mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Đó là sự cạnh tranh trên thị trường vê mẫu mã, chất lượng, uy tín... Trước sự cạnh tranh gay gắt ấy buộc mỗi doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của mình, đồng thời phải hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh để không ngừng tăng cường sức mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ ở chất lượng sản nghiệp Nhà nước khẳng định được chỗ đứ
52 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của mình trên thị trường. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một trong số không nhiều doanh nghiệp Nhà nước như vậy, các sản phẩm bánh kẹo, bột canh của Công ty ngày càng được người phẩm đã được thị trường chấp nhận hay các biện pháp quảng cáo khuyếch trương sản phẩm mà trước hết sức mạnh cạnh tranh đó phụ thuộc rất nhiều vào giá cả sản phẩm. Vì vậy công tác tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm chiếm một vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tìm ra được biện pháp hợp lý hoá giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta thời gian qua, bên cạnh một số nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn yếu kém đã có không ít doanh tiêu dùng cả nước ưa chuộng, đem lại cho Công ty nguồn doanh thu cũng như lợi nhuận ngày càng cao trong những năm gần đây.
Trong thời gian thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Châu, nhận thức được vai trò của công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, em đã đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và hoàn thành báo cáo thực tập kế toán với đề tài:
"Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu".
Báo cáo được chia làm ba phần:
Phần một: Tổng quan về Công ty bánh kẹo Hải Châu
Phần hai: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Phần ba: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiếp xúc thực tế với công tác kế toán và do khả năng, kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để báo cáo thực tập kế toán của em được hoàn thiện hơn.
Phần một
Tổng quan về Công ty bánh kẹo Hải Châu
I. Đặc điểm Công ty bánh kẹo Hải Châu với quá trình hình thành và phát triển
Tổ chức hạch toán kế toán mỗi doanh nghiệp luôn luôn phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của đơn vị đó như đặc điểm về tổ chức, quản lý sản xuất, đặc điểm về dây chuyền, công nghệ sản xuất... gắn với quá trình hình thành sản xuất kẹo với 2 dây chuyền sản xuất có công suất 1,5 tấn/ca.
- Phân xưởng bánh với 1 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/ca.
Năm 1972, phân xưởng kẹo của nhà máy được tách ra để thành lập nhà máy Hải Hà. Nay là Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Trong giai đoạn 1975 - 1986 nhà máy bánh kẹo Hải Châu đã khắc phục những hậu quả của chiến tranh để không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 1982, nhà máy bổ sung hai lò thủ công sản xuất kem xốp với công suất 240kg/ca. Đây cũng là lò sản xuất kem xốp đầu tien ở miền Bắc.
Trong những năm 1990 - 1991, nhà máy đã mở rộng sản xuất bánh quy bằng việc lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan nướng bánh bằng lò điện với côvà phát triển của Công ty,
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Châu
Công ty bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng Công ty Mía đường I - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiền thân của Công ty là nhà máy bánh kẹo Hải Châu được thành lập tháng 6 năm 1965 với sự giúp đỡ cuả hai thành phố Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc).
Ngay từ khi ra đời, nhà máy bánh kẹo Hải Châu đã sản xuất những sản phẩm truyền thống của mình như bánh quy, bánh lương khô, kẹo cứng, kẹo mềm. Năng lượng sản xuất của nhà máy lúc bấy giờ bao gồm:
- Phân xưởng sản xuất mỳ sợi với 6 dây chuyền sản xuất đạt năng suất 2,5 - 3 tấn/ca.
- Phân xưởng ng suất 2,5 tấn - 2,8 tấn/ca.
Năm 1993 nhà máy lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của cộng hoà liên bang Đức với công suất 1tấn/ca. Năm 1994 nhà máy đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ Sôcôla của Cộng hoà liên bang Đức có công suất 0,5 tấn/ca. Đây là dây chuyền hiện đại nhất và là sản phẩm cao cấp nhất của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Ngày 29/9/1994 nhà máy có quyết định đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Năm 1995, được sự tài trợ của Australia, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã đầu tư dây chuyền sản xuất bột canh Iốt có công suất 2 - 4 tấn/ca.
Năm 1996, một bộ phận của Công ty đã liên doanh với Công ty của Bỉ thành lập liên doanh sản xuất Sôcôla, 70% số sản phẩm này dùng để xuất khẩu.
Trong 35 năm qua, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã đạt được những thành công lớn, trong khi có không ít các cơ sở xí nghiệp không trụ được đã bị giải thể. Hải Châu đã tự tìm được hướng đi và cách làm đúng cho chính mình, khẳng định được vị trí trên thị trường, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Có thể khái quát tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây qua một số chỉ tiêu dưới đây .
Bảng 1: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
STT
Chỉ tiêu
ĐV tính
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
1.
Tổng sản lượng
Tỷ
58,930
80,090
92,744
104,873
109,948
2
Tổng doanh thu bán hàng
Tỷ
73,861
93,262
117,900
129,583
137,401
3.
Lợi nhuận
Tỷ
2,570
1,816
0,657
2,530
2,900
4.
Khoản nộp ngân sách
Tỷ
7,018
9,657
8,438
8,645
8,5
5.
Sản phẩm chủ yếu
- Bánh các loại
- Kẹo các loại
- Bột canh
Tấn
Tấn
Tấn
3456
102
3284
3592
992
4818
4467
1088
5490
4715
1201
6547
5000
1250
6700
6.
Thu nhập bình quân
Cán bộ công nhân viên/tháng
1000đ
600
780
800
900
950
1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất
* Về tổ chức sản xuất của Công ty: Công ty bánh kẹo Hải Châu có 6 phân xưởng, sản xuất trong đó có 5 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ.
- Phân xưởng bánh I: sản xuất bánh Hương Thảo, bánh lương khô, bánh quy dứa, quy bơ. Trong phân xưởng có các tổ nhào trộn, tổ lò, tổ bao gói.
- Phân xưởng bánh II: sản xuất các loại bánh kem xốp, bánh phủ Sôcôla.
- Phân xưởng bánh III: sản xuất các loại bánh quy hộp, bánh Hải Châu, bánh Marie, Petít...
- Phân xưởng bánh kẹo: sản xuất các loại bánh cứng, mềm, trái cây, sữa dừa, Sôcôla...
- Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loại bột canh 200gr, bột canh Iốt 200gr, 175gr, 270gr, bột canh Iốt ngũ vị.
- Phân xưởng cơ điện: Là phân xưởng sản xuất phụ đảm nhiệm việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc của các phân xưởng sản xuất. Trong phân xưởng cơ điện có các tổ chức sản xuất: Tổ lò hơi, tổ hàn gò, tổ điện, tổ sửa chữa.
Do các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, sản phẩm của từng phân xưởng đều là thành phẩm, nên các phân xưởng có tính độc lập cao trong sản xuất.
* Cơ cấu bộ máy quản lý ở Công ty bánh kẹo Hải Châu
Dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty là tập trung thống nhất, cơ cấu quản lý của Công ty được thiết lập theo sơ đồ sau.
Sơ đồ 1:
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc
Kinh doanh
Kế toán trưởng
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng tài vụ
Ban bảo vệ
Phòng tổ chức
Phòng hành chính
Phòng kỹ thuật
Ban xây dựng cơ bản
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc
Kinh doanh
Kế toán trưởng
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng tài vụ
Ban bảo vệ
Phòng tổ chức
Phòng hành chính
Phòng kỹ thuật
Ban xây dựng cơ bản
- Giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân cho Công ty, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật giúp việc cho giám đốc, phụ trách công tác kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp các phân xưởng.
- Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho giám đốc phụ trách công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, công tác hành chính quản trị và bảo vệ.
Các phòng ban có chức năng tham mưu cho Giám đốc là:
- Phòng kế hoạch - vật tư tham mưu cho Giám đốc và kế hoạch tổng hợp, kế hoạch giá thành, điều độ sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật tham mưu cho Giám đốc về kỹ thuật gồm tiến bộ kỹ thuật, quản lý quy trình kỹ thuật.
- Phòng hành chính theo dõi thực hiện các mặt hành chính, quản trị đời sống, y tế, sức khỏe.
- Phòng tài chính - kế toán tham mưu cho Giám đốc về công tác kế toán, tài chính góp phần quan trọng vào việc quản lý các hoạt động kế toán - tài chính.
- Phòng tổ chức có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức cán bộ, lao động, soạn thảo các nội quy, quy chế tuyển dụng lao động.
- Ban bảo vệ tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, công tác tự vệ và nghĩa vụ dân sự.
- Ban xây dựng cơ bản lập kế hoạch xây dựng, thực hiện sửa chữa nhà xưởng, văn phòng công ty.
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chủ yếu của Công ty bánh kẹo Hải Châu
Hiện nay Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất và tiêu thụ gần 70 loại sản phẩm bánh kẹo, bột canh các loại. Mỗi loại sản phẩm có đặc trưng riêng do thành phần cấu tạo nên chúng không hoàn toàn giống. Các loại sản phẩm này được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ tại 5 phân xưởng sản xuất. Trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng có sự tách biệt về thời gian.
Ví dụ: - Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp có thể sản xuất ra các loại bánh kem xốp như kem xốp Sôcôla 170gr, 150gr, kem xốp 470gr, 270gr, Xốp hộp, xốp phomát...
- Dây chuyền sản xuất bánh Hương thảo ở phân xưởng Bánh I. Có thể sản xuất bánh Hương Thảo, bánh quy hoa quả, bánh lương khô thường, bánh lương khô Cacao...
Quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty theo kiểu giản đơn chế biến liên tục, khép kín không thể gián đoạn về mặt thời gian và kỹ thuật, sản xuất với mẻ lớn, công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá một phần thủ công. Mỗi loại sản phẩm ở các phân xưởng được sản xuất theo các công đoạn khác nhau với nhiều thao tác cụ thể, được phân chia tỉ mỉ để phục vụ việc xác lập định mức công việc và định mức lao động cho mỗi sản phẩm.
Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất bánh quy tại phân xưởng bánh I
Nguyên liệu
Nhào trộn
Cán
Nhập kho
Bao bì
Thành phẩm
Thành hình
Nướng
Trong dây chuyền công nghệ sản xuất này, từ công đoạn phối liệu đến khi thành sản phẩm, quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các loại nguyên vật liệu (gồm có nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ) được đưa vào khâu phế liệu. Trong công đoạn sản xuất, ngoài chi phí nguyên vật liệu là chủ yếu còn có chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương cũng chiếm tỷ trọng lớn. Khâu bao gói sản phẩm, chi phí bao bì là chi phí chiếm tỷ lệ trọng cao. Quy trình sản xuất bánh quy trên, nguyên liệu (gồm bột mỳ, đường, bơ, sữa...) chiếm khoảng 70 -75% tổng chi phí phát sinh, chi phí bao gói 5 - 10%, còn lại là các chi phí về nhân công, hao mòn máy móc thiết bị...
Tại phân xưởng sản xuất bánh II dây chuyền sản xuất bánh kem xốp được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (phân xưởng bánh II)
Nhập kho
Chọn lọc đóng hộp
Đóng gói
Cắt bánh
Làm lạnh
Trộn đường sữa, bơ
Đánh bánh kem
Dân nướng
Tráng phết kem vào bánh
Tráng vỏ bánh
Trộn bột
Bột mì phẩm màu
Nguyên liệu làm bánh kem xốp có bột mỳ, bột sắn, muối, dầu thực vật, sữa, đường...
Sơ đồ 4: Dây chuyền sản xuất kẹo cứng tại phân xưởng kẹo
Hoà đường
Nấu
Làm lạnh
Máy gói
Máy lăn côn
Vuốt kẹo
Tạo nhân
Bơm nhân
Sàng và làm lạnh
Gói tay
Dập hình
Nguyên liệu làm kẹo gồm có đường kính, nha, phụ, gea...
Ngoài các chi phí về nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, chi phí nhân công... nằm trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn có chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí về điện nước, chi phí công cụ, dụng cụ... Vì vậy việc tập hợp đúng, đủ và chính xác là đòi hỏi tất yếu và quan trọng đối với Công ty nhằm làm giảm tối đa chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
II. Tổ chức kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Châu
Phòng tài vụ Công ty có chức năng giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, thống kê, thu nhập và xử l ý thông tin kinh tế, thực hiện hoạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó kiểm tra và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tài vụ Công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Trước hết, phòng tài vụ có chức năng tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình tăng, giảm tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác và trung thực.
Thứ hai, Phòng có nhiệm vụ tổ chức xác định và phản ánh kịp thời, chính xác, kiểm kê tài sản và đánh giá định kỳ, cũng như chuẩn bị đầy đủ thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng và đề ra các biện pháp xử lý.
Phòng có nhiệm vụ tính toán và trích nộp đủ kịp thời các khoản nộp Ngân sách, nộp Tổng Công ty, để lại Công ty các quỹ, tính toán các khoản tiền vay và nợ phải trả, bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán.
Tổ chức kế toán tại Công ty được thực hiện theo hình thức tập trung, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán của Công ty từ việc xử lý chứng từ, ghi số kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết cho đến việc lập báo cáo kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán gồm 12 người, mỗi người phụ trách một khâu, được thể hiện qua sơ đồ sau:
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty bánh kẹo Hải Châu
Sơ đồ 5: Tổ chức kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Châu
Kế toán trưởng
Kế toán tài sản cố định
Kế toán lương
Kế toán vật tư
Kế toán chi phí giá thành
Kế toán tiêu thụ
Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán công nợ
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Trong đó kế toán trưởng đồng thời cũng là trưởng phòng tài vụ chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế trong toàn bộ Công ty.
Kế toán vật tư: Thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, phụ trách tài khoản 152, 153, 142.
Kế toán tài sản cố định thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp sự biến động của tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và sửa chữa tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định phụ trách tài khoản 211, 124, 241.
Kế toán lương: Có nhiệm vụ thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương, lập bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty - kế toán lương phụ trách tài khoản 334, 338, 622, 6271.
Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình biến động tăng, giảm thành phẩm, tình hình tiêu thụ thành phẩm. Căn cứ vào các chứng từ như phiếu nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm, hoá đơn GTGT... kế toán phản ánh vào tài khoản 115, 157, 632...
Kế toán quỹ: Thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình thu - chi - tồn quỹ tiền mặt, tổng hợp hạch toán nội bộ Công ty như tạm ứng, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả kế hoạchác, nhật ký cược, ký quỹ dài hạn, phụ trách các tài khoản 111, 141, 3388, 341.
Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán của khách hàng, các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm... kế toán công nợ theo dõi tài khoản 131.
Kế toán ngân hàng: Phụ trách các công việc giai dịch, theo dõi và tính toán lãi vay, kế hoạch trả lãi vay và trả gốc tiền vay với ngân hàng và theo dõi các khoản phải trả nhà cung cấp. Công ty có tài khoản tại ngân hàng đầu từ va phát triển Hà Nội, Ngân hàng công thương và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Kế toán ngân hàng theo dõi tài khoản 112, 331, 311, 341.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ hàng tháng thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và các chi phí thời kỳ kế toán phần hành này phụ trách các tài khoản 621, 622, 627, 641, 642.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ các số liệu phụ trách các tài khoản còn lại, lên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lập các báo biểu kế toán. Cuối mỗi quý lập bảng giải trình, bảng quyết toán vào cuối năm để giải trình lên cấp trên.
Thủ quỹ: Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp tiến hành xuất - nhập quỹ, đồng thời tiến hành ghi số quỹ.
Ngoài ra để đảm bảo cho công tác kế toán được chính xác thực sự đi sâu sát với thực tế sản xuất, thuận lợi cho việc tập hợp số liệu ghi số kế toán, đối chiếu, kiểm tra, ở mỗi phân xưởng đều có các nhân viên thống kê. Các nhân viên này theo dõi tình hình sử dụng lao động, vật tư một cách giản đơn và hàng tháng lập các báo cáo gửi lên phòng kế toán.
2.2. Tổ chức hạch toán tổng hợp tại Công ty
* Công ty bánh kẹo Hải Châu sử dụng hình thức ghi số kế toán tổng hợp là hình thức “Nhật ký chung” hình thức ghi số này rất phù hợp với việc sử dụng kế toán trên máy vi tính của Công ty. Gồm có các số: Nhật ký chung, Sổ cái cái tài khoản và Số thẻ kế toán chi tiết.
Quy trình ghi số tổng hợp theo hình thức “Nhật ký chung” tại Công ty bánh kẹo Hải Châu được thực hiện như sau:
Sơ đồ 6:
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Kế toán ghi hàng ngày
Cuối tháng tổng hợp tính toán số liệu
Quan hệ đối chiếu số liệu
Cơ sở để ghi sổ sách bao gồm:
- Các chứng từ ban đầu như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, xuất vật tư theo hạn mức, hoá đơn GTGT... được sử dụng theo Quyết định 1141 TC/CĐKT Ban hành ngày 01/11/1995 và mẫu số 01/GTKT/3LL của Bộ Tài chính.
- Các báo cáo sử dụng vật tư, lao động do các phân xưởng sản xuất gửi lên.
* Công ty bánh kẹo Hải Châu áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với thuế suất la 10%.
* Công ty áp dụng phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Công ty sử dụng hệ thống tài khoản đầy đủ và chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng khách hàng. Hệ thống khách hàng được mã hoá, theo dõi riêng theo các phương thức thanh toán tiền hàng.
* Công ty áp dụng phương pháp tính trị giá vốn thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
* Cách thức tập hợp chi phí theo từng bộ phận, tưng khu vực và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo tổng số tấn sản phẩm bán ra.
Phần hai
Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải châu
(lấy ví dụ tháng 01/2000 để minh hoạ)
Là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty bánh kẹo Hải Châu phải chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Kế toán với chức năng cung cấp thông tin chính xác về hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Có thể thấy rằng trong các khâu kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vài trò rất quan trọng vì nó vừa phản ánh một cách chi tiết, vừa tổng hợp tình hình sử dụng vật tư lao động, trang thiết bị, vốn bằng tiền trong sản xuất. Thông qua số liệu do phần hành kế toán này cung cấp, các nhà quản trị có thể đề ra quyết định phù hợp cho sự phát triển của sản xuất - kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
2.1. Nội dung chi phí sản xuất ở Công ty
* Chi phí sản xuất trực tiếp: gồm có nguyên liệu chính (đường, bột mì, bơ, sữa các loại...) nguyên liệu phụ (trứng gà, dầu Shortening, muối, tinh dầu...) nhiên liệu (than Kiple) bao bì (túi đựng, đề can...)
* Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản tiền công phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
* Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm các chi phí liên quan đến việc phục vụ sản xuất, quản lý phân xưởng phát sinh trong quá trình sản xuất ở phạm vi phân xưởng.
- Chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng, đó là phụ tùng thay thế cho máy móc sản xuất ở phân xưởng.
- Chi phí công cụ, dụng cụ phụ vụ cho phân xưởng, phân xưởng như máy dán hộp, quần áo bảo hộ lao động...
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc...).
Chi phí khấu hao tài sản cố định, khấu hao máy móc thiết bị dùng cho sản xuất trong phân xưởng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước...
2.2. Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng của toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp.
Tại Công ty bánh kẹo Hải Châu, trên một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng tại những thời điểm nhất định thì chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Quy trình sản xuất các loại bánh kẹo, bột canh đều khép kín, kết thúc một ca máy cũng là sản phẩm hoàn thành và không só sản phẩm dở dang. Do đó, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất, kế toán Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng loại sản phẩm và theo từng phân xưởng sản xuất (đối với chi phí sản xuất chung). Riêng đối với phân xưởng có khi việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc cho phân xưởng sản xuất nào thì chi phí phát sinh sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất đó.
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm ở Công ty
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là từng loại sản phẩm, nê đối với các chi phí liên quan trực tiếp tới sản xuất loại sản phẩm nào thì được tập hợp ngay cho sản phẩm đó. Tuy vậy, có những chi phí liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ được kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo những tiêu thực phân bổ thích hợp. Như vậy, kế toán Công ty đã áp dụng hai phương pháp phân bổ trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.
Do Công ty tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên các tài khoản được sử dụng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất bao gồm:
* Tài khoản 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng cho việc sản xuất sản phẩm, tài khoản nay được chi tiết cho 5 phân xưởng sản xuất.
- Tài khoản 6211: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh ở phân xưởng bánh I.
- Tài khoản 6212: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh ở phân xưởng bánh II.
- Tài khoản 6213: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh ở phân xưởng kẹo.
- Tài khoản 6215: tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở phân xưởng bột canh.
* Tài khoản 622: chi phí nhân công trực tiếp, dùng để tập hợp các chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp. Tài khoản 622 cũng được chi tiết thành 5 tiểu khoản từ 1 - 5 cho 5 phân xưởng sản xuất.
* Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung được chi tiết thành:
- 6217: Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng.
- 6272: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu chung cho phân xưởng.
- 6273: Tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất ở phân xưởng.
- Tài khoản 6274: phản ánh chi phí khấu hao ở phân xưởng sản xuất.
- Tài khoản 6277: phản ánh dịch vụ mua ngoài phụ vụ cho sản xuất ở phân xưởng.
- Tài khoản 6278: phản ánh các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho sản xuất.
* Tài khoản 154: chi phí sản xuất dở dang được chi tiết theo 5 phân xưởng sản xuất.
2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Trong khuôn khổ báo cáo em chỉ xin nêu cách tập hợp chi phí sản xuất ở phân xưởng bánh I, cách thức tập hợp chi phí sản xuất ở các phân xưởng khác tương tự.
2.4.1. Hạch toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
Chi phí sản xuất về nguyên vật liệu tại Công ty chiếm khoảng 70 - 80% tổng chi phí sản xuất. Tài khoản 152 - nguyên vật liệu được kế toán Công ty chi tiết thành các tiểu khoản.
- Tài khoản 1521 - nguyên vật liệu chính gồm: bột mì, bột sữa, nha, đường...
- Tài khoản 1522 - nguyên vật liệu phụ: Muối, trứng gà, dầ Shortening, bột hương liệu như bột Ca cao, bột cam, tinh dầu các loại...
- Tài khoản 1523 - nhiên liệu: Than Kiple, xăng, dầu...
- Tài khoản 1524 - phụ tùng thay thế dùng cho công tác sửa chữa bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất như các loại dây máy, lò xo, trục máy...
Tài khoản 1525 - thiết bị dụng cụ vật liệu xây dựng cơ bản như sơ các loại, xi măng...
- Tài khoản 1562 - bao bì các loại: túi P.E, hộp Carton, khay nhựa, giấy gói lương khô...
- Tài khoản 1527 - nguyên liệu khác
- Tài khoản 1528 - phế liệu thu hồi gồm các loại bao bì rách hỏng, bột mì, đường rơi vãi...
Để thuận lợi cho công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, Công ty đã mã hoá và lập thành danh mục. Khi mã hoá, chữ số thứ hai trong mã số nhóm của loại nguyên, nhiên vật liệu dó.
Ví dụ: Bột mì, đường thuộc nhóm 1(1521) có mã số là 01001 và 01002, túi P.E Hương Thảo là bao bì thuộc nhóm (1526) có mã số là 06001.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng tháng và lượng nguyên, nhiêu vật liệu định mức tiêu hao cho từng tấn sản phẩm, phòng kế hoạch vật tư tính ra lượng nguyên nhiên vật liệu định mức để sản xuất từng loại sản phẩm trong tháng, từ đó phong kế hoạch vật tư sẽ lập ra “phiếu lĩnh vật tư theo vượt mức” cho từng phân xưởng.
Lượng nguyên, nhiên liệu (j) cần cho sản xuất sản xuất sản phẩm (i)
=
Định mức nguyên vật liệu (j) để sản xuất 1 tấn sản phẩm (i)
x
Sản lượng kế hoạch sản phẩm (i) (tấn)
VD: Tháng 01/2000 phòng kế h hoạch vật tư đề ra kế hoạch sản xuất cho phân xưởng bánh I như sau:
Bảng 2: Kế hoạch sản xuất sản phẩm tháng 01/2000 phân xưởng bánh I
STT
Tên sản phẩm
Số lượng kế hoạch (kg)
1.
Bánh Hương Thảo
7500
2.
Bánh quy hoa quả
1500
3.
Lương khô thường
25.000
4.
Lương khô Cacao
15.000
Tổng cộng
49.000
Bảng 3: Định mức tiêu hao vật tư cho một tấn sản phẩm phân xưởng bánh I
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Hương Thảo
Quy hoa quả
Lương khô thường
Lương khô Cacao
1.
Bột mì
Kg
690
710
780
760
2.
Đường
Kg
220
226
115
118
3.
Bột sữa gầy
Kg
28,5
29
14,2
14,6
...
.....
....
...
...
...
....
Từ đó tính ra lượng bột mì hạn mức cấp cho phân xưởng bánh I:
7,5 x 0,69 + 1,5 x 0,71 + 0,78 x 25 + 15 x 0,76 = 37,14 (tấn)
Nếu trong tháng kế hoạch sản xuất được điều chỉnh tăng, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập thêm phiếu xuất kho nguyên vật liệu căn cứ vào số lượng sản phẩm tăng thêm và định mức hao phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.
Để quản lý chặt chẽ, phản ánh được chi phí thực tế phát sinh tại các phân xưởng, Công ty có nhân viên thống kê theo dõi việc dùng, sử dụng nguyên vật liệu tại phân xưởng. Nhân viên thống kê có nhiệm vụ thống kê số lượng nguyên nhiên liệu tiêu hao cho sản xuất sản phẩm hàng ngày tại phân xưởng. Cuối tháng nhân viên thống kê tập hợp lượng tiêu hao của từng loại nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất từng loại sản phẩm và lập “Báo cáo sử dụng vật tư” .
Chi phí vật liệu phụ, bao bì cũng được tập riêng cho từng loại sản phẩm, một số loại nguyên vật liệu phụ khác, nhiên liệu được dùng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì được tập hợp lại toàn bộ, cuối tháng nhân viên thống kê cần tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. Trên thực tế dược sử dụng để phân bố là theo sản lượng thực tế của sản phẩm trong tháng. Các loại vật liệu phụ cần phân bố là các loại tinh dầu, phẩm màu, hương liệu dầu Shortening, NH4HCO3, NaHSO3,... than Kiple.
Ví dụ: Công thức phân bổ than:
Khối lượng than sản xuất sản phẩm (i)
=
Tổng khối lượng than phát sinh
Tổng số lượng của các sản phẩm của phân xưởng
x
Sản lượng sản phẩm (i)
Căn cứ vào sô liệu trong báo cáo sử dụng vật tư (bảng 5), lượng than đã chi dùng là 5.370kinh doanh, lượng than phân bố cho sản xuất các sản phẩm là:
Lượng than cho sản xuất bánh Quy hoa quả: x 1.615 = 176 (kg)
Lượng than sản xuất Lương khô Cacao: x 15.183 = 1.653 (kg)
Lượng than sản xuất Lương khô thường: x 25.046 = 2726,5 (kg)
Lượng than sản xuất bánh Hương Thảo: x 7482 = 814,5 (kg)
Bảng 4: Bảng kết quả công việc tại phân xưởng bánh I
Tên sản phẩm
Số lượng thực tế (kg)
Bánh Hương Thảo
7482
Bánh quy Hoa quả
1615
Lương khô thường
25.046
Lương khô Cacao
15.183
Tổng cộng
49.326
Sau khi tập hợp và phân bố tất cả các loại nguyên nhiên vật liệu, bao bì cho các sản phẩm trong phân xưởng, thống kê phân xưởng bánh I hoàn thành “Báo cáo sử dụng vật tư và cuối tháng giử cho kế toán vật tư.
Bảng trang 21 trang ngang
Căn cứ vào các chứng từ nhập, xất vật tư của thủ kho cty, thủ kho phân xưởng, kế toán vật tư tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại, từng nhom vật liệu và đối tượng sử dụng. Từ đó tính ra giá trị vật tư xuất dùng theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền.
Đơn giá bình quân của vật liệu (j)
=
Giá trị thực tế nguyên vật liệu (j) tồn đầu tháng
Số lượng vật liệu (j) tồn đầu tháng
+
Giá trị thức tế nguyên vật liệu (j) nhập trong tháng
Số lượng vật liệu (j) nhập trong tháng.
Ví dụ: Đầu tháng 01/2000 bột sữa gầy tồn 1532 kg trị giá la 54.571.370đ - trong tháng, bột sữa gầy được nhập hai lần, căn cứ hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho
Lần1: Giá mua chưa có VAT là: 89.375.000đ, chi phí thu mua 450.000đ, hàng mua được bớt giá 500.000đ. Khối lượng thực nhập 2497 kg (hao hụt trong định mức 3kg).
Lần 2: Giá mua chưa thuế GTGT là : 36.874.000đ, khôi lượng thực nhập 998 kg (hao hụt định mức 2kg).
Khi đó giá đơn vị 1 kg sữa gầy xuất dùng trong tháng là:
54.571.370 + (89.375.000 + 450.000 - 500.000) + 36.874.000
1532 + 2.497 + 998
=
35.959,9đ (đ/kg)
Căn cứ vào “phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” kế toán vật tư sẽ đối chiếu với “báo cáo sử dụng vật tư” cho thống kê phân xưởng gửi lên về giá trị vật liệu thực xuất cho các phân xưởng, số lượng tồn kho cuối kỳ tại các phân xưởng. Kế toán vật tư sẽ nhập số liệu từ báo cáo sử dụng vật tư vào Nhật ký chung. Máy tính sẽ áp dụng giá cho từng nguyên liệu thực tế sử dụng cho sản xuất và máy sẽ tự động tính ra hao phí nguyên vật liệu cho sản xuất từng loại sản phẩm.
Ví dụ: Kế toán vật tư nhập vào Nhật ký chung bằng bút toán
Nợ Tài khoản 6211- quy hoa quả (46,83 x 35959,9) : 1.684.002
Có Tài khoản 1521-Ms 01004 (bột sữa gầy): 1.684.002
Bút toán này là căn bản để máy đưa ra bảng “chi tiết chứng từ - bút toán”. Đây là bảng tập hợp về số lượng và giá trị các loại nguyên nhiên liệu đã sử dụng để sản xuất một loại sản phẩm.
Bảng 6
Công ty bánh kẹo Hải Châu
Chi tiết chứng từ - bút toán
Ngày 31/01/2000
Diễn giải : Xuất vật tư cho Quy hoa quả
Mã VT
Tên vật tư
Lượng
Đơn ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36860.doc