Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ 2.4. Hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hệ thống sổ kế toán thành phẩm Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán chi tiết thành phẩm theo phươn

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp thẻ song song Sơ đồ 2.7: Quy trình bán hàng của công ty Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hệ thống sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Bảng 1.2. Bảng các tỷ suất tài chính của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Bảng 1.3. Bảng biến động giá trị các khoản mục của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. DANH MỤC CÁC BIỂU SỐ Biểu số 1: Phiếu nhập kho vật tư Biểu số 2: Phiếu nhập kho thành phẩm Biểu số 3: phiếu xuất kho thành phẩm Biểu số 4: Hóa đơn GTGT Biểu số 5: phiếu xuất kho thành phẩm Biểu số 6: Hóa đơn GTGT Biểu số 7: Phiếu xuất kho thành phẩm Biểu số 8: Hóa đơn GTGT Biểu số 9: Mẫu thẻ kho Biểu số 10: Sổ chi tiết TK 155 Biểu số 11: Sổ Nhật Ký Chung Biểu số 12: Sổ Cái Tk 155 Biểu số 13: Sổ Cái TK 632 Biểu số 14: Sổ Nhật Ký Chung Biểu số 15: Sổ Cái TK 511 Biểu số 16: Sổ Cái TK 131 Biểu số 17: Phiếu thu Biểu số 18: Sổ Cái TK 531 Biểu số 19: Sổ Cái TK 635 Biểu số 20: Sổ Cái TK 33311 Biểu số 21: Sổ Cái TK 641 Biểu số 22: Sổ Cái TK 642 Biểu số 23: Sổ Cái TK 911 DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BCTC: báo cáo tài chính CSH: chủ sở hữu TSCĐ: tài sản cố định HTK: hàng tồn kho SXKD: sản xuất kinh doanh TK: tài khoản BTC: bộ tài chính KHTSCĐ: khấu hao tài sản cố định CCDC: công cụ, dụng cụ NVL: nguyên vật liệu HĐTC: hoạt động tài chính BCKQKD: báo cáo kết quả kinh doanh BCĐKT: bảng cân đối kế toán NK: nhập kho GTGT: giá trị gia tăng AV: ảnh viện K/C: kết chuyển BHXH: bảo hiểm xã hội BHYT: bảo hiểm y tế KPCĐ: kinh phí công đoàn LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người. Trong đó mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh lại là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm, đồng thời nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần đưa ra các quyết định nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Để có thể ra được các quyết định đó, các nhà quản lý sử dụng một hệ thống thông tin mà trong đó, thông tin kế toán là phần thông tin hết sức quan trọng và không thể thiếu. Xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời kỳ nguyên thủy với những phương pháp đơn giản như đánh dấu lên thân cây, buộc nút lên dây thừng… kế toán đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn của nền kinh tế, là thước đo, là động lực… của nền kinh tế. Xét về bản chất, chức năng của kế toán là phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan sự nghiệp. Mặt khác, kế toán thực hiện chức năng này một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn, về mọi hoạt động kinh tế. Tóm lại, kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để họ có thể ra các quyết định, lập các kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Cụ thể qua việc phân tích thông tin kế toán, doanh nghiệp có thể quản lý được việc kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả nhất dựa trên tình hình tài chính của công ty nhằm mang lại lợi nhuận nhiều nhất có thể. Có thể nói rằng kế toán quyết định một phần thành công hay thất bại của doanh nhiệp. Và đối với công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam cũng như vậy. Kế toán đã thông tin và kiểm tra về tài sản, về các nguồn lực của công ty. Qua đó, kế toán góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Qua quá trình kiến tập, các sinh viên có thể có hiểu biết sâu rộng hơn về tầm quan trọng của kế toán cũng như những người thực hiện công tác kế toán trong thực tiễn, giúp làm sáng tỏ hơn những lý thuyết đã được học. Trong quá trình kiến tập, em đã được thực tế quan sát việc áp dụng các quy tắc, chính sách kế toán của Nhà nước trong một công ty. Quá trình kiến tập kế toán tại công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam đã cho em thêm nhiều hiểu biết về việc xây dựng bộ máy kế toán, thực hiện các phần hành kế toán để tuân thủ các chuẩn mực kế toán và phù hợp với đặc điểm riêng của công ty. Em cũng có điều kiện để áp dụng các kiến thức mình đã được học trong trường để phân tích một số phần hành kế toán. Những nhận biết và nhận xét rút ra trong quá trình kiến tập, em xin được nêu trong báo cáo sau, bài báo cáo của em gồm 3 phần: - Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. - Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. - Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Trong quá trình kiến tập và trình bày báo cáo, do thời gian và khả năng có hạn, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TRẺ VIỆT NAM. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Với sự sáng lập của 4 cổ đông với cổ đông chính là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam và 3 cổ đông khác, Công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam được thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 2006. Công ty đã được đăng ký kinh doanh công ty cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội lần đầu vào ngày 15 tháng 09 năm 2006, và đã đăng ký thay đổi lần thứ 3 vào ngày 30 tháng 01 năm 2008. Tên giao dịch là: VIETNAM KID INTELLECTUAL DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt là: V-KID., JSC. Điện thoại: 043.7225729 Fax: 043.7225730 Email: sales@v-kid.com Website: www.v-kid.com Địa chỉ trụ sở chính của công ty là: Số nhà 54C, ngách 41, ngõ 210 Đội Cấn, Phường Đội Cấn, Quận Ba đình, Thành phố Hà Nội. Với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, trong đó vốn bằng tài sản là 329.450.000 đồng, là số vốn góp của các cổ đông sáng lập, tương ứng với 250.000 cổ phần. Cổ đông lớn nhất của Công ty nắm giữ 150.000 cổ phần, các cổ đông còn lại nắm giữ từ 20.000 đến 40.000 cổ phần. Công ty bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất, buôn bán các loại Album ảnh nghệ thuật, khung tranh, khung ảnh nghệ thuật, kinh doanh thiết bị và dịch vụ ngành ảnh, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nội thất, mỹ nghệ…. Mặc dù là công ty mới thành lập, quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ hẹp và nhiều hạn chế nhưng Công ty cũng đã bước đầu thu được những kết quả và thành công bước đầu trong việc sản xuất và kinh doanh của mình. 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ Phần Phát Triển Trí Tuệ Trẻ Việt Nam Hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực sau: sản xuất Album ảnh nghệ thuật, kinh doanh thiết bị và dịch vụ ngành ảnh, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỹ nghệ, Công ty cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam có những chức năng sau: - Sản xuất các loại Album ảnh nghệ thuật, khung tranh, khung ảnh nghệ thuật nhằm cung ứng cho thị trường bên ngoài các sản phẩm chủ yếu như: Album ảnh cưới, Album gia đình…, ngoài ra Công ty còn bán cả bán thành phẩm của quá trình sản xuất Album như bìa các loại Album. - Kinh doanh thiết bị và dịch vụ ngành ảnh như: in ảnh, in láp ảnh, dịch vụ phủ UV ảnh, ép lụa ảnh, ép khung ảnh gỗ… cùng kết hợp với việc sản xuất Album nhằm tạo lên một Album ảnh hoàn thiện đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. - Sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ như: valy da, valy đựng album, túi đựng áo váy… nhằm cung cấp đầy đủ các sản phẩm cho nhu cầu ảnh viện áo cưới. Nhiệm vụ của công ty: - Sản xuất và cung ứng cho thị trường các loại sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh, phù hợp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị hiếu của khách hàng. - Sản xuất và giao hàng kịp thời sản phẩm cho các đơn đặt hàng của khách hàng. Đáp ứng đầy đủ và làm hài lòng mọi nhu cầu của khách hàng. - Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán hiện hành. Thực hiện việc công bố kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của mình cho các cổ đông, các ngân hàng và các chủ nợ để họ có thể nắm được tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tiếp tục cho vay vốn. - Công ty cần phải ứng dụng hơn nữa trình độ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đủ sức cạnh tranh trên thị trường. 1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Cổ Phần Phát Triển Trí Tuệ Trẻ Việt Nam. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Công ty: Sản xuất, buôn bán các loại Album ảnh nghệ thuật, khung tranh, khung ảnh nghệ thuật; Đại lý phát hành các loại văn hóa phẩm được phép lưu hành; Buôn bán các sản phẩm quần áo, giầy dép, đồ chơi và đồ dùng trẻ em; Buôn bán các vật tư, thiết bị tin học, viễn thông; Dịch vụ sữa chữa bảo dưỡng các thiết bị tin học, viễn thông; Sản xuất, buôn bán các sản phẩm phần mềm tin học; Kinh doanh thiết bị và dịch vụ ngành ảnh; Kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến; Kinh doanh các sản phẩm nội thất, mỹ nghệ, may mặc; Kinh doanh vật liệu xây dựng… Nhưng lĩnh vực mà Công ty chú trọng là sản xuất, buôn bán các loại Album ảnh nghệ thuật, kinh doanh các thiết bị và dịch vụ ngành ảnh và kinh doanh các sản phẩm nội thất mỹ nghệ. Do là công ty trẻ mới thành lập cuối năm 2006 với quy mô sản xuất còn nhỏ, cơ sở sản xuất không lớn lắm, khả năng huy động vốn của các cổ đông trong lúc kinh tế suy thoái gặp nhiều khó khăn nên thị trường tiêu thụ không rộng lắm, khách hàng chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Bộ bao gồm khu vực nội thành Hà Nội, các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc… Công ty đang có những chiến lược Marketing nhằm thăm dò thị trường để đưa ra những kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra nhiều tỉnh thành hơn nữa cùng kết hợp với kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất của mình. Do sản phẩm mà Công ty sản xuất thuộc về ngành ảnh nên khách hàng chủ yếu của Công ty là các trung tâm ảnh viện, áo cưới… ngoài ra còn có cả những cá nhân. Là Công ty mới thành lập nên việc cạnh tranh trên thị trường cũng gặp không ít những khó khăn, công ty đang phải cố gắng hết sức để có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. 1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cổ Phần Phát Triển Trí Tuệ Trẻ Việt Nam Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty: Cắt, cưa Cuộn giấy, Nguyên vật liệu vải, miếng gỗ nhập kho (Da, giấy, vải, gỗ) Định hình chi tiết (Bán thành phẩm) Ép gỗ May vải, da chặt giấy Tổ bìa Tổ ruột Dán ảnh Tổ tráng ảnh Lắp ảnh vào bìa Tổ hoàn thiện TP Nhập kho TP Các nguyên liệu như gỗ, da, giấy, mủ cao su… đã qua xử lý phần cơ bản, đạt một số tiêu chuẩn cần thiết về vật tư phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được mua về nhập vào kho. Và chỉ được xuất kho để phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm. Quy trình sản xuất được tiến hành như sau: nguyên vật liệu xuất từ kho mang ra sơ chế với các công đoạn như cắt vải, da thành các cuộn tròn với kích thước phù hợp với chi tiết thành phẩm. Cưa những khối gỗ thành những miếng gỗ nhỏ phù hợp với kích thước của sản phẩm. Sau khi nguyên vật liệu, vật tư đã qua sơ chế được nhập lại kho. Đây được coi là dạng bán thành phẩm. Sau đó, bán thành phẩm được xuất ra từ kho và chuyển tới cho từng tổ sản xuất với những công đoạn khác nhau. Tổ bìa thì nhận những miếng gỗ đã được định hình sẵn theo từng sản phẩm mang qua ép thành những tấm bìa cứng, những cuộn vải, da thì được may thành vỏ ngoài bọc bìa. Tổ ruột thì nhận giấy mang chắt thành những miếng phù hợp với kích thước của từng sản phẩm, sau đó nhận ảnh đã được tráng từ tổ tráng ảnh rồi dán ảnh vào giấy đã được xử lý. Sau khi đã hoàn thành những công đoạn trên thì các tổ sản xuất lại chuyển những bán thành phẩm đã hoàn thành vào nhập kho. Những bán thành phẩm này cũng sẽ được bán tùy theo nhu cầu của khách hàng, như bìa các loại…. Công đoạn cuối cùng là ghép ruột đã làm xong vào bìa hay nói cách khác là lắp ảnh vào bìa để hoàn thiện sản phẩm là những cuốn Album ảnh nghệ thuật, ảnh cưới các loại. Thành phẩm hoàn thành nhập lại kho và chờ xuất bán. 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Cổ Phần Phát Triển Trí Tuệ Trẻ Việt Nam Mô hình tổ chức bộ máy quản lý được phân cấp rõ ràng theo từng nhiệm vụ, chế độ một thủ trưởng … Quyền hành và trách nhiệm của mỗi người được quy định cụ thể dựa trên vị trí, vai trò của người đó trong bộ máy tổ chức. Các vị trí trong bộ máy quản lý của công ty như sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Giám đốc điều hành P.X sản xuất Phòng thiết kế P.Tài chính-kế toán P. Tổ chức hành chính Thủ kho vật tư P. kinh doanh tiếp thị Thủ kho thành phẩm Bộ phận sản xuất Quản đốc P.X Hội đồng quản trị Phó giám đốc Ghi chú: Quan hệ giữa các bộ phận cấp trên và cấp dưới Quan hệ giữa các bộ phận ở cùng một cấp Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân và phòng ban trong công ty: * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty, có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, của giám đốc công ty. * Giám đốc điều hành: Là người do hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty. * Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc được giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty, cân đối nhiệm vụ, kế hoạch giao cho các phân xưởng, phòng ban chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng. * Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác. * Phòng tổ chức-hành chính: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế... cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội quy, quy chế, kỷ luật lao động... * Phòng kinh doanh tiếp thị: Tìm nguồn hàng, lập kế hoạch ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… *Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, sau đó sáng tạo ý tưởng thiết kế những mẫu mã sản phẩm mới, những kiểu dáng mới phù hợp với thị trường…. Sau đó, đưa những mẫu sản phẩm xuống phân xưởng để sản xuất. *Phân xưởng sản xuất: là một phân xưởng của công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cho công ty…. Trong phân xưởng có thủ kho vật tư, quản đốc phân xưởng, thủ kho thành phẩm và bộ phận sản xuất. 1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Phát Triển Trí Tuệ Trẻ Việt Nam. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam trong một số năm gần đây được thể hiện qua các chỉ tiêu trong Bảng 1.1. Bảng 1.1. Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 1. Tổng Tài sản Đồng 6.949.113.573 6.003.229.147 5.192.540.606 + Tài sản ngắn hạn Đồng 4.766.695.745 3.592.497.215 3.094.616.859 + Tài sản dài hạn Đồng 2.182.417.828 2.410.731.932 2.097.923.747 2. Tiền và tương đương tiền Đồng 631.192.905 144.437.307 40.949.393 3. Vốn chủ sở hữu Đồng 5.140.707.114 5.026.615.162 4.483.708.673 4. Nợ phải trả Đồng 1.808.406.459 976.613.985 708.831.933 5. Nợ ngắn hạn Đồng 1.648.356.560 753.276.890 647.276.354 6. Tổng doanh thu Đồng 3.774.496.627 5.249.705.695 4.361.723.168 7. Tổng lợi nhuận Đồng 274.130.231 450.874.283 327.027.439 8. Nộp ngân sách Đồng 29.639.333 48.749.140 35.358.651 9. Số lượng lao động Người 55 62 52 10. Thu nhập bình quân Đồng/ người 2.445.678 2.667.124 2.034.453 Nguồn: Phòng kế toán tài chính - BCTC năm 2007, 2008, 2009 Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy giá trị tổng tài sản của công ty cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam qua các năm 2007, 2008, 2009 tương đối lớn đều trên 6 tỉ đồng và nguốn vốn CSH cũng có giá trị cao trên dưới 5 tỉ đồng. Điều này chứng tỏ phần nào rằng công ty có khả năng tự chủ về nguồn vốn của mình trong sản xuất kinh doanh. Là một công ty chuyên sản xuất nên TSCĐ của công ty chỉ bao gồm máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải truyền dẫn và nhà xưởng. Tài sản ngắn hạn tồn tại chủ yếu dưới dạng tiền; HTK bao gồm nguyên vật liệu, chi phí SXKD dở dang, thành phẩm; phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, tạm ứng… Công ty cũng có một số hoạt động đầu tư tài chính như gửi tiền vào các ngân hàng để thu lãi, một phần cũng để lập tài khoản sử dụng để trả nợ cho người bán qua chuyển khoản và khoản này cũng tăng lên theo từng năm. Số tiền tồn tại quỹ của công ty cũng co xu hướng tăng lên. Là công ty sản xuất nên lao động chủ yếu là công nhân sản xuất. Tổng số lao động trong công ty là trên dưới 60 người. Mức thu nhập bình quân của mỗi lao động tuy không quá cao nhưng không quá thấp ngang bằng với mặt bằng chung của thị trường hiện nay. Để đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, cần phân tích một vài tỷ suất tài chính và biến động giá trị các khoản mục qua các năm. Bảng 1.2. Bảng các tỷ suất tài chính của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Tỷ suất Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Khả năng thanh toán tức thời 0,383 0,192 0,058 Khả năng thanh toán hiện hành 2,892 4,770 4,781 Tỷ suất nợ 0,261 0,163 0,137 Tỷ suất tự tài trợ 0,739 0,837 0,863 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 0,314 0,402 0,404 Lợi nhuận/ Tổng doanh thu 0,073 0,086 0,075 Tỷ suất thanh toán tức thời của công ty qua các năm không cao lắm, đặc biệt là năm 2007 ở mức rất thấp. Điều này chứng tỏ việc thanh toán các khoản nợ đến hạn gặp đôi chút khó khăn, không được chủ động. Nguyên nhân chủ yếu là do số tiền tồn quỹ nhỏ hơn nhiều so với số nợ ngắn hạn phải trả. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, của cá nhân, của các công ty khác, phải trả người bán, phải trả công nhân viên. Và các khoản vay này tăng lên theo từng năm chủ yếu là khoản vay của ngân hàng và phải trả công nhân viên nhưng số tiền tồn tại quỹ và số tiền gửi ở các ngân hàng tăng dần qua các năm nên khả năng thanh toán tức thời cung tăng dần lên. Chứng tỏ công ty ngày càng chủ động hơn trong viecj thanh toán các khoản nỏ tới hạn. Tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty cũng không cao lắm. Công ty cũng có vay nợ ngân hàng và các đối tượng khác nhưng khoản đó không quá lớn nên tỷ suất nợ nhỏ, tỷ suất tự tài trợ cao. Điều này chứng tỏ phần nào rằng công ty có khả năng chủ động trong vấn đề huy động vốn sản xuất kinh doanh. Nhưng công ty cũng nên tận dụng hơn nữa việc vay vốn từ nguồn bên ngoài để có thể mở rộng được quy mô sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tài sản dài hạn của công ty chỉ bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Do là công ty mới thành lập nên quy mô sản xuất không rộng lắm, mặt khác giá trị máy móc thiết bị không quá lớn nên tổng giá trị tài sản dài hạn của công ty không quá cao. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn nhỏ hơn 0,5. Tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn bao gồm giá trị nguyên vật liệu, thành phẩm, chi phí SXKD dở dang, các khoản phải thu do công ty tiêu thụ thành phẩm chủ yếu qua phương thức trả chậm. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của công ty nhỏ hơn 0,1, chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh của công ty không cao, chi phí sản xuất, và các chi phí khác còn lớn, hiệu quả kinh doanh không cao Bảng 1.3. Bảng biến động giá trị các khoản mục của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009/ 2008 Năm 2008/ 2007 ∆ % ∆ % Tài sản ngắn hạn VNĐ 1.174.198.530 32,96 497.880.356 16,09 Tài sản dài hạn VNĐ -228.314.095 -9,47 312.808.176 14,91 Vốn chủ sở hữu VNĐ 114.091.952 2,27 542.906.489 12,11 Nợ phải trả VNĐ 831.792.474 85,17 267.782.052 37,78 Tổng doanh thu VNĐ -1.475.209.068 -28,10 887.982.527 20,36 Tổng lợi nhuận VNĐ -203.744.052 -39,20 123.846.844 37,87 Nộp ngân sách VNĐ -19.109.807 -39,20 13.390.489 37,87 Số lượng lao động Người -7 -11.29 10 1.92 Thu nhập bình quân VNĐ/ng 221.446 -8,30 632.671 31,10 Biến động qua các năm gần đây của Công ty không chênh lệch quá lớn, chủ yếu là sự chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho phát sinh vào cuối năm và biến động do tình hình chung của thị trường. Do năm 2008, công ty bắt đầu kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ nên doanh thu bán hàng cũng như doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 887.982.527 tương ứng tăng 20,36%. Nhưng đến năm 2009, do tình hình thị trường có nhiều bất ổn, khả năng tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa cung như cung cấp dịch vụ của công ty giảm đáng kể. Biểu hiện qua việc doanh thu năm 2009 giảm tương đối mạnh với 1.475.209.068 tương ứng giảm 28,10% so với năm 2008. Do tiêu thụ được nhiều hàng hóa, các đơn đặt hàng cung tăng lên, doanh thu tiêu thụ tăng làm cho lợi nhuận năm 2008 tăng nhanh chóng so với năm 2007 với giá trị 123.846.844 tương ứng 37,87%. Mặt khác, lợi nhuận này tăng lên một phần cũng là do công ty tăng các khoản đầu tư tài chính của mình bằng cách tăng khối lượng tiền gửi ở các ngân hàng và thu được một khoản lãi cho vay đáng kể. Nhưng năm 2009, do doanh thu giảm đồng thời một số khoản chi phí khác cũng tăng lên như chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính nên lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 giảm 203.744.052 tương ứng giảm 39,2%. Năm 2009, do tình hình chung của thị trường nên khả năng thu hồi các khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn, khoản phải thu tăng lên trong khi năm 2008 khoản phải thu này giảm hơn so với năm 2007. Đây là nguyên nhân khiến khoảng chênh lệch tăng lên của tài sản ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng mạnh hơn so với khoảng chênh lệch năm 2008 với năm 2007. Mặt khác, cũng là do khả năng tiêu thụ năm 2009 giảm nên khối lượng HTK của năm 2009 lớn cả về nguyên vật liệu, hàng hóa cũng như thành phẩm hoàn thành. Năm 2008, công ty mở rộng quy mô sản xuất nên đã đầu tư thêm TSCĐ bằng việc mua thêm phương tiện vận tải truyền dẫn nên giá trị tài sản dài hạn năm 2008 tăng 312.808.176 tương ứng tăng 14,91%. Nhưng đến năm 2009, TSCĐ không tăng nhưng vẫn trích khấu hao nên giá trị tài sản dài hạn năm 2009 giảm so với năm 2008. Nguồn vốc CSH năm 2008 tăng mạnh hơn so với năm 2009 là do góp vốn thêm của các cổ đông và lãi do kinh doanh. Số lượng lao động trong năm 2008 tăng nhẹ để đáp ứng việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Đến năm 2009, lao động giảm bớt do khối lượng lượng tiêu thụ hàng hóa giảm, khối lượng công việc ít hơn nên thu nhập bình quân năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng năm 2009 thi lại giảm xuồng so với năm 2008. PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TRẺ VIỆT NAM. 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Phòng kế toán của Công ty thực hiện hạch toán ban đầu, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính bằng các phương pháp kế toán đúng với nguyên tắc, chế độ, thể lệ kế toán Nhà nước ban hành. Cơ cấu của bộ máy kế toán thể hiện qua phòng tài chính kế toán của công ty. Để đáp ứng yêu cầu hạch toán của công ty và để phù hợp với địa bàn sản xuất tập trung, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng tài chính kế toán của công ty gồm 5 người được thể hiện qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán sau: Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán bộ phận sản xuất Kế toán vật tư Kế toán chi phí- giá thành sản phẩm Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Thủ quỹ Kế toán phần hành tiền Ghi chú: Quan hệ giữa bộ phận cấp trên và cấp dưới Quan hệ giữa các bộ phận cùng một cấp Chức năng, nhiệm vụ cụ thể: + Kế toán trưởng: Có chức năng quản lý hoạt động tài chính kế toán trong toàn Công ty, là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tài chính kế toán của Công ty trước Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các cơ quan quản lý. + Kế toán tổng hợp: Trực tiếp chỉ đạo tổng hợp các thông tin từ các kế toán viên, kiểm tra về mặt nghiệp vụ về các phần hành cụ thể, chịu trách nhiệm thu thập, ghi chép, xử lý thông tin về tình hình kinh doanh chung trong toàn công ty. Ngoài việc tổng hợp các nghiệp vụ ở ở từng phần hành cụ thể,kế toán tổng hợp còn ghi chép các nghiệp vụ tổng hợp như phải thu, phải trả, thanh toán với Nhà nước… Kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác kế toán của công ty khi Kế toán trưởng vắng mặt. + Kế toán bộ phận sản xuất: chỉ có một kế toán thực hiện cả 3 công việc là kế toán vật tư, kế toán chi phí – giá thành sản phẩm, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Các nội dung, nghiệp vụ khác do kế toán quỹ hoặc kế toán tổng hợp theo dõi và hạch toán chi tiết (lương, thanh toán bằng tiền…). + Kế toán phần hành tiền: kế toán căn cứ vào những chứng từ phát sinh có liên quan tới các nghiệp vụ về tiền mặt, TGNH như xuất quỹ, chi TGNH để thanh toán và những nghiệp vụ thu tiền, nhận giấy báo Có khi thu tiền bán hàng hay thu được các khoản phải thu…do thủ quỹ chuyển lên để ghi vào sổ sách kế toán có liên quan. + Thủ quỹ: có nhiệm vụ liên quan tới xuất quỹ, nhập quỹ tiền 2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty Cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam. 2.2.1. Các chính sách kế toán chung. Chế độ kế toán Công ty đang sử dụng được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. Công ty áp dụng niên độ kế toán là 1 năm tài chính (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12), kỳ hạch toán là 1 tháng.Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là: Việt Nam đồng, không có các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán HTK: + Nguyên tắc ghi nhận HTK: giá mua + chi phí + Phương pháp tính giá trị HTK: Nhập trước – xuất trước +Phương pháp hạch toán HTk: kê khai thường xuyên Tài sản cố định của công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại, đơn vị tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính. Hạch toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chung, hạch toán chi tiết vật tư và thành phẩm theo phương pháp thẻ song song. Việc định khoản, ghi nhận doanh thu, chi phí tuân theo quy định, chuẩn mực kế toán chung và đặc thù của từng phần hành. Do đặc thù về quy trình sản xuất qua nhiều công đoạn nên có cả bán thành phẩm nhập trong kho và công ty cũng xuất bán cá bán thành phẩm nên đánh giá cả chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. Chứng từ kế toán ban hành trong công ty cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam bao gồm 5 chỉ tiêu: Chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu TSCĐ. Các chứng từ trong mỗi chỉ tiêu đều được đánh số hiệu đúng như quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Như trong chỉ tiêu hàng tồn kho có: Phiếu nhập kho mẫu số 01-VT, Phiếu xuất kho mẫu số 02-VT; chỉ tiêu bán hàng có: Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT-3LL; chỉ tiêu tiền tệ có: Phiếu thu mẫu số 01-TT, Phiếu chi mẫu số 02-TT… Kế toán từng phần hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ kế toán được lập trong công ty hoặc từ bên ngoài chuyển đến. Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán rồi sau đó nhập số liệu vào máy để máy tính tự động chuyển tới các sổ kế toán thích hợp. Cuối cùng chuyển các chứng từ đã lập lên cấp trên để hạch toán tổng hợp. Chứng từ kế toán mỗi khi dùng xong sẽ được lưu giữ lại và bảo quản để đối chiếu khi cần thiết. Hiện tại toàn bộ chứng từ kế toán của công ty vẫn còn được lưu giữ lại chưa bị hủy một chứng từ nào. Trình tự luân chuyển chứng từ có thể tóm tắt như sau: Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ Người nhập Phiếu nhập kho Phòng tài chính-kế toán Thủ kho Kho Phòng kinh doanh Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT Khách hàng 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. Sử dụng chủ yếu là các tài khoản phổ biến trong đơn vị sản xuất sản phẩm. Ví dụ như TK về HTK, chi phí, giá thành, doanh thu, tiền mặt, TGNH, phải thu, phải trả… Công ty không sử dụng các tài khoản liên quan tới ngoại tệ, tài khoản thuế xuất nhập khẩu và các tài khoản đặc thù khác… Các tài khoàn sử dụng chủ yếu ở cấp 1, một số tài khoản chi tiết đến cấp 2, 3. Ví dụ về tài khoản chi phí nhân viên quản lý: TK 6421, tài khoản quản lý KHTSCĐ: TK 6424; Tài khoản cấp 3: tài khoản về doanh thu bán hàng : TK 51101, tài khoản doanh thu cung cấp dịch vụ: TK 51103; tài khoản TGNH bằng tiền mặt được mở tại nhiều ngân hàng. Ví dụ TK 11211 : ngân hàng BIDV, TK 11212 : ngân hàng Công thương Việt Nam, TK 11213 : ngân hàng AGRIBANK… 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Công ty cổ phần phát triển trí tuệ trẻ Việt Nam sử dụng phần mềm kế toán máy ASEAN được thiết kế theo bộ máy của công ty, theo hình th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26874.doc