Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công đoàn

Lời nói đầu Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cho đến nay chúng ta đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặt biệt là các doanh nghiệp, sau một thời gian ngỡ ngàng trước cơ chế thị trường nay đã phục hồi và vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải được hạch

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán để biết rõ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó giảm chi phí sản xuất tới mức hợp lý, hạ thấp giá thành để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên kinh tế thị trường. Công ty in Công đoàn là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được tổ chức tương đối tốt song còn nhiều điều cần phải hoàn thiện hơn. Qua trình thực tập tại Công ty in Công đoàn, với mong muốn cùng Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công đoàn”. Chuyên đề tốt nghiệp này được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Công đoàn Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công đoàn Trong quá trình học tập và tìm hiểu thực tế em đã cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để chuyên đề tốt nghiệp đạt được kết quả tốt. Chương 1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Kế toán chi phí sản xuất 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có 3 yếu tố cơ bản: + Đối tượng lao động + Tư liệu lao động + Sức lao động Việc sử dụng các yếu tố lao động phục vụ cho quá trình sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp đồng thời phải chi ra những chi phí tương ứng.Tương ứng với việc sử dụng, tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu... là những chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí về khấu hao tài sản cố định; tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cơ chế hạch toán kinh doanh thì mọi chi phí đều được biểu hiện dưới hình thức giá trị- tức là tiền. Chi phí tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí về lao động sống, chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá. Một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến sản xuất ra sản phẩm lao vụ dịch vụ còn có những hoạt động kinh doanh và hoạt động khác không mang tính chất sản xuất như: hoạt động quản lý, hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Vì vậy cần phải hiểu rõ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh thì chi phí sản xuất phải được hạch toán theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo.Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất Theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí ( theo yếu tố) Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố chi phí sản xuất sau: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các loại chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong các hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ đã mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí... phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã nêu ở trên. Theo mục đích công dụng của chi phí ( theo khoản mục) Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất.Trên cơ sở căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia ra thành các khoản mục chi phí sau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên (phân xưởng, đội, trại sản xuất) Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại) như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích BH... cho nhân viên quản lý, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, công nhân vận chuyển sửa chữa ở phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí vật liệu Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí dụng cụ sản xuất Phản ánh chi phí về công cụ - dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng, đội sản xuất như khuôn mẫu, dụng cụ bảo hộ lao động... Chi phí khấu hao TSCĐ Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, đội sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, nhà xưởng... Chi phí dịch vụ mua ngoài Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất như chi phí về điện, nước, điện thoại... Chi phí khác bằng tiền Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên, phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất. Ngoài các cách phân loại trên thì có thể phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ (chi phí bất biến, chi phí khả biến); phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp). 1.3 Đối tượng tập hợp chi phí Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay từng giai đoạn, từng phân xưởng tổ đội sản xuất. Tuỳ theo quy trình công nghệ, đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. 1.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.4.1. Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.4.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp , lâm nghiệp, gtvt... Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nhất là đối với ngành sản xuất công nghiệp. Chi phí NVL trực tiếp thường được xây dựng thành định mức chi phí và tổ chức quản lý chúng theo định mức. Thông thường chi phí NVL trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí, khi đó có thể tổ chức tập hợp chi phí theo phương pháp ghi trực tiếp. Trong trường hợp NVL sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ cho hợp lý.Để tiến hành phân bổ chi phí NVL cho các đối tượng có liên quan ta dùng công thức: ồC Ci = * Ti n ồTi i=1 Trong đó : Ci : Chi phí NVL phân bổ cho đối tượng thứ i C: Tổng chi phí NVL đã tập hợp cần phân bổ T: Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu,vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất... Tổng chi phí NVL trực tiếp trong kỳ được xác định Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ = Trị giá NVL xuất sử dụng trong kỳ + Trị giá NVL còn Đkì ở địa điểm sản xuất - Trị giáNVL còn cuối kì chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- CP NVL trực tiếp. Sơ đồ 1: Kế toán chi phí NVL trực tiếp TK152,153 TK621 TK152 TK133 TK331 Trị giá NVL còn chưa SD và phế liệu thu hồi Trị giá NVL xuất dùng cho sx Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp cho sx Trị giá NVL thực tế dùng trực tiếp cho sx Trị giá NVl mua ngoài Thuế GTGT đầu vào TK111,112,141 TK154 1.4.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí nhân công thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà không hạch toán trực tiếp được thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí tiền công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất... Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Sơ đồ 2 : Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154 TK335 TK338 Lương chính, lương phụ và phụ cấp phải trả cho công nhân sx Kết chuyển CP nhân công cho các đối tượng chịu CP Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sx Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tiền lương của CN sx 1.4.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí ngoài hai khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất, chi phí VL - CCDC dùng ở phân xưởng, đội sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ... Để phục vụ cho yêu cầu quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, từng đội sản xuất. Cuối tháng chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng hoặc theo địa điểm. Trường hợp phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì chi phí sản xuất chung được tiến hành phân bổ, có thể theo nhiều tiêu thức: phân bổ theo chi phí tiền công trực tiếp, theo chi phí VL trực tiếp, theo định mức chi phí sản xuất chung... Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung Sơ đồ 3 : Kế toán chi phí sản xuất chung TK334,338 TK627 TK154 TK152 TK153 TK142 TK111,112,141 TK331 TK133 Chi phí nhân công Chi phí NVL K/c CP sx chung đã tập hợp và phân bổ cho các đối tượng có liên quan Chi phí CC -DC CP khác = tiền Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí mua ngoài Thuế GTGT được khấu trừ TK214 Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, TK 627 được mở chi tiết theo từng yếu tố và cuối kỳ phải kết chuyển vào TK TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc TK 631 - Giá thành sản xuất sản phẩm 1.4.1.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục, được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp được trình bày qua sơ đồ 4 Sơ đồ 4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK152 TK621 TK154 TK621 TK138 TK155 TK632 TK157 TK627 Cuối tháng kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Bồi thường phải thu do sản xuất hỏng Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho Giá thành sản xuất sản phẩm lao vụ không qua kho Cuối tháng kết chuyển chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất sản phẩm lao vụ gửi bán 1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản: TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 - Chi phí sản xuất chung Tuy nhiên do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí được thực hiện trên TK 631- Giá thành sản xuất Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được trình bày qua sơ đồ 5 Sơ đồ 5 : Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK631 TK154 TK611 TK621 TK611,138,821 TK622 TK627 Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Phế liệu, SP hỏng, trị giá SP hỏng bắt bồi thường Chi phí SX chung Kết chuyển chi phí SXDD đầu kỳ Kết chuyển chi phí SXDD cuối kỳ 1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn cần phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Các doanh nghiệp thường có quá trình sản xuất liên tục và xen kẽ nhau nên vào thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có một khối lượng sản phẩm dang. Trong trường hợp này chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành và chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang. Để có thể tính toán chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành ta phải tiến hành đánh giá sản phẩm dang. Khi tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán phải dựa vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp. Thông thường doanh nghiệp sử dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí NVL trực tiếp còn chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu Công thức tính: D đk + Cn Dck = * Sd S tp + Sd Trong đó: D ck,đk : Chi phí của sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ Cn : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ S tp,d : Số lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ Nếu doanh nghiệp có tập hợp riêng chi phí NVL chính trực tiếp sản xuất thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL chính trực tiếp sản xuất. Phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. 1.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này trước hết kế toán phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương... Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức: Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ sản xuất như chi phí NVL trực tiếp D đk + C n Dck = --------------------- * Sd Stp + S d Đối với các chi phí bỏ dần vào một lần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung D đk + C n Dck = -------------------- * S‘d Stp + S’d S‘d : khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành phẩm tương đương Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương thích hợp với những sản phẩm có tỉ trọng chi phí NVL trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. 1.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. 2. Kế toán tính giá thành sản phẩm 2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm (lao vụ, dịch vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Qua khái niệm trên ta thấy về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau, chúng đều là những hao phí về lao động và các hao phí khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau. - Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ phát sinh chi phí, giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã sản xuất hoàn thành. - Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 2.2 Các loại giá thành sản phẩm - Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành thì giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: + Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. + Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. -Theo phạm vi tính toán( phạm vi các chi phí cấu thành) thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loaị: + Giá thành sản xuất( giá thành công xưởng): bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm( CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành. + Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và CPBH, CPQL doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán khi sản phẩm, công việc, lao vụ đã được xác định là tiêu thụ. 2.3 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. - Về mặt tổ chức: + Nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành. + Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính giá thành. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành. - Về mặt quy trình sản xuất: + Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì khối lượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. + Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng cũng có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý. 2.4 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp.Trong trường hợp tổ chức sản xuất nhiều,chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ , liên tục thì thời điểm tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản phẩm dài sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, sản phẩm đã hoành thành. 2.5 Các phương pháp tính giá thành 2.5.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức: Z = C + D đk - Dck Giá thành đơn vị Z Z : tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành z = --------- z : giá thành đơn vị S C: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ 2.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là quy trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở công nghệ sản xuất cuối cùng, hoặc nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Tương ứng với 2 đối tượng tính giá thành có 2 cách tính giá thành phân bước Cách 1: Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm áp dụng cho đối tượng tính giá thành là thành phẩm và nửa thành phẩm bước trước Sơ đồ 6: Kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n CP NVL chính bỏ vào 1 lần từ đầu Giá thành nửa TP gđ1 chuyển sang Giá thành nửa TP gđ n-1 chuyển sang + + + Chi phí sản xuất khác ở gđ 1 Chi phí sản xuất khác ở gđ 2 Chi phí sản xuất khác ở gđ n Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm gđ 1 Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm gđ 2 Tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm Cách 2: Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Sơ đồ 7 : Kết chuyển chi phí song song Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Kết chuyển song song từng khoản mục Giá thành sản xuất của thành phẩm CP sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 CP SX phát sinh ở giai đoạn 2 CP SX phát sinh ở giai đoạn n Chi phí sx của giai đoạn 1 trong TP CP SX của giai đoạn 2 trong TP CP SX của giai đoạn n trong TP Chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm được tính toán theo công thức sau: D đk + Ci Czi = * Stp Stp + Sdi và sau i Trong đó: Czi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm Dđki : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i Ci : Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i Sdi và sau i : Số lượng sản phẩm dở dang của gđ i và gđ sau i Stp : Số lượng thành phẩm ở gđ cuối. Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành thành phẩm theo công thức: n Ztp = ồ Czi i=1 2.5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hoặc hàng loạt vừa theo các đơn đặt hàng. Chu kỳ sản xuất dài, riêng rẽ, chi phí được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất và có chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một phiếu tính giá thành. Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất( có chi tiết cho từng đơn đặt hàng) tiến hành lấy số liệu chi phí để ghi vào phiếu tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi đơn đặt hàng đã hoàn thành kế toán tổng hợp chi phí trên phiếu tính giá thành sẽ được tổng giá thành và giá thành đơn vị cuả sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó. 2.5.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại NVL, kết quả sản xuất đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.ND : - Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1. Tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. = Si : Sản lượng thực tế của loại sản phẩm i Hi : Hệ số quy định cho sản phẩm loại i - Tính tổng giá thành cho cả liên sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cho cả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất của sản phẩm dở đầu kì và cuối kì. - Tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của loại sản phẩm chia cho tổng sản lượng các loại sản phẩm đã tính đổi nhân với sản lượng đã tính đổi của từng loại sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. 2.5.5. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ áp dụng khi cùng một quy trình sản xuất, cùng sử dụng một loại NVL nhưng kết quả sản xuất bao gồm nhóm sản phẩm cùng loại có nhiều quy cách phẩm chất khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là cả quy trình sản xuất nhưng đối tượng tính giá thành là từng quy cách, kích cỡ, phẩm chất sản phẩm. Cách tính: = Xác định tỉ lệ giá thành Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm từng khoản mục Tiêu chuẩn phân bổ Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục = * Tổng giá thành thực tế từng quy cách Tiêu chuẩn phân bổ trong từng quy cách Tỉ lệ giá thành 2.5.6. Phương pháp loại trừ chi phí Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ song lại cần tính giá thành cho sản phẩm chính. Vì vậy cần loại trừ chi phí trong sản phẩm phụ. Zc = Dđk + C - Dck - Cp Cp : chi phí sản phẩm phụ cần loại trừ được xác định theo một trong các cách sau: - Dựa vào chi phí sản xuất kế hoạch - Xác định tỉ trọng chi phí sản xuất của sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất đã đầu tư từ đó xác định được từng khoản mục chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. 2.5.7. Phương pháp tính giá thành định mức Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có điều kiện sản xuất ổn định, đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, phương pháp quản lý nói chung đặc biệt là quản lý định mức đã có quy củ, trình độ cán bộ chuyên môn vững. ND của phương pháp: - Trước hết cần căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. - Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất trực tiếp phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. - Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang nếu có. Trên cơ sở đó giá thành thực tế của số sản phẩm sản xuất trong kỳ được tính bằng công thức: Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm + Chlệch do thay đổi định mức - Chlệch do thoát ly định mức Mỗi một phương pháp tính giá thành trình bày ở trên có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong những điều kiện khác nhau. Trong cùng một doanh nghiệp, việc áp dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau và tất yếu ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm, cuối cùng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý hết sức quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Chương 2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành s._.ản phẩm ở công ty in công đoàn 1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty in Công đoàn 1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty in Công đoàn Công ty in Công Đoàn Việt Nam là doanh nghiệp thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) tiền thân là nhà in Công đoàn được thành lập từ ngày 28/8/1945 để in các loại sách, báo, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giác ngộ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Công đoàn Việt nam tới các đoàn viên công đoàn và người lao động. Năm 1965 Công ty được TLĐLĐVN đầu tư cho 2 máy in cuộn để in báo Lao Động bằng nguồn vốn viện trợ của Tổng Công Hội Trung Quốc. Khi đó nhà in có công suất và quy mô nhỏ như một phân xưởng. Năm 1972 nhân dân ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh của Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược ném bom B52 phá hoại toàn miền Bắc. Trước tình hình đó Ban Bí thư TW Đảng quyết định trưng dụng hai máy in cuộn để xây dựng cơ sở phòng in Báo Nhân Dân phục vụ công tác chính trị tư tưởng của Đảng tại tỉnh Hoà Bình. Giai đoạn 1976 - 1989 Công ty hoạt động sản xuất theo cơ chế bao cấp, mọi hoạt động của Công ty đều do TLĐLĐVN giao kế hoạch về số lượng báo in, chủng loại sản phẩm, các loại NVL đầu vào, Công ty chỉ thực hiện công in với công suất khá cao ( 80% công suất thiết kế). Lực lượng công nhân ở đây tương đối lớn, sản phẩm chủ yếu của Công ty là báo Lao động, tạp chí, sách giáo khoa.Trong thời gian này Công ty phát triển khá mạnh mẽ, đời sống của cán bộ công nhân viên khá ổn định và tương đối cao. Cụ thể : Sản lượng năm 1989 đạt 200 triệu trang trong đó: - Báo các loại đạt 60% - Sách giáo khoa đạt 20% - Tập san đạt 10% - Văn hoá phẩm đạt 10% Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Công ty đã có những chuyển biến cơ bản về hình thức và nội dung hoạt động thích ứng với quá trình phát triển của đất nước. Năm 1994 TLĐLĐVN đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư mở rộng Công ty in Công đoàn phù hợp với tình hình của đất nước ta lúc đó. Ban lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng phấn đấu, học hỏi,sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu độc giả.Công ty đã thể hiện được vai trò và thế mạnh của mình trên thị trường với công suất đạt 3 tỉ trang in/năm, có thể nói sản xuất kinh doanh phát đạt hơn nhiều cơ sở in khác trong cả nước. Bên cạnh những bước tiến khá mạnh mẽ, song Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do sự cạnh tranh của các Công ty khác trong cả nước trong đó có nhiều cơ sở in khá nổi tiếng như Công ty in Tiến Bộ, Xí nghiệp in số 2.... Vấn đề công nghệ của Công ty còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn của Công ty còn eo hẹp, tay nghề công nhân chưa cao.Đứng trước những thử thách lớn lao đó, với những công trình khảo sát thực tế của Ban lãnh đạo Công ty ở nhiều nơi trong cả nước, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không hề giảm sút mà phát triển theo chiều hướng tốt. Cụ thể: Đơn vị tính: 1000 đồng 1997 1998 1999 1.DT thuần 13.608.403 13.539.059 20.739.774 2.Gv hàng bán 13.118.209 13.086.930 19.853.138 3.Lãi 562.194 430.678 759.636 4.Chi phí QL 117.606 5.Vốn kinh doanh 6.069.059 2.325.632 4.437.727 6.Thuế phải nộp 445.842 356.265 742.127 7.TN bình quân 882 869 950 Vào tháng 9/1997 Công ty in Công đoàn chính thức đổi tên thành: Công ty in Công đoàn thay thế cho tên cũ: Xí nghiệp in Công đoàn.Với ngành nghề chủ yếu là gia công in ấn các loại sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm... sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu là Báo Lao Động, ngoài ra Công ty còn in các loại sách của các NXB: NXB Giáo dục, NXB Hà nội, NXB Kim Đồng... Công ty thực hiện hạch toán theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoàn vốn, tự bù đắp các chi phí, thực hiện bảo toàn và phát triển số vốn được giao. Công ty áp dụng cơ chế quản lý thị trường, bộ máy quản lý hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp Nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty 1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ Đất nước ta đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về sách, báo, tạp chí,ấn phẩm văn hoá khác cũng ngày càng tăng. Trên thị truờng hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp in, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cấp quy mô sản xuất, đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại hợp lý và đồng bộ, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ cao. Công ty in Công đoàn cũng đã có những đổi mới trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường. Công ty đã lập ra quy trình công nghệ hợp lý bao gồm 3 quy trình: Quy trình công nghệ ở phân xưởng chế bản Quy trình công nghệ ở phân xưởng in offset Quy trình công nghệ gia công sản phẩm in Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty là một quy trình khép kín: + Khách hàng tới liên hệ với phòng quản lý tổng hợp đặt in, hai bên thoả thuận giá cả nếu thống nhất thì phòng quản lý tổng hợp lập hợp đồng trình giám đốc ký duyệt. + Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên phòng quản lý tổng hợp lập lệnh sản xuất và triển khai sản xuất từ khâu chế bản in tới khi sản phẩm in được hoàn thành. + Kiểm tra chất lượng, bao gói sản phẩm, ấn phẩm hoàn chỉnh nhập kho thành phẩm. + Phân xưởng sách chuyển lệnh sản xuất, mẫu ấn phẩm tương ứng về phòng kế toán tài vụ thanh toán hợp đồng giao cho khách hàng. Chế bản ------------> in offset ---------------> đóng gáy. 1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Giám đốc Phòng TC- Hành chính Phòng Kế hoạch - Vật tư Phòng Kế toán - Tài vụ Phòng Kỹ thuật -Cơ điện Phân xưởng chế bản Phân xưởng in offset Phân xưởng sách Kho thành phẩm - Giám đốc Công ty là người lãnh đạo có quyền cao nhất, trực tiếp chỉ đạo tới từng phòng, ban, phân xưởng nhằm quản lý chặt chẽ kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ đảm bảo cho Công ty thường xuyên có đủ cán bộ và lao động. Kết hợp với các phòng ban, phân xưởng bố trí phân công lao động hợp lý đảm bảo cho sản xuất, thực hiện các chế độ chính sách tiền lương. Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các định mức lao động, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, đơn giá sản phẩm làm khoán, làm gia công. Giải quyết các công việc về hành chính của Công ty. - Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ tổ chức kế toán, thống kê trong toàn công ty một cách hợp lý. Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, giúp Giám đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính, tính toán tập hợp chi phí phát sinh, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp... - Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, tính toán toàn bộ giá thành để khách hàng dự trù chi phí. - Phòng kỹ thuật cơ điện có nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xây dựng quy trình thao tác vận hành thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, theo dõi và lập kế hoạch sửa chữa hàng năm. 1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. - Công tác kế toán tại Công ty in Công đoàn hiện nay được tổ chức theo hình thức: Bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán của Công ty bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết và lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty. Tất cả các tài liệu, chứng từ ban đầu đều được thu thập và tập trung tại phòng kế toán để xử lý. Vì Công ty in Công đoàn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung là phù hợp, đảm bảo sự tập trung thống nhất đối với công tác kế toán. Số lượng nhân viên kế toán của Công ty gọn nhẹ, mỗi nhân viên phụ trách một phần việc kế toán riêng. (Bảng2) Kế toán trưởng Bộ phận kế toán VL - CCDC Bộ phận kế toán Tlg - Công nợ Bộ phận kế toán Chi phí Bộ phận kế toán Tổng hợp Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc, là người chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ công tác kế toán tài chính của Công ty, đồng thời là kế toán chi phí sản xuất. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất của công ty trong kỳ. Bộ phận kế toán VL - CCDC thực hiện theo dõi hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL - CCDC trong kỳ, tính toán lượng NVL xuất ra trong kỳ. Bộ phận kế toán Tiền lương - công nợ có nhiệm vụ tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên, đồng thời theo dõi tình hình công nợ của Công ty. Bộ phận kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp. - Hình thức kế toán hiện nay Công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở các chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp và vào sổ cái. (Bảng 3) Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ KT chi tiết Sổ đăng ký CTGS Sổ cái Bảng cân đối SPS Báo cáo Kế toán Bảng TH số liệu chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - Về hệ thống tài khoản, hiện nay Công ty đang sử dụng 36 tài khoản bao gồm: TK111, 112, 131, 138, 139, 141, 152, 153, 211, 212, 214, 311, 331, 333, 334, 338,3 41, 411, 416, 421, 441, 461, 431,5 11, 621, 622, 627, 631, 642, 821, 911... 2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty in Công đoàn. 2.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm người quản lý nắm được tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, đầy đủ,kịp thời là công việc cần thiết cấp bách ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Công đoàn là vừa và nhỏ nhưng sản phẩm của Công ty lại hết sức đa dạng, mỗi đơn đặt hàng là những sản phẩm với yêu cầu về mẫu mã và chất lượng khác nhau. Do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Từ đó đòi hỏi kế toán phải đi sâu quản lý chặt chẽ theo từng loại sản phẩm. 2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty in Công đoàn 2.2.1. Cấu thành chi phí Công ty in Công đoàn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó tất yếu phải tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kế toán phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. - Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: + Chi phí về NVL chính: giấy + Chi phí về NVL khác: mực, kẽm,lô in, các hoá chất khác... + Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất: găng tay, khẩu trang... - Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý các phòng ban. - Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí về điện, nước, điện thoại phục vụ cho nhu cầu của Công ty, các chi phí về phim, gia công, cán láng... 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty in Công đoàn có nhiệm vụ hoạt động gia công in ấn các loại sách, báo, tạp chí. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành dựa vào các đơn đặt hàng của khách hàng với khối lượng sản phẩm in luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất được bố trí thành các bước công nghệ rõ ràng và khép kín. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty lại mang tính chất đặc thù riêng của ngành in, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục gối đầu nhau. Xuất phát từ những điều kiện cụ thể đó của Công ty và để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí 2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp - Đặc điểm NVL của Công ty NVL là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất, nó là yếu tố chính nhằm tạo ra sản phẩm. Công ty in Công đoàn với hoạt động chính là gia công in ấn do đó NVL mà Công ty sử dụng là những vật liệu mang tính chất đặc thù của ngành in, gồm giấy, mực , kẽm, lô in, vật liệu và các hoá chất khác.... Chi phí NVL của Công ty thường chiếm tới 75% giá thành sản phẩm, đó là một tỉ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ,kịp thời chi phí vật liệu có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. NVL của Công ty được hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2 và chia làm những loại sau: Loại 1 : Giấy, được theo dõi trên tài khoản 1521. Đây được coi là vật liệu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty. Chi phí vật liệu giấy thường chiếm tới 60% - 70% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Loại 2 : Bao gồm toàn bộ các chi phí khác như mực, kẽm, lô in, hoá chất các loại...Đây là những vật liệu góp phần nâng cao tính năng hoàn thiện sản phẩm in. Kế toán vật liệu tiến hành hạch toán toàn bộ các khoản chi phí vật liệu kể trên vào chi phí NVL trực tiếp. Ngoài ra kế toán NVL còn tính vào chi phí NVL trực tiếp cả các chi phí về CCDC như: khẩu trang, găng tay,... phục vụ cho sản xuất. Vật liệu giấy của Công ty được chia thành nhiều chủng loại khác nhau như: giấy offset, giấy couches, giấy woodfee... Trong mỗi loại giấy này lại có nhiều loại và khác nhau về định lượng cũng như khuôn khổ. VD: Bãi bằng - 60 g/ m2 ( 39*54 ) Couches - 150 g/ m2 (79*109) Couches - 105 g/ m2 (79*109) Có thể thấy rằng vật liệu về giấy của Công ty rất đa dạng nên khi có hợp đồng được ký kết với khách hàng, Công ty phải dựa theo tính chất kỹ thuật, yêu cầu của sản phẩm, xem khách hàng đặt mẫu mã đơn giản hay phức tạp, với giá cả là bao nhiêu để lựa chọn loại giấy cho thích hợp với hợp đồng. Về mực cũng như giấy, chủng loại Công ty sử dụng rất đa dạng, có nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau như: mực đen, mực đỏ, mực xanh, mực vàng... trong mỗi loại mực lại bao gồm mực của Nhật, Trung Quốc, Đức, Đài Loan....Do tính chất đa dạng như vậy nên khi đặt hàng, khách hàng phải nói rõ sản phẩm của mình cần màu sắc gì và có mẫu mầu kèm theo để trong quá trình sản xuất công nhân có thể theo đó mà lựa chọn các loại mực cho thích hợp với những mẫu mã kiểu cách của khách hàng đặt. Như vậy trong quá trình sản xuất Công ty chỉ được tiến hành sản xuất sau khi đã ký hợp đồng in với khách hàng. Việc hạch toán hàng tồn kho tại Công ty in Công đoàn hiện nay được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại NVL được hạch toán một cách thường xuyên liên tục. - Trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Khi một hợp đồng được ký với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ lập một lệnh sản xuất, ghi rõ những yêu cầu về sản phẩm in. Các phân xưởng khi tiến hành sản xuất sẽ dựa trên lệnh sản xuất đó viết phiếu xin lĩnh vật tư đưa lên phòng kế toán để phòng kế toán viết phiếu xuất vật tư. Biểu 1 Cty In Công Đoàn Phiếu xuất vật tư Số 57 Ngày 10 tháng 1 năm 2000 Tên đơn vị lĩnh : Hoài Trung (Máy 560) Lĩnh tại kho : Bà Chung STT Tên tài liệu ĐVT SL Đơn giá(đ) Thành tiền Ghi chú 1 Dầu hoả lít 10 3700 37.000 2 Mực đỏ nhật kg 01 110.830 3 Kẽm TQ tấm 50 54.930 2.746.500 4 Lưỡi dao trổ nhỏ hộp 01 20.000 5 Xà phòng hộp 03 4.000 12.000 Cộng thành tiền(viết bằng chữ) Người lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trưởng đơn vị Hiện nay NVL xuất kho được Công ty xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Các vật liệu như mực, vật liệu khác thì kế toán không xác định được riêng cho từng đơn đặt hàng nhưng riêng vật liệu giấy thì kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xin xuất giấy do phòng kế hoạch đã tính toán cho từng đơn đặt hàng để viết phiếu xuất giấy. Biểu 2 Cty In Công Đoàn Phiếu xuất giấy Số 125 Ngày 15 tháng 1 năm 2000 Tên đơn vị lĩnh : Anh Hùng (Máy 5 màu) Lĩnh tại kho : Bà Thuần STT Tên tài liệu ĐVT SL ĐG(đ) Thành tiền Ghi chú 1 Bãi Bằng 60g/m2 (84x120) tờ 3.588 637 2.285.556 82(sx) 2 C’105g/m2(79x109) tờ 5.853 1.146 670.410 80(sx) 3 Offset 70g/m2 (84x120) tờ 250 1.046 261.500 82(sx) 4 Bãi Bằng 60g/m2 (79x109) tờ 52 540 28.080 80(sx) Cộng thành tiền (viết bằng chữ ): Người lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trưởng đơn vị Định kỳ 5 - 7 ngày kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, phiếu xuất giấy tiến hành vào sổ chi tiết vật liệu theo từng loại như giấy, mực, kẽm, vật liệu khác... Biểu 3 Sổ chi tiết nguyên vật liệu Tên vật liệu: Giấy STT Ngày Số phiếu xuất Diễn giải ĐVT SL ĐGiá (đồng) Thành tiền Dư đầu kỳ P/s trong kỳ ........... 32 15/1 125 sx 82 tờ 3588 637 2.285.556 sx 80 tờ 52 540 28.080 35 20/1 137 sx 109 tờ 3985 567 2.259.495 .......... ..... ............ ................. 65 31/1 235 sx 146 tờ 145 540 78.300 Cộng T1/2000 1.308.102.273 Cuối tháng kế toán vật liệu tiến hành tổng hợp số liệu trên các sổ chi tiết của từng loại vật liêụ, xác định giá trị từng loại NVL xuất dùng trong tháng. Đồng thời kế toán NVL căn cứ vào toàn bộ số phiếu xuất vật tư, phiếu xuất giấy trong tháng để lập chứng từ ghi sổ. Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 621 1.308.102.273 Có TK 152 1.308.102.273 Số liệu trên được trích từ Biểu số 4 - CTGS số 61 tháng 1/2000 Cuối quý kế toán vật liệu chuyển toàn bộ chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ và vào Sổ cái TK 621.(Biểu số 5, số 6) Biểu 4 Công ty công đoàn Chứng từ ghi sổ Số 61 STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 Xuất giấy T1/2000 621 1521 1.308.102.273 1.308.102.273 Ngày 31tháng 1 năm 2000 Người vào sổ Thủ trưởng đơn vị Biểu 5 Sổ Đăng Ký Chứng Từ Ghi Sổ Quí 1/2000 Chứng từ ghi sổ Tài khoản Số tiền Số hiệu NT Nợ Có Nợ Có 09 3/1 627 111 20.921.000 20.921.000 10 334 111 11.874.974 11.874.974 ........ ... ...... .............. .............. 15 627 111 500.000 500.000 16 627 111 32.012.583 32.012.583 19 334 111 32.594.150 32.594.150 ....... ........ ............ ............... .............. 61 621 1521 1.308.102.273 1.308.102.273 62 621 152 428.159.721 428.159.721 153 10.512.931 10.512.931 Biểu 6 Sổ Cái Tài Khoản 621 NT ghi sổ CTừ Diễn giải Số ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 1/2000 Xuất giấy SX 61 1521 1.308.102.273 Vật tư 62 Vật liệu khác 1522 428.159.721 CCDC 153 10.512.931 2/2000 Xuất giấy SX 63 1521 222.354.621 Vật tư 64 Vật liệu khác 1522 217.061.577 CCDC 153 11.876.330 3/2000 Xuất giấy SX 65 1521 535.752.066 Vật tư 66 Vật liệu khác 1522 302.411.321 CCDC 153 4.737.220 Cộng Q1/2000 3.090.968.051 K/c CPNVLTT 3.090.968.051 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Thực hiện quan điểm làm theo năng lực hưởng theo lao động, hiện nay thu nhập của người lao động ở Công ty in Công Đoàn chủ yếu là tiền lương và tiền thưởng. Việc trả lương cho người lao động không chỉ dựa vào thang bảng lương, hợp đồng lao động mà còn căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được xác định bằng toàn bộ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên các phòng ban của Công ty. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì việc trả lương sẽ căn cứ vào kết quả làm việc của chính họ và đó là việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương TTế = Sản phẩm TTế * Đơn giá tiền lương Việc xác định đơn giá tiền lương ở mỗi bộ phận sản xuất là khác nhau, do vậy khi tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán cần nắm vững được đơn giá tiền lương cho từng loại công việc cụ thể. Kế toán tiền lương sẽ tính lương trên cơ sở sản phẩm thực tế công nhân sản xuất và đơn giá tiền lương. Sản phẩm thực tế công nhân sản xuất được xác định dựa vào Báo cáo kết quả sản xuất. Báo cáo này do quản đốc phân xưởng theo dõi và xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của từng công nhân trong tháng. Do đặc thù của ngành in có một số loại máy do một công nhân phụ trách thì việc tính lương sản phẩm cho họ là đơn giản chỉ cần căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương có sẵn. VD: T1/2000 Biểu7 Bảng tính lương máy 1 màu(2800) Anh Nguyễn Văn Tuấn Tên công việc Đ/giá sp KL cviệc ht (ca 1,2) Ca 3, lễ Thành tiền Khuôn in 1000đ 27 khuôn 27.000 Tờ in hệ số 1 0,8đ Tờ in hệ số 2 1,2đ 163.000 tờ 195.600 Tờ in hệ số 3 2,5đ 20.000 tờ 50.000 Khuôn khoán HS 1 1800đ Khuôn khoán HS 2 4000đ 56 khuôn 224.000 Khuôn khoán HS 3 6000đ 34 khuôn 204.000 Giờ phụ 1500đ 41 61.500 Cộng 762.100 Tuy nhiên cũng có những loại máy phải do nhiều người phụ trách thì việc tính lương cho mỗi người phải tính theo điểm (máy 5 màu). Điểm của mỗi người được tính dựa vào số ngày công và hệ số tay nghề của họ. Việc xác định ngày công này cũng do quản đốc từng phân xưởng theo dõi. Hàng ngày quản đốc phân xưởng sẽ có trách nhiệm ghi thời gian làm việc của từng công nhân trong phân xưởng mình vào bảng chấm công. Cuối tháng đồng thời gửi bảng chấm công và Báo cáo sản xuất cho phòng kế toán. Trên cơ sở đó kế toán sẽ xác định tiền lương mà từng người được hưởng. VD: T1/2000 Anh Vũ Đại Thắng - máy 5 màu Hệ số 0,75 Số ngày công: 24 Số điểm: 18 13.970.862 1 điểm = = 51.978đ 267 Tổng lương = 18 * 51.978 = 935.604 đ (Trích Bảng thanh toán tiền lương tháng 1/2000 - Máy 5 màu) - Biểu 9 Ngoài việc tính lương theo sản phẩm công ty còn có chế độ tiền lương, tiền thưởng và tiền công làm thêm giờ cho công nhân.Đơn giá tiền công mà công nhân làm vào ngày lễ, chủ nhật được nhân thêm hệ số 2 so với đơn giá tiền lương sản phẩm nếu công nhân làm vào ngày thường. Hiện nay Công ty có tiến hành in rất nhiều các loại sách, báo, tạp chí. Có loại sách, báo phát hành hàng tháng, hàng tuần,cũng có loại sách báo phát hành hàng ngày. VD: Báo Lao động. Để phục vụ cho việc có báo in phát hành hàng ngày thì công nhân phải tiến hành làm việc ca 3. Đơn giá tiền lương sản phẩm cho công nhân làm việc ca 3 cũng khác so với đơn giá tiền lương sản phẩm làm ca1, ca2 Đơn giá tiền lương = Đơn giá tiền lương * 1,35 sản phẩm làm ca 3 sản phẩm làm ca 1 VD: Biểu 8 Bảng tính lương máy 1 màu(560) Anh Đại Tên công việc Đgiá sp Ca 1,2 Ca 3, lễ Thành tiền Khuôn in 1000đ 20 khuôn 5 khuôn 26.750 Tờ in hệ số 1 0,8đ Tờ in hệ số 2 1,2đ 150.000 tờ 180.000 Tờ in hệ số 3 2,5đ 25.000 tờ 84.375 Khuôn khoán HS 1 1800đ Khuôn khoán HS 2 4000đ 50 khuôn 5 khuôn (lễ) 240.000 Khuôn khoán HS 3 6000đ 50 khuôn 405.000 Giờ phụ 1500đ 41 61.500 Cộng 997.625 Bảng thanh toán tiền lương được tính cho từng phân xưởng, mỗi bảng thanh toán tiền lương phản ánh số tiền phải trả cho cả công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng đó. Đối với nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên quản lý doanh nghiệp thì kế toán sẽ lập một bảng thanh toán lương riêng. Việc tính lương cho những nhân viên này được căn cứ vào hệ số lương cấp bậc của từng người và định mức lương tối thiểu theo qui định (từ 1/1/2000 là 180.000đ/tháng) Tổng lương = Lương cơ bản + (lương cơ bản * k * hệ số tăng thêm) Lương cơ bản = Hệ số lương cơ bản* 180.000 ồ lương sản phẩm khối sản xuất k = ồ lương cơ bản khối sản xuất Hệ số tăng thêm (h): + Nếu lương cấp bậc < 320.000đ ị h = 0,4 + Nếu lương cấp bậc 321.000đ 380.000 ị h = 0,35 + Nếu lương cấp bậc > 380.000đ ị h = 0,3 VD: T1/2000 Chị Lưu Thị Hoa Lương cấp bậc = 3,82 * 180.000 = 687.600 đ ị h = 0,3 k = 5,2 Tổng lương = 687.600 + (687.600 * 5,2 * 0,3) = 1.760.256 đ (Trích Bảng thanh toán lương tổ Văn phòng - Cơ điện T1/2000) - Biểu 10 Cùng với việc lập bảng thanh toán tiền lương kế toán phải tính toán các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp. Tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ được công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán qui định BHXH = 20%TLương CB Trong đó: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 5% tính vào lương người lao động BHYT = 3% TLương CB Trong đó: 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% tính vào lương người lao động Riêng kinh phí công đoàn thì công ty tiến hành trích 2% trên tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất. Như vậy tổng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất là 19% trên Tlương CB và 6% tính trừ vào lương của người lao động. VD: T1/2000 tổng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất là : 9.178.228 đồng Cuối tháng sau khi lập Bảng thanh toán và tính toán các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán tiền lương căn cứ vào Bảng kê chứng từ chi tiền mặt và Bảng thanh toán tiền lương của từng tổ máy,của tổ văn phòng để lập chứng từ ghi sổ và Sổ chi tiết TK334 từ đó vào Sổ cái TK622. Kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK622 260.371.847 Có TK334 251.193.619 Có TK338 9.178.228 Biểu 9 Bảng thanh toán tiền lương tháng 1/2000 tổ máy5 màu STT Họ và Tên Hệ số LG C.B Hệ Số Ngày công Điểm Trách nhiệm ốm + phép Tổng Lương Ký nhận SnP S.tiền 1 Nguyễn Thiện Hoàng 1,72 1 23 23 80.000 1 9.907 1.285.401 2 Vũ Đại Thắng 1,62 0,75 24 18 935.604 3 Đỗ Anh Tuấn 1,9 0,9 24 21,6 1.122.725 4 Hoàng Anh Tuấn 1,9 0,9 24 21,6 1.122.725 5 Phạm Trọng Đại 0,55 23 12,7 1 657.522 ............. ........ Cộng 11,7 340 267 180.000 16 92.736 14.150.862 Biểu 10 Bảng thanh toán lương tổ Văn Phòng - Cơ Điện T1/2000 Họ Tên HS C.B Lương C.B HS TN HS TT Ngày công Lương chính PC ốm + phép Tổng lương Ký nhận Ca1,2 Ca3 TN ốm P S. tiền Vũ Văn Lưu 2,81 404.640 0,3 25 1.278.662 1.278.662 Kiều Thị Vân 3,28 472.320 0,3 25 1.492.531 1.492.531 Lê Toàn Thắng 1,72 247.680 0,45 22 4 1.150.979 1 9526 1.160.505 Lưu Thị Hoa 3,82 550.080 0,3 26 1.807.783 1.997.080 ............ ....... ......... ....... Cộng 72,49 11.858.110 31.974.451 32.594.150 Biểu 11 Bảng Kê chứng từ chi tiền mặt NT lập CTừ Số phiếu Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1/1/2000 01 Hà mua vật tư 141 111 2.000.000 2.000.000 .................. 15/1/2000 108 Lương vi tính 334 111 11.874.974 11.874.974 .................. 31/1/2000 143 Dũng cán láng 627 111 20.921.000 20.921.000 Cộng 1.355.012.042 1.355.012.042 Biểu12 Sổ chi tiết TK334 NT ghi sổ CTừ Diễn giải S ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 1/2000 108 15/1 Lương vi tính 111 11.874.974 ................. ............. 125 31/1 Lương VP 111 32.594.150 Cộng 251.193.619 Biểu 13 Sổ cái TK622- chi phí nhân công trực tiếp NT ghi sổ CTừ Diễn giải S ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 1/2000 108 15/1 Lương vi tính 10 334 11.874.974 .............. ....... ......... 125 31/1 Lương VP- CĐ 19 334 32.594.150 Cộng lgT1/2000 334 251.193.619 Các khoản TTL 338 9.178.228 Cộng P/s T1/2000 260.371.847 2/2000 152 15/2 Lương 5 màu 30 334 14.150.862 ................ ...... ............ 217 29/2 Lương offset 35 334 18.603.500 Cộng lg T2/2000 334 263.025.291 Các khoản TTL 338 9.178.228 Cộng P/s T2/2000 272.203.519 3/2000 221 15/3 Lương bình bản 43 334 5.427.631 .................. ........ ........... 309 31/3 Lương VP- CĐ 49 334 33.724.836 Cộng lg T3/2000 334 266.909.067 Các khoản TTL 338 9.178.228 Cộng P/s T3/2000 276.087.295 Cộng P/s Q1/2000 808.662.661 K/c CPNCTT 808.662.661 2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung - Khoản chi phí này bao gồm : chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Trình tự tập hợp 2.2.3.3.1. Chí phí khấu hao TSCĐ TSCĐ hiện có của Công ty bao gồm nhiều loại trong đó: + Máy móc thiết bị chiếm 84,2% trên tổng số + Phương tiện vận tải chiếm 3,02% trên tổng số + Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 12,45% trên tổng số + Thiết bị quản lý chiếm 0,14% trên tổng số + Tài sản khác chiếm 0,19% trên tổng số TSCĐ của công ty được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ mở vào đầu năm.Sổ này chuyên dùng để theo dõi từng loại TSCĐ về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tỉ lệ khấu hao của từng tài sản cố định. Về cách tính mức khấu hao TSCĐ thì ở đây Công ty qui định một tỉ lệ khấu hao TSCĐ bình quân đối với từng TSCĐ. Tỉ lệ khấu hao bình quân đối với máy móc sản xuất chính là 15%, với máy móc phụ trợ là 10%, với nhà cửa đất đai là 5%... Cũng như các loại chi phí khác, việc tính khấu hao TSCĐ được tiến hành từng tháng. Kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ để tính ra số khấu hao cơ bản phải trích trong tháng cho từng đối tượng sử dụng và việc tính toán dựa trên công thức Nguyên giá * Tỉ lệ khấu hao Mức khấu hao một tháng = Số năm sử dụng * 12 VD: Hàng tháng kế toán tiến hành tính khấu hao TSCĐ cho máy phơi TQ như sau: Nguyên giá : 50.050.000đ Tỉ lệ khấu hao : 10%/năm Thời gian sử dụng: 3 năm 50.050.000 * 0,1 Mức khấu hao 1 tháng = = 139.038đ 3 * 12 Thông thường, vào thời điểm cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành tính khấu hao TSCĐ dựa trên các chứng từ mua, bán, thanh lý TSCĐ (nếu có) trong tháng, khấu hao TSCĐ trích trong tháng trước, để tính ra giá trị còn lại của TSCĐ trong tháng này. Nhưng ở đây số khấu hao tăng, giảm trong tháng ít được tính đến vì các máy móc thiết bị của công ty đều còn mới, công ty ít mua bán thanh lý TSCĐ trong tháng. Do vậy mức khấu hao TSCĐ hàng tháng là tương đối ổn định, cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ cho từng loại tài sản thuộc các nguồn khác nhau: Nguồn ngân sách , nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung... Đồng thời kế toán ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33539.doc
Tài liệu liên quan