Tình trạng sinh viên ăn quà vặt nhìn từ quá trình nhận thức

LỜI NÓI ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển cuộc sống dần được cải thiện dịch vụ, hàng quán phục vụ nhu cầu con người ngay càng nhiều. Bên cạnh đó thì tình trạng sinh viên ăn quà vặt, hàng quán... ngày một gia tăng. Từ góc nhìn lý luận nhận thức của triết học cho ta thấy rõ được hiện trạng, những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống, sinh hoạt và nhân cách của sinh viên. Hậu quả của thói quen ăn quà vặt không những ảnh hưởng đến tài chính trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ (v

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình trạng sinh viên ăn quà vặt nhìn từ quá trình nhận thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề an toàn thực phẩm...) Tình trạng ăn quà vặt không chỉ phổ biến ở sinh viên mà nó đang là vấn đề nhức nhối của xã hội khi mà trong thời gian gần đây nhiều dịch bệnh xảy ra liên tiếp, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đây không phải là chủ đề mới mẻ nhưng phản ánh hiện trạng thực tế của xã hội hiện nay. Chính vì vậy tôi đã quyết định viết đề tài này. Bài viết của tôi không tránh khỏi những sai sót mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. TÌNH TRẠNG SINH VIÊN ĂN QUÀ VẶT NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG SINH VIÊN ĂN QUÀ VẶT HIỆN NAY 1. Một số dẫn chứng về tình trạng sinh viên ăn quà vặt Ăn quà... . đỡ cơm Trước cổng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sau giờ học chiều, sinh viên ngồi la liệt. Đây là hàng nước bầy bán trên vỉa hè, kia là quán cóc nho nhỏ với dăm ba loại hoa quả, bánh kẹo. Những quán này luôn chật ních sinh viên, có người thậm chí ngồi cả xuống đất để ngắm cảng phố phường vào những giờ tan tầm nhộn nhịp. Cứ khoảng 10 phút một lần, những chiếc xe bus lại tấp nhanh vào cổng trường, thả lại phía sau số người vừa xuống bên và làn bụi cuốn theo chiều gió. 6h tối các quán nước vẫn đông. Dường như càng về tôi mật độ sinh viên ngồi quán càng nhiều. Những câu chuyện rôm rả được bàn tán xoay quanh các chủ đề đông, tây, kim, cổ... Cứ có người này đứng lên có người khác ngồi ngay tức khắc. Các chủ quán cho biết ở những nơi đông đúc sinh viên thế này không bao giờ bị ế hàng cả. 7h tối. trời mùa đông tối sẫm, Những lúc này sinh viên đi ăn hàng quán nhiều nhất. Dọc đường vào nhà trọ sinh viên Kiến trúc, Bưu chính Viễn thông, cao đẳng nghệ thuật Trung Ương... các quán vỉa hè đông vui như... trẩy hội. Từ các quán cơm bình dân, bún, phở, cháo... những hàng quà vặt như:ốc, nem chua, nem nướng, chân gà, chè bánh khoai, bánh chuối, hoa quả dầm, sinh tố, ngô nứơng... đều toàn sinh viên ngồi ăn. Có những quán còn xanh một màu quân phục của các sinh viên Học Viện An Ninh ngồi ăn rất “xôm tụ”. Nhìn cảnh sinh viên ngồi ăn hàng quán khiến tôi chợt nhớ cau ca dao vui: “ Ra chợ thì hay ăn quà Chồng yêu chồng bảo: về nhà đỡ cơm Có lẽ anh chồng trong câu ca dao trên vì quá yêu vợ nên mới biện minh cho cái ‘nết’ hay ăn quà vặt của vợ mình như vậy. Còn đối với sinh viên thì liệu ăn qùa vặt có ‘đỡ cơm’thật không Những cảnh tụ tập hàng quán như thế này không còn xa lạ trên các đường phố Hà Nội nữa:từ trường học đến các ngõ ngách đâu cũng có hàng quán và có lẽ sinh viên là khách thường ghé thăm nhiêu nhất. Các sinh viên thì thi nhau ăn quà vặt còn các quán “cóc” thì thi nhau mọc lên theo cách hiểu khi cắt nghĩa ngôn từ thì ta liên tưởng đến chạy chồm nay đây mai đó. Vài ba cái ghé nhựa, thậm chí vài ba viên ghạch là đủ, ấm nước chè, vài ba cai chen bân là đủ thế ma sinh viên nhà ta vẫn cho đó là nơi giao lưu bàn chuyện. Đi dọc con đường vào các trường đại học chung ta không khỏi ngạc nhiên khi mà các bạn sinh viên ngồi chạy dài trong các hàng quán đó có phải là do thói quen ăn uống hay một phần do bạn bè lối kéo dù bất cứ là lý do gì thì chắc có lẽ phải nhìn nhận vấn đề nó là nhận thức của sinh viên chúng ta hay là còn lý do nào khác nữa, nhưng theo tôi đó chính là ý thức của sinh viên chúng ta. Lý luận nhận thức triết học Mác-Lênin dựa trên nguyên tác: “Thừa nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài và độc lập với ý thức. Nhận thức là hiện thực khách quan vào bộ óc con người và cải biến nó thành tri thức” Sinh viên là chủ thể nhận thức:phải ý thức được liệu ngồi ăn hàng quán có là “lối sống văn minh” hay không liệu nó có thể gặt sang một bên hay không? Văn minh nơi công cộng đó là vấn đề chúng ta cần phải cân nhắc? 2. Tốn kém của việc ăn quà vặt “Tiền cá quá tiền cơm?” câu nói trên quả là không sai với những người hay la cà quán xá. 1000đồng/cốc trà đá. 700đồng/điếu thuốc, 3000đồng/quả xoài xanh, 7000-10000đồng/cốc sinh tố, 3000-5000đồng/cốc chè... Như vậy, nhẩm tính sơ mỗi lần đi ăn quà vặtmất ngót trên dưới vài chục nghìn đồng. Đấy là còn “nhẹ đô”, ”nặng đô”hơn có thể lên tới vài chục nghìn, thậm chí mất vài trăm nghìn khi khao. Mà sinh viên thì có rất nhiều lý do để khao nhau. Nhận được tiền bố mẹ gửi lên:khao, có người yêu:khao, có quần áo, giày dép mới:khao thậm chí chả có lý do gì cũng khao chỉ vì... hứng chí! Trong khi đó, thực phẩm hàng ngày càng trở nên đắt đỏ với sinh viên. Gía cả leo thang nên thịt, cá, rau quả cũng tăng giá chóng mặt. Nhiêu sinh viên cứ quanh đi quẩn lại trong chợ rồi cuối cùng cũng chỉ xách về đôi miếng đậu phụ, mớ rau với một ít thức ăn cho cả ngày. Thế mà đến khi trời tối họ vẫn tụ tập ngồi ăn quà vặt với nhau các quán ăn đêm lại đông vui nhộn nhịp trở lại. Một số người là sinh viên tại chức đã đi làm và rủng rỉnh hơn về tiền bạc. Còn lại phần đông là sinh viên vẫn phụ thuộc vào gia đình về kinh tế. Có một số bạn sinh viên cho rằng không muốn đi hàng quán vì đối với họ quá tốn kém. Tính ra tiền ăn vặt còn tốn kém hơn tiền thức ăn hàng ngày. Nhưng vì bạn bè rủ rê cà nể nên đi, nếu không đi sẽ bị lạc loài. Rồi lúc nào được bạn “bánh bao” có lúc mình lại phải “bánh bao”lại bạn cho có qua có lại. theo tôi biết có rất nhiều sinh viên rơi vào trường hợp trên mặc dù không có tiền. Tôi tự đặt câu hỏi, liệu sinh viên có thể ‘xoay’kiểu gì để lấy tiền tiêu vì sinh hoạt phí bố mẹ gửi lên là hạn chế, trong khi đó nhu cầu của cuộc sống ngày càng tăng. Nào là tiền sách vở, đi lại, quần áo, sinh nhật, tiêu vặt và cả tiền... . quà vạt nữa. Giờ đây sinh viên chúng ta lại cho thêm một khoản chi tiêu không đáng có trong chi phí hàng ngày. Liệu rằng những đồng tiên bố mẹ chắt chiu cả tháng gửi lên cho con trang trải chuyện học tập mà chúng ta đôi khi đã không ý thức dành dụm tiết kiệm, mà một số sinh viên đã tiêu vào những chỗ xa đọa. Ăn hàng quán nó trở nêm không còn xa lạ với sinh viên nó trở nên phổ biến nó như là một căn bệnh vậy. 3. Nhận thức của sinh viên khi ăn quà vặt Với một số bài phỏng vấn về vấn đề sinh viên ăn quà vặt cũng được đề cập trên một số trang net rât rõ nét như:dantri. com, vietnam. net... Những lời bàn luận của người viết hay chính bản thân các bạn sinh viên đều có cùng một suy nghĩ đó là một thói quen rất xấu. Bạn có suy nghĩ gì khi bạn bắt gặp những sinh viên ngồi la liệt ngoài lòng đường hay từng ngõ của con phố nhỏ để ăn uống. Sinh viên những người hay là chủ thể của nhận thức cần phải biết được những việc làm củ minh có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới khách quan bên ngoài ảnh hưởng tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực để ý thức rõ hơn. Từ việc ăn hàng quán mà nhiều vấn đề nảy sinh xung quanh vấn đề này, mà đặc biệt phải kể đến các vấn đề xã hội cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm... CHƯƠNG II: HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĂN QUÀ VẶT CỦA SINH VIÊN 1. Hàng quán và các tệ nạn xã hội Thói quen lề lối hàng quán đã khiến cho không ít sinh viên rơi vào tình trạng nợ nần. Nhưng cũng thành lệ, các ‘u’(người chủ quán) rất nhiệt tình cho sinh viên cám quán bởi lẽ có như thế thì mới bán nhiều hàng. Hơn nữa nhiều người chủ quán cũng thương sinh viên ít tiền mà cho ăn chịu, uống chịu. Quyển sổ ghi nơi của các ‘u’hầu như ngày nào cũng có sinh viên cắm quán. ít nhiều cũng dăm ba nghìn, nhiều thì cũng hàng trăm nghìn, thậm chí vài trăm nghìn. Với những sinh viên nợ nhiều thì các ‘u’ có chiêu riêng như giữ chứng minh thư hoặc là thẻ sinh viên để làm vật đảm bảo. Nếu ai có ý định ‘xù’ nợ thì sẽ mang những giấy tờ đó lên Ban Giám Hiệu Nhà Trường để báo cáo. Âý thế mà ăn chịu nợ nần, rồi hứa hẹn:”khi nào nhà bố mẹ gửi tiền ở quê lên rồi sẽ giả” Không chỉ cắm quán, có lần đi ngang qua quán rượu ốc, người viết đã chứng kiến cảnh một nhóm sinh viên nam to tiếng, xô xát và đuổi nhau cũng chỉ vì’rượu’ vào lời ra. Những chuyện như thế không phải là hiếm, nhất là những hàng quán có bán rượu. Dân cư xung quanh, đặc biệt là những hộ gia đình không cho sinh viên thuê nhà hoặc kinh doanh hàng quán, cũng đã phàn nàn, thậm chí phản ánh lên tổ dân phố về tình trạng sinh viên say sỉn gây mất trặt tự, rối loạn khu phố. Mùa hè cũng như mùa đông, tình trạng sinh viên đi ăn hàng quán khuya rồi gây gổ, đánh nhau thường xuyên xảy ra. Có đêm cả khu phố gần Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội bị náo loạn bởi hàng chục sinh viên đi uống rượu khuya rồi chửi bới, thậm chí nghiêm trọng hơn là gây xô xát đâm chem nhau. Gần đây không ít các vụ xích míc nhau gây thương tích chỉ vì những lý do hết sức bình thường nhưng sinh viên nhà ta đã ngang nhiên gây gổ đanh nhau ngay trong các quán ‘cóc’. Còn nhớ cách đây vài năm đã có một vụ án mạng thương tâm xảy ra khi một nhóm sinh viên trong khu tập thể Bưu Chính Viễn Thông đi nhậu về khuya đâm chết một ông lão bán bánh mỳ rong. Vài người rỉ tai tôi rằng hiện nay có một số sinh viên đi làm ‘gái’để kiếm tiền trang trải nợ nần. Mặc dù chưa tận mắt chứng kiến trường hợp nào như thế nhưng tôi cũng không mấy ngạc nhiên về thông tin đó. Cuộc sống nơi thành phố nhiều cám dỗ và cạm bẫy với những sinh viên nào không có đủ bản lĩnh để vượt qua mà một trong những nguyên nhân sâu xa đó là tình trạng nợ nần quá nhiều. Nhu cầu lớn về vật chất cộng với sự hạn hẹp về kinh tế của gia đình khiến cho không ít sinh viên nữ xa ngã Thực trạng hiện nay cho thấy bán quà vặt quanh cổng trường không những đe dọa đến sức khỏe mà còn nghiễm nhhiên ảnh hưởng không tốt đến tâm hồn, tạo thói quen không tốt cho sinh viên chúng ta. Đó là thói quen đua nhau ăn quà, la cà quán xá, và sẽ nảy sinh những đòi hỏi nhu cầu cá nhân gây lãng phí tiền mà không có lợi cho nhu cầu thiết yếu. Rồi gây ra rất nhiều nhưng cuộc tranh cãi khó có thể làm chủ được bản thân. Và không ít trường hợp sinh viên bị lôi kéo bởi một số bạn bè xấu mà con những kẻ xấu bên ngoài xã hội. Gần đây trên tờ báo sinh viên có viết:”Nguyễn văn Mạnh, sinh năm 1986, trường đại học Văn Lang đã bị những thanh niên bên ngoài trường dụ dỗ ăn cắp xe máy ngay trong trường. Và đáng lưu ý là Mạnh gặp những thanh niên xấu này tại quán nước ngay gần trường dụ dỗ. Chính vì thế mà các tệ nạn xã hội luôn ở bên mỗi sinh viên chúng ta ý thức cảnh giác để tránh xa nó và hàng quán lại là những nơi rất dễ bị lối kéo. Ngoài những vấn đề tệ nạn xã hội còn rất nhiều những vấn đề nhức nhối xung quanh vấn đề ăn qùa vặt hiện nay của sinh viên chúng ta mà phải kể đến vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay mà đang là vấn đề được đề cập nhất với nhịp sống hiện nay. 2. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Có thể nói các hàng quán dành cho sinh viên có giá khá bình dân nên đã thu hút được số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này thì lại là một vấn đề nóng bỏng. Như một kiểu “luật bất thành văn”, những loại thực phẩm ế ẩm, kém chất lượng hàng ngày đều được bán cho các nhà hàng, quán, các quán cơm bình dân với giá rất rẻ. Hương một chủ hàng thịt trong khu Học Viện Bưu Chính Viễn Thông cho biết:”thịt bạc nhạc, bèo nhèo, xay hết ra cho hàng cơm làm chả”. Miệng nói, tay làm, Hương thoăn thoắt nhặt những miếng thịt thừa còn xót lai trên bàn, kể cả những miếng bám bụi và được khách’ xịn ‘yêu cầu lọc bỏ ra để cho vào chiếc máy xay cáu bẩn đặt bên cạnh. Gần đây có rất nhiều con số thông kê về những hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ví dụ như: Tháng 07/2007Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp thì toàn tỉnh có trên 4.000 hàng quán bán thức ăn đường phố, nhưng qua kiểm tra có đến hơn 40% chưa thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hình thức vi phạm phổ biến là thiếu nước sử dụng, môi trường xung quanh khu vực bán bị ô nhiễm, thức ăn chưa bảo quản tốt, người bán chưa được khám sức khỏe định kỳ và còn sử dụng tay để bốc thức ăn. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ phối hợp cùng các ngành liên quan và các địa phương thường xuyên thực hiện kiểm tra, tuyên truyền 10 tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ các hàng quán, nhằm tăng cường quản lý vệ sinh thức ăn đường phố vốn còn lỏng lẻo từ trước đến nay(. Trích trên trang wet:dantri. com) Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, ở Hà Nội và TP HCM có 88, 8% số cơ sở thức ăn đường phố mua thực phẩm rẻ tiền, kém chất lượng, 81, 7% để lẫn thức ăn sống với thức ăn chín, 74% sử dụng phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép... Bên cạnh đó, hiện ở 67, 3% số cơ sở này, người phục vụ vẫn dùng tay bốc thức ăn cho khách. ( Trích trong trang wetside:tintucvietnam. vn) Với những con số thống kê ở trên cho ta thấy được thực phẩm ngoài đường phố rất mất vệ sinh. Đó chỉ là một vài con số thống kê của Bộ Y tế cho hay có lẽ vấn đề an toàn thưc phẩm đối với sinh viên chúng ta coi như là:”chuyện nhỏ”. Một số nơi như hàng quan các quán vỉa hè mất vệ sinh, ô nhiễm... nhưng chủ quán vẫn mở hàng bán một cách rất ngang nhiên như ví dụ: Khoảng 5h30, vợ chồng chị L. (hẻm 33 đường Trần Kế Xương, phường 3, quận Thanh Xuân) bắt đầu dọn hàng. Dăm bộ bàn ghế nhựa cũ kỹ và cáu bẩn được bày ra, một chiếc xe đẩy - phía dưới là nồi nước dùng, phía trên là cái tủ kính “be bé” để đựng mỳ, bún, hủ tiếu, thịt, rau… Hàng của chị được dọn ngay trên nắp một cái cống, mỗi khi có một cơn gió đi qua thế nào cũng để lại phía sau mùi hôi thối... đặc trưng. Ấy vậy mà hàng của chị lúc nào cũng tấp nập người ăn, bởi một lý do đơn giản là rẻ. Một tô hủ tiếu, bún… chỉ có 5. 000đ, trong khi các quán bên cạnh bán tới 7. 000đ - 8. 000đ. Thế nhưng nào ai biết được, thịt và xương chị Lan mua nấu đều là hàng “chợ chiều” với cái giá rẻ bèo. Song qua sự “phù phép” của chị thì thịt, xương dù có mùi hôi đến cỡ nào cũng trở nên thơm ngon… Quán bánh cuốn trên đường Ngô Thời Nhiệm (phường 7, quận 3) của chị H. “béo” lúc nào cũng đông nghịt khách. Vì chỉ có 2 người làm, trong khi khách lên tới cả chục người cùng lúc nên chị phải vừa cắt bánh, vừa bưng bê. Có lúc chị vừa lau bàn với cái giẻ cáu bẩn xong, lại dùng tay xếp bánh vào đĩa cho khách. Còn chuyện bát đĩa thì khỏi bàn, chỉ với 1 xô nước hơn 10 lít mà chị rửa hàng trăm lượt chén, đĩa. Biết là không an toàn, không vệ sinh, song người tiêu dùng vẫn cứ ăn. Chị Kim Anh, quận 3 tâm sự: “Đã có lần tôi ăn phải miếng thịt hôi, vừa bỏ vào miệng là phải ói ra ngay. Từ đó, mỗi khi ăn ở mấy quán vỉa hè, tôi luôn có cảm giác ghê ghê. Những quán cao cấp thì quá mắc, còn những quán thường thường thì nhìn phòng ăn có vẻ tươm tất chứ khi ra sau bếp cũng chẳng vệ sinh gì. Chén, đĩa vứt bừa bãi dưới lối đi, thức ăn dư thừa đổ tung tóe…”. Đó chỉ là một số ví dụ mà chắc có lẽ còn rất nhiều những hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khác vẫn hoạt động gần các trường đại học hay trên khắp các đường phố Hà Nội. Chính ý thức của mỗi sinh viên chúng ta về vấn đề đó còn coi nhẹ mà đã gây ra rất nhiều hậu quả đau lòng “Theo báo cáo tổng kết của Sở Y tế TPHCM, năm 2006 cả thành phố có 24 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP), trong khi đó năm 2001 chỉ có 9 vụ. Cũng trong năm 2006, số vụ NĐTP tập thể có từ 30 người trở lên là 12 vụ, cao nhất từ trước đến nay. Năm 2006 cũng là năm có số người bị ngộ độc cao nhất, lên tới 2. 685 người, trong đó có 4 người tử vong. Tuy nhiên đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi không phải ai bị NĐTP cũng đi bệnh viện nên các cơ quan chức năng khó có thể biết được. ” Trích theo báo:Sức khỏe số245 năm 2008 Rồi thời gian có dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh thì các quán cơm bình dân vẫn bán chạy như thường với đủ món chế biến từ các loại thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao đó mặc dù người dân không giám mua dùng trong các bữa ăn gia đình. Hiện nay, với sự lan rộng của dịch bệnh tiêu chảy cẩp trên cả nước, hàng, quán sinh viên cũng được cảnh báo là những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Con đường đi vào các khu này được những nhân viên dịch tễ rắc vôi bột trắng xáo để phòng bệnh rất cao. Tuy nhiên, vào những buổi tối, sinh viên vẫn thản nhiên ngồi tụ tập ở quán cóc, vỉa hè để thưởng thức những món ăn vặt rất... sinh viên. Ngày nắng thì bụi bặm giữa lòng đường thổi vào, ngày mưa thì con đường dưới chân chiếc quán cóc thấp lè tè, được che bởi một miếng vải bạt phái trên, trở nên lầy lội, nhão nhoét. Dường như với sinh viên thì cụm từ”dịch bệnh”không hề xuất hiện ở những hàng quán này. 3. Giải pháp tích cực của sinh viên Hàng quán sinh viên là điều tất yếu của cuộc sống sinh viên. Nó giúp cho sinh viên có những giây phút tụ tập xum họp, tán gẫu bạn bè để thư giãn sau các giờ học. Tuy nhiên, nó cũng có thể trở thành gánh nặng nợ nần. Và không chỉ dừng ở lại đó, nó còn là nơi xuất hiện những tệ nạn xã hội mà hậu quả phải gánh chịu không ai khác ngoài sinh viên vì thế mà mỗi bản thân sinh viên chúng ta cần ý thức được và giới hạn thì hàng quán sinh viên không còn bị lên án gay gắt nũa mà nó mang đúng nghĩa là nơi sinh viên thư giãn. Nhận thức được hậu quả của việc lạm dụng quá nhiêu hàng quán để có thể tự mình bảo vệ được bản thân. Chân trọng mĩ quan đô thị. Và khi xã hội đang cố gáng đẩy lùi các dịch bệnh, vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội sinh viên chúng ta không ngoài. Chúng ta phải có ý thức đi đầu trong vấn đề an toàn thực phẩm đó cũng chính chúng ta tự bảo vệ bản thân mình và góp phần mình cho sức khỏe toàn xã hội. Tôi người viết cũng là môt sinh viên tôi rất mong các bạn sinh viên cần có ý thức hơn nữa để cuộc sống sinh viên lành mạnh hơn. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây tôi đã nêu lên tình trạng ăn quà văt của sinh viên các trường đại học hiện nay. Và những mặt tích cực cuă việc ăn quà vặt(tệ nạn xã hội vấn đề an toàn thực phẩm) để thấy rõ được ý thức của sinh viên về vấn đề này và hiểu hơn vấn đề “lý luận nhận thức” Theo tôi với cương vị một sinh viên hiện trạng sinh viên ăn quà vặt của chúng ta còn rất phổ biến và hậu quà của nó thì khó lường chính vì thế mọi sinh viên nhân thức hơn trong vấn đề này để các quán”cóc” sinh viên với đúng nghĩa là nơi thư giãn sau mỗi tiết học. Phần cam đoan của sinh viên Bài viết tiểu luận này của tôi do chính bản thân tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra. Không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ viết họ tiểu luận, không thuê viết hộ. Các dẫn chứng trong bài lấy từ thực tế, lời văn do chính bản than suy nghĩ sáng tạo ra không sao chép bất cứ tài liệu nào. Các tài liệu tham khảo: Báo sức khỏe số245 năm 2008 w. w. w:dantri. com w. w. w:tintucvietnam. vn . MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27286.doc
Tài liệu liên quan