Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam - Vinare

Bảng viết tắt Vinare: Vietnam National Reinsurance Company – Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam. BM: Bảo Minh. BL: Bảo Long. PJICO: Petrolimex Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu. UIC: United International Company- Công ty bảo hiểm liên hiệp Quốc tế. PTI: Post Telecom Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện. PVIC: Petro Vietnam Insurance Company – Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. BIDV – QBE: Công ty liên doanh bảo hiểm Việt ú

doc145 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam - Vinare, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. A-AGF: Công ty bảo hiểm Allianz-AGF. KRIC: Korean Reinsurance Company: Công ty tái bảo hiểm Hàn Quốc. SVI: Samsung Vietnam Insurance: Công ty bảo hiểm Samsung Việt Nam. VIA:Vietcombank Insurance Asian- Công ty bảo hiểm châu á IAI: Incombank Asia Insurance- Công ty bảo hiểm Incombank Asia. XL: Excess of Loss- hợp đồng vượt mức bồi thường. MGL: mức giữ lại. M&F: Marine & Fire- bảo hiểm hàng hải và cháy. CAR: Contractor’s All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng. EAR: Erection All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt. ALOP: Advence Loss of Profit- bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính. CERC: Civil Engineering Completed Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình xây dựng dân dụng đã hoàn thành. CPE: Contractor’s Plan & Equipment – Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng. BE: Boiler and Pressuel Vesel Explosion – Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất. MB: Machinery Breakdown – Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. MLOP: Machinery Loss of Profit – Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc. CAR: Computer All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính. LVEE: Low Voltage Electronic Equipment – Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp. Mục Lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm 3 I. Khái quát chung về tái bảo hiểm 3 1. Tái bảo hiểm và sự phát triển của tái bảo hiểm 3 1.1 Tái bảo hiểm là gì 3 1.1.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm 3 1.1.2 Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm 5 1.2 Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 6 2. Các hình thức tái bảo hiểm 9 2.1 Tái bảo hiểm tạm thời 10 2.2 Tái bảo hiểm cố định 11 2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn- bắt buộc 12 3. Các phương pháp tái bảo hiểm 14 3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 14 3.1.1 Tái bảo hiểm số thành 15 3.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi 15 3.1.3 Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 15 3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 16 3.2.1 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 16 3.2.2 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 16 3.2.3 Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi - vượt mức bồi thường 17 4. Hợp đồng tái bảo hiểm 17 4.1 Định nghĩa 17 4.2 Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm 19 4.2.1 Hoa hồng tái bảo hiểm, thủ tục phí 19 4.2.2 Phí tạm giữ 20 II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật 21 1. Bảo hiểm kỹ thuật 21 1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm kỹ thuật 21 1.2 Phân loại đơn bảo hiểm kỹ thuật 23 1.2.1 Đơn bảo hiểm không thể tái tục 23 a. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 24 b. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt 25 c. Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính 26 1.2.2 Đơn bảo hiểm có thể tái tục 27 a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình dân dụng đã hoàn thành 27 b. Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng 28 c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất 29 d. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc 30 e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc 32 f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính 32 g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp 35 2. Tái bảo hiểm kỹ thuật 36 2.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật 36 2.2 Nội dung của tái bảo hiểm kỹ thuật 37 - Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm 37 - Năng lực nhận bảo hiểm 38 - Tư vấn giải quyết bồi thường 38 - Rút vốn trong trường hợp huỷ hợp đồng 39 Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40 I. Vài nét về công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40 1. Lich sử ra đời của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 41 2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng và cơ cấu của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 41 2.1 Vai trò 41 2.2 Chức năng và quyền hạn 43 2.3 Cơ cấu tổ chức 44 3. Tình hình kinh doanh của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam từ khi thành lập tới nay 44 3.1 Năng lực nhận tái bảo hiểm 44 3.2 Nhượng tái bảo hiểm 45 3.3 Thu nhận phí và kết quả kinh doanh 46 3.4 Hoạt động đầu tư tài chính 46 II. Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật 47 1. Thời kì trước năm 1994 47 2. Thời kì sau năm 1994 48 III. Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 50 1. Công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm 50 1.1 Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng 50 1.2 Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện 59 2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 61 3. Công tác bồi thường 62 4. Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ 66 4.1 Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 66 4.2 Tình hình nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 72 4.2 Kết quả kinh doanh 80 IV. Một số thuận lợi và khó khăn 84 1. Thuận lợi 84 2. Khó khăn 86 Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 89 I. Phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty trong thời gian tới 89 1. Dự báo nhu cầu bảo hiểm kỹ thuật trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới 89 2. Phương hướng 90 II. Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 96 1. Về phía nhà nước 96 1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh ổn định 96 1.2 Công tác đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm , công tác tuyên truyền giáo dục cho các tầng lớp nhân dân 97 1.3 Quy định chính sách đầu tư hợp lý, tạo môi trường đầu tư tốt 98 1.4 Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Vinare về nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm kỹ thuật 99 2. Về phía công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 100 2.1 Tăng cường tỷ lệ hoa hồng 100 2.2 Tăng cường phạm vị nhận tái từ thị trường quốc tế 101 2.3 Tăng cường nhận tái các nghiệp vụ mới trong bảo hiểm kỹ thuật 102 2.4 Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức lớn trên thế giới 102 2.5 Phát triển hệ thống môi giới 104 2.6 Nâng cấp hệ thống thông tin 105 2.7 Chính sách khách hàng 106 Kết luận 109 Tài liệu tham khảo Phụ lục Lời Mở Đầu Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đưa nền kinh tế đang hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu cần được bảo vệ của con người ngày càng lớn. Để được bảo vệ, con người đã sử dụng nhiều biện pháp: tích luỹ, để dành, đi vay, tương trợ lẫn nhau. Nhưng biện pháp hữu hiệu hơn cả là bảo hiểm- việc chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, ngay chính bản thân công ty bảo hiểm có thể gặp phải rủi ro đòi hỏi được bảo vệ. Và công ty bảo hiểm cũng đi tìm kiếm người bảo vệ cho mình, đó là hình thức tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm như là một công đoạn trong chu trình hoạt động kinh doanh để phân tán rủi ro đảm bảo kinh doanh và sự sống còn cho mỗi tổ chức bảo hiểm và cả thị trường bảo hiểm nói chung. Bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật nói riêng là một trong những ngành đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế. Tuy liên tục tăng trưởng nhưng khả năng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam vẫn chưa sánh với tiềm năng của nghiệp vụ này. Hơn nữa, khả năng đóng góp của bảo hiểm kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh tái bảo hiểm kỹ thuật có hiệu quả hay không. Hiệu quả ở đây được hiểu là các công ty bảo hiểm trong nước cần nghiên cứu các phương pháp tái bảo hiểm hợp lý sao cho: “bằng một mức phí ít nhất, bảo vệ được tối đa trách nhiệm bảo hiểm”, đồng thời ổn định kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc. Thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam còn non trẻ. Do vậy, đối với các công ty bảo hiểm thì đây là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác sao cho có hiệu quả và sinh nhiều lợi nhuận. Đối với nhà nước thì đây là một hoạt động cần có sự quan tâm thích đáng, quản lý, hỗ trợ để các công ty bảo hiểm trong nước có thể cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đối sinh viên thuộc khối kinh tế đặc biệt là sinh viên ngoại thương thì đây là một lĩnh vực bổ ích để nghiên cứu. Từ những lý do trên em đã chọn đề tài :"Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam - Vinare" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng muốn đóng góp một phần công sức của mình vào quá trình hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, em có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Khoá luận trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ, thực trạng và phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển. Khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và bạn đọc. Nhân đây, em xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến cô giáo Phạm Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Công ty táii bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, các anh chị trong phòng tái bảo hiểm kỹ thuật- dầu khí đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Hà Nội- 12/2003 Sinh viên: Triệu Thị Bảo Hoa Chương I : Khái quát chung về tái bảo hiểm I. Khái quát chung về tái bảo hiểm. 1. Tái Bảo Hiểm và sự phát triển của Tái Bảo Hiểm. 1.1. Tái bảo hiểm là gì? 1.1.1. Sự cần thiết của tái bảo hiểm. Một công ty bảo hiểm cũng giống như các công ty trách nhiệm hữu hạn hay một công ty cổ phần hay một doanh nghiệp nhà nước khác được thành lập với một số vốn nhất định nên phải chịu trách nhiệm với phần vốn của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của mình trên thương trường, và tất nhiên một công ty bảo hiểm thì khả năng nhận bảo hiểm bị giới hạn trong phạm vi số vốn này. Chính vì vậy, trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm luôn bị đe dọa bởi sự phá sản bởi: - Có những đối tượng tham gia bảo hiểm với số tiền tham gia bảo hiểm quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, do đó nếu chấp nhận rủi ro và khi tổn thất xảy ra chắc chắn công ty sẽ bị phá sản. - Khi những rủi ro được bảo hiểm xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn, lúc đó công ty bảo hiểm không đủ khả năng để đánh giá kiểm soát rủi ro, công tác chi trả, bồi thường cũng không thể làm một cách chặt chẽ và khi đó khả năng phải tuyên bố phá sản là rất lớn. - Đối với công ty bảo hiểm mới thành lập, mạng lưới đại lý chưa rộng và thiếu kinh nghiệm, các khâu chưa hoàn chỉnh cũng dễ bị phá sản... - Có những trường hợp phương pháp tính phí chưa thật chuẩn xác vì có những rủi ro mới xuất hiện, ngành bảo hiểm chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc không đủ khả năng quản lý rủi ro nên chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Đứng trước thực trạng có thể bị phá sản và để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà vẫn có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, các công ty bảo hiểm phải liên kết với nhau để phân tán bớt phần rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hợp đồng bảo hiểm mà mình đã nhận, một trong những cách để phân tán rủi ro đó là tái bảo hiểm. Vì vậy, một nghiệp vụ mới xuất hiện trong các công ty bảo hiểm là các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đã ra đời để đáp ứng nhu cầu cho các công ty bảo hiểm và đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm. Như vậy, "tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu". Nói cách khác tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Trong tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc (hay công ty nhượng tái bảo hiểm) nhận bảo hiểm cho người tham gia, sau đó chuyển giao một phần rủi ro đã nhận bảo hiểm cho các công ty nhận tái bảo hiểm (hay nhà tái bảo hiểm). Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho người được bảo hiểm trên cơ sở khả năng tài chính của mình, sau đó đòi lại phần trách nhiệm từ công ty nhận tái bảo hiểm. ở đây, người được bảo hiểm không có quan hệ trực tiếp với công ty nhận tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm đã được các nhà kinh tế, các nhà bảo hiểm công nhận và đánh giá cao. Nhưng nhìn chung nó được thể hiện trên một số mặt sau: * Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho các công ty bảo hiểm gốc, đặc biệt trong trường hợp xảy ra sự cố thảm họa mang tính chất tích tụ, tập trung rủi ro. * Đảm bảo sự ổn định của ngân sách và đây cũng là một nguồn thu ngoại tệ. * Giúp cho các công ty nhỏ mới thành lập ổn định và phát triển nhờ sự tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty tái bảo hiểm. * Góp phần ổn định đời sống cho công nhân viên trong công ty bảo hiểm gốc do công ty bảo hiểm bị phá sản và gián tiếp bảo hiểm quyền lợi của người tham gia. Ngoài ra, tái bảo hiểm còn góp phần ổn định ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội giữa các nước ,.... Ngày nay, tái bảo hiểm ngày càng phát huy tác dụng và trở thành phương thức hoạt động quan trọng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các nước. 1.1.2. Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm. Trong phương pháp san sẻ rủi ro trong các công ty bảo hiểm thì người ta thường nói tới hai phương pháp đó là tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm, vậy hai phương pháp này có điểm nào giống và khác nhau, ưu và nhược điểm của hai phương pháp này là gì? Trong phần này chúng ta sẽ so sánh sự giống và khác nhau của hai phương pháp này: * Giống nhau: Cả hai phương pháp đều là phương pháp phân tán rủi ro, chuyển rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm sang người bảo hiểm hoặc các nhà tái bảo hiểm. * Sự khác nhau giữa hai phương pháp: Hình thức Tiêu chí Tái bảo hiểm Đồng bảo hiểm Điểm xuất phát Được xuất phát từ người bảo hiểm. Xuất phát từ người tham gia. Tính chịu trách nhiệm Chỉ trịu trách nhiệm đối với công ty bảo hiểm gốc. Chịu trách nhiệm trước người tham gia bảo hiểm. Các bên tham gia Có thể chỉ cần một nhà tái bảo hiểm hoặc nhiều hơn. Phải có ít nhất hai nhà bảo hiểm trở lên. Khi có tổn thất xảy ra Có thể huy động vốn bồi thường một cách nhanh chóng, công ty tái bảo hiểm có thể trích trước để giải quyết sự cố. Huy động vốn bồi thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian gây khó khăn cho người tham gia bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn ta đi nghiên cứu quan hệ giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa nhà tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm. Nhà Tái bảo hiểm C Nhà Tái bảo hiểm B Nhà Tái bảo hiểm A Nhà Tái bảo hiểm D Người bảo hiểm Người tham gia Công ty B Công ty C Công ty D Công ty A 1.2. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm. Trên thị trường bảo hiểm thế giới. Vào giai đoạn cuối cùng của thời Đại Trung Cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở Châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm được ký kết vào tháng 12/1370 tại thành phố Genoa - Italy, bảo hiểm cho một chuyến hàng từ Genoa tới Flader (Belgium). Với sự phát triển rộng rãi các mối quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu dịch vụ tái bảo hiểm cũng phát triển theo. Điển hình là ở Anh, nhưng sau đó do có nhiều vụ lợi dụng tái bảo hiểm nên chính phủ Hoàng Gia Anh đã ra lệnh cấm hoạt động tái bảo hiểm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa trên biển từ 1746-1864. Tuy nhiên các loại hình tái bảo hiểm khác vẫn phát triển như: tái bảo hiểm cháy, tái bảo hiểm nhân thọ... Đến giữa thế kỷ XIX, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh, giao lưu hàng hoá được tăng cường cho nên tái bảo hiểm cũng có điều kiện hình thành các tổ chức độc lập. Năm 1864, công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên ra đời tại Đức lấy tên là Công ty tái bảo hiểm Cologne (Kolnishe Ruck AG). Tiếp theo đó là sự ra đời của hàng loạt các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp như: * Công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863. * Công ty tái bảo hiểm London (London Guarantee Reinsurance Co.,Ltd) năm 1869. * Công ty tái bảo hiểm Munich (Munchenes Ruck AG) năm 1880. Việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Bằng cách tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm gốc và khả năng phục vụ của các công ty tái bảo hiểm cũng được cải tiến bằng việc mở rộng tái bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm với các thị trường bảo hiểm nước ngoài. Hai cuộc chiến tranh thế giới làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng, nhất là các công ty tái bảo hiểm ở Đức. Đặc biệt là chiến tranh thế giới lần thứ II đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước là rất lớn, làm cho hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm bị ngưng trệ, thậm chí ở một số nước, nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ chiến tranh. Vì vậy mà hoạt động tái bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm ở Thụy Sĩ vẫn rất phát triển. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện Thế giới đã thay đổi, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ra đời và phát triển, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa giành nhiều thắng lợi, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tái bảo hiểm. Cụ thể là thời kỳ này hoạt động tái bảo hiểm trên thế giới có 3 đặc điểm sau: * Sự phục hồi các công ty tái bảo hiểm của cộng hoà liên bang Đức. * Thành lập các công ty tái bảo hiểm của các nước xã hội chủ nghĩa với đặc điểm thực hiện độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế các mối quan hệ với các nước tư bản. * Các nước chậm phát triển mới giành độc lập cũng thực hiện độc quyền tái bảo hiểm như Achentina, Brazil, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và một số nước ở Châu Phi, Đông Nam á... làm thu hẹp thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Cho đến nay, hoạt động tái bảo hiểm ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và có mối quan hệ giữa các nước làm cho sức cạnh tranh trong hoạt động tái bảo hiểm tăng lên đáng kể. Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ra đời muộn hơn so với thế giới rất nhiều. Năm 1965, một công ty hoạt động với tính chất thương mại ra đời gọi là Công ty bảo hiểm Việt Nam, hoạt động độc quyền trong khoảng 30 năm, sau đó đổi thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Năm 1993 khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những bước phát triển đáng kể và ngành bảo hiểm cũng có sự khởi sắc. Trước đây, các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm đều do Bảo Việt đảm nhận thì nay, sau khi nghị định 100 - CP (18/12/1993) của Chính Phủ ban hành, một loạt các công ty bảo hiểm được thành lập và đi vào hoạt động như: Bảo Minh, Bảo Long, Pjico, PVI, PTI, Allianz, VIA, IAI, BIDV-QBE, SamsungVina, .... ngoài ra còn có các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam (mới chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ) tạo ra sự sôi động cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, đối với một thị trường bảo hiểm còn non trẻ và mới bắt đầu phát triển thì việc hình thành một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là rất cần thiết cho hoạt động của thị trường bảo hiểm trong nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ với thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm thế giới. Chính vì vậy, cùng với sự ra đời và phát triển của các công ty bảo hiểm gốc, hoạt động tái bảo hiểm ở Việt Nam cũng ra đời và phát triển. Có thể khái quát một số nét về hoạt động tái bảo hiểm ở nước ta như sau: * Từ năm 1965-1975: giai đoạn độc quyền của Bảo Việt nhưng cũng chỉ thực hiện tái bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu và thân tàu thuỷ với các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn thử nghiệm quá trình phát triển hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm. * 1975-1994: hoạt động tái bảo hiểm đã được mở rộng và phát triển hơn. Trước tháng 2-1993 Bảo Việt giữ lại 5% và tái đi 10% cho các nước xã hội chủ nghĩa và 85% cho hội tái bảo hiểm Tây Âu. Đối với dịch vụ bảo hiểm hàng không, tái bảo hiểm toàn bộ giá trị bảo hiểm thân máy bay, mức trách nhiệm giữ lại rất ít (2%). Còn tái bảo hiểm dầu khí là 80-90% cho các công tái bảo hiểm trên thế giới. * Tuy hoạt động tái bảo hiểm có sự phát triển nhưng mức giữ lại của các công ty bảo hiểm gốc là rất thấp và hầu như tái đi toàn bộ, dù được hưởng phần hoa hồng nhưng ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty tái. Để khắc phục những hiện trạng đó, chính phủ đã ra quyết định thành lập công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (viết tắt là Vinare) ngày 20/12/1994 với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995. 2. Các hình thức tái bảo hiểm. Có 2 hình thức tái bảo hiểm chính là tái bảo hiểm tạm thời và tái bảo hiểm cố định. Xét về xuất xứ thì tái bảo hiểm tạm thời ra đời trước, tuy nhiên hình thức này dần bộc lộ nhiều nhược điểm khiến nó được sử dụng ít đi và thay vào đó là hình thức tái bảo hiểm cố định. Ngoài ra còn có một hình thức tái bảo hiểm nữa là sự kết hợp giữa 2 hình thức trên gọi là tái bảo hiểm lựa chọn-bắt buộc. 2.1. Tái bảo hiểm tạm thời (Facultative Reinsurance). a. Khái niệm. Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái bảo hiểm cơ bản và cổ điển nhất. Theo hình thức này, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Về phần mình, công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào là tuỳ họ. Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trên thực tế nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết. b. Ưu nhược điểm. * Ưu điểm: - Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế. - Cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoại phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín cho mình. - Một nhóm các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định. * Nhược điểm - Đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi nhận một dịch vụ, do đó việc quyết định nhận bảo hiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp xong toàn bộ tái bảo hiểm tạm thời. Như vậy, công ty bảo hiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm và đôi khi làm mất thiện chí với khách hàng do chậm trễ. - Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém và do đó giảm lợi nhuận thu được. - Trước mỗi thời kỳ tái bảo hiểm tiếp tục, công ty bảo hiểm gốc lại phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình. Chưa kể việc hủy bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết. - Sự cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh. 2.2. Tái bảo hiểm cố định (Obligatory-Reinsurance). a. Khái niệm. Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó. b. Ưu, nhược điểm. * Ưu điểm: - Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà tái bảo hiểm, do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết . - Công ty nhượng được nhà tái bảo hiểm bảo vệ cho mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó khả năng an toàn của công ty bảo hiểm được đảm bảo. - Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ. Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc "quy luật số đông" giúp nhà tái bảo hiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận rủi ro mới. * Nhược điểm: - Thông thường nó có tính ổn định cho một giai đoạn nhất định, do đó thiếu tính linh hoạt trước những thay đổi của công ty chuyển nhượng. - Vì mọi rủi ro phải đem tái đi cho nên đứng về phía công ty nhượng những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem tái đi trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có khả năng đảm đương được. - Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trước được. 2.3. Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc (Facultative-Obligatory Reinsurance). a. Khái niệm. Tái bảo hiểm hiểm lựa chọn - bắt buộc là một hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thoả thuận. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm. b. Ưu, nhược điểm. * Ưu điểm: - Công ty nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay vì đem phân chia toàn bộ các phần vượt quá khả năng ấy cho các nhà tái bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty nhượng không được lợi dụng hình thức tái bảo hiểm này để lựa chọn những rủi ro xảy ra tổn thất đưa vào hợp đồng và giữ lại những rủi ro có độ an toàn cao hơn. Để phòng ngừa trường hợp này xảy ra, nhà tái bảo hiểm phải nắm được ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên canh chừng diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết. - Người nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời. - Công ty nhượng tái bảo hiểm có điều kiện đem chào tái bảo hiểm bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho một nhà tái bảo hiểm duy nhất hay cho một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay cho việc phải đem phân chia tất cả phần thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho các nhà tái bảo hiểm. Tuy nhiên, cách tái bảo hiểm như thế này thường chỉ có thể thực hiện được bằng cách chào cho các nhà tái bảo hiểm có tiềm lực thật lớn vì chỉ có họ mới có thể nhận các giá trị bảo hiểm cao. * Nhược điểm: - Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối nhưng rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển cho họ. Tuy nhiên, những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định. - Hình thức này không thuận lợi lắm cho các nhà tái bảo hiểm, bởi vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên và tổn thất gây ra rất thất thường. Các bên tham gia hợp đồng cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo cho các nhà tái bảo hiểm nhận được các dịch vụ hợp lý. - Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này rất tốn kém. 3. Các phương pháp tái bảo hiểm. * Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm). * Tái bảo hiểm phi tỉ lệ (tái bảo hiểm theo mức bồi thường). 3.1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm, là phương thức tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng tái bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm phân bố theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm. Phương thức này được chia làm hai loại: - Tái bảo hiểm số thành. - Tái bảo hiểm mức dôi. 3.1.1. Tái bảo hiểm số thành. Theo phương thức này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm, phần còn lại tái đi. Do đó, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm cũng được phân bổ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng. Ưu điểm của phương thức này là tính toán đơn giản, ít tốn kém và công ty nhận tái bảo hiểm tham gia vào mọi rủi ro cho nên phân tán đều tổn thất. Do đó, đảm bảo cân đối thu chi cho cả hai công ty nhượng và công ty nhận tái. Tuy nhiên, phương thức này buộc công ty nhượng phải tái đi mọi rủi ro cho nên không khai thác hết khả năng của công ty làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, mặt khác công ty nhượng không khống chế được tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ lại nên cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doạnh. Tái bảo hiểm số thành được sử dụng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá, ... và thường kết hợp tái bảo hiểm mức dôi. 3.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi. Đặc trưng của của tái bảo hiểm mức dôi là công ty nhượng ấn định mức giữ lại, số dôi ra tái đi. Trong tái bảo hiểm mức ._.dôi trách nhiệm của người nhận được xác nhận theo lớp, tức là bội số của mức giữ lại. Do đó, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm bồi thường được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm. Phương thức này có nhiều điểm tích cực hơn so với tái bảo hiểm số thành. Thứ nhất là người nhượng có thể chủ động tính toán và giữ lại được một cách ổn định số phí cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Thứ hai là đối với những hợp đồng có số tiền bảo hiểm nhỏ thì người nhượng có thể được giữ lại toàn bộ. Khác với tái bảo hiểm số thành, người nhận tái trong tái bảo hiểm theo mức dôi sẽ không tham gia vào mọi đơn vị rủi ro mà chỉ can thiệp khi đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm lớn hơn mức giữ lại của người nhượng. Hạn chế của tái bảo hiểm dưới hình thức này là người nhượng này vẫn có bị đe doạ bởi những trường hợp tích tụ rủi ro và không thể áp dụng cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự không giới hạn. Hơn nữa đây còn là một hình thức đòi hỏi công tác quản lý hợp đồng phức tạp và tốn kém. 3.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi. Việc phân chia trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên được tiến hành theo trình tự từng hợp đồng. Trước hết tiến hành phân bổ cho hợp đồng mức dôi. Kết hợp giữa hình thức tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm mức dôi có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm của hợp đồng số thành, đồng thời công ty nhượng phải lo thu xếp tái bảo hiểm tạm thời. 3.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo mức bồi thường bảo hiểm, là một phương thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng tái bảo hiểm ấn định giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho tổn thất, là hậu quả của từng sự cố đối với một hoặc nhiều loại bảo hiểm mà mình đảm trách, còn phần tổn thất vượt quá mức giới hạn đó được chuyển cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu. Các phương thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ liên quan đến các mức tỷ lệ của giá trị đối tượng chịu rủi ro. Trong khi các phương thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ nhìn nhận theo cách khác và được dựa trên các tổn thất chứ không phải là số tiền bảo hiểm. Có hai phương thức tái bảo hiểm cơ bản sau: * Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. * Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường. 3.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. Theo phương thức này, công ty nhượng ấn định số tổn thất vượt quá điểm tự bồi thường chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm, và nhà tái bảo hiểm nhận tái theo từng lớp. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có các dạng sau: - Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức. - Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có hạn mức từng sự cố. - Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai hoạ khốc liệt. 3.2.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường. Theo phương thức này, công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thường một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ bồi thường vượt quá mức quy định được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm. Phương pháp này giúp cho công ty nhượng chống lại sự gia tăng đột biến của tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểm hay một dạng dịch vụ bảo hiểm nào đó trong một thời gian quy định, bất luận tình trạng đó do nguyên nhân nào xảy ra. Số tiền bồi thường Tỷ lệ bồi thường = ------------------------------ Phí thu 3.2.3. Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường. Theo phương thức này việc phân chia trách nhiệm ban đầu được tiến hành cho hợp đồng mức dôi trước. Khi tổn thất xảy ra các nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bảo hiểm mức đòi tuỳ theo yêu cầu, và công ty nào được bảo vệ thì công ty đó phải nộp phí đặt cọc. Nếu năm sau đó tổn thất không xảy ra, công ty được bảo hiểm không được đòi lại khoản phí này. Phương pháp này có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm cho công ty nhượng hay công ty nhận tái bảo hiểm mức dôi khi có tổn thất lớn xảy ra. Đồng thời phương pháp này cũng có tác dụng đối với công ty mới thành lập, ít kinh nghiệm. Hơn nữa phương pháp này còn rất phù hợp với những nghiệp vụ tái bảo hiểm ngắn hạn, giúp công ty nhượng tái bảo hiểm mức dôi không phải mở những hợp đồng tạm thời vào dịp cuối năm nghiệp vụ. 4. Hợp đồng tái bảo hiểm. 4.1. Định nghĩa: " Hợp đồng tái bảo hiểm là thoả thuận được ký kết giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm, trong đó nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu trong hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với điều kiện công ty nhượng phải chuyển giao một số phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm ". Nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường cho công ty nhượng với điều kiện công ty nhượng chuyển giao một số phí tương ứng cho nhà tái bảo hiểm mà không được yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, có thể bồi thường toàn bộ hoặc một phần đối với trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu, còn công ty nhượng phải gánh chịu toàn bộ và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm gốc. Như vậy, hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng riêng biệt giữa nhà tái bảo hiểm và công ty nhượng còn người được bảo hiểm tham gia vào hợp đồng này và do đó không được đòi nhà tái bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho mình mà chỉ được đòi người bảo hiểm (công ty nhượng). Thông thường hợp đồng tái bảo hiểm được thực hiện dưới 3 hình thức sau: a. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (FACULTATIVE REINSURANCE): đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản nhất, theo đó công ty nhượng toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm và công ty nhận có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó. b. Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc (OBLIGTORY REINSURENCE): đây là thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận từ trước. Ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải nhận toàn bộ tất cả các đơn vị rủi ro đó. Công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận bảo hiểm gốc, định phí ,... mà không phải tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm. Đây là tái bảo hiểm ràng buộc các bên một cách chặt chẽ. c. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn - bắt buộc (FUCULTATIVE - OBLIGATORY REINSURANCE): đây là hình thức kết hợp của cả hai hình thức trên. Theo đó công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả các rủi ro bảo hiểm đã nhận, ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng chuyển giao. Mỗi hình thức hợp đồng yêu cầu công ty nhượng thông báo những thông tin khác nhau. Nếu người bảo hiểm cung cấp thông tin không chính xác về rủi ro bảo hiểm đã được chấp nhận trong hợp đồng tái bảo hiểm gốc và là cơ sở để xây dựng hợp đồng tái bảo hiểm thì nhà tái bảo hiểm có quyền từ chối trách nhiệm bồi thường khi phát hiện ra sự thiếu trung thực đó. 4.2. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm. 4.2.1. Hoa hồng tái bảo hiểm - Thủ tục phí (commision). Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm) là một khoản tiền tái bảo hiểm mà người nhận tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng khi họ nhận tái bảo hiểm của công ty nhượng. Thủ tục phí này nhằm mục đích chi phí cho điều hành dịch vụ của công ty nhượng, nó được tính toán trên cơ sở tỷ lệ bồi thường của dịch vụ bảo hiểm tỷ lệ. Các loại thủ tục phí: thủ tục phí thường có 3 loại: * Thủ tục phí cố định: theo loại hình này nhà tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng theo một tỷ lệ cố định của số phí tái bảo hiểm. * Thủ tục phí theo thang luỹ tiến: theo loại hình này, thủ tục phí tăng giảm theo tỷ lệ bồi thường, mỗi công ty đều có một bảng thủ tục phí theo thang luỹ tiến riêng. Chúng ta có thể tham khảo thang luỹ tiến theo tỷ lệ 1- 2, có ý nghĩa là tỷ lệ thủ tục phí tăng 1% khi tỉ lệ bồi thường giảm 2%, như sau: Tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ thủ tục phí 75% 73% 71% 69% 67% 65% 63% 61% 59% 57% = <55% 20% 21% 22% 23% 24% 25% 26% 27% 28% 29% 30% (Nguồn Vinare) Tỷ lệ thủ tục phí thấp nhất là 20%, Cuối mỗi kỳ, thủ tục phí tái bảo hiểm sẽ được tính lại và điều chỉnh lại theo tỷ lệ của thang luỹ tiến trên cơ sở bồi thường của năm nghiệp vụ. Tổn thất phải bồi thường Tỷ lệ bồi thường thuần tuý = ------------------------------------ ´ 100 %. Phí thực thu * Thủ tục phí theo lãi (Profit commission). Mục đích phương pháp này là thu lại một phần lãi cho công ty nhượng trong trường hợp kết quả kinh doanh thực tế tốt hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường trung bình dự kiến. Theo phương pháp này, nhà tái bảo hiểm sẽ phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản lợi nhất định. Kết quả kinh doanh của nhà tái bảo hiểm được xác định trên cơ sở "Tài khoản lỗ, lãi", chênh lệch dương giữa thu và chi được gọi là lãi và thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi được tính trên cơ sở số lãi thu được đó. Thông thường mức phí theo lãi khoảng từ 10% đến 20%, tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. 4.2.2 Phí tạm giữ. Phí tạm giữ là khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi thường của nhà tái bảo hiểm, trong trường hợp nhà tái bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng năm sau thì phí tạm giữ sẽ được giải quyết như sau: * Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho đến khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm đó. * Hoặc chuyển giao toàn bộ phần trách nhiệm còn tồn tại sang cho các nhà tái bảo hiểm mới cho năm tới. II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật. 1. Bảo hiểm Kỹ thuật. 1.1. Lịch sử ra đời của bảo hiểm kỹ thuật. Vào giữa thế kỷ 19, nền công nghiệp Anh phát triển và đó cũng là sự bắt đầu cho sự phát triển của bảo hiểm kỹ thuật, xuất phát từ việc kiểm tra nồi hơi. Vào thời gian này, đã xảy ra nhiều vụ nổ nồi hơi tại nhà máy bông ở LAUCSHINE. Các vụ nổ nồi hơi đó có thể do nguyên nhân như: sai sót thiết kế, thiếu kinh nghiệm, hay các rủi ro đạo đức như: Sử dụng nồi hơi quá công suất bình thường hoặc các tập quán, lề thói làm việc nhằm nâng cao năng suất ... Đến năm 1854, một số người quan tâm đến việc sử dụng hơi nước MAN (Manchesrer Steam user‘s Association). Hội viên của hiệp hội được quyền sử dụng các dịch vụ giám định nồi hơi do hiệp hội thuê, được tư vấn phòng ngừa các vụ nổ và được hướng dẫn các biện pháp sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nhất các loại máy móc. Ngày nay, những quy định đó vẫn được duy trì, chủ các nhà máy có thể yêu cầu các kỹ sư giám sát tư vấn và gợi ý về việc vận hành, bảo dưỡng máy móc. Tuy nhiên, các dịch vụ của hiệp hội vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ nhà máy. Năm 1858, một số hội viên đã thành lập công ty bảo hiểm cho nồi hơi đầu tiên, đây là tiền đề cho bảo hiểm kỹ thuật ra đời. Ban đầu người ta chỉ bảo hiểm cho nồi hơi, nhưng sau đó phạm vi bảo hiểm đã mở rộng cho các loại dẫn áp suất khác. Vào đầu thế kỷ 20, đơn bảo hiểm đầu tiên cho việc mất thu nhập do đổ vỡ máy móc đã được cấp cùng thời điểm này, đơn bảo hiểm lắp đặt (bảo hiểm cho việc lắp đặt máy móc công trường) đã xuất hiện. Đơn này thuộc loại đơn có xác định rủi ro và không bảo hiểm cháy nhưng nó đã đưa ra được sự bảo hiểm cho các dự án lắp đặt vừa và nhỏ. Đơn bảo hiểm lắp đặt được triển khai vào những năm 1920 - 1930 dựa trên đơn bảo hiểm các toà nhà dân dụng. Tuy nhiên, phải đến sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, các nước bước sang giai đoạn tái thiết đất nước, loại đơn này mới được chuẩn mực như hiện nay. Bảo hiểm kỹ thuật có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Từ việc bảo hiểm cho máy móc sản xuất, các thiết bị, dụng cụ tinh vi trong phòng y tế, phòng thí nghiệm cho tới việc bảo hiểm các công trình xây dựng khổng lồ như bến cảng, sân bay, hay lắp đặt các dàn khoan trên biển, các con tàu vũ trụ,... Thông thường bảo hiểm kỹ thuật bao gồm các loại chính như sau: * Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu. * Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt. * Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. * Bảo hiểm các thiết bị điện tử. * Bảo hiểm mất thu nhập do máy móc ngừng hoạt động. * Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí. Các loại hình bảo hiểm kỹ thuật trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Mỗi loại hình đảm bảo cho một giai đoạn hay một phần của quá trình sản xuất. Có thể diễn giải mối quan hệ đó theo sơ đồ sau: Bảo hiểm thiết bị điện tử Bảo hiểm máy móc Bảo hiểm xây dựng Bảo hiểm lắp đặt Bảo hiểm bảo hành ............... Thoạt nhìn, bảo hiểm kỹ thuật có vẻ không quan trọng lắm. Năm 1994, doanh thu phí bảo hiểm kỹ thuật ước tính trên thế giới gần 900 triệu USD, chỉ chiếm hơn 1% so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của năm 1994 khoảng 800.000 triệu USD. Bởi vậy, có thể chúng ta đánh giá sai lầm về tầm quan trọng của bảo hiểm kỹ thuật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học- kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là sự lớn lên ngày càng nhanh chóng của số tiền đầu tư vào các dự án với giá trị lớn của công trình, nó liên quan đến sự sống còn không chỉ của một công ty mà còn liên quan đến rất nhiều công ty khác, đôi khi nó còn tác động lớn đến sự ổn định của nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy được qua vụ khủng bố ngày 11/09/2001 xảy ra tại Mỹ, nếu bỏ qua vấn đề chính trị, thì ta thấy rằng vụ khủng bố đó đã làm cho nước Mỹ thiệt hại khoảng 100 tỷ USD, hàng loạt công ty phải sa thải công nhân ... Bởi vậy, ta có thể khẳng định sự ra đời tồn tại của bảo hiểm kỹ thuật là một nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, của doanh nghiệp, của cá nhân. Chúng ta có thể kể được một số tác dụng chính của bảo hiểm kỹ thuật như sau: * ổn định sản xuất kinh doanh cho cá nhân, doanh nghiệp trong trường hợp có rủi ro gây tổn thất. * Giúp cho các cá nhân, công ty, doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục được hậu quả, tạo điều kiện cho các chủ thể đó yên tâm hơn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * ổn định xã hội, tránh những tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. * ổn định nền kinh tế vĩ mô, tránh suy thoái kinh tế. * Tăng nguồn thu ngân sách quốc gia và các quỹ của công ty bảo hiểm lại là nguồn đầu tư lớn vào nền kinh tế nước nhà. 1.2. Phân loại đơn bảo hiểm kỹ thuật. 1.2.1. Đơn bảo hiểm không thể tái tục. Đơn bảo hiểm không thể tái tục thường bảo hiểm cho các dự án xây dựng, lắp đặt, số tiền bảo hiểm của từng đơn bảo hiểm có thể lên tới hàng triệu, hàng tỷ USD. Và thực tế là nhu cầu bảo hiểm đến từ các chủ công trình cũng như các chủ thầu; hầu hết các tổ chức tài chính sẽ không cấp kinh phí cho các dự án nếu công trình đó không được đảm bảo bằng một hợp đồng bảo hiểm, thông thường là hợp đồng bảo hiểm toàn diện, bởi vậy tham gia bảo hiểm các công trình xây dựng lắp đặt có thể coi là điều kiện bắt buộc trong loại đơn bảo hiểm kỹ thuật không thể tái tục có 3 loại là: CAR, EAR và ALOP. a. Đơn bảo hiểm rủi ro xây dựng (CAR- Contractor ,s All Risks). Đây là loại đơn bảo hiểm "mọi rủi ro" bảo vệ cho chủ đầu tư và chủ thầu đối với thiệt hại vật chất bất ngờ và không lường trước được gây ra cho các tòa nhà và các công trình dân dụng trong quá trình xây dựng. Đơn bảo hiểm này cũng bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba (TPL - Third Party Liability) có giới hạn cho các bên bảo hiểm. Các loại công trình có thể được bảo hiểm có thể là:: nhà ở, các toà nhà công nghiệp, văn phòng, kênh, đường bộ, đường sắt, đường hầm, bồn chứa, ụ tàu, cầu cống, cầu cảng, sân bay,... Trong loại đơn này thì thường chỉ có chủ đầu tư, các chủ thầu và những người thầu phụ được coi là bên được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm: là tổng giá trị công trình vào lúc hoàn thành bao gồm : Nguyên vật liệu, tiền công, tiền lương, cước phí, thuế hải quan và các loại thuế khác. Sau khi hoàn thành cần khai báo giá trị cuối cùng của công trình và phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh tương ứng. Phạm vi bảo hiểm: Trong thời gian xây dựng, đơn bảo hiểm bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ và không thể lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra: * Cháy, sét đánh và nổ. * Điều khiển và vận hành sai. * Thiệt hại do nước, lũ lụt, bão tố. * Sụp đổ, sạt lở đất, động đất, núi lửa phun. * Trộm cắp, thiệt hại do hành vi ác ý. * Khuyết tật của nguyên liệu và tay nghề yếu kém. Các điểm loại trừ chính: * Tiền bồi thường: định trước theo hợp đồng, tiền phạt do chậm trễ, các tổn thất có tính chất hậu quả. * Hao mòn tự nhiên, bảo dưỡng thông thường. * Mất bản vẽ, tài liệu. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. b. Đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt (EAR - Erection All Risks). Loại đơn này bảo hiểm cho chủ đầu tư và chủ thầu đối với thiệt hại vật chất bất ngờ và không lường trước được gây ra cho máy móc cơ khí điện hoặc từng máy móc trong quá trình lắp đặt và chạy thử. Thông thường chỉ có chủ đầu tư, các chủ thầu và những người thầu phụ là các bên được bảo hiểm kể từ khi nó được vận chuyển đến địa điểm công trình. Các loại máy móc, thiết bị đó có thể là: nồi hơi, tua bin, máy phát điện, máy chế biến, thiết bị chuyển mạch, máy nén khí, các thiết bị sản xuất, các kết cấu bằng sắt như bồn chứa, bình khí, thiết bị lọc dầu,... Đơn bảo hiểm này cũng bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3 (TPL) có giới hạn cho các bên được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm: là tổng trị giá ước tính của máy móc vào lúc hoàn chỉnh bao gồm: Nguyên vật liệu, tiền công, tiền lương, cước phí, thuế hải quan và các loại thuế khác. Sau khi hoàn thành công trình, cần phải thông báo giá trị cuối cùng của công trình và phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh tương ứng. Phạm vi bảo hiểm: Đơn này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ không thể lường trước được của các loại máy móc thiết bị do nhiều nguyên nhân gây ra: * Cháy, sét đánh và nổ. * Điều khiển và vận hành sai. * Thiệt hại do nước, lũ lụt, bão tố. * Sụp đổ, sạt lở đất, động đất, núi lửa phun. * Trộm cắp, thiệt hại do hành vi ác ý. * Khuyết tật của nguyên liệu và tay nghề yếu kém. Các điểm loại trừ chính: * Tiền bồi thường: định trước theo hợp đồng, tiền phạt do chậm trễ, các tổn thất có tính chất hậu quả. * Hao mòn tự nhiên, bảo dưỡng thông thường. * Mất bản vẽ, tài liệu. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. Tuy nhiên trong mỗi hợp đồng bảo hiểm thường có các phần phạm vi mở rộng riêng cho từng loại đơn. Trong thực tế, nhiều dự án xây dựng bao gồm sự kết hợp của các công trình dân dụng, nhà điện, cơ, ... trong trường hợp đó người ta thường phải tham gia cả hai loại đơn CAR và EAR. Và chúng ta thấy rắng sẽ có sự kết hợp của hai loại đơn trên thành đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây lắp (CWAR – Contract Work All Risks). c. Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính (ALOP-Advence Loss of Profit). Đây là loại đơn bảo hiểm tổn thất có tính chất hậu quả, bảo hiểm thiệt hại lợi nhuận gộp cho chủ đầu tư phát sinh từ sự chậm trễ trong việc bắt đầu hoạt động thương mại do xảy ra thiệt hại vật chất (được bảo hiểm theo đơn CAR hoặc EAR). Đơn bảo hiểm Alop chỉ bảo hiểm cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu. Cần lưu ý rằng số tiền bảo hiểm chỉ bị rủi ro sau khi chủ thầu đã bàn giao dự án đó cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu. Đối tượng bảo hiểm ở đây là lợi nhuận thực tế trong thời hạn bồi thường theo đơn bảo hiểm trong việc hoàn thành công trình gây ra bởi tổn thất có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm CAR hoặc EAR kèm theo . Những điểm loại trừ đó là sự chậm trễ do: * Động đất, núi lửa phun, các phần mở rộng phạm vi bảo hiểm qui định trong các điều khoản bổ sung theo đơn bảo hiểm CAR, EAR. * Thiệt hại đối với tài sản xung quanh, máy móc và thiết bị xây dựng, phương tiện hoạt động và nguyên vật liệu. * Các hạn chế do chính quyền công cộng áp đặt, không có sẵn nguồn tiền, hoàn thành chậm hay không hoàn thành đơn đặt hàng, các loại tiền phạt. * Những bổ sung, thay đổi, cải tiến. 1.2.2. Đơn bảo hiểm có thể tái tục. Loại đơn này chủ yếu cho các dự án lắp đặt các máy móc thiết bị đã sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh, tức là sau khi quá trình xây dựng đã hoàn thành và việc chạy thử đã thành công. Những đơn này được tái tục hàng năm và sau 12 tháng đó các điều kiện, điều khoản đó lại được xem xét lại. Các loại đơn này bao gồm một số loại sau: CECR, CPE, BE, MLOP, EDP, LVEE, DOS. a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình xây dựng dân dụng đã hoàn thành (CECR- Civil Engineering Completed Risks). Loại hợp đồng này bảo hiểm chỉ đích danh có thể tái tục hàng năm cho nhiều loại công trình xây dựng đã hoàn thành đối với thiệt hại vật chất gây ra bởi các hiểm hoạ chính bên ngoài. Các loại công trình có thể được bảo hiểm thông thường là các công trình dân dụng rất ít khi gặp rủi ro cháy như: đê kè, đập đá, đường hầm, kè chắn sông, ....Việc khai thác bảo hiểm các rủi ro này đòi hỏi phải có thông tin kỹ thuật toàn diện hoặc báo cáo giám định của các kỹ sư độc lập. Người được bảo hiểm ở đây là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu vì đây là công trình đã hoàn thành và bàn giao cho họ. Số tiền bảo hiểm: là tổng chi phí thay thế công trình, bao gồm: Nguyên liệu, tiền công, tiền lương, cước phí, thuế hải quan và các loại thuế khác. Phạm vi bảo hiểm: là tổn thất hoặc hư hại vật chất bất ngờ và không lường trước được, gây ra bởi: * Cháy, sét đánh, nổ, va chạm với phương tiện chuyên chở đường bộ hoặc đường thuỷ. * Động đất, núi lửa phun, sóng thần. * Bão gió (Từ cấp 8 trở lên). * Lũ lụt, tác động của sóng hoặc nước. * Sương mù, tuyết lở hoặc bất kỳ sự chuyển dịch nào khác của đất. * Hành động phá hoại, bất cẩn hoặc ác ý của người làm thuê. Các điểm loại trừ chính: * Khuyết tật vốn có, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị, co giãn do thay đổi nhiệt độ. * Thiệt hại do thiếu sự bảo dưỡng thích hợp. * Tổn thất có tính chất hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. b.Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng (CPE- Contractor , s Plan & Equipment). Đây là loại đơn bảo hiểm "mọi rủi ro" thiệt hại vật chất có thể tái tục hàng năm cho thiết bị xây dựng và máy móc di động hạng nặng (thường thuộc quyền sở hữu của chủ thầu hay do chủ thầu thuê mượn) đối với các hiểm họa chính bên ngoài. Số tiền bảo hiểm của từng hạng mục máy móc sẽ là giá trị thay thế mới, bao gồm: Cước phí, và các loại thuế (được sửa đổi vào mỗi lần tái tục). Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa theo đơn bảo hiểm là giá trị thực tế của các hạng mục máy móc (có nghĩa là giá trị cũ hoặc giá trị thay thế mới trừ giá trị khấu hao). Đối với tổn thất bộ phận, tổng chi phí sửa chữa được bồi thường không được quá giá trị thực tế của máy móc thiết bị đó. Phạm vi bảo hiểm: Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy móc, thiết bị do các nguyên nhân sau: * Vận hành sai, hành động bất cẩn hoặc ác ý của người làm công. * Thiên tai như: bão lụt, mưa đá, sạt lở đất, động đất, núi lửa phun. * Cháy, sét đánh và nổ. * Đâm, va lật đổ và trật đường ray. Các điểm loại trừ chính: * Các bộ phận dễ thay đổi (lốp, ắc quy...) * Xe cơ giới hoạt động trên đường bộ công cộng. * Hao mòn tự nhiên, bảo dưỡng thông thường. * Thiệt hại do hoạt động toàn bộ hay từng bộ phận của thuỷ triều. * Tổn thất có tính hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất (BE-Boiler and Pressuel Vesel Explosion). Loại đơn này bảo hiểm thiệt hại vật chất với nồi hơi của người được bảo hiểm và tài sản xung quanh, cũng như trách nhiệm đối với công chúng về thương tật thân thể và thiệt hại tài sản phát sinh từ sự cố nổ nồi hơi và thùng áp suất đó. Người được bảo hiểm ở đây chủ sở hữu của máy móc đó. Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho hậu quả của nổ hay sụp đổ nồi hơi hoặc thùng áp suất dược bảo hiểm đặc biệt là: * Thiệt hại của chính hạng mục được bảo hiểm. * Thiệt hại đối với tài sản khác của người được bảo hiểm. * Trách nhiệm đối với thiệt hại tài sản không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm. * Trách nhiệm đối với người thứ ba vì thương tật thân thể gây chết người hay không gây chết người. Các điểm loại trừ chính: * Thiệt hại do cháy trước và sau nổ. * Thiệt hại do bão tố, núi lửa phun, động đất hoặc thiên tai khác. * Hư hỏng của từng ống trong nồi hơi thùng tiết kiệm nhiên liệu, thiết bị tăng nhiệt có nhiều ống (từ khi dẫn đến nổ, sụp đổ). * Tổn thất có tính chất hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. d. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc (MB - Machinery Breakdown). Loại đơn này bảo hiểm rủi ro, thiệt hại vật chất có thể tái tục hàng năm đối với những hư hỏng có tính chất bất ngờ với máy cơ khí và điện, người được bảo hiểm ở đây là chủ sở hữu. Số tiền bảo hiểm của từng hạng mục máy móc sẽ là giá trị thay thế mới, bao gồm: Cước phí, các loại thuế (được sửa đổi vào mỗi lần tái tục). Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa theo đơn bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục máy móc (có nghĩa là giá trị cũ hoặc giá trị thay thế mới trừ giá trị khấu hao). Đối với tổn thất bộ phận, tổng chi phí sửa chữa được bồi thường không quá giá trị thực tế của máy móc thiết bị đó. Phạm vi bảo hiểm: Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy móc: * Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là: lắp đặt sai, dơ, lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập. * Xé rách do lực ly tâm. * Đoản mạch, quá điện áp. * Sai sót hoặc lỗi trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc sai sót hoặc lỗi trong sản xuất và sai sót trong lắp đặt. * Vận hành sai, hành động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * áp lực quá cao, thiếu nước trong nồi hơi và thùng áp suất. * Bão tố. Các điểm loại trừ chính: * Ăn mòn cơ học, ăn mòn do hoá học, hao mòn hoặc hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của máy móc gây ra bởi quá trình hoạt động thông thường. * Hư hỏng gây ra bởi chạy thử hoặc chạy quá tải một cách cố ý. * Cháy, nổ, sét đánh, động đất, sụt lún, sạt lở đất, lũ lụt, núi lửa phun. * Trộm cắp. * Tổn thất có tính chất hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc (MLOP - Machinery Loss of Profit). Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho tổn thất có tính hậu quả có thể tái tục hàng năm gây ra cho lợi nhuận gộp của chủ đầu tư bởi tai nạn đối với máy móc. Đơn này thường đi kèm với đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc, nó cũng bảo hiểm cho đầu tư hoặc chủ sở hữu. Số tiền tái bảo hiểm ở đây là lợi nhuận gộp hàng năm của chủ đầu tư. Số tiền bảo hiểm dựa vào số liệu tài chính của các năm trước và để tránh bảo hiểm dưới giá trị, số tiền bảo hiểm sẽ được điều chỉnh vào mỗi lần tái tục bảo hiểm hàng năm để phản ánh xu hướng kinh doanh. Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho thiệt hại thực tế lợi nhuận gộp phát sinh trong thời hạn bồi thường do tổn thất có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc. Thời hạn bảo hiểm cũng giống như trong đơn bảo hiểm MP. Các điểm loại trừ chính: Vì loại bảo hiểm này chỉ bắt đầu khi có khiếu nại có thể bồi thường đổ vỡ máy móc nên các điểm loại trừ cũng có liên quan đến bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc. Hơn nữa, các điểm loại trừ của bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc là sự chậm trễ do: * Sự thay đổi quan trọng của rủi ro ban đầu. * Thay đổi, cải tiến hoặc bổ sung thêm bất kỳ hạng mục máy móc nào. * Sai lệch so với các điều kiện hoạt động đã mô tả. * Thay đổi quyền sở hữu của người được bảo hiểm. f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính (CAR - Computer All Risks). CAR bảo hiểm mọi thiệt hại vật chất, các chi phí bổ sung để duy trì hoạt động của máy tính cho các hệ thống máy tính lớn và lưu trữ liên quan, đơn này được tái tục hàng năm. Người được bảo hiểm trong đơn này là người chủ sở hữu, nhưng đôi khi lại là công ty thuê thiết bị. Số tiền bảo hiểm và cơ sở bồi thường trong loại đơn này ta chia ra làm hai loại thiệt hại: - Phần thiệt hại vật chất (Phần cứng của máy tính): Số tiền thiệt hại là giá trị thay thế mới của thiết bị máy tính, bao gồm cả cước phí và thuế. Tuy nhiên, phần bồi thường tối đa trong phần thiệt hại vật chất này là giá trị thực tế. Phần tổn thất dữ liệu và phương tiện lưu trữ: giá trị bảo hiểm là giá trị thay thế mới của phương tiện lưu trữ dữ liệu cộng chi phí phục hồi dữ liệu. - Phần chi phí bổ sung: Các chi phí bổ sung ước tính hàng năm để duy trì việc xử lý dữ liệu trên thiết bị thay thế trong thời gian 12 tháng trong trường hợp xảy ra gián đoạn hoạt động có thể được bồi thường. Phạm vi bảo hiểm: đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy tính và thiết bị điện tử bao gồm: * Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là lắp đặt sai, dơ lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập. * Trộm cắp. * Cháy, sét đánh và nổ dưới mọi hình thức. * Cháy xém và cháy thành than, khói, bồ hóng. * Đoản mạch, quá điện áp, hiện tượng cảm ứng. * Sai sót trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu. * Vận hành sai, hoạt động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * Thiên tai. * Nước, ẩm ướt, ăn mòn phát sinh từ nước và ẩm ướt. Các điểm loại trừ chính: Có thể áp dụng cho tất cả các phần. Các rủi ro chiến tranh, chính trị và hạt nhân. * Hành động cố ý, nhầm lẫn hoặc bất cẩn hiển nhiên của người được bảo hiểm. áp dụng cho phần thiệt hại vật chất. * Tổn thất hoặc hư hại mà người được bảo hiểm hoặc người bảo dưỡng bảo hành phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng. * Tổn thất sau khi đã có tổn thất xảy ra mà chưa được sửa chữa, tu bổ. * Tổn thất hoặc hư hại đối với hạng mục dễ thay đổi, các khuyết tật thẩm mỹ, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị do ít sử dụng và do điều kiện không khí thông thường. * Các hoạt động địa chấn như là động đất, núi lửa phun, sóng thần. * Tổn thất có tính chất hậu quả. áp dụng cho phần các thiệt hại dữ liệu và phương tiện lưu trữ. * Hao mòn thông thường của phương tiện lưu trữ. * Lập trình, đục lỗ, nhập vào hoặc in sai. áp dụng cho phần các chi phí bổ sung. * Các chi phí ngăn chặn tổn thất trừ khi các chi phí đó là hậu quả của việc thực hiện có sự thoả thuận của người bảo hiểm. * Các tổn thất có tính chất hậu quả như mất thị trường hoặc lãi. g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp (LVEE- Low Voltage Electronic Equipment). Đó là đơn bảo hiểm mọi rủi ro về thiệt hại vật chất cho các thiết bị điện tử, điện áp thấp, thí dụ như: thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ, thiết bị điều khiển quá trình công ._. xúc với các công ty bảo hiểm gốc khi các hợp đồng tái bảo hiểm sắp sửa kết thúc để thảo luận, trao đổi với các công ty về việc thực hiện hợp đồng, sửa đổi bổ sung các điều kiện, điều khoản của hợp đồng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường và các yếu tố liên quan nhằm đảm bảo lợi ích giữa hai bên. Thu xếp các hợp đồng nhanh chóng đặc biệt là các hợp đồng nhận tạm thời để khách hàng chủ động trong khai thác dịch vụ, khi nhận được bản chào tái phải lập tức xem xét kỹ và nhanh để ra quyết định. Giải quyết bồi thường nhanh gọn, cố gắng tối đa trong việc phối hợp, giúp đỡ các công ty bảo hiểm gốc giải quyết khiếu nại lớn, phức tạp. Tăng cường công tác tư vấn, giúp đỡ các công ty bảo hiểm gốc trong khai thác dịch vụ. Sự trung thành của khách hàng dựa trên việc xây dựng mối quan hệ tích cực và thường xuyên giữa công ty và khách hàng. Mối quan hệ giữa Vinare và các công ty bảo hiểm gốc không chỉ hạn chế ở mối quan hệ gọi phí và thanh toán bồi thường. Bên cạnh đó Vinare cần tăng cường vai trò của công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp: giúp đỡ, tư vấn cho các công ty bảo hiểm gốc các vấn đề có liên quan đặc biệt là việc khai thác dịch vụ. Kết Luận Tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển của lịch sử và đang góp phần đáng kể trong sự sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực thì hoạt động này vẫn còn bộc lộ những vấn đề cần được khắc phục cả về phía nhà nước lẫn phía công ty bảo hiểm. Trong cơ chế mới, thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ làm cho thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên sôi động. Các công ty này cũng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Công ty Tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mặc dù mới hoạt động được 8 năm nhưng với tất cả những gì mà Vinare đã làm được trong thời gian qua chúng ta có thể khẳng định Vinare luôn là cầu nối đáng tin cậy của các công ty bảo hỉêm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Vinare cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện mình, trở thành công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp có uy tín không những ở Việt Nam mà còn có uy tín trên thị trường quốc tế. Trên đây là một số nội dung về nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare, từ đó em đưa ra một số kiến nghị chủ quan của mình. Song do điều kiện có hạn nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong muốn được thầy cô, các anh chị phòng kỹ thuật - dầu khí và các bạn góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh- PGS.TS Hoàng Văn Châu- TS Vũ Sĩ Tuấn- TS Nguyễn Như Tiến. Reinsurance in Practice- 1991. Tác giả Robert Hiln. Introduction to Reinsurance - 1990 - Tác giả Dr. Christoph Pferffer. Nguyên tắc và thực hành bảo hiểm- David Bland- NXB Tài Chính-1998. Luật kinh doanh bảo hiểm - NXB Chính trị Quốc gia - 2000. Nghị định của Chính phủ 100-CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 về phê duyệt “ chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003-2010”. Thông tư số 78/Thị trường/Bộ Tài Chính ngày 09/06/1998. quy định về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Tạp chí Thông tin thị trường bảo hiểm-tái bảo hiểm : số 1/2002; số 2/2002; số 1/2003; số 2/2003. Tạp chí bảo hiểm-tái bảo hiểm Việt Nam: số 4 tháng 11/2003 Tạp chí Annual Report 2002-2003- VietNam National Reinsurance Company. Các đơn bảo hiểm kỹ thuật- Swiss Re. Hợp đồng tái bảo hiểm của Vinare. Hợp đồng tái bảo hiểm của Munich Re. Hợp đồng tái bảo hiểm của Swiss Re. Phụ lục Phụ lục 1: BảN THỏA THUậN về Tái bảo hiểm kỹ thuật năm 2003 giữa CôNG TY TáI BảO HIểM QUốC GIA VIệT NAM (VINARE) và TổNG CôNG TY BảO HIểM VIệT NAM (BảOVIệT) Thực hiện thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 08 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật kinh doanh bảo hiểm, trên cơ sở trao đổi và thống nhất giữa BảOVIệT và VINARE, hai bên đồng ý thỏa thuận về vấn đề tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật của BảOVIệT cho VINARE như sau : 1. Thời hạn chuyển nhượng tái bảo hiểm: 1.1. Việc tái bảo hiểm bắt đầu thực hiện từ khi rủi ro phát sinh hay tái tục vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2003. 1.2. Thông báo về tổn thất : Mọi khiếu nại và mọi khoản thanh toán về bồi thường phát sinh vào và sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 đều phải được thông báo bằng văn bản. 1.3. Thanh toán : Theo quý, bắt đầu từ Quý 1 năm 2003. 2. Loại hình bảo hiểm phải tái bảo hiểm 2.1. Các loại hình phải tái bảo hiểm : (a) Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu (CAR) (b) Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) (c) Bảo hiểm hư hỏng máy móc (MB), bao gồm cả nồi hơi (BPV) (d) Bảo hiểm thiết bị điện tử (EE) (e) Bảo hiểm kho lạnh (DOS) (f) Bảo hiểm mất thu nhập do hư hỏng máy móc (MLoP) (g) Bảo hiểm mất thu nhập dự kiến (ALOP) (h) Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng của chủ thầu (CPM) (i) Bảo hiểm cho các công trình dân dụng đã hoàn thành (CECR) (j) Các loại hình khác, nếu có nhu cầu và được VINARE chấp thuận. 2.2. Tất cả các loại hình bảo hiểm nói trên, dù là đơn bảo hiểm 100% hay đơn đồng bảo hiểm đều thuộc diện tái bảo hiểm cho VINARE. 3. Phạm vi chuyển nhượng Tái Bảo Hiểm 3.1. Phạm vi lãnh thổ : Mọi đơn bảo hiểm được cấp cho các tài sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam và các tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân hay tổ chức Việt Nam ở bất kỳ nơi nào, nếu các tài sản đó là một phần của tài sản chính được bảo hiểm. Các đơn bảo hiểm được cấp cho các tài sản nằm trên lãnh thổ Lào, Campuchia có tổng giá trị được bảo hiểm không vượt quá 4,000,000 USD (100%). Trường hợp tài sản được bảo hiểm nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, và các đơn bảo hiểm được cấp cho các tài sản nằm trên lãnh thổ Lào, Campuchia có tổng giá trị được bảo hiểm vượt quá 4,000,000 USD nói trên, có thể được chấp nhận nếu có sự đồng ý trước bằng văn bản của VINARE. 3.2. Các rủi ro loại trừ : Mọi loại hình bảo hiểm không được đề cập ở mục 2.1. của bản thoả thuận này, ví dụ: Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp Các rủi ro liên quan tới công nghệ năng lượng ngoài khơi Các rủi ro về vệ tinh và liên quan đến vệ tinh như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa dùng để phóng tàu vũ trụ và các bộ phận chính rơi xuống từ đó kể từ khi bắt đầu vận chuyển tới địa điểm phóng; tại địa điểm phóng Các điều khoản liên quan đến tiền phạt (thí dụ: giao sai hoặc giao chậm hàng hoá được bảo hiểm), các loại bảo hành chất lượng hoặc sản phẩm; Các rủi ro về ô nhiễm/nhiễm bẩn theo điều khoản NMA 1685 đính kèm Các loại hình bảo hiểm trách nhiệm của người chủ lao động/bồi thường cho người lao động; Các công trình hầm mỏ/đường hầm ngầm thuần tuý (loại trừ công trình loại khác có bao gồm đường hầm ngầm) Bảo hiểm các đường dây truyền tải và phân phối điện, thông tin liên lạc, vô tuyến viễn thông trong quá trình vận hành; Các tổn thất/khiếu nại liên quan đến chất Amiăng theo Điều khoản LSW 903 đính kèm; Các loại trừ khác: tuân theo các điểm loại trừ quy định trong đơn bảo hiểm gốc; 3.3. Các hợp đồng loại trừ : Các hợp đồng tái bảo hiểm do BảOVIệT nhận dưới hình thức: (a) Hợp đồng tái bảo hiểm mù, hợp đồng môi giới, hợp đồng của các công ty bảo hiểm nội bộ; Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời; Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. 4. Mức chuyển nhượng : 4.1. 20% của 100% giá trị bảo hiểm theo dạng hợp đồng số thành với các dịch vụ/đơn bảo hiểm và do BảOVIệT khai thác hoặc đồng bảo hiểm. Căn cứ vào bảng tỷ lệ giữ lại của từng loại rủi ro/công trình cụ thể đính kèm (Table of Retention), giá trị bảo hiểm cao nhất không vượt quá: - 40.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu (CAR) và mọi rủi ro lắp đặt (EAR). - 25.000.000 USD hay đồng Việt nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm hư hỏng máy móc (MB) và nồi hơi (BPV). - 25.000.000 USD hay đồng Việt nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI), bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng của chủ thầu (CPM). - 7.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm kho lạnh (DOS). - 11.000.000 USD hay đồng Việt nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm mất thu nhập do hư hỏng máy móc (MLoP), - 7.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm mất thu nhập dự kiến (ALOP). - 7.000.000 USD hay đồng Việt Nam tương đương đối với loại hình bảo hiểm cho các công trình dân dụng đã hoàn thành Chú ý: Khi loại hình bảo hiểm ALOP được bảo hiểm cùng với loại hình bảo hiểm CAR/EAR trong cùng một đơn bảo hiểm thì tỷ lệ tái bảo hiểm áp dụng cho loại hình bảo hiểm ALOP sẽ tuân theo tỷ lệ tái bảo hiểm của loại hình bảo hiểm CAR/EAR đã được thu xếp vào hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác bằng văn bản giữa BảOVIệT và VINARE. Riêng đối với loại hình bảo hiểm MLoP có giá trị bảo hiểm tính theo tỷ lệ tái bảo hiểm cho VinaRe vượt quá 1.400.000 USD, BảOVIệT sẽ thông báo và trao đổi bằng văn bản với VINARE trước khi cấp đơn bảo hiểm. - Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba (TPL): Đơn bảo hiểm CAR/EAR có thể bao gồm cả phần “Trách nhiệm đối với bên thứ ba” bổ sung thêm vào phần “Thiệt hại vật chất”. Trong trường hợp này, tỷ lệ tái bảo hiểm áp dụng cho phần bảo hiểm trách nhiệm sẽ tuân theo tỷ lệ tái bảo hiểm của phần bảo hiểm thiệt hại vật chất. Hạn mức trách nhiệm đối với bên thứ ba của đơn bảo hiểm được giới hạn không vượt quá 2.000.000 USD (100%) nếu giá trị bảo hiểm của phần thiệt hại vật chất từ 2.000.000 trở xuống không vượt quá 50% giá trị bảo hiểm của phần thiệt hại vật chất và không vượt quá 5.000.000 USD (100%) trên mỗi đơn bảo hiểm nếu giá trị bảo hiểm phần vật chất lớn hơn 2.000.000 USD. Các đơn bảo hiểm CAR/EAR có phần bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trên đây có thể được chấp nhận nếu có sự đồng ý trước bằng văn bản của VINARE. 4.2. Trong trường hợp đồng bảo hiểm giữa hai hay nhiều công ty, các hạn mức trách nhiệm (giá trị bảo hiểm) quy định tại mục 4.1 nêu trên sẽ giảm 50%. Điều khoản này áp dụng đối với tất cả hạn mức trách nhiệm (giá trị bảo hiểm) cho các rủi ro liên quan được nêu trong bảng "Table of Retention" đính kèm. 4.3. Đối với các đơn bảo hiểm BảOVIệT không đưa vào hợp đồng tái bảo hiểm cố định mà thu xếp tái bảo hiểm tạm thời, kể cả hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời thu xếp cho phần giá trị bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm nêu ở điểm 4.1. nêu trên, BảOVIệT sẽ thông báo ngay cho VINARE (chậm nhất là 07 ngày) trước khi cấp đơn bảo hiểm. Trường hợp nếu vì một lý do nào đó BảOVIệT không thực hiện được yêu cầu về thời gian này, để đảm bảo cho việc thu xếp tái bảo hiểm kịp thời cho nghiệp vụ của mình, BảOVIệT sẽ trao đổi trước với VINARE bằng cách nhanh nhất (telephone, fax, e-mail v.v...) Chú ý: Tỷ lệ 20% là tỷ lệ cố định và không thay đổi trong suốt thời hạn của đơn bảo hiểm cho dù có thay đổi về giá trị bảo hiểm. 5. Điều khoản bảo hiểm: Theo như điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm gốc (đơn bảo hiểm của Munich Re, Swiss Re hay tương tự). Trường hợp đơn bảo hiểm được cấp ra khác với mẫu đơn của Munich Re, Swiss Re, BảOVIệT sẽ thông báo cho VINA RE biết và vẫn áp dụng tỷ lệ tái bảo hiểm nêu ở điểm điều 4.1. nói trên. Đối với rủi ro đóng cọc trong bảo hiểm xây dựng có thể được chấp nhận nếu có sự đồng ý trước bằng văn bản của VINARE. 6. Phí bảo hiểm : Theo như phí của đơn bảo hiểm gốc (100%) (không bao gồm thuế VAT) 7. hoa hồng Tái Bảo Hiểm : Hoa hồng tái bảo hiểm là 26% bao gồm cả môi giới phí và môi giới phí không lớn hơn 15%. Trong trường hợp môi giới phí lớn hơn 15% thì hai bên thoả thuận một mức hoa hồng cụ thể cho từng trường hợp đảm bảo lợi ích của hai công ty. Hoa hồng theo lãi: 18% tính theo năm tài chính trong đó: Dự trữ phí tái bảo hiểm: 40% Dự trữ bồi thường: 100% Chi phí quản lý của công ty nhận TBH: 3.5% Chuyển trừ lỗ đến hết 8. Thông báo tổn thất 8.1 Các tổn thất lớn từ US$ 50.000 hay đồng Việt Nam tương đương trở lên (100%), BảOVIệT sẽ thông báo cho VINARE sau khi nhận được thông báo tổn thất của Người được bảo hiểm trong vòng 14 ngày. 8.2 Các tổn thất dưới US$ 50.000 hay đồng Việt Nam tương đương được thông báo theo quý (bao gồm cả các tổn thất nêu ở mục 8.1 trên). 9. Cung cấp thông tin : BảOVIệT sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho VINARE có được đầy đủ mọi thông tin liên quan đến việc thanh toán phí tái bảo hiểm và bồi thường (nếu cần thiết) đối với VINARE. 10. Thanh toán : 10.1. Hàng quý, BảOVIệT sẽ gửi cho VINARE bản thanh toán quý theo mẫu đính kèm trong vòng 45 ngày kể từ ngày bắt đầu của quý kế tiếp. 10.2. VINARE sẽ xác nhận bản thanh toán quý trong thời gian sớm nhất, không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thanh toán nói trên của BảOVIệT. 10.3. BảOVIệT sẽ thanh toán cho VINARE số tiền phí tái bảo hiểm trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được xác nhận của VINARE. Số phí tái bảo hiểm phải thanh toán hàng quý bằng tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định nhân với tổng số phí gốc thực thu (là phí bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản hoàn phí) và trừ hoa hồng tái bảo hiểm như đã nêu trong mục 7 và các khoản bồi thường thuộc trách nhiệm của VINARE (nếu có). Đối với trường hợp đồng bảo hiểm, số phí tái bảo hiểm xác định ở đây sẽ tương ứng với tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc tính trên phần trách nhiệm của BảOVIệT trong đơn bảo hiểm gốc. 10.4. Đối với khoản bồi thường trả ngay (Cash Loss) tương ứng với phần trách nhiệm của VINARE từ USD 100,000 trở lên, VINARE sẽ thanh toán cho BảOVIệT trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của BảOVIệT. 10.5. Loại tiền thanh toán : Bằng VND và/hoặc USD (phí và bồi thường) - Đối với các đơn bảo hiểm được cấp bằng đồng Việt Nam, phí tái bảo hiểm và bồi thường (nếu có) sẽ được thanh toán bằng đồng Việt Nam; - Đối với các đơn bảo hiểm được cấp bằng Đôla Mỹ và/hoặc các ngoại tệ khác, phí tái bảo hiểm và bồi thường (nếu có) sẽ được thanh toán bằng Đôla Mỹ hoặc Đôla Mỹ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước về chính sách quản lý ngoại hối. Riêng đối với việc tính toán hoa hồng theo lãi (Profit Commision) của từng năm tài chính, bảng thanh toán hoa hồng theo lãi sẽ được thể hiện bằng đồng Việt Nam và Đôla Mỹ. Khi tính kết quả chung cuối cùng, Đôla Mỹ sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố vào ngày 31 tháng 12 của năm tài chính đó. 10.6. Trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng thời hạn thanh toán nêu trên, thì bên đó phải chịu một khoản tiền phạt về thời gian chậm trễ bằng lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với tiền gửi không kỳ hạn. 11. Các điều kiện khác : Điều khoản về "Clarification Agreement" như đính kèm. Điều khoản sửa đổi bổ sung loại trừ rủi ro chiến tranh và khủng bố NMA2919 như đính kèm Các điều kiện, điều khoản khác tuân theo thông lệ thị trường bảo hiểm quốc tế. Bản thỏa thuận này được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau. Hà Nội, ngày . . . tháng ..... năm 2003 Hà Nội, ngày . . . tháng ....năm 2003 C.ty Tái bảo hiểm Q.g. Việt Nam Tổng c.ty Bảo hiểm ViệtNam Phụ lục 2: Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật. Schedule No. 1/2002 to the Retrocession Agreement For the Engineering Insurance between Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam Vietnam National Reinsurance Company (VINARE) in Hanoi (Hereafter called the "Company") of the one part and Swiss Reinsurance Company (Malaysia Branch) in Kuala Lumpur (Hereafter called the "Reinsurer") of the other part 1. Object and Scope of the Agreement (Article 1) Classes of insurance: Machinery (M) incl. Boiler pressure Vessel (BPV) Electronic Equipment (EE) Loss of Profit following Machinery Breakdown (MLOP) Deterioration of Stock in Cold Storage (DOS) Erection All Risks (EAR) Contractors' All Risks (CAR) Contractors' Plant and Machinery (CPM) Advanced Loss of Profit (ALOP) Civil Engineering Completed Risks (CECR) Geographical area: Risks situated in Vietnam Risks situated in Laos and Cambodia up to US$5,000,000 , higher amounts subject to prior referal. 2. Additional Exclusions (Article 1) All classes of business not explicitly mentioned as being covered under this Agreement, e.g. Industrial All Risks Offshore Technology Risks Space Risks and Space-Related Risks such as sattelites, spacecraft, launch vehicles and major components thereof from the beginning of transit to launch site; launch sites Penalty clauses (i.e. faulty or belated delivery of the insured objects) and guarantees of performance or production Pollution / contamination Employers' Liability / Workmen's compensation Transmission and Distribution Lines Clarification Agreement as attached War and terrorism Exclusion Endorsement NMA2919 as attached 3. Retention (Article 3) The Gross retention is fixed according to the annexed table of limits and amounts to the following maximum (factor 100%) sum insured: US$ 3,500,000 for EAR, CAR (Material Damage) US$ 2,000,000 for M, BPV , EE, CPM US$ 1,000,000 for DOS, CECR US$ 800,000 for MLoP, ALoP 4. Reinsurer's Share (Article 4) Type of cession: First surplus of: 9 lines for EAR , CAR (Material Damage), 8 lines for M, BPV, EE, CPM 3 lines for DOS 9 lines for MLoP, ALoP One line corresponds to 100% of the gross retention as defined above. Amount of cession: First surplus up to: US$ 31,500,000 for EAR, CAR (Material Damage) US$ 16,000,000 for M, BPV, EE, CPM US$ 3,000,000 for DOS/CECR US$ 7,200,000 for MLoP, ALoP The cession limit shall apply on a sum insured basis. Reinsurer's share of cession: - First surplus: 15.0% i.e. maximum liability (sum insured) is up to: US$ 4,725,000 for EAR, CAR (Material Damage) US$ 2,400,000 for M, BPV, EE, CPM US$ 450,000 for DOS/CECR US$ 1,080,000 for MLoP, ALoP Third Party Liability (TPL) : EAR/CAR insurance policies may include a Third Party Liability Section in addition to the Material Damage Section. In this case, the same percentage part of the Liability Section as of the Material Damage Section shall be automatically ceded. The cession of the Liability section shall, except for risks with a Material Damage section of up to US$ 2,000,000 sum insured, not exceed 50% of the Material Damage section and is limited amount wise to a sum insured (i.e. limit of indemnity any one event) of US$ 5,000,000 per policy. Amounts exceeding these limits may only be ceded after prior consultation with the Reinsurer. 5. Reinsurance Commission (Article 5) Commission : 37.5% Profit commission: 27.5% Unearned premiums: 40% Loss reserves: 100% Reinsurer's management expenses: 5% Carry-forward of losses: Until extinction 6. Bordereaux (Article 6) Risk ceded: Quarterly bordereaux within four weeks after the close of the quarter, broken down according to classes of insurance. Losses incurred: Quarterly bordereaux within four weeks after the close of the quarter, broken down according to classes of insurance. Claim advice: Immediate claims advice if the loss is larger than US$ 50,000 for 100% of the treaty. Loss reserves: Yearly per 31.12 within three months, broken down according to classes of insurance and to years of occurrence. 7. Claims (Article 7) Cash loss limit: US$ 50,000 for 100% of the shares of all reinsurers participating in this Reinsurance Agreement. 8. Claims Assistance (Article 9) Claims assistance if the claim is larger than US$ 100,000 for 100% loss or US$ 50,000 for 100% of the shares of all reinsurers participating in this Reinsurance Agreement. 9. Accounts (Article 10) Broken down according to: classes of insurance Accounting period : Quarterly Period allowed for rendering of accounts: 12 weeks Accounting currency: Original Settlement currency: US$ Reference currency: US$ Period for confirmation of accounts: 4 weeks Period for settlement of balances: Company: with rendering of accounts Reinsurer: with confirmation Latest due date: 12 weeks 10. Arbitration (Article 13) See contract wording 11. Commencement and Termination of the Agreement (Article 14) Date and time of treaty commencement: 1st January 1998 Date and time of schedule commencement: 1st January 2002 Date and time of termination: 31.12. any year Period of notice: 3 months 12. Portfolio (Article 15) Commencement of the Agreement: Premiums: No entry Losses: No entry Termination of the Agreement: Premiums: Natural expiry/next policy renewal Losses: Run off 13. Other conditions: Policy Conditions, Rating The Reinsurer shall place at the disposal of the Company its experience in the classes of insurance covered by this Agreement and the Reinsurer shall furnish the Company with the policy conditions and rating guidelines which will form the basis for the underwriting activities of the Company. Policy wordings similar to Munich Re standard can also be used but in case of major deviations or broker wordings prior approval should be obtained from the Reinsurer. The cession of risks with “market rates” (i.e. rates clearly below Munich Re Standard) is limited to the 20% compulsory share received by the Company. Cession of MLoP, ALoP In respect of MLoP the Company shall consult the Reinsurer prior to any cession exceeding US$ 1,000,000 to this Agreement. Risks with an IP of more than 12 months can be ceded prior to approval by the Reinsurer. The retention will be 50%. With regard to ALoP the Company shall obtain prior approval from the Reinsurer before any cession, which is not originating from compulsory shares, is made. MLoP/ALoP Claims In respect of MLoP/ALoP it is a condition precedent to any liability of the Reinsurer under this Agreement that the Company shall notify the Reinsurer of any such claim exceeding US$ 10,000 (for 100% of the treaty) by the fastest possible means (e.g. telex, telecopy) within 72 hours before gaining knowledge of the claim and shall furnish the Reinsurer with all essential information about the claims, particularly with regard to its estimated amount, probable cause and planned settlement. A further precedent to any liability of the Reinsurer under this Agreement is that the Company, before final settlement of any MLoP/ALoP claims exceeding US$ 10,000 (for 100% of the treaty), shall have submitted the relevant documents to the Reinsurer and shall have obtained its prior approval. Moreover, the Reinsurer may require in particular that the Company, after consultation with the Reinsurer, appoint a recognized firm of independent loss adjusters and that it be kept informed of the progress of the settlement and/or be given the opportunity to take part, as its own expense in the settlement of the claim by delegating a duly authorized representative. Transmission and Distribution Lines Cession are subject to prior approval by the Reinsurer. Executed and signed in Ha Noi in Kuala Lumpur in this ............ day of ............ 2002 in this ............ day of .............. 2002 WAR AND TERRORISM EXCLUSION ENDORSEMENT (Reinsurance) Notwithstanding any provision to the contrary within this reinsurance or any endorsement thereto it is agreed that this reinsurance excludes loss, damage, cost or expense of whatsoever nature directly or indirectly caused by, resulting from or in connection with any of the following regardless of any other cause or event contributing concurrently or in any other sequence to the loss: war, invasion, acts of foreign enemies, hostilities or warlike operations (whether war be declared or not), civil war, rebellion, revolution, insurrection, civil commotion assuming the proportions of or amounting to an uprising, military or usurped power; or: any act of terrorism. For the purpose of this endorsement an act of terrorism means an act, including but not limited to the use of force or violence and/or the threat thereof of any person or group(s) of persons, whether acting alone or on behalf of or in connection with any organisation(s) or government(s), committed for political, religious, ideological or similar purposes including the intention to influence any government and/or to put the public, or any section of the public, in fear. This endorsement also excludes loss, damage, cost or expense of whatsoever nature directly or indirectly caused by, resulting from or in connection with any action taken in controlling, preventing, suppressing or in any way relating to (1) and/or (2) above. If the Reinsures allege that by reason of this exclusion, any loss, damage, cost or expense is not covered by this reinsurance the burden of proving the contrary shall be upon the Reassured. In the event any portion of this endorsement is found to be invalid or unenforceable, the remainder shall remain in full force and effect. NMA2919 08/10/2001 CLARIFICATION AGREEMENT Property damage covered under this Agreement shall mean physical damage to the substance of property. Physical damage to the substance of property shall not include damage to data or software, in particular any detrimental change in data, software or computer programs that is caused by a deletion, a corruption or a deformation of the original structure. Consequently the following are excluded from this Agreement: Loss of or damage to data or software, in particular any detrimental change in data, software or computer programs that is caused by a deletion, a corruption or a deformation of the original structure, and any business interruption losses resulting from such loss or damage. Notwithstanding this exclusion, loss of or damage to data or software which is the direct consequence of insured physical damage to the substance of property shall be covered. Loss or damage resulting from an impairment in the function, availability, range of use or accessibility of data, software or computer programs, and any business interruption losses resulting from such loss or damage. Bảng 8: Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare (1995-2002) Đơn vị: USD Năm Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm Tổng Tỷ lệ tăng trưởng (%) Thủ tục phí tái bảo hiểm Tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng tái bảo hiểm Tỷ lệ bồi thường(%) Theo hợp đồng cố định Theo hợp đồng tạm thời Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1995 773325 68.76 351379 31.24 1124704 - 215158 19.13 129276 11.49 1996 1443499 65.21 770181 34.79 2213680 96.82 525082 23.72 633640 28.62 1997 1679640 67.01 826732 32.99 2506372 13.22 644519 25.72 376353 15.02 1998 1067072 50.89 1029636 49.11 2096708 -16.34 536180 25.57 623645 29.74 1999 1671561 88.76 211685 11.24 1883246 -10.18 523751 27.81 512656 27.22 2000 1851168 82.25 399386 17.75 2250554 19.50 614489 27.30 274567 12.20 2001 1789027 68.89 808002 31.11 2597029 15.40 709765 27.33 120813 4.65 2002 1730342 79.07 457914 20.93 2188256 -15.74 578426 26.43 23286 1.06 Tổng 12005634 71.21 4854915 28.79 16860549 - 4347370 25.78 2694236 15.98 (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept) Bảng 10: Tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare (1995-2002) Năm Tổng phí nhận tái bảo hiểm (USD) Phí tái bảo hiểm chuyển nhượng Tỷ trọng phí TBH chuyển nhượng (%) Tỷ lệ tăng trưởng phí TBH chuyển nhượng (%) Thủ tục phí tái bảo hiểm Tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng TBH (USD) Theo hợp đồng cố định Theo hợp đồng tạm thời Tổng (USD) Giá trị (USD) Tỷ trọng(%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 1995 1,124,704 520,700 62.97 306,220 37.03 826,920 73.52 - 250,625 30.31 11,856 1996 2,213,680 1,247,324 67.96 588,119 32.04 1,835,443 82.91 121.96 560,610 30.54 261,736 1997 2,506,372 1,228,926 61.27 776,776 38.73 2,005,702 80.02 9.28 616,041 30.71 506,741 1998 2,096,708 841,360 61.80 520,031 38.20 1,361,391 64.93 -32.12 408,880 30.03 205,123 1999 1,883,246 998,737 83.87 192,145 16.13 1,190,882 63.24 -12.52 373,307 31.35 217,893 2000 2,250,554 945,583 72.88 351,914 27.12 1,297,497 57.65 8.95 408,895 31.51 80,792 2001 2,597,029 874,563 52.78 782,295 47.22 1,656,858 63.80 27.70 509,925 30.78 110,325 2002 2,188,256 1,049,210 73.07 386,662 26.93 1,435,872 65.62 -13.34 473,503 32.98 120,638 Tổng 16,860,549 7,706,403 66.17 3,940,163 33.83 11,646,566 69.08 - 3,601,785 30.93 1,515,149 (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept) Bảng 13:Tình hình thu, chi nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare (1995-2002) Đơn vị:USD Năm Các khoản thu Tổng thu Các khoản chi Tổng chi Kết quả HĐ (Thu - Chi) Phí nhận TBH Hoa hồng hồng nhượng TBH Bồi thường NTBH Phí nhượng TBH Hoa hồng Nhận TBH Bồi thường nhận TBH 1995 1.124.704 250.625 11.856 1.387.185 826.920 215.158 129.276 1.171.354 215.831 1996 2.213.680 560.610 261.736 2.996.026 1.835.443 525.082 633.640 2.994.165 1.861 1997 2.506.372 616.041 506.741 3.629.154 2.005.702 644.519 376.353 3.026.574 602.580 1998 2.096.709 408.880 205.123 2.710.712 1.361.391 536.180 623.645 2.521.216 189.496 1999 1.883.246 373.307 217.893 2.474.446 1.190.882 523.751 512.656 2.227.289 247.157 2000 2.250.554 408.895 80.792 2.740.241 1.297.497 614.489 274.567 2.186.553 553.688 2001 2.597.029 509.925 110.325 3.217.279 1.656.858 709.765 120.813 2.487.436 729.843 2002 2.188.256 473.503 120.638 2.782.397 1.435.872 578.426 23.286 2.037.584 744.813 Tổng 16.860.549 3.601.785 1.515.149 2.197.483 11.646.566 4.347.370 2.694.236 18.688.172 3.289.311 (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33264.doc
Tài liệu liên quan