Tổ chức công tác kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần OLYMPIA

Lời nói đầu Hoạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tich cực trong việc đIũu hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của nhà nước. Trong đIũu kiện kinh tế thị trường đang phát triển nhanh chóng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cụng với cơ chế quản lý kinh tế thực hiện hoạch toán kinh doanh, đẻ có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các đơn vị sản xuất phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có lãi

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần OLYMPIA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. muốn thực hiện được iều đó mỗi doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tiến máy ,móc thiết bị, qui trình công nghệ, nâng cao tay nghề của công nhân và trình độ chuyên môn của cán bộ Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chi phí nguyên vạt liệu là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, bất cứ một sự biến động nào của yếu tố chi phí nguên vật liệu dều làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doang nghiệp. Vì vậy quản lý tốt khâu thu, mua, dự trữ, bảo quả và sử dụng nguyên vật liệu sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhất để giảm chi phí, hạ giá thành đi đôi với việc nâng cao chát lượng sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cao khả năng cạnh tranh và tăng tính lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua thời gian học tập và công tác tại trường và thực tập tại công ty cổ phần OLYMPIA, em đã lân lươt nghiên cứu sâu hơn các vấn đề mà nhà trương và các thầy cô tin tinh day bảo. Công tác kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vât liệu. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, sản phẩm, lý luận gắ liền với thực tiễn. Là một sinh viên trường CĐKTKTTM được tào tạo qua chuyên nghành kế toán, nhân thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán để có được những thông tin cần thiết, kịp thời trong việc tìm ra phương pháp biện pháp, nhằ thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Trong đợt đi thực tập này em nhận tháy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và năm đươc phàn công tác hoach toán Nguyên vật liệu em đã chọn đề tài “ Tổ chức công tác kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu “. Phần I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu. Phần II: thực trạng về tổ chức kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu ở công ty cổ phần OLYMPIA Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nhập,xuất và bảo quản nguyên vật liệu tại công ty cổ phần OLYMPIA Phần I Lý luận chung vè tổ chức công tác kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu I. khái niệm, đặc điểm, tầm quan trọng tổ chức kế toán trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu Trong thực tiễn, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều cần phải có đủ ba yếu tố co bản là: tư liệu lao động,đối tượng lao động, và lao động sống. Trong đó đối tượng lao động chính là yếu tố vật chất của sản phẩm, là tất cả những vật mà lao động của con người tác động nhằm biến đổi nó phù hợp với mục đích của con người. Đối tượng lao động có hai loại: thứ nhất là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, cá dưới biển, gỗ trong rừng nguyên thuỷ…, thứ 2 là những vật liệu đã qua chế biến như gang trong lò luyện thép, sợi trong nhà máy dệt, bột gỗ trong nhà máy giấy… Đối tượng lao động đã quachế biến gọi là nguyên liệu. Những đặc điểm nổi bật của nguyên vật liệu được thể hiện rõ nét là: Hoạt động sản xuất:nguyên vạt liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cà nó là cơ sở vật chất để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Trong quá tình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu là một loại TSLĐ nên nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tac động của người lao động, chúng đều bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất của sản phẩm.Do vậy, toà bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn và nó là yếu tố cơ bản của giá thành sản xuất sản phẩm. Do đó, việc hạ chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở tiết kiệm nguyên vật liệu nó là yếu tố chính để hạ chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Tất cả các đặc điểm trên đây điều là căn cứ cho công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu từ khâu tính giá, hạch toán chi tiết đến hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. Việc tiến hành sản xuất có thuận lợi hay không là tuỳ thuộc vào nhiều quá trình cung cấp vật liệu có đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng hay không , bảo quản có tốt không. Nừu quá trình cung cấp và bảo quản nguyên vật liệu tốt sẽ tạo điều kiện cho sản xuất sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường kể cả trong và ngoài nước. 2. Vai trò của tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh Tổ chức kế toán nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế, là công cụ quan trọng thực hiện quản lý điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động của quá trình nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp cũng như trong vi phạm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. II. cầu quản lý nguyên vật liệu và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh Yêu nghiệp 1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất _kinh doanh ở các doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đạt được điều đó doanh nghiệp cần thực hiện: -Yêu cầu thứ nhất: Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho nguyên vật liệu. Hệ thống danh điểm và số danh điểm của nguyên vật liệu phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của nguyên vật liệu. - Yêu cầu thứ 2: Trong doanh nghiệp, vật liệu luôn được dự trữ ở một mức nhất định, hợp lý nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Do vậy, doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoăc quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó. Định mức tốn kho của nguyên vật liệu còn là cơ sở xây dựng cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp . - Yêu cầu 3: Để bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ giảm thiểu hư hao, mát mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bãi bến đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, được trang bị các phương tiện bảo quản cân, đo, đong, đếm cần thiết: Bố trí thư kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nhiệm nhập, xuaqát kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp niệu va kế toán vật tư. 2. Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lơn trong giá thành sản phẩm cho nên yêu cầu quản lý nguyên vât liệu và công tác tổ chức hach toán nguyên vật liệu la điều kiện quan trọng luôn luôn song hành cùng nhau. Hạch toán nguyên vật liệu có chính xác, kịp thời đẩy thì lãnh đạo mới nắm bắt được tình hình thu, mua, dự trữ, sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu cả về kế hoạch và thưc hiện, từ đó có biện pháp thích hợp trong quản lý. Mặt khác, tính chính xác, kịp thời của công tác hạch toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho việc hạch toán giá thành của doanh ngiệp chính xác. Xuất phát từ yêu cầu quản lý, vai trò và đặc điểm của nguyên vật liệu có những nhiệm vụ sau: Tổ chức chứng từ, tài khoản và sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu cả về giá trị và hiện vật để cung cấp số liệu cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành san phẩm. Tập hợp vầ phản ánh đày đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Thực hiên viêc đánh giá , phân loại nguyên vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua nguyên vật liệu, dự trữ nguyên vật liệu và tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. III. phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 1. Phân loại nguyên vật liệu Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh nên cần phải sử dụng nhiều nguyên liệu, vật liệu. Trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu 1.1. phân loại căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh Nguyên vật liệu chính: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó cấu tạo nên thực thể của sản phẩm, nếu không có nó thì sẽ không hình thành nên thực thể của sản phẩm được, nó bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên liệu, vật liệu chính khác nhau: ở doanh nghiệp cơ khi nguyên liêu, vật liệu chính là sắt, thép....ở doanh nghiệp sản xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía còn ở doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thi nguyên vật liệu chính là đường, nha, bột...Cũng có thể sản phẩm của doanh nghiệp này làm nguyên liệu, vật liệu cho doanh nghiệp khác đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích để tiếp tục gia công chế biến được coi là nguyên liệu, vật liệu chính Vật liệu phụ: là những thứ vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm, làm tăng chất lương cho sản phẩm, tạo dáng cho san phẩm.... Nhiên liệu: là những loại vật liệu có khả năng tạo ra động lực để phục vụ cho sản xuất sản phẩm như là phục vụ cho phương tiện vận tải, cho máy móc thiết bị Nhiên liệu có thể tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau như thể rắn thể lỏng thể khí Phụ tùng thay thế đây là những chi tiết được sử dụng khi thay thế khi sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... Thiết bị xây dựng cơ bản: đây là những loại thiết bị, máy móc được dung trong nghành xây dựng cơ bản như: công cụ, khí cụ, vật kết cấu. Nó bao gồm thiết bị cần lắp hay không cần lắp Vật liệu khác: là những vật liệu khác 5 loại trên như phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, vật liệu do quá trình sản xuất loại ra và được thu hồi 1.2. Phân loại theo mục đích sử dụng Nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm: nó bao gồm cả vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nó tạo nên thực thể vật chất cuả sản phẩm Nguyên vật liệu sử dụng cho các nhu cầu khác: Nó là những loại nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản lý phân xưởng, quản lý chung, bán thành phẩm hàng hoá... 1.3. Phân loại theo nguồn gốc hình thành nguyên vật liêu Nguyên vật liệu mua ngoài: Là những loại vật liệu mà doanh nghiệp đi mua của các đơn vị khác về dùng cho sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu tự chế: là loại vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất chế biến để dùng cho sản xuất sản phẩm khác. Nguyên vật liệu nhận góp vốn tham gia liên doanh hoặc vốn cổ đông, biếu tặng... Trên cơ sở phân loại nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “sổ danh điểm vật liệu”, sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký hiệu mã, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá thành hạch toán của từng danh điểm nguyên vật liệu Ký Hiệu Tên, nhãn hiệu, quy cách NVL Đơn vị tính Đơn giá hạch toán Ghi chú Nhóm Danh điểm NVL 2. Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng . 2.1. Đánh giá nguyên vật liệu theo gía thực tế : Giá thực tế của nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở chứng từ hợp lệ chứng minh các chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu a. Xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá vốn thực tế bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua nguyên vật liệu và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua nguyên vật liệu trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do không đúng quy cách, phẩm chất Trường hợp nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho các đối tượng không chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ(tức là sử dụng phương pháp trực tiếp) hoặc sử dụng cho các mục đích phúc lợi và dự án ... thì giá mua bao gồm cả thuế GTGT Đôí với các vật liệu tự gia công chế biến: giá thực tế bao gồm giá xuất kho Nguyên vật liêu đưa đi gia công và chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ... Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài ra công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho là bao gồm trị giá vốn thực tế của vật liêu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến. Số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ khi giao nhận. Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn của các bên tham gia liên doanh hoặc các cổ đông: Nó được xác định dựa trên cơ sở giá thoả thuận thống nhất đánh giá của các bên tham gia liên doanh hoặc các cổ đông.Nó được xác định dựa trên cơ sở giá thoả thuận thống nhất đánh giá của các bên tham gia liên doanh hoặc các công ty cổ đông. Đối với các nguyên vật liệu nhận từ cấp trên cấp: trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhâp kho là giá trị trên biên bản giao nhận trên biên bản giao nhận và các chi phí phát sinh khi giao nhận. Đối với các nguyên vật liệu do được do biếu tặng, được tài trợ: trị giá thực tế nhập kho loà giá trị hợp lý và các chi phí phát sinh khác. Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: thị giá trị vốn được tính theo giá trị thực tế hoặc theo giá bán thị trường. b, xác nhận trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều vốn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên nhiều có giá trị khác nhau. Do đó, khi xuất kho nguyên vật liệu tuỳ thuộc vào địa điểm hoạt động yêu càu, trình đọ quản lý và điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật tình toán của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giáthực tế nguyên vật liệu xuất kho. * Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuấ kho được căn cứ vào số lượng nguyên liệu, vật liệu xuất kkho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức sau: Trị giá vốn thực tế số lượng nguyên đơn giá bình của nguyên vật liệu = vật liệu xuất kho x quân gia quyền xuất kho Giá thực tế NVL Giá thực tế NVL Đơn giá tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ gia quyền = bình quân Số lượng NVL Số lượng NVL tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Đơn giá bình quân thường được tính cho từng loại nguyên liệu, vật liệu. Đơn gia bình quân có thể các định cho cả kỳ được gọi là đơn giá bình quân cả kỳ hay đơn giá bình quân cả kỳ hay đơn giá bình quân cố định. Theo cách này, khối lượng tính toán giảm nhưng chỉ tính được trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu vào thời điểm cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin kịp thời. Đơn giá có thể xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơn giá bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di động. Theo cách này, xác định được vốn thực tế nguyên liệu, vật liệu hàng ngày, cung cấp thông tin được kịp thời. * Phương pháp nhập tước- xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, kế toán giả định nguyên vật liệu nào nhập kho trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá mua của lần nhập đó để tính trị giá hàng xuất kho. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng sau cùng. * Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này được dựa trên giả định hàng nào nhập sau thì xuất trước và trị giá hàng xuất kho được tính bằng cách căn cứ vào số lượng hàng xuất kho, đơn giá của những lô hàng nhập mới phát hiện trong kho.Trị giá của hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập sau kkhi xuất lần cuối tính theo thời điểm xác định số tồn kho. Phương pháp này thích trong thời diểm lạm phát (giá cả có xu hướng tăng). Khi giá cả có xu hương tăng thì lượng hàng xuất có giá trị cao, lợi nhuận giảm và giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là thấp nhất và ngược lại . * Phương pháp tính theo đơn giá thực tế tồn đầu kỳ: Được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ: Giá vốn thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế NVL tồn đầu kỳ Đơn giá thực tế Giá vốn thực tế NVL tồn đầu kỳ NVL tồn = đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ Phương pháp này được áp dụng trong trường giá cả ổn định đồng thời có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp có giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ lớn, lượng nhập trong kỳ ít. * Phương pháp theo giá trị thực tế đích danh: Phương pháp này thường áp dụng đối với những loại nguyên vật liệu có giá trị cao, các nguyên vật liệu đặc biệt, ít chủng loại như vàng bạc, đá quý, các chi tiết của ô tô, xe máy co thể nhận diện được từng thứ, từng nhóm hay từng loại theo từng lần nhập kho. Khi xuất kho nguyên vật liệu thuộc lô hàng nào thì căn cứ số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó để tính ra giá thực tế xuất kho. * Phương pháp câc đối: Theo phương pháp này thì phải tính trị giá mua thực tế của nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số liệu nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ với đơn giá mua còn lại cuối kỳ trong tháng. Sau đó dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Trị giá mua thực tế nguyên vật liệu xuất kho = Trị giá mua thực tế nguyên vật liệu đầu kỳ + Trị giá mua thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ - Trị giá mua thực tế nguyên vật liệu Để tính được trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho cần phái phân bổ chi phí mua cho số hàng đã xuất kho theo công thức: Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất kho + Chi phí phân bổ cho NVL đầu kỳ + Chi phí phân bổ cho NVL phát sinh trong kỳ x Trị giá mua của NVL xuất kho Giá trị mua của NVL còn lịa đầu kỳ + Trị giá của NVL nhập trong kỳ Trên cơ sở trị giá mua thực tế của nguyên vật liệu xuất kho đã được tính kế hoạch tổng hợp lại để xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho, 2.2: Đánh giá theo giá hạch toán: Giá hạch toán là loại giá do doanh nghiệp tự xây dựng, nó được xác định trong một thời kỳ nhất định, để làm giá hạch toán nguyên vật liệu thông thường nó được sử dụng ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, khối lượng chủng loại nhiều, việc nhập xuất nguyên vật liệu được diễn ra thường xuyên, liên tục, hàng ngày kế toán khó tính giá thực tế theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh do đó hàng ngày nhập, xuất nguyên vật liệu theo giá hạch toán, đến cuối tháng hay cuối kỳ căn cứ vào chứng từ để tính giá nguyên vật liệu nhập kho, Sau đó thực hiện việc điều chỉnh sổ sách kế toán Tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế so với giá hạch toán(H): Trị giá thực tế NVL Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ + nhập vào trong kỳ H = Trị giá hạch toán NVL Trị giá hạch toán NVL tồn kho đầu kỳ + nhập vào trong kỳ Tính trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho Trị giá thực tế của trị giá hạch toán hệ số NVL xuất kho = NVL xuất kho + chênh lệch Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có nhiệm vụ nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu nhiều, giá mua thực tế biến động lớn, thông tin về giá không kịp thời. Có nhiều phương pháp tính giá khác nhau, tuy nhiên phải tuỳ thuộc vào từng đặc điểm của từng doanh nghiệp mà vận dụng một phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. IV. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 1. Chứng từ kế toán: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất nguyên vật liệu đều phải nhập chứng từ đầy đủ, kịp thời đúng chế độ quy định . Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định 14/TC/QD/CĐKT ngày 01/11/1995 và theo quyết định 885/1998/QĐ/BTC ngày 16/07/1998 của bộ trưởng bộ tài chính, các chứng từ kế toán bao gồm: -Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT) -Phiếu xuất kho (mẫu 02  -- VT) -Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 –VT) -Biên bản kiểm kê nguyên liệu, vật liệu (mẫu 08 – VT) -Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 -- BT) -Hoá đơn kiêm phiếu nhập kho (mẫu 01 – BT) Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Ngoài các chứng từ sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn như: -phiếu xuất kho nguyên vật liệu hạn mức (mẫu04 --VT) -Phiếu báo nguyên liệu, vật liệu cuối kỳ (mẫu 07-VT) -Biên bản kiểm nghiệm nguyên liệu, vật liệu (mẫu 05 – VT) 2. Sổ chi tiết kế toán nguyên vật liệu. Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, trên cơ sở chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu phục vụ cho việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến nguyên vật liệu. Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán về nguyên vật liệu áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ(thẻ) kho, sổ (thẻ) chi tiết nguyên vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư, ngoài ra còn có thể mở thêm bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kết tổng hợp Nhập – Xuất – tồn kho nguyên vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết, giản đơn, nhanh chóng, kịp thời. 3. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hoẹp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên liệu, vật liệu về số lượng và giá trị . các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ mở sổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phù hợp để góp phần tăng cường quản lý nguyên liệu, vật liệu. 3.1. Phương pháp ghi thẻ song song: Phương pháp này tiến hành theo dõi chi tiết nguyên vật liệu song song cả ở kho và phòng kế toán theo từng loại nguyên vật liệu với cách ghi chép gần như nhau. Chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ kế toán nguyên vật liệu. Cơ sở để ghi sổ (thẻ) kế toán nguyên vật liệu là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu do thủ kho gửi đến sau khi kế toán đã kiểm tra lại, hoàn chỉnh đầy đủ chứng từ ghi chép các loại nguyên vật liệu trong sổ kế toán chi tiết và thẻ kho phải phù hợp, cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với thẻ kho, ngoài ra, để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo từng nhóm nguyên vật liệu. Phương pháp này thích hợp trong các doanh nghiệp ít chủng loại nguyên vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, phát sinh không thường xuyên, trình độ kế toán chưa cao. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu, đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin và khả năng cung cấp thông tin nhanh cho giá trị hành tồn kho, khối lượng ghi chép lớn, ghi chép trùng lặp chỉ tiêu số lượng giữa kế toán và thủ kho. Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song Thẻ kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ kế toán chi tiết Bảng kê nhập, xuất, tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: ghi hàng ngày Ghi cuôi tháng Đối chiếu, kiểm tra 3.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển Đối với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lượng chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu không nhiều thì phương pháp thích hợp để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là phương pháp đối chiếu luân chuyển. Theo phương pháp này, các kế toán chỉ mở “sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” theo từng kho, kế toán lập bảng “bảng kê nhập vật liệu”, “bảng kê xuất vật liệu” và dựa vào những bảng kê này để ghi vào “sổ luân chuyển nguyên vật liệu”. Khi nhận được thẻ kho với “sổ luân chuyển nguyên vật liệu” đồng thời từ “sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu. Như vậy, phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán, nhưng vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và hơn nữa là ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL Theo phương pháp đối chiếu luân chuyển Bảng kê nhập vật liệu Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Bảng kê xuất vật liệu Thẻ kho Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu Sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 3.3. Phương pháp ghi sổ số dư: với những doanh nghiệp có nhiều doanh điểm nguyên vật liệu và đồng thời số lượng chứng từ nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu thích hợp nhất là phương pháp ghi sổ số dư. Theo phương pháp này, thẻ kho ngoài việc ghi “thẻ kho” như các phương pháp khác thì cuối kỳ còn phải ghi lượng nguyên vật liệu tồn kho từ “thẻ kho” vào “sổ số dư”. Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuât của từng danh điểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3,5 hoặc mười ngày một lần (kèm theo “phiếu giao nhận chứng từ”) và giá hạch toán để trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào “bảng luỹ kế nhập, xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào “ bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn” (bảng này mở theo từng kho). Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên “ sổ số dư” do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trên “sổ số dư” với tồn kho trên “bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn”. Từ bảng này, kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu. Phương pháp này tránh việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ nhưng việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn vì vậy, phương pháp này đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải co trình độ chuyên môn cao. Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL Theo phương pháp số dư Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ số dư Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho NVL Phiếu giao nhận chứng từ xuất Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra V. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 1. Các phương pháp hạch toán tổng hợp về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là tài sản lưu động của doanh nghiệp và đươc nhập, xuất kho thường xuyên, tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm nguyên vật liẹu của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có các phương thức kiểm kê khác nhau. Có doanh nghiệp thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập, xuất kho( mỗi lần nhập xuất kho đều có cân, đong, đo, đếm) nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào cuối kỳ bằng cách cân, đong, đếm, ước lượng nguyên vật liệu tồn cuối kỳ. Tương ứng với hai phương thức kiểm kê trên, trong kế toán nguyên vật liệu nói riêng và kế toán các loại hành tồn kho nói chung có hai phương pháp hạch toán tổng hợp là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. 1.1. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX thì các tài khoản hàng tồn kho nói chung và tài khoản nguyên vật liệu nói riêng được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy, giá trị vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số lượng kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng vật tư thừa, thiếu, truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp KKTX áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn. 1.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK) phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất trong kỳ theo công thức. Trị giá vật tư trị giá vật tư trị giá vật trị giá vật tư Hàng hoá = hàng hoá mua + tư hàng hoá - hàng hoá Xuất kho vào trong kỳ tồn đầu kỳ tồn cuối kỳ Theo phương pháp KKĐK, mọi biến động vật tư, hàng hoá không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho. Giá trị vật tư, hàng hoá mua và nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng (tài khoản “mua hàng”). Công tác kiểm kê vật tư, hàng hoá được tiến hành cuối mỗi kỳ hạch toán để xác định giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trên cơ sở đó kế toán phản ánh các tài khoản hàng tồn kho. Như vậy, khi áp dụng phương pháp KKĐK các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng đầu kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư cuối kỳ). Phương pháp KKĐK thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách mẫu mã khác nhau giá trị thấp và được xuất hàng thường xuyên. Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có những ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán, nhưng độ chính xác về vật tư, hàng hoá xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến, bãi... 2. Hạch toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK 2.1. Tài khoản sử dụng: a, Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu” Công dụng: tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có với tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. Nội dung, kết cấu: + Bên nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận vốn góp liên doa._.nh, được cấp hoặc nhận từ các nguồn khác. Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. + Bên có” Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh. Trị giá NVL đươc giảm giá hoặc trả lại người bán. Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê. + Dư nợ: giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại, nhóm thứ vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp , thông thường các doanh nghiệp chi tiết tài khoản này theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệu như: TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1522: Vật liệu phụ TK 1523: Nhiên liệu b, Tài khoản 151 “ hàng mua đang đi đường” Công dụng: tài khoản này dùng để phản ánh các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho. Nội dung, kế cấu: + Bên nợ: Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi đường + Bên có: Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng. + Dư nợ: Giá trị hàng đi đường chưa về nhập kho c, Tài khoản 611 “Mua hàng” Công dụng: tài khoản này dùng để phản ánh nhập xuất vật liệu của doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK Nội dung, kết cấu: +Bên nợ: Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ Mua vật liệu nhập kho +Bên có: Xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất hoặc các nhu cầu khác. Kết chuyển giá trị vật liệu tồn cuối kỳ +Không có số dư cuối kỳ d, Tài khoản 133 “thuế GTGT được khấu trừ” Công dụng: dùng để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ Nội dung kết cấu: +Bên nợ: phản ánh số thuế GTGT phải được khấu trừ +Bên có: Phản ánh số thuế GTGT đã được khấu trừ Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ khi mua nguyên vật liệu nếu được hưởng các khoản chiết khấu thương mại, khoản giảm giá nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu mua bị trả lại +Số dư nợ: phản ánh số thuế GTGT còn phải khấu trừ e, Tài khoản 331 “phải trả người bán” Công dụng: dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán nguyên vật liệu, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký, kết, nó cũng dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu về XDCB Nội dung, kết cấu: + Bên nợ: Phản ánh số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu. Phản ánh số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được nguyên vật liệu. Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số hàng hoặc lao vụ đã giao theo hợp đồng. Số kết chuyển về phần nguyên vật liệu thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán Chiết khấu mua hàng được người bán chấp nhận do doanh nghiệp giảm trừ vào nợ phải trả + Bên có: Phản ánh số tiền trả cho người bán nguyên vật liệu, người cung cấp lao vụ, dịch vụ và người nhận thầu XDCB Điều chỉnh giá tạm tính và giá thực tế của số nguyên vật liệu, lao vụ, dịch vụ đã nhận khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức + Số dư có: phản ánh số tiền phải trả cho người bán , người cung cấp, người nhận thầu. Tài khoản này có thể có số dư nợ (nếu có)phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền trả nhiều hơn số phải trả theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể nên khi lập bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi vào 2 chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn . 2.2. Hạch toán kế toán nhập kho nguyên vật liệu. a, Nguyên vật liệu thu mua nhập kho Trong nghiệp vụ thu mua, nhập kho nguyên vật liệu thì doanh nghiệp phải có hai loại chứng từ bắt buộc đó là hoá đơn khi mua hàng “hoá đơn GTGT” hoặc “hoá đơn bán hàng”(do người bán lập giao cho doanh nghiệp) và phiếu xuất kho(do cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp ), trường hợp nguyên vật liệu là nông, lâm, thuỷ sản, hải sản mua trực tiếp của người sản xuất thì doanh nghiệp lập “bảng kê mua hàng” thay cho hoá đơn. Việc ghi chép nghiệp vụ thu mua và nhập kho nguyên vật liệu của kế toán phụ thuộc vào tình hình thu nhận các chứng từ trên. Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi Nợ 152: phần ghi vào giá trị NVL nhập kho. Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có 311: Hoá đơn chưa trả người bán. Có 111, 112, 311:Thanh toán bằng tiền Có 331: chưa thanh toán Sang các tháng sau, khi số hàng đã về kho, căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán ghi: Nợ 152 Có 151 Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn: Khi kế toán chỉ nhận được phiếu nhập, chưa nhận được hoá đơn thì căn cứ vào lượng nguyên vật liệu thực tế nhập kho và giá tạm tính (giá hạch toán) kế toán ghi: Nợ 152 Giá tạm tính Có 331 Khi nhận được hoá đơn, kế toán dùng bút toán ghi bổ sung hoặc ghi sổ âm để điều chỉnh giá tạm tính giá thành hoá đơn và phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ (nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Chẳng hạn khi giá hoá đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi bút toán bổ sung. Nợ 152: giá nhập thực tế- giá tạm tính Nợ 133: thuế GTGT được khấu trừ Có 331: giá thanh toán – giá tạm tính Trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho người bán. khi ứng trước tiền, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi Nợ 331: ứng trước tiền cho người bán Có 111, 112, 331: số tiền ứng trước Khi người bán chuyển hàng cho doanh nghiệp, căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho, kế toán ghi Nợ 152: giá nhập kho nguyên vật liệu Nợ 133: thuế GTGT được khấu trừ Có 331: giá thanh toán Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình thu mua NVL Nợ 152: Chi phi thu mua NVL Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có 111,112,331... Nừu nhập kho phát hiện thấy nguyên vật liệu thiếu so với hoá đơn thì tuỳ theo nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ 1381: Chờ xử lý Nợ 1388: Yêu cầu bồi thường Có 111, 112, 311,331: Giá thanh toán của số nguyên vật liệu thiếu Nừu nhập kho phát hiện thấy Nguyên vật liệu thừa so với hoá đơn thì: Kế toán có thể ghi số thừa vào tài khoản 002 “vật tư, hàng hoá giữ hộ” (nếu doanh nghiệp không mua số thừa) hoặc căn cứ vào giá hoá đơn của nguyên vật liệu thừa, kế toán ghi: Nợ 152 Có 3388 Trường hợp khi nhận được “hoá đơn GTGT”, “hoá đơn bán hàng”, “hoá đơn cước vận chuyển”... mà doanh nghiệp đã thanh toán một phần, số còn lại doanh nghiệp nhận nợ với người bán thì kế toán căn cứ hoá đơn để ghi: Nợ 151, 152: giá không có thuế GTGT Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có 331: Giá thanh toán ghi trên hoá đơn Phản ánh số tiền đã thanh toán, kế toán ghi: Nợ 331: số tiền đã thanh toán Có 111, 112, 141, 331 b, Nhập kho nguyên vật liệu từ các nguồn khác Nguyên vật liệu của các doanh nghiệp có thể nhập từ các nguồn khác như: nhập kho nguyên vật liệu tự chế, gia công song, do nhận vốn kinh doanh bằng giá trị nguyên vật liệu... phản ánh nghiệp vụ nhập kho trong các trường này, kế toán ghi: Nợ 152: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Có 154: nhập kho nguyên vật liệu tự chế hoặc gia công Có 411: Nhận vốn kinh doanh bằng nguyên vật liệu Có 128, 222: nhận vốn góp liên doanh bằng NVL Có 338: Nguyên vật liệu vay mượn tạm thời của đơn vị khác Có 721: phế liệu thu hồi từ các hoạt động thanh lý TSCĐ 2.3. Hạch toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu Với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKTX thì khi xuất kho nguyên vật liệu phải lập “Phiếu xuất kho” hoặc “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức”, thủ kho và người nhập nguyên vật liệu phải làm thủ tục kiểm nhận lượng nguyên vật liệu xuất kho theo phiếu xuất. Kế toán tổng hợp các phiếu xuất nguyên vật liệu cho từng bộ phận sử dụng, xác định giá thực tế xuất kho để phân bổ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho chi phí sản xuất kinh doanh và ghi: Nợ 621: Giá thực tế NVL sử dụng để chế biến sản phẩm Nợ 627: giá thực tế NVL phục vụ chung cho bộ phận sản xuất Nợ 641: giá thực tế NVL phục vụ cho bán hàng Nợ 642: giá thực tế NVL phục vụ cho quản lý doanh nghiệp Có 152: giá thực tế NVL xuất kho Trường hợp doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu để góp vốn liên doanh, căn cứ vào phiếu xuất kho và biên bản giao nhận vốn, kế toán ghi: Nợ 222: góp vốn liên doanh Nợ 411: trả vốn góp liên doanh (theo giá thoả thuận) Nợ (có) 412: chênh lệch giá (nếu có) Có 152: ghi theo giá thực tế xuất kho Trường hợp doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu để góp vốn liên doanh, căn cứ vào phiếu xuất kho và biên bản giao nhận vốn, kế toán ghi: Nợ 222: góp vốn liên doanh Nợ 411: trả vốn góp liên doanh (theo giá thoả thuận) Nợ (co) 412: chênh lệch giá( nếu có) Có 152: ghi theo giá thực tế xuất kho Trường hợp doanh nghiệp xuất kho nguyên vật liệu để ra công chế biến thêm trước khi đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho, kế toán ghi: Nợ 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Co 152: Nguyên vật liệu Tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình gia công hoặc tự chế biến nguyên vật liệu, kế toán ghi: Nợ 152: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ 133: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) Có 334,338: chi phí nhân viên Có 331: tiền thuê gia công Trường hợp doanh nghiệp xuấtkho nguyên vật liệu để bán thì căn cứ vào giá trị thực tế kế toàn ghi Nợ 632: giá vốn hàng hoá Có 152: Nguyên vật liệu Tiền thu được từ việc nhượng bán nguyên vật liệu kế toán ghi: Nợ 111,112,131: Số tiền thực thu Có 721: thu nhập bất thường Có 3331: thuế giá trị gia tăng được k hấu trừ Trường hợp doanh nghiệp đã nhập kho nhưng do bán kém chất lượng và đang trong thời hạn bảo hành thì doanh nghiệp phải làm thủ tục xuất kho số nguyên vật liệu để trả lại cho người bán. Căn cứ vào giá hoá đơn của số nguyên vật liệu này, kế toán ghi: Nợ 111,112,331: Giá thanh to9án Có 152: Giá thực tế Có 133:Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Trường hợp doanh nghiệp được hưởng giảm giá hàng mua(hồi khấu, giảm giá) thì kế toán ghi giảm giá nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ Nợ 111 Có 152: 2.4. Hạch toán kết quả kiểm kê cho nguyên vật liệu Định kỳ hoặc đột xuất, doanh nghiệp có thể tiến hgành kiểm kê kho nguyên vật liệu nói riêng và các loại hàng tồn kho khác nói chung để xác định l ượng tồn kho của các doanh điểm, từ đó đối chiếu với số liệu trên sổ sách và xác định số thừa, thiếu. Trường hợp khi kiểm kê phát hiện nguyên vật liệu thiếu, căn cứ vào biên bản kiểm kê và biên bản xử lý(nếu có) kế toán ghi: Nợ 1381: chờ xử lý Nợ 111,112,1388,334: yêu cầu bồi thường Nợ 642: thiếu trong định mức Có 152: giá thực tế của nguyên vật liệu thiếu Trường hợp khi kiểm kê phát hiện nguyên vật liệu thừa so với sổ sách, doanh nghiệp phải xác định số nguyên vật liệu là của mình hay phải trả cho đơn vị, cá nhân khác. Nếu nguyên vật liệu thừa xác định là của doanh nghiệp kế toán ghi: Nợ 152: Trị giá nguyên vật liệu thừa Có 721: Trị giá nguyên vật liệu thừa Nếu nguyên vật liệu thừa xác định sẽ trả cho đơn vị khác thì kế toán ghi vào bên nợ TK 002 Nếu doanh nghiệp quyết định mua số vật liệu thừa thì cần thông báo cho bên bán. Căn cứ vào hoá đơn lập bổ sung nhận từ người bán, kế toán ghi Nợ 152 Có 338 Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX TK 111,112,141... TK 152 TK 621,627,641 Giá mua chi phí Giá trị NVL xuất kho Mua NVL nhập kho Sử dụng trong doanh nghiệp TK152 TK 154 Hàng mua Hàng đi đường NVL xuất thuế đang đi đường về nhập kho Ngoài gia công TK133 TK128, 222 Thuế GTGT đầu vào TK 441 Xuất NVL để Nhận vốn góp liên doanh góp vốn liên doanh TK 411 TK 128, 222 TK 411 Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất NVL TK 154 trả lại vốn góp liên doanh Nguyên vật liệu TK138,642 Tự chế nhập kho nguyên vật liệu TK 338, 721 thiếu khi kiểm kê Trị giá NVL thừa TK111,112,331 Khi kiểm kê kho TK 133 Giảm giá hàng bán Hoặc trả lại NVL cho người bán Phần II Thực trạng về công tác tổ chức kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu tại công ty cổ phần OLYMPYA I. Vài nét khái quát về công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần OLYMPIA là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tài chính, có tư cách pháp nhân và được thành lâp theo luật doanh nghiệp. Công ty là một doanh nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp được thành lập theo quyết định số 368/TCNS_ĐT ngày 17/06/1998 của Bộ Công Nghiệp Công ty có trụ sở chính tại số 22. Cù Chính Lan –Khương Mai – Thanh Xuân – Hà Nội. Tiền thân của công ty cổ phần OLYMPIA là 4 xí nghiệp thuộc cục địa chất và khoáng sản Việt Nam nhập lại là Xí nghiệp máy địa vật lý Xí nghiệp thăm dò và khai thác khoáng sản Xí nghiệp xây lắp 287 Xí nghiệp xây lắp 289 Những xí nghiệp này trước khi thành lập công ty đều hoạt động theo cơ chế hành chính, bao cấp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch cấp trên giao. Những năm qua với đà phát triển nhanh, nhịp độ tăng trưởng cao của địa chất cũng như mục tiêu sản xuất kinh doanh và chiến lược ngành đã đặt ra là phải phát triển đủ mạnh đúng tầm với một doanh nghiệp vừa phục vụ guốc doanh, trung ương, địa phương và các thành phần kinh tế khác. Chính vì cần thiết như vậy mà đến năm 1999 Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp đã ra quyết định số 368/TCNS-ĐT thành lập ra công ty cổ phần OLYMPIA. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Thể chế hoá hoạt động của công ty là điều lệ hoạt động được ban hành kèm theo quyết định số 176/QĐ của bộ trưởng bộ công nghiệp đăng ký ban hành ngày 16/03/1999 Công ty kinh doanh theo đúng quy định thành lập của doanh nghiệp, kinh doanh các mặt hàng dịch vụ đã đăng ký, cụ thể là: + Lắp ráp sửa chữa, bảo dưỡng máy địa vật lý và thiết bị điện tử chuyên dùng phục vụ công tác điều tra, tìm hiểu thăm dò địa chất. + Kiểm định máy móc, thiết bị vật lý địa chất + Tiêu thụ khai thác chế biến khoáng sản + Thăm dò khai thác nứơc ngầm + Xác định nền móng các công trình xây dựng + Xây lắp các công trình điện + Xây dựng công trình phục vụ dân sinh + Gia công các kết cấu cơ khí phục vụ công tác xây lắp điện và xây dựng Từ khi thành lập đến nay: Mặc dù tình hình có nhiều kho khăn, nhiệm vụ biến động cơ chế thay đổi song nhờ sự chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng nên công ty cổ phần OLYMPIA đã thực hiện được mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình, thưc hiện đày đủ các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, cán bộ công nhân viên có đủ việc làm và thu nhập ổn định. Công ty đã thực hiện thi công và hoàn thành một số công trình tầm cỡ và có ý nghĩa lớn như công trình đường day tải điện tử thuỷ điện Sông Đà đi từ hướng Hà Bắc, đường dây tải điện Tuyên Quang... và đặc biệt công ty đã thăm dò và tổ chức lắp đặt hệ thống khai thác nước ngầm vùng Đông Hưng – Thái Bình một vùng có độ nhiễm mặn cao. Từ khi thành lập công ty đã có tổng số vốn kinh doanh là: 990019541đ Trong đó: + Vốn cố định: 554467000 đ + Vốn lưu động: 222276000đ + vốn ngân sách: 202276541 đ + Vốn tự có: 20000000 đ Đến quý 4 năm 2002 công ty có tổng số vốn kinh doanh là: 1760138391 đ trong đó: *, Vốn cố định: 930441490 đ Vốn pháp định: 859679599 đ Vốn tự bổ sung: 70761900 đ *, Vốn lưu động: 829876892 đ Vốn lưu động: 456876544 đ Vốn tự bổ sung: 129000000 đ Vốn huy động khác: 244000351 đ Đến qúy IV/2005 công ty có tổng số vốn kinh doanh là 240617241 đ trong đó: *, vốn cố định: 1760548321 đ Vốn pháp định: 1430798451 đ Vốn tự bổ sung: 329749870 đ *, Vốn lưu động: 1180068920 đ Vốn pháp định: 598734460 đ Vốn tự bổ sung: 287000000 đ Vốn tự huy động khác: 294334460 đ Bảng tổng hợp lợi nhuận , sản lượng đạt được qua các năm Chỉ tiêu ĐV 2003 2004 2005 1. Tổng giá trị sản lượng đ 12.500.000.000 13.000.000.000 14.500.000.000 2. Lợi nhuận đạt được đ 170.000.000 185.000.000 200.000.000 3. Các khoản nộp ngân sách + Thuế doanh thu + Thuế vốn +Thuế lợi tức đ đ đ đ 478 000 000 375 000 000 60 500 000 42 500 000 496 750 000 390 000 000 60.000.000 46.250.000 587.921.603 435.000.000 102.921.603 50.000.000 4. Thu nhập bình quân đầu người Người/năm 12 000 000 14.400.000 16.800.000 2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức kế toán tại công ty cổ phần OLYMPIA Từ khi thành lập đến nay, tổng số cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 150 người, trong đó có 60 người trình độ đại học, cao đẳng và tiến sĩ, 40 người trình độ trung cấp, 50 người là công nhân. bên cạnh đó công ty còn ký hợp đồng ngắn hạn với một số lao động ngoài biên chế theo luật lao động do nhà nước ban hành tuỳ theo nhu cầu của từng công việc, từng thời điểm nhất định. Có thể nói công ty có đủ đội ngũ cán bộ, cán bộ công nhân viên chức có đủ trình độ chuyên môn cao trong công tác sản xuất kinh doanh, có đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lành nghề trong các lĩnh vực điện tử, xây lắp, xây dựng và địa lý địa chất kinh nghiệm. Mặc dù tình hình xã hội nói chung và thời gian đầu thành lập công ty còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ biến động nhiều cơ chế có nhiều biến đổi thường xuyên, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, công nghệ còn lạc hậu song nhờ lãnh đạo công ty chủ động tìm kiếm thị trường đối tác, cơ chế hoạt động linh hoạt, năngđộng nên hàng năm công ty vẫn thực hiện được mục tiêu sản xuất có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước cán bộ công nhân viên chức có đủ việc làm và thu nhập ổn định, đời sống ngày càng được cải thiện tốt hơn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. 2.1, Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Giám Đốc P.CLĐTCH tiền lương XN máy địa vật lý Phó Giám Đốc Phòng kế toán thống kê Phòng hạch toán kinh doanh Phòng kỹ thuật tổng hợp XN thăm dò khai thác KS XN xây lắp XN cung ứng vật tư Phân xưởng cơ khí Bộ máy tổ chức của công ty đựơc tổ chức theo cơ cấu trực tiếp tham mưu có sự chỉ đạo giám sát từ trên xuống dưới theo nguyên tắc hành chính. Các phòng chức năng được sắp xếp phù hợp đảm bảo phối hợp hoạt động có hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời phù hợp với ngành nghề mặt hàng sản xuất và địa bàn sản xuất kinh doanh. Công ty thực hiện chế độ con dấu, một tài khoản, hạch toán tập trung tại công ty theo chế độ một thủ trưởng, một chủ tài khoản. - Ưu điểm: có sự quản lý thống nhất từ trên xuống - Nhược điểm: mang tính áp đặt từ trên xuống, đòi hỏi nhà quản lý phải có trình độ toàn diện và tổng hợp, chỉ tiêu dự toán mới chính xác. Chức năng của các bộ phận trong bộ máy quản lý: + Giám đốc công ty: Do Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nặng bổ nhiệm theo đề nghị của cục trưởng cục địa chất và khoáng sản việt nam. + Phó giám đốc: Được cấp trên bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc công ty. Phó giám đốc phụ trách công tác hành chính và công tác thi công. + Công ty gồm 4 phòng ban: phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương: trực tiếp quản lý chung về tình hình số lượng công nhân viên chức và ký hợp đồng ngắn hạn của công ty. Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao kiến thức tay nghề của cán bộ công nhân viên chức. Tổng hợp và theo dõi hoạt động và lao động tiền lương cùng các sự việc khác Phòng kế toán thống kê Quản lý toàn bộ vốn của công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc vè việc thực hiện các chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, thông qua việc giám định bằng tiền để giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong việc sản xuất kinh doanh Phòng kế hoach kinh doanh: quản lý và lập kế hoạch trong mọi lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức nghiêm thu, quyết toán các hợp đồng kinh tế. Phòng kỹ thuật tổng hợp: Thiết kế về mạt kỹ thuật các sản phẩm, công trình xây lắp, lập kế hoach sản xuất kinh doanh phụ trách hợp đồng giữa sản xuất công ty với đơn vị khác. Xí nghiệp địa vật lý: Chuyên lắp đặt sửa chữa sản xuất bảo dưỡng các thiêt bị điện tử chuyên dùng, ghép nối với các thiết bị điện tử máy tính, kiểm định các thiết bị đo lường địa vật lý. Xí nghiệp thăm dò khai thác khoáng sản: Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác khoáng sản phục vụ dân sinh tận thu khai thác chế biến khoáng sản. Xí nghiệp xây lắp và cung ứng vật tư: chuyên xây lắp các đường dây tải điện và trạm biến thế có điện áp dưới 35 KV Phân xưởng cơ khí: chuyên gia công cơ khí phục vụ lắp đặt thiết bị máy móc. 2.2. Hệ thống bộ máy kế toán công ty Bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Bộ máy kế toán vật tư hàng hoá kiểm kê TSCĐ Bộ máy kế toán lao động tiền lương Bộ máy kế toán thanh toán Nhân viên kế toán Bộ phận kế toán tổng chi phí kiêm giá thành Thủ quỹ kiêm thủ quỹ kho Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty không lớn. Đồng thời căn cứ vào khối lượng, tính chất mức độ phức tạp của các nhiệm vụ kinh tế phát sinh cũng như trình độ nghiệp vụ quản lý của kế toán trong công ty từ đó bộ máy kế toán của công ty áp dụng theo hình thức kế toán công tác tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán của công ty được thực hiện tập trung tại phòng kế toán thống kê của công ty, ở các đơn vị trực thuộc của công ty không có bộ phận kế toán riêng mà tại đó chỉ bố trí nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện kế hoach ban đầu thu nhập, kiểm tra chứng từ và lập kế hoạch hoạch định gửi chứng từ về phòng kế toán của công ty. Tại kho (kho nguyên vật liệu , thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi vào thẻ kho cuối tháng lên báo cáo nhập – xuất – tồn và hàng tháng chuyển vào báo cáo lên kế toán. Nên nhân viên kinh tế (phân xưởng) ngoài nhiệm vụ nêu trên còn phải tiến hành theo dõi từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi giao thành phẩm đồng thời thực hiện chấm công của phân xưởng để làm căn cứ cho phòng tổ chức tính lương. Cuối tháng, các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phụ cấp được chuyển về phòng kế toán để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên quản lý, lập bảng phân bổ quý đó. ở phòng kế toán: sau khi nhận được các chứng từ ban đầu theo sự phân công các nhân viên kế toán thực hiện các công việc kiểm tra phân loại, xử lý chứng từ, lập bảng thống kê, bảng phân bổ, ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp hệ thống hoá số liệu cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý. Đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập, tiến hành các hoạt động kinh tế giúp lãnh đạo công ty trong công việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh phòng kế toán công ty gồm 7 người: + Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các công việc do các kế toán viên thành phần thực hiện kế toán tài chính, bán hàng thu nhập và phân phối. Kế toán phải chịu trách nhiệm trước giám đốc các thông tin kế toán cung cấp. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, kế toán trưởng chịu trách nhiêm chính về công việc liên quan đến kế toán tài chính của công ty trước cán bộ công nhân viên chức, trước cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo. + Thủ quỹ kiêm thủ kho: Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư ở kho và đồng thời căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để xuất nhập quỹ và ghi sổ quỹ. + 5 nhân viên kế toán: kế toán vật tư hàng hoá kiêm kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu và theo dõi tình hình tăng giảm trích khấu hao TSCĐ Kế toán lao động tiền lương và BHXH: có trách nhiệm tổng hợp phân bổ và tiến hành trả lương, BHXH cho nhân viên toàn công ty. Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ quản lý theo dõi thực hiện kế hoạch vốn bằng tiền các khoản thanh toán trong nội bộ công ty và thanh toán với người cung cấp và theo dõi các khoản thanh toán tiền mặt và tăng giảm ngân hàng. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tiêu thụ: tiến hành tập hợp toàn bộ chương trình sản xuất và theo dõi sự tiêu thụ sản phẩm Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản nợ, các khoản tiền gửi vào, tiền rút ra trên tài khoản tiền gửi. * Tổ chức ghi chép sổ kế toán ở công ty Từ những đặc điểm mang tính đặc thù của công ty ban lãnh đạo công ty lựa chon tổ chức công tác kế toán áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Sơ đồ trình tự sổ kế toán của công ty Chứng từ gốc Sổ, thẻ chi tiết Báo cáo tài chính Bảng cân đối phát sinh Sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ chi tiêt Sổ quỹ Đăng ký chứng từ ghi sổ Mỗi bộ phận của bộ máy kế toán tại công ty đều được thực hiện chức năng và nhiệm vụ riêng đã được quy định. Trong khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình các bộ phận cơ cấu của công ty tổ chức kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên hệ cả với bộ phận khác trong công ty việc cung cấp hay nhận tài liệu thông tin kinh tế nhằm mục đích cho công tác lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này: Hình thức kế toán thực chất là hệ thống sổ kế toán, căn cứ vào hệ thống tài khoản áp dụng các chế độ, thể lệ của nhà nước, quy mô đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, điều kiện trong thiết bị kỹ thuật kế toán cũng như trình độ nghiệp vụ của kế toán, chứng từ ghi sổ đảm bảo tính thống nhất đối với ngàng địa chất căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán Các loại sổ chủ yếu + Sổ kế toán tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái các tài khoản + Sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán chi tiết vật liệu Sổ kế toán chi tiết TSCĐ Sổ kế toán chi tiết tổng hợp thành phẩm Sổ kế toán chi tiết chi phí bán hàng Sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Sổ kế toán chi tiết tiền tam ứng Sổ kế toán chi tiết phải trả cho người bán Sổ kế toán chi tiết phải thu khác II. Thực trạng công tác kế toán nhập, xuất và bảo quản nguyên vật liệu tại công ty cổ phần OLYMPIA 1. Đặc điểm phân loại nguyên vật liệu tại công ty cổ phần OLYMPIA 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất đơn chiếc và sản xuất theo đơn đặt hàng nên công ty phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn về các loại sản phẩm của mình, một trong vấn đề sống còn của công ty là hạ giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với thi trường. Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, quản lý chặt chẽ vật liệu đồng thời hạch toán một cách đầy đủ chính xác là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho công ty thực hiện việc giảm giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. đồng thời số lượng và chủng loại các sản phẩm mà công ty xuất nhập phong phú đa dạng sản phẩm của công ty sản xuất chủ yếu phục vụ cho công trình xây lắp xây dựng các công trình khoan, khai thác. Chính vì vậy nguyên vật liệu dùng để sản xuất cũng rất đa dạng vế chủng loại với công dụng, tính năng lý hoá học cũng rất khac nhau điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc quản lý vật liệu hạch toán vật liệu đảm bảo hiệu quả các quá trình nhập – xuất thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ vật liệu một cách hiệu quả. Dựa vào kế hoạch kinh doanh do phòng kế hoạch xây dựng để tính toán khối lượng cần dùng trong tháng, quý. Sau đó tổ chức nhập nguyên vật liệu và cung cấp cho các nhà sản phẩm nhanh chóng và liên tục đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về số lượng, chất lượng vật liệu phục vụ cho công tác quản lý, xuất nguyên vật liệu theo công trình theo đơn đặt hàng thì công tác kế toán vật liệu là điều kiện không thể thiếu được và từ đó giúp công ty phấn đấu hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty Để phù hợp với đặc điểm yêu cầu trong quá trình sản xuất phù hợp với đặc điểm tác dụng của từng loại nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm giúp hạch toán chính xác một khối lượng nguyên vật liệu tương đối lớn , đa dạng về chủng loại thì việc phân loại nguyên vật liệu tại công ty là một việc hết sức cần thiết. Vì đối với mỗi loại sản phẩm cần biết nguyên vật liệu nào là chính, nguyên vật liệu nào là phụ để cuối cùng sắp xếp phân loại cho hợp lý. Công ty đã căn cứ vào công dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất mà công ty đã chia nguyên vật liệu thành các loại sau: Xí nghiệp máy địa vật lý nguyên vật liệu chính gồm: IC, ổn áp, cầu chì, dây đồng, pin 1.5V- AG 10, đèn nhân quang điện BĐ 7678, giắc nhựa, đèn báo sáng, đồng hồ vạn năng hiện số. Xí nghiệp thăn dò khai thác khoáng sản nguyên vật liệu gồm: các mạch nước ngầm, các mỏ than và khoáng sản khác mà công ty đã khảo sát được đang từng bước đi vào khai thác để hoàn thành các khoáng sản đã khai thác được đưa vào chế biến tạo thành sản phẩm. Xí nghiệp xây lắp cung ứng vật tư + Nguyên vật liệu chính gòm: sắt thép, xi măng, cầu chì vôi, cột điện, dầu làm mát máy... + Vật liệu phụ: sơn nâu, sơn ghi tổng hợp... chúng rất quan trọng có tác dụng giúp cho vật liệu chính hoàn chỉnh hơn + Nhiên liệu gồm: dầu nhớt, dầu máy, dầu Diezel + Phụ tùng thay thế gồm có: Dây xích, ốc vít + Thiết bị xây dựng cơ bản gồm có: Dàn giáo, gạch xây, cát sỏi, dùng cho công trình xây lắp và xây dựngTrên đây chỉ là một vài vật liệu điển hình đại diện cho rất nhiều những nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ khác nhau trong các xí nghiệp trực thuộc công ty. 2. Đánh giá nguyên vật liệu 2.1. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho Vật liệu của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, từ trong nước và nước ngoài. Do vậy chi phí vận chuyển cũng khác nhau nên việc tính giá thực tế cũng khác nhau. Việc ghi sổ kế toán hàng ngày kế toán sử dụng giá mua ghi trên hoá đơn (giá thực tế) Đối với vật liệu mua ngoài Do công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên với hợp đồng thuế GTGT ghi hợp đồng thực tế của vật liệu phần thuế được khấu trừ Giá thực Giá mua ghi Thuế nhập khẩu các chi các khoản Tế = trên hoá đơn + (nếu có) + phí + giảm giá trả lại ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32583.doc
Tài liệu liên quan