Tính toán phân bổ liều trong thùng hàng chiếu xạ và xây dựng phần mềm xác định chế độ chiếu xạ trên thiết bị SVST Co-60/B

Tài liệu Tính toán phân bổ liều trong thùng hàng chiếu xạ và xây dựng phần mềm xác định chế độ chiếu xạ trên thiết bị SVST Co-60/B: ... Ebook Tính toán phân bổ liều trong thùng hàng chiếu xạ và xây dựng phần mềm xác định chế độ chiếu xạ trên thiết bị SVST Co-60/B

pdf97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tính toán phân bổ liều trong thùng hàng chiếu xạ và xây dựng phần mềm xác định chế độ chiếu xạ trên thiết bị SVST Co-60/B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Minh Huệ TÍNH TOÁN PHÂN BỐ LIỀU TRONG THÙNG HÀNG CHIẾU XẠ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHIẾU XẠ TRÊN THIẾT BỊ SVST Co -60/B Chuyên ngành : Vật lý Nguyên tử, Hạt nhân và Năng lượng cao Mã số : 604405 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC TS. TRẦN VĂN HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trần Văn Hùng, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ, sửa chữa và có những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình thực hiện bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích của Th.S. Cao Văn Chung, Nguyễn Anh Tuấn cũng như lãnh đạo, tập thể Phòng vận hành, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Thành phố Hồ Chí Minh. Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy trong thời gian đào tạo chuyên ngành tại trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Xin chân thành cảm ơn Khoa Vật lý, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tại trường. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Sông Hinh đã tạo mọi điều kiện về thời gian trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tác giả Đặng Thị Minh Huệ MỞ ĐẦU Công nghệ bức xạ là một bộ môn khoa học mới, nghiên cứu ứng dụng các hiệu ứng vật lý, hóa học, sinh học và một số hiệu ứng khác khi bức xạ truyền năng lượng cho vật chất. Ngày nay công nghệ bức xạ đang phát triển một cách mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng khá cao khoảng 15-20% thậm chí có nơi đến 25% như ở Việt Nam. Năm 1980 ở Việt Nam mới chỉ có một cơ sở chiếu xạ tại Hà Nội, dùng để xử lý chống nẩy mầm hành và khoai tây, năm 1999 thêm một cơ sở chiếu xạ lớn hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh dùng để khử trùng dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm. Hiện nay ở Việt Nam đã có 6 cơ sở chiếu xạ dạng công nghiệp, trong đó có một cơ sở dùng máy gia tốc electron, 5 cơ sở dùng nguồn Co-60 và trong tương lai vào năm 2010 sẽ đưa tiếp vào vận hành một máy gia tốc electron 10MeV ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nhu cầu phát triển nền kinh tế, Sở Khoa học thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Thuận cũng đang có dự án xây dựng các nhà máy chiếu xạ để phục vụ nhu cầu xử lý của tỉnh và các vùng lân cận. Có thể nói, nhu cầu xử lý thực phẩm, rau quả phục vụ xuất khẩu và sản xuất, chế tạo các vật liệu mới ngày càng cao. Việc gia tăng ngày càng mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ bức xạ, đòi hỏi sự vận hành an toàn thiết bị, cũng như xác định liều chiếu chính xác cho từng loại đối tượng hàng là một vấn đề rất cần thiết; các đại lượng liều, liều trung bình trong sản phẩm theo các mật độ hàng hóa khác nhau cần phải được xác định. Chính vì vậy, đề tài “Tính toán phân bố liều trong thùng hàng chiếu xạ và xây dựng phần mềm xác định chế độ chiếu xạ trên thiết bị SVST Co-60/B” cũng nhằm mục đích đó. Khi tia gamma của nguồn bức xạ Co-60 (với năng lượng 1173keV và 1332 keV) đi vào vật chất cần chiếu xạ, chúng bị suy giảm và phân bố năng lượng (liều chiếu xạ) trong sản phẩm sẽ phụ thuộc vào mật độ sản phẩm chiếu xạ. Đối với thiết bị chiếu xạ SVSTCo-60/B, thùng chứa sản phẩm chiếu xạ có kích thước 48 x 48 x 85 cm ; tùy thuộc mật độ ρ (g/cm3) sản phẩm sắp xếp trong thùng hàng và liều chiếu yêu cầu của từng sản phẩm, cần phải có thời gian chiếu xạ thích hợp. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định các vị trí liều Dmin, Dmax và liều trung bình trong thùng hàng chiếu xạ theo các mật độ hàng khác nhau, trên thiết bị chiếu xạ SVST Co-60/B dùng nguồn Co-60, từ đó xác định thời gian chiếu xạ cần thiết theo liều yêu cầu. Cũng trên cơ sở tính toán xác định liều cực tiểu ( Dmin ) và liều cực đại (Dmax) theo mật độ sản phẩm chiếu xạ, viết một phần mềm xác định thời gian chiếu xạ, khi biết liều cần chiếu xạ, mật độ của sản phẩm cho các nhân viên vận hành sử dụng. Xác định liều Dmin và Dmax cũng như phân bố liều trong sản phẩm rất có ý nghĩa trong thực tiễn. Với một đối tượng hàng chiếu xạ cần có một giá trị liều cực tiểu để tiêu diệt các vi sinh vật, nhưng đồng thời không nên chiếu xạ liều quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Các nhân viên vận hành luôn luôn cần phải biết các đại lượng này và từ đó tính toán đưa ra thời gian chiếu xạ cần thiết. Việc nghiên cứu chỉ tiến hành trên thiết bị SVST Co-60/B của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ thành phố Hồ Chí Minh; với cấu trúc thùng hàng 48 x 48 x 85 cm chứa đầy vật chất chiếu xạ. Tuy nhiên, các kết quả tính toán và phương pháp thực hiện có thể áp dụng cho trên các thiết bị chiếu xạ dùng nguồn Co-60 khác. Từ mục tiêu của đề tài đặt ra cần phải tiến hành nghiên cứu tính toán những vấn đề sau : - Dùng chương trình MCNP(Monte Carlo N-Particle), một phần mềm nghiên cứu bức xạ đa năng dựa trên phương pháp Monte – Carlo đã được xây dựng ở phòng thí nghiệm quốc gia Los – Alamos, Mỹ để tính phân bố liều trong không gian thùng hàng chiếu xạ, từ đó xác định vị trí liều Dmin và Dmax cho các mật độ ρ (g/cm3) : 0,15 ; 0,2 ; 0,3 ; 0,4 ; 0,5. - Từ tính toán phân bố liều xác định liều trung bình theo mật độ. - So sánh kết quả tính toán với kết quả thực nghiệm. - Viết chương trình tính thời gian chiếu xạ khi biết mật độ ρ (hay khối lượng hàng trong thùng hàng ) cường độ nguồn và liều yêu cầu chiếu xạ. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BỨC XẠ 1.1.Nguồn chiếu xạ Cobalt 60(Co60)     10 , 13 , 15 Các máy chiếu xạ sử dụng nguồn Co60 được chế tạo và sử dụng rộng rãi trên thế giới từ những năm 50 do những ưu điểm nổi bật về nguồn phóng xạ và thiết bị: - Chế tạo nguồn Co60 không phức tạp và dễ dàng chế tạo các thanh nguồn với hoạt độ lớn do người ta đã có thể thiết kế và xây dựng các lò phản ứng có thông dòng mật độ neutron nhiệt cao dùng để biến Co59 thành Co60, công nghệ chế tạo và xử lý an toàn. - Nguồn Co60 dễ dàng bảo quản, không gây ô nhiễm cho môi trường do đặc tính Co60 là một kim loại (khác với Cs137 là dạng bột) và che chắn phóng xạ đơn giản nhờ nước thường hoặc bê tông. Phương tiện và kỹ thuật ngày nay cho phép vận chuyển các nguồn Co60 với hoạt độ cao cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính thương mại của nguồn loại này. - Nguồn Co60 có chu kỳ bán rã lớn (5,27 năm), khả năng xuyên sâu cao của tia gamma cho phép sử dụng chúng để chiếu xạ các hàng hóa có mật độ cao, kích thước lớn. - Do các thuộc tính khá an toàn của nguồn Co60 trong chế tạo, sử dụng, bảo quản và vận chuyển mà việc chế tạo các máy chiếu xạ, các thiết bị đảm bảo an toàn trở nên dễ dàng và có kinh tế. - Chiếu xạ sử dụng tia gamma nguồn Co60 có khả năng xử lý rất nhiều mặt hàng có hiệu quả kinh tế rất cao so với các phương pháp xử lý thông thường khác. - Việc chiếu xạ khử trùng các vật phẩm y tế và thanh trùng các mặt hàng thực phẩm đã được các tổ chức quốc tế như FAO, WHO và IAEA cũng như rất nhiều nước trên thế giới chấp nhận và phát triển. Các thiết bị chiếu xạ Co60 được ứng dụng để khử trùng; giảm độ nhiễm vi sinh; diệt mối, mọt, nấm, chống nẩy mầm; biến tính vật liệu và dùng cho các Nghiên cứu-Triển khai. Các sản phẩm được xử lý bởi các thiết bị này gồm: Các vật phẩm y tế như bông, băng gạc, dây truyền dịch, bơm tiêm một lần, các dụng cụ phẫu thuật, trang thiết bị dùng trong y tế, mô ghép, máu, v.v.; dược phẩm, nguyên liệu dùng trong dược phẩm, các nguyên liệu dùng trong mỹ phẩm; các vật liệu polymer, v.v.v. Trên cơ sở những dữ liệu trên đây có thể thấy rằng việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ ở nước ta rất phù hợp với xu thế chung và cần có những bước phát triển tiếp theo, đặc biệt là nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các máy chiếu xạ dùng nguồn Co60. 1.2.Tương tác của gamma với vật chất  3 Bức xạ gamma có bản chất sóng điện từ, đó là các photon năng lượng E cao hàng chục keV đến hàng chục MeV. Khi bức xạ gamma đi vào vật chất bị vật chất hấp thụ do tương tác điện từ. Tương tác của lượng tử gamma với vật chất không gây hiện tượng ion hóa trực tiếp như hạt mang điện. Tuy nhiên, khi gamma tương tác với nguyên tử, nó làm bứt electron quỹ đạo ra khỏi nguyên tử hay sinh ra các cặp electron-positron, rồi các electron này gây ion hóa môi trường. Có ba dạng tương tác cơ bản của gamma với nguyên tử là hiệu ứng quang điện, tán xạ Compton và hiệu ứng tạo cặp. 1.2.1.Hiệu ứng quang điện Khi lượng tử gamma va chạm với electron quỹ đạo của nguyên tử, gamma biến mất và năng lượng gamma được truyền toàn bộ cho electron quỹ đạo để nó bay ra khỏi nguyên tử. Electron này được gọi là quang electron. Quang electron nhận được động năng Ee bằng hiệu giữa năng lượng gamma vào E và năng lượng liên kết lk của electron trên lớp vỏ trước khi bị bứt ra Ee = E – εlk (1.1) Hiệu ứng quang điện không xảy ra đối với electron tự do vì không bảo đảm quy luật bảo toàn năng lượng và động lượng. Thực vậy, nếu hiệu ứng quang điện xảy ra trên electron tự do thì từ định luật bảo toàn năng lượng, động lượng ta có: 2 0 2 1( 1) 1 E m c   (1.2) 0 21 m cE c    (1.3) Trong đó 31 80, 9,1.10 , 3.10 /v m kg c m sc    . Từ (1.2) rút ra 2 2 2 0 1 1 1 1 E m c       (1.4) Phương trình này có hai nghiệm 0  và 1  . Giá trị 0  cho nghiệm tầm thường Ee = 0 và nghiệm 1  không có ý nghĩa vì electron có khối lượng khác không. Như vậy muốn có hiệu ứng quang điện thì electron phải liên kết trong nguyên tử. Hơn nữa muốn hiệu ứng xảy ra, năng lượng tia gamma phải lớn hơn năng lượng liên kết của electron để thỏa mãn biểu thức (1.1), nhưng không được lớn quá vì khi đó nó coi electron gần như tự do. Hình 1.1.Hieäu öùng quang điện Hiệu ứng quang điện chủ yếu xảy ra đối với electron ở lớp K và với tiết diện rất lớn đối với các nguyên tử nặng (chẳng hạn như chì) ngay cả ở vùng năng lượng cao, còn đối với các nguyên tử nhẹ (chẳng hạn cơ thể sinh hoc) hiệu ứng quang điện chỉ xuất hiện đáng kể ở vùng năng lượng thấp. 1.2.2.Hiệu ứng Compton Khi tăng năng lượng gamma đến giá trị lớn hơn nhiều so với năng lượng liên kết của các electron lớp K trong nguyên tử, thì vai trò của hiệu ứng quang điện không còn đáng kể và bắt đầu hiệu ứng Compton. Tán xạ Compton là tán xạ đàn hồi của gamma vào với các electron chủ yếu ở quỹ đạo ngoài cùng của nguyên tử. Sau tán xạ lượng tử gamma thay đổi phương bay và bị mất một phần năng lượng còn electron thì được giải phóng ra khỏi nguyên tử. Trong kết quả của hiệu ứng Compton, thay cho phôton sơ cấp với năng lượng E xuất hiện một photon bị tán xạ với năng lượng Eγ’<Eγ, còn electron trên đó xảy ra sự tán xạ gọi là electron giật lùi thì thu được động năng eE 'eE E E   (1.5) Sử dụng các định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng với giả thiết rằng electron là electron tự do ta có:     , 0 2 ' 2 0 2 1.6 1 1 1 1.7 1 m ch h c c h h m c                 Từ (1.6),(1.7) có thể chỉ ra rằng biến thiên bước sóng trong tán xạ Compton là:  ' 0 1 os (1.8)c         Hình 1.2. Hiệu ứng Compton Trong đó  và ' tương ứng là bước sóng của bức xạ sơ cấp và bức xạ tán xạ; 0 0 h m c   là một hằng số và được gọi là bước sóng Compton của điện tử ; là góc giữa P và 'P thay đổi trong khoảng từ 0 đến  Biểu thức (1.8) chỉ ra rằng bước sóng ' của bức xạ gamma bị tán xạ tăng theo góc tán xạ  , và biến thiên bước sóng  khi tán xạ xảy ra dưới một góc không đổi thì không phụ thuộc vào bước sóng  của bức xạ gamma tới. Năng lượng của lượng tử gamma bị tán xạ một góc  xác định bằng biểu thức sau: ' ' 2 0 1 1 (1 os ) E h h h c m c          (1.9) Sự giảm của năng lượng 'h và do đó của cả xung lượng 'h c  của lượng tử gamma bị tán xạ theo sự tăng của năng lượng và xung lượng electron giật lùi. Mối liên hệ giữa động năng của electron giật lùi eE và góc bay ra  của nó có thể biễu diễn bằng hệ thức sau : 2 0 2 2 2 0 0 2 (1.10)21 (1 ) e h m cE h h htg m c m c         Trong đó  là góc bay ra của electron giật lùi, thay đổi từ 0 đến 2  . Góc  liên hệ với góc tán xạ  bằng công thức: 2 0 1 cot (1.11) 21 tg gh m c    Từ (1.10) ta suy ra rằng, động năng của electron giật lùi eE thay đổi từ 0 đến axemE . Hình 1.3. Sơ đồ tán xạ gamma lên electron tự do 2 0 emax 2 0 2 E (1.12)21 h m ch h m c     Các electron giật lùi trong hiệu ứng Compton hướng chủ yếu theo phương chuyển động ban đầu của các lượng tử gamma tới. Năng lượng của lượng tử gamma này càng lớn thì sự dị hướng càng lớn. Nếu năng lượng của lượng tử gamma lớn hơn 2MeV thì đa số electron có góc bay ra nhỏ hơn 200. 1.2.3.Hiệu ứng tạo cặp electron-pozitron Khi năng lượng của các lượng tử gamma đủ cao, thì cùng với hiệu ứng quang điện và hiệu ứng Compton, có thể xảy ra dạng tương tác thứ ba của các lượng tử gamma với vật chất. Đó là sự tạo thành các cặp electron – pozitron. Nếu gamma vào có năng lượng lớn hơn hai lần năng lượng tĩnh electron 2mec2 = 1,02 MeV thì khi đi qua điện trường của hạt nhân nó sinh ra một cặp electron - pozitron. Sự biến đổi năng lượng thành khối lượng như trên phải xảy ra gần một hạt nào đó để hạt này chuyển động giật lùi giúp tổng động lượng được bảo toàn. Quá trình tạo cặp xảy ra gần hạt nhân, do động năng chuyển động giật lùi của hạt nhân rất bé nên phần năng lượng còn dư biến thành động năng của electron - pozitron. Quá trình tạo cặp cũng xảy ra gần electron nhưng xác suất rất bé. Hiệu ứng tạo cặp chỉ được xảy ra trong trường hạt nhân. Ngưỡng tạo cặp là: 22 1 1,02mmc MeV M      , với M là khối lượng hạt nhân, m là khối lượng electron Như vậy hiệu ứng tạo cặp chỉ xảy ra khi năng lượng E của gamma vào lớn hơn 1,02MeV. Hiệu số năng lượng E – 2mec2 bằng tổng động năng của electron Ee- và pozitron Ee+ bay ra. Do hai hạt này có khối lượng giống nhau nên có xác suất lớn để hai hạt có năng lượng bằng nhau Ee-= Ee+. Electron mất dần năng lượng của mình để ion hóa các nguyên tử môi trường. Pozitron mang điện tích dương nên khi gặp electron của nguyên tử, điện tích của chúng bị trung hòa, chúng hủy lẫn nhau, gọi là hiện tượng hủy electron - pozitron. Khi hủy electron - pozitron hai lượng tử gamma được sinh ra bay ngược chiều Hình 1.4. Hiệu ứng tạo cặp electron - positron nhau, mỗi lượng tử có năng lượng 0,51MeV, tức là năng lượng tổng cộng của chúng bằng tổng khối lượng của hai hạt electron và pozitron 1,02MeV. 1.3.Cơ sở hóa bức xạ      2 , 12 , 16 Ở trạng thái cơ bản, số electron quỹ đạo của nguyên tử trong phân tử là 2 hoặc 8, các electron kết cặp với nhau, hai electron trong một cặp có spin ngược chiều nhau. Khi vật chất bị gia nhiệt, chiếu với ánh sáng, năng lượng ion hóa hay tương tác với enzime thì các nguyên tử hay phân tử trong đó sẽ bị mất một hoặc vài electron hóa trị và trở thành dạng tự do. Số lượng gốc tự do được tạo thành phụ thuộc vào năng lượng, cường độ của các tác nhân gây kích thích. Phân tử nước, thành phần chủ yếu của đa số sinh vật sống, khi hấp thụ đủ năng lượng ion hóa mất một electron trở thành một gốc tự do mang điện dương. 2 2_H O Ionizing energy H O e     (1.13) Dấu “◦”chỉ sự thiếu electron. Electron tự do bên vế phải phương trình (1.13) nhanh chóng trở về vị trí cũ hay các phân tử nước khác hình thành electron Solvate hay electron Hydrate, ký hiệu se hay aqe . Phương trình được viết: 2 2_ aqH O ionizing energy H O e     (1.14) Ion dương vỡ thành gốc hydroxyl và ion hydrogen. 2H O OH H    (1.15) Các phân tử nước hấp thụ không đủ năng lượng để mất electron nhưng đạt trạng thái kích thích cũng có thể tách thành gốc hydroxyl và một nguyên tử hydro:  2H O excited OH H   (1.16) Phương trình tổng quát:      2 _ 3 , 3 , 0.4 ,aqH O ionizing energy e OH H H    (1.17) Những số trong dấu “ ( )” chỉ xác suất hình thành. Trong Lipid: 2 2LH LH e    2LH LH H   (1.18) L tượng trưng cho gốc Lipid. Tương tác với Protein: 2 2PH PH e    2PH PH H    (1.19) P là gốc protein. Những gốc tự do có hoạt tính hóa học rất mạnh, chúng tác dụng với chính nó hay các hợp chất hóa học khác ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào của sinh vật sống, ví dụ tác dụng của protein thành protein thứ cấp. 2 2OH PH PH H O      (1.20) Cũng có thể tương tác với aromatic protein của những amino acid tạo những gốc tự do khác nhau như: 2 2OH PH HO PH    (1.21) Cấu hình phân tử của gốc tự do ban đầu phụ thuộc vào cấu hình gốc của phân tử, thành phần bị tách khỏi khi gốc tự do được hình thành phụ thuộc vào vị trí của các liên kết yếu nhất : C-H ; C-C. Một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến sự hình thành gốc tự do là sự hiện hữu của oxy phân tử, chúng tương tác như một lưỡng gốc với hai electron chưa kết cặp. Khi có mặt oxy, hầu hết gốc tự do tương tác với nó tạo thành gốc peroxy. 2LH O OOLH   (1.22) Các vận chuyển electron có thể xảy ra hình thành ion hydro và gốc tự do mang điện âm: 2P H O O O P H   (1.23) 2 2PH O P H O      (1.24) Khi gốc tự do tương tác với nhau: Nhị trùng: 2RH RH R RH    (1.25) Không tỉ lệ: RH RH HR HR    (1.26) Do tương tác với những phân tử hòa tan có tính hoạt động như nhóm sulfhydryl (-SH), glutathione (GSH ) 2RH GSH RH GS    (1.27) GS GS GSSG   (1.28) Tương tác với ascorbute trong vitamin C OORH AH HOORH A     (1.29) Một cơ thể sống là một thể thống nhất có khả năng tự điều khiển các hoạt động và bảo vệ đối với các tác nhân gây hại bên ngoài, chúng có khả năng tự phục hồi khi bị tổn thương. Khi tác nhân gây hại đủ lớn, ngoài khả năng tự phục hồi của một cơ thể sống thì nó sẽ chết đi. Đây là cơ sở của việc điều khiển giá trị năng lượng ion hóa làm tác nhân tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng trong xử lí thực phẩm và khử trùng dụng cụ ytế. Với liều lượng đủ lớn, năng lượng ion hóa có thể tiêu diệt các sinh vật từ dạng đơn bào đến phức tạp. 1.4.Hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa   5 , 9 Sinh học bức xạ khảo sát tác dụng của bức xạ lên cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng sinh học thông qua việc khảo sát quá trình tương tác khi bức xạ đi vào cơ thể. Sự hiểu biết về cơ thể người cho phép trả lời hai vấn đề cơ bản khi cơ thể chịu tác dụng của bức xạ: thứ nhất các hiệu ứng sinh học của bức xạ đối với các cơ quan trong cơ thể như thế nào? Thứ hai, các chất phóng xạ xâm nhập cơ thể di chuyển trong đó và bị thải ra như thế nào? Vấn đề thứ nhất được trình bày ở đây là: Các loại tổn thương do bức xạ gây ra ở mức phân tử, mức tế bào và mức cơ thể. 1.4.1.Các hiệu ứng bức xạ ở mức phân tử 1.4.1.1.Tia bức xạ kích thích và ion hóa các nguyên tử và phân tử vật chất Các bức xạ ion hóa như tia X, tia gamma, các hạt alpha, beta và neutron đều tương tác với vật chất khi đi qua môi trường, chủ yếu gồm hai hiệu ứng là kích thích và ion hóa nguyên tử vật chất. Kích thích là quá trình mà nguyên tử hoặc phân tử khi hấp thụ năng lượng từ tia bức xạ chuyển lên một trạng thái năng lượng mới, không bền vững gọi là trạng thái kích thích. Nguyên tử hoặc phân tử ở trạng thái kích thích đó dễ dàng và nhanh chóng phát năng lượng đã hấp thụ được dưới dạng những photon, bức xạ nhiệt hay phản ứng hóa học để trở về trạng thái ban đầu trước khi tương tác với tia bức xạ. Ion hóa là quá trình mà năng lượng từ tia bức xạ làm bật electron quỹ đạo của nguyên tử hoặc phân tử ra ngoài. Nguyên tử lúc đầu trung hòa về điện nay trở thành các cặp ion: ion âm (hoặc electron bị bật ra) và ion dương (phần còn lại của nguyên tử hoặc phân tử). Một hạt tích điện khi đi qua vật chất chỉ mất một phần năng lượng của mình do ion hóa nguyên tử hay phân tử. Do đó dọc theo đường đi của mình qua vật chất, hạt tích điện có nhiều lần va chạm và có thể tạo ra rất nhiều cặp ion. Vì vậy năng lượng của hạt tích điện giảm dần trên quỹ đạo. Ở cuối quỹ đạo, các hạt tích điện không còn đủ lớn để ion hóa vật chất, sẽ liên kết với các ion trái dấu để trở thành nguyên tử hay phân tử trung hòa về điện hoặc tồn tại tự do ở trạng thái chuyển động nhiệt. Như vậy dọc theo quỹ đạo các hạt tích điện xuất hiện nhiều cặp ion. Các ion này không tồn tại lâu mà gây nên các phản ứng hóa học tiếp theo hoặc kết hợp với nhau để thành những phân tử trung hòa về điện. Để biểu diễn độ lớn của khả năng ion hóa người ta dùng khái niệm độ truyền năng lượng tuyến tính LET (Linear Energy Transfer ). Đối với tia X và tia gamma quá trình tương tác không gây ra sự ion hóa trực tiếp như trên. Trong các hiệu ứng quang điện và tạo cặp, các electron bị bứt ra sẽ gây ion hóa môi trường, đó là quá trình ion hóa gián tiếp. Sự kích thích và ion hóa nguyên tử hay phân tử nêu trên làm thay đổi tính chất hóa học hay sinh học của các phân tử sinh học. Có hai cơ chế tác dụng là tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp. 1.4.1.2.Tác dụng trực tiếp của bức xạ lên các phân tử sinh học Năng lượng bức xạ được truyền cho các phân tử sinh học mà chủ yếu là đại phân tử hữu cơ. Năng lượng đó gây các tổn thương về cấu trúc, chức năng và tạo tiền đề cho các tổn thương tiếp theo. Như vây bức xạ có thể tách các nhóm chức hóa học quan trọng ra khỏi các cấu trúc không gian của chúng và tạo các phân tử mới từ phân tử bình thường ban đầu. Sự biến đổi trong cấu trúc của các đại phân tử sinh học sẽ ảnh hưởng tới tốc độ các phản ứng hóa sinh, các hoạt động chức năng của chúng. Tiếp theo là các phản ứng hóa học có thể xảy ra giữa các phân tử bị tổn thương hoặc bị kích thích tạo ra các phân tử mới và lạ đối với cơ quan sinh học, đa số là chất độc, có hại. Đó là tính chất gây độc tố trong tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa. 1.4.1.3.Tác dụng gián tiếp của tia bức xạ lên các phân tử sinh học Trong cơ quan sinh học, nước chiếm một tỉ lệ khoảng 80% và có vai trò quan trọng. Bức xạ ion hóa khi tác dụng lên cơ quan sinh học sẽ gây nên hiệu ứng kích thích và ion hóa phân tử nước H2O. Quá trình tác dụng của tia bức xạ lên phân tử nước có thể tóm tắt như sau: - Quá trình kích thích phân tử: Tia bức xạ + H2O →(H2O)* → H* + OH* (1.30) - Quá trình ion hóa phân tử: Tia bức xạ + H2O → (H2O)+ + e (H2O)+ → H+ + OH* (1.31) e + H2O → (H2O)- →H* + (OH)- (H2O)- , (H2O)+, H+ , (OH)- là các ion , còn H* , (OH)* là các phân tử ở trạng thái kích thích ( có thể gọi là các gốc tự do) rất dễ tạo ra các phản ứng mới như: H* + H* → H2 (1.32) OH* + H* → H2O (1.33) OH* + OH* → H2O2. (1.34) Hydrogen peroxide H2O2 là một chất oxy hóa mạnh, rất có hại đối với phân tử hữu cơ. Trong thực tế lượng H2O2 có thể sản sinh nhiều khi trong môi trường có nhiều oxy. Tác dụng gián tiếp còn xuất hiện do sự hình thành các nhóm nguyên tử hoạt tính, gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do cũng dễ gây nên các phân tử hữu cơ RH và tạo ra thêm các phân tử R* mới bị kích thích theo kiểu dây chuyền, tức là bản thân phản ứng của R* lên oxy tạo ra các R* mới : R* + O2 → RO2 (1.35) RO2 + RH → ROOH + R* (1.36) Do đó tác dụng lan xa và kéo dài sau chiếu xạ. 1.4.1.4.Tổn thương phân tử Biểu hiện của tổn thương phân tử như sau: - Giảm hàm lượng của một hợp chất hữu cơ nhất định nào đó sau chiếu xạ. Trong thực tế người ta thường theo dõi các enzime, các protein đặc hiệu, các acide nhân, v.v. Hàm lượng của chúng bị giảm vì quá trình tổng hợp và sản xuất có thể bị kìm hãm, cũng có thể sự phân hủy và chuyển hóa của các chất đó đã tăng lên do chiếu xạ. - Hoạt tính sinh học của các phân tử hữu cơ bị suy giảm hoặc mất hẳn do cấu trúc phân tử bị hư hại hoặc bị phá vỡ. Thông thường một nhóm chức hóa học quan trọng bị phá hủy hoặc bị phân ly. Do vậy, phân tử thay đổi tính chất và tác dụng. - Tăng hàm lượng một số chất có sẵn hoặc xuất hiện những chất lạ trong cơ quan sinh học, thông thường đó là những chất có hại, độc. Đó là sản phẩm mới của sự phân ly các phân tử hữu cơ hoặc của các phản ứng hóa học mới xảy ra do chiếu xạ, điển hình là H2O2, histamin, v.v. - Một trong các tổn thương phân tử ảnh hưởng đến chức năng sinh học quan trọng là tổn thương phân tử ADN và RNA. Các tổn thương đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động di truyền của tế bào. 1.4.2.Các hiệu ứng bức xạ ở mức tế bào Cơ thể sinh vật sống có cấu tạo từ các cơ quan ( organ) như tim,phổi, nảo…. Các cơ quan cấu tạo từ các mô (tissue) như mô mỡ, mô da, mô xương….Các mô được cấu tạo từ các tế bào(cell). Tế bào là đơn vị sống cơ bản. Tương tác giữa bức xạ và cơ thể sống sẽ gây nên những thay đổi trong tế bào, làm chết tế bào hay làm cho chúng hoạt động bất bình thường. 1.4.2.1.Cấu tạo tế bào của cơ thể sống Về cấu tạo, tế bào thường có ba phần chính: một nhân tế bào (nucleus) ở giữa, một chất lỏng bao quanh gọi là bào tương (cytoplasma), trong bào tương có các thành phần của tế bào như protein, ribosome, v.v.. Bọc quanh bào tương là một màng gọi là màng tế bào (membrane). Mỗi bộ phận thực hiện những chức năng riêng rẽ. Hình 1.5.Cấu tạo cơ bản của tế bào Màng tế bào làm nhiệm vụ trao đổi chất với môi trường ngoài. Bào tương là nơi xảy ra các phản ứng hóa học, bẻ gãy các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản và lấy năng lượng nhiệt tỏa ra (dị hóa: catabolism), tổng hợp các phân tử cần thiết cho tế bào (anabolism). Còn nhân là nơi điều khiển quá trình tổng hợp đó. Trong nhân có ADN (deoxyribonucleic acid) là một đại phân tử hữu cơ chứa các thông tin quan trọng để thực hiện sự tổng hợp các chất. Hình 1.6.Mô hình cấu tạo của phân tử ADN Các tế bào có thời gian sống nhất định. Các tế bào khác nhau có thời gian sống khác nhau. Các tế bào cũng có khả năng phân chia để tạo thành tế bào mới. Đó là cơ chế để duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ thể người. ADN chứa các thông tin cần thiết để điều khiển việc phân chia tế bào. Thông thường, những tác dụng sinh học của bức xạ lên phân tử là do sự phá hỏng ADN của tế bào. Sau đây chúng ta sẽ xem xét chuỗi quá trình từ lúc bức xạ bắt đầu đi vào cơ thể cho đến khi xuất hiện những hiệu ứng quan sát được về mặt sinh học và xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến các hiệu ứng này. 1.4.2.2.Sự tổn thương tế bào và việc sửa chữa Sự tổn thương tế bào do bức xạ chủ yếu do các hiệu ứng trên ADN và có thể gồm ba hiệu ứng chính như sau: - Tế bào có thể chết. - Chất liệu di truyền của tế bào có thể thay đổi và sự thay đổi này được truyền qua các tế bào mới. - Sự thay đổi có thể xảy ra trong tế bào và tế bào đó có thể dẫn tới sự phân chia dị thường. Các tế bào có các cơ chế sửa chữa rất hữu hiệu và hồi phục khỏi tổn thương do các tác nhân bên ngoài gây ra, kể cả tác nhân bức xạ. Nếu tốc độ tổn thương tế bào khá chậm thì khả năng hồi phục cao. Việc chiếu xạ với liều nhận được trong thời gian dài, hàng tháng hay hàng năm, được gọi là chiếu xạ trường cửu (chronic), thì khả năng sửa chữa tế bào cao. Đối với chiếu xạ cấp tập (acute), nghĩa là một liều lớn nhận được trong một vài giờ hay ngắn hơn, thì khả năng sửa chữa tế bào thấp hơn. Chính vì vậy, khi điều trị bằng bức xạ, liều chiếu cần được phân ra thành một số lần chứ không chiếu một lần để cho các tế bào khỏe mạnh gần khối u có thời gian hồi phục trong lúc các tế bào ung thư có độ nhạy cảm bức xạ cao có khả năng tổn thương cao hơn và khó hồi phục. 1.4.2.3.Sự nhạy cảm bức xạ Độ nhạy cảm bức xạ của tế bào nói lên mức độ mất khả năng tái sinh của tế bào nghĩa là mức độ bị hủy diệt tế bào sau chiếu xạ. Các cơ quan ung thư (sản sinh mạnh, nhiều tế bào non và có cấu trúc bất thường) có độ nhạy cảm bức xạ cao hơn các cơ quan lành. Độ nhạy cảm bức xạ của các mô cũng khác nhau. Độ nhạy cảm cao nhất ở các mô tạo máu trong tủy xương, mô sinh dục, tiếp theo là các mô niêm mạc, da, thủy tinh thể của mắt. Mô liên kết như sụn xương, mạch máu có độ nhạy cảm trung bình, sau đó là các tế bào của các phụ tạng, mô tuyến nội tiết và cuối cùng là các mô cơ, xương và thần kinh có độ nhạy cảm bức xạ thấp nhất. Chính vì vậy tia bức xạ có thể gây các tổn thương khác nhau ở các mô khác nhau tạo ra các triệu chứng khác nhau. 1.4.3.Các hiệu ứng bức xạ ở mức cơ thể Các tế bào tạo nên các mô và các cơ quan hoạt động một cách có hệ thống. Nếu tế bào mất khả năng sinh sôi hoặc các chức năng của tế bào bị hạn chế thì các mô và các cơ quan cũng bị thay đổi, gây nên bệnh đục thủy tinh thể, giảm số bạch cầu, bệnh ban sốt đỏ, v.v. Khi đó chức năng chung của cơ thể cũng thay đổi, xuất hiện các triệu chứng như: nôn mửa, chảy máu, hay co giật. Các bệnh ung thư có thể xuất hiện nhiều năm sau đó. Các hiệu ứng do bức xạ có thể phân thành hai loại, hiệu ứng tất nhiên và hiệu ứng ngẫu nhiên. 1.4.3.1.Các hiệu ứng tất nhiên (deterministic effect) Kết quả của sự tổn thương tế bào là sự chết tế bào. Nếu chỉ có một số tế bào bị tác dụng thì trong cơ thể còn nhiều tế bào và những tế bào mới sẽ thay thế các tế bào bị chết. Như vậy, đối với các liều chiếu thấp thì không có hiệu ứng đáng kể. Tuy nhiên, khi tăng liều chiếu đến một giá trị liều chiếu nào đó, một số đủ lớn các tế bào bị chết và ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ quan cơ thể. Khi số lượng các tế bào bị tác dụng càng lớn thì sự mất chức năng của cơ quan càng nghiêm trọng. Hiệu ứng loại này được gọi là hiệu ứng tất nhiên và có liều chiếu ngưỡng. Liều chiếu ngưỡng là liều chiếu mà dưới nó không có hiệu ứng xảy ra, trên liều chiếu ngưỡng hiệu ứng càng nguy hiểm khi liều chiếu càng lớn. Hiệu ứng tất nhiên đối với mỗi người phụ thuộc vào các yếu tố sinh học, như tuổi và sức khỏe, các yếu tố hóa học như lượng oxygen trong mô. Mỗi quần thể người có một mức nhạy cảm bức xạ. Liều ngưỡng thấp đối với quần thể người nhạy cảm cao đối với bức xạ và liều ngưỡng cao đối với quần thể người nhạy cảm ít đối với bức xạ. Hiệu ứng tất nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với chiếu xạ cấp, tức là chiếu một liều xạ lớn trong khoảng thời gian ngắn. Khi đó, một lượng bức xạ lớn làm hư hỏng các cơ quan cơ thể làm cho chúng ngừng hoạt động và gây tử vong. Với liều cấp lớn, hiệu ứng tất nhiên làm người chết trong vòng vài ngày hay vài tuần, gọi là hiệu ứng sớm. Một số hiệu ứng xảy ra muộn vài năm đến vài chục năm kể từ lúc chiếu xạ, đó là các hiệu ứng muộn. Chẳng hạn bệnh đục thủy tinh thể thuộc hiệu ứng muộn vì nó xảy r._.a sau một vài năm. 1.4.3.2.Các hiệu ứng ngẫu nhiên (Stochacstic effect) Đôi khi, hiệu ứng của bức xạ không giết chết tế bào mà chỉ thay đổi nó bằng một cách nào đó. Trong đa số trường hợp, sự thay đổi này của tế bào không đáng kể và không quan sát ngay được. Tuy nhiên, vết thương có thể tác dụng lên hệ điều khiển của tế bào và sau đó làm nó phân chia nhanh hơn bình thường. Nếu tế bào bị tác dụng bắt đầu phân chia theo cách này thì sẽ sinh ra một lượng rất lớn các tế bào con dị thường và tạo nên ung thư. Các ung thư không xuất hiện ngay sau khi chiếu xạ mà muộn một thời gian, trong thời gian này không quan sát được hiệu ứng. Thời gian ủ bệnh từ một vài năm đối với bệnh bạch cầu đến vài ba chục năm đối với các u ung thư. Ung thư thuộc loại hiệu ứng muộn. Độ lớn liều chiếu không làm thay đổi tính nghiêm trọng của ung thư, mà ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện ung thư. Nói khác đi nguy cơ ung thư tăng theo liều chiếu. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng ngẫu nhiên vì nó xảy ra một cách ngẫu nhiên hay theo xác xuất. 1.4.3.3.Các hiệu ứng di truyền (hereditary effect) Nếu tế bào bị hư hỏng do bức xạ là một trong các tế bào sinh sản, nghĩa là tinh dịch hay trứng, thì sự hư hỏng này có thể tác dụng lên đứa con và các thế hệ sau này. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng di truyền, thuộc vào loại hiệu ứng ngẫu nhiên. Nguy cơ của hiệu ứng di truyền thấp hơn nguy cơ của hiệu ứng ung thư, cũng là một loại hiệu ứng ngẫu nhiên. Các thí nghiệm trên thực vật và động vật cho thấy, hiệu ứng di truyền xuất hiện sau khi chiếu xạ một liều lớn. Tuy nhiên, chưa tìm thấy hiệu ứng di truyền ở người. 1.5.Các định nghĩa liều, đơn vị liều    5 , 9 1.5.1.Liều chiếu và suất liều chiếu Liều chiếu là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh phóng xạ của một chùm photon (tia X hay tia gamma). Độ mạnh này thể hiện qua khả năng ion hóa không khí của chùm photon đó tại một điểm trong không gian. Liều chiếu X được định nghĩa là tỷ số dQX dm  (1.37) Trong đó dQ tổng điện tích của các ion cùng dấu được tạo ra (trực tiếp hay gián tiếp) trong một thể tích không khí có khối lượng dm bởi tia X hay tia gamma khi tất cả các electron được giải phóng hoàn toàn bị hấp thụ trong khối lượng không khí đó. Do những khó khăn về thực nghiệm nên khi đo liều chiếu, định nghĩa này chỉ dùng được cho photon có năng lượng dưới 3MeV. Đối với liều chiếu, môi trường được xem xét chỉ là không khí và bức xạ chỉ là photon có năng lượng dưới 3MeV. Đơn vị chuẩn của liều chiếu trong hệ SI là Culông/kilogam(C/kg). Ngoài ra người ta cũng thường dùng đơn vị Rơnghen ( ký hiệu là R ), giữa hai đơn vị này có quan hệ như sau: 1R = 2,58.10-4C/kg 1C/kg = 3876 R. Do điện tích của mỗi cặp ion là e = 1,6.10-19C, một liều chiếu có giá trị bằng 1C/kg sẽ tạo ra trong không khí 1(C/kg)/1,6.10-19 (C) = 6,25.1018 cặp ion/kg. Tương ứng 1R là liều chiếu của tia X hay tia gamma có thể tạo ra 1,61.1012 cặp ion trong một gam không khí hay 2,08.109 cặp ion trong 1cm3 không khí ở điều kiện tiêu chuẩn ( 760mmHg, 00C ) Suất liều chiếu là liều chiếu trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của suất liều chiếu trong hệ SI là Culông/kg.giây (C/kg.s ) hay A/kg.s. Đơn vị ngoài hệ SI thường dùng là R/h hay mR/h. 1.5.2.Liều hấp thụ và suất liều hấp thụ Liều hấp thụ và suất liều hấp thụ là các đại lượng đặc trưng cho lượng năng lượng mà bức xạ bỏ ra trong vật chất. Khái niệm này được định nghĩa chung cho mọi môi trường và cho mọi loại bức xạ có khả năng ion hóa trực tiếp (hạt mang điện) hay gián tiếp ( photon, neutron ). Liều hấp thụ là lượng năng lượng được hấp thụ trong một đơn vị khối lượng vật chất. Liều hấp thụ (ký hiệu là D) là tỉ số giữa năng lượng trung bình d mà bức xạ truyền cho vật chất trong thể tích nguyên tố và khối lượng vật chất dm của thể tích đó. dD dm  (1.38) Định nghĩa trên có thể áp dụng cho mọi loại vật chất hấp thụ và mọi loại tia bức xạ có năng lượng tùy ý. Khả năng hấp thụ năng lượng phụ thuộc loại vật chất được chiếu. Với cùng một liều chiếu, các loại vật liệu khác nhau sẽ hấp thụ những lượng năng lượng khác nhau. Do đó khi đưa ra liều hấp thụ bao giờ người ta cũng phải cho biết loại vật chất đã hấp thụ lượng năng lượng đó. Đơn vị của liều hấp thụ trong hệ SI là Gray (Gy): 1Gray (Gy) = 1J/kg. Trong thực tế, người ta còn sử dụng đơn vị rad (radiation absorbed dose): 1 rad = 10-2 Gy 1Gy = 100 rad . Suất liều hấp thụ là liều lượng hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của nó là Gray/giây (Gy/s) và rad/s. 1.5.3.Liều tương đương và suất liều tương đương Về phương diện sinh học, người ta thấy rằng các loại bức xạ khác nhau, dù được hấp thụ cùng một liều như nhau trong mô, cũng có các tác dụng khác nhau. Trong an toàn phóng xạ, ngoài liều hấp thụ, người ta còn dùng một đại lượng khác gọi là liều tương đương. Đó là tích số giữa liều hấp thụ trung bình trong một mô hay một cơ quan và một hệ số đặc trưng cho loại bức xạ trong việc gây nên tác dụng sinh học. Theo định nghĩa, liều tương đương H (equivalent dose ) gây bởi một loại bức xạ lên cơ thể sống là đại lượng để đánh giá mức độ nguy hiểm của các loại bức xạ, bằng tích số giữa liều hấp thụ D trong mô và một hệ số đặc trưng cho loại bức xạ đó, hệ số này không có đơn vị và được gọi là hệ số chất lượng, ký hiệu là WR H = WR.D (1.39) Đơn vị của liều tương đương trong hệ SI là sievert (Sv) H(Sv) = WR x D (Gy) Ngoài ra người ta cũng thường dùng đơn vị rem H(rem) = WR x D(rad) Vậy 1Sv = 100 rems Suất liều tương đương là liều tương đương được hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của suất liều tương đương là sievert/giây (Sv/s) và rem/s. Liều tương đương được dùng khi một cơ quan hay một mô riêng rẽ bị chiếu xạ. Khi chịu cùng một liều tương đương, các cơ quan và mô khác nhau trong cơ thể có thể chịu những mức độ tổn thương khác nhau. Tức là chúng có độ nhạy bức xạ khác nhau. Độ nhạy này được đặc trưng bởi một hệ số trọng số mô (tissue weighting factor). Trong trường hợp toàn thân bị chiếu, người ta dùng liều hiệu dụng (effective dose). Đó là tổng số E = T  WT. HT (1.40) Trong đó HT là liều tương đương nhận được ở mô T và WT là hệ số trọng số mô đặc trưng cho cơ quan (mô ) đó. Liều hiệu dụng cũng như liều tương đương có cùng thứ nguyên như liều hấp thụ (năng lượng/ khối lượng), nhưng người ta dùng đơn vị Sievert để tránh nhầm lẫn. 1.6.Các ứng dụng chiếu xạ theo mức độ liều chiếu   4 , 12 1.6.1.Xử lí bức xạ thực phẩm Xử lí bức xạ đối với thực phẩm được áp dụng chủ yếu để làm ngưng hoặc làm chậm sự phát triển của rau củ, cải thiện chất lượng của thực phẩm, diệt sâu bọ, khử trùng và tiệt trùng. Theo liều lượng, người ta chia quá trình xử lí thực phẩm làm ba loại: - Liều thấp (dưới 1 kGy): Sử dụng để hạn chế sự phát triển của rau, củ làm chậm quá trình chín của hoa quả và diệt côn trùng. - Liều trung bình (từ 1-10 kGy): Dùng để kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm, giảm sự lây nhiễm của vi sinh vật, cải thiện một số tính chất công nghệ. - Liều cao (từ 10-60 kGy): Dùng để tiệt trùng, diệt virut, xử lí đồ hộp. Cũng theo liều,người ta phân biệt một số quá trình với các thuật ngữ mới: - Radurization : Xử lí ở liều 2 – 6 kGy, trong đó các vi khuẩn giảm một cách đáng kể, nhưng không tiêu diệt hoàn toàn. Quá trình này tăng khả năng bảo quản lên từ 3-5 lần ở nhiệt độ thấp (00- 50C). - Radicidation : Liều tương tự như trong radurization nhưng chỉ diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh xác định. - Radappertization : Xử lí ở liều từ 30-50 kGy để tiêu diệt gần như hoàn toàn các hệ vi khuẩn, nhằm bảo quản lâu dài các sản phẩm như thịt và các sản phẩm thịt.. 1.6.2.Khử trùng dụng cụ y tế Khử trùng dụng cụ y tế là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất của công nghệ bức xạ. Nguồn bức xạ chủ yếu sử dụng để khử trùng dụng cụ y tế là gamma (Co60 và Cs137), ngoài ra nguồn electron cũng được sử dụng. Khử trùng bằng bức xạ là một kỹ thuật tổng hợp, nó liên quan tới sinh học bức xạ và hóa bức xạ. Dưới tác dụng của bức xạ, người ta phải giải quyết hai vấn đề: - Tiêu diệt vi trùng (nói chính xác hơn là làm mất khả năng sinh sản của chúng) - Ngăn chặn khả năng phân hủy bức xạ của đối tượng được khử trùng. Rõ ràng vấn đề đầu tiên liên quan tới sinh học bức xạ, vấn đề thứ hai liên quan đến hóa bức xạ. Hiện nay trong công nghệ tiệt trùng y tế, người ta chưa có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi trùng mà chỉ có khả năng giảm xác suất lây nhiễm của chúng để nó không vượt quá giá trị 10-6. Khả năng chống bức xạ của vi trùng được xác định chủ yếu bằng độ bền bức xạ của axit nucleic trong tế bào. Tiệt trùng là quá trình phá hủy các ADN của vi trùng sao cho số phân tử axit nucleic có khả năng phân chia tế bào giảm từ 6-9 bậc. Động lực học của quá trình chết của vi trùng tuân theo luật hàm mũ. Quy luật này được mô tả bằng mô hình truyền năng lượng, ở các liều nhỏ có một “bờ vai” giảm chậm do quá trình phục hồi của hệ tế bào. Trong qúa trình chiếu xạ người ta hay sử dụng khái niệm D10 là giá trị liều làm chết 90% lượng vi trùng hoặc liều tại đó 10% vi trùng còn sống sót. Liều tiệt trùng được coi là 25 kGy, nhưng ở các nước Đông Âu liều tiệt trùng được coi là từ 35-50 kGy, phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn ban đầu. Các nghiên cứu cho thấy đa số các polyme dùng làm dụng cụ y tế hầu như không biến đổi tính chất ở liều tiệt trùng như polyetylen, polypropilen, polyamit, cao su,silicon...Chỉ có polyaxetan và polytetrafluoetylen là bị phá hủy mạnh ở liều 25 kGy. Một trong những yêu cầu khi khử trùng là tính đồng đều. Cần phải đảm bảo để liều cực tiểu Dmin = 25 kGy. Tính ưu việt của khử trùng bức xạ dụng cụ y tế + Tiêu tốn năng lượng thấp hơn so với xử lí nhiệt. + Xử lí được các vật liệu dễ bị biến dạng do nhiệt. + Xử lí được dụng cụ trong bao bì kín. + Không tạo ra độc chất như xử lí hóa nhiệt. + Dễ điều khiển. + Xử lí liên tục và dễ tự động hóa. 1.6.3. Làm sạch khói nhà máy bằng công nghệ bức xạ Ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu. Sự phát tán các chất SO2 và NOx vào khí quyển từ các nhà máy than và dầu, các nhà máy công nghiệp, là một trong những nguồn ô nhiễm chủ yếu. Các chất gây ô nhiễm này tạo ra các trận mưa axit và làm tăng hiệu ứng nhà kính với sự nóng dần lên của khí quyển Trái đất. - Kỹ thuật xử lý bằng electron là một kĩ thuật mới, tách đồng thời các chất nói trên từ khói thải, đã được nghiên cứu ở một số nước và hiện có một số thiết bị công nghiệp, chẳng hạn ở Mỹ, Nhật, Ba Lan... - Nội dung và phương pháp: Khí thải phát ra được làm lạnh bằng cách phun các hạt nước kích thước nhỏ tới nhiệt độ 70oC. Khí này được cho qua buồng chiếu và được chiếu bằng chùm electron với sự hiện diện của amoniac (NH3) được trộn trước khi đưa vào buồng chiếu. Khí SO2 và NOx được biến thành axit tương ứng của chúng, sau đó biến thành amoni sulfat và amoni nitrat. Các chất này được thu hồi bằng các máy tĩnh điện. Sản phẩm thu được là phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Các phản ứng này có thể xảy ra như sau: 2O H, O, HO  NOx HNO3 (1.41) 2O H, O, HO  SO2 H2SO4 (1.42) NH3 H2SO4 (NH4)2SO4 (1.43) NH4 (NH4)2SO2 (NH4)2SO4 . 2NH4NO3 (1.44) - Thiết bị: Một vài tổ máy gia tốc electron, năng lượng 0,5-1,5 MeV, công suất 10 – 50 kW, dòng ~20mA; nhiệt độ 60 – 150oC - Hiệu quả: Việc xử lý liên tục cho phép tách 95% khí SO2 và 80% khí NOx ra khỏi khói thải. Có thể kết hợp việc xử lý CO2 với SO2 và NOx bằng cách phun hỗn hợp Ca(OH)2 để tạo thành cacbonat canxi. - Tính ưu việt của quy trình công nghệ: + Đây là quy trình duy nhất tách đồng thời SO2 và NOx + Sản phẩm thu được làm phân bón. + Quy trình không đòi hỏi nhiều nước + Đáp ứng yêu cầu và tách SO2 và NOx 1.6.4.Xử lý bức xạ nguồn nước thải Các nghiên cứu và công nghệ xử lý nước thải được tiến hành theo các bước xử lý sau đây: 1)Xử lý bức xạ các nguồn nước tự nhiên; 2) Làm sạch bằng bức xạ các nguồn nước thải công nghiệp; 3) Xử lý bức xạ các chất lắng đọng của nước thải. Quá trình xử lý nước thải được tiến hành đồng thời với quá trình khử tính lây nhiễm các mầm bệnh có trong nước. 1.6.4.1.Xử lý nước tự nhiên Nước tự nhiên trước khi sử dụng làm nước uống, thường được làm sạch chủ yếu đối với các chất hữu cơ vốn làm cho nước có màu; khử mùi và vị không bình thường của nước. Dùng tia gamma của nguồn 60Co với liều thấp cỡ 1 kGy, người ta có thể khử được màu, tẩy uế và diệt khuẩn để nước có thể sử dụng làm nước sinh hoạt. Việc khử màu chủ yếu liên quan tới sự phân hủy các chất mùn bởi các sản phẩm phân tích bức xạ, trong đó vai trò quan trọng nhất là các gốc tự do OH. Cũng ở liều 1kGy mùi bị khử hoàn toàn và độ nhiễm độc vi khuẩn cũng như nhiễm độc ký sinh trùng trong nước giảm đi rất nhiều, cho nên có thể coi 1 kGy là liều làm sạch nước. 1.6.4.2.Xử lý nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp thường chứa rất nhiều chất độc hại; những chất này khó phân hủy và lại có nồng độ tương đối cao. Để phân hủy chúng cần liều 10D kGy . Nói chung người ta thường kết hợp nhiều phương pháp: hóa học, sinh học, bức xạ, v.v.. Sau khi làm sạch bằng phương pháp hóa học và sinh học, chỉ cần một liều bức xạ rất nhỏ để làm sạch nước thải, cỡ 0,1 – 0,3 kGy 1.6.4.3.Xử lý bùn và các chất lắng đọng từ nước thải Các chất lắng đọng thường chiếm từ 0,5 – 8% thể tích nước thải. Liều lượng 25kGy được coi là liều lượng tiệt trùng đối với bùn và chất lắng đọng. Sản phẩm có thể làm phân bón trong công nghiệp. 1.6.5.Tổng hợp hóa bức xạ Bức xạ ion hóa có thể sử dụng để thực hiện các phản ứng hóa học. Thông thường trong các quá trình này, bức xạ ion hóa đóng vai trò tác nhân khơi mào đối với các phản ứng dây chuyền. 1.6.5.1 Tổng hợp sulfoclorit -Mục tiêu của quy trình: thu được monosulfoclorit để sử dụng sản xuất các chất tẩy rửa sinh học. - Nội dung của phương pháp: dựa trên phản ứng dây chuyền ở pha lỏng được khơi mào bằng bức xạ gamma RH + SO2 + Cl2 RSO2Cl +HCl (1.45) Cơ chế của quy trình bao gồm các phản ứng sau: * R + SO2 → RSO2 (1.46) R + Cl2 → RCl + Cl (1.47) RSO2 + Cl → RSO2Cl (1.48) * RH + Cl → R + HCl (1.49) Cl + Cl → Cl2 (1.50) RSO2 + Cl → RSO2Cl (1.51) Ngoài RSO2Cl, còn có sản phẩm phụ là clorit - Nguồn bức xạ 60Co, hoạt độ nhỏ 2kCi, suất liều 2x10-4-10-2 Gy/s. - Sản phẩm là dung dịch 30% sulfoclorit trong hyđrocacbon. 1.6.5.2.Tổng hợp chất thiếc – hữu cơ - Phương pháp: dựa trên phản ứng khơi mào bằng bức xạ 2RBr + Sn → R2SnBr2 (1.52) - Điakil bromit thiếc (R2SnBr2) được dùng làm sản phẩm trong việc sản xuất các chất xúc tác đặc biệt là các chất cố định polyme. 1.6.6.Công nghệ lưu hóa các chất đàn hồi 1.6.6.1.Sản xuất các vật liệu cách nhiệt bền nhiệt tự dính - Chế tạo các băng dính cách điện chịu nhiệt Nguyên lý: Lưu hóa hay khâu mạch. Quy trình: Việc chế tạo các sản phẩm này bao gồm các công đoạn sau: + Chuẩn bị phối liệu ban đầu gồm từ hỗn hợp cao su và một số phụ gia + Trộn phối liệu ở nhệt độ 050 C + Tạo băng cao su nguyên liệu trên đế polyetylen và cuộn thành bánh đường kính 12-15cm . + Lưu hóa bức xạ bằng nguồn 60Co + Đóng gói sản phẩm trong gói polyetylen. Để chế tạo các băng ta lấy hỗn hợp cao su polygetepolyxyloxan có chứa bo. Nguyên liệu này có khả năng tự bám dính và hấp thụ nhiệt độ phòng. Tính tự bám dính có được nhờ nhóm B-O trong mạch polyme. Liều chiếu: từ 100-130kGy, suất liều 7,9 kGy/h. Thiết bị: Máy gia tốc hoặc nguồn 60Co. - Chế tạo vải thủy tinh cao su. Nguyên lý: lưu hóa cao su. Quy trình chuẩn bị nguyên liệu: + Tấm vải thủy tinh bằng dung dịch polyxyloxan. + Phủ một lớp hỗn hợp mủ cao su. + Dùng rulô phủ tiếp một lớp màng mỏng polyetylen giữa lớp thứ nhất và lớp thứ hai. Chiếu bức xạ electron: trên băng chuyển động liên tục. Liều hấp thụ 50-70kGy. Cũng có thể dùng bức xạ gamma của nguồn 60Co để lưu hóa. Trong trường hợp này sản phẩm được chiếu theo từng cuộn. 1.6.6.2.Các quá trình lưu hóa bức xạ các chất đàn hồi khác - Đệm, phớt cao su: Dùng nguồn 60Co hoặc electron nhanh chiếu mủ cao su. - Lốp ô tô: Lúc đầu người ta cho rằng chế tạo lốp ô tô bằng phương pháp lưu hóa bức xạ là có triển vọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau cho thấy vấn đề không đơn giản. Nguyên nhân là tính phức tạp của đối tượng, tính đa dạng về thành phần và độ bền khác nhau của các chất trong quá trình chiếu xạ. Do đó, đối với đối tượng này, xử lý bức xạ không thể hiện tính ưu việt rõ rệt so với phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa xử lý bức xạ và xử lý nhiệt cho các kết quả khả quan hơn - Lưu hóa mủ cao su tự nhiên: Thiết bị gồm ba bộ phận : bộ phận nhũ tương hóa nguyên liệu, bộ phận trộn và buồng phản ứng lưu hóa. Trong bộ phận nhũ tương hóa, người ta chuẩn bị nhũ tương từ CCl4 và nước. Nhũ tương đưa vào bộ phận trộn để trộn từ từ với latex. Hỗn hợp sau đó được đưa vào buồng lưu hóa để chiếu gamma từ nguồn 60Co. CCl4 được sử dụng với vai trò của chất tăng nhạy. Thiết bị hoạt động theo chu trình, mỗi mẻ chứa 1.550 kg latex và 40 kg nhũ tương. Suất liều 2,27 kGy/h, liều 30 kGy. 1.6.7.Các quy trình biến tính vật liệu polyme bằng bức xạ 1.6.7.1.Chế tạo vỏ cáp và dây điện bằng khâu mạch bức xạ Các vật liệu xử lí bằng bức xạ có độ bền cơ, nhiệt cao, tính cách điện được cải thiện đặc biệt ở nhiệt độ cao. - Các loại polyme thường dùng làm lớp cách điện được xử lí bằng bức xạ là polyetylen (- CH2 – CH2 -), polyvinylclorua (- CH2: CHCl -). - Nguồn bức xạ để khâu mạch : máy gia tốc electron công suất 100-150 kW. Ngoài ra còn sử dụng các bức xạ hãm. - Quá trình chiếu : Liên tục - Liều hấp thụ : 200 – 400 kGy. Dùng chất tăng nhạy có thể giảm liều xuống 100 – 200 kGy. - Bề dày tối ưu d đối với e : Tùy theo bề dày của cáp, người ta sử dụng năng lượng của electron sao cho thích hợp. 1.6.7.2.Chế tạo ống và màng co nhiệt - Các sản phẩm thường gặp: phim, ống, băng, túi, các loại bao bì …, các sản phẩm thường được sử dụng trong ngành điện kỹ thuật, công nghệ thực phẩm, đóng tàu, chế tạo máy, công nghiệp điện tử và một số lĩnh vực khác. - Các polyme thường dùng: polyetylen, polyvinylclorua, polyviniliđenflorid.. - Các nguồn bức xạ: máy gia tốc electron 1-3 MeV. Trường hợp đối với màng mỏng, có thể sử dụng năng lượng thấp hơn 0,5–1 MeV. Ngoài ra có thể dùng bức xạ gamma của nguồn 60Co. - Kích thước co của sản phẩm có thể tới 15 – 20% 1.6.7.3.Chế tạo polyetylen xốp bằng bức xạ - Nguyên lí: dựa trên quá trình khâu mạch. - Quy trình: Gồm 4 giai đoạn : 1/ Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu ban đầu 2/ Giai đoạn 2 : Tạo ra các phôi tấm trên cơ sở của nguyên liệu trên. 3/ Giai đoan 3 : Chiếu electron nhanh với năng lượng 0,5 – 4 MeV. Liều tối ưu là 50-70 kGy. 4/ Giai đoạn 4: Việc tạo bọt khí trong các phôi chiếu xạ được thực hiện do phân hủy chất tạo khí khi bị đốt nóng ở nhiệt độ 1800C. Mục đích của chiếu xạ là tăng độ nhớt của polyetylen nóng chảy bằng quá trình khâu mạch. Do đó các chất khí khó thoát khỏi phôi, và thể tích của polyme tăng lên. 1.6.7.4.Công nghệ làm đông cứng chất phủ polyme - Nội dung quy trình : Khi phủ một lớp mỏng hỗn hợp chất trùng hợp lên mặt vật liệu, sau đó tiến hành chiếu xạ bằng electron nhanh để polyme hóa nó. - Đối tượng : Gỗ, kim loại, chất dẻo v.v. - Năng lượng electron : 0,15 - 0,5 MeV. Với năng lượng tương đối thấp, các máy gia tốc electron thường là loại tự bảo vệ. Liều sử dụng 20 - 200kGy. Các ứng dụng: Xử lý các chất phủ, sơn, vật liệu trang trí, lớp phủ vật liệu dẫn điện, mực in, bằng từ v.v… 1.6.8.Sản xuất vật liệu gỗ - chất dẻo, bê tông- polyme bằng công nghệ hóa bức xạ Trong những năm gần đây, phương pháp biến tính vật liệu chứa các lổ rỗng như gỗ, bê tông, xi măng amian,v.v…bằng bức xạ, được sử dụng khá rộng rãi. Nội dung của phương pháp là tẩm vật liệu bằng monome hoặc aligome (chất có phân tử lượng thấp), sau đó cho trùng hợp dưới tác dụng của bức xạ. 1.6.8.1.Vật liệu gỗ- chất dẻo - Trùng hợp với các monome bằng bức xạ đối với gỗ, cải thiện được tính chất của chúng. - Bức xạ thường dùng là tia gamma của 60Co. Liều lượng từ 10 - 20kGy đối với metylmetacrylat. Nói chung liều để xử lý gỗ thường dưới 50kGy. Đối với những monome khó trùng hợp, có thể dùng các chất tăng nhạy như CCl4. - Có thể xử lý theo phương pháp tương tự đối với giấy và các sản phẩm từ gỗ như tượng, đồ cổ v.v… 1.6.8.2.Xử lý vật liệu bê tông – polyme - Công nghệ chế tạo: tương tự như công nghệ chế tạo gỗ- chất dẻo. Điểm khác biệt là ở chổ trong bê tông khoảng không gian tự do rất ít, do đó quá trình sấy khô khi chiếu xạ quan trọng hơn so với trường hợp của gỗ. Độ ẩm sau khi sấy khô phải có giá trị khoảng 0,1%. - Lĩnh vực ứng dụng: các ống bê tông, tấm đậy cống trên các tuyến giao thông, các vật liệu tiếp xúc với môi trường xâm thực như nước biển, môi trường hóa chất… Chương 2: CHƯƠNG TRÌNH MCNP VÀ MÔ TẢ THIẾT BỊ CHIẾU XẠ SVST – Co- 60/B 2.1.Chương trình MCNP ( Monte Carlo N-Particle )   11 , 14 2.1.1.Phương pháp Monte Carlo Phương pháp Monte Carlo không giải các phương trình tường minh như các phương pháp khác mà kết quả thu được bằng cách quan sát từng hạt riêng lẻ và ghi lại tính cách trung bình của hạt mô phỏng. Tính cách trung bình của các hạt trong hệ vật lý sau đó được suy ra từ tính cách trung bình của các hạt mô phỏng. Phương pháp Monte Carlo có thể được sử dụng để sao chụp một cách lý thuyết một quá trình thống kê (các quá trình phân rã hạt nhân, tương tác của các hạt nhân với vật chất, thông lượng neutron…), thích hợp khi giải các bài toán phức tạp không thể mô tả hình học bằng các chương trình máy tính theo các phương pháp tiền định (Deterministic methods). Trong phương pháp Monte Carlo các sự kiện riêng rẽ có tính xác suất tạo nên một quá trình sẽ được mô phỏng một cách tuần tự. Các phân bố xác suất đặc trưng cho các sự kiện đó được lấy mẫu một cách ngẫu nhiên để mô tả lên toàn bộ hiện tượng. Việc mô phỏng được thực hiện nhờ máy tính với số lần thử rất lớn để có thể mô tả tốt hiện tượng. Quá trình lấy mẫu thống kê dựa trên việc chọn các số ngẫu nhiên giống như ta ném con xúc xắc trong chơi bài. Chính vì thế nó được gọi là phương pháp Monte Carlo. Neutron 1 7 2 4 5 3 6 Vaät lieäu phaân haïch 1. Taùn xaï Neutron, taïo Photon 2. Phaân haïch, taïo Photon 3. Baéy Neutron 4. Neutron bò roø ra ngoaøi 5. Taùn xaï Photon 6. Photon roø ra ngoaøi 7. Photon bò baét Ghi nhaän caùc söï kieän Roãng Roãng Hình 2.1. Thí duï lòch söû cuûa moät neutron Hình 2.1 mô tả lịch sử ngẫu nhiên của một neutron khi đi vào một tấm vật liệu mà nó sẽ gây nên phân hạch. Tại 1: những số ngẫu nhiên được chọn theo quy luật để xác định loại tương tác, nơi tương tác diễn ra. Ở đây, giả định xảy ra tán xạ neutron, MCNP ghi nhận, đồng thời sinh một photon được lưu giữ chờ xử lý sau. Tại 2: phân hạch xảy ra, sinh 2 neutron và một photon. Một neutron và một photon được lưu, neutron phân hạch thứ hai bị bắt tại 3, được ghi nhận. Bây giờ MCNP lấy lại (phục hồi) neutron đã lưu tại 2, gieo số để xác định “hành vi” tiếp theo của nó, nó bị rò khỏi vùng quan tâm, MCNP ghi nhận. Photon sinh ra lúc phân hạch tại 2 được tìm lại, có một va chạm tại 5 và rò khỏi vùng quan tâm tại 6. Photon lưu tại 1 cuối cùng được MCNP gieo số để xác định, nó bị bắt tại 7. 2.1.2.Các đặc trưng cơ bản của chương trình MCNP 2.1.2.1.Số liệu hạt nhân MCNP4C2 sử dụng các thư viện số liệu nguyên tử và hạt nhân có năng lượng liên tục. Nguồn các số liệu hạt nhân được lấy từ chương trình hồ sơ số liệu hạt nhân ENDF - Evaluated Nuclear Data File, Thư viện ENDL - Evaluated Nuclear Data Library và Thư viện ACTL - Activation Library của các phòng thí nghiệm hạt nhân ở Mỹ Livermore và Los Alamos. Các bảng số liệu hạt nhân bao gồm tương tác hạt nhân, photon tạo do neutron, đo liều hoặc kích họat neutron, tán xạ nhiệt S(, ). Ngoài ra còn có các bảng số liệu về photon và electron. Các bảng số liệu dùng cho chương trình MCNP4C2 được liệt kê trong file XSDIR. Người sử dụng có thể chọn các bảng cụ thể nhờ vào số nhận dạng của chúng, ZAIDs. Các số nhận dạng bao gồm số Z, số khối A và chỉ số của thư viện. Có hơn 500 bảng tương tác của neutron cho gần 100 đồng vị và nguyên tố dùng trong chương trình MCNP4C2. Các bảng tương tác của photon cho các nguyên tố có Z=1 đến Z=94. Số liệu về photon cho phép tính các tán xạ coherent và incoherent, quang điện và tạo cặp. Các tiết diện phản ứng của gần 2000 phản ứng kích hoạt trên 400 hạt nhân bia đã được đưa ra trong thư viện. Các bảng số liệu về nhiệt thích hợp cho phản ứng S(, ). Ngoài ra trong MCNP4C2 còn có các số liệu ở các nhiệt độ khác nhau của nước nhẹ và nặng, beryllium kim loại, oxit beryllium, benzene, graphite, polyethylene, zirconium và hydrogen trong zirconium hydride. 2.1.2.2.Các đặc trưng về nguồn Chương trình MCNP4C2 cho phép người sử dụng đưa vào các thông tin của nguồn trong bài toán với những quy định chuẩn hóa. Các phân bố xác suất độc lập có thể được xác định cho các biến nguồn như năng lượng, thời gian, vị trí, hướng và các thông số khác như ô hoặc bề mặt phát ra. Ngoài ra, các biến nguồn có thể còn phụ thuộc vào các biến khác (thí dụ như năng lượng là hàm của góc) và chúng được xác định bởi các hàm có sẵn trong MCNP4C2. Các hàm giải tích có sẵn cho phân hạch và phổ năng lượng phân hạch là các phổ Watt, Maxwell và Gauss. Nguồn bề mặt cho phép các hạt đi qua bề mặt trong một bài toán và nó được sử dụng như là một nguồn cho bài toán sau. Việc tách tính toán ra làm một số phần cho phép xây dựng hoặc phân tích chi tiết các miền hình học mà không cần phải chạy lại chương trình từ đầu. Chương trình MCNP4C2 đưa ra ba phương pháp định nghĩa một nguồn tới hạn để tính keff, tỉ số các neutron được sinh ra trong các thế hệ kế tiếp trong các hệ phân hạch. 2.1.2.3.Các kết quả và thông tin đưa ra Người sử dụng có thể yêu cầu MCNP4C2 đưa ra các kết qủa khác nhau về dòng hạt, thông dòng và năng lượng hạt bị mất. Các kết qủa (Tally) là được chuẩn hóa. Dòng được đưa ra là hàm của hướng đi qua một bộ các bề mặt, các phần bề mặt hoặc là tổng các bề mặt có trong bài toán. Thông dòng được đưa ra cho một bộ bề mặt, phần các bề mặt, tổng các bề mặt trong một ô (cell), trong các phần của ô, trong tổng các ô, thông dòng tại các vị trí đo (detector) dạng điểm hoặc vành khăn. MCNP4C2 còn đưa ra các Tally về nhiệt và phân hạch trong các ô cần tính. Tally về biên độ xung cho biết phân bố năng lượng của các xung phóng xạ tạo ra tại vị trí detector. Ngoài ra MCNP4C2 còn cho phép đánh dấu các hạt khi đi qua bề mặt hoặc ô định trước và các đóng góp của các hạt được đánh dấu này vào tally được MCNP4C2 liệt kê ra một cách riêng biệt (các tally như số phân hạch, số hấp thụ, tổng số Helium tạo ra, v.v). Ngoài các tally trong file đưa ra của MCNP4C2 còn có các bảng chứa các thông tin tóm lược chuẩn giúp cho người sử dụng có hiểu biết hơn về sự hoạt động của chương trình, về bài toán và về phương pháp Monte Carlo. Nếu trong quá trình chạy chương trình gặp lỗi thì MCNP4C2 sẽ đưa ra các chẩn đoán để khắc phục. MCNP4C2 khi chạy sẽ thực hiện việc kiểm tra đạt tiêu chuẩn yêu cầu tính toán cho 10 lần (ten pass/no pass) cho mỗi một tally. Biểu đồ thăng giáng của tally (TFC - Tally Fluctuation Chart) sẽ đưa ra kết qủa các kiểm tra, giá trị trung bình đại lượng cần tính, sai số, thăng giáng của sai số, độ dốc của các số điểm (score) có lịch sử lớn nhất theo hàm của số lịch sử chạy máy. 2.1.2.4.Ước lượng sai số của phương pháp Monte Carlo Kết quả của phương pháp Monte Carlo thu được từ quá trình gieo ngẫu nhiên và ghi lại tính chất trung bình. Ví dụ xi là năng lượng mất đi bởi lần thử thứ i, các xi tạo thành dãy điểm, nó phụ thuộc vào tally đã chọn. Giả sử f(x) là hàm phân bố quy định cách chọn số ngẫu nhiên, giá trị trung bình cho bởi:      truemeandxxxfxE (2.1) Hàm f(x) thường không biết trước, vì thế giá trị trung bình được ước lượng bởi  N ixNx 1 1 (2.2) với N là số lần thử (number of histories). Mối quan hệ giữa E(x) và x cho bởi quy luật số lớn (Strong Law of Large Number), nếu E(x) xác định, x hướng tới giới hạn của E(x) khi N tiến tới vô cùng. Phương sai:            2222 xExEdxxfxEx (2.3) Độ lệch chuẩn:   221 2 2 1 xx N xx S N i i     (2.4) và    N i ixN x 1 22 1 (2.5) Đại lượng S là độ lệch chuẩn từ mẫu xi Phương sai mẫu: N SS x 2 2  (2.6) Ta thấy rằng Sx tỉ lệ với N1 , số lần thử càng nhiều thì kết quả càng chính xác Khi thiết lập tally, ta đã chuẩn hóa hạt tới, kết quả output cùng với sai số tỉ đối xSR x Kết hợp (2.2), (2.3), (2.4), (2.5), (2.6), R có thể viết (khi N lớn)   2 1 1 1 22 1 2 2 111                  Nx x x x N R N i i N i i (2.7) Giá trị R là giá trị sai số tương đối, được định nghĩa là tỉ số giữa thăng giáng chuẩn và giá trị trung bình. x S R x (2.8) Giá trị đo và giá trị R luôn được tính đối với mỗi một lịch sử và luôn được hiệu chính lại. Đối với một tally tốt thì giá trị R sẽ tỉ lệ với N/1 , với N là số lịch sử đã tính, đối với các tally xấu thì có thể R tăng khi N tăng. Sai số tương đối R được sử dụng để đánh giá khoảng tin cậy của giá trị trung bình đo. Giá trị R chỉ liên quan đến độ chính xác của phương pháp tính Monte Carlo (Precision) chứ không phải là độ chính xác của kết quả tính so với giá trị thực vật lý (Accuracy). Đối với phương pháp Monte Carlo có 3 yếu tố ảnh hưởng lên độ chính xác của kết qủa so với giá trị vật lý thực: Chương trình tính, mô hình bài toán và người sử dụng. - Các yếu tố trong chương trình gồm: các đặc trưng vật lý trong tính toán, các mô hình toán học; tính chính xác của các số liệu sử dụng như tiết diện phản ứng, số Avogadro, khối lượng nguyên tử, v.v; chất lượng của việc mô tả các tiết diện vi phân theo năng lượng, theo góc. - Mô hình bài toán có ảnh hưởng quan trọng đến độ chính xác kết qủa. Nhiều tính t._.m khớp theo hàm bậc 2 cho mỗi 100 kCi hoạt độ nguồn và thời gian chiếu xạ trong 1giờ có dạng theo công thức sau: Dmin100 = 0,43822 – 0,8327 + 0,5728 (3.11) Liều Dmintb tương ứng cho các trường hợp kéo bản nguồn 2; hay kéo bản nguồn 1 và 2 hay kéo cả 3 bản nguồn được tính như sau: Dmintb = Dmin100 x hoạt độ nguồn/100 (3.12) Với hoạt độ nguồn bằng tổng hoạt độ khi kéo các bản nguồn tương ứng. Thời gian chiếu xạ thích hợp cho trường hợp chiếu xạ được tính bằng: Thời gian chiếu xạ = Liều yêu cầu/Liều trung bình(Dmintb) (giờ) (3.13) Cú pháp tính thời gian chiếu xạ Private Sub cmdTinhthoigianchieu_Click() Lieu=Val(txtLieu) Khoiluong=Val(txtKhoiluong) Tytrong=Khoiluong/200 Lieutb=0.4382*Tytrong*Tytrong-0.8327*Tytrong+0.5728 tg1=60*(Lieu/(Lieutb*HoatdoR2/100)) tg2=60*(Lieu/(Lieutb*(HoatdoR2+HoatdoR1)/100)) tg3=60*(Lieu/(Lieutb*(HoatdoR1+HoatdoR2+HoatdoR3)/100)) lblMotrack=tg1\60&”h”&5*((tg1-60*(tg1\60))\5)&”phut” lblHairack=tg2\60&”h”&5*((tg2-60*(tg2\60))\5)&”phut” lblBarack=tg3\60&”h”&5*((tg1-60*(tg3\60))\5)&”phut” lblR1=”R1” lblR2=”R1+R2” lblR3=”R1+R2+R3” If Lieu <=0 Or Khoiluong <=0 Then lblMotrack=”Khong hop le” lblHairack=” “ lblBarack=” ” End If If tg1<150 Then lblMotrack=”<2h 30 phut” End If If tg2<150 Then lblHairack=” “ End If If tg3<150 Then lblBarack=” “ End If If Khoiluong >110 Then lblMotrack=”Thiet bi khong cho phep” lblHairack=” “ lblBarack=” “ End If End Sub Như vậy, chương trình cho phép người vận hành thiết bị tính toán thời gian để hàng nhận được liều Dmin như mong muốn. Nếu các giá trị nhập vào không phù hợp, chương trình sẽ có những thông báo cho người vận hành có những thay đổi phù hợp. Hiện tại chương trình tính liều đã được thực tế áp dụng tại phòng Vận hành của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ và có những tín hiệu tốt giúp việc vận hành thiết bị được thuận lợi hơn, kết quả sai khác so với thực tế <5%. KẾT LUẬN Đối với một thiết bị chiếu xạ quy mô công nghiệp việc tính toán liều nói chung rất có ý nghĩa thực tế do không dễ dàng thực hiện các thí nghiệm quy mô, dài về thời gian trong điều kiện thiết bị phải phục vụ chiếu xạ với nhu cầu rất cao. Ngay cả khi có thời gian cho thực hiện thí nghiệm thì việc bố trí thí nghiệm cũng gặp những khó khăn khó có thể khắc phục: Thí dụ, thay đổi tỉ trọng hàng hóa, thay đổi hoạt độ, thay đổi cấu hình kéo nguồn, bố trí các liều kế, v.v. Từ những lý do nêu trên có thể thấy rằng các kết quả tính toán có ý nghĩa rất quan trọng và là các số liệu tham khảo rất tốt cho công việc vận hành máy chiếu xạ, cho các cải tiến thiết bị và cho các thiết kế sau này. Với ý nghĩa đó, nội dung của đề tài đã thực hiện được những vấn đề sau: - Tính phân bố liều trong thùng hàng chiếu xạ theo cấu hình nguồn mới nạp ngày 22 tháng 8 năm 2007. - Xây dựng chương trình tính thời gian chiếu xạ từ tỷ trọng và liều yêu cầu. Sau khi thực hiện việc tính toán sự phân bố liều trong không gian thùng hàng chiếu xạ với nguồn mới nạp ngày 22/8/2007, đề tài đã so sánh với số liệu thực nghiệm cho thấy: + Số liệu tính toán phù hợp với số liệu thực nghiệm. Như vậy, các kết qủa tính toán thu nhận được trong luận văn là đáng tin cậy, nó đã giúp cho nhân viên vận hành chiếu xạ tính toán thời gian chiếu xạ thích hợp và dự đoán hệ số bất đồng đều (DUR- Dose Uniform Rate ) cho từng loại sản phẩm theo các liều yêu cầu. + Từ các số liệu tính toán về sự phân bố liều, các vị trí nhận liều cực đại, liều cực tiểu và liều trung bình trong không gian thùng hàng chiếu xạ, đề tài đã đưa ra các hàm làm khớp mô tả sự phụ thuộc của các giá trị cực trị, giá trị liều trung bình theo tỷ trọng rất có ý nghĩa thực tế. Hiện nay việc tính toán trong vận hành được thực hiện theo các hàm nêu trên giúp cho nhân viên vận hành ước lượng được các giá trị liều cực đại và liều cực tiểu, liều trung bình đối với mỗi loại hàng hóa. Trong điều kiện vận hành, do không thể đặt liều kế vào vị trí có giá trị liều cực đại, liều cực tiểu, thường nhân viên vận hành đặt liều kế vào vị trí 3 để đo liều D3 từ giá trị này có thể tính ra liều cực tiểu, liều cực đại và liều hấp thụ trung bình trong thùng hàng. Vì thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên luận văn chỉ mới đi khảo sát sự phân bố liều chiếu trong không gian thùng hàng chiếu xạ của 68 thùng hàng chứa đầy vật chất, với cùng một loại sản phẩm và mật độ hàng chứa trong tất cả các thùng là như nhau. Một thực tế đặt ra là không phải lúc nào số lượng hàng chiếu cũng nhiều và cùng chủng loại, cùng mật độ. Chính vì lẽ đấy, để việc vận hành thiết bị chiếu xạ SVST Co-60/B một cách thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu chiếu xạ với kết quả như mong muốn, cần phải có những tính toán sát thực hơn. Trên cơ sở nhận định trên tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp của đề tài là: - Tính toán phân bố liều chiếu trong không gian thùng hàng chiếu xạ với mật độ phân bố giữa các thùng hàng khác nhau. - Tính toán sự phân bố liều chiếu trong các thùng hàng chứa cùng một vật chất, cùng tỷ trọng nhưng vật chất trong thùng hàng là không lấp đầy thùng. Hiện tại, ở Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành nghiên cứu hai vấn đề vừa nêu ở trên nhằm đáp ứng nhu cầu chiếu xạ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khắc Ân và các cộng sự (2000), Nghiên cứu phương án cải tiến thiết bị chiếu xạ SVST-CO60 nhằm nâng cao hiệu suất xử lý, Báo cáo Đề tài cấp cơ sở. 2. Trần Khắc Ân,Trần Văn Hùng (2002), Tính toán phân bố liều trong thùng hàng chiếu xạ trên thiết bị chiếu xạ SVST-Co60/B, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2002, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. 3. Ngô Quang Huy (2006), Cơ sở vật lý hạt nhân, Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ thuật. 4. Trần Đại Nghiệp (2003), Giáo trình công nghệ bức xạ , Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ thuật. 5. Nguyễn Đông Sơn, Giáo trình vật lý hạt nhân ứng dụng trong y tế, Tài liệu giảng dạy Cao học Vật lý Nguyên tử, Hạt nhân và Năng lượng cao K18 Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. 6. Đậu Quang Tuấn (2001), Lập trình: Cơ sở dữ liệu Visual Basic 6.0, Nhà xuất bản trẻ. 7. Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Tp. Hồ Chí Minh (VINAGAMMA), Hướng dẫn vận hành máy chiếu xạ SVST-Co60. 8. Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Tp. Hồ Chí Minh (VINAGAMMA) (2007), Số liệu thực nghiêm phân bố liều trong thùng hàng sau khi nạp nguồn, hoạt độ nguồn 370 kCi, tỷ trọng 0,3g/cm3, thời gian chiếu 10h12phút. 9. Viện Năng lượng Nguyên tử Hạt nhân- Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình huấn luyện an toàn bức xạ. 10. Barry P. Faprand, Radiation Sterilization for Health Care Product, CRC Press. 11. Briesmeister J. (Ed) (2000), MCNPTM- A General Monte.Carlo N- Particcle Transport Code, LA 1265 – M, Version 4C, Los Almos Laboratory, USA. 12. Council for Agricultural Science and Technology (1989), Ionizing Energy In Food Processing And Pest Control (II.Applications), Task Force Report, No.115. 13. IAEA (2003), Directory of Commercial Gamma Radiation Processing Facilities in Menber Satates. 14. Krzyztof Wincel, Barbara Zeraba, Monte Carlo Calculation of Dose Distrbution for32 P Brachytheraphy Wire Source, Polish J Med. Phys.& Eng. 2002,8(2), 63-69, PL.ISSN 1425-4689. 15. Niel W. Holm and Roger J. Berry, Marcel Dekker (1970), Cobalt – 60 Irradiator Design, A. Brynjilfsson, Manual Radiation Dosimetry, INC. New York. 16. R.B.Miler (2006), Electronic Irradition of Foods, An Introduction to the technology. PHỤ LỤC Một chương trình MCNP4C2 điển hình tính liều trong thùng hàng message: datapath=\user\trash In101d:Co-60_1+2+3_cover0.2_0.1dens_Dummy_22/8/07 c Description of concrete wall and ceilings in the radiation room 1 1 -2.2505 1 -5 159 -2 9 -11 imp:p=1 2 1 -2.2505 7 -3 150 -2 9 -11 imp:p=1 3 1 -2.2505 5 -7 6 -2 9 -11 imp:p=1 4 1 -2.2505 1 -163 162 -161 9 -11 imp:p=1 5 1 -2.2505 1 -164 161 -159 9 -11 imp:p=1 6 1 -2.2505 168 -165 162 -161 9 -11 imp:p=1 7 1 -2.2505 165 -166 162 -8 9 -11 imp:p=1 8 1 -2.2505 166 -152 4 -8 9 -11 imp:p=1 9 1 -2.2505 4 -171 152 -153 9 -11 imp:p=1 10 1 -2.2505 153 -167 4 -151 9 -11 imp:p=1 11 1 -2.2505 3 -167 175 -2 9 -11 imp:p=1 12 1 -2.2505 154 -167 8 -175 9 -11 imp:p=1 13 1 -2.2505 156 -165 155 -8 9 -11 imp:p=1 14 1 -2.2505 5 -160 159 -158 9 -11 imp:p=1 15 1 -2.2505 163 -168 162 -161 170 -11 imp:p=1 16 2 -0.00129 163 -168 169 -161 9 -170 imp:p=1 17 1 -2.2505 154 -167 151 -8 170 -11 imp:p=1 18 2 -0.00129 154 -172 151 -8 9 -170 imp:p=1 19 2 -0.00129 7 -152 8 -150 9 -170 imp:p=1 20 1 -2.2505 7 -152 8 -150 170 -11 imp:p=1 21 2 -0.00129 3 -152 150 -171 9 -170 imp:p=1 22 1 -2.2505 3 -152 150 -171 170 -11 imp:p=1 23 2 -0.00129 3 -154 171 -175 9 -170 imp:p=1 24 1 -2.2505 3 -154 171 -175 170 -11 imp:p=1 25 2 -0.00129 153 -154 151 -171 9 -170 imp:p=1 26 1 -2.2505 153 -154 151 -171 170 -11 imp:p=1 27 2 -0.00129 164 -165 161 -159 9 -170 imp:p=1 28 1 -2.2505 164 -165 161 -159 170 -11 imp:p=1 29 2 -0.00129 160 -165 159 -173 9 -170 imp:p=1 30 1 -2.2505 160 -165 159 -173 170 -11 imp:p=1 31 2 -0.00129 5 -156 174 -8 9 -170 imp:p=1 32 1 -2.2505 5 -156 174 -8 170 -11 imp:p=1 33 2 -0.00129 5 -174 158 -155 -165 173 9 -170 imp:p=1 34 1 -2.2505 5 -174 158 -155 -165 173 170 -11 imp:p=1 35 1 -2.2505 5 -7 8 -6 10 -11 imp:p=1 36 4 -7.86 163 -168 162 -169 9 -170 imp:p=1 37 4 -7.86 172 -167 151 -8 9 -170 imp:p=1 38 2 -0.00129 12 -14 15 -13 17 -9 imp:p=1 39 3 -1.0 12 -14 15 -13 157 -17 imp:p=1 40 3 -1.0 12 -14 15 -13 16 -157 imp:p=1 41 1 -2.2505 1 -167 162 -2 157 -9 #38 #39 imp:p=1 42 1 -2.2505 1 -167 162 -2 16 -157 #40 imp:p=0 45 0 166 -167 162 -4 9 -11 imp:p=0 46 0 -1:2:167:-162:-16:11 imp:p=0 47 2 -0.00129 5 -7 8 -6 9 -10 #69 #70 #71 #72 #73 #74 #75 #76 & #89 #90 #91 #92 #250 #251 #252 #253 #254 #255 & #256 #257 #258 #259 #260 #261 #262 #263 #264 #265 #278 #279 & #280 #281 #350 #351 #352 #353 #354 #355 #356 #357 imp:p=1 c rows 69 0 41 -40 177 -176 179 -178 trcl=2 imp:p=1 fill=1 70 like 69 but trcl=(0 -90 69.35) imp:p=1 71 like 69 but trcl=(0 -90 174.35) imp:p=1 72 like 69 but trcl=(0 -35 174.35) imp:p=1 73 like 69 but trcl=(0 35 69.35) imp:p=1 74 like 69 but trcl=(0 35 174.35) imp:p=1 75 like 69 but trcl=(0 90 69.35) imp:p=1 76 like 69 but trcl=(0 90 174.35) imp:p=1 c dummy and enclosures Dumy nguon c 77 8 -7.9 75 -65 69 -68 97 -99 imp:p=1 $hai cai nay se bo lai vao sau c 78 8 -7.9 64 -74 69 -68 97 -99 imp:p=1 $hai cai nay se bo lai vao sau c 79 8 -7.9 77 -61 69 -68 97 -99 imp:p=1 c 80 8 -7.9 60 -76 69 -68 97 -99 imp:p=1 c Aluminium protective cover Cac tam nhom bao ve 89 5 -2.6989 188 -189 184 -185 192 -193 imp:p=1 90 5 -2.6989 188 -189 186 -187 192 -193 imp:p=1 91 5 -2.6989 188 -190 185 -186 192 -193 imp:p=1 92 5 -2.6989 191 -189 185 -186 192 -193 imp:p=1 c latice 181 0 -87 88 -32 33 u=1 trcl=3 imp:p=1 lat=1 fill=2 182 2 -0.00129 49 -48 51 -50 56 -42 imp:p=1 u=2$ K/k tren Box 183 6 -0.2 49 -48 51 -50 209 -56 #185 #186 #187 & imp:p=1 u=2$ Phan giua chua hang va det. 184 6 -0.2 49 -48 51 -50 84 -209 #185 #186 #187 imp:p=1 u=2$ P/d hang 185 6 -0.2 53 -52 55 -54 133 -132 trcl=(-22.3 -22.3 30.7) imp:p=1 u=2$ D1 186 6 -0.2 53 -52 55 -54 133 -132 trcl=(0 -22.3 30.7) imp:p=1 u=2$ D2 187 6 -0.2 53 -52 55 -54 133 -132 trcl=(22.3 -22.3 30.7) imp:p=1 u=2$ D3 188 5 -2.6989 130 -131 113 -112 209 -42 #182 #183 #185 #186 #187 & imp:p=1 u=2$ T/nhom tren box 189 5 -2.6989 130 -131 113 -112 116 -209 #184 & imp:p=1 u=2$ Thanh/n duoi va day 190 2 -0.00129 86 -85 33 -113 95 -42 imp:p=1 u=2$ K/k bao 1 191 2 -0.00129 86 -85 112 -32 95 -42 imp:p=1 u=2$ K/k bao 2 192 2 -0.00129 86 -130 113 -112 95 -42 imp:p=1 u=2$ K/k bao 3 193 2 -0.00129 131 -85 113 -112 95 -42 imp:p=1 u=2$ K/k bao 4 194 5 -2.6989 86 -85 39 -113 116 -95 imp:p=1 u=2$ Dai 1 195 5 -2.6989 86 -85 112 -38 116 -95 imp:p=1 u=2$ Dai 2 196 5 -2.6989 86 -130 113 -112 116 -95 imp:p=1 u=2$ Dai 3 197 5 -2.6989 131 -85 113 -112 116 -95 imp:p=1 u=2$ Dai 4 211 2 -0.00129 119 -120 117 -118 121 -116 imp:p=1 u=2$ K/k p/t day/b 212 5 -2.6989 86 -85 39 -38 121 -116 #211 imp:p=1 u=2$ Day/n 5mm day/b 213 2 -0.00129 128 -129 117 -118 126 -121 imp:p=1 u=2$ K/k p/t be/vbi 214 2 -0.00129 128 -129 117 -118 43 -127 imp:p=1 u=2$ K/k p/d be/vbi 215 2 -0.00129 130 -131 124 -125 127 -126 imp:p=1 u=2$ K/k p/g be/vbi 216 5 -2.6989 86 -85 122 -123 43 -121 #213 #214 #215 & imp:p=1 u=2$ Be nhom cua be vong bi 217 2 -0.00129 86 -85 36 -18 37 -44 imp:p=1 u=2$ KK thanh U 218 2 -0.00129 86 -85 19 -20 37 -44 imp:p=1 u=2$ KK thanh U 219 4 -7.86 86 -85 39 -18 35 -45 #217 imp:p=1 u=2$ Sat chu U 220 4 -7.86 86 -85 19 -38 35 -45 #218 imp:p=1 u=2$ Sat chu U 221 2 -0.00129 86 -85 39 -122 43 -121 #217 #219 & imp:p=1 u=2$ K/khong v/bi 222 2 -0.00129 86 -85 123 -38 43 -121 #218 #220 & imp:p=1 u=2$ K/khong v/bi c Description of steel tubes the in product transportation system duong ray van chuyen xe 250 0 41 -40 181 -180 183 -182 trcl=(0 -11 17.85) imp:p=1 fill=4 251 like 250 but trcl=(0 -59 17.85) 252 like 250 but trcl=(0 -66 17.85) 253 like 250 but trcl=(0 -114 17.85) 254 like 250 but trcl=(0 -11 122.85) 255 like 250 but trcl=(0 -59 122.85) 256 like 250 but trcl=(0 -66 122.85) 257 like 250 but trcl=(0 -114 122.85) 258 like 250 but trcl=(0 11 17.85) 259 like 250 but trcl=(0 59 17.85) 260 like 250 but trcl=(0 66 17.85) 261 like 250 but trcl=(0 114 17.85) 262 like 250 but trcl=(0 11 122.85) 263 like 250 but trcl=(0 59 122.85) 264 like 250 but trcl=(0 66 122.85) 265 like 250 but trcl=(0 114 122.85) 266 2 -0.00129 22 -23 30 -31 27 -26 imp:p=1 u=4 267 4 -7.86 22 -23 28 -29 25 -24 #266 imp:p=1 u=4 c for 4 position left 4 thung o ria ngoai 278 0 -87 88 -32 33 89 -90 trcl=(-225 -90 69.35) imp:p=1 fill=3 279 like 278 but trcl=(-225 35 69.35) imp:p=1 280 like 278 but trcl=(225 90 69.35) imp:p=1 281 like 278 but trcl=(225 35 174.35) imp:p=1 282 2 -0.00129 49 -48 51 -50 56 -42 imp:p=1 u=3 283 6 -0.2 49 -48 51 -50 209 -56 #285 #286 #287 imp:p=1 u=3 284 6 -0.2 49 -48 51 -50 84 -209 #285 #286 #287 imp:p=1 u=3 285 6 -0.2 53 -52 55 -54 133 -132 trcl=(-22.3 -22.3 30.7) imp:p=1 u=3 286 6 -0.2 53 -52 55 -54 133 -132 trcl=(0 -22.3 30.7) imp:p=1 u=3 287 6 -0.2 53 -52 55 -54 133 -132 trcl=(22.3 -22.3 30.7) imp:p=1 u=3 288 5 -2.6989 130 -131 113 -112 209 -42 #282 #283 #285 #286 #287 & imp:p=1 u=3$ T/nhom tren box 289 5 -2.6989 130 -131 113 -112 116 -209 #284 & imp:p=1 u=3$ Thanh nhom duoi va day 290 2 -0.00129 86 -85 33 -113 95 -42 imp:p=1 u=3$ K/k bao 1 291 2 -0.00129 86 -85 112 -32 95 -42 imp:p=1 u=3$ K/k bao 2 292 2 -0.00129 86 -130 113 -112 95 -42 imp:p=1 u=3$ K/k bao 3 293 2 -0.00129 131 -85 113 -112 95 -42 imp:p=1 u=3$ K/k bao 4 294 5 -2.6989 86 -85 39 -113 116 -95 imp:p=1 u=3$ Dai 1 295 5 -2.6989 86 -85 112 -38 116 -95 imp:p=1 u=3$ Dai 2 296 5 -2.6989 86 -130 113 -112 116 -95 imp:p=1 u=3$ Dai 3 297 5 -2.6989 131 -85 113 -112 116 -95 imp:p=1 u=3$ Dai 4 311 2 -0.00129 119 -120 117 -118 121 -116 imp:p=1 u=3 312 5 -2.6989 86 -85 39 -38 121 -116 #311 imp:p=1 u=3 313 2 -0.00129 128 -129 117 -118 126 -121 imp:p=1 u=3 314 2 -0.00129 128 -129 117 -118 43 -127 imp:p=1 u=3 315 2 -0.00129 130 -131 124 -125 127 -126 imp:p=1 u=3 316 5 -2.6989 86 -85 122 -123 43 -121 #313 #314 #315 imp:p=1 u=3 317 2 -0.00129 86 -85 36 -18 37 -44 imp:p=1 u=3 318 2 -0.00129 86 -85 19 -20 37 -44 imp:p=1 u=3 319 4 -7.86 86 -85 39 -18 35 -45 #317 imp:p=1 u=3 320 4 -7.86 86 -85 19 -38 35 -45 #318 imp:p=1 u=3 321 2 -0.00129 86 -85 39 -122 43 -121 #317 #319 imp:p=1 u=3 322 2 -0.00129 86 -85 123 -38 43 -121 #318 #320 imp:p=1 u=3 c Source blocks cac ban nguon 350 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=5 trcl=(-103.6 0 148.8) $F3 C 351 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=6 trcl=(-103.6 0 101.4) $F3 D 352 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=7 trcl=(61.8 0 148.8) $F1 A 353 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=8 trcl=(61.8 0 101.4) $F1 B 354 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=9 trcl=(-43.25 0 148.8) $F2 A 355 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=10 trcl=(-43.25 0 101.4) $F2 B 356 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=11 trcl=(2.55 0 148.8) $F2 C 357 0 -202 203 69 -68 201 -200 imp:p=1 fill=12 trcl=(2.55 0 101.4) $F2 D c F3_Upper 360 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=5 fill=0:37 0:0 0:0 & 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 13 & 13 13 13 13 13 13 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 13 361 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=13$ Air 362 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=14$ Air 363 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=13$ Dummy 364 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=14$ Source Rod 365 8 -7.9 -194 #364 imp:p=1 u=14$ Source clad c F3_Lower 370 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=6 fill=0:37 0:0 0:0 & 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 & 15 15 15 15 15 15 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 15 371 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=15 372 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=16 373 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=15 374 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=16 375 8 -7.9 -194 #374 imp:p=1 u=16 c F1_Upper 380 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=7 fill=0:37 0:0 0:0 & 18 18 18 18 18 18 18 18 18 18 18 18 18 17 17 17 17 17 17 17 & 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 381 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=17 382 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=18 383 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=17 384 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=18 385 8 -7.9 -194 #384 imp:p=1 u=18 c F1_Lower 390 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=8 fill=0:37 0:0 0:0 & 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 19 19 19 19 19 19 19 & 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 391 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=19 392 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=20 393 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=19 394 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=20 395 8 -7.9 -194 #394 imp:p=1 u=20 c F2_Upper_Left 400 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=9 fill=0:37 0:0 0:0 & 21 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 & 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 22 21 21 401 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=21 402 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=22 403 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=21 404 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=22 405 8 -7.9 -194 #404 imp:p=1 u=22 c F2_Lower_Left 410 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=10 fill=0:37 0:0 0:0 & 23 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 & 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 23 23 23 23 411 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=23 412 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=24 413 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=23 414 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=24 415 8 -7.9 -194 #414 imp:p=1 u=24 c F2_Upper_Right 420 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=11 fill=0:37 0:0 0:0 & 25 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 & 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 26 25 25 25 421 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=25 422 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=26 423 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=25 424 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=26 425 8 -7.9 -194 #424 imp:p=1 u=26 c F2_Lower_Right 430 0 -205 204 206 -207 imp:p=1 lat=1 u=12 fill=0:37 0:0 0:0 & 27 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 & 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 28 27 27 431 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=27 432 2 -0.00129 194 imp:p=1 u=28 433 8 -7.9 -194 imp:p=1 u=27 434 7 -8.83 -195 199 -198 imp:p=1 u=28 435 8 -7.9 -194 #434 imp:p=1 u=28 1 px -580 2 py 380 3 px 585 4 py -510 5 px -395 6 py 180 7 px 405 8 py -320 9 pz 0 10 pz 400 11 pz 570 12 px -180 13 py 40 14 px 180 15 py -220 16 pz -600 17 pz -30 18 py -22 19 py 22 20 py 24.7 21 py -90 22 px -200 23 px 200 24 pz 2.5 25 pz -2.5 26 pz 2.1 27 pz -2.1 28 py -2 29 py 2 30 py -1.6 31 py 1.6 32 py 25 33 py -25 34 py 27.1 35 pz -48.5 36 py -24.7 37 pz -48.2 38 py 25 39 py -25 40 px 200 41 px -200 42 pz 49 43 pz -49 44 pz -43.8 45 pz -43.5 46 pz 2.1 47 pz -2.1 48 px 24.3 49 px -24.3 50 py 24.3 51 py -24.3 52 px 2 53 px -2 54 py 2 55 py -2 56 pz 47.7 57 px 20.3 58 px 2 59 px -2 60 px 35 61 px -35 62 px 67.9 63 px -67.9 64 px 100.9 65 px -100.9 66 py 0.35 67 py -0.35 68 py 0.55 69 py -0.55 70 pz 126.95 71 pz 123.25 72 pz 170.65 73 pz 79.55 74 px 168.5 75 px -168.5 76 px 50.3 77 px -50.3 78 pz 78.85 79 pz 171.35 80 px 50.3 81 px -50.3 82 pz 126.95 83 pz 123.25 84 pz -42.3 85 px 25 86 px -25 87 px 25 88 px -25 89 pz -49 90 pz 49 91 px -2 92 px -35.8 93 px 2 94 px 35.8 95 pz -39 96 pz 123.95 97 pz 78.85 98 pz 126.25 99 pz 171.35 100 px -86.4 101 px -68.1 102 px 68.1 103 px 76.5 104 pz 126.95 105 pz 170.65 106 pz 79.55 107 pz 123.25 108 px -30.4 109 px -2.2 110 px 2.2 111 px 30.4 112 py 24.5 113 py -24.5 114 py 24.5 115 py -24.5 116 pz -42.5 117 py -17 118 py 17 119 px -17 120 px 17 121 pz -43 122 py -21 123 py 21 124 py -20.5 125 py 20.5 126 pz -43.5 127 pz -48.5 128 px -21 129 px 21 130 px -24.5 131 px 24.5 132 pz 2 133 pz -2 134 pz 230 150 py -190 151 py -450 152 px 715 153 px 845 154 px 975 155 5 py 0 156 px -275 157 pz -240 158 6 py 0 159 py -640 160 px 90 161 py -760 162 py -850 163 px -430 164 px -490 165 px 230 166 px 350 167 px 1065 168 px -310 169 py -849 170 pz 230 171 py 70 172 px 1064 173 py -574 174 py -377 175 py 200 176 py 25 177 py -25 178 pz 49 179 pz -49 180 py 2 181 py -2 182 pz 2.5 183 pz -2.5 184 py -7 185 py -6.8 186 py 6.8 187 py 7 188 px -180 189 px 180 190 px -179.8 191 px 179.8 192 pz 68.85 193 pz 181.35 194 cz 0.55 195 cz 0.35 196 px -15.2 197 px 17.4 198 pz 21.85 199 pz -21.85 200 pz 22.55 201 pz -22.55 202 px 41.25 203 px -0.55 204 px -0.5500001 205 px 0.5500001 206 py -0.5500001 207 py 0.5500001 208 cz 0.55 209 pz -38.3 mode p m1 1000 -0.00453 8000 -0.5126 11000 -0.01155 & 12000 -0.00387 13000 -0.03555 14000 -0.36036 & 19000 -0.01422 20000 -0.04355 26000 -0.01378$Be tong m2 7000 -0.755 8000 -0.232 & 18000 -0.013$Khong khi m3 1000 -0.1119 8000 -0.8881$ Nuoc m4 26000 -1.0$ Sat m5 13000 -1.0$ Nhom m6 1000 -0.0069 6000 -0.04542 7000 -0.00383 8000 -0.004385$Dummy m7 27000 1.0$ Nguon Co-60 m8 6000 -0.005 25000 -0.005 26000 -0.8 28000 -0.19$ Tk/ri f6:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 69) fm6 227845 f16:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 69) fm16 227845 f26:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 69) fm26 227845 f36:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 70) fm36 227845 f46:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 70) fm46 227845 f56:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 70) fm56 227845 f66:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 71) fm66 227845 f76:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 71) fm76 227845 f86:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 71) fm86 227845 f96:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 72) fm96 227845 f106:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 72) fm106 227845 f116:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 72) fm116 227845 f126:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 73) fm126 227845 f136:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 73) fm136 227845 f146:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 73) fm146 227845 f156:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 74) fm156 227845 f166:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 74) fm166 227845 f176:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 74) fm176 227845 f186:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 75) fm186 227845 f196:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 75) fm196 227845 f206:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 75) fm206 227845 f216:p (185 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 76) fm216 227845 f226:p (186 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 76) fm226 227845 f236:p (187 < 181[-4:3 0:0 0:0] < 76) fm236 227845 f246:p (285 < 278) fm246 227845 f256:p (286 < 278) fm256 227845 f266:p (287 < 278) fm266 227845 f276:p (285 < 279) fm276 227845 f286:p (286 < 279) fm286 227845 f296:p (287 < 279) fm296 227845 f306:p (285 < 280) fm306 227845 f316:p (286 < 280) fm316 227845 f326:p (287 < 280) fm326 227845 f336:p (285 < 281) fm336 227845 f346:p (286 < 281) fm346 227845 f356:p (287 < 281) fm356 227845 sdef erg=d1 cel d2 rad=d21 ext fcel d22 pos fcel d25 axs fcel & d34 par=2 si1 l 1.173 1.332 sp1 d 1 1 si2 s d3 d4 d5 d6 d7 d8 d9 d10 sp2 0.064555 0.062343 0.065182 0.065063 0.184818 0.184399 0.185983 0.187657 $tong hoat do modul/tong hoat do si3 l 350:360(26 0 0):364 350:360(27 0 0):364 350:360(28 0 0):364 & 350:360(29 0 0):364 350:360(30 0 0):364 350:360(31 0 0):364 & 350:360(32 0 0):364 350:360(33 0 0):364 350:360(34 0 0):364 & 350:360(35 0 0):364 350:360(36 0 0):364 sp3 0.99 0.96 0.92 0.94 0.95 0.95 0.95 0.96 0.96 6.48 6.54 si4 l 351:370(26 0 0):374 351:370(27 0 0):374 351:370(28 0 0):374 & 351:370(29 0 0):374 351:370(30 0 0):374 351:370(31 0 0):374 & 351:370(32 0 0):374 351:370(33 0 0):374 351:370(34 0 0):374 & 351:370(35 0 0):374 351:370(36 0 0):374 sp4 0.89 0.97 0.97 0.96 0.96 0.96 0.95 0.95 0.94 6.6 6.6 si5 l 352:380(0 0 0):384 352:380(1 0 0):384 352:380(2 0 0):384 & 352:380(3 0 0):384 352:380(4 0 0):384 352:380(5 0 0):384 & 352:380(6 0 0):384 352:380(7 0 0):384 352:380(8 0 0):384 & 352:380(9 0 0):384 352:380(10 0 0):384 352:380(11 0 0):384 sp5 6.42 6.32 1.06 0.81 1 0.88 0.88 0.89 0.89 0.89 0.77 1 si6 l 353:390(0 0 0):394 353:390(1 0 0):394 353:390(2 0 0):394 & 353:390(3 0 0):394 353:390(4 0 0):394 353:390(5 0 0):394 & 353:390(6 0 0):394 353:390(7 0 0):394 353:390(8 0 0):394 & 353:390(9 0 0):394 353:390(10 0 0):394 353:390(11 0 0):394 sp6 6.5 0.94 6.44 0.78 0.77 0.76 0.77 1.01 1 0.76 1.02 1.02 si7 l 354:400(1 0 0):404 354:400(2 0 0):404 & 354:400(3 0 0):404 354:400(4 0 0):404 354:400(5 0 0):404 & 354:400(6 0 0):404 354:400(7 0 0):404 354:400(8 0 0):404 & 354:400(9 0 0):404 354:400(10 0 0):404 354:400(11 0 0):404 & 354:400(12 0 0):404 354:400(13 0 0):404 354:400(14 0 0):404 & 354:400(15 0 0):404 354:400(16 0 0):404 354:400(17 0 0):404 & 354:400(18 0 0):404 354:400(19 0 0):404 354:400(20 0 0):404 & 354:400(21 0 0):404 354:400(22 0 0):404 354:400(23 0 0):404 & 354:400(24 0 0):404 354:400(25 0 0):404 354:400(26 0 0):404 & 354:400(27 0 0):404 354:400(28 0 0):404 354:400(29 0 0):404 & 354:400(30 0 0):404 354:400(31 0 0):404 354:400(32 0 0):404 & 354:400(33 0 0):404 354:400(34 0 0):404 354:400(35 0 0):404 sp7 0.99 1.01 0.99 0.99 1.03 1 0.9 0.9 0.92 0.88 0.86 0.88 & 0.87 0.89 0.87 1.08 1.06 1.05 1.05 1.04 1.02 0.99 0.98 0.89 & 0.9 0.75 3.08 3.79 3.81 3.76 4.37 4.45 6.7 0.99 6.1 si8 l 355:410(1 0 0):414 355:410(2 0 0):414 355:410(3 0 0):414 & 355:410(4 0 0):414 355:410(5 0 0):414 355:410(6 0 0):414 & 355:410(7 0 0):414 355:410(8 0 0):414 355:410(9 0 0):414 & 355:410(10 0 0):414 355:410(11 0 0):414 355:410(12 0 0):414 & 355:410(13 0 0):414 355:410(14 0 0):414 355:410(15 0 0):414 & 355:410(16 0 0):414 355:410(17 0 0):414 355:410(18 0 0):414 & 355:410(19 0 0):414 355:410(20 0 0):414 355:410(21 0 0):414 & 355:410(22 0 0):414 355:410(23 0 0):414 355:410(24 0 0):414 & 355:410(25 0 0):414 355:410(26 0 0):414 355:410(27 0 0):414 & 355:410(28 0 0):414 355:410(29 0 0):414 355:410(30 0 0):414 & 355:410(31 0 0):414 355:410(32 0 0):414 355:410(33 0 0):414 sp8 0.93 0.75 0.78 0.78 0.77 0.76 0.78 0.78 0.8 0.87 0.87 & 0.87 0.97 0.98 1 1.04 1.04 1.05 1.05 1.06 0.9 0.8 0.79 1 & 3.88 3.06 2.89 3.87 4.56 4.62 4.64 6.66 6.1 si9 l 356:420(1 0 0):424 356:420(2 0 0):424 356:420(3 0 0):424 & 356:420(4 0 0):424 356:420(5 0 0):424 356:420(6 0 0):424 & 356:420(7 0 0):424 356:420(8 0 0):424 356:420(9 0 0):424 & 356:420(10 0 0):424 356:420(11 0 0):424 356:420(12 0 0):424 & 356:420(13 0 0):424 356:420(14 0 0):424 356:420(15 0 0):424 & 356:420(16 0 0):424 356:420(17 0 0):424 356:420(18 0 0):424 & 356:420(19 0 0):424 356:420(20 0 0):424 356:420(21 0 0):424 & 356:420(22 0 0):424 356:420(23 0 0):424 356:420(24 0 0):424 & 356:420(25 0 0):424 356:420(26 0 0):424 356:420(27 0 0):424 & 356:420(28 0 0):424 356:420(29 0 0):424 356:420(30 0 0):424 & 356:420(31 0 0):424 356:420(32 0 0):424 356:420(33 0 0):424 & 356:420(34 0 0):424 sp9 6.1 3.53 4.55 4.48 4.57 3.44 3.44 3.69 3.76 3.89 0.88 & 0.87 0.78 0.86 0.87 0.81 1 0.74 0.76 0.77 0.77 0.77 0.77 & 0.78 1 1.01 1.01 0.98 0.9 0.88 0.89 0.89 0.88 0.91 si10 l 357:430(1 0 0):434 357:430(2 0 0):434 & 357:430(3 0 0):434 357:430(4 0 0):434 357:430(5 0 0):434 & 357:430(6 0 0):434 357:430(7 0 0):434 357:430(8 0 0):434 & 357:430(9 0 0):434 357:430(10 0 0):434 357:430(11 0 0):434 & 357:430(12 0 0):434 357:430(13 0 0):434 357:430(14 0 0):434 & 357:430(15 0 0):434 357:430(16 0 0):434 357:430(17 0 0):434 & 357:430(18 0 0):434 357:430(19 0 0):434 357:430(20 0 0):434 & 357:430(21 0 0):434 357:430(22 0 0):434 357:430(23 0 0):434 & 357:430(24 0 0):434 357:430(25 0 0):434 357:430(26 0 0):434 & 357:430(27 0 0):434 357:430(28 0 0):434 357:430(29 0 0):434 & 357:430(30 0 0):434 357:430(31 0 0):434 357:430(32 0 0):434 & 357:430(33 0 0):434 357:430(34 0 0):434 357:430(35 0 0):434 sp10 6.92 0.96 3.08 3.38 4.34 4.39 4.37 3.51 3.58 3.55 3.51 & 0.77 0.77 0.78 0.78 0.77 0.77 0.78 0.79 0.79 0.87 0.9 0.88 & 0.87 0.89 0.89 0.99 0.99 0.99 1 0.94 1.01 0.99 1 0.99 si21 0 0.35 sp21 -21 1 ds22 s d23 d23 d23 d23 d23 d23 d23 d23 si23 -21.85 21.85 sp23 0 1 ds25 s d26 d26 d26 d26 d26 d26 d26 d26 si26 l 0 0 0 sp26 1 ds34 s d35 d35 d35 d35 d35 d35 d35 d35 si35 l 0 0 1 sp35 1 tr2 0 -35 69.35 tr3 25 0 0 tr5 -275 -377 0 0.979796 -0.2 0 0.2 0.979796 0 0 0 1 tr6 90 -574 0 0.979796 -0.2 0 0.2 0.979796 0 0 0 1 ctme 120 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5320.pdf
Tài liệu liên quan