Lời nói đầu
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất đã vượt qua những bỡ nhỡ khó khăn ban đầu để bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, chịu nhiều điều tiết bởi các qui luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Trước sự cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và phát triển được thì mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả, có lợi nhuận và tích luỹ.
Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước được gi
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20-Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Muốn đứng vững trong thị trường thì nhiệm vụ doanh nghiệp không chỉ sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm với chất lượng cao mà còn phải tìm mọi biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng cao,giá thành hạ là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc tập hợp chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp làhết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của doanh nghiệp và các bên liên quan. Vì chúng gắn liền với sản xuất kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo đúng chế độ Nhà nước. Nhận thức rõ điều đó cho nên thời gian thực tậplàm quen và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty20, được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các cô chú, các anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính của công ty kết hợp với lý luận được hoạch tại nhà trường, em quyết định chọn đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20-BQP”. Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương i : Những vấn đề lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương ii : Tình hình thực tế tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20- BQP.
CHƯƠNG III : Một số nhận xét và kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20-BQP.
Mặc dù đã có cố gắng nghien cứu học hỏi nhưng do thời gian thực tập có hạn và nhận thức còn hạn chế nên luận văn này còn có nhiều thiếu sót . Em rất muốn nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo và sự góp ý bổ sung của bạn bè.
Chương I
Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính gíathành sản phẩm trong doanh nghiệp
sản xuất
I- Khái quát chung về chi phí sản xuất (CFSX) và gía thành sản phẩm (GTSP)
1- Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1- khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất lầ biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp (DN) phải chi ra trong một thời kỳ nhất định.
1.2- Giá thành sản phẩm (GTSP)
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Qua khái niệm về CPSX và GTSP có thể thấy vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Để đảm bảo kế toán được đầy đủ, chính xác CFSX và tính GTSP, cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị DOANH NGHIệP, khi kế toán tập hợp CFSX và GTSP cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
2- Nguyên Tắc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1- Phải nắm rõ được nội dung và bản chất kinh tế của CFSX:
Thực chất chi là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá như sản phẩm hoàn thành,lao vụ dịch vụ đã thực hiện.
2.2- Phải phân loại chi phí hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán:
Phan loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau theo từng nhóm, theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh khác nhau, tuy nhiên lựa chon tiêu thức nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý.
2.3- Phải phân địnhổán ràng CFSX và GTSP, mối quan hệ giữa CFSX và GTSP:
Về thực chất, CFSX và GTSP là hai mặt khác nahu của quá trình sản xuất. CFSX phản ánh mặt hao phí sản xuất còn GTSP phản ánh mặt kết quả của sản xuất. Tất cả các khoản chi phí (kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành.
* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sp
Tổng
giá thành
sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
CFSX phát sinh trong kỳ (đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm
chi phí)
-
CFSX sản phẩm dở dang cuối kỳ
Khi CFSX sản phẩm dở dang đầu kỳ = CFSX sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc các ngành không có sản phẩm dở dang thì:
Tổng GTSP
hoàn thành
=
CFSX phát sinh trong kỳ (Đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm chi phí)
2.4- Phải nắm rõ được các cách phan lọai GTSP khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hoạch toán:
GTSP được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Mỗi một cách phân loại có một tác dụng khác nhau đối với công việc quản lý và hoạch toán. GTSP có thể được phân lâọi theo phạm vi, theo nguồn số liệu và thời điểm tính gía thành.
2.5- Xác định đối tượng và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất phù hợp:
Xác định đối tượng tập hợp CFSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí, mà thực chất là phát hiện nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc lao vụ nhất định, đòi hỏi phải tính giá thành dơn vị.
Do đối tượng tập hợp chi phí và giá thành khác nhau nên phương pháp hoạch toán cũng khác nhau. Phương pháp hoạch toán CFSX là một phương pháp hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CFSX trong phạm vi, giới hạn của đới tượng hoạch toán chi phí. Còn phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sơ và giá thành đơn vị sản phẩm, nó mang tính kỹ thuật tính toán thuần túy chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
2.6- Xác định trình tự hoạch toán và tổng hợp CFSX thích ứng:
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, trình độ công tác quản lý và hoạch toán mà ở mỗi một đơn vị có trình tự hoạch toán khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau:
2.6.1- Tập hợp CFSX cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
2.6.2- Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ, dịch vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
2.6.3- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan.
2.6.4- Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Tùy theo phương pháp hoạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hoạch toán CFSX ở mỗi đơn vị khác nhau.
II- chi phí sản xuất
1- Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
Xét trên mỗi lĩnh vực, góc độ nghiên cứu và quản lý khác nhau thì cách hiểu về chi phí cũng khác nhau:
- Đối với lĩnh vực quản trị: “CFSX là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm”.
- Đố với lĩnh vực kế toán: “CFSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bọ hoa phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ nhất định”.
Vậy bản chất và nội dung kinh tế của CFSX?
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì dù ở bất kỳ nền sản xuất nào, phương thức sản xuất nào thì quá trình sản xuất cũng phải bao gồm sự kết hợp và tiêu hao của ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của ba yếu tố này vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau, từ đod hình thành nên ccs chi phí tương ứng, cấu thành nên giá trị sản phẩm mới tạo ra bao gồm:
+ Chi phí khấu hao tư liệu lao động.
+ Chi phí tiêu hao nguồn nguyên vật liệu.
+ Chi phí tiền lương phải trả cho người lao động.
Trong đó:
Chi phí lao động vật hóa bao gồm: chi phí khấu hao tư liệu lao động.
Chi phí lao động sống bao gồm: chi phí tiền lương phải trả cho người lao động.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, CFSX phát sinh thường xuyên. Nhưng để phục vụ cho quản lý và hoạch toán kinh doanh thì CFSX phait được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ, hàng thánh, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những CFSX mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong thời kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Như vậy, không phải tất cả các khoản chi trong kỳ đều là chi phí. Để hiểu rõ điều này, chúng ta phải chỉ rõ đâu là chi tiêu, đâu là chi phí?
- Chi tiêu là sự tiêu dùng tài sản của đơn vị để thực hiện một hoạt động nhất định. Tổng chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp gồm: chi tiêu cho quá trình cung cấp và tiêu thụ.
- Chi phí là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Chỉ được tính là chi phí của kỳ hoạch toán những hao phí về tái sản và lao động có liên quan đến khối lưọng sản phẩm sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hoạch toán.
- Chi phí và chi tiêu có mối quan hệ mật thiêt với nhau mặc dù về bản chấtt là khác nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí, giữa chúng có sự khác nhau về lượng và mặt thời gian: chi phí là một phần chi tiêu của doanh nghiệp, mặt khác có những khoản chi tiêu chưa xảy ra hoặc đã xảy ra ở kỳ hoạch toán trước được tính vào chi phí sản xuất kỳ này. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuuyển dịch giá trị của từng loại tài sản và quá trình sản xuất, yêu cầu kỹ thuật hoạch toán chúng.
Chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại khác nhau nên dễ dàng cho việc quản lý và hoạch toán cho mỗi doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành ơhân loại chi phí sản xuất tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Việc phân loại CFSX giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng hóa trong việc kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành sản phẩm, lựa chọn phương án sản xuất, tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất để hạ giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2- Phân loại chi phí sản xuất:
Thực chất của việc phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất từng loại, từng nhóm khác nhau. Tùy vào yêu cầu quản lý mà người ta tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo nhuững đặc trưng nhất định.
2.1- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí (hay còn gọi là phân loại CFSX theo yếu tố)
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không xét đến chi phí sản xuất đó phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định hiện hành toàn bộ CFSX trong kỳ được chia thành các yếu tố sau:
2.1.1- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ những chi phí về nguyên vật liệu chính (VLC), vật liệu phụ (VLP), nhiên liệu, phụ tùng tahy thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. (Loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho, giá trị vật liệu hỏng và phế liệu đã thu hồi).
2.1.2- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công, tiền lương phải trả và các khoản tính theo lương của công nhân viên (CNV) hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
2.1.3- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ sử dung cho sản xuất trong doanh nghiệp.
2.1.4- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại doanh nghiệp mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, tiền lưu phí… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
2.1.5- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí dùng cho hoạt động sản xuất ngoài những yếu tố đã nêu trên.
đPhân loại chi phí theo nội dung , tính chất kinh tế của chi phí cho biết rõ mức chi phí của từng yếu tố chi phí đã chi ra và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí đó chiếm bao nhiêu trong tổng số CFSX của doanh nghiệp trong kỳ. Là cơ sở để tập hợp chi phí và báo cáo CFSX theo yếu tố. Nó còn là cơ sở để lập và kiểm tra sự cân đối giữa các kế hoạch với nhau: Kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch kinh doanh và tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ… cảu doanh nghiệp, là cơ sở để tính toán, xác định các yêu cầu tiêu hao vật chất cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp cho cơ quan thống kê của nhà nước trong việc xác định số thu nhập quốc dân trong từng thời kỳ.
2.2- Phân loại CFSX theo mục đích, công dụng của chi phí (hay còn gọi là CFSX theo khoản mục chi phí):
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại CFSX theo khoản mục:
2.2.1- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ cho phí NVLC,VLP, VL khác, công cụ dụng cụ, nhiên liêuh được sử dụng trực tiếp để chế tạo, sản xuất sản phẩm ( loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho, vật liệu hỏng và giá trị phế liệu đã thu hồi).
2.2.2- Chi phí nhân công trực tiếp: (CFNCTT): là toàn bộ chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các khoản lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.2.3- Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu ở trên.
ịPhân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế ngoài việc phục vụ cho việc tập hợp chi phí, kiểm tra và phân tích chi phí, nó còn là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và đơn giản. Căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh của chi để xác định được ảnh hưởng của sự biến động từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm phân biệt và khai thác lực lượng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành. Việc phân loại chi phí theo khoản mục còn là căn cứ cho việc lập định mức CFSX, lập kế hoạch giá thành sản phẩm hteo khoản mục và phân tích tình hình thực hiện định mức CFSX và thực hiện kế hoạch giá thành. Cách phân loại này đặc biệt có ý nghĩa đối với toán quản trị ở doanh nghiệp.
Ngoài hai cách phân lọai CFSX như trên, người ta còn phân loại CFSX theo nhiều cách khác như: Phân loại CFSX theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành, phân loại CFSX theo mối quan hệ và khả năng quy nạp, tập hợp; phân loại CFSX theo cách thức kết chuyển chi phí. Mỗi cách phân loại CFSX có ý nghĩa và tác dụng riêng đối với công tác quản lý chi phí, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và nhằm mục đích chung là quản lý tốt CFSX.
III- giá thành và các chỉ tiêu về giá thành
1- Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất mà chỉ xét đến chi phí sản xuất thì chưa đủ vì nó chỉ thể hiện mặt hao phí. Vậy để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất một cách đầy đủ nhất phải xét đến chi phí sản xuất trong mối quan hệ thứ hai đó là kết quả thu được của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh - mặt cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực chất đó chính là chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Vậy giá thành sản phẩm là gì?
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính theo khối lượng hoặc một đon vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối luợng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành của sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu qủa kinh tế cảu hds sản xuất. Trong giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên troing nó, đó là chi phí đã chi ra chỉ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp đã tham gia vào quá trình sản xuất và giá trị sử dụng đã thu được, các chi phí này phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp. Gía thành có ha chức năng chủ yếu đó là bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Toàn chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, công việc phải được bù đắp đúng bằng số tiền về bắn sản phẩm, lao vụ. Tuy nhiên, việc bù đắp các chi phí đầu tư mới chỉ đảm bảo quá trình tái sản xuất giản đơn. Trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh nhằm tìm ra giải pháp làm giảm tối đa chi phí giá thành, đảm bảo chất lượng nhưng vữn đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vì vậy trong cơ chế thị trường giá bán của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quy luật cung cầu mà nó còn phụ thuộc vào giá thành của sản phẩm.
Bên cạnh hai chức năng chủ yếu đó là bù đắp chi phí và xác định giá bán của sản phẩm. Giá thành còn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở quan trọng để ra quyết định đầu tư.
2- Phân loại giá thành
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hoạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tinhd toán khác nhau.
2.1- Phân lọai giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm ba chỉ tiêu:
- Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch là do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành đựoc xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoach (thường là ngày đầu tháng). Vì vậy gia sthành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất p.
Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và giám sát chi phí, xác định đựoc nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hoạch toán, từ đó điều chỉnh kế hoạch định mức chi phí cho phù hợp.
2.2- Phân lọai giá thành theo phạm vi páhình thức sinh chi phí
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành: Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất; (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất của sản phẩm đwocj sử dụng để hoạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán ( trong trường hợp bán thẳng không qua kho), là căn cứ xác định GVHB và lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
Cách xác định giá thành sản xuất:
Giá thành sản xuất
=
Chi phí NVL trực tiếp
+
Chi phí nhân công trực tiếp
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Giá thành tiêu thụ ( Giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu tụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công hình thức:
Giá thành toàn bộ
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bảo hiểm
đGiá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp biết được kết qủ kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định, khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (CFBH và CFQLDN) cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ. Nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.
Ngoài hai cách phân loại gí thành sản phẩm trên còn có thể phân loại giá thành sản phẩm theo giá cá biệt và giá xã hội.
3- Mối quan hệ giữa CFSX và GTSP
CFSX và GTSP là hai mặt thống nhất của quá trình sản xuất, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. CFSX và GTSP là giống nhau về mặt chất, chúng đều là những hoa phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình chế tạo, sản xuất sản phẩm. Về mặt kế toán thì kế toán tập hợp CFSX và GTSP là hai bước công viực liên tiếp nhau,gắn bó hữu cơ với nhau. Việc hoạch toán chính xác CFSX sẽ là cơ sở để hoạch toán đúng GTSP lao vụ dịch vụ hoàn thành. Trong quá trình sản xuất, việc tiết kiệm hay lãng phí về CFS X sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GTSP, sẽ làm tăng hoặc hạ GTSP. Tuy nhiên chúng không giống nhau về lượng, sự khác nhau đó là:
- CFSX luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn GTSP gắn với một loại sản phẩm, công vụ, lao vụ nhất đinh.
- CFSX trong kỳ không liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thnàh mà liê nquan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn GTSP lại không kiên quan đến CFSX của sản phẩm dở dang ở kỳ trước chuyển sang.
- Do lượng CFSX kỳ trước chuyển sang cho sản phẩm hoàn thành kỳ này thường không bằng lượng chi phí kỳ này chuyển cho sản phẩm hoàn thành kỳ sau nên tổng CFSX và GTSP trong kỳ thường không bằng nhau. Có thể biểu hiện mối quan hệ này thông qua công thức tính GTSP:
GTSP = Dđk + C - Dck
Với: GTSP: Tổng giá thành sản phẩm
Dđk : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
Dck : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
C : Tổng CFSX phát sinh trong kỳ
Trong trường hợp CFSX dở dang đầu kỳ và CFSX dở dang cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá thành trùng với CFSX phát sinh trong kỳ.
4- Yêu cầu quản lý CFSX và GTSP
Phản ánh trung thực, hợp lý CFSX có ý nghĩa rât slớn trong công tác quản lý CFSX, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở từng bộ phận, đối tượng nói riêng, góp phần quản lý tài sản, vạt tư, tiền vốn có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện và đề xuất biện pháp hạ GTSP, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc phân tích dánh giá đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh chỉ khi có giá thành sản phẩm chính xác, mà tính chính xác của GTSP lại chịu ảnh hưởng của kết quả tập hợp CFSX. Do vậy, tổ chức công tác tập hợp CFSX tốt có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bach trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
5- Nhiệm vụ của kế toán tập hợp CFSX và tính GTSP
Để đáp ứng yêu cầu quản lý CFSX và GTSP, kế toán cần thực hiện tốt nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp CFSX và đối tượng tính giá.
- Tổ chức kế toán tập hợp CFSX theo đung đối tượng đã xác định và phương pháp kế toán tập hơp CFSX thích hợp.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp.
- Thực hiện tính giá thành chính xác, kịp thời theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.
- Thực hiện phân tích tình hình thiực hiện kế hoạch, định mức dự toán CFSX kinh doanh trong kỳ và GTSP sản xuất ra. Từ đó có những biện pháp thích hợp cho việc ra quyết định trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp.
IV- Tổ chức công tác kế toán tập hợp CFSX và tính GTSP ở các doanh nghiệp sản xuất
A- Tổ chức công tác kế toán tập hợp CFSX
1- Đối tượng tập hợp CFSX
Đối tượng tập hợp CFSX là phạm vi, giới hạn mà ỏ đó CFSX được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Việc xác đinh đối tượng kế toán tập hợp CFSX trong doanh nghiệp phải dựa trên những cơ sở sau:
- Tính chất sản xuất và đặc điểm quqy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất cảu sản phẩm.
- Đặc điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí.
- Yêu cầu, trình quản lý, năng lực quản lý của doanh nghiệp.
- Đặc điểm loại hình sản xuất sản phẩm.
Dựa trên những cơ sở đó, kế toán tập hợp CFSX trong doanh nghiệp có thể là:
- Từng phân xưởng, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp.
- Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ.
- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình.
- Từng nhóm sản phẩm.
- Từng bộ phận hoặc chi tiết sản phẩm.
2- Các phương pháp tập hợp CFSX
Để tiến hành tập hợp CFSX cho các đối tượng, kế toán cần thực hiện theo trình tự nhất định, trình tự đó bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tập hợp CFSX co bản có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng chi phí.
Bước 2: Tập hợp và phân bổ các chi phí phụ.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung co các sản phẩm, công việc, dịch vụ có liên quan.
Bước 4: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, trên cơ sở đó tính giá thành của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Khi tiến hành tập hợp CPSX cho các đối tượng kế toán thường sử dụng các phương pháp:
2.1- Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này thường được áp dụng để tập hợp các chi phí NCL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp hoặc chi phí SXC trong đơn vị chỉ liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp CFSX (từng phân xưởng, bộ phận, sản phẩm…) tính đúng đắn, chính xác cua CFSX được tập hợp theo phương pháp trực tiếp phụ thuộc vào việc xác định đúng nội dung các khoản CFSX.
2.2- Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp này thường được áp dụng để tập hợp, phân bổ CFSX trong trường hợp CFSX phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CFSX khác nhau.
Để phân bổ CFSX cho các đối tượng cần phải xác định, lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, đảm bảo được mối quan hệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng:
Công thức phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí:
Ci = xTi
Trong đó: Ci: CFSX phân bổ cho đối tượng i
SCi: Tổng CFSX đã tập hợp cần tphân bổ
STi: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng đểphân bổ thuộc các đối tượng
Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ thuộcc đối tượng i
3- kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.1- Tổ chức hệ thống chứng từ và hoạch toán ban đầu đói với CFSX:
Chứng từ gốc liên quan đến vấn đè chi phi phát sinh là những chứng từ về các yếu tố chi phí như: vật tư (phiếu xuất kho), tiền lương (bảng tính lương phải trả), khấu hao TSCĐ (bảng tính hao mòn TSCĐ), tiền mặt (phiếu chi), tiền gửi ngân hàng (giấy báo nợ)…
Tùy theo việc xác định đối tượng tập hợp CFSX của DOANH NGHIệP để tổ chức việc lập chứng từ kế toán ban đầu cho từng đối tượng tập hợp chi phí ( nếu là chi phí trực tiếp) còn những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo khoản mục chi phí chung. Từ đó giúp cho kế toán các yếu tố chi phí sẽ hoạch toán CFSX theo từng đối tượng chi phí.
3.2- Trình tự kế toán tập hợp CFSX
3.2.1- Kế toán tập hợp CFSX theo phương pháp kê khai thường xuyên:
3.2.1.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nội dung chi phí NVL trực tiếp (CFNVL): CFNVL trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện công việc, dịch vụ. CFNVL trực tiếp thường được xây dựng đinh mức chi phí và tổ chức quản lý chung theo định mức. Để tính toán CFNVL trực tiếp một cách chính xác kế toán cần xác định, lựa chọn phương háp hợp lý tính toán trị giá thực tế vật liệu xuất dùng. Theo chế độ hiện hành thì các phương pháp tính giá trị trực tế nguyên vât liệu xuất dùng trong kỳ gồm:
+ Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp giá thực tế đích danh
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước
+ Phương pháp nhập sau, xuất sau
+ Xác dịnh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ dựa vào cơ sở giá mua lần cuối, giá hoạch toán.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hoạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể hoạch toán riêng thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh, kế toán sử dụng TK621 - Chi phí NVLTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, tổ, đội sản xuất).
+ Sơ đồ hoạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK621 - CPNVLTT
TK152
Vật liệu trực tiếp
xuất dùng cho sản xuất
TK154
K/c’ giá trị NVLTT
dùng cho sản xuất sản phẩm
TK111, 112,131,331
Vật liệu xuất dùng
ngay vào sản xuất
TK152
Vật liệu dùng không
hết nhập lài kho
Thuế GTGT
TK133
3.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
+ Nội dung chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các công việc, dịch vụ bao gồm: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hoặc phải nộp cho cơ quan bảo hiểm theo quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào các đối tượng chực chi phí có liên quan. Trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền lương chính trả theo thời gian mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày thì có thể tập hợp chung, sau đó chọn tiêu thức thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ CPNCTT có thể là: Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức (hoặc giờ công thực tế). Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ vào tỷ lệ trích theo quy định để tính tiền công đã tập hợp hoặc phân bổ cho từng đối tượng.
+ Để theo dõi CPNCTT, kế toán sử dụng TK622 - CPNCTT. Tuỳ theo hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp mà TK622 có thể mở chi tiết cho từng đối tượng có liên quan (phân xưởng, tổ đội sản xuất).
+ Sơ đồ hoạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.
TK622 - CPNCTT
TK334
Tiền lương và phụ cấp
lương phải trả cho NCTT
TK154
K/c’ CPNCTT
TK335
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của CNTT sản xuất
TK338
Các khoản trích BHXH, BHYT
KPCĐ trên cơ sở số tiền lương phải trả cho CNTTSX
3.2.1.3. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
+ Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng: thi._.ệt hại về sản phẩm hỏng thường được chia thành 2 loại: sản phẩm hỏng ngoài định mức và thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức.
- Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của sản xuất, hỏng có thể do máy móc, hoả hoạn… Chi phí của các sản phẩm hỏng ngoài định mức không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà được xem là khoản phí tổn thời kỳ và trừ vào thu nhập.
- Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức: Bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). Toàn bộ phần thiệt hại này được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hoạch toán như đối với chính phẩm
Thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức
=
Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
+
Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được
-
Phế liệu thu hồi (nếu có)
+
Phần bồi thường (nếu có)
- Sơ đồ hoạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức:
TK138 (1)
TK152,153,331,338…
Chi phí sửa chữa
TK881,415,632…
Giá trị thiệt hại thực tế
sản phẩm ngoài định mức
TK154, 157, 632
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
TK138 (8), 152
Giá trị phế liệu thu hồi
và các khoản bồi thường
+ Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
Thiệt hại ngừng sản xuất là những thiệt hại do ngừng sản xuất vì một nguyên nhân nào đó, kế hoạch hay bất thường những doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Ngừng sản xuất cũng được chia làm 2 loại: ngừng sản xuất trong kế hoạch và ngừng sản xuất ngoài kế hoạch.
- Với thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch (hay theo dự kiến thì chi phí bỏ ra sẽ được kế toán theo dõi ở TK 335 - “Chi phí phải trả”.
- Đối với thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch (hay bất thường) thì kế toán sẽ hoạch toán vào TK142 hoặc TK242 và hoạch toán tương tự như hoạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức.
- Sơ đồ hoạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
TK242, TK142
TK334, 338, 152, 214…
Tập hợp chi phí phát sinh
trong thời gian ngừng sản xuất
TK632, 415, 627, 811…
Giá trị thiệt hại thực tế
được phân bổ dần
TK338(8), 111…
Các khoản bồi thường
Thiệt hại (nếu có)
3.2.1.4- Kế toán tập hợp chiphí sản xuất chung (CFSXC):
- Nội dung của CFSXC: CFSXC là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
- Kế toán sử dụng TK627-CFSXC để theo dõi các khoản chi phí SXC phát sinh và được phân thành tiểu khoản cấp 2 theo nội dung khoản mục chi phí của sản xuất chính tương ứng như sau:
+ TK627.1: Chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý xí nghiệp, phân xưởng, tổ đội sản xuất theo chế độ.
+ TK627.2: Chi phí vật liệu sử dụng cho phân xưởng
+ TK627.3: Chi phí CCDC
+ TK627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài, bao gồm chi phí sửa chữa TSCĐ, thuê ngoài, chi phí điện nước…
+ TK627.8: Chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí kể trên.
- Do CFSXC có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Trong thực tế, các tiêu thức thường được sử dụng phổ biến để phân bổ CFSXC như: phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất…
- Kế toán theo dõi CFSXC trên TK627 – chi tiết theo từng phân xưởng, tổ, đội.
+ Sơ đồ hoạch toán tổng hợp CPSXC:
TK111, 112, 152
Chi phí NVPX
Chi phí vật liệu, CCDC
Chi phí trả trước, phải
trả tính vào CPSXC
Chi phí dịch vụ mua
ngoài và chi phí bằng tiền khác
TK334, 338
TK627 - CPSX
Các khoản ghi giảm
CPSX
Phân bổ CPSXC
cho từng đối tượng, sản phẩm dịch vụ
Chi phí khấu hao TSCĐ
Thuế GTGT
TK133
TK152, 153
TK142, 335
TK214
TK331, 111, 112
3.2.1.5- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
a- Tổng chi phí sản xuất
trên cơ sở hoạch toán và phân bổ các loại CFSX (chi phí sản phẩm), tỳư đó tổng hợp vào bên Nợ TK154-“Chi phí sản xuất kinh doanh và cung cấp số liệu đểtính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ, gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
TK154 được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán CFSX
b- Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD):
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chếư biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài công đoạn chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác, một trong những điều kiện qaun trọng là phải đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể về sản xuất kinh doanh, tỷ trọng, mức độ và thời gian của các chi phí vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh gía sản phẩm dỏ dang cuối kỳ cho phù hợp.
* Các phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang:
- Tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi.
Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD
=
Số lượng SPDD cuối kỳ
+
Số lượng Sốlượng
thành phẩm SPDD
x
Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dung
- ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ kịp thời, phục vụ việc tính giá thành nhanh chóng.
- Nhược điểm: Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang ở múc độ chính xác thấp do không tính chi phí chế biến cho CFSX dở dang nên giá thành thành phẩm cũng kém chíh xác.
- Phương pháp này áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong giá thành.
- Phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chịu toàn bộ CFSX trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Vì vậy khi kiểm kê không chính xác định khối lượng mà còn xác định cả mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Trên cơ sở đó quy dổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương để tính toán, xác định chi phí cho sản phẩm làm dở, cách tính:
+ Đối với những chi phí bỏ vào một lần đầu kỳ (CFNVLTT hoặc CPNVLC) thì xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
Giá trị SPDD
Theo CFNVL
=
Chi phí đầu kỳ + Chi phí trong kỳ
Sản phẩm hoàn thành + SPDD
x
SPDD
+ Còn các chi phí khác bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như CFNCTT, CFSXC sẽ tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành.
Số lượng SPDD
=
Số lượng SPDD
x
Mức độ (%) hoàn thành
Chi phí chế biến trong SPDD
=
Tổng chi phí chế biến từng loại
SP hoàn thành + SP quy đổi
x
Số lượng sản phẩm quy đổi
+ ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả tính toán chính xác và khoa học, tính toán đầy đủ các khoản chi phí đối với sản phẩm dở dang.
+ Nhược điểm: Tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều.
+ Phương pháp này áp dụng trong các đất nước có định mức kinh tế kỹ thuật, xác định chính xác mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Phương pháp này cũng phù hợp với các đất nước có khối lượng sản phẩm dở dang lớn, CFNVLTT không lớn.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Đây chính là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
- Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức: Phương pháp này được tiến hành trên chính sách những định mức CFSX đã được xây dựng cho từng giai đoạn. Căn cứ vào định mức CFSX ở từng giai đoạn và căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê vào cuối kỳ để tính theo công thức:
Giá trị SPDD cuối kỳ
=
Sản lượng SPDD
ở giai đoạn chế biến thứ i
x
Chi phí chế biến
định mức cho 1 SPDD ở giai đoạn thứ i
B- Tổ chức công tác kế toán tính Giá thành sản phẩm
1- Đối tượng tính giá thành sản phẩm
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính được tổng giá thành và gí thành đơn vị. Công việc xác định đối tượng tính giá thành là một công việc hết sức cần thiết, đầu tiên trong toàn bộ công nghệ tính giá thành sản phẩm của kế toán.
- Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành:
+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của đất nước
+ Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất
+ Căn cứ vào tích chất của sản phẩm
Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tính giá thành thường là: Thành phẩm hay có thể là bán thành phẩm, chi tiết bộ phận sản phẩm hoặc đơn đạt hàng hay hạng mục công trình.
2- Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành,như:
- Xác định kỳ tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công việc tổ chức tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý.
- Việc xác định kỳ tính giá thành phù hợp cho từng đối tượng còn đảm bảo cung cấp số liệu, thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hoá GTSP của kế toán.
3- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình đất nước chủ yếu
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay hệ thống phương pháp sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của đất nước, yêu cầu quản lý và hoạch toán của đất nước mà kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
3.1- Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được áp dụng trong các đất nước thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng công thức:
Tổng
giá thành
sản phẩm
=
Gí trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí
sản xuất trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
Khố lượng sản phẩm hoàn thành
3.2- Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong các đất nước mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao dộng nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập trung cho quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi ác loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp được tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm:
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
Tổng sản phẩm gốc (kể cả quy đổi)
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
=
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
x
Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại
Tổng giá thành sản xuất các
loại sản phẩm
=
Giá trị SPDD
đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị SPDD cuối kỳ
3.3- phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Được áp dụng trong các đất nước sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim… để giảm bớt khối lượng hoạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CFSX theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa CFSX thực tế với CFSX kế hoạch (định mức). Kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại.
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ chi phí
Tỷ lệ
chi phí
=
Tổng giá thnàh sản xuất thực tế của các loại sản phẩm
Tổng giá thành định mức (kế hoạch) của các loại sản phẩm
3.4- Phương pháp tổng cộng chi phí
áp dụng trong trường hợp một số doanh nghiệp có qúa trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ hay bô phận sản xuất. GTSP được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Zx + …. + Zn
Trong đó:
Zi: chi phí của phân xưởng i phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
3.5- Phương pháp liên hợp
Là phương pháp áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, rính chất quy trình công nghệ và tích chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy… Trên thực tế kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ…
3.6- Phương pháp tính gía thành phân bước (giai đoạn công nghệ)
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghê, có kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau:
Có hai phưuơng án tính giá thành theo phương pháp phân bước:
* Trường hợp có gía thành bán thành phẩm (BTP)
Giá thành BTP bước 1
=
Chi phí NVL chính
+
Chi phí chế biến bước 1
-
Giá trị BTP dở dang bước 1
Giá thành BTP bước 2
=
Giá thành BTP bước 1
+
Chi phí chế biến bước 2
-
Giá trị BTP dở dang bước 2
Giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Giá thành BTP bước (n-1)
+
Chi phí chế biến bước n
-
Giá trị BTP dở dang bước n
* Trường hợp không tính giá thành BTP : áp dụng đối với BTP hoàn thành không có giá trị sử dụng, không nhập không hoặc đem bán.
Công thức:
Chi phí NVLC’
tính vào
thành phẩm
=
Chi phí chế biến bước 1 tính vào thành phẩm
+…+
CFCB bước n
tính vào
thành phẩm
-
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Chi phí NVLC’
tính vào
=
Chi phí NV L Bước 1
X
Số lượng thành phẩm
thành phẩm
Số lượng BTP
Hoàn thành bước 1
+
Số lượng BTP dở dang quy đổi bước 1
Chi phí NVLP
Bước 1 tính vào
thành phẩm
=
Chi phí NV L Bước 1
X
Số lượng thành phẩm
Số lượng BTP
Hoàn thành bước 1
+
Số lượng BTP dở dang quy đổi bước 1
Chi phí NCTT
tính vào
thành phẩm
=
Chi phí NCTT Bước 1
X
Số lượng thành phẩm
Số lượng BTP
Hoàn thành bước 1
+
Số lượng BTP dở dang quy đổi bước 1
Chi phí SXC
tính vào
thành phẩm
=
Chi phí SXC Bước 1
X
Số lượng thành phẩm
Số lượng BTP
Hoàn thành bước 1
+
Số lượng BTP dở dang quy đổi bước 1
3.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Theo phương pháp này thì giá thành của sản phẩm tính trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí được duyệt .
- Đối với CFNVLTT phải căn cứ vào định mức tiêu hao NVLTT sản xuất ra sản phẩm để tính ra chi phí định mức.
các sản phẩm may có thể được hình thành dựa trên 1 trong hai quy trình đó là : May đo lẻ và may hàng loạt.
- Đối với chi phí phân công trực tiếp phải căn cứ vào định mức tiêu hao, hao phí lao dộng sản phẩm để tính ra định mức.
- Đối với CFSPC phải căn cứ vào dự toán CFSPC được duyệt để tính hệ số phân bố chi phí sản phẩm chung định mức.
3.8- Phương pháp tính giá thành loại trừ
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra 2 sản phẩm. Sản phẩm chính là sản phẩm thuộc doanh nghiệp, sản phẩm phụ không phải là mục đích của doanh nghiệp. Để tính GTSP chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng CFSX sản phẩm.Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.
Tổng GTSP chính
=
Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
+
Tổng CFSX phát sinh trong kỳ
+
Giá trị sản phẩm thu hồi ước tính
-
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm phụ
=
Sản lượng sản
phẩm phụ
x
Đơn giá thị trường hoặc kế hoạch
Chương II
Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty 20 – BGP
I- Đặc điểm tình hình chung của công ty 20-BQP
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty 20-BQP là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Cục Hậu Cần – Bộ Quốc Phòng.
Tên giao dịch : Công ty 20
Tên giao dịch quốc tế : Gatex Co 20
Trụ sở chính : Số 35 - Phan Đình Giót – Phương Liệt
Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại : 8641309 Fax: 8641208
Webside:
Mã số thuế : 01001093391
TK:
Công ty 20 mở tài khoản tiền Việt Nam tại:
+ Ngân hàng công thương thành phố Hà Nội
+ Chi cục kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội
Và mở tài khoản ngoại tệ tại: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
1.1- lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty 20 – Tổng cục Hậu cần – BQP là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, được thành lập trên cơ sở đổi tên từ Công ty may 20- Tổng Cục Hậu Cần – BQP theo quyết định số 319/1998/QĐ-CP ngày 13/03/1998 của Bộ trưởng BQP. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 4 giai đoạn phát triển như sau:
* Giai đoạn 1 (1957-1962)
Công ty 20 với tên gọi ban đầu là “Xưởng may đo hàng kỹ”, gọi tắt là X20 ra đời ngày 18/02/1957 tại phòng làm việc của tên chủ nhà máy da thụy Khê - thuộc Quận Ba Đình- Hà Nội. Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang phục vụ cán bộ trung cao cấp trong toàn quân, trước mắt và chủ yếu chio cán bộ trung cao cấp các cơ quan thuộc BQP-Tổng tư lệnh và các quân binh chủng đóng quân trên địa bàn Hà Nội. Thời kỳ này Xưởng chỉ tổ chức thành 3 tổ sản xuất, một nhóm kỹ thuật đo cắt và một tổ hậu cần hành chính đảm bảo vật tư kho hàng với cơ sở vật chất và kỹ thuật nghèo nàn.
Ngày 28/09/1958, X20 với nhiệm vụ mới là may quân phục cho lễ duyệt binh đã chuyển sang vị trí mới là số 55- Phố Cửa Đông và tầng 1 số 53 – Phố Cửa Đông. Lúc này “Xưởng may đo hàng kỹ” được đổi tên thành “ Cử hàng may đo quân đội” nhưng vẫn gọi tắt là X20.
* Giai đoạn 2 (1962-1991)
Tháng 12/1962, tổng Cục Hậu Cần chính thứuc ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế Xí nghiệp quốc phòng. X20 chính thức được công nhận là 1 xí nghiệp quốc phòng. Nhưng vì quy mô nhỏ nên vẫn gọi là “Xưởng may 20”. Lúc này Xưởng đã có 77 cán bộ công nhân, 1 Chi bộ với 11 Đảng viên, 1 Chi đoàn thanh niên và 1 Công đoàn cơ sở. Các ban, phân xưởng chưa hình thành nhưng đã có một tổ cắt, 3 tổ may, 1 tổ hành chính bao gồm cả 1 tổ hậu cần và bộ phận bán hàng.
Từ năm 1963 trở đi, sản xuất gia công ngoài xí nghiệp được đẩy mạnh với gần 30 hợp tác xã may mặc ở Miền Bắc. Sự phát triển này phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành may Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Không những thế, X20 còn phát triển thêm về nhiều mặt, nhiệm vụ sản xuất ngày càng lớn, lực lượng công nhân ngày càng tăng nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư thêm, cơ khí hóa được đẩy mạnh. Năm 1975, Miền nam hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập thống nhất. Cũng như các đơn vị sản xuất trong và ngoài quân đội, Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn sau chiến tranh. Để hoàn thành nhiệm vụ, xí nghiệp đã hoàn thành một loạt các biên pháp như: Tổ chức lại bộ máy sản xuất, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường quản lý vật tư, đẩy mạnh sản xuất phụ để tận dụng lao động và phế liệu phế phẩm, liên kết kinh tế với các đơn vị bạn.
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ cơ chê stập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điừu tiết của nhà nước đã mở ra cho xí nghiệp những triển vọng, những thuận lợi mới. Xí nghiệp may20 đã mạnh dạn chuyển hướng sang sản xuất gia công hàng xuất khẩu cho các nước như: Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản… Từ năm 1986-1989 là giai đoạn tăng tốc của xí nghiệp may 20 vì trong giai đoạn này xí nghiệp amy 20 đã thực sự “lột xác” từ một đợn vị hoạt động theo chế độ bao cấp đã chuyển hẳn sang hoạt động theo phương thức hoạch toán kinh doanh 1 cách vững chắc.
Từ năm 1989-1991, Xí nghiệp may 20 có rất nhiều thay đổi về tổ chức, quản lý sản xuất, mức tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh ngày càng cao và vững chắc.
* Giai đoạn 3 (1992-1997)
Ngày 12/02/1992, Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 74b/QĐ đổi tên “Xí nghiệp may 20” thành “Công ty may 20”. Từ đây Công ty may 20 có đầy đủ điều kiện, đặc biệt là đủ tư cách pháp nhân trên con đường kinh doanh. Từ năm 1993, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình mới, xây dựng chính sách hạ tầng, đoà tạo cán bộ và công nhân lành nghề, đặc biệt chú ý đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại. Công ty có thêm nhiều bạn hàng mới có trong và ngoài nước. Từ năm 1004, Công ty đã được phép xuất khẩu trực tiếp. Đây là một lợi thế rất lớn, không chỉ mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, mà còn tạo ra uy tín cho công ty ngày càng cao trên thị trường quốc tế.
* Giai đoạn 4: từ năm 1994 đến nay
Ngày 03/1998, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ký quyết định số 319/QĐ-QP về việc đổi tên và bổ sung ngành nghề cho công ty may 20. từ đây “Công ty may 20” thành “Công ty 20” và có thêm ngành nghề mới là sản xuất kinh doanh hàng dệt nhuộm, kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên liệu hoá chất phục vụ ngành dệt nhuộm.
Như vậy, kể từ ngày ký quyết định, Công ty 20 chính thức trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành đa nghề. Một lần nữa công ty tiến hành cải tiến công tác quản lý, quản lý, sắp xếp, tổ chức lại sản xuất.
Việc đổi tên “Công ty may 20” thành “Công ty 20” thực sự là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của công ty. Từ đó đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý đã phối hợp với các bộ phận cơ sở trong công ty đã không ngừng tìm mọi biiện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, số lượng mặt hàng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng ngày cao trên thị trường trong và ngoài nước. Những mặt hàng, sản phẩm tiêu biểu, có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưu thích như áo sơ mi, áo Jacket, áo đua môtô đã có mặt trê 14 quốc gia Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ và thành quả là đã giành được 5 cúp chất lượng Châu Âu, 1 cup chất lượng Châu á.
Sau thời gian gần 50 nnăm xây dựng và trưởng thành, với bài học lớn nhất mà công ty may 20 rút ra được là:” Một chính sách sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải gắn mình với nền kinh tế đất nước, lây năng suất lao động và chất lượng sản phẩm làm mục tiêu để phấn đấu không ngừng”. Với bài học đó, Công ty may 20 từ một xưởng may nhỏ với đội ngũ 30 công nhân, chính sách vật chất mới chỉ chỉ có 20 chiếc máy may đạp chân cũ kỹ. Đảng bộ và lãnh đạo công ty đã không ngừng phấn đấu, đưa mình từ một chính sách nghèo nàn, vốn sản xuất kinh doanh ít, đến nay Công ty 20 đã có hơn 4000 công nhân, gần 4500 trang thiết bị may, trong đó có nhiều trang thiết bị vào loại hiện đại nhất nước ta hiện nay. Với cơ ngơi sản xuất khang trang, nhà xưởng máy móc thiết bị đầy đủ, hiện đại, tổng số vốn kinh doanh tăng lên hàng năm, thu nhập của cán bộ của công nhân viên tăng đáng kể. Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước, đóng góp nhiều cho đất nước, cho xã hội. Công ty 20 hoàn toàn xứng đáng với tầm vóc của 1 tập thể hai lần đón nhận danh hiệu Đợn vị anh hùng lao động.
Tất cả những nỗ lực của gần 50 năm qua đã nên cơ nghiệp hôm nay của Công ty 20. thành tựu đó là của mọi người, là kết quả của việc quan tâm sâu sắc của các cơ quan quản lý cấp trên đối với Công ty 20. tuy chưa phải mọi điều đã tốt đẹp, đã khang trang hiện đại, nhưng đó là những chính sách quan trọng để Công ty 20 có một bàn đạp vững chắc để đi tới tương lai. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm qua với cái nhìn nagỳ hôm nay để rút ra những bài học kinh nghiêm cũng có nghĩa là chuẩn bị tốt mọi hành trang để Công ty 20 tự tin vững bước đi lên, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, góp phần cùng quân đội ta bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, xây dựng một xã hội “dân giàu, xã hội công bằng và văn minh”. Đó chính là ý chí của toàn Đảng và cũng chính là ý nguyện của toàn dân tộc ta.
1.2- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Công ty 20 là chính sách may mặc quốc phòng, nên theo quyết định số 212/2003/QĐ-BQP của Bộ trưỏng Bộ Quốc Phòng về việc xác định lại ngành nghề Công ty 20 –TCHC, ngày 29/09/2003 thì Công ty 20 có nhiệm vụ:
- Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, trang bị ngành may, hàng dệt kim, cụ thể:
+ Sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ quốc phòng theo kế hoạch năm và dài hạn của Tổng Cục Hậu Cần.
+ Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng may mặc đáp ứng yêu cầu trong nước và ngoài nước. Được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế liên doanh dịch vụ làm hàng may mặc với các tổ chức đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
+ Đảm bảo toàn bộ quân trang và một phần vải cho quốc phòng và các đầu mối quân đội từ phía bắc đèo Hải Vân trở ra.
- Sản xuất kinh doanh hàng dệt nhuộm, kinh doanh vật tư, thiết bị, nguyên liệu, hoá chất phục vụ ngành dệt nhuộm.
- Nhập khẩu sản phẩm, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất và các mặt hàng công ty được phép sản xuất.
- Xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất.
Kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 20 là các loại sản phẩm với nhiều loại mẫu mã và mặt hàng khác nhau, ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Sản phẩm chính của Công ty 20 bao gồm:
+ Quân phục phục vụ quốc phòng
+ áo sơ mi, áo vét, áo váy thể thao, thời trang
+ Quần áo xuất khẩu: áo Jacket, áo đua môtô
+ Vải bít tất, khăn mặt…
1.3- Địa bàn hoạt động của Công ty 20
Trong giai đoạn hiện nay, để tiến tới CNH-HĐH đất nước, Công ty 20 đang chuẩn bị chiến lược mở rộng sản xuất, tạo ra những điều kiện mới, đặc biệt là về địa bàn hoạt động. Hiện tại Công ty 20 có địa bàn hoạt động rộng, với nhiều đơn vị nhỏ ở một số tỉnh phía Bắc, một chi nhánh ở phía Nam và có mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới, cụ thể:
* Trong nước:
- Trụ sở chính: Số 35 - Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân-Hà Nội
- Xí nghiệp 2,3, trung tâm mẫu môt: tại công ty
- Xí nghiệp 1,2,5; Gia Lâm - HàNội
- Xí nghiệp 4: Hà Nam
- Xí Nghiệp 6: Thái Nguyên
- Xí nghiệp7: Nam Định
- Xí nghiệp 8: Thanh Hoá
- Xí nghiệp 9: Vinh
- Xí nghiệp thương mại và dịch vụ; Cửa Đông-Hà Nội
- Chi nhánh: 18B - Đường Cộng Hoà - Quận Tân Bình - Thành Phố HCM.
*Nước ngoài:
Công ty 20 thiết lập mối quan hệ với nhiều công ty nước ngoài và sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở rất nhiều quốc gia như: Đức, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Canada, Nam Phi…
1.4- Một số thuận lợi và khó khăn, xu hướng phát triển của công ty 20
Chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành từ xưởng may đo hàng kỹ đến công ty 20 là một quá trình phát triển phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử của đất nước, của quân đội ta nói chung và của ngành hậu cần, ngành quân trang quân đội ta nói riêng. Đó là quá trình phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn,từ thô sơ đến hiện đại, từ sản xuất thủ công đến bán cơ khí rồi đến cơ khí toàn bộ, từ quản lý theo chế đọ bao cấp đến hoạch toán từng phần và hoạch toàn toàn phần, tiến tới hoà nhập với thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Quá trình phát triển đó trải qua rất nhiều giai đoạn và đẻ đạt được thành tựu như ngày hôm nay. Công ty 20 bên cạnh những thuận lợi chủ quan cũng như khách quan, đã phải khắc phục mọi khó khăn để không nhũng tiến về phía trước; Đặc biệt trong năm 2004:
* Thuận lợi
- Công ty được sự quan tâm, giúo đỡ toàn diện của Đảng uỷ, cán bộ cấp trên. Kế hoạch năm 2004 của công ty đã được cấp trên phê duyệt, sớm tạo chính sách cho đơn vị chủ động tổ chức triển khai phục vụ ngay từ đầu năm.
- Nguồn hàng quốc phòng được cân đối, thông báo sớm, tạo điều kiện chô công ty có thể chủ động trong cân đối kế hoạch sản xuất.
- Uy tín của công ty ngày càng được khẳng định các khách hàng mới và khách hàng truyền thống tiếp tục đặt hàng sản xuất năm 2004 với số lượng lớn, thời gian sản xuất dài, tạo điều kiện cho việc lựa chọn khách hàng, ký kết hợp động và chủ động trong sản xuất.
Sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, thu nhập của người lao động được đảm bảo, tập thể CBCNV của công ty giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất, phát huy tôt vai trò trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Công ty có đội ngũ lao dộng lành nghề với trang thiết bị hiện đại nên đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những thuận lợi đó, Công ty 20 còn gặp phải rất nhiều khó khăn:
- Thị trường kinh tế – xuất khẩu luôn bị cạnh trang gay gắt đơn giá gia công giảm mạnh trong khi các chi phí đầu vào như nguyên liệu, tiền lương, điện nước, xăng dầu, dịch vụ…liên tục tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh.
- Khối lượng sản phẩm xuất khẩu nhiều hơn năm trước nhưng đơn hàng FOB chưa nhiều, đồng bộ vật tư kém. Một số đơn hàng lớn, sử dụng thiết bị chuyên dùng đặc biệt (máy dán).
- Vốn lưu động mới chỉ đáp ứng được 30%. Thêm vào đó là tình trạng thanh toán cầm chừng, không dứt điểm của khách hàng xuất khẩu. Làm tình hình tài chính gựap nhiều khó khăn.
- Chất lượng và tiến độ cung cấp nguyên liệu chính phục vụ sản xuất quốc phòng có lúc còn chậm và thiếu đồng bộ như; vải Gabadin pêcô xanh lá cây, Gabadin len 50/50 (dùng cho sản xuất mũ mềm); một số loại đặc trưng cho các mặt hàng kinh tế…
- Từ giữa quý hai năm 2004 trở đi, giá sợi tăng giảm thất thường khiến cho việc cân đối chuẩn bị nguyên liệu cho ngành dệt cũng gặp nhiều khó khăn.
- Có một số đợn vị mới về với công ty năm 2003, sau hơn 1 năm đã được chấn chỉnh toàn diện để đi vào hoạt động ổn định, nhưng việc đảm bảo nguồn hàng cho các đơn vị này gặp nhiều khó khăn về yêu cầu của khách hàng, năng lực sản xuất, tính đồng bộ của thiết bị, máy móc cũng như trình độ quản lý. Vì vậy có giai đoạn các đơn vị này vẫn chỉ trông chờ vào hàng quốc phòng là chính.
- Quy trình sản xuất có ngành chưa được khép kín. Nên vẫn còn tình trạng bị động về tiến độ cung cấp bán thành phẩm giữa các xí nghiệp trong công ty.
Bước đầu xác định những khó khăn mà công ty phải đối mặt, ban giám đốc công ty, Đảng uỷ đã đề ra những định hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới:
* Định hướng phát triển
- Xác định nhiệm vụ quốc phòng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, bám sát định hướng của cấp trên, tập trung mọi nguồn lực tốt nhất để hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Tăng năng lực sản xuất theo chiề._...................
.......
..............
30/11
Phanbo
LƯƠNG- CFNVPX- tháng 11/2004
3341
48/364/570
.......
.........
...........................................
.......
..........
30/11
Phanbo
CƠMCA- CFNVPX- tháng 11/2004
3349
3.040.000
30/11
Phanbo
BH- Trích BHXH NVPX-tháng 11/2004
3383
4.417.599
.....
........
.................................................
.......
..........
30/11
Phanbo
BH- Trích KPCĐ NVPX-tháng 11/2004
3382
967.291
......
.........
............................................
.......
............
30/11
Phanbo
BH- Trích BHYT NVPX-tháng 11/2004
3384
589.013
.....
..........
................................
.....
..........
30/11
1245
P/B 62711 62711 ->15412
15412
73.021.605
30/11
1246
P/B 62715 62715->15412
15412
5.595.480
30/11
1249
P/B 62721 62721 ->15412
15412
26.863.680
30/11
1250
P/B 62731 62731 ->15412
15412
13.563.323
30/11
1252
P/B 62741 62741 ->15412
15412
226.800.000
30/11
1254
P/B 62771 62771 ->15412
15412
40.737.946
30/11
1255
P/B 62772 62772 ->15412
15412
3.444.997
30/11
1258
P/B 62778 62778 ->15412
15412
609.120
........
........
.................................................
........
..........
.........
30/11
1260
P/B 62719 62719 ->15412
15412
9.034.394
Tổng phát sinh trong kỳ: 1.846.393.548 1.846.393.548
Số d cuối kỳ: Ngày...tháng...năm...
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Từ ngày01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì: 14.734.872.175
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/11
01/11
Nhập thành phẩmhàng IQAS
155309
645.803.774
01/11
01/11
Nhập thành phẩmhàng IQAS
155309
625.820.866
.........
.........
...........................................................................
.............
..................
.....................
09//11
04/11
Nhập vải đã gia công tẩy nhuộm
1521
1.219.189.294
18/11
2/11
Nhập thành phẩm hàng quốc phòng
15512
1.001.350.000
18/11
205/11
Thanh toán đo may tiêu chuẩn năm 2004
1111
4.088.705
19/11
206/11
Thanh toán đo may tiêu chuẩn năm 2004
1111
8.653.680
22/11
227/11
Thanh toán đo may tiêu chuẩn năm 2004
1111
10.844.640
23/11
240/11
Thanh toán đo may tiêu chuẩn năm 2004
1111
12.196.493
............
.........
...................................................................
.......
...............
................
26/11
4/11
Nhập thành phẩm hàng quốc phòng
15512
1.001.350.000
26/11
4/11
Tiền gia công QPCS nam LQ HĐ 0083047
3361
163.700.000
30/11
/PS
NHập thành phẩm hàng Pốnghin tháng 11/2004
155304
30/11
/PS
NHập thành phẩm hàng Pốnghin tháng 11/2004
155304
.........
.........
.....................................................................
.........
............
.............
30/11
1/11
NHập thành phẩm hàng đo may tháng 11/2004
15511
374.266.132
30/11
1/11
NHập thành phẩm hàng đo may tháng 11/2004
15511
14.660.185
30/11
1/11
NHập thành phẩm hàng đo may tháng 11/2004
15511
5.719.752
30/11
1/11
NHập thành phẩm hàng đo may tháng 11/2004
15511
19.983.712
...........
.........
...................................................................
...........
..................
...............
30/11
27/11
Nhập thành phẩm hàng quốc phòng
15512
440.594.000
30/11
1/11
Nhập thành phẩm hàng Kanematshu T1/2004
155302
4.596.528
30/11
1/11
Nhập thành phẩm hàng Kanematshu T1/2004
155302
3.773.947
30/11
1/11
Nhập thành phẩm hàng Kanematshu T1/2004
155302
14.660.185
30/11
1/11
Nhập thành phẩm hàng Kanematshu T1/2004
155302
5.719.752
30/11
1260
P/B 62719 62719 -> 154304
62719
16.061.145
30/11
1261
P/B 62787 62787 -> 154133
62787
1.174.356
30/11
1261
P/B 62787 62787 -> 154232
62787
229.427
30/11
1261
P/B 62787 62787 -> 154233
62787
773.831
30/11
1261
P/B 62787 62787 -> 15461
62787
668.839
30/11
1261
P/B 62787 62787 -> 15462
62787
1.042.143
Tổng phát sinh trong kì : 22.718.345.365 22.718.345.365
Số d nợ cuối kì : 17.079.077.374
Ngày ... tháng...năm....
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
( ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )
Bảng tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm HL029
Số lợng nhập kho:8000cái
STT
Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Định mức NVL
Đơn giá NVL
Chi phí NVL trực tiếp
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(3)x(4)x8.000
1
Chéo Pêcô xanh lá cây K 1,5
Mét
2
Katê màu mới K 1,14
Mét
3
Bông 100g/m2 K1,12
Mét
4
Chỉ xanh lá cây TC 60/3- 5000m/c
Cuộn
5
Khuy nâu 15 ly
Cái
6
Khuy nâu 20 ly
Cái
7
Khoá nhựa loại mới
Cái
8
Nhãn QN 2005 có dấu
Cái
9
Nhãn cỡ 3
Cái
10
Nhãn cỡ 4
Cái
11
Nhãn cỡ 5
Cái
Cái
Bảng tính giá thành sản phẩm HL029
CFNVLTT
CFNCTT
CFNC khác
CPSXC
Z
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 6271- Chi phí nhân viên PX
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
34 607 947
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
105 787 959
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
36 614 847
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
48 364 570
30/11
Phanbo
CƠMCA- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
3 912 000
30/11
Phanbo
CƠMCA- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
10 318 000
30/11
Phanbo
CƠMCA- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
2 088 000
30/11
Phanbo
CƠMCA- Chi phí nhân viên phân xởng – tháng 11/2004
3341
3 040 000
30/11
Phanbo
BH- Trích BHXH nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3383
4 821 333
30/11
Phanbo
BH- Trích BHXH nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3383
12 033 471
30/11
Phanbo
BH- Trích BHXH nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3383
2 535 114
30/11
Phanbo
BH- Trích BHXH nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3383
4 417 599
30/11
Phanbo
BH- Trích KPCĐ nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3382
296 159
30/11
Phanbo
BH- Trích KPCĐ nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3382
2 115 759
30/11
Phanbo
BH- Trích KPCĐ nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3382
732 297
30/11
Phanbo
BH- Trích KPCĐ nhân viên phân xởng-tháng 11/2004
3382
967 291
30/11
Phanbo
BH- Trích BHYT nhân viên phân xởng-11/2004
3384
642 844
30/11
Phanbo
BH- Trích BHYT nhân viên phân xởng-11/2004
3384
1 604 463
30/11
Phanbo
BH- Trích BHYT nhân viên phân xởng-11/2004
3384
338 015
30/11
Phanbo
BH- Trích BHYT nhân viên phân xởng-11/2004
3384
589 013
30/11
1245
P/B 62711 62711->15411.
15411
11 944 892
30/11
1245
P/B 62711 62711->15412.
15412
73 021 605
30/11
1245
P/B 62711 62711->154131.
154131
3 606 005
.......
.......
..............................................................
..........
...............
30/11
1246
P/B 62715 62715->15412
15412
5 595 480
.......
.......
.............................................................
..........
..............
30/11
1246
P/B 62715 62715->154304.
154304
9 947 520
..........
.........
.........................................................
..........
.................
..................
30/11
1247
P/B 627175 627175->15461.
15461
359 136
30/11
1247
P/B 627175 627175->15462.
15462
559 584
30/11
1248
P/B 627179 627179->154232.
154232
212 720
..........
..........
........................................................
..........
...................
30/11
1248
P/B 627179 627179->15462.
15462
966 254
30/11
1260
P/B 62719 62719->15411
15411
1.477.848
30/11
1260
P/B 62719 62719->15412.
15412
9.034.394
30/11
1260
P/B 62719 62719->154131.
154131
446.143
Tổng phát sinh trong kì :
Số d cuối kỳ: Ngày...tháng...năm...
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 62711- Lơng nhân viên PX
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
34 607 947
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
105 787 959
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
36 614 847
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân viên phân xởng– tháng 11/2004
3341
48 364 570
30/11
1245
P/B 62711 62711->15411.
15411
11 944 892
30/11
1245
P/B 62711 62711->15412.
15412
73 021 605
30/11
1245
P/B 62711 62711->154131.
154131
3 606 005
30/11
1245
P/B 62711 62711->154132.
15411
2.929.879
30/11
1245
P/B 62711 62711->154302.
154302
4.056.756
30/11
1245
P/B 62711 62711->154304
154304
129 816 168
Tổng phát sinh trong kì : 225.375.323 225.375.323
Số d cuối kỳ:
Ngày...tháng...năm...
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 6272 Chi phí vật liệu quản lý PX
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
03/11
48/11
Mua sợi đốt máy dán chống thấm
1111
1.600.000
09/11
13/11
Xuất theo đơn đề nghị - Đ/c Cộng duyệt
1523
33.637.380
18/11
188/11
Mua vòng bi trục lô, sợi dốt máy dán chống thấm
1111
1.720.000
18/11
197/11
Mua sợi đốt máy dán chống thấm
1111
1.600.000
24/11
250/11
Mua vật t, phụ tùng thay thế sửa chữa máy épMeXN 3
1111
6.500.000
30/11
57/11
Xuất theo đơn đề nghị - Đ/c Cộng duyệt
1523
37.855.212
30/11
1249
P/B 6271 6271 -> 15411
15411
4.394.367
30/11
1249
P/B 6271 6271 -> 15412
15412
26.863.680
30/11
1249
P/B 6271 6271 -> 154131
154131
1.326.601
30/11
1249
P/B 6271 6271 -> 154132
154132
1.077.864
30/11
1249
P/B 6271 6271 -> 154302
154302
1.492.427
30/11
1249
P/B 6271 6271 -> 154304
154304
47.757.653
Tổng phát sinh trong kì: 82.912.592 82.912.592
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
( ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 6273-Chi phí dụng cụ sản xuất- Quản lý PX
Từ ngày01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
11/11
120/11
Thanh toán chi phí sản xuất tháng 9/2004
1111
7.187.130
12/11
140/11
Thanh toán chi phí sản xuất tháng 9/2004
1111
15.239.011
13/11
150/11
Thanh toán chi phí sản xuất tháng 9/2004
1111
14.463.640
24/11
252/11
Thanh toán chi phí sản xuất tháng 9/2004
1111
7.929.163
25/11
262/11
Thanh toán chi phí sản xuất tháng 9/2004
1111
11.506.805
30/11
70/11
Xuất bán
1524
5.230.902
30/11
71/11
Xuất bán
1524
26.968.502
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 15411
15411
2.218.692
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 15412
15412
13.563.323
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 154131
154131
669.794
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 154132
154132
544.207
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 154302
154302
753.518
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 154304
154304
24.112.575
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 154133
154133
14.092.239
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 154232
154232
2.753.120
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 154233
154233
9.285.946
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 15461
15461
8.026.044
30/11
1250
P/B 62731 62731 -> 15462
15462
12.505.695
Tổng phát sinh trong kì: 88.525.153 88.525.153
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
( ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 6274-Chi phí SXC – Khấu hao TSCĐ
Từ ngày01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
30/11
KHAUHAO
Trích khấu hao TSCĐ tháng 11/2004
21411
700.000.000
30/11
KHAUHAO
Trích khấu hao TSCĐ tháng 11/2004
21411
400.000.000
30/11
1252
P/B62741 62741->15411
15411
37.100.000
30/11
1252
P/B62741 62741 ->15412
15412
226.800.000
30/11
1252
P/B62741 62741 -> 154131
154131
11.200.000
30/11
1252
P/B62741 62741->154132
154132
9.100.000
30/11
1252
P/B62741 62741-> 154302
154302
12.600.000
30/11
1252
P/B62741 62741->154304
154304
403200.000
30/11
1252
P/B62741 62741 ->154133
154133
120800.000
30/11
1252
P/B62741 62741 ->154232
154232
23.600.000
30/11
1252
P/B62741 62741 -> 154233
154233
79.600.000
30/11
1252
P/B62741 62741 -> 15461
15461
68.800.000
30/11
1252
P/B62741 62741 -> 15462
15462
107.200.000
Tổng phát sinh trong kì: 1.100.000.000 1.100.000.000
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
( ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )
Tổng cục hậu cần
Công ty 20 Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 6277- Chi phí SXC – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Từ ngày01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
05/11
08/11
Trả tiền điện kỳ 2 thang 10/2004
11211
52.699.500
11/11
129/11
Thuê công nhân chuyển máy cho TTMM và XN 3
1111
680.000
17/11
43/11
Trả tiền nớc thang 10/2004
11211
10.632.708
18/11
48/11
Trả tiền điện thoại tháng 10/2004
11211
646.957
25/11
100/11
Tiền điện kỳ 1 tháng 11/2004
11211
59.649.900
28/11
273/11
Vận chuyển bít tất theo HĐ số 01/HĐVC
1111
1.200.000
30/11
300/11
Lắp đặt hệ thống chiéu sáng, động lực phòng kỹ thuật, nhà cắt, nhà kho
1111
13.385.000
30/11
TTB
Trích tiền thuê máy dệt kim
1422
4.545.455
30/11
TTB
Trích tiền thuê máy dệt khăn mặt
1422
9.636.364
30/11
TTB
Trích tiền thuê máy dệt tất
1422
138.699.635
30/11
TTB
Phân bổ tiền thuê máy dệt kim
154131
4.545.455
30/11
TTB
Phân bổ tiền thuê máy dệt kim
154132
9.636.364
30/11
TTB
Phân bổ tiền thuê máy dệt kim
154133
138.699.635
30/11
1254
P/B6277162771->15411
15411
6.663.923
30/11
1254
P/B62771 62771 ->15412
15412
40.737.946
30/11
1254
P/B6277162771 -> 154131
154131
2.011.750
30/11
1254
P/B62771 62771->154132
154132
1.634.547
30/11
1254
P/B62771 62771-> 154302
154302
2.263.219
30/11
1254
P/B62771 62771->154304
154304
72.423.015
30/11
1255
P/B62771 62771->15411
15411
563.534
30/11
1255
P/B62771 62771 ->15412
15412
3.444.997
30/11
1255
P/B62771 62771 -> 154131
154131
170.123
30/11
1255
P/B62771 62771->154132
154132
138.225
30/11
1255
P/B62771 62771-> 154302
154302
191.389
30/11
1255
P/B62771 62771->154304
154304
6.124.440
30/11
1256
P/B62771 62771->15411
15411
34.289
30/11
1256
P/B62771 62771 ->15412
15412
209.614
30/11
1256
P/B62771 62771 -> 154131
154131
10.351
30/11
1256
P/B62771 62771->154132
154132
8.410
30/11
1256
P/B62771 62771-> 154302
154302
11.645
30/11
1256
P/B62771 62771->154304
154304
372.648
30/11
1258
P/B62771 62771->15411
15411
99.640
30/11
1258
P/B62771 62771 ->15412
15412
609.120
30/11
1258
P/B62771 62771 -> 154131
154131
30.080
30/11
1258
P/B62771 62771->154132
154132
24.440
30/11
1258
P/B62771 62771-> 154302
154302
33.840
30/11
1258
P/B62771 62771->154304
154304
1.082.880
Tổng phát sinh trong kì:
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
( ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 6278- Chi phí SXC – Chi phí bằng tiền khác – Qlý PX
Từ ngày01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
04/11
16/11
Phí ngân hàng thanh toán cho hãng CIBA (hoá chất nhuộm)
11211
368.596
11/11
116/11
Phí kiểm nghiệm 8 mẫu bít tất công an
1111
3.520.000
16/11
131/11
Sửa chữa bồn nớc bị hỏng của XN 199
1111
340.000
30/11
164/11
Lắp đặt hệ thống lấy nớc ma phục vụ thiết bị là hơi của XN 1+6
1111
2.729.007
30/11
1259
P/B62781 62781->15411
15411
162.657
30/11
1259
P/B62781 62781 ->15412
15412
994.358
30/11
1259
P/B62781 62781 -> 154131
154131
49.104
30/11
1259
P/B62781 62781->154132
154132
39.897
30/11
1259
P/B62781 62781-> 154302
154302
55.242
30/11
1259
P/B62781 62781->154304
154304
1.767.749
30/11
1261
P/B62781 62781 ->154133
154133
1.174.356
30/11
1261
P/B62781 62781 ->154232
154232
229.427
30/11
1261
P/B62781 62781 -> 154233
154233
773.831
30/11
1261
P/B62781 62781 -> 15461
15461
668.839
30/11
1261
P/B62781 62781 -> 15462
15462
1.042.143
Tổng phát sinh trong kì:
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
( Ký , họ tên ) (Ký , họ tên )
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
Tài khoản : 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
TK đ/
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1111
Tiền Việt Nam
77.793.632
1368
Phải thu nội bộ khác
581.997.558
1521
Nguyên liệu chính
10.057.966.942
1.799.219.980
1522
Vật liệu phụ
630.485.548
140.886.744
1523
Nhiên liệu
24.347.510
1525
Bao bì
13.769.127
15411
CF sản xuất dang – QP -Đo may
999.910.263
15412
CF sản xuất dang – QP – Hàng loạt
5.428.718.640
145131
CF sản xuất dang – QP – Dệt kim- áo dệt kim
1.063.079.820
154132
CF sản xuất dang – QP – Dệt kim- may khăn mặt
379.455.284
154133
CF sản xuất dang – QP - Dệt kim – Bít tất
1.473.388.239
154232
CF sản xuất dang – Kinh tế – Dệt kim – khăn mặt
215.590.500
154233
CF sản xuất dang – Kinh tế – Dệt kim- Bít tất
225.052.967
154303
CF sản xuất dang – Xuất khẩu- MAXPORT
40.261.520
154306
CF sản xuất dang – Xuất khẩu – CAPITAL
-247.266.618
15461
CF sản xuất dang – SPTGian Dkim- Dệt vải dệt kim
1.079.570.750
15462
CF sản xuất dang – SPTGian Dkim- Dệt khăn mặt
247.861.912
15561
Thành phẩm- SP Trung gian Dkim- Vải Dkim
1.063.079.820
15562
Thành phẩm – Trung gian D kim – Khăn mặt: Dệt
1.533.284.980
Tổng phát sinh trong kì: 13.400.727.559 13.400.727.559
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Ngời lập biểu
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
Tài khoản : 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
TK đ/
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
15411
CF sản xuất dang – QP -Đo may
62.993.855
15412
CF sản xuất dang – QP – Hàng loạt
852.369.670
145131
CF sản xuất dang – QP – Dệt kim- áo dệt kim
18.630.000
154132
CF sản xuất dang – QP – Dệt kim- may khăn mặt
14.967.000
154133
CF sản xuất dang – QP - Dệt kim – Bít tất
35.181.000
154232
CF sản xuất dang – Kinh tế – Dệt kim – khăn mặt
6.829.596
154233
CF sản xuất dang – Kinh tế – Dệt kim- Bít tất
23.209.760
154302
CF sản xuất dang – Xuất khẩu- KENEMATSHU
21.524.568
154304
CF sản xuất dang – Xuất khẩu – POONGSHIN
687.923.385
15461
CF sản xuất dang – SPTGian Dkim- Dệt vải dệt kim
20.062.901
15462
CF sản xuất dang – SPTGian Dkim- Dệt khăn mặt
31.065.000
3341
Phải trả công nhân viên – Lơng
1.406.057.880
3349
Phải trả công nhân viên – Cơm ca
185.102.000
3382
Kinh phí công đoàn
28.121.159
3383
BHXH
137.184.438
3384
Bảo hiểm y tế
18.291.258
Tổng phát sinh trong kì: 1.774.756.735 1.774.756.735
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Ngời lập biểu
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
Tài khoản : 627 – Chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
TK đ/
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1111
Tiền Việt Nam
89.599.756
11211
Tiền gửi ngân hàng TMCPQĐ
123.629.065
11212
Tiền VND gửi ngân hàng – Ngoại thơng TW
368.596
1422
Chi phí chờ kết chuyển
152.881.454
1523
Nhiên liệu
71.492.592
1524
Phụ tùng sửa chữa thay thế
32.199.404
15411
CF sản xuất dang – QP -Đo may
65.575.152
15412
CF sản xuất dang – QP – Hàng loạt
400.874.517
145131
CF sản xuất dang – QP – Dệt kim- áo dệt kim
24.341.726
154132
CF sản xuất dang – QP – Dệt kim- may khăn mặt
25.720.834
154133
CF sản xuất dang – QP - Dệt kim – Bít tất
276.485.645
154232
CF sản xuất dang – Kinh tế – Dệt kim – khăn mặt
26.918.459
154233
CF sản xuất dang – Kinh tế – Dệt kim- Bít tất
90.792.769
154302
CF sản xuất dang – Xuất khẩu- KENEMATSHU
22.270.807
154304
CF sản xuất dang – Xuất khẩu – POONGSHIN
712.665.811
15461
CF sản xuất dang – SPTGian Dkim- Dệt vải dệt kim
78.474.152
15462
CF sản xuất dang – SPTGian Dkim- Dệt khăn mặt
122.273.676
21411
Hao mòn TSCĐ hữu hình
1.100.000.000
3341
Phải trả công nhân viên – Lơng
225.375.323
3349
Phải trả công nhân viên – Cơm ca
19.358.000
3382
Kinh phí công đoàn
4.507.506
3383
BHXH
23.807.517
3384
Bảo hiểm y tế
3.174.335
Tổng phát sinh trong kì: 1.846.393.548 1.846.393.548
Số d cuối kì :
Ngày ... tháng...năm....
Ngời lập biểu
Tổng cục hậu cần
Công ty 20 Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
Tài khoản : 154 Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d nợ đầu kì: 14.734.872.175
TK đ/
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1111
Tiền Việt Nam
144.835.698
1521
Nguyên liệu chính
2.778.182.881
1.248.724.809
15511
Thành phẩm QP - Đo may
722.251.449
15512
Thành phẩm QP - Hàng loạt
4.523.517.843
155132
Thành phẩm QP – Dệt kim – Khăn mặt
3.880.949.747
155302
Thành phẩm xuất khẩu – KANEMATSHU
54.109.818
155304
Thành phẩm xuất khẩu – POONGSHIN
1.469.577.170
..........
...........................................
............
.........
62111
Chi phí NVL trực tiếp – Hàng QP Đo may
999.910.263
62112
Chi phí NVL trực tiếp – Hàng QP – Hàng loạt
5.428718.263
621131
Chi phí NVL trực tiếp – Hàng QP - Dệt kim - áo dệt kim
1.063.079.820
621132
Chi phí NVL trực tiếp – Hàng QP - Dệt kim- may khăn mặt
379.455.284
621133
Chi phí NVL trực tiếp – Hàng QP Dệt kim – Bít tất
1.473.388.239
.........
...............................................
..........
...........
62211
Chi phí NC trực tiếp – Hàng QP Đo may
62.993.855
62212
Chi phí NC trực tiếp – Hàng QP – Hàng loạt
386.237.735
622131
Chi phí NC trực tiếp – Hàng QP - Dệt kim - áo dệt kim
18.630.000
622133
Chi phí NC trực tiếp – Hàng QP - Dệt kim- Bít tất
35.181.000
......
...................
.............
.........
62251
CF cơm ca
167.226.000
62257
CF cơm ca – XN 5
17.876.000
.......
..................................................
...........
.......
62281
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất khác
87.639.512
62287
CF nhân công trực tiếp SX khác -XN5
9.793.568
622911
CF nhân công trực tiếp SX - BHXH
171.466.628
622917
CF nhân công trực tiếp SX – BHXH – XN 5
12.130.227
62711
Chi phí nhân viên PX – Lơng
225.375.323
62715
Chi phí nhân viên PX – Cơm ca
17.270.000
627175
Chi phí nhân viên PX – XN5 – Cơm ca
2.088.000
627179
Chi phí nhân viên PX – XN5 – BHXH
3.605.426
62719
Chi phí nhân viên PX - BHXH
27.883.982
62721
Chi phí vật liệu quản lý PX
82.912.592
62731
Chi phí dụng cu sản xuất- quản lý PX
41.862.109
62737
Chi phí dụng cu sản xuất- quản lý PX – XN 5
46.663.044
62741
Chi phí SXC – Khấu hao TSCĐ
700.000.000
62747
Chi phí SXC – Khấu hao TSCĐ - XN 5
400.000.000
..........
....................................
...............
.........
62775
Chi phí SXC – Dịch vụ mua ngoài – Thuê TS
152.881.454
62778
Chi phí SXC – Dịch vụ mua ngoài – Khác
1.880.000
62781
Chi phí SXC – bằng tiền khác – Qlý PX
3.069.007
62787
Chi phí SXC – bằng tiền khác – XN 5
3.888.596
Tổng phát sinh kì: 22.718.345.365 22.718.345.365
Số d nợ cuối kì : 17.079.077.374
Ngày ... tháng...năm....
Ngời lập biểu
Tổng cục hậu cần
Công ty 20 Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 62112 Chi phí NVL trực tiếp-Hàng QP – Hàng loạt
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/11
1/11
Xuất theo lệnh SX số 235 - áo ấm CS nam LQ=5000 cái
1521
364.128.257
01/11
1/11
Xuất theo lệnh SX số 235 áo ấm CS nam LQ=5000 cái
1522
19.589.157
01/11
4/11
Xuất theo lệnh SX số 236-áo ấmCS nam LQ=5000 cái
1521
364.128.257
01/11
4/11
Xuất theo lệnh SX số 236 áo ấm CS nam LQ=5000 cái
1522
19.589.157
..........
......
................................................
..........
.............
04/11
9/11
Xuất theo lệnh SX số 234 QPCB len nam LQ = 1000 bộ
1521
18.386.965
04/11
9/11
Xuất theo lệnh SX số234CB len nam LQ = 1000 bộ
1522
7.515.387
..........
......
................................................
..........
.............
09/11
10/11
Xuất theo lệnh SX số 244 QPCS nam LQ – K03 =5000 bộ
1521
404.335.248
09/11
10/11
Xuất theo lệnh SX số 244 QPCS nam LQ – K03 =5000 bộ
1522
19.019.406
09/11
17/11
Xuất theo lệnh SX số 245- Vỏ chăn = 5000 cái
1521
357.798.574
09/11
17/11
Xuất theo lệnh SX số 245- Vỏ chăn = 5000 cái
1522
3.469.751
..........
......
................................................
............
.............
11/11
26/11
Xuất theo lệnh SX số 246 - áo ấm CB nam HQ=250 cái
1521
23.719.122
11/11
26/11
Xuất theo lệnh SX số 246 áo ấm CB nam HQ=250 cái
1522
705.871
..........
......
................................................
............
.............
11/11
22/11
Xuất theo lệnh SX số249 QPCS namLQ -K03=5.000 bộ
1521
406 692 182
11/11
22/11
Xuất theo lệnh SX số249 QPCS namLQ- K03=5.000 bộ
1522
17 305 952
..........
......
................................................
..........
.............
16/11
32/11
Xuất theo lệnh SX số 251 áo ấm C/S nam LQ=5000 cái
1521
369 829 174
16/11
32/11
Xuất theo lệnh SX số 251 - áo ấm C/S nam LQ=5000 cái
1522
19 589 157
..........
......
................................................
..........
.............
24/11
45/11
Xuất theo lệnh SX số 254 áo ấm C/S nam LQ=5000 cái
1521
24/11
45/11
Xuất theo lệnh SX số 254 áo ấm C/S nam LQ=5000 cái
1522
..........
......
................................................
..........
.............
24/11
46/11
Xuất theo lệnh SX số 255 – Quần lót nam= 2000 cái
1521
195.037.994
24/11
46/11
Xuất theo lệnh SX số 255 – Quần lót nam= 2000 cái
1522
27.971.467
25/11
41/11
Nhập trả lại công ty để cho TM vay theo chi đạo của Đ/c Nghĩa
1521
12.887.406
30/11
59/11
Nhập điều chỉnh do cha đủ vật t
1521
40.317.261
30/11
60/11
Nhập điều chỉnh do thay đổi khổ vải
1521
82.506.150
30/11
67/11
Nhập trả lại do cha đủ vải
1521
1.646.244.337
30/11
67/11
Nhập trả lại do cha đủ vải
1522
140.886.744
30/11
DC
Xuất điều chỉnh màu chỉ
1522
35.938.550
30/11
52/11
Xuất theo lệnh SX số 257 QPCS nam LQ – K03 =5000 bộ
1521
23.705.325
30/11
52/11
Xuất theo lệnh SX số 257 QPCS nam LQ – K03 =5000 bộ
1522
19.000.756
...
......
................................................
..........
.............
30/11
53/11
Xuất theo lệnh SX số 256 QPCS nam LQ – K03 =5000 bộ
1521
23.248.575
30/11
53/11
Xuất theo lệnh SX số 256 QPCS nam LQ – K03 =5000 bộ
1522
19.000.756
...
......
................................................
..........
.............
30/11
9981
K/C CFNVL hàng QP 62112->15412
15412
5.428.718.640
Tổng phát sinh trong kì: 5.428.718.640 5.428.718.640
Số d cuối kỳ: Ngày...tháng...năm...
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản: 62212 Chi phí NC trực tiếp-Hàng QP – Hàng loạt
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d đầu kì:
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân công trực tiếp – tháng 11/2004
3341
99.521.205
30/11
Phanbo
LƯƠNG- Chi phí nhân công trực tiếp – tháng 11/2004
3341
286.716.530
30/11
9985
K/C CFNV hàng QP 62212 ->15412
15412
386.237.735
Tổng phát sinh trong kì: 386.237.735 386.237.735
Số d cuối kỳ:
Ngày...tháng...năm...
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Tổng cục hậu cần
Công ty 20
Sổ cái tài khoản
Tài khoản:15412 – Chi phí SX dở dang – Hàng QP _ Hàng loạt
Từ ngày 01/11/2004 đến ngày 30/11/2004
Số d nợ đầu kì : 18.703.699.274
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/11
34/7
01/11
35/7
18/11
2/11
18/11
2/11
26/11
4/11
26/11
4/11
30/11
13/11
30/11
22/11
30/11
22/11
Thành phẩm QP – Dệt kim – Khăn mặt
7
3.880.949.747
30/11
27/11
30/11
27/11
30/11
9981
K/C CFNVL hàng QP 62112->15412
62112
5.428.718.640
30/11
9985
K/C CFNV hàng QP 62212 ->15412
62212
386.237.735
30/11
9991
K/C CFNV- Cơm ca 62251 ->15412
62251
167226000
30/11
9991
K/C CFNV – Cơm ca 62257 ->15412
62257
17.876.000
30/11
9992
K/C CFNV- B/ hiểm 622911 -> 15412
622911
171.466.628
30/11
9992
K/C CFNV – B/hiểm 622917 -> 15412
622917
12.130.227
30/11
9993
K/C CFNV khác 662281 ->15412
62281
87.639.512
30/11
9993
K/C CFNV khác 62287 -> 15412
62287
9.793.568
30/11
1245
P/B 62711 62711->15412.
62711
73 021 605
30/11
1246
P/B 62715 62715->15412
62715
5.595.480
30/11
1249
P/B 62721 62721 ->15412
62731
26.863.680
30/11
1250
P/B 62731 62731 ->15412
62731
13.563.323
30/11
1252
P/B 62741 62741 ->15412
62741
226.800.000
30/11
1254
P/B 62771 62771 ->15412
62771
40.737.946
30/11
1255
P/B 62772 62772 ->15412
62772
3.444.997
30/11
1256
P/B 62773 62773 ->15412
62773
209.614
30/11
1258
P/B 62778 62778 ->15412
62778
609.120
30/11
1259
P/B62781 62781 ->15412
62781
994.358
30/11
1260
P/B 62719 62719 ->15412
62719
9.034.394
Tổng phát sinh trong kì:
Số d cuối kỳ:
Ngày...tháng...năm...
Kế toán trởng Ngời ghi sổ
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34050.doc