Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long - Viglacera

Lời nói đầu Chi phí sản xuất và giá thành là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Để đánh giá đúng kết quả hoạt động của doanh nghiệp thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quyết định. Bên cạnh đó, những thông tin kế toán về chi phí và giá thành chính là căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng có sự quan tâm một cách đ

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long - Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng mức tới công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho kế toán sản xuất khẳng định và phát huy vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập quốc tế hóa như hiện nay, với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì giá thành là vũ khí đắc lực của doanh nghiệp. Phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, kế toán đã thể hiện vai trò tích cực và quan trọng của nó trong việc hạch toán chính xác chi phí và giá thành, hỗ trợ cho quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán sản xuất, trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera, qua tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất của công ty và vận dụng các kiến thức đã học cùng sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, Tiến sĩ Trần Thị Nam Thanh, em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Bố cục gồm ba phần chính: Chương I : Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương II : Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sự cần thiết và vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Sự cần thiết và vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất với mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận cao thì điều quan trọng nhất là tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính đúng, tính đủ, hợp lý và chính xác các loại chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải đề ra các phương pháp quản lý chi phí sản xuất cho phù hợp nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm chi phí. Phải phân tích, so sánh với các phương án để tìm ra phương án tối ưu nhất nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: thông qua các số liệu thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời do kế toán tập hợp, xử lý và cung cấp, các nhà quản lý doanh nghiệp có căn cứ để phân tích tình hình thực hiện dự toán cho chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là công cụ đặc biệt trong công tác quản lý vi mô và vĩ mô ở mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc rất cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng rất quan trọng, bao gồm: - Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất vào tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. - Tổ chức tập hợp phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính) định kỳ nhằm cung cấp thông tin giúp lãnh đạo quản lý, điều hành tình hình sản xuất và phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu của quá trình sản xuất và đề ra được các mục tiêu cụ thể cho kỳ sau. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, các dự toán chi phí sản xuất. Kiểm tra việc tuân thủ các định mức kinh tế, kỹ thuật. Kiểm tra việc bảo quản vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định đúng đắn giá thành của sản phẩm đã sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác. 1.2. Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Trong chế độ quản lý doanh thu, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các doanh nghiệp hiện hành và chuẩn mực kế toán hiện hành: chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động khác. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn- dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Do chi phí sản xuất kinh doanh có đặc điểm là vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng và phức tạp của ngành nghề sản xuất nên cần phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, gồm: * Phân loại theo công dụng của chi phí được chia thành 3 khoản mục chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu trực tiếp sử dụng vào sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí về tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), tiền ăn ca phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất và những khoản chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội. Chi phí này bao gồm: + Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. + Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. + Chi phí về công cụ dụng cụ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. + Chi phí về dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. + Chi phí bằng tiền khác: chi về văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, công tác phí. * Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí): theo tiêu thức này căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào và theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố: - Yếu tố về nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ. . . sử dụng vào sản xuất- kinh doanh (loại trừ giá trị không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). - Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất- kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính vào chi phí. - Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất- kinh doanh. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất- kinh doanh. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất- kinh doanh trong kỳ. * Phân loại theo trình tự tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: là chi phí sản xuất trực tiếp có thể tính cho từng đối tượng tính giá thành cụ thể. - Chi phí sản xuất chung: là chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng cần tính giá nên phải tập hợp riêng để định kỳ phân bổ cho từng đối tượng tính giá. + Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng. . . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. * Phân loại theo quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành, chi phí sản xuất được chia thành : - Định phí sản xuất (chi phí sản xuất bất biến, chi phí sản xuất cố định) : là những chi phí sản xuất ít bị biến động khi khối lượng sản phẩm sản xuất biến động. - Biến phí sản xuất (chi phí sản xuất khả biến, chi phí sản xuất biến đổi) : là những chi phí cũng biến động khi khối lượng sản phẩm sản xuất biến động. - Chi phí sản xuất hỗn hợp: là những chi phí vừa là khả biến vừa là bất biến. 1.2.2. Khái niệm giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được. Giá thành sản xuất của sản phẩm có thể tính cho khối lượng sản phẩm sản xuất được gọi là tổng giá thành sản xuất và có thể tính cho đơn vị sản phẩm sản xuất gọi là giá thành đơn vị. Để phục vụ cho các mục đích khác nhau của công tác quản lý, giá thành sản phẩm được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, bao gồm: * Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: - Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: giá thành định mức được xác định trước khi sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp * Theo phạm vi phát sinh chi phí: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chi tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau về định lượng. Sự khác nhau này có thể minh họa khái quát như sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Tổng giá thành thực tế của sp sx được trong kỳ Chi phí SXDD cuối kỳ đã kiểm kê đánh giá Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định phụ thuộc vào tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp: - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng loại sản phẩm, từng loại dịch vụ nếu quy trình công nghệ giản đơn (không có nhiều giai đoạn); số loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất không nhiều. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nhóm sản phẩm cùng loại nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng loại (chỉ khác nhau về quy cách phẩm chất). - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất nếu doanh nghiệp có tổ chức kinh doanh có phân chia nhiều bộ phận quản lý sản xuất. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng công đoạn sản xuất kế tiếp nhau nếu quy trình công nghệ sản xuất phân chia thành nhiều bước, nhiều công đoạn. 1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. - Đối tượng tính giá thành sản xuất là sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Trường hợp này kế toán tính được tổng giá thành sản xuất của sản phẩm và giá thành đơn vị của sản phẩm trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất theo loại sản phẩm sản xuất ở doanh nghiệp. - Đối tượng tính giá thành sản xuất có thể là nhóm sản phẩm cùng loại trong trường hợp tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Trong trường hợp này sau khi tính được tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm , kế toán sử dụng phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ để tính tổng giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm trong nhóm và giá thành sản xuất thực tế của đơn vị sản phẩm. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản xuất của loại sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất được - Đối tượng tính giá thành là chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm ở từng công đoạn sản xuất nếu quy trình sản xuất có nhiều công đoạn và có tính giá thành sản xuất của chi tiết hoặc bán thành phẩm ở các công đoạn trong quá trình sản xuất thành phẩm. Mục tiêu cuối cùng là tính được giá thành sản xuất của thành phẩm, lao vụ hoàn thành đã thực hiện được trong kỳ tính giá. 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm trên cơ sở nghiệp vụ phát sinh sẽ được phản ánh kịp thời sự biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm đó trên sổ kế toán theo quy định hiện hành. 1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu. . . được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm. . .) thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp và phản ánh chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm, lao vụ của doanh nghiệp ở trong kỳ. Kết cấu của tài khoản này như sau: - Bên Nợ: Trị giá vốn của nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất sản phẩm, lao vụ trong kỳ (kể cả xuất kho đưa vào sử dụng hoặc mua về sử dụng ngay vào sản xuất). - Bên Có: ã Trị giá vốn nguyên vật liệu chưa sử dụng nhập lại kho ã Trị giá phế liệu thu hồi tính giá nhập kho ã Trị giá vốn vật liệu sử dụng thực tế kết chuyển sang tài khoản tính giá thành cuối kỳ. - Sau khi kết chuyển tài khoản này không có số dư. Và có thể khái quát trình tự hạch toán kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 152 TK 621 TK 152 xx xx Xuất kho NVL vào sx NVL chưa sử dụng hết thu hồi sản phẩm nhập lại kho TK 111, 112, 331 TK 154 xx NVL mua ngoài đưa thẳng Kết chuyển CPNVL trực tiếp vào sx cuối kỳ TK 133 xx 1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ như tiền lương chính, lương phụ, và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ. . .). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu của tài khoản này như sau: - Bên Nợ: ã Các khoản được tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ ã Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất - Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành sản xuất của sản phẩm. - Sau khi kết chuyển tài khoản này không có số dư Như vậy, kế toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo trình tự : Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 334 TK 622 TK 154 xx xx Tiền lương, tiền ăn ca phải trả Kết chuyển CPNC trực tiếp cho công nhân sx TK 338 xx Các khoản trích theo lương BHXH,BHYT,KPCĐ cho CNSX TK 335 xx Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX 1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu của tài khoản này như sau: - Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ - Bên Có: Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng cần tính giá và kết chuyển sang tài khoản tính giá thành. - Sau khi kết chuyển tài khoản này không có số dư. Và trình tự kế toán chi phí sản xuất chung được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 334 TK 627 TK 154 xx xx Tiền lương, ăn ca phải trả cho CB Kết chuyển CPSX chung NV phân xưởng TK 338 xx Trích theo lương cho CB,NV phân xưởng TK 152 xx Xuất NVL dùng chung cho phân xưởng TK 153, 142,242 xx Xuất CCDC dùng chung cho phân xưởng TK 214 xx Phân bổ khấu hao TSCĐ dùng chung cho phân xưởng TK 111, 112, 331 Các CP mua ngoài khác cho phân xưởng TK 133 1.4.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ * Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp: sau khi đã tính hết các khoản chi phí, nhân viên kế toán sẽ tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp vào tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm, lao vụ sản xuất được trong kỳ (vừa là tài khoản phản ánh giá trị, vừa là tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh). Kết cấu của tài khoản này như sau: - Dư Nợ đầu kỳ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ - Phát sinh bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ - Phát sinh bên Có: ã Các khoản làm giảm chi phí sản xuất ã Phản ánh tổng giá thành của sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ - Dư Nợ cuối kỳ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 621 TK 154 TK 152,111 xx xx Kết chuyển CPNVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm TK 622 TK 155 Kết chuyển CPNC trực tiếp Tổng giá thành sx của sản phẩm nhập kho TK 627 TK 632 Kết chuyển CPSX chung Giá thành sx thực tế của sản phẩm hoàn thành bán ngay TK 157 Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm Giá trị SPDD cuối kỳ Cuối kỳ doanh nghiệp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang chuyển kỳ sau, trị giá sản phẩm dở dang đã đánh giá được chính là sản phẩm dở dang cuối kỳ được ghi vào dòng dư Nợ cuối kỳ của TK 154. * Đánh giá sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp sản xuất : Để xác định giá thành sản xuất của sản phẩm được chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ, tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho số sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp sản xuất là những sản phẩm, bán thành phẩm đang nằm trên các dây chuyền công nghệ sản xuất hoặc chưa hoàn thành, chưa bàn giao tính vào khối lượng bàn giao thanh toán. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang bao gồm: - Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hay chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ = Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang Số lượng thành phẩm SX được + Số lượng sản phẩm dở dang - Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Theo phương pháp này, dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ đã quy đổi ra thành phẩm x Tổng chi phí chế biến Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD quy đổi ra thành phẩm Riêng giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang được xác định giống phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. - Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Theo phương pháp này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính cho sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế hoặc chi phí định mức. Đối với chi phí chế biến để đơn giản cho việc tính toán, ta lấy mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm để phân bổ. Cách tính trị giá sản phẩm dở dang như sau: Giá trị sản phẩm dở dang, chưa hoàn thành = Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến - Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức: Cách tính này sử dụng trong trường hợp sản phẩm sản xuất ở doanh nghiệp đều có định mức chi phí ở từng công đoạn sản xuất và cuối kỳ kiểm kê sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, để tính trị giá của chúng theo chi phí định mức. 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên liên tục tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê định kỳ vào cuối kỳ báo cáo, xác định lượng tồn kho thực tế xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Sử dụng các TK 621, TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - TK 154 sử dụng phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ này, đầu kỳ sau; còn TK 631 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . - TK 155 chỉ sử dụng phản ánh thành phẩm tồn kho cuối kỳ này, đầu kỳ sau; còn thành phẩm luân chuyển trong kỳ phản ánh ở TK 632. Và trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Các TK liên quan TK 621 TK 631 TK 154 Tập hợp CPSX Cuối kỳ k/c CP Kiểm kê đánh giá SPDD phát sinh NVL trực tiếp cuối kỳ trong kỳ TK 622 TK 632 Cuối kỳ k/c CPNC Tổng giá thành sản xuất trực tiếp của sản phẩm, dịch vụ TK 627 hoàn thành nhập kho, Cuối kỳ phân bổ k/c gửi bán hay tiêu thụ trực CPSXC tiếp 1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.6.1. Kỳ tính giá thành và các phương pháp tính giá thành của sản phẩm thường sử dụng ở các doanh nghiệp Kỳ tính giá thành thực chất là khoảng thời gian tập hợp các chi phí đưa vào sản xuất để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành, thường được tính theo kỳ báo cáo của doanh nghiệp (có thể là tháng, là quý, hay theo đơn đặt hàng. . .) . Để xác định được kỳ tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ cần dựa vào đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loạt), vào yêu cầu hay trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh (cao, thấp). . . Phương pháp tính giá thành là cách thức mà doanh nghiệp áp dụng để tính giá thành cho phù hợp với quy trình công nghệ hay loại hình sản xuất của từng doanh nghiệp đó. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành của sản phẩm thường bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp): Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Trị giá SPDD cuối kỳ (đã kiểm kê đánh giá được) - Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm: Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 +. . .+Zn - Phương pháp tỷ lệ: Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm cùng loại: Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành sản xuất thực tế x 100% Tổng giá thành sản xuất kế hoạch Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí - Phương pháp hệ số : Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi) Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đố._.i với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ - Phương pháp liên hợp: là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. . .Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ. . . 1.6.2. Tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu Trên cơ sở các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần lựa chọn và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như vào đối tượng kế toán chi phí. Sau đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu: * Doanh nghiệp sản xuất giản đơn: Thường đây là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản. . . các doanh nghiệp sản xuất động lực. Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp. * Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Trong loại doanh nghiệp này, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số hay phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp liên hợp. . . Tổng giá thành SX theo đơn đặt hàng = Tổng chi phí SX tập hợp được theo đơn đặt hàng - Vật liệu trả lại kho và phế liệu thu hồi được nhập kho * Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ: Phương pháp tính giá thành sản phẩm của sản xuất kinh doanh phụ tùy thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp. Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, kế toán có thể áp dụng các phương pháp như phương pháp đại số, phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu hay phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch. * Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được giá thành của sản phẩm ở các doanh nghiệp theo các định mức kinh tế – kỹ thuật và theo giá cả tại thời điểm tính giá thành định mức: Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sản xuất được = Tổng giá thành sản xuất theo định mức đã xây dựng ± Chênh lệch thoát ly định mức ± Chênh lệch do thay đổi định mức * Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục: Trong những doanh nghiệp này, phương pháp kế toán chi phí thích hợp nhất là kế toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ) hay còn gọi là phương pháp tính giá thành sản phẩm qua nhiều công đoạn sản xuất (phương pháp tính giá thành phân bước): áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất ở doanh nghiệp có nhiều công đoạn, chỉ tính giá thành sản xuất của thành phẩm ở công đoạn cuối cùng, còn các công đoạn trước chỉ có bán thành phẩm và được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: - Phương pháp kết chuyển tuần tự tổng hợp: áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương pháp hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1 sang bước 2. . . cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự. Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự có tính giá thành sản xuất của bán thành phẩm: Công đoạn 1: Công đoạn 2: Công đoạn cuối cùng: Giá thành sx của bán thành phẩm ở công đoạn n-1 chuyển sang Giá thành sx của bán thành phẩm ở công đoạn 1 chuyển sang CPNVL trực tiếp ( bỏ 1 lần) + + + CP chế biến ở công đoạn n CP chế biến ở công đoạn 2 CPNC trực tiếp ở công đoạn 1 và CP SXC ở công đoạn 1 Giá thành sx thành phẩm và SPDD ở công đoạn cuối Giá thành sx bán thành phẩm ở công đoạn 2 và SPDD cuối kỳ ở công đoạn 2 Giá thành sx bán thành phẩm ở công đoạn 1và SPDD cuối kỳ ở công đoạn 1 ở mỗi công đoạn đều áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm. - Phương pháp kết chuyển song song: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không tính giá thành của bán thành phẩm. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm có thể khái quát bằng sơ đồ sau: Công đoạn 1: Công đoạn 2: Côngđoạn cuối cùng: Chi phí sx phát sinh ở công đoạn cuối Chi phí sx phát sinh ở công đoạn 2 Chi phí sx phát sinh ở công đoạn 1 Chi phí sx ở công đoạn cuối tính cho thành phẩm Chi phí sx ở công đoạn 1 phân bổ vào giá thành của thành phẩm Chi phí sx ở công đoạn 2 phân bổ vào giá thành của thành phẩm Tổng giá thành sx thực tế của thành phẩm theo các khoản mục chi phí cấu thành giá 1.7. Đặc điểm về tổ chức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu công tác kế toán tài chính cũng như phục vụ cho kế toán quản trị, mỗi doanh nghiệp đều phải nghiên cứu, thiết kế hệ thống sổ sách hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành thì có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán tổng hợp. Đó là các hình thức Nhật ký chung, Nhật ký- Sổ Cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký- Chứng từ. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ được thực hiện như sau: - Hình thức Nhật ký chung: Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ chi phí Nhật ký chung Sổ chi tiết Phiếu tính Sổ Cái TK 621, chi phí SXKD giá thành 622,627,154 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối TK chi phí sản xuất Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu - Hình thức Nhật ký- Sổ Cái: Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên sổ Nhật ký- Sổ Cái. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký- Sổ Cái Chứng từ chi phí Phiếu tính giá thành Nhật ký Sổ cái Sổ chi tiết TK 621,622,627 chi phí sản xuất Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu - Hình thức Chứng từ ghi sổ: Là hình thức kế toán kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện trên sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng phân xưởng và Sổ Cái TK 154 hoặc 631, cùng các TK 621,622,627. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng phân xưởng là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan, còn để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp cần dựa vào các chứng từ ghi sổ. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ chi phí Phiếu tính giá thành Sổ đăng ký CT – GS Sổ chi tiết CT – GS chi phí sản xuất Sổ Cái TK 621, Bảng tổng hợp 622, 627 chi tiết Bảng cân đối Báo cáo kế toán TK Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu - Hình thức Nhật ký- Chứng từ: Là hình thức tổ chức kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các TK đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi sổ theo thời gian và ghi sổ theo hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn, thuận lợi cho việc tập hợp báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế. Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng Bảng kê số 4, Bảng kê số 5, Bảng kê số 6 và Nhật ký- Chứng từ số 7 được quy định theo quy định của Bộ Tài chính. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký- chứng từ Chứng từ chi phí Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Bảng kê số 6 Thẻ tính giá NKCT số 7 thành SP Sổ Cái TK 621, Báo cáo 622, 627, 154 kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera 2.1. đặc điểm chung về Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera (doanh nghiệp cổ phần hóa theo quyết định 186/QĐ/BTC của Bộ Tài chính) là một đơn vị kinh doanh, hạch toán độc lập và là thành viên của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng, đóng trên địa bàn phường Hà Khẩu, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera (tên giao dịch là Viglacera- Ha Long joint stock company) tiền thân là Nhà máy gạch Hạ Long, được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1978. Nhà máy gạch Hạ Long khi mới thành lập gồm có hai nhà máy gạch: Tiêu Giao và Giếng Đáy. Ngày 15 tháng 7 năm 1994 Bộ trưởng Bộ xây dựng ký quyết định số 081A đổi tên Nhà máy gạch Hạ Long thành Công ty Gốm xây dựng Hạ Long từ ngày 01 tháng 8 năm 1994. Đến ngày 27 tháng 12 năm 2005 cùng với chính sách mới về thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Bộ xây dựng ký quyết định số 2376/QĐ- BXD đổi tên Công ty Gốm xây dựng Hạ Long thành Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera từ ngày 01 tháng 1 năm 2006. Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay tại Ngân hàng. Phát huy thế mạnh của mình do có nguồn đất sét Giếng Đáy tốt nhất Việt Nam dùng cho sản xuất gốm xây dựng cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị hiện đại được nhập từ Italia, Đức . . . đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera đã đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm gạch, ngói đất sét nung có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, được người tiêu dùng chấp nhận. Cùng với năm tháng Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn. Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm gạch ngói xây dựng thông thường, Công ty đã đưa vào sản xuất thử nghiệm và ngay bước đầu đã thành công với các sản phẩm như gạch, ngói trang trí, gạch lát nền . . . mẫu mã đa dạng, giàu chủng loại. Từ những năm 1995 trở lại đây, nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, làm luận chứng kỹ thuật dự án mở rộng dây chuyền sản xuất, chuyển Nhà máy gạch Giếng Đáy sang sản xuất gạch Cotto đồng thời cho xây dựng thêm Nhà máy gạch Hoành Bồ với những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, với hệ thống khí hóa than tốt nhất được các chuyên gia Trung Quốc nhiệt tình giúp đỡ. Luận chứng kỹ thuật này đã được Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng, được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Quảng Ninh đồng ý phê duyệt. Đến năm 2004 Nhà máy gạch Hoành Bồ bắt đầu chính thức đi vào hoạt động, lúc này Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera bao gồm ba Nhà máy chính là Nhà máy gạch Tiêu giao, Nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy và Nhà máy gạch Hoành Bồ . Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera được đánh giá là một trong những doanh nghiệp đứng đầu cả nước về sản xuất gạch, ngói đất sét nung với 3 Nhà máy, thị trường tiêu thụ trải khắp cả 3 miền Bắc- Trung- Nam. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin . . . Kế hoạch năm 2006 đạt giá trị xuất khẩu khoảng 7 triệu USD. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong các năm gần đây Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 Chênh lệch +/- % 1.Tổng doanh thu Trđ 97.126 111.808 +14.682 +15,12 2.Kim ngạch XK TrUSD 5,5 5,8 +0,3 +5,45 3.Giá trị tổng sản lượng Trđ 76.570 82.675 +6.105 +28,16 4.Tổng LNTT Trđ 6.616 8.479 +1.863 +28,16 5.Nộp Ngân sách Trđ 5.341 6.427 +1.086 +20,33 6.Lực lg lao động Trđ 2.000 2.954 +954 +47,7 7.Thu nhập BQ Đ/ng/t 1.020.000 1.818.000 +798.000 +78,24 ( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán) Ngoài việc phát triển quy mô thị trường, công ty đã tích cực sử dụng triệt để máy móc, thiết bị và tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lao động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, được thể hiện bằng sự đánh giá của khách hàng, cải tiến phương thức bán hàng . . . Cùng với những nỗ lực to lớn và sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm * Chức năng: Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera hiện nay là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất gạch, ngói đất sét nung với nhóm sản phẩm chính là ngói, gạch xây và gạch lát nền Cotto tiles. * Nhiệm vụ: Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh gạch, ngói đất sét nung theo kế hoạch và chủ trương phát triển của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng, bao gồm: - Xây dựng và phát triển nguồn vốn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong và ngoài nước. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động trong công ty, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và xã hội. - Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. * Đặc điểm: Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera có sản phẩm chính là gạch ngói đất sét nung với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng mang nhãn hiệu Viglacera- nhãn hiệu vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam. Công ty có các dây chuyền sản xuất tự động, quy trình sản xuất theo công nghệ hiện đại tiêu chuẩn Italia. Chu trình sản xuất ngắn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và trên trường quốc tế. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty mang tính chất sản xuất công nghiệp ổn định nên Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera xây dựng mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty qua sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera ( Nguồn số liệu: Phòng tổ chức lao động) Hội đồng quản trị Ban giám đốc NM gạch Tiêu Giao NM gạch Cotto Giếng Đáy NM gạch Hoành Bồ Phòng T/C Phòng Phòng KH Phòng PhòngK/t Phòng lao động TC-KT đầu tư kinh doanh công nghệ HC-BV * Chức năng và nhiệm vụ: - Hội đồng quản trị: Là nhóm sáng lập doanh nghiệp, đề ra mọi phương hướng, nhiệm vụ thực hiện chung cho toàn công ty thực hiện. Mọi công việc phải được thông qua Hội đồng, nếu được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì mới được thực hiện. - Ban lãnh đạo công ty gồm có Giám đốc và 3 Phó giám đốc: + Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, tổ chức thực hiện các hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, theo sự phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị và của Tổng công ty. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý và trực tiếp là Giám đốc một Nhà máy theo sự phân công của Hội đồng quản trị và của Ban giám đốc. - Khối phòng ban chức năng: Gồm 6 phòng, chức năng từng phòng như sau: + Phòng Tổ chức lao động: Thực hiện tổ chức lao động tiền lương, tuyển dụng, bố trí đào tạo cán bộ, quản lý nhân sự, chế độ chính sách, thực hiện các chế độ chính sách về lao động và tiền lương toàn công ty. + Phòng Tài chính kế toán: Quản lý tài chính của công ty, thực hiện các biện pháp thu chi, ổn định nguồn tài chính, đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế của các Nhà máy và toàn công ty. + Phòng kinh doanh: Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cung ứng sản phẩm kịp thời cho thị trường. Tổ chức tiếp thị tìm kiếm thị trường và tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm hợp lý theo năng lực sản xuất của công ty, xây dựng giá bán hợp lý theo cung cầu của thị trường. + Phòng kế hoạch đầu tư: Lập kế hoạch đầu tư, sản xuất, tài chính, lao động, tiền lương trình Giám đốc công ty phê duyệt. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án thực hiện, chủ trì việc ký kết hợp đồng và chỉ đạo thực hiện thu mua theo các hợp đồng đã ký kết. Căn cứ kế hoạch sản xuất, tập hợp nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất trình Giám đốc duyệt để thực hiện. Tổ chức mua sắm, cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu của công tác sản xuất kinh doanh đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ, đồng thời giám sát quá trình sử dụng vật tư, thiết bị đó đảm bảo tiết kiệm đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. + Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý kỹ thuật tổ chức thực hiện thanh tra kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động, quản lý chất lượng tiến độ thi công công trình, kết hợp với phòng kế hoạch lập định mức sử dụng vật tư. + Phòng hành chính bảo vệ: Giải quyết các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc trong công ty. Tổ chức đời sống, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, tổ chức bảo vệ cơ quan an toàn và phục vụ cán bộ đi công tác . . . Trong quá trình hoạt động, công ty phải có cơ cấu tổ chức, phải có sự điều hành lãnh đạo, phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo các hoạt động hướng vào mục tiêu mà hoạt động quan trọng nhất là hoạt động quản lý. - Khối sản xuất : Công ty có 3 Nhà máy trực thuộc gồm: + Nhà máy gạch Tiêu Giao + Nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy + Nhà máy gạch Hoành Bồ * Mỗi Nhà máy có một phân xưởng sản xuất, nhiệm vụ, tổ chức của từng bộ phận như sau: - Tổ gia công nguyên liệu - Tổ tạo hình sản phẩm - Tổ vận chuyển sản phẩm đến cáng phơi - Tổ sản xuất gạch, ngói - Tổ gia công cơ khí - Tổ vệ sinh công nghiệp - Tổ vận chuyển và xếp bán thành phẩm vào goòng sấy sản phẩm - Tổ nung đốt sản phẩm - Tổ ra lò sản phẩm Mục đích tổ chức sản xuất của công ty là nhằm tạo ra môi trường bên trong thuận lợi cho công ty hoạt động, làm việc và cơ cấu tổ chức phải đi theo để đáp ứng nhu cầu chiến lược mà công ty đã đề ra trong kế hoạch. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Nguyên liệu chính ( Đất sét) Tạo hình sản phẩm Nước ngọt Sấy khô Nhiệt độ Nung sản phẩm Nhiệt độ cao Sản phẩm hoàn thành Phân loại và kiểm tra chất lượng ( Đóng gói) Nhập kho 2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức vừa tập trung vừa phân tán, tức là ban kinh tế ở mỗi Nhà máy sẽ thực hiện công tác thu thập số liệu ban đầu trong ngày rồi báo về phòng kế toán công ty để các nhân viên kế toán tại phòng kế toán công ty thực hiện các phần hành kế toán theo quy định. Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera ( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán) Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ TS-CN Ngân hàng vật tư T- Phẩm Thanh toán * Nhiệm vụ cụ thể: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo chung, tổ chức kiểm tra công tác kế toán của công ty. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm tra tình hình biến động của các loại tài sản, theo dõi các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm trước công ty, Nhà nước về toàn bộ công tác tài chính kế toán. - Phó phòng kế toán phụ trách tổng hợp: Có nhiệm vụ điều hành quản lý phòng khi Kế toán trưởng đi vắng: + Theo dõi chi tiết các tài khoản nguồn vốn, các quỹ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất được. + Sau khi các bộ phận đã lên báo cáo, cuối kỳ tiến hành kiểm tra, xem xét lại tất cả các chỉ tiêu xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm, ghi sổ Nhật ký chung. - Kế toán TSCĐ và công nợ: + Ghi chép, phản ánh chính xác số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao theo tỷ lệ quy định. + Giám sát việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ. + Mở sổ sách theo dõi công nợ với khách hàng, trực tiếp đôn đốc công nợ, thu hồi công nợ. - Kế toán Ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán với Ngân hàng, mở sổ theo dõi chi tiết, tổng hợp nghiệp vụ thanh toán với Ngân hàng. - Thủ quỹ: Phụ trách quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được Kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt. - Kế toán thành phẩm: + Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép tổng hợp, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, tham gia kiểm kê bán thành phẩm tháng, quý, năm. + Định kỳ lập báo cáo quyết toán thuế theo quy định. - Kế toán vật tư: + Có nhiệm vụ tập hợp chính xác, trung thực, kịp thời các số liệu, phản ánh giá trị guyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhập, xuất dùng, phản ánh chính xác số lượng nguyên vật liệu thiếu, thừa tồn đọng, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời. + Kiểm tra, đối chiếu số liệu xác định vật tư tiêu hao các công trình. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, tính lương, lập bảng thanh toán lương và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng giúp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác. Kết hợp với phòng tổ chức thanh toán tiền ốm đau, thai sản cho người lao động, thu nộp BHXH, thanh quyết toán BHXH cho đơn vị. Như vậy, càng ngày bộ máy kế toán càng được tinh giản đi nhiều so với trước đây (gồm 11 người năm 1999). Cùng với việc áp dụng kế toán máy vào công việc kế toán ngày càng trở nên dễ dàng hơn, giúp cho nhân viên kế toán tính toán chính xác, kịp thời hơn trong việc tập hợp số liệu từ các Nhà máy gửi về. 2.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera * Chính sách kế toán chung áp dụng tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera : Theo quy định của Bộ Tài chính và các quyết định của Bộ xây dựng, Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera thực hiện các công việc kế toán cũng như áp dụng chính sách kế toán theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính. Đồng tiền sử dụng chính trong việc ghi sổ kế toán là Việt Nam Đồng (VND). * Vận dụng chế độ kế toán trong Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera : Tổ chức chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán tại công ty gồm có chứng từ ban đầu và chứng từ nội sinh cùng với việc hạch toán ban đầu và thực hiện các nghiệp vụ nội sinh trong phòng kế toán. Tổ chức tài khoản kế toán: Tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất dùng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện hành, ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Căn cứ vào yêu cầu quản lý kinh tế tài chính nội bộ, đơn vị có mở thêm một số tài khoản cấp 2 theo từng nhóm sản phẩm sản xuất được. Tổ chức sổ kế toán: Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, nên mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được gửi về phòng tài chính kế toán để kiểm tra, xử lý và ghi sổ kế toán. Cùng với sự phát triển của công ty, số liệu ngày càng nhiều và đa dạng, để phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và điều kiện để sử dụng máy vi tính của mình, công ty đã lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Từ các chứng từ kế toán ban đầu, nhân viên kế toán công ty tiến hành ghi vào các sổ chi tiết, sau đó từ các sổ chi tiết mới ghi vào sổ tổng hợp chung toàn doanh nghiệp. - Sổ tổng hợp bao gồm: Nhật ký chung, Sổ Cái. - Sổ chi tiết bao gồm: Thẻ chi tiết hàng tồn kho, thẻ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết các tài khoản. . . Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán FAST- ACCOUNTING do công ty cổ phần FAST cung cấp. Trình tự ghi sổ tại công ty được minh họa bằng sơ đồ sau: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Vào phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Nhật ký chung Sổ Cái Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối kế toán và các BCTC khác Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu số liệu Tổ chức báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán (B01-DN), Báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN). Có thực hiện bổ sung sửa đổi theo Quyết định số 234/2003/QĐ/BTC ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc trình bày Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất. Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera với gần 30 năm xây dựng và trưởng thành đã và đang phát triển cùng với xu thế phát triển của mọi ngành nghề trong nước, ngày càng củng cố thương hiệu “Viglacera- Hạ Long bền đẹp mãi với thời gian, trường tồn cùng đất nước”. Cùng với việc làm ăn có hiệu quả, Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera cũng rất chăm lo tới đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty bằng việc xây nhà ở cho anh em gắn bó hơn với nghề, tạo những điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc cho họ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe công nhân viên . . . Chính vì vậy vào ngày 20 tháng 1 năm 2005 Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera đã được vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Ba do Thủ tướng chính phủ trao tặng. 2.3. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera 2.3.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera là một đơn vị sản xuất, nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty là ngói, gạch xây và gạch lát nền với quy trình công nghệ chế biến phức tạp và liên tục, việc tổ chức sản xuất được thể hiện ở các tổ trong xưởng, nhà máy sản xuất trong một hệ thống liên hoàn khép kín. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm và các yêu cầu tổ chức quản lý sản xuất khác, Công ty đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản phẩm. Tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera, chi phí sản xuất được xác định là toàn bộ các hao phí về lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn . . . mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm, cụ thể là ở 3 nhà máy như : các khoản chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí trả lương và các khoản trích theo lương ở các phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài khác trực tiếp phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Bao gồm : * Nguyên vật liệu trực tiếp: là những vật liệu chính để tạo nên sản phẩm ở Công ty, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 60% giá thành sản phẩm gồm: - Nguyên vật liệu chính: đất sét, cát pha (cát đồi sông nước), than cám, penspats. - Nguyên vật liệu phụ: bột Fríc, Borach, bột Borax, bột chống nắng và các phụ gia khác. - Nhiên liệu: dầu FO (dầu mazút), dầu diezel, dầu cám, gas Lcp. * Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền lương, tiền thưởng theo sản phẩm, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của những người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm tại phân xưởng sản xuất . * Chi phí sản xuất chung: tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera khoản mục chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng 30% giá thành sản phẩm bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: là khoản chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và phụ phí quản lý phân xưởng cho nhân viên quản lý phân xưởng và lao động gián tiếp ở phân xưởng cơ điện. - Chi phí vật liệu phân xưởng: bao gồm các chi phí về bao bì (vỏ hộp, kệ gỗ, dây đai), chi phí vật liệu phụ (que hàn, con lăn, đá mài), chi phí về xăng dầu, bảo dưỡng xe, chi phí dầu mỡ bôi trơn. - Chi phí dụng cụ sản xuất: cuốc, xẻng, thùng đựng nguyên liệu, khuôn, phụ tùng điện và các chi phí bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang . . .) - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm các chi phí khấu hao dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hệ thống kho . . .thuộc phân xưởng của từng Nhà máy. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại . . . - Chi phí bằng tiền khác như: chi phí phôtô, chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho nhân viên sản xuất, các chi phí dự phòng khác. 2.3.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglace._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36736.doc
Tài liệu liên quan