Tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á: ... Ebook Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Chi phí sản xuất và giá thành là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Để đánh giá đúng kết quả hoạt động của doanh nghiệp thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quyết định. Bên cạnh đó, những thông tin kế toán về chi phí và giá thành chính là căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng có sự quan tâm một cách đúng mức tới công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho kế toán sản xuất khẳng định và phát huy vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hóa như hiện nay, với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì giá thành là vũ khí đắc lực của doanh nghiệp. Phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, kế toán đã thể hiện vai trò tích cực và quan trọng của nó trong việc hạch toán chính xác chi phí và giá thành, hỗ trợ cho quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán sản xuất, trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á, qua tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất của công ty và vận dụng các kiến thức đã học cùng sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Bố cục gồm ba phần chính:
Phần I : Giới thiệu chung về công ty TNHH TM sản xuất nhựa Đông Á
Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM sản xuất nhựa Đông Á.
Phần III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH TM sản xuất nhựa Đông Á
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM SẢN XUẤT NHỰA ĐÔNG Á
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM SẢN XUẤT NHỰA ĐÔNG Á
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Trong những năm gần đây nhờ kết quả của quá trình tiến hành công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta hình thành xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cùng với việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp, tạo ra sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế đa dạng hoá ngành nghề bảo hộ sản xuất trong nước. Chính vì vậy môi trường đầu tư trong nước thực sự thu hút được các nhà đầu tư, phát triển nội lực của nền kinh tế nhiều thành phần. Điều này ngày càng được khẳng định tại nghị quyết của Quốc hội về các mục tiêu, chính sách kinh tế năm 2000 và định hướng phát triển năm 2001 - 2005. Thêm vào đó là nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường về sản phẩm nhựa thay thế được các sản phẩm tương tự chế biến từ gỗ. Sản phẩm nhựa ngày càng chiếm ưu thế hơn do giá thành thấp hơn hẳn, tiết kiệm được nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt của nước ta. Xuất phát từ những lý do trên, năm 2001 với sự kết hợp của doanh nghiệp tư nhân Hùng Phát tại Hà Nội và xí nghiệp sản xuất Nhựa Đông á đã hình thành nên công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông Á. Hiện nay , công ty có nhà máy sản xuất tại KCN Hà Nam và tại KCN Thanh Trì, văn phòng giao dịch tại số 5 Giang Văn Minh. Đây là công ty TNHH 5 thành viên.
Những ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ có 30 cán bộ công nhân viên vừa sản xuất, vừa làm hành chính, văn phòng nhưng đến nay do nhu cầu phát triển của thị trường sản phẩm, số cán bộ công nhân viên đã lên tới gần 140 người. Sự tăng về số lượng công nhân viên đồng nghĩa với việc gia tăng về khối lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu, lợi nhuận. Có thể nói chỉ trong 5 năm hoạt động công ty Nhựa Đông á đã có bước phát triển đáng ghi nhận, chúng ta có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 1.1: Quá trình phát triển của doanh nghiệp:
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
6 tháng đầu năm 2006
Tổng Doanh thu
41.593.633.547
63.113.445.839
37.530.222.131
Nộp ngân sách
2.768.934.491
4.791.642.875
2.920.452.120
Lãi sau thuế
68.819.884
198.607.616
130.568.374
TN bình quân/người
938.000
1.020.000
1.200.000
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
- Chức năng của Công ty TNHH TM và sản xuất nhựa Đông Á
Đứng trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, nền công nghiệp còn hết sức lạc hậu như nước ta việc sản phẩm của công ty nhựa đông Á chiếm lỉnh được phần lớn thị trường trong nước là một sự nổ lực đáng ghi nhận của công ty. Công ty đã đầu tư 4 dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, để cho ra những sản phẩm không thua kém những sản phẩm ngoại nhập. Cạnh tranh một cách lành mạnh với những sản phẩm ngoại nhập.Như vậy chức năng thứ nhất của công ty là đầu tư và cho ra đời sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Chức năng nữa đây là Doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cửa nhựa các loại nên phải có tính đại diện và thương hiệu cho sản phẩm sản xuất hoàn toàn trong nước.
- Nhiệm vụ của công ty tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện bằng được kế hoạch và chiến lược của doanh nghiệp là đưa sản phẩm của công ty chiếm lĩnh thị trường đẩy lùi sự thống trị của các sản phẩm ngoại,tạo ra nhiều việc làm cho người lao động qua đó tạo ra thu nhập ngày càng cao và ổn định cho người lao động
Lỉnh vực và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Sản xuất vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất bằng nhựa.
- Buôn bán thiết bị máy móc vật tư ngành nhựa.
- Dịch vụ thương mại, đại lý ký gửi hàng hoá.
- Xây dựng các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh bất động sản nhà ở
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông Á
Giám đốc
HĐ thành viên
P. Giám đốc
P.Nhân sự
P. TC-HC
PX SX
P. TC-KT
Kho
Đội xe
PX SX
P. Kinh doanh
KCS
Ban vật tư
Cửa nhựa
Cửa lõi thép
Giám đốc
Giám đốc
Tổ Cơ điện
KCS
Tổ in
Bốc xếp
Tạo hạt
Tổ ép
BV+Bếp+VPP
Kho
Sơ đồ 1.1: Cơ cầu bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
- Đứng đầu là Giám đốc doanh nghiệp, đại diện của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giúp Giám đốc là phó Giám đốc, có nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc trong việc ký kết hợp đồng sao đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Là người có trình độ tay nghề cao, nắm vững kiến thức về chuyên ngành, tư vấn cho giám đốc về vấn đề kỹ thuật đồng thời chỉ đạo giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất.
- Phòng TC - HC: là bộ máy tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và ban giám đốc. Ở công ty TNHH TM nhựa Đông Á phòng chỉ có một ông trưởng phòng hành chính giúp việc cho giám đốc về tổ chức bộ máy doanh nghiệp sao cho vừa hiệu quả vừa gọn nhẹ, phụ trách công tác đối ngoại cho doanh nghiệp.
-Phòng nhân sự lên kế hoạch nhân sự cho công ty,giải quyêt mọi chế độ lao đông cho người lao động trong doanh nghiệp,như bảo hiểm, chế độ thai sản v v
Phòng TCKT: thực hiện một số chức năng chính sau:
Phòng TCKT là phòng ban quan trọng chức năng tổ chức, và thực hiện các ghi chép theo chế độ kế toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấp thông tin quản lý cho Giám Đốc và hội đồng thành viên.
Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch công tác, xác định chỉ tiêu và phân chia kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh danh mục vật tư, tính toán nhu cầu vật tư cần thiết để sản xuất sản phẩm trong tháng.
Tổ KCS chịu trách nhiệm trực tiếp đối với BGĐ công ty về tính xác thực khách quan của công việc KCS.
Phòng KCS là phòng ban rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất nó có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra cung như các nguyên liệu đầu vào nhằm cung cấp những sản phẩm có thông số kỷ thuật tốt nhất ra thị trường ví dụ như kiểm tra như sau:
+ Quy cách - màu sắc - chất lượng - số lượng sản phẩm sản xuất tại các tổ sản xuất.
+ Quy cách - màu sắc - chất lượng - số lượng sản phẩm hàng hoá xuất cho khách hàng
+ Quy cách - chất lượng - số lượng nhà cung ứng đối với vật tư nguyên liệu nhập kho phục vụ sản xuất theo đúng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế.
- Tổ cơ Điện có chức năng đảm bảo việc sản xuất được liên tục và giải quyết các sự cố trong ca sản xuất được kịp thời, nhanh chóng Tổ cơ điện phải tuân thủ các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Bố trí người trực theo ca sản xuất.
+ Lên lịch bảo dưỡng định kỳ theo quy định 6 tháng/ lần đối với các trang thiết bị tạo sản phẩm.
+ Công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
- Bếp ăn tập thể của công ty có những chức năng chính sau:
+ Chế biến và phục vụ các món ăn cho công nhân viên.
+ Quản lý thực phẩm.
+ Đảm bảo bữa ăn hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng định lượng, đúng khẩu phần công ty quy định trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hợp lý thực phẩm tiêu dùng.
- Các tổ sản xuất hoạt động dưới sự chỉ đạo của các tổ trưởng phân xưởng, quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng là người toàn quyền lãnh đạo mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng theo sự chỉ đạo của Giám đốc và các phòng ban chức năng có liên quan. Trách nhiệm của quản đốc là tổ chức sản xuất để hoàn thành kế hoạch. Theo đặc điểm kết cấu sản phẩm của công ty, các bộ phận sản xuất của công ty được chia như sau:
+ Kho: Là nơi cất giữ vật tư hàng hoá thành phẩm
++ Tổ tạo hạt
++ Tổ in
++ Tổ ép
++ Tổ bốc xếp.
- Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo và quản lý kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy trình quy phạm kỹ thuật , chuyên ngành trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Phòng Tổ chức kỹ thuật: Theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích đánh giá qua việc ghi chép nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho Ban giám đốc trong việc quyết định. Đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng vốn có hiệu quả đảm bảo luôn tổng hợp báo cáo kế toán trong toàn doanh nghiệp về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.
- Các tổ sản xuất: Nhiệm vụ chính là sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt mẫu mã đẹp phù hợp với nhu cầu thị trường.
Như vậy sự hoạt động trong công ty là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và các phân xưởng sản xuất, các phòng ban quản lý đều có mối quan hệ với nhau giúp giám đốc trong việc quản lý sản xuất dễ dàng các tổ sản xuất trong phân xưởng phối hợp tương hỗ lẫn nhau để làm việc có hiệu quả cao nhất.
1.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ.
Là một công ty mới thành lập được không lâu, nhưng công ty Nhựa Đông á đã tạo cho mình một dây chuyền máy móc sản xuất hiện đại, điều mà hiện nay ít công ty khác có thể làm được. Dây chuyền sản xuất được nhập đồng bộ từ Đài Loan và một số nước Châu âu như: Italia, ... là những dây chuyền tự động hoá cao, được điều khiển bằng một hệ thống máy đặc biệt, chính điều này đã làm cho các sản phẩm của công ty sản xuất ra có chất lượng và độ chính xác cao. Hơn nữa, đây còn là dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, chính vì vậy đã làm cho quá trình sản xuất có ít phế liệu, góp phần giảm chi phí cũng như bảo vệ môi trường, và thông thường mức phế liệu là dưới 5%. Dây chuyền công nghệ của công ty được vận hành và bảo dưỡng định kỳ đơn giản, giảm thiểu chi phí.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm
In
§ãng bao,nh·n, m¸c
§ïn tÊm cöa
T¹o h¹t nhùa
L¾p r¸p s¶n
T¹o lâi thÐp
§ïn s¶n phÈm
§Þnh h×nh
KÐo s¶n phÈm
NhËp NV liÖu
KCSnguyªn liÖu
NhËp kho N.liÖu
LËp TB s¶n xuÊt
Lªn KH s¶n xuÊt
ChuÈn bÞ N liÖu
Xö lý N.liÖu
Trén bét
C¾t s¶n phÈm
KCS TP
NhËp kho
1.1.5 Thị trường đầu vào , thị trường đầu ra của công ty nhựa đông á
Thị trường đầu vào
Để sản xuất sản phẩm đưa ra thị trường, công ty tiến hành thu mua nguyên vật liệu, chủ yếu là liên quan đến nhưa. Phần lớn những nguyên liệu này có sẵn trong nước dễ tìm, không khan hiếm, điều này là một nhân tố rât quan trọng giúp cho giá thành của công ty thấp hơn giá thành của các sản phẩm cùng loại của nước ngoài sản xuất tại Việt Nam.ngoài nhưng nguyên vật liệu đầu vào sãn có, công ty còn nhập những nguyên liệu đầu vào đặc chủng mà hiện nay trong nước chưa có,thông thường nhưng sản phẩm này được nhập từ trung quốc, đài loan, có như vậy mới giúp cho sản phẩm của công ty đạt được độ hoàn thiện,đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
b.Thị trường đầu ra.
Hiện nay công ty nhựa đông á đang có mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước cũng như nước ngoài. Đã chiếm lĩnh, đẩy lùi các sản phẩm cùng loại do có sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phong phú đa dạng, giá cả hợp lý. hiện tại thị trường trong nước chiếm khoảng 80% trong đó có địa bàn tiêu thụ chủ yếu là từ Huế trở ra.chủ yếu là chiếm khoảng 70%, còn thị trường nước ngoài chiếm khoảng 20% sản phẩm tiêu thụ, trong đó có một số thị trường chính như lào, campuchia, angola…..Công ty luôn lấy “thị trường làm thước đo cho thương hiệu của đông á và chất lượng sản phẩm” của mình và luôn tạo được niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, giá cả và các chương trình hậu mãi cho khách hàng cũng như các đại lý.Hiện nay,công ty đang nổ lực nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như mẩu mã để mở rộng thị trường ra các nước khác.
1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TM NHỰA ĐÔNG Á
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH TM Sản xuất Nhựa Đông á.
Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức vừa tập trung vừa phân tán, tức là kế toán những phân xưởng ở mỗi Nhà máy sẽ thực hiện công tác thu thập số liệu ban đầu trong ngày rồi báo về phòng kế toán công ty để các nhân viên kế toán tại phòng kế toán công ty thực hiện các phần hành kế toán theo quy định. Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông Á.
( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán)
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ
TS-CN Ngân hàng vật tư T- Phẩm Thanh toán
* Nhiệm vụ cụ thể:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo chung, tổ chức kiểm tra công tác kế toán của công ty. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm tra tình hình biến động của các loại tài sản, theo dõi các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm trước công ty, Nhà nước về toàn bộ công tác tài chính kế toán.
- Phó phòng kế toán phụ trách tổng hợp: Có nhiệm vụ điều hành quản lý phòng khi Kế toán trưởng đi vắng:
+ Theo dõi chi tiết các tài khoản nguồn vốn, các quỹ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất được.
+ Sau khi các bộ phận đã lên báo cáo, cuối kỳ tiến hành kiểm tra, xem xét lại tất cả các chỉ tiêu xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm, ghi sổ Nhật ký chung.
- Kế toán TSCĐ và công nợ:
+ Ghi chép, phản ánh chính xác số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao theo tỷ lệ quy định.
+ Giám sát việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ.
+ Mở sổ sách theo dõi công nợ với khách hàng, trực tiếp đôn đốc công nợ, thu hồi công nợ.
- Kế toán Ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán với Ngân hàng, mở sổ theo dõi chi tiết, tổng hợp nghiệp vụ thanh toán với Ngân hàng.
- Thủ quỹ: Phụ trách quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được Kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt.
- Kế toán thành phẩm:
+ Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép tổng hợp, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, tham gia kiểm kê bán thành phẩm tháng, quý, năm.
+ Định kỳ lập báo cáo quyết toán thuế theo quy định.
- Kế toán vật tư:
+ Có nhiệm vụ tập hợp chính xác, trung thực, kịp thời các số liệu, phản ánh giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhập, xuất dùng, phản ánh chính xác số lượng nguyên vật liệu thiếu, thừa tồn đọng, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu xác định vật tư tiêu hao các công trình.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, tính lương, lập bảng thanh toán lương và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng giúp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác. Kết hợp với phòng tổ chức thanh toán tiền ốm đau, thai sản cho người lao động, thu nộp BHXH, thanh quyết toán BHXH cho đơn vị.
Như vậy, càng ngày bộ máy kế toán càng được tinh giản đi nhiều so với trước đây (gồm 11 người năm 1999). Cùng với việc áp dụng kế toán máy vào công việc kế toán ngày càng trở nên dễ dàng hơn, giúp cho nhân viên kế toán tính toán chính xác, kịp thời hơn trong việc tập hợp số liệu.
1.2.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á.
* Chính sách kế toán chung áp dụng tại Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á:
Theo quy định của Bộ Tài chính và các quyết định của Bộ xây dựng, Công ty Nhựa Đông á thực hiện các công việc kế toán cũng như áp dụng chính sách kế toán theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính.
Đồng tiền sử dụng chính trong việc ghi sổ kế toán là Việt Nam Đồng (VND).
* Vận dụng chế độ kế toán trong Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á:
Tổ chức chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán tại công ty gồm có chứng từ ban đầu và chứng từ nội bộ cùng với việc hạch toán ban đầu và thực hiện các nghiệp vụ nội bộ trong phòng kế toán.
Tổ chức tài khoản kế toán: Tại Công ty Nhựa Đông á sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất dùng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện hành, ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Căn cứ vào yêu cầu quản lý kinh tế tài chính nội bộ, đơn vị có mở thêm một số tài khoản cấp 2 theo từng nhóm sản phẩm sản xuất được.
Tổ chức sổ kế toán: Công ty Nhựa Đông á đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, nên mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được gửi về phòng tài chính kế toán để kiểm tra, xử lý và ghi sổ kế toán. Cùng với sự phát triển của công ty, số liệu ngày càng nhiều và đa dạng, để phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và điều kiện để sử dụng máy vi tính của mình, công ty đã lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung.
Từ các chứng từ kế toán ban đầu, nhân viên kế toán công ty tiến hành ghi vào các sổ chi tiết, sau đó từ các sổ chi tiết mới ghi vào sổ tổng hợp chung toàn doanh nghiệp.
- Sổ tổng hợp bao gồm: Nhật ký chung, Sổ Cái.
- Sổ chi tiết bao gồm: Thẻ chi tiết hàng tồn kho, thẻ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết các tài khoản. . .
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán FAST- ACCOUNTING do công ty cổ phần FAST cung cấp. Trình tự ghi sổ tại công ty được minh họa bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ1.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á.
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Vào phần mềm kế toán
Sổ Nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối kế toán và các BCTC khác
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
Tổ chức báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán (B01-DN), Báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN). Có thực hiện bổ sung sửa đổi theo Quyết định số 234/2003/QĐ/BTC ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc trình bày Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất.
Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông Á với 05 năm xây dựng và trưởng thành đã và đang phát triển cùng với xu thế phát triển của mọi ngành nghề trong nước, ngày càng củng cố thương hiệu “SMARTWINDOWS”. Cùng với việc làm ăn có hiệu quả, Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông Á cũng rất chăm lo tới đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty bằng việc xây nhà ở cho anh em gắn bó hơn với nghề, tạo những điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc cho họ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe công nhân viên . . . .
PHẦN II
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM SẢN XUẤT NHỰA ĐÔNG Á.
2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CPSX TẠI CÔNG TY TNHH TM SẢN XUẤT NHỰA ĐÔNG Á.
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty
Công ty Nhựa Đông á là một đơn vị sản xuất, nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty là cửa cánh, cửa panô, cửa lõi thép,... với quy trình công nghệ chế biến phức tạp và liên tục, việc tổ chức sản xuất được thể hiện ở các tổ trong xưởng, nhà máy sản xuất trong một hệ thống liên hoàn khép kín.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm và các yêu cầu tổ chức quản lý sản xuất khác, Công ty đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản phẩm.
Tại Công ty Nhựa Đông á, chi phí sản xuất được xác định là toàn bộ các hao phí về lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn . . . mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm, cụ thể là ở 2 nhà máy như : các khoản chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí trả lương và các khoản trích theo lương ở các phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài khác trực tiếp phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
2.1.2 Phân loại CPSX tại công ty
* Nguyên vật liệu trực tiếp: là những vật liệu chính để tạo nên sản phẩm ở Công ty, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 60% giá thành sản phẩm gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Bột nhựa, bột đá, phụ kiện kim khí.
- Nguyên vật liệu phụ: Dầu DOP, PE WAX, Can xi, Axít, dầu bóng, giấy sóng,...
- Nhiên liệu: dầu FO (dầu mazút), dầu diezel,....
* Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền lương, tiền thưởng theo sản phẩm, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của những người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm tại phân xưởng sản xuất .
* Chi phí sản xuất chung: tại Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông Á khoản mục chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng khoảng 30% giá thành sản phẩm bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: là khoản chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và phụ phí quản lý phân xưởng cho nhân viên quản lý phân xưởng và lao động gián tiếp ở phân xưởng cơ điện.
- Chi phí vật liệu phân xưởng: bao gồm các chi phí về bao bì (vỏ hộp, kệ gỗ, dây đai), chi phí vật liệu phụ (que hàn, giấy sóng, băng keo), chi phí về xăng dầu, bảo dưỡng xe, chi phí dầu mỡ bôi trơn.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: khoan tay, máy cắt, kéo, thùng đựng nguyên liệu, , phụ tùng điện và các chi phí bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang . . .)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm các chi phí khấu hao dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hệ thống kho . . .thuộc phân xưởng của từng Nhà máy.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại . . .
- Chi phí bằng tiền khác như: chi phí phôtô, chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho nhân viên sản xuất.
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CPSX TẠI CÔNG TY NHỰA ĐÔNG Á
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định phụ thuộc vào tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp:
Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á là một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành xây dựng hàng đầu Việt Nam với hai nhà máy với nhiều loại sản phẩm khác nhau, với quy trình sản xuất liên tục, khép kín, kỳ tính giá thành theo quy định là tháng nên Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành trong từng nhà máy vì sản xuất nhiều sản phẩm cùng nhóm, loại như: Nhà máy tại KCN Hà Nam nhóm sản phẩm chủ lực là, Cửa panô, cửa nhựa, tấm trần; Nhà máy Tại Văn điển sản phẩm chủ lực là cửa lõi thép gia cường, nên sẽ tính giá thành theo phương pháp hệ số cho từng nhà máy một rồi mới tổng hợp lại trong toàn Công ty.
2.2.2. Phương pháp kế toán CPSX
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh, kế toán Công ty sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết cho từng khoản chi phí, từng quy cách sản phẩm và loại nguyên vật liệu theo yêu cầu quản lý tại Công ty, TK này được chi tiết thành 3 TK cấp 2:
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Cửa cánh
- TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm Cửa panô.
- TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm cửa Nhựa có lõi thép gia cường.
Trong đó nguyên vật liệu chính của công ty hầu hết là được nhập từ Đài Loan, nguyên vật liệu phụ nhập từ các nhà cung cấp trong nước. Nguyên vật liệu của công ty mua về nhập kho rồi mới đưa vào sản xuất. Giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập của vật liệu hiện có trước khi xuất kho. Công thức tính đơn giá bình quân của nguyên vật liệu xuất kho như sau:
Đơn giá bình quân NVL xuất kho
=
Trị giá vốn NVL tồn kho sau lần xuất trước
+
Trị giá vốn NVL nhập kho từ cuối lần xuất trước đến lần xuất này
Số lượng NVL tồn kho sau lần xuất trước
+
Số lượng NVL nhập kho từ cuối lần xuất trước đến lần xuất này
Sau đó căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho để tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho:
Giá trị NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất kho
x
Đơn giá bình quân NVL xuất kho
Cách tính này được thực hiện trên máy vi tính của công ty để phản ánh liên tục tình hình biến động của nguyên vật liệu, nhìn vào đó ta có thể biết được số lượng nguyên vật liệu xuất kho, tồn kho là bao nhiêu.
Trình tự lập Phiếu xuất kho như sau: Định kỳ căn cứ vào kế hoạch sản xuất được xét duyệt và nhu cầu thực tế, trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân xưởng sản xuất của từng Nhà máy viết phiếu yêu cầu lĩnh vật tư và gửi lên phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu yêu cầu cấp vật tư, kế toán viết phiếu xuất kho theo Bảng 1 và Bảng 2.
Bảng 1:
Đơn vị: Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á Số: 02 Mẫu số 02- VT
Bộ phận: Cửa cánh Theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
PHIẾU XUẤT KHO của Bộ Tài chính
Ngày 06 tháng 1 năm 2006
Nợ: TK 6211
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Lưu Văn Hưng
Địa chỉ (Bộ phận): Phân xưởng cửa cánh
Lý do xuất kho: Xuất NVL chính sản xuất cửa cánh
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu chính
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư(sp,hh)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Bột đá
kg
309
309
15.399
4.758.291
2
Bột nhựa PVC
kg
30
30
55.000
1.650.000
3
Bột màu
kg
58
58
470.000
27.260.000
4
Dung môi
FR
kg
10
10
18.500
185.000
5
Dầu bóng
BR
kg
5
5
12.000
60.000
Cộng
33.913.291
Xuất ngày .06 .tháng.1 .năm 2006
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
Bảng 2:
Đơn vị: Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á Số: 41 Mẫu số 02- VT
Bộ phận: Cửa cánh Theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
PHIẾU XUẤT KHO của Bộ Tài chính
Ngày 31 tháng 1 năm 2006
Nợ: TK 6211
Có: TK 152
Họ tên người nhận hàng: Lưu Văn Hưng
Địa chỉ (Bộ phận): Phân xưởng cửa cánh
Lý do xuất kho: Xuất nguyên vật liệu phụ cho sản xuất cửa cánh
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu phụ
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư(sp,hh)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Dầu FO( mazut)
kg
165.914
165.914
4.776,4
792.471.630
2
Dầu diezel
lit
2.334
2.334
6.845
15.976.230
3
Dầu cám
kg
333
333
16.000
5.328.000
4
Gas Lcp
kg
13.058
13.058
10.556
137.734.668
5
Cộng
951.510.528
Xuất ngày .31 .tháng.1 .năm 2006
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
Khi đó kế toán mới ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh của nhóm sản phẩm cửa nhựa và vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mở cho TK 621 (Bảng 3).
Bảng 3:
Đơn vị: Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á
Bộ phận: Cửa cánh
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tài khoản: 6211
Tên sản phẩm: cửa cánh . Tháng 1 năm 2006
Chứng từ
Diễn giải
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số
Ngày
1
6/1
Bột đá
kg
309
15.399
4.758.291
2
6/1
Bột nhựa PVC K-66
kg
30
55.000
1.650.000
3
6/1
Bột màu
kg
58
470.000
27.260.000
4
6/1
Dung môi
kg
10
18.500
185.000
5
6/1
Dầu bóng
kg
5
12.000
60.000
6
10/1
Giấy sóng
kg
50
9.000
450.000
7
12/1
Keo gián
kg
3
30.000
90.000
…
…..
………….
…
…
…
……
29
31/1
Dầu FO( mazut)
kg
165.914
4.776,4
792.471.630
30
31/1
Dầu diezel
lit
2.334
6.845
15.976.230
31
31/1
Dầu cám
kg
333
16.000
5.328.000
32
31/1
Gas Lcp
kg
13.058
10.556
137.734.668
Cộng
1.765.010.698
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu
Sổ chi tiết này là cơ sở giúp kế toán theo dõi chi phí nguyên liệu chính, phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế trong tháng một cách cụ thể, tạo điều kiện cho công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu có kế hoạch, kịp thời, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của từng nhà máy và toàn công ty được tiến hành thông suốt, liên tục.
Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu xuất kho vật tư và Sổ chi tiết của từng nhóm sản phẩm, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy, chương trình sẽ tự động lên sổ Nhật ký chung (Bảng 4) và Sổ Cái TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (Bảng 5) theo từng nhà máy rồi tổng hợp toàn công ty. Trình tự hạch toán:
Nợ TK 621: 3.685.246.125
Chi tiết TK 6211 cửa cánh: 1.765.010.698
TK 6212 cửa panô:………
TK 6213 cửa nhựa lõi thép:………..
Có TK 152: 3.685.246.125
Bảng 5:
Công ty TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trích tháng 1 năm 2006
Số dư đầu năm:
Dư Nợ:……….
Dư Có:……….
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
1
6/1
Bột đá
152
4.758.291
2
6/1
Bột nhựa PVC K-66
152
1.650.000
3
6/1
Bột màu
152
27.260.000
…
….
…………..
……..
…….
……….
31/1
K/c từ TK 621 sang TK 154
154
3.685.246.125
- Cửa cánh
1541
1.765.010.698
- Cửa panô
1542
. . . .
- Cửa nhựa
1543
. . . .
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký tên, đóng dấu) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)
* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ TNHH TM sản xuất Nhựa Đông á là toàn bộ các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình chế tạo sản phẩm bao gồm tiền lương, th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32891.doc