Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua

Đề tài : TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA LỜI NÓI ĐẦU Hà Tây là một trong những tỉnh có tiềm năng to lớn trong việc phát triển Du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (Năm1999) đã xác định “Trong năm năm tới phải tăng cường đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn...”. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 được lập năm 1994 cũng đã chỉ ra những tiềm năng cho sự phát triển của du lịch Hà Tây

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xác định cụm Sơn Tây - Ba Vì là một trung tâm của sự phát triển đó với các tiềm năng thế mạnh cho du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơi cuối tuần, vui chơi giải trí và tham quan các di tích lịch sử văn hoá. Ba Vì là một vùng đất cổ có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời và đến nay vẫn bảo lưu được nhiều giá trị đặc sắc. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Ba Vì một vùng rừng núi “nhất cao là núi Ba Vì” gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh với những giá trị sâu sắc về địa hình, khí hậu, động thực vật... để hình thành nên một khu vực với rất nhiều những điểm phát triển hoạt động du lịch. Đó là Ao Vua, Khoang Xanh – Suối Tiên, Thác Mơ, Thác Ngà, Thác Hương, Vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, rừng nguyên sinh Bằng Tạ, nguồn nước khoáng thiên nhiên Thuần Mỹ, đồi cò Ngọc Nhị, khu di tích K 9... Trong đó Ao Vua chính là điểm nổi bật với việc trở thành điểm du lịch đầu tiên đã trải qua quá trình phát triển hiện chiếm tới trên 60% số lượng du khách, 50% doanh thu, 80% nộp ngân sách của ngành du lịch Ba Vì. Quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua đã cho thấy do quá phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên lại chủ yếu là các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng tại vùng núi Ba Vì nên đặc điểm nổi trong hoạt động kinh doanh du lịch ở đây là khá rõ rệt. Nghiên cứu về tính thời vụ sẽ cho ta một cái nhìn đúng đắn về du lịch Ao Vua, tìm ra những phương hướng, giải pháp tháo gỡ những khó khăn và giúp cho sự phát triển của Công ty. Chính vì vậy bản báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Tính thời vụ trong du lịch và các biện pháp khắc phục tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua” đã ra đời. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài không chỉ đơn thuần là tính thời vụ trong kinh doanh du lịch mà còn cả các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch của công ty: tiềm năng phát triển, các vấn đề nhân lực, marketing, mối quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương... Trong phạm vi không gian chủ yếu tại khu du lịch Ba Vì ngoài ra còn đề cập thêm tới ngành du lịch của huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây nói chung. Trong quá trình nghiên cứu sẽ vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp. Mục tiêu của đề tài “Tính thời vụ du lịch và các biện pháp khắc phục tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua” mong muốn trình bầy được những có sở lý luận về tính thời vụ trong du lịch, khái quát về Công ty cổ phần du lịch Ao Vua, và đặc biệt là việc phân tích những yếu tố thời vụ qua hoạt động kinh doanh của Công ty, qua đó đã khái quát được về tính thời vụ ở đây đồng thời đã đề ra được một số những giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của nó. Vì vậy phần nội dung được bố cục như sau: Chương 1: Lý luận chung về kinh doanh du lịch và tính thời vụ trong du lịch. Khái niệm chung về kinh doanh du lịch Du lịch Khách du lịch Tài nguyên du lịch Điểm du lịch, khu du lịch Kinh doanh du lịch Sản phẩm du lịch Doanh nghiệp kinh doanh du lịch Tính thời vụ trong du lịch Khái niệm ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch Các nhân tố quyết định Các căn cứ để khác phục tính thời vụ trong du lịch Các biện pháp khắc phục Chương 2: Giới thiệu về Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua Khái quát chung Hoàn cảnh ra đời Lịch sử phát triển Chức năng nhiệm vụ Cơ sở vật chất kỹ thuật Sơ đồ tổng thể khu du lịch Ao Vua Các khu vực Cơ sở hạ tầng khác Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Nguồn lao động Chính sách đối với một số dịch vụ bổ trợ Mối quan hệ với chính quyền và dân cư địa phương Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả Nhận xét Phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty tới năm 2005 Chương 3: Tính thời vụ trong du lịch tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua Các nhân tố tác động Địa hình Khí hậu Khả năng đón tiếp của Công ty Kết quả kinh doanh theo thời vụ Kết qủa Nhận xét Kết luận Giải pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua Giải pháp sản phẩm Giải pháp phân phối Giải pháp giá cả Giải pháp xúc tiến hỗn hợp Giải pháp lao động Kiến nghị đối với Nhà nước. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH DU LỊCH VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KINH DOANH DU LỊCH 1. Du lịch Du lịch có một lịch sử lâu đời, phạm trù du lịch được rất nhiều nhà khoa học, kinh tế học, du lịch học trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều định nghĩa về du lịch được mọi người công nhận, Michael M. Coltman: du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội ngày càng phổ biến nảy sinh ra các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế có tính tương hỗ lẫn nhau giữa bốn nhóm nhân tố khách du lịch, các nhà kinh doanh phục vụ du lịch, dân cư địa phương và chính quyền địa phương. Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh du lịch thì: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. 2. Khách du lịch Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch; nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch được chia làm hai loại là Tài nguyên du lịch thiên nhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn 4. Điểm du lịch, khu du lịch Điểm du lịch là nơi có tài nguyên hấp dẫn có khả năng thu hút khách du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường 5. Kinh doanh du lịch Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động kinh doanh du lịch được chia làm bốn mảng chính: Mảng kinh doanh vận chuyển khách du lịch (transportation) kinh doanh vận chuyển là hoạt động nhằm tạo ra các dịch vụ vận chuyển khách du lịch: đưa khách du lịch từ nơi cư trú thường xuyên đến điểm du lịch và ngược lại; vận chuyển khách du lịch tại điểm du lịch. Kinh doanh khách sạn (Hospitality) là hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra dịch vụ và hàng hoá nhằm thoả mãn những nhu cầu về lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch (Những dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí phải nằm trong quần thể khách sạn hoặc khu du lịch thì mới được gọi là hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh doanh lữ hành: gồm bốn hoạt động chức năng cơ bản: nghiên cứu thi trường, xây dựng chương trình (trọn gói hoặc chương trình du lịch từng phần), quảng cáo và tổ chức bán những chương trình du lịch đã được xây dựng, tổ chức thực hiện Kinh doanh các dịch vụ khác như tư vấn du lịch, thông tin quảng cáo về du lịch... 6. Sản phẩm du lịch Là tập hợp tất cả các yếu tố có thể thoả mãn những nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Sản phẩm du lịch bằng Tổng hợp của: Hàng hóa du lịch + Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch. Thể loại: Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm của những nhà cung ứng dịch vụ du lịch ví dụ sản phẩm của một khách sạn, sản phẩm của một nhà hàng, ... Sản phẩm tổng hợp: những chương trình du lịch có thể là trọn gói hoặc từng phần Tính chất của sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính dịch vụ (dịch vụ chiếm 80 – 90%). Giá trị của sản phẩm du lịch là từ dịch vụ dẫn đến sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính vô hình suy ra có những yếu tố không do nhà kinh doanh quyết định và như vậy sản phẩm du lịch không thể được đánh giá chất lượng theo những chỉ tiêu từ phía các nhà kinh doanh mà được đánh giá từ sự cảm nhận của khách hàng (tính chủ quan) do vậy gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm trong du lịch. Sản phẩm du lịch thường được gắn liền với tài nguyên du lịch. Hướng vận động trong kênh sản xuất tiêu thu là ngược với sản xuất hàng hoá cung tìm đến cầu còn trong du lịch cầu tìm đến cung dẫn đến gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm do thiếu tính chủ động của nhà kinh doanh do đó việc tìm ra nguồn khách, khai thác nguồn khách là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhà kinh doanh du lịch. Việc tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch là có sự trùng lặp về mặt không gian và thời gian suy ra sản phẩm du lịch chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định không thể vận chuyển đến nơi khác, không thể tồn kho lưu bãi, gây khó khăn cho việc hạch toán kinh doanh. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tính thời vụ là khác nhau đối với các loại hình du lịch khác nhau, đối với các nhà kinh doanh khác nhau. 7. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch Doanh nghiệp kinh doanh du lịch là tập hợp người và vốn có mục đích kinh doanh để kiếm lời. Doanh nghiệp du lịch chỉ có thể thực hiện việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch biến động theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, cao cấp hơn. Mục tiêu chung là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh, mục tiêu cụ thể gắn với hai loại hình doanh nghiệp, ngoài loại hình hoạt động sản xuất và cung cấp các hàng hoá công cộng với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội trong nhiều trường hợp hiệu quả xã hội được đặt cao hơn hiệu quả kinh tế. Các doanh ngiệp khác hoạt động theo cơ chế thị trường mục tiêu mà chúng hướng tới là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận là tiêu chuẩn hàng đầu cho sự ra đời, tồn tại, phát triển thậm chí phá sản của doanh nghiệp. Với việc cụ thể hoá mục tiêu hoạt động kinh doanh về mặt tài chính (quản lý vốn): bảo toàn, phát tiển vốn sản xuất kinh doanh; theo độ dài thời gian: trong thời kỳ ngắn hạn tìm kiếm lợi nhuận tối da trong điều kiện có thể, trong thời kỳ dài hạn hướng tới lợi ích kinh tế tối ưu thể hiện ở ba mặt là đạt được lợi nhuận tối ưu trong thời kỳ dài hạn, mức độ ổn định của hoạt động thị trường, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Chức năng, có ba chức năng cơ bản là Sản xuất và cung cấp các hàng hoá dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch ngày càng đa dạng, cao cấp, và phong phú hơn Làm chức năng phân phối theo hai hướng: tìm ra các kênh, luồng phân phối để đưa các sản phẩm dịch vụ du lịch của mình đến với du khách một cách có hiệu quả nhất và phân phối một cách công bằng hợp lý mọi kết quả sản xuất kinh doanh đạt được. Làm chức năng xã hội, có trách nhiệm với cộng đồng, đối với địa phương, đối với đất nước. Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước còn có chức năng là công cụ điều tiết trong tay Nhà nước để làm bình ổn thị trường, tạo môi trường và điều kiện kinh doanh lành mạnh, công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Vị trí (mối quan hệ cơ bản) của doanh nghiệp du lịch là: Doanh nghiệp du lịch là một chủ thể kinh doanh có quyền tự chủ, độc lập, tự quyết định những vẫn đề sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm cả về mặt kinh tế và pháp lý đối với kết quả thực hiện. Là một đơn vị kinh tế, một tế bào của nền kinh tế quốc dân và là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một đơn vị, tổ chức xã hội nơi hàng ngày hàng giờ người lao động thực hiện và giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, nơi chăm lo phát triển toàn diện nhân tố con người Nhiệm vụ của doanh nghiệp du lịch: được xem xét theo ba hướng: nhiệm vụ đối với Nhà nước, đối với các doanh nghiệp khác và đối với nội bộ bản thân doanh nghiệp. II. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 1. Khái niệm Tính thời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại theo một chu kỳ thời gian của cung và cầu du lịch (đối với các sản phẩm du lịch) diễn ra dưới tác động của một số nhân tố xác định như thời tiết, khí hậu, loại hình du lịch... và trong thực tế thì đó là tập hợp những biến động theo mùa của cung và cầu du lịch tại các khu du lịch. Tính thời vụ có ở tất cả các điểm, các khu vực có hoạt động du lịch. Nhưng quá trình diễn ra giữa các vùng, các khu vực có sự khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố khác. Một điểm du lịch, khu du lịch thì có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch và nó phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở khu vực đó. Tại các khu vực mà hoạt động du lịch phát triển thì mùa du lịch thường kéo dài hơn, mức độ thay đổi của cường độ hoạt động du lịch nhỏ hơn. Độ dài của mùa du lịch và cường độ mùa chính còn phụ thuộc vào thể loại du lịch khác nhau. Thông thường loại hình du lịch chữa bệnh thường có độ dài hơn nhưng cường độ yếu vì giá trị tài nguyên du lịch phục vụ cho loại hình du lịch này ít biến động trong năm. Trong khi đó du lịch nghỉ biển thì ngược lại: mùa du lịch ngắn hơn nhưng cường độ mùa chính cao hơn nhiều vì tài nguyên du lịch phục vụ cho thể loại này phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu. Để đơn giản hoá ta có thể nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch qua sự thay đổi của cường độ hoạt động kinh doanh du lịch qua các khoảng thời gian (mỗi tháng, mỗi ngày). Về mặt tổng quát có thể biểu thị thời vụ du lịch theo đồ thị sau: Cường độ hoạt động Một chu kỳ kinh doanh Thời gian Chính vụ Sau vụ Trước vụ Đỉnh vụ Trong đó: Chính vụ: (trong vụ) là khoảng thời gian mà cường độ hoạt động du lịch mạnh và cũng chính là thời gian mà doanh thu cũng như số lượng khách hàng tập trung chủ yếu. Đỉnh vụ: là thời điểm mà cường độ hoạt động đạt mức cao nhất. Ngoài vụ: (trái vụ) là khoảng thời gian không phải là chính vụ, thời điểm lượng khách cũng như doanh thu mang lại là ít, rất nhỏ bé so với thời điểm chính vụ. Ngoài vụ bao gồm có trước vụ và sau vụ. Trước vụ: khoảng thời gian trước chính vụ. Sau vụ: khoảng thời gian sau chính vụ. Tính thời vụ du lịch tồn tại một cách khách quan, nó gắn liền với ngành du lịch và gây ra rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Ngoài ra nó còn gây một số tác hại về mặt kinh tế xã hội, tổ chức sản xuất kinh doanh... Sau đây xin được nêu các ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch. 2. Ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch Đối với tài nguyên du lịch. Tính thời vụ trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý, gây ra lãng phí lớn. Cụ thể là trong mùa chính thì sử dụng quá tải nguồn tài nguyên dẫn đến xuống cấp, cạn kiệt hoặc những hư hỏng. Trong khi đó khoảng thời gian trái vụ lại hầu như không được sử dụng cũng như không kịp để sửa chữa, phục hồi. Đối với môi trường sinh thái. Với cường độ hoạt động cao trong mùa vụ sẽ dẫn đến những tác động không nhỏ tới môi trường sinh thái. Xả rác thải bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước, chặt cây phá rừng, làm hỏng cảnh quan. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh du lịch. Tính thời vụ làm cho hoạt động của cơ sở kinh doanh không đều, vào mùa vụ thì cường độ hoạt động cao dẫn đến doanh thu, lợi nhuận cao còn ngoài vụ thì cường độ hoạt động thấp chỉ mang tính chất duy trì. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh không đồng đều. Tính thời vụ còn tác động rất lớn tới tình hình nhân lực. Việc sử dụng cũng như trình độ nhân lực gặp rất nhiều tác động xấu. Cụ thể là trong thời gian chính vụ cần một đội ngũ lao động đông đảo, với rất nhiều các công đoạn, công việc cụ thể khác nhau trong khi đó ngoài vụ thì chỉ cần một lượng lao động vừa phải với tính chất công việc chỉ là nhằm duy trì. Điều này dẫn tới rất khó khăn cho đơn vị kinh doanh du lịch trong việc tuyển chọn đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong mùa vụ, thường thì khi chuẩn bị vào mùa vụ lại phải tổ chức tuyển chọn và đào tạo cho một số lao động lớn nhưng khi hết mùa vụ thì lượng lao động này lại không có việc và họ phải tìm kiếm các công việc khác nhằm duy trì cuộc sống, đến vụ sau việc tuyển chọn và đào tạo gần như phải làm mới hoàn toàn với những con người mới. Chính vì vậy trình độ của đội ngũ lao động không được đảm bảo. Tính thời vụ trong du lịch còn ảnh hưởng cả đến các du khách. Đó là việc du khách vào chính vụ thì qúa đông dẫn đến nhìn xung quanh lúc nào cũng chỉ thấy người là người, các dịch vụ thì có khi lại không đảm bảo chất lượng với việc xô bồ lộn xộn, giá cả cao hoặc bị chèn ép, có khi lại gặp những trường hợp quá tải dẫn đến không có dịch vụ đáp ứng như không có phòng cho thuê, không có hàng ăn, giải khát... Ngoài ra tính thời vụ trong du lịch cũng có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác như: đối với dân cư địa phương bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là đối với những người có đời sống gắn liền với hoạt động du lịch ví dụ những người bán hàng rong... ; chính quyền địa phương thất thu các khoản thuế, lệ phí không nhỏ ngoài mùa vụ; các ngành nghề lĩnh vực kinh tế khác như ngành nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, điện, nước, viễn thông cũng bị ảnh hưởng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch. 3. Các nhân tố quyết định Các nhân tố quyết định đến tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch được xem xét là những nhân tố có tác động đến các tính chất, độ dài, cường độ, sự dao động... của tính mùa vụ, các nhân tố này bao gồm có khí hậu, địa hình, đặc điểm tài nguyên, thời gian rỗi, phong tục tập quán, đặc điểm của đơn vị kinh doanh. Khí hậu. Khí hậu là nhân tố cơ bản quyết định tới toàn bộ lĩnh vực kinh doanh du lịch chứ không chỉ là tính mùa vụ. Khí hậu bao gồm có các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, số ngày mưa, nắng cùng các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Các yếu tố này có sự thay đổi theo một quy luật nhất định hình thành nên các mùa khác nhau trong năm như mùa xuân - hạ - thu - đông, mưa - khô, nóng - lạnh. Và theo sự thay đổi này mà hình thành nên tính mùa vụ của hoạt động kinh doanh du lịch. Địa hình. Địa hình có mối quan hệ khăng khít với khí hậu và chúng làm nên các giá trị tài nguyên thiên nhiên cho điểm du lịch. Các yếu tố địa hình nhìn chung mang tính ổn định lâu dài nhưng không vì thế mà không có sự ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch . Sự ảnh hưởng thể hiện ở việc địa hình làm nên đặc điểm của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tác động đến cung cầu của hoạt động kinh doanh du lịch. Văn hóa. Văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết vì lẽ văn hoá là tài nguyên của du lịch, là sản phẩm đặc trưng của du lịch và nó cũng là một trong những điều kiện để cho du lịch phát sinh và phát triển. Văn hoá được định nghĩa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự trường tồn giữa môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Văn hoá trong du lịch được nhắc đến chủ yếu là các tài nguyên du lịch nhân văn - là một trong những nguồn lực cho sự phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn tác động tới hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh du lịch trong đó có tính thời vụ. Nó thể hiện qua các giá trị văn hoá của vùng đất diễn ra hoạt động du lịch, qua các phong tục tập quán (chính là những tập tục, nền nếp thói quen lâu đời của người dân) và qua các giá trị tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Điều này càng có ý nghĩa trong các thể loại du lịch văn hoá: lễ hội – thường diễn ra chủ yếu và xung quang dịp lễ hội như du lịch lế hội Chùa Hương thường diễn ra từ sau Tết Nguyên đán dến hết mùa xuân; du xuân – thường diễn ra vào mùa xuân sau tết Cổ truyền của dân tộc; các cuộc hành hương về quê hương, đất tổ, vùng đất thánh ... Thời gian rỗi. Đây là một nhân tố rất quan trọng, cũng là một điều kiện cho sự phát triển du lịch. Có thời gian rỗi thì du khách mới có thời gian đi du lịch. Thời gian rỗi bao gồm thời gian nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ hè... Thời gian rỗi quyết định đến thời điểm đi du lịch của du khách và vì vậy dẫn đến tính thời vụ trong du lịch. Cụ thể đối với các điểm du lịch thì thời điểm cuối tuần bao giờ cũng đông khách nhất, các chương trình du lịch nghỉ biển thì đông khách vào mùa hè, với đối tượng khách là học sinh, sinh viên thì mùa hè chính là thời điểm họ đi du lịch nhiều nhất. Tại các điểm du lịch khác nhau cần dựa vào thị trường mục tiêu của mình với các đặc điểm thời gian rỗi như thế nào mà cần có một chính sách hợp lý cho hoạt động kinh doanh. Đơn vị kinh doanh du lịch. Thể hiện sự tác động tới tính thời vụ ở khả năng sẵn sàng đón tiếp khách chủ yếu được thể hiện trong các khoảng thời gian trái vụ là như thế nào, có đáp ứng được những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ du lịch không, chất lượng cung cấp là tốt hay xấu. Ngoài những nhân tố trên còn có một số các nhân tố khác nhưng mức độ tác động yếu hoặc chỉ trong một số trường hợp cá biệt. 4. Các căn cứ để khắc phục tính thời vụ trong du lịch . Việc khắc phục tính thời vụ du lịch là một yêu cầu cấp thiết trong kinh doanh du lịch đặc biệt là đối với các điểm du lịch bị ảnh hưởng nặng của nó. Một số căn cứ để đề ra các biện pháp khắc phục là: Căn cứ vào sức hấp dẫn và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch hiện có ở khu du lịch. Căn cứ vào số lượng khách du lịch hiện tại của Công ty cũng như số lượng khách du lịch tiềm năng mà Công ty sẽ thu hút được trong tương lai. Căn cứ vào sức tiếp nhận của cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu du lịch là lớn hay nhỏ. Căn cứ vào nguồn cung ứng lao động ở địa phương, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên cũng như kinh nghiệm tổ chức hoạt động du lịch tại điểm du lịch. Căn cứ vào khả năng kết hợp các loại hình du lịch có đồng nhất hay không. Theo hướng phát triển đồng thời nhiều thể loại du lịch nhằm hạn chế tính thời vụ ở khu du lịch. Để phát triển các loại hình du lịch ở khu du lịch còn phụ thuộc vào các yếu tố tại khu du lịch đó như: Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch ngoài mùa chính đối với thể loại du lịch cơ bản. Khả năng huy động những tài nguyên chưa được khai thác, tức là những tài nguyên có khả năng phát triển cho loại hình du lịch khác. Cơ cấu nguồn khách du lịch tiềm năng cho thể loại du lịch mới. Nguồn vốn đầu tư để có thể huy động cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho loại hình du lịch mới (chú ý xét tới tính hiệu quả của nó) và việc thực hiện các loại hình du lịch đó. 5. Các biện pháp khắc phục 5.1 Đối với doanh nghiệp Thứ nhất: làm tăng cầu du lịch tại các thời điểm ngoài mùa vụ. Tổ chức nghiên cứu thị trường nhằm xác định thị trường mục tiêu cần chú ý quan tâm đến những vấn đề sau: Tập trung thu hút khách du lịch công vụ đến điểm du lịch của mình bởi ưu điểm của loại khách này là không phụ thuộc nhiều vào thời vụ du lịch và có khả năng thanh toán cao. Tập trung thu hút nhóm khách du lịch tiềm năng là cán bộ công nhân viên chức mà do đặc điểm nghề nghiệp, họ không có thời gian rỗi trong mùa vụ chính. Tập trung thu hút nhóm khách hàng là những người hưu trí cao tuổi, ưu điểm của loại khách này là không bị ràng buộc về thời gian đi du lịch, thương hay lưu trú dài ngày. Tập trung thu hút nhóm khách hàng là các gia đình có con nhỏ, thu nhập thấp và những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa vụ chính. Qua đó bằng các chính sách Markettinh – mix: chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán để có thể lôi kéo thị trường mục tiêu này đến với doanh nghiệp nhất là trong các khoảng thời gian trước và sau mùa vụ với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách về cường độ hoạt động du lịch giữa trái vụ và chính vụ. Thứ hai: Nâng cao khả năng sẵn sàng đón tiếp khách tại các thời điểm ngoài chính vụ của doanh nghiệp. Theo hướng này cần chú trọng đến những vấn đề sau đây: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ du khách ngoài mùa vụ chính; luôn trong trạng thái sẵn sàng các yếu tố dịch vụ cung cấp cho du khách; đội ngũ cán bộ, công nhân viên đầy đủ, sẵn sàng phục vụ kịp thời các yêu cầu của công việc. Thứ ba: Ngiên cứu đặc điểm của doanh nghiệp để có thể phát triển nhiều loại hình thể loại du lịch. Vì như vậy sẽ có được nhiều chương trình, sản phẩm du lịch mới đưa ra thị trường làm hạn chế thêm những tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch . 5.2 Về phía Nhà nước Không chỉ có những tác động xấu tới bản thân doanh nghiệp mà qua những phân tích ở trên ta thấy rằng tính thời vụ trong du lịch còn gây ảnh hưởng bất lợi tới các yếu tố kinh tế – xã hội của địa phương, tới các ngành nghề khác có liên quan và tới cuộc sống của nhân dân. Chính vì vậy Nhà nước mà cụ thể là các cấp chính quyền, cơ quan quản lý ngành du lịch, các cơ quan quản lý các ngành có liên quan cần phải có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngoài thời điểm chính vụ. Nhà nước có thể hỗ trợ bằng các cách khác nhau sau đây: Miễn, giảm thuế, lệ phí trong các khoảng thời gian ngoài chính vụ. Miễn, giảm giá thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh như điện, nước... Có các biện pháp hỗ trợ đời sống cho những người dân bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh du lịch bị giảm sút đình trệ như: tổ chức nghề phụ, trợ cấp .... Tạo công việc cho bản thân khu du lịch hay phía doanh nghiệp như giao tổ chức các hoạt động khác cho Nhà nước, hay tổ chức ra các chương trình du lịch hoạt động phục vụ lợi ích công cộng. Lợi dụng thời điểm ngoài chính vụ để tổ chức các lớp học đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động cũng như dân cư địa phương, làm các công việc mà có thể ảnh hưởng xấu cho hoạt động du lịch nếu tổ chức vào chính vụ ví dụ sửa chữa đường xá. 5.3 Về phía người dân Người lao động tại đơn vị kinh doanh du lịch và người dân có hoạt động gắn liền với hoạt động kinh doanh du lịch phải chủ động đối mặt với tính thời vụ du lịch, không để nó gây ra những bất lợi cho mình hoặc là hạn chế đến mức thấp nhất những bất lợi đó. Với du khách cần có suy nghĩ đúng đắn trong việc lựa chọn thời điểm đi du lịch. Nếu có thể thì đi du lịch vào những thời điểm ngoài mùa vụ khi mà vẫn đạt được lợi ích mà mình đặt ra. CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA. I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Hoàn cảnh ra đời. Giữa những năm 80 của thế kỷ, sau những bộn bề lo toan, hồi phục của đất nước sau thời chiến, những khó khăn của xã hội quan liêu bao cấp và cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhu cầu đi tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí của người dân bắt đầu được chú trọng. Một số các địa điểm có phong cảnh đẹp, đặc sắc bắt đầu được khai phá. Nằm trong một khu vực đồi núi rộng với quần thể núi Ba Vì hùng vĩ. Đây là dãy núi đá vôi bao gồm nhiều ngọn núi trong đó có ba đỉnh cao nhất là đỉnh Vua 1.296 m, đỉnh Tản Viên 1.226 m và đỉnh Ngọc Hoa 1.220 m. Sườn núi phía đông thoai thoải, sườn phía Tây dốc ngược xuống dòng Đà giang hung dữ. Vùng đồi gò dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có độ cao trên 11 m so với mực nước biển với rất nhiều khe nứt gẫy bị cắt sẻ do sự xâm thực của các dòng nước chảy từ trên đỉnh núi xuống như thác trong mùa mưa cùng nhiều hồ nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn... Thảm động thực vật ở đây cực kỳ phong phú với nhiều loài động thực vật quý hiếm, khu rừng nguyên sinh với 100 ha trên độ cao từ 800 m trở lên. Khu vực này còn là một vùng đất cổ có lịch sử quần cư lâu đời, với ba dân tộc là người Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống. Cũng là một vùng đất có vị trí chiến lược về quân sự với rất nhiều các đơn vị quân đội; các trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp... Trong bối cảnh như vậy khu du lịch Ao Vua ra đời từ rất sớm qua sự phát hiện của dân cư địa phương. Ao Vua ở sườn núi phía bắc của núi Ba Vì, trên độ cao từ 70 - 80 mét giữa cảnh trí thanh u của một vùng núi rừng tĩnh mịch, một dòng suối đẹp từ trên cao đổ xuống đã tạo ra nhiều cái thác và những bồn tẵm thiên nhiên đầy thú vị. Đẹp nhất là thác dưới cùng tức thác Ao Vua, dưới chân thác là một hồ nước nhỏ nơi sâu nhất khoảng 5 - 6 mét, nước trong xanh và không bao giờ cạn. Hồ nước này chính là Ao Vua theo truyền thuyết đây là bãi chiến trường của huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh để giành lấy công chúa Ngọc Hoa con của vua Hùng Vương thứ 18. Trở thành địa điểm tham quan duy nhất lúc bấy giờ của thể loại lội suối, ngắm cảnh rừng núi. Sau đó cùng với tiến trình đổi mới, đời sống của nhân dân khấm khá lên, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch trở nên bức thiết hơn. Đã đòi hỏi khu vực này cần có một không gian cảnh quan, phương thức tổ chức quy củ hơn. 2. Lịch sử phát triển. Đó là vào khoảng giữa những năm 80, đến năm 1988 UBND huyện Ba Vì đã cho thành lập ở đây một Tổ Dịch vụ nhằm đưa các hoạt động du lịch vào nề nếp để quản lý và phục vụ du khách. Tổ Dịch vụ lúc đầu do các xã viên của Hợp tác xã nông nghiệp Tản Lĩnh làm nòng cốt còn mang tính chất thô sơ dân dã, sau đó đã được chuyên trách hơn (thực chất là hình thức “thầu” của một số tư nhân), được Thành phố Hà Nội (lúc bấy giờ) UBND huyện Ba Vì chú ý và đầu tư. Thời điểm này Tổ Dịch vụ đã làm được khá nhiều việc như xây dựng đường giao thông trải nhựa từ Tỉnh lộ 87 vào tận chân thác dài 4 km, cải tạo dòng suối làm đường đi lên theo dòng suối, các hàng rào bảo vệ và các biện pháp an toàn cho du khách, xây dựng các khu nhà khách, phòng ăn và các dịch vụ khác. Năm 1988 nơi đây đón được 8000 lượt người. Đầu năm 1994 với sự phát triển của khu du lịch một dự án đầu tư lớn hơn được thực hiện, Công ty du lịch Ba Vì ra đời thay thế cho Tổ Dịch vụ, Khách sạn Hương Rừng với 30 phòng được xây dựng. Lúc này khu du lịch Ao Vua được lột xác hoàn toàn với sự bề thế tiện nghi hơn. Tiếng tăm của khu du lịch bắt đầu được lan xa, lượng khách đến với khu du lịch đông lên rất nhiều, không chỉ từ các vùng lân cận mà khách từ Hà Nội và các địa phương khác. Ngày 1-4-1999 trở thành cái mốc chính thức ra đời Công ty Cổ phần Du lịch Ao Vua theo Quyết định 267 của UBND tỉnh Hà Tây trên cơ sở sự sát nhập của hai doanh nghiệp là Công ty Du lịch Ba Vì và Khách sạn Hương Rừng. Bao gồm 8 cổ đông, trong đó Nhà nước chiếm 8%. Tổng số vốn ban đầu gồm có 4 tỷ 658 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 223 triệu đồng. Đến nay ước tính tổng giá._. trị tài sản của công ty lên tới 17,5 tỷ đồng. 3. Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức kinh doanh khai thác hoạt động du lịch tại khu du lịch Ao Vua. Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ của mình. Đã tổ chức tốt việc kinh doanh, đón và phục vụ du khách đến khu du lịch. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại công ty cũng như các dịch vụ khác có thu nhập cho người dân địa phương. Thực hiện các công tác xã hội tại địa phương và nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 1. Sơ đồ tổng thể khu du lịch Ao Vua Đồi núi Cổng ph Ao Vua Nhà Hàng Bình Dân Nhà dân Đồi núi Cổng Vé Hồ Diên Hồng Hồ Yên Hồng Bể bơi Bể bơi Khu Trung Tâm Khu chân thác Đồi núi Đồi núi Khu Nuôi Thú Đồi núi Nhà dân Khu Nhà Sàn Khu Khách Sạn Đền thờ Đức Thánh Tản 2. Các khu vực Tọa lạc trên diện tích gần 20ha (khu vực chính), quần thể khu du lịch Ao Vua được chia làm sáu khu vực là: khu Trung tâm, khu Chân thác, khu Nhà sàn, khu Khách sạn, khu Vườn thú và Nhà hàng bình dân. Khu Trung tâm: gồm 3 tòa nhà hai tầng được dùng làm văn phòng làm việc, phòng tiếp khách, 1 phòng hội thảo 50 chỗ, 1 nhà hàng 100 chỗ, 9 phòng mát-xa, 2 phòng karaoke và 30 phòng nghỉ, khu y tế; ba bể bơi, hệ thống cầu trượt gồm 4 làn cao 11m, dài 60m cùng các cầu trượt nhỏ; khu đu quay đảo, trò chơi dân gian cùng với các hình thức dịch vụ khác Khu Chân thác: gồm có một nhà hàng giải khát hai tầng rất rộng với khoảng 400 chỗ ngồi có cảnh quan rất đẹp tuy được bố trí còn đơn giản bằng bàn ghế nhựa. Một nhà hàng ăn uống một tầng với khoảng 100 chỗ phục vụ các món ăn đơn giản. Hai bể bơi rộng, xây dựng khá đẹp, với bốn làn trượt nước hai làn cao thiết kế hình con rồng và hai làn nhỏ thiết kế hình con rắn. Cùng các phòng thuê, thay quần áo, gửi đồ, phòng tắm. Khu Nhà sàn: gồm một nhà sàn to trung tâm với quầy bar, chỗ ngồi uống nước, xây dựng bằng gỗ theo đúng dáng dấp nhà sàn dân tộc Mường. Và 20 nhà sàn nhỏ là các phòng nghỉ (mỗi căn nhà chia làm hai hoặc bốn phòng) được xây dựng bê tông, khép kín với đầy đủ trang thiết bị. Khu Khách sạn: gồm một nhà ăn rộng 200 chỗ với các trạng thiết bị khá hiện đại, một phòng hội thảo rộng 150 chỗ, và 20 phòng nghỉ tiện nghi và một số phòng dùng làm phỏng ở cho nhân viên, nhà kho. Khu Vườn thú: mới được xây dựng sẽ hoàn thành vào cuối tháng 3 năm 2002 với tổng vốn đầu tư vào khoảng 1 tỷ đồng. Bao gồm có hồ nước rộng gần 1 ha sẽ được dùng cho bơi thuyền, nhà nổi; khu Thuỷ Cung, động Sơn Tinh – Thuỷ Tinh; khu vườn thú với các loài thú quý hiếm như hổ, báo, gấu, khỉ vượn; khu vườn Bướm, chim chóc....; vườn cây cảnh với phong lan, địa lan, và các cây quý khác; nhà dịch vụ... Khu nhà ăn Bình dân: là một khu nhà cấp bốn rộng toạ lạc gần cổng, phục vụ nhu cầu ăn uống bình dân của du khách Khu vực bán hàng lưu niệm: vừa được xây dựng lại bàng tôn khá đẹp (trước là bằng tre lợp rơm) trên nền xi măng cao ráo dọc bên đường đi nhưng không hề gây cản trở cho giao thông cũng như gây mất mỹ quan. Có 40 gian hàng quán được xây dựng kiểu này. Khi vào vụ còn có khá nhiều gian hàng quán khác được mở thêm. Các bãi trông giữ xe cho khách là các khoảng không gian rộng lớn giữa các khu vực đủ cho một lượng xe rất lớn. Đền thờ Đức Thánh Tản phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của du khách ... 3. Các cơ sở hạ tầng khác 3.1 Hệ thống nước Được dẫn qua hệ thống ống dẫn từ dòng suối trên núi chảy về, qua một bể lắng lọc rồi trữ trong một bể nước to để chủ động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cả khách và nhân viên của công ty ngay trong mùa mưa cũng như mùa khô. Mặt khác đây còn là nguồn cung cấp nước cho hệ thống bể bơi, cầu trượt nước ... 3.2 Hệ thống thông tin liên lạc Đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc viễn thông của Công ty cũng như du khách với hệ thống liên lạc bằng điện thoại cả trong nước và quốc tế, điện thoại công cộng dùng thẻ có một trạm, điện thoại di động đã được phủ sóng với chất lượng rất tốt. 3.3 Hệ thống giao thông Có được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện và bản thân Công ty. Đường giao thông rải nhựa từ ngoài đường tỉnh lộ 87 vào tận công ty dài 4 km với chất lượng tốt, bề rộng 4 mét cùng khoảng lưu không rộng 3 met hai bên đường. Đường đi trong công ty toàn bộ được đổ đê tông, ô tô ca có thể dễ dàng vào tới tận sát các khu vực. Hệ thống cấu cống cũng được xây dựng hiện đại với hai cây cầu lớn bằng bê tông bắc qua suối. Đường lội suối được chỉnh sửa hay giữ nguyên nét hoang sơ với nhiều lối đi khác nhau bằng những bậc đá, xi măng hoặc bằng tre, gỗ với các biện pháp đảm bảo an toàn đến tận cùng của dòng suối. III. CƠ CẤU TỐ CHỨC 1. Sơ đồ tổ chức HĐQT Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng Kinh doanh Phó Giám đốc An ninh trật tự cảnh quan Khu Vườn Thú Khu Khách sạn Khu Nhà sàn Khu Chân thác Khu Trung tâm Tổ Cảnh quan Tổ Y tế Tổ Hành chính Văn phòng đại diện tại Hà Nội Khu nhà ăn Bình dân Tổ Xây dựng Tổ Môi trường Tổ Bảo vệ Giám đốc 2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Hội đồng quản trị: Gồm 8 thành viên, do ông Nguyễn Mạnh Thản làm Chủ tịch. Hội đồng quản trị và Chủ tịch có chức năng nhiệm vụ được quy định theo như Điều lệ Công ty. Ngoài ra còn có Ban Kiểm soát. Giám đốc: Nguyễn Mạnh Thản, là người đại diện theo Pháp luật của Công ty, điều hành chung các công việc hàng ngày của Công ty và rất nhiều các công việc khác, có quyền hành rất lớn. Phó Giám đốc phụ trách An ninh trật tự cảnh quan: (Thiện) Chịu trách nhiệm điều hành các công việc thuộc lĩnh vực về An ninh, trật tự, cảnh quan. Quản lý trực tiếp ba tổ: tổ Bảo vệ, tổ Môi trường và tổ Xây dựng. Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác. Tổ Bảo vệ: có một trưởng phòng phụ trách chung, xắp sếp công việc ca trực, chấm công ... Có từ 15 đến 20 người tuỳ theo mùa vụ. Phòng bảo vệ thực hiện các công việc về bảo vệ An ninh trật tự giữ gìn cảnh quan tài sản vật chất. Tổ Môi trường: gồm 15 người, với nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh chung, sửa chữa cơ sở vật chật kỹ thuật toàn khu như các lĩnh vực điện nước, nhà cửa. Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây cảnh, hồ nước và rừng cây chung quanh. Phó Giám đốc Phụ trách Kinh doanh, kiêm Trưởng phòng Kinh doanh: (Điểm) Điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, ngoài ra còn phụ trách phòng tài vụ, các công tác tài chính, chấm công, trả lương cho người lao động. Quản lý năm khu vực là: khu Trung tâm, khu Chân thác, khu Nhà sàn, khu Khách sạn và Vườn thú ; cùng tổ Hành chính, tổ Y tế, tổ Cảnh quan. Tổ Cảnh quan: gồm 5 người, làm công việc bán vé vào cổng. Tổ Y tế: gồm 2 người, với các trang thiết bị, đồ dùng, thuốc thang, phục vụ sơ cứu tạm thời. Tổ Hành chính: gồm 5 người, thực hiện các công việc văn thư, đánh máy, kế toán tài chính, chấm công, trả lương cho người lao động. Văn đại diện tại Hà Nội: mới được ra đời có trụ sở tại 78B Nguyễn Du – Hà Nội. Văn phòng gồm 3 nhân viên và 5 người làm cộng tác viên. 3. Nguồn lao động Đặc điểm nổi bật của lao động của Công ty là gần như toàn bộ lao động được bố sinh hoạt trong khuôn viên của khu du lịch. Thời gian lao động và các nội quy lao động được tuân thủ chặt chẽ. Khối lượng công việc không nhiều (trừ số ít những lúc cao điểm) và ít đòi hỏi tính chuyên môn hoá, luôn có sự cơ động thay thế giữa các bộ phận. Kết cấu lao động: (Số liệu tháng 4 năm 2002) Các chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%) 1. Tổng số lao động 120 100 2.Trình độ nghiệp vụ : Đại học, cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 12 40 68 10,0 33,3 57,7 3. Lao động trực tiếp 100 83,3 4. Lao động gián tiếp 20 16,7 5. Số lượng Nam 37 30,8 6. Số lượng Nữ 83 69,2 Qua bảng trên ta thấy Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty chỉ có 16,7% tổng số lao động nhưng chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo các bộ phận đòi hỏi ở bộ phận gián tiếp phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giỏi thì mới tổ chức và điều hành tốt việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra còn đòi hỏi ở bộ phận này khả năng nắm bắt các thông tin kinh tế, sự thay đổi về nhu cầu thị hiếu của khách du lịch, đồng thời phải xử lý các thông tin đó một cách nhanh nhạy và chính xác để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, các kế hoạch tối ưu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở cả hiện tại và cả trong tương lai. Do vậy để đáp ứng đòi hỏi đó, bộ phận gián tiếp của công ty du lịch Ba Vì chủ yếu đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở trình độ đại học. Bộ phận lao động gián tiếp không trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, lượng lao động ở bộ phận này lại không chịu sự biến động của tính thời vụ du lịch nên chi phí hàng năm cho bộ phận này không phải nhỏ. Do vậy, để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với tình hình cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh du lịch trong nền kinh tế thị trường, công ty du lịch Ba Vì đã tổ chức bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ, phù hợp với tình hình hoạt động của công ty nhưng vẫn đảm bảo được khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Còn lượng lao động trực tiếp hàng năm của công ty là rất lớn (so với quy mô kinh doanh và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty), dẫn đến chi phí cho bộ phận này không phải nhỏ nếu như với lượng lao động đó hoạt động liên tục trong năm. Tuy nhiên, do hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của tính chất mùa vụ cho nên vào những tháng ngoài vụ thì lượng du khách đến với công ty giảm xuống làm cho khối lượng công việc phục vụ trong kinh doanh giảm, dẫn đến lượng lao động ở bộ phận trực tiếp cũng giảm theo. Chính điều này đã không tạo ra sự chuyên môn hóa nghề nghiệp làm cho trình độ chuyên môn ở một số khâu dịch vụ của bộ phận lao động này có chất lượng phục vụ chưa cao do chưa được đào tạo qua các lớp có chất lượng cao và công việc có tính chất mùa vụ. Cụ thể là số lượng được đào tạo ở trình độ đại học, cao đẳng ở bộ phận lao động trực tiếp mới chỉ đạt 6 người (đạt 5% trên tổng số lao động). Mặc dù với lượng lao động trực tiếp trình độ chuyên môn còn thấp nhưng chất lượng phục vụ của nhân viên luôn đạt ở mức khá cao. Có được chất lượng phục vụ như vậy là do bản thân mỗi nhân viên trong công ty luôn vừa làm vừa học tập kinh nghiệm. Hơn nữa các cấp lãnh đạo luôn có sự sâu sát trong quản lý cũng như thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên trong toàn công ty nên chất lượng phục vụ ở đây rất được sự khen ngợi từ phía du khách. Tính theo kết cấu về giới tính thì lực lượng lao động ở đây chủ yếu là nam giới do đặc thù công việc ở nhiều bộ phận như Bảo vệ, Môi trường, Xây dựng, Bể Bơi, Vườn chim thú, Cảnh quan đòi hỏi đại đa số nhân viên là nam. Còn một số bộ phận khác nữ giới lại phải chiếm chủ yếu như bộ phận Lễ tân tại các Quầy. IV. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ DỊCH VỤ BỔ TRỢ. 1. Dịch vụ chụp ảnh. Đây là dịch vụ mang lại thu nhập rất lớn và khá quan trọng. Các năm trước dịch vụ chụp ảnh được gần như là khoán trọn cho tư nhân đảm nhiệm, Công ty có dành cho họ một phòng dùng cho việc đặt máy trảng rửa ảnh. Nhưng yêu cầu phải tuân theo một số nội quy như Công ty quy định mức giá, không được chèn ép khách, tổng số máy ảnh không được quá mức (năm ngoái là không được quá 150 máy, mỗi thợ ảnh được phép dẫn theo một người giúp việc trả ảnh), máy ảnh phải đảm bảo chất lượng không được quá cũ hay bị hỏng hóc. Công ty cũng cùng với tổ ảnh đề ra nội quy đối với việc chụp ảnh của khách như không cho khách chụp ảnh bằng máy ảnh cơ. Năm ngoái người “thầu” dịch vụ chụp ảnh phải nộp cho Công ty tổng cộng là 120 triệu đồng. Tuy nhiên việc khoán trắng này đã xẩy ra một số bất cập, đó là nhiều khi thợ chụp ảnh còn chèn ép khách, ảnh chụp xấu không không muốn lấy thì lại ép họ phải lấy... Bước vào năm nay Ban lãnh đạo công ty quyết định có một số sự thay đổi như tuy vẫn giao cho tư nhân bên ngoài phụ trách khâu này nhưng công ty có một vai trò tích cực hơn, đề ra nhiều quy định mới như thi tay nghề thợ ảnh, chỉ cho phép những người có tay máy khá vào, quy định về chất lượng máy ảnh phải đạt được, củng cố lại hệ thống các quy định khác. Nhận xét về dịch vụ chụp ảnh ta thấy đây là một dịch vụ có khả năng thu lợi nhuận rất lớn do nhu cầu chụp ảnh, lưu giữ những khoảng khắc kỷ niệm của du khách là cao mà không phải du khách nào cũng có máy ảnh (máy ảnh tự động) hoặc họ đòi hỏi chất lượng ảnh cao cần đến những thợ ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đây là loại hình dịch vụ rất khó quản lý bởi không thể theo dõi sát xao những người thợ chụp ảnh để biết thu nhập của họ... tránh tình trạng biển thủ tiền nếu như họ là nhân viên của Công ty. Trong tình trạng trước mắt thì việc giao cho tư nhân rồi Công ty thu tiền khoán theo hàng tháng là biện pháp tối ưu. Nhưng đòi hỏi Công ty phải có sự theo dõi tránh các tình trạng lộn xộn có thể có cũng như các hành vi làm ảnh hưởng đến chất lượng tiếng tăm của khu du lịch. Ngoài ra việc xác định đúng đắn mức tiền hàng tháng mà Tổ chụp ảnh phải nộp là quan trọng tránh gây thiệt hại cho Công ty là rất cần thiết. 2. Dịch vụ vệ sinh chung: Với một diện tích rộng lớn, trải trên một địa hình khá hiểm trở và với số lượng người rất đông nên lượng rác thải nhiều , ngoài ra do ý thức của du khách chưa tốt vẫn xả rác thải bừa bãi mà đối với một khu du lịch phải ngăn nắp, sạch sẽ nên công việc giữ gìn vệ sinh ở đây rất được coi trọng. Hiện nay, việc quét dọn, thu gom, đổ rác thải được công ty giao khoán cho một số người dân địa phương đảm nhiệm. Với yêu cầu phải luôn luôn sạch sẽ. Công ty bỏ tiền đầu tư sắm sửa các thùng đựng rác, tại các khu vực chính có thùng đựng rác bằng sắt được để trên lối đi bên các khu vực mà nhu cầu xả rác là nhiều. Tổng số thùng loại này là 100 thùng, đảm bảo được tính mỹ thuật cũng như chắc chắn được rằng du khách rất thuận tiện trong việc đổ rác. Trên đường dọc theo hai bên suối luôn có các thùng rác được đan bằng tre (khoảng 50 m lại có một thùng) tuy nhiên đây lại là những địa điểm mà du khách thường xả rác nhiều mà lại hay thiếu ý thức vứt bừa bãi, đòi hỏi phải luôn luôn được dọn. Ngoài ra Công ty còn sắm các xe chở rác, chuẩn chị bãi rác phục vụ cho công tác vệ sinh chung. Vào những lúc ít khách, không phải mùa vụ thì số lượng người đảm trách công việc này là ít thường là 2 người làm việc hàng ngày vào một khoảng thời gian nhất định thường là buổi chiều. Công ty phải giả cho họ 700.000 đồng. Càng đến lúc khách đông thì số lượng người tăng lên đáng kể, lúc cao điểm lên tới gần 10 người. Nhận xét về công việc vệ sinh chung ta thấy đây là việc rất quan trọng nó mang lại bộ mặt, ấn tượng cho khu du lịch nhưng có lẽ do tính mùa vụ, khối lượng công việc thay đổi nhiều nên công ty không tự tay quản lý trực tiếp mà thuê (gần như khoán) cho tư nhân đảm nhiệm. Điều quan trọng là công ty cần có sự theo dõi nhắc nhở việc làm của họ để đảm bảo cho vấn đề vệ sinh của toàn khu. 3. Dịch vụ vệ sinh cá nhân: Công ty đã xây dựng nhiều nhà vệ sinh cá nhân rất sạch sẽ hiện đại ở các vị trí thuận lợi phục vụ cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân của du khách. Các nhà vệ sinh này được công ty giao cho một số cá nhân là người dân địa phương quản lý, họ được phép thu tiền cho mỗi lần đi của du khách (500 đồng). Họ phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh luôn luôn phải sạch sẽ, thường xuyên có người của Công ty đi kiểm tra. Hàng tháng họ phải nộp cho Công ty một khoản tiền nhất định tuỳ theo mùa vụ. Năm 2001 tiền Vệ sinh thu được là 20.000.000 đồng. 4. Dịch vụ bán hàng giải khát, qùa lưu niệm: Dịch vụ này cũng có giá trị rất cao. Công ty cho xây dựng các dẫy hàng quán tập trung nền xi măng lợp bằng tôn trông khá hiện đại và mỹ thuật. Các hàng quán này được Công ty giao cho người dân của địa phương kinh doanh. Việc lựa chọn người, bố trí chỗ bán cũng là khá khó khăn, phải sắp xếp lựa chọn theo thứ tự ưu tiên là: Gia đình chính sách, gia đình khó khăn, gia đình có người thân làm việc cho công ty, các mối quan hệ ngoại giao,.... Những hàng quán này phải tuân thủ các quy định như không được bán bia rượu, cơm phở... chỉ được bán các đồ nước giải khát ngọt, bánh kẹo, thuốc lá, hàng lưu niệm. Phải đảm bảo về chất lượng các sản phẩm bán ra và đặc biệt giá cả phải được cao quá, nếu bị phát hiện sai phạm sẽ bị xử lý theo các hình thức như phạt hành chính hoặc tịch thu quầy bán hàng không cho bán nữa. Hằng năm, mỗi quầy hàng này phải nộp cho Công ty một khoản tiền, năm 2001 là 1,5 triệu đồng, năm 2002 là 2 triệu đồng. V. MỐI QUAN HỆ VỚI CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG Với đặc điểm của ngành du lịch là mối quan hệ tương tác giữa bốn nhóm nhân tố: Khách du lịch, Công ty du lịch, Chính quyền địa phương và Dân cư địa phương, thì ở đây mối quan hệ với dân cư và chính quyền địa phương là phải được đặc biệt coi trọng. Công ty cổ phần du lịch Ba Vì nằm trong địa bàn của huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây với diện tích đất trải trên hai xã Ba Vì và Tản Lĩnh. Ngay từ khi còn là một Tổ dịch vụ cho đến khi phát triển như ngày nay, công ty luôn có một đội ngũ các bộ lãnh đạo cũng như đại đa số nhân viên chính là người dân của huyện Ba Vì với chủ yếu thuộc hai xã Ba Vì, Tản Lĩnh. Chính vì vậy mối quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương luôn được vun đắp và luôn thể hiện sự gắn bó thân thiết, tình nghĩa. Dưới góc độ của Công ty đã làm rất nhiều việc để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp này thể hiện ở rất nhiều khía cạnh có thể kể ra đây như sau: Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty là Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện. Là đại diện cho nhân dân địa phương, bảo vệ quyền lợi trách nhiệm cho họ. Công ty luôn luôn thăm hỏi chính quyền đoàn thể địa phương nhân các ngày lễ kỷ niệm trong năm như Ngày Thương binh liệt sỹ, ngày thành lập Quân đội nhân dân, Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam... Khi chính quyền địa phương có các chương trình hoạt động lớn Công ty luôn sẵn sang tham gia công sức, vật chất cho chương trình đó. Công ty cũng thăm hỏi tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng, gia đình khó khăn... trên địa bàn. Công ty chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của huyện, của hai xã như giúp xây dựng các phòng học, tặng các trang thiết bị học tập, trao học bổng... Trong năm 2001 vừa qua tổng chi cho công tác nhân đạo, từ thiện của Công ty là 16 triệu đồng. Tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao với nhân dân chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội. Công ty kết hợp đầu tư xây dựng đường giao thông, điện, viễn thông liên lạc....phục vụ cho nhu cầu của công ty và cũng mạng lại nguồn lợi cho người dân. Đặc biệt là Công ty đã mạng lại nguồn kinh tế rất đáng kể cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương. Có thể nói rằng với khu du lịch Ao Vua và Công ty Cổ phân du lịch Ao Vua đã đưa nền kinh tế địa phương đi lên rất nhiều, chắc chắn rằng rất nhiều gia đình hiện nay phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào Công ty. Công ty đã mang lại cho chính quyền địa và nhân dân địa phương nguồn lợi kinh tế to lớn bao gồm: Khoản thuế và các khoản phí nộp cho chính quyền huyện và hai xã Ba Vì, Tản Lĩnh. Mỗi năm công ty nộp thuế hàng tỷ đồng, năm 2001 là 1,24 tỷ đồng. Công ty mua các trang thiết bị, nguyên nhiên liệu tại địa phương để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Công ty thuê nguồn lao động trực tiếp chủ yếu là tại địa phương mang lại cho họ những mức thu nhập khá cao ổn định so với làm nông lâm nghiệp. Nguồn lao động gián tiếp mà nhân dân được hưởng lợi từ công ty bao gồm: người bán hàng, thợ chụp ảnh... số này vào mùa vụ lên tới hàng trăm người. Công ty còn chi trả cho chính quyển đoàn thể địa phương các chi phí cho việc dọn vệ sinh đường bên ngoài, chi phí điện thắp sáng... VI. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Kết quả Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 1999- 2001 Nội dung Đơn vị tính 1999 2000 2001 1. Số lượng khách Lượt khách 110.000 150.000 180.000 Trong đó : Quốc tế “ 9.700 10.000 18.500 Nội địa “ 100.300 140.000 161.500 2. Doanh thu Triệu đồng 2.043 3.025 3.545 - Phí thắng cảnh “ 623 802 950 - Kinh doanh dịch vụ “ 1.420 2.223 2.595 Trong đó: Ăn uống “ 774 1.196 1.504 Lưu trú “ 290 479 418 Dịch vụ khác “ 356 548 673 3. Lợi nhuận sau thuế “ 54 85 90 4. Nộp ngân sách “ 795 1.012 1.240 5. Đầu tư xây dựng cơ bản “ 890 2.954 6.540 6. Lương bình quân Ngàn đồng 440 470 500 2. Nhận xét Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trên của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua có thể thấy ngay rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá nhanh. Về tổng số khách, năm 2000 tăng 36,4% so với năm 1999 với 4 vạn lượt khách tăng thêm. Sang năm 2001 tốc độ tăng có giảm chỉ đạt 20% so với năm 2000 nhưng cũng thêm đến 3 vạn lượt người. Có được những sự tăng trưởng này là do nhu cầu đi du lịch của người dân lên cao và có sự đổi mới đầu tư xây dựng của Công ty. Ngoài ra Công ty luôn là doanh nghiệp dẫn đầu của ngành du lịch Hà Tây về số khách (không kể khu vực Chùa Hương) thường chiếm đến 15% tổng số khách du lịch đến Hà Tây, và chiếm gần 60% tổng lượng khách du lịch của huyện Ba Vì (năm 2001 Ba Vì đón được 301.000 lượt người). Lượng khách quốc tế đến với Công ty có tăng đặc biệt năm 2001 tăng khá cao nhưng so với khách nội địa thì chỉ chiếm một con số quá nhỏ bé khoảng 11% năm 2001. Cùng với tốc độ tăng trưởng của số lượng khách quốc tế hy vọng trong những năm tới tỷ trọng của lượng khách này ngày càng nâng cao hơn nữa với hy vọng biến khu du lịch Ao Vua thành một điểm đến của du khách quốc tế. Về tổng doanh thu, năm 1999 mới chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng thì qua năm 2000 có sự phát triển vượt bậc đạt gần 150%, qua năm 2001 mức tăng có giảm chỉ thêm được 500 triệu đồng nhưng cũng là rất đáng kể. Năm 2000 có sự tăng trưởng như vậy là do doanh thu của 5 vạn lượt khách tăng thêm và do phía Công ty đã thu thêm được nhiều tiền từ phía các dịch vụ được năng cấp trong đó mức thu nhập tăng thêm từ dịch vụ ăn uống là lớn nhất đạt 421,4 triệu đồng. Năm 2001 mức tăng có chững lại chính là bởi sự nở rộ của rất nhiều các khu du lịch tương tự xung quanh địa bàn, đặc biệt có sự giảm sút số thu từ dịch vụ phòng nghỉ giảm 61 triệu đồng so với năm 2000 (trong khi đó năm 2000 so với năm 1999 tăng gần 190 triệu đồng). Trong cơ cấu tổng doanh thu thì tỷ trọng của dịch vụ ăn uống có sức tăng khá hơn cả nhưng nhìn chung là đồng đều qua các năm, thể hiện sự ổn định trong các nguồn thu của Công ty. Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu các chỉ tiêu về nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên, riêng năm 2001 đạt 1,24 tỷ đồng chiếm tới 82% tổng số nộp Ngân sách của các doanh nghiệp du lịch huyện Ba Vì. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ đạt rất nhỏ bé so với tổng doanh thu nhưng việc tính toán chỉ tiêu này còn có nhiều vướng mắc và chưa thể hiện được sự lớn mạnh của Công ty. Về chỉ tiêu đầu tư xây dựng cơ bản, nhìn vào số liệu trong bảng cho thấy chi xây dựng cơ bản là rất cao và đều qua mỗi năm. Đặc biệt năm 2001 vừa qua Công ty đã đầu tư thêm tới 6,54 tỷ đồng thể hiện sự táo bạo, nhưng cũng là mong muốn biến khu du lịch Ao Vua thành một điểm du lịch hiện đại. Đó cũng đánh giá sự lớn mạnh và thịnh vượng của Công ty trong thời gian tới. Tóm lại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua là một doanh nghiệp mạnh trên địa bàn, có được những bước tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua và hứa hẹn sự phát triển trong thời gian tới. VII. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TỚI NĂM 2005 1. Phương hướng Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua trong thời gian tới là tiếp tục xây dựng mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đào tạo nâng cao trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách mà mục tiêu cuối cùng là xây dựng khu du lịch Ao Vua trở thành điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn và có vị thế cao trên thị trường, giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành du lịch Hà Tây. 2. Mục tiêu đến năm 2005 Mục tiêu tổng quát Đầu tư xây dựng khu ăn uống phục vụ du lịch. Nâng cấp khu phòng nghỉ. Xây dựng và đưa vào sử dụng sân tenis. Mở rộng khu vui chơi giải trí (vườn chim, khu nuôi, gây thú). Khánh thành nhà Long Cung, Động Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Thường xuyên mời các chuyên gia tới giảng dạy nói chuyện nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Trước mắt là lập danh sách để có kế hoạch đào tạo thành một đội hướng dẫn viên du lịch có trình độ, am hiểu kiến thức xã hội, thông hiểu về Công ty và có ngoại ngữ tốt cho khu du lịch Ao Vua. Mục tiêu cụ thể của hoạt động kinh doanh đến năm 2005 Nội dung Đơn vị 2002 2003 2004 2005 1. Doanh thu Triệu đồng 4.200 4.500 4.800 5.100 Phí thắng cảnh “ 1.050 1.100 1.150 1.200 Kinh doanh dịch vụ “ 3.150 3.400 3.650 3.900 2. Nộp ngân sách “ 1.300 1.350 1.400 1.450 3. Lương bình quân Ngàn đồng 550 570 600 620 4. Số lượt khách Người 200.000 220.000 235.000 240.000 CHƯƠNG 3. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Khi nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thời vụ trong du lịch ở một nơi nào đó, chúng ta cần xem xét bốn vấn đề cơ bản sau: Chỉ ra được yếu tố nào gây ra tính thời vụ du lịch ở đó. Xác định được hướng tác động tiêu cực hay tích cực, mức độ tác động. Xác định cường độ tác động của từng yếu tố. Tác động tổng hợp của các yếu tố đó. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thời vụ du lịch cho phép các nhà quản lý nghiên cứu ngành và doanh nghiệp tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế xã hội của điểm, khu du lịch. Với những phương hướng như vậy xét các nhân tố tác động tới tính thời vụ trong du lịch tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua như sau: 1. Địa hình, khí hậu. 1.1 Đặc điểm chung Khu du lịch Ao Vua nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội cách 60 km với đường đi rất thuận lợi: từ Hà Nội theo đường cao tốc Láng - Hoà Lạc 30 km, tới ngã ba rẽ phải theo quốc lộ 21A 14 km tới ngã ba Viện 5 rẽ trái theo tỉnh lộ 87 đi 12 km rồi rẽ trái 4 km nữa là tới. Hoặc có thể theo đường Quốc lộ 32 tới thị xã Sơn Tây 42 km rồi đi 2 km tới Viện 5 và tiếp tục đi theo tỉnh lộ 87. Như vậy với quãng đường trên dưới 60 km, đường đi rất tốt từ Hà Nội đến chỉ mất chừng 1 giờ 30 phút, thì khoảng cách tới thị trường gửi khách chủ yếu là không đáng kể, khoảng cách tâm lý cũng khá dễ dàng. Với địa hình đồi núi, trên độ cao từ 70 mét trở lên, thuộc sườn phía đông thoai thoải và trên vị trí phía bắc của dãy núi Ba Vì, nằm chính trong một khe núi do sự xâm thực của các dòng nước chảy từ trên đỉnh núi xuống trong mùa mưa. Con suối chính khởi nguồn từ trên độ cao 600 m, có độ dốc lớn tạo nên nhiều đoạn suối, thác tuyệt đẹp. Nước suối trong veo chảy luồn lách qua các khe đá, tảng đá lớn, nhấp nhô dưới những tán lá xanh um tùm và tung bọt trắng xoá dưới các tầng thác 1, 2, 3, 4 qua một cái ao nhỏ – chính là Ao Vua rồi tiếp tục uốn lượn chẩy vào hồ Yên Hồng - một hồ nước lớn rộng hơn 1 ha. Động thực vật nhìn chung nghèo nàn (khác với quần thể Vườn quốc gia Ba Vì nói chung), với một số loài chim, thú, bướm.. Thực vật chủ yếu là rừng mới trồng với các loại cây lấy gỗ như bạch đàn, keo, cây quế và các cây thuộc họ tre cùng các cây tạp khác. Khí hậu chịu ảnh hưởng của nền khí hậu chung miền Bắc nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông khô và lạnh với các đặc trưng chủ yếu sau: Nhiệt độ trung bình hằng năm vào khảng 20 độ C (Tính trong khu du lịch Ao Vua) mùa nóng từ thàng 4 đến tháng 10 nhiệt độ cao trung bình khoảng trên 24 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 36 – 37 độ C. Mùa lạnh nhiệt độ trung bình 17 độ C. Độ ẩm tương đối trung bình từ 85 đến 90 %. Lượng bốc hơi chủ yếu tập trung vào các tháng nóng, lượng bốc hơi trung bình trong vùng nhìn chung là thấp so với các vùng đồng bằng, trung bình khảng 10 mm (Hà Nội có lượng bốc hơi trung bình khoảng 100 mm). Nắng trong vùng mang tính chất chung của vùng Bắc bộ, hàng năm có từ 120 đến 140 ngày nắng chủ yếu trong các tháng mùa hè, số giờ nắng theo thống kê là 1560 giờ. Lượng mưa trung bình hằng năm khá cao vào khoảng 1600 – 1800 mm (Hà Nội 1400 – 1600 mm), mùa mưa chủ yếu trong các tháng 5 đến 10 chiếm khảng 80 đến 85 % lượng mưa cả năm. 1.2 Tác động tới tính thời vụ trong du lịch Với đặc điểm tự nhiên như vậy khiến cho vùng núi Ba Vì nói chung và tại khu vực Ao Vua nói riêng rất có điều kiện phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, lội suối. Chính vì vậy có sự phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mà tự nhiên thì luôn có những biến động, có những biến động theo chu kỳ và cũng có những biến động bất thường. Theo những sự thay đổi này của tự nhiên, hoạt động kinh doanh du lịch tại Ao Vua có những sự thay đổi, thăng trầm. Sự thay đổi của khí hậu là nhân tố chủ chốt. Cụ thể vào mùa đông, nhiệt độ trung bình xuống thấp, trời lạnh mọi người phải mặc áo ấm chính vì vậy nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng tham quan leo núi không cao và đặc biệt không thể tổ chức các chương trình du lịch lội suối, tắm mát. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, gây nên những sự mệt mỏi – stress và vì vậy nhu cầu đi du lịch tăng cao, nhất là đối với thể loại du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các chương trình lội suối, tắm mát, leo núi và hoà mình vào thiên nhiên. Đây cũng là quãng thời gian chính vụ của du lịch Ao Vua. Sự thay đổi của lượng mưa, nắng cũng có tác động tới tính thời vụ. Cụ thể với những ngày hè nắng chói chang, nhu cầu tìm đến bóng râm của những tán cây, bên cạnh những hồ nước dòng suối và đặc biệt tới vùng núi rừng với độ cao, gió thổi, khí hậu mát mẻ càng trở nên cấp thiết. Vào mùa mưa lượng nước nhiều làm cho những con suối dòng thác tráng xoá đẹp thêm (mà mưa ở đây chủ yếu vào buổi chiều tối hoặc trải dài liền mấy ngày liền rả rích), trái ngược với mùa khô (các tháng 10 đến 3) lượng mưa rất nhỏ dẫn đến thiếu nước, các dòng suối, thác nước khô kiệt chảy lờ đờ; bể bơi không có nước cho nhu cầu tắm, nô đùa. Cảnh như vậy không thể mạng lại sức hấp dẫn tới du khách. Và như vậy các tháng mùa nắng, mùa mưa lượng du khách đông, hoạt động du lịch nhộn nhịp; mùa khô lượng du khách ít hơn hẳn, các hoạt động du lịch thưa thớt hoặc có những dịch vụ phải ngừng hoạt động. Tóm lại các điều kiện tự nhiên đã làm nên khu du lị._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0028.doc
Tài liệu liên quan