Tổ chức công tác Kế toán tại Công ty may TNHH Garnet Nam Định

Mở đầu Ngày nay với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp trên thế giới . Nước ta đã từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, để đạt được mục tiêu đó, nước ta đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc tạo đà cho các bước tiếp theo phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã khắc phục được những khó khăn của đất nước và đang từng bước xây dưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác Kế toán tại Công ty may TNHH Garnet Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mở rộng loại hình sản xuất kinh này, với nền kinh tế thị trường hiện nay mang bản chất là cạnh tranh gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có phương hướng và chiến lược phù hợp mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, phải biết phân tích đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy những mặt tốt, khắc phục những yếu kém không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng nhất được tất cả các doanh nghiệp quan tâm là làm sao tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy công tác tổ chức bộ máy quản lý, các phòng ban, tổ đội sản xuất phải hợp lý,tiết kiệm nguyên vật liệu... để biết được các chi phí bỏ ra đã hợp lý hay chưa. Chỉ có thông qua công tác hạch toán mới giúp cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, do đó hạch toán kế toán là bộ phận rất quan trọng của hệ thống tài chính giúp cho việc kiểm soát của cấp trên được tốt hơn. Chính vì tầm quan trọng đó mà mỗi sinh viên khi thực tập tại các doanh nghiệp phải biết cách hạch toán tập hợp chi phí về tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định từ đó tính được giá thành sản phẩm với mục tiêu là vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, giúp cho mỗi sinh viên hoàn thiện hơn, vững hơn để khi ra trường còn biết cách làm. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty may TNHH Garnet Nam Định cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và các anh chị tại phòng kế toán nói chung cũng nhu các phòng ban khác đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp của mình. Nội dung báo cáo tổng hợp được trình bày gồm các phần sau: Phần I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty may TNHH Garnet Nam Định. Phần II:Tổ chức công tác kế toán tại công ty may TNHH Garnet Nam Định Phần III: Nhận xét đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. Tuy đã cố gắng vận dụng tất cả những kiến thức đã học vào thực tiễn để làm bài nhưng do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của cô giáo Trần Thị Phượng để bài viết của em được hoàn thiện hơn, giúp em có thêm kinh nghiệm khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung Phần I:Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty may TNHH Garnet NamĐịnh I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty may TNHH Garnet Nam Định là công ty may 100% vốn nước ngoài được thành lập căn cứ vào: + Luật đầu tư nwsc ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 07 tháng 06 năm 2000 và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. + Xét đơn và hồ sơ dự án do công ty Garnet Corperation( Hàn Quốc) nộp ngày 26/10/2002 và phụ lục bổ xung nộp ngày 29/10/2002. Tên giao dịch: Công ty may TNHH Garnet Nam Định Tên tiếng Anh : Garnet Nam Dinh. Co.Ltd Trụ sở, nhà xưởng đạt tại: C6-5.C6-6 Khu CN Hoà Xá-Nam Định Chi nhánh tại: Tầng 5-nhà 105-Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại:04562-2425~8 Fax:04562-2429 Mã số thuế: 0600310003 Giấy phép đầu tư số:04/GP-NĐ ngày 19/11/2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, Giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký Điều lệ doanh nghiệp của công ty may TNHH Garnet Nam Định và có hiệu lực kể từ ngày ký. Giấy phép này được lập thành 5 bản gốc: một bản cấp cho công ty may TNNHH Garnet Nam Đinh, một bản lưu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, một bản gửi Ban chỉ đạo xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định. Công ty có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Số Tài khoản : 23907048306 mở tại Ngân hàng Chohung vina Bank. Thời gian hoạt động của công ty là 15 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư (19/1/2002) Với số vốn đầu tư đăng ký của công ty là1.100.000 USD (một triệu một trăm nghìn đô la Mỹ) Và số vốn pháp định là 350.000USD (Ba trăm năm mươi nghìn đô la Mỹ) Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy địng giấy phép đầu tư, Điều lệ công ty, luôn thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường, môi sinh,phòng chống cháy nổ, an toàn lao động theo các quy định của Nhà nước Việt Nam. Tuy mới được hơn hai năm nhưng công ty đã trải qua nhiều thử thách và không ngừng phát triển như ngày hôm nay. Hiện nay công ty đã có hơn 200 cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ và tay nghề. Về máy móc thiết bị thì cung được trang bị đầy đủ cho lao động (252 máy may). Và trong tương lai không xa số lao động này còn tăng hơn nữa đặc biệt công ty luôn có những lớp bồi dưỡng cán bộ và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động, ngoài ra công ty cũng rất chú trọng đến các trang thiết bị máy móc, thường xuyên đổi mới, tiếp thu công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại. (Chủ yếu máy móc thiết bị xuất sứ từ Đức và Nhật) Mục tiêu kinh doanh của công ty lẩn xuất hàng may mặc mà sản phẩm chủ yếu là áo Jacket, quần âu và đồ lót... với sản lượng 2.000.000 (hai triệu) sản phẩm/năm. Các sản phẩm này được tiêu thụ ở các nước EU và Hoa Kỳ. II. Loại hình doanh nghiệp Công ty may TNHH Garnet là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và có 100 % vốn nước ngoài. III. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty. 1-Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty có nhiệm vụ tổ chức điều tra, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường nước ngoài mà cụ thể là các nước EU và Hoa Kỳ, cũng như năng lực sản xuất của công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Công ty phải tổ chức khai thác các loại vật tư, thiết bị máy móc kỹ thuật và các nguyên phụ liệu một cách có hiệu quả. Tăng cường khai thác năng lực sản xuất, đổi mới mẫu mã, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra trên thị trường nước ngoài. Chấp hành tốt các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và quy định của công ty. Công ty phải có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam như đã quy định. 2-Thị trường mua bán hàng. Lĩnh vực hoạt động sản xuất chủ yếu của công ty may TNHH Garnet Nam Định là sản xuất các mặt hàng may mặc để kinh doanh xuất khẩu ra thị trường thế giới mà cụ thể là các nước EU và Hoa Kỳ. Các sản phẩm may mặc được sản xuất ra hiện nay của công ty để phục vụ xuất khẩu bao gồm: + áo Jacket + Quần âu + Quần bò + Đồ lót... Công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều khách hàng ở các quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức... và Mỹ. Trong đó có nhiều khách hàng lớn có uy tín trên thị trường may mặc quốc. Công ty đã ký hợp đồng sản xuất gia công với khối lượng lớn, tạo được nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty. Từ đó đã làm cuộc sống của công nhân viên không ngừng được cải thiện, họ đã ngày càng gắn bó với công ty. 3-Tình hình kinh tế, tài chính, lao động a) Về kinh tế Tình hình tài sản-nguồn vốn của công ty. Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Tài sản 31/12/2003 31/12/2004 A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 1,293,662,351 6,461,908,566 1. Tiền 120,381,768 1,303,192,625 Tiền tồn quỹ 7,655,329 14,844,988 Tiền gửi ngân hàng 112,726,439 1,288,347,637 Tiền đang chuyển - - 2. Các khoản phải thu 370,641,824 3,254,788,681 Phải thu của khách hàng 82,367,976 2,587,974,907 Trả trước cho người bán - - VAT được khấu trừ 288,273,848 396,813,774 Các khoản phải thu khác - - Dự phòng phải thu khó đòi - - 3. Hàng tồn kho 802,638,759 1,445,152,354 Nguyên vật liệu tồn kho 188,333,594 399,811,844 Công cụ dụng cụ trong kho 626,994 26,930,643 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 613,678,171 956,250,744 Thành phẩm tồn kho - - Hàng hoá tồn kho - 62,159,123 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - 4. Tài sản lưu động khác 0 458,774,906 Tạm ứng - 9,760,000 Chi phí trả trước 0 449,014,906 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 10,610,173,998 10,010,271,048 1. Tài sản cố định 9,636,661,135 8,730,119,403 Tài sản cố định hữu hình - - Nguyên giá 10,169,091,061 10,324,971,473 Hao mòn luỹ kế (532,429,926) (1,594,852,070) Tài sản cố định vô hình - - Nguyên giá - - Hao mòn luỹ kế - - 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - 4. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 973,512,863 1,280,151,645 5. Chi phí trả trước dài hạn Tổng cộng Tài sản 11,903,836,349 16,472,179,614 Nguồn Vốn A. Nợ phải trả 952,013,181 3,791,606,950 1. Nợ ngắn hạn 952,013,181 3,791,606,950 -Nợ dài hạn đến hạn trả 330,245,875 289,947,186 -Phải trả người bán -Người mua trả trước 597,297,306 3,286,018,909 -Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3,000,000 0 -Phải trả cho công nhân viên 21,470,000 122,609,035 -Phải trả cho các đơn vị khác 0 0 -Phải trả, phải nộp khác 0 93,031,820 2. Nợ dài hạn 0 0 -Vay dài hạn -Nọ dài hạn 3. Nợ khác 0 0 -Chi phí phải trả -Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm -Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10,951,823,168 12,680,572,664 1. Nguồn vốn – Quỹ 10,951,823,168 12,680,572,664 -Nguồn vốn kinh doanh 13,268,821,000 17,671,261,000 -Quỹ đầu tư phát triển 0 7,634,01 -Quỹ dự phòng tài chính 0 1,870,173 -Lợi nhuận chưa phân phối (2,352,997,832) (5,036,193,310) -Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0 0 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 36,000,000 36,000,000 -Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 36,000,000 36,000,000 -Quỹ khen thưởng, phúc lợi -Quỹ quản lý cấp trên -Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn 11,903,836,349 16,472,179,614 Ngày 01 tháng 03 năm 2005 Người lập biểu Kế toán trường Tổng giám đốc Từ bảng cân đối kế toán ta thấy: Nguồn vốn kinh doanh của công ty trong năm 2004 là 17,671,261,000 ( Mười bảy tỷ sáu trăm bảy mốt triệu hai trăm sáu mốt nghìn ) đồng.Đây là một con số khá lớn đối với một công ty mới đi vào hoạt động và cũng là kết quả lớn đối với các doanh nghịêp cùng ngành. Ta có tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn chủ sở hữu xấp xỉ 77% điều này cho biết cứ 100đ Tài ản thì có 77đ được đầu từ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Do chỉ tiêu này lớn nên chứng tỏ công ty không những không bị phụ thuộc mà còn rất chủ động trong hoạt động tài chính. Đây là nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển. Hơn nữa ta có hệ số thanh toán bình thường, hệ số thanh toán ngắn hạn đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán đối với các khoản công nợ và công nợ ngắn hạn của công ty là tốt, tức là công ty có đủ TSLĐ để thanh toán các khoản công nợ.Đây là chỉ tiêu góp phần ổn định tình hình tài chính của công ty. Tình hình máy móc thiết bị và nguyên phụ liếu sản xuất Có thể nói máy móc thiết bị là một trong các điều kiện để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu thì dù các yếu tố về lao động, trình độ quản trị có cao đến đâu thì cũng không thể làm chất lượng và hiệu qủa hoạt động tăng theo một cách tương ứng được. Máy móc thiết bị có hiện đại và đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân cũng như chất lượng sản phẩm và nhất là đáp ứng được thời hạn giao hàng mà khách hàng đặt ra. Hiện nay, công ty may TNHH Garnet đã có hệ thống máy tương đối hiện đại với tổng số máy lên tới 252 máy may các loại. Trong đó có khoảng trên 80% là máy may của Nhật và CHLB Đức. Với hệ thống máy hiện đại và trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của người lao động được nâng lên, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty không ngừng tăng, chính vì vậy mà sản phẩm của công ty đã có mặt rộng rãi ở thị trường các nước Châu Âu, và ở Mỹ. Tuy nhiên đồng bộ của hệ thống máy móc không cao so với trình độ kỹ thuật của các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn nhiều hạn chế. Thị truờng tiêu thụ của công ty là các nước thuộc khối EU và Mỹ, do đó công ty phải thường xuyên nhập nguyên vật liệu của các bạn hàng trong và ngoài nước để sản xuất. Đối với các bạn hàng trong nước thì công ty có các bạn hàng quen thuộc như Công ty Đông San, công ty Vinatex, công ty Nhựa Đông Phương và công ty Bao Bì Hà Nội. Quy trình công nghệ gia công sản phẩm Cũng như các doanh nghiệp may mặc khác của nước ta hình thức sản xuất kinh doanh của công ty là gia công sản phẩm may mặc để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sản phẩm gia công của công ty gồm có các mặt hàng: Quần, áo nhiều cỡ số khác nhau. Sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng là chủ yếu, được sản xuất theo một quy trình khá hợp lý: Quy trình công nghệ chế biến như sau: Nguyên vật liệu Mẫu sơ đồ cắt May là Đóng gói Nhập kho 1 2 3 4 5 1: Đầu tiên là đo đếm nguyên vật liệu vải- chọn mẫu- chọn khổ. 2: May mẫu-lấy mẫu-giác sơ đồ-Cắt trải cải ghép sơ đồ cắt phá, cắt gọt-đánh số-ghép kiện-bó buộc 3: May vải truyền theo dây chuyền mốc chảy-sản phẩm hoàn thành tập thể theo thiết kế của từng loại sản phẩm 4: Hoàn chỉnh-thể loại-dán cỡ-số tem- đóng vào túi PE 5- Hoàn thành gồm mẫu-cỡ từng địa chỉ vào từng thùng cáttông-xiết nẹp, sau nhập kho hoặc chuyển đi. Mỗi công việc đều có KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm) Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn xuất kế tiếp nhau. Mặt hàng của công ty bao gồm các loại quần áo, đồ lót theo nhiều chủng loại khác nhau và đều qua các công đoạn: Cắt- may-là- đóng gói... Riêng đối với mặt hàng có nhu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói phải qua hai công đoạn đó ở các phân xưởng phụ. Ta có thể thấy quy trình sản xuất của công ty được tiến hành như sau: Nguyên vật liệu được xuất từ kho theo đúng chủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu với từng loại mặt hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đay vải được trải, đặt mẫu, cắt thành bán thành phẩm và đánh số sau đó các bán thành phẩm được chuyển một phần nhỏ đến tổ may mẫu để may thử theo yêu cầu của bản thiết kế và được duyệt bởi các kỹ thuật viên và KCS. Sau khi đã được công nhận là đúng tiêu chuẩn sản phẩm mẫu và các bán thành phẩm còn lại được chuyển đến các tổ may của phân xưởng trong công ty. Bộ phận may được chia thành nhiều công đoạn như may tay,may cổ, may thân... thành một dây chuyền. Bước cuối cùng của dây chuyền là hoàn thành sản phẩm. Khi sản phẩm may xong được chuyển vào giặt là rồi chuyển qua bộ phận KCS của công ty để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau khi được kiểm tra các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào kho thành phẩm để đóng gói và đóng kiện. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty được minh hoạ như sau: Kho Nguyên vật liệu Kho Phụ kiện Cắt May Là KCS Đóng gói Thêu Giặt May Nhập kho thành phẩm b)Về tài chính Tình hình tài chính tác động đến kết qủa của hoạt động sản xuất kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của công ty. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, lưu kho... cũng như khả năng thanh toán của công ty ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty may TNHH Garnet cuối năm 2003 và 2004 Chỉ tiêu Mã số 2003 2004 - Tổng doanh thu 01 1,998,332,897 10,802,526,918 Trong đó – doanh thu hàng xuất khẩu 02 0 0 - Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 0 0 + Chiết khấu 04 0 0 + Giảm giá hàng bán 05 0 0 + Giá trị hàng bán bị trả lại 06 0 0 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 07 0 0 1. Doanh thu thuần (01-03) 10 1,998,332,897 10,802,526,918 2. Giá vốn hàng bán 11 2,511,977,735 9,653,874,372 3. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 (513,644,838) 1,148,652,546 4. Chi phí bán hàng 21 154,969,811 793,509,635 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1,677,531,977 3,069,770,843 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 30 2,346,146,626 (2,684,627,932) 7. Thu nhập từ hoạt động tài chính 31 1,105,345 2,689,732 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 7,624,051 1,257,278 9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40 (6,518,706) 1,432,454 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 0 0 11. Chi phí bất thường 42 0 0 12. Lợi nhuận bất thường (41-42) 50 0 0 13. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) 60 (2,352,665,332) (2,683,195,478) 15. Thuế lợi tức phải nộp 70 0 0 16. Lợi tức sau thuế (60-70) 80 (2,352,997,832) (2,683,195,478) Ngày 01 tháng 03 năm 2005 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối khả quan. Do công ty may TNHH Garnet mới thành lập và đi vào hoạt động vào cuối năm 2002 nên tình tình tài chính của công ty không thể không tránh khỏi bị lỗ do phải đầu tư vào Tài sản lúc bắt đầu thành lập công ty. Tuy nhiên tình hình tài chính năm 2004 đã có bước chuyển biến rõ rệt so với năm đầu khi mới đi vào hoạt động. Tổng doanh thu thuần năm 2004 đã cao hơn so với năm 2003 là 8.804.194.013 (tám tỷ tám trăm linh bốn triệu một trăm chín tư nghìn không trăm mười ba) đồng tức 440,58% so với năm 2003, mặt khác giá vốn hàng bán của năm 2004 lại chỉ tăng 7.141.896.637 (Bảy tỷ một trăm bốn mốt triệu tám trăm chín sáu nghìn sáu trăm ba bảy)đồng tương ứng với 284,31% so với năm 2003. Như vậy tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Đặc biệt ở năm 2003 thì lợi nhuận gộp của công ty bị âm một khoản do giá vốn hàng bán lớn hơn tổng doanh thu thuần còn năm 2004 thì ngược lại không những GVHB nhỏ hơn mà còn nhỏ hơn rất nhiều khiến lợi nhuận gộp của năm 2004 tăng hơn so với 2003 nhiều cụ thể tăng 1.662.297.374 (một tỷ sáu trăm sáu hai triệu hai trăm chín bảy nghìn ba trăm bảy tư) đồng tương ứng 323.63%. Tuy nhiên do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2004 lại tăng rất nhiều so với năm 2003 mặc dù năm 2003 bị lỗ một khoản từ hoạt động tài chính là 6.158.706 (sáu triệu một trăm năm tám nghìn bảy trăm linh sáu) đồng ,năm 2004 lại thu được lợi nhuận là 1.432.454 ( một ttriệu bốn trăm ba hai nghìn bốn trăm năm bốn) đồng nhưng vẫn không đủ bù cho khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà công ty nbỏ ra, nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 bị lỗ hơn 2003 là 330.530.146(ba trăm ba mươi triệu năm trăm ba mươi nghìn một trăm bốn sáu) đồng tương ứng 14,04% (do công ty không phải nộp thuế lợi tức nên lợi nhuận sau thuế không bị ảnh hưởng bởi thuế). -Các khoản nộp ngân sách Nhà nước + Tiền thuê đất hàng năm kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa đối với diện tích đất sử dụng tại C6-5.C6-6 Khu công nghiệp Hoà Xá, Nam Định với mức: 0.06 (không phẩy không sáu) USD/năm. Mức tiền thuế đất được điều chỉnh lại sau mỗi chu kỳ 5 năm và có tỷ lệ gia tăng không vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) so với lần công bố trước đó. + Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng: 10% (mười phần trăm) lợi nhuận thu được. +Thuế chuyển lợi nhuận bằng 3% (ba phần trăm) số lợi nhuận chuyển khỏi Việt Nam. +Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 06 ( sáu) năm kể từ khi kinh doanh có lãi và được giảm 50% (năm mươi phần trăm) trong 04 (bốn) năm tiếp theo. +Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy định có liên quan của Pháp luật Việt Nam. c)Về lao động. Tổng số lao động của Công ty may TNHH Garnet tại thời điểm hiện nay (Đầu năm 2005) là 211 người. Cụ thể: Bảng cơ cấu lao động của công ty: Chức năng Số lượng 1-Quản trị điều hành 33 - Ban giám đốc(Tổng Giám đốc) 1 - Tham mưu 32 Phòng nhân sự 2 Phòng kế toán 4 Phòng Xuất nhập khẩu 4 Phòng kỹ thuật chất lượng 10 Phòng may mẫu 6 Phòng kinh doanh 6 2-Sản xuất kinh doanh 178 - Quản lý sản xuất 10 - Quản lý bán hàng 5 - Lao động gián tiếp 15 - Lao động trực tiếp 148 Tổng cộng 211 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng: Lao động ở bộ phận quản lý điều hànhlà 33 người, chiếm 15,6% lực lượng lao động của toàn công ty, lao động ở bộ phận sản xuất là 178 chiếm 84,4% lực lượng lao động. Như vậy với cơ cấu lao động trên thì bộ máy quản trị điều hành là tương đối gọn nhẹ so với các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành. Từ đó đường ra quyết định quản trị ngắn làm tăng chất lượng và quyết định quản trị. Thêm vào đó, chi phí cho bộ máy quản trị điều hành không lớn góp phần giảm bớt chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong số lao động ở bộ phận quản trị điều hành thì hầu hết có trình độ đại học, cao đẳng về chuyên ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Tuy nhiên công ty vẫn thường xuyên cử cán bộ nhân viên đi đào tạo tại các khoá ngắn hạn do các trường Đại học, Viện nghiên cứu để cập nhật kiến thức quản lý mới, áp dụng vào công ty. Nội quy lao động Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Thời gian làm việc bình thường là 8 giờ 1 ngày, 48 giờ 1 tuần.Làm hành chính : buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ, buổi chiều từ 1 giờ đến 5 giờ (nghỉ trưa 1 giờ) Nghỉ phép hàng năm: Người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại công ty thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương 12 tháng. Nếu dưới 12 tháng thì được nghỉ theo tỷ lệ tương ứng. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc, cứ 5 năm thì được nghỉ thêm 1 ngày. Thời gian nghỉ hàng năm được dành bố trí cùng với dịp nghỉ tết Âm lịch. Người lao động chưa nghỉ hết số ngày hàng năm do công ty không bố trí được thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Nghỉ lễ: Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên tháng lương những ngày lễ sau đây: Tết Dương lịch: 1 ngày ( ngày 1 tháng dương lịch) Tết Âm lịch: 4 ngày(1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch) Ngày chiến thắng : 1 ngày ( ngày 30 tháng 4 dương lịch) Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày ( ngày 1 tháng 5 dương lịch) Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch) Nếu ngày nghỉ trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Nghỉ việc riêng: Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp: Kết hôn nghỉ 3 ngày Con kết hôn nghỉ 1 ngày Bố, mẹ (cả hai bên vợ chồng) mất, vợ hoặc chồng mất, con mất nghỉ 3 ngày. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗo ngày 60 phút tính vào thời gian làm việc. Người lao động không tự ý nghỉ việc riêng, nghỉ ốm phải có giấy phép của bác sỹ, nghỉ việc riêng từ 3 ngày trở lên không lương phải được giám đốc cho phép. Làm thêm giờ: Tuỳ theo tình hình sản xuất mà công ty sẽ thoả thuận và báo trước với công nhân về thời gian làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ 1 ngày và 2 ngày chủ nhật trong 1 tháng Khi có sự cố xảy ra thì giám đốc hoặc người được uỷ quyền có quyền huy động mọi lực lượng để ứng cứu, bất kể thời gian nào. Trật tự trong công ty Trong thời gian làm việc không đùa chơi, nói chuyện riêng, không tự ý đi lại ở khu vực khác không thuộc nhiệm của mình về sớm phải có phép của quản đốc, trưởng phòng. Công nhân sản xuất không được đọc sách báo trong giờ làm việc. Mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của công ty. Không được cung cấp các số liệu có liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh của công ty khi chưa được sự đồng ý của giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Không làm hư hỏng đồ dùng tài sản của công ty. Không tự ý di chuyển máy móc, dụng cụ, đồ dùng sang khu vực khác. Không tháo phụ tùng của máy này sang máy khác khi chưa được sự đồng ý của phân xưởng. Dụng cụ đồ dùng giao cho cá nhân sử dụng do cá nhân tự giữ gìn, bảo quản, khi chuyển sang bộ phận khác hoặc nghỉ việc phải bàn giao lại đầy đủ cho người quản lý, Tuyệt đối tuân thủ sự chỉ dẫn của chuyên gia, kỹ thuật và sự điều hành của cán bộ quản lý. Không gây mất trật tự, không gây chia rẽ mất đoàn kết hoặc làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ của người. Tiết kiệm điện, nước, vật tư, nguyên phụ liệu và các chỉ tiêu trong sử dụng, không tự ý lấy dụng cụ, nguyên phụ liệu... An toàn, vệ sinh lao động . Người lao động trước khi nhận nhiệm vụ sản xuất đều phải học tập nội quy, quy phạm về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật và phòng chống cháy nổ, có liên quan đến công việc phải thực hiện. Hàng ngày phải làm vệ sinh máy trước giờ làm việc, bảo quản máy móc và thực hiện các quy phạm về vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo quy định của công ty. Người lao động trong khi làm việc phải sử dụng các trang thiết bị vệ sinh, an toàn lao động, an toàn kỹ thuật theo quy định. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn quà bánh, uống rượu bia nơi làm việc, không hút thuốc trong các phân xưởng, kho hàng. Tại những nơi làm việc dễ xảy ra cháy nổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng người lao động và các thiết bị, vật tư máy móc phải tuân theo bảng chỉ dẫn quy định rõ những việc phải làm và những việc không được làm. Khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, nguy cơ xảy ra cháy, nổ hoặc hư hỏng máy móc phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn nếu có thể đồng thời báo ngay cho cán bộ quản lý biết giải quyết. Khi chưa khắc phục xong, người lao động có quyền từ chối vào làm việc tại những nơi không đảm bảo an toàn lao động. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất Người lao động không chấp hành đúng các quy định của bản nội quy này hoặc có hành vi xúi giục, tòng phạm hoặc bao che cho người khác vi phạm kỷ luật đều coi là hành vi vi phạm kỷ luật. Người lao động vi phạm kỷ luật, tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý, kỷ luật theo những hình thức sau: + Khiển trách đối với những hành vi: Mang quà bánh, nước uống vào khu vực sản xuất, sả rác bừa bãi.. Gây rối, làm mất trật tự trong công ty Mang hàng riêng vào may trong khu vực sản xuất Sơ xuất làm mất mát, hư hỏng dụng cụ, hàng hoá có giá trị thấp. + Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn đối với những hành vi: Tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc bị khiển trách từ lần 3 trở lên trong thời hạn một năm. Không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, làm hư hỏng sản phẩm, vật tư quá mức quy định hoặc làm tổn hại đến dây chuyền sản xuất. Gây chia rẽ mất đoàn kết hoặc làm tổn hại đến sức khoẻ, nhân phẩm của những người cùng làm việc trong bộ phận của mình. + Sa thải đối với những hành vi: Bị kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa được xoá kỷ luật. Trộm cắp, tham ô hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản lợi ích của công ty. Tự ý bỏ việc 3 ngày trong1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. 4-Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính- kinh tế đang được áp dụng tại công ty. Công ty may TNHH Garnet là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản ly sản xuất kinh doanh được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt. Đứng đầu là Tổng Giám đốc, giúp việc cho Tổng Giám đốc là các phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể. +Tổng giám đốc (TGĐ) công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, là người đại diện có tư cách pháp nhân cao nhất tại công ty,chịu trách nhiệm trước Pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. TGĐ có nhiệm vụ điều hành và quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch đã đề ra. + Các phòng ban: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp củaTGĐ, làm nhiệm vụ tham mưu cho TGĐ điều hành công ty trong phạm vi của từng phòng ban. Công ty gồm các phòng ban sau: a)Phòng Xuất nhập khẩu(gồm 5 người:1 trưởng phòng, 4 nhân viên) là bộ phận tham mưu cho TGĐ công ty xác định các phương hướng mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu về kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch của công ty trong từng thời kỳ, có các nhiệm vụ chủ yếu sau Điều tra ngiên cứu thu thập thông tin về nhu cầu của thị trường,giá cả thị trường, chủng loại, mẫu mã hàng hoá và thị hiếu người tiêu dùng. Làm các thủ tục xuất nhập khẩu cho công ty và các đơn vị nhận uỷ thác. Phòng XNK có nhiệm vụ làm các báo cáo về tình hình thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu theo yêu cầu của công ty. b)Phòng kế toán (gồm 4 người, 1 kế toán trưởng và 2 kế toán viên, 1 thủ quỹ) Là bộ phận tham mưu cho TGĐ về công tác tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán, quản lý tài sản hàng hoá vật tư, tiền vốn theo các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước và sự chỉ đạo của công ty. Thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty, có các nhiệm vụ sau: Xây dựng các kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý và theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức ghi chép, tính toán phản ánh trung thực tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty về tải sản, nguồn vốn, vật tư hàng hoá, tiền vốn...Tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty hàng quý và cả năm. Tổ chức trích nộp các khoản vào ngân sách Nhà nước và các quỹ của công ty theo đúng yêu cầu đề ra và phải kịp thời đầy đủ. Tổ chức xử lý các khoản công nợ. Lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước, thực hiện kiểm kê định kỳ và đột xuất đảm bảo chất lượng và thời gian. c) Phòng kỹ thuật chất lượng( gồm 10 người: 1 trưởng phòng, 7 nhân viên kỹ thuật và 4 KCS): Là bộ phận tham mưu cho TGĐ về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu các mẫu mã mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty, có các nhiệm vụ sau: Tham gia với phòng xuất nhập khẩu để thực hiện việc đàm phán các hợp đồng gia công, sản xuất với khách hàng nước ngoài. Nghiên cứu nhu cầu thị trường về mẫu mã thời trang đề xuất các mẫu may chào hàng, mẫu theo các đơn đặt hàng cần thiết. Tổ chức gia công và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá cũng như tiến độ giao h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0333.doc
Tài liệu liên quan