản lý XN 2.333 Tiền lương 719 BH, KPCĐ 79 KH TSCĐ 1.000 Chi phí bằng tiền khác 539 Giá thành SX 139.327 VI Lãi + CP QL Công ty 10.673 Giá bán 150.000 Giá thành này chỉ áp dụng từ 01 tháng 04 năm 2002 Phòng TCSX giám đốc công ty Biểu số 41- Xí nghiệp 26.3 Quyết toán vật tư giày da nam cao cổ qP Xưởng giày da 2 Tháng 01 /2004 Số lượng: Giày da cao cổ QP:8021 Tt Khoản mục Số lượng Da lót da mặt ........ Phomex I II II Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Trong đó Vật tư Tiêu hao thực tế Tiêu hao định mức thừa (+)thiếu(-) 933,5 18397,25 1474 17.856,75 17.886,75 30 39 8.861,5 - 8.900,5 9112 211,5 ....... 131,4 432,8 69 495,2 518,3 23,1 Tổ chuẩn bị Kế toán theo dõi Ban TCSX Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Căn cứ vào đơn giá chi tiết đơn giá tiền lương và bảng cân đối năng suất kế toán tiền lương tính ra lương sản phẩm của từng phân xưởng, tổ sản xuất và lập bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ BHXH,BHYT,KPCĐ. Ví dụ Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán tính ra được khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm giày da nam cao cổ QP Tổ chuẩn bị:-Ăn ca: 808.397 -BHXH&KPCĐ: 1.227.620 -Tiền lương và các khoản phụ cấp: 9.691.287 Xưởng giày da I: -Ăn ca: 5.453.651 -BHXH&KPCĐ: 7.791.462 -Tiền lương và các khoản phụ cấp: 59.174.543 Khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất. CPSXC phân bổ cho 1 loại sản phẩm = Tổng chi phi sản xuất chung của của các sản phẩm Tổng tiền lương của các sản phẩm x Tiền lương 1 loại sản phẩm N Ví dụ: CPSXC của các sản phẩm giày da ( lấy số liệu từ biểu số 38) Tổ chuẩn bị: 13.293.354 Xưởng giày da I: 83.459.603 Tiền lương của các sản phẩm giày da: căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương ( biểu số 14) Tổ chuẩn bị: 13.732.144 Xưởng giày da I: 80.401.806 CPSXC của bán thành phẩm giày da nam cao cổ QP = Tổng CPSXC của các sản phẩm giày da Tổng tiền lương của các sản phẩm giày da x Tiền lương của giày da nam cao cổ QP = 13.293.354 13.732.144 x 9.691.278 = 9.381.607 Tương tự tính CPSXC cho sản phẩm giày da nam cao cổ ở Xưởng giày da I CPSXC của giày da nam cao cổ QP = Tổng CPSXC của các sản phẩm giày da Tiền lương của các sản phẩm giày da Tiền lương của giày da nam cao cổ QP x = 83.459.603 80.401.806 x 59.174.543 = 61.425.036 Ngày cuối tháng, sau khi hoàn thành công việc ghi sổ kế toán , kiểm tra, đối chiếu chính xác, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng , tổ sản xuất để tính tổng giá thành cho từng loại. chương III Một số ý kiến và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí ngHiệp 26.3 3.1. Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.3. 3.1.1. Nhận xét chung. Qua nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung và về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy Xí nghiệp không những đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường mà còn khẳng định vai trò, vị thế của mình trong ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng .Để đạt được kết quả này, đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ công nhân cũng như BGĐ Xí nghiệp.Cho đến nay,Xí nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cấp trên giao phó,đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện về mọi mặt ... Xí nghiệp 26.3 là một xí nghiệp chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm giày da,giày vải, tạp trang, mặc dù nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, nhưng do Xí nghiệp đã thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính nên việc thực hiện hình thức chứng từ ghi sổ là hợp lý, đáp ứng nhanh chóng chính xác thông tin hữu dụng đối với việc quản lý của Xí nghiệp và các đối tượng quan tâm. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán được giám sát dưới dự chỉ đạo của Ban tài chính -Công ty, đội ngũ nhân viên kế toán gọn nhẹ, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với phần hành của mình, tạo điều kiện kiểm tra chỉ đạo dưới sự đảm bảo thống nhất của trưởng Ban tài chính cũng như sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên. Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện một cách nghiêm túc, về cơ bản tuân thủ đúng chế độ hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của Xí nghiệp. 3.1.2. Nhận xét cụ thể về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3 Những ưu điểm về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3 Xí nghiệp đã xác định đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.Vì vậy, việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được Ban Tài chính thực hiện một cách nghiêm túc hợp lý nhanh gọn. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, Xí nghiệp áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp đối với những chi phí có liên quan trực tiếp cho các đối tượng như: CPNVLTT, CPNCTT và phương pháp phân bổ chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm như CPSXC. Kế toán CPSX theo phương pháp này giúp nhân viên kế toán thực hiện nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. Ngoài ra, Xí nghiệp chọn tiêu thức phân bổ CPSXC là tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là hợp lý. Bởi vì, mỗi khi sản xuất một loại sản phẩm, Xí nghiệp đều phải nghiên cứu mẫu mã, sản xuất chế thử để xác định thời gian tiêu hao của từng công đoạn sản xuất, từ đó xác định đơn giá tiền lương của từng sản phẩm.Do đó, đơn giá tiên lương đã phản ánh mức độ đơn giản hay phức tạp của từng loại sản phẩm. Về công tác tính giá thành: Sản phẩm hiện nay của Xí nghiệp bao gồm nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn. Do vậy, đối tượng tính giá thành hiện nay được xác định là từng loại sản phẩm riêng biệt là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng được nhu cầu quản lý giá thành của Xí nghiệp. Bộ máy kế toán của Xí nghiệp gọn nhẹ, khoa học, số lượng kế toán hợp lý, làm việc có hiệu qủa, các kế toán viên có khả năng, có kinh nghiệm, công tác tổ chức, quản lý, hạch toán quy củ, cung ứng vật tư nguyên liệu kịp thời, hoàn thành kế hoạch SXKD cung cấp thông tin cho hạch toán, dự toán quản lý thuế, nộp thuế, đầy đủ cho Ngân sách Nhà nước. Hình thức Chứng từ ghi sổ và các phương pháp hạch toán tương đối phù hợp với tình hình sản xuất tại Xí nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp đã đạt được tất yếu không tránh khỏi những tồn tại nhất định.Cụ thể : Về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Xí nghiệp không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Công nhân trực tiếp sản xuất là những người lao động tạo sản phẩm cho doanh nghiệp,nhưng có nếu có công nhân được nghỉ phép theo chế độ thì Xí nghiệp vẫn phải trả lương cho công nhân đó trong thời gian nghỉ phép. Về phương pháp xác định hàng tồn kho:Mỗi phương pháp xác định hàng tồn kho sẽ cho chúng ta một đơn giá NVL xuất dùng.Việc lựa chọn phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho ảnh hưởng đến giá trị NVL trực tiếp đưa vào sản xuất chế tạo sản phẩm. Hiện nay, Xí nghiệp 26.3 đang xác định hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.Với phương pháp này thì việc xác định xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ phản ánh trên bảng cân đối kế toán sát với thực tế.Tuy nhiên,NVL dược xuất dùng để sản xuất dùng lại chịu tác động rất lớn của giá cả, mặt khác ở Xí nghiệp 26.3 CPNVLTT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm.Chi phí sản xuất là chi phí sản phẩm gắn liền với thành phẩm và chỉ được thu hồi khi thành phẩm tiêu thụ. Chi phí sản phẩm ở kỳ này nhưng lại tiêu thụ ở kỳ khác. TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ,TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, TK 627 mở chi tiết cho từng phân xưởng .Và đều được quản lý trên máy. Mỗi loại SP được quy định mã hiệu, khi phát sinh nghiệp vụ, căn cứ vào những chứng từ có liên quan, kế toán mã hiệu từng sản phẩm, từng phân xưởng máy sẽ tự kết chuyển, rất thuận tiện cho việc tính giá thành nhưng khó khăn khi cần theo dõi thông tin chi tiết về tình hình CPSX từng loại sản phẩm.Sổ chi tiết từng TK: muốn có về từng mặ loại sản phẩm phải nhặt số liệu từ các sổ chi tiết TK621,622..nên gây chậm chễ. 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán"Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3 Tại Xí nghiệp 26.3,công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3 tiến hành tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý song vẫn còn một số điểm đáng chú ý.Với kiến thức đã thu được trong quá trình học tập kết hợp với phần tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp, em xin đưa ra một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3. ý kiến 1:Về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trưc tiếp sản xuất Hiện nay hàng năm ở các Xí nghiệp đều thực hiện lập kế hoạch nghỉ phép cho các công nhân sản xuất, song trên thực tế việc nghỉ phép không thể thực hiện đúng kế hoạch được vì còn phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất.Thông thường,các Xí nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ phép vào thời kỳ ít việc và cuối năm ,vì vậy tiên lương nghỉ phép vào thời kỳđó tăng đáng kể sẽ làm cho giá thành sản phẩm không ổn định.Theo em, Xí nghiệp nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào giá thành sản phẩm hàng tháng. Để thực hiện công việc này, kế toán mở sổ chi tiết TK335-Chi phí phải trả cho Xí nghiệp. Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm trong kỳ kế toán định khoản: Lập bảng tính phân bổ lương và các khoản phải trích theo lương ( trích 3%) Nợ TK 622 ( Chi tiết cho từng xưởng và tổ chuẩn bị) Có TK 335 Khi tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 ý kiến 2:Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. Xí nghiệp nếu áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước thì giá thành sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động giá cả nguyên liệu đầu vào. Muốn hạn chế được điều này, Xí nghiệp nên sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Vì Xí nghiệp áp dụng kế toán máy nên việc xác định giá trị NVL tồn kho là rất khó khăn. Sau mỗi lần mua vật tư về nhập kho hoặc đưa ngay vào sản xuất, kế toán vật tư sẽ nhập dữ liệu cần thiết vào máy tính và máy tính sẽ tự động tính giá bình quân liên hoàn của từng loại thành phẩm,vật tư..theo công thức Đơn giá tiền lương bq (từng loại vật tư) = Trị giá vật tư tồn kho + Trị gía vật tư mỗi lần nhập Số lượng vật tư tồn + Số lượng vật tư mỗi lần nhập Khi sử dụng phương pháp này, đơn giá bình quân dùng để tính trị giá vật tư mỗi lần xuất chịu ảnh hưởng bởi giá và lượng của vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Có như vậy mới hạn chế được sự biến động của giá cả vật tư xuất dùng trực tiếp trong kỳ. ý kiến 3:Nhượng bán, thanh lý những TSCĐ chưa dùng tới Với những TSCĐ, máy móc thiết bị chưa dùng tới trong kho, Xí nghiệp nên có biện pháp giải quyết như thanh lý, nhượng bán vừa là tránh tình trạng ứ đọng vốn, vừa giúp Xí nghiệp có tiền đầu tư máy móc mới.Vì ngày nay, Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đầu tư thêm được máy móc mới tạo điều kiện cho sản phẩm có chất lượng cao, năng suất lao động ngày càng cải thiện. ý kiến 4: Giảm chi phí nguyên vật liệu chính trong giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính của sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm. Để giảm chi phí trong giá thành Xí nghiệp cần: + Giảm định mức nguyên vật liệu. Vì hiện nay định mức nguyên vật liệu đang được áp dụng và phụ thuộc nhiều vào trình độ kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật.Do vậy Xí nghiệp có thể chú trọng vào nghiên cứu để đề ra tiêu chuẩn, mức tiêu hao nguyên liệu trên một khuôn khổ nhất định, sắp xếp hợp lý các nguyên liệu thừa để tận dụng. Nhất định chi phí nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể. + Tăng cường khâu kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra nhằm giảm tỷ lệ hỏng đến mức thấp nhất. Theo dõi sát sao quá trình sử dụng vật tư theo định mức tiêu chuẩn đã nghiên cứu từ thực tế sản phẩm, từ đó làm cơ sở cho việc thanh quyết toán vật tư và tính giá thành sản phẩm. Kết luận Trước yêu cầu ngày càng chặt chẽ của thi trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp sản xuất luôn phải hoàn thiện, cải tiến công tác kế toán. Do đó, tính đúng, tính chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý, đặc biệt là người làm công tác kế toán. Giữa lý thuyết đã học và thực tế vận dụng lý thuyết vào công việc luôn là một công việc linh hoạt, tuy nhiên vẫn phải tôn trọng các điều lệnh và quy định hiện hành, đảm bảo được hai yêu cầu song song của kế toán vừa đảm bảo tính chính xác,hợp lý, vừa đơn giản công tác kế toán. Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp 26.3 thuộc Công ty 26-Bộ Quốc Phòng -TCHC đã giúp em có những kiến thực tế về chuyên ngành Tài chính, có được sự nhìn nhận giữa giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời cũng qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán tại Xí nghiệp 26.3, em nhận thấy việc tổ chức cônh tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới, phù hợp với điều kiện của Xí nghiệp.Tuy nhiên, ở một số khâu còn một số tồn tại nhất định.Với những tồn tại này, nếu Xí nghiệp có những biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán càng phát huy được thế mạnh của mình đối với sự phát triển của Xí nghiệp. Với mong muốn học hỏi tìm hiểu về nghiệp vụ chuyên môn em tha thiết mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến hơn nữa của các thầy cô giáo và các cô chú anh chị tại Ban tài chính và các bạn để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Dung cùng các cô, các chị trong Ban Tài chính Xí nghiệp cũng như các cô chú trong Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. tài liệu tham khảo 1.Giáo trình:Kế toán Tài chính-Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội-NXB Tài chính 2.Giáo trình:Kế toán quản trị-Học viện tài chính-NXB Tài chính-2002 3.Giáo trình:Phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp-NXB Tài chính-2000 4.Đề tài khoa học cấp trường:Các mẫu chứng từ,bảng biểu,sổ kế toán-Học viện Tài chính 2000 5.Hệ thống kế toán doanh nghiệp-NXB Tài chính-1995 6.Lý thuyết và thực hành Kế toán Tài chính-Nguyễn Văn Công-ĐH Kinh Tế Quốc dân-2000 7.Hướng dẫn 4 chuẩn mực kế toán-Bộ Tài chính- NXB Tài chính-Hà Nội,10-2002 8.Công ty 26-BQP-TCHC "Kỷ niệm 25 năm xây dựng và trưởng thành " 9.Hệ thống sổ sách,bảng biểu,chứng từ kế toán của Xí nghiệp 26.3 10.Tham khảo một số luận văn tốt nghiệp Nhận xét của đơn vị thực tập ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33943.doc
Tài liệu liên quan