Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước 1 thành viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội

Lời mở đầu Trong thời kì hội nhập của nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là đất nước ta đã chính thức ra nhập WTO trong môi cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có một chỗ đúng vững chắc trên thị trường. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường và được thị trường chấp nhận. Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nh

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước 1 thành viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng vẫn đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm hay nói cách khác là đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm – hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. đồng thời doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi một cách chính xác và hợp lí. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Nó liên quan đến hâu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ đảm bảo cho việc cung cấp thông tin về chi phí và giá thành một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời từ đó sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả. Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nôị. Tiếp cận với công tác kế toán và em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “ là đề tài báo cáo thực tập của mình. Bài chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giống gốc ở Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nôị Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nôị. Là một sinh viên lần đầu tiên tiếp cận với thực tế công tác kế toán, nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn kế toán doanh nghiệp – khoa kế toán- trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội cũng như các cán bộ phòng kế toán – tài vụ của Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nôị. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự gíup đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng kế toán – tài vụ của Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nôị. Và các thầy cô trong bộ môn kế toán trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn – Cô Nguyễn Thị Sức để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra các loại lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội và còn có một bộ phận đáng kể được xuất nhập khẩu. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm hai nghành sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra để bảo quản sản phẩm và tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp thì trong nghành nông nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng còn có hoạt động chế biến mang tính chất công nghiệp. Nếu đứng trên góc độ tổ chức quản lí và kĩ thuật sản xuất thì hoạt độn này cũng được xem là ngành nông nghiệp có thể chia ra làm ba hoạt động chính: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. Bên cạnh các hoạt động chính như trên, trong nghành nông nghiệp còn có những hoạt động chính như: sản xuất phân bón, thực hiện công việc, vận chuyển, làm đất, chăm sóc, thu hoạch… 1.1.1. Khái niêm doanh nghiệp nông nghiệp. Là một đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật doanh nghiệp, sản xuất và doanh doanh các mặt hàng về nông nghiệp theo đúng ngành nghề đã đăng kí kinh doanh 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là nghành sản xuất vật chất có những đặc thù so với những nghành khác. Hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai tư liệu sản xuất cơ bản, chủ yếu và không thể thay thế được. Trong các doanh nghiệp nông nghiệp ruộng đất tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm với tư cách là tư liệu sản xuất. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến việc quản lí, sử dụng đất đai gắn liền với phạm vi, địa hình, độ phì nhiêu cũng như các điều kiện tự nhiên khác ( thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước…) .Đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp là các cây, con có quy luật phát sinh, phát triển hết sức riêng biệt, con người không thể ngăn cản quy luật đó mà phảI nắm vững để vận dụng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc điểm này tạo nên tính đa dạng và phức tạp trong tổ chức theo dõi việc đầu tư chi phí gắn lion với từng đối tượng cụ thể để phục vụ cho việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xác định kết quả hoạt động. Sản xuất mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên( thời tiết, khí hậu…), thời gian lao động nhỏ hơn thời giai sản xuất và mức hao phí lao động có sự khác biệt lớn trong từng giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất. đặc điểm này làm cho việc phát sinh và hình thành không có tính chất ổn định mà có sự chênh lệch rất lớn trong từng thời kì phát triển của cây trồng, vật nuôi. nó đòi hỏi có phương pháp theo dõi và phân bổ thích ứng nhằm phản ánh đúng đắn chất lượng hiệu quả cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Luân chuyển sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến biểu hiện sản phẩm kì này làm vật liệu cho kì sau, sản phẩm của ngành này làm vật liệu cho ngành khác. đặc điểm này chi phối đến việc xác định phương pháp tính giá trong cung cấp lẫn nhau, cũng như trong việc tổ chức, theo dõi quá trình cung cấp để phục vụ cho yêu cầu đánh giá đúng đắn hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của từng kì sản xuất, từng ngành sản xuất trong doanh nghiệp. Sản xuất thường trải ra trên địa bàn rộn lớn, phân tán, them chí trực thuộc quản lí nhiều đơn vị hành chính khác nhau. Do vậy, việc quản lí và sử dụng tàI sản, tiền vốn, lao đôn có những khác biệt liên quan đến những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định. đặc điểm này chi phối đến việc tổ chức bộ máy kế toán cũng như việc tổ chức thu nhận và cung cấp những nguồn thông tin phục vụ cho yêu cầu hạch toán nôI bộ cũng như yêu cầu khoán trong nông nghiệp. Từ đặc điểm này muốn sản xuất phát triển có hiệu quả, vấn đề tổ chức sản xuất phải gắn lion với tổ chức quản lí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Khoán sản phẩm đến hộ gia đình trong nông nghiệp là một trong những chính sách có ý nghĩa và tác dụng to lớn đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp nói riêng. khoán sản phẩm đã làm cho việc tổ chức sản xuất và quản lí ở doanh nghiệp có những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và hình thành các loại chi phí khác nhau, đồn thời cũng tạo ra các mối quan hệ đặc thù giữa doanh nghiệp với người nhận khoán và các tổ, đội sản xuất trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như đảm bảo quyền lợi cho nhau gắn liền với hợp đồng khoán đã được xác định. 1.1.3. Chức năng, ý nghĩa, nhiệm vụ của doanh nghiệp nông nghiệp. Doanh nghiệp nông nghiệp có nhiệm vụ cung cấp lương thực phẩm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và xuất khẩu. Tạo ra của cải vật chất để nuôi sông xã hội. 1.2. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu phấn ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng vật tư, tài sản, mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, tiêt kiệm được chi phí sản xuất là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay khi mà chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đang là vần đề quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì công tác kế toán càng có ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.2.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. * Chi phí sản xuất: Quá trình sản xuất kinh doanh chính là quá trình mà các doanh nghiệp phảI thường xuyên đầu tư các loại chí phí khác nhau để đạt được mục đích là tạo ra khối lượng sản phẩm lao vụ hoặc khối lượng công việc phù hợp với nhiệm vụ sản xuất đã xác định và thực hiện. Hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp có đầy đủ 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Chi phí sản xuất sẽ phát sinh khi doanh nghiệp sử dụng các loại yéu tố trên. để xác định và tổng hợp được các chi phí mà doanh nghiệp đã chỉ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mọi chi phí chi ra đều phải thể hiện bằng thước đo tiền tệ. Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chỉ ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. * Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm( hoặc công việc, lao vụ) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (hoặc công việc lao vụ đã hoàn thành). Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. tính tổng hợp của chỉ tiêu này biểu hiện ở chỗ thông qua nó người ta có thể đánh giá được toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức – kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi mọi biện pháp đầu tư đều tác động đến việc sử dụng các yếu tố vật chất để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và xét cho cùng thì đều được biểu hiện tổng hợp trong nội dung của chỉ tiêu giá thành. Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá, ngoài ra cũng có thể kể đến chức năng đòn bẩy kinh tế của giá thành. đi sâu nghiên cứu chi phí sản xuất và giá thành ta they sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm giá thành sản phẩm, vì vậy phải quản lý như thế nào, ra làm sao là vấn đề các doanh nghiệp đăc biệt quan tâm. 1.2.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng ý thức được nguyên tắc hết sức cơ bản trong hạch toán kinh doanh đó là làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn và có lãi. Đứng trên góc độ quản lý, thông tin kịp thời, chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra dược các quyết định đúng đắn. ngược lại, thông tin không chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ làm các nhà quản trị gặp khó khăn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra là làm cách nào để tập hợp, tính toán, đánh giá một cách chính xác nhất những chi phí dã bỏ vào sản xuất. Muốn vậy phải tiến hành phân loại chi phí đã bỏ vào sản xuất. Muốn vậy phảI tiến hành phân loại chi phí và giá thành sản phẩm nhằm quản lý chặt chẽ các dịnh mức chi phí, tiết kiệm chi phí để phát hiện khai thác, mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì các nhà quản lý quan tâm vì dó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác dịnh kết quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp cũng như tổng sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành doanh nghiệp, ké toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí và đối tưọng tính giá thành phù hợp với dặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho ( kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kì) mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố( trên thuyết minh báo cáo tàI chính) định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.3.1.Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. 1.3.1.1.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế. Chi phí hoạt động chính và phụ: bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chức năng cong dụng của chi phí, các khoản chi phí này được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. + chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí khác: là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoàI sản xuất kinh doanh, chức năng của doanh nghiệp, bao gồm: + chi phí hoạt động tài chính. + chi phí bất thường. Phân loại theo cách này giúp cho doanh nghiệp thấy được công dụng của tong loại chi phí từ đó có định hướng phấn đầu hạ thấp chi phí riêng tong loại nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức. Ngoài ra kết quả thu được còn giúp cho việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo cho công tác định mức chi phí và lập kế hoạch cho kỳ sau. 1.3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Nghiên cứu chi phí theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chiphó ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ. - Chi phí ban đầu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, là cơ sở để lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như itrh nghiệp; là cơ sở xác định mức tiêu hao vật chất, tính thu nhập quốc dân cho ngành, toàn bộ nền kinh tế. 1.3.1.3 Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí: Căn cứ vào mục đích công dụng kinh tế nơi phát sinh là nơi chịu chi phí để chia các chi phí thành các khoản mục. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục: - Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, là cơ sở lập định mức CFSX và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 1.3.1.4. Các cách phân loại khác. * Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính ( theo mối quan hệ giữa chi phí với từng thời kỳ tính kết quả kinh doanh) Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. *Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí ( theo phương pháp quy nạp). Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. - Chi phí khả biến (biến phí) Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của đơn vị. Gồm: + Biến phí tỷ lệ. + Biến phí không tỷ lệ thuận. - Chi phí bất biến ( định phí). Là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Gồm: + Định phí tuyệt đối. + Định phí cấp bậc. + Định phí bắt buộc. + Định phí không bắt buộc. - Chi phí hỗn hợp. Là những chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Ngoài ra còn có các nhận diện khác về chi phí như: + Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. + Các loại chi phí được sử dụng trọng lựa chọn các phương án bao gồm: chi phí chênh lệch, chi phí chìm và chi phí cơ hội. Tóm lại mỗi cách phân loại chi phí dù khác nhau đều có một mục đích chung đó là làm sao quản lý được tốt nhất chi phí sản xuất và qua đó thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. 1.3.2. Phân loại giá thành. Cũng như chi phí sản xuất tuỳ theo mục đích quản lý và yêu cầu hạch toán cụ thể mà giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau: 1.3.2.1 Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tình giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp lập dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm kế hoạch, chi phí sản xuất kế hoạch. - Giá thành định mức: được hình thành trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. - Giá thành thực tế: được tình toán trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế và số lượng sản phẩm đã hoàn thành. 1.3.2.2 Căn cứ theo phạm vi các chi phí cấu thành. Theo cách này giá thành được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất: gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đó là loại giá thành trong khâu sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm được tiêu thụ: là giá thành tình ở khâu tiêu thụ, bao gồm: giá thành ở khâu sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về chất đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên hai phương diện: - Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. - Về mặ lượng: chi phí sản xuất và giá thành snả phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ này thể hiện ở công thức giá thành tổng quát sau đây: Tổng giá thành thành phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Trong trường hợp đặc biệt khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc không có sản phẩm làm dở thì tổng giá thành bằng tổng chi phí sản xuất trong kỳ. 1.4. Đối tựơng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.4.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là nơI phát sinh chi phí và nơI gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. NơI phát sinh chi phí đó như: phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn cộng nghệ, còn nơi gánh chịu chi phi là sản phẩm, công vụ hoặc một loại lao vụ nào đó hoặc các bộ phận chi tiết của sản phẩm. 1.4.2. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Căn cứ vào quy trình công nghệ: - Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tình giá thành chí có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. - Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở gia đoạn cuối cùng, có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. - Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm. 1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Về bản chất thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đều là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất đã tập hợp được và tính toán. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thể hiện ở việc sử dụng số liêu chi phí sản xuất đã tập hợp được để xác định giá trị chuyển dịch các yếu tố chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành. 1.5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: * Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán; ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tương ké toán tập hợp chi phí có liên quan. *phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lí để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức: SCi Ci = x Ti STi Trong đó: Ci: Chi phí NVL tịưc tiếp phân bổ cho đối tượng i SC: Tổng chi phí NVL trực tiếp cần phân bổ. STi: Tổng đại lượng của tiêu thức ding để phân bổ. Ti: đại lượng tiêu thức phân bổ của đối tượng i. 1.5.1Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ. Đối với những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ liên quan đến 1 đối tượng tập hợp chi phí thì ta áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí. Đối với những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì ta áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Khi tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần loại trừ phần nguyên vật liệu chưa sử dụng hết, phần giá trị phế liệu thu hồi(nếu có), phần chi phí thực tế sẽ là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ = Chi phí nguyên vật liệu đưa vào sử dụng trong kì - Trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kì - Trị giá phế liệu thu hồi Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tk 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tk này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kháI quát theo sơ đồ sau( sơ đồ 01): Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tk 621 TK 111,112,331 Trị giá NVL mua dùng ngay cho sx TK 133 TK 152(611) Kết chuyển chi phí NVLTT TK 152(TK 611) Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL chưa sử dụng dùng trực tiếp cho sản xuất cuối kì và phế liệu thu hồi Thuế GTGT được khấu trừ TK154(631) Tk 621 TK 111,112,331 Trị giá NVL mua dùng ngay cho sx TK 133 TK 152(611) Kết chuyển chi phí NVLTT TK 152(TK 611) Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL chưa sử dụng dùng trực tiếp cho sản xuất cuối kì và phế liệu thu hồi Thuế GTGT được khấu trừ TK154(631) 1.5.2 K ế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tieps là toàn bộ chi phí về tiền lương (tiền công) và các khoản phải trả khác cho người lao động trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện cung cấp lao vụ trong kỳ. Gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp. Tiền trích bhxh, bhyt,kpcđ… Việc tập hợp, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tương chịu chi phí cũng tương tự như với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK622: chi phí nhân công trực tiếp. Trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được kháI quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 02): Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: TK 622 TK 335 TK 133 TK 334 lương chính, lương phụ và Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất Cho các đối tượng chịu chi phí Tiền BHXH,BHYT,KPCĐ Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX trích theo lương của CNSX TK 154(631) 1.5.3.Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất ngoài 2 khoản mục vật liệu trực tiếp và nhân cồn trực tiếp, phát sinh ở các phân xưởng, đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí khấu hao tscđ. Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất chung là TK 627: Chi phí sản xuất chung. Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: TK 111,112,331 TK 627 TK152(611) TK 153,142(611) TK 334, 338 Chi phí nhân viên các khoản giảm chi Chi phí dụng cụ, đồ dùng Chi phí vật liệu TK 111, 152 Cuối kì kết chuyển CFSXC không được phân bổ ghi nhận vào CFSXKD trong kì Chi phí khấu hao TSCĐ TK 154(631) TK 214 Chi phí dịch vụ mua ngoài khác TK 133 TK 632 1.5.4.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Chi phí sản xuất sau khi được tổng hợp theo các khoản mục, muốn tính được giá thành sản phẩm cần phảI được thực hiện theo toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng. Tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Tài khoản này có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí: - Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp mở chi tiết thep từng phân xưởng tổ đội sản xuất, từng giai đoạn gia công chế biến, từng đơn đặt hàng. - Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành nông nghiệp có thể mở theo từng ngành trồng trọt, chăn nuôi từng loại cây, con. - Các doanh nghiệp xây dung cơ bản chi tiết theo từng côn trình hạng mục. Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp thei phương pháp kế khai thường xuyên được thể hiện như sau Trưòng hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: TK 214,331,111 TK 621 Cuối kì kết chuyển TK 152,153 Chi phí vật liệu,ccdc Giảm chi TK 627 GTSPHTNK TK 152 Cuối kì kết chuyển TP gửi bán Chi phí khấu hao TSCĐ TK 154 TK 622 Chi phí TK 334, 338 TK 157, 632 Cuối kì kết chuyển TK 155 1.6 Đánh giá sản phẩm làm dở: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế tạo gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến trị giá hành tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trrên báo cáo kết quả khi thành thành phẩm xuất bán trong kỳ. Vì vậy, đánh giá sản phẩm làm dở có ý nghĩa rất quan trọng đối với kế toán các doanh nghiệp. Nghiệp vụ đánh giá sản phẩm dở dang mang nặng tính chủ quan. Sau đây là các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà các doanh nghiệp có thể áp dụng: 1.6.1 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: *Theo phương pháp này sản phẩm làm dở cuối kỳ chỉ phảI chịu phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp), còn phần chi phí gia công chế biến( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho thành phẩm phải chịu toàn bộ. Công thức: Dck = D đk+ Cvl x Sđ Stp+sử dụng Trong đó:Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kì. D đk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì. Cvl: Chi phí nguyên vật liệu( chi phí NVL chính) trực tiếp phát sinh trong kì. Stp: khối lượng thành phẩm hoàn thành trong kì. Sd: khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến liên tục gồm nhiều gian đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang cuối kì ở gian đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi ph NVL trực tiếp( hoặc chi phí NVL chính trực tiếp), còn sản phẩm dở dang ở các gian đoạn công nghệ sau phảI tính theo chi phí nửa thành phẩm của gian đoạn trước đó chuyển sang. Uu điểm: là tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kì được kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Nhựơc điểm : độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác. Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì ít và biến động không lớn so với đầu kì. 1.6.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: trước hết căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng so với sản phẩm đã hoàn thành là bao nhiêu phần trăm để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. sau đó tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: + Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ( chi phí NVL trực tiếp…) thì tính theo công thức: D ck = D đk+Cvl x Sd Stp+Sd + Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như ch._.i phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung… thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: D ck = D đk+C x S’d Stp+S’d Trong đó S’d là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỉ lệ chế biến hoàn thành. S’d = Sd x % hoàn thành * Uu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên. * Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan. * Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất dở dang đầu kì và cuối kì nhiều và biến động lớn. 1.6.3.Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức ở từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. Công thức: Chi phí sản xuất của sản phẩm dd cuối kì giai đoạn i = Số lượng sản phẩm dd cuối kì giai đoạn i x Định mức chi phí giai đoạn i * Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin mọi thời điểm. * Nhược điểm:Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thường khó xây dung được định mức chuẩn xác. * Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dung được định mức chi phí hợp lí hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức. 1.7.Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Để tính giá thành sản phẩm có hiệu quả, kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp cuả mình. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức, phương pháp tính toán xác địng tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm như:phươn pháp tính giá thành giản đơn: phương pháp tính giá thành phân bước: phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: phương pháp tỷ lệp;phương pháp hệ số; phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ; phương pháp định mức. Sau đây là một vài phương pháp tính giá thành phổ biến nhất. 1.7.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn: Theo phương pháp này tổng giá thành được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được bất kì chi phí sản xuất dở dang đầu kì và cuối kì để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: Ztt = D đk + C -- Dck Ztt = Ztt Sht D đk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì. C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kì. D ck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kì. Ztt: Giá thành đơn vị sản phẩm. Sht: khối lượng sản phẩm hoàn thành. Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm làm dở hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Ztt= C * Ưu điểm:Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao. * Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hẹp. * Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có chu kì sản xuất ngắn, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn chỉ tạo ra duy nhất một sản phẩm, sản xuất với khối lượng lớn, đối tượng tính gía thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kì tính giá thành phù hợp với kì báo cáo. 1.7.2 Phương pháp tính giá thành phân bước: Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào được tập hợp cho giai đoạn đó còn chi phí sản xuất chung tập hợp chung theo từng phân xưởng sau đó phân bổ theo những tiêu thức thích hợp. Đối tượng tính giá thành ở những doanh nghiệp này là thành phẩm cũng có thể bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ do vậy phương pháp tính giá thành phân bước cũng có 2 loại. 1.7.2.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng gian đoạn công nghệ nên cần căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được mới chỉ có chi phí sản xuất của bản thân từng giai đoạn công nghệ. Song để sản xuất sản phẩm từ giai đoạn 2 trở đi phải nhận chi phí sản xuất của các gian đoạn khác chuyển sang ( chi phí về nủa thành phẩm. Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm theo các đối tượng đã xác định thì: Trước hết, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 1. Sau đó, xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cũng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phí hoặc thực hiện tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục chi phí. Quy trình tính giá thành có thể khái quát sơ đồ sau chi phí NVL trực tiếp chi phí NTP 1 chuyển sang chi phí khác giai đoạn 1 Giá thành NTP 1 chi phí khác giai đoạn 2 chi phí NTP n-1chuyển sang chi phí khác giai đoạn n Giá thành NTP 2 Giá thành thành phẩm Ưu điểm: Giúp kế toán tính được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất. Mặt khác khi có bán thành phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán và xác định kết quả kinh doanh. Điều kiện áp dụng: áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng là hành hoá. Phương pháp này cũng được áp dụng với những doanh nghiệp mà nửa thành phẩm tự chế có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân. 1.7.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Theo phương pháp này chi phí sản xuất ở các giai đoank được tập riêng theo từng khoản mục, sau đó tính toán kết chuyển để tính giá thành. Đối tượng tính giá thành chỉ xác định là thành phẩm, không cần tính giá thnàh nửa thành phẩm từng giai đoạn. song, để sản xuất sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng thì vẫn phải có nửa thành phẩm của các giai đoạn chuyển kế tiếp đến giai đoạn cuối cùng. Trong giá thành của thành phẩm sẽ chứa đựng chi phí sản xuất của tất cả các giai đoạn trong doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp này kế toán phảI căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm. Sơ đồ tính giá thành của thành phẩm có thể khái quát sơ đồ sau CPSX giai đoạn n CPSX GIAI đoạn 2 CPSX GIAI đoạn 1 CPSX GIAI đoạn 2 Trong thành phẩm CPSX GIAI đoạn 1 Trong thành phẩm Giá thành thành phẩm CPSX giai đoạn 2 CPSX giai đoạn 1 CPSX GIAI đoạn n Trong thành phẩm Công thức: +Xác định chi phí sản xuất phát sinh ở từng giai đoạn nằm trong Ztp: Citp = D đki +Ci x Qitp Qi Trong đó: Nếu trường hợp các phân xưởng không có sản phẩm làm dở Đk: Qi = Qntp + Qdi(Q’di) Nếu trường hợp có sản phẩm làm dở đầu kì: Qi = Qtpi + Qd(i+gđ sau i) + Tổng giá thành thành phẩm: Ztp = SCitp * Ưu điểm: phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác. * Nhược điểm: do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ nên không phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có số liệu để kế toán nửa thành phẩm trong trường hợp có sản phẩm nhập kho. * Điều kiện áp dụng: sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục và đối tượng tính giá thnàh là sản phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. 1.7.3 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. áp dụng trong trường hợp doanh nghịêp sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ, kết quả sản xuất thu được là sản phẩm chính và phụ có giá trị. Trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính lẫn sản phẩm phụ. Do vậy. để tính được giá thành sản phẩm chính( sản phẩm chính là đối tượng tính giá thành), kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đã tập hợp toàn bộ quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch. Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính như sau: Tổng Z sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm dở dang Đk + Chi phí sản xuất trong kì - Giá trị sản phẩm dở dang CK - Chi phí sản xuất sản phẩm phụ Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán,chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản mục CPNVLTT. 1.8 Hệ thống kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp. + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “ Nhật kí chứng từ” thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các phân bổ ( như bảng phân bổ NL,VL; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao,Bảng kê số 4, Nhật kí chứng từ số 7, sổ cái TK 621,622, 627, 154, 631) + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật kí chung” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh vào sổ caí các TK 621, 622, 627,154 hoặc 631, số liệu chi tiết về chi phí sản xuất có thể được phản ánh trên sổ chi tiết. + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật kí sổ cái” thì các nghiệp vụ trên phản ánh vào nhật kí sổ cái, phần sổ cái được thể hiện trên các TK 621, 622, 627,154 hoặc 631. + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ gs”thì các nghiệp vụ phản ánh vào sổ cái các TK 621, 622, 627,154 các sổ chi tiết chi phí. Toàn bộ những vấn đề trình bày trên đây chỉ là lí luận chung theo quy định. Trong thực tế mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn các hình thức, phương pháp kế toán thích hợp để đảm bảo cho tàI sản, tiền vốn được phản ánh trung thực nhất trên cơ sở đó để phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh. 1.9 Đặc điểm ngành Nông Nghiệp ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành ở các doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp nông nghiệp rất đa dạng, bên cạnh các hoạt động chính như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, còn có các hoạt động sản xuất phụ được tổ chức ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất chính hoặc tận dụng năng lực thừa của sản xuất chính để tăng thêm thu nhập. Do tính chất đa dạng như vậy nên trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần phảI chi tiết hoá theo ngành sản xuất, theo từng bộ phận sản xuất, theo từng loại hoặc nhóm cây trồng và theo từng loại súc vật nuôi. việc theo dõi như vậy sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra chặt chẽ các loại chi phí và có căn cứ đánh giá đúng đắn chất lượng, hiệu quả sản xuất từng bộ phận và đối tượng sản xuất. Chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nông nghiệp cũng bao gồm 3 khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chng. Tuy nhiên việc phát sinh và hình thành các loại chi phí này không đều đặn mà thường tập trung vào những khoảng thời gian nhất định, gắn lion với việc luân chuyển sản phẩm nội bộ… Sản xuất mang tính chất thời vụ nên thời điểm tính giá thành của ngành trồng trọt và chăn nuôi thường chỉ thực hiện một lần vào cuối năm;trong năm việc hạch toán sản phẩm hoàn thành chỉ theo giá thành kế hoạch và sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế vào cuối năm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên cũng sử dụng các tài khoản: TK 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” Trong đó TK 154 cần mở chi tiết để phản ánh cho từng loại hoạt động sản xuất. Nội dung và phương pháp phản ánh vào các tài khoản này xét một cách tổng quát cũng tương tự như trong doanh nghiệp thuộc các ngành khác. Đối với sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, do tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp nên việc đánh giá sản phẩm làm dở có nhiều khác biệt và có phần phức tạp hơn. đối với sản phẩm trồng trọt, việc đánh giá sản phẩm dở dang có đặc điểm sau: Nếu cây trồng sản xuất trong kì nhưng đến cuối kì chưa có sản phẩm thu hoạch thì toàn bộ chi phí các khâu lam đất, gieo trồng, chăm sóc,… đã chi phí ra đều là chi phí sản xuất dở dang. Nếu cây trồng có thu hoạch một phần sản phẩm trong kì, một phần sẽ thu hoạch tiếp ở kì sau thì chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì phải tính một phần cho sản phẩm dở dang cuối kì theo tỉ lệ giữa diện tích ( hoặc sản lượng đã thu hoạch) so với tổng số diện tích( sản lượng dự kiến thu hoạch). Công thức: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất trong kì Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì = x Diện tích chưa thu hoạch Diện tích (sản lượng ) đã thu hoạch + Diện tích (sản lượng ) đã thu hoạch chương 2: tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giống gốc ở công ty tnhh nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp hà nội. 2.1 Đặc điểm, tình hình chung của Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội. - Tên công ty: Công ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội (HaDiCo). -Trụ sở công ty đặt tại: 136 Hồ Tùng Mậu – Từ liêm – Hà Nội. -Điện thoại: 04.7643447. Fax: 8370268. Công ty giống cây trồng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng kí và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Nhà nước. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội. Tiền thân của công ty là trại giống cây trồng Hà Nội được thành lập từ năm 1971 cùng với một số nông trường, trạm trại của ngành nông nghiệp Thủ Đô nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nói chung, xây dung vành đai nông sản, thực phẩm phục vụ cho việc cung cấp nhu cầu yếu phẩm thiết yếu cần thiết cho người dân Thủ Đô trong thời kì bao cấp, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dung CNXH miền bắc và đấu tranh giải phòng Miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 1/10/1975, trại giống cây trồng Hà Nội được nâng cấp thành công ty giống cây trồng Hà Nội, trụ sở đặt tại 1154 đường Láng – Quận Đống Đa – Hà Nội. *Quá trình hình thành và phát triển được chia thành 2 thời kì - Thời kì bao cấp (1975 – 1989): Đây là thời kì công ty giống cây trồng hoạt động chịu sự điều tiết của nhà nước. Hàng năm công ty giông cây trồng hoạt động chịu sư điều tiết của nhà nước. Hàng năm công ty sản xuất theo kế hoạch của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội giao trên cơ sở kế hoạch gieo trồng 3 vụ của huyện ngoại thành. Các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của công ty đều được chỉ định theo kế hoạch, công ty chỉ là nơi để tổ chức thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch và chỉ tiêu cấp trên giao. Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất của công ty còn hạn chế do cơ chế quan liêu bao cấp, nhưng công ty vẫn hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn lúa, giống khoai tây, giống khoai lang, đậu đỗ… góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội. Thời kì chuyển sang cơ chế mới ( từ 1989 đến nay): Ngày 14/11/1992 UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2816/QĐUB thành lập lại công ty giống cây trồng Hà Nội theo tinh thần quyết định 388/QĐ- HĐBT. Năm 2004, để tập trung thống nhất những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực giống cây con, đồng thời để tăng cường cơ sở vật chất, vốn liếng…tạo sức mạnh mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định số 6270/QĐUB ngày 28/9/2004, sát nhập trung tâm kĩ thuật rau hoa quả, công ty Bắc Hà, công ty Tam Thiên Mẫu vào công ty giống cây trồng Hà Nội. Để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, giao dịch và nhiều hoạt động khác trong công ty thì ngày 23/12/2005, theo quyết định số 198/QĐ-UB và quyết định số 8354/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội đổi tên công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Giống Cây Trồng Hà Nội thành Công ty tnhh nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp hà nội Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với đa dạng sản phẩm rau, hoa, cây ăn quả, từ giống lúa, ngô, cây cảnh, cây xanh, bang mát, cá giống, cá thịt, than quặng, phân bón… ngoài nguồn thu lợi từ những sản phẩm trên, công ty còn có doanh thu từ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ ăn uống, xây dung cơ bản, xuất nhập khẩu… Như vậy, từ một đơn vị nhỏ chuyên nghiệp sản xuất cung cấp giống lúa, giống màu cho các huyện ngoại thành của Thủ Đô, công ty đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa nghề, cung cấp sản phẩm, dịch cụ không chỉ bó hẹp trong thị trường Hà Nội mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh trong cả nước và đã có sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong khu vực… Hiện tại, Công ty Đầu Tư và phát triển nông nghiệp Hà nội là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành nông nghiệp Thủ Đô, với quy mô diện tích công ty quản lí hơn 514 ha trong đó đất Nông Nghiệp 282 ha, đất phi nông nghiệp 132 ha. Với 524 lao động trong đó có hàng trăm cán bộ có trình độ Tiến Sỹ, Thạc Sỹ, Kỹ sư các ngành… Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, công ty đã từng bước ổn định bộ máy, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Do đó kết quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của cán bộ công nhân viên năm sau cao hơn năm trước. Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty những năm gần đây. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008(kh) Doanh thu Trđ 31.936 35.678 40.119 48.220 Nộp NSNN Trđ 292 324 365 395 Tổng VKD Trđ 24.980 30.040 32.455 34,550 LN trước thuế Trđ 461 468 477 499 LN sau thuế Trđ 90 97.5 102 115 Số lượng LĐ Người 440 448 452 500 Thu nhập BQ/tháng của 1 LĐ Đồng 830.000 900.000 955.000 1053.000 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty tnhh nhà nước một thành viên u ư và phát triển nông nghiệp Hà Nội. ban giám đốc Ban Quản lý DA P.Kỹ thuật- KHCN P.Kế hoạch đầu tư P.Kinh Doanh XNK P.Kế toán Tài vụ P.Tổ chức Hành chính Các xí nghiệp, trung tâm trực thuộc Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và các phó giám đốc. Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo, điều hành toàn diện các hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm trước thành uỷ, UBND thành phố, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trước Thành Phố, trước pháp luật; là chủ tài khoản tại ngân hàng. Các phó giám đốc: trực tiếp thực hiện về việc tổ chức, quản lí và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh từng lĩnh vực, từng mảng công việc theo nhiệm vụ đã được phân công; giúp giám đốc xây dung chiến lược, định hướng phát triển; chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên;công tác đoàn thể nghiên cứu khoa học… cũng như các hoạt động khác được giam đốc uỷ quyền. Phó phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện các công việc hành chính quản trị, chịu trách nhiệm về điều kiên làm việc của các phòng ban chức năng, xây dung các kế hoạch tổ chức nhân sự, nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh; theo dõi tình hình hoạt động, các hình thức trả lương của cán bộ nhân viên; theo dõi phong trào thi đua; tiếp đón khách đến làm việc với công ty. Phòng Kế toán – Tài vụ: Có nhiệm vụ phản ánh mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh về tình hình tài sản, vốn và sư dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty; định kì lập các biểu bảng, báo cáo theo quy định của Nhà nước cũng như yêu cầu quản trị trong Công ty giúp ban giám đốc đánh giá chính xác của doanh nghiệp mình, đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời; đồng thời có phương hướng, hoạch định kế hoạch tài chính cho kì sau. Phòng kế hoạch đầu tư. Có nhiệm vụ xây dung dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dung kế hoạch phát triển hàng năm cũng như dài hạn của từng đơn vị và toàn công ty; đôn đốc tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực hiện kí kết các hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước; hoạch định các chính sách giá cả, tiêu thụ, lập các kinh doanh, thường xuyên khảo sát, nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức mạng lưới cửa hàng cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường, đảm bảo có tính cạnh tranh cao. Phòng kỹ thuật và khoa học công nghệ: Có nhiệm vụ quản lí, chỉ đạo kĩ thuật mạng lưới giống, tổ chức nhân lai tạo giống, thử nghiệm các giống mới, chọn lọc giống tốt đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật, quản lí chất lượng sản phẩm giống cây, sản phẩm rau, hoa… theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, đào tạo, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất. Ban quản lí dự án: Trực tiếp tham gia các dự án phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện công tác quản lí tình hình thực hiện các dự án; thanh quyết toán các dự án khi hoàn thành theo đúng quy định. Các đơn vị trực thuộc: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo tiết kiệm hiệu quả; công ty đảm bảo phát huy cao nhất tính năng động, sáng tạo, chủ động của các xí nghiệp trực thuộc; trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị được xây dung và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu, các cân đối lớn, các định mức kinh tế kĩ thuật chủ yếu phải phù hợp với kế hoạch chung của công ty và mở rộng kinh doanh. Các đơn vị trực thuộc gồm: - Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê. - Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu. - Xí nghiệp sản xuất phân bón và kinh doanh vật tư Nông nghiệp - Xí nghiệp Bắc Hà. - Xí nghiệp phát triển nông nghiệp sinh thái và dịch vụ du lịch. -Xí nghiệp rau, hoa, cây cảnh. - Xí nghiệp cây ăn quả, tư vấn thiết kế và thi công công trình cây xanh. - Xí nghiệp xây dung và kinh doanh nhà. - Xí nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu Nông sản. - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật Nông lâm nghiệp. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 2.12.1. .Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: Hoạt động của Công ty giống cây trồng Hà Nội được chia thành 2 mảng: mảng nghiên cứu và mảng sản xuất kinh doanh. ở đây ta chỉ nghiên cứu sâu vào mảng sản xuất và kinh doanh sản phẩm Nông sản của công ty. Công ty giống cây trồng Hà Nội là một doanh nghiệp mạnh của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Hàng năm công ty đã sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu ding của thành phố các tỉnh lân cận. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại hạt giống ra, giống hoa, giống lúa, giống cây ăn quả, rau an toàn, hoa thương phẩm… Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông Nghiệp nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm sau: giá trị sản lượng thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: đất, nước, thời tiết… tuỳ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hạt giống, loại rau.. mà chu kì sản xuất của từng loại có thể được thực hiện theo các độ dài thời gian khác nhau, mùa vụ khác nhau… để thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành tổ chức sản uất kinh doanh thành các xí nghiệp và trung tâm( hiện nay công ty có 10 xí nghiệp, trung tâm trực thuộc) Mỗi xí nghiệp có nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh riêng hạch toán phụ thuộc Công ty và hoạt động tương đối độc lập với các xí nghiệp, trung âm khác. quy mô tổ chức của công ty khá lớn, dàn trải từ Gia Lâm. Từ Liêm, Đông Anh, Thuận Thành- Bắc Ninh… 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Công ty giống cây trồng Hà Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm đa dạng khác nhau.tuy nhiên nhìn chung các sản phẩm đều đựơc sản xuất theo quy trình chung của ngành Nông Nghiệp: Thu hoạch Chăm sóc Làm đất Gieo hạt Có quy trình sản xuất tương đồng nhau, tuy nhiên đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau lại có những bước thực hiên, yêu cầu kĩ thuật cụ thể cho phù hợp đặc điểm sinh lí của từng sản phẩm, đảm bảo thu hoạch được sản phẩm cao nhất đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán của Công Ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Nội. 2.1.3.1Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty là: có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừa phân tán, bao gồm cả các đơn vị có quy mô lớn ở gần văn phòng công ty. Do vậy, để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lí, công ty giống cây trồng Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. - Các đơn vị thành viên trực thuộc có quy mô lớn, vị trí ở xa văn phòng công ty hạch toán phụ thuộc thực hiện hạch toán mang tính chất phân tán. bộ máy kế toán tại các đơn vị này có từ 3-4 người, trong đó có 1 người làm phụ trách kế toán. kế toán đơn vị có nhiệm vụ hạch toán nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, định kì lập báo cáo gửi về phòng kế toán của công ty. Gồm: Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê Xí nghiệp Tam Mẫu Thiên Xí nghiệp Bắc Hà Xí nghiệp phát triển sinh thái và dịch vụ du lịch Các đơn vị thành viên còn lại là các đơn vị được hạch toán báo sổ, kế toán tại các đơn vị này có từ 1-2 nhân viên kinh tế có nhiệm vụ hạch toán ban đầu, ghi chép thu nhập, xử lí, phân loại và kiểm tra chứng từ sau đó định kì 5-10 ngày hoặc 1 tháng gửi về phòng kế toán công ty. Phòng kế toán – tài vụ công ty có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ở văn phòng công ty, các nghiệp vụ phát sinh ở đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng, tổng hợp báo cáo kế toán của các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng, lập báo cáo kế toán toàn công ty. Phòng kế toán – tài vụ công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lí, hiệu quả. Phòng gồm 6 người: kế toán trưởng và 5 nhân viên kế toán phụ trách các phần hành do kế toán trưởng phân nhiệm. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau. đồ bộ máy kế toán tại Công Ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Nội. Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán dự án Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp không có tổ chức kế toán riêng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán dự án Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp không có tổ chức kế toán riêng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán dự án Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp không có tổ chức kế toán riêng Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của công ty, lập kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Giám đốc về công tác hạch toán kế toán tại công ty. Kế toán tổng hợp kiêm TSCĐ: là người tổng hợp hành chính của phòng kế toán, tất cả các phần hành kế toán đều phải đưa qua kế toán tổng hợp để tổng hợp để đánh giá theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình khấu hao, lập bảng phân bố khấu hao cho từng đối tượng sử dụng… của toàn bộ TSCĐ trong công ty. Kế toán thanh toán: tiến hành hạch toán công nợ, mua bán vật tư, hàng hoá; tình hình tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác… đồng thời theo dõi, lập bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty. Và kế toán thanh toán cũng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán giao dịch với ngân hàng, kế toán quỹ tiền mặt, tiền đang chuyển, kế toán tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Kế toán dự án: theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp chi phí… theo từng dự án sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán vật tư hàng hoá: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ về vật tư hàng hoá trong doanh nghiệp. Thủ quỹ kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; thu nhận các chứng từ hợp lí, hợp lệ để tiến hành xuất, nhập quỹ và ghi sổ vào sổ quỹ hàng ngày. 2.1.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán: * Tổ chức vận dụng hệ thống kế toán: Công ty thực hiện chế độ chứng từ kế toán theo quyết định số 1141 –TC/QĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính. Mọi nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán theo quy định. *Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản áp dụng cho Công ty thực hiện theo quyết định số 1141 – TC/QĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính, gồm 9 loại tài khoản trong bảng và 7 loại tài khoản ngoài bảng cân đối. 2.1.3.3.Tổ chức vận dụng hình thức kế toán: Hiện nay Công ty thực hiện áp dụng hình thức kế toán Nhật Kí Chứng Từ. Trình tự ghi sổ kế toán được thực hiện thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Kí Chứng Từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật kí chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Ghi chú: Ghi cuối tháng hoặc định kì Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu 2.1.3.4. Các chính sách kế toán chủ yếu công ty áp dụng: * Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 dương lịch hàng năm. * Đơn vị tiền tệ áp dụng:Đồng Việt Nam. Nguyên tắc phương pháp chuyển đổi tiền tệ khác: Theo tỷ giá thực tế. *Phương pháp kế toán TSCĐ: - Nguyên tắc đánh giá, xác định nguyên giá TSCĐ: Theo giá thực tế. - Phương pháp khấu hao áp dụng: khấu hao theo đường thẳng. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá HTK: Theo giá gốc -Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kì: Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch to._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32903.doc
Tài liệu liên quan