Lời nói đầu
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Nhà nước, một mặt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước một thử thách lớn, đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường . Để đứng vững trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có một hệ thống tài chính cung cấp thông tin chính xác, giúp đỡ lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh. T
52 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH thương mại Lâm Đại Hải (chứng từ ghi sổ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong các công cụ quản lý tài chính thì hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu để thực hiện kiểm tra, xử lý thông tin. Trên thực tế, ở các doanh nghiệp kế toán đã phản ánh, tính toán sao cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải, với nhận thức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán, cần hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tế, thực hiện thiết thực cho công tác tài chính tại công ty, em đã chọn vấn đề này cho bản chuyên đề của mình.
Đề tài” Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải có đối tượng nghiên cứu là tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải. Đề tài đi sâu vào các nội dung chủ yếu sau:
Những vấn đề về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
-Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải.
- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải.
Do đề tài có phạm vi tương đối hẹp trong khi vấn đề hạch toán, quản lý tài chính rộng lớn nên đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, với mong muốn qua đề tài này để tìm hiểu để góp phần hoàn thiện tốt hơn việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải. Nội dung của đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia thành các phần sau:
Chương I: Lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải.
Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá. thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải.
Chương III: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các cô phòng tài vụ công ty để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I.
Lý luận cơ bản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản suất
I. Đặc điểm hoạt động, tác động đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1. Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất.
Quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều nhất thiết phải có sự kết hợp hài hoà của các yếu tố cơ bản là: đối tượng lao động, sức lao động. Các yếu tố về tư liệu lao động thông qua khoản khấu hao TSCĐ, đối tượng lao động thông qua các khoản chi phí về các loại nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Dưới sự tác động có mục đích của sức lao động, qua quá trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Để đo lường hao phí doanh nghiệp bỏ ra trong từng thời kỳ trực tiếp phục vụ sản xuất là bao nhiêu nhằm tổng hợp, cung cấp thông tin đảm bảo thống nhất tức là tôn trọng nguyên tắc nhất quán thì mọi chi phí sản xuất cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ.
Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định. Thực chất đó là sự biến đổi vốn, chuyển dịch giá trị các yếu tố sản xuất vào giá thành sản phẩm. Do đó, chỉ được tính vào chi phí sản xuất của kỳ hạch toán các chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, chứ không thống nhất phải tất cả các khoản chi ra trong kỳ.
2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế.
Là 1nhóm các chi phí sản xuất có cùng nội dung, tính chất kinh doanh, không phân biệt phát sinh từ lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu, mục đích và công dụng. Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố :
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu.
- Yếu tố chi phí nhân công.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ.
- Yếu tố dịch vụ mua ngoài.
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác.
Đây là cơ sở để kế toán lập thuyết minh báo cáo tài chính. Đồng thời là căn cứ để lập dự toán và phân loại tình hình dự toán chi phí sản xuất.
2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.
Chi phí được chia thành các khoản mục khác nhau gồm các chi phí có cùng mục đích, công dụng, không phân biệt nội dung kinh tế của nó.
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Tác dụng: Làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm theo các khoản mục và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động và hoàn thành có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp vào lao vụ đó.
- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí liên quan đến hoạt động có thể tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng chịu chi phí bằng phân bổ gián tiếp.
Tác dụng: Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thông tin chân thực về chi phí sản xuất theo khía cạnh trực tiếp và gián tiếp.
2.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng sản phẩm.
- Chi phí khả biến ( biến phí ) : Là chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng hoạt động có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng. Có thể xảy ra 3 trường hợp sau tương ứng với 3 loại chi phí khả biến.
+ Trường hợp 1: Tổng chi phí khả biến quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với khối lượng hoạt động thực hiện, còn chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động không thay đổi. Trường hợp này gọi là biến phí tỷ lệ.Thuộc loại chi phí này có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao theo sản lượng.
+ Trường hợp 2: Toàn bộ chi phí khả biến tăng nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng hoạt động, vì vậy chi phí trung bình một đơn vị khối lượng hoạt động cũng tăng lên.
+ Trường hợp 3: Toàn bộ chi phí khả biến tăng chậm hơn khối lượng hoạt động, do đó chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động giảm xuống. Thuộc loại chi phí này có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, giá vốn hàng mua về để bán.
- Chi phí bất biến (định phí): Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
- Chi phí hỗn hợp : Là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố định phí và biến phí mức độ hoạt động nhất định.
Tác dụng: Giúp phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất và xác định biện pháp thích hợp để hạ thấp chi phí sản phẩm cho một đơn vị.
3. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
3.1. Khái niệm và chức năng của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
- Chức năng:
+Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra sản xuất sản phẩm. Hao phí này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. +Chức năng lập giá: Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất là hàng hoá được thể hiện giá trị thị trường thông qua giá cả nên việc lấy giá thành làm căn cứ lập giá là một yêu cầu khách quan.
+Chức năng đòn bẩy kinh doanh.
Giá thành sản phẩm đã trở thành đòn bầy kinh tế quan trọng bởi doanh lợi của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng cường doanh lợi, tạo nên tích cực để tái sản xuất và mở rộng sản xuất.
3.2. Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
- Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
+ Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
+ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
+ Giá thành thực tế: Được tính trên cơ sở số liệu chi phí phát sinh và tập hợp thực tế trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất ra.
Giá thành kế hoạch và giá thành định mức được lập trước khi quá trình sản xuất được tiến hành, giá thành thực tế chỉ xác định được khi quá trình sản xuất đã kết thúc. Giá thành kế hoạch có tính ổn định hơn giá thành định mức, sẽ là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp và là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Giá thành định mức là thước đo chính xác về tình hình tiết kiệm vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp. Giá thành thực tế phản ánh tình hình phấn đấu của doanh nghiệp trong quá trình quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn.
- Căn cứ vào các phạm vi chi phí khác nhau
+ Giá thành sản xuất toàn bộ: Gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy móc, thiết bị dùng vào sản xuất chung. Dựa vào đây doanh nghiệp có thể xác định được kết quả kế toán của sản phẩm là lãi.
Công thức tính giá thành sản xuất toàn bộ như sau:
Giá thành sản xuất toàn bộ = Biến phí trực tiếp trong giá thành + Biến phí gián tiếp trong giá thành + Định phí trực tiếp trong giá thành + Định phí gián tiếp trong giá thành.
Giá thành sản xuất toàn bộ thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chất chiến lược dài hạn: quyết định ngừng sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Chỉ tiêu giá thành sản xuất toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong quản trị doanh nghiệp .
+ Giá thành sản xuất theo biến phí (kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp). Các chi phí sản xuất cố định được tính ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh như các chi phí thời kỳ trong niên độ mà không tính vào giá thành sản xuất.Đây còn gọi là giá thành sản xuất bộ phận, qua đó doanh nghiệp xác định được lãi gộp trên biến phí.
+Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định: Gồm toàn bộ biến phí sản xuất và phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so vơí mức hoạt động chuẩn (theo công suất thiết kế và định mức). Nó được sử dụng trong kiểm soát, quản lý của doanh nghiệp.
+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Phản ánh toàn bộ cácchi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng), còn được gọi là giá thành đầy đủ.
Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = Gía thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghệp + Chi phí bán hàng.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất quyết định đến chính xác của giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ + CPSX dở dang cuối kỳ.
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất .
II. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1. Đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên, kế toán cần làm cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất. Thực chất là xác định phạm vi hay giới hạn để hạch toán chi phí phát sinh trong kỳ.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
+ Phương pháp hạch toán trực tiếp: Chi phí liên quan đến sản phẩm nào đã xác định ghi chép ban đầu được quy nạp trực tiếp các chi phí này vào sản phẩm có liên quan.
Đây là cách hạch toán chính xác nhất, đồng thời theo dõi trực tiếp chi phí liên quan tới từng đối tượng theo dõi. Tuy nhiên, không thể lúc nào cũng sử dụng phương pháp này được bởi có đối tượng không thể theo dõi riêng và sử dụng phương pháp này tốn nhiêu thời gian, công sức .
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng phương pháp này khi chi phí liên quan đến nhiều đối tượng mà kế toán không hạch toán riêng được. Vì vậy, tính chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào sự lựa chọn tiêu thức phân bổ. Phải tiến hành qua 2 bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ
Bước 2: Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng theo công thức sau:
Chi phí phân bổ cho đối tượng N = Hệ số phân bổ + Tiêu thức phân bổ của đối tượng N
Phân bổ chi phí theo phương pháp này thì tính chính xác không cao do phụ thuộc vào sự lựa chọn tiêu thức phân bổ song nếu xác định hợp lý nhất thì độ chính xác của phương pháp này đáng tin cậy.
Trên cơ sở các phương pháp trên việc xác định, quy nạp các khoản mục chi phí cho đối tượng được tiến hành theo chi phí thực tế, chi phí định mức. Có nghĩa là có những chi phí không thể biến ngay được thực tế phát sinh trong kỳ là bao nhiêu khi đến hạn mà chỉ có thể ước tính theo tình hình sử dụng. Do vậy, xác định, quy nạp chi phí này theo một định mức rồi sau đó chứng từ cụ thể tiến hành điều chỉnh thì sẽ đảm bảo chi phí đựoc quy nạp một cách chính xác.
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Hạch toán ban đầu, chứng từ sử dụng hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
- Phiếu xuất kho.
- Phiếu nhập kho.
- Hoá đơn GTGT, hoá đơn thông thường.
- Phiếu chi phiếu tạm ứng..
* Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621..
Kết cấu TK 621:
Bên nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ cho hoạt động sản xuất.
Bên có: Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động sản xuất sang TK 154 – CPSCKDD và chi tiết cho các đối tượng tính giá thành sản phẩm sản xuất.
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Tk 621 không có số dư
Trình tự hạch toán:
- Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng).
Có TK 152
+ Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất không qua nhập kho căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi :
Nợ Tk 621 (giá mua chưa có thuế).
Nợ Tk 133 (thuế GTGT khấu trừ).
Có TK 111,112,331.. (tổng giá thanh toán).
+ Cuối kỳ, giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho, giá trị phế liệu thu hồi theo quy định được ghi giảm CPSX, trong kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi :
Nợ TK 152
Có TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng )
+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 không bao gồm chi phí nguyên vật liệu thừa, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 621
2.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chứng từ sử dụng để hạch toán nhân công trực tiếp bao gồm
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán lương.
- Hợp đồng làm khoán.
- Phiếu chi, giấy tạm ứng.
* Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết: Tài khoản sử dụng: Để hạch toán nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622
Kết cấu của TK 622
Bên nợ: Tập hợp nhân công trực tiếp sang TK 154 CPSX KDDD.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 CPSX KDDD. Tài khoản này cuói kỳ không có số dư.
* Trình tự hạch toán: Trong kỳ căn cứ bảng chấm công và các chứng từ có liên quan phản ánh tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 622 (Chi tiết cho từng đối tưọng).
Có TK 334 (Phải trả công nhân viên trong danh sách)
- Trường hợp công ty trích tiền lương nghỉ phép, lương ngừng sản xuất theo kế hoạch kế toán ghi:
Nợ Tk 622 (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 335
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 CPSXKDDD, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết cho từng đối tượng).
Có TK 622
2.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
* Hạch toán ban đầu:
- Bảng thanh toán lương
- PHiếu xuất kho
- Bảng chấm công
- Bảng phân bổ cong cụ dụng cụ
- Bảng trích khấu hao TSCĐ
- PHiếu chi
* Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết: Chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương của nhân viên quản lý, các khoản trích theo lương của toàn nhân viên trong danh sách của đội, chi phí khấu hao TSCĐ, dùng cho sản xuất kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp.
Công thức được phân bổ như sau:
=
* Tài khoản sử dụng: TK 621
Kết cấu của tài khoản 627
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ.
Bên có: kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154 CPSX KDDD, chi tiết cho từng đối tượng.
- Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất
Tài khoản này giảm trừ các khoản chi phí sản xuất chung
TK 627 được mở chi tiết thành 6TK cấp 2 để theo dõi cho từng nộidung chi phí.
* Trình tự hạch toán: Khi phát sinh tiền lương, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý, tiền ăn ca của công nhân căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 334
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 338
- Xuất kho vật liệu hoặc mua vật liệu dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 627
Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ ).
Có TK 111, 112, 113…
( hoặc ) có TK 152
- Xuất kho công cụ, dụng cụ căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 153
Có TK 142 (nếu xuất kho lớn phải phân bổ dần vào chi phí trong kỳ).
- Trích khấu hao máy móc, thiết bị. ..dùng chung cho hoạt đọng sản xuất kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 214
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331..
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí kế toán ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đối tượng).
Có TK 627
2.1.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
* Tài khoản sử dụng: TK 154 CPSXKDDD
Kết cấu của TK 154
Bên nợ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực teíep, chi phí khấu hao máy móc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan giá thành sản xuất kinh doanh.
III. Tính giá thành sản phẩm sản xuất
1. Kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán tiến hành công việc tính toán tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành thích hợp giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, trung thực.Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, chu kỳ sản xuất.
2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm làm dở cuối kỳ là sản phẩm còn đang trong quá trình gia công chế biến, đang trong dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp tục trở thành thành phẩm. Để tính giá thành được chính xác thì nhất thiết phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ thực chất đây là việc tính toán chi phí sản xuất đã bỏ dở vào sản phẩm cuối kỳ.
Để xác định khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ kế toán kết hợp với phòng vật tư quản đốc phân xưởng. Việc tính giá thành sản phẩm làm dở cuối kỳ ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thường người ta đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp sau:
Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
* Theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
* Theo chi phí sản xuất định mức.
3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức
Tuỳ vào đối tượng tính giá thành, trình độ của nhân viên kế toán… mà doanh nghiệp lựa chọn một trong bảng phương pháp tính giá thành.
* Phương pháp tính giá thành giản đơn.
* Phương pháp tính giá thành phân bước.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đạt hàng.
* Phương pháp tính giá thành loại từ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.
* Phương pháp tính gía thành theo hệ số
* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
* Phương pháp tính giá thành theo giá trị thành định mức.
Phương pháp tính giá thành giản đơn được áp dụng khi đối tượng tính giá thành phù hợp đối tượng tập hợp chi phí, sản xuất, sản phẩm có quy trình sản xuất đơn giản khép kín. Phương pháp này đơn giản nhất. Các phương pháp còn lại được xây dựng trên phương pháp này.
Do phạm vi đề tài có hạn và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả chỉ xin được đi vào trình bày nội dung của phương pháp tính giá thành giản đơn.
Tổng giá thành phẩm = Chi phí sản xuất sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ - Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ
Trên đây là toàn bô lý luận tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Phần sau đây xin được trình bày cụ thể thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải
Chương II
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại công ty TNHH Thương mại lâm đại hải
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán của công ty
1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh.
Công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải là một người tư nhân, thuộc địa bàn.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là: sản phẩm Giấy và Bao Bì catong.
Công ty chính thức được thành lập theo quyết định.
Tiền thân của công ty là tổ sản xuất. Ban đầu công ty chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm là giấy krap dùng cho đệm lót và đóng hộp. Với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu chỉ có 1 dây chuyền cũ mua lại, sản lượng hàng năm chỉ đạt 300 tấn giấy Krap.
Tháng 6/1996 thành lập công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải tiếp tục đầu tư thêm một dây truyền mới sản xuất giấy kráp và một dây chuyền sản xuất hộp catông, công suất hàng năm đạt 2500 tấn/ năm và đạt 900 tấn giấy làm hộp / năm.
Với thành tựu trên công ty đã chứng tỏ được sự trưởng thành của mình và khẳng định chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường .
Một số chỉ tiêu chính của công ty trong năm 2004.
Giá trị tổng sản lượng: 12.538.12.000đ.
Năng suất lao động BQ: 50.152.000đ/ người.
Tổng doanh thu tiêu thụ: 13.502.009.000đ.
Tổng số lao động: 300 người .
Thu nhập BQ tháng: 550.000đ/ người.
* Đặc điểm mặt hàng kinh doanh.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu gồm: các loại giấy Krap, bao bì hộp, đều là sản phẩm tiêu dùng.
* Đặc điểm công tác về quy trình công nghệ.
- Giai đoạn khai thác nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu được thu mùa hàng ngày theo các tổ đặt tại các trạm để thu mua, được vận chuyển tập trung tại kho bãi nguyên vật liệu của công ty. Đối với xí nghiệp sản xuất hộp catong thì vận chuyển nội bộ từ kho của xí nghiệp giấy lên làm nguyên vật liệu và được tập trung tại kho.
- Giai đoạn gia công nguyên liệu và tạo thành sản phẩm:
+Công nghệ sản xuất giấy:
Nguyên vật liệu được tập trung ở trên bãi, qua xử lý thủ công đưa vào hệ thống bể ngân, đưa vào máy nghiền và rửa qua nghiền đĩa 1 sang nghiền đĩa 2, bột đưa vào bể chứa, từ bể chứa được đưa vào bể trung gian pha bột, từ bể trung gian sang bể khuấy tròn, qua bơm seo bột lên lô lưới, qua chăn seo, lên lô sấy, giấy vào băng được sấy khô, qua máy xén tự động theo ý muốn, cuộn tròn và nhập kho.
+Công nghệ sản xuất hộp:
Từ nguyên vật liệu giấy nhập kho ở trên được chuyển lên kho máy sóng đưa lên máy theo quy trình tự động được cắt thành những tấm phối theo ý chủ quan, qua mát cắt kẻ tạo thành những vệt in mờ hình hộp, qua khâu xong kiểm nhận nhập kho.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ.
Bãi nguyên liệu
Bể ngâm
Máy nghiền rửa
Máy nghiền đĩa
Bể chứa bột
Nguyên vật liệu
Bể trung gian
Khuấy tròn
Máy bơm seo
Máy seo giấy
Giấy khô
Máy sóng
Máy cắt kẻ
Máy in
Nhập kho
Máy xén tự động
Nhập kho
Quy trình sản xuất giấy
Quy trình sản xuất hộp catông
* Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty
xí nghiệp giấy
xí nghiệp BAO Bì
Xưởng sản xuất giấy
Xưởng sản xuất BAO Bì
Tổ 1
Tổ 1
Tổ 1
Tổ 1
Tổ sóng
Tổ hoàn thiện
Tổ
in
Công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải có 2 xí nghiệp: 1 xí nghiệp sản xuất giấy, 1 xí nghiệp sản xuất bao bì .Xưởng sản xuất giấy chịu sự quản lý trực tiếp của xí nghiệp giấy, có nhiệm vụ sản xuất giấy theo đơn đặt hàng khi có lệnh của xí nghiệp giấy, chịu trách nhiệm về chất lượng giấy trước xí nghiệp và công ty trong xưởng giấy chia thành 4 tổ trực tiếp vận hành máy móc theo nội quy của phân xưởng của xí nghiệp bao bì được chia thành 3 tổ. Tổ Sóng chịu trách nhiệm đặt giấy theo kế hoạch và chịu chất lượng phâp và ghim theo đúng đơn đặt hàng. Tổ in chịu trách nhiệm in ấn và ma kết theo đúng quy định của xưởng.
* Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
1.1.1. Hệ thống các phòng và ban quản lý.
Công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải là đơn vị tư nhân hạch toán độc lập , có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Đứng đầu công ty là Ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban xí nghiệp thành viên. Giúp việc cho ban giám đốc và các phòng chức năng.
a. Giám đốc công ty.
Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, có năng lực tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh đối nội đối ngoại tốt và được tín nhiệm của các thành viên. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về tất cả các hoạt động của công ty.
b. Phó giám đốc công ty:
Có 1 phó giám đốc giúp giám đốc các mặt công tác do Giám đốc phân xưởng như sản xuất kinh doanh, kỹ thuật và đời sống…thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng, được Giám đốc uỷ quyền ký kết hợp đồng kinh doanh, giải quyết công việc khi cần thiết.
c. Giám đốc xí nghiệp
Có 2 Giám đốc xí nghiệp là người điều hành trực tiếp công việc của 2 phân xưởng khác nhau chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty.
d. Phòng kế toán.
Có chức năng giúp công ty thực hiện các chính sách hiện hành về thuế, thống kế, kế toán, chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động. Tổ chức hạch toán trong công ty. Giúp Giám đốc giám sát và chuyển đổi hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và công ty về công tác kế toán, tài vụ của công ty.
e. Phòng kỹ thuật.
Có nhiệm vụ, quản lý máy móc, sửa chữa khi máy có sự cố xảy ra để kịp thời phục vụ sản xuất đạt kết quả cao. Xây dựng kế hoạch phát triển kỹ thuật khoa học đảm bảo kỹ thuật ngày càng một tốt hơn.
g. Phòng kinh doanh, tiếp thị.
Có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quỹ, năm điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm, căn cứ vào các nhu cầu thông tin trên thị trường phòng xây dựng giá thành, kế hoạch giá thành, kế hoạch sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Đảm bảo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của toàn công ty.
Phó giám đốc công ty
Giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Giám đốc XN giấy
Phòng kế toán
Giám đốc XN BAO Bì
Kế toán
Kỹ thuật
Kinh doanh
Kế toán
Kỹ thuật
Kinh doanh
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
Nhiệm vụ của phòng kế toán là quản lý tình hình tài chính, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc ghi chép đầy đủ chính xác, thống nhất trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất của công ty, nhằm phục vụ cho việc điều hành công ty, quản lý các nguồn vốn, tài sản của công ty một cách chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kịp thời và bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo đúng quy định Nhà nước .
2.1 Chế độ kế toán áp dụng:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tièn tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu xuất kho: theo giá trị thực tế xuất kho của nguyên vật liêu.
Phương pháp tính thuếu GTGT: theo đăng ký mức khấu hao 4 năm (theo thông tư 166).
Kỳ tính giá thành và kỳ báo cáo : theo tháng.
2.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế tại đơn vị mình. Xuất phát từ cơ cấu tổ chức quản lý và việc sắp xếp các xí nghiệp trực thuộc, công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải áp dụng hình thức kế toán tập trung. Nghĩa là toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán tài chính, công ty TNHH Thương mại Lâm Đại Hải ngoài 4 nhân viên phòng kế toán tài chính dưới các xí nghiệp thành viên còn bố trí các nhân viên hạch toán kinh tế nhằm giúp cho phòng một số công việc nhất định như lập bảng tính lương, tập hợp các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
3. Hình thức sổ kế toán.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ với trình tự theo mẫu.
Hàng ngày định kỳ 5 ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc, kế toán tập hợp chứng từ ghi sổ căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng khoá sổ tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư từng tài khoản trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu đúng, khớp, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của công ty
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
báo cáo tài chính
Bảng cân đối
phát sinh
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Báo cáo tài chính
II. Kế toán tập hợp chi phí Nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp
Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố cấu thành nên sản phẩm các chi phí về ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32339.doc