LỜI NÓI ĐẦU
Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và kiến nghị đối với công tác xoá đói giảm nghèo ở., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người.
Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm, nhiều chủ trương chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo cho vùng núi và đã đạt những kết quả nhất định. Song trên thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá nghiêm trọng bởi những chính sách này chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương, và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo miền núi chưa thật sự hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, ở đây, bài viết với đề tài: “Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước” đi vào nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở miền núi phía bắc Việt Nam trong những năm gần đây như một ví dụ điển hình cho đói nghèo ở vùng núi nói chung, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các chính sách xóa đói giảm nghèo cho vùng núi của Nhà nước để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy tác dụng của các chính sách có ý nghĩa thiết thực này.
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, nội dung của chuyên đề được kết cấu thành ba chương:
- Chương I: Những vấn đề chung về đói nghèo
- Chương II: Thực trạng đói nghèo, xóa đói giảm nghèo cho dân tộc thiểu số ở Việt Nam
- Chương III: Giải pháp tăng cường xóa đói giảm nghèo đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÓI NGHÈO
I. Những khái niệm cơ bản
1. Đói nghèo là gì ? - Các cách tiếp cận về nghèo đói trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới tồn tại nhiều định nghĩa về đói nghèo. Nhìn chung, trên bình diện quốc tế, hai khái niệm “đói” và “nghèo” thường được gộp chung thành khái niệm “đói nghèo” và được hiểu như là “nghèo khổ”. Đó là tình trạng thiếu “một cái gì đó” ở mức tối thiểu cần thiết. Sự cụ thể hóa “cái gì đó” đã hình thành nên những cách tiếp cận khác nhau về nghèo đói. Có thể tập hợp các quan niệm về nghèo đói trên thế giới vào bốn cách tiếp cận cơ bản sau đây:
a. Cách tiếp cận tiền tệ:
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, cách tiếp cận tiền tệ thường được sử dụng kết hợp với ngưỡng nghèo (sẽ được giải thích trong phần 1.2.a) và dựa trên chỉ tiêu thu nhập hoặc tiêu dùng để quy cho đói nghèo một giá trị tiền tệ. Những người có thu nhập nằm dưới ngưỡng nghèo thì được coi là nghèo.
Đại biểu cho cách tiếp cận này là Martin Ravallion, coi tình trạng đói nghèo của một xã hội là tình trạng một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được một mức phúc lợi kinh tế cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. “Cái gì đó”, theo ông, chính là “mức phúc lợi kinh tế”, thường được đo lường bằng mức sống mà chỉ tiêu quan trọng nhất là thu nhập, đặc biệt là thu nhập từ tiền mặt. Ngoài ra còn có thể đo lường qua giá trị của lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng bời một hộ gia đình có xem xét tới quy mô và thành phần nhân khẩu của hộ gia đình đó Martin Ravallion, Poverty Comparisons, Fundamentals of Pure and Applied Economics, Harwood Academic Publishers, 1994
.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng định nghĩa nghèo theo tiêu chí thu nhập. Theo đó, một người được coi là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia (chỉ số Per Capita Income, PCI).
Cách tiếp cận này có ưu điểm là dễ đo lường vì số lượng tiền tệ dễ xác định, vì vậy nó được sử dụng khá phổ biến mặc dù chỉ xem xét đói nghèo theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm ở chỗ nó dựa vào giả thiết người nghèo sử dụng thu nhập của mình theo cách hiệu quả nhất để mua những hàng hóa như thực phẩm, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế ở mức cơ bản chứ không bao gồm những hàng hóa mà không thật sự thiết yếu cho cuộc sống. Ngoài ra, thu nhập thực tế của người nghèo có thể dao động lên trên hoặc xuống dưới ngưỡng nghèo ở những thời điểm khác nhau do nhiều yếu tố tác động nên có khi họ được coi là người nghèo, có lúc không.
Như vậy, với quan niệm của trường phái này thì để loại bỏ đói nghèo, các biện pháp xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cần định hướng vào mục đích tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người nghèo như tạo công ăn việc làm, cải tiến nâng cao năng suất lao động.
Sở dĩ cách tiếp cận tiền tệ được cho là chỉ tìm hiểu đói nghèo theo nghĩa hẹp bởi trên thực tế, những nhu cầu của con người không chỉ bao gồm yếu tố vật chất, thu nhập mà còn gồm nhiều yếu tố phi tiền tệ khác. Đói nghèo còn được biểu hiện ở phương diện tinh thần hoặc những hình thái trừu tượng khác không thể lượng hóa thành tiền - những nhu cầu bậc cao hơn của con người - không được đáp ứng. Hiểu đói nghèo theo ý nghĩa này được gọi là đói nghèo theo nghĩa rộng. Với cách hiểu này, chúng ta có ba cách tiếp cận khác về đói nghèo.
b. Cách tiếp cận về năng lực:
Cách tiếp cận về năng lực chú trọng vào sự tự do của con người và một cuộc sống có giá trị thì định nghĩa đói nghèo là sự thất bại trong việc đạt tới những khả năng, năng lực cơ bản và tối thiểu trong cuộc sống.
Nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen cho rằng: sự phát triển cần được nhìn nhận như sự mở rộng năng lực của con người chứ không phải là việc tối đa hóa độ thỏa dụng hay thu nhập bằng tiền. Ông nhấn mạnh vào năng lực, khả năng của mỗi con người và phát biểu: “giá trị cuộc sống của con người là khả năng mà con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn, gồm: đủ dinh dưỡng, sức khỏe tốt, tránh được nguy cơ tử vong sớm, được tôn trọng, có tiếng nói và quyền lực...” Amartya Sen, Phát triển là tự do, New York, 1999
.
Chỉ số HPI (chỉ số nghèo khổ con người) do Liên Hợp Quốc đưa ra (xem I.1.2.4) cũng dựa trên cơ sở cách tiếp cận về năng lực để phản ánh đói nghèo theo ba yếu tố năng lực điển hình là tuổi thọ, hiểu biết và mức sống. Trên thực tế, rất nhiều nhà học giả đã cố gắng liệt kê đầy đủ các năng lực mà con người hướng tới trong cuộc sống song hầu như chưa có nghiên cứu nào bao quát được tất cả bởi tính đa dạng và phong phú của chúng. Ở đây, tác giả xin dẫn ra danh sách các đặc trưng cần thiết cho một cuộc sống đầy đủ do Nussbaum đề xuất: M. Nussbaum, Women and Human Development: A study in Human Capabilities, Cambridge University Press, 2000
Hình I.1: Những đặc trưng của một cuộc sống đầy đủ (Nussbaum)
Tuổi thọ bình thường
Sức khỏe tốt, dinh dưỡng đầy đủ
Có nhà ở
Sự toàn vẹn về thể chất, hoạt động và quyền lựa chọn sinh sản
Trí tưởng tượng, cảm xúc, suy nghĩ được truyền thụ qua giáo dục
Lập kế hoạch cho cuộc sống
Hòa nhập với xã hội, được bảo vệ khỏi sự kỳ thị và phân biệt
Được tôn trọng
Quyền lợi về mặt chính trị và mặt vật chất
Như vậy, có thể dễ dàng thấy rằng vấn đề thu nhập được đề cập đến trong cách tiếp cận tiền tệ chỉ là một phần trong số các yếu tố năng lực, và vì vậy, cách tiếp cận đói nghèo trên phương diện năng lực của con người có ưu điểm là phản ánh đầy đủ, sâu sát và chính xác hơn tình trạng nghèo đói của con người. Bởi thế, đây là cách tiếp cận về đói nghèo được sử dụng rộng rãi nhất về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải là không có nhược điểm, mà nhược điểm đó được thể hiện rõ nhất ở mặt áp dụng trong thực tế để nghiên cứu về đói nghèo. Điểm yếu của cách tiếp cận này là khó xác định được đầy đủ số lượng cũng như mức độ của các khả năng để đánh giá tình trạng nghèo khổ trong thực tiễn. Thực tế, việc đo lường đói nghèo theo cách hiểu này thường chỉ sử dụng một số khả năng cơ bản dễ được định lượng như cách tính chỉ số HPI của Liên Hợp Quốc được đề cập đến ở trên.
Tương tự với quan điểm của Amatya Sen về các khía cạnh của đói nghèo, Bob Baulch đã đưa ra sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về nghèo đói Bob Baulch,“Poverty, Policy and Aid” article, the IDS Bulletin Volume 27 Number 1, 1996
như sau:
Hình I.2: Sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về đói nghèo của Bob Baulch
Tiêu dùng
Tiêu dùng + Tài sản
Tiêu dùng + Tài sản + Con người
Tiêu dùng + Tài sản + Con người + Văn hóa XH
Tiêu dùng + Tài sản + Con người + Văn hóa XH + Chính trị
Tiêu dùng + Tài sản + Con người + Văn hóa XH + Chính trị + Bảo vệ
(Trong đó:
Tiêu dùng là thu nhập/tiêu dùng
Tài sản là tài sản tự nhiên : đất đai, của cải vật chất, khả năng tài chính
Con người là giáo dục, kỹ năng, sức khỏe ...
Văn hóa xã hội là hệ thống các mối quan hệ xã hội
Chính trị là khả năng tham gia và trao quyền
Bảo vệ là khả năng chống đỡ và giảm thiểu rủi ro)
Tuy chưa có được một định nghĩa về đói nghèo thống nhất theo cách tiếp cận về năng lực, song từ các quan niệm kể trên, Ngân hàng thế giới đã đưa ra một cách hiểu về đói nghèo bao gồm tương đối đầy đủ những khía cạnh cơ bản: The World Bank, Voices of the Poor, 2002
- sự khốn cùng về mặt vật chất, được đo lường qua mức thu nhập bấp bênh
- bị giới hạn về sức khỏe thể chất
- năng lực, hiểu biết bị kìm hãm
- sự phân biệt về giới tính
- dễ gặp nguy cơ bị tổn thương và rủi ro do thiếu sự bảo vệ, bị lạm dụng bởi các thế lực và gặp phải các vấn đề trong giao tiếp với xã hội
- các tổ chức cộng đồng đại diện yếu
Theo quan điểm này, các chính sách XĐGN cần đi theo hướng tạo ra những cơ hội cho người nghèo để họ được tự do phát huy năng lực của mình để hướng tới một cuộc sống sung túc theo mong muốn của riêng họ.
3. Cách tiếp cận về sự loại trừ mang tính xã hội:
Một cách tiếp cận khác về đói nghèo theo nghĩa rộng là cách tiếp cận về sự loại trừ mang tính xã hội. Sự loại trừ mang tính xã hội là việc các cá nhân hay nhóm người, một phần hoặc hoàn toàn, bị ngăn chặn khỏi sự tham gia vào xã hội mà họ sinh sống. Townsend định nghĩa sự tước đoạt theo ý nghĩa đói nghèo là tình trạng con người bị loại ra khỏi lối sống, tục lệ và hoạt động của xã hội Peter Townsend, Poverty in the United Kingdom, Harmondsworth, 1979
. Nguyên nhân của việc này thường xuất phát từ những đặc điểm riêng của nhóm người trong xã hội đó như người già, người tàn tật, người thuộc dân tộc, chủng tộc khác… Atkinson xác định một ảnh hưởng quan trọng của sự loại trừ xã hội là tính động lực A.B.Atkinson, Social Exclusion, Poverty and Unemployment, in: A.B. Atkinson & J. Hills (Eds), Exclusion, Employment and Opportunity, CASE Paper 4, London School of Economics, Centre for Analysis of Social Exclusion, 1998
: do một số bất lợi từ đói nghèo mà người nghèo bị cô lập khỏi xã hội, tình trạng đó càng làm cho họ mất đi những cơ hội để thỏa mãn tình trạng thiếu thốn của mình và để thoát nghèo, do đó càng trở nên bất lợi, càng bị loại trừ, và bởi thế càng trở nên nghèo đói hơn nữa. Nói chung, cách tiếp cận này tuy mở rộng một cách xem xét mới về đói nghèo song được sử dụng ít phổ biến do tính tương đối (chỉ xảy ra ở một số cộng đồng xã hội nhất định) và rất khó đo lường.
4. Cách tiếp cận mang tính tham gia:
Trong khi cách tiếp cận tiền tệ và cách tiếp cận theo năng lực - khả năng bị chỉ trích là chỉ mang ý kiến của người “ngoài cuộc”, không chứa đựng cách nhìn nhận về đói nghèo của chính những người nghèo thì cách tiếp cận mang tính tham gia do Chambers khởi xướng R. Chambers, Whose Reality Counts? Putting the First Last, London, Intermediate Technology Publications, 1997
đã khắc phục được những hạn chế này. Cách tiếp cận này khuyến khích người nghèo tham gia vào việc ra quyết định và đánh giá thế nào là đói nghèo, mức độ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của chính họ và họ cần phản ứng lại như thế nào đối với đói nghèo. Mục đích của nó là giúp cho người nghèo có thể chia sẻ, phân tích và tăng thêm hiểu biết về cuộc sống và điều kiện sống để họ lập được kế hoạch hành động cho mình. Cách tiếp cận này nhìn vào đói nghèo từ nhiều phương diện: xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị và phòng vệ, và do đó, nó cung cấp một cái nhìn đa dạng, nhiều mặt về đói nghèo. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế, nó thường chỉ được sử dụng bổ trợ cho những nghiên cứu sâu hơn về đói nghèo như các “Báo cáo về Đói nghèo” và ấn phẩm “Tiếng nói của người nghèo” của Ngân hàng Thế giới. Hạn chế đầu tiên là do tính chất tham gia của người nghèo vào việc đánh giá đói nghèo, cách tiếp cận này không chỉ ra được cách giải quyết khi có sự khác nhau trong cách nhìn nhận của những đối tượng khác nhau: phụ nữ và nam giới, những người theo trường phái truyền thống và trường phái hiện đại, những cộng đồng nghèo khác nhau… Lí do thứ hai, do sự yếu thế của người nghèo trong xã hội, chưa chắc đã có thể khẳng định họ dám nói lên những suy nghĩ của mình một cách trung thực và đầy đủ. Thứ ba, đánh giá của một người nghèo, chỉ giới hạn trong tình cảnh nghèo của chính họ, chưa phản ánh được bức tranh toàn cảnh về đói nghèo.
Ở Việt Nam, chúng ta thừa nhận định nghĩa về nghèo theo cách tiếp cận về năng lực do Hội nghị Chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Bangkok, Thái Lan đưa ra vào tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Chính phủ Việt Nam, 2002, Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo, NXB Bản đồ
. Do đặc thù của một nước đang phát triển, đã từng tồn tại tình trạng thiếu lương thực trong một thời gian dài nên chúng ta còn phân tách hộ đói với hộ nghèo. Những hộ đói được hiểu là một bộ phận trong những hộ gia đình nghèo mà không có được đủ lương thực để ăn hai bữa cơm hàng ngày, chỉ đủ khả năng đảm bảo mức lương thực ít ỏi cần thiết để tồn tại, do đó tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người quy gạo của Bộ LĐTBXH đối với hộ đói thấp hơn so với mức quy gạo của hộ nghèo. Xem I.1.2, phần Ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo)
1.2. Cacs phương pháp đánh giá đói nghèo
1.2.a. Ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo):
Đây là một trong những thước đo quan trọng được sử dụng chủ yếu trong việc xác định tình trạng đói nghèo. Ngưỡng nghèo là một mức độ phân chia ranh giới giữa “nghèo” và “không nghèo”. Gồm có 2 loại: ngưỡng nghèo tuyệt đối và ngưỡng nghèo tương đối.
Ngưỡng nghèo tuyệt đối là chuẩn tuyệt đối về mức sống tối thiểu cần thiết để con người có thể tồn tại khỏe mạnh. Ngưỡng nghèo tuyệt đối cũng gồm 2 loại : ngưỡng nghèo LTTP (được xác định bằng số tiền cần có để mua được một rổ LTTP thiết yếu hàng ngày) và ngưỡng nghèo chung (có tính đến số tiền chi tiêu cho cả các sản phẩm phi lương thực khác). Ngưỡng nghèo LTTP thường chỉ được dùng phổ biến ở các nước đang phát triển và nhìn chung là thường thấp hơn ngưỡng nghèo chung.
Ngân hàng thế giới World Bank (WB) đã đưa ra ngưỡng nghèo tuyệt đối (được hiểu như là ngưỡng nghèo chung) quốc tế là 1$/ ngày cho các nước có thu nhập thấp (GNP/người từ 755$/năm trở xuống, theo giá gốc năm 1999) và cho các nước có thu nhập trung bình thấp (GNP/người từ 756 đến 2.995$/ năm, giá gốc năm 1999) là 2$/ngày. Tính theo ngang giá sức mua, ở Việt Nam, hai ngưỡng này tương đương 20 và 40 cent/ ngày. PGS.TS. Phạm Văn Vận – Th.S. Vũ Cương, khoa Kế hoạch và Phát triển, trường ĐHKTQD, Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, 2005
Ở Việt Nam, Tổng cục thống kê (TCTK) đưa ra hai ngưỡng. Ngưỡng thứ nhất, nghèo đói LTTP là tình trạng mức thu nhập không bảo đảm được nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu 2100 Kcal/người/ngày đêm. Ngưỡng thứ hai là nghèo đói chung, coi LTTP ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% là các nhu cầu khác.
Bảng I.1: Ngưỡng nghèo của TCTK qua các năm Niên giám TCTK năm 2000 và 2006
(đơn vị : VNĐ/người/năm)
Năm
1998
2002
2004
Nghèo đói LTTP
1.286.808
1.381.000
1.488.000
Nghèo đói chung
1.789.872
1.915.000
2.076.000
Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có ngưỡng nghèo do Bộ LĐTBXH quy định theo từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và mức giá cả ở từng khu vực. Cụ thể: PGS.TS. Phạm Văn Vận – Th.S. Vũ Cương, khoa Kế hoạch và Phát triển, trường ĐHKTQD, Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, 2005
Giai đoạn 1996 – 2000:
+ Nông thôn miền núi, hải đảo: 55.000 đồng/người/tháng
+ Nông thôn đồng bằng: 70.000 đồng/ người/tháng
+ Thành thị: 90.000 đồng/người/tháng
Giai đoạn 2000 – 2005:
+ Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng
+ Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng
+ Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng
Giai đoạn 2006 – 2010: quy định sẽ chỉ còn 2 ngưỡng nghèo là:
+ Nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng
+ Thành thị: 260.000 đồng/người/tháng
Ngoài ra chúng ta cũng sử dụng thước đo về thu nhập bình quân đầu người trong hộ một tháng quy gạo để làm chuẩn đói như sau: Bộ LĐTBXH, Chuẩn mực đói nghèo và mức độ đói nghèo ở Việt Nam, 2000
Giai đoạn 1993 – 1995:
+ Thành thị: dưới 13kg
+ Nông thôn: dưới 8kg
Giai đoạn 1995 – 2000: dưới 13kg cho tất cả các vùng
- Giai đoạn 2000 đến nay: Bộ LĐTBXH không tiếp tục đưa ra mức chuẩn đói do cơ bản đã giải quyết được tình trạng hộ đói kinh niên.
Ngưỡng nghèo tương đối là một mức phần trăm so với thu nhập trung bình chung của toàn xã hội mà những người dân trong xã hội đó nếu có mức thu nhập ròng thấp hơn mức này thì được coi người nghèo. Tỷ lệ phần trăm này thường được xác định ở mức 50% hoặc 60% của thu nhập trung bình.
1.2.b Tỷ lệ đói nghèo:
Tỷ lệ đói nghèo được xác định bằng số lượng người nghèo trên tổng dân số, thể hiện quy mô số người nằm dưới ngưỡng nghèo, và thường được biển hiện dưới dạng phần trăm.
Tỷ lệ nghèo chung (%) = (Số người nghèo chung) : Tổng dân số x 100
Tỷ lệ nghèo LTTP (%) = (Số hộ nghèo LTTP) : Tổng số hộ x 100
Đây cũng là một thước đo đói nghèo thông dụng, tuy nhiên nó có hạn chế là không quan tâm đến mức độ đói nghèo (mức độ nằm dưới, cách xa ngưỡng nghèo) do đó không biểu hiện được kết cấu đầy đủ của sự đói nghèo. Bởi vậy, nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ đói nghèo thì sẽ khó có thể đưa ra được một chính sách XĐGN sâu sát tới từng loại đối tượng thuộc diện này.
1.2.c. Khoảng nghèo:
Khoảng nghèo được tính bằng tổng mức thiếu hụt của tất cả những người nghèo so với ngưỡng nghèo, hay được hiểu là chi phí để đưa tất cả những người nằm dưới ngưỡng nghèo lên mức sống ngang bằng với ngưỡng nghèo. Nói chung, thước đo này được sử dụng ít phổ biến hơn so với hai thước đo kể trên.
1.2.d. Chỉ số nghèo khổ con người:
Chỉ số nghèo khổ con người Human Poverty Index (HPI) là chỉ số đo lường mức độ nghèo khổ của con người trên ba phương diện cơ bản: tuổi thọ, hiểu biết và mức sống. Chỉ số này ở một quốc gia càng cao thì chứng tỏ tình trạng đói nghèo của quốc gia đó càng nghiêm trọng. Liên Hợp Quốc sử dụng HPI-1 cho các nước đang phát triển, HPI-2 cho các nước OECD.
Ở các nước đang phát triển, UNDP đưa ra công thức đo lường chỉ số này như sau:
HPI1 = [1/3(P13 + P23 + P33)]1/3
P1 : tỷ lệ người không sống đến 40 tuổi
P2 : tỷ lệ người lớn không biết chữ
P3 : tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
Bảng I.2: Xếp hạng một số nước theo chỉ số nghèo khổ con người
HPI-1 năm 2007 Báo cáo 2007/2008 của UNDP
Xếp hạng
HPI(%)
Quốc gia
Xếp hạng
HPI(%)
Quốc gia
1
3
Barbados
47
18.2
Indonesia
2
3.5
Uruguay
50
21.2
Fiji
3
3.7
Chile
52
21.5
Myanma
4
4.1
Argentina
55
23.5
South Africa
6
4.7
Cuba
60
30.8
Kenya
7
5.2
Singapore
62
31.3
India
10
6.8
Mexico
65
32.3
Ghana
13
7.8
Quata
70
34.5
Laos
16
8.3
Malaysia
80
37.3
Nigeria
20
8.8
Paraguay
85
38.6
Cambodia
24
10.0
Thailand
88
39.3
Congo
27
11.7
China
93
40.5
Bangladesh
34
14.3
Jamaica
97
42.9
Senegal
36
15.2
Vietnam
101
50.6
Mozambique
37
15.3
Philippines
105
54.9
Ethiopia
44
17.8
Sri Lanka
107
56.4
Mali
2. Các nhân tố tác đống đến đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Giới thiệu một số nghiên cứu về nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới:
Một nhà nghiên cứu có tên là Phil Bartle cho rằng những nguyên nhân lịch sử sâu xa của đói nghèo là chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, chế độ nô lệ và sự xâm lược. Còn ngày nay, có những yếu tố khác tạo ra sự tiếp tục tiếp diễn của đói nghèo. Ông đã đưa ra mô hình “Năm yếu tố lớn” (The Big Five) xác định năm nguyên nhân tạo nên đói nghèo như một vấn đề xã hội là: sự thiếu hiểu biết, bệnh tật, sự lãnh đạm, tính không trung thực và tính lệ thuộc.
Hình I.3: Mô hình “Năm yếu tố lớn” của Phil Bartle Dr.Phil Bartle, Factors of Poverty: The Big Five, Community Empowerment Programme, 2005
Bệnh tật
Sự lãnh đạm
Sự không trung thực
Sự phụ thuộc
Đói nghèo
Sự thiếu hiểu biết
Theo ông, sự thiếu hiểu biết ở đây không giống với sự ngu dốt mà bản chất là vấn đề thiếu những thông tin cần thiết hữu ích cho người nghèo. Giáo dục có thể là một giải pháp tốt nhưng cần chọn lọc kiến thức phù hợp để giảng dạy, ví dụ như người nông dân cần biết loại cây trồng nào thích nghi được với chất đất của địa phương. Bệnh tật làm giảm năng suất lao động và tổng sản lượng, và tạo ra ít sự thịnh vượng của quốc gia hơn. Ông cho rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và đề cao vai trò của y tế cơ sở. Sự lãnh đạm là khi con người cảm thấy bất lực, không muốn và không còn ý chí cải thiện tình trạng tồi tệ của mình, cảm thấy ghen tị với những người có quyết tâm vươn lên và tìm cách ghìm kéo họ xuống tình cảnh của mình. Sự thiếu trung thực mà Phil Bartle đề cập đến chủ yếu là tệ nạn tham nhũng: một số tiền mà quan chức chính phủ bỏ vào túi riêng có thể làm giảm giá trị đáng lẽ mà cả xã hội có thể nhận được đi một khoản lớn hơn số tiền hối lộ đó nhiều lần. Cuối cùng là sự phụ thuộc hay là tính ỷ lại của người nghèo, của quốc gia nghèo vào các nguồn viện trợ làm cho họ mất đi động lực tự phấn đấu và cuối cùng, nghèo vẫn hoàn nghèo.
Năm yếu tố lớn này dẫn đến những yếu tố cấp hai tạo nên đói nghèo là thiếu thốn cơ sở vật chất hạ tầng cho người nghèo, thiếu thị trường, sự quản lý của chính phủ yếu kém, thiếu công ăn việc làm, thiếu kĩ năng tay nghề, thiếu vốn và các yếu tố khác.
Theo một nghiên cứu khác của Maxwell School, Syracuse University thì có thể chia ra hai cách tiếp cận về đói nghèo là lý thuyết “Hoàn cảnh” (Case theory) và lý thuyết “Chung” (Generic theory) Hari Srinivas, Causes of Poverty, A GDRC compilation of articles on the causes of poverty and related issues
. Theo “Case theory” thì đói nghèo xuất phát từ nguyên nhân tổng hợp của các đặc điểm riêng của người nghèo như là:
- Giáo dục, kĩ năng, kinh nghiệm, trí thông minh
- Sức khỏe, tuổi tác
- Định hướng công việc, tầm nhận thức, văn hóa
- Sự phân biệt về tầng lớp, giai cấp, chủng tộc, giới tính…
Còn theo “Generic theory” thì đói nghèo lại được hiểu là tình trạng xuất phát từ những vấn đề chung mang tính vĩ mô của nền kinh tế: thiếu những cơ hội nghề nghiệp, tổng cầu thấp, thu nhập quốc gia thấp.
Trong khi đó, tổ chức MSU Women and International Development chỉ đưa ra những nguyên nhân gây nên đói nghèo theo hướng liệt kê mà không phân nhóm: Hari Srinivas, Causes of Poverty, A GDRC compilation of articles on the causes of poverty and related issues
- Lịch sử bị cai trị và xâm lược
- Chiến tranh và xung đột vũ trang
- Chu trình sản xuất nông nghiệp
- Thảm họa tự nhiên và thiên tai
- Sự tập quyền
- Nạn tham nhũng
- Suy thoái môi trường
- Bất bình đẳng xã hội
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo. Thực tế, những nguyên nhân được nhắc tới trong các nghiên cứu nói trên còn có thể tiếp tục được chia nhỏ chi tiết hơn nữa. Đối với đói nghèo ở Việt Nam có thể hợp nhóm các nguyên nhân này vào ba nhóm nguyên nhân lớn. Ở đây, ta không quan tâm tới những nguyên nhân mang tính lịch sử như chiến tranh, sự xâm lược của nước ngoài mà chỉ quan tâm tới những gì có tác động đến đói nghèo như một vấn đề xã hội hiện đại ngày nay.
2.2. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
2.2.a. Nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên:
Đất nước ta được chia làm nhiều vùng miền có vị trí địa lý và địa hình rất khác nhau. Ở những vùng có tính đặc thù như miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo, vị trí địa lý khá cách biệt các vùng khác, cộng thêm địa hình gập ghềnh hiểm trở đã tạo khó khăn trong việc giao thông liên lạc với các khu vực khác, tạo ra sự cô lập tương đối về mọi mặt đời sống. Nhiều nơi ở nước ta như vùng núi phía bắc, các tỉnh miền trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… thường xuyên phải gánh chịu hậu quả to lớn của các trận lũ lụt gây ra thiệt hại to lớn về người và của, rơi vào tình trạng đói nghèo triền miên. Những vùng canh tác nông nghiệp lại gặp phải vấn nạn về sâu bệnh, mưa đá, sương muối, rét đậm rét hại… dẫn đến mất mùa, thất bát, mất đi các nguồn lực sản xuất.
Việt Nam từ lâu đã được coi là rừng vàng biển bạc, có nhiều tài nguyên. Tài nguyên rừng, biển, đất đai, sinh vật, khoáng sản ... đều rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng đã bị khai thác gần như cạn kiệt. Những tài nguyên đó khi còn dồi dào đã giúp nhiều người Việt Nam có thu nhập tương đối, song hành động quá khứ đã để lại hậu quả cho thế hệ ngày nay. Giờ đây, một bộ phận dân cư sống dựa vào tự nhiên đã mất đi nguồn thu nhập đáng kể. Những tài nguyên còn lại đều ở tình trạng gặp khó khăn trong việc khai thác.
2.2.b. Nguyên nhân xuất phát từ điểm yếu của người nghèo:
Những yếu tố như sự thiếu hiểu biết, sự lãnh đạm, bệnh tật và tính phụ thuộc mà Phil Bartle nhắc tới trong lý thuyết “Năm yếu tố lớn” và các nguyên nhân theo “Case theory” của Maxwell School, Syracuse University có thể xếp vào nhóm nguyên nhân lớn này. Phần lớn người nghèo ở Việt Nam sinh sống tập trung ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, chỉ một phần nhỏ rải rác ở các vùng thành thị đồng bằng. Đa số hoạt động nông nghiệp với lối canh tác truyền thống lạc hậu, cho năng suất thấp. Những người làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp thì có tay nghề kỹ thuật yếu. Bản thân họ có trình độ học vấn không cao, nhiều người thất học. Cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo cũng được thể hiện rất rõ. Một là, các hộ thuộc diện đói nghèo thì thường đông con (xuất phát từ nhu cầu về lao động kiếm sống) song cũng chính vì thế lại tạo thêm gánh nặng về các khoản chi tiêu cho gia đình. Thứ hai, thu nhập thấp, điều kiện ăn ở thiếu thốn không đảm bảo được sức khỏe, dẫn đến tình trạng ốm yếu, bệnh tật của người nghèo, mà đến lượt nó thì chính bệnh tật lại là nguồn gốc làm cho đói nghèo thêm trầm trọng vì người nghèo không đủ sức lực để làm việc.
Một vấn đề khác cũng nổi cộm lên trong đó là tình trạng bất bình đẳng giới. Trọng nam khinh nữ là quan niệm còn ăn sâu trong tiềm thức nhiều người dân Việt Nam. Sinh nhiều con cũng do mong có được đứa con trai. Con gái thường bị bắt nghỉ học sớm ở nhà giúp đỡ cha mẹ, vô hình trung gây lãng phí nguồn chất xám lớn do cách nhìn thiển cận. Ở nhiều vùng núi có tục “thờ chồng”, phụ nữ dù sức yếu vẫn phải làm lụng vất vả nuôi cả gia đình.
Cuối cùng, mặc dù thời gian gần đây Nhà nước đã có nhiều chính sách XĐGN song ở nhiều nơi, nghèo vẫn hoàn nghèo. Đó là do tâm lý trì trệ, trông chờ vào trợ cấp Nhà nước của bà con. Trong khi đó, trợ cấp thì có hạn. Chừng nào chưa xóa bỏ được tâm lý ỷ lại này để tự lực vươn lên XĐGN thì người nghèo chưa thể có được mức sống khá hơn một cách bền vững.
2.2.c. Nguyên nhân về phía cơ chế chính sách của Việt Nam:
Đây là những nguyên nhân ở tầm vĩ mô gây tác hại duy trì tình trạng đói nghèo, có sự tương đồng với “Generic theory” của Maxwell School, Syracuse University. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tích cực thực hiện nhiều chương trình dự án nhằm XĐGN, song hiệu quả đạt được chưa như mong muốn và số hộ nghèo vẫn không giảm, vẫn còn tình trạng tái nghèo. Nguyên nhân là do các biện pháp chính sách XĐGN được thực hiện còn thiếu tính đồng bộ, nội dung chưa sát với thực tiễn địa phương, vì vậy khiến cho việc thực hiện còn nặng về hình thức, chỉ giải quyết phần “ngọn” của vấn đề gây lãng phí nguồn lực đầu tư vô ích. Tình trạng này sẽ được xem xét kỹ hơn ở mục II.3.2.
3. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo
3.1. Những tác hại mà đói nghèo gây ra:
Đối với bản thân người nghèo, hậu quả của đói nghèo có thể được nhìn thấy hết sức rõ ràng. Vì “đói” mà thiếu ăn thường xuyên, vì “nghèo” mà các nhu cầu sống bị hạn chế ở mức thấp. Cuộc sống thiếu thốn, nhà cửa tạm bợ, đồ dùng chỉ đủ ở mức thiết yếu nhất. Tình trạng ốm đau bệnh tật, trẻ em suy dinh dưỡng xảy ra ở nhiều nơi. Không đủ ăn, mặc, ở, việc học hành bị coi nhẹ dẫn đến sự thất học, thiếu hiểu biết, tư duy con người trở nên lạc hậu. Các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm… có cơ hội phát sinh. Người nghèo, vì thế, hầu như không có tiếng nói và vị thế ngoài xã hội và dễ trở thành nạn nhân của sự đối xử bất công như bị trả lương thấp, bị coi thường.
Đói nghèo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường theo cơ chế về “cầu”, người nghèo triệt để khai thác tài nguyên tự nhiên để phục vụ cuộc sống. Để đánh bắt cá với số lượng lớn, ngư dân sẵn sàng cho nổ mìn. Vì mục tiêu sinh lợi, phong trào nuôi ốc bươu vàng rầm rộ một thời gian đã gây nên những mối nguy về mất cân bằng sinh thái. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng, những làng tái chế phế thải nhựa thành túi nilon… làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ở vùng cao, rừng bị đốt làm rẫy, bị “xẻ thịt” đem bán, khoáng sản bị khai thác bừa bãi, động vật rừng bị săn bắn ồ ạt, đất đai bạc màu theo nạn du canh du cư… khiến cho tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt.
Không những vậy, đói nghèo còn gây ra ảnh hưởng đến vấn đề ổn định chính trị quốc gia. Những năm qua, việc đồng bào dân tộc bị các thế lực phản động nước ngoài mua chuộc, xúi giục gây mất an ninh, trật tự xã hội đã trở thành điểm nóng khiến cả xã hội phải quan tâm. Tất cả cũng do cuộc sống còn khó khăn đã khiến người nghèo dễ bị lay động bởi những mối lợi trước mắt. Nếu không giải quyết được dứt điểm nạn đói nghèo thì lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước còn có thể bị kẻ thù lợi dụng vào âm mưu phá hoại của chúng.
3.2. Phân cách giàu nghèo là biểu hiện của bất bình đẳng:
Phân hóa giàu nghèo chính là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bởi vì: Con người sinh ra đều có những yếu tố tự nhiên như nhau cho phép họ hưởng thụ cuộc sống như nhau trong tương lai, nhưng trên thực tế thì thu nhập mà họ nhận được khi trưởng thành, làm việc lại là khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh từn._.g nói: “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”, nhưng sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống đã không cho con người có sự bình đẳng về mức sống. Trên thực tế, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân chính là từ việc sở hữu các nguồn lực (các nguồn lực này có được là do được thừa kế tài sản, do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm hoặc do sản xuất kinh doanh) và từ lao động (do khác nhau về khả năng và kĩ năng lao động, do khác nhau về cường độ làm việc, về nghề nghiệp và tính chất công việc, do bị phân biệt đối xử…). Người nghèo không có điều kiện, và nhiều khi không thể tự tác động lên các nguyên nhân đó để tự thay đổi cuộc sống cho mình. Mức sống thấp lại mang đến các hệ quả cho người nghèo là thiếu thốn về hưởng thụ các dịch vụ xã hội, dễ bị tổn thương và yếu thế (như định nghĩa về đói nghèo của Ngân hàng Thế giới đã đề cập) làm cho sự chênh lệch về chất lượng cuộc sống của người giàu và người nghèo càng thêm đậm nét.
Nhà nước ta là Nhà nước do dân, của dân và vì dân có chức năng quan trọng là phân phối lại thu nhập để khắc phục tình trạng bất bình đẳng này, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội.
3.3. Ý nghĩa của XĐGN đối với sự phát triển chung của toàn xã hội:
Các Mác đã nói: “ Gia đình là tế bào của xã hội”, mỗi con người lại là một tế bào của gia đình. Một nền kinh tế dù phát triển đến mấy song vẫn để cho một bộ phận dân cư phải chịu cảnh sống thiếu thốn thì không thể là một sự tăng trưởng bền vững. Những khu vực nghèo đói ít nhiều kìm hãm sự phát triển chung vì nó gây ra lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế như nguồn nhân lực, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác. Vì vậy, thực hiện XĐGN đồng nghĩa với quá trình giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả và tiềm năng kinh tế của đất nước. Một khi người nghèo được hưởng cuộc sống sung túc, đã có sự tương đồng về trình độ phát triển giữa các khu vực thì sẽ tạo ra thêm nhiều thế và lực mới (ưu thế của tăng trưởng bền vững, sự cạnh tranh và hỗ trợ giữa các vùng kinh tế …) đóng góp trở lại vào sự phát triển kinh tế chung, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
Như trên đã nói, người nghèo ở nước ta sống chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Trong đó, các khu vực miền núi (với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn khá lớn) thường chiếm tỷ lệ nghèo đói thuộc loại cao nhất nước và đã được Nhà nước ta dành cho sự quan tâm đáng kể trong thời gian vừa qua. Ở nước ta, các khu vực miền núi chiếm diện tích không nhỏ (khoảng 3/4 lãnh thổ quốc gia), trải dài từ Bắc đến Nam, bao gồm: miền núi phía bắc (Đông Bắc và Tây Bắc), miền núi Bắc Trung Bộ (khu vực miền núi thuộc các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), vùng miền núi duyên hải Nam Trung Bộ, miền núi Tây Nguyên, vùng miền núi Đông Nam Bộ (gồm các xã, huyện miền núi thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước), và một số huyện miền núi thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Miền núi nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái, đồng thời cũng chứa đựng tiềm năng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợp tác giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực.
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Nhà nước, miền núi đã có bước chuyển biến rõ rệt, thu được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đời sống của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần.
Mặc dù đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng đến nay miền núi nước ta vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với cả nước, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi có xu hướng ngày càng tăng. Tính bền vững của quá trình phát triển miền núi chưa được bảo đảm bởi còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, miền núi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, mà trước hết là tình trạng đói nghèo: ba vùng nghèo nhất là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và miền núi phía bắc. Đời sống của người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khuôn khổ có hạn, chuyên đề này chỉ đi vào nghiên cứu thực trạng đói nghèo ở vùng núi phía bắc nước ta như một ví dụ điển hình, để từ đó chỉ ra những thành công cũng như hạn chế còn tồn tại của những chính sách về XĐGN ở vùng núi của Nhà nước ta.
II. Vài nét về vùng núi phía bắc nước ta
1. Đặc điểm tự nhiên
Vùng núi phía bắc nước ta có tổng diện tích 10.096 nghìn hecta, chiếm khoảng 30% tổng diện tích cả nước, được chia ra làm 2 khu vực: vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc.
Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt - Trung. Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phía đông thấp hơn, có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng đông là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Phía tây bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti, cao nguyên đá Đồng Văn. Phía tây nam thấp có dãy núi Tam Đảo sát vùng đồng bằng. Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v... Về khí hậu, do địa hình cao, ở phía bắc, lại có nhiều dãy núi dài chạy song song, nên vào mùa đông, vùng này có gió mùa đông bắc thổi mạnh, thời tiết rất lạnh. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp nổi tiếng là vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, Mẫu Sơn, hồ Hang Then, Phanxi păng …
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng). Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng tây bắc- đông nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m. Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc. Có các bồn địa Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh và các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.
Lượng mưa cả vùng ở trong khoảng 1.500 – 2.000 mm/năm. Thảm thực vật phong phú với hơn 20 loài quý hiếm, 51 loài động vật quý. Độ che phủ rừng của Đông Bắc là 34,4% và Tây Bắc là 17% (năm 2001). Giàu tài nguyên khoáng sản: apatit, than đá, đồng, sắt, mangan, niken, đá vôi … Số liệu được tổng hợp từ
2. Đặc điểm dân cư
Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Vùng Tây Bắc chỉ bao gồm 4 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Đông Bắc: Về cơ cấu dân tộc, đây là vùng có cơ cấu đa dạng nhất cả nước với khoảng 30 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 66,1%, dân tộc Tày chiếm 12,4%, dân tộc Nùng 7,3%, Dao 4,5% , H’Mông 3,8%. Về dân số, tổng dân số là 9,458 triệu người (2006) chiếm 11,5% dân số cả nước, mật độ trung bình 148 người/ km2, tập trung đông ở Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, dân số thành thị chiếm 19% dân số trong vùng với tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,32%.Về trình độ học vấn, dân cư ở đây có trình độ tương đương với trình độ trung bình cả nước song đồng thời tình trạng mù chữ cũng còn tồn tại, chủ yếu xảy ra ở đồng bào dân tộc ít người. Về lực lượng lao động: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn chỉ chiếm 12% tổng lực lượng lao động. Về văn hóa lịch sử, đây là nơi phát triển văn hóa Đông Sơn với nhiều lễ hội và làn điệu dân ca truyền thống.
Tây Bắc: dân số 2,607 triệu người (2006), mật độ dân cư thưa thớt chỉ có 69 người/km2. Trong vùng chủ yếu là dân tộc ít người sinh sống: Thái, Mường, H’Mông, Dao … Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị là 3,89%. Lực lượng lao động dồi dào song trình độ thấp, cơ cấu lao động đơn giản, chủ yếu hoạt động nông nghiệp. Số liệu được tổng hợp từ và Niên giám TCTK 2006
II. Thực trạng đói nghèo tại vùng núi phía bắc:
1. Tình trạng nghèo đói tại vùng núi phía bắc so sánh với các địa phương khác qua một số chỉ tiêu thước đo đói nghèo:
Trước hết, để đánh giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo tại miền núi phía bắc, ta xem xét hai chỉ tiêu thước đo đói nghèo tổng quát cơ bản là tỷ lệ đói nghèo (gồm có tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm) và khoảng nghèo.
Biểu đồ II.1: Tỷ lệ nghèo của các vùng năm 2002 và 2004 22
Bảng II.1: Tỷ lệ nghèo của các vùng năm 2002 và 2004 Niên giám TCTK 2006
(đơn vị : %)
Địa phương
2002
2004
Tỷ lệ nghèo chung
Tỷ lệ nghèo LTTP
Tỷ lệ nghèo chung
Tỷ lệ nghèo LTTP
CẢ NƯỚC
28.9
9.9
19.5
6.9
PHÂN THEO VÙNG
Đồng bằng s.Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng s.Cửu Long
22.4
38.4
68.0
43.9
25.2
51.8
10.6
23.4
6.5
14.1
28.1
17.3
10.7
17.0
3.2
7.6
12.1
29.4
58.6
31.9
19.0
33.1
5.4
19.5
4.6
9.4
21.8
12.2
7.6
12.3
1.8
5.2
Bảng II.2: Khoảng nghèo của các vùng qua các năm Tính toán từ số liệu Niên giám TCTK 1994, 2000, 2006
(đơn vị : %)
1993
1998
2002
2004
CẢ NƯỚC
Đồng bằng s.Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
D.hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng s.Cửu Long
18.5
18.3
29.6
26.2
24.7
17.2
26.3
10.1
13.8
9.5
6.2
17.6
22.1
11.8
10.2
19.1
3.0
8.1
6.9
4.3
9.6
24.1
10.6
6.0
16.7
2.2
4.7
4.7
2.1
7.0
19.1
8.1
5.1
10.6
1.2
3.0
Có thể thấy, theo thời gian, tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo LTTP đều giảm nhanh chóng. Từ 2002 đến 2004, Đông Bắc có tỷ lệ nghèo chung giảm 9%, tỷ lệ nghèo LTTP giảm 4,7% ; Tây Bắc giảm tương ứng là 9,4% và 6,3% so với tỷ lệ giảm nghèo của cả nước là 9,4% và 3%. Đó là tín hiệu đáng mừng, song mặt khác ta cũng thấy đặc điểm nổi bật là vùng Tây Bắc có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước xét theo cả hai chỉ tiêu. So với cả nước, tỷ lệ nghèo chung của Tây Bắc cao gấp 2,35 lần vào năm 2002, đến năm 2004 đã tăng lên là hơn 3 lần. Tỷ lệ này với nghèo LTTP là 2,84 lần và 3,16 lần. Sự chênh lệch càng rõ nét nếu so sánh với Đông Nam Bộ, khu vực có tỷ lệ nghèo thấp nhất nước. Mức chênh lệch giữa Tây Bắc và Đông Nam Bộ xét theo tỷ lệ nghèo chung là 6,41 lần (2002) tăng lên 10,85 lần (2004), xét theo tỷ lệ nghèo LTTP là 8,78 lần (2002) tăng lên 12,11 lần (2004). Vùng Đông Bắc tuy tỷ lệ nghèo không cao bằng Tây Bắc song cũng chiếm vị trí thứ tư sau Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ - đây cũng là những vùng có phần lớn địa hình miền núi và trung du.
Đến 9/2007, tỉ lệ nghèo chung của cả nước là 14,75% và các vùng dẫn đầu về tỷ lệ nghèo vẫn là Tây Bắc (34,45%), Bắc Trung Bộ (25,51%), Tây Nguyên (22,95%) và Đông Bắc (21,13%). Kết quả đó cho thấy tình trạng nghèo đói nghiêm trọng ở khu vực miền núi phía bắc nói riêng và các vùng núi nói chung ở nước ta so với mặt bằng đời sống chung.
.
2. Về thu nhập bình quân đầu người:
Ở vùng núi phía bắc, dân cư sống tập trung rất đông ở nông thôn. Ta thấy rõ điều đó qua bảng tỷ trọng dân số hai khu vực ở các vùng dưới đây:
Bảng II.3: Tỷ trọng dân số thành thị - nông thôn chia theo vùng Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 http:/www.gso.gov.vn
Tỷ trọng dân số
Tỷ số dân số thành thị - nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
Đồng bằng sông Hồng
100,0
24,9
75,1
33,2
Đông Bắc
100,0
18,9
81,1
23,3
Tây Bắc
100,0
13,9
86,1
16,2
Bắc Trung Bộ
100,0
13,7
86,3
15,9
Duyên hải Nam Trung Bộ
100,0
30,1
69,9
43,1
Tây Nguyên
100,0
28,1
71,9
39,1
Đông Nam Bộ
100,0
54,7
45,3
120,5
Đồng bằng sông Cửu Long
100,0
20,7
79,3
26,0
Nếu so sánh với kết quả thống kê ở mục II.2.1 nói trên (cho thấy tỷ lệ nghèo ở vùng núi phía bắc là rất cao) thì điều này hoàn toàn là hợp lý. Bới vì, khu vực nông thôn với đặc thù sản xuất nông nghiệp thủ công lạc hậu, dựa vào sức người là chính luôn có thu nhập thấp hơn đáng kể so với khu vực thành thị thường sản xuất kinh doanh trong xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Thực ra, do truyền thống nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam từ xa xưa nên ta có thể dễ dàng nhận thấy tính chất dân cư sống phân bố chủ yếu ở nông thôn hơn là thành thị không chỉ là đặc điểm có ở Đông Bắc và Tây Bắc mà còn ở hầu hết các vùng kinh tế khác (7/8 vùng kinh tế, xem bảng II.3). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch đến mức nào thì giữa các vùng là không giống nhau. Đông Bắc và Tây Bắc là 2 trong 3 vùng có tỷ lệ dân số thành thị/ nông thôn thấp nhất trong cả nước và so với tỷ lệ này ở các địa phương còn lại thì khoảng cách là khá lớn. Dân số nông thôn chiếm trên 80% là nguyên nhân cơ cấu thu nhập của người dân nghiêng về nông, lâm nghiệp và thủy sản mà ta có thể thấy qua bảng và biểu đồ sau:
Bảng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004 Số liệu từ Niên giám TCTK 2006 và trang
(đơn vị: nghìn đồng)
Đông Bắc
Tây Bắc
2002
2004
2002
2004
TỔNG THU NHẬP
Thu từ tiền lương, tiền công
Thu từ nông lâm nghiệp & thủy sản
Thu phi nông lâm nghiệp & thủy sản
Thu khác
268.74
70.82
112.56
42.88
42.48
379.9
110
143.1
63.5
63.3
196.99
41.83
115.29
15.27
24.60
265.7
66.3
141.8
21.7
35.9
Nhìn vào tổng thu nhập, bảng II.4 cho thấy thu nhập bình quân đầu người ở vùng núi phía bắc đã tăng lên qua các năm. Do bao gồm một số tỉnh có kinh tế khá phát triển so với các tỉnh khác thuộc khu vực là Quảng Ninh, Thái Nguyên và Bắc Giang nên vùng Đông Bắc có thu nhập bình quân cao hơn so với Tây Bắc.
Qua biểu đồ tỷ trọng dưới đây (chuyển thể từ bảng số liệu), ta thấy rất rõ tương quan giữa các nguồn thu trong việc đóng góp vào tổng thu nhập của người dân khu vực miền núi phía bắc:
Biểu đồ II.2: Tỷ trọng các khoản trong thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng ở vùng núi phía bắc 25
Năm 2002
Năm 2004
Ở cả Đông Bắc và Tây Bắc, trong tổng nguồn thu nhập chung, thu từ hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng “áp đảo” do đặc thù sản xuất nông nghiệp truyền thống và những ưu thế tự nhiên cho phép phát triển lâm và ngư nghiệp.
Bảng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo nguồn thu và vùng Niên giám TCTK 2006
(đơn vị : nghìn đồng)
Tổng thu nhập
Thu từ tiền lương, tiền công
Thu từ nông lâm nghiệp và thủy sản
Thu từ CN, XD, thương mại, dịch vụ
Thu khác
Cả nước
484.4
158.4
131.7
108.8
85.5
ĐBSH
488.2
171.9
110.8
102.6
102.9
Đông Bắc
Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Kạn
Tuyên Quang
Lào Cai
Yên Bái
Thái Nguyên
Lạng Sơn
Quảng Ninh
Bắc Giang
Phú Thọ
379.9
247.1
278.7
272.0
341.4
280.1
327.9
396.8
348.7
671.8
392.4
370.1
110.0
51.6
71.6
79.6
88.7
75.4
79.0
119.7
83.0
290.9
87.4
102.7
143.1
154.0
116.2
126.2
152.0
132.5
140.4
139.0
162.9
121.4
167.4
131.6
63.5
13.6
36.6
32.2
55.5
41.9
53.4
70.0
54.0
130.2
76.9
58.1
63.3
27.9
54.3
34.0
45.2
30.3
55.1
68.1
48.8
129.3
60.7
77.7
Tây Bắc
Điện Biên
Lai Châu
Sơn La
Hòa Bình
265.7
224.2
215.7
277.1
292.0
66.3
51.8
54.8
57.6
89.2
141.8
127.5
121.0
169.0
123.6
21.7
13.2
22.3
24.0
23.2
35.9
31.7
17.6
26.6
56.0
BTB
317.1
83.5
109.4
54.6
69.6
DHNTB
414.9
153.0
96.8
105.0
60.1
TN
390.2
92.1
183.5
78.2
36.4
ĐNB
833.0
334.6
100.5
238.2
159.7
ĐBSCL
471.1
121.2
183.2
101.3
65.4
Ở 14 tỉnh còn lại trong khu vực miền núi phía bắc, người dân sống vẫn dựa vào nguồn thu chính là từ nông nghiệp. Ở Thái Nguyên, Bắc Giang, mặc dù đã hình thành các khu công nghiệp song tỉ trọng thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ vẫn chỉ đứng vị trí 3/4 trong cơ cấu 4 thành phần thu nhập. Cũng có thể do việc hình thành các khu công nghiệp nên khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của các tỉnh này là khá lớn so với các tỉnh khác. Các tỉnh có thu nhập thấp nhất trong khu vực miền núi phía bắc là: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình thuộc Tây Bắc và Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Cao Bằng thuộc Đông Bắc. Ở những tỉnh có thu nhập thấp này, thậm chí thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng còn ít hơn các khoản thu khác và đứng “thứ hạng” cuối cùng. Đáng chú ý ở Hà Giang, thu nhập từ nông nghiệp cao hơn 11 lần so với thu nhập phi nông nghiệp, một sự chênh lệch quá lớn.
Trong khi nguồn sống của người dân miền núi phía bắc chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế của miền núi phía bắc so với các vùng khác lại rất thấp (bảng II.6), tất yếu dẫn đến tình trạng thu nhập bình quân đầu người vùng này thuộc loại thấp nhất cả nước.
Bảng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây
theo giá so sánh 1994 phân theo vùng Niên giám TCTK 2006
(đơn vị: tỷ đồng)
2004
2005
2006
Đồng bằng s.Hồng
23870.0
24140.0
25137.0
Đông Bắc
10908.5
11147.1
11472.1
Tây Bắc
2639.1
3072.0
3231.7
Bắc Trung Bộ
11416.0
11718.1
12047.2
Duyên hải Nam Trung Bộ
6947.2
7071.4
7427.8
Tây Nguyên
16053.6
16139.8
17714.3
Đông Nam Bộ
15290.4
16053.8
17147.4
Đồng bằng s.Cửu Long
45763.2
47769.8
47837.4
Mặc dù giá trị sản xuất nông nghiệp của Đông Bắc và Tây Bắc có tăng lên qua các năm song luôn luôn thuộc nhóm ba vùng có giá trị thấp nhất. Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích nhỏ hẹp nên sản xuất nông nghiệp hẳn nhiên có hạn chế, còn miền núi phía bắc có diện tích đất canh tác phong phú, chất lượng đất lại không xấu, đặc biệt là ở Đông Bắc, mà sản lượng lại thấp như vậy thì là điều đáng xem xét. Nguyên nhân chủ yếu là do tập tục sản xuất nông nghiệp lạc hậu với kĩ thuật thủ công, thô sơ, lại không khai thác được tiềm năng tự nhiên, nhiều vùng đất còn để hoang hóa, thực chất chỉ sản xuất trên diện tích nhỏ mà lại bị chia cắt, manh mún. Thêm vào đó, thiên tai thường xuyên xảy ra làm mất mùa cũng đóng góp thêm vào tình trạng này.
ĐÔNG BẮC
Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Kạn
Tuyên Quang
Lào Cai
Yên Bái
Thái Nguyên
Lạng Sơn
Quảng Ninh
Bắc Giang
Phú Thọ
TÂY BẮC
Điện Biên
Lai Châu
Sơn La
Hòa Bình
2417
208
227
139
169
213
216
207
264
214
268
292
708
118
108
237
245
24890
1650
1835
1105
1455
2230
2192
3174
1098
2856
3565
2920
7093
1200
877
2825
2191
5660
328
403
289
382
338
465
727
537
703
861
627
1130
217
103
444
366
So sánh với tổng dân số vùng Đông Bắc là 9.458.500 người thì tính trung bình 3.913 người mới có 1 cơ sở khám chữa bệnh, 380 người mới có một giường bệnh, 1.671 người mới có một bác sĩ. Với dân số vùng là 2.606.900 người, Tây Bắc đạt mức trung bình là 3.682 người / 1 cơ sở chữa bệnh, 368 người / 1 giường bệnh, 2.307 người / 1 bác sĩ. Với tỷ lệ quá lớn đến như vậy thì chắc chắn không thể đảm bảo vấn đề chăm sóc sức khỏe được tốt.
Một minh chứng cho nhận định nói trên là thực tế, miền núi phía bắc cùng với Tây Nguyên là hai khu vực có chỉ số sức khỏe trẻ em kém nhất trong cả nước, đặc biệt là suy dinh dưỡng (năm 2006, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của Đông Bắc là 33,4% và của Tây Bắc là 36%, cao hơn chỉ số chung của cả nước gần 4% Người đại biểu nhân dân Online, “Công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em: Cần được quan tâm hơn nữa”, 28/4/2007
), nhiều loại bệnh có cơ hội phát sinh như lao, sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun ký sinh, trùng đường ruột, bướu cổ, phong, uốn ván… Với điều kiện y tế kém như vậy nên tỷ lệ chết sơ sinh ở trẻ em tại đây là rất lớn:
Bảng II.7: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006
Tỷ suất chết sơ sinh (‰)
2003
2004
2005
2006
Cả nước
21
18
18
16
Đồng bằng sông Hồng
15
10
12
11
Đông Bắc
29
27
24
24
Tây Bắc
37
36
34
30
Bắc Trung Bộ
22
19
25
22
Duyên hải Nam Trung Bộ
17
19
18
18
Tây Nguyên
29
36
29
28
Đông Nam Bộ
10
12
11
8
Đồng bằng sông Cửu Long
13
13
14
11
Một dấu hiệu đáng mừng là tỷ lệ chết trẻ sơ sinh ngày càng giảm trên tất cả các địa phương, đặc biệt là cả Đông Bắc và Tây Bắc giảm đều, không có biến động tăng như các vùng khác. Nhưng nhìn vào cụ thể con số của mỗi năm thì dễ thấy miền núi phía bắc luôn thuộc tốp có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh lớn nhất cả nước. Tây Bắc một lần nữa ở vị trí đứng đầu với tỷ lệ gấp 3,75 lần so với Đông Nam Bộ, vùng có tỷ lệ tương ứng thấp nhất trong 8 vùng kinh tế.
Bảng II.8: Phần trăm đã từng kết hôn của dân số 15-19 tuổi ở từng độ tuổi chia theo vùng và giới tính Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006
Độ tuổi
15
16
17
18
19
15-19
NAM
Đồng bằng sông Hồng
0,1
0,1
0,3
0,8
2,4
0,6
Đông Bắc
0,6
0,8
2,5
4,2
8,5
3,0
Tây Bắc
1,4
2,2
4,0
11,0
18,0
6,8
Bắc Trung Bộ
0,0
0,0
0,4
1,1
2,7
0,7
D.hải Nam Trung Bộ
0,1
0,2
0,6
1,6
2,2
0,8
Tây Nguyên
0,1
0,5
1,3
3,1
4,1
1,6
Đông Nam Bộ
0,1
0,2
1,2
1,3
3,6
1,2
Đb. sông Cửu Long
0,0
0,3
1,6
2,8
6,3
2,1
NỮ
Đồng bằng sông Hồng
0,0
0,4
2,3
8,6
18,6
5,3
Đông Bắc
0,5
1,3
5,3
13,7
25,5
8,3
Tây Bắc
3,2
4,9
12,6
25,3
39,0
16,1
Bắc Trung Bộ
0,1
0,1
1,8
5,6
10,7
2,8
D.hải Nam Trung Bộ
0,2
1,0
2,5
5,9
11,0
3,6
Tây Nguyên
0,4
2,3
5,2
11,1
24,0
7,3
Đông Nam Bộ
0,6
1,1
4,4
6,1
13,1
5,0
Đb. sông Cửu Long
0,4
1,7
5,7
12,1
20,4
7,5
Độ tuổi kết hôn của hai giới theo Luật Hôn nhân và Gia đình là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên nhưng ở vùng núi, tình trạng vi phạm ngưỡng tuổi kết hôn theo luật là khá phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do tập quán văn hóa lạc hậu, một phần khác - quan trọng hơn - là do nhu cầu tăng quân số người lao động trong gia đình. Bảng II.15 cho ta thấy Tây Bắc và Đông Bắc là hai vùng dẫn đầu về tình trạng tảo hôn. Tây Bắc là vùng nghèo đói trầm trọng nhất cả nước thì tỷ lệ kết hôn dưới độ tuổi cũng là lớn nhất và có một mức độ chênh lệch ấn tượng so với các địa phương khác. Việc kết hôn sớm khi nam nữ thanh niên chưa hoàn thiện đầy đủ sức khỏe thể chất, các chức năng tâm - sinh lý và sự hiểu biết về đời sống gia đình sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và tạo ra một thế hệ dân cư mới có chất lượng trí tuệ và thể chất không cao. Đây cũng là một nguyên nhân có thể lý giải cho tỷ lệ trẻ chết sơ sinh cao đã nêu ở bảng II.14.
Về vệ sinh an toàn thực phẩm: theo điểu tra của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm thì đối với nhiều dân tộc thiểu số miền núi, hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm đều gắn liền với phong tục, tập quán và nhận thức của người dân như ăn phải nấm độc, măng, rau dại, củ quả rừng độc…khi vào mùa giáp hạt, thiếu cái ăn. Nước sạch cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu và chính đáng của con người, bởi vậy nó đã trở thành vấn đề đáng quan tâm trong việc XĐGN vùng núi. Ở vùng núi phía bắc, mặc dù qua chương trình 134, nhiều huyện, xã đã được cung cấp nước sạch và hệ thống dẫn - chứa, nhưng so với tổng số lượng huyện xã của vùng thì nước sạch vẫn chưa thật sự đến được với đông đảo người dân. Bảng II.16 dưới đây cho thấy tỷ lệ sử dụng các nguồn nước ăn chính của các hộ gia đình của Đông Bắc và Tây Bắc so với các địa phương khác trong cả nước. Khu vực miền núi phía bắc cùng với Bắc Trung Bộ có tỷ lệ hộ dùng nước sạch (bao gồm các nguồn: nước máy riêng, nước máy công cộng, nước mua, giếng khoan) ít nhất so với các địa phương trong cả nước. Trong khi đó, ở cả Tây Bắc và Đông Bắc, các nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý có nguy cơ ô nhiễm cao như nước sông, hồ, ao, giếng đất và các nguồn nước khác lại là nguồn nước ăn chính của một tỷ lệ lớn số hộ. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân không được đảm bảo và rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột và các bệnh tật khác, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em.
Bảng II.9: Nguồn nước ăn chính của hộ gia đình trong năm 2004 chia theo tỷ lệ hộ và theo vùng Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2004
(đơn vị: %)
ĐBSH
ĐB
TB
BTB
DHNTB
TN
ĐNB
ĐBCL
Nước máy riêng
17.46
9.78
7.15
9.36
12.96
10.04
30.01
12.1
Nước máy CC
1.58
2.26
3.29
1.35
2.91
1.75
5.62
8.31
Nước mua
0.23
0.07
-
0.1
0.41
0.13
2.23
0.4
Giếng khoan
29.62
7.75
1.05
19.96
23.81
2.38
34.51
24.65
Giếng xây
12.21
47.88
23.55
50.07
48.85
22.33
10.57
1.29
Nước suối lọc
0.07
0.85
6.1
0.72
0.28
1.49
0.41
0.27
Giếng đất
0.42
13.92
13.98
7.97
7.62
52.06
13.47
0.7
Nước mưa
37.89
2.49
2.04
6.11
-
1.1
0.98
21.13
Sông , hồ, ao
0.19
3.43
5.41
0.77
1.32
3.62
1.15
31.05
Khác
0.33
11.57
37.43
3.59
1.84
5.1
1.05
0.1
II.3. Chính sách về xóa đói giảm nghèo:
3.1. Các chính sách hiện hành:
Do tính bức thiết của công cuộc XĐGN, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về vấn đề này. Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000 (Chương trình 133). Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 (Chương trình 143) được ban hành tiếp sau đó đã đạt được mục tiêu kế hoạch trước thời hạn một năm. Trong đó, khu vực miền núi (với 80% là người dân tộc thiểu số) là đối tượng của một số chương trình XĐGN riêng như: 3 dự án được triển khai riêng ở vùng dân tộc và miền núi trong 9 dự án chính của Chương trình 133, Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa, ban hành theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998), Chương trình 134 (quy định về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, ban hành theo quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và các dự án quốc tế. Riêng nguồn lực đầu tư cho Chương trình 135 giai đoạn I là 5.000 tỷ đồng.
Và nói riêng, khu vực miền núi phía bắc được ưu tiên thụ hưởng chương trình phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn vùng núi phía bắc thời kỳ 2001-2005, dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc do Ngân hàng Thế giới WB tài trợ từ năm 2002 tới nay, 7 dự án xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc do UNDP tài trợ…
Nội dung các chương trình, chính sách XĐGN cho vùng núi có thể chia theo các bộ phận chính:
a) Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:
Nhà nước đã tiến hành xây dựng các trung tâm cụm xã, phát triển hệ thống đường giao thông, xây dựng các công trình điện (làm lưới điện đến trung tâm cụm xã hoặc thủy điện nhỏ tùy điều kiện địa phương), hỗ trợ kinh phí xây dựng điểm cung cấp nước tập trung, hệ thống thủy lợi tưới tiêu, hệ thống trường học, trạm xá…
b) Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng khoa học kỹ thuật:
Về nông nghiệp: Nhà nước chủ trương tập trung phát triển loại cây, con phù hợp với điều kiện vùng núi phục vụ nhu cầu lương thực tại chỗ là lúa, ngô, sắn… và có lợi thế xuất khẩu như: chè, cà phê, thuốc lá, mía, dâu tằm, cao su, cây cho gỗ... Phát triển chăn nuôi đại gia súc, tận dụng nguồn nước phát triển nuôi trồng thủy sản. Ở nơi có dự án bảo vệ, trồng rừng, hộ nông dân được nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, được giao đất để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng. Kết hợp ứng dụng thành tựu kỹ thuật trong việc tạo ra những giống cây, con lai có năng suất và chất lượng cao hơn giống bản địa, khuyến khích người dân áp dụng máy móc nông nghiệp thay cho sản xuất thủ công.
Về công nghiệp: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có khả năng tận dụng được tiềm năng miền núi là chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp khai khoáng. Bên cạnh đó cũng chú ý đến công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp. Nhà nước có chế độ miễn giảm thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh có thu nhập thấp hoặc điều kiện kinh doanh có khó khăn.
Về thương mại, dịch vụ: phát triển hệ thống các chợ và chợ phiên, khuyến khích lưu thông hàng hóa giữa vùng núi và vùng xuôi. Khai thác thế mạnh về đặc trưng sinh thái, cảnh quan và di tích lịch sử cách mạng trong vùng để phát triển ngành du lịch.
+ Chính sách đầu tư tín dụng:
Các hộ gia đình được ưu tiên vay vốn với mức lãi suất ưu đãi (mới đây, theo quyết định số 32/2007/QĐ – TTg thì các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn với lãi suất 0%) từ ngân hàng chính sách xã hội và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác để phát triển sản xuất... Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống giữa các tỉnh vùng núi và giữa vùng núi với vùng xuôi.
+ Chính sách văn hóa - y tế - giáo dục:
Về văn hóa: xây dựng hệ thống nhà văn hóa, bưu điện, thư viện, trung tâm thể dục thể thao và vui chơi giải trí... tới từng trung tâm cụm xã. Tuyên truyền đường lối của Đảng, Nhà nước và các thông tin khác cho bà con miền núi thông qua báo, đài, tạp chí, hệ thống phát thanh tuyên truyền và đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trong vùng. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình phòng chống tội phạm: buôn lậu, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS, mại dâm…
Về y tế: nhân dân trong vùng các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế của Nhà nước không mất tiền. Ngoài ra, muối i-ốt và thuốc chữa bệnh được áp dụng biện pháp trợ cước và trợ giá.
Về giáo dục - đào tạo: phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ thàn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21943.doc