Tình trạng nhiễm một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu truyền lây giữa Trâu, Bò, Dê và người ở Tỉnh Hải Dương và biện pháp phòng trừ

Tài liệu Tình trạng nhiễm một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu truyền lây giữa Trâu, Bò, Dê và người ở Tỉnh Hải Dương và biện pháp phòng trừ: ... Ebook Tình trạng nhiễm một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu truyền lây giữa Trâu, Bò, Dê và người ở Tỉnh Hải Dương và biện pháp phòng trừ

pdf101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tình trạng nhiễm một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu truyền lây giữa Trâu, Bò, Dê và người ở Tỉnh Hải Dương và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------& --------- TRẦN THỊ THANH SƠN TÌNH TRẠNG NHIỄM MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG CHỦ YẾU TRUYỀN LÂY GIỮA TRÂU, BÒ, DÊ VÀ NGƯỜI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Thú Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỌ HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Sơn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới: - TS. Nguyễn Văn Thọ là người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng qua từng bước nghiên cứu của quá trình thực hiện luận văn. - Tập thể các thầy cô trong Bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm nghiệm thú sản – Vệ sinh thú y, Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. - Tập thể các cán bộ, nhân viên Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương. - Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị, cán bộ kỹ thuật tại Trạm Thú y và Uỷ ban nhân dân các xã Lam Sơn, thị trấn Thanh Miện, Lê Hồng thuộc huyện Thanh Miện và các xã Cộng Hoà, Chí Minh, Văn An, Lê Lợi thuộc huyện Chí Linh. - Cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và công tác. Tác giả Trần Thị Thanh Sơn iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ E Eurytrema F. gigantica Fasciola gigantica F. hepatica Fasciola hepatica Ad Adolescaria L Lymnaea SLGL Sán lá gan lớn Cs Cộng sự iv MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................ ..i Lời cảm ơn ................................................................................................... .ii Danh mục chữ viết tắt................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................ iv Danh mục bảng .......................................................................................... viii Danh mục đồ thị ........................................................................................... iv Danh mục sơ đồ, hình vẽ .............................................................................. ..x MỞ ĐẦU........................................................................................................ i 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài.............................................. 3 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò, dê ở nước ta trong giai đoạn hiện nay........ 4 1.2. Khái quát những bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa vật nuôi và người ... 5 1.3. Sán lá gan do Fasciola spp. ..................................................................... 6 1.3.1. Sơ lược lịch sử phát hiện sán lá gan Fasciola spp ................................. 6 1.3.2. Đặc điểm sinh học của Fasciola spp...................................................... 8 1.3.3. Bệnh sán lá gan lớn ở người ............................................................... 11 1.3.4. Tình hình nghiên cứu Fasciola spp ở nước ngoài và trong nước......... 14 1.4. Sán lá tuyến tuỵ do Eurytrema spp ....................................................... 22 1.4.1. Sơ lược lịch sử phát hiện Eurytrema spp............................................. 22 1.4.2. Đặc điểm sinh học của Eurytrema spp ................................................ 22 1.4.3. Tình hình nghiên cứu Eurytrema spp ở nước ngoài và trong nước...... 25 1.5. Ấu trùng sán dây do Cysticercus bovis ở bò........................................... 26 1.5.1. Sơ lược lịch sử phát hiện .................................................................... 26 1.5.2. Đặc điểm sinh học của Cysticercus bovis............................................ 27 v 1.5.3. Tình hình nghiên cứu ấu trùng sán dây do Cysticercus bovis ở trong và ngoài nước.................................................................................................... 28 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 32 2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................. 32 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu .................................... 83 2.1.2. Đặc điểm của huyện Thanh Miện ....................................................... 83 2.1.3. Đặc điểm của huyện Chí Linh............................................................. 85 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 32 2.2.1. Trâu, bò, dê, người.............................................................................. 32 2.2.2. Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ................................. 32 2.2.3. Rau thủy sinh và rau trên cạn thường được dùng làm rau sống của người.32 2.2.4. Ốc nước ngọt, ốc trên cạn đóng vai trò là trung gian truyền bệnh. ...... 32 2.3. Nguyên liệu nghiên cứu......................................................................... 32 2.3.1. Mẫu dùng xét nghiệm ......................................................................... 32 2.3.2. Dụng cụ .............................................................................................. 32 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 33 2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm, thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua phương pháp mổ khám......................... 33 2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm, thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua phương pháp xét nghiệm phân. ............ 33 2.4.3. Biến động nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis theo tuổi của trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân..................................................... 33 2.4.4. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở người. ........................................................................................................... 33 2.4.5. Khảo sát tình hình và mức độ sử dụng rau thủy sinh và rau cạn làm thức ăn sống ở một số nhà hàng ăn và các hộ gia đình.......................................... 33 2.4.6. Tình hình nhiễm Adolescaria ở rau muống nước, rau ngổ và rau muống trên cạn......................................................................................................... 33 vi 2.4.7. Sức đề kháng của trứng Fasciola spp trong bể Biogas. ....................... 33 2.4.8. Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh. ..................................................... 33 2.5. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm........................................ 33 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33 2.5.2. Bố trí thí nghiệm................................................................................. 38 2.5.3. Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh do Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis.......................................................................................... 40 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 40 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................... 41 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm, thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua mổ khám tại các điểm nghiên cứu ........ 41 3.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu qua mổ khám ........................... 41 3.1.2. Thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu ........................................................................................... 45 3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán theo loài ở trâu, bò, dê tại vùng nghiên cứu qua mổ khám ......................................................................................... 47 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp ở trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân ........................................................................................... 48 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp ở trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân.............................................................................................................. 48 3.2.2. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu qua xét nghiệm phân..................................................................................... 52 3.2.3. Biến động nhiễm Fasciola spp của trâu, bò, dê theo lứa tuổi qua xét nghiệm phân................................................................................................. 55 3.3. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticerrcus bovis ở người .. 58 3.4. Tình hình nhiễm Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp ở rau thuỷ sinh và rau cạn làm thức ăn sống chủ yếu cho người .................................... 59 3.5. Sự biến đổi và phát triển của trứng Fasciola gigantica trong bể biogas . 64 vii 3.5.1 Sự biến đổi của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas64 3.5.2. Sức sống của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas 66 3.6. Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh do Fasciola spp, Eurytrema spp và Cysticercus bovis.......................................................................................... 68 3.6.1. Biện pháp phòng bệnh ........................................................................ 68 3.6.2. Thuốc tẩy trừ ...................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 73 I. Kết luận..................................................................................................... 73 II. Đề nghị .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 75 PHỤ LỤC.................................................................................................... 81 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở trâu, bò, dê qua mổ khám ................................................................. 42 Bảng 3.2. Thành phần loài Fasciola spp, Eurytrema spp ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu ........................................................................................... 47 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm F.gigantica, E. pancreaticum ở trâu, bò, dê tại điểm nghiên cứu qua mổ khám .......................................................... 47 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê tại điểm nghiên cứu.................................................................................................... 50 qua xét nghiệm phân..................................................................................... 50 Bảng 3.5. Kiểm định sự sai khác tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò giữa vùng đồng bằng và miền núi......................................................................... 52 Bảng 3.6. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê................................ 53 qua xét nghiệm phân..................................................................................... 53 Bảng 3.7. Biến động nhiễm Fasciola spp của trâu, bò, dê theo lứa tuổi qua xét nghiệm phân ........................................................................................... 56 Bảng 3.8. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis ở người trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................... 59 Bảng 3.9. Tình hình sử dụng rau cạn và rau thuỷ sinh làm thức ăn sống tại các nhà hàng ăn và các hộ gia đình tại các vùng nghiên cứu ............................... 60 Bảng 3.10. Tình hình nhiễm Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp ở rau thuỷ sinh và rau cạn................................................................................ 61 Bảng 3.11. Biến đổi trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas. 65 Bảng 3.12. Sức sống của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas 66 ix DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.2. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân..... 51 Đồ thị 3.3. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò huyện Thanh Miện...... 54 Đồ thị 3.4. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò huyện Chí Linh ........... 54 Đồ thị 3.5. Biến động nhiễm Fasciola spp của trâu, bò theo lứa tuổi qua xét nghiệm phân................................................................................................. 57 Đồ thị 3.6. Biến động nhiễm Fasciola spp của dê theo lứa tuổi qua xét nghiệm phân................................................................................................. 57 Đồ thị 3.7. Tình hình nhiễm Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp ở rau thuỷ sinh và rau cạn................................................................................ 63 x DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1. Vòng phát triển của Fasciola spp................................................. 11 Sơ đồ 2.3. Vòng phát triển của Eurytrema spp.............................................. 24 Sơ đồ 2.3. Vòng phát triển của Cysticercus bovis ........................................ 28 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Phát triển chăn nuôi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển chăn nuôi nông nghiệp, góp phần giải quyết nhu cầu về thực phẩm của nhân dân, tăng thu nhập cho người nông dân. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn phải kể đến một số trở ngại do dịch bệnh xảy ra, trong đó, trước hết phải kể đến các bệnh ký sinh trùng. Các bệnh này trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta đã diễn ra khá phong phú và đa dạng. Đàn gia súc thường nhiễm nhiều loài ký sinh trùng với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao, diễn ra quanh năm bất kể mùa vụ và thời tiết. Trong số tất cả những bệnh ký sinh trùng gây hại cho trâu, bò, dê từ trước đến nay thì sán lá gan Fasciola spp vẫn là một trong những bệnh có tỷ lệ nhiễm và gây thiệt hại nặng nề nhất. Ngoài ra, có thể kể đến bệnh sán lá tuyến tuỵ do Eurytrema spp và bệnh gạo bò do Cysticercus bovis. Tác hại của những ký sinh trùng này làm cho gia súc gầy yếu, còi cọc, chậm lớn giảm sức đề kháng mà còn mở đường cho các bệnh truyền nhiễm khác xâm nhập và kế phát, vì vậy làm giảm năng suất chăn nuôi và tổn thất về kinh tế. Đặc biệt nguy hiểm là những ký sinh trùng này còn truyền lây và gây bệnh cho con người, trên thế giới ước tính có khoảng 300.000 bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan lớn tại hơn 40 nước ở Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, và Tây Thái Bình Dương. Bệnh này gây nên những tổn thương ở gan, mật ở người, hâu quả có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng do viêm phúc mạc. Như vậy, bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa trâu, bò, dê và người là vô cùng phức tạp và nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng, nhất là Việt Nam là một nước nhiệt đới và là nước đang phát triển, điều kiện tự nhiên, xã hội, tập quán ăn uống, sinh hoạt rất thuận lợi cho sự phát triển và 2 lưu hành bệnh giun sán. Do đó đã phát hiện nhiều trường hợp ký sinh trùng từ gia súc sang người gây những tai họa nặng nề. Bệnh liên quan chặt chẽ với tập quán thức ăn chưa nấu chín như thịt tái, nem thính, nem chua, gỏi cá, tôm cua nướng, rau sống…. Bệnh sán truyền qua thức ăn ở Việt Nam chủ yếu là sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn, ….bệnh phân bố ở nhiều địa phương trong cả nước. Mặc dầu có địa phương có khoảng 1/3 dân số bị nhiễm sán, có tỉnh 100% số huyện có bệnh, song việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh còn chưa được quan tâm đúng mức và hiểu biết của cộng đồng về bệnh sán còn thấp. Do vậy, bệnh sán truyền qua thức ăn ở Việt Nam ngày càng phát hiện được nhiều hơn về diện phân bố và những ca bệnh chẩn đoán nhầm với bệnh khác hoặc thậm chí bị tử vong do bệnh sán vẫn thường xảy ra [8]. Từ nhiều năm nay ở Việt Nam, với nguồn kinh phí trong nước cũng như hợp tác quốc tế, chúng ta đã tiến hành điều tra, phòng chống bệnh sán truyền qua thức ăn và đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn ở nhiều địa phương trong cả nước vẵn chưa được xác định một cách cụ thể và đầy đủ, đặc biệt ở các cơ sở Y tế trong cả nước chưa quan tâm đúng mức các bệnh do giun sán gây nên [8]. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Tình trạng nhiễm một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu truyền lây giữa trâu, bò, dê và người ở tỉnh Hải Dương và biện pháp phòng trừ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá được tình hình nhiễm một số bệnh truyền lây giữa vật nuôi và người ở tỉnh Hải Dương. - Tìm hiểu tình hình người nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp, 3 Cysticercus bovis. - Phát hiện nguyên nhân và con đường lây truyền từ vật nuôi sang người và ngược lại. - Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh có hiệu quả. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Bước đầu cung cấp những cơ sở lý luận về một số bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa vật nuôi và người ở điều kiện nước ta. - Bổ xung các thông tin về tình hình nhiễm bệnh của người và vật nuôi và con đường lây truyền của căn bệnh. - Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chẩn đoán phát hiện nguyên nhân người và vật nuôi nhiễm bệnh 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ, DÊ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trong những năm qua vì những lý do khác nhau, số lượng trâu bò trong cả nước tăng rất chậm. Thống kê mới nhất năm 2007, cả nước có 2.996.415 con trâu, trong đó miền Bắc có 2.629.602 con, miền Nam có 366.813 con. Sản lượng thịt bò năm 2007 là 67.507 tấn [25]. Mười tỉnh có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta là Nghệ an, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Sơn la, Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Cao Bằng và Thái Nguyên [43]. Mục tiêu phát triển chăn nuôi trâu là duy trì tốc độ tăng trưởng đàn trâu 1%/ năm. Phấn đấu đạt 3.07 triệu con vào năm 2010 và 3.23 triệu con vào năm 2015. Sản lượng thịt trâu đạt 72 nghìn tấn vào năm 2010 và 88 nghìn tấn vào năm 2015 [43]. Trong khi đàn trâu tăng trưởng chậm thì số lượng đàn bò lại tăng trưởng khá. Theo thống kê mới nhất năm 2007, cả nước có 6.724.703 con bò, trong đó miền Bắc có 3.192.677 con, miền Nam có 3.532.026 con. Sản lượng thịt bò năm 2007 đạt 206.145 tấn [25]. Mười tỉnh có số lượng đàn bò nhiều nhất nước là Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Định, Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Đăk Lăk, Bình Thuận và Hà Tĩnh [43]. Năm 2007, cả nước có 1.613.383 con dê, trong đó 72.5% phân bố ở miền Bắc; 27.5 % ở miền Nam. Đàn dê ở miền núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê của cả nước và chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc [30]. Mười tỉnh có số lượng đàn dê nhiều nhất nước là Hà Giang, Ninh Thuận, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hoá, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Đăk Lăk và Bắc Cạn [43]. Mục tiêu của cả nước trong những năm tới là phát triển đàn bò, dê 5 tăng nhanh về số lượng và sản lượng thịt, sữa. 1.2. KHÁI QUÁT NHỮNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRUYỀN LÂY GIỮA VẬT NUÔI VÀ NGƯỜI Nền y học ngày càng phát triển với các hình thái bệnh và biến thái bệnh cũng khác nhau dù cùng một loại bệnh; song song các bệnh lý của các quốc gia phát triển (tim mạch, ung thư, béo phì, rối loạn chuyển hoá) thì một số bệnh nhiệt đới cũng đáng được quan tâm, trong đó đáng chú ý đến một số bệnh do ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán. Mầm bệnh giun sán truyền qua thức ăn (Foodborn helminthes) có mối liên quan mật thiết giữa người và động vật (Parasitic zoonoses) [8]. Giun sán truyền qua thức ăn có mầm bệnh từ người ra môi trường và phải phát triển qua vật chủ trung gian rồi nhiễm vào người, hầu hết do người ăn phải ấu trùng giun sán trong thức ăn . Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các bệnh giun sán truyền lây giữa vật nuôi và người của các tác giả Dorothy (1965), Soulsby (1965,1976) đã phát hiện các loài ký sinh trùng có khả năng truyền lây giữa vật nuôi và người và ngược lại như Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, Fasciolopsinae buski, Chlonorchis sinensis, Paragonimus westermani, Taenia saginata, Taenia solium, Trichinella spiralis, Gnathostoma spinigerum, Thelazia callipaeda ……. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu của các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1963); Đỗ Dương Thái và cộng sự (1973,1976, 1983) đã xác nhận các loài giun sán Fasciola hepatica, Fasciola gigantica gây bệnh sán lá gan lớn, Fasciolopsinae buski gây bệnh sán lá ruột, Chlonorchis sinensis gây bệnh sán lá gan nhỏ, Taenia saginata (bệnh sán dây bò), Taenia solium (bệnh sán dây lợn), Trichinella spiralis (bệnh giun xoắn)…… có khả năng truyền lây giữa vật nuôi và người, gây tác hại nhiều cho vật nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe của người. 6 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bước đầu chúng tôi chỉ nghiên cứu ba bệnh giun sán có khả năng truyền lây giữa vật nuôi phổ biến trâu, bò, dê và người đó là các bệnh sán lá gan lớn do Fasciola spp, sán lá tuyến tuỵ do Eurytrema spp và bệnh gạo bò do Cysticercus bovis gây ra. 1.3. SÁN LÁ GAN DO FASCIOLA SPP. 1.3.1. Sơ lược lịch sử phát hiện sán lá gan Fasciola spp Bệnh sán lá gan lớn là một trong những vấn đề y tế và bệnh ký sinh trùng quan trọng ở động vật ăn cỏ khắp thế giới, gây thiệt hại nền kinh tế nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực thú y và gần đây bệnh có xu hướng gia tăng có ý nghĩa trên người. Tác nhân gây bệnh của các loài khác nhau của loài sán lá gan lớn phụ thuộc rất nhiều vào giống (genera) Fasciola và Fascioloides. Những loài quan trọng nhất được biết đến là Fasciola gigantica và Fasciola hepatica [22]. Vị trí phân loại của 2 loài sán này trong hệ thống phân loại (Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977) [46] như sau: Liên ngành: Scolecida (Huxley 1856; Beklemischev, 1944) Ngành: Plathelminthes (Schneider, 1873) Lớp: Trematoda (Rudolphi, 1808) Bộ: Fasciolida (Skrjabin et Guschanskaja, 1962) Phân bộ: Fasciolata (Skrjabin et Schulz, 1937) Họ: Fasciolidae (Railliet, 1895) Phân họ: Fasciolinae (Stiles et Hassall, 1898) Giống: Fasciola (Linnaeus, 1758) Loài: Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758) Fasciola gigantica (Cobbold, 1885) 7 Loài Fasciola hepatica có những đồng tên sau : Fasciola human Gmelin, 1729), Distoma hepaticum (Linnaeus, 1758), Distomum hepaticum (Retzius, 1786), Flanasis latiuscula (Goeze, 1782) Loài Fasciola gigantica có những đồng tên sau: Distomum giganteum (Diecing, 1858), Fasciola gigantes (Cobbold, 1858), Cladocoelium gigantium (1892), Fasciola hepatica var augusta (Railliet, 1895), Fasciola hepatica var aegyptrea (Loss, 1896), Fasciola hepatica var lineta (Sinitsin, 1905), Fasciola indica (Varna, 1953). Fasciola hepatica (F.hepatica) được Johande, Briel lần đầu phát hiện vào năm 1379 trên cừu và gọi với tên thông dụng là sán lá gan ở cừu (Sheep liver fluke). Tên gọi này được sử dụng suốt vài thế kỷ cho đến khi có tên latin Fasciola hepatica được tác giả Linnaeus đặt vào năm 1758. Sau 130 năm, Thomas (1882) ở Anh và Leuckart (1882) ở Đức gần như cùng một lúc đã xác định được vòng đời phát triển hoàn chỉnh của sán lá Fasciola hepatica. Năm 1856, tác giả Cobbold đã tìm ra loài Fasciola gigantica.. Bệnh sán lá gan lớn được phát hiện khắp nơi trên thế giới, nó được thông báo ở châu Âu, Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi, châu Á. Đối với châu Phi, hai loài sán lá gan lớn đều lưu hành với các tỷ lệ nhiễm khác nhau; loài F. hepatica phân bố ở các nước Moroco, Algeria, Nam Phi; loài F. gigantica phân bố ở các vùng châu thổ sông Nil. Tại châu Á, bệnh sán lá gan lớn gặp chủ yếu ở động vật ăn cỏ có sừng, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở người khá thấp. Loài sán lá gan lớn F. gigantica đã tìm thấy ở Nhật Bản và một số nước như Iran, Triều Tiên, Ấn Độ. Theo Joseph Cboray một số ổ dịch tễ F. hepatica còn gặp ỏ Triều Tiên, Đông Iran và một vùng nhỏ ở Nhật Bản; loài ốc trung gian truyền bệnh sán lá gan lớn là Lymnaea truncatula hoặc L. viridis. Loài sán lá gan lớn F. gigantica gặp ở Thái lan, Malaysia, Singapo và Indonesia; vật chủ trung gian truyền bệnh là loài ốc L. rubiginosa. Cả 2 loài sán lá gan lớn F. hepatica 8 và F. gigantica đều gặp ở Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam, Lào, Campuchia và Phillippine; loài ốc trung gian truyền bệnh ở sán lá gan lớn các nước này là L. swinhoei hoặc L. viridis; trong đó loài ốc L. swinhoei chỉ là vật chủ trung gian truyền bệnh của sán lá gan lớn F. gigantica, còn ốc L. viridis là vật chủ trung gian truyền bệnh cả 2 loài F. hepatica và F. gigantica. Ở Việt Nam đã xác định sự lưư hành của 5 loài sán lá gan thuộc 3 họ. Đó là Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini thuộc họ Opisthorchiidae; loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica thuộc họ Fasciolidae và Dicrocoelium dendriticum thuộc họ Dicrocoeliidae [4]. Năm 1928 Codvell đã thông báo phát hiện ra loài sán lá gan lớn F. gigantica. Năm 1978, Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh thông báo đã gặp 2 trường hợp nhiễm sán lá gan lớn ở người. Năm 1999-2000, Hồ Việt Mỹ và cộng sự đã điều tra ở 3 huyện của tỉnh Bình Định cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở cộng đồng là 0,56%; loài sán lá gan lớn thu thập sán lá gan lớn ở bò là loài F. gigantica. Tuy có những báo cáo của ngành thú y về loài ký sinh ở động vật ăn cỏ, nhưng những báo cáo về loài gan lớn ký sinh ở người lại rất hiếm gặp. Ở Việt Nam, địa phương có số người mắc sán lá gan nhiều nhất là Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Hà Tây, Quảng Ngãi, Quảng Nam - Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hà Nội …Hai năm gần đây, theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thì số người bị nhiễm sán lá gan tăng cao, nhiều nhất là ở Quảng Ngãi [59]. 1.3.2. Đặc điểm sinh học của Fasciola spp * Đặc điểm, hình thái, cấu tạo Fasciola gigantica (Cobbold 1985) Sán có hình thon dài và thường có phần sau kéo dài, có ruột chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn, giác bụng to hon giác miệng. Sán dài 25 - 75mm, rộng 9 3 - 12 mm, mỏng 2 - 3mm, sán có hình lá, màu nâu nhạt, 2 mép bên gần như song song với nhau. Sán không có “vai”, phần cuối hơi tù. Giác miệng có đường kính khoảng 1 mm, giác bụng lớn hơn giác miệng. Ruột gồm hai manh tràng, chia thành nhiều nhánh to, nhỏ. Hệ sinh dục lưỡng tính, hai tinh hoàn phân nhánh xếp trên dưới nhau ở phần sau cơ thể, mỗi tinh hoàn thông với một ống dẫn tinh riêng, những ống này hợp lại thành ống chung đổ vào túi sinh dục. Trong túi sinh dục có Cirus, Cirus là phần cuối của ống dẫn tinh được kitin hoá thông ra ngoài qua lỗ sinh sản ở phần trước giác bụng. Buồng trứng phân làm nhiều nhánh ở trước tinh hoàn, tử cung uốn khúc hình hoa. Tuyến noãn hoàng xếp dọc hai bên thân và cũng phân nhánh [9], [15], [24]. Fasciola hepatica (Linnaeus 1758) Thân sán có hình tam giác, ruột không chia nhánh hoặc ít khi chia nhánh. Sán dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm. Thân dẹp hình lá, màu nâu nhạt, phần đầu hình nón dài 3 – 4mm, có 2 giác bám, giác bụng lớn hơn giác miệng. Phía trước thân phình to và thon nhỏ về cuối thân tạo thành “vai” rõ [9]. * Nơi ký sinh, ký chủ - Ký chủ cuối cùng: Fasciola spp thường ký sinh trong đường mật trâu, bò, dê, cừu, thỏ, chó, ngựa, động vật hoang dã…..và người, nhưng trong nhiều trường hợp chúng có thể ký sinh lạc chỗ như trong cơ bắp, dưới da …. Các loài nhai lại như trâu, bò, dê, cừu được coi là mẫn cảm nhất. - Ký chủ trung gian: sự phân bố của ký chủ trung gian nhìn chung có tính chất địa lý. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ốc Lymnaea là vật chủ trung gian truyền bệnh.. Hai loài ốc này phân bố rộng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ [35], nơi có khí hậu nhiệt đới điển hình, sinh thái thực vật thuỷ sinh trù phú, thuận lợi cho ốc và ấu trùng phát triển. Chúng thường sống trong các ao, hồ, mương, máng và các rãnh nước chảy ở gần chuồng gia súc, các chân 10 ruộng mạ có nước chảy xâm xấp, các thửa ruộng cấy lúa nước, các vũng nước đọng trên đồng cỏ, các khe lạch, các bờ ruộng, các chân ruộng bậc thang và khe suối ở miền núi. Lymnaea viridis (ốc chanh) có vỏ mỏng, nhẵn, không có nắp miệng, dài 10 mm, có từ 4,5 – 5 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng lớn. Loài này thích sống ở nơi nước xâm xấp. Sau khi thụ tinh, ốc đẻ trứng thành ổ, mỗi ổ có 7 – 10 trứng, sau 7 ngày trứng nở thành ốc con. Trong điều kiện nhiệt độ nước ta, ốc đẻ trứng quanh năm và nở thành ốc con quanh năm. Lymnaea Swinhoe (ốc vành tai) có vỏ mỏng, dễ vỡ, không có nắp miệng, dài khoảng 20mm, đỉnh bé và nhọn, có từ 3,5 – 4 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần thân. ốc đẻ trứng quanh năm và đẻ thành ổ, mỗi ổ có từ 60 – 150 quả. ốc thường sống trôi nổi ở cống, rãnh, hồ ao. * Vòng phát triển Sán lá gan Fasciola spp có thể hoàn thành vòng đời trong vòng 5 tháng, 2 tháng ở ốc và môi trường ngoài và 3 tháng trong cơ thể ký chủ cuối cùng. Sán trưởng thành ký sinh trong đường mật của ký chủ cuối cùng đẻ trứng, trứng theo dịch mật xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Trứng Fasciola spp cần 2 tuần để tiếp tục thành thục và nở thành Miracidium (mao ấu). Miracidium chủ động xâm nhập vào ốc Lymnaea spp ký chủ trung gian. Trong ốc ký chủ tr._.ung gian, Miracidium phát triển thành Sporocyt (bào ấu), sau 1 – 2 lần nhân lên tạo thành Redia (lôi ấu), Cercaria (vĩ ấu). Cercaria thành thục sau 5 – 7 tuần, đi vào môi trường, bám vào cỏ cây, rụng đuôi, phát triển thành Adolescaria (kén), Adolescaria có vỏ bọc sau khoảng 2 ngày, Adolescaria bất hoạt nhanh ở điều kiện khô nhưng có thể giữ nguyên tính gây nhiễm trong ẩm đến 1 năm. Động vật, người nhiễm bệnh qua đường tiêu hoá do ăn cây cỏ, rau thuỷ sinh, uống nước có chứa Adolescaria. 11 Sau khi vào trong đường ruột của động vật hoặc người, Adolescaria cởi vỏ thành sán non, bám vào thành ruột, chui qua thành ruột vào xoang bụng, sau 7 ngày xâm nhập vào gan, di hành qua nhu mô gan, sau khoảng 6 tuần vào ống mật, thành thục trong đường mật và thải trứng. Thời gian từ khi nhiễm đến khi xuất hiện trứng trong phân tuỳ thuộc vào vật chủ, ở trâu, bò, dê, cừu là 2 tháng (6 – 13 tuần), ở người là 3 – 4 tháng. Thời gian này còn phụ thuộc vào số lượng sán (sán càng nhiều thời gian trưởng thành càng dài). Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9 -13,5 năm [8]. Như vậy, nguồn bệnh từ động vật ăn cỏ và người bệnh gây ô nhiễm rau, cỏ và nguồn nước bởi các ấu trùng sán lá gan lớn và tạo nên chu kỳ khép kín. Sơ đồ 2.1. Vòng phát triển của sán lá gan lớn 1.3.3. Bệnh sán lá gan lớn ở người Người ăn phải các loại rau thuỷ sinh (loại rau mọc và trồng dưới nước), hoặc uống nước lã có ấu trùng sán lá gan lớn là bị nhiễm bệnh. Khi ăn phải ấu trùng sán lá gan lớn vào đường tiêu hoá, sau 1 giờ, ấu Trứng rơi xuống nước Miracidium Vật chủ trung gian Cercaria Rediacon Rediamẹ Sporocyst Cercaria Adolescaria Ký chủ cuối cựng Sỏn trưởng thành 12 trùng thoát kén và xuyên qua thành ruột. Sau 2 giờ xuất hiện trong ổ bụng, chúng tiếp tục xuyên qua gan và đến gan vào ngày thứ 6. Sau khi thoát kén, nếu vật chủ thích hợp, chúng tiếp tục di hành đến ký sinh trong đường mật. Thời gian từ khi nhiễm đến khi xuất hiện trứng trong phân tuỳ thuộc vào vật chủ, ở cừu và trâu bò là 2 tháng (6 - 13 tuần), ở người là 3 - 4 tháng. Thời gian này còn phụ thuộc số lượng sán (sán càng nhiều, thời gian trưởng thành càng dài). Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người là từ 9 – 13,5 năm. Người là vật chủ chưa thích hợp nên nhiều trường hợp sán lá gan lớn nằm trong nhu mô gan gây những ổ hoại tử lớn mà không đi vào đường mật để đẻ trứng. Có trường hợp sán non còn di chuyển xuống đại tràng hoặc ra thành ngực hoặc đến tuyến vú hoặc chui ra khớp gối đã gặp ở Việt Nam. * Vùng lưu hành bệnh sán lá gan lớn ở người Những nghiên cứu thực địa và phòng thí nghiệm cho thây SLGL có khả năng lan truyền rất lớn liên quan đến ưu thế vùng sinh thái thích hợp và rộng lớn của vật chủ ốc cũng như sự thích nghi của sán: + Nhiều kiểu môi trường khác nhau chỉ phù hợp cho một số chủng ốc lây truyền bệnh hoặc một số môi trường sống không điển hình đại diện cho vùng sinh thái có liên quan đến phân bố bệnh khác thường trên đảo ở Corsica hay đảo Lý Sơn (Mas Coma và cs., 1999; H.H. Quang và cs., 2007) [29], [51]. + Sự có mặt của bệnh SLGL lớn ở độ cao 3500 – 4200 m so với mực nước biển ở những vùng Andean khác nhau cũng cần lưu ý đến. Vấn đề này có nghĩa không chỉ là ốc và sán có thể tồn tại trên những vùng có độ cao như vậy mà chúng còn có thể phát triển các phương thức phù hợp sao cho tỷ lệ nhiễm sán cao hơn, cần có những nghiên cứu mở rộng. Như vậy, chúng ta cũng nên chú trọng đến những điều kiện thuận lợi để 13 đưa ra kế hoạch phòng chống bệnh SLGL phù hợp cho từng giai đoạn. * Triệu chứng nhiễm sán lá gan lớn ở người Tình trạng bệnh lý phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, vị trí ký sinh và phản ứng của người bệnh. Khi ấu trùng xuyên qua thành ruột gây xuất huyết và viêm, các tổn thương có thể gây triệu chứng không rõ rệt. Sán chui vào cư trú ở tổ chức gan gây nên những thay đổi bệnh lý. Ký sinh trùng gây tiêu huỷ các tổ chức gan lan rộng với các tổn thương chảy máu và phản ứng viêm, phản ứng miễn dịch. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau hạ sườn phải (vùng gan), sốt, sụt cân, ậm ạch khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, đau thượng vị, sẩn ngứa, biểu hiện triệu chứng viêm đường mật, viêm gan thể u và có liên quan đến lịch sử ăn sống rau thuỷ sinh. Sán có thể di chuyển ra ngoài gan (chui ra khớp gối, dưới da ngực, áp xe đại tràng, áp xe bụng chân…) * Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn Chẩn đoán xác định đối với SLGL là xét nghiệm phân và phản ứng miễn dịch (Kỹ thuật miễn dịch sử dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh nhưng tốt nhất là giai đoạn cấp tính). Ngoài ra, có thể sử dụng một số chẩn đoán hỗ trợ như X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT – Computed tomography), chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm công thức máu (tăng bạch cầu ái toan). Tiêu chuẩn chẩn đoán sán lá gan lớn ở Việt Nam là: Có trứng sán lá gan lớn trong phân hoặc có tổn thương gan trên hình ảnh siêu âm (hoặc CT) kèm theo ELISA (+) với kháng nguyên Fasciola hiệu giá từ 1/3.200 trở lên, thường có bạch cầu ái toan tăng cao. Cần chẩn đoán phân biệt với u gan, đặc biệt là ung thư gan hoặc apxe gan do nguyên nhân khác như apxe gan do amip, do Toxocara, do Gnathostoma… 14 * Thuốc đặc trị sán lá gan Từ trước năm 2002, điều trị bệnh sán lá gan lớn còn là vấn đề khó khăn ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, người ta sử dụng Dehydro-emetine 1 mg/kg/ngày x 10 ngày (tiêm bắp hoặc dưới da), Mebendazole 50mg/kg/ngày x 7-10 ngày để điều trị. Thế nhưng, các loại thuốc trên có hiệu quả điều trị thất thường. Đến nay, đã có thuốc Triclabendasole (còn có tên biệt dược là Egaten do Hãng Dược phẩm Novatis – Thuỵ Sỹ sản xuất) dùng điều trị và có tác dụng tốt trong điều trị cho người bệnh nhiễm sán lá gan lớn. Nguyên tắc phòng chống sán lá gan lớn là cắt đứt các mắt xích trong vòng đời của sán. Nhưng biện pháp hữu hiệu nhất là phối hợp giáo dục truyền thông “không ăn sống rau thuỷ sinh” kết hợp với phát hiện bệnh nhân điều trị đặc hiệu, đồng thời diệt mầm bệnh trên súc vật dự trữ bằng cách tẩy sán lá gan lớn định kỳ cho trâu bò. 1.3.4. Tình hình nghiên cứu Fasciola spp ở nước ngoài và trong nước * Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài - Nghiên cứu trên trâu bò, dê Bệnh sán lá gan là bệnh rất phổ biến ở gia súc có sừng. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới và gây thiệt hại hàng tỷ đô la mỗi năm cho ngành chăn nuôi. Gần đây, các nhà khoa học đã điều tra giun sán ở động vật nhai lại ở các nước trên thế giới và cho biết sán lá gan ở bò do F. hepatica và F. gigantica rất phổ biến ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc (Hansen và Perri, 1994) [72]. Ở khu vực Đông Nam Á, các loài sán thường gặp ở bò là Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, Paramphistomata, Gigantocotyle explanatum (Joseph và Boray, 1994) [50]. 15 Tại Australia, tỷ lệ nhiễm F.hepatica là 31%. Tỷ lệ nhiễm ở Philippine là 18 % ỏ bò và 59 % ở trâu, ở Malaysia là 5% ở bò và 13% ở trâu, ở Thailand là 16% ở bò và 25% ở trâu. Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm qua xét nghiệm phân ở bò là 26%, ở trâu là 35%; qua mổ khám là 60% ở bò và 32% ở dê. Kết quả thí nghiệm của Lâm Vũ Quang ở Trung Quốc cho thấy khoảng thời gian cần thiết cho chu trình phát triển của sán lá gan trong ốc vật chủ trung gian là 63 – 82 ngày; của Khoris ở Liên Xô (cũ) là 104 ngày [24]. Về hình thái cấu tạo, Glee và L.Zimmerman (1993) cho rằng F. hepatica và F. gigantica thuộc loại đa hình thái, trên vật chủ khác nhau thì hình thái cũng khác nhau. Ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Philippine, Hàn Quốc thuộc khu vực châu Á và Đông Nam Á đã thu thập rất nhiều loài Fasciola spp có rất nhiều hình thái khác nhau. Một số giống F. hepatica, một số giống F. gigantica, một số vừa giống F. hepatica lại vừa giống F. gigantica [37]. Tác giả Boray (1982) báo cáo rằng loài F. hepatica ở viền màu tối bên ngoài do manh tràng chứa đầy máu. Đoạn cuối phía trước của sán dạng một chóp hình nón và tẻ rộng ra về phía vai và rồi nó lại hẹp dần về đoạn cuối phía sau. F. gigantica có hình thể tương tự giống F. hepatica nhưng có kích thước lớn hơn, chiều dài 24 – 76mm và rộng 5 – 13 mm. Cấu trúc hình nón phía trước giống nhau, nhưng độ rộng khó thể phân biệt với loài F. hepatica [37]. Nghiên cứu Fasciola spp trên người Bệnh sán lá gan lớn (SLGL) hiện đang lưu hành ở 5 châu lục và đang gia tăng như là một bệnh ký sinh trùng quan trọng, đe doạ sức khỏe cộng đồng, trong đó có Việt Nam, song lại thiếu kiến thức và thông tin về căn bệnh thời sự này tại các quốc gia trên thế giới. 16 Sán lá gan lớn chủ yếu gây bệnh mạn tính cho gia súc và vật nuôi, song gần đây bệnh nổi lên như là bệnh lý quan trọng ở người, người chỉ là một vật chủ tình cờ của Fasciola spp và lệ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống ; tỷ lệ nhiễm và lưu hành bệnh rất cao trong một só vùng đặc biệt. Bức tranh dịch tễ học bệnh SLGL ở người gần đây có sự thay đổi, số ca nhiễm bệnh được báo cáo ngày một nhiều hơn trong 5 năm gần đây và một vài vùng địa lý được mô tả như là vùng lưu hành của bệnh SLGL cho người, với tỷ lệ và cường độ nhiễm dao động từ thấp đến cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong suốt thời gian từ 1950 – 1995 có 60 nước, trong đó có Việt Nam thông báo có ổ dịch sán lá gan lớn. Theo con số ước tính trên thế giới có tới 180 triệu người có nguy cơ nhiễm sán và 2,4 triệu người nhiễm sán, thiệt hại kinh tế khoảng 3.2 tỷ đôla mỗi năm [37]. Bệnh sán lá gan do Fasciola spp ở người được coi là dịch địa phương từ năm 1960 ở Florida của nước Mỹ, năm 1968 ở Monmouthshrise của nước Anh, năm 1970 ở Touraine của nước Pháp, năm 1983 ở CuBa, năm 1991 ở Bolivia, năm 1997 ở Tây Ban Nha và năm 1999 ở Iran [37]. Đến giữa những năm 1990, bệnh sán lá gan do Fasciola spp bắt đầu bùng phát. Lúc đầu chủ yếu ở các nước châu Á, sau đó bệnh trở lên phổ biến ở các nước châu Phi và không dừng lại ở châu Âu, châu Mỹ. Một nghiên cứu phân tích toàn cầu mong rằng chỉ ra mối liên quan giữa bệnh sán lá gan lớn ở động vật và người chỉ mới dừng lại ở mức cơ bản. Mặc dù, trên thực tế nhiễm sán lá gan lớn ở người không hiếm ở những vùng có động vật có vú ăn cỏ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ở người cao hay thấp không liên quan đến tỷ lệ nhiễm của động vật thấp hay cao. Chẳng hạn, ở các vùng lưu hành nặng và vừa như Bolivia và Peru – nơi mà bệnh sán lá gan lớn ở người và động vật cùng tồn tại, khi so sánh với những nước như Uruguay, Argentina và Chine thì sán lá 17 gan lớn ở người chỉ mức độ rải rác hoặc lưu hành thấp, trong khi bệnh sán lá gan lớn ở vật nuôi thì rất phổ biến (Hillyer và cs,1992; Hillyer và cs,1996; Hillyer và Apt,1997; Mas- Coma và cs,1997). Bệnh sán lá gan lớn ở người do F. hepatica thường có phản ứng các mô và gây canxi hoá đường mật do tồn tại một lượng nhỏ sán và trong cơ thể gia súc có sự phục hồi tự phát của sán thường xuyên, gây xơ hoá (Boray, 1969). Người không phải là vật chủ thích hợp vì hầu hết sán di chuyển đều bị bắt giữ ở nhu mô gan mà không có thời gian đi đến ống mật (Acosta – Ferreira và cs,1979). Ngược lại, tác giả Mass-Coma và cộng sự (1999) cho biết ít nhất ở vùng lưu hành nặng, ký sinh trùng sẽ thích nghi dễ dàng với vật chủ người hơn vật chủ động vật [51]. So với F. hepatica, thì F. gigantica dường như nhiễm ít hơn và ít thích ứng hơn với vật chủ người. Trong thực tế lâm sàng, người ta thống kê F. gigantica gây ra các tổn thương lạc chỗ hơn F. hepatica (Boray, 1966; Hammond ,1974). Điều tra tại một số vùng chỉ ra rằng một số nơi có bệnh SLGL ở người thực sự, xếp theo mức độ lưu hành và cường độ nhiễm từ thấp đến cao. ước tính gần đây khoảng 17 triệu người nhiễm F. hepatica trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh vấn đề y tế nghiêm trọng không phải dừng lại ở một số quốc gia, mà liên đới đến vùng, liên vùng kể cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha….. thông qua các điều tra mang tính toàn cầu (Mas Coma và cs., 2006) [59]. * Tình hình nghiên cứu ở trong nước - Nghiên cứu trên trâu, bò, dê Bệnh sán lá gan lớn được người Pháp mô tả ở Việt Nam từ năm 1928. Ngày nay, trên cơ sở phân tích gene đã cho thấy sự có mặt của chủng Fasciola hepatica và Fasciola gigantica tại Việt Nam. Căn cứ vào hình thái 18 và cấu trúc gene ty nạp thể, sán lá gan do Fasciola spp ở nước ta chủ yếu thuộc loài F.gigantica [4]. Bệnh xảy ra ở trâu, bò, dê, cừu..và người. Tỷ lệ nhiễm ở trâu thường cao hơn bò, cường độ nhiễm thay đổi theo vùng địa lý và phụ thuộc vào lứa tuổi gia súc [15]. Riêng ở nước ta, Phan Địch Lân (1980) đã xác định được 2 loài ốc có phổi thuộc bộ phụ Pulmonata là Lymnaea swinhoei (H.Adams 1886) và Lymnaea viridis (Quay et Gaimard, 1832) thuộc họ Lymnaeadae là ký chủ trung gian của sán lá gan. Những kết quả điều tra cho đến nay của nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều địa phương khác nhau cho biết tỷ lệ nhiễm có khác nhau nhung nhìn chung trâu, bò, dê nước ta luôn nhiễm với tỷ lệ cao. Theo Phan Địch Lân (2005) [18] cho biết nước ta được xếp vào một trong 5 nước châu Á trồng lúa nước có đàn trâu, bò nhiễm Fasciola spp với tỷ lệ cao nhất. Cũng theo Phan Địch Lân (1972) thì bò ở vùng núi Lào Cai nhiễm sán lá gan 20,8% - 26,6% [15]. Bằng phương pháp mổ khám, Đào Hữu Thanh (1976) đã xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò thuộc một số cơ sở chăn nuôi miền Bắc là 60%, cường độ nhiễm trung bình 41 – 53 sán, cao nhất là 86 – 95 sán/1 con vật [32]. Năm 1978, tác giả Phan Địch Lân đã công bố công trình nghiên cứu đầy đủ về sán lá gan do loài Fasciola gigantica gây ra bao gồm: hình thái, sinh thái, chu kỳ sinh học, tác hại của bệnh đối với trâu bò ở nước ta [15]. Phan Lục và cs, (1995) khi nghiên cứu thấy, ở miền Bắc nước ta tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu là 70%, bò là 61,2%, và dê là 20%. Cũng theo tác giả khi mổ khám trâu ở 8 tỉnh phía Bắc tỷ lệ nhiễm chung là 47% [25]. Nguyễn Trọng Kim (1995) điều tra tình hình nhiễm Fasciola spp ở trâu 19 vùng ven biển Nghệ An thấy huyện Nghi Lộc nhiễm 25,27%, huyện Diễn Châu nhiễm 32,65% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, ở lứa tuổi nhỏ hơn 2 tuổi nhiễm 10,9%; từ 3 - 5 tuổi nhiễm 23,33%; từ 6 - 8 tuổi nhiễm 53,58% và lớn hơn 9 tuổi nhiễm 76,68% [11]. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò vùng đồng bằng Bắc bộ là 59,09% và cũng tăng dần theo độ tuổi của gia súc từ 30,14% ở gia súc non đến 97,93% ở gia súc trưởng thành. Ở 3 tỉnh Ninh Bình, Hải Dương và Hà Nam cũng nhiễm theo quy luật này [25]. Lương Tố Thu và cộng sự (1996) theo dõi tình hình nhiễm sán lá gan tại một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng, miền núi và trung du Bắc bộ thấy tỷ lệ nhiễm chung của trâu bò là 44,53%. Tác giả nhận xét bò nhiễm sán lá gan là 54,21% nặng hơn trâu 33,92% [42]. Vương Đức Chất (1996) cũng cho biết tình hình nhiễm Fasciola spp ở bò vùng ngoại thành Hà Nội là 34,42%. Tỷ lệ nhiễm cũng tăng dần theo lứa tuổi, ở lứa tuổi 1 - 2 nhiễm 24%; lứa tuổi nhiễm 24,94%; lứa tuổi 6 – 8 nhiễm 36,99% và lớn hơn 9 tuổi nhiễm 46,92% [1]. Trong đợt kiểm tra đàn bò sữa ở Ba Vì, tác giả Nguyễn Thi Lê và cs., (1996) thấy bò sữa ở đây nhiễm sán lá gan tới 46,23% [23]. Theo Trần Văn Vũ (1997) thì trâu ở các tỉnh phía Bắc nhiễm sán lá gan tăng theo tuổi, trâu nhỏ hơn 2 tuổi nhiễm 14,2%; trâu từ 2 - 8 tuổi nhiễm 50,5% và trâu lớn hơn 8 tuổi nhiễm 54,7% [42]. Đồng thời tác giả cũng cho biết tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở các vùng sinh thái là khác nhau, miền núi nhiễm 35,5%; ven biển nhiễm 40,2%; trung du nhiễm 45,6% và đồng bằng nhiễm 47,3%. Qua mổ khám 30 trâu thuộc các lứa tuổi khác nhau thấy tỷ lệ nhiễm Fasciola spp là 73,3% [47]. Nguyễn Văn Diên (1997) cho biết, qua mổ khám thấy bò ở Tây Nguyên 20 nhiễm Fasciola spp 58,06%, bằng phương pháp xét nghiệm phân thấy nhiễm 61,75%. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, bò nhỏ hơn 6 tháng nhiễm 8,80%; bò từ 7 - 12 tháng nhiễm 36,79%; bò từ 13 - 24 tháng nhiễm 70,29% và bò lớn hơn 24 tháng nhiễm 87,09%. Tác giả cũng cho biết tỷ lệ nhiễm cao nhất ở vùng trũng là 72,37%, vùng đồi núi là 63,05% và thấp nhất ở vùng cao nguyên 46,09% [2]. Theo Lương Tố Thu và cs., (2000), khi kiểm tra phân trâu, bò ở huyện Đông Anh – Hà Nội thấy 100% số trâu, bò bị nhiễm Fasciola spp với cường độ nhiễm 13,8 - 16,5 trứng/1gam phân [42]. Hạ Thuý Hạnh, Vũ Đăng Đồng (2003) thì dê nuôi ở huyện Ba Vì - Hà Tây, nhiễm Fasciola spp là 14,17% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, từ 3,2% ở dê 5 năm [7]. Nguyễn Thị Giang Thanh (2007) thì trên các vùng núi cao, tỷ lệ trâu bò nhiễm Fasciola spp lên đến trên 90% [59]. Phan Địch Lân và cs., (2005), dê từ 1- 4 tháng tuổi nhiễm Fasciola spp từ 7,5 – 10% nhưng khi dê lớn hơn 24 tháng tuổi thì tỷ lệ nhiễm là 30,8 – 33,3% [19]. Giang Hoàng Hà, Nguyễn Thị Giang Thanh, Đào Thị Hà Thanh (2008) cho biết, bò sữa ở Hà Nội và vùng phụ cận có tỷ lệ nhiễm Fasciola spp 29,45%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở bê là 22,03%, ở bò là 34,48%. Tỷ lệ nhiễm ở các địa phương cũng khác nhau, cao nhất ở Vĩnh Phúc, nhiễm 62,5%; thấp nhất ở Hà Nội, nhiễm 24,14% [6]. Theo Phan Địch Lân và Lê Hồng Căn (1972) thì ký chủ trung gian của sán lá gan trâu bò ở Việt Nam là 2 loại ốc nước ngọt: Lymnae swinhoei (H. Adams 1886) và L. viridis (Quay gaimard). Hai loại ốc này có khả năng tồn tại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất vào vụ đông xuân và giảm vào 21 mùa hè thu. Loài L. viridis thích sống vào nơi nước xăm xắp, còn L. swinhoei thích nơi nước ngập để trôi nổi [17]. Vương Đức Chất (1995) đã xét nghiệm mẫu ốc Lymnae spp ở vùng Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây và các vùng phụ cận thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng Fasciola spp là 14,69%. Nghiên cứu mẫu ốc ở huyện Phúc Thọ và huyện Phú Xuyên của tỉnh Hà Tây thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng của ốc Lymnaea viridis là 26,30% và ở ốc Lymnaea swinhoei là 30,58% [1]. Theo Nguyễn Văn Thọ, Phan Lục (1995) thì ở huyện Đông Anh và Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, ốc Lymnae swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá gan là 13,9%. Khi xét nghiệm mẫu ốc Lymnae spp tại trung tâm nghiên cứu đồng cỏ Ba Vì - Hà Tây thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng Fasciola spp là 17,75%, tỷ lệ nhiễm ở vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân (Phan Địch Lân, 2005) [18]. - Nghiên cứu Fasciola spp trên người Bệnh sán lá gan do Fasciola spp từ lâu đã được ghi nhận là bệnh truyền lây giữa người và động vật ở Việt Nam. Bệnh này đã có lâu ở Việt Nam, nhưng nay mới phát hiện nhiều hơn do thông tin về chuyên môn và kỹ thuật chẩn đoán tốt hơn. Năm 1978, Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh thông báo có hai trường hợp nhiễm sán lá Fasciola spp ở người, trong đó có một trường hợp tử vong vì nhiễm tới 700 sán trong gan [37]. Sau đổi mới kinh tế, các báo cáo từ các địa phương cho thấy bệnh đang có xu hướng tăng nhanh chóng. Năm 2004 có 27 tỉnh, năm 2005 có 32 tỉnh, năm 2006 có 45 tỉnh thì đến tháng 7/2008 đã có 47 tỉnh. Nếu như năm 1995 có dưới 100 ca bệnh thì từ năm 2004 – 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, số ca bệnh SLGL ở người lên tới con số 10.000 người, phủ khắp 47/64 tỉnh thành trong cả nước; một số điểm trọng yếu vùng lưu 22 hành bệnh thuộc tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai; một số vùng địa lý đáng chú ý là trước đây chưa hề có thông báo có bệnh nhân song 2 năm gần đây xuất hiện với số ca đáng quan tâm như huyện Bố Trạch, Quảng Trạch (Quảng Bình), quận Hải Châu, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà (Đà Nẵng), huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và huyện Krông Păk (Đắc Lắc) [40]. Tháng 8/2006, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sán lá gan lớn ở Việt Nam” trong toàn quốc, đồng thời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng có kế hoạch tài trợ cho Việt Nam số lượng thuốc Triclabendasole đủ cung cấp cho đến tuyến huyện và tập huấn chuyên môn cho tuyến huyện xử lý bệnh sán lá gan lớn [5]. Ở Việt nam mới bắt đầu ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, công nghệ gen trong lĩnh vực ký sinh trùng và đặc biệt nghiên cứu về sán lá gan lớn trong 10 năm trở lại đây, đến nay đã có một số thành tựu đáng kể. Hy vọng trong thời gian đến, sinh học phân từ sẽ tiếp tục nghiên cứu kiểu gen, giải trình tự sẽ giúp giải quyết và đưa ra những dữ liệu chính xác trong chẩn đoán về hình thái học hiện nay và xây dựng được bản đồ gene của các loài ký sinh trùng lưu hành tại Việt Nam. 1.4. SÁN LÁ TUYẾN TỤY DO EURYTREMA SPP 1.4.1. Sơ lược lịch sử phát hiện Eurytrema spp Eurytrema pancreaticum được Jansson phát hiện ra vào năm 1889 [37], thuộc họ Dicrocoeliidae (Odhner 1910), lớp Trematoda. Eurytrema pancreaticum đã thấy ở ống tuỵ bò, trâu, dê, cừu nước ta lần đầu tiên bởi Gliard và Billet (1892) [37]. 1.4.2. Đặc điểm sinh học của Eurytrema spp 23 *Đặc điểm, hình thái và cấu tạo Về hình thái, sán có màu đỏ sáng, hình lá, cuối thân nhô ra giống hình lưỡi, sán dài 13,5 - 18,5 mm, rộng 5,5 - 8,5 mm, có 2 giác bám hình tròn, giác miệng lớn hơn giác bụng. Hầu nhỏ, dài 0,3 – 0,4 mm. Thực quản ngắn. Hai manh tràng hình ống xếp dọc hai bên thân. Tinh hoàn hình bầu dục, nằm giữa nơi phân nhánh của ruột với giác bụng. Buồng trứng nhỏ hơn tinh hoàn nhiều lần, đôi khi phân thuỳ ở sau giác bụng. Tử cung uốn cong xếp gần kín phần sau thân sán. Tuyến noãn hoàng hình chùm ở hai bên thân và xếp phía sau tinh hoàn [9]. Trứng có màu nâu nhạt, không đối xứng, ở trứng già bên trong đã hình thành Miracidium. Trứng dài 0,045 – 0,052 mm, rộng 0,029 – 0,033 mm [9]. * Nơi ký sinh, ký chủ Sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn tuyến tuỵ, đôi khi thấy sán ở gan, dạ múi khế của động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, lạc đà…và có thể ký sinh ở người [46]. Ký chủ trung gian là loài ốc cạn: Bradybaena similiaris, B. phacozona, Cathaierravida siboldiana, Eulola lauzi.. * Vòng phát triển Sán trưởng thành ký sinh ở tuyến tuỵ và thường xuyên đẻ trứng, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, trong trứng đã hình thành Miracidium. Những trứng này được các loài ốc cạn là ký chủ trung gian ăn vào. Trong đường tiêu hoá của ốc Miracidium thoát khỏi trứng và di chuyển đến gan, tụy. Sau 4 tuần, Miracidium biến thành Sporocyst I (bào ấu I), sau 69 ngày Sporocyst I phát triển thành Sporocyst II (bào ấu II). Sau 165 ngày, Sporocyst II sinh ra 144 – 218 Cercaria. Cercaria ra khỏi ốc qua đường phổi, dưới dạng 24 những bọc hình cầu phủ chất nhày bám trên cây cỏ. Nếu vật chủ bổ xung là các loại côn trùng như châu chấu hoặc dế mèn nuốt vào, Cercaria vào ống tiêu hoá phát triển thành Metacercaria. Ký chủ cuối cùng là trâu, bò, dê, cừu .. ăn phải vật chủ dự trữ có Metacercaria, ấu trùng được giải phóng về ống tụy phát triển thành sán trưởng thành [9]. Hai thế hệ bào ấu I và II phát triển ở ốc đất. Vĩ ấu được sinh ra vào khoảng 5 tháng sau khi ốc nhiễm trứng sán. Vĩ ấu được ốc thải ra trên cây cỏ và được châu chấu hoặc dế mèn nuốt vào. ở đây châu chấu và dế mèn có vai trò như ký chủ trung gian thứ hai của sán lá tuyến tuỵ. Sau 3 tuần ở trong ký chủ trung gian thứ hai, ấu trùng trở nên ấu trùng có sức gây bệnh. Trâu, bò, dê, cừu ăn cỏ cây lẫn ký chủ trung gian thứ hai mang ấu trùng gây bệnh sẽ bị mắc bệnh. Thời gian sán non di hành đến ống tuỵ của dê, cừu là 80 – 100 ngày. Thời gian sống của sán trong ký chủ trung gian không quá 10 tháng. Sơ đồ 2.3. Vòng phát triển của Eurytrema spp Trứng Miracidium Vật chủ trung gian SporocytII Sporocyt Cercaria Vật chủ trung gian Ký chủ cuối cựng Sỏn trưởng Metacercaria 25 * Cơ chế sinh bệnh Bệnh sinh ra do các ấu trùng gây bệnh được nuốt đến tá tràng, đi vào những ống dẫn tuyến tuỵ. Do sán Eurytrema pancreaticum kích thích, ống tuyến tuỵ bị viêm làm cho niêm mạc dày lên, tổ chức liên kết và cơ của tuyến tuỵ phát triển, thẩm xuất bạch cầu ái toan và những loại tế bào khác, bạch cầu toan tính tăng. Khi ấu trùng chui sâu vào những ống dẫn nhỏ rồi phát triển thành sán, gây tắc và viêm các ống dẫn nhất là khi cảm nhiễm nặng [9]. Biến đổi bệnh lý không chỉ có ở các ống dẫn tuyến tuỵ mà còn ở tổ chức tuỵ và các đảo Langerhan. Dịch tuỵ chảy ra khó hoặc tắc ống dẫn làm cho dịch tuỵ rỉ qua thành làm rách vỡ tuyến. Tuyến tuỵ có những biến đổi hoại tử do quá trình thoái hoá, đảo Langerhan cũng vậy [9]. Những biến đổi bệnh lý trong tuyến tuỵ gây nên những rối loạn trong quá trình đồng hoá đạm, đường và mỡ. Công năng tuyến tụy bị phá huỷ làm cho con vật dinh dưỡng kém, thiếu máu, gầy yếu. Con vật bị sán lá tuyến tụy thường suy yếu, thiếu máu, gầy còm dù vẫn ăn, khát nước nhiều, thuỳ thũng ở cổ và ngực, ỉa chảy có nhiều chất nhầy, thân nhiệt hạ thấp, mạch yếu và có thể chết do suy nhược [9]. 1.4.3. Tình hình nghiên cứu Eurytrema spp ở nước ngoài và trong nước * Nghiên cứu trên trâu, bò và dê Drozkz và Malcrewski (1971) đã tìm thấy Eurytrema pancreaticum ở tất cả các vùng núi, trung du, đồng bằng của Bắc bộ và khu Bốn cũ với tỷ lệ nhiễm chung là 75% ở bê và 50% ở bò trưởng thành, còn ở trâu chỉ gặp một trường hợp ở trâu trưởng thành [4]. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái và cs, (1978) cho biết ở gia súc nhai lại nhiễm Eurytrema pancreaticum tăng theo lứa tuổi, dưới 1 năm nhiễm 26,5%; từ 1-2 năm nhiễm 53% và trên 2 năm là 64% [37]. 26 Tác giả Bùi Lập (1989) nghiên cứu về Eurytrema pancreaticum ở đàn bò tỉnh Nghĩa Bình (cũ) cho biết bò bị nhiễm sán tăng dần theo lứa tuổi từ 0.5 – 25%. Về hình thái, theo Houdemer (1938) thì ở ống tuỵ dê, cừu kích thước của sán lá thường nhỏ hơn ở trâu, bò. Về bệnh lý, tác giả P.F. Bash (1966) đã mô tả những tổn thương bệnh lý do sán lá Eurytrema pancreaticum gây ra: Với số lượng sán ít có thể gây ra những thay đổi nhỏ nhưng thường thì có viêm rỉ cùng sự phá huỷ cấu trúc của ống dẫn tuỵ. Trứng sán có thể lọt vào trong thành ống gây viêm và tạo nên những hạt nhỏ ở trong đó. Các hạt này được giới hạn ở thành ống và không ảnh hưởng đến các nhu mô tuyến tụy. Đôi khi thấy hiện tượng xơ hoá nghiêm trọng gây teo tuyến tụy. Theo Phan Lục (1995) cho biết thuốc tẩy Benzimidazol ở liều 9 mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy sán 100% [23]. Phòng bệnh cơ bản là dùng các biện pháp cơ giới, hoá học và sinh vật học để tiêu diệt các ký chủ trung gian và ký chủ bổ sung ở bãi chăn thả là những ốc cạn (Bradybaena) và côn trùng cánh thẳng (Orthoptera) [9]. * Nghiên cứu trên người Những nghiên cứu trên người có rất ít tài liệu công bố. Các kết quả đã nghiên cứu cho thấy nguyên nhân người mắc bệnh là do ăn phải bọc Cercaria trong những cây rau như rau muống, rau răm …ở trên cạn. 1.5. ẤU TRÙNG SÁN DÂY DO CYSTICERCUS BOVIS Ở BÒ 1.5.1. Sơ lược lịch sử phát hiện Sán dây trưởng thành Taeniarhynchus saginatus được Goeze tìm ra năm 1872. Ấu trùng Cysticercus bovis được Cobbold tìm ra vào năm 1806. Sán dây thuộc lớp Cestoda gồm 5 bộ: Monophyllide. Diphyllidea, 27 Tatraphyllid ea, Pseudophyllidea, Cyclophyllidea. Trong đó có 2 bộ liên quan đến thú y là Pseudophyllidea và Cyclophyllidea [9]. 1.5.2. Đặc điểm sinh học của Cysticercus bovis * Đặc điểm hình thái, cấu tạo Cysticercosis (bệnh gạo bò) do ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở cơ tim, cơ lưỡi, cơ đùi… có hình bọc nhỏ, hơi tròn, màu trắng trong, dài 5 –9 mm, rộng 3 – 6 mm, trong bọc chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Đầu sán này có 4 giác bám, không có đỉnh và móc đỉnh [9]. Cơ quan sinh dục hình thành từ đốt 200 trở đi, lỗ sinh dịch đổ sang một bên của đốt sán. Đốt già chứa đầy tử cung, có phân thành 15 – 35 nhánh ở trong mỗi đốt. Trong tử cung ở mỗi đốt chứa tới 100.000 – 150.000 trứng [13]. Gạo bò hình bọc, có màu trắng, kích thước dài 5 – 9mm, rộng 3 - 6mm, bên trong chứa dịch thể trong suốt và 1 đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Đầu sán này hoàn toàn giống như đầu sán trưởng thành ký sinh trong ruột người (Phan Lục, 2006) [9]. * Nơi ký sinh, ký chủ Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non của người, dùng 4 giác bám chặt vào niêm mạc ruột. Ấu trùng Cysticercus bovis hình thành trong cơ thịt của trâu, bò. * Vòng phát triển Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người thải đốt, mỗi lần chỉ thải 1 đốt. Những đốt sán chứa đầy trứng ở cuối thân sán tách ra và theo phân hoặc tự động ra bên ngoài qua lỗ hậu môn. Khi đốt sán phân huỷ, trứng sán khuếch tán ra môi trường bên ngoài, trong trứng chứa ấu trùng phôi 6 móc. Nếu vật chủ trung gian là trâu, bò, dê.. ăn phải, trứng vào đường tiêu hoá đến ruột. Tại 28 đây, phôi 6 móc được giải phóng, xuyên qua thành ruột, theo hệ thống tuần hoàn đến các mô cơ: cơ lưỡi, cơ mông, cơ đùi.. và thích hợp ở chỗ có nhiều máu, ở đó hình thành ấu trùng Cysticercus bovis sau 3 – 6 tháng (thành gạo bò). Khi người ăn phải gạo bò (C. bovis), ấu trùng vào đến ruột, đầu nhô ra bám vào niêm mạc ruột. Sau khoảng 3 tháng thành sán trưởng thành, mỗi ngày sán có thể dài thêm 8 – 9 đốt (Trịnh Văn Thịnh, 1963) [37]. Sơ đồ 2.3. Vòng phát triển của Cysticercus bovis * Hình thức nhiễm bệnh ` Người mắc sán dây bò do ăn thịt chưa chín, còn bò mắc gạo do ăn phải đốt sán ở người thải ra. 1.5.3. Tình hình nghiên cứu ấu trùng sán dây do Cysticercus bovis ở trong và ngoài nước * Nghiên cứu trên trâu, bò, dê Bệnh lưu hành ở nhiều vùng trên thế giới, châu Á và châu Phi là nơi bệnh có nhiều cơ hội để phát triển. Có điều tra cho biết, tỷ lệ mắc “gạo bò” ở trâu bò tại Ethiopia là 20%, Xyri là 17%, Indonesia là 30%, Malaysia 19%..... Đất Trứng Vật chủ trung gian Cysticercus bovis Ký chủ cuối cựng Sỏn trưởng thành 29 Ở Việt Nam, tình hình nhiễm tuỳ theo khu vực, nơi nuôi nhiều bò hay vùng có người dân có tập quán ăn thịt bò tái. Người sống ở nông thôn dễ mắc hơn người thành thị, một số vùng miền núi ít nuôi bò thì ít thấy bệnh [9]. Theo Bergeon (1924) [37] thì bò ở Hải Phòng nhiễm 0,79%. Cũng theo tác giả vào năm 1929, kiểm tra bò mổ tại Hải Phòng có 31 trường hợp bệnh gạo toàn thân, kiểm tra trâu thì có 1 trường hợp. Tại Hà Nội, ấu trùng Cysticercus bovis đã gặp._. năng phát triển. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là trứng Fasciola gigantica sẽ biến đổi và phát triển như thế nào khi được lưu giữ trong bể biogas. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi nghiên cứu sự phát triển và biến đổi của trứng Fasciola gigantica trong bể biogas. 3.5. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG FASCIOLA GIGANTICA TRONG BỂ BIOGAS 3.5.1 Sự biến đổi của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas Chúng tôi tiến hành ngâm 3 túi trứng Fasciola sp vào ngăn sinh khí của bể biogas trong điều kiện nhiệt độ 25 - 280C, pH = 6,9 - 7,3. Sau các khoảng thời gian 10, 20, 30 ngày lần lượt lấy các túi trứng đó ra để kiểm tra về hình thái, màu sắc, phôi bào bên trong trứng và tỷ lệ trứng đã nở. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11 (trang 70). Từ kết quả trên chúng tôi có nhận xét : - Trứng sán lá gan ngâm giữ 10 ngày trong ngăn sinh khí của bể biogas vẫn nguyên vẹn, không đổi màu, tế bào trứng phân chia rất rõ nhưng chưa phát triển tới Miracidium. - Trứng ngâm 20 ngày, màu sắc không thay đổi nhưng có một số trứng phôi bào bị tan rữa chứng tỏ sức sống của trứng đã bị giảm. 65 - Trứng ngâm 30 ngày, có 5% trứng đã bật nắp, bên trong trứng hoàn toàn trống rỗng, chứng tỏ trứng đã phát triển tới Miracidium và Miracidium đã thoát khỏi trứng. Những trứng còn lại có màu xám đen, các tế bào trong trứng đã tan rữa hoàn toàn. Từ thực nghiệm cho thấy bể biogas là môi trường có khả năng diệt trứng Fasciola gigantica khi đưa trứng qua bể biogas. Tuy nhiên sau phải sau thời gian lưu giữ bao lâu thì trứng Fasciola gigantica mới bị diệt hoàn toàn? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sức sống của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas. Bảng 3.11. Biến đổi trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas Điều kiện bể Biogas Biến đổi của trứng sau khi ngâm Số trứng ngâm (quả) Thời gian ngâm (ngày) t0 pH Hình thái Màu sắc Phôi bào Ghi chú 100 10 Vỏ trứng nguyên vẹn Vàng Vẫn phân chia Chưa có trứng nào nở 100 20 25 - 2 80 C 6, 9 - 7, 3 Vỏ trứng nguyên vẹn Vàng Vẫn phân chia, một số trứng phôi bào bị tan rữa Chưa có trứng nào nở 66 100 30 Vỏ trứng nguyên vẹn Xám đen Tế bào tan rữa hoàn toàn Có 5% trứng đã nở 3.5.2. Sức sống của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas Để tìm hiểu sức sống của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 (trang 71). Bảng 3.12. Sức sống của trứng Fasciola gigantica sau khi ngâm trong bể biogas Thí nghiệm Đối chứng Thời gian ngâm trứng (ngày) Số trứng nuôi (quả) Thời gian trứng nở (ngày) Tỷ lệ nở (%) Số trứng nuôi (quả) Thời gian trứng nở (ngày) Tỷ lệ nở (%) 10 100 19 32,00 100 19 95,00 20 100 19 11,00 100 19 94,00 30 95 - 0 100 19 95,00 Chú thích: (-) là không nở. Từ kết quả trên chúng tôi có nhận xét: Trứng ngâm giữ 10 ngày, sau 19 ngày nuôi, có tới 32% phát triển tới 67 Miracidium. Ở lô đối chứng, thời gian trứng phát triển tới Miracidium là tương tự, nhưng tỷ lệ trứng nở cao 95%. - Trứng ngâm 20 ngày, sau 19 ngày nuôi, có 11% phát triển tới Miracidium. Ở lô đối chứng, tỷ lệ nở của trứng sau 19 ngày nuôi là 94%. - Trứng ngâm 30 ngày, sau 30 ngày nuôi không có trứng nào phát triển tới Miracidium. Tế bào phôi trong trứng tan rữa hoàn toàn. Chúng tôi cho rằng, nhứng trứng này không còn khả năng phát triển. Ở lô đối chứng, tỷ lệ trứng phát triển tới Miracidium là 95%, thời gian phát triển hết 19 ngày. Như vậy môi trường bể biogas không thuận lợi cho trứng F. gigantica phát triển, trứng không có khả năng phát triển nếu lưu giữ 30 ngày trong bể. Như thế, bể biogas không những là phương tiện sản xuất khí đốt mà còn diệt được trứng F. gigantica khi đi qua bể. Nghiên cứu sự phát triển của trứng F. gigantica, các tác giả Phạm Văn Khuê (1971), Phan Lục (1976), Đỗ Dương Thái và cs (1978) đều nhận xét sự phát triển của trứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng, lượng oxy và pH của môi trường nuôi trứng [37]. Theo chúng tôi có thể môi trường nước bể biogas thiếu ánh sáng, thiếu oxy đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng. Các công trình nghiên cứu về bể biogas cho thấy, trong bể chỉ có khí CH4 là chủ yếu, chiếm tới 60 - 70%, CO2 chiếm 30 - 40%. Lượng Oxy hoà tan rất thấp, chỉ từ 0 - 3%. Mặt khác còn có rất nhiều vi sinh vật yếm khí và nấm tồn tại. Theo chúng tôi, có lẽ do thiếu oxy, ánh sáng, sự phong phú về hệ vi sinh vật, nấm ký sinh là những tác nhân làm giảm sự phát triển của trứng. Nghiên cứu về môi trường bể biogas, tác giả Nguyễn Văn Thọ (2005) [40] cho biết trứng Fasciolopsis buski lưu 30 ngày trong bể biogas hoàn toàn mất khả năng phát triển. Trứng không phát triển được khi lưu giữ 20 ngày 68 trong bể biogas có chế phẩm EM nồng độ 1%. Theo Nguyễn Quang Khải (1996) thì trong môi trường bể khí sinh học, do những điều kiện không thuận lợi nên trứng ký sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh sau thời gian lưu giữ sẽ bị diệt hoàn toàn. Như vậy môi trường bể biogas là bất lợi cho các vi sinh vật gây bệnh và trứng ký sinh trùng. Tuy nhiên các tác giả chưa đề cập rõ khả năng và thời gian diệt từng loại ký sinh trùng cụ thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, đều khẳng định môi trường bể biogas là môi trường bất lợi cho sự phát triển của trứng ký sinh trùng. Kết quả nghiên cứu trứng Fasciola gigantica của chúng tôi cho thấy, phải cần lưu giữ 30 ngày trong bể biogas, trứng mới hoàn toàn không còn khả năng phát triển. 3.6. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH DO FASCIOLA SPP, EURYTREMA SPP VÀ CYSTICERCUS BOVIS Các bệnh nghiên cứu đều là bệnh truyền lây giữa người và động vật. Vì thế đề phòng trừ bệnh phải kết hợp chặt chẽ giữa y tế và thú y, dựa trên nguyên tắc: - Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp trên địa bàn nghiên cứu. - Dựa vào kết quả thực nghiệm về sức sống của trứng trong bể biogas. - Dựa vào nguyên nhân mắc bệnh đã xác định qua thực nghiệm. - Dựa vào đặc tính sinh học của sán trưởng thành và ốc ký chủ trung gian truyền bệnh, điều kiện vệ sinh chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu. Bằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh như sau. 3.6.1. Biện pháp phòng bệnh 69 3.6.1.1 Phòng bệnh cho trâu, bò, dê - Quản lý phân để diệt trứng + Tập trung phân trâu, bò, dê ủ theo phương pháp nhiệt sinh vật Công thức ủ phân: Phân chuồng: 2000kg Lá xanh, cỏ thừa, rơm, rác: 200 - 300 kg Vôi bột, tro bếp: 50 - 80 kg Ủ xong, dùng bùn trát kín xung quanh. + Xây bể biogas Qua thực nghiệm tìm hiểu sức sống của trứng Fasciola gigantica khi đi qua bể biogas cho thấy, trứng bị diệt khi lưu giữ 30 ngày trong bể. Vì thế cần tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi nên xây dựng bể biogas để quản lí phân gia súc diệt trứng. Các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy trứng Fasciola spp từ nước thải của bể biogas vẫn còn khả năng phát triển, nên theo chúng tôi cần xây dựng các bể thu gom nước thải từ bể biogas để lắng cặn trứng sán sau đó mới cho nước thải thoát ra môi trường. Làm như vậy, trứng sán có tỷ trọng nặng hơn nước sẽ lắng xuống đáy bể và bị giữ lại trong các bể mà không phân tán ra ngoại cảnh. - Định kỳ tẩy sán Phải định kỳ tẩy sán ít nhất là 2 lần/năm cho toàn đàn trâu, bò, dê, lần đầu vào mùa xuân, trước mùa ốc ký chủ trung gian phát triển, lần thứ 2 vào cuối thu để diệt sán đã nhiễm trong mùa hè, nhằm ngăn ngừa bệnh phát ra vào mùa đông. - Vệ sinh thức ăn, nước uống 70 Không chăn thả gia súc vật ở những bãi chăn lầy lội, ẩm thấp. Khi cắt cỏ cho súc vật nuôi ở những mương, máng phải cắt cao hơn mặt nước để tránh Adolescaria. Nguồn nước uống phải sạch, không có ký chủ trung gian và không nhiễm Adolescaria. - Diệt ốc vật chủ trung gian, vật chủ dự trữ Định kỳ tháo cạn nước, làm khô đồng cỏ, bãi chăn. Nuôi thuỷ cầm, cá trắm để chúng ăn ốc. Dùng vôi bột, CuSO4 nồng độ 0.02 %, các thuốc diệt côn trùng phun vào cây thủy sinh và cây trên cạn. - Chăm sóc và nuôi dưỡng gia súc Gia súc nuôi phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra, để đảm bảo sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng chống đỡ bệnh. - Trong lò mổ phải quản lý chặt chẽ các phủ tạng nhiễm sán, xử lý. - Thực hiện chế độ kiểm soát sát sinh, kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ và loại bỏ những con vật mang ấu trùng sán. 3.6.1.2. Phòng bệnh cho người - Quản lý phân không cho mầm bệnh phát tán ra bên ngoài + Xây dựng hố xí 2 ngăn và có nắp hoặc dùng hố xí tự hoại, không đại tiện bưa bãi + Không bón phân cho các ruộng trồng rau dùng làm thức ăn cho người - Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, rau muống nước, rau ngổ, rau muống cạn đều nhiễm Adolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp. Vì vậy cần tuyên truyền vận động nhân dân không ăn sống các loại rau này [52]. - Chẩn đoán phát hiện người nhiễm sán để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. - Nâng cao ý thức vệ sinh của nhân dân, làm cho mọi người hiểu những 71 tác hại của bệnh qua đó tự giác không ăn thịt tái, thịt sống, sau khi đại tiện phải rửa tay sạch sẽ. 3.6.2. Thuốc tẩy trừ 3.6.2.1. Bệnh do Fasciola spp - Trên động vật Hiện nay có khoảng 20 loại thuốc có thể tẩy được Fasciola spp. Nhưng ở nước ta đã và đang sử dụng có hiệu quả 2 loại thuốc : + Dertil B: đây là loại thuốc đã được dùng từ lâu, tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn cho hiệu quả tốt. Liều dùng: trâu 8 - 9 mg/kg trọng lượng; bò 6 - 7 mg/kg trọng lượng, dê 3 - 4 mg/kg trọng lượng. Buổi sáng cho trâu, bò, dê uống cả liều thuốc, sau đó cho ăn uống bình thường. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với cả sán trưởng thành và cả sán non. Hộ lý: cho trâu, bò, dê nghỉ 2 - 3 ngày, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt + Fascinex (Triclabendazole): là loại thuốc mới, sử dụng để điều trị có hiệu quả rất cao Liều dùng: Với trâu, bò 12 mg/kg thể trọng Dê, cừu 10 mg/kg thể trọng Cho uống trực tiếp hoặc trộn với thức ăn Hộ lý: cho trâu, bò, dê nghỉ 2 - 3 ngày, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. 3.6.2.2. Bệnh do Eurytrema spp Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về các loại thuốc tẩy trừ bệnh do Eurytrema spp cho người và gia súc. Người ta dùng các loại thuốc điều trị bệnh do Fasciola spp để phòng trị bệnh sán là tuyến tụy. 3.6.2.3. Bệnh do Cysticercus bovis 72 - Trên trâu, bò, dê: Ở trâu, bò do ấu trùng Cysticercus bovis nằm trong cơ nên không điều trị được. Do vậy, sử dụng phương pháp phòng bệnh là chính. - Trên người: + Đối với bệnh sán dây trưởng thành: praziquantel 15 -20 mg/ kg cân nặng, cho uống 1 lần liều duy nhất hoặc niclosamide liều 2 gam cho người lớn liều duy nhất hoặc có thể lặp lại liều trong vòng 7 ngày nếu thấy cần thiết . + Đối với bệnh ấu trùng, chúng ta có thể dùng: praziquantel 30 mg/kg P/ ngày x 15 ngày x 2 -3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10 – 20 ngày). 73 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Sán thu thập trong gan, ống mật trâu, bò, dê tại các xã thuộc 2 huyện Thanh Miện và Chí Linh thuộc loại Fasciola gigantica. Sán thu thập trong ống tuyến tuỵ thuộc loài Eurytrema Pancreaticum. 2. Qua mổ khám, tỷ lệ nhiễm F. gigantica ở trâu là 52,17%; 50,00% ở bò; 6.25% ở dê. Trâu và dê không nhiễm E. pancreaticum, bò nhiễm 11,90%. Cường độ nhiễm F.gigantica ở trâu là 2 - 27 sán/ con; ở bò là 3 - 43 sán/ con; ở dê là 1 - 8 sán/ con. Cường độ nhiễm E. pancreaticum ở bò là 6 - 57 sán/ con. 3. Qua xét nghiệm phân: ở Thanh Miện trâu nhiễm Fasciola spp 62,50%, bò nhiễm 58,60%. Ở Chí Linh trâu nhiễm Fasciola spp là 45,45%, bò nhiễm 41,46%. Trâu, bò, dê ở 2 huyện đều không bị nhiễm Eurytrema spp. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi: từ 33,33 - 75% ở trâu, 25,00 - 70,83% ở bò; 3,57 - 11,63% ở dê. Cường độ nhiễm tập trung ở mức độ nhẹ, giảm dần ở mức độ trung bình và thấp nhất ở mức cường độ nặng. 4. Tại địa phương nghiên cứu, bệnh sán lá gan đang lưu hành thường xuyên trên người. Từ năm 2004 đến hết quý 1 năm 2008 đã phát hiện 8 trường hợp người bị nhiễm tại bệnh viện Đa khoa của tỉnh, không phát hiện thấy trường hợp bị nhiễm Eurytrema spp và Taenirhynchus saginatus trên địa bàn trong tỉnh. 5. Tại các nhà hàng ăn và các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu đều sử dụng các cây rau thuỷ sinh và rau cạn như rau muống nước, rau ngổ và rau muống cạn làm thức ăn sống. Tuy nhiên mức độ sử dụng có khác nhau, tại các nhà hàng sử dụng thường xuyên, còn các hộ gia đình thì sử dụng ít hơn. 6. Adolescaria có ở rau muống nước, rau ngổ và rau muống cạn. 74 Nguyên nhân người mắc bệnh sán lá gan, sán lá tuyến tuỵ, có thể do ăn phải Adolescaria có trong rau muống nước, rau ngổ và rau muống cạn. 7. Trứng Fasciola gigantica bị diệt hoàn toàn khi lưu giữ 30 ngày trong bể biogas. II. ĐỀ NGHỊ Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh do Fasciola spp, Eurytrema spp tồn tại và phát triển. Đồng thời các yếu tố lan truyền bệnh như rau, cỏ, thức ăn, nước uống, chuồng trại... không đảm bảo vệ sinh nên các bệnh này vẫn đang tồn tại với tỷ lệ cao trên đàn trâu, bò, dê nước ta. Trước thực trạng đó chúng tôi đề nghị: - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về bệnh do Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis trên cả nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng để tạo cơ sở cho việc phòng chống bệnh có hiệu quả hơn. - Thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ Fasciola spp, Eurytrema spp, Cysticercus bovis như vệ sinh thức ăn, nước uống, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, xây bể biogas, ủ phân gia súc để diệt trứng sán. Chăm sóc, quản lý gia súc tốt, diệt vật chủ trung gian, vật chủ dự trữ ở môi trường chăn thả. Tẩy sán định kỳ cho đàn gia súc. Người không ăn rau sống, nên ăn chín, uống sôi. Khi phát hiện bệnh phải điều trị kịp thời. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Vương Đức Chất (1994), "Vài nhận xét về sán lá gan trâu, bò ở ngoại thành Hà Nội và biện pháp tẩy trừ", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 1(5), tr.90 - 92. 2. Nguyễn Văn Diên (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của những ký sinh trùng chủ yếu trên bò ở một số địa điểm thuộc Tây Nguyên và hiệu lực của Okazan, Dovenix, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Diên, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng (2006), "Một số nhật xét về giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá của bò tại Đắc Lắc", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 13 (1), tr.54 -59. 4. Drozdz, F và A., Malclewski (1971), Nội ký sinh và bệnh ký sinh vật ở gia súc ở Việt nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Đề, Lê Khánh Thuận (2004), Sán lá gan, NXB Y học, Hà nội. 6. Giang Hoàng Hà, Nguyễn Thị Giang, Đào Thị Hà Thanh (2008), "Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá của bò sữa tại Hà Nội và vùng phụ cân", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 15 (2) tr. 58- 62. 7. Hạ Thuý Hạnh, Vũ Đăng Đồng (2003), "Một số nhận xét vềt tình hình nhiễm ký sinh trùng trên đàn dê nuôi tại Ba Vì - Hà Tây", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 10 (1), tr.36 - 41. 8. Bùi Quý Huy (2006), Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 9. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 76 10. Phạm Văn Khuê, Đào Văn Trung, Cao Xuân Ngọc, Lương Văn Huấn và cs (2008), "Đặc điểm dịch tễ học một số bệnh ký sinh trùng truyền lây sang súc vật và người (Zooparasitic disease) ở Việt Nam" , Tập san khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp. 11. Nguyễn Trọng Kim (1995), "Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò vùng ven biển Nghệ An và biện pháp tẩy trừ " Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 2(4), tr. 70 - 72. 12. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Địch Lân (1998), "Kết quả thử nghiệm một số loại thuốc điều trị bệnh giun sán ở đường tiêu hoá dê" , Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 5 (4), tr. 48 - 52. 13. Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (2001), Bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Phạm Sĩ Lăng, Hoàng Văn Năm, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên (2008), Một số bệnh quan trọng gây hại cho trâu bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phan Địch Lân (1972), “Tình hình nhiễm sán lá gan ở Lào Cai”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. 16. Phan Địch Lân (1978), “Bệnh sán lá gan ở trâu bò Fasciola gigantica”, Công trình nghiên cứu ký sinh trùng Việt Nam. 17. Phan Địch Lân, Lê Hồng Căn (1972), “ Ký chủ trung gian của sán lá gan Fasciola gigantica”, Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 8 18. Phan Địch Lân (2005), Bệnh ngã nước trâu bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2005), Bệnh ký sinh trùng ở đàn dê Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 20. Bùi Lập, Đỗ Trọng Minh, Lê Lập (1987), “Một số đặc điểm dịch tễ học 77 bệnh sán lá tuyến tụy của bò ở Nghĩa Bình và biện pháp phòng trừ”, Khoa học kỹ thuật thú y, số 1. 21. Pascal Leroy, Federic Farnia (1999), Thống kê sinh học (Đặng Vũ Bình dịch 1999), Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội 22. Nguyễn Thị Lê (2000), Động vật chí Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Lê, Hà Huy Ngọ (1996), “Kết quả tình hình nghiên cứu sán lá gan và biện pháp phòng chống của đàn bò sữa Ba Vì, Hà Tây”, Khoa học kỹ thuật thú y tập III. 24. Phan Lục (1996), “Tình hình nhiễm sán lá (Trematoda) của trâu ở các tỉnh phía bắc và thuốc tẩy trừ”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 25. Phan Lục, Vương Đức Chất, Trần Văn Quyên (1995) , "Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá của trâu bò ở các tỉnh phía bắc Việt Nam", Báo cáo hội thảo khoa học thú y về ký sinh trùng thú y REI, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Phan Lục, Trần Văn Quyên, Lê Thị Tuyết Minh, Nguyễn Văn Thọ (2001), "Ký sinh trùng truyền lây giữa trâu, bò và người ở một số địa điểm thuộc ngoại thành Hà Nội", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Phan Lục, Lê Thị Tuyết Minh (1990), Thực hành Ký sinh trùng thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 28. Trần Văn Quyên (1997), Ký sinh trùng đường tiêu hoá của trâu ở một số tỉnh phía bắc, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Khá (2008), “ Bệnh sán lá gan lớn trẻ em”, Tạp chí y dược học quân sự, số 2/2008, tr.59 – 66. 78 30. Lê Đức Quyết (1999), Những ký sinh trùng chủ yếu, dịch tễ học và biện pháp phòng trừ bệnh sán lá dạ cỏ của bò ở một số địa điểm thuộc Nam Trung Bộ , Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội. 31. Nguyễn Quang Sức (2002), Bệnh của dê và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Đào Hữu Thanh (1976), “Điều tra cơ bản và tẩy giun sán trên đàn bò Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y, tr.308- 313. 33. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang (2001), Dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 34. Phạm Văn Thân, Huỳnh Hồng Quang (2007), “Đặc điểm sinh học và vài nét về dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn”, Tạp chí y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh, số 2/2007, tr.2 – 6. 35. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y. NXB Nông thôn, Hà Nội. 36. Trịnh Văn Thịnh (1963), "Những nhận xét đầu tiền về sinh thái học một số loài ký sinh trùng chính ở gia súc nước ta", Tạp chí Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp, (3) tr. 113 - 115. 37. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 38. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Thọ (2003), "Sự phân tán và khả năng phát triển một số trứng giun sán lợn qua hệ thống bể biogas", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 10 (3), tr. 22- 27. 40. Nguyễn Văn Thọ (2005), Khảo sát một số đặc điểm sinh học, dịch tễ học, biện pháp phòng trừ Fasciolopsis buski ở lợn vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 79 41. Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996), "Tình hình nhiễm sán lá gan và kết quả thí nghiệm Fascinex tẩy sán lá gan trâu bò", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 3(1), Tr. 74 - 76. 42. Lương Tố Thu, Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Thuý, Lê Văn Năm, Trần Văn Bình (2000), "Hiệu lực của Fasciolis trị sán lá gan trâu bò", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 7 (1) tr. 50 - 53. 43. Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê (2007), NXB Thống kê, Hà Nội. 44. Trạm thú y huyện Thanh Miện (2007), Báo cáo công tác thú y năm 2007 và phương hướng công tác thú y năm 2008. 45. Trạm thú y huyện Chí Linh (2007), Báo cáo công tác thú y năm 2007 và phương hướng công tác thú y năm 2008 46. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 47. Trần Văn Vũ (1997), Đặc điểm dịch tễ học của sán lá ký sinh ở trâu thuộc các tỉnh phía Bắc, vòng đời của sán lá dạ cỏ và thuốc phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 48. WHO (1995), Report of a WHO Study Group Geneva 49. WHO (2006), Guidelines for drinking water quality – incorporating first addendum to third edition. 50. Joseph and Boray (1994), Deseases of domestic animals caused by fhekes food and agriculture organization of the united nations. Rome 51. M.S. Mas- Coma và cs., (1999), Epidemiology of human fascioliasis, p 340 – 346. 80 Tài liệu khác từ internet 52. Nguyễn Thị Hà (2008), Ăn rau sống thế nào cho sạch. 53. Triệu Nguyên Trung (2008), Thuốc điều trị bệnh sán lá gan lớn. Nam/ytesuckhoe 54. 55. Tai Soon Yong, Yong Suk Ryang, Woon Mok Sohn (2005), Eurytrema pancreaticum. 56. 57. 2007 58. 59. 81 PHỤ LỤC Phụ lục I Phân biệt trứng Fasciola spp và Paramphistomatidae Trứng sán lá Hình thái, màu sắc Kích thước Fasciola spp (Sán lá gan lớn) Trứng Fasciola spp hình trứng hay hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu nhỏ không có nắp. Trứng có hai lớp vỏ mỏng, màu vàng nhạt, phôi bào bên trong nhiều, to đều nhau xếp kín trong quả trứng. Kích thước của trứng thường nhỏ hơn trứng Paramphistomatidae Paramphistomati dae (Sán lá dạ cỏ) Trứng Paramphistomatidae có dạng hình trứng, phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu nhỏ hơn có nắp trứng nhưng không rõ lắm. Trứng có hai lớp vỏ mỏng, màu tro nhạt, phôi bào bên trong có nhiều nhưng xếp không kín trong trứng, thường tụ lại thành từng đám. Kích thước của trứng thường lớn hơn trứng Fasciola spp Nguồn: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [13] 82 Phụ lục 2 Phân biệt Adolescaria của Fasciola spp với Paramphistomatidae và Fasciolopsis buski Adolescaria Hình thái, màu sắc Nguồn tài liệu Fasciola spp Hình tròn, 4 lớp vỏ, trong chứa phôi hoạt động, phôi đã có ruột, giá bụng, giác miệng Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [6] Paramphistomatid ae Hình tròn, 4 lớp vỏ dày, ống bài tiết có hình hạt lấm tấm, có 2 chấm đen như mắt Trịnh Văn Thịnh (1963) [18] Fasciolopsis buski Hình tròn, dẹp, có giác bụng, giác miệng, ruột phân nhánh. Có ống bài tiết, trong ống có nhiều hạt lấm tấm phân bố không đều ở 2 bên Nguyễn Văn Thọ (2005) [22] Nguồn: Nguyễn Văn Thọ, 2005 [22]. 83 Phụ lục 3 3.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu Sinh vật là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đời sống chúng chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh và các yếu tố liên quan. Sự tồn tại và phát triển của đàn trâu, bò, dê…. phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội nơi nó sinh sống. Đối với giun sán, do lối sống ký sinh ở ký chủ, do đó chúng còn chịu ảnh hưởng lớn hơn. Chính vì thế cho nên các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gia súc cũng tác động gián tiếp đến sự phát triển, phát sinh và tồn tại của các loài ký sinh trùng. Các yếu tố đó bao gồm : + Môi trường sinh sống, yếu tố địa lý nơi cư trú + Phương thức chăn nuôi, chế độ nuôi dưỡng + Thành phần thức ăn, khu hệ động vật và nguồn nước Các yếu tố trên đây ảnh hưởng không đồng đều đến loài vật, có yếu tố thuận lợi đối với sinh vật này, lại bất lợi với sinh vật kia. Những loài ký sinh có chu kỳ phát triển trực tiếp, chịu ảnh hưởng ít hơn so với loài có chu kỳ phát triển gián tiếp. Vì thế việc hiểu rõ những yếu tố sinh thái từng vùng, tỉnh địa phương là giúp chúng ta hạn chế, khắc phục những yếu tố bất lợi, phát huy những yếu tố có lợi trong chăn nuôi và phòng chống bệnh cho gia súc và người. 3.2. Đặc điểm của huyện Thanh Miện 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội Thanh Miện là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương, phía Tây Bắc giáp huyện Bình Giang, Đông Bắc giáp huyện Gia Lộc, Đông Nam giáp huyện Ninh Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình,phía Tây 84 giáp tỉnh Hưng Yên. Trung tâm huyện cách Hà Nội 60 km, cách thành phố Hải Dương 23km, và cách thị xã Hưng Yên 25km. Cùng với mạng lưới giao thông thông suốt, Thanh Miện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp và nông thôn. Huyện Thanh Miện có 18 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 13.000 ha, trong đó đất nông nghiệp là 8.551 ha, đất khu dân cư 865 ha và đất chưa sử dụng 304 ha, mật độ dân số năm 2002 là 1.069 người/ km2. Dân số của huyện trên 130.000 người, chủ yếu là lao động nông nghiệp.Thanh Miện là một huyện thuần nông với 31.329 hộ nông nghiệp, đời sống của lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Do nằm trong vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng nên Thanh Miện có khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm phân biệt thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.350 – 1.600mm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 và mưa rất ít từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 23,30C, độ ẩm trung bình từ 81 – 870C. Hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm lầy, mương, máng rất phong phú và cũng là nơi tập trung các mầm bệnh. 3.2.2. Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh Huyện Thanh Miện có phong trào chăn nuôi tương đối mạnh, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm, chăn nuôi trâu, bò thì kém hơn. Do quá trình chăn nuôi trâu, bò chuyển từ tập thể sang chăn nuôi gia đình cho nên mấy năm gần đây chăn nuôi trâu giảm và chăn nuôi bò tăng nhưng vẫn chậm hơn so với chăn nuôi gia cầm và lợn. Tổng đàn trâu, bò của huyện có 5.562 con, trong đó có 520 trâu và 5.042 con bò. Thức ăn cho trâu, bò chủ yếu là thực vật, thức ăn bổ sung chưa có, chăn nuôi theo phương thức chăn thả là chủ yếu, bãi chăn thả chủ yếu là ven đê, các bờ mương, bờ ruộng. Chuồng trại nhìn chung là đúng kỹ thuật, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đội ngũ cán bộ thú 85 y phát triển tương đối mạnh, công tác tiêm phòng được chú ý, điều trị kịp thời. Song còn nhiều lý do khiến dịch bệnh vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn vật nuôi nói chung và đàn trâu, bò nói riêng [44]. 3.3. Đặc điểm của huyện Chí Linh 3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội Chí Linh là một huyện thuộc vùng đồi núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh 40 km. Phía Đông giáp huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp huyện Nam Sách, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc và Đông Bắc của huyện là vùng đồi núi thuộc vòng cung Đông Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và sông Đông Mai. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 29.618 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 33,03%, đất lâm nghiệp chiếm 48,86%, đất ở chiếm 3,75% và đất khác chiếm 6,03%. Huyện được chia thành 3 thị trấn và 17 xã, trong đó 13 xã, thị trấn là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn huyện. Đây là vùng đồi núi thấp, phù hợp với trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 . Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.463 mm, độ ẩm trung bình là 81,6%. 3.3.2. Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh Chí Linh là một huyện miền núi có phong trào chăn nuôi phát triển tương đối mạnh, đàn bò tăng về số lượng nhưng đàn trâu và đàn dê lại có xu hướng giảm. Đàn trâu của huyện có 324 con, đàn bò có 4.020 con, đàn dê có 86 470 con. Đàn trâu, bò, dê có nhiều bãi chăn thả ở ven đê, bờ ruộng, sườn đồi…., thức ăn thực vật dồi dào. Đàn gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh, chăn nuôi phát triển tốt. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai xuống các xã, thị trấn, thôn xóm. Đội ngũ thú y viên cơ sở, xã, thị trấn được giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm. Công tách kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật đã làm tốt nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, an toàn dịch bệnh. Song bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như đầu tư cơ sở vật chất cho thú y xã còn nghèo nàn, thiếu vật tư cần thiết phục vụ cho công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc còn thấp; một số xã, thị trấn chính quyền còn ít quan tâm đến công tác thú y [45]. 87 Phụ lục 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Ảnh 3.1. Fasciola gigantica Ảnh 3.2. Vật chủ trung gian ốc Lymnaea 88 Ảnh 3.3. Soi cặn phân tìm trứng sán Ảnh 3.4. Trứng F. gigantica bị xám đen sau 30 ngày nuôi 89 Ảnh 3.5. Trứng bật nắp nở ra Miracidium Ảnh 3.6. Rau ngổ 90 Ảnh 3.6. Rau muống nước Ảnh 3.6. Rau muống cạn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2960.pdf
Tài liệu liên quan