PHẠM THANH HÙNG
TÍNH NHÂN VĂN
QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN
ĐỒN
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
LUẬN ÁN ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI
VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
HỒNG NHƯ MAI
Giáo sư khoa học Ngữ Văn
Người nhận xét 1:
Người nhận xét 2:
LUẬN ÁN ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vào hồi ………………………giờ, ngày ………… tháng ………
121 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
… năm 1999
Cĩ thể tìm hiểu luận án tại:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ .
THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM AN GIANG.
Đa tạ quý Thầy, Cơ :
GS. HỒNG NHƯ MAI
PGS. PTS TRẦN HỮU TÁ
PGS. PTS PHÙNG QUÝ NHÂM
PTS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
PTS. LÊ TIẾN DŨNG
MỤC LỤC
Trang
PHẦN DẪN LUẬN ................................................................................. 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : ................................... 1
II. PHẠM VỊ ĐỀ TÀI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU : ......................................... 3
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : ................................................................ 4
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : ................................................................... 11
V. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN : ................................................ 12
VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN : ......................................................................... 13
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................. 14
CHƯƠNG MỘT : TÍNH NHÂN VĂN - LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN SÁNG TÁC ..................................... 14
I. KHÁI NIỆM “TÍNH NHÂN VĂN” HAY MỘT KHUYNH HƯỚNG
NHÌN NHẬN TỔNG HỢP MỌI GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC : ......................... 14
II. VÀI NÉT VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY : ..... 16
III. SƠ LƯỢC VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỚC 1932 - ĐIỂM QUA MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI PHỤ NỮ TIÊU BIỂU : ........................................................................ 18
CHƯƠNG HAI :TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
TỰ LỰC VĂN ĐỒN .............................................. 32
I. SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐỒN : ........................... 32
II. QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA TIỂU THUYẾT
TỰ LỰC VĂN ĐỒN : .................................................................................... 34
III. TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
TỰ LỰC VĂN ĐỒN - MỘT ĐĨNG GĨP MỚI CHO
NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM MANG TÍNH NHÂN VĂN : ............................ 53
IV. CÁC NGUỒN ẢNH HƯỞNG : ........................................................................ 113
V. NHỮNG ĐĨNG GĨP VÀ HẠN CHẾ : ............................................................ 118
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................ 124
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
PHẦN DẪN LUẬN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Hơn nửa thế kỷ trơi qua, kể từ khi tiểu thuyết Tự lực văn đồn
xuất hiện, đã cĩ rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau, trong
việc đánh giá sự đĩng gĩp của tiểu thuyết lãng mạn nĩi riêng và trào lưu
văn học lãng mạn nĩi chung trong tiến trình của văn học dân tộc. Trên
tinh thần đổi mới, việc thẩm định lại giá trị của văn học quá khứ với một
tư duy khoa học, một phương pháp nghiên cứu đúng đắn, một thái độ
bình tâm tĩnh trí, một tình cảm trân trọng di sản văn học của tiền nhân,
thiết nghĩ, đĩ là một việc làm hết sức khĩ khăn nhưng đầy sức hấp dẫn
và rất cần thiết.
“Thời gian gần đây, lý luận và phê bình văn chương của ta
thường nhắc đến hai chữ nhân văn - tính chất nhân văn, giá trị nhân văn,
chủ nghĩa nhân văn - xem đĩ là hằng tính của văn chương nghệ thuật, là
tiêu chí cho sự đổi mới trong lĩnh vực này. Đĩ là điều xác đáng” (Trần
Thanh Đạm) (51.21).
Thật vậy, xét đến cùng, qua sự gạn lọc khắc nghiệt của thời gian,
các giá trị bền vững nhất của văn học bao giờ cũng được xem xét trong
mối quan hệ với con người. “Văn học là một phương tiện quan trọng
giúp con người trở thành con người vì nĩ mở ra những bí mật của con
người, giúp con người hiểu thêm về chính mình, trở nên phong phú hơn
và một phần từ chỗ hiểu mình, từ sự phong phú của chính mình, con
người hiểu thêm về thế giới, sự phong phú của thế giới” (Lê Ngọc Trà)
(28.57–58). Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã cĩ nĩi thêm: “Văn học tiến
bộ hay khơng, lành mạnh hay khơng, tuỳ thuộc ở giá trị nhân bản của nĩ
chứ khơng tùy thuộc ở chỗ nĩ là lãng mạn hay hiện thực. Vả lại khơng
cĩ ranh giới dứt khốt giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn”
(76b.31).
Theo dõi quá trình hình thành và phát triển của Tự lực văn đồn
(1932 - 1945), người ta khơng thể khơng thấy vấn đề mà các nhà văn
) 1
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
lãng mạn đặc biệt quan tâm trong các tác phẩm tiểu thuyết của mình là
vấn đề giải phĩng phụ nữ. Chính từ vấn đề cốt lõi này, việc chọn tiểu
thuyết Tự lực văn đồn, đi sâu vào nghiên cứu hình tượng người phụ nữ
để thấy được sự đĩng gĩp của các nhà văn lãng mạn cho trào lưu nhân
văn chủ nghĩa của văn học dân tộc là một việc làm rất cĩ ý nghĩa mà
đến nay, vì nhiều lý do, vẫn chưa cĩ sự quan tâm đúng mức.
2. Nghiên cứu “Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ
trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn”, luận án này nhằm hướng đến các
mục đích sau:
- Gĩp phần khẳng định giá trị của tiểu thuyết Tự lực văn đồn
trong việc kế thừa và phát huy truyền thống nhân văn của văn học quá
khứ, một vấn đề mà trước đây cịn bỏ qua hoặc chưa chú ý đúng mức,
đưa văn xuơi Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại.
- Cố gắng đưa ra những nhận xét, đánh giá tương đối thỏa đáng,
cơng bằng, khách quan, khoa học về trào lưu văn học lãng mạn nĩi
chung, tiểu thuyết Tự lực văn đồn nĩi riêng.
- Trong xu thế của sự tác động mạnh mẽ vào những giá trị đạo
đức truyền thống đang diễn ra ở bối cảnh xã hội mở cửa hiện nay, vấn đề
hơn nhân, tình yêu là một trong những vấn đề thời sự được nhiều người
quan tâm, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Qua việc nghiên cứu, luận án
cũng muốn gĩp một tiếng nĩi định hướng cho những vấn đề trên.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU:
1. Khơng nĩi đến chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo hay tư
tưởng nhân văn, tư tưởng nhân đạo mà chỉ đề cập đến “tính nhân văn” là
cĩ lý do:
- Đây là một vấn đề lý thú cần tiếp tục nghiên cứu, bởi so với
phương Tây, cùng với “sự ra đời của ý thức hệ tư sản trong giai đoạn
đấu tranh chống phong kiến đã kéo theo nĩ một trào lưu cĩ tính chất
nhân đạo chủ nghĩa (hay nhân văn chủ nghĩa) khơng những trong văn
học, nghệ thuật, mà trong nhiều ngành văn hĩa, khoa học khác”
) 2
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
(Nguyễn Lộc) (40a.72), thì ở Việt Nam ta “do chính sách độc quyền kinh
tế của đế quốc, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam phát triển khĩ khăn,
yếu đuối. Giai cấp này một mặt mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến, mặt
khác lại phụ thuộc vào chúng. Địa vị kinh tế non yếu, mỏng manh ……”
(22.12). Chính vì thế, về mặt văn học, Tơn chỉ của Tự lực văn đồn chủ
yếu chỉ là “lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời; trọng tự do cá nhân; làm cho
người ta biết rằng đạo Khổng khơng hợp thời nữa; đem phương pháp
khoa học Thái Tây áp dụng vào văn chương An nam”. Tất nhiên, khơng
thể lấy “thước đo” của văn học phương Tây để áp dụng vào văn học Việt
Nam, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng việc “khơng phải chỉ địi
giải phĩng cá nhân khỏi sự ngu dốt, địi hỏi trì trệ của mọi người được
phát triển, mà cịn trực tiếp địi hỏi giải phĩng cá nhân khỏi sự gị ép về
phương diện chính trị và kinh tế” (66.214) thì ở trào lưu văn học lãng
mạn Việt Nam nĩi chung, tiểu thuyết Tự lực văn đồn nĩi riêng cịn cĩ
giới hạn. Đừng quên rằng văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê
phán là hai trào lưu văn học cơng khai, hợp pháp trong xã hội thực dân
nửa phong kiến giai đoạn 1930 – 1945.
Hơn nữa, việc khẳng định trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn
học giai đoạn 1930 – 1945 như là một sự kế thừa và phát triển truyền
thống nhân văn của văn học dân tộc phải được xem xét một cách tồn
diện, khơng chỉ xuất phát từ cơ sở ý thức hệ, từ thực tiễn văn học mà
nhiều khi cần phải nghiên cứu cả “cuộc đấu tranh của quần chúng bị áp
bức trong điều kiện giai tầng thứ ba của nĩ là tầng lớp tư sản đã vươn
lên thành một giai cấp đối địch với xã hội phong kiến” (40a.73).
- Ở đây, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến những
biểu hiện của trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học giai đoạn 1930
– 1945 qua hình tượng người phụ nữ ở tiểu thuyết Tự lực văn đồn.
Người viết cũng khơng cĩ tham vọng đề cập hết những tác phẩm tiểu
thuyết lãng mạn của văn đồn mà chỉ đi vào nghiên cứu những tác phẩm
tiêu biểu nhất của những cây bút trụ cột nhất (Khái Hưng, Nhất Linh,
Thạch Lam) và xem đĩ là sự thể hiện tập trung, sinh động của vấn đề
được nêu ra.
) 3
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
2. Tư liệu chính để nghiên cứu bao gồm phần lớn tác phẩm, sách
in và những bài báo viết về tiểu thuyết Tự lực văn đồn chủ yếu được
xuất bản từ thập niên 40 đến nay, nhất là từ 1986 trở lại đây, khi cĩ sự
đổi mới về tư duy, về nhận thức, quan điểm trong việc đánh giá, tiếp
nhận di sản văn học của tiền nhân sao cho cơng bằng, khoa học hơn.
Ngồi ra, để cĩ cái nhìn tồn diện trên cơ sở đối chiếu, so sánh, luận án
cịn khảo sát các tài liệu nghiên cứu, phê bình văn học trước 1975 ở miền
Nam và một số ít tài liệu dịch từ tiếng nước ngồi.
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
- Trước 1945, hầu như chưa cĩ những chuyên luận, những cơng
trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của Tự lực văn đồn. Thảng hoặc
cĩ đề cập đến trong những cơng trình nghiên cứu dài hơi viết về văn học
sử, về lý luận hay phê bình văn học (Dưới mắt tơi (1939) - Trương
Chính; Việt Nam văn học sử yếu (1942) – Dương Quảng Hàm; Nhà văn
hiện đại (1941 – 1942) – Vũ Ngọc Phan; Văn học khái luận (1942) –
Đặng Thai Mai; Ba mươi năm văn học (1942) – Kiều Thanh Quế; Cuốn
sổ văn học (1944)–Lê Thanh …) thì do giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu,
do hạn chế bởi phương pháp, quan điểm tiếp cận … người viết cũng
khơng thể khảo sát, phân tích, lý giải hết sự phong phú, sinh động, phức
tạp của những hiện tượng văn học (tác giả, tác phẩm) thuộc văn đồn.
Dưới mắt tơi (Trương Chính) là một quyển phê bình văn học
được nhiều người biết đến. Dù cĩ phần hồn hảo hơn những người đi
trước (như Thiếu Sơn với Phê bình và cảo luận - 1933, Phan Khơi với
Chương Dân Thi Thoại - 1936 …) trong phương pháp phê bình khi “sự
khen chê của ơng đã cĩ căn cứ, khơng đến nỗi vu vơ … nghĩa là những
chỗ hay và chỗ dở ơng đã chỉ ra rõ ràng, đã nĩi tại sao hay và tại sao dở
… Nhưng Trương Chính cĩ cái tật hay phân tích tính cách các nhân vật
nhiều quá luơn luơn ơng bẻ các nhà tiểu thuyết sao lại như thế này và
khơng như thế khác …" (77(2).20). Cĩ thể thấy lời phê bình trên đây
của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã nêu rõ lập trường của
Trương Chính trong phê bình văn học, lập trường của một ngịi bút theo
trường phái phê bình chủ quan, cổ điển. Ở quyển sách này, ơng đã chọn
phê bình tất cả 28 tác phẩm của 12 nhà văn, hầu hết là những cây bút
) 4
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
tiểu thuyết. Về Tự lực văn đồn, những tác giả được đề cập đến là Nhất
Linh với Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm; Khái Hưng với Hồn bướm mơ
tiên, Nửa chừng xuân,Trống mái, Gia đình; đồng tác giả Nhất Linh và
Khái Hưng với Gánh hàng hoa, Đời mưa giĩ. Riêng Thạch Lam với tập
truyện ngắn Giĩ đầu mùa. Ngồi ra, cịn cĩ những tác giả khác như
Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương, Trương Tửu,
Lan Khai, Nguyễn Khắc Mẫn, Nguyên Hồng, Từ Ngọc. Mỗi nhà văn
ơng đi vào phê bình từ một đến nhiều nhất là năm tác phẩm.
Mặc dù Trương Chính đã sử dụng phương pháp “nghị luận theo
sở thích của mình” (77(2).21) đối với những tác phẩm được đề cập đến,
nhưng “khĩ mà biết được ý kiến rõ rệt của ơng về một nhà văn sau khi
đọc những bài phê bình của ơng về nhà văn ấy” (77(2).25) . Tuy vậy,
“Trương Chính cũng là người mở đầu trong phong trào phê bình của
những năm 1941 - 1942 - 1943. “Dưới mắt tơi”, Trương Chính đã gây
được ở độc giả một lịng ham muốn đọc văn phê bình” (34.183).
Xưa nay, khi đề cập đến cơng việc biên soạn sách giáo khoa dùng
trong khoa giảng quốc văn khơng ai khơng biết đến quyển Việt Nam văn
học sử yếu của Dương Quảng Hàm. Trong phần “Biên tập đại ý”, chính
tác giả đã “mong rằng quyển sách này sẽ làm một bức bản đồ giản ước
theo đĩ các bạn thanh niên biết được phương hướng và đường lối chính
để đi vào khu vườn văn học của nước ta, ngõ hầu một ngày kia tìm thấy
những hoa lạ, quả quý hiện nay cịn ẩn khuất trong đám cành lá rậm
rạp” (11.VI). Vì là sách giản ước dùng làm cơng cụ học tập, phải đề cập
đến nhiều vấn đề khác nhau cĩ liên quan đến việc tìm hiểu tồn bộ nền
văn học nước nhà, nên ở chương thứ bảy: “Các văn gia hiện đại. Các
khuynh hướng phổ thơng của tư tưởng phái Tự lực văn đồn”, dành cho
năm thứ ba ban Trung học Việt Nam, Dương Quảng Hàm chỉ nĩi đến Tự
lực văn đồn một cách khái quát trong chưa đầy bốn trang trên tổng số
500 trang của cả quyển. Tác giả dường như chưa thể đưa ra những lời
nhận xét, đánh giá cụ thể ngồi việc lượt kể hết sức vắn tắt nội dung
những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Nửa
chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên. Một vài ý kiến cĩ tính chất khái quát
khi đề cập đến “Cơng việc của Tự lực văn đồn” chưa thể đáp ứng được
ý muốn tìm hiểu của độc giả về Tự lực văn đồn.
) 5
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Vũ Ngọc Phan nổi tiếng với bộ sách nghiên cứu, phê bình văn học
đồ sộ Nhà văn hiện đại (1941 - 1942) đã khẳng định “một chỗ đứng
riêng, và cĩ sự đĩng gĩp khơng thể thay thế” (77(2).557) . Dù đã trải qua
hơn nửa thế kỷ, bộ sách “vẫn cĩ ích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu nền văn
học chữ quốc ngữ những năm trước Cách mạng tháng Tám” (77(2).557).
Bằng một tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, bền bỉ, một tác phong
nghiên cứu khoa học nghiêm cẩn, vơ tư, Vũ Ngọc Phan phải tốn rất
nhiều cơng sức mới cĩ thể chiếm lĩnh hơn 60 năm văn học và đã giới
thiệu được 79 nhà văn tham gia sáng tác bằng chữ quốc ngữ từ cuối thế
kỷ XIX như Trương Vĩnh Ký, đến những cây bút trẻ nổi tiếng của những
năm 40 thế kỷ XX.
Viết về Tự lực văn đồn, căn cứ vào sự sắp xếp theo loại văn đối
với các nhà văn lớp sau, ơng đã xếp Khái Hưng vào thiên các tiểu thuyết
gia phong tục, Nhất Linh và Hồng Đạo là những tiểu thuyết gia luận đề,
Thạch Lam thuộc về các tiểu thuyết gia xã hội. Đi vào lĩnh vực phê bình
tiểu thuyết, ở mỗi tác giả, Vũ Ngọc Phan đề cập đến những tác phẩm
tiêu biểu mà người đọc đương thời biết đến. Chẳng hạn, viết về Khái
Hưng, ơng nĩi đến Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái,
Thừa tự, Hạnh. Với Nhất Linh, ơng viết về Nho phong, Gánh hàng hoa.
Hồng Đạo với Con đường sáng và Thạch Lam với Ngày mới. Nhìn
chung, khi đi sâu vào phân tích những tác phẩm cụ thể “ơng tỏ ra tinh tế,
sắc sảo, khen chê cĩ căn cứ, cĩ lý cĩ tình. Tính chính xác của tư liệu
được đảm bảo ở mức độ cao” (77(2).558). Mặc dù, do nhiều lý do cả
khách quan và chủ quan, người đọc vẫn thấy được phê bình của ơng
“cịn thiên về cảm thụ nghệ thuật, thiếu sự thuyết phục của một tư duy
logic sâu sắc” (77(2).558).
Với Văn học khái luận của Đặng Thai Mai, “lần đầu tiên trong
lịch sử văn học Việt Nam, những vấn đề cơ bản của lý luận văn học đã
được trình bày một cách hệ thống” (74.171), mặc dù tác giả khơng chỉ cĩ
ý định giới thiệu với người đọc những khái niệm lý luận kinh viện. Tiếp
thụ và vận dụng quan điểm marxisme vào văn học, Đặng Thai Mai đã
tiếp cận được nhiều vấn đề của lý luận văn học và trình bày nĩ trong sự
kết hợp hịa quyện giữa tinh thần lý luận với bút pháp phê bình, giữa
nguồn tri thức của phương Đơng cổ truyền với tri thức của phương Tây
) 6
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
hiện đại. Người đọc cĩ thể dễ dàng cĩ được những khối cảm thẩm mỹ
khi đọc đến những đoạn văn mà ngịi bút của tác giả tỏ rõ cảm hứng phê
bình. Chẳng hạn, khi tác giả thừa nhận tình yêu là một trong những chủ
đề vĩnh cửu của văn học, nhưng mỗi thời đại lại đem đến cho chúng một
sắc thái mới, và nhà văn đã đi vào so sánh tình yêu trong các tác phẩm từ
Truyện Kiều, Tố Tâm đến Đoạn tuyệt.
Vì là một cơng trình lý luận văn học hơn là một thành tựu về phê
bình văn học nên người đọc chỉ cĩ thể tìm thấy rải rác đây đĩ những
nhận định thú vị và bổ ích cho việc tìm hiểu lịch sử văn học nước nhà.
Việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm với tư cách là một hiện tượng văn học sẽ
khơng được thỏa mãn.
Ba mươi năm văn học của Kiều Thanh Quế và Cuốn sổ văn học
của Lê Thanh ra đời xuýt xốt nhau hai năm đều nhắm tới một cơng
việc là phác họa ra một bảng lược đồ văn học. Ở quyển sách ra đời trước
của mình, Kiều Thanh Quế đã đem đến cho người đọc sự tĩm tắt mọi
diễn biến về lịch sử văn học trong suốt giai đoạn ba mươi năm của tiền
bán thế kỷ hai mươi. Trong khi đĩ, trọng tâm của Cuốn sổ văn học là
cơng việc trước mắt hạn chế trong thời gian năm 1943, dù tác giả đã cĩ
mở rộng về phía trước, cĩ khi khảo sát cả đến năm 1939 và hơn nữa.
Nhìn chung, cả hai quyển sách trên đều là những cơng trình văn
học sử. Việc tìm hiểu về Tự lực văn đồn nĩi riêng, hay những hiện
tượng văn học khác nĩi chung, khĩ cĩ thể tìm thấy được những lý giải,
những nhận xét, phê bình tương đối đầy đủ và cĩ hệ thống.
Sự khát khao của độc giả vẫn cịn đĩ.
- Sau 1945, trong suốt một thời gian dài kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, cứu nước, do hồn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến tranh
giải phĩng dân tộc, do bản thân dịng văn học lãng mạn nĩi chung và
những sáng tác của những cây bút trong Tự lực văn đồn nĩi riêng cĩ
những yếu tố tiêu cực, và cũng do nhận thức cịn phiến diện cho sáng tác
của văn học lãng mạn là vơ bổ, độc hại, nên tiểu thuyết Tự lực văn đồn
đã bị cấm, khơng được phổ biến. Các bộ lịch sử văn học (như Sơ thảo
lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 do Viện Văn học chủ trì biên
) 7
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
soạn, Lịch sử văn học Việt Nam 1930–1945, Văn học Việt Nam 1930–
1945 của nhiều tác giả …) dù cĩ dành hẳn một chương để viết về tiểu
thuyết Tự lực văn đồn, nhưng tất cả đều với một cách nhìn nhận gần
như giống nhau “đề cao chắc chắn là khơng đúng. Nhưng phủ định sạch
trơn hẳn cũng khĩ được đồng tình” (22.88), “… sự đĩng gĩp của Tự lực
văn đồn đã khơng tránh khỏi bấp bênh, cĩ phần sa vào hình thức chủ
nghĩa, cái sai nhiều hơn cái đúng, nhất là càng về sau, cái sai lấn át cái
đúng”(22.89). Đĩ là chưa kể đến cách nhận xét, đánh giá cứng rắn hơn
trong các sách giáo khoa viết cho học sinh lớp 12/PTTH kể từ 1987 trở
về trước: “Văn học lãng mạn Việt Nam căn bản là bạc nhược, suy đồi”
hay “Nội dung bạc nhược, suy đồi và cĩ tính chất phản động” ,“học
sinh thanh niên ta cũng cần phải cĩ ý thức cảnh giác với loại sách cĩ
nhiều nọc độc đĩ”.
Chính vì lẽ đĩ, trong suốt một thời gian dài từ trước 1975, ở miền
Bắc, văn chương lãng mạn nĩi chung, tiểu thuyết Tự lực văn đồn nĩi
riêng đã bị loại ra khỏi đời sống văn học.
Ở miền Nam trong vùng địch tạm chiếm lúc bấy giờ, tình hình
nghiên cứu vẫn tiếp tục với các cơng trình của Thanh Lãng, Lê Hữu
Mục, Nguyễn Văn Xung, Dỗn Quốc Sỹ, Thế Phong, Nguyễn Văn
Trung, Tràng Thiên, Phạm Việt Tuyền, Thế Trung, Dương Nghiễm Mậu
…(Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Luận đề về Nhất Linh, Bình giảng về
Tự lực văn đồn, Văn học và tiểu thuyết, Lược khảo văn học, Tiểu thuyết
hiện đại, Phương pháp nghị luận phân tích và phê bình văn chương …).
Thế nhưng, tất cả vẫn chưa cĩ được một sự nghiên cứu thật tồn diện và
chuyên sâu, phác họa đầy đủ diện mạo của tiểu thuyết Tự lực văn đồn.
Đĩ là chưa kể đến quan điểm, phương pháp nghiên cứu, đánh giá đã thực
sự phù hợp hay chưa.
Sau 1975, dù đất nước đã liền một dãy, nhưng khoảng mười năm
tiếp theo, tiểu thuyết Tự lực văn đồn hầu như vẫn chưa cất lên được
tiếng nĩi khách quan, khoa học từ các trang sách, báo nghiên cứu. Ngay
cả đến những cơng trình nghiên cứu dày cơng cũng chưa thốt khỏi cái
nhìn “tiểu thuyết Tự lực văn đồn cĩ nhiều độc tố và nguy hiểm là những
) 8
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
độc tố đĩ lại được bao bọc bởi một hình thức nghệ thuật khá quyến rũ và
hấp dẫn”(61.96–97).
Chỉ từ sau Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI (1986) khi cĩ chủ
trương đổi mới tư duy và dân chủ hĩa trong văn học nghệ thuật, vấn đề
Tự lực văn đồn mới được đặt lại một cách thỏa đáng hơn, cố gắng
khơng để “cái quan luận định”(từ của người xưa) hẹp hịi, phiến diện
hay một tình cảm nào đĩ kích thích, chi phối việc nghiên cứu, đánh giá.
Đã cĩ một số sách, bài viết từ phía các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình
ở các Viện, Trường và các cơ quan văn nghệ báo chí như: Hồng Như
Mai, Lê Trí Viễn, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Đỗ Đức Hiểu, Trương
Chính, Trần Hữu Tá, Nguyễn Hồnh Khung, Nguyễn Trác, Đái Xuân
Ninh, Lê Đình Kỵ, Huy Cận, Lại Nguyên Ân, Vu Gia… đã đặt vấn đề
cần phải ghi nhận những đĩng gĩp của tiểu thuyết Tự lực văn đồn về
nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật. Đã đến lúc khơng
thể giữ mãi quan điểm “khĩ lịng khen khi họ là kẻ thù, khĩ lịng khách
quan, khơng khéo lại mất lập trường. Tốt nhất là khơng dành cho người
nào một số trang riêng biệt. Cứ gĩi cả vào một gĩi. Cái hay ở chỗ này, ở
người này, sẽ bị cái dở ở chỗ kia, ở người kia hạn chế. Hơn nữa luơn
luơn nhắc đến tư tưởng tư sản, thế giới quan duy tâm của họ. So sánh họ
với những người cộng sản, càng dễ thấy họ lạc hậu, phản động. Khơng
cịn chối cãi đằng nào được. Ngay về những đĩng gĩp của họ, trên
phương diện hình thức nghệ thuật cũng cĩ thể viết một vài câu khen,
nhưng liền đĩ thì nhận xét luơn: nghệ thuật của họ chỉ hợp với khẩu vị
của người trí thức tiểu tư sản thành thị thời bấy giờ” (73a.9). Đĩ là điều
đáng mừng. Song, đây đĩ trong một vài cơng trình nghiên cứu ít nhiều
vẫn cịn bộc lộ sự dè dặt, thậm chí chưa thật sự khách quan, khoa học
trong việc phân tích và đánh giá. Chẳng hạn, hai Giáo sư Nguyễn Trác
và Đái Xuân Ninh trong cuốn “Về Tự lực văn đồn” khi viết về Nhất
Linh (Chương hai), đã cĩ đoạn: “Bằng những hành động xấu xa ấy,
Nguyễn Tường Tam đã giết chết Nhất Linh, tác giả những Đoạn tuyệt,
Lạnh lùng, Tam đã lạnh lùng đoạn tuyệt với những bạn đồng nghiệp của
mình, những Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ, những người đã tỉnh giấc thốt
khỏi văn đồn của Tam đi theo nhân dân, theo kháng chiến, theo nghĩa
vụ, theo lương tâm.
) 9
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Sau khi chúng ta chiến thắng ở Điện Biên Phủ và trở lại thủ đơ thì
Nguyễn Tường Tam lại bỏ nhân dân một lần nữa. Một cây thương gẫy,
một con ngựa què, Tam lủi thủi đi về phương Nam, theo chân những kẻ
nuơi chí phá hoại hịa bình, ngăn cản thống nhất”(44.98–99). Thiết nghĩ,
khơng cần phải biện giải thêm những nhận xét, đánh giá như thế, khi mà
người viết đã hồn tồn dùng tiêu chí chính trị để xem xét sự nghiệp văn
chương, mặc dù khơng thể phủ nhận sự tác động qua lại giữa cuộc đời và
sự nghiệp của người nghệ sĩ.
Tĩm lại, tính đến nay, chúng ta cĩ thể thấy rằng: việc nghiên cứu
về Tự lực văn đồn chưa thật đáp ứng lịng mong đợi từ phía độc giả đối
với giới nghiên cứu, phê bình văn học nước ta. Người đọc đang khát
khao cĩ được những tiếng nĩi tương đối khách quan,cơng bằng, khoa
học và tồn diện về Tự lực văn đồn- một hiện tượng văn học đã tạo nên
những tác động mạnh mẽ và lâu dài đối với sự phát triển của lịch sử văn
học dân tộc.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ yêu cầu của bản thân đối tượng nghiên cứu và theo
mục đích của luận án, chúng tơi đã thực hiện luận án theo các phương
pháp sau: phương pháp nghiên cứu lịch sử – phát sinh (nhằm để xác
định quá trình phát triển của Tự lực văn đồn và những cơng trình
nghiên cứu về Tự lực văn đồn); phương pháp nghiên cứu lịch sử – chức
năng (nhằm tìm hiểu sự tiếp nhận các tác phẩm tiểu thuyết Tự lực văn
đồn trong sự biến động của bối cảnh văn hĩa – xã hội); phương pháp
nghiên cứu hệ thống – cấu trúc (chủ yếu nhằm nghiên cứu và phân tích
các quan điểm, phương pháp nghiên cứu Tự lực văn đồn; nghiên cứu,
phân tích hệ thống các nhân vật, sự kiện, tình tiết … tạo nên diện mạo
riêng của tiểu thuyết Tự lực văn đồn, đặc biệt ở hình tượng người phụ
nữ); phương pháp so sánh (dùng để đối chiếu các tác giả và các tác
phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết Tự lực văn đồn cĩ đề cập đến hình tượng
người phụ nữ để tìm ra những nét chung và những nét riêng đặc thù; đối
chiếu các cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về Tự lực văn đồn; đối
chiếu với văn học quá khứ và cùng thời để thấy được những đĩng gĩp
của Tự lực văn đồn).
) 10
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Ngồi những phương pháp cơ bản trên, luận án cũng đã tiếp nhận
những cách nhìn và quan điểm đúng đắn trong những thành tựu nghiên
cứu về Tự lực văn đồn của các thế hệ đi trước, đặc biệt là những bài
viết, sách in ở những năm gần đây. Từ đĩ, định hướng phương pháp
nghiên cứu sao cho phù hợp với nội dung luận án đặt ra.
V. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN:
- Cố gắng nghiên cứu một cách cĩ hệ thống những biểu hiện của
tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn
đồn.
- Nhìn lại và đánh giá một cách thấu tình đạt lý những đĩng gĩp
cùng những hạn chế ở những tác giả chủ yếu của Tự lực văn đồn trong
việc thể hiện hình tượng người phụ nữ, đặt trong tiến trình phát triển của
lịch sử văn học dân tộc.
VI.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN:
Ngồi phần Dẫn luận và phần Kết luận, phần Nội dung gồm hai
chương như sau:
CHƯƠNG MỘT:
TÍNH NHÂN VĂN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SÁNG TÁC
CHƯƠNG HAI:
TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐỒN.
11
)
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT:
TÍNH NHÂN VĂN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SÁNG
TÁC
I.KHÁI NIỆM “TÍNH NHÂN VĂN” HAY MỘT KHUYNH HƯỚNG
NHÌN NHẬN TỔNG HỢP MỌI GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC:
Trong Phần Dẫn luận, chúng tơi đã cĩ dịp đề cập đến thuật ngữ
“nhân văn” và rất đồng tình với quan điểm của GS. Trần Thanh Đạm khi
xem tính chất nhân văn, giá trị nhân văn, chủ nghĩa nhân văn “là hằng
tính của văn chương nghệ thuật, là tiêu chí cho sự đổi mới trong lĩnh vực
này”(tức lĩnh vực lý luận, phê bình văn chương- PTH.) . GS. Nguyễn
Huệ Chi trong một bài viết của mình cũng đã từng cĩ ý kiến: “…nếu đẩy
tới một cấp độ cao hơn, cấp độ tính nhân bản của văn học, thì mọi sự
phân biệt ở đề tài dường như biến mất. Sẽ khơng cịn chỗ cho thứ lập
luận bám vào những lợi ích gần gũi trước mắt để biện minh rằng loại đề
tài này sáng giá hơn loại đề tài nọ, vì cái đích vươn tới xa nhất của văn
học giờ đây là con người với vẻ đẹp trần tục của nĩ, với niềm tin,khát
vọng,cái cao quý cũng như cái tầm thường hèn mọn của con người. Văn
chương yêu nước hay văn chương đời thường đều khơng thể lảng tránh
mục đích cao sâu này”(39b.9). Và như thế “Một nền văn học đậm nét
nhân bản sẽ nổi bật lên, xĩa đi được những sự ngăn cách giả tạo, những
mặc cảm khơng cần thiết giữa những nhà văn “hạng nhất”. “hạng hai”,
“chiếu nhất”, “chiếu nhì”vân vân…Diện mạo văn học dân tộc cũng sẽ
hiện ra phong phú, đa dạng và sinh sắc hơn nhiều. Và người ta khơng
cịn đối xử với văn học, một mơi trường đặc thù,theo cách đối xử của
những con người phải đối mặt với nhau trong chiến trận,hay trong dịng
thác của cách mạng”(39b.9) . Ở luận án này, khái niệm “tính nhân văn”
được sử dụng nhằm chỉ đến cái giá trị tinh thần bền vững của mọi sáng
tạo nghệ thuật đã đạt đến trình độ của Cái Đẹp .Nghĩa của chữ “văn” là
vẻ đẹp. Hay nĩi khác đi, theo nghĩa rộng, "tất cả những cố gắng, tư
) 12
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
tưởng và trào lưu lấy con người tiến lên tự do làm trung tâm, - tin vào
sức sáng tạo vơ biên của con người, yêu con người và cuộc sống trần
gian" đều cĩ thể đề cập đến khái niệm "nhân văn" hay " nhân đạo"
(23.18). Và như thế, tính nhân văn theo đĩ cũng được xem như một
khuynh hướng nhìn nhận tổng hợp mọi giá trị của văn học chân chính
hướng đến con người. Chính M.Gorki đã cĩ lý khi nĩi rằng: “Văn học là
một nghệ thuật nhân văn hơn cả, người ta cĩ thể nĩi những nhà văn đều
là những nhà nhân văn do nghề nghiệp của mình, những người sản sinh
ra chủ nghĩa nhân văn”(24.61) .
Sở dĩ, chúng tơi khơng đề cập đến cụm từ “ chủ nghĩa nhân văn”
hay “chủ nghĩa nhân đạo”, “tư tưởng nhân văn” hay “tư tưởng nhân
đạo” ở đề tài của luận án này là vì trong phạm vi nghiên cứu của mình,
chúng tơi chưa cĩ điều kiện để vươn tới quan niệm triết học, quan niệm
tư tưởng của nội hàm vấn đề.
Chúng tơi nghĩ rằng những khái niệm như “nhân bản”, “nhân
đạo”, “nhân văn” tuy cĩ liên quan mật thiết với nhau, song khơng phải
là một, khơng nên xem là hồn tồn đồng nghĩa. Cĩ thể thấy rằng “nếu
chủ nghĩa nhân bản thiên về sự thấu hiểu, thơng cảm phần thể xác của
con người thì chủ nghĩa nhân đạo chú tâm hơn phần đạo lý của nĩ…
Chủ nghĩa nhân bản xác lập cái chân, chủ nghĩa nhân đạo khuyến khích
cái thiện. Nhưng con người xứng đáng với vị thể và danh hiệu lồi
người khơng chỉ sống thực, sống tốt mà cịn sống đẹp; cái đẹp chân
chính bao gồm cả cái thực và cái tốt bên trong. Đây là lĩnh vực của chủ
nghĩa nhân văn, giang sơn của văn hĩa, văn chương, nghệ thuật…Chủ
nghĩa nhân văn cũng là chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa nhân đạo, là tri
thức và đạo đức về con người trong cái biểu hiện về văn hĩa, nghệ thuật,
là hình thái tổng hợp và sáng tạo của cả ba nhân tố”(tức chân, thiện và
mỹ trong sự hài hịa tuyệt diệu - PTH.) (Trần Thanh Đạm) (51.23–24) .
Cĩ lẽ vì thế mà lĩnh vực lý luận, phê bình văn học trong những năm gần
đây thường hay đề cập đến thuật ngữ “nhân văn”.
II. VÀI NÉT VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC PHƯƠNG
TÂY:
) 13
Luậ._.n án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Tính nhân văn được xem như một giá trị tinh thần bền vững đã
từng tồn tại trong văn hĩa văn học dân gian các dân tộc thời cổ. Nhưng
phải tới thời đại Phục hưng ở phương Tây (thế kỉ XIV-XVI) khi chủ
nghĩa nhân văn xuất hiện với tư cách là một hệ thống quan điểm triết
học, đạo đức, chính trị-xã hội thì tính nhân văn trong văn hĩa văn học
mới đạt đến “một cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xưa đến nay nhân loại
chưa từng thấy” (F. Engels).
Giai cấp tiến bộ nhất ở thời kỳ Phục hưng chính là giai cấp tư sản.
Ngay từ khi mới ra đời, với những yêu cầu phát triển về kinh tế- xã hội,
nĩ đã vấp phải một trở ngại lớn lao là chế độ phong kiến và Giáo hội La
Mã. Hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo thống trị cùng với cơ chế chuyên
chính của nĩ là chính quyền phong kiến, Giáo hội, tồ án tơn giáo,thần
học, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa khổ hạnh,
chủ nghĩa ngu dân……đã từng khẳng định con người chỉ cĩ được niềm
hạnh phúc thuần tuý tinh thần ở thiên đường, chỉ đạt tới cõi vĩnh hằng
cao cả một khi sống phải nhẫn nhục, chịu đựng, sám hối chuộc tội, cầu
nguyện. Chân lý và ngọn nguồn của mọi tri thức và sự sáng tạo là ở
Chúa Trời và Kinh Thánh. Chủ nghĩa nhân văn ở phương Tây ra đời là
một sự phản ứng chống lại hệ tư tưởng phản động đĩ, là một trong
những biểu hiện chủ yếu của “cuộc đảo lộn tiến bộ nhất” trong lĩnh vực
hệ tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan. Ra đời ở Ý (thế kỉ XIV-XV),
chủ nghĩa nhân văn đã nhanh chĩng tỏa ảnh hưởng sang các nước Châu
Âu khác. Ở Đức, Pháp, Anh…. trào lưu nhân văn chủ nghĩa diễn ra
đồng thời với trào lưu cải cách tơn giáo.
Ở lĩnh vực văn hĩa văn học, biểu hiện đầu tiên và mạnh mẽ là
việc các nhà nhân văn (thường để chỉ những người khởi xướng trào lưu
này) như các nhà thơ nhà văn người Italia: F. Petrarca (1304 - 1374),
G.Boccaccio (1313 - 1375) đã chủ trương giải phĩng văn học nghệ thuật
nĩi riêng và văn hĩa nĩi chung ra khỏi sự bảo trợ của nhà thờ Cơ Đốc
giáo và giải phĩng cá nhân con người. Họ đã đi sâu vào về việc khơi
phục, nghiên cứu, dịch thuật, truyền bá những thành tựu rực rỡ giàu sức
sống và vẻ đẹp hồn nhiên của văn hĩa cổ đại Hy Lạp - La Mã đã từng bị
quên lãng trong suốt thời Trung cổ, nhằm khơi phục những giá trị tư
tưởng - nhân văn của chúng. Họ hướng văn học nghệ thuật vào sự sáng
) 14
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
tạo và ca ngợi cái đẹp trần thế lành mạnh, tự nhiên, đề cao những khát
vọng cao đẹp và niềm tin vào sức mạnh tồn năng của con người: “ Con
người là người thợ rèn rèn ra hạnh phúc của mình” (Pic de la
Mirandole (1463-1494)); “Con người là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu
của muơn lồi”( W. Shakespeare (1564-1616)) … Tiếp tục những thành
tựu về khoa học tự nhiên và triết học tự nhiên của thời đại, bằng hình
tượng nghệ thuật các nhà văn thuộc trào lưu nhân văn chủ nghĩa ở
phương Tây cũng đã chỉ ra rằng chính chiến tranh phong kiến, chủ nghĩa
khổ hạnh tơn giáo, chủ nghĩa cấm dục, chủ nghĩa giáo điều, kinh viện,
ngu dân, thĩi đàn áp tự do tư tưởng … là trái với tự nhiên, là nguồn gốc
của mọi bất hạnh, xấu xa, tội lỗi trên thế gian và đã gây ra những rối loạn
trong đời sống …
Cĩ thể nĩi sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn thời đại Phục hưng
phương Tây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình giải phĩng
tinh thần và tự ý thức của nhân loại. Cùng với cuộc đấu tranh giải phĩng
con người về các phương diện chính trị - xã hội và các phương diện
khác, văn học nghệ thuật nĩi riêng và văn hĩa nhân loại nĩi chung, từ
thời đại Phục hưng, đã bước sang một giai đoạn phát triển mới: lý tưởng
nhân văn trở thành lý tưởng thẩm mỹ định hướng cho những tìm tịi,
khám phá, sáng tạo về nghệ thuật, đồng thời qui định bản chất nền văn
học nghệ thuật của các dân tộc trên thế giới.
III. SƠ LƯỢC VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM TRƯỚC 1932 - ĐIỂM QUA MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI PHỤ NỮ TIÊU BIỂU:
Tính nhân văn với tư cách là một hằng tính của nghệ thuật đã
được biểu hiện một cách sinh động ở lĩnh vực văn học. Ngay từ thời cổ
đại ở phương Đơng cũng như phương Tây, con người đã cĩ ý thức và
nguyện vọng chăm lo để phát huy cao nhất mọi tiềm năng về phẩm chất
và năng lực của con người, hướng tới lý tưởng con người phát triển hài
hịa và tồn diện. Đĩ cũng là lý tưởng về Cái Đẹp của con người - lý
tưởng nhân văn. Lý tưởng ấy khơng chỉ tồn tại trong cuộc sống lồi
người như là một mục tiêu hướng tới mà cịn trở thành mục tiêu cho sự
hồn thiện trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện một
) 15
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
cách sâu sắc lý tưởng nhân văn là những tác phẩm đồng thời cũng mang
tính nhân văn.
Với quan niệm như thế, chúng tơi cho rằng lịch sử phát triển của
văn học mọi dân tộc là lịch sử phát triển của lý tưởng nhân văn, của tính
nhân văn - với tư cách là những phạm trù giá trị chung nhất, là sự tổng
hịa của cái chân, thiện và mỹ. Dĩ nhiên, với cách nhìn nhận đĩ thì
khơng phải đợi sự ra đời của giai cấp tư sản với cơ sở ý thức hệ của nĩ là
ý thức hệ tư sản đang trưởng thành, đấu tranh chống lại ý thức hệ phong
kiến đang thống trị thì văn học các dân tộc mới hướng đến lý tưởng nhân
văn, mới mang tính nhân văn.
1. Nhìn lại kho tàng văn học dân gian và văn học viết dân tộc từ
nửa đầu thế kỷ XVIII trở về trước - nghĩa là trước khi nền văn học dân
tộc xuất hiện trào lưu nhân văn chủ nghĩa - chúng ta thấy cĩ một sự biểu
hiện rất sinh động của một lý tưởng nhân văn Việt Nam, của tính nhân
văn Việt Nam trong văn học thời kỳ trung đại.
Khi hai người con gái và con trai trao đổi với nhau về cơng việc
lao động mà cũng cĩ thể là trao đổi với nhau về tình yêu bằng những câu
hát dân gian đẹp như thế này:
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?
thì khơng chỉ cĩ ở đây sự chân thực (CHÂN), sự tế nhị, cao thượng
(THIỆN), mà cịn cĩ cả cái đẹp của niềm vui và ước vọng trong lao
động, trong tình yêu (MỸ). Trong truyện cổ dân gian cũng khơng thiếu
những ví dụ. Chẳng hạn hình tượng cơ Tấm, Sọ Dừa … Với văn học viết
cũng vậy. Trong Truyền kỳ mạn lục, chúng ta dễ dàng đọc được những
câu chuyện đề cập đến quyền sống của con người, tình yêu trai gái, hạnh
phúc lứa đơi, tình nghĩa vợ chồng, biểu dương những tấm gương tiết
nghĩa, nhân hậu, thủy chung … (Chuyện người con gái Nam Xương,
Chuyện người nghĩa phụ ở Khối Châu,…), trừng phạt bọn người gian
) 16
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
ác, xiểm nịnh (Chuyện Lý tướng quân, Chuyện nàng Tuý Tiêu …) theo lý
tưởng CHÂN - THIỆN - MỸ.
2.Tính nhân văn càng được biểu hiện rõ nét hơn trong văn học
viết Việt Nam giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ
XIX.
Ra đời trong hồn cảnh xã hội phong kiến khủng hoảng trầm
trọng, ý thức hệ phong kiến đã suy tàn, ý thức hệ tư sản chưa nẩy nở, tư
tưởng thị dân hãy cịn yếu ớt, trong khi nơng dân lại chưa cĩ được một ý
thức hệ độc lập, trào lưu nhân văn chủ nghĩa đã đem đến cho văn học
nước ta sự nẩy nở của tính nhân văn mang sắc thái đặc thù. Vì sao như
vậy? Đĩ là vì khi nĩi đến trào lưu nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng,
như đã trình bày, người ta nghĩ ngay đến sự phát triển của các đơ thị, đến
nền kinh tế hàng hĩa, đến sự trưởng thành của tầng lớp thị dân - tiền thân
của giai cấp tư sản - và cơ sở ý thức hệ của nĩ là ý thức hệ tư sản đang
trưởng thành, đấu tranh chống lại ý thức hệ phong kiến đang thống trị.
Bối cảnh lịch sử - xã hội ở nước ta chưa cĩ được đầy đủ những tiền đề đã
nêu. Nhưng dù sao ở các đơ thị lớn cũng đã cĩ một tầng lớp thị dân, và
điều đặc biệt đáng chú ý là chưa bao giờ như ở giai đoạn này, phong trào
đấu tranh chống giai cấp phong kiến thống trị của quần chúng nhân dân
bị áp bức phát triển một cách hết sức rầm rộ như thế, tiêu biểu là các
phong trào khởi nghĩa của nơng dân mà đỉnh cao là phong trào nơng dân
Tây Sơn. Sự phát triển của văn học Việt Nam ở giai đoạn này cùng với
sự xuất hiện của trào lưu nhân văn chủ nghĩa, thoạt nhìn, như cĩ một sự
phát triển khơng tương ứng khi mà điều kiện xã hội chưa cĩ được một ý
thức hệ tiên tiến làm nền tảng như ý thức hệ tư sản.Thế nhưng, sự phát
triển đĩ lại rất tương ứng với tình hình cuộc đấu tranh quyết liệt. Đúng
như ý kiến nhận xét của Mác: “Đối với nghệ thuật cĩ những thời kỳ phồn
vinh nhất định, tuyệt nhiên khơng cĩ quan hệ gì với sự phát triển chung
của xã hội cả, và do đĩ cũng tuyệt nhiên khơng cĩ quan hệ gì với cơ sở
vật chất, với cái cốt cách của xã hội, nếu cĩ thể nĩi như thế
được”(40a.17) .
Tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của giai đồn này, đặc biệt là các
sáng tác trong bộ phận văn học chữ Nơm, cĩ thể thấy rằng tất cả đều tập
) 17
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
trung vào vấn đề con người, nhận thức con người, đề cao con người, đấu
tranh với mọi thế lực đen tối, phản động của xã hội phong kiến để khẳng
định những giá trị chân chính của con người. Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Phan Huy Ích (?), Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Cao Bá
Quát… bằng tài năng nghệ thuật của mình đã trở thành “những người
sản sinh ra chủ nghĩa nhân văn” (M. Gorki) (24.61) trên cơ sở hấp thụ
truyền thống nhân văn của dân tộc. Những hình tượng nhân vật chính
diện, nhất là những hình tượng nhân vật phụ nữ, đã trở thành những biểu
hiện sinh động cho lý tưởng nhân văn của dân tộc ta thời đại bấy giờ.
Tập trung vào con người, các tác giả tiêu biểu đã đi sâu nêu bật
vấn đề giải phĩng tình cảm của con người và những ràng buộc phản
nhân văn của xã hội phong kiến. Tác giả Chinh phụ ngâm đã đứng về
phía người chinh phụ tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm tan vỡ
hạnh phúc, tình yêu và tuổi trẻ của họ. Nguyễn Gia Thiều qua Cung ốn
ngâm khúc khơng chỉ nĩi lên tiếng nĩi phẫn nộ, tố cáo của những người
cung nữ đã phải sống cuộc đời héo hắt, tàn lụi, phí hồi tuổi xuân và
nhan sắc cho những cuộc mua vui nơi cung vua phủ chúa mà cịn là để
thơng qua đĩ, tỏ bày nỗi lịng sâu kín của những người bị rẻ rúng như
mình. Hồ Xuân Hương, với cá tính và bản lĩnh thơ văn độc đáo, nữ sĩ đã
làm một cuộc cách mạng tố cáo chế độ đa thê và tồn bộ nền đạo đức
phong kiến đối với phụ nữ. Bằng tác phẩm Truyện Kiều, thơng qua cuộc
đời của một người phụ nữ tài sắc, Nguyễn Du đã đặt ra một vấn đề hết
sức bao quát là quyền sống của con người trong xã hội phong kiến.
Phạm Thái xoay quanh chủ đề tình yêu của bản thân nhà thơ, cũng là
nhằm nĩi lên khát vọng được tự do yêu đương, đừng để phải rơi vào
hồn cảnh bi kịch như ơng … Trong các truyện Nơm bình dân, vấn đề
tình yêu tự do của con người cịn được đặt ra một cách táo bạo hơn. Ở
Tống Trân - Cúc Hoa, Phương Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa … người ta
thấy xuất hiện hàng loạt những người phụ nữ chủ động quyết định tình
yêu của họ khiến cho những thế lực đại diện cho đạo đức phong kiến,
cuối cùng, cũng phải chấp nhận. Những hành động như thế của họ, hiển
nhiên là sự phản ánh thái độ phản kháng quyết liệt đối với chế độ hơn
nhân và gia đình phong kiến.
Thử điểm lại một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu:
) 18
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
2.1.Chinh phụ ngâm , như tên gọi của tác phẩm, là khúc ngâm
của người chinh phụ, là lời than thở của người phụ nữ cĩ chồng ra chiến
trường. Vấn đề trung tâm đặt ra trong tồn bộ khúc ngâm suốt từ đầu đến
cuối là mâu thuẫn giữa chiến tranh với cuộc sống con người, với hạnh
phúc của lứa đơi, của tuổi trẻ. Bằng sự bĩc trần thực trạng đời sống, nhất
là đời sống nội tâm tràn ngập sầu đau cùng những nỗi niềm lo âu, sợ hãi,
đợi chờ của một người vợ trẻ đầm đìa nước mắt, hằng ngày luơn phĩng
tầm mắt đến một phương trời xa thẳm trơng ngĩng tin chồng, tác phẩm
đã nêu lên một luận đề cĩ tính chất muơn thuở của xã hội: Chiến tranh
và Hịa bình. Điều cần quan tâm là tuy xuất thân từ tầng lớp trên nhưng
với cách nhìn tiến bộ xuất phát từ một lập trường nhân văn vững chắc,
dù khơng nĩi ra nhưng đối chiếu với thực tế lịch sử lúc bấy giờ, chúng ta
vẫn thấy được cuộc chiến tranh tác giả phản ánh trong Chinh phụ ngâm
chính là những cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giai cấp phong kiến thống
trị phát động nhằm chống lại các phong trào nhân dân khởi nghĩa hết sức
rầm rộ lúc bấy giờ.
Khơng thể nĩi hết tính chất bi kịch trong tâm trạng của người
chinh phụ. Bằng tài năng nghệ thuật trác tuyệt, tác giả Chinh phụ ngâm
đã đi vào chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn người chinh phụ, khắc họa
nên một bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt
Nam mà chúng ta đã từng gặp trong ca dao - dân ca, các truyện Nơm
bình dân. Ở đây, vẻ đẹp ấy đã được nâng cao một cách đáng kể nhờ vào
sự gia cơng của văn chương bác học. Khơng một ai là khơng cảm thán
trước vẻ đẹp vơ ngần về tình cảm, sự thuần khiết cao quý về đức hạnh,
sự mẫn tuệ và khả ái về tâm hồn của nàng. Tầm vĩc cao đẹp của tình
cảm, đức hạnh và trí tuệ đĩ ở người phụ nữ Việt Nam thế kỷ XVIII, mà
nàng là một đại diện, khơng hề thua kém với những người phụ nữ ta đã
biết trong văn học phương Tây - chẳng hạn nàng Penelope của Hy Lạp
cổ đại trong tác phẩm bất hủ của thi hào Homer : Odyssey. Thế nhưng,
trước cuộc chiến tranh phong kiến tàn bạo, thân phận bé nhỏ của nàng cĩ
khác gì cánh diều bị tung bạt trong bão táp cuồng phong. Người chinh
phụ chỉ cịn biết nhớ mong, chờ đợi, khát khao trong mỏi mịn, tuyệt
vọng, trong nỗi lo sợ cho chồng và cho mình. Vậy mà chiến tranh và tình
yêu tan vỡ vẫn là một thực tế khơng thể thay đổi. Dù vậy, trước sau nàng
vẫn khẳng định cái triết lý hạnh phúc:
) 19
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Đành muơn kiếp chữ tình đã vậy,
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.
Bởi lẽ:
Ay lồi vật tình duyên cịn thế,
Sao kiếp nguời nỡ để đấy đây?
Tư duy đầy tính nhân bản, nhân văn ấy của người chinh phụ cĩ khác gì
so với tư tưởng của các nhà nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng? Dù cĩ
thể nĩ cịn chưa cĩ cơ sở để thực hiện.
Chinh phụ ngâm ra đời trong một thời đại mà cuộc đấu tranh địi
giải phĩng tình cảm cho con người đang diễn ra mạnh mẽ. Khúc ngâm
đã thực sự gieo vào lịng người đọc một nỗi chán ghét, ốn giận đối với
những cuộc chiến tranh phi nghĩa, vơ nhân đạo, phản nhân văn. Chính vì
thế, tác phẩm mãi mãi vẫn hấp dẫn đối với những ai yêu chuộng Hồ
bình và trân trọng mọi vẻ đẹp của Con Người.
2.2.Nằm trong trào lưu nhân văn chủ nghĩa của văn học Việt Nam
giai đoạn này, sự xuất hiện của Truyện Kiều đã thúc đẩy bước phát triển
của lý tưởng nhân văn, của tính nhân văn trong nền văn học dân tộc lên
một mức cao vịi vọi trước đĩ chưa từng cĩ. Tập trung thể hiện lý tưởng
nhân văn của tác giả và của thời đại là hình tượng nhân vật Thúy Kiều,
nhân vật trung tâm của tác phẩm. Truyện Kiều, do đĩ, là một tác phẩm
mang tính nhân văn sâu sắc.
Dù mở đầu bằng những câu triết lý và kết thúc tác phẩm cũng
bằng những câu triết lý, Truyện Kiều cũng khơng vì lẽ đĩ mà trở thành
một quyển tiểu thuyết luận đề. Cĩ thể thấy tồn bộ tác phẩm vĩ đại này là
một bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại nhà thơ đang sống, trong
đĩ Nguyễn Du muốn làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của
con người, nhất là của người phụ nữ, với sự áp bức của chế độ phong
kiến lúc suy tàn.
Thúy Kiều là nhân vật kết tinh những khao khát tình cảm của
người phụ nữ thời trước, những ước mơ vươn tới cái gì là đáng sống, là
tốt đẹp ở đời. Bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp Nguyễn Du trao cho Kiều,
) 20
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
khơng phải để trang sức, mà là để khẳng định cái đặc trưng trong tính
cách của nàng. Bên cạnh cái tài, cái sắc tuyệt đỉnh, Thuý Kiều cịn là
người phụ nữ luơn luơn tự ý thức để nhận thức đúng đắn mọi quan hệ xã
hội, đồng thời khơng ngừng vươn lên đỉnh cao của giá trị làm người.
Ước mơ cao nhất của Kiều là được hưởng hạnh phúc lứa đơi, giữ trọn lời
thề với Kim Trọng. Vậy mà ước mơ đĩ đã bị đập vỡ tan tành. Thay vào
Kim Trọng là Mã Giám Sinh, là Sở Khanh, là lầu xanh của Tú Ba. Gặp
Thúc Sinh, dù đã chủ động dẫn dắt Thúc tìm ra một giải pháp lâu dài,
nhưng với tính cách bạc nhược của Thúc, cuộc sống lẻ mọn của nàng
cũng tan theo mây khĩi. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh, đã bắt Kiều phải
chịu đựng những thử thách cịn ghê rợn hơn cả cuộc sống ở nhà chứa.
Rồi Từ Hải đến với đời Kiều. Lần đầu tiên trong cuộc đời lưu lạc của
mình, Thúy Kiều được trả lại nhân phẩm.Việc Nguyễn Du khẳng định
mối tình Từ Hải - Thúy Kiều, gọi Từ Hải - Thúy Kiều là “Trai anh hùng,
gái thuyền quyên”đủ nĩi lên mặt táo bạo trong tư tưởng nhà thơ, xuất
phát từ lập trường nhân văn chủ nghĩa vững chắc. Thế nhưng, sống với
Từ Hải mà Kiều vẫn luơn cảm thấy cuộc sống hạnh phúc của mình bị đe
dọa. Cuối cùng, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng. Và cái triều đình phong
kiến vơ nhân đạo với Hồ Tơn Hiến là kẻ đại diện đã lợi dụng cơ hội ấy
để tiêu diệt Từ. Mọi sự vùng vẫy của Kiều nhằm tạo cho mình một cuộc
sống hoặc cĩ ý nghĩa, hoặc rất tầm thường đều thất bại. Kiều khơng cịn
lối thốt nào ngồi cái chết. Xã hội phong kiến vạn ác đã khơng dành
cho Kiều một chỗ đứng, đã khơng dung nạp được Kiều. Đĩ là nguồn gốc
tấn bi kịch của đời Kiều. Bằng “con mắt trơng thấu cả sáu cõi, tấm lịng
nghĩ suốt cả nghìn đời”(Mộng Liên Đường Chủ Nhân) (26.345), Nguyễn
Du đã gởi gắm tất cả tâm sự, tư tưởng thẩm mỹ - đạo đức của mình tập
trung vào việc xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều. Dù vậy, Thúy
Kiều hấp dẫn người đọc xưa nay khơng phải như một liệt nữ mà là một
con người của đời sống thực, gắn bĩ với chính những vấn đề do cuộc
sống đặt ra. Hiện thực của tác phẩm vì thế cũng đặt ra những vấn đề vượt
khỏi những lý thuyết cĩ tính chất tiên nghiệm, những tiên kiến của nhà
văn để trở lại dẫn dắt nhà văn đi theo lơgích nghệ thuật.
Nhìn lại những nhân vật phụ nữ lý tưởng trong các truyện thơ
Nơm, cuộc đời của họ khơng thiếu những hoạn nạn, tai ương, nhưng
khơng cĩ gì cĩ thể lung lạc, tha hĩa họ được. Trước sau, họ vẫn quyết
) 21
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
tâm bảo vệ đến cùng lý tưởng đạo đức của mình. Dù cĩ chết hay khơng,
họ vẫn phải nêu một tấm gương tiết liệt khơng chút phai mờ (Ngọc
Khanh, Hạnh Nguyên, Nguyệt Nga…). Nguyễn Du thì khác. Ơng khơng
đồng nhất caí đẹp với đạo đức, “khơng vì lý tưởng mà quên mất hiện
thực”, “khơng vi đạo mà quên đời” (Lê Đình Kỵ). Hiện thực xã hội
Truyện Kiều đã cho thấy đạo đức phong kiến suy vi đến độ tai ác, con
người muốn khép mình vào đĩ mà khơng được. Thế giới Truyện Kiều đã
cho thấy, con người muốn giữ vững lễ giáo thánh hiền thì phải từ bỏ đạo
lý làm người, càng chăm lo đến đạo đức càng dễ trở thành nạn nhân của
đạo đức ấy. Thúy Kiều khĩ cĩ thể “làm gương cho khách hồng quần thử
soi” (Truyện Kiều), nhưng bao nhiêu hành động mà Kiều đã làm khơng
ai là khơng cảm phục, bao nhiêu cảnh ngộ oan khốc mà Kiều đã trải qua
khơng ai là khơng phẫn nộ. Ý nghĩa của hình tượng Thúy Kiều, do đĩ, cĩ
một sức khái quát lớn lao.
Dù cịn cĩ những mâu thuẫn giữa tư tưởng chủ quan của tác giả
và ý nghĩa xã hội khách quan của tác phẩm, dẫn đến những hạn chế khĩ
tránh khỏi, Truyện Kiều vẫn là một tác phẩm mang tính nhân văn sâu
sắc. Chính lý tưởng nhân văn mà Nguyễn Du theo đuổi, chứ khơng phải
lý tưởng đạo đức đã giáng một địn mạnh mẽ và quyết liệt vào chế độ
phong kiến phản động, gĩp phần quan trọng vào việc giải phĩng con
người và tiến bộ xã hội.
2.3.Trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học Việt Nam giai
đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX sẽ thiếu đi cái chất
tươi tắn, trẻ trung, rất đời và rất người nếu khơng cĩ được nữ sĩ Hồ
Xuân Hương. Bà là một hiện tượng “kể về độc đáo thì đứng vào bậc
nhất mà lại hai lần độc đáo, vì đĩ là một phụ nữ sống dưới chế độ phong
kiến xưa”(79.5). Cĩ thể thấy rằng, sau Nguyễn Du và Truyện Kiều, Hồ
Xuân Hương là nhà thơ được nhắc tới nhiều lần và cũng gây ra nhiều
tranh luận nhất. Khơng đề cập đến nhiều vấn đề cần phải tiếp tục làm
sáng tỏ thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của bà, chỉ căn cứ vào
những bài thơ chữ Nơm, chữ Hán trong Lưu Hương ký cùng một số bài
thơ chữ Nơm, chữ Hán khác mà chúng ta tin là của Hồ Xuân Hương, thì
trước sau thơ bà vẫn “chống đối xé phá cái xã hội phong kiến lỗi thời
…Chống đối xé phá một cách tinh vi đến mức kỳ lạ… Nĩ gắn liền với
) 22
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
thời đại và cĩ một sức vượt thời gian rất mạnh, rất lâu. Bởi nĩ khái quát
hĩa rất cao”(79.109). Đĩng gĩp của thơ Xuân Hương là ở đĩ, và độc
đáo cũng là ở đĩ.
Là người xuất thân từ một dịng họ tương đối lớn, từng cĩ người
đậu đạt và làm quan, nhưng do gặp phải nhiều bất hạnh trong cuộc
đời,lại sống vào một thời kỳ chế độ phong kiến đã mục rỗng, thối nát và
trở thành nạn nhân của cái chế độ đĩ, cho nên thơ Hồ Xuân Hương,
trước hết là tiếng nĩi tình cảm của người bình thường, người phụ nữ lao
động cĩ nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Trong thơ Hồ Xuân Hương,
hình tượng người phụ nữ chính là hình tượng cảm xúc, hình tượng tâm
trạng của bản thân nhà thơ và những người cùng giới với nhiều cung bậc,
sắc thái khác nhau: cĩ than thở chua xĩt, cĩ phẫn nộ căm hờn, cĩ độ
lượng khoan dung, cĩ yêu thương đằm thắm, cĩ châm biếm sâu cay …
Và dù thế nào đi nữa, tiếng thơ của Xuân Hương vẫn thể hiện một phong
cách riêng, độc nhất vơ nhị.
Trong xã hội phong kiến, khơng phải đến thời đại của Hồ Xuân
Hương thì những bất cơng, ngang trái mới diễn ra. Nhưng rõ ràng là đến
thời đại của bà thì những cảnh bất cơng, ngang trái đã diễn ra một cách
phổ biến như nĩ đã từng diễn ra. Hồng Lê nhất thống chí là bức tranh
sinh động về cảnh thối nát của triều đình phong kiến Lê - Trịnh lúc bấy
giờ. Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút, Tang thương
ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án … cũng đã ghi lại những
cảnh sinh hoạt ăn chơi cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh Sâm … Thử hỏi
những kẻ nắm giữ giềng mối, kỷ cương của xã hội đã như thế thì xã hội
sao thốt khỏi cảnh loạn lạc? Cái độc đáo ở Xuân Hương là hầu như
trước bà chưa ai dám thẳng tay đánh tát vào mặt cả bọn thống trị từ trên
xuống dưới mà chẳng chút sợ hãi, chẳng chút nể nang. Khơng kém gì
G.Boccaccio, nhà nhân văn Ý thế kỷ XIV thời Phục hưng đã từng chế
giễu thĩi đạo đức giả của bọn thầy tu bằng những chuyện cười ca ngợi
sức hấp dẫn của “tồ thiên nhiên” đến mức làm cả đấng bề trên bề dưới
mê mẩn tâm thần quên mất cả những điều răn của Chúa (Decamerone -
Mười ngày), Hồ Xuân Hương cũng đã cĩ nhiều bài thơ xé toạc các mặt
nạ giả dối, lột trần hết những chiếc áo đạo đức cũn cỡn của bọn người
) 23
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
được xem là “hiền nhân quân tử”, mẫu người lý tưởng của xã hội phong
kiến. Thật ra họ cũng cĩ lắm những khát khao phàm tục:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng?
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Nhà thơ cũng nêu lên một nét điển hình nổi bật của chế độ hơn
nhân phong kiến đầy bất cơng: trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên
chỉ một chồng. Nhưng thực tế ấy vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Khơng chịu
đựng được nữa, Xuân Hương đã thét lên:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Đồng thời bà cũng đưa ra cách giải quyết:
Thà trước thơi đành ở vậy xong!
Khơng thể đề cập hết những phản kháng của Hồ Xuân Hương đối
với giai cấp thống trị phong kiến khi bà là người đã nhìn thấy rõ thực
chất bên trong của bọn chúng. Đứng về phía người phụ nữ, bản thân
mình cũng là người phụ nữ, Xuân Hương khơng chỉ chia sẻ, cảm thơng,
bênh vực, phản kháng, tố cáo, mà hơn ai hết nhà thơ cịn hết sức đề cao,
ca ngợi người phụ nữ. Trong lịch sử văn học nước ta thời phong kiến, đi
vào lĩnh vực mới mẻ là ca ngợi nét đẹp thể hình của người phụ nữ, cĩ lẽ
Thiếu nữ ngủ ngày là một trong rất ít những bài thơ đã vẽ lên một bức
tranh khỏa thân truyền thần sinh động, tồn vẹn và đậm đà cảm xúc nhân
văn hơn cả:
Mùa hè hây hẩy giĩ nồm đơng,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc lỏng cài trên mái tĩc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đơi gị Bồng đảo hương cịn ngậm,
Một lạch Đào nguyên suối chửa thơng.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
) 24
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Đi thì cũng dở ở khơng xong.
Ở bài thơ Bánh trơi, mượn hình ảnh bánh trơi để nĩi lên nét đẹp hình
tượng người phụ nữ khơng chỉ ở dáng vẻ bên ngồi mà quan trọng hơn là
tấm lịng, tình cảm bên trong:
Thân em vừa trắng lại vừa trịn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.
Cịn rất nhiều hình tượng người phụ nữ xuất hiện trong thơ Hồ Xuân
Hương nĩi riêng, thơ văn giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu
thế kỷ XIX nĩi chung.
Với hiện tượng Hồ Xuân Hương, tính nhân văn trong văn học
giai đoạn này cĩ khuynh hướng nghiêng về văn học dân gian, nghĩa là nĩ
gần với lý tưởng nhân văn của người bình dân. Chính sự bất cơng, thối
nát của chế độ phong kiến đã khiến cho tiếng thơ của Hồ Xuân Hương
mang một sức mạnh tố cáo mạnh mẽ, hiếm thấy trước đĩ. Dù chưa cĩ
được cái phong phú nhiều mặt của những tác giả lớn, chưa phản ánh
được mâu thuẫn trọng tâm của thời đại, chưa cĩ một tầm nhìn tồn diện
để thấy được những đau khổ khát vọng của xã hội ngồi những đau khổ
khát vọng của giới mình và của mình, Hồ Xuân Hương vẫn là nhà thơ cĩ
những đĩng gĩp hết sức độc đáo và cĩ ý nghĩa lịch sử.
Nhìn chung, trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học Việt Nam
nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX đã phát triển trên hai bình
diện bổ sung cho nhau:
- Phê phán, tố cáo những thế lực phong kiến chà đạp lên cuộc
sống con người.
- Đề cao những giá trị của con người, đề cao cuộc sống trần thế.
Thế nhưng, do hạn chế thời đại, trào lưu ấy vẫn chưa đưa ra được
những biện pháp giải phĩng cụ thể, càng khơng thể đề ra được một lý
) 25
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
tưởng xã hội nào thay thế cho chế độ phong kiến. Tính nhân văn của văn
học giai đoạn thể hiện qua những hình tượng nhân vật phụ nữ ít nhiều cĩ
cá tính ắt hẳn cũng để lại những ưu điểm và hạn chế như vậy.
3.Văn học nửa sau thế kỷ XIX kế thừa truyền thống văn học dân
tộc ở những giai đoạn trước, lại ra đời trong một bối cảnh rất đặc biệt của
cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nên cĩ những nét riêng độc đáo. Văn
học tập trung vào chủ đề yêu nước chống Pháp. Thơ văn của Nguyễn
Đình Chiểu, Nguyễn Thơng, Nguyễn Xuân Ơn, Nguyễn Quang Bích và
hàng loạt những lãnh tụ, sĩ phu yêu nước chống Pháp khác đã tiếp tục
giương cao lí tưởng nhân nghĩa, nhân văn trong thái độ sống và chiến
đấu xuất phát từ tấm lịng yêu nước, thương dân thống thiết, lịng căm
thù, "ghét cay ghét đắng" bọn thực dân cướp nước, bọn đầu hàng phản
bội, bọn bất nghĩa bất nhân, bọn tham nhũng bạo tàn. Khơng chỉ trong
cuộc đấu tranh trực diện chống xâm lược ngay từ khi chúng đặt chân lên
đất nước ta, mà cả khi thực dân Pháp coi như đã hồn thành được cuộc
xâm lăng để khởi đầu cơng cuộc thống trị của chúng, khơng lúc nào văn
học lại thiếu những vần thơ, những câu văn tràn đầy cảm hứng phê phán,
tố cáo hiện thực xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, từ một xã hội
phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Thơ Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương đậm chất humour (uy-mua), thể hiện một khía
cạnh khác của tinh thần nhân văn khi các ơng đã gắn bĩ cuộc sống mình
với cuộc sống nhân dân, làm thơ để bộc lộ tiếng nĩi tình cảm, tâm hồn
của mình đồng thời cũng là sự bày tỏ phản ứng của xã hội trước những
gì chán tai gai mắt, lố lăng, rởm đời… con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
Những thập niên đầu của thế kỷ XX (1900 - 1930) là một giai đoạn văn
học cĩ tính chất giao thời giữa cũ - mới. Bên cạnh sự ra đời và phát triển
của dịng văn học yêu nước và cách mạng tồn tại vừa khơng hợp pháp
vừa hợp pháp trong các phong trào Đơng Du, Duy Tân, Đơng Kinh
Nghĩa Thục, quá trình chuyển biến của văn chương Việt Nam sang thời
kỳ hiện đại cịn được đánh dấu bằng sự xuất hiện của nhiều tác phẩm cĩ
giá trị thuộc bộ phận văn học hợp pháp theo khuynh hướng hiện thực hay
lãng mạn. Đặc biệt về phương diện thơ ca, quá trình hiện đại hĩa thực
chất là tiếp tục giải phĩng cái tơi cá nhân, cá thể ra khỏi ảnh hưởng hệ
thống ước lệ khắt khe, cĩ tính phi ngã của thơ ca thời kỳ trung đại mà
trước đĩ từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du,
) 26
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Cơng Trứ … chưa cĩ điều kiện và
cũng chưa đủ sức để phá vỡ. Nhìn chung, dịng chảy của tính nhân văn
trong văn học dân tộc vẫn khơng ngừng được bổ sung qua từng giai đoạn
lịch sử, tuy sắc thái khác nhau.
Từ năm 1932 đến năm 1945, nền văn học mang tính nhân văn của
nước ta bùng lên mạnh mẽ trong một bối cảnh xã hội mà ở Chương hai
chúng tơi sẽ cĩ dịp đề cập đến.
) 27
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
CHƯƠNG HAI :
TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI
PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐỒN
I. SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐỒN:
Lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 khơng êm thấm
như xã hội chúng ta đang sống và cũng thật khĩ so sánh với bất kỳ giai
đoạn xã hội nào trước và sau nĩ. Sự ra đời của tiểu thuyết Tự lực văn
đồn gắn liền với sự xuất hiện của trào lưu tư tưởng cá nhân chủ nghĩa
tư sản cùng với những xu hướng văn nghệ gắn liền với nĩ ở Việt Nam từ
những năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tiểu thuyết Tự lực văn đồn trước
hết vẫn là sản phẩm của một hồn cảnh lịch sử xã hội cụ thể ở nước t._.n tiến đĩ, nghĩa
) 99
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
là giai đoạn tự giác (consience de soi) …Tự giác là khởi điểm của sự
thức tỉnh, ý thức về mình như một nhân vị (une personne). Sự tự giác đĩ
xuất hiện trong lịch sử xã hội Việt Nam như một phản kháng chống đối
với quan niệm về con người của xã hội cũ, trong đĩ, con người chỉ là
những yếu tố đồng tính của một đám đơng là xã hội, hay cái tơi chìm
đắm trong cái ta vơ ngã”(45f.76) .
Anh hưởng của văn hố văn học phương Tây, văn hĩa văn học
Pháp vào xã hội Việt Nam nhất là ở các đơ thị đã thúc đẩy sự thức tỉnh
của con người với tư cách là “một cá thể, một mục đích tự tại, khơng
phải là một yếu tố trong một tồn thể đồng tính và khơng cĩ mục đích tự
tại”(45f.76) lên một mức độ cao hơn chưa từng thấy trước đĩ. Trong
Đời mưa giĩ (Khái Hưng - Nhất Linh), Tuyết đã từng khẳng định với
Chương trong bức thư từ biệt:”Em đã thề với em rằng bao giờ em cũng
sẽ là của em, từ thể phách cho chí tâm hồn. Em khơng sao làm vợ, nghĩa
là làm vật sở hữu của ai được”(82b.202).Trong Đoạn tuyệt, Loan cũng
đã từng nhận thức rằng: “Từ xưa đến giờ tất cả đời nàng dâu khác, cũng
như đời Loan chỉ là những đời người ta đem hy sinh để gây giịng giõi
cho các gia tộc. Bọn này khơng bao giờ cĩ quyền sống một đời riêng,
bao giờ cũng chỉ là một phần tử nhỏ mọn, yếu hèn đáng thương của
những gia đình khác” (81b.119). Nghĩa là, họ chưa bao giờ được ý thức
về mình như một nhân vị - cuộc đời tơi là của tơi và chỉ tơi chịu trách
nhiệm về cuộc đời tơi, khơng ai cĩ thể thay thế cho tơi.
Trong bài viết Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (Văn số 37,
ngày 1/7/1965), Đặng Tiến đã cĩ nĩi về ảnh hưởng của André Gide (giải
Nobel Văn chương 1947) đối với Nhất Linh như sau: “Trong văn nghiệp,
tuy thỉnh thoảng cĩ nhắc qua tên Gide, Nhất Linh chưa bao giờ bày tỏ
cảm tình đặc biệt nào với Gide như là với Tolstoi, Sormeset Maugham.
Nhưng Nhất Linh sang Pháp giữa giai đoạn khí hậu văn học Pháp đang
thịnh hành tư trào Gidisme. Trực tiếp hay gián tiếp Nhất Linh học được
ở Gide giá trị của cảm giác, phương pháp khai thác phát triển ngũ quan
để tiếp nhận, để cưỡng đoạt hương vị của trần thế. Nhất Linh học được ở
Gide cách đầu tư tâm hồn vào sự phân tích, tra vấn hạnh phúc, cách bất
chợt hạnh phúc đang qua, cách đợi chờ hạnh phúc đang đến … cách thụ
hưởng đến tối đa những niềm vui nhỏ bé”(61c.14). Cái gọi là “duy cảm
) 100
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
giác chủ nghĩa” hoặc hình ảnh của “Kẻ vơ luân” (L’Immoraliste, 1901)
ở A.Gide khơng phải khơng cĩ chút gì đĩ ở những tác phẩm như Đời
mưa giĩ, Bướm trắng …Tuyết đã từng khắc sâu vào trái tim sắt đá của
mình câu châm ngơn ghê gớm: “khơng tình, khơng cảm, chỉ coi lạc thú ở
đời như một vị thuốc trường sinh” (82b.110). Đĩ là chưa kể sự gần gũi
với tư tưởng Freud khi nàng định nghĩa: “Thế ái tình là gì,thưa anh ?Nếu
chẳng phải là sự gặp gỡ của hai xác thịt?” (82b.137).
Nhiều người nĩi đến chương “Bên lị sưởi” là chương hồn tồn
được thêm vào sau này khi Nửa chừng xuân (Khái Hưng) được in thành
sách năm 1934. Ơ chương này, Khái Hưng muốn cho độc giả thấy được
ảnh hưởng tốt đẹp của tình yêu và lịng hy sinh cao thượng của Mai đối
với Lộc đã khiến chàng như mê man vào dự tính tương lai: “Đời anh từ
nay sẽ khơng riêng của anh nữa. Anh sẽ vì người khác, anh sẽ bỏ cái đời
an nhàn phú quí mà dấn thân vào cuộc đời giĩ bụi…” Dỗn Quốc Sỹ
trong Văn học và tiểu thuyết đã cĩ nhận xét: “Cĩ lẽ tác giả thấy trong
truyện Lộc đĩng một vai thảm bại quá, thiếu tinh thần tranh đấu , lại nhu
nhược và đa nghi, nên mới quyết định viết thêm chương này để phần nào
cứu gỡ cho vai Lộc”(9.317). Kết quả là “sự đổ vỡ của vai này đã làm suy
yếu rất nhiều tồn thể kiến trúc của tác phẩm” (9.323). Chúng tơi khơng
nghĩ như vậy. Nếu Lộc mất đi những nét tính cách trên thì đâu cịn là Lộc
nữa. Cịn sự phát triển tỏ ra khơng nhất quán ở tâm lý, tính cách Lộc là
do ta quen nhìn theo “thước đo” của chủ nghĩa hiện thực. Tất nhiên, ở
đây cịn cĩ vấn đề phụ thuộc vào tài năng nghệ thuật của tác giả. Nên
nhớ rằng chủ nghĩa lãng mạn cho phép nhà văn thể hiện đời sống theo
những nguyên tắc chủ quan, coi trọng việc xây dựng những hình mẫu lý
tưởng xa rời thực tế.
Tiếp nhận ảnh hưởng của các trào lưu văn học hiện đại, các tiểu
thuyết gia Tự lực văn đồn luơn chối từ hiện thực, đối lập với hiện thực,
bởi “Từ chối một nếp sống đã tạo sẵn, dù trên phương diện xã hội hay
trên phương diện đạo đức, ấy là con người biết hướng về một loạt những
giải pháp mới cho vấn đề bản chất và cứu cánh của mình” (2.93). Vấn
đề đấu tranh chống tập tục lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình
phong kiến khơng chỉ xuất phát từ địi hỏi của hiện thực đời sống mà cịn
xuất phát từ đặc trưng của trào lưu lãng mạn chủ nghĩa. Nĩ cũng chống
) 101
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
lại “lối viết truyện xây dựng khéo léo, quân phân hạnh phúc và đau khổ
vừa đủ mức gây kinh hãi hoặc thích thú cho độc giả” (2.93). Sự phát
triển của Tự lực văn đồn càng về sau càng thấy rõ như vậy.
Đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh của con người, các tác giả
Tự lực văn đồn như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam khơng chỉ
dừng lại ở việc miêu tả sự vận động của ý thức, tiềm thức, vơ thức, của
bản năng nhân vật mà quan trọng hơn cả và trước tiên là các nhà văn ấy
“đã cĩ cái can đảm “mình dám là mình”dám viết ra tất cả những ý nghĩ
thầm kín dẫu những ý nghĩ ấy xấu xa đi nữa. Đọc Dostoievsky và một vài
nhà văn khác, André Gide, một nhà văn Pháp đã viết:
“Họ đã dạy tơi đừng nghi ngờ tơi nữa, đừng sợ những tư tưởng
của tơi”. Nhất Linh đã nhận xét về những văn sĩ lừng danh của thế giới
như thế. Ơng cịn nĩi thêm: “Câu “suy bụng ta ra bụng người” phải là
câu châm ngơn của các tiểu thuyết gia”.
Nhìn lại những tác phẩm thành cơng của Tự lực văn đồn, bao giờ
đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của các nhân vật cũng được tác giả
chú ý đúng mức. Nếu khơng để “cái ý định dùng tiểu thuyết làm một việc
gì (viết luận đề tiểu thuyết) lên trên cái ý định viết một cuốn tiểu thuyết
hay” thì chắc chắn thành cơng của các nhà văn Tự lực văn đồn sẽ cịn
lớn hơn nữa. Nên nhớ rằng thể loại tiểu thuyết luận đề là du nhập của
phương Tây. Tất nhiên, khơng phải tiểu thuyết nào của Tự lực văn đồn
cũng cĩ tính luận đề.
Nhận định chung về các nguồn ảnh hưởng trên đây chỉ cĩ tính
chất khảo sát, so sánh để làm sáng rõ thêm sự thành cơng của tiểu thuyết
Tự lực văn đồn. Dù vậy, nguồn ảnh hưởng lớn nhất với họ vẫn là bề
dày của truyền thống văn học dân tộc nĩi riêng và văn hĩa phương Đơng
nĩi chung.
V.NHỮNG ĐĨNG GĨP VÀ HẠN CHẾ:
Khi đề cập đến những đĩng gĩp và hạn chế của tiểu thuyết Tự lực
văn đồn, trước đây, người ta dễ bằng lịng với một quan điểm nhận xét
) 102
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
cĩ tính chất “tiên nghiệm” là: “Nghĩ mình cơng ít tội nhiều” (Truyện
Kiều). Quan điểm đĩ xét thấy chưa được cơng bằng.
Ở đây, bản thân đề tài luận án tự nĩ đã giới hạn: chưa đặt việc tìm
hiểu những đĩng gĩp và hạn chế về phương diện nghệ thuật. Đây là vấn
đề đã từng được các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá tương đối kỹ
lưỡng, vì đĩ là “cơng” lớn nhất theo cách nhìn trước đây, như đã nĩi.
Nhìn chung, qua những gì trình bày ở trên, tiểu thuyết Tự lực văn
đồn đã cĩ những đĩng gĩp và hạn chế sau đây về phương diện nội dung
thể hiện qua việc xây dựng những hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu,
chứa đựng giá trị nhân văn của tác phẩm:
1. Đĩng gĩp:
- Tiểu thuyết Tự lực văn đồn đã cĩ những đĩng gĩp tích cực vào
sự phát triển của cái tơi, cái tơi tự giác, cái tơi thức tỉnh, tự khẳng định
mình như là một nhân cách, một nhân vị, một cá tính cĩ nhu cầu khai
phĩng về mọi mặt, nhất là về phương diện đời sống tình cảm và đời sống
tâm linh.
Quan niệm về con người nĩi chung về người phụ nữ nĩi riêng ở
các tiểu thuyết gia Tự lực văn đồn là một quan niệm mới mẻ, tiến bộ.
Bằng việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật sinh động khác nhau
về con người: con người cĩ ý thức chấp nhận cuộc đời và số phận ở cả
phần may và phần rủi; con người với những hành vi cĩ ý thức và bản
năng; con người trong một hồn cảnh khơng cĩ hoặc cĩ rất ít khả năng
lựa chọn (trong khi sự lựa chọn được xem là một hành vi cực kỳ quan
trọng quyết định đường đời, số phận của con người); con người luơn
chịu sự tác động bất lợi của hồn cảnh, luơn chịu sự ràng buộc, chi phối,
bao vây của hồn cảnh; con người với những khát vọng sống cá nhân,
những ham muốn hưởng thụ; con người bước đầu với đời sống tâm linh
phong phú, thậm chí “bí ẩn”, bất ngờ, khĩ lý giải; con người “dấn thân”;
con người phản kháng … Tự lực văn đồn đã gĩp phần đáng kể vào việc
tạo nên giá trị cơ bản của văn học dân tộc: tính nhân văn - được thể hiện
tập trung qua hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm tiểu thuyết
tiêu biểu. Đĩng gĩp đĩ cũng đã gĩp phần khơng nhỏ trong việc tạo dựng
) 103
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
nên bộ mặt văn hĩa tinh thần của dân tộc ta trong một giai đoạn lịch sử
đầy khĩ khăn thử thách: giai đoạn 1932 - 1945.
- Qua việc xây dựng hình tượng người phụ nữ đấu tranh chống lễ
giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình phong kiến, tiểu thuyết Tự
lực văn đồn đã đĩng gĩp vào việc phơi bày một mảng hiện thực cuộc
sống khắt khe, tàn nhẫn, nhỏ nhen, vơ lý, vơ nhân đạo trong các gia đình
phong kiến giàu cĩ nhưng hủ lậu. Những vấn đề cĩ liên quan đến người
phụ nữ mà các tác giả Tự lực văn đồn nêu ra khơng chỉ đĩng khung
trong khuơn khổ tình yêu và hơn nhân vượt lễ giáo phong kiến. Đĩ cịn
là vấn đề tự do tâm hồn, tự do thể xác, tự do yêu đương (chẳng hạn
Tuyết trong Đời mưa giĩ…). Trong bối cảnh xã hội lồi người ngày càng
phát triển với tốc độ nhanh chĩng về nhiều mặt, địi hỏi giải phĩng cá
nhân ngày càng mạnh mẽ và tồn diện, thì những vấn đề đã nêu trên của
Tự lực văn đồn khơng cịn là những vấn đề khá phổ biến trong xã hội
phương Tây, mà ngày càng trở nên là những hiện tượng xã hội khơng
phải mới mẻ gì ở ngay các quốc gia phương Đơng như Việt Nam. Từ đĩ,
nhiều vấn đề nảy sinh khiến người đọc phải suy nghĩ : trai gái khơng yêu
thương nhau nhưng cha mẹ ép lấy nhau, dẫn đến đổ vỡ gia đình thì con
cái ai chịu trách nhiệm?. Bắt đầu là yêu thương dẫn đến lấy nhau, nhưng
nếu như khơng cịn yêu nhau nữa vì tính tình khơng phù hợp, vì nhiều le,
thì người phụ nữ cĩ cần phải tiếp tục buộc chặt mình vào quan hệ gia
đình, con cái ? … Cùng với sự phát triển của xã hội, người phụ nữ ngày
càng ít cĩ ý muốn hoặc ít cĩ cơ hội để xây dựng gia đình. Vậy phải giải
quyết như thế nào địi hỏi của đời sống tình cảm, tình dục như là những
địi hỏi chính đáng mang ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa đạo đức? Đĩ là chưa
kể hàng loạt những vấn đề cĩ tính chất đặc thù đã và đang đặt ra cho xã
hội Việt Nam trong và sau chiến tranh mà chúng ta cần phải cĩ định
hướng giải quyết.
-Với những hình tượng phụ nữ được xây dựng thành cơng, tiểu
thuyết Tự lực văn đồn đã gĩp vào kho tàng văn học Việt Nam những
con người cĩ cá tính, tươi trẻ, hoạt động, cĩ ý thức phản kháng, cĩ khi
phiêu lưu …đồng thời bổ sung những nét tính cách cĩ tính chất truyền
thống như yêu chồng thương con, đảm đang, nhẫn nại … giúp hồn
chỉnh sự nhận thức của người đọc về những con người cùng giới hay
) 104
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
khác giới với mình. Tính nhân văn của văn học dân tộc, vì thế, cũng
được đẩy lên một bước mạnh mẽ.
2. Hạn chế:
- Xây dựng hình tượng người phụ nữ đấu tranh chống lễ giáo
phong kiến, các nhà văn Tự lực văn đồn vẫn chỉ mới đề cập đến mặt thứ
yếu trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, nhằm thủ tiêu chính sách
chiếm hữu ruộng đất, chính sách bĩc lột qua thu tơ, sự áp chế về tinh
thần nhất là khi chúng cấu kết với bọn thực dân thống trị để áp bức nhân
dân ta. Chính những nhà văn Tự lực văn đồn trong thời kỳ Mặt trận
Dân chủ đã nhận thấy “ngọn cờ” chống phong kiến mà mình giương lên
đã khơng cịn cĩ sức hấp dẫn như lúc đầu trước thực tiễn đời sống xã hội
nĩi chung, đời sống của đại bộ phận nhân dân là giai cấp nơng dân nĩi
riêng đang lâm vào kiếp sống u tối cơ cực (“Mười điều tâm niệm cho
thanh niên” -Ngày nay, 1936 - do Hồng Đạo đưa ra khơng hơn gì lời
kêu gọi bởi nĩ khơng tạo ra được một cơ sở, khơng bắt rễ được vào
mảnh đất hiện thực rộng lớn là nơng thơn của người nơng dân, một khi
đối tượng ơng nhắm tới là những người cùng giai cấp với mình - những
trí thức thành thị - sản phẩm của nền văn minh Tây Phương thuộc địa.
Tiếp tục vấn đề thời sự lúc bấy giờ là nơng thơn và nơng dân, tờ Ngày
nay, năm 1937 đã cho đăng loạt bài “Bùn lầy nước đọng”, sau in thành
sách dưới tên Hồng Đạo. Những bài viết đĩ cĩ thể cĩ ít nhiều giá trị
trong việc tìm hiểu đời sống nơng dân, nơng thơn, hơn là “giá trị” vì đĩ
là sách lược đấu tranh cải tạo xã hội theo đường lối cải lương của giai
cấp tư sản, tiểu tư sản Việt Nam).
-Khi đặt ra vấn đề giải phĩng cái “tơi” cá nhân của người phụ nữ
ra khỏi xích xiềng của lễ giáo phong kiến cổ hủ phong kiến đáng nguyền
rủa, các nhà văn Tự lực văn đồn chỉ mới nhìn về phía các chị em bạn
gái tư sản hay tiểu tư sản lớp trên, cĩ học hành, cuộc sống ít phải lo toan
về sinh kế, cịn chị em ở nơng thơn nghèo nàn, hầu hết thất học và mê tín
dị đoan lại chiếm số lượng đơng đảo, thì họ chưa tìm ra được cách nào
để giác ngộ họ.Vấn đề giải phĩng phụ nữ ở nơng thơn đặt ra khơng thể
tách rời khỏi vấn đề cải cách nơng thơn, cải cách ruộng đất. Do sự hạn
chế ở ý thức hệ giai cấp, các nhà văn lãng mạn chưa nhận thức một cách
) 105
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
triệt để vấn đề cốt lõi đĩ. Chính họ cũng cơng nhận sự thất bại trong
những đường lối cải lương của mình đối với vấn đề nơng dân và nơng
thơn.
Từ những hạn chế đã nêu ở trên, những ai quan tâm theo dõi cuộc
đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản Việt Nam trên văn đàn
cơng khai đều nhận thấy rằng: cuối cùng, chủ nghĩa nhân văn tư sản phải
chịu thất bại. Khơng kể những tác phẩm cĩ giá trị tích cực viết ra trong
thời gian đầu (Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt…), càng
về sau, các nhà văn Tự lực văn đồn càng rơi vào tình trạng khủng hoảng
và bế tắc ở chính lý tưởng nhân văn mà họ theo đuổi. Bao nhiêu nhân vật
phụ nữ chẳng những đã khơng sống được với ý muốn, ước mơ của mình,
nhiều khi, họ cịn buộc phải chấp nhận một cuộc sống tệ hại hơn cuộc
sống vốn đã từng chán ghét trước đĩ, vì khơng cĩ cách giải quyết nào
khác hơn. Từ Tuyết trong Đời mưa giĩ đến Nhung trong Lạnh lùng,
Hồng trong Thốt ly…, tất cả đều phải “trả giá” cho những khát vọng
sống của mình. Điều đĩ cĩ nghĩa là, các tiểu thuyết gia tiêu biểu của Tự
lực văn đồn đã khơng bảo vệ được lý tưởng nhân văn của giai cấp họ.
Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong các tiểu thuyết lãng
mạn tiêu biểu đã đề cập cũng khơng tránh khỏi những hạn chế. So sánh
một số tác giả văn học trung đại như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương hoặc
một vài tác giả văn học hiện thực như Ngơ Tất Tố, Nam Cao với các
nhà văn lãng mạn cùng giai đoạn người ta càng thấy rõ vấn đề. Một Thúy
Kiều dù cĩ phải “trải bao giĩ dập sĩng dồi” (Tố Hữu) cuối cùng cũng
gặp lại được người yêu Kim Trọng. Và trong bước đường lưu lạc của
nàng, “hiếm cĩ một nhân vật thứ hai nào cĩ ý thức về cuộc sống, ý thức
làm người rõ rệt, sâu sắc như Thuý Kiều” (40b.84). Nữ sĩ Hồ Xuân
Hương trong những bài thơ của mình, bao giờ cũng đứng về phía người
phụ nữ để bênh vực hoặc tố cáo. Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của
Ngơ Tất Tố một mình đã đương đầu chống lại cả cái xã hội phong kiến ở
nơng thơn để bảo vệ nhân cách, phẩm giá, bảo vệ tình yêu đối với chồng,
với con. Dở hơi như Thị Nở cũng đến được với tình yêu Chí Phèo …
Thấy được những hạn chế khơng cĩ nghĩa là hạ thấp những đĩng
gĩp của tiểu thuyết Tự lực văn đồn, ngược lại, càng trân trọng hơn
) 106
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
những gì các nhà văn lãng mạn Việt Nam 1932-1945 đã đĩng gĩp được
cho trào lưu văn học mang tính nhân văn trong lịch sử văn học dân tộc.
) 107
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
PHẦN KẾT LUẬN
Chỉ khơng đầy mười lăm năm kể từ ngày ra đời, trào lưu văn học
lãng mạn 1932 - 1945 nĩi chung và tiểu thuyết Tự lực văn đồn giai
đoạn này nĩi riêng đã phát triển và kết thúc với một tiến độ nhanh chĩng
khác thường, để lại cho văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm đồ sộ.
Quá trình diễn biến của tiểu thuyết Tự lực văn đồn cũng là quá trình
giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam, bằng ngịi bút của mình, đã
cơng khai bày tỏ mối quan tâm và mong ước trước những vấn đề của
hiện thực đời sống xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Nhìn vào nội dung
những vấn đề tiểu thuyết Tự lực văn đồn nêu lên, những ai cĩ quan tâm
đến văn học xưa nay, đều cĩ thể bắt gặp ở đĩ một sự kế thừa và tiếp tục
phát huy những truyền thống vốn cĩ của văn học dân tộc. Trong đĩ cĩ
truyền thống nhân đạo, nhân văn.
Như bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác trên thế giới, đề tài
về người phụ nữ vẫn chiếm được sự quan tâm đặc biệt của người nghệ sĩ.
Ở luận án này, tính nhân văn được xem như một hằng tính của văn học,
một khuynh hướng nhìn nhận tổng hợp mọi giá trị của văn học đã được
đề cập đến trong quá trình phân tích, đánh giá, thẩm định hình tượng
người phụ nữ được xây dựng qua những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu
của những nhà văn Tự lực văn đồn tiêu biểu.
Bằng việc xây dựng hình tượng người phụ nữ được khẳng định và
bị phê phán trong cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến cổ hủ lạc
hậu, chống chế độ đại gia đình phong kiến bất cơng, tàn bạo nhằm giải
phĩng cái “tơi”, địi quyền tự do trong yêu đương và hơn nhân, tự do tâm
hồn và thể chất, tiểu thuyết Tự lực văn đồn đã gĩp phần đáng kể trong
việc phát triển tính nhân văn của nền văn học dân tộc.
Nhiều tác phẩm tiểu thuyết Tự lực văn đồn đã thực sự là những
tác phẩm giàu tính nhân văn. Thốt khai từ truyền thống nhân văn của
dân tộc, cùng ảnh hưởng từ ngồi vào, tiểu thuyết Tự lực văn đồn đã đề
) 108
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
cập đến nhiều vấn đề và tìm sự đĩng gĩp mới trong việc khám phá, thể
hiện nội dung hiện thực đời sống được nhà văn quan tâm.
Cĩ thể thấy trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, chống lại sự
ràng buộc của lễ giáo khe khắt, của sự chà đạp lên nhân phẩm người
phụ nữ, các tiểu thuyết gia Tự lực văn đồn bằng những cố gắng của
mình đã làm cho người đọc thấy được rằng chế độ đại gia đình phong
kiến là phản nhân đạo, phản nhân văn; rằng cái cũ lỗi thời, lạc hậu tất
yếu sẽ bị đẩy lùi trước cái mới văn minh, tiến bộ, dù trước mắt cĩ khi
chưa phải là dễ dàng.
Gắn liền với cuộc đấu tranh địi hỏi giải phĩng cá nhân chống lại
uy quyền của lễ giáo phong kiến, tiểu thuyết Tự lực văn đồn luơn chủ
trương trọng tự do cá nhân, trước hết là tự do trong tình yêu và hơn
nhân. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam trước 1932, cái "tơi" cá
nhân, cá thể được khẳng định một cách quyết liệt như trong "thơ mới" và
trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn.
Chưa hết, chủ trương của Tự lực văn đồn cịn là vấn đề cải cách
xã hội, cải cách nơng thơn cùng với đời sống tối tăm khổ cực của người
nơng dân trong đĩ cĩ người phụ nữ nơng dân. Cĩ thể cách giải quyết mà
các tiểu thuyết gia đưa ra mang nặng dấu ấn của tư tưởng chủ quan, cải
lương, thậm chí thỏa hiệp, điều hịa mâu thuẫn giai cấp, nhưng nhiệt tình
của họ thì khơng thể phủ nhận.
Mặc dù cịn cĩ những hạn chế, tiểu thuyết Tự lực văn đồn với
những đĩng gĩp đáng kể vào quá trình phát triển của lịch sử văn học,
lịch sử thể loại, của nền văn học dân tộc mang tính nhân văn, mãi mãi nĩ
được ghi nhận như một hiện tượng văn học khơng thể nào quên được,
sản sinh từ địi hỏi của thời đại và trở lại thỏa mãn nhu cầu bức thiết của
thời đại.
Ngày nay, xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều sự đổi thay lớn lao cĩ tính chất
quyết định cho sự tồn vong hay hưng thịnh của đất nước, của dân tộc, nhưng
những vấn đề tiểu thuyết Tự lực văn đồn đã từng đề cập đến chưa phải là cũ.
Nhiều tiểu thuyết đương đại của các tác giả mà tên tuổi của họ trở nên gần gũi
với độc giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Tạ Duy Anh,
) 109
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ …
Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh … đang tiếp tục làm người
đọc phải suy nghĩ để sống sao cho tốt đẹp hơn trong mối quan hệ CÁ NHÂN -
GIA ĐÌNH - XÃ HỘI. Nền văn học Việt Nam giàu tính nhân văn vẫn khơng
ngừng phát triển. Hình tượng người phụ nữ vẫn luơn luơn chứa đựng sức hấp
dẫn vốn cĩ đối với nhà văn và độc giả mọi thời đại.
) 110
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Marx Karl Engels F., Lenine V.I. Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật
H., 1977.
2. Albérès R.M Tổng kết văn học thế kỷ XX. Phạm Đình Khiêm dịch. Viện Đại
học Huế, 1963.
3. Bạch Văn Hợp a. Lịch sử văn học Việt Nam (1930 – 1945). Trường ĐHSP
Tp.Hồ Chí Minh, 1985. Lưu hành nội bộ.
b) Tư liệu tham khảo tiểu thuyết Tự lực văn đồn và phong trào
thơ mới. Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, 1985. Lưu hành nội
bộ.
4. Bắc Phong Quốc văn tổng giảng. Tủ sách tự học S. 1972
5. Brewster Dorothy và Burrell John Angus. Tiểu thuyết hiện đại. Bản dịch của
Trương Thanh Bình. Tủ sách Kim Văn. Ủy ban dịch thuật Phủ
Quốc vụ khanh đặc trách văn hĩa xuất bản. S, 1971.
6. Bùi Đức Tịnh Những bước đầu của báo chí tiểu thuyết và thơ mới. NXB
Tp.Hồ Chí Minh,1992.
7. Bửu Ý Tác giả thế kỷ XX. Tập I. An Tiêm xuất bản, S., 1968.
8. Chu Quang Tiềm Tâm lý văn nghệ, NXB Tp.Hồ Chí Minh,1991.
9. Dỗn Quốc Sỹ Văn học và tiểu thuyết. Sáng Tạo xuất bản, S., 1973.
10. Durant Will Lịch sử văn minh Trung Quốc. Trung tâm thơng tin trường
ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh 1992.
11. Dương Quảng Hàm Việt Nam văn học sử yếu. Bộ giáo dục. Trung tâm học liệu
xuất bản. S., 1968.
12. Đặng Thanh Lê Truyện Kiều và thể loại truyện Nơm. Tạp chí Văn học, số 2,
1988.
13. Đặng Trần Cơn Chinh phụ ngâm. NXB Đồng Nai, 1995.
14. Đỗ Đức Hiểu Đổi mới phê bình văn học. NXB KHXH-NXB Mũi Cà Mau,
1993.
15. Gulaiep N.A Lý luận văn học . NXB ĐH và THCN, H., 1982.
16. Hà Minh Đức Về bộ tuyển văn xuơi lãng mạn Việt Nam 1930–1945. Tuần
báo Văn nghệ, H., Số 11, 1990.
17. Hồi Thanh Hồi Chân. Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941. NXB Văn học H.,
1996.
18. Hồng Ngọc Phách Tố Tâm (tâm lý tiểu thuyết). NXB Văn nghệ – Hội
NCGDVH Tp.Hồ Chí Minh, 1988.
19. Hồng Trinh Phương Tây, văn học và con người. T1, T2 NXB KHXH, H.,
1969, 1971.
20. Hồng Xuân Lữ Huy Nguyên. Hồ Xuân Hương thơ và đời. NXB Văn hĩa,
H.,1995.
21. Hồ Xuân Hương Thơ NXB Văn học, H., 1994.
22. Huỳnh Lý Hồng Dung, Nguyễn Hồnh Khung, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Trác. Lịch sử văn học Việt Nam (1930 – 1945), tập V
phần 1, NXB Giáo dục, H., 1978.
23. Hữu Ngọc (Chủ biên). Từ điển tác giả văn học và sân khấu nước ngồi.
NXB Văn hĩa, H., 1982.
24. Lê Bá Hán Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. Từ điển thuật ngữ văn học.
NXB Giáo dục, H., 1992.
25. Lê Duy Tú Quan niệm con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn
đồn. Tạp chí văn học, H., Số 4, 1994.
26. Lê Đình Kỵ Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực. NXB Hơị Nhà văn Tp.Hồ
Chí Minh, S., 1967.
27. Lê Hữu Mục Luận đề về Nhất Linh. Nhận Thức xuất bản, Huế, 1994.
28. Lê Ngọc Trà Lý luận và văn học NXB Tre, Tp.Hồ Chí Minh 1990.
29. Lê Tiến Dũng Giáo trình Lý luận văn học, phần Tác phẩm văn học, Huế 1994.
30. Lê Thị Đức Hạnh Thêm mấy ý kiến về Tự lực văn đồn. Tạp chí Văn học, H.
số 3, 1991.
31. Lê Thị Nhâm Tuyết Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. NXB KHXH, H., 1975.
32. Lê Trí Viễn Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam. NXB ĐH và THCN, H.,
1987.
33. Maurois André Các trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại. Bản dịch của Tràng
Thiên. Thời mới xuất bản, S, 1966.
34. Mộng Bình Sơn Đào Đức Chương. Nhà văn phê bình. Khảo cứu văn học Việt
Nam 1932 – 1945. NXB Văn học, H., 1996.
35. Nguyễn Cơng Hoan Cơ giáo Minh. NXB Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh, 1998.
36 Nguyễn Du Truyện Kiều. NXB ĐH và THCN, H., 1976.
37. Nguyễn Đăng Mạnh Nhà văn, tư tưởng và phong cách. NXB Văn học, H.,1983.
38. Nguyễn Đức Nam, Phùng Văn Tửu, Đặng Anh Đào, Hồng Nhân. Văn học
phương Tây. T2. NXB Giáo dục, H., 1986.
39. Nguyễn Huệ Chi a) (Sưu tầm, biên soạn, giới thiệu). Tuyển tập Hồng Ngọc
Phách. NXB Văn học, H., 1989.
b) Đổi mới nhận thức lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội
nĩi chung nghiên cứu văn học nĩi riêng. Tạp chí văn học,
6/1990.
40. Nguyễn Lộc a) Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ
XIX.T1. NXB ĐH và THCN, H., 1976.
b) Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ
XIX.TII. NXB ĐH và THCN, H., 1978.
41. Nguyễn Ngọc Thiện “Tiểu thuyết hướng nội“ trong văn xuơi Việt Nam hiện đại.
Tạp chí Văn học, số 6, 1990.
42. Nguyễn Q. Thắng Tìm hiểu một tác phẩm văn chương. Trường Xuân xuất bản. S.,
1974.
43. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh. Khuynh hướng thi ca tiền chiến. Sống Mới xuất
bản, S., 1968.
44. Nguyễn Trác Đái Xuân Ninh. Về Tự lực văn đồn. NXB Tp.Hồ Chí Minh
1989.
45. Nguyễn Văn Trung a) Nhà văn người là ai với ai. Nam Sơn xuất bản, S., 1965.
b) Lược khảo văn học Tập II. Nam Sơn xuất bản, S., 1966.
c) Nhận định II. Nam Sơn xuất bản, S., 1964.
d) Nhận định V. Nam Sơn xuất bản, S., 1969.
e) Lược khảo văn học. Nam Sơn xuất bản, S., 1970.
f) Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết. Nam Sơn xuất bản, S., 1965.
46. Nguyễn Vỹ Văn thi sĩ tiền chiến. Khai Trí xuất bản, S., 1970.
47. Nguyễn Văn Xung Bình giảng về Tự lực văn đồn. Tân Việt xuất bản, S., 1958.
48. Nhiều tác giả Khảo về tiểu thuyết. NXB Hội nhà văn, H., 1996.
49. Nhiều tác giả Số phận của tiểu thuyết. NXB Tác phẩm mới, H., 1983.
50. Nhiều tác giả Triết học (dùng cho NCS và học viên Cao học). Tập III. NXB
Chính trị quốc gia, H., 1995.
51. Nhiều tác giả Văn học và cuộc sống. NXB Lao động, H., 1996.
52. Nhiều tác giả Văn học thế giới hiện đại. Bửu Ý dịch. An Tiêm xuất bản, S.,
1973.
53. Nhiều tác giả Văn xuơi lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945). T1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8. NXB KHXH, H., 1989.
54. Nhiều tác giả Giai phẩm Thời Tập các số 6, 11, 12, 15, 22, số đặc biệt về cái
chết của Khái Hưng (phát hành ngày 15/3/1974). Tổng phát
hành Nam Cường, S., 1974 và 1975.
55. Nhiều tác giả Nguyệt san Văn Uyển, S., số 6, tháng 10/1968.
56. Nhiều tác giả Tập san Văn các số 80, 94, 107, 108, 152, 156, 169-S., 1967,
1968, 1970, 1971.
57. Phạm Thế Ngũ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên. Tập III. Quốc học tùng
thư, S., 1972.
58. Phạm Văn Diêu Việt Nam văn học giảng bình. NXB Hồnh Sơn, S., 1970.
59. Phạm Văn Sĩ Về tư tưởng và văn học Tây hiện đại. NXB ĐH và THCN, H.,
1986.
60. Phong Lê Thạch Lam trong Tự lực văn đồn. Tạp chí Văn học, số 2,
1988.
61. Phan Cự Đệ a) Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. T1. NXB ĐH và THCN, H.,
1974.
b) Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945). NXB Giáo dục,
H., 1997.
c) Ảnh hưởng của văn học Pháp và văn học Anh vào văn học
Việt Nam từ 1930. Tạp chí Văn học, H., 1996.
62. Thanh Lãng a) Bảng lược đồ văn học Việt Nam. Quyển hạ. Trình Bày xuất
bản, S., 1967.
b) 13 năm tranh luận văn học. T1, 2,3. NXB Văn học. Hội NC
và GDVH Tp.Hồ Chí Minh, 1995.
63. Thế Uyên Những người đã qua. Văn Uyển xuất bản, S., 1968.
64. Thư Trung Khái Hưng, thân thế và tác phẩm. Nam Hà xuất bản, S., 1972.
65. Tú Mỡ Trong bếp núc của Tự lực văn đồn. Tạp chí Văn học, số 5+6,
1988.
66. Trần Duy Châu, Nguyễn Văn Khỏa, Lương Duy Trung, Nguyễn Trung Hiếu
Phùng Văn Tửu. Lịch sử văn học phương Tây. T1. NXB GD,
H., 1979.
67. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng. Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900-1930. NXB ĐH và GDCN, H., 1988.
68. Trần Đình Sử Lý luận và phê bình văn học. NXB Hội Nhà văn, H., 1996.
69. Trần Đức Thảo Vấn đề con người và chủ nghĩa “ lý luận khơng cĩ con người”.
NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1989.
70. Trần Mạnh Hảo Phê bình phản phê bình. NXB Văn nghệ, Tp.Hồ Chí Minh,
1996.
71. Trần Thanh Đạm Để văn hĩa Việt Nam giao lưu và hội nhập với thế giới hơm
nay. Tạp chí Văn số 48,10-1995.
72. Trần Thị Mai Nhi Văn học hiện đại văn học Việt Nam giao lưu gặp gỡ. NXB Văn
học, H., 1994.
73. Trương Chính a) Vấn đề đánh giá “Tự lực văn đồn”. Tạp chí Văn học, số
3+4, 1988.
b) Nhìn lại vấn đề giải phĩng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực
văn đồn. Tạp chí Văn học 5/1990
74. Văn Giá (Tuyển chọn và biên soạn). Nhà văn và tác phẩm trong trường
phổ thơng : Hồi Thanh – Vũ Ngọc Phan – Hải Triều – Đặng
Thai Mai. NXB Giáo dục, 1997.
75. Vơnghin V.P Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội. NXB Sự thật, H.,
1995.
76. Vu Gia a) Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hĩa văn học. NXB Văn
hĩa, H., 1995.
b) Khái Hưng nhà tiểu thuyết. NXB Văn hĩa, H., 1993.
c) Thạch Lam thân thế và sự nghiệp. NXB Văn hĩa, H., 1994.
77. Vũ Ngọc Phan Nhà văn hiện đại. T1, T2. NXB Văn học -Hội Nghiên cứu và
giảng dạy văn học Tp.Hồ Chí Minh, 1994.
78. Vũ Tuấn Anh Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới. Tạp
chí Văn học, H., số 5, 1990.
79. Xuân Diệu Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. NXB Văn học, H., 1982.
#
80. Khái Hưng a) Đẹp. Phượng Giang xuất bản. S, 1958.
b) Hồn bướm mơ tiên. NXB Tổng hợp An Giang, 1988.
c) Nửa chừng xuân. NXB Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, H., 1988.
d) Băn khoăn. NXB Văn học, H., 1995.
e) Trống Mái. NXB Văn học, H., 1995.
81. Nhất Linh a) Bướm trắng. NXB Tổng hợp An Giang, 1989.
b) Đoạn tuyệt. NXB Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh, 1994.
82. Khái Hưng và Nhất Linh
a) Gánh hàng hoa. NXB Văn học, H., 1995.
b) Đời mưa giĩ. NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1997.
83. Thạch Lam Ngày mới. NXB Tổng hợp An Giang, 1988.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7074.pdf