LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết quan tâm đến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức tốt công tác kế toán luôn có một vai trò hết sức quan trọng, đóng góp thành công không nhỏ trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Có thể nói, trong công tác kế toán, tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác Kế toán tại Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng bởi một vấn đề đặt ra cho tất cả các nhà kinh doanh là làm thế nào để chi phí bỏ ra cho sản xuất sản phẩm là thấp nhất mà lợi nhuận thu về lại là cao nhất. Đó là một vấn đề hết sức phức tạp. Muốn vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về chi phí để xác định được giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, xác định giá bán hợp lý, cơ cấu sản phẩm tối ưu nhằm tận dụng tối đa khả năng sản xuất để được lợi nhuận cao nhất.
Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê, cùng với những kiến thức đã được học trong nhà trường, em xin trình bày những hiểu biết của mình về công tác tổ chức kế toán tại Công ty và tìm hiểu sâu về phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Bài viết của em gồm 3 phần sau:
Chương I: Đặc điểm chung của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê.
Chương II: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
Chương III: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty.
Chương I
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê được chính thức thành lập ngày 27/ 02/ 1982 theo quyết định số 05/MT – TCCB của Bộ Mỏ và Than với tên “ Nhà máy cơ khí Mạo Khê”. Từ năm 1982 đến năm 1996, Nhà máy trực thuộc cơ quan chủ quản cấp trên là Công ty Than Uông Bí.
Từ tháng 4 năm 1996, thực hiện Nghị định 27/CP của Thủ tướng Chính Phủ, Nhà máy trở thành một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam).
Tháng 1/2002 thực hiện quyết định 03/2002/QĐ – BCN ngày 08/01/2002 Nhà máy chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty than Mạo Khê - Tổng công ty than Việt Nam. Ngày 05/11/2004 thực hiện quyết định số 125/2004/ QĐ – BCN của Bộ công nghiệp, Nhà máy cơ khí Mạo Khê (đơn vị trực thuộc Công ty than Mạo Khê) thuộc Tổng công ty than Việt Nam đã thực hiện cổ phần hoá chuyển thành Công ty Cổ phần.
- Tên giao dịch : Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê.
- Tên giao dịch quốc tế : MAO KHE MACHANICAL JOINT STOCK COMPANY.
- Cơ quan chủ quản : Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam.
- Địa chỉ văn phòng : Thị trấn Mạo Khê - Huyện Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh.
- Mã số thuế : 57001018600-3.
- Số tài khoản : 7301003-G tại NH ĐTPT Quảng Ninh – chi nhánh Đông Triều.
Công ty là đơn vị hạch toán sản xuất kinh doanh độc lập có:
- Tư cách pháp nhân theo Pháp luật;
- Con dấu riêng, tài khoản riêng;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động cụ thể;
- Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản công nợ trong phạm vi số vốn công ty quản lý;
- Bảng cân đối kế toán riêng;
- Các quỹ tập trung theo quy định của Tập đoàn than và khoáng sản căn cứ vào chế độ Nhà nước và các quy định của pháp luật;
- Vốn điều lệ đăng kí kinh doanh là : 8.155.000.000 VNĐ;
- Các cổ đông của Công ty gồm có:
+ Công ty than Mạo Khê là cổ đông lớn nhất nắm giữ 36,6% cổ phần của Công ty;
+ Ngoài ra các cổ đông còn lại nắm giữ là 63,4% số cổ phần của công ty là các cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuỳ thuộc vào số năm công tác của cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ quyết định số lượng cổ phần mà họ được nắm giữ.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty đã được xác định trong đăng kí kinh doanh số 2203000342 - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 30/12/2004 với những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thiết kế, chế tạo sửa chữa các thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác, vận tải, sàng tuyển than và khai thác chế biến vật liệu xây dựng;
- Thiết kế, chế tạo các loại xích máng cào và xích phục vụ giao thông, công nghiệp xi măng, mía đường;
- Thiết kế, chế tạo lắp đặt các sản phẩm kết cấu thép;
- Thiết kế, đóng mới cải tạo và sửa chữa các phương tiện cơ giới đường bộ, đường thuỷ, đường sắt;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Kinh doanh vận tải vật tư hàng hoá;
- Ngoài ra, công ty còn được tiến hành các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác theo pháp luật trên cơ sở khai thác tiềm năng và khả năng tiếp thị của công ty như thực hiện các nhiệm vụ khác do đơn vị cấp trên giao cho.
* Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới
Trong những năm tới đây, Công ty tiếp tục đầu tư về chiều sâu đối với quy trình công nghệ, máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường không chỉ trong ngành than mà còn hướng tới các ngành kinh tế khác trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh. Phát triển rộng rãi mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng nhằm khai thác tiềm năng, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty, đảm bảo và nâng cao thu nhập cho người lao động.
1.3. Tổ chức bộ máy ở Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê
Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê hiện có 360 cán bộ, công nhân viên. Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm có 1 đồng chí Giám đốc, 2 đồng chí phó giám đốc, 7 phòng ban chức năng và 4 phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy của Công ty CP cơ khí Mạo Khê
Phó giám đốc sản xuất
Giám đốc
P. kế toán-tài chính-thống kê
Hội đồng quản trị
P. tổ chức lao động
Phân xưởng xích vòng
P. hành chính-đời sống
Phân xưởng đúc
P. vật tư
P. kinh doanh
Phân xưởng kết cấu
P. KT thiết ký và công nghệ
Phân xưởng cơ khí
Phó gián đốc kỹ thuật
P. KT cơ điện, an toàn, KCS
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm định hướng phát triển và tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị các chức năng quan trọng như: quyết định phương hướng phát triển của công ty, quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương hướng huy động thêm vốn, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Hội đồng quản trị họp định kỳ 1 năm 1 lần.
- Giám đốc Công ty : Do Hội đồng quản trị của Công ty bầu ra. Giám đốc là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty, trước Nhà nước và Pháp luật về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
- Các Phó giám đốc Công ty: là những người giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý hoặc trực tiếp điều hành một hay một số lĩnh vực cụ thể theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc Công ty, bao gồm:
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất cơ khí
+ Phó giám đốc phụ trách vật tư và đời sống
- Các phòng ban chức năng : có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong hoạt động quản lý Công ty theo từng lĩnh vực cụ thể, bao gồm:
+ Phòng Kỹ thuật thiết kế và công nghệ
Nghiên cứu, thiết kế xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, cải tiến dây chuyền công nghệ cũ hoặc các sản phẩm cũ, lạc hậu cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của sản xuất hoặc thị trường tiêu thụ. Quản lý hồ sơ, tài liệu, bản vẽ chế tạo các sản phẩm, quản lý công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp cùng phòng tổ chức lao động quản lý công tác đào tạo, nâng bậc, quản lý chất lượng thiết kế và công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí, quản lý kỹ thuật an toàn chế tạo và lắp đặt các công trình cơ khí, tham gia đầu tư thiết bị công nghệ phát triển sản xuất.
+ Phòng Kỹ thuật cơ điện – an toàn – KCS
Quản lý các máy móc, thiết bị cơ điện, các phương tiện vận tải, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất ra và tình hình thực hiện an toàn lao động. Lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, trùng đại tu các thiết bị, xây dựng biểu đồ sửa chữa dự phòng thiết bị, lập kế hoạch xây dựng và sửa chữa nhà xưởng.
+ Phòng Kinh doanh
Là phòng tham mưu giúp cho giám đốc Công ty các lĩnh vực công tác như: Xây dựng và tổng hợp báo cáo kế hoạch hàng tháng, quý, năm; quản lý các hợp đồng kinh tế bán sản phẩm cơ khí của Công ty và tổ chức thực hiện tiếp thị để thu hút khách đặt hàng cơ khí tại Công ty, đồng thời lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng tháng bảo đảm thực hiện kế hoạch doanh thu hàng tháng của Công ty.
+ Phòng Vật tư
Giúp cho giám đốc trong công tác cung ứng vật tư và quản lý cấp phát vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư theo kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý. Tổ chức cấp phát vật tư phục vụ sản xuất đầy đủ và kịp thời.
+ Phòng Hành chính - Đời sống
Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty trong việc tiếp nhận và kiểm soát các văn bản đi, đến, ban hành phân phối lưu trữ tài liệu, hồ sơ, quản lý và sử dụng con dấu đúng nguyên tắc và quy định của pháp luật.
+ Phòng Kế toán – Tài chính
Chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán của Công ty, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, về năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phòng Tổ chức lao động
Tổ chức lập kế hoạch về nhân sự, theo dõi, điều động cán bộ công nhân viên theo yêu cầu thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phân xưởng sản xuất trực tiếp gồm có:
+ Phân xưởng cơ khí
Chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo và sửa chữa, trung- đại tu các thiết bị khai thác mỏ và phương tiện vận tải.
Chia làm 4 tổ: Tổ tiện, tổ nguội I, tổ nguội II và tổ sửa chữa.
+ Phân xưởng xích vòng
Sản xuất các loại xích phục vụ cho ngành than và một số ngành khác như xi măng, vận tải thuỷ, bộ…
Chia làm 3 tổ: tổ gò I, tổ gò II và tổ rèn.
+ Phân xưởng kết cấu
Là phân xưởng tạo phôi các sản phẩm cung cấp cho phân xưởng cơ khí hoàn thiện sản phẩm, chế tạo sàng các loại, cầu máng cào…
Chia làm 4 tổ: Tổ xích, tổ điện, tổ thuỷ lực và tổ xây dựng vận chuyển.
+ Phân xưởng đúc
Chế tạo các sản phẩm đúc kim loại.
Chia làm 3 tổ: tổ làm khuôn, tổ nấu gang và tổ nấu thép
1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí tại Công ty
Sơ đồ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí
Tạo phôi
Gia công cơ khí
Lắp ráp
Hoàn thiện
Trước tiên, sản phẩm hoặc các chi tiết sản phẩm được tạo phôi, định dạng rồi chuyển sang gia công cơ khí.
Ở công đoạn thứ hai, sản phẩm được chế tạo theo các tính năng cụ thể hoặc gia công thêm các chi tiết phụ cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Công đoạn thứ ba tiến hành lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó chuyển sang bước tiếp theo là hoàn thiện sản phẩm.
Ở công đoạn cuối cùng, sản phẩm được hoàn thiện về kỹ, mỹ thuật như: sơn, mạ, đánh bóng…sau đó qua KCS rồi nhập kho thành phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ.
Cùng với những quy định chung của ngành, những đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất của Công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hạch toán kế toán nói chung cũng như hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Chương II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Phòng Kế toán của Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê gồm có 06 người, được tổ chức theo mô hình tập trung và được bố trí như sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần
cơ khí Mạo Khê
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiến mặt tiền lương
Kế toán vật tư thanh toán
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
* Kế toán trưởng
Là người điều hành chung, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính, thông tin kinh tế ở Công ty. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ kế toán của các yếu tố SXKD từ khâu tổ chức chứng từ, vận dụng tài khoản, sổ sách kế toán đến lập các báo cáo và tổ chức kiểm tra phân tích các yếu tố SXKD giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính của Công ty.
Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán tài chính, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy kế toán thống kê.
* Kế toán tổng hợp
Chịu trách nhiệm tổng hợp chung công tác kế toán, đối chiếu kiểm tra các số liệu kế toán.
Định kỳ lập các báo cáo theo quy định.
Trực tiếp theo dõi phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ, doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế bất thường khác khi có phát sinh.
* Kế toán tài sản cố định
Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong Công ty cả về nguyên giá và giá trị còn lại.
Hàng tháng tính và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng chế độ quy định, phân bổ chính xác chi phí cho từng đối tượng sử dụng.
Mở thẻ chi tiết cho từng tài sản, lập kế hoạch sửa chữa, thanh lý tài sản cố định khi đến thời hạn.
* Kế toán tiền mặt, tiền lương
Theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay.
Cuối tháng tính ra tiền lương phải trả cho CBCNV, tính ra các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm theo chế độ hiện hành.
Tính và phân bổ chi phí tiền lương cho từng bộ phận.
* Kế toán vật tư, thanh toán
Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu, phân bổ giá trị nguyên vật liệu xuất sử dụng cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Theo dõi tình hình thanh toán với người mua - người bán, những khách hàng có quan hệ giao dịch với Công ty.
* Thủ quỹ
Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Công ty và thực hiện các nhiệm vụ thu chi tiền mặt của Công ty.
2.2. Các chính sách kế toán chung tại Công ty
Chế độ kế toán chung của Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính, cụ thể:
- Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.
- Kỳ hạch toán: Tháng
- Đơn vị tiền tệ thống nhất: Việt Nam đồng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: khấu trừ
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp giá bình quân.
- Hệ thống sổ kế toán bao gồm:
+ Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10
+ Bảng kê số 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9,11
+ Các bảng phân bổ vật liệu, công cụ - dụng cụ, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Do đặc điểm Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, quy mô sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng cho nên việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ ở Công ty là phù hợp. Công tác kế toán ở Công ty đang được tiến hành trên máy nhằm tạo điều kiện phục vụ có hiệu quả hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ tại
Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
BẢNG KÊ
CÁC CHỨNG TỪ GỐC VÀ CÁC BẢNG PHÂN BỔ
THẺ (SỔ) KẾ TOÁN CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
SỔ CÁI
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra số liệu
2.4. Đặc điểm kế toán các phần hành chủ yếu tại Công ty
2.4.1. Đặc điểm kế toán phần hành TSCĐ
Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Tài sản cố định được hạch toán và theo dõi phù hợp cả về mặt định lượng, cả về thông tin phục vụ cho việc quản lý và bảo toàn.
Tài khoản sử dụng để hạch toán tài sản cố định bao gồm TK 211 và TK 214.
Các chứng từ liên quan đến phần hành bao gồm:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại tài sản
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản.
Các sổ sách bao gồm: Thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ, sổ theo dõi tài sản, sổ cái các TK 211, 214, bảng kê số 4, 5 và các Nhật ký chứng từ liên quan.
Tất cả tài sản cố định đang sử dụng đều thuộc quyền sở hữu của Công ty. Mọi nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài sản cố định đều được hạch toán tại phòng kế toán.
Nguyên tắc ghi nhận khấu hao tài sản cố định: ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng được ghi nhận theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
Mọi trường hợp tăng giảm tài sản cố định đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý tài sản cố định và phải thực hiện các thủ tục quy định. Các chứng từ này được tập hợp cho phòng Kế toán – Tài chính, kế toán TSCĐ có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cố định về mặt kế toán.
Loại tài sản Thời gian khấu hao
Nhà cửa, vật kiến trúc 14 – 16
Máy móc, thiết bị 6 – 8
Thiết bị, dụng cụ quản lý 4 – 6
Phương tiện vận tải 4 - 8
Công ty tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.
Quy trình từ các chứng từ lên sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán tài sản cố định
Biên bản bàn giao, thanh lý, đánh giá lại TSCĐ…
NK 9
Sổ cái TK 211,214
Báo cáo tài chính
NK số 7 (214)
Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng tổng hợp
Thẻ TSCĐ
Bảng kê 4,5 (214)
NK 1,2,4,5,10
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra số liệu
2.4.2. Đặc điểm kế toán phần hành nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Là một doanh nghiệp sản xuất cơ khí thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đóng một vai trò hết sức quan trọng, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm của Công ty. Vì vậy, công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần phải chính xác, hợp lý, tuân thủ đúng quy định trong quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty.
Với số lượng nguyên vật liệu có trên 3.000 loại khác nhau, do đó việc quản lý nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm của Công ty được tập trung ở 3 kho và thành lập mã vật tư nội bộ cho các mặt hàng của Công ty:
- Kho vật liệu chính: Sắt thép các loại.
- Kho vật liệu phụ: ôxy, axêtylen, que hàn, sơn…
- Kho nhiên liệu: xăng, dầu diezel phục vụ cho máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải.
Các chứng từ liên quan đến tình hình tăng giảm vật tư, công cụ dụng cụ bao gồm:
Sổ theo dõi nhập - xuất - tồn;
Biên bản kiểm nghiệm, bàn giao vật tư;
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
Các loại sổ kế toán dùng cho việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: sổ chi tiết vật tư, Bảng kê số 3 – tính giá thành thực tế nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ số 2- phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, các Nhật ký chứng từ có liên quan, Sổ cái TK 152, Sổ cái TK 153.
Nguồn mua NVL của Công ty chủ yếu là thông qua hợp đồng ký kết với các công ty kim khí hoặc hợp đồng nhập khẩu uỷ thác qua Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam.
Giá thực tế vật liệu nhập kho được tính theo công thức:
Giá thực tê VL, CCDC nhập kho
=
Giá mua ghi trên hoá đơn
+
Chi phí thu mua
+
Thuế nhập khẩu( nếu có)
Vật liệu xuất sử dụng trong kỳ tính theo phương pháp giá thực tế bình quân tháng.
Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện theo phương pháp Sổ số dư.
Sơ đồ 2.4 :Trình tự hạch toán vật liệu công cụ dụng cụ
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao vật tư, bảng
phân bổ vật liệu, CCDC
Bảng kế 3, 4,
5, 8, 9
Nhật ký chứng từ 1,2,4,5,7,8,10
Sổ chi tiết các loại vật liệu, CCDC
Sổ cái TK 152, 153
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết vật liệu, CCDC
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra số liệu
2.4.3. Đặc điểm kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành
Tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê, chi phí sản xuất được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành tập hợp cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm cụ thể.
Theo khoản mục tính giá thành, chi phí sản xuất của Công ty hiện nay bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty tính giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp khoản mục chi phí ( phương pháp giản đơn). Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm theo tháng, giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ngoài ra, đối với đơn đặt hàng thì công ty có thể tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí.
Các tài khoản sử dụng trong phần hành này bao gồm: TK 154, 621, 622, 627. Những tài khoản này được mở chi tiết theo từng sản phẩm cụ thể.
Các chứng từ và sổ sách sử dụng như : bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ; bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng kê chi tiết dịch vụ mua ngoài, bảng kê số 4, 5, nhật ký chứng từ số 7, thẻ tính giá thành sản phẩm, Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154
Sơ đồ 2.5: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bảng phân bổ NVL, CCDC, Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ khấu hao…
Nhật ký chứng từ số 7
Thẻ tính giá thành,
sổ tập hợp chi phí
sản xuất
Sổ cái TK 154, 621, 622, 627
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành
Bảng kê 4, 5
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra số liệu
2.4.4.Đặc điểm kế toán phần hành tiền mặt
Theo chế độ hiện hành, Công ty được phép giữ lại một số tiền mặt trong hạn mức quy định để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên. Hiện nay tiền mặt tại quỹ cũng như tiền gửi tại Ngân hàng của Công ty là VNĐ, Công ty không có ngoại tệ, vàng bạc hay giấy tờ có giá trị khác. Mọi khoản thu, khoản chi tiền mặt bắt buộc phải có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Vì vậy, chứng từ quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất đó là các phiếu thu và phiếu chi. Bên cạnh hai chứng từ trên, kế toán tiền mặt còn sử dụng một số chứng từ như : Biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiền, giấy tạm ứng tiền mặt…
Tài khoản sử dụng là TK 111. Sổ sách sử dụng bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt, Nhật ký chứng từ số 1 và Sổ cái TK 111.
Hằng ngày, thủ quỹ có nhiệm vụ phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ liên quan để viết phiếu thu, phiếu chi. Cuối ngày thủ quỹ sẽ tập hợp để lên báo cáo quỹ. Kế toán tiền mặt tiến hành kiểm tra và lên bảng kê số 1( bên nợ TK 111) và Nhật ký chứng từ số 1( bên có TK 111).Từ số liệu trên Nhật ký chứng từ, kế toán ghi vào Sổ cái TK 111 và đối chiếu số liệu trên Sổ cái TK111với bảng kê số 1.
Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán tiền mặt
Phiếu thu, phiếu chi
Báo cáo quỹ
Kiểm tra
Nhật ký chứng từ 1
Sổ cái TK 111
Bảng kê số 1
( Thủ quỹ)
( Kế toán tiền mặt)
( Kế toán tiền mặt)
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra số liệu
Chương III
HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ
3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp
Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê là doanh nghiệp quốc doanh hoạt động độc lập với lĩnh vực hoạt động tương đối rộng. Công ty không chỉ sản xuất các mặt hàng, phụ tùng phục vụ cho ngành than mà còn cho nhiều ngành khác như xi măng, giao thông…Chính vì thế các mặt hàng của Công ty rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại và số lượng. Một số sản phẩm tiêu biểu như: các loại xích, sàng than, xe goòng…Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại.Toàn bộ NVL chính dùng để sản xuất ra sản phẩm nào thì được đưa trực tiếp vào phân xưởng đó. Từ đó Công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng phân xưởng sản xuất và từng loại sản phẩm. Và đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành.
Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí là các đơn hàng và đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành của đơn hàng đó.
Kỳ tính giá thành của Công ty là theo tháng.
Do thời gian đi thực tế tìm hiểu chưa nhiều nên em xin trình bày phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm phát sinh trong tháng 6/2007 và tính giá thành của sản phẩm Xe goòng 3 tấn. Đây là sản phẩm được sản xuất thường xuyên và đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
3.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê
Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành tập hợp cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm cụ thể theo ba khoản mục:
· Chi phí NVL trực tiếp.
· Chi phí nhân công trực tiếp.
· Chi phí sản xuất chung.
3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là một doanh nghiệp công nghiệp, Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê luôn coi tiết kiệm NVL là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của cán bộ trong Công ty ở tất cả các khâu từ khi mua về đến khi đưa vào sản xuất. Ở đây, NVL đưa vào sản xuất đều được quản lý theo định mức do bộ phận phòng kỹ thuật lập. Mỗi loại sản phẩm đều có bảng dự toán chi phí và đưa xuống các phân xưởng, các quản đốc phân xưởng sẽ thực hiện phân công, phân phối NVL đến từng đối tượng lao động theo định mức kỹ thuật đã lập sẵn. Hàng tháng các phân xưởng được quyết toán với phòng vật tư.
Hạch toán chi tiết NVL ở Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê áp dụng theo phương pháp Sổ số dư.
Hằng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho NVL, thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho về mặt số lượng sau đó chuyển chứng từ cho kế toán vật tư trên cơ sở các phiếu giao nhận. Mỗi thẻ kho được đánh một số riêng và mở riêng cho một loại NVL, mỗi chứng từ ghi trên một dòng. Cuối tháng, cộng số lượng nhập - xuất rồi tính số lượng tồn kho cho từng loại NVL và ghi vào Sổ số dư theo chỉ tiêu số lượng.
Căn cứ vào chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán vật liệu tiến hành lập Bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn. Cuối tháng, lấy sổ số dư từ thủ kho rồi ghi một lần theo chỉ tiêu giá trị, đồng thời vào sổ kế toán tổng hợp.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
theo phương pháp sổ số dư
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn vật tư
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sổ số dư
Kế toán tổng hợp
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sử dụng nhiều loại NVL, mỗi lần nhập giá khác nhau, vì thế để phục vụ cho việc hạch toán được thường xuyên, liên tục, Công ty sử dụng giá bình quân theo tháng để ghi sổ.
Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ.
= Giá bq của 1 đơn vị NVL x Lượng vật liệu xuất kho
Trong đó:
Giá bq của 1 đơn vị NVL
Giá TTcủa VL tồn đầu kỳ + Giá TT của VL nhập trong kỳ
=
Số lượng của VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán xác định giá trị NVL xuất sử dụng cho từng đối tượng, từng loại sản phẩm để ghi sổ cụ thể.(Biểu 01)
Ví dụ:
Giá trị NVL xuất sử dụng cho chế tạo sản phẩm Xe goòng 3 tấn trong tháng 6/2007 như sau:
Ở công đoạn 1 : Vật liệu chính : 33 120 753 đ
Ở công đoạn 2 : Vật liệu chính : 228 930 264
Vật liệu phụ : 4 932 174 đ
Công cụ dụng cụ : 764 255 đ
Ở công đoạn 4 : Vật liệu chính : 24 125 230đ
Vật liệu phụ : 3 748 567 đ
Kế toán định khoản như sau:
CĐ1:
Nợ TK 621 – Xe goòng 3 tấn : 33 120 753
Có TK 152 (1521) : 33 120 753
CĐ2 :
Nợ TK 621 – Xe goòng 3 tấn : 234 626 693
Có TK 152 (1521) : 228 930 264
Có TK 152 (1522) :4 932 174
Có TK 153 : 764 255
Tương tự cho các sản phẩm khác, sau đó tiến hành lập bảng Phân bổ số 2 – Phân bổ nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ. (Biểu 02).
Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp trên Bảng kê số 4 ( Biểu 07).
3.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Ở Công ty Cổ phần cơ khí Mạo Khê, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất sản phẩm. Khoản tiền đó bao gồm: tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ…và các khoản phụ cấp.
Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này chiếm khoảng 10 – 12 % chi phí sản xuất sản phẩm trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc hạch toán đúng, đủ chi phí này có quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động.
Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Như vậy, tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất.
Ngoài tiền lương, nguời lao động còn được hưởng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp. Các khoản này doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất. Việc tính toán chi phí về tiền lương phải dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong quá trình sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ thù lao lao động sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động. Đó cũng chính là biện pháp tích cực góp phần giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà Công ty đặt ra cho công tác hạch toán chi phí nhân công ở Công ty mình.
Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán việc sử dụng thời gian lao động là Bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất, theo dõi thời gian làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ của mỗi người làm căn cứ để tính lương thời gian hoặc bảo hiểm xã hội phải trả cho bộ phân đó.
Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành trong kỳ của từng bộ phận, tổ, đội sản xuất làm căn cứ tính lương sản phẩm cho bộ phận đó.
Ngoài ra còn có các chứng từ khác như: Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội của từng bộ phận, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
Hiện nay, ở Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: lương thời gian (áp dụng đối với bộ phận hành chính và gián tiếp) và lương sản phẩm (áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng, tổ, đội).
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công của các bộ phận, kế toán tính ra tiền lương thời gian cho từng đối tượng:
= x x
Trong đó:
=
Căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương theo quy định của mỗi loại sản phẩm, kế toán tính ra tiền lương sản phẩm cho mỗi bộ phận:
= x
Sau đó tính ra tiền lương của từng công nhân:
= x x
Trong đó:
=
Việc tín._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0759.doc