Lời mở đầu
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đất nước là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần. Thực hiện chính sách mở cửa để từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế Thế Giới. Trong nền kinh tế này, các đơn vị cá nhân, doanh nghiệp tổ chức kinh tế khác được tự do sản xuất, tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh trong các mặt hàng đã dăng ký.
Để tồn tại và phát triển vững mạnh, mỗi doanh nghiệp phải tuân thủ đúng các quy luật cung cầu, giá cả cạnh tranh. Đặc biệt phải tính đến hi
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này buộc các đơn vị phải linh hoạt chủ động tính toán đầu ra bao nhiêu, đầu vào bao nhiêu. Từ đó có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường mà phải đảm bảo có lãi.
Đặc biệt ngành Giao thông vận tải và cả những vận tải tư nhân. Vì vậy giá cước vận chuyển luôn biến động.
Vậy muốn đảm bảo kinh doanh có lãi đòi hỏi người lãnh đạo phải năng động sáng tạo, khai thác nguồn vận chuyển hàng hoá kịp thời đúng thời gian quy định. Các cán bộ nghiệp vụ quản lý phải đi sâu, đi sát thông tin chính xác và kịp thời.
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tôi đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vận tải ô tô số 3”.
Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN kinh doanh vận tải.
Phần II: Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vận tải ô tô số 3.
Phần III: Một số ý kién nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vận tải ô tô số 3.
Phần I
Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp
kinh doanh vận tải.
I.Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vận tải.
1: Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tai và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Khái niệm: Vận tải được hiểu là nghành sản xuất vật chất đặc biệt, thực hiện việc di chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác và được đo bằng tấn, Tkm đối với hàng hoá vận chuyển và người, người km đối với vận tải hành khách.
Từ khái niệm trên của ngành vận tải có thể rút ra đặc điểm sau trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngành này:
- Doanh nghiệp vận tải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách.-
_ Kế hoạch tác nghiệp cần phải cụ thể hoá cho từng ngày, từngđịnh kỳ ngắn lái xe và phương tiện làm chủ yếu ở bên ngoài doanh nghiệp. vì vậy qúa trình quản lý rất cụ thể, phải xây dựng được chế độ vật chất rõ ràng vận dụng cơ chế hợp lý.
- Phương tiện vận tải là những TSCĐ chủ yếu và quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện vận tải .
Việc khai thác vận tải phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng đường xá, cầu phà và điều kiện địa lý của từng vùng.
* Anh hưởng của nó tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do tính chất đặc thù của doanh nghiệp vận tải và các doanh nghiệp sản xuất vật chất đặc biệt, vì vậy sản phẩm sản xuất ra không mang hình thái vật chất nên đơn vị đo lường của sản phẩm vạn tải khác với đơn vị đo lường thông thường: Tấn, Tkm đối với hàng hoá vận chuyển và người, người km đối với vận tải hành khác.
Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp vận tải là không có sản phẩm dở dang nên giá thành vận tải là thể hiện bằng toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá thực tế phát sinh tính cho toàn bộ sản lượng sản phẩm vận tải hoàn thành trong kỳ.
Từ những tính chất và đặc điểm trên ta có; giá thành đơn vị sản phẩm vận tải là chi phí vận tải tính cho một đơn vị sản phẩm vận tải hoàn thành. giá thành vậntải là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh công tác quản lý của doanh nghiệp vận tải, thông qua chỉ tiêu giá thành có thể xác định được hiệu quả của việc sử dụng nhân tài, vật lực tong doanh nghiệp cũng như đánh giá một cách có cơ sở các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoàn thành các dịch vụ cho khách hàng.
2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất:
Để quản lý tốt chi phí và giá thành dịch vụ vận tải kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải cần phải thực hện các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, tính toán phản ánh số hiện có và tình hình luân chuyển tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình tập hợp, tính toán phân bổ chi phí và kết quả kinh doanh từng hoạt đọng vận tải một cách hợp lý và chính xác.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế, tài chính kế hoạch thu nộp và thanh toán, kiểm tra. kiểm soát chi phí giá thành vận tải và kết quả kinh doanh.
- Cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành hoạt động kinh doanh vận tải, tạo điều kiện cho người quản lý quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
II. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp:
1.1: Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao đọng sống và lao đọng vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.
Để thực hiện các hoạt đongk của mình, các doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tưởng lao động và sức lao động. Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất có sự khác nhau và hình thành nên các chi phí tương ứng: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công. Trong điều kiện tồn tại nền kinh tế thị trường thì những chi phí này được biểu hiện bằng tiền tệ.
Hoạt động trong doanh nghiệp thường bao gồm nhiều khâu, nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Hoạt động sản xuất, thực hiện công việc lao vụ.
- Hoạt động thu mua, dự trữ hàng hoá
- Hoạt động bán hàng: Luân chuyển tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ
- Hoạt động khác như đầu tư tài chính, nghiệp vụ bất thường….
Trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí bỏ ra cho khâu sản xuất được gọi là chi phí sản xuất.
Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của các doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh mọi chi phí đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Vì vây, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cũng được biểu hiện bằng tiền, Chi phí tiền công là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sôngs, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu là biều hiện bàng tiền của hao phí về lao động vật hoá.
Như vậy, nếu xét về mặt lượng thì chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố là:
+ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã chi ra trong một thời kỳ nhất định
+ Giá cả của các tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của đơn vị lao động hao phí.
Như vậy, trong điều kiện hiện nay, việc đánh giá chính xác chi phí sản xuát không những là tất yếu khách quan mà còn là vấn đề được coi trọng góp phần giúp doanh nghiệp tính toán đúng giá cả nhằm bảo toàn vốn theo yêu cầu của ché đọ quản lý kinh tế mới hiện nay.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho viẹc quản lý và hach toán kinh doanh chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp cho từng thời kỳ; hàng tháng, quý, năm phù hợp với báo cáo.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng không như nhau, vì vậy để phụccho công tác quản lý nói chung và kế toán nối riêng, cần phải phân loại CPSX theo tiêu thức thích hợp.
* Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất của chi phí:
theo cách phân loại, những khoản chi phí có tính chất chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ CPSX kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu (NVL) chính, NVL phụ, nhiên liệu… doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt đọng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài bốn yếu tố đã nêu ở trên.
Cách phân laọi này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: Cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuát, làm cở sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư tiền vốn, hu động sử dụng lao động….
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí
Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, những chi phí có chung công dụng kinh tế đựoc xếp vào một khoản mục chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoabnr mục này số tiền công và số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân quản lý chung và nhân viên bán hàng.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất ( Phân xưởng, đội…) bao gồm :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiẹn kế hoạch đàu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp.
* Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đàu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp.
*Phân loại CPSX theo đàu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp:
- Chi phí ban đầu: Là các chi doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hiệp tác lao động nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn: Giá trị lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho phân xưởng chính, giá trị bán thành phẩm tự chế đựoc sử dụng làm vật liệu trong quá trình chế biến.
Phân loại CPSX thành chi phí ban đầu theo yếu tố và chi phí luân chuyển nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp. CPSX kinh doanh ban đầu theo yếu tố ;à cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán CPSX kinh doanh theo yếu tố là cơ sở để lập các kế hoạch cân dối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở từng doanh nghiệp ( Cân đối dự toán chi phí với kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoach khấu hao tài sản cố định…)
Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của doanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế.
* Phân loại CPSX căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.
- Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công sản xuất sản phẩm: Khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Chi phí chung: Là các chi phí dùng vào tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung. thuộc loại này có chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối với chi phí cơ bản là các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, thiếu chúng thì không thể sản xuất , chế tạo được sản phẩm, vì vậy không thể cắt bỏ một loại chi phí cơ bản vào mà phải phấn đấu giảm thấp các định mức tiêu hao vật liệu, lao động, khấu hao… hoặc cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tìm kiếm vật liệu thay thế…. Ngược lại, đói với chi phí chung cần phải triệt để tiết kiệm, hạn chế và thậm chí loại trừ các chi phí không cần thiết, tăng cường quản lý chi phí chung theo dự toán tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phívào các đói tượng kế toán chi phí:
- Chi phí trực tiếp: Là nhứng chi phí chie quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán.
Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp.
* Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoật động
Chi phí sản xuất được chia làm 2 loại:
- Chi phí khả biến ( biến phí ): Là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đối của mức độ hoạt động. Khối lượng ( hay mức độ) hoạt dộng có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động….
- Chi phí bất biến: Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đôủi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ.
Phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến có tác dụn lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoàn vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiêuk quả kinh doanh.
Ngoài các cách phân loại như trên còn có thể phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định.
Như vậy, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa riêng của nó, đồng thời bổ xung nhằm quản lý tốt, hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn của doanh nghiẹp có hiệu quả và đề ra được những biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm:
2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là CPSX tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm (GTSP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư , lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cúng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế ,kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm năng cao năng suất lao động, chát lượng sản phẩm , hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một can cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất. Đối với mỗi loại sản phẩm sản xuất ra nếu giá bán khồng thay đổi thì lợi nhuạn thu được càng cao khi giá thành sản xuất của nó càng thấp. Vì vậy phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu và cúng là nhiệm vụ quan trọng của cá doanh nghiệp sản xuất. Phấn đấu hạ thấp giá thành cũng là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp tăng tích luỹ, là cơ sở nâng cao đời sống công nhân viên, tăng khoản đóng góp cho Nhà nước.
2.2 Các loại giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là một tong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Việc tính toán giá thành hợp lý là một căn cứ để xác định giá bán sản phẩm nhằm bảo đảm thu được lợi nhuận. Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành. có 2 loại giá thành chủ yếu sau:
2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:
Căn cứ vào số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm đựoc chia làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. giá thành ké hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức:
Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thwocs đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành thực tế:
Giá thành thực tế là gá thành sản phẩm được tính tren cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế, đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị, giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật tổ chức và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như các đối tác liên doanh liên kết.
2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:
Theo cách phân loại này, có 2 loại giá thành:
- Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm công vụ, lao vụ đã hoàn thành
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ.
3. Mối quan hệ giữa CPSX và tính GTSP:
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Cả chi phí sản sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Việc sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tuy vậy giữa chúng có sự khác nhau:
- Chi phí sản xuất gắn liền với kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
- chi phí sản xuất không chi liên quan đến sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở dang cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ hiện tại.
Ta có sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
CPSX dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
4. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác hạch toán kinh doanh, nó ảnh hưởng đến việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. do đó việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là vấn đề then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
4.1 Đối tượng tập hợp CPSX:
Đối tượng tập hợp CPSX ( hay đối tượng tập hợp chi phí) là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Giới hạn ( phạm vi) để tập hợp CPSX có thể là:
+ Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ pghận chức năng.
+ Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng….
Việc xác định đối tượng kế toán CPSX thực chất là xác định nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí. Để xác định được đúng đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào yếu tố sau:
* Dựa vào tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Với mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ, tính chất sản xuất thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khác nhau:
+ Với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, không chia thành các giai đoạn rõ ràng thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ
+ Với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phứuc tạp, liên tục thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ.
+ Với doanh nghiệp có quy trình sản xuất song song thì đối tượng tạp hợp chi phí sản xuất là từng chi tiết sản phẩm.
* dựa vào đặc điểm tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay cò gọi là loại hình sản xuất. Mỗi doanh nghiệp tổ chức sản xuất khác nhau thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cúng khác nhau:
+ Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo loạt hàng hay theo đơn đặt hàng.
+ Nếu doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn như mặt hàng cố định, chu kỳ sản xuất lặp đi lặp lại thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm.
* Dựa vào cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sản xuất theo phân xưởng, còn không thì toàn doanh nghiệp là một đối tượng tập hợp chi phí sản xuát.
* Dựa vào yêu cầu quản lý, trình độ, khẳ năng quản lý của doanh nghiệp. Nếu yêu cầu quản lý càng cao, trình độ và khả năng của nhân viên càng tốt thì đối tượng tập hợp chi phí càng cụ thể, chi tiết và ngược lại.
Như vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chỉ có trên cơ sở phân tích căn cứ này mới đảm bảo tính khoa học và hợp lý. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng kế toán CPSX theo đúng đối tượng quy định có tác dụng tích cực cho việc tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất kinh doanh, cho công tác hạch toán kinh tế( Nội bộ và toàn đơn vị), phục vụ kịp thời cho công tác tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
4.2 Đối tượng tính giá thành
đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, ccông việc, lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệpcụ thể phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm
- Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp
- Khả năng và trình độ quản lý, hạch toán
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo cung cấp thông tin số liệu về giá thành thực tế sản phẩm thực tế sản phẩm lao vụ trung thực, kịp thời.
Tuỳ từng đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình một kỳ tính giá thành khác nhau.
Doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là cuối mối tháng.
Doanh nghiệp tổ chức đơn chiếc hoặc loạt theo đơn đạt hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là cuối mỗi tháng
Các loại sản phẩm nông nghiệp do tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất dài cho nên kỳ tính giá thành hàng năm.
Như vậy xác định đúng kỳ tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp giúp cho việc tính giá thành được chính xác, hợp lý hơn.
4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành:
Giữa đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ thật chặt chẽ với nhau, điều đó thể hiện số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ theo đối tượng là cơ sở và là căn cứ để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan.
Chúng giống nhau ở bản chất chung vì đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra chi phí và giá thành. Song giữa chúng có điểm khác nhau.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi, nơi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ (như phân xưởng, công việc).
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định nơi gánh chịu chi phí tức là có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất( như sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành)
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đói tượng tính giá thành lại có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
5.1:Phương pháp hạch toán chi phí vận tải:
Phương pháp hạch toán chi phí vận tải là phương pháp hay hệ thống các phương pháp dùng để tập hợp chi phí vận tải phát sinh trong phạm vi, giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí đã lựa chọn. Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí vận tải là căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để mở các sổ hoặc thẻ chi tiết phản ánh các khoản chi phí vận tải phát sinh đã được phân loại tổng hợp theo từng đối tượng cụ thể. Căn cứ vào nội dung chi phí vận tải, kế toán xác định phương pháp tập hợp chi phí gồm:
5.1.1: Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
chi phí trực tiếp là các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng. vì vậy, hàng ngày khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì kế toán phải căn cứ vào chứng từ chứng minh cụ thể từng khoản kế toán hoặc sổ kế toán chi tiết.
5.1.2: Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, cần phải tập hợp để phan bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý. Ngoài ra, chi phí sản xuất chung không đơn thuần là chi phí quản lý, phục vụ mà đó là nhũng chi phí cấu thành nên giá thành dịch vụ.
theo phương pháp này, hàng ngày khi kế toán nhận được các chứng từ về các khảon chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, phải tập hợp số liẹu vào sổ kế toán chi phí sản xuất chung, cuối tháng phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp. Tức là:
Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí, kế toán ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.
Cuối thnág tập hợp số liệu từ sổ chi tiết chi phí sản xuát chung theo tổng số và có phân tích theo từng nội dung chi phí.
Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn ohân bổ hợp lý và phân bổ từng nội dung chi phí
Dựa vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức quản lý và tính chất sản phẩm để lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ.
Tính toán phân bổ chi phí chung theo công thức sau:
Chi phí chung Tổng chi phí cần phân bổ Tiêu chuẩn
phân bổ cho từng = x phân bổ từng
đối tượng Tổng tiêu chuẩn phân bổ đối tượng
5.2 Phương pháp giá thành vận tải:
Phương pháp giá thành vận tải là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất, dịch vụ đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu càu quản lý sản xuất và quản lý giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp cho từng đối tượng tính giá thành. Trong kinh doanh vận tải thường áp dụng các phương pháptính giá thành sau:
5.2.1: Phương pháp tính giá thành giản đơn( Phương pháp tính giá thành trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có quy trình công nghệ giản đơn như vậntải ô tô, vận tải thuỷ đường không. Cuối cùng, trên cơ sở số liệu về chi phí vận tải đã được tính trong kỳ và trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện vạn tải đầu và cuối kỳ để tính giá thành theo công thức:
Chi phí nhiên liệu Chi phí vận chi phí nhiên
Giá thành = liệu còn ở + tải phát sinh - liệu còn ở
sản phẩm phương tiện đầu kỳ trong kỳ phương tiện cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị =
Khối lượng vậntải hoàn thành
Trường hợp nhiên liệu giao khoán cho lái xe, cuối kỳ không xác định trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí vận tải tập hợp được trong kỳ.
5.2.2Phương pháp tính gia thành định mức
Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp đã có các định mức đã được kiện toàn và có nền nếp trình độ tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán tương đối cao đặc biệt là thực hiện tốt chế độ hạch toán ban đầu.
* Nội dung cơ bản của phương pháp tính giá thành đinhj mức bao gồm:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành của hoạt độngvận tải.
- Tổ chức hạch toán một cách riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức và số chi phí chenh lệch thoát ly định mức để có biện pháp khắc phục.
- Khi có sự thay đổi định mức phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch do thoát ly định mức.
Công thức xác định giá thành định mức là:
Giá thành
thực tế của = giá thành + Chênh lệch + Chênh lệch
vận tải định mức - do thay đổi - thoát ly
5.2.3 Phương pháp giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp vận tải hàng hoá và vận tỉa hành khách trong trườnghợp nhận vận chuyển chọn lô hàng theo hợp đồng của khách hàng hoặc vận chuyển khách du ._.lịch.
* Nội dung cơ bản của phương pháp này:
- Căn cứ vào đối tượng tính giá thành là dịch vụ vận tải theo từng đơn đạt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng của khách hàng.
- Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ cung cấp dịch vụ
- Khi nào thực hiện dịch vụ hoàn thành từng hợp đồng đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng kế toán mới tính giá thành từng hợp đồng hoặc hàng loạt hợp đồng đó. Khi có khách hàng hợp đồng đặt hàng, kế toán phải trên cơ sở hợp đồng để mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đặt hàng đó.
- Cuối tháng hoặc kết thúc hợp đồng kế toán tính toán, tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp đwocj từ các đội vận tải.
5.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm còn đang sản xuất chế biến hoặc nằm trên day chuyền quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch, chưa hoàn thành chưa bàn giao tính vào khối lượng bàn giao thanh toán.
để xác định giá thành một cách chính xác thì một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phâm rdở dang cuói kỳ, việc đánh giá này thực chất là viẹc tính toán phân phối sản xuất trong kỳ cho sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành của chúng. Công việc này hết sức phức tạp nên kế toán phải tập hợp với bộ phận kỹ thuật, tổ chức lao đọng để xác định định mức hoàn thành cho chính xác.
Khi đã có số liệu kiểm kê sản phẩm dở dang tập hợp thì kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Việc đánh giá sản phẩm cuối kỳ ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, tỷ trọng và mức độ thời gian của các chi phí vào quá trình sản xuất, tuỳ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm cuối kỳ cho thích hợp.
* Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở:
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyen vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ sản lwongj sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.
Trong doanh nghiệp vận tải do đặc điểm đặc thù của ngành là các đơn vị sản xuất vật chất đặc biệt, nó khác với các ngành sản xuất vật chất ở chỗ sản xuất kinh doanh vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất cho xa hội hưng làm giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điểm đặc biệt nữa là trong các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động trong qua strình vận tải nó không làm thay đổi tính chất lý, hoá, sinh học để tạo thành sản phẩm do vậy trong ngành vận tải không có nguyên vật liệu chính làm cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm và đối tượng lao động không tính là một yếu tố chi phí cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải chúng luôn luôn gắn liền không tách rời nhau. Với các đặc thù mà trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tỉa không có sản phẩm làm dở cuối kỳ.
III. Tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp dịch vụ vận tải.
1> Tổ chức công tác kế toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.1: Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp9 CPNVLTT) là các chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu, sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông, vận tải, bưu chính viễn thông….
- TK sử dụng: TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khảon 154 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Kết cấu:
Bên nợ: Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
Bên có: Trị giá NVL trực tiép sử dụng không hết nhập lại kho
- Giá trị phế liệu thu hồi
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm
TK 621 cuối kỳ không có số dư và TK này có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng CPSX để phục vụ cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành.
- Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
- Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
1. Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp để sản xuất trong kỳ, căn cứ vào bẩng phân bổ vật liệu - dụng cụ kế toán ghi.
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( giá mua chưa có thuế GTGT)
có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu.
2. Trường hợp mua vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, không nhập kho, căn cứ các chứng từ liên quan ( Chứng từ thanh toán, hợp đồng kiêm phiếu xuất kho của người bán, bảng kê tạm ứng…) kế toán ghi
Nợ Tk 621: Chi phí nguyên vậtliẹu trực tiếp ( Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111.112 ( Tổng giá thanh toán)
có TK 141
Có TK 331
- Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ hoặc doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào CPNVLTT là tổng giá thanh toán.
3. Cuối tháng, nếu có NVL sử dụng không hết nhập kho, kế toán căn cứ các phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK 152: NVL
Có TK: CPNVLTT
4. Cuối tháng, kết chuyển ( hoặc phân bổ) CPNVLTT cho cá đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 621: CPNVLTT
Ta có thể khái quát bằng sơ đồ hạch toán sau:
TK 152 TK 621 TK 152
1 3
TK 111.112.141 2 TK154
4
TK 133
1.2 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT) là những khoản tiền phải chi trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ dịch vụ gồm: Tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất
- TK sử dụng: TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền công cảu công nhân sản xuất trực tiếp vào tài khoản tạp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ( bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thwongr và các khảon phải trả khác của công nhân sản xuất)
Tài khoản này cúng có thể được mở chi tiét theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành của từng đối tượng tính
- Phương pháp kế toán cụ thể:
1. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh số tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, ghi:
Nợ TK: chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
2. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trwocs tiền lương nghỉ phép cảu công nhân sản xuất, căn cứ tiền lương trích trước hàng tháng, kế toán ghi;
Nợ TK 622
Có TK 335
3. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định tính vào CPNCTT:
Nợ TK 622: CPNCTT
Có TK 338 (338.2, 338.3, 338.4)
4.Cuối kỳ tính toán kết chuyển ( hoặc phân bổ) CPNCTT cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154: CPSXKDD
Có TK 622: CPNCTT
Sơ đồ kế toán
TK 334 Tk 622 Tk 154
1
TK 335
2
4
TK 338 ( 338.2, 338.3, 338.4)
1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
TK sử dụng: TK 627 - chi phí sản xuất chung
Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất
TK 627 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng loại hoạt động, từng phân xưởng, từng bộ phận…
TK 627 được mở thành 6 TK cấp 2 để theo dõi phản ánh từng nội dung chi phí
TK 627.1: chi phí nhân viên phan xưởng
TK627.2: chi phí vật liệu
TK 627.3: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 627.5 chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 627.8 chi phí khác bằng tiền
Trường hợp mỗi đơn vị, bộ phận sản xuất chỉ tiến hành sản xuất một loại sảnphẩm, một loại công việc hay lao vụ, CPSXC của bộ phận, đơn vị đó là trực tiếp và được kết chuyển trực tiếp cho loại sản phẩm, công việc lao vụ đó.
Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ, CPSXC của từng bộ phận đơn vị được phân bổ cho đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Có thể phân bổ theo tổng chi phí sản xuất phát sinh, cũng có thể phân bổ theo từng bộ phận chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trên các TK cấp 2 cảu TK 627 - chi phí sản xuất chung.
Tiêu chuân rđể sử dụng phan bổ CPSXC có thể là:
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tổng chi phí sản xuất cơ bản ( bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp)
- Dự toán ( hoặc định mức chi phí sản xuất chung)
Công thức phân bổ:
Chi phí SXC Tổng chi phí SXC cần phân bổ Tiêu thức phân bổ
phân bổ cho = x của từng đối tượng
từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ
Các nghiệp vụ kế toán tập hợp và kết chuyển CPSXC:
1. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, kế toán phản ánh chi phí nhân công thuộc CPSXC.
Nợ TK 627 (627.1) : CPSXC
Có TK 334 : Phải trả CNV
Có TK 338 ( 338.2, 338.3, 338.4)
2. Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ liên quan để ghi chi phí vật liệu:
Nợ TK 627 ( 627.1) : CPSXC
Có TK 152: NVL
3. Căn cứ vào bàng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ lien quan để ghi:
Nợ TK 627 (627.3) : CPSXC
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
Có TK 142 ( Trường hợp CCDC phân bổ nhiều lần)
4. Căn cứ bảng tính và phan bổ khấu hao TSCĐ ở các phân xưởng, đội trị sản xuất và vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627 ( 627.4): CPSXC
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Đông thời ghi Nợ TK 009.
5. Căn cứ các chứng từ gốc liên quan đén mua dịch vụ sử dụng
Nợ Tk 627 ( 627.5) ( Giá chưa có thuế GTGT )
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ ( Nếu có)
Có TK 111,112,141,331..
6. Các chi phí khác bàng tiền liên quan đến tổ chức, quản lý sản xuất trong các phân xưởng, đội trại sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 ( 627.8)
Có Tk 111, 112 ,141
7.Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ
Nợ TK 627
Có TK 335
Có TK 142
8. Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK liên quan
Có Tk 627
9. Cuối tháng, toàn bộ CPSXC đã tập hợp được kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí:
Nợ TK 154
Có TK 627
Sơ đồ hach toán:
TK 334, 338 TK 627 TK 111,112,152
(1) Chi phí nhân viên (8) Các khoản giảm chi phí
TK 152
TK154 (2) Chi phí vật liệu
(9) K/c ( phân bổ)
TK 153 (142)
CPSXC
(3) Chi phí dụng cụ
TK 214
(4) Chi phí khấu hao
TK 111,112,141,331
(5) và (6) Chi phí dịch vụ
Mua ngoài, chi phí
khác bằng tiền
TK 133
Thuế GTGT
TK 142, 335
1.4 Tổng hợp chio phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, cần được kết chuyển để tập hợp chi phí của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đốit tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phải sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp.
TK 154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế ( Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải…)
TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp có thể mở chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn gia công chế biến sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận sản phẩm hoặc từng đơn đạt hàng.
Trình tự kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau;
Tk 621 TK 154 TK 138, 152, 821
Cuối tháng k/c CPNVLTT Trị giá SP hỏng bắt bồi thường
phế liệu thu do SP hỏng
Tk 622 TK 155
Giá thành thực tế SP nhập kho
K/C CPNCTT
Tk 157
Giá thành thực tế SP gửi
bán không qau kho
TK 627 TK 632
K/C CPSXC Giá thành thực tế SP
hoàn thành bán ngay
2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
2.1: Kế toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp:
Do đặc điểm phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sảnphẩm lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng ( Phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ) hoặc đưa vào mục đích sử dụng hay tỉ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích.
Kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên nợ:- Giá trị vật liệu xuất dùng cho các hoạt SXKD trong kỳ
Bên Có:- Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.
Tk 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ)
Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, ghi:
Nợ TK 621: ( Chi tiết đối tượng)
Có TK 611 ( 6111): Giá trị vật liệu xuất dùng
Cuối kỳ kết chuyên rchi phí nguyên, vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ( chi tiết theo từng đối tượng):
Nợ TK 631
Có TK 621
2.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Về chi phí nhân công trực tiếp TK sử dụng là TK 622 và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành;
Nợ TK 631
Có TK 627
2.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản TK627 và được chi tiết theo các tiểu khoản và tương tự như doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đố sẽ phân bổ vào TK631, chi tiết cho từng đối tượngđể tính giá thành:
Nợ TK 631:
Cố TK 627:
2.4 tổng hợp chi phí sản xuất;
Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”. Nội dung phản ánh:
Bên nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuâts phát sinh trong kỳ liên quan tới ché tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào Tk 154
TK 631 cuối kỳ giá trị sản phẩm hoàn thành không có số dư.
Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất:
TK 154 TK 631
TK 611 TK 621
TK 622
TK 627
V.Hệ thống sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1. Đối với doanh nghiệp aps dụng hình thức NKC:
* Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”. sổ kế toán tổng hợp gồm:
- Sổ cái TK 621,622, 627, 111 ,112, 154, 155, 335, 142.
- Sổ Nhật ký chung
* Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết TK 621,622, 627, 154, 155…, các thẻ tính giá thành.
2. Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKSC:
* Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKSC:
- Số tổng hợp: Sổ nhật ký sổ cái
- Sổ chi tiết gồm:Sổ chi tiết Tk 621,622,627, 154, 155…, các thẻ tính giá thành.
3. Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức CTGS:
* Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức CTGS
- Số tổng hợp: sổ cái Tk 621, 622, 627 335, 142, 155, 154
- Sổ chi tiết gồm:Sổ chi tiết Tk 621, 622, 627 335, 142, 155, 154 các thẻ tính giá thànhsản phẩm, dịch vụ.
4. Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKCT:
* Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKCT:
- Sổ tổng hợp: Nhật ký chững từ số , sổ cái TK 621, 622, 627 335, 142, 155, 154
Bảng kê số 3, 4
- Sổ chi tiết:Sổ chi tiết Tk 621, 622, 627 335, 142, 155, 154 các thẻ tính giá thànhsản phẩm, dịch vụ.
Phần II
Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty vận tải ô tô số 3.
I.Giới thiệu khái quát chung về Công ty.
- Tên Công ty: Công ty vận tải ô tô số 3.
- Tên giao dịch quốc tế: The lorry transport company No 3.
Trụ sở chính: Số 1 phố Cảm Hội - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Vận tải hàng hoá đường bộ
- Sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ
- Đại lý vận tải hàng hoá
- Kinh doanh vật tư xăng dầu
- Xuất nhập khẩu trực tiếp
- Cải hoán đóng mới phương tiện vận tải đường bộ
- Du lịch lữ hành, tổ chức hội chợ quốc tế
- Đào tạo cấp phép bằng lái xe mô tô.
II. Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
1. Lịch sử hình thành:
Công ty vận tải ô tô số 3 được thành lập tháng 3 năm 1983 trên cơ sở sáp nhập 3 xí nghiệp.
- Xí nghiệp vận tải hàng hoá quá cảnh C1
- Xí nghiệp vận tải ô tô số 2
- Xí nghiệp vận tải ô tô số 20
Lý do sáp nhập 3 xí nghiệp vận chuyển hàng hoá trong cùng một khu vực. xí nghiệp vận tải hàng hoá quá cảnh C1 vận chuyển hàng hoá cho Bắc Lào, xí nghiệp vận tải ô tô số 2 và xí nghiệp vận tải ô tô số 20 vận chuyển hàng hoá cho tuyến Tây Bắc chủ yếu phục vụ cho hai tỉnh Sơn La và Lai châu cho nên 3 xí nghiệp này được sáp nhập và trở thành Công ty vận tải ô tô số 3.
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hoá phục vụ các tỉnh Tây Bắc và Bắc Lào. Là một doanh nghiệp Nhà nước trong suốt thời kỳ bao cấp đảm nhận toàn bộ khối lượng hàng hoá cho Sơn La và Lai Châu, tuyến Bắc Lào.Từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế công ty vẫn giữ được vai trò chủ đạo trên tuyến Tây Bắc và Bắc Lào phục vụ kinh tế miền núi ngày càng phát triển.
Là một doanh nghiệp vận tải hàng hoá quốc doanh có số phương tiện và lao động lớn của Bộ Giao thông vận tải vì vậy khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty gặp không ít khó khăn, lao động quá lớn gâng 2000 người mang nặng tư tưởng bao cấp, phương tiện vận tai trên 600 xe toàn bộ là xe zil 130 dùng nhiên liệu xăng, xe cũ nát, hiệu qảu kinh tế thấp. Tuyến hoạt động chủ yếu là đèo dốc, khí hậu khắc nghiệt. Hàng hoá từ tập trung khối lượng lớn chuyển sang phân tán và giảm mạnh, hình thái hoạt động từ phục vận chuyển phục vụ nhiệm vụ chính trị chuyển sanh hạch toán kinh doanh vì vạy đặt Công ty vào một tình thế cực kỳ khó khăn. từ năm 1990 Nhà nứoc giao vốn kinh doanh cho Công ty do đó bắt buộc Công ty phải tính toán theo cơ chế thị trường hiện nay. Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty vừa phải quán triệt đường lối mới của Đảng là chuyển sang nền kinh tế thị trường, vừa phải tiếp tục vận chuyển hàng hoá phục vụ các tỉnh miền núi theo tinh thần nghị quyết 22 của Bộ chính trị, nghị quyết 72 của Thủ tướng chính phủ vì vậy qua trình đổi mới diễn ra khá phức tạp trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh thị trường Công ty đã tiến nhiều hành biện pháp đồng bộ như kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, thực hiện chương trình hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh nhằm tự chủ trong sản xuất , bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, triển khai cac hình thức khoán theo tinh thần chỉ thị 36/VT của Bộ Giao thông vận tải áp dụng nhiều hình thức huy động vốn của cán bộ công nhân viên để giải quyết những khó khăn về vốn và gắn người lao động với kết qủ sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm như xuất nhập khẩu, dịch vụ nhà nghỉ, dào tạo cáp bằng lái xe, dich vụ du lịch lữ hành, sữa chữa, cải hoán đóng mới phương tiện vạn tải… nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động vì vạy trong quá trình đổi mới Công ty đã cơ bản chuyển từ cơ chế quản lý bao cấp sanh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy tài chính của công ty.
a. Tổ chức bộ máy quản lý:
Tổ chức bộ máy theo chế độ một thủ trưởng.
* Giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất trong Công ty là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan quản lý cáp trên về sản xuất kih doanh.
* Hỗ trợ cho giám đốc là 2 phó giám đốc: 1 phó giám đốc kinh doanh và 1 phó giám đốc kỹ thuật.
* Các phòng ban có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong quản lý và điều hành:
- Phòng tổ chức lao động: Đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, làm nhiệm vụ xây dựng bộ máy quản lý, quản lý nhân sự, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. tổ chức lao động khoa học cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng, làm thủ tục và chi trả BHXH, giải quyết bảo hiểm lao đọng, an toàn giao thông, phù hợp với chính sách chế độ nhà nước và đặc điểm của công ty.
- Phòng kế toán tài chính: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty. Có chức năng phản ánh với Giám đốc tất cả các hoạt động kinh tế trong toàn Công ty. Phòng kế toán tài chính là một phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trên mọi lĩnh vực kinh doanh vận tải, xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Phòng có chức năng kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn đưa vào sản xuất phải dảm bảo đúng chế độ Nhà nước sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao.
- Phòng kế haọch điều độ: đạt dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh. có nhiệm xây dựng hệ thống định mức kinh tế. kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm cụ thể các lĩnh vực sản xuất vận tải, sản xuất công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh được giao, trình giám đốc phê duyệt. Ký kết và sạon thảo hợp đồng vận tải, tổ chức điều động phương tiện vận tải thực hiện các hợp đồng vận chuyển, thanh lý hợp đồng và giải quyết thương vụ ( nếu có). Mở sốách theo dõi tổng hợp, phân tích tiến độ và kết quả các mặt hoạt đọng sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật: đặt dưới sự chỉ đạocủa phó giám đốc kỹ thuật. có nhiệm vụ quản lý phương tiện, quản lý khoa học, công nghệ thiết bị cơ điện, bảo dưỡng sữa chữa các loại máy móc, phương tiện. Duy trì và phát triển trình độ kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật từ phòng đến các đội xe về nghiệp vụ và đổi mới phương tiện thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày một tăng.
- Phòng cung ứng dịch vụ vật tư nhiên liệu: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật làm nhiệm vụ tổ chức cung ứng, mua bán vật tư, mở sổ sách theo dõi các hoạt động mua bán vật tư nhiên liệu và báo cáo quyết toán với Công ty kịp thời, chính xác. Hàng tháng làm quyết toán nội bộ về thu - chi trong mua bán vật tư với Công ty.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. có nhiệm vụ lập kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp hàng thủ công mỹ nghệ, phụ tùng thiết bị, vật tư xe máy, từng kỳ kế hoạch để giám đóc đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Liên hệ với Bộ thương mại, hải quan và các cơ quan hữu quan làm thủ tục xuất nhập khẩu nhằm thực hiện kế hoạch đã lập. Tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước để xuất nhập các mặt hàng đã ghi trong giấy phép kinh doanh phục vụ ngành giao thông vận tải và sản xuất tiêu dùng của nhân dân.
- Phòng hành chính quản trị: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc nhà cửă, đất đai, hộ khẩu, sức khoẻ và các tài sản khác phục vụ sinh hoạt, đời sống cán bộ công nhân viên chức.
- Xưởng bảo dưỡng sữa chữa: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế kỹ thuật xưởng bảo dưỡng sữa chữa là đơn vị sản xuất và dich vụ của công ty. Xưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác bảo dưỡng sửa chữa nhằm duy trì tính năng kỹ thuật của xe, góp phần nâng cao ngày xe tốt nhằm hoàn thành kế hoạch vận tải. Xưởng là đơn vị hạch toán nội bộ lấy thu từ bảo dưỡng sửa chữa xe và các dịch vụ khác…. để chi các khoản tiền lương, khấu hao, thuế. Quản lý và sử dụng tài sản được giao đúng pháp luật, mở sổ sách hạch toán kinh tế nội bộ làm tròn nghĩa vụ Công ty.
- Đội xe: Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đội xe là một đơn vị sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy chế của Công ty và luật pháp nhà nước. Đội xe đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ nắm và quản lý chắc tình hình lao động, phương tiện hàng ngày, hàng tháng. Trên cơ sở đó cùng phòng kế hoạch điều độ xây dựng mức khoán theo kỳ ké haọch. Sau khi nhận kế hoạch công ty giao, phỉa triển khai kế hoạch đó đén từng lái xe. Đôn đốc công nhân lái xe thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch vận tải, kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, nộp đúng, nộp đủ mức khoán hàng tháng.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ giải quyết tại nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn kỹ thuật khi xảy ra.
Quản lý toàn bộ tài sản như: phương tiện, đất đai, nhà cửa… theo đúng luật pháp của Nhà nước và quy chế của Công ty.
- Trạm vận tải đại lý: trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trạm vận tải đại lý là một nghiệp vụ cảu công ty. Trạm chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác thương vụ, khia thác hàng hoá vận chuyển đồng thơidf làm dịch vụ kỹ thuật, đời sống. Traml là đơn vị hach toán kinh tế nội bộ tự trang trải lấy thu để chi , nộp khoán theo định mức.
Trạm đặt dưới sự chỉ dậo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh.
Ban thiết kế cơ bản: đặt dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc kỹ thuật. có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và cải tạo công trình được giám đốc phê duyệt. Lập luận chứng từ kinh tế kỹ thuật công trình, giải quyết các thủ đất đai, các thủ thủ tục ký kết hợp đồng thiết kế thi công, theo dõi giám sát công trình, quyết toán bàn giao công trình.
b. Tổ chức bộ máy kế toán:
Xuất phát từ quy mô kinh doanh, Công ty vạn tải ô tô số 3 tổ chức bộ máy tài chính kế toán theo chế độ kế toán thường xuyên.Phòng tài chính kết oán giữ một vị trí quan trọng trong việc điều hành kinh tế, thông tin trên khắp mọi lĩnh vực kinh doanh vậntải xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác.
ghi chép phản ánh các số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của Công ty, giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản của các đơn vị. phản ánh chính xác về tổng số vốn hiện có và các nguồn hình thành vốn, xác định hiệuquả sử dụng đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, tham gia vào các dự toán phải kinh doan xuất nhập khẩu và dịch vụ kinh doanh kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng, thiết kế công trình.
bộ máy tài chính kế toán thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của năm pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ tài chính của Nhà nước. Hàng quý, năm cùng với các cơ quan tài chính thuế tổ chức xét duyệt quyết toán quý, năm cho Công ty.
Hiện nay phòng tài chính có 7 người bao gồm:
* Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm và nộp đúng hạn các báo cáo thống kê, tổ chức kiểm kê, định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê phù hợp với quy mô phát triển của công ty và yêu cầu đổi mới cơ chế, tổ chức luân chuyển chứng từ, lựa chọn hình thức kế toán thích hợp..
*Phó kế toán trưởng: Thay mặt kế toán trưởng giải quyết các việc mà kế toán trưởng uỷ quyền khi tạm thời vắng mặt, chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán doanh thu khoán vận tải, trực tiếp thanh toán cước với các chủ hàng là lái xe, theo dõi công nợ và tiền cước chi phí, phụ trách trực tiếp bộ phận thống kê, sản lượng, tiền lương….
* Kế toán tổng hợp: Ghi chép tổng hợp các số liệu trên cơ sở nhật ký bảng kê các kế toán chi tiết. Hàng tháng lên bảng cân đối các tài khoản, tính toán tổng hợp doanh thu, tổng chi phí, giá thành vận tải, lãi lỗ trong kinh doanh, cânđối phát sinh phải nộp và số đã nộp ngân sách. Lên báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm. theo dõi kinh doanh vật tư tổng hợp trực tiếp lên các nhật ký 7,8 và bảng kê số 5, ghi sổ cái.
* Kế toán thanh toán: Viết phiếu thu chi lên các bảng tạm ứng cho các đơn vị và cán bộ CNV, thanh toán với ngân hàng, lập các chứng từ thanh toán, séc uỷ nhiệm chi, chuyển tiền cho khách hàng, mở thư tín dụng theo dõi các lô hàng nhập khẩu, xác định các khoản nộp thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, xác định lợi nhuận kinh doanh… trực tiếp lên các nhật ký bảng kê số 1.2.3.5.6 thu chi tiền mặt, theo dõi các khoản phải thu phải trả, công nợ.
* Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động: Mở sổ sách, thẻ tài sản theo dõi hạch toán toàn bộ các danh mục tài sản công cụ lao động của Công ty. Hàng tháng tính toán mức khấu hao cơ bản sửa chữa lớn tài sản đến từng đầu xe, máy móc thiết bị nhà xưởng, lên báo cáo tăng giảm tài sản từng đẫue, máymóc, thiết bị nhà xưởng lên báo cáo tăng giảm TSCĐ, xác định giá trị còn lại của từng tài sản làm cơ sở để thanh lý nhượng bán. theo dõi hạch tióan các nguồn cố định vốn lưu động vốn XDCB, vốn đóng góp đặt cọc của cán bộ công nhâ viên. Trực tiếp tổng hợp báo cáo quyết toán, lên nhật ký 9,10,11 và tham gia kiểm kê định kỳ, đánh giá taid sản, cong cụ lao động.
* Kế toán tiền lương, BHXH, nhân viên máy tính: Sử dụng máy tính, ứng dụng phần mềm trên các chương tình kế toán, thống kê theo dõi số lượng vận tải, lập báo cáo vận chuyển, giám sát từng đầu xe về chỉ tiêu giao khoán trong thnág, số đã nộp và số còn nợ đọng cước khoán. Tổng hợp số thu nộp toàn Công ty, tính lương cho cán bộ công nhân viên khối gián tiếp, các đối tượng chính sách BHXH theo quy định. Lập bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, tính toán các khoản lương ốm, tai nạn, thai sản với cơ quan BHXH.
* Thủ quỹ: bảo quản tiền mặt và chi trả cho các đối tượng theo các chứng từ được duyệt, hàng tháng vào sổ quỹ, lên báo cáo quỹ, rút số dư tiền mặt tồn quỹ, kiểm tra số tiền thực tế.
Kế toán
tiền lương,
bảo hiểm xã hội
Kế toán thanh toán chi phí
Thủ quỹ
Kế toán TSCĐ công cụ LĐXD cơ bản
Kế toán tổng hợp
Phó phòng kế toán
Kế toán trưởng
Sơ đồ bộ máy kế toán
II. thực tế công táckế toán chi phí sản xuất và tính giá thấnhnr phẩmtại công ty.
1. Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Để đáp ứng với nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có nhiều lực lượng phương tiện tham gia vận tải hàng hoá, việc tiến tới đảm bảo cân đối thu chi tự trang trải đòi hỏi các xí nghiệp vận tải, đặc biệt là các xí nghiệp vận tải ô tô, phải đổi mới phương thức quản lý, trong đó khoán là một phương thức được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp vận tải. Khoán trong vận tải là giao quyền sử dụng phương tiện vận tải cho lái xe, gắn lao động của lái xe với kết quả và hiệu quả của sản x._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0027.doc